Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Câu chuyện của anh TN hơn bốn năm trước, còn bây giờ thì sao?

tinnhiem

Phía sau cổng Lào Cai là cổng Hà Khẩu
Việt nam và Trung Quốc có chung đường biên giới khá dài, đa phần đi qua những nơi hiểm trở. Nhưng từ Lào Cai qua Hà Khẩu, cách nhau chỉ một bước chân.Hai bên rất gần nhau, thuộc hai tỉnh nghèo của hai nước. Nhưng lại cách xa nhau về phát triển.

Ranh giới, chỉ một bước chân. Cùng màu xanh, hai sắc khác nhau, nhìn kỹ thấy bên VN cũ hơn
Từ năm 1990, hai bên xuất phát như nhau, Lào Cai dường như mạnh hơn; Hà Khẩu, chỉ là một huyện tự trị của người dân tộc. Vậy mà, sau 20 năm họ đã tiến lên thành một khu vực hiện đại, ta thì còn trồng rừng và hoang hoá.
Hà Khẩu hiện nay vẫn là khu vực nghèo của Trung Quốc, nhưng nhà cửa, phố xá, cao to kéo dài vài cây số, tấp nập người mua bán, du ngoạn, dù chẳng có một cảnh đẹp tự nhiên nào. Hàng hoá hết sức đa dạng cái gì cũng có, kể cả… hàng phụ trợ tình dục… bán đầy chợ. Còn có một trung tâm mua bán tình dục, người bán phần lớn đều từ Việt Nam, giá bán rẻ quá càng xúi người mua tấp nập; ban ngày người Việt mua nhiều hơn, ban đêm thì ngược lại.


Cửa hàng bán đủ thứ đồ chơi, kể cả dụng cụ hỗ trợ tình dục...
Bên Việt Nam vẫn yên tĩnh như mọi ngày… nhưng nhanh nhẹn làm mọi thủ tục cho công dân, du khách sang Hà Khẩu mua bán, tạo thêm phồn vinh nhộn nhịp cho bạn.

Phố Lào Cai
Lãnh đạo bạn nhạy bén hơn ta, họ có chủ trương rất linh hoạt, thay đổi thường xuyên theo nhịp độ phát triển, còn ta có lẽ ít quan tâm đến biên giới. Du khách chúng ta mua hàng ào ạt đem về xuôi, doanh nhân Việt cũng thích kinh doanh hàng của bạn, đội quân cửu vạn của chúng ta đã góp phần làm cho hàng hoá của bạn trôi mạnh về phía ta. Gọi là biên mậu, nhưng hàng từ tiểu thành đại, tiền bạc và lợi tức chảy nhanh về phía bạn.


Tách hàng thành từng chuyến xe thồ, sau khi thông quan gom thành xe tải chở về xuôi
Tổng giá trị xuất khẩu của họ thường gấp đôi, gấp ba lần ta. Ta bán cho họ nguyên liệu thô, quặng mỏ, họ đưa sang những sản phẩm chế biến từ nguyên liệu của ta…và đủ thứ hàng hiệu... giả trên thế giới này!!! Ta chỉ cân bằng được mặt hàng trái cây và giày dép. Riêng giày dép, chỉ mỗi anh Biti’s dám mở một cửa hàng quy mô lớn tại Lào Cai để tiếp thị sản phẩm.

Chỉ mỗi Biti's xây cửa hàng đối diện Hà Khẩu
Ở Phía Nam, ta có cửa khẩu Mộc Bài. Bạn Campuchia, kinh tế có vẻ yếu hơn ta, vậy mà họ dám đầu tư hàng chục casino cỡ lớn, nhằm thu hút tiền bạc và du khách của ta, kết quả ta lại đem tiền qua nộp cho họ… Ta lại cho mở cửa hàng miển thuế để câu khách, khách thì có nhiều, nhưng khách giả nhiều hơn, cố tuồn hàng giá thấp về Sài Gòn bán giá cao hơn, ta bị thiệt hại kép!
Ở Hà Khẩu hay Mộc Bài, bạn rất quan tâm đến khách của ta từ dân nghèo đến du lịch, và cả dân ăn chơi…tất cả họ đều cho phát triển trên đất họ, kể cả cờ bạc và mại dâm…, dân ta lại thích nhập cuộc chơi này, để mang tiền và cả thân xác ra giúp họ. Ta đóng góp cho bạn phát triển mạnh, còn ta cứ mãi trồng rừng. !!!

Hai bên sông Hồng, ranh giới hai nước, là hai cảnh khác nhau

Dù chỉ hai khách họ vẫn phục vụ
Nhìn cảnh nhân dân hai nước qua lại nhộn nhịp trong thanh bình, thấy vui, nhưng ta qua bạn nhiều hơn. Tương lai, sao lắm nỗi niềm: Taị sao ta chậm hơn bạn?, sao ta lại cuốn vào những chủ trương của bạn một cách thật thà vậy? Ta không có một sách lược nào để thu hút vốn của họ sao? Hy vọng các vị lãnh đạo có cái nhìn thực tế hơn để chuyển biến được tình hình.
Từ biên giới, Có lẽ nên nói thêm về Cửa Nam Quan. Đất nước Việt Nam từ Nam Quan đến mũi Cà Mau ai cũng biết. Ranh giới hiện nay có thể thụt vào hơn xưa do hiệp định biên giới giữa hai nước. Nhưng cửa Nam Quan như Hà Khẩu bây giờ là do bạn xây, cửa ấy nằm trên đất bạn.
Ở Nam Quan, xưa kia ta cũng có cửa Ngưỡng Đức, nhưng tên này ít ai biết, Nam Quan mọi người biết nhiều hơn. Như Hà Khẩu là của bạn, nhưng ta thường nói đến Hà Khẩu, chứ không nói gì đến Lào Cai của ta. Lâu dài, quen dần có thể nói Hà Khẩu là của ta luôn cho tiện.
Cửa khẩu Mộc Bài, bạn Khờ Me cũng kêu tên Mộc Bài (địa phận BaiVet), cứ như Mộc Bài là của Camphuchia vậy, dù nơi đó có hai cửa khẩu xây rất khác nhau. Chuyện này là rõ ràng, nhưng còn hiểu lầm là do cách gọi tên địa danh trùng với tên cửa khẩu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì cuộc đấu tranh giữ gìn biển đảo quê hương:

 tinnhiem : CÓ GÌ QUÝ HƠN VÀNG?
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi ...Mẹ hiền ru những câu xa vời...à à ơi tiếng ru muôn đời....Đó là thứ tình yêu thiêng liêng và mãnh liệt nhất, không của riêng ai mà có ở mọi người con nước Việt.
Suốt chiều dài lịch sử của đất nước, kể cả khi bị thực dân đô hộ, lúc nào bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc (TQ) cũng dùng mọi thủ đoạn để tiến chiếm nước Việt và khi chúng xuất quân, dù mạnh và đông hơn gấp bao lần, cả thầy trò đều bị dân quân ta đánh cho tan rã chạy trối chết về cố hương. Tình yêu đó trở nên hiệu nghiệm phi thường!
Ngày nay bọn cầm quyền có mộng bành trướng ấy vẫn đang tồn tại, chúng hô hào đưa TQ đến XHCN tươi đẹp nhất của loài người. Xã hội đó chưa có mô hình cho mọi người nhìn thấy, nhưng Việt Nam cũng là bạn tốt, là đồng chí tốt cùng sánh vai đi với họ trên con đường mơ mộng đó. Tiếc thay lòng dạ của người bạn này dù ở chế độ nào cũng không thay đổi, vẫn luôn muốn chiếm non nước Việt Nam. Bao nhiêu kinh nghiệm và xương máu đã đổ ra, nhưng bài học mất nước học hoài vẫn chưa thuộc hết !
Hoàng Sa (HS) và Trường Sa(TS) chưa bao giờ là của TQ! Những lý lẽ về chủ quyền TQ đưa ra rất mơ hồ, dù cố dùng những sử liệu đến 260 trước công nguyên, tất cả cũng chỉ là những chuyến hải trình nhìn thấy đảo và chẳng rõ đó là đảo nào chứ đừng nói là HS hay TS, cứ như người của họ đi ra biển thấy đảo thì đảo đó là của TQ vậy. Nhưng bản đồ cuối cùng của vương triều nhà Thanh, bản đồ chính thức của nhà nước phong kiến TQ xuất bản từ năm 1904- 1909 được xây dựng tỉ mỉ gần 200 năm đã xác nhận cực nam của TQ cũng đến đảo Hải Nam là cùng, hoàn toàn không có TS và HS!
Đến khi Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) xuất hiện, một công chức không lấy gì lớn lắm bỗng dưng tưởng tượng ra đường lười bò gồm 11 đoạn nguệch ngoạc, vẽ như chơi bao trùm cả Biển Đông, không đưa được chứng lý và toạ độ gì cả (khoảng 1914-1934), nhưng tư tưởng bành trướng của Tưởng lẫn Mao (hai đối tượng chống đối nhau kịch liệt tại TQ) lại chung nhận thức chốp lấy Biển Đông. Những đường nguệch ngoạc này sau đó được Tưởng giới Thạch đưa vào bản đồ (1946-1949)

Bản đồ người Pháp lập từ 1735 đã khẳng định HS và TS là của VN
Ngày 31/3/1939, phát xít Nhật xác nhập các quần đảo ở Biển Đông vào lãnh thổ Nhật chiếm đóng, ngay sau đó ngày 4/4/1939 Pháp phản ứng bảo lưu quyền cai quản HS và TS. Tháng 3/1945 Nhật đảo chính pháp ở Đông dương họ bắt toàn bộ lính pháp ở hai đảo làm tù binh. Nhưng Nhật chiếm đảo không lâu, đến tháng 8/1945 họ bị bại trận và rút quân khỏi 2 đảo. Những tháng cuối năm 1946, lấy cớ giải giáp quân Nhật, Tưởng cho quân ra chiếm vài đảo của TS và HS, ngay sau đó Pháp đã phản ứng cho hạm đội ra yêu cầu quân Tưởng rút khỏi đảo. Đến tháng 3/1949, Pháp ký hiệp định Hạ Long trao trả độc lập cho vua bảo Đại, vào tháng 4/1949 Hoàng thân Bửu Lộc, đổng lý văn phòng, tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Ngày 1/10/1949 nước CHNDTrung Hoa ra đời, quân Tưởng rút khỏi đảo Phú lâm và quân đội Pháp vẫn hiện diện trên toàn đảo Hoàng Sa

Bản đồ thời nào của TQ cũng xác nhận cực nam chỉ đến đảo Hải Nam mà thôi không có HS và TS
Sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc,tại Hội nghị Sans Francisco năm 1951, có 51 quốc gia tham dự để ký kết hoà ước với Nhật, Liên Xô cũ đưa tu chính: Nhật thừa nhận CHNDTrung Hoa có chủ quyền trên đảo HS va TS nhưng nội dung này bị hội nghị bác bỏ với 48 phiếu chống chỉ có 3 phiếu thuận, ngay sau đó ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại tuyên bố hai quần đảo TS và HS là của Việt Nam, cả hội nghị không ai có phản ứng gì và kết thúc với hoà ước được ký kết trong đó nêu rõ ở điều 2 đoạn 7 nội dung: Nhật từ bỏ mọi quyền danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracels và Spratly (HS va TS)”

Hãi đồ của VNCH đệ trình Liên Hiệp Quốc
Tình hình tưởng đã yên, nhưng bọn bành trướng đã lợi dụng lúc Pháp thua trận tại Việt Nam phải ký hiệp định Genève năm 1954. Hiệp định này phân chia từ vĩ tuyến 17 trở vào nam thuộc Việt Nam Cộng Hoà bao gồm HS va TS. Tháng 4/1956 ngay lúc Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội quốc gia Việt Nam sau này là VNCH đã tiến hành quản lý phía Tây HS với số quân 40 người. Cũng thời gian này bọn bành trướng đã lén lút đưa quân chiếm phần phía đông của HS gồm đảo Phú Lâm và Linh Côn. Ngày 1/6/1956 ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu của VNCH tuyên bố tái khẳng định chủ quyền hai đảo HS và TS là của Việt Nam.

Đến năm 1974, lợi dụng VNCH đang suy yếu dần sau hiệp định Paris, Mỹ đã rút quân khỏi Việt Nam, quân bành trướng lại tấn công đảo Hoàng Sa đang được VNCH giữ yên suốt 20 năm. Các chiến sĩ VNCH đã chiến đấu ngoan cường bảo vệ tổ quốc và bị thiệt hại nặng nể, chính phủ VNCH đã phản ứng quyết liệt yêu cầu LHQ can thiệp, nhưng Mỹ đã không còn hậu thuận nữa, rồi ngày giải phóng cận kề, bọn bành trướng đắc thắng tuyên bố chủ quyền bất chấp đạo lý và chứng cứ.
Khi quốc tế phản ứng thái độ xâm chiếm bất hợp pháp, bọn bành trướng lại đưa ra những chứng lý từ lịch sử vô căn cứ đã nói ở phần đầu và chúng còn đưa thêm những chứng lý mới là có sự đồng thuận khước từ chủ quyền của nhà nước Việt Nam cụ thể là:
Phát biểu ngày 15/6/1956 của ông Ung Văn Khiêm, Thư trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), khi tiếp Đại biện lâm thời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, được phía Trung Quốc cho rằng đã thừa nhận HS và TS là "thuộc lãnh thổ Trung Quốc"'.

Thứ hai là Bức Công hàm của Thủ tướng phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 liên quan đến việc Trung Quốc tuyên bố ngày 04/9/1958 nới rộng vùng lãnh hải của họ ra 12 hải lý.

Sự kiện thứ ba là Tuyên bố của Chính phủ VNDCCH ngày 09/05/1965 liên quan tới vùng chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.

Cả 3 sự kiện chúng đưa ra lần này cũng đều vô hiệu, vì lẽ hai quần đảo HS và TS thuộc chủ quyền của VNCH được quốc tế công nhận, còn VNDCCH đâu có chủ quyền mà khước từ. Có thể khẳng định VNDCCH không hề có tranh chấp gì về HS và TS nên chỉ là tiếng nói của bên thứ ba không có giá trị thực thi. Còn nghĩ CHXHCNVN với VNDCCH là một rồi nói Việt Nam thiếu nhất quán là nội bộ nói với nhau thôi chứ trên bình diện quốc tế không giá trị. Xét về thực chất thì VNDCCH lúc ấy đang phải nhờ TQ hỗ trợ lực lượng để chống Mỹ thì những phát biều ấy chỉ có giá trị về chính trị, phong trào chứ không có giá trị pháp lý để xử lý vụ việc, ngoại trừ công văn của Thủ tướng Phạm văn Đồng nhưng công văn ấy chỉ công nhận lãnh hải TQ đến 12 hải lý chứ có dòng nào nói về HS và TS là của TQ đâu. TQ lập luận như vậy là khá non yếu và thiếu cơ sở pháp lý, hai sự kiện còn lại chỉ là tuyên bố miệng không có giá trị thi hành, có thể dùng để phê bình nội bộ chứ chẳng có giá trị về chủ quyền.
Lập luận về chủ quyền của bọn bành trướng không đưa ra được lý lẽ thuyết phục, nhưng chúng dùng tiền bạc đãi ngộ quy phục các học giả, trí thức có tên tuổi cứ thổi hoài những luận điệu ngây ngô riết rồi cũng có người nghe theo, trong khi đó những người có quyền hành quản lý nước ta lại quá lơi lỏng, không tập hợp ngay chất xám để đáp trả lại những luận điệu vu vơ ấy, lại tạo đà cho quân bành trướng chiếm lần từ kinh tế, văn hóa, lịch sử… đến cả núi rừng, biên giới, tài nguyên của đất nước bằng chiêu bài phát triển kinh tế, giao lưu hảo hảo. Đến năm 1988, chúng đã tàn sát dã man chiến sĩ của ta và chiếm đảo GacMa, rồi đảo Vành Khăn 1995. Bộ mặt thật của chúng đã bị lộ, tuy vậy vẫn có lúc chúng hát hò đề cao tình nghĩa láng giềng với VN làm chúng ta luôn mất cảnh giác và luôn rơi vào thế bị động hoàn toàn, không có một chiến lược rõ ràng để đối phó

Campuchia đã tỏ thái độ nghiêng hẳn về TQ khi làm chủ tịch ASEAN 2012
Về ngoại giao bọn bành trướng đã bằng nhiều thủ đoạn mua chuộc toàn bạn bè thân thiết của mình, hai nước cận kề tồn tại bằng xương máu chiến sĩ của ta giờ cũng trở mặt theo đuôi TQ. Cả khối Asean lần đầu tiên trong lịch sử không đưa ra được tuyên bố chung vì bọn bành trướng đã mua chuộc và chia rẽ sự đoàn kết !

Những người ở Miền Nam liên tục, nếu hơn 50 tuổi là đã sống qua 3 chế độ: Đệ nhất Cộng Hoà ( Ngô đình Diệm), Đệ nhị Công Hoà (Nguyễn Văn Thiệu) và chế độ dân chủ hiện nay. Hai chế độ trước được gọi là tay sai, bán nước, nhưng chính là hai chế độ tuyên bố chủ quyền hải đảo liên tục và đã chiến đấu bảo vệ hải đảo suốt thời gian tồn tại. Nhân dân lúc ấy luôn làm chủ được tình hình, luôn vùng lên đấu tranh anh dũng hoà cùng với khí thế của cả nước góp phần làm cho nước nhà được thống nhất, hoà bình. Tình yêu đất nước của mọi người dân dưới hai chế độ ấy rất nồng nàn và biểu hiện liên tục bằng những cuộc xuống đường biểu dương sức mạnh và ý chí của mình, có vậy mới đấu tranh chống nổi quân thù. Bây giờ mọi người yêu nước và nhân dân lại bị cản ngăn không được bày tỏ tình yêu, mọi việc để nhà nước lo, nhưng lo không tới làm mất đi nguồn lực ngoại giao nhân dân, nguồn lớn nhất và vô tận... lắm lúc lại bị lợi dụng, làm yếu đi sức mạnh của tình yêu đất nước. Yêu mà bị cản ngăn thì không thể tạo được sóng yêu thương làm thành sức mạnh lớn lao cho dân tộc.
Đến đây mới thấy, đã là người Việt Nam, không góp phần giữ gìn hải đảo, lại tuyên bố phủ nhận đất đai do tổ tiên để lại khi giặc ngoại xâm chiếm cứ là hèn nhát và tấm lòng thiếu trong sáng, dù viện dẫn bất cứ vì lý do gì! Bao nhiêu xương máu chiến sĩ anh hùng đã ngã xuống thậm chí cả những người trẻ tuổi SVHS dù bị tù đày tra tấn dã man còn mạnh dạn nói lên lòng yêu nước của mình huống chi người có trách nhiệm lại nói những lời bất lực! Những người ấy giờ lại can ngăn bày tỏ tình yêu nước làm sao dân an được? Còn nhớ trong hội thảo về Biển Đông vị cán bộ ngoại giao có chức sắc mạnh miệng phê phán những nhà nghiên cứu khoa học trưng nhiều bằng cớ chủ quyền làm khó khăn cho công tác ngoại giao. Những tuyên bố đó nên lùi xa ra việc tham gia bảo vệ tổ quốc!
Giờ không phải là lúc gây chiến tranh, vì chiến tranh là mất mát, là đau thương, là vắt kiệt sức của, sức người trong khi mong muốn toàn dân là hoà bình, yêu thương và phát triển. Gia đình hiện nay rất ít con, nếu chiến tranh xảy ra, sự đau thương sẽ lên đỉnh điểm. Giờ là lúc phải hiểu rõ cuộc tình, phái thấy rõ bóng dáng quân xâm lươc tàn phá tình yêu, phải tập hợp cho đủ sức mạnh của trí thức để làm rõ thêm nhiều chứng cứ và có biện pháp lấy lại những gì đã mất trong hoà bình. Nhưng không được vì tham nhũng mà bỏ quên vận nước, hay ham tiền rước lũ ngoại xâm về giành đất chờ thời đánh sập quê hương bằng mọi thủ đoạn, những hành vi đó phải bị lên án phải bị tình yêu nồng nàn quật ngả để Việt Nam mãi mãi trường tồn.
Yêu đương phải hiểu rõ đoạn trường, tình yêu đó mới bền vững. Hiểu hết phải trái xấu tốt mà vẫn yêu, lúc đó tình yêu mới hiệu nghiệm. Biết hết mọi ngóc ngách để rồi tăng mạnh hơn tình yêu đã có!
Nguồn ảnh: Internet

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự thật trước sau cũng thật

 tinnhiem


Bọn bánh trướng TQ đạt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã hơn ba tuần. Bất chấp mọi phản đối từ nhiều thành phần trong ngoài nước Việt Nam, giàn khoan vẫn đứng yên dù Cảnh Sát Biển VN luôn ngày đêm xua đuổi.

Điều gì khiến bọn xâm lược vẫn tỏ ra ngang ngược, thậm chí còn mạnh miệng tố cáo Việt Nam là xâm phạm đe dọa lãnh hải, hung hăng va chạm, lao húc hàng trăm lần vào tàu của chúng, dù chẵng có một chứng cứ nào. Những luận điệu ấy không làm phân tâm một ai vì không đúng sự thật. Nhưng khi chúng nhắc lại và tố VN bội ước vội quên những lời khước từ chủ quyền ở HS và TS mà nhà nước Việt Nam cụ thể là công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã đồng ý với chúng từ năm 1958 làm nhiều người phải suy nghĩ lại. Tại sao có chuyện như vậy? Thực hư như thế nào? Cùng lúc những người không ưa Cộng Sản được dịp nói mạnh hơn CSVN bán nước.
Trong lúc toàn dân đồng lòng chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, luận điệu này được lập lại nhằm phá mối đoàn kết toàn dân có thể hàn gắn, hòa giải hòa hợp dân tộc nhằm tạo nên một lực lượng hùng hậu nhất của Việt Nam khi vận nước đang bị lung lay như đèn trước gió. Do vậy, chúng ta nên tìm hiểu kỹ hơn để hiểu rõ ngọn nguồn, dù chuyện này không mới chút nào, và cách đây hơn 5 năm TN đã từng có entry về việc này nhưng lúc ấy ít ai quan tâm
Tại đâyvà tại đây Sự thật là sáng ngày 21.9.1958, ông Nguyễn Khang, Đại sứ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại TQ, đã gặp Cơ Bàng Phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa để chuyển bức công hàm của Chính phủ VNDCCH có nội dung sau:Như vậy công hàm với cấp độ Thủ Tướng nhà nước Việt Nam gửi cho chính quyền TQ công nhận lãnh hải 12 hải lý của TQ vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 là có thật, và trong đó không có một dòng nào nói về Hoàng Sa hay Trường Sa cũng là có thật.
Nhưng cái đáng nói là, thời điểm đó Trung Quốc vừa tuyên bố về lãnh hải vào ngày 4/9/1958 với nội dung rất xấc xược kể ra những đảo của TQ trong đó cóTây Sa và Nam Sa (là Hoàng Sa và trường Sa từ bao đời của Việt Nam) là bằng chứng rõ nhất cho thấy sự xâm lăng trong ý thức của họ dù chẳng đưa ra một chứng lý nào, lại được nhà nước Việt Nam DCCH đáp từ một cách nhanh chóng chỉ sau một tuần công bố.
Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố: (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. (2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc. (3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Hoàn cảnh ra đời của tuyên bố này là nhằm hợp pháp hóa việc nả súng vào hai đảo Kim Môn, Mã Tổ nằm sát nách TQ nhưng lại thuộc Đài Loan và trong lúc Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về luật biển họp tại Geneve từ 24-2 đến 29-4-1958 cũng chưa ấn định được chiều rộng nhất định của hải phận các nước trên thế giới, nên TQ đưa ra 12 hải lý luôn vì TQ và cả hai chế độ Việt Nam đều không được tham dự hội nghị này.

Vấn đề là tuyên bố của TQ quá đà, xâm phạm biển đảo của Việt Nam, vì TQ chưa hề có chủ quyền ở 2 quần đảo này. Chỉ có cái cớ là vào năm 1946, quân Tưởng giới Thạch (một lãnh tụ đối nghịch với Mao Trạch Đông) mượn cớ giải giáp quân đội Nhật thua trận, đã chiếm vài đảo trong quần đảo Hoàng Sa. Ngày 1/10/1949 nước CHNDTrung Hoa ra đời, quân Tưởng rút khỏi đảo Phú lâm và quân đội Pháp vẫn hiện diện trên toàn đảo Hoàng Sa. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, có 51 quốc gia tham dự để ký kết hoà ước với Nhật, Liên Xô cũ đưa tu chính: "Nhật thừa nhận CHNDTrung Hoa có chủ quyền trên đảo HS va TS" nhưng nội dung này bị hội nghị bác bỏ với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, ngay sau đó ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại tuyên bố hai quần đảo TS và HS là của Việt Nam. Kết thúc hội nghị với hoà ước được ký kết trong đó nêu rõ ở điều 2 đoạn 7 nội dung: "Nhật từ bỏ mọi quyền danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracels và Spratly (HS và TS)”. Tháng 4/1956 ngay lúc Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội quốc gia Việt Nam sau này là VNCH đã tiến hành quản lý phía Tây HS với số quân 40 người. Cũng thời gian này bọn bành trướng đã lén lút đưa quân chiếm phần phía đông của HS gồm đảo Phú Lâm và Linh Côn. Ngày 1/6/1956 ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu của VNCH tuyên bố tái khẳng định chủ quyền hai đảo HS và TS là của Việt Nam.

Không quốc gia nào công nhận tuyên bố lãnh hải kiểu trời ơi ấy của TQ, nên có một vị Thủ Tướng đáp từ là chúng mừng lắm rồi, dù chẳng có dòng nào nói Hoàng Sa và Trường Sa là của chúng. Lẽ ra không công nhận gì cả vẫn hay hơn và cũng không gây hại gì. Nhưng sao Bác Đồng không chỉ ra cho chúng thấy tính cách xâm lược pháp lý đó? và dưạ vào đâu để công nhận lãnh hải 12 hải lý? Chuyện này không thuộc sự hiểu biết của thảo dân. Nó có giá trị trong học thuật ngoại giao, thảo dân không thể bàn.

Nhưng nói công hàm trên bán nước lại không đúng sự thật. Vì hội nghị quốc tế Geneve 1954 công nhận Việt Nam có hai chế độ: VNDCCH có lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở ra giáp với biên giới TQ; từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam thuộc VNCH bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Vậy VNDCCH có chủ quyền đâu mà bán. Cũng vậy, VNDCCH là bên thứ ba không phải là người trong cuộc và không phải là người có quyền thì làm sao khước từ chủ quyền hay công nhận chủ quyền cho TQ.

Do đó, từ góc độ pháp lý quốc tế, công văn của PV Đồng là không có giá trị, và thực sự việc công nhận lãnh thổ quốc gia tiếp giáp không thể bằng công văn. Vấn đề là nó đang nằm trong tay của bọn xâm lược nên chúng bám víu vào đó được chút nào hay chút đó, chứ nếu minh bạch trước Tòa án Quốc tế thì rõ ràng chỉ là tờ giấy. Nhưng nếu bảo không giá trị mà xóa nó đi thì mắc tội không thống nhất, nói hai lời.



Vì sao? Và giá trị thực của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam nằm ở đâu ? Nằm ở lệnh từ các vua chúa nhà Nguyễn từ thế kỷ thứ 17 xuyên suốt đến thế kỷ 20 điều hành hai quần đảo trong hòa bình; ở tuyên bố của Pháp khi xác lập thực quyền cai trị Việt Nam; nằm ở rất nhiều Hội nghị quốc tế công nhận HS,TS là của Quốc Gia Việt Nam sau này là Việt Nam Cộng Hòa; nhất là hàng vạn bản đồ được vẽ từ khi con người biết đến họa đồ thế giới cho tới năm 1904 với bản đồ quy mô lớn nhất do chính vương triều TQ tổ chức vẽ cũng xác nhận TQ có chủ quyền đến đảo Hải Nam là cùng.



Riêng về bản đồ, dù TQ ghi nhận lãnh thổ của chúng chỉ đến đảo Hải Nam, nhưng không thể suy luận bên dưới vĩ tuyến 18 là của Việt Nam. Lập luận như vậy chưa đủ tính tuyết phục.



May thay, đầu năm nay, có bộ bản đồ của nhà địa lý Philippe Vandermaelen in năm 1827 xuất hiện, với nhiều chiết vô cùng quý giá. Đặc biệt tấm Partie de la Cochinchine là tờ số 106, vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16 có nhiều thông tin có giá trị về chủ quyền biền đảo của Việt Nam.



Phía ngoài khơi, Paracels (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng vĩ độ 16 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 111. Quần đảo Paracels trong bản đồ có các đảo Pattles, Duncan ở phía Tây; Tree và Lincoln, Rocher au desus de l’eau (bãi đá ngầm) ở phía đông và Triton ở phía Tây Nam, ngay dưới vĩ độ 16; Investigateur ở sâu xuống phía Nam khoảng vĩ độ 14,5. Bên cạnh khu vực được xác định là Paracels, bản đồ còn một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam.

Đây là bộ bản đồ của công dân người Bỉ, đam mê công việc khoa học địa lý tự nghiên cứu, tìm tòi, ghi nhận nhưng rất chi tiết, rõ ràng, khách quan và chính xác. Đối với Việt Nam bộ bản đồ này là vô giá, vì vài năm trước đây, và cả mấy mươi năm trước kia, chưa bao giờ Việt Nam có những bản đồ chính thức hiện lên rõ ràng Hoàng Sa và Trường Sa như vậy.


Ngày 11.1.1974 TQ lại tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo HS-TS và đưa quân tới khu vực Hoàng Sa. Ngay khi phát hiện âm mưu xâm lược chính quyền VNCH đã ra tuyên cáo ngày 19-1-1974 như sau:


“Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa Hải quân đến khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền (Hữu Nhật), Quang Hòa và Duy Mộng.

Lực lượng Hải quân Trung Cộng gồm có 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt Nam.

Sáng ngày 19.1.1974, hồi 10 giờ 20, một hộ tống hạm Trung Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu trục hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt Nam Cộng Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.

Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.

Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền và an ninh của Việt Nam Cộng Hòa, mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.

Với tư cách là một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên toàn thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.

Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia”
.


Sau đó bọn bành trướng cho quân đánh chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực. VNCH tiếp tục phát tuyên cáo ngày 14 tháng 2 năm 1974:



“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một Chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.

Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình. Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không thể chối cãi được. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này”


Như vậy nhà nước chủ sở hữu biển đảo thực sự được các hội nghị quốc tế công nhận đã lên tiếng xác nhận những kẻ xâm lược chiếm đoạt biển đảo bằng vũ lực và vì vậy không bao giờ và không ai có thể công nhận chủ quyền của kẻ đi cướp đảo từ nhà nước có thực quyền; chiếm hữu trong hòa bình; kéo dài hàng mấy thế kỷ!

Chuỗi sự kiện trên là có thật, dù quân bành trướng có khoác lác bịa đặt thêm gì đi nữa không phải ai cũng tin ngay, kể cả nhân dân TQ, mà sẽ giúp mọi người tập trung tìm hiểu để biết thêm sự thật, và sự thật đó chỉ ra có một điều: TQ là quân ăn cướp biển đảo của một nhà nước có chủ quyền. 

Nhưng thật tiếc cho Việt Nam của chúng ta, bị bao thế lực ngoại bang điều khiển nên dù đã nhiều lần nạp đơn xin làm thành viên LHQ thì là bấy nhiêu lần không thành, nên tiếng nói với thế giới chưa có trọng lượng, người ta chỉ thương hại hơn là giúp đỡ. Chỉ một lần tại cuộc họp 603 ngày 19/09/1952, đơn của Quốc Gia VN được biểu quyết với kết quả 10 phiếu thuận và 1 phiếu chống. Vì phiếu chống của Liên Xô là một thành viên thường trực hội đồng bảo an nên đơn của QGVN bị loại. Đơn của VNDCCH được 1 phiếu thuận và 10 phiếu chống và cũng bị loại.Do đơn của QGVN có số phiếu hơn 2/3 nhưng bị phủ quyết nên Đại hội đồng đã ra nghị quyết bảo lưu sự kiện QGVN đủ điều kiện làm thành viên LHQ.

Chỉ sau khi thống nhất, Việt Nam mới được gia nhập LHQ từ năm 1977, đến bây giờ đã có quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước, tham gia hầu hết các tổ chức của LHQ và làm thành viên không thường trực trong HĐBA.

Trong những ngày qua, Thủ tướng Việt Nam lần đầu tiên có những nghị trình ngoài dự đoán, đã đáp trả bọn bành trướng TQ bằng những lời lẽ đanh thép nhất, xứng đáng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong nước và để mọi người tiếp tục an tâm. 



Tiếc là những biểu hiện của lòng dân đã bị ngăn chận từ những cuộc bạo loạn không biết do ai gây ra, làm giảm dần sức mạnh đáng nên có, và tiếp tục làm một bộ phận dân chúng vẫn chưa an tâm. Vì bọn tham ô, nhũng nhiễu vẫn còn hoành hành, xã hội dân sự chưa phát triển để tập hợp được nội lực. Thời điểm này chỉ có cách toàn dân trong và ngoài nước sống hòa hợp đoàn kết một lòng mới tạo ra được một nội lực đủ sức quét sạch bóng quân xâm lược cả giặc nội xâm lẫn ngoại xâm. 



Dù gì đi nữa, chúng ta nên góp chung bàn tay ủng hộ lực lược chấp pháp ở biển khơi đang từng giờ từng phút đối mặt với quân thù. Hãy động viên họ bằng mọi cách góp phần giữ yên bờ cõi để tiếp tục đưa bọn bành trướng ra tòa án quốc tế dù chúng có làm bộ rút cũng không nhân nhượng vì đường còn dài, "lưỡi bò" vẫn còn đó.



Chúng ta không dại gây chiến, nhưng cũng không hèn nhát để chịu thua ở trận biển đảo này. Trận này nếu làm đúng mực sẽ sáng tỏ luôn cà Hoàng Sa và Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tận thế lỡ rồi không đến, ơi người đọc lại thơ đau:

YÊU TRONG NGÀY TẬN THẾ

thaixuannguyen 
Chuyên mục: Video
             Tôi thường lướt mạng chơi vào những lúc rảnh để đọc thơ, nghe nhạc. Tôi dừng lại ở trang blog của một người không quen vì có họ tên rất ấn tượng với tôi - dòng họ vương giả, quí tộc của một thời phong kiến vàng son :TÔN THẤT. Từ đó tôi quen biết anh Tôn Thất Út ( Mặc dù chưa từng gặp mặt), thường xuyên vào nhà anh nghe nhạc rồi dần yêu mến, quí trọng anh ấy bởi tài năng và nhân cách của anh. Gần đây nhạc sĩ Tôn Thất Út đã viết bản nhạc rất hay về tình yêu để phổ cho bài thơ của tôi - "Yêu trong ngày tân thế". Tôi xin trân trọng giới thiệu cùng anh chị em và bạn hữu để biết thêm về một trái tim đam mê âm nhạc nhưng lại luôn kín đáo nép mình thay cho lời cám ơn nhạc sĩ vì đã mến mộ và đồng cảm với thơ tôi.
 
 
 
 YÊU TRONG NGÀY TẬN THẾ
 
Chỉ còn một đêm nay nữa
Ngày mai là tận thế rồi
Ta yêu nhau đi em nhé
Sao còn hờ hững người ơi
                     Ngay mai hành tinh bốc cháy
                     Muôn loài sẽ hóa thành tro
                     Chẳng còn anh và em nữa
                     Chẳng còn sướng khổ, âu lo. 
Trái đất vốn toàn nước mắt
Cũng tan trong một biển sầu
Chỉ tình yêu là sống mãi
Lời tiên tri nghĩa gì đâu. 
                     Nào ta bay lên em nhé
                     Cháy cùng muôn vạn vì sao
                     Cháy như chưa từng được cháy
                     Thỏa lòng năm tháng khát khao. 
Bài thơ hôm nay anh viết
Gửi về triệu triệu năm sau
Nhân loại mai này sẽ biết
Đêm nay ta cháy cùng nhau. 
                     Nhân loại mai này sẽ biết
                     Ta đang cháy với tinh cầu!
                               HN, 21-12-2012
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang