Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Joe Biden - “nước cờ” có thể khiến Trung Quốc quay lưng với ông Trump



Dân trí Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, đối thủ nặng ký của Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2020, có thể là nguyên nhân khiến Trung Quốc “xoay 180 độ” với chính quyền Mỹ trên bàn đàm phán thương mại. 
>>Ông Trump tố “con trai Joe Biden từng rời Trung Quốc với 1,5 tỷ USD” 
>>Ông Trump “vạch mặt” đối thủ Biden giữa lùm xùm luận tội 
>>“Người trong cuộc” Joe Biden lên tiếng giữa lùm xùm luận tội ông Trump

Joe Biden - “nước cờ” có thể khiến Trung Quốc quay lưng với ông Trump - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: AP)
6 tháng trước, Trung Quốc đột ngột rời khỏi bàn đàm phán thương mại với Mỹ. Động thái này của Bắc Kinh khiến tất cả mọi người đều ngỡ ngàng, trong bối cảnh hai nền kinh tế thế giới tưởng chừng sắp đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài suốt nhiều tháng.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, các cuộc đàm phán Mỹ - Trung liên tục diễn ra với tần suất ngày càng tăng và đạt được tiến triển đáng kể từ đầu năm nay.
Tới tháng 3, dự thảo thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã đạt được con số ấn tượng là 150 trang. Theo dự thảo này, Trung Quốc cam kết từ bỏ nhiều hành vi thương mại từng bị Mỹ chỉ trích như thao túng tiền tệ, đánh cắp tài sản trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ và bí mật trợ cấp cho các công ty công nghệ cao của Trung Quốc.
Bắc Kinh thậm chí sẵn sàng ủng hộ những thay đổi về mặt cấu trúc, khi nhất trí với những điều khoản thực thi tương tự những điều khoản từng được Mỹ áp dụng với Triều Tiên. Dự thảo cho phép trừng phạt mạnh tay các công ty Trung Quốc hoặc đánh thuế Trung Quốc nếu Bắc Kinh vi phạm thỏa thuận.
Tuy nhiên, một thông báo do Trung Quốc gửi tới Mỹ vào ngày 3/5 đã thay đổi tất cả. Dự thảo thỏa thuận đổ vỡ. Từng nội dung thỏa thuận bị loại bỏ. Những người Mỹ chứng kiến điều này nói rằng, Trung Quốc đã rút lại gần hết những nhượng bộ mà nước này đã đồng ý trước đó.
Phải chăng các nhà đàm phán thương mại Trung Quốc đã bội ước? Có lẽ là vậy, bởi Bắc Kinh từng nhiều lần nuốt lời trong quá khứ.
Tuy nhiên, theo Steven W. Mosher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Khảo sát Dân cư, lý do thực sự khiến Trung Quốc “xoay 180 độ” với Mỹ là một nhân vật có tên “Joe Biden”.
Ông Biden, cựu Phó Tổng thống Mỹ, đã chấm dứt hàng loạt tin đồn kéo dài suốt nhiều tháng khi tuyên bố tranh cử tổng thống vào ngày 25/4. Chỉ vài ngày sau đó, Trung Quốc quyết định “lật lọng” với Mỹ về dự thảo thỏa thuận thương mại.
“Trung Quốc quyết định câu giờ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump, vì họ tin rằng họ sẽ nhận được thỏa thuận tốt hơn nhiều từ Tổng thống Biden trong tương lai”, Mosher nhận định.
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden từ lâu đã là tiếng nói thân thiện, ủng hộ cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Bắc Kinh có nhiều lý do để hy vọng rằng ông Biden, tương tự cựu Tổng thống Barack Obama, sẽ “nhắm mắt làm ngơ” trước các hành vi của Trung Quốc như đánh cắp việc làm hay tài sản trí tuệ của người Mỹ.
Trung Quốc có lẽ cũng chờ đợi rằng, sau khi nhậm chức tổng thống, ông Biden sẽ nhanh chóng gạt sang một bên các hàng rào thuế quan do Tổng thống Trump áp đặt, khiến nền kinh tế Trung Quốc bị tê liệt. Đổi lại, những gì Washington nhận được có thể chỉ là những lời hứa suông từ Bắc Kinh.
Tuy vậy, theo nhà phân tích Mosher, Trung Quốc có một lý do khác để “đặt cược” vào ứng viên tổng thống Joe Biden: Đó là những thỏa thuận “béo bở” mà Trung Quốc đã trao cho Hunter Biden, con trai của ông Biden.
Joe Biden - “nước cờ” có thể khiến Trung Quốc quay lưng với ông Trump - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Phó tổng thống Joe Biden bước ra từ chuyên cơ cùng con trai Hunter Biden và cháu gái tại Trung Quốc tháng 12/2013 (Ảnh: AP)
Trong cuốn sách có tựa đề “Những đế chế bí mật”, tác giả Peter Schweizer đã tiết lộ rằng, Hunter Biden từng bay tới Bắc Kinh trên chuyên cơ Không lực Hai cùng cha mình vào tháng 12/2013. Không lâu sau khi cha con ông Biden từ Trung Quốc trở về Mỹ, doanh nghiệp nhỏ của Hunter đã giành được hợp đồng trị giá 1 tỷ USD với một công ty con của Ngân hàng Trung Quốc. Giá trị hợp đồng này sau đó tăng lên 1,5 tỷ USD.
“Chính quyền Trung Quốc đã rót tiền cho một doanh nghiệp được đồng sở hữu bởi con trai của hai nhà hoạch định chính sách quyền lực nhất nước Mỹ”, tác giả Schweizer viết.
Theo nhà phân tích Mosher, đây chính là lý do khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ đã nắm Joe Biden “trong tầm tay”.
Kết quả của các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Biden hiện là ứng viên nhận được nhiều sự ủng hộ và có thể trở thành gương mặt đại diện cho đảng Dân chủ để đánh bại ông Trump, ứng viên đảng Cộng hòa, trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.
Cơ hội đắc cử của ông Biden càng khả quan hơn trong bối cảnh Tổng thống Trump đang vướng vào vụ lùm xùm liên quan tới cha con ông Biden. Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đã mở một cuộc điều tra luận tội nhằm vào cuộc điện đàm của Tổng thống Trump với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 7.
Trong cuộc điện đàm, ông Trump được cho là đã hối thúc Tổng thống Zelensky khởi động cuộc điều tra nhằm vào cựu Phó Tổng thống Biden và con trai Hunter Biden, người mà ông Trump cáo buộc là có những hoạt động đáng ngờ khi làm việc cho một công ty khí đốt của Ukraine thời ông Biden còn đương chức.
Khi đã “đặt cược” vào Joe Biden, Trung Quốc có thể cứng rắn với các nhà đàm phán của chính quyền Trump.
Mặc dù các quan chức thương mại Mỹ và Trung Quốc đang chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán vào tháng sau, song cơ hội để hai nước đạt được một thỏa thuận thực sự vẫn xa vời.
Phó Tổng thống Mike Pence tuần này thẳng thừng tuyên bố rằng, Mỹ muốn Trung Quốc thực hiện các cải cách đáng kể đối với hệ thống kinh tế của nước này, bao gồm dỡ bỏ các rào cản thương mại, chấm dứt hành vi cưỡng ép chuyển giao công nghệ và trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước.
Trong khi đó, Tổng thống Trump tuyên bố, nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung trước cuộc bầu cử vào năm sau, Trung Quốc thậm chí sẽ đạt được một thỏa thuận tồi tệ hơn nhiều sau khi ông tái đắc cử.
Thành Đạt
Theo New York Post

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc nói họ cần sự lãnh đạo mạnh mẽ nếu không sẽ ‘sụp đổ’



Xuân Thành
Trung Quốc cần sự lãnh đạo mạnh mẽ, thống nhất của Đảng Cộng sản nếu không nước này sẽ “sụp đổ”, chính phủ Trung Quốc nói trong sách trắng chính sách phát hành hôm thứ Sáu (27/9) trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
China's President Xi Jinping addresses the press next to Argentina's President Mauricio Macri (not in frame) after a working meeting at the Olivos Presidential residence in Olivos, Buenos Aires on December 2, 2018. (Photo by JUAN MABROMATA / AFP)        (Photo credit should read JUAN MABROMATA/AFP/Getty Images)
Trong sách trắng vừa phát hành, văn phòng thông tin chính phủ Trung Quốc nói rằng thành công của đất nước này từ khi ĐCSTQ nắm quyền từ 70 năm trước là nhờ vào sự lãnh đạo của đảng.
Trung Quốc có diện tích rộng lớn, có các điều kiện quốc gia phức tạp, và nhiều khó khăn quản trị hiếm khi được nhìn thấy. Không có lực lượng lãnh đạo thống nhất và mạnh mẽ, Trung Quốc sẽ tiến tới chia rẽ và sụp đổ, mang đến thảm họa cho thế giới,” sách trắng nói.
Các nhà chức trách Trung Quốc từ lâu đã biện minh cho việc dùng “nắm đấm thép” trong giải quyết các vấn đề như vụ đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh năm 1989, là cần thiết cho sự ổn định quốc gia.
Từ khi lên cầm quyền vào cuối năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình cứng rắn đã gia tăng thắt chặt quyền cai trị của ĐCSTQ và đàn áp những người có thể thách thức chính quyền.
Ông Tập cũng đã giám sát một chương trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, gây hoang mang cho toàn khu vực.
Sách trắng của chính quyền Trung Quốc nói rằng nước này không tìm kiếm xuất khẩu mô hình phát triển của họ và cũng không muốn nhập khẩu các mô hình nước ngoài, chỉ theo đuổi hòa bình và không “bá chủ”.
Nhân dân Trung Quốc không mang trong mình gen xâm lược nước khác hoặc thống trị thế giới. Trong thời hiện đại, Trung Quốc đã bị các Siêu Cường bắt nạt, chiến tranh và hỗn loạn với những đau khổ mà chúng gây ra đã để lại ấn tượng sâu sắc; Trung Quốc sẽ không bao giờ áp đặt sự đau khổ mà mình đã từng trải qua lên các dân tộc khác.
Trung Quốc sẽ đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày lập quốc vào thời điểm đang gặp phải nhiều thách thức như cuộc thương chiến kéo dài với Mỹ, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và các cuộc biểu tình chống chính phủ không dứt tại Hồng Kông.
Sách trắng của chính quyền Trung Quốc nhấn mạnh nước này sẽ không bao giờ “đánh đổi” các lợi ích cốt lõi của mình và không cho phép an ninh và chủ quyền của mình bị xâm phạm.
Mối đe dọa của các cuộc chiến tranh thương mại và thuế quan tiếp tục gia tăng không có lợi cho việc giải quyết các vấn đề”, sách trắng nói, đề cập tới các tranh cãi về thương mại với Mỹ.
Trung Quốc là nền kinh tế thành thục với hệ thống công nghiệp hoàn thiện, chuỗi công nghiệp hoàn thiện, không gian thị trường rộng và động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ. [Trung Quốc] sẽ không bao giờ bị các cuộc chiến tranh thương mại làm cho suy yếu,” sách trắng khẳng định.
Trung Quốc tự tin rằng mình có khả năng đối mặt với khó khăn, biến khủng hoảng thành cơ hội, và mở ra một thế giới mới.
Sách trắng cũng khuyên rằng Mỹ nên nhìn nhận hợp lý sự phát triển của Trung Quốc, vì Trung Quốc không có ý định thách thức Mỹ và không muốn thay thế Mỹ.
Mỹ không thể kiểm soát Trung Quốc, và họ càng không thể ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc. Kiềm chế và đàn áp các nước khác và chuyển các mâu thuẫn trong nước ra nước ngoài sẽ không giữ cho nước Mỹ mạnh mẽ”.
Xuân Thành/ Trithucvn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dối trá

dối trá

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bloomberg: Nhà Trắng cân nhắc dỡ bỏ hoàn toàn các khoản đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc, dù chiến tranh thương mại dần hạ nhiệt


Bloomberg: Nhà Trắng cân nhắc dỡ bỏ hoàn toàn các khoản đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc, dù chiến tranh thương mại dần hạ nhiệt
Trong số những đề xuất mà chính quyền ông Trump đang cân nhắc, có: huỷ niêm yết các công ty Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán Mỹ và hạn chế mức độ "phủ sóng" của các công ty Mỹ tại thị trường Trung Quốc thông qua các quỹ hưu trí của chính phủ.
Bloomberg đưa tin, các quan chức chính quyền Tổng thống Trump đang thảo luận về những cách thức hạn chế đầu tư vào Trung Quốc. Cụ thể, Mỹ sẽ hạn chế dòng tiền đầu tư vào Trung Quốc, động thái này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hàng tỷ USD đã được rót vào các chỉ số lớn, nguồn tin thân cận tiết lộ.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh quyết định tái đàm phán để đi đến một thoả thuận - nhằm xoa dịu những tác động của cuộc chiến thương mại đã kéo dài hơn 1 năm. Hơn nữa, tin tức này cũng được tiết lộ khi Trung Quốc dỡ bỏ giới hạn với đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
Do đó, việc Mỹ cân nhắc hạn chế đối với dòng vốn có thể sẽ tạo thêm áp lực trong mâu thuẫn thượng mại và ảnh hưởng nặng nề hơn cả hàng trăm tỷ USD thuế quan trừng phạt mà 2 bên đã đưa ra.
Trong số những đề xuất mà chính quyền ông Trump đang cân nhắc, có: huỷ niêm yết các công ty Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán Mỹ và hạn chế mức độ "phủ sóng" của các công ty Mỹ tại thị trường Trung Quốc thông qua các quỹ hưu trí của chính phủ. Hiện tại, cơ chế chính xác vẫn chưa được đưa ra và kế hoạch nào đưa ra cũng phải được ông Trump chấp nhận trước. Theo nguồn tin thân cận, ông Trump là người "bật đèn xanh" cho cuộc thảo luận.
Các quan chức của ông Trump cũng đang xem xét việc làm thế nào để Mỹ có thể đặt giới hạn đối với các công ty Trung Quốc, bao gồm trong các chỉ số chứng khoán do các công ty Mỹ quản lý, dù vẫn chưa rõ họ sẽ thực hiện ra sao.
Cho đến nay, ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc được đưa vào những rổ chỉ số lớn. Chẳng hạn, hàng trăm doanh nghiệp Trung Quốc đã được đưa vào các rổ chỉ số của MSCI kể từ năm ngoái, đây cũng là điều khiến Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Marco Rubio và những nhân vật khác ở Đồi Capitol băn khoăn. Họ ủng hộ việc mạnh tay triển khai các biện pháp hạn chế đầu tư và quy trình xét duyệt kỹ lưỡng hơn đối với các công ty Trung Quốc trong các rổ chỉ số và quỹ hưu trí Mỹ.
Được biết, Nhà Trắng đã thảo luận kế hoạch này với ông Rubio. Họ đang cân nhắc xem liệu có thảo luận lại dự luật ông Rubio đưa ra hồi mùa hè hay không, đó là dự luật gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề làm thế nào để bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ với số vốn được phân bổ vào những công ty Trung Quốc thiếu minh bạch.
Nguồn tin tiết lộ, Nhà Trắng vẫn chưa thảo luận với chính quyền Trung Quốc về vấn đề này. Họ cũng muốn giữ động thái này tách rời với vòng đàm phán thương mại sắp diễn ra. Tuy nhiên, một trong những mối lo ngại lớn của Mỹ là tầm ảnh hưởng "bất thường" của chính phủ Trung Quốc đối với những công ty tư nhân và sự hạn chế của Bắc Kinh trong việc phát hành một số thông tin của các công ty niêm yết Trung Quốc.
Động lực để đi đến cuộc thảo luận này một phần là do sự thúc đẩy từ các nhà lập pháp. Họ yêu cầu Mỹ phải có hành động tương tự với Bắc Kinh. Ngoài ra, thời hạn xem xét đầu tư vào Trung Quốc của quỹ hưu trí của chính phủ Mỹ đang dần kết thúc - do Uỷ ban Đầu tư Hưu trí Liên bang quản lý. Quỹ này sẽ rót hàng tỷ USD vào các công ty Trung Quốc vào năm tới.
Theo nguồn thạo tin, có nhiều đề xuất được đưa ra trong các cuộc thảo luận của tổ tư vấn Tổng thống Trump, trong đó có việc bắt buộc phải tuân thủ luật minh bạch của Mỹ, tạo điều kiện đôi bên cùng có lợi và nhấn mạnh hơn nữa mối lo ngại về an ninh quốc gia đối với một số công ty Trung Quốc mà quỹ sẽ đầu tư. Một trong số đó là các công ty đã được Mỹ xác định là "tác nhân xấu" hoặc đã áp dụng các biện pháp trừng phạt. Cuộc tranh luận vẫn tiếp tục diễn ra với ý kiến các công ty Mỹ có thể sẽ không muốn đầu tư vào các công ty đó kể cả họ có cơ hội.
Hội đồng Kinh tế Quốc gia là tổ chức chủ trì các cuộc họp về vấn đề này, với sự tham gia của Bộ Tài chính cùng Hội đồng An ninh Quốc gia. Đây chưa phải động thái chắc chắn sẽ diễn ra, các cố vấn của ông Trump hiện đang thảo luận về các đề xuất khác nhau và dự đoán về tác động.
Hiện tại, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow từ chối đưa ra bình luận chi tiết về thông tin này. 
Hương Giang / Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

MỘT CUỘC TỌA ĐÀM, HAI THU HOẠCH LỚN


Chiều nay 27.9.2019, tại 53 Nguyễn Du, Hà Nội đã diễn ra cuộc tọa đàm, do Chu Hảo, nguyên Giám đốc NXB Tri thức chủ trì và Lại Nguyên Ân trình bầy về quá trình nghiên cứu các văn bản của Phan Khôi. Thế là mình biết về cả hai nhân vật và khâm phục cả Phan Khôi lẫn Lại Nguyên Ân.
1.Khâm phục Lại Nguyên Ân quá.
Trong khi nhiều người cắm đầu nghiên cứu, xuất bản những tuyển tập của các nhà này, nhà nọ, như tuyển tập Nông Đức Mạnh, để “vừa được ăn, vừa được nói”... thì Lại Nguyên Ân âm thầm suốt 16 năm nghiên cứu về Phan Khôi – một nhân vật “cộm cán” của Nhân Văn – Giai phẩm, mà hơn nửa thế kỷ qua chính quyền muốn vùi lấp đi.
Ông kể rằng, trong khi nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng, đọc những tờ báo trước 1945, bắt gặp những bài báo của Phan Khôi hay quá; những bài viết của Phan Khôi cứ ám ảnh, mê hoặc ông, thế là cùng với nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng, ông miệt mài theo đuổi Phan Khôi. Ông tìm những bài báo, truyện, thơ, sách dịch của Phan Khôi viết từ 1918 đến 1955 khắp các thư viện trong Nam, ngoài Bắc, rồi lần mò sang Mỹ, đọc, chụp bao nhiêu tư liệu; ông nhờ bạn bè khắp nơi ở trong nước, ở Pháp, ai có tự liệu, có manh mối gì cung cấp cho; ông nhờ bạn bè dịch các bài báo của Phan Khôi viết bằng Hán văn, để cố gắng có bộ sưu tập nhiều nhất về Phan Khôi. Ông nghiên cứu chia ra từng giai đoạn, từng chủ đề, biên khảo, chú thích tỉ mỉ, cận trọng với tất cả lòng say mê và trách nhiệm, chẳng nghĩ đến thù lao, danh tiếng... Trong thời buổi đồng tiền làm đảo điên xã hội mà ông cứ chìm đắm vào Phan Khôi suốt 16 năm. Thật khâm phục.
Ông Phan An Sa con út của Cụ Phan Khôi có mặt trong Hội thảo đã thống kê: Ông Lại Nguyên Ân đã tập hợp được 2.481 bài báo của Phan Khôi, in thành 15 tập, tổng cộng 9.194 trang, với 3339 chú thích... Ông nói, Phan Khôi là cha đẻ của những tác phẩm này nhưng đã bị vùi lấp đi hơn nửa thế kỷ, ít người còn quan tâm, ngay cả cháu chắt Cụ Phan Khôi cũng không để ý đến, nên Lại Nguyên Ân là Cha thứ hai, tái sinh những tác phẩm của Phan Khôi! Ông cảm ơn Lại Nguyên Ân và hai người ôm nhau trong niềm xúc động...
2. Càng khâm phục Phan Khôi
Phan Khôi (chữ Hán: 潘魁; 1887 - 1959) sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu). Ông đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi, lại dòng dõi quan lại, đáng lẽ được “quy hoach” vào chức quan nào đó dễ như bỡn. Nhưng ông lại “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” nhưng không “suy thoái” mà trở thành người tân tiến, tự gánh lấy sứ mệnh khai phóng cho dân tộc đang u mê giữa thời hỗn tạp...Ông dùng ngòi bút của mình để viết báo, viết truyện, làm thơ, đủ các thể loại để phê phán hệ tư tưởng Nho giáo; phê phán những hủ lậu của Triều đình; phê phán các thói hư tật xấu của dân mình, của xã hội đương thời và truyền bá những tư tưởng tiến bộ về Dân chủ, Nữ quyền, về nền văn hóa mới, lối sống của xã hội văn minh....Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nói về ông như sau:
"Phan Khôi hiện diện trước xã hội, trước cuộc đời này chỉ với tư cách nhà báo; người ta biết ông chủ yếu qua những gì ông viết ra đăng lên báo chí; nhưng, qua hoạt động báo chí, Phan Khôi chứng tỏ mình còn là một học giả, một nhà tư tưởng, một nhà văn. Phan Khôi là nhà tư tưởng đã đặt ra hàng loạt vấn đề: phê phán Khổng giáo, tiếp nhận tư tưởng Âu Tây, nữ quyền. Ông cũng là một nhà Hán học và Trung Quốc học am hiểu những vấn đề của xã hội Trung Quốc đương thời, ông là một dịch giả đã dịch Kinh Thánh của đạo Thiên chúa ra tiếng Việt, một nhà Việt ngữ học cả ở phần lý thuyết lẫn thực hành, một nhà văn xuôi với thể hài đàm và một nhà phê bình văn học.
Có thể nói Phan Khôi là người thể hiện rõ nhất và thành công nhất chủ trương duy tân kiểu Phan Chu Trinh vào đời sống, nhưng khác với người tiền bối ấy, Phan Khôi hoàn toàn không thể hiện mình như một chí sĩ; ông sống như một người thường trong đời thường, chỉ hoạt động chuyên nghiệp như một nhà ngôn luận, chỉ tác động đến xã hội bằng ngôn luận. Phan Khôi thuộc trong số những trí thức hàng đầu có công tạo ra mặt bằng tri thức và văn hoá cho xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, nhưng đặt bên cạnh những gương mặt sáng láng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Huỳnh Thúc Kháng…, ông thường tự thể hiện như kẻ phản biện, và sự phản biện của ông thường đem lại chiều sâu mới cho tri thức."...
Qua trường hợp Phan Khôi, ta không khỏi ngạc nhiên: trước 1945, “dân ta một cổ hai tròng”, dưới “ách cai trị của Thực dân pháp và Triều đình phong kiến thối nát”, mà Phan Khôi rất TỰ DO: ông làm báo phê phán cả “phong kiến lẫn đế quốc” mà chẳng sao. Ông theo Phan Châu Trinh vào đảng Duy Tân, hoạt động duy tân, nên khi bị bắt bị tù. Ra tù lại viết báo, lập ra tờ báo. Tờ báo ở Hà Nội bị đóng cửa, ông vào Sài Gòn lập tời báo khác; báo Sài Gòn bị đóng cửa, ông ra Huế lập tờ báo mới... Ngày đó báo chí tự do thế đấy; dân 95% mù chữ mà các tờ báo, các nhà báo như Phan Khôi sống ung dung bằng báo in đấy. Nay thì các báo “quốc doanh” phải được nhà nước nuôi, chả thế mà ông Hữu Thỉnh Chủ tịch Hội Nhà văn sung sướng kêu lên: “Anh em ta lại được Nhà nước nuôi rồi”! Lạ quá cơ, kể chuyện ngày xưa, cứ như là nghe chuyện Tương lại!
Nhân vật Phan Khôi lớn lắm, hẳn tiếp tục là đề tài của nhiều Luận văn, Luận án, nhiều công trình nghiên cứu nữa. Mong sao các bạn trẻ đọc Phan Khôi để mình thêm lớn lên, thêm tự hào về Việt Nam ta có những người như Phan Khôi.
(Ảnh 1, Chu Hảo và Lại Nguyên Ân; ảnh 2, ông Phan An Sa phát biểu; ảnh 3, 4,một góc Hội trường)
27/9/2019
Mạc Văn Trang


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Cái bánh chưng của ông Lang Liêu bỗng đâu thành cái bánh vẽ to tổ bố..





Hà nội ùn tắc kinh hoàng. Có cảm giác là mọi người đang tháo chạy khỏi một cuộc chiến bại chứ không phải tham gia một cuộc giao thông.
Lỗi vẫn được đổ cho ô tô - xe máy nhưng hỡi ôi chúng chỉ là những khối cơ khí vô tri. Quy hoạch đô thị và hạ tầng giao thông như ccc cùng với ý thức công dân ngang với âm hộ mới là bố tướng.
Chúng ta không có văn minh đô thị nhưng lại thừa mứa những lề thói làng xã nhiêu khê. Đừng ngạc nhiên khi người ta đun than tổ ong ở chung cư và đốt đống nhấm trên vỉa hè sưởi ấm. Và cũng đừng hoảng loạn khi làng xã ngập ngụa những khối nhà bê tông cùng những bát ngát cánh đồng gái góa.
Với chiến lược lấy l. trâu làm thước ngắm và tầm nhìn không quá 10km như dự báo thời tiết trên VTV thì vĩnh viễn không có gì tươi mới xảy ra trong tương lai gần cả. Có chăng thì cũng chỉ là bóng dáng của con tắc kè hoa biến màu đổi sắc để tồn tại nhằm đạt được tuổi thọ tối ưu mà thôi.
Với năng suất lao động chỉ bằng 7% của người Sing và thua kém cả người Ai-lao thì độ hoang tưởng và huyễn hoặc về phẩm chất dân tộc đã đạt đỉnh cực đại. Lười biếng và thiếu kỷ luật cùng những vô vàn quái thai của thể chế thì cá chép mãi chỉ là phương tiện cho Táo Quân chầu giời chứ hóa rồng hóa phượng thế đóe nào được.
Khởi thủy của dân tộc này là một bọc trứng. Cái gọi là đồng bào ngay lập tức đã bị chia phôi. Kẻ lên rừng đã vung rìu chặt hết cây, người xuống biển đã giã cào xong tiệt cá. Về cơ bản là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mẹ Âu Cơ giao cho và vượt cả chỉ tiêu mà bố Long Quân phó thác. Đất nước thế là trọn niềm vui.
Và cái bánh chưng của ông Lang Liêu bỗng đâu thành cái bánh vẽ to tổ bố để quốc dân cấu véo ăn dần.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thành phố viển vông

Kết quả hình ảnh cho ảnh lưu quang vũ

Có nhiều cách người ta đến với (Lưu Quang) Vũ, mà với nhiều người, LQV có lẽ chỉ là Vũ, như một mối tình không bao giờ nghĩ đến một cái đích, nhưng không bao giờ mất đi. Gọi là mối tình đầu, tình thứ hai hay thế nào cũng được. Quả đúng, bất cứ khi nào yêu được thì hãy cứ yêu đi, đừng băn khoăn gì cả, đừng nghĩ gì ngoài nó. Bởi thế, người đàn bà nào của Vũ cũng là tha thiết tận tim, bàng hoàng cơ thể. Người đàn bà nào cũng có thể tự thấy mình là người xứng đáng với tình yêu hơn hết, khi được Vũ yêu và khi yêu Vũ. Đừng ghen tuông, dù luôn khát khao tuyệt đối, và thường trực ghen tuông, vì tất thảy sẽ là “người đàn bà không có tên”, nhưng như khí trời để thở, như tình yêu để yêu, như thơ để sống… Chẳng có gì không là tận hiến và tận cùng đòi hỏi.

Vì lẽ nào mà Vũ đến với tôi? Không lẽ vẫn là từ người cha yêu thơ theo cách của một kẻ cô đơn tìm đến từ ngữ, có thể chỉ là việc tìm đến từ ngữ. (Cho nên với ông, thơ là Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Lưu Quang Vũ, Tú Xương mà cũng là cả Tố Hữu). Khi tôi 11 tuổi, vừa vào lớp 6, tôi đã thấy tình yêu trong câu chuyện này của bố (mà tôi không bao giờ biết hư thực): Vũ trở về nhà trong đêm sau một chuyến đi xa, đầu đội mũ cát, quần áo bạc bụi đường, mở cửa, và thấy người vợ (là ai?) đùa vui với một người khác, Vũ kéo mũ sụp xuống, lặng lẽ đi ra và không bao giờ quay lại nữa. Tiểu sử của Vũ chẳng bao giờ xác minh cho tôi chuyện này. Đó có thể chỉ là một nhầm lẫn, một mơ hồ của trí nhớ, của bố tôi, và rồi là của tôi. Vũ không phải là Lưu Quang Vũ, Vũ là một nhân vật.

Thế mà đến năm 2003, tôi 17 tuổi, tôi mới được tự mình đọc những bài thơ của Vũ, trong một cuốn sách (Cuốn “Lưu Quang Vũ thơ và đời”, nxb Văn hóa Thông tin 1997, bìa sách đơn giản với hình ảnh Vũ buồn bã, mơ mộng, sâu thẳm mà lại ngây thơ như một cậu bé ở giữa, màu trắng bao quanh) mà tôi mua được khi lang thang giữa trưa nắng gắt một mình, buồn bã, bé nhỏ và luôn hồi hộp, ở một thành phố mà tôi luôn nhớ về nó với câu thơ này: “Thành phố ngày anh mười bảy tuổi; Viển vông, cay đắng, u buồn”. Hồi đó, lớp chúng tôi đặt báo Văn nghệ, và tôi đọc câu thơ đó từ báo. Trong kí ức tôi thuở nhỏ, Hải Dương luôn là một thị xã hơn là thành phố, nơi tôi không bao giờ quên cảm giác lạ lẫm khi xe ô tô chạy qua cái chắn ngang cầu Phú Lương cũ, thường phải dừng lại khi có đoàn tàu chạy qua (mà sau này, chẳng bao giờ được đi ô tô phía cầu cũ đó, cây cầu và chuyến ô tô định mệnh nào đó đã là số phận của Vũ, của Xuân Quỳnh, bé Quỳnh Thơ để Vũ, như Hàn Mặc Tử, không bao giờ già cho nổi trong trí nhớ.). Nhưng Hải Dương hồi 17 tuổi của tôi đã là một thành phố, và không có câu thơ nào với tôi chính xác hơn thế : “Viển vông, cay đắng, u buồn”, dù kẻ nào cũng có thể mượn câu đó để cho là đúng với mình hơn hết. Đó là thành phố nơi tôi bắt đầu những tình bạn đặc biệt mà từ văn chương, chúng tôi kéo nhau lại với đời sống, hay từ đời sống được níu giữ lại nơi miệng vực của tâm trạng dễ tuyệt vọng và sẵn sàng đau đớn của tuổi trẻ mà chúng tôi tìm đến văn chương. Đó là thành phố của những hàng chè “trăm năm” (chè “năm trăm VNĐ/cốc), của những hàng bàng hoa trắng và quả mọng vàng ươm thơm phức trao tay nhau, của nhà ga cũ kĩ những tiếng rao, của những “chợ Con”, của ngõ nhỏ nơi tôi thấy mình như một gã trai “ vào mua bao thuốc/ngồi hút mà buồn tênh/em yêu hay không yêu/việc gì mà phải khổ?”, thành phố của con chim sẻ tóc xù, của bác thợ mộc, của cây táo ra hoa, của cái rạp hát không bao giờ mở cửa để “ngồi trong nhà hát đợi màn lên”, của những quán sách cũ lẻ loi, của hiệu sách sơ sài mà thèm khát…, thành phố của những mùa hoa ngâu rộm vàng ven hồ Bạch Đằng và thơm trong sổ thơ “Nắp đàn khóa sợi dây vẫn hát/Bao giờ ngâu nở hoa”... Thành phố nơi đầu tiên tôi biết tuyệt vọng mà không thôi khao khát lại. Thành phố mà một người bạn đã dành cho tôi những câu thơ này:

Em gầy như huệ trắng xanh
Ngọn lửa nhỏ giữa đôi bờ vực thẳm
Em kì diệu em âm thầm kiêu hãnh
Em cô đơn như biển lạ lùng ơi…

Khi đó, tôi gầy hơn bây giờ nhiều, có lẽ tôi cũng mãnh liệt hơn, cô đơn hơn, khao khát hơn, kiêu hãnh hơn, khi đó tôi chưa bị cái đời sống của nhiều quan hệ giao tiếp cười nói làm che lấp cái tôi, khi đó giữa những người bạn, bao giờ tôi cũng khiến họ vừa yêu thương vừa ngại ngùng không đến gần, khi đó tôi là đứa trẻ lạc loài, xa lạ giữa lớp học ồn ào, là một linh hồn, là một thứ hoa dại… Khi đó, tôi gần như tự thấy mình không có khả năng duy trì một đời sống bình thường giữa mọi người, lúc nào cũng bất ổn, ngổn ngang, thất thần. Sau này, có những lúc, tôi đã sợ sự hoạt bát vui vẻ mà tôi thêm vào gương mặt mình khi đã lân la làm thân với đời sống.

Ở thành phố đó, (chúng) tôi yêu Vũ. Chúng tôi chép tặng nhau những bài thơ của Vũ. Tôi đọc ngẩn ngơ hàng ngày những câu trong bài “Bầy ong trong đêm sâu” như dành cho tôi:

Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh
Thắp một ngọn đèn hồng như ánh lửa
Đêm sâu quá đêm nào biết ngủ
Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi
Mà có ngủ đâu người ta đợi mặt trời
Đợi lâu quá nên để cơn mơ chờ đợi vậy…
… Con ong vàng bé nhỏ đến tìm em
Con ong trắng bơ vơ trong tổ nắng
Con ong đỏ là con ong thơ thẩn
Bay đi tìm hương nhụy mất từ lâu…

Nick yahoo đầu tiên của tôi là ongdo86 mà bạn bè thường đọc là Ông đồ.

Nhiều bài thơ khác của Vũ ám hơn, như những bài về chiến tranh. Nhưng những bài về tình yêu, hay chính là về tâm hồn thật là Vũ của tuổi 17 của tôi hơn. Kể từ đó, tình yêu với tôi thường cũng là dằn vặt, về bản thân mình và về tuyệt đối. Tôi yêu một quả chuông đập giữa hồi chuông vô tận của trời xanh, tôi yêu cách tôi hồi hộp, bồn chốn sống, lúc nào cũng thế.

Nhưng tôi không tin người yêu thơ Vũ có thể trả lời câu hỏi: Vì sao yêu thơ Vũ? Tôi đã nhiều lần bị hỏi câu này, có lần có lẽ đã làm mất toi mấy chục phút phỏng vấn của anh bạn ở đài truyền hình Hải Phòng, vì không sao ghi hình nổi và không sao nói năng suôn sẻ nổi (chỉ vì anh bạn nhất nhất bắt trả lời và bắt đọc thơ, hồi kịch của Vũ được diễn ở nhà hát Tuổi trẻ mấy năm gần đây). Nếu nói đến cách tạo dựng hình ảnh siêu thực, thì sự siêu thực của Vũ không thật quái lạ. Nếu nói cái mới về ngôn ngữ, cảm xúc…

Mọi thứ phân tích dường như là vô nghĩa.

Ở thơ Vũ, người ta có lẽ đã để xảy ra nơi tâm hồn mình sự nhập thân hay sự tự đồng nhất kì lạ, dù người đọc là nữ hay nam, là kẻ cô đơn hay có xung quanh bao niềm vui bè bạn, điều chỉ có khi người làm thơ như trút hết mình nơi đó. Hay Vũ đã “giết” người bằng những từ gây nguy hiểm mà cũng là những từ làm nên sức mạnh của tuổi trẻ, vì nó luôn tìm đến sự sâu thẳm, tận cùng, tuyệt đối, mà không bị màu mè, làm dáng, lão hóa hay sến rớt khi Vũ dùng: bàng hoàng, tận cùng, dằn vặt, bơ vơ, cô đơn… Thơ Vũ và Vũ trẻ, thực sự, ở sự khao khát cái tuyệt đối và sự thất vọng quá sâu đó, nhưng không bao giờ mòn mỏi. Mòn mỏi là trạng thái đáng sợ nhất của đời sống.

Rất nhiều năm sau tôi không đọc thơ LQV nữa, khi tôi lên đại học, Vũ vẫn là một kỉ niệm, một mối tình, mà Lưu Quang Vũ lại là một cái tên kí dưới các bài thơ mà, khi người ta nói đến nhiều thì tôi thấy xa xôi.

Nhưng cái thành phố viển vông cay đắng u buồn ấy, thì mãi mãi còn đeo bám tôi như số phận. Tôi đã hoài niệm nó ngay khi chưa rời xa nó. Cũng như tôi bây giờ vẫn thường bị tách khỏi đời sống hiện tại bằng căn bệnh hoài niệm mãn tính này.

Sao những ngày này, một tiếng nói của bạn cũng làm tôi nhớ đến mềm lại cả không gian Hà Nội bụi bặm này, khi lá bay vàng mặt phố như bầy cá nhỏ đùa bỡn, bằng lăng bỗng muốn nổi loạn và chẳng còn gì đáng kể ngoài tình bạn và tình yêu, (và thơ.)

Tôi chưa tin có người nào viết được về thơ Vũ mà không giết đi thơ Vũ, hay làm một việc thừa. Và thể nào cũng có kẻ ghen tuông với tình yêu tôi dành cho Vũ.

 

Phần nhận xét hiển thị trên trang