Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Về tính chất vụ việc, chuyện bắt nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm khác hẳn so với vụ bắt nguyên lãnh đạo Ngân hàng ACB trước đây.

Về tính chất vụ việc, chuyện bắt nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm khác hẳn so với vụ bắt nguyên lãnh đạo Ngân hàng ACB trước đây.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, việc bắt ông Hà Văn Thắm chỉ hoàn toàn liên quan đến một cá nhân, không giống như vụ bắt "bầu" Kiên trước đây có tính sai phạm hệ thống.
Do đó, vụ việc xảy ra với cá nhân ông Hà Văn Thắm không làm ảnh hưởng đến ngân hàng OceanBank cũng như hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam.
Vu ong Ha Van Tham va ��bau�" Kien khac nhau the nao?
 Ông Nguyễn Đức Kiên.
Trả lời báo chí bên lề hành lang Quốc hội sáng nay (27/10), ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng: Mới đây, cơ quan chức năng đã bắt giữ ông Hà Văn Thắm, tạm giam 4 tháng để điều tra những sai phạm của cá nhân ông Thắm. Tuy nhiên hiện tượng của ông Hà Văn Thắm với chuyện ông Nguyễn Đức Kiên của ngân hàng ACB rất khác nhau.
Về bản chất, đối với hiện tượng của ACB, thì hội đồng thành viên của ACB có nghị quyết làm việc này việc kia. Và cái nghị quyết ấy thì là do ông này ông kia tư vấn và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Nhưng trong vụ ông Hà Văn Thắm, theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước thì chúng ta thấy rằng đó là sai phạm cá nhân ông Hà Văn Thắm chứ không phải là sai phạm của hệ thống Ngân hàng Đại Dương. Chúng ta phải phân tích rõ ra như thế để thấy từng vụ việc có tính chất rất khác nhau.
Nhưng cả hai vụ việc đều khiến người gửi tiền lo lắng về những rủi ro hệ thống ngân hàng, thưa ông?
Chúng ta thấy rằng qua hoạt động của các cơ quan tố tụng thì thấy rằng nó không ảnh hưởng nhiều lắm đến thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ, tài chính toàn quốc.
Nếu chúng ta so sánh với thời điểm tháng 8/2013 và thời điểm tháng 10/2014 thì thấy rằng, các cơ quan bảo vệ pháp luật của chúng ta đã rút được kinh nghiệm trong việc thực thi pháp luật. Chúng ta đã kịp thời cung cấp thông tin cho xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng để nói rõ vụ việc. Vậy rõ ràng ở đây nó sẽ không có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính tiền tệ của chúng ta.
Nói chung về mặt pháp lý thì người dân cũng không phải lo lắng gì nhiều so với trước khi chúng ta tái cơ cấu. Chúng ta phải cam kết với người dân rằng qua tái cơ cấu thì việc gửi tiền của người dân được đảm bảo hơn, linh hoạt hơn…
Một điểm cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta đã có 2 năm thực hiện đề án 254 về tái cơ cấu ngân hàng, và chúng ta đã thấy 2 năm qua thì đã có 8 tổ chức tín dụng được tái cơ cấu trong đó có 4 tổ chức tín dụng đã mất tên.
Nhưng chúng ta cũng thấy rằng quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức ngân hàng mất tên đó không bị ảnh hưởng. Hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn bình thường, lãi suất cho vay vẫn trên đà giảm xuống, tương đương với năm 2006, 2007. Như vậy có thể thấy người gửi tiền hết sức yên tâm với chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ.
Từ vụ việc của nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank thì có thể thấy bức tranh tội phạm ngân hàng đang ngày càng phức tạp, không chỉ có nhân viên phạm tội mà cả các ông chủ lớn nhất. Theo ông thì đó có phải là vấn đề đáng báo động trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu ngân hàng không?
Không, chẳng có gì đáng báo động cả. Nó thể hiện một điều là hệ thống pháp luật của chúng ta đã phát hiện rất tốt những sai phạm. Chúng ta cũng nhận thấy rằng tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng không phải là một cá nhân làm được, mà nó phải có từ nhân viên cho đến phó phòng, trưởng phòng rồi đến trưởng ban… như vậy là phải có cả hệ thống, cả một đường dây. Lợi ích nhóm chính là ở chỗ này, nếu xử lý được thì không có vấn đề gì cả.
Sau hàng loạt những sai phạm của ngân hàng vừa qua thì có nhiều ý kiến cho rằng, vì suốt một thời gian dài chúng ta để ngân hàng phát triển quá bùng nổ nên đến giờ cứ ‘sờ’ đến ngân hàng nào thì ngân hàng đó sẽ có ‘vấn đề’. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Tôi khẳng định rằng không phải hàng loạt sai phạm, mà chỉ có một số vụ thôi. Chúng ta có hơn 100 tổ chức tín dụng, mà vừa qua chỉ xử lý ở vài tổ chức tín dụng thì không thể nói là hàng loạt được.
Nếu dùng từ hàng loạt sẽ dễ gây hoảng loạn trên thị trường, gây hoảng loạn xã hội, tác động xấu đến việc ổn định thị trường chúng khoán và thị trường tiền tệ.
Còn việc bùng nổ ngân hàng nên dẫn đến sai phạm cũng chưa chuẩn đâu. Từ năm 2007, 2008, thì chúng ta đã phát triển mạnh mẽ hệ thống ngân hàng rồi. Nó có mấy dạng bùng nổ, thứ nhất là ta bùng nổ về vốn. Ta nâng vốn lên. Cái thứ 2 là ta chuyển các tổ chức tín dụng nhân dân thành các ngân hàng thương mại. Thứ 3 là chúng ta cho thành lập mới các tổ chức tín dụng.
Cả 3 cái sự kiện đó lại không diễn ra vào thời điểm này. Sự bùng nổ ấy nó cách đây nhiều năm rồi.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam có Nô Ben văn học?

Kết quả hình ảnh cho Ảnh Vũ Trọng Phụng?


Có mấy vị đang leo lẻo trên đài “tàng hình”.Chuyên mục là “Nghĩ mở rộng và nói toang hoác”. Nhưng xem ra chủ đề vẫn mãi mãi là chủ đề. Người nói chả dám mở rộng biên độ toang hoác được bao nhiêu. Vẫn lanh quanh chuyện nọ xọ chuyện kia. Đổ lỗi cho nền kinh tế ốm nhách, nhà văn cũng như tất thảy mọi người tất tưởi lo cái ăn cái mặc. Cái sự “tiểu nhược” phổ tổng quát cho mọi chuyện trên trời, dưới đất..
 Rồi thì thiếu sự nghiêm túc, cố gắng, chuyên tâm trong sáng tác. Người ta dẫn ra các tấm gương, từ cụ K trong nước, ông Lép bên Nga “ngố” bản thảo hàng ngàn trang mà viết đi viết lại cả trăm lần.( Có phải cứ viết lắm là hay cả đâu? Mà các ông này nào có được giải Nô Ben bao giờ, ví mới chả von!).
Mấy ông mấy bà thày đời dẫn cả chuyện Vũ Trọng Phụng phải nằm sấp trên cái khăn bông để viết, không ngồi thẳng lên được vì chứng ho lao, thổ huyết..”Người viết bây giờ còn viết theo cảm tính, chưa đủ nội hàm, chưa có một cái phông văn hóa. Bản thảo mới chỉ mang tính khái niệm sơ lược chưa có tính nọ, tính kia.. “So với văn chương thế giới còn một trời một vực”. Cái nhà chị Đ chả giấu diếm nói huỵch toẹt luôn rằng thì “có một thằng tây sang ta học tiếng Việt. Nó bảo tầm của văn chương Việt còn ở mức thấp”.. Các vị ấy đi đến kết luận: Có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân quan trọng: “Cơm áo không đùa với khách thơ”! Khốn nạn, điều này ai chẳng biết? Người ta nói câu này từ thời cụ Tản Đà còn tất tả ngược xuôi vừa viết vừa kiếm sống rồi. Có phải đến bây giờ mới ngộ ra đâu?
Nhưng phải nói thật là thời ấy nhiều cuốn sách còn đáng đọc. Những người như cụ K, Ông NB, TV là những tay chơi thực thụ, văn hóa đầy mình. Nói và viết được đến mấy thứ tiếng, họ chịu học và chịu đọc vô cùng. Không như thói lười và ngại đọc của nhau như bây giờ. Thật là buồn cười khi có ban giám khảo văn chương lại không đọc hết tác phẩm dự giải mà chỉ chấm theo cái tên? Quan trọng hơn các cụ còn biết thế giới hồi ấy có bao nhiêu trào lưu tư tưởng? Có những triết lý, những triết gia, nhà tư tưởng nào? Hê Ghen, Sartre là ai? Kan hay KapKa, Ca Muy thực ra là người như thế nào? Có đúng đấy là mấy tay phản động không?
Đã là nói thẳng nói thật, sao không nói mẹ nó ra là thiếu và yếu một nền tảng tự do tư tưởng?
Nước mình mấy ngàn năm văn hiến thì cũng có mấy ngàn năm lệ thuộc. Ngay từ trong trứng mầm mống tư tưởng, tự do tư tưởng đã bị ngoại bang triệt nọc đi rồi. Đến khi làm chủ mình vẫn còn thói quen trông cậy vào người khác. Ngay cả đến sách vở, chữ viết nguồn cội cũng chả giữ được. Phải nói thật rằng người mình chả có tư tưởng mẹ gì! Toàn là vay mượn tư tưởng triết lý của người khác mang về làm cẩm nang của mình. Hết nho giáo, đạo giáo lại đến các thứ không tưởng viển vông. Người Việt cơ bản là nghĩ theo cảm tính, theo kinh nghiệm của nền văn minh trồng trọt. Lành hiền, cả tin và có phần nhút nhát.
Bảo nước nhỏ không có tư tưởng lớn, không có nền văn hóa lớn là rất chủ quan và sai lầm. Bằng chứng là chúa Giê Su và cụ Kac Mac từng là người Do Thái, con dân của một dân tộc không lấy gì làm lớn nhưng đã làm thế giới nghiêng ngửa hàng bao nhiêu năm? Nhưng đấy là một dân tộc thông minh, ý chí tự do hơn hẳn các dân tộc khác. Một quốc gia từng bị chà đi xát lại tan nát, tứ tán tám phương, bốn hướng nhưng có tư tưởng người ta vẫn cứ phục quốc, có được quốc gia riêng cho mình!
Có tư tưởng hay không cái quyết định lại ở tâm hồn, tính cách và số phận dân tộc. Không yêu quý, đề cao, kính trọng biết lựa chọn thì làm sao có được tư tưởng, nhất lại là tư tưởng tiến bộ khoa học, trách nào chả vướng bận cơn mê hoảng, lú lẫn?
Đã từng có những vị như Trần Đức Thảo nhà triết gia của nước Việt. Nhưng thử hỏi số phận ông ấy ra sao? Mấy người biết đến? Ảnh hưởng đến tinh thần dân tộc được đến đâu? Rồi còn bao vị khác, hoàn cảnh cũng không sáng sủa may mắn gì.
 Không hẳn là người Việt không có tư tưởng. Do nhận thức, do thói quen, do hoàn cảnh đã đành. Tự mình làm tổn thương đến mình, đó là lỗi không thể bỏ qua, xuê xoa được. Đã ít, lại không được tôn vinh, thậm chí làm khó vì sự đố kị, hoài nghi.. Đó là thiệt thòi lớn cho nhiều thế hệ.
Nguyên nhân quan trọng nhất chính là ở chỗ này. Không những kính tế, chính trị chậm tiến bộ, thậm chí thụt lùi, mà văn chương chưa thể mở mày mở mặt ra ngoài thế giới.
**
Đừng nghĩ có ăn có mặc đầy đủ mà viết văn hay. Từng có khối ông bà thủa hàn vi, thất nghiệp, đói cơm rách áo tác phẩm viết ra ngời ngợi, được công chúng ghi nhận. Nhưng lúc được cất nhắc lên làm quan văn nghệ rồi, nghề viết cũng tịt luôn. Suốt ngày bận bịu hội họp tiệc tùng. Tung hứng đâm chóng mày chóng mặt còn đâu thời gian để ngẫm nghĩ đau đáu tình người, tình đời phổ vào trang viết, lấy đâu ra văn hay? Chưa nói đến thói quen tự kiểm duyệt, dáo dác nhìn trước nhìn sau, phập phồng e ngại đủ thứ trên đời. Từ cái chau mày hay nhăn mặt còn phải cân nhắc, huống chi giấy trắng mực đen vv và vv.
Nói đến tầm văn chương ở mức trung bình đã khó. Nói Nô Ben văn học bây giờ thật viển vông!
Bao giờ chúng ta thành thực với nhau về tất cả mọi câu chuyện mới cũ, để có thể có ý kiến xác thực. Vẫn còn “cái này, cái nọ” ý tứ không dám nói thì đừng nên bàn.
Bao giờ nhà văn Việt đủ khí phách, đủ can đảm, đủ nội hàm tư tưởng, đủ tầm vóc văn hóa, lúc đó “đỉnh cao” sẽ được nhìn thấy.
Việc trước mắt của mỗi người hãy bắt đầu sửa soạn lại, thay đổi chính mình, Quyết liệt đến chừng nào để có được thành công ban đầu dù còn rất xa với Nô Ben văn học.
Đã đành tài năng là ngọn lửa thần Poromete, không phải ai muốn cũng có được. Không có tài mà làm văn chương thì đó là bi kịch.
Mình đồng ý với các vị ở điểm này.
Nhưng làm sao biết ai tài hay không tài? Tài năng đến từ đâu? Vẫn là câu hỏi từ vô thức chưa có định nghĩa rõ ràng, chưa có câu trả lời.
Văn chương không có tư tưởng, không mang tính triết lý nhân sinh, xa rời đời sống, mô phỏng giả mạo thì chỉ là cái bóng của xác chết, không có ý niệm gì.
Sao các anh các chị không nói toạc ra?









Phần nhận xét hiển thị trên trang

TỄU - BLOG: Tuấn Khanh: CHUYỆN SƯ SÃI ĐỜI NAY, NGHE MÀ PHÁT KH...

TỄU - BLOG: Tuấn Khanh: CHUYỆN SƯ SÃI ĐỜI NAY, NGHE MÀ PHÁT KH...: Tán gẫu đêm ma quỷ    Tuấn Khanh   Blog Tuấn Khanh Đêm Halloween, ngồi nói chuyện sư sãi đời nay, nghe mà phát khiếp không kém g... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không khốn khó không là đời!





Uống diệu thì phải cho say. Không thì đi đẽo mẹ cày còn hơn:))



Làm trai phải có tí xăm. Thêm phần hổ báo lộn gằm mới phê:))



Đéo mẹ cái kiếp gia cầm. Cạc cạc cho lắm lên mâm gọi hồn:))



Giời mưa bong bóng phập phồng. Sao em đem cả cái lồng ra ngâm:))



Tổ quốc cần đến tuổi tre. Bia Sài gòn cũng le te xí phần:))



Bốn cô đem bím ra ngâm. Đang mưa to bỗng âm thầm, tạnh luôn:))



Đóng bảo hiểm để an sinh. Ai mà không đóng hành linh chớ buồn:))



Ăn quả nhớ kẻ giồng cây. Xơi miếng thịt chó anh đây lại buồn!))



Lặn lội thân cò khi quãng vắng. Eo xèo mặt nước buổi đò không. ( thơ Trần Tí Xương hehe)



Đầu ti tênh hếch xem thật sướng. Thằng bé lom khom véo nõn nường:))



Chăn trâu vốn đã khổ rồi. Chăn lợn còn khổ gấp đôi...chăn bò:))



Các cụ nói cấm có sai. Cái to mỗi việc lai rai gằm gằm:))



Kìa anh phó nháy kia ơi. Cẩn thận không lại đánh rơi mất kìa))



Tình yêu mà vẽ Kiểu ..mang thai))



Thủy bộ chung một dòng sông. Thế là tất cả anh hùng hẳn lên:))



Ban đầu ta phải cân hơi. Xong xuôi thì mới à ơi...móc hàm:))



kinh là...kính.



Đái bậy rất kém văn minh. Nên vào trong ngõ rập rình đái chui:))



Đặt tên phải đúng thuần phong. Duy Lìn cái lý là ông muốn gì))













Ăn hải sản rất...



Béo phì là bệnh Kuốc gia. Gày còm là bệnh của nhà lắm con:))



Leo cành ổi, trèo cành na. Dáng em như gọi chim sa vào lồng:))



Bố thì chả đến nỗi hư. Mà thằng con lại khư khư độc quyền:))



Thuốc lào anh bắn một bi. Hai bi bộ hạ cười khì liên hoan:))

Nguồn: nhặt trên NET.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông nhà văn này nói gở, không nuôi thì bỏ hay sao?

“Lạm phát cấp phó”, dân đóng thuế nuôi sao nổi?

Bùi Hoàng Tám
Dân trí, 03/11/2014 - 06:46 
(Dân trí) - “Lạm phát” cán bộ, không chỉ tốn phí ngân sách mà còn gây chồng chéo trong công việc và không loại trừ đùn đẩy trách nhiệm để rồi “cha chung không ai khóc”… Có lẽ muốn loại bỏ 30% công chức cắp ô thì trước hết, hãy loại bỏ 30% cán bộ có quyền, có chức để không còn “lạm phát”. 
 
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

“Lạm phát cấp phó” là cụm từ được Đại biểu, Thiếu tướng Trần Đình Nhã (Thừa Thiên – Huế) dùng trong phiên thảo luận về thực hiện ngân sách 2014 và dự toán, phân bổ 2015 ngày 31/10 vừa qua được đăng tải cùng ngày trên báo Đầu tư Chứng khoán.


Tại bài “Đại biểu Quốc hội cảnh báo tình trang “lạm phát cấp phó”, Thiếu tướng Nhã cho biết “theo thống kê chưa đầy đủ cả nước có 139.000 cơ quan hành chính sự nghiệp. Tính ra có khoảng 139.000 cấp trưởng và gấp 2 – 3 – 4 lần cấp phó, có cơ quan có 5 - 6, 7 - 8 cấp phó.

Có cơ quan cấp cục có 4 phòng, tương ứng có 4 trưởng phòng lại bố trí những 4 cục phó, có lẽ thừa cục phó hoặc thừa 4 trưởng phòng. Cùng với số lượng cấp phó, chi ngân sách tăng lên. Cứ tính mỗi cấp phó hàng năm ngân sách chi thêm khoảng 30 triệu đồng phụ cấp chức vụ, diện tích phòng làm việc, điện, nước… thì chỉ với 139.000 cấp phó đã phải chi hơn 4.000 tỷ đồng.

Nếu số lượng cấp phó gấp 2, 3, 4 thì chi còn gấp nhiều lần nữa”.

Có lẽ con số gấp 2.3.4 lần ĐB Nhã sử dụng không cần phải thêm chữ “nếu” bởi tình trạng “lạm phát” này là có thật, đã diễn ra từ rất lâu rồi. Nên số tiền mỗi năm cả nước phải chi thêm có lẽ cũng không ở 4 ngàn hay 8 ngàn mà còn có thể hơn cả 16 ngàn tỉ đồng.

Đây là con số “khủng khiếp”, nhất là với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi nợ công đang tăng lên hàng ngày như lo ngại của ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cũng trong buổi thảo luận trên: “Chúng ta không thể không lo khi tính bình quân mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh nợ ngày càng tăng”.

Trong khi đó, lộ trình tăng lương đang đứng trước nguy cơ “phá sản” bởi chiếc bánh ngân sách ngày càng eo hẹp, không biết xoay xỏa ở đâu ra.

Thế nhưng nguy cơ “lạm phát” cấp phó vẫn chưa có biểu hiện dừng lại bởi, như lời của Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Văn phòng Quốc hội là do cái qui trình tưởng nghiêm nhưng lại không nghiêm: “Quy trình của mình là quy trình tưởng chặt nhưng lại lỏng. Bởi, làm không khéo thì rất dễ xảy ra tiêu cực, được bổ nhiệm không phải người thực tài mà là nhờ "chạy”, "lốp bi” giỏi. Cán bộ mà dùng tiền để chạy chức thì người ta sẽ tìm cách kiếm lại khoản tiền đã mang đi "chạy” này”. Ông Thuận trả lời phỏng vấn báo Đại Đoàn kết ngày 13/4/2014.

Có lẽ tiêu biểu cho việc “tưởng chặt nhưng lại lỏng” này là việc nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu đã bổ nhiệm tới 60 cán bộ, trong đó chủ yếu là hàm vụ trưởng, vụ phó và cấp tương đương.

Tương tự, trước khi nghỉ hưu, ông Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch TP. HCM Nguyễn Thành Rum cũng ký quyết định bổ nhiệm cho 21 cán bộ lãnh đạo cấp phòng ban và tương đương thuộc Sở không đúng các quy trình, quy định.

Người xưa có câu “Đa quan thì… tàn dân”. Ngay tại kỳ họp này, đại biểu Trần Du Lịch đã nghẹn ngào thốt lên “Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”.

“Lạm phát” cán bộ, không chỉ tốn phí ngân sách mà còn gây chồng chéo trong công việc và không loại trừ đùn đẩy trách nhiệm để rồi “cha chung không ai khóc”…

Có lẽ muốn loại bỏ 30% công chức cắp ô thì trước hết, hãy loại bỏ 30% cán bộ có quyền, có chức để không còn “lạm phát”.

Bùi Hoàng Tám
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tăng theo TTTG rất nhanh, Giảm cứ từ từ..Khoai sẽ nhừ!


10 tháng: Giá xăng dầu thế giới giảm 2, trong nước chỉ giảm 1

Minh Tâm

 

 

 

 

Giá xăng dầu trong nước giảm bằng một nửa mức giảm của giá thế giới. Ảnh: TL.
(TBKTSG Online) – So với đầu năm, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới hiện đã giảm trên 20%. Trong khi đó, giá bán lẻ xăng dầu trong nước chỉ mới giảm được một nửa so với mức này.
Cụ thể, ở thời điểm ngày 2-1-2014, giá xăng RON92 chốt ở mức 118,63 đô la Mỹ/thùng; dầu diesel là 125,33 đô la Mỹ/thùng và dầu hỏa là 126,19 đô la Mỹ/thùng.
Vào ngày hôm qua, 27-10, giá các mặt hàng trên tại thị trường Singapore chốt lần lượt ở mức 95,03 đô la Mỹ/thùng (xăng RON92); 97,72 đô la Mỹ/thùng (dầu diesel) và 99,55 đô la Mỹ/thùng (dầu hỏa).
Tính ra, xăng RON92 hiện nay đã giảm gần 20% so với đầu năm trong khi dầu diesel giảm 22,1% và dầu hỏa giảm 21,2%. Yếu tố thuế nhập khẩu của các mặt hàng được giữ nguyên, lần lượt là 18%; 14% và 16%.
Tuy nhiên, giá bán lẻ trong nước từ đầu năm đến nay lại không giảm ở mức tương ứng. Cụ thể, vào thời điểm ngày 1-1, giá xăng RON92 bán lẻ là 24.190 đồng/lít và lập kỷ lục vào ngày 7-7 với 25.640 đồng/lít sau 5 lần tăng. Tiếp đó, từ 28-7 đến nay, giá xăng quay đầu giảm 8 lần với tổng mức giảm 3.300 đồng/lít.
Hiện giá xăng ở mức 22.340 đồng/lít. So với đầu năm, giá xăng giảm 7,7%.
Giá dầu diesel hiện bán ra ở mức 19.850 đồng/lít, giảm 13,5% so với đầu năm.
Còn với mặt hàng dầu hỏa, giá bán lẻ hiện tại là 20.060 đồng/lít; giảm 10,5% so với đầu năm.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 28-10, đại diện một đầu mối kinh doanh xăng dầu phía Nam thừa nhận, đúng là mức giảm của giá bán lẻ xăng dầu trong nước không tương xứng với mức giảm của giá thế giới.
Theo vị này, nguyên nhân nằm ở việc giá cơ sở (hình thành bởi giá nhập khẩu, thuế, phí… để áp giá bán lẻ) được tính bằng giá thế giới nhập khẩu bình quân 30 ngày. “Với chu kỳ lấy giá dài, tới 30 ngày, giá trong nước luôn rơi vào tình trạng không theo sát giá thế giới. Ví dụ như ở thời điểm này, giá cơ sở nếu lấy theo giá bình quân 30 ngày, tính đến 27-10 thì giá xăng bán lẻ giảm được khoảng 500 đồng/lít. Nhưng nếu lấy giá bình quân là 15 ngày thì mức giảm lên gần 1.000 đồng/lít”, vị này dẫn chứng.
Bên cạnh đó, đã không ít lần, giá trong nước quay đầu tăng trong khi giá thế giới giảm hoặc ngược lại cũng vì cách tính giá cơ sở bằng giá bình quân 30 ngày.
Tuy nhiên, theo vị này, tình trạng lạc nhịp giữa giá thế giới và giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ chấm dứt khi Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ ngày 1-11-2014. Theo đó, giá cơ sở được tính bằng giá thế giới bình quân trong 15 ngày.
Xem thêm:
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mô hình phát triển nào cho Việt Nam

Tư Giang

 

 

 

 

(TBKTSG) - Câu chuyện về cái đuôi định hướng
Một ngày cuối năm 2013, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận được một câu hỏi của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: “Quy luật chính của kinh tế thị trường là gì?”. Ông Thiên, sau một hồi suy nghĩ, đáp ngắn gọn “cạnh tranh”.
Ông Tuyển cần làm rõ ý này vì đang chuẩn bị bản thảo “thông điệp đầu năm mới” của Thủ tướng. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận trước đó làm ông băn khoăn. Ông Tuyển kể, ông đã tranh luận với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về câu hỏi này, và ông Đam khẳng định, quy luật đó là cung - cầu. Ông Đam còn nhấn mạnh thêm là Giáo sư đoạt giải Nobel kinh tế Joseph Stiglitz cũng khẳng định với ông điểm này. Song, ông Tuyển có vẻ không thông: “Tôi nghĩ cung - cầu là quy luật của một nền sản xuất hàng hóa chứ không phải là kinh tế thị trường. Tôi vẫn nghĩ đó phải là quy luật lợi nhuận và cạnh tranh. Quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng phải là cạnh tranh”.
Câu chuyện trên được cả ông Thiên kể, và ông Tuyển xác nhận lại tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu vừa diễn ra. Bản thân nó cho thấy, giới nghiên cứu vẫn còn chưa thông tỏ với khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - mà mô hình kinh tế theo khái niệm đó đã được Việt Nam theo đuổi kể từ sau Đổi mới. Ông Thiên thừa nhận: “Tôi chưa hề nghe định nghĩa cụ thể nào về khái niệm này từ bất kỳ ai bấy lâu nay”. Chuyên gia Lê Đăng Doanh bổ sung thêm: “Sau 30 năm đổi mới chúng ta vẫn nợ khái niệm này”.
Nếu muốn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành có hiệu quả thì cấu trúc sở hữu và quy luật vận hành phải đảm bảo nguyên tắc thị trường, phân bổ nguồn lực cơ bản phải theo nguyên tắc thị trường.
Đó là một câu chuyện dài. Cho đến khi chuẩn bị văn kiện cho Đại hội IX năm 1999, những người thuộc tổ biên tập đưa ra khái niệm rất dài dòng về mô hình kinh tế cho Việt Nam “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên của tổ biên tập, nhớ lại: “Định nghĩa đó dài quá, nên mọi người mới cô đọng lại chỉ còn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ”.
Tuy nhiên, ngay cả nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là thành viên của tổ biên tập cũng không hề hình dung được nội hàm của nó. Ông Lưu Bích Hồ kể: “Bản thân tôi cũng không nhận thức hết. Mãi sau này không rõ, tôi mới hỏi, vậy nội hàm của định hướng xã hội chủ nghĩa là gì, kinh tế thị trường là gì? Không ai giải thích được”, ông kể lại với giọng tiếc nuối.
Hệ lụy
Chuyên gia Võ Đại Lược nhận xét, Việt Nam là nền kinh tế thị trường duy nhất trên thế giới lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, cùng với quan điểm kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Đây là quan điểm kinh tế thị trường được hiểu theo hướng làm biến dạng và méo mó, gia tăng vai trò can thiệp hành chính, mệnh lệnh của Nhà nước. Khu vực kinh tế quốc doanh có tỷ trọng quá lớn tới khoảng 34% GDP, nắm giữ phần lớn nguồn lực song làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ thất thoát lớn. Bên cạnh đó, chế độ sở hữu đất đai được xác định là sở hữu toàn dân, trở thành “cái ô” cho các nhóm lợi ích lợi dụng.
Theo đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh thêm: “Chúng ta chưa bao giờ xác định được thế nào là định hướng xã hội chủ nghĩa để xem Nhà nước có thể can thiệp đến đâu. Rút cuộc là Nhà nước đã trở nên ôm đồm, không có luật chơi, không có định hướng”.
Vậy, nền kinh tế hiện nay đã thiên lệch về phía nào, tiến lên kinh tế thị trường hay vẫn còn ở vế xã hội chủ nghĩa. Ông Thiên giải thích: “Chúng ta đang chuyển sang cơ chế thị trường do có quyết tâm hội nhập rất cao. Nhưng có nghịch lý là cách thức, mô hình phát triển lại giữ kinh tế ở mức rất thấp trong thời gian. Chúng ta theo thị trường, nhưng cạnh tranh lại ít, thiếu động cơ, động lực cho phát triển. Có nghĩa bản thân chúng ta rất mâu thuẫn”.
Đây chính là nguyên nhân sâu thẳm làm cản trở tiến trình tái cơ cấu kinh tế trên ba trụ cột là cải cách doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng, và đầu tư công vốn được coi là đổi mới lần 2 của Việt Nam. Có vô số lập luận cho nhận định này. Ông Thiên nói: “Chúng ta thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa bằng nỗ lực giữ cơ chế phi thị trường: là cơ chế xin - cho, là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Chúng ta vào WTO với hy vọng làm gia tăng chất kinh tế thị trường, thì lạ lùng thay, chúng ta lại gia tăng mạnh can thiệp hành chính để đối phó với khó khăn. Chúng ta muốn có kinh tế thị trường nhưng lại không muốn tạo ra cơ chế cạnh tranh. Giá lao động, giá vốn, giá nhiên liệu, giá đất vẫn không theo thị trường. Cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân không thể xác lập... Rốt cuộc, cơ cấu kinh tế ngày càng phát triển sai lệch do các yếu tố phi thị trường”.
Một bản báo cáo của đoàn giám sát của Quốc hội về chủ đề tái cơ cấu cũng đưa ra quan điểm như vậy: “Việc đạt được mục tiêu “bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế” vào cuối kế hoạch năm năm 2011-2015 là hết sức khó khăn, kết quả này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020”.
Nỗ lực tiếp nối
Trong bối cảnh này, nhu cầu có một định nghĩa rõ ràng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại một lần nữa được đặt ra. Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung, trong một buổi thuyết trình cho Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh - người phụ trách tổ biên soạn kinh tế cho văn kiện đại hội tới, đã nói rất rõ điều này.
Ông Cung nói: “Khác biệt của kinh tế thị trường hiện đại và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở chính vai trò của Nhà nước nhiều hơn, tốt hơn trong phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội”. Ông khẳng định, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải là nền kinh tế thị trường hiện đại. Trên cơ sở đó, định hướng xã hội chủ nghĩa bằng việc Nhà nước làm nhiều hơn và thực hiện tốt hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, như tạo nhiều hơn cơ hội phát triển cho người dân; đảm bảo công bằng hơn về cơ hội phát triển; chú ý nhiều hơn đến tăng trưởng toàn diện, bao trùm. Bên cạnh đó, Nhà nước đầu tư phát triển vào các vùng, lĩnh vực mà kinh tế tư nhân không làm, hoặc không làm được; Nhà nước không đầu tư kinh doanh, đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận. Nhà nước chi tiêu nhiều hơn cho phát triển giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân và an sinh xã hội; Nhà nước vì dân phục vụ nhiều hơn.
Ông nói đầy tha thiết: “Làn sóng cải cách lần thứ hai này phải thị trường hơn, và Nhà nước đương nhiên phải thay đổi. Kinh tế thị trường có thể không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng không chuyển sang kinh tế thị trường thì cũng không giải quyết được gì cả”.
Nhận xét của ông Cung được hầu hết các nhà kinh tế chia sẻ. Ông Lưu Bích Hồ nói: “Chủ nghĩa xã hội xét cho cùng là vì con người, vì xã hội, vì sự công bằng, và tiến bộ...”.
Còn ông Trần Đình Thiên nói: “Kinh tế thị trường trước hết phải có cấu trúc sở hữu, các nguyên tắc vận hành phải tôn trọng nguyên tắc thị trường. Còn định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là những đặc điểm nó hướng tới, như kinh tế thị trường xã hội chẳng hạn, là Nhà nước dùng những quyền lực để can thiệp vào đảm bảo cân đối của cải công bằng hơn.
Nếu muốn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành có hiệu quả thì cấu trúc sở hữu và quy luật vận hành phải đảm bảo nguyên tắc thị trường, phân bổ nguồn lực cơ bản phải theo nguyên tắc thị trường. Nếu Nhà nước can thiệp vào quá trình ấy thì phải phân bố nguồn lực theo theo cơ chế thị trường, chứ không phải dùng ý chí của mình như hiện nay”.
Liệu những băn khoăn của họ sẽ được làm rõ trong quá trình chuẩn bị văn kiện cho đại hội tới? Đó là câu hỏi then chốt giúp tạo đường ray cho tiến trình đổi mới lần 2 cần được phát động.

Phần nhận xét hiển thị trên trang