Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Em ơi Hà Lội phố

BY NTZUNG, ON AUGUST 8TH, 2013
Ngày đầu làm taxi

Đi ngay đường Hà Lội (“dòng sông” Thái Hà, 08/08/2013):

Chiều nay còn mưa:

 
Thuyền thì thừa mà sao không đi (Tràng An 01/08/2013, có 1500 chiếc thuyền nhưng chỉ có vài khách)

Con đường nay anh đi, vào ra hang với động (Tràng An 01/08/2013)

Cùng “địch” chiếm “đồn” (cạnh lô cốt của Pháp xây trên đồi Non Nước, 01/08/2013)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một Thời Đại Văn Học Mới


GS. Phan Văn Giưỡng 

ebookChúng ta đã bỏ lại sau lưng thế kỷ 20. Thế kỷ mới đồng thời cũng là thiên niên kỷ mới mở ra trước mặt với vô số các hứa hẹn thay đổi lớn lao. Riêng trong lãnh vực văn học, những sự thay đổi ấy sẽ diễn ra trong cả ba khía cạnh sáng tác, phát hành và thưởng ngoạn.
Một sự kiện đã trở thành bình thường, hầu như ai cũng biết, là từ mấy năm nay, ngoài hình thức bản in, các tạp chí văn học còn được lưu hành dưới hình thức điện tử, trên mạng lưới vi tính hoàn cầu. Ngay trong phạm vi Việt ngữ, các tạp chí văn học như Việt, Văn, Văn Học, Hợp Lưu cũng như, gần đây, Tạp chí Thơ, cũng đều có trang nhà trên lưới. Chúng ta không có thống kê cụ thể, tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào đồng hồ chỉ số người truy cập thường nằm sẵn trên trang nhà của các tờ báo điện tử, chúng ta cũng dễ dàng thấy ngay là số lượng độc giả trên lưới cao hơn hẳn số lượng độc giả đọc báo dưới dạng in ấn.
Chính số lượng áp đảo của các độc giả vào mạng ấy đã thúc đẩy các nhà xuất bản và các tạp chí lớn trên thế giới đi đến những quyết định táo bạo có khả năng làm đảo lộn hoạt động xuất bản văn học. Đáng kể nhất là sự kiện vào giữa tháng ba năm nay, Stephen King đã thử nghiệm xuất bản cuốn tiểu thuyết ngắn Riding the Bullet của mình chỉ trên mạng lưới vi tính hoàn cầu, chứ không đi kèm với hình thức sách in truyền thống. Kết quả vượt hẳn ra ngoài dự đoán của mọi người: chỉ trong vòng chưa đầy một tháng đã có gần nửa triệu độc giả vào trang nhà của cuốn tiểu thuyết ấy.
Gần đây hơn, tạp chí Heat, một tạp chí văn học tiền phong của Úc, sau mấy năm hoạt động, đã tuyên bố kết thúc sự hiện diện dưới hình thức bản in để, kể từ tháng 7 năm 2000, sẽ chỉ được phát hành trên mạng lưới vi tính hoàn cầu mà thôi.
Song song với việc xuất bản trên mạng lưới vi tính hoàn cầu, từ một hai năm nay, trên thị trường sách tại Mỹ cũng đã xuất hiện những cuốn sách điện tử với nhãn hiệu “The Rocket e-book” hay “The Softbook”. Khổ sách nhỏ, gọn, gần với loại sách in truyền thống, nhưng khả năng chứa đựng thì lại gấp cả hàng chục, thậm chí, hàng trăm lần hơn. Chính vì lượng chứa rất lớn cho nên giá thành của từng đầu sách trở thành vô cùng rẻ.
Các hình thức xuất bản vừa kể tuy mới manh nha nhưng chắc chắn sẽ phát triển mạnh. Trong vòng năm bảy năm hay vài thập niên tới, chắc chắn chúng sẽ làm thay đổi hẳn diện mạo của sinh hoạt văn học trên khắp thế giới.
Nhưng chưa hết. Trong bài “The End of Written Language” trích từ cuốn Compspeak 2050: How Talking Computers Will Recreate an Oral Culture by the Mid-21st Century sắp xuất bản, ông William Crossman tiên đoán là “trong vòng nửa thế kỷ nữa, những máy vi tính biết nói sẽ dẫn chúng ta vào một thời đại văn hoá truyền thống và khiến chúng ta vĩnh viễn từ bỏ cây bút sang một bên.” (The Age Magazine số ra ngày 1.1.2000)
Loại máy vi tính biết nói ấy chính là loại voice-in / voice-out computers. Với chúng, người sử dụng không cần phải dùng tay gõ vào phím như kiểu đánh máy hiện nay mà chỉ cần nói; máy sẽ ghi âm và chuyển tự động chuyển từ âm sang chữ. Khi chuyển sang chữ, máy còn có khả năng sửa chữa các lỗi về ngữ pháp và cả kết cấu để thành một bài viết hoàn chỉnh. Người nhận, nếu muốn đọc thì in ra; còn không thì chỉ cần bấm nút để nghe âm thanh mà thôi.
Đối với nhiều người Việt Nam, những sự tiên đoán trên dễ bị xem là xa xôi và thậm chí huyền hoặc. Nhưng chúng ta không nên quên tốc độ phát triển phi thường của kỹ thuật trong mấy năm vừa qua. Chỉ chung quanh các máy vi tính, tốc độ phát triển có thể làm cho mọi người chóng mặt. Một cái máy vi tính mới toanh mới được mua vào đầu năm; đến cuối năm, hoặc có khi, giữa năm, là đã bị xem là khá lỗi thời. Nếu xem máy vi tính như một thứ thời trang thì chắc hẳn đó là thứ thời trang thay đổi nhanh nhất. Trước những sự thay đổi vượt bậc như thế, mọi dự đoán khoa học đều có thể sẽ thành hiện thực.
Huống gì những khuynh hướng thay đổi ấy rất phù hợp với tâm lý của con người. Hầu hết người ta đều thích nói chuyện với nhau qua điện thoại hơn là viết thư cho nhau. Ngay cả các cặp tình nhân yêu nhau tha thiết nhất, khi xa nhau, vẫn thích cầm ống nghe hơn là cầm cây bút. Các thống kê xã hội học từ cả vài ba chục năm nay, ở hầu như khắp nơi trên thế giới, đều cho thấy đại đa số dân chúng thích xem tivi hơn là đọc sách. Số thời gian người ta bỏ ra để đọc sách báo càng ngày càng ít so với số thời gian người ta ngồi trước màn ảnh tivi. Rõ ràng là các phương tiện truyền thông hiện đại đã lấn át hình thức sách in theo kiểu cũ. Giới cầm bút không còn cách nào khác ngoài việc chuẩn bị tinh thần để đối đầu với những sự thay đổi ấy.
Kể ra thay đổi là một điều tự nhiên. Văn học Việt Nam đã trải qua vố số những thay đổi lớn lao từ trước đến nay. Từ văn học chữ Hán đến văn học chữ Nôm rồi sang văn học chữ quốc ngữ là những chặng đường rất dài và đầy chông gai. Trên bàn tay giới văn nghệ sĩ Việt Nam đã từng có những cây bút lông, bút tre, rồi bút sắt, bút máy, bút nguyên tử… Những năm gần đây, số người có thói quen viết thẳng trên máy vi tính càng lúc càng nhiều.
Những sự thay đổi ấy thế nào cũng dần dần làm thay đổi cả quan điểm thẩm mỹ của cả người viết lẫn người đọc. Trong thế kỷ 21, dù muốn hay không văn học Việt Nam cũng không thể kéo dài tình trạng “gà què ăn quẩn cối xay” được mãi. Nó phải hội nhập vào xu hướng hoàn cầu hoá và phải thay đổi để tồn tại.
GS. Phan Văn Giưỡng
GS. Phan Văn Giưỡng nguyên là Trưởng bộ môn Ngôn ngữ, Văn chương và Văn hoá Việt Nam tại Đại học Victoria; Điều hợp viên tổng quát Chương trình Tiếng Việt trường Ngôn ngữ Victoria, Melbourne; Khoa trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá học, Đại học Hoa Sen; Với bút hiệu Phan Việt Thuỷ là Chủ bút tuần báo Việt Nam Thời Báo, Chủ nhiệm tạp san Việt tại Úc. Hiện đang là chủ nhiệm chương trình Ngôn ngữ và Văn chương, International Baccalaureate, United Kingdom.
Tài liệu tham khảo chính:
-William Crossman, (2000), “The end of written language”, The Age Magazine, 1.1.2000, tr. 18-19.
-Martha Woodall (2000), “The book e-volves”, The Australian, 29.3.2000, tr. 39.
-Malcolm Knox (2000),” The book is dead, long live the e book”, Emag, June 2000, tr. 18-20.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Tin và tức:

Mục đích thật sự của Nghị định 72?

BBC Cập nhật: 09:43 GMT - thứ năm, 8 tháng 8, 2013
Một cà phê Internet ở Việt Nam
Một phần ba dân số Việt Nam hiện đang sử dụng Internet
Mục đích thật sự của Nghị định 72 vốn yêu cầu các cá nhân không được phép đăng lại thông tin từ các nguồn khác đang được diễn giải rất khác biệt.
Chính quyền thì cho rằng Nghị định này nhằm để chống lại sự vi phạm tác quyền tràn lan trên mạng do rất nhiều bài báo hay tác phẩm được người khác đăng lại trên trang của mình mà không xin phép.

Trong khi đó, những người chỉ trích thì cho rằng lý do này chỉ là bình phong để che đậy ý đồ thật sự của những người đưa ra nghị định này: đó là ngăn chặn việc lan truyền những thông tin không có lợi cho chính quyền.

‘BẢO VỆ BẢN QUYỀN’

Nghị định 72 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/7 sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/9 năm nay, theo Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan chủ trì nghị định.
Theo đó, bắt đầu từ thời hạn trên, các công dân mạng chỉ được phép đăng những thông tin cá nhân chứ không được đăng tải tin tức hay bài viết trên các trang cá nhân của mình.
Đáp lại sự bức xúc của dư luận sau khi Nghị định 72 được công bố, ông Hoàng Vĩnh Bảo, cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, đã khẳng định với báo chí trong nước rằng nghị định này chỉ nhằm để ‘đảm bảo bản quyền cho các cơ quan báo chí tránh việc vi phạm bản quyền đang nóng hiện nay’.
“Việc đăng tải nguyên văn những thông tin từ báo chí, trang tin điện tử khác, trang tin điện tử cá nhân không được làm,” ông Bảo được trang mạng VTC News dẫn lời nói.
"Điều tiên quyết, trang tin điện tử tổng hợp phải do tổ chức quản lý."
Hoàng Vĩnh Bảo, cục trưởng Cục phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử
Trong buổi họp báo công bố nghị định trước đó hôm 31/7, ông Lê Nam Thắng, thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cũng nói rõ rằng việc ‘tổng hợp’ thông tin từ các nguồn khác ‘liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ’.
“Nếu muốn trích dẫn, cần phải xin phép và được đồng ý,” ông Thắng được báo chí trong nước dẫn lời nói. Ông cũng nhắc đến một thực tế rằng có nhiều trang trên facebook có mục đích kinh doanh.
Ông Nguyễn Minh Thuyết, cựu đại biểu Quốc hội, thì nói với tờ Wall Street Journal của Mỹ rằng chính quyền nên ‘nói lại cho rõ’ mục đích thực sự của nghị định này mà ông cho rằng ‘không nhằm để hạn chế quyền chia sẻ thông tin’ mà chỉ để ‘ngăn chặn vi phạm bản quyền’.
Mới đây nhất, một thứ trưởng khác của Bộ Thông tin và Truyền thông là ông Đỗ Quý Doãn cũng phát biểu trên trang mạng của Đài Tiếng nói Việt Nam rằng ‘nếu cá nhân biến trang thông tin điện tử của riêng mình thành nơi cung cấp thông tin tổng hợp, thì nó không còn là trang thông tin điện tử cá nhân nữa, mà đã trở thành trang thông tin điện tử tổng hợp’.

THỦ THUẬT TINH VI?

Khả thi không?


Để thực thi nghị định này, chính quyền sẽ cần phải giám sát các thông tin cập nhật của tất cả những người dùng mạng xã hội Việt Nam. Theo thống kê mới nhất thì Facebook có hơn 12 triệu thành viên ở Việt Nam còn Zing Me có khoảng 12 triệu người dùng.

Còn theo thống kê hồi đầu năm 2010 của Facebook thì số lượng các bài viết được chia sẻ trên mạng ở Việt Nam tăng hàng tháng và lên đến hàng tỷ. Nếu nghị định này đi vào cuộc sống thì có nghĩa là mạng xã hội ở Việt Nam chỉ được phép chia sẻ thông tin cá nhân, khiến cho số lượng người lên mạng sẽ giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra nếu nghị định này thực hiện được.

Steven Millwar, techniasia.com
Phát biểu trên của ông Doãn nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa ‘trang thông tin điện tử cá nhân’ và ‘trang thông tin điện tử tổng hợp’.
Đây cũng là một điểm sáng tạo được đưa vào nghị định: phân biệt rạch ròi các loại hình trang tin.
Theo đó, có năm loại hình: báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử cá nhân và trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành.
Từ đó, Nghị định 72 yêu cầu phải chính danh: chỉ có báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp mới được phép tổng hợp thông tin, còn nếu đã mang danh là ‘trang thông tin điện tử cá nhân’ thì không được phép làm việc này.
“Trang tin điện tử tổng hợp phải chịu sự quản lý riêng và phải đầy đủ năng lực tài chính, nhân lực, kỹ thuật... mới được cấp phép là trang tin điện tử tổng hợp,” ông Hoàng Vĩnh Bảo nói cũng trên trang mạng VTC News.
“Điều tiên quyết, trang tin điện tử tổng hợp phải do tổ chức quản lý,” ông nói thêm.
Rõ ràng, ông Bảo khẳng định rằng nếu muốn tổng hợp thông tin thì phải đáp ứng đủ điều kiện, phải được Nhà nước cấp phép và nhất là phải là ‘của tổ chức’.
Điều này gợi nhớ một điều luật ở Việt Nam là cũng chỉ có tổ chức mới được phép xuất bản báo chí và không cho phép báo chí tư nhân.
Nghị định 72 sẽ là một công cụ nữa để chính quyền trấn áp các blogger?
Xét trên quan điểm ‘bảo vệ tác quyền’, có một thực tế là không chỉ ‘các trang thông tin điện tử cá nhân’ mà chính ‘các trang điện tử thông tin tổng hợp’ vẫn thường đăng tải y nguyên các bài viết từ những trang mạng khác mà không hề xin phép.
Ông Bảo cũng nói rằng Nghị định 72 cho phép chia sẻ thông tin mà không vi phạm bản quyền bằng cách ‘trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc’.
Tuy nhiên, nếu đường liên kết đó dẫn về các trang mạng bị chính quyền phong tỏa thì người đọc sẽ khó lòng tiếp cận.
BBC đã cố gắng liên lạc với các ông Bảo, ông Thắng, ông Doãn và ông Thuyết để tìm hiểu thêm về nghị định này nhưng đều không được.
Cho đến giờ, các trang blog cá nhân và các mạng xã hội đã trở thành một nguồn thông tin quan trọng cho các công dân mạng ở Việt Nam. Đây là một hình thức hiệu quả để vượt qua sự kiểm duyệt, tờ Wall Street Journal nhận định.

‘HAI MẶT CỦA VẤN ĐỀ’

Trang mạng techinasia.com, vốn hay theo dõi vấn đề kiểm duyệt trên mạng ở Việt Nam, hôm 2/8 có đăng bài viết của tác giả Steven Millward nhận định rằng Nghị định 72 phản ánh ‘hai mặt của vấn đề’.
Mặt thứ nhất, theo tác giả này, là ‘báo chí Việt Nam phải vật lộn để cầm cự’ bởi vì ‘hành vi cắt dán bài viết của người khác tràn lan’ cho nên Nghị định 72 này là ‘một bước để có cách chế tài hiện tượng này’.
"Rõ ràng ra các quy định chế tài báo chí là tốt hơn là ra một lệnh cấm như thế này."
Steven Millward, techinasia.com
“Ngay cả những trang tin danh tiếng nhất ở Việt Nam cũng cắt dán và chỉ ghi là ‘từ ai ai đấy’ ở cuối bài và họ thấy việc ấy là bình thường,” bài báo viết, “Phần lớn các trường hợp, không hề có đường link (về bài gốc).”
“Điều này thật sự rất khó chịu đối với các cơ quan báo chí thật sự vốn bỏ không biết bao nhiêu tiền bạc và công sức để tìm kiếm và viết nên những bài báo đó để rồi không có được số lượng đọc tương xứng dẫn đến kết quả là nguồn thu quảng cáo không còn bao nhiêu.”
Tuy nhiên, Millward cũng nhận ra được ‘mặt thứ hai’ của Nghị định 72 này là để ‘hạn chế việc chia sẻ tin tức’ giữa các cá nhân.
Tác giả cho rằng nghị định này có thể được sử dụng để truy tố các cá nhân lan truyền những thông tin mà chính quyền cho rằng không phù hợp.
“Nó có thể được dùng là lý do bắt giữ thêm nhiều blogger nữa,” bài báo viết.
“Việt Nam dường như là tấn công vào mạng xã hội và việc chia sẻ thông tin giữa các cá nhân hơn là giải quyết cội nguồn của vấn đề: nạn ăn cắp bản quyền của các trang mạng lười biếng.”
“Rõ ràng ra các quy định chế tài báo chí là tốt hơn là ra một lệnh cấm như thế này.”
_________________

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài của nhà Thơ Văn Công Hùng:

"CHÚNG TA CHIẾN ĐẤU - XÂY DỰNG BAO NHIÊU NĂM, MÀ NÔNG THÔN VẪN KHỐN KHỔ ĐẾN THẾ Ư?..

Văn Công Hùng - Giữa rất nhiều những bất nhân, nhiễu nhương đang xảy ra hàng ngày hàng giờ, câu chuyện và hình ảnh về một ông bố lang thang ở Hà Nội sửa xe, ở trong một cái cống để kiếm tiền nuôi con ăn học, và năm nay có đến 2 đứa con cùng đậu Đại học làm nhói lên trong ta nhiều cảm xúc.

Ông Nguyễn Hữu Định (thực ra ông này mới sinh năm 1961) có đến 2 đứa con đang học Đại học và Cao đẳng ở Hà Nội.

Năm nay, ông lại có 2 đứa con trai cùng đậu Đại học, trong đó 1 đứa là Thủ khoa Đại học Y Hà Nội.

Khỏi phải nói, ông mừng đến thế nào, và cũng... run đến thế nào.

Là bởi 10 năm nay ông bỏ quê lên Hà Nội kiếm tiền bằng cái... bơm và mấy cái cle, mỏ lết cũ.

Ông sửa xe kiếm tiền nuôi các con ăn học.

Và nó chứng tỏ nông thôn chúng ta hiện nay nghèo đến mức nào.

Đi trên các đường ở Hà Nội, gặp rất nhiều người từ quê ra kiếm ăn, họ coi Hà Nội như một cái "thiên đường" có thể kiếm ăn được.

Rất nhiều người ngồi cả ngày không được ai thuê, nhưng họ bảo: Ngày này bù ngày khác, mỗi ngày kiếm được trăm bạc là bằng mấy ở quê rồi.

Chúng ta chiến đấu, xây dựng bao nhiêu năm mà nông thôn vẫn khốn khổ đến thế ư?.

Thì cứ lúa mà suy, cứ cho là trúng mùa đi, thì tính ra mỗi tháng một người nông dân cũng chỉ thu nhập vài trăm bạc.

Mà giá thì cứ vù vù lên, bất kể dân có chịu nổi không, hay nói cách khác, chịu được hay không kệ... chúng mày!

Năm nay đến sáu trăm ngàn thí sinh thi rớt Đại học.

Vậy mà cả 2 đứa con của ông Định vẫn đậu Đại học, mà lại là Thủ khoa.

Thế nhưng nếu biết gia cảnh nhà chúng thì mới càng thương chúng.

Không học thêm, không có điều kiện để chỉ ăn và học, mà ở trường về là lao vào giúp việc mẹ.

Bố thì ở trong cống, ăn mì tôm, cơm nguội... dành từng đồng bạc lẻ nuôi con.

Ngay khi có kết quả thi, rất nhiều nhà mở tiệc linh đình mừng con vào Đại học, thưởng cho con những món rất đắt tiền... thì ông Định lại nằm nhìn lên thành cống suốt đêm không ngủ được.

Vì lo.

Cả 4 đứa cùng học Đại học thì lấy gì mà nuôi chúng.

Tôi cũng là một người bố, cũng thương con đến thắt ruột, nhưng thấy ông Định tôi vẫn kính trọng ông ấy.

Càng kính trọng lại càng thắc mắc, rằng: Tại sao trong xã hội lại có những người khổ đến thế hả giời.

Những người có trách nhiệm có thấy lương tâm mình cắn rứt không nhỉ?.

Riêng tôi, một người cầm bút không giàu, nhưng chắc chắn khá hơn ông Định, thấy cứ nhói lên những xa xót, những nỗi đau âm thầm- mà viết lên đây thì nó không âm thầm nữa rồi, nỗi đau ấy gào thét, nhất là khi thấy những lãng phí, những tham nhũng, những điều tồi tệ đang xảy ra hàng ngày trước mắt chúng ta.

Bác hẹn các cháu, các cháu hãy cố học tiếp cho giỏi, và hãy tự hào với bố mẹ mình.

Bác biết có rất nhiều đứa con chối bỏ bố mẹ vì xấu hổ với thân phận bố mẹ, vì bố mẹ không giàu có như người khác, không làm nghề cao sang như người khác.

Những đứa con ấy chúng không xứng đáng làm người.

Chỉ học thật giỏi, vượt qua những cơ cực hôm nay, các cháu mới có thể trả ơn bố mẹ, dù bố mẹ các cháu không muốn được trả ơn.

Họ đã hy sinh tất cả vì những đứa con.

Nhưng về già họ xứng đáng được đền đáp, bởi chính thành quả của các cháu.

Đừng xấu hổ, không bao giờ được phép xấu hổ bởi thân phận của bố mẹ các cháu nhé.

Ông Định xứng đáng được gọi là người bố vĩ đại...
-----------------

* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của Nhà thơ Văn Công Hùng.

* Hình ảnh minh họa đã được đăng tải trên một số PTTTĐC.

* Chân thành cảm ơn 1 bác tên Việt, đã nhắn việc giúp đỡ cho bác Định vào làm công việc bảo vệ tại Mỹ Đình. Rất mong bạn đọc có nhiều sự giúp đỡ, chia sẻ với bác Định, đặc biệt là ổn định công việc, có chỗ ăn ở - sinh hoạt đàng hoàng và kiếm được thu nhập ổn định, để tiếp tục nuôi 4 con trong gia đình ăn học. Ngay ngày mai (11/8/), tôi sẽ gặp bác Định để bàn ổn định công việc cho bác trong tuần tới đây...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Toa thuốc rất hay để trường thọ, mạnh khỏe cả về tinh thần lẫn thể xác.

I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”. 
II. Bí quyết trường thọ
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình 
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.  
III. Phòng ngừa bệnh tật
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên 
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.
V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải: Phải vận độngPhải biết cườiPhải lịch sự hòa nhã Phải biết nói chuyện vàPhải coi mình là người bình thường.
I. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân
1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí 
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí 
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí 
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí 
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí 
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí 
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.
VII. Hãy Dành Thì Giờ
Mẹ Thêrêsa Calcutta
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ. Đó là nguồn sức mạnh.
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện. Đó là sức mạnh toàn năng. 
Hãy dành thì giờ cất tiếng cười. Đó là tiếng nhạc của tâm hồn. 
Hãy dành thì giờ chơi đùa. Đó là bí mật trẻ mãi không già. 
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu. Ưu tiên Thiên Chúa ban.
Hãy dành thì giờ để cho đi. Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách. Đó là nguồn mạch minh triết. 
Hãy dành thì giờ để thân thiện. Đó là đường dẫn tới hạnh phúc. 
Hãy dành thì giờ để làm việc. Đó là giá của thành công. 
Hãy dành thì giờ cho bác ái. Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.

Làm thế nào để khỏi già?
Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa? Già là một điều không ai tránh khỏi.
 Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào.
  
Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần người vợ mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau:

1. Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già.

2. Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ tạo nên các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm.

4. Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.

5. Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.

6. Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Đến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng.

7. Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.

8. Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.

9. Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Đàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.

10. Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.

11. Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.

12. Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.

13. Xương lão hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.

14. Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần.

15. Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Đến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2% . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.

16. Thính giác suy giảm đi kể từ giữa năm 50 tuổi. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60

17. Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi  Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.

18. Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.

19. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.

20. Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.

Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa?
Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm. - Triệu chứng ít khi rõ rệt, không ồ ạt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm. - Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.

Một số biện pháp làm giảm sự lão hóa:
Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu.

Vì thế muốn giảm sự lão hóa cần phải:

Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.

Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.

Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.

Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng.

Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến…
Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là ‘vương quốc của tuổi thọ’ vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là:

- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau - Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua - Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả - Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa - Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần - Bớt đi xe, năng đi bộ - Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn - Bớt nóng giận, cười nhiều hơn - Bớt nói, làm nhiều hơn - Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.

Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…


Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NÀY "NGƯỜI RỪNG"! VĂN MINH CHƯA HẲN ĐÃ LÀ HẠNH PHÚC


SM - Cuộc giải cứu có tinh thần... săn bắt của Công an huyện Tây Trà, Quảng Ngãi, đã tìm ra 2 cha con người dân tộc Cor trốn bom đạn suốt 40 năm trời tận sâu trong rừng thẳm.

Nhiều người mừng cho họ đã trở về cuộc sống văn minh, nhưng đối với người đàn ông 40 năm hít thở không khí tự do của đại ngàn, văn minh chưa hẳn đã là hạnh phúc.

Cuộc sống và những vật phẩm đời thường của cha con ông Hồ Văn Thanh (82) và Hồ Văn Lang (41), có thể trở thành một câu chuyện gây hiếu kỳ cho những người được cho là văn minh.

Theo ghi nhận của tờ Dân Trí, cách đây 40 năm, căn nhà ông Hồ Văn Thanh đã bị đánh bom, làm vợ và 2 người con của ông chết.

Chạy trốn trong hoảng sợ, ông Thanh ôm con trai lúc đó mới 1 tuổi chạy vào rừng sâu trú ẩn.

Kể từ đó, hai cha con tự tạo ra những công cụ lao động săn bắn tự chế.

Lương thực cây mì, cây bắp, cây lúa.

Áo, khố dệt từ vỏ cây.

Thuốc thang lấy từ thiên nhiên sẵn có.

Nơi ở là một lều nhỏ dựng ở trên cây cổ thụ, có độ cao hơn 6m để tránh các loài thú rừng xâm hại.

Nếu toàn bộ cuộc sống của 2 cha con được ghi lại và rơi vào tay một nhà biên kịch Hollywood, có thể đó sẽ là một bộ phim kỳ thú về sức mạnh sinh tồn, về tình cha con, về mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên.

Không những thế, một “người rừng” không biết tiếng Kinh, hoang mang giữa những người tò mò xa lạ cũng có thể trở thành một bộ phim kể về cuộc sống hiện thực qua con mắt của anh ta.

Đó là cuộc sống của người hưởng thụ sự tự do trong những chiếc hộp bê tông tiện nghi, hàng ngày đi săn bắn trên con thú bằng sắt kêu ra thứ tiếng chói tai píp píp và khói ngột ngạt.

Họ tranh giành thức ăn, quyền lực bằng rất nhiều chiến thuật tinh vi, lắt léo hơn tất cả những gì Mẹ thiên nhiên đã dạy cho “người rừng” trong 40 năm qua.

 Xin chào “người rừng”!.

Chúc mừng anh chính thức bước vào một cuộc phiêu lưu mới trong phần đời còn lại.

Tại đây, thức ăn không hề khó kiếm ngoài việc nguy cơ nhiễm hóa chất khá cao.

Tại đây không có thú dữ, miễn là anh đi sang đường chú ý từ 2 phía, để không bị xe tông.

Nơi trú ẩn ở đây rất ấm cúng, khô ráo, sạch sẽ nhưng không khí khá là ô nhiễm.

Thú vui giải trí tại đây vô cùng phong phú, một trong số đó là ai cũng xem tivi nơi nuôi dưỡng các mơ ước cho tầng lớp thị dân sao cho: Thoát ra khỏi đô thị ồn ào, thoát khỏi các nỗi lo vào bệnh viện bị bác sỹ thờ ơ bỏ mặc, thoát khỏi hóa đơn điện nước đang ngày càng tăng giá, đổ đầy bình xăng mà không thấy ấm ức khó chịu trong lòng.

Nếu may mắn, sau 40 năm hòa nhập cộng đồng, với thu nhập dự tính là hơn nghìn đô mỗi tháng, “người rừng” biết đâu có được khoảng thời gian hưởng thụ cuối đời bằng một chuyến du lịch mang tên: Xin chào bạn đã trở về với thiên đường hoang dã hoàn hảo...
------------

* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BUÔN VUA

Thái Doãn Hiểu

Sau này, mỗi lần đi qua quán Trung Tân của Trạng, tôi lại lặng lẽ mỉm cười trước cái bả lợi danh mà người đời thời nào cũng ham hố. Xưa, Lã Bất Vi từng rấm hạt giống của mình để buôn một ông vua và  thừa tướng họ Lã đã chết bất đắc kỳ tử vì ông vua con do mình lai ghép đó.

Trong các hàng hóa bán mua ở trên chính trường, có lẽ món béo bở có lãi  thượng thặng  là món kinh doanh quyền lực. Món này dễ mất đầu như bỡn nhưng không ai ngán mà từ bỏ nó cả. (TDH)

*
Những ngày còn dạy học trên quê hương  Trạng Trình, chiều chiều tôi (Thái Doãn Hiểu) thường thơ thẩn một mình dạo chơi ngắm cảnh mặt trời tà đỏ ối trên sông Tuyết mà chạnh nhớ đến Phu Tử người hiền.
Có lần đi qua nền cũ quán Trung Tân, tôi bật cười vì một sấm ngôn do một bà tuổi sồn sồn bất chợt xướng lên oang oang cho một bà bạn đi chợ hôm về cùng nghe:
Bao giờ ngựa đá sang sông
Thì dân Vĩnh Lại quận công suốt làng!
Ngựa đá thì làm sao lội qua sông được nhỉ ? Lỳ khôi quá ! Vĩnh Lại là làng của Trạng Trình  rồi, nhưng ai làm quận công mà nhiều rứa ? Cả một làng quận công chứ chẳng chơi ở một xó làng quê nghèo kiết, hiền khô ở mé bể xa tít kinh kỳ này ! Ái chà ! Làng Cổ Am xưa kia đã từng  hiển hách xài sang đến nhiều thế ư cái danh tước hiếm hoi thông thường cả nước may lắm chỉ có độ vài ông.
Tôi đem chuyện này ra hỏi anh Nguyễn Văn Khoảng – hậu duệ xa đời của Trạng. Nhiều sấm ký của Tổ, anh Khoảng rất rành nhưng chuyện này thì ông chánh văn phòng trường cấp III Vĩnh Bảo nghểnh ngãng bảo là không hay. Tôi lại đem hỏi một vài vị cao niên, họ cũng lắc đầu không biết nốt, Và rồi sự tích ngựa nghẽo, quận công đầy quyến rũ trong tâm trí tôi cứ chìm dần vào lãng quên giữa công việc dạy dỗ với chuyện áo cơm ì xèo thường nhật.
Bẵng đi lâu lắm, một dịp tình cờ tôi sang Ninh Giang chấm thi, gặp ở bến đò Chanh một bô lão đầu quấn thủ rìu, quần nâu áo chằng nhưng có cặp mắt tinh lạ không phải mắt người thường, làm nghề chở đò trên sông giải mã cho nghe câu sấm ấy. Ông lão ngoắt cây sào dài khua vào be lộp cộp, đẩy con thuyền nát bơi ngược dòng, ngoặt cái mũi thuyền đã quay sang ngang.
Lão kể:
Khi hồi hương ẩn cư lập ra quán Trung Tân, Phu Tử có sai gia nhân tạc một con ngựa đá đặt ở xế của quán ven bờ sông Tuyết. Con ngựa đá tầm thước sống động nhong nhong tưởng nôn nóng muốn tế vó nhưng nó sợ tấm bia đá đứng cạnh với hàng chữ Nho khắc rất bay bướm như đùa nên bồn chồn đứng yên, bức bối “Hà thời thạch mã độ giang – Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu”. Ngựa đá và bia đá sấm tạc từ năm 1557, trở thành kỳ quan của làng thu hút không biết bao nhiêu kẻ hiếu kỳ tứ phương. Tấm bia và ngựa đá kiên gan đứng đó tắm mưa nắng, gội thời gian như một câu đố bí hiểm sừng sững  suốt hơn hai thế kỷ. Những đầu óc thông thái thời kỳ ấy đoán già đoán non mò không ra lời đáp.
Tới năm 1777, trời làm một cơn đại hồng thủy, đê vỡ, nước ngập lai láng, ngựa và bia đá biến đâu  mất tăm. Dân làng cũng chẳng còn hơi sức đâu để ý đến nó. Họ lo hàn đê, dựng lại nhà cửa, tổ chức lại cuộc sống sau cơn thủy tai. Ba năm sau, một gã nông phu đi thả ống trúm bắt lươn moi được con ngựa đá vùi trong bùn cát bên hữu ngạn Tuyết giang. Đó chính là con ngựa đá của Trạng bị dòng xoáy lũ ném từ tả ngạn quán Trung Tân sang đây.
Chắc có điềm trời báo mộng chi đó, dân làng sợ động đến oai trời nên lập miếu thờ, dựng ngựa đá dậy ngay chỗ huyệt ngựa vừa đào được.
Cái năm “Ngựa đá sang sông” cũng là năm đất nước khốn khổ này xảy ra nhiều thác loạn. Tại Kinh kỳ, ông chúa Trịnh Sâm vì mê đắm bà Chúa Chè Tuyên phi Đặng Thị Huệ, mà bỏ trưởng Trịnh Tông lập thứ đưa đứa con nít ba tuổi đầy sài đẹn con ả (Trịnh Cán) lên ngai làm bọn lính Tam phủ nổi giận. Sâm vừa băng hà là chúng làm binh biến giết Cán, giết luôn cả quận Huy Hoàng Đình Bảo phò Khải lên giá ngay. Cậy công cậy quyền, bọn kiêu binh lộng hành làm đủ trò ngược ngạo. Chúng tỉa dần bọn cận thần tay chân của Khải, con khinh Khải không khác gì đứa nặc nô.
Lúc ấy, ở Đàng Trong, thanh thế Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lẫy lừng sét vang sấm nổ. Chỉ sau mấy trận giao tranh, Nguyễn Huệ diệt tan Chúa Nguyễn. Thừa thắng quân Tây Sơn có Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn đường rầm rộ kéo binh mã ra bắc quét sạch Chúa Trịnh cùng đám kiêu binh bọt bèo làm cho ông vua trẻ Lê Chiêu Thống chạy bạt vía. Quân Tây Sơn thu đất nước về một cõi.
Ông Huệ bấy giờ trong mắt dân chúng, sĩ phu và nhất là cựu thần nhà Lê ở Bắc Hà chỉ là một gã bạch đinh áo vải ấp Tây Sơn, nhờ thời thế ngả nghiêng, chỉ chưa đầy năm đã đạp đổ một vua hai chúa, lên ngôi chúa tể hùng cứ  sơn hà nên vừa sợ, vừa phục, lại vừa khinh. Họ nổi lên như ong như kiến khắp nơi để phù Lê.
Nghe tin tướng Hoàng Phùng Cơ dấy binh ở Sơn Tây, Chiêu Thống lẻn theo họ Hoàng. Vua vừa tới nơi thì Cơ đã bị thượng tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm giết, quân doanh tan hoang. Hoảng hồn, vua khóc như bò con lạc mẹ, trốn chạy về cửa sông Luộc, mong được nương tựa quận công Đinh Tích Nhưỡng. Nửa đêm tới Sơn Nam có tin dữ: ngài Đinh tướng quân, dòng dõi Đinh Văn Tả  tập ấm 18 đời quận công này đã bị đô đốc Ngô Văn Sở đánh tan, phải cuốn cờ  bươn xuống Hải Đông (Hải Dương), Chiêu Thống lại đổi hướng lần mò về phía ấy. Khi sang đò bến Đầm, đức vua bị bọn lái đò họ Trần lột hết cả long bào lẫn bọc hành trang cùng vàng  ngọc quý giá, tống cho một đạp lộn cổ xuống sông, xong chèo đò cút thẳng. May có cận thần Lê Quýnh lén dấu được quả ấn “Truyền quốc bảo”, đang khi chộn rộn nhảy ào xuống sông trốn thoát. Vớt được ngài ngự lên, ông chú họ của đức vua lấy lời yên ủi, dặn dò “Tâu bệ hạ, thế giặc giờ đang cường như con nước lớn. Chúng là hùm beo lang sói. Muốn khôi phục lại giang sơn, bệ hạ không thể cậy trông vào lũ mạt dân Bắc Hà được. Quân tướng triều đình giờ chỉ còn là một đám ô hợp khốn nạn, bám vào chúng chết chìm cả lũ.  Muốn trục được giặc dữ ra khỏi xứ, hạ thần phải lặn lội sang Tàu một chuyến mới xong”.
Lê Chiêu Thống ngoi ngóp trong bụi dứa gai ướt lướt thướt mừng rơn, mếu máo “Phải ! Phải ! Hoàng thúc hãy nên vì sự nghiệp nhà Lê ta mau mau bôn tẩu sang Thanh triều cứu cấp, trẫm sẽ lưu lại trong nước hô hào dân chúng lập một đội nghĩa cử cần vương làm hậu thuẫn cho quan quân Thiên triều”. Lê Quýnh cung kính trả quả ấn vàng cho vua  “Đúng quá ! Hay lắm ! Thần cũng nghĩ vậy. Muốn chính danh phải có quả ấn vàng này trong tay. Bệ hạ nên giữ vật báu cẩn thận để hiệu triệu đắc lực và phong thưởng cho những ai tận trung báo quốc”. Vua ngượng ngùng lận quả ấn vào lưng cải trang giả làm thường dân. Vua tôi sụt sùi chia tay, kẻ ngược lên mạn bắc, người lần mò xuôi về phương nam.
Mờ sáng hôm sau, Lê Chiêu Thống vừa từ một tòa miếu đổ nát nơi ngài nghỉ qua đêm bước ra thì thình lình đã nghe thậm thịch những bước chân người chạy sấn sổ đến trước mặt, hò hét chỉ trỏ om sòm “A ha, đây rồi, anh em ơi, tìm mãi đức vua đây rồi !”. Đầu óc Chiêu Thống nổ đôm đốp, môi  líu ríu chối “Bậy nào ! Vua… Ai vua?! Các bác chớ nói nhảm mà mang tội cả lũ chứ chả chơi đâu !”. Một bọn chục người hò nhau xông vào cõng vua băng xuống thuyền, mặc cho đức ngài khiếp hãi gân cổ lên hết sức cãi. Định thần lại, trời ! Vua nhận ra cái chính bọn cướp ngày hôm qua đã trấn lột mình, tống mình xuống thăm hà bá đây mà.
Thì ra, sau khi khoắng được một mẻ bẫm, chủ thuyền Trần Sinh cho thủ hạ mời Trần Thành – cha hắn đang đỗ thuyền gần đó tới.  Nghe thủng chuyện, lão Trần Thành như kẻ động kinh, trợn tròn mắt, giẫm chân đấm ngực thùm thụp, thét “Cả một lũ chó lợn, ăn phải giống gì ngu độn thế. Tụi bay đã bỏ lỡ một cơ hội nghìn đời có một!”. Bọn thuyền chài quần quày áo cụt nghe chửi mặt thộn cán tàn. Lão Trần tức tối ném phịch cái áo long bào ra trước bấy nhiêu khuôn mặt ngơ ngác, gắt như mắm ruốc “Cướp lấy cái vật gở này làm chi hở trời, lợi lộc gì cho cam ! Bán không ai dám mua, cho không ma nào dám lấy, giữ thì có phải mình mày bị chém bay đầu thôi đâu mà có khi cả tam tộc mồ tổ nhà mày sẽ làm quỷ không đầu”. Bọn thuyền chài thấm sợ, co mình lại trước câu đe rùng rợn.
Vợ Trần Sinh láu táu chen vô “ Hay là bố mày vứt mẹ nó xuống sông ngay đi, rước chi của nợ này trong nhà để chuốc họa vào thân?” Lão già được thể vểnh râu, quắc mắt “Làm thế mà chạy tội được à?”. “Biết xoay xở làm sao hở trời” – Trần Sinh thở dài than. Chờ cho những lời bàn tán lắng xuống, buông một tràng cười tinh quái, lão Trần vuốt râu tủm tỉm “Xưa nay, chúng  mày chỉ biết chài chài lưới lưới, thả câu bắt cá đem ra chợ đổi gạo. Nay, chúng bay có dám cả gan đi buôn không nào ?” “Buôn gì cơ ?” – “Buôn một ông vua !”. Chúng trố mắt kinh dị. Lão ra lệnh “Chúng bay hãy chia nhau sục tìm cho ra cái ông vua mất ngai mà chúng bay đã lột trần như nhộng ấy đem về đây hết lòng phụng dưỡng rồi phò tá ông ta đến chỗ ông ta muốn đi. Khi sóng yên bể lặng, chúng bay tha hồ mà lãnh ơn đền nghĩa đáp, thỏa sức hưởng phú quý vinh hoa. Tao đồ rằng chủ nhân của chiếc áo này phải là thiên đế chân mệnh đâu phải tay tẹp nhẹp, chẳng qua gặp bước lưu ly, khuất khúc nhất thời đó thôi !”. Thật là qủy kế, lão già quả đa mưu túc trí. Bọn chúng hí hửng, đang đêm đỏ đuốc táo tác chia nhau túa ra lùng sục khắp bãi bờ tầm ông vua.
Tìm được Lê Chiêu Thống, chúng dong thuyền áp thẳng về làng Vĩnh Lại, cung kính rước vua lên từ đường thờ tổ, mật báo cho cả họ đến lạy mừng sì sụp. Lê Chiêu Thống mừng sợ ngổn ngang. Ngay trước thiên nhan, cả họ bàn  kế sách ứng phó. Chúng bàn : “Đinh Tích Nhưỡng đang đóng đại bản doanh ở Kim Thành cách xa ta không bao lăm, chỉ độ vài ba chục dặm đường. Nếu ta đưa đức vua về đó, bao nhiêu công lênh họ Đinh phỗng trọn, còn nước mẹ gì cho bọn đánh cá họ Trần ta nữa !”. Một tôn ông ra dáng kên kên bàn góp “Ai bảo đánh cá là nghề hèn mọn ? Gã Trần Lý (Trần Thủ Độ) xưa kia chẳng hành nghề chài lưới đấy sao ? Hắn ta chạy kiếm ăn lần hồi từ Yên Sinh (Đông Triều) đến vùng nước Hiển Khánh, Tức Mặc ven sông Hồng (Hà Nam), qua Bát Xá, Nông (cạnh sông Luộc). Phúc bảy mươi đời nhà gã có đứa con gái nhan sắc Trần Thị Dung gả cho hoàng thái tử Sảm (sau này là Lý Huệ Tông) mà cả họ vớ bở, nhất loạt được phong hầu. Về sau gã ma mãnh tiếm luôn ngai vua họ Lý, khuynh loát bá chủ thiên hạ. Nay, họ Trần chúng ta cũng chẳng thiếu gì tay kiệt hiệt như Trần Thủ Độ. Vận trời đã đổi dun dủi trao đấng quân vương này vào tay bọn ta, lẽ nào bọn ta lại không bắt chước Trần Thủ Độ dốc toàn toàn tâm toàn lực phò vua giúp nước, dại chi cờ đến tay không phất lại đem vào tay cho họ Đinh hưởng ? Mà cái ông tổ họ Đinh tên Văn Tả kia xưa cũng chỉ là một gã khố dây cù bất cù bơ kiến ăn quẩn ven hồ Tây, may nhờ kéo hộ chiếc thuyền rồng vua đi du xuân mắc cạn  được vênh vang võng lọng chứ có hiển hách cái quái gì !”. Nói đoạn, đám họ Trần xếp hàng nhí nhố trước mặt rồng, sụp mọp xuống lạy năm lạy thề sống thề chết phò vua dẹp giặc đền ơn nước.
Trong khi quỳ lạy, một gã chợt trông thấy kim ấn thòi ra ở thắt lưng gần rốn thiên tử. Ông trưởng họ Trần ra dáng khúm núm trịnh trọng xin đức vua trước hãy giáng chiếu phong tước cho mình đã. Có phẩm trật cao sang rồi thì mới mưu bá đồ vương lo chuyện đại sự được, chứ không có cái khoản này thì nói ai người thèm nghe theo ?
Như ngồi trên lưng cọp, hoàng thượng rầu rầu len lét đem các chức “lãnh binh”, “đô đốc” ra biếu tặng. “Lãnh binh”, “đô đốc” là cái thá gì, phải “quận công” cơ, “quận công” mới vẻ vang, mới oai ?”. Chúng  huơ chân múa tay nhất loạt bức bách vua. Cá đã nằm trên trốc thớt, phật ý chúng là bỏ bu, vả đã đến nước này thì “quận công”, “đô đốc”, “tể tướng” hay “thái sư” cũng thế cả thôi, bất quá chỉ tốn công in phẹt cái ấn quẹt son lên tờ giấy bản bọn họ đã thảo sẵn, chứ có mất mát gì. Vị hoàng đế trẻ chậc lưỡi, nuốt vội tiếng thở dài đắng họng, dụ “Phẩm hàm sắc phong là vật báu của triều đình xưa nay chỉ dành ân thưởng cho kẻ có công với nước. Nay, không nỡ phụ lòng trung trinh chí cốt và công cứu mạng quả nhân trong cơn hoạn nạn, trẫm bằng lòng ban thưởng cho các khanh. Nhưng khi được hưởng lộc nước rồi, các khanh phải gắng lập công chớ phụ lòng trông cậy của trẫm”. Roẹt một cái, năm bảy tờ giấy bản đã được vua tự tay áp triệt quốc bảo đỏ lòm. Mấy vị tôn trưởng họ Trần từ phận khố rách áo tải nhảy phốc một cái lên hàng nhất phẩm triều đình.
Thấy thang công danh mấy vị tôn huynh leo dễ ợt, mấy bác nhàng nhàng trong họ đâm ghen, kỳ kèo đòi vua ban cho mình những tước hiệu cao quý hệt như thế. Chiều Thống thành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, lại phải nai lưng ra đóng luôn cho mấy “đạo sắc” nữa.
Tin tức nhanh chóng lan truyền khắp họ. Bọn trai đinh họ Trần thấy cha chú mần ăn ngon ơ, chẳng tốn mấy tí nước bọt  mà kiếm chác được sộp, liền lục tục kéo đến. Chúng quay ra công khích phỉ báng các tôn huynh ích kỷ chỉ biết vun quén cho riêng mình quên béng cả con em. Các tôn huynh ngồi thin thít ngậm tăm. Chúng nhâu nhâu bâu lấy đức vua, đứa lôi trước, thằng giật sau đòi thiên tử thấm nhuần ơn  đã mưa  thì phải tưới cho khắp.
Trót phải trét, Chiêu Thống đành run rẩy mở hầu bao lôi kim ấn ra in la in liệt cho mỗi đứa một đạo sắc “quận công”. Chỉ tước “quận công” thôi, chúng không ưng những thứ khác.
Mặt trời đội bể nhô lên. Công việc in ấn mới hoàn tất. Hoàng đế mệt phờ, mồ hôi ướt sũng lưng. Ngài gượng cười.. Hơn một trăm “quận công” nữa đã sản xuất xong.
Cái làng vạn chài Vĩnh Lại bé xíu, nghèo kiết với những ngư phủ chân đất đầu trần, chữ “nhất” cắn đôi tịt mít, qua một đêm bỗng trở thành “quận công” hết thảy ! Tuyết Giang Phu Tử thánh thật !
Hay tin, hai ông tướng họ Bùi họ Đinh cười gằn nhổ toẹt xuống cái lò quận công láo nháo rơm rác này. Các bác công khanh họ trần nhà ta đành phải đơn thương độc mã cứu nước ! Lê Chiêu Thống chọn đúng lúc sơ hở vuột khỏi tay các vị quý tộc cấp tiến gốc vạn chài, trốn thoát.
Nửa tháng sau, trong  một trận tử chiến ác liệt với quân Tây Sơn trên cánh đồng phía tả sông Luộc, tất cả các vị nhất phẩm của triều đình đó đã bị lưỡi gươm dũng mãnh nhà nghề của thượng tướng Vũ Văn Nhậm khuơ ráo không sót một mống.
Câu chuyện lão lái đò kể chỉ có thế. Cái lối kể mới khúc chiết, hoành tráng và thông thái làm sao. Dân vùng này từ già chí trẻ ai cũng yêu lão, trìu mến gọi lão là Nam Thông. Thế gian quả thực không hiếm người tài ẩn danh. Mười tám năm qua rồi, tôi vẫn nhớ như in cặp mắt trong suốt lem lém như mắt mèo hoang, cùng giọng kể chuyện rỉ rả tan ra trong tiếng mái chèo rơi lõm đõm. Không biết con sông Luộc xanh biếc ấy chảy về đâu ?
Phần nhận xét hiển thị trên trang