Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Về một Sài Gòn lạ quen..vô số chuyện ( Bài do tồng chế Mộc nêu ra ):


Người Sài Gòn.
Ở Sài Gòn, người ta có thể ăn mặc sành điệu, xài laptop đắc tiền, ngồi uống caffe máy lạnh, lạch cạch bàn phím để viết một cái ... đơn xin việc gởi đi xin vị trí nhân viên bán hàng nhưng không biết có được hay không. Đồng thời, cũng ở Sài Gòn người ta có thể mặc quần đùi, áo thun, đi dép lê lẹt đẹt, ngồi uống caffe ở lề đường, bàn tính chuyện ... xây cao ốc cho thuê vì dịch vụ nầy đang “cháy” phòng. Do vậy, ở Sài Gòn hình thức bên ngoài nhiều khi chẳng nói lên được điều chi, có khi còn phản ảnh ngược lại nữa đó.
Trong sinh hoạt ở Sài Gòn người ta vội vã đến mức đi uống ly caffe có giá 65.000 đồng với bạn bè mà quên đi buổi cơm tối có thể một quả trứng luột, đĩa rau giá trị chừng mươi ngàn. Trong số người ấy hổng chừng có một người mà Mẹ họ từng nói “ráng vài ngày nữa, mẹ bán xong đợt rau này rồi đưa con đóng tiền học”. Có khi họ lại quên cả những thứ, những lời dặn quan trọng hơn nữa.
Bên cạnh đó, một số người khác lại thích sự ồn ào, náo nhiệt của các quán bar đến mức chẳng màng đến cảnh cha mình đang lặng lẽ ngả lưng trên chiếc xe ôm ngồi chờ khách ở một ngã tư nào đó chẳng hạn. Quên và nhớ đang đánh đồng, đang lẫn lộn vào trí óc người Sài Gòn chăng. Có người sợ Sài Gòn, sợ đến xanh mật, trào đờm luôn vì, “ở dưới quê, nghèo thì đói, lên Sài Gòn mới biết, nghèo là nhục. Mà nhục thì nó không chết như đói, nó làm cho người ta bặm miệng, cúi gằm mặt xuống mà đi, có khi cả đời chẳng dám ngẩng đầu nhìn lên”. Ác thế!
Người ta nói dân sống ở Sài Gòn riết rồi thành vô cảm, dửng dưng với nỗi đau của đồng loại, nhưng nhìn lại, để vô cảm như người Sài Gòn, cũng là kết quả của những lúc niềm tin bị chà đạp dưới gót giày mưu sinh tàn nhẫn. Nhưng cũng chẳng phải vì vậy mà Sài Gòn không còn điều tốt. Người ta vẫn cứ yêu thương, cho đi mà chẳng mong nhận lại, chẳng mong hồi khứ.
Đôi lúc dân Sài Gòn trở nên khó hiểu như chính cái vùng đất nơi họ đang sinh sống. Vì có thể họ nói chuyện cùng nhau, nhưng chưa chắc đã hiểu nhau. Có thể đi cùng nhau, nhưng chưa chắc đã thích nhau. Có thể nắm tay nhau, nhưng chưa chắc đã thân nhau. Có thể hôn nhau, nhưng chưa chắc đã thương nhau. Thậm chí có thể họ ngủ cùng nhau nhưng chưa chắc đã yêu nhau. Và Sài Gòn lạc nhau là mất nhau liền liền. Kẻ ở người đi trong muôn lối vô tình là vậy. Nhưng nói vậy mà ... không phải vậy, đúng không Người Sài Gòn!
Bình Địa Mộc (sưu tầm)
  • 47 người thích điều này.
  • Bông Kúc Tím Người Sài gòn có một đặc tính rất tốt đó là họ chân thực không nhòm ngó thóc mách chuyện của người khác ... tuy là họ không mấy quan tâm đến ai nhưng nếu có sự việc gì xảy ra là họ sẵn sàng giúp đỡ không tính toán thiệt hơn nói về cái tính cần cù thì người dân SG cũng là những người rất cần cù lao động ...làm ra làm - chơi ra chơi ... mình rất khoái tính cách của người SG ...  
  • Soc Tùng Em thích bài viết...anh ui..
  • Kiều Huệ KH sinh ra và lớn lên ở SG ,luôn yêu SG,đi xa là nhớ,Bài viết có đúng có sai,khg thể dùng chung Người SG hay nguoi sống ở SG,
  • Thuhoai Pham Sai Gòn la the , mackeno
  • Đavit SoLo Tôi cũng từng sống ở Sg. Có thể nói thế này :DÙ NHANH HAY CHẬM, ĐƯỜNG TỐT HAY ĐƯỜNG XẤU NGƯỜI S.G LUÔN LÀM CHỦ TỐC ĐỘ CỦA MÌNH. TÍNH THÍCH NGHI ĐỜI SỐNG HƠI BỊ CAO SO VỚI CÁC VÙNG MIỀN TRONG CẢ NƯỚC. CÓ LẼ TỪ NHỮNG YẾU TỐ LS. MỘT VÙNG ĐẤT MỚI MÀ PHẦN ĐÔNG LÀ KẺ LƯU ĐÀY, ANH HÙNG HẢO HÁN, CHẢ COI MẤY THỨ VỚ VẨN ĐỜI THƯỜNG LÀ QUÁ TO BẠN Ạ!
  • Đavit SoLo
TIN MỚI
Hí hí, cái gì đến sẽ đến nhá. Bây giờ ứng cử hay đề cử vào cuốc hội phải đo tâm thần nhá. 5 năm. Mười kì họp mà đạị biểu tâm thần lì ở đó , thỉnh thoảng lại xì hơi hôi ra hội trường bảy ngàn tỉ thì chit, ô nhiễm cả Hà Nội!.
Đĩ này nói thật, Bây giờ mà đo luôn thì cũng thoáng ra khối chỗ. Chỗ ấy là chỗ nào thì ai cũng biết cả rồi. Đây nhé: thấy nợ không sợ, vẫn vạch dự án nghìn tỉ, đòi vay cũng phải làm, sân gôn trong sân bay là có lợi, nhà chùa hiến kế xây dựng qu...
Xem thêm
Út bảo: Tết dzìa quê nha chị, mình hỏi: dzìa quê để làm gì, Út bảo: dzìa chị làm lại CMND của chị nó hết hạn rầu.....
Thương Út mình quá.........em nó nhớ quê, nhớ nhà hem nói........ lại lái sang cái vụ CMND của mình.......em nó cũng hóng hớt chuyện thấy ớn lun.........
Em nó tuy dzậy nhưng rất hiểu chuyện.......đt mình mượn em nó bị hư, trả lại em nó & bảo: đt hư rồi.....tưởng em nó làm mình làm mẩy bắt mình đền......nhưng em nó vẫn tỉnh rụi cầm đt rồi đem cất ko nói 1 lời ...
Xem thêm
Dạo này thấy mấy trang chuyên ngành loãng quá 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ hơi phân vân là "tài sản" nào có giá trị hơn?

"Tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác"



Anh Đào
LĐO - Dẫn ý kiến cho rằng cán bộ lãnh đạo cao cấp là một loại “tài sản quốc gia” cần gìn giữ, nhưng nhà công vụ cũng là tài sản quốc gia, và với tình trạng chiếm dụng, tham nhũng nhà công vụ như hiện nay thì không thể để “Tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác - ĐBQH Lê Như Tiến mở đầu phiên thảo luận KTXH sáng nay 31.10.

Theo ông Lê Như Tiến, tổng quỹ nhà ở công vụ đến cuối tháng 9 lên tới 1.603 ngàn mét vuông (lấy số chẵn). Trong khi nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp sau khi nghỉ hưu đã trả lại nhà công vụ thì không ít cán bộ lãnh đạo tự cho mình quyền sử dụng vĩnh viễn, biến công vụ thành tư vụ.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã nói thẳng về tình trạng nhiều cán bộ sau nghỉ hưu đã giữ lại nhà, không chịu trả. Nhiều người khác cho con cháu mượn theo cơ chế “ở nhờ giữ hộ”. Nhiều người khác thậm chí cho thuê để hàng tháng lấy một khoản tiền lớn hơn tiền lương nhiều lần. Nhà công vụ, kể cả những ngôi nhà trong vùng lõi quốc gia, đang bị sử dụng bừa bãi. Nhiều căn biến thành chung cư gia đình.

Và theo ông Tiến, chính việc chiếm giữ nhà công vụ đang tạo sự bất bình đẳng thiếu công bằng ngay giữa cán bộ với nhau, giữa cán bộ và nhân dân.

Hàng trăm biệt thự công, hàng chục ngàn nhà công vụ nếu được thu hồi sẽ tạo ra một nguồn thu lớn cho ngân sách. “Việc kiên quết cắt giảm công trình chưa cần thiết phải song song với việc thu hồi lại nhà công vụ”- ông Tiến nói và đề nghị nên đưa vào luật hình sự một hình thức tham nhũng mới: Tham nhũng nhà công vụ.

Rất nhiều vụ tham nhũng vài chục triệu đồng đã được mang ra xét xử, tuy nhiên “Chưa xử ai tham nhũng nhà công vụ trị giá nhiều tỷ đồng”.

Dẫn ý kiến cho rằng cán bộ lãnh đạo cao cấp là một loại “tài sản quốc gia” cần gìn giữ, nhưng nhà công vụ cũng là tài sản quốc gia. Và với tình trạng chiếm dụng, tham nhũng nhà công vụ như hiện nay thì không thể để “Tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác”.

“Cần xây nhà công vụ cho giáo viên, bác sĩ, cho lực lượng vũ trang ở vùng sâu vùng xa - Vị ĐBQH nổi tiếng thẳng thắn nói, và ông cũng đề nghị tham nhũng nhà công vụ cũng phải được xử lý nghiêm để “Xóa hoài nghi trong dư luận là chúng ta chỉ tắm từ vai trở xuống”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ: thắng lợi của đảng Cộng hòa và triển vọng TPP


Huỳnh Hoa

 

 

 

 

Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman (giữa) làm việc tại Việt Nam trong khuôn khổ đàm phán TPP. Ảnh TL SGT
(TBKTSG Online) - Thắng lợi của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ tại Mỹ hôm 5-11 làm dấy lên niềm hy vọng cuộc đàm phán dai dẳng về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ sớm được kết thúc.
Cho đến nay, trở ngại chính trong việc tiến tới hiệp định TPP là bất đồng quan điểm giữa Mỹ và Nhật Bản – hai nền kinh tế lớn nhất trong 12 nước tham gia đàm phán - chung quanh quyền tiếp cận thị trường đối với các mặt hàng nông sản và xe hơi. Từ khi Nhật tham gia đàm phán năm 2013, hai nước đã có nhiều cuộc thảo luận song phương để thu hẹp cách biệt nhưng chưa có kết quả. Mỹ luôn thúc giục Nhật mở cửa thị trường cho nông sản nhập khẩu trong khi Tokyo kiên quyết giữ nguyên lãi suất cao cho một số nông sản nhập khẩu, chẳng hạn như thịt bò Mỹ. Nhật cũng chưa chịu gỡ bỏ những rào cản phi thuế đối với mặt hàng xe hơi nhập khẩu.
Ngoài ra, các nước đàm phán TPP chưa muốn nhượng bộ nhiều hơn các yêu cầu của Mỹ vì theo giới phân tích, “tư thế” đàm phán của chính phủ Mỹ cho đến nay vẫn chưa thực sự vững chắc, do chính quyền của Tổng thống Barack Obama chưa được Quốc hội Mỹ cấp cho “quyền đàm phán nhanh” (fast-track authority), còn gọi là “quyền xúc tiến thương mại” (TPA –trade promotion authority).
Có quyền này, chính phủ Mỹ mới được phép đàm phán chi tiết và ký kết các hiệp định tự do thương mại với các nước đối tác, khi Quốc hội Mỹ xem xét các hiệp định để phê chuẩn thì Quốc hội chỉ có quyền “gật” (for) hoặc “lắc” (against) mà không được sửa đổi các điều khoản đã ký kết với các đối tác.
Các nước đàm phán TPP, đặc biệt là Nhật, vẫn lo ngại rằng, những thỏa thuận song phương mà họ đạt được với chính quyền Mỹ hiện thời, khi không có TPA, có thể bị Quốc hội Mỹ bác bỏ sau này; và đó là lý do khiến các nước TPP chưa muốn đưa ra những nhượng bộ có tính quyết định. Và điều đó cũng có nghĩa là cuộc đàm phán TPP, kéo dài đã 4 năm nay, chưa thể kết thúc vào ngày 8-11-2014 như dự kiến.
*
Điều trái khoáy là thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 5-11 của đảng Cộng hòa tại Mỹ, dẫn tới việc đảng này lần đầu tiên trong 8 năm qua giành được quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội, có thể giúp Tổng thống Obama sớm có được quyền xúc tiến thương mại TPA, từ đó đẩy nhanh việc kết thúc đàm phán Hiệp định TPP – hòn đá tảng trong chính sách “tái cân bằng" của Mỹ hướng về châu Á-Thái Bình Dương.
Tại sao lại như vậy? Đảng Cộng hòa vẫn có truyền thống ủng hộ tự do hóa thương mại và có ý hướng muốn thông qua một đạo luật trao cho Tổng thống Obama quyền đàm phán nhanh các hiệp định TPP, TTIP  trong khi đảng Dân chủ vẫn thận trọng và lo ngại rằng tự do thương mại có thể gây phương hại cho thị trường việc làm ở trong nước.
Thượng nghị sĩ Harry Reid - đảng Dân chủ, hiện lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện và sắp phải bàn giao vị trí này cho Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, đảng Cộng hòa - từng tuyên bố hồi đầu năm nay rằng ông sẽ “treo” cuộc thảo luận về quyền đàm phán nhanh cho đến sau cuộc bầu cử giữa kỳ.
Các nghiệp đoàn và tổ chức bảo vệ môi trường ủng hộ đảng Dân chủ cũng luôn phản đối việc trao quyền đàm phán nhanh cho Tổng thống vì lo ngại rằng quan điểm của họ sẽ không được thể hiện trong các điều khoản của hiệp định.
Vẫn chưa rõ liệu một khi Tổng thống Obama được cấp quyền đàm phán nhanh thì Hiệp định TPP có thể kết thúc sớm hay không song giới phân tích hy vọng rằng, sự thay đổi mới trong cơ cấu quyền lực của Mỹ sẽ giúp cho TPP về đích trong năm tới, có thể Quốc hội Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ phê chuẩn hiệp định ngay trong mùa xuân năm 2015. “Nói chung, đảng Cộng hòa ủng hộ rộng rãi tự do thương mại, ủng hộ TPP và thắng lợi của họ làm gia tăng kỳ vọng rằng TPP sẽ được phê chuẩn trong năm nay hoặc đầu năm tới”, Niels Marquardt, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) nhận định.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

HÀI Cực Vui: Vợ Chồng Thằng Đậu Chơi Facebook - Hài Trấn Thành, Lý Hải, ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhân đọc bài NÀY của tồng chế Mộc tôi nảy ra ý nghĩ: TỪ NAY CHỈ VÀ CHỈ NÊN CHƠI MỘT HỆ NÀ VỪA!

KHU DU LỊCH ĐẠI NẠM ĐÓNG CỬA.

(ảnh: Mộc / Nhật Lệ du lịch Đại Nam)


Nghe nói ông Nguyễn Uy Dũng chủ sở hữu Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến rộng trên 700 ha, tổng mức đầu tư 6000 tỷ đồng ở tỉnh Bình Dương, là Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, là chủ đầu tư các khu công nghiệp Bình Dương gồm Sóng Thần I,II,III sắp đóng cửa khu du lịch Đại Nam. Được biết đây là một trong những nơi vui chơi giải trí lớn nhất nước Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan kể cả việt kiều nước ngoài. Nhất là trong các ngày nghỉ cuối tuần, dịp lễ tết.
Theo đó sẽ có khoản 1000 lao động thất nghiệp. Ngân sách tỉnh Bình Dương mất đi một nguồn thu đáng kể. Và hàng loạt các dịch vụ dân sinh như khách sạn nhà hàng, vận tải ... ăn theo bị đình đốn ngưng trệ, tạo nên một chuỗi hệ lụy xấu cho toàn xã hội. Bên cạnh đó khách thăm quan khu vực phía Nam bỗng dưng hụt hẫng, lúng túng. Nhân cơ hội nầy một số trang báo mạng, báo giấy tập trung chĩa ngòi bút về ông Dũng, về Đại Nam như một chiến dịch thông tin với nhiều ý đồ, mục đích khác nhau. Thậm chí một số người chỉ trích Đại Nam là một quần thể kiến trúc hổ lốn, hằm bà lằng đủ thứ, thờ phụng linh tinh, các bức phù điêu thơ ... dở như cứt!

Còn ở quốc hội thì ông Hoàng Hữu Phước - đoàn đại biểu tp Hồ Chí Minh viết blog “có nội dung công kích, vu khống, bôi nhọ và có chủ đích làm nhục” đại biểu Trương Trọng Nghĩa sau vụ đại biểu 
Đỗ Văn Đương phát ngôn về "Luật sư bào chữa cho người có tiền" dã bị giới luật sư cả nước kịch kiệt phản ứng, hàng loạt các bài báo, thông tin trên các trang mạng kể cả báo giấy đã vào cuộc phân tích đúng sai. Đến mức họ (những luật sư) tuyên bố "nếu ông Đương cứ tiếp tục khăng khăng giữ sai lầm của mình thì Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ phải có đơn khiếu nại chính thức". 

Các sự việc đáng tiếc nầy lại xảy ra tại tòa nhà quốc hội mới với quy mô lớn nhất từ khi thống nhất đất nước, có tính mỹ thuật, công nghệ hiện đại. Công trình này có cấu trúc hình vuông, phòng họp trung tâm hình tròn. Tòa nhà cao 39 mét với 5 tầng nổi và 3 tầng hầm, diện tích sàn 60.000 m2. Tổng mức đầu tư trên 7000 tỷ đồng. Suy ra mỗi một chỗ ngồi cho một ông nghị không phải là ít để các ông ngồi đấy nói chuyện tào lao, không đâu vào đâu hết. Thật đáng buồn! 

Một thông tin đắng lòng khác, đó là sắp tới đây Bộ giao thông vận tải sẽ bán đường cao tốc cho nước ngoài để rút ngắn thời gian thu phí, sau các rao bán nhà máy thủy điện, nợ xấu ở ngân hàng, bán siêu thị âm ỉ lâu nay. Suy cho cùng ai bán gì, mua gì trên lãnh thổ Việt Nam đều có một phần tài sản, tài nguyên của đất nước, công sức của nhân dân lao động bao nhiêu đời nay hi sinh xương máu để bảo toàn và gìn giữ. Bán siêu thị thì phải biết rằng siêu thị đó nằm trên mảnh đất nào, địa thế, địa lợi nó ra làm sao. Bởi, không thể xây một siêu thị trên vùng núi hoang vu rồi nói bán là bán được ngay. Nhưng khi bán lợi tức ấy ngân sách không được hưởng, nhà nước thất thu, nhân dân chịu thiệt cả mối sinh, môi trường, di dân, di dời cơ man gian khổ cả một quá trình hình thành và kinh doanh có hiệu quả lại đổ hết lên đầu địa phương sở tại, người dân trong vùng dự án gánh chịu. 

Trong một diễn biến khác thì "siêu dự án" sân bay Long Thành - Đồng Nai cũng sẽ được thực hiện trong nay mai, mặc dầu dư luận cũng đã hết hơi, hết sức tham gia phản biện. Nào là nguồn vốn đầu tư, an sinh xã hội, sức cạnh tranh với các sân bay khu vực ... nhưng tựu trung lại là do nước ta còn nghèo quá nên người dân đâm ra lo lắng, sợ hãi mọi thứ rủi ro, thất thoát như đã từng xảy ra đấy thôi chứ không phải là người dân không biết đúng hay sai đâu nhé. Duy nhất cái họ mù mờ đến ngơ ngác đó là số tiền đầu tư mấy ngàn tỷ đồng ấy thực chất ngấm vào dự án, đọng lại trên công trình nầy là bao nhiêu phần trăm, còn lại bao nhiêu phần trăm chảy vào túi các em ... chân dài ạ! 

Trên đây chỉ là sơ lược dòng chảy cuộc sống vốn không ngừng thay đổi, chuyển động để tồn tại theo đúng bản chất vật chất "không hề mất đi". Chỉ có chính quyền, thể chế, guồng máy của Đảng ta, của Nhà Nước ta là bất di bất dịch. Vẫn một tổ chức Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện (còn toàn tâm, toán ý thì cũng tùy nơi, tùy lúc) đứng đầu là Tổng bí thư, dưới trướng là hàng chục cơ quan tỉnh ủy, huyện ủy, cấp ủy xã, thôn, chi bộ. Kế đến là cơ quan chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng, dưới trướng là hàng chục các bộ, ban, ngành. Và đáng lưu ý là mỗi bộ có vài ba "phó bộ", thậm chí có bộ lên đến 8 vị, có bộ 4 vị "phó" nhưng không đủ ... đi họp. 

Về phía nhà nước thì có Chủ tịch nước, dưới trướng cũng tới cả nghìn người mang chức danh "chủ tịch" từ thôn, lên xã/phường đến huyện, tỉnh/thành. Rồi còn cơ quan quốc hội "xuân thu nhị kì" họp hội liên tù tì, đến Mặt Trận Tổ Quốc, các ban ngành đoàn thể khác gồm "nam phụ lão ấu" đủ cả. Riêng chi phí cho hộp định kì, đột xuất, đại hội thường niên, nhiệm kì đã làm nghèo đất nước mất rồi chưa kể chi lương hằng tháng mà trong đó cứ 10 người thì có 3 người ... ngồi đọc báo hoặc lướt web vu vơ. 

Ôi, nếu có một phép mầu kì dịu nào đó xóa hết cái guồng máy tổ chức cồng kềnh, lãng phí nầy đi, để lập ra một chế độ mới, thể chế mới gồm 1 trưởng, 1 phó. Đặc biệt cái gọi là "hệ thống chính trị" ấy chỉ còn 1 hệ thôi, còn chơi nguyên cả mấy hệ như hiện nay thì chẳng biết đến khi nào thì đất nước ta mới "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" theo tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu!


Nói đến dây tôi cảm thấy chạnh lòng cho những người phụ nữ đã Việt nam có bỏ cả chồng, cả con qua tận bên Li Băng ở đợ cho người ta, ki cóp từng đồng gởi về nhà nhằm ổn định cuộc sống, góp phần tăng bình quân GDP cho cả nước, tăng ngoại hối cho ngân hàng. Cũng đừng nói đâu xa ngay trong nước đây thôi, các mẹ, các chị cũng đã cam lòng rời xa gia đình, bỏ nhà cửa, ruộng nương để tập trung về các thành phố lớn ... bán hàng rong, mục đích xóa đói giảm nghèo. Và, biết đâu trong cái ghế quốc hội đang ngồi bốc phéc trên kia có một "cây đinh" của người lao động cắm vào đấy cho khỏi lung lay, cho các vị khỏi té khi bị chấp vấn. Trong cái li bia sủi bọt đổ ào ào xuống sàn nhà mỗi khi cụng nhau của các vị có giọt mồ hôi của họ chảy theo! 

Và, còn nhiều nữa sự hi sinh đóng góp thầm lặng của đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đang dần dần bị lãng quên. Hơn ai hết, các vị là những người có trình độ học vấn, có tư duy lí luận chính trị cao, có chuyên môn thẩm đạt nên chung tay, góp sức làm một việc gì đó có ích cho nhân dân chứ không phải ngồi viết blog đấu đá nhau bởi, đấy không phải là mục đích sống của người có lí tưởng. Trân trọng cảm ơn và kính chào!

Quảng Nam, 11.2014 
Bình Địa Mộc
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ bất tận

Nguyễn Đăng Thường 

Chan Dung Nguyen Dang Thuong - digital art by Hoang Ngoc BienVăn Việt: Nguyễn Đăng Thường từng phát biểu: “Bài thơ nào của tôi cũng vừa ý nhất mà cũng đáng vất sọt rác nhất. Như tôi đã nói đâu đó: Với tôi, thơ làm xong là xác chết, thơ đăng báo là xác ướp. Chúng đều là “tử thi”…”. Thế còn thơ in thành sách thì sao? Xin mời bạn đọc đọc một số trích đoạn rút từ tập Thơ bất tận của Nguyễn Đăng Thường 


tôi ngồi trong quá khứ
gõ phím viết nhựt kí
tuổi bảy mươi con khỉ
ghi lại những ngày dư

liếm vành môi nẻ nứt
như liếm lá gói xôi
môi hở răng không sứt
thôi im đi cha nội

hỉ mũi chùi khăn giấy
đưa tay lên gãi đầu
thằng nhờ và con cậy
ở đợ nay ở đâu

anh phích và chị tiệc
bố mẹ bán trừ nợ
bị ai mắng ai nhiếc
trả lại tôi tuổi thơ

thơ bỗng thoát ra ngoài
hiên cũ không mưa thu
thánh thoát rơi sân ngoại
bàn tay trẻ sờ vú

mẹ tôi trong giấc ngủ
ngàn thu trong sương mù
tôi bước theo chân gã
du đãng tới cuối ga

a pô li ơi xinh
khúc ca gã lụy tình
ba lan vẫn xác xơ
quê cha anh còn nhớ

con tàu đen lầm lủi
chở thời gian xuyên núi
thơ ai hay thơ tui
sao mà nghe bùi ngùi

trăm năm cô đơn hơn
sa tăng và thượng đế
con người quên giận hờn
nhắm mắt vào hôn mê

nhắm mắt tôi chỉ thấy
những hình thể di động
lướt nhẹ trên hàng cây
tợ những áng mây hồng

gặp nhau chuyến tàu đêm
đôi vai em ướt mềm
đêm xưa và mãi mãi
tay em vin nhành mai

sáng nay tay rờ cằm
đã nhám nhưng chưa đâm
ta thấy ta đang nằm
trong tiền kiếp thủ dâm

năm tháng xanh như hồn
ta thấy em ngồi khóc
ta tặng em nụ hôn
mặt trời rồi cũng mọc

năm tháng nhuốm hoàng hôn
đến rã rời thể xác
bí thơ nên chơi khôn
hai câu đầu bò lạc

8 giờ rưởi nắng lên
trên cành dẻ hè về
tôi mệt nên ngủ quên
ve sầu cũng đê mê

tôi viết tặng cho ai
mối tình câm biết nói
bốn câu vè lải nhải
nắng lên thì cứ gọi

gọi nắng nắng cằn rằn
gọi em em dọa xích
chó ra cho nó cắn
cuộc đời là bi kịch

cuộc đời là sân khấu
âm thanh cuồng nộ đầy
thằng ngốc độc hòa tấu
sếch pia là ta đây

cô ca sĩ thở than
về nước cất giọng khàn
ở đâu hát cũng được
cớ chi phải lỡ bước

ê xích tới đây chơi
cầm tay nhau sẽ nói
chửi mắng nhau đã đời
mãi rồi cũng thấy mỏi

miệng hoa sẽ nghe đói
nếu em muốn ăn liền
mì ta còn hai gói
nhựt thái ngon như tiên

hai hòn là hai gói
mì chay để xơi tái
bỏ vô miệng ngậm cái
trống mái hiền và vọi

ngứa tai nhưng khó gãi
độc giả khen mình đây
nhận hoa ta thoải mái
cắm vào chiếc lọ mây

dĩ vãng chưa xa vời
tìm thời gian đã mất
có dễ như là chơi
khăm ai hay chơi thật

tim thời gian còn đập
thoi thóp và thoi đưa
nắng mưa vẫn còn ngập
thương nhớ sao cho vừa

lối về mái nhà xưa
lá chết đã lấp đầy
tình xuân đã tan rữa
sao ta còn ngồi đây
…………………..


không là dân du mục
gia đình tôi kì cục
nên lắm chuyện lục đục
dù không quá đông đúc

bạn tôi có hai chàng
một đứa yêu nha trang
một đứa yêu cá vàng
tôi thì yêu đại bàng

chuyện tâm sự đã nhiều
tuy chưa được bao nhiêu
độc giả hẳn đã chán
tôi đánh liều cười khan

câu trên của vương tân
thơ năm chữ rất xịn
tôi đọc rất nhiều lần
khỏi uống vi ta min

vì đã nói quá nhiều
nên tân buồn quá lắm
sa mạc tiếng chàng kiêu
những lời than ngu xuẩn

tớ chả nói bao nhiu
nên vui chỉ xíu xíu
trang giấy vài tiếng kiu
những lời thơ xỉu xỉu

việt nam ơi khủng khiếp
anh quốc ơi khủng khiếp
thơ tôi ơi khủng khiếp
cơm xong sẽ viết tiếp

gọi nắng tóc em dài
đường xa áo em bay
gọi trời bị bộp tai
đường gần chân tôi chạy

gọi mưa từng giọt nhỏ
hứng mãi chả đầy lu
gọi đất được bánh bò
kiến đậu với ruồi bu

nhớ cô ca sĩ huế
hoa trắng áo tím cài
hoa đen quần ai hái
vậy là coi như huề

em ra đi mùa thu
mùa thu không còn nữa
tôi trở lại mùa đông
mùa đông vẫn cục cựa
…………………..


gõ mõ và tụng kinh
tôi có thử một lần
cầm con chim núng nính
tưới đám cỏ trong sân

xin cho tôi căn nhà
ngói đỏ có tường xanh
rêu non màu lá mạ
có chim ca trên cành

ai về qua xóm nhỏ
có thủy hồ long lanh
anh là khách lữ hành
cứ vào cổng bỏ ngỏ

tay cầm tay sẽ kể
chuyện bên tây bên tàu
chuyện bên ta để sau
khi chào nhau ra về

mây bay xa mây bay
ta gõ hoài gõ mãi
ngây ngất như kẻ say
men đắng với sơn mài

uống cạn mug cà phê
xoa bắp chưn vọp bẻ
đôi chân bước theo lề
đá lệ có mái che

tôi về qua xóm đạo
có khách sạn sân gôn
nó về chơi một dạo
giữa mùa nắng du côn

bấm đốt ngón tay gầy
đếm tháng ngày lưu vong
gãi mái tóc hương nồng
bắt được một con chấy

Phần nhận xét hiển thị trên trang