Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Người Việt “nướng” bao nhiêu tiền ở nước ngoài?


10/08/2017 - Không chỉ đổ hàng tỉ USD mua nhà ở Mỹ, Úc, Canada, những người có điều kiện tại Việt Nam còn chi hàng chục tỉ USD cho du lịch, du học hay dịch vụ y tế. Nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng tiêu dùng trên không chỉ cho thấy thực trạng “chảy máu ngoại tệ”, mà còn là lời cảnh báo cho các DN Việt khi đã và sẽ “mất khách” nếu không chuyển mình.

Người Việt Nam chi 7-8 tỉ USD/năm đi du lịch nước ngoài. Ảnh: Khánh Hoà
Tour nội địa chưa đủ hút khách, người Việt chi 7-8 tỉ USD du lịch nước ngoài. Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong năm 2016 có khoảng 6,5 triệu lượt khách Việt ra nước ngoài du lịch, tăng khoảng 15% so với năm trước, và chi tiêu từ 7-8 tỉ USD.

Đối với việc chi tiêu được cho là khá cao của người Việt khi du lịch nước ngoài, ông Đặng Thanh Tùng - GĐ Công ty Neworld Travel - cho biết, khách Việt luôn nằm trong top những khách hàng tiềm năng của các nước lân cận. Đặc biệt, mức chi tiêu mà mỗi du khách Việt dành mua sắm đều trên 1.000USD/người tại các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan… Chưa kể mức chi tiêu sẽ cao hơn rất nhiều nếu du khách đi tour tại các nước Châu Âu.

Ngoài việc các dịch vụ tour tại nước ngoài có chất lượng ổn định và giá hợp lý, du khách Việt mạnh tay chi tiêu mua sắm còn bởi các mặt hàng gia dụng, đồ điện tử, quần áo đều đảm bảo “hàng chuẩn”, không có “giá trên trời”.

Ông Lê Đình Chiến - Tổng thư ký Hiệp hội Lữ hành Việt Nam - cho rằng, người Việt thường có tâm lý “sính ngoại”. Điều này dẫn tới thực tế là mỗi lần có dịp ra nước ngoài người Việt luôn tranh thủ mua sắm vì cho rằng mua ở nước ngoài hàng mới chuẩn. Thêm nữa, các nước khu vực Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan... đều có những “chiêu thức” bán hàng độc đáo nhằm thúc đẩy chi tiêu của du khách khi đến đây.

Trong khi đó, chất lượng tour du lịch nội địa còn không ít vấn đề, chưa kể bản thân một số đơn vị cung cấp dịch vụ cũng có tâm lý “sính ngoại” thích khách Tây hơn khách Việt. Do đó, để không “chảy máu ngoại tệ” và có thể giữ chân khách Việt, các DN du lịch cần đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện thái độ phục vụ, đảm bảo dịch vụ chất lượng, môi trường sạch và an toàn.

Tìm nơi trú ẩn, “tuồn” hàng chục tỉ ra nước ngoài mua nhà

Hiện, chưa đơn vị nào có thể thống kê được lượng tiền người Việt đổ ra nước ngoài để đầu tư BĐS. Dư luận chỉ giật mình chú ý tới xu hướng này khi Hiệp hội Quốc gia Chuyên viên địa ốc Mỹ (NAR) công bố báo cáo “Hồ sơ hoạt động quốc tế về bất động sản tại Mỹ năm 2017” với con số 3,06 tỉ USD của người Việt. Và khi nhìn lại, người ta mới thấy Việt Nam đã đứng trong danh sách 10 quốc gia có công dân mua nhà đất tại Mỹ nhiều nhất thế giới từ 5 năm nay và xu hướng này chưa hề thay đổi. Ngoài Mỹ, Australia, Canada cũng là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư BĐS Việt Nam.

Ngoài số tiền đầu tư mua nhà tại Mỹ, người Việt hàng năm còn chi hàng trăm triệu USD đầu tư vào Mỹ theo diện EB-5. EB-5 là chương trình đầu tư định cư, hay còn gọi là chương trình EB-5, là một phần trong hệ thống di trú Hoa Kỳ. Dự án này cho phép bạn đầu tư tối thiểu 500.000USD vào tài sản hoặc các hạng mục kinh doanh đã được chính phủ Mỹ phê duyệt và hoàn vốn sau khi có thẻ xanh vĩnh viễn và khi tham gia, nhà đầu tư sẽ có được thẻ xanh cho cả gia đình và sau đó chính thức trở thành một công dân Mỹ.

Theo thống kê của Cty Tư vấn đầu tư EB-5 có văn phòng giao dịch tại phố Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội), số lượng visa định cư Mỹ diện đầu tư EB-5 gia tăng từ 121 visa (năm 2014) lên 280 visa (năm 2015) và 334 visa năm 2016. Với số lượng visa mới này, Việt Nam đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc.

Trao đối với PV Lao Động tại buổi giới thiệu đầu tư EB-5, đại diện Cty tư vấn EB-5 cho hay, lượng khách hàng chủ yếu của Cty này tương đối đa dạng.

“Trước năm 2015, doanh nhân vẫn chiếm ưu thế trong lượng đầu tư nhưng đến năm 2016 đã có sự thay đổi, mở rộng đáng kể. Đứng sau doanh nhân là lượng quan chức từ các tỉnh, bộ, ngành tham gia ngày càng đông hơn. Tuy nhiên, với các đối tượng này (quan chức) họ thường không đứng tên trực tiếp mà thông qua con ruột” - đại diện Cty này cho biết.

Y tế, giáo dục - lĩnh vực hút tiền người Việt

Ngoài BĐS và du lịch, giáo dục và y tế được nhận định là hai lĩnh vực hút tiền ra nước ngoài nhiều không kém. Theo một số liệu chưa chính thức của Nhóm Công tác Giáo dục và Đào tạo (Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên VBF), số lượng học sinh Việt Nam ra nước ngoài học hằng năm ngày càng tăng cao. Hiện nay, có hơn 110.000 học sinh du học ở 47 quốc gia với mức học phí từ 30.000USD-40.000USD mỗi năm. Ước tính, người Việt Nam, mỗi năm chi khoảng 3 tỉ đô la Mỹ để có được nền giáo dục quốc tế.


Người Việt tốn rất nhiều tiền để ra nước ngoài chữa bệnh. Ảnh: T.C.A

Tương tự trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế ước tính mỗi năm người Việt chi 2 tỉ USD chữa bệnh ở nước ngoài. Ngoài các dịch vụ y tế ở Singapore và Thái Lan, người Việt Nam có điều kiện tài chính có xu hướng đi Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc để khám chữa bệnh, do nền y tế của các nước trên đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh không phải chờ đợi và dịch vụ chăm sóc người bệnh chu đáo, tận tình.

Nhiều chuyên gia đánh giá đây là một nghịch lý bởi lẽ y tế Việt Nam đã tạo được những bước đột phá mạnh mẽ, nhưng vẫn chưa “giữ chân” được người bệnh ở trong nước. Về mặt kỹ thuật, bác sĩ Việt Nam đã triển khai nhiều kỹ thuật y khoa tương đương ở nước ngoài, nhiều bác sĩ người nước ngoài sang Việt Nam học tập, khi Việt Nam đưa robot vào phẫu thuật cột sống (triển khai ở Bệnh viện Việt Đức) thì cả Đông Nam Á chưa nước nào áp dụng hay Bệnh viện Răng Hàm Mặt T.Ư chỉ cần triển khai thành công và làm thường quy một kỹ thuật liên quan đến tái tạo xương hàm mặt là đã giữ chân được 500 người Việt không phải ra nước ngoài chữa bệnh...

Trong khi năm 2016, ngành du lịch Việt Nam đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26% so với năm 2015 và tăng gấp 2 lần so với năm 2010, tổng thu từ khách du lịch đạt 417 nghìn tỉ đồng.

7 tháng đầu năm 2017, lượng khách quốc tế đã đạt 7,25 triệu lượt, tăng 28,8% so với cùng kỳ, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 307 nghìn tỉ đồng, tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2016.


http://laodong.com.vn/kinh-te/nguoi-viet-nuong-bao-nhieu-tien-o-nuoc-ngoai-690929.bld

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Để Hội Nhà văn HN không phải tổ sinh hoạt hưu trí


09/08/2017 “Tôi chẳng hãnh diện gì khi mãi là người trẻ nhất” - nhà thơ 37 tuổi Vi Thùy Linh nói. Theo chị, tuổi cao và tư duy không đổi mới sẽ kìm hãm sáng tạo. Với hơn 90% hội viên không còn trẻ, tuổi trung bình hội viên khoảng 60 tuổi, hội Nhà văn Hà Nội phải đối mặt với vấn đề già hóa trong đội ngũ. Đâu đó ví von Hội như tổ sinh hoạt của các cụ hưu trí, bởi hoạt động nào, sự kiện gì của hội cũng toàn thấy những mái đầu bạc áp đảo.

Những mái đầu bạc luôn áp đảo tại các hoạt động của Hội. Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Đếm không nổi 5 người thuộc thế hệ 8X

Nhà thơ Vi Thùy Linh có 21 năm làm nghề văn chương, là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội 17 năm nay, và là hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam 10 năm nay. Nhưng chị bảo “Tôi chẳng hãnh diện gì, khi lúc nào mình cũng là người trẻ nhất: Tôi trẻ nhất trong tư thế được kết nạp, trẻ nhất khi được vào Hội, trẻ nhất được đọc tham luận hôm nay… Mà tôi đã 37 tuổi rồi!”

Thi sĩ nổi loạn một thời cho biết, chị đã cố gắng đếm, thế hệ 8X như chị có không nổi 5 người trong số hơn 600 hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Vi Thùy Linh nhận định, ranh giới trẻ – già không nằm trong chứng minh thư, tuổi sinh học của mỗi nhà văn, nhưng sinh lực cũng có ảnh hưởng tới sức sáng tạo của người cầm bút.


Vi Thùy Linh nhận định, tuổi sinh học cao, cùng tư duy thiếu đổi mới sẽ “kéo chậm, ghì vít” sáng tạo người cầm bút.

“Dân số già là một vấn đề đối với bất cứ tổ chức nào. Tại sao chúng ta không coi trẻ là sung sức? Khi họ đang trẻ, hãy trao cho họ cơ hội, chức trách, để họ trưởng thành, cống hiến” – Vi Thùy Linh đề nghị.

Đau đáu với thực trạng già hóa đội ngũ, tác giả Dệt tầm gai không quên nhìn lại thế hệ mình. Theo chị, người trẻ cầm bút không thiếu, có những người trẻ trong Hội, nhưng họ vẫn chưa mặn mà lắm với các hoạt động của Hội.

Quyết trẻ hóa đội ngũ

Về tầm quan trọng của người trẻ trong Hội, nhà thơ Hữu Việt – thành viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội – nhận định: “Nói cho cùng ra, chất lượng hội viên sẽ quyết định chất lượng sáng tác. Phải có người trẻ thì mới có thế hệ kế cận, hội viên trẻ sẽ làm nên chất lượng sáng tác của văn học trong tương lai”.


Các thành viên Ban chấp hành mới coi phát triển hội viên trẻ là mục tiêu trọng tâm của nhiệm kỳ 2016-2020. Ảnh: NT.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến ở nhiệm kỳ 11 là trưởng ban Công tác Nhà văn Trẻ của Hội, đến nhiệm kỳ này là Phó Chủ tịch Hội, nên ông rất coi trọng phát triển hội viên trẻ. Ông khẳng định: “Đời sống văn học trẻ chính là hơi thở của văn học tương lai đất nước. Chúng tôi hứa công tác văn trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Hội, nhằm bồi dưỡng lực lượng kế cận, đương đại”.

Nhằm thực hiện mục tiêu, Phó Chủ tịch Hội đưa ra một số giải pháp cụ thể: “Năm 2015 chúng ta có hội nghị viết văn trẻ sau 22 năm gián cách. Nhưng ngay trong nhiệm kỳ này, Ban chấp hành Hội sẽ tổ chức hội nghị viết văn trẻ luôn”.

Theo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, nhà văn trẻ chưa nhiều người chú trọng các hoạt động của Hội, nên Ban chấp hành mới sẽ tạo các sân chơi, sinh hoạt cho người trẻ như hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật.

“Một giải thưởng văn học dành cho người trẻ, cây bút mới sẽ được thực hiện hàng năm. Giải thưởng này cùng các hoạt động nhằm khuyến khích các cây bút trẻ đang sáng tác trên địa bàn Hà Nội tham gia vào Hội” – Nguyễn Việt Chiến nói.

Tân Chủ tịch Hội, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, khẳng định phát triển hội viên trẻ là một trong các mục tiêu chính của Hội trong nhiệm kỳ mới. Nhằm trẻ hóa đội ngũ, bà Thu Huệ đưa ra giải pháp, sẽ tìm kiếm các cây bút mới, có tài năng, sáng tạo mời tham gia Hội chứ không chờ họ làm đơn, xét duyệt.

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

Nữ nhà văn nhận số phiếu bầu cao nhất để vào ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội, đồng thời bà cũng là Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2016-2020.


Tần Tần
http://news.zing.vn/de-hoi-nha-van-hn-khong-phai-to-sinh-hoat-huu-tri-post770034.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tự do hàng hải Biển Đông là lợi ích chung của Việt Nam - Hoa Kỳ và nhân loại


HỒNG THỦY
(GDVN) - Bộ trưởng James Mattis hoan nghênh cam kết cũng như vai trò lãnh đạo ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Reuters ngày 9/8 đưa tin, trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm nay khẳng định rằng:

Hợp tác quốc phòng Mỹ - Việt đang phát triển mạnh mẽ, dựa trên những lợi ích chung, trong đó có tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông.

Tuyên bố của Lầu Năm Góc về chuyến thăm này cho hay, Bộ trưởng James Mattis hoan nghênh cam kết cũng như vai trò lãnh đạo ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Năm tới, một tàu sân bay của quân đội Hoa Kỳ sẽ thăm cảng quốc tế Cam Ranh.

Đây là một trong những thỏa thuận hợp tác mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng Năm vừa qua. [1]

Bản tin trên website Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm nay cho biết:

Hai bên thống nhất các hoạt động nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương trong năm tới, bao gồm mở rộng hợp tác hải quân, tăng cường chia sẻ thông tin, hợp tác giữa cảnh sát biển hai nước...

Hai Bộ trưởng khẳng định, quan hệ hợp tác quốc phòng Mỹ - Việt đang góp phần thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu.

Mối quan hệ này được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung, trong đó có tự do hàng hải ở Biển Đông và trên toàn cầu; tôn trọng luật pháp quốc tế, công nhận chủ quyền quốc gia của nhau. [2]

Tự do và an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông không chỉ là lợi ích chung của Việt Nam và Hoa Kỳ, mà còn là lợi ích chung của khu vực và quốc tế.

Điều này đã được Mỹ, Australia, Nhật Bản xác nhận lại một lần nữa bên lề Diễn đàn ASEAN năm nay tại Philippines hồi tuần trước.

Cũng giống như Việt Nam, Philippines và các nước ASEAN, tuyên bố chung của Ngoại trưởng 3 nước Mỹ, Australia và Nhật Bản ủng hộ tiến trình đàm phán bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông có tính ràng buộc pháp lý.

Tuyên bố chung còn phản đối mạnh mẽ các hành động đơn phương, áp đặt, cưỡng đoạt có thể làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.

3 vị Ngoại trưởng Mỹ, Nhật, Úc còn kêu gọi các bên yêu sách ở Biển Đông kiềm chế, không tiếp tục bồi lấp đất đai, xây dựng tiền đồn, quân sự hóa các cấu trúc tranh chấp, không thực hiện những hành động đơn phương gây ra biến đổi thực trạng ở khu vực chưa phân định.

Thậm chí trong cuộc gặp đầu tiên giữa tân Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, ông Taro Kono đã không ngại kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế trong các hoạt động xây dựng, quân sự ở Biển Đông.

Ông Taro Kono nói rằng, Bắc Kinh nên tìm hiểu cách thức ứng xử như một cường quốc khi gặp ông Vương Nghị. 

Phản ứng của Ngoại trưởng Trung Quốc là: "Thẳng thắn mà nói, chúng tôi rất thất vọng khi nghe ý kiến của ngài". [3]

Cá nhân người viết cho rằng, những diễn biến mới nêu trên cho thấy giá trị và sức sống mãnh liệt của Phán quyết Trọng tài 12/7/2016 cũng như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Cho dù được nhắc tên hay không, việc các nước cùng kêu gọi một COC "có tính ràng buộc pháp lý", hay bảo vệ hòa bình, an ninh, ổn định và luật pháp quốc tế, tự do hàng hải - hàng không ở Biển Đông là những minh chứng rõ nét.

Chắc chắn rằng đây sẽ là một quá trình đấu tranh lâu dài để công lý trở thành sự thật. Bởi trong quan hệ quốc tế xưa nay, công lý không tự nhiên từ trên trời rơi xuống.

Đó cũng là quá trình đàm phán, phân tích, đấu tranh giữa các quan điểm khác nhau về một số vấn đề pháp lý.

Chúng tôi cho rằng mọi nhận định chính trị hóa các hoạt động này đều không có ích gì cho việc bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp và lợi ích chung của các bên.

Biển Đông là nơi có một trong những tuyến đường hảng hải huyết mạch trọng yếu hàng đầu thế giới, do đó hòa bình, an ninh và tự do hàng hải - hàng không ở Biển Đông là tài sản chung của nhân loại.

Bảo vệ và giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh, luật pháp, tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông là trách nhiệm chung, không một quốc gia nào có thể xem nước khác là "người ngoài" để mình dễ bề thao túng, như lập luận của Trung Quốc. [4]

Tài liệu tham khảo:

[1]https://www.reuters.com/article/us-japan-defence-idUSKBN1AO03F

[2]https://www.defense.gov/News/News-Releases/News-Release-View/Article/1272572/

[3]http://www.philstar.com/headlines/2017/08/08/1726712/japan-china-testy-exchange-over-tokyos-south-china-sea-remarks

[4]http://news.xinhuanet.com/english/2017-08/08/c_136509446.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÀ VĂN ẤY VÀ BẠN ĐỌC CHÚNG TÔI


Các bạn quý mến! Đây là bài viết nhiều góc độ về chúng tôi sau khi anh Thân mất. Một bạn đọc mê viết, rất chân tình, công phu. Cảm ơn anh Đỗ Phả (người đọc điếu văn giúp tôi, chính là anh Mai Quỳnh) và phu nhân, chị Hậu, luôn đứng bên tôi suốt từ hôm ấy đến nay. Bài dài, 2 kỳ nha các bạn.
NHÀ VĂN ẤY VÀ BẠN ĐỌC CHÚNG TÔI
Quý mến tặng Nhà văn Dạ Ngân
Mai Quỳnh

Nhà văn tài năng và đức độ ấy – Nguyễn Quang Thân – đã đột ngột từ giã cuộc đời này trong niềm tiếc thương vô hạn của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và bạn đọc của anh.
Bài Điếu văn do tự thân người bạn đời, bạn văn của anh – Nữ sĩ Dạ Ngân viết; cùng hàng chục bài báo trong và ngoài nước đã nói lên mối quan hệ thân thiết gắn bó anh với mọi người. Còn với bạn đọc chúng tôi thì sao?
1.Nhà văn – Bạn đọc
Một sáng Thứ Bảy cuối Xuân 2011 tại Thư viện Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi; đông đảo bạn đọc trong Câu Lạc Bộ đọc sách nóng lòng chờ giao lưu với Nhà văn của tiểu thuyết Hội Thề, một tác phẩm vừa được trao Giải A Hội Nhà văn, đồng thời cũng đang làm nóng lên dư luận khen chê trên mặt báo.
Tôi ra ban công lầu 1 ngó xuống cổng ra vào. Xe cộ nườm nượp qua lại. Những chiếc xe con đủ loại tạm dừng một chút rồi lại vụt đi về hướng sân bay. Tôi chờ một chiếc xe con như thế chở nhà văn tới. Phải là một người ăn mặc tươm tất mở cửa xe bước ra, tay xách chiếc cặp da đen nhánh hay chiếc samsonite thời thượng. Chờ mãi, chờ mãi không có chiếc xe con nào rẽ vào cổng... Một tiếng reo khẽ: anh Thân tới rồi. Tôi ngó xuống, chiếc Honda đời 82! Người ngồi trên xe tầm thước, áo pull xanh sẫm, quần jeans bạc màu dắt xe vào bãi. Bạn Phạm Thế Cường chủ trì cuộc họp, đón anh. Hai người bước nhanh lên cầu thang vào phòng. Bên vai anh trĩu nặng cái túi bạc màu đựng chiếc laptop to đùng. Bỏ chiếc mũ bảo hiểm ra, treo vào mắc, để nguyên cái túi nặng trên vai, anh vui vẻ bắt tay các vị đứng tuổi ngồi hàng trên và chắp tay chào khắp lượt, không quên nói thật to lời cảm ơn. Mái tóc đã bạc nhưng da dẻ thật hồng hào, đôi cánh tay rắn chắc lấy nhanh cái máy ra đặt trước mặt. Tất cả chăm chú quan sát nhà văn. Dáng vẻ bình dân, cử chỉ thân thiện, nét mặt cởi mở đã xua tan không khí khách sáo thường có; chúng tôi lại gần nắm tay anh thật chặt, chào đón anh như chào đón người thân t đi xa trở về. Thư viện chưa khi nào đông như thế. Học sinh, sinh viên, cán bộ, nhà giáo và một số bậc trí giả cao niên, trong đó có vị Linh mục Công giáo, chủ nhân một tủ sách xưa quý hiếm.
Người chủ trì nói lời mở đầu rồi giới thiệu tôi, với tư cách một bạn đọc cao tuổi phát biểu đôi lời. Tôi “trích ngang” đôi nét về anh:
Nguyễn Quang Thân, Nhà văn yêu quý của thiếu nhi với Chú bé có tài mở khóa mà hai đưa con tôi hồi nhỏ giấu bố mẹ chui lên gác xép đọc suốt đêm đến sáng.
Nguyễn Quang Thân, Cây truyện ngắn xuất sắc đương thời với những cái tên in đậm dấu ấn: Người không đi cùng chuyến tàu, Vũ điệu của cái bô...
Nguyễn Quang Thân, Nhà tiểu thuyết đã có tới 4 đầu sách được phát hành rộng rãi: Lựa chọn, Một thời hoa mẫu đơn, Ngoài khơi miền đất hứa, Con ngựa Mãn Châu và hôm nay là Hội Thề.
Nguyễn Quang Thân, Nhà biên kịch với Cây bạch đàn vô danh đã làm nhức nhối bao con tim khán giả. Cần thêm, kịch bản Hội thề cũng nhận được Giải thưởng kịch bản phim hay nhất nhân 1000 năm Thăng Long.
Nguyễn Quâng Thân, Nhà báo sắc sảo thường xuyên xuất hiện trong những mục bình luận phản biện của Tiền Phong, Thể Thao Văn Hóa, Nông Thôn Ngày Nay, Phụ Nữ Thành Phố HCM…
Tôi kể câu chuyện nhỏ vui vui. Năm 1962, chàng cán bộ thủy lợi Nguyễn Quang Thân được mời dự Lớp bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà văn tổ chức 2 năm ở Quảng Bá – Hà Nội. Sau khóa học, cầm giấy giới thiệu đến Ty Thủy lợi tỉnh X. nhận việc. Ông Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ đứng tuổi, giương mục kỉnh lên nhìn lướt qua dáng dấp chàng trai trẻ, bảo: “Về đây, cậu không phải làm gì cả. Lĩnh lương, muốn đi công trường nào tớ viết giấy giới thiệu cho đi rồi về khu tập thể ăn, ngủ và viết. Thế thôi”. Tôi nêu cả tên ông Trưởng phòng ấy, hình như ông Lê Công Nhân thì phải. Phòng họp ồ cả lên, thời ấy, sao lại có cơ quan ưu ái nhà văn trẻ như thế nhỉ. Anh Thân ngó tôi cười.
Trong không khí thân tình cởi mở như thế, cử tọa nêu câu hỏi về Hội Thề. Dồn dập những ý kiến dẫn chứng, báo này viết thế này, báo kia viết thế kia. Có bạn giở chồng báo trước mặt, có bạn lật những trang giấy ghi chép từ trước, các bậc trí giả thì điềm tĩnh giở mấy trang sách Sử. Nhìn khung cảnh ấy mà vui. Thời buổi này, còn có mấy người lưu ý đến văn hóa đọc như ở buổi giao lưu này? Anh Thân chăm chú lắng nghe, không sổ sách , không ghi chép gì hết, chỉ thỉnh thoảng ngó qua laptop, ngón tay gõ nhẹ lên bàn phím. Nhiều câu hỏi quá, dài quá, tôi phát hoảng, sợ anh quên, vội lấy giấy ra gạch đầu dòng những câu hỏi chính để nếu cần thì nhắc anh. Có mối lo khác lớn hơn. Trong những tờ báo xếp chồng trước mặt một số cử tọa kia, rất nhiều bài phê bình Hội Thề theo cái cách “đập cho một nhát chết tươi”, nhiều bài viết suy diễn ra ngoài phạm vi văn chương, gán cho tác giả điều này, tiếng kia. Tôi biết trong số ấy có người đã từng là bạn thân thiết với anh Thân, đã từng cùng anh trăn trở trên các trang bản thảo, đã từng “tâm đầu, ý hợp”. Mà nay... Tôi sợ anh sẽ không kìm được cơn giận, nổi nóng, nói này, nói nọ khi không có mặt các vị ấy ở đây thì buổi giao lưu sẽ thất bại, tiếng đồn đại sẽ không cánh mà bay nhanh, bay xa.
Tôi ngó sang anh, anh vẫn lướt ngón tay trên bàn phím, nét mặt bình thản. Rồi anh đứng lên xin phép cử tọa cho anh ngồi nói chuyện. Anh lần lượt trình bày (tôi dùng từ trình bày mà không phải từ đối đáp) từng vấn đề bạn đọc đặt ra. Điềm tĩnh, tỉ mỉ, cẩn trọng, anh gõ máy tính, dẫn từng trang, từng trang trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Tình huống này, sách Sử viết thế này, nhà văn hư cấu thế này. Làm như thế, nhà văn tôn nhân vật kiệt xuất ấy lên hay hạ thấp nhân vật ấy xuống? Tình huống kia, nhà văn viết như thế là tôn trọng cái cốt lõi của lịch sử hay xuyên tạc lịch sử?. Còn đây, những trang sử thành văn ngắn gọn, khô khan - anh đọc một hồi, và đây những dòng văn tiểu thuyết mặn mà, sinh động - anh lại đọc, giọng đọc truyền cảm. Cứ như thế, anh không quên một câu hỏi nào, một chi tiết nào cử tọa nêu ra, anh thuyết phục người nghe bằng lập luận logic, bằng trí nhớ siêu đẳng và sự chân thành, thẳng thắn của anh. Tôi thở phào nhẹ nhõm, gấp những tờ giấy ghi chép lại.
Phong cách đàng hoàng, tự tin, rất “văn hóa”. Mỗi khi nhắc đến những ý kiến phê bình gay gắt của người này, người kia, anh chỉ nêu nội dung, không đả động đến tên người viết; không, hoàn toàn không. Và, tất nhiên, trước cử tọa đáng quý như thế, Nguyễn Quang Thân không thể nào buông lời phê phán cá nhân, cho dù người đó đã viết những lời thậm tệ về anh trên mặt báo.
Lúc giải lao, cùng đứng bên cửa sổ, tôi ngỏ lời cảm ơn anh. Anh không nói gì, rít một hơi thuốc thơm rồi hỏi vui: Ông lấy ở đâu ra câu chuyện ông Trưởng phòng Tổ chức thế? Tôi cười bảo: thì cái anh Internet nó mách tôi chứ còn ở đâu nữa, làm sao tôi dám bịa chuyện. Anh lại cười to.
Tôi hỏi anh cầm tinh con gì? Thì Hợi đó, Ất Hợi, “Ất biến vi vong” ông nhớ chưa?. Đấy, mỗi lần tên tuổi mình có trong các giải thưởng là bị đánh tơi bời!
Họp tiếp cho đến trưa. Các bạn trẻ thỏa mãn, các bậc trí giả gật gù, mọi người tuần tự đến bắt chặt tay anh. Chúng tôi mời anh xuống căng-tin dùng cơm. Uống chút bia, ăn qua loa, anh tiếp tục nói những ý chưa nói hết, anh dẫn Alexandre Dumas, dẫn Aleksey Tolstoy, những đại văn hào Pháp và Nga viết tiểu thuyết lịch sử trứ danh. Trưa nắng gắt, Cường muốn mời anh nghỉ lại, anh khoát tay: “Mình còn chạy xe tốt mà, chở Dạ Ngân đi đây đi đó suốt có sao đâu” Hỏi, thế Dạ Ngân đâu. Anh cười “Tọa đàm chứ đâu phải thảm đỏ Hollyood mà đi đôi để cặp tay và chụp ảnh!” Mọi người cười vang.
Từ buổi giao lưu đáng nhớ đó, tôi tự nhủ: cái tinh thần Tự Do, Dân Chủ, Bình Đẳng đã được rèn giũa trong suốt quá trình hình thành nhân cách Nguyễn Quang Thân. Anh viết - quyền của anh. Người ta phê anh - quyền của người ta. Anh với họ: bình đẳng, không được nhân danh này nọ mà “cả vú lấp miệng em”. Anh với họ: dân chủ. Anh được nói, tôi có quyền đáp lại. Trong văn chương cũng như trong đời thường, không thể áp đặt! Riêng trong phê bình văn học nghệ thuật thì cần vừa lý, vừa tình; đặc biệt không được lợi dụng phê bình để nhân danh nó đem ngòi bút vấy bẩn ngôi đền văn chương thiêng liêng cao quý của công chúng!
Tháng sau, CLB tổ chức giao lưu với nhà văn Dạ Ngân xung quanh cuốn tiểu thuyết đang được bạn đọc mến mộ Gia đình bé mọn. Vẫn áo pull quần jeans bạc màu, chiếc honda cũ mèm, anh chở trên xe “người phụ nữ của anh”. Cả hai cùng nhanh nhẹn bước lên lầu, vào phòng họp. Dạ Ngân đi nhanh về phía các chị. Phụ nữ thật dễ thân nhau, chuyện trò như đã quen từ lâu. Anh Thân về chỗ trước, vừa ngồi xuống đã mở ngay laptop. Nhưng hôm nay không phải dùng đến cái kho tư liệu này. Mỗi người một khía cạnh khác nhau, bạn đọc phát biểu đón nhận những nhân vật mới, đời sống xã hội mới thể hiện trong cuốn truyện mà các tác phẩm trước đây còn thiếu vắng. Bạn đọc dõi theo thật kỹ số phận từng nhân vật, hỏi thăm chi tiết. Khuynh hướng nghiêng về phía coi Gia đình bé mọn là cuốn tự truyện của hai nhân vật chính: Mỹ Tiệp và Viết Đính. Chăm chú nghe ngóng, một mặt anh Thân vui vì nhận ra tác phẩm của Dạ Ngân đã thật sự đến được với công chúng, nhất là các chị vốn khó tính; mặt khác, thấy lo có sự hiểu chưa thấu đáo một tác phẩm văn học hư cấu; nó phải khác với tự truyện. Ý kiến mọi người đã vãn, anh nhã nhặn xin ngỏ đôi lời. Anh lưu ý bạn đọc cái “ý nghĩa xã hội” mà tiểu thuyết thể hiện, nó rộng hơn, sâu sắc hơn tự truyện đơn thuần. Lúc này, laptop lại có ích; anh tìm kiếm và đọc trích đoạn những bài phê bình trên báo trong và ngoài nước về cuốn GĐBM đó. Anh dừng lại lâu hơn ở bài của nhà văn Mỹ Wayne Karlin. Bài viết có tựa đề “Nhân vật đi cùng số phận đất nước”. Nguyễn Quang Thân trích: “Hành trình của cái “gia đình bé mọn” của Tiệp trùng với hành trình của đất nước nàng từ đoạn chót của chiến tranh Việt-Mỹ đến thế kỷ 21, từ ngày đầu cuộc giải phóng và tái thống nhất đất nước (ít nhất cũng cho bên chiến thắng) đến sự vỡ mộng và suy thoái do những chính sách hậu chiến có tác dụng khuyến khích tham nhũng, sự làm ăn kém hiệu quả, tiếp tục lòng hận thù giữa kẻ thua người thắng và cuối cùng là đến tận thời Đổi mới, thời kỳ được cho là đất nước đang hướng tới sửa chữa nhiều sai lầm trong quá khứ - khi thành công khi không nhưng luôn luôn phải đối mặt với những phức tạp mới” v.v...Nghe anh Thân đọc, tôi ngượng. Ừ nhỉ, mình là người trong nước mà sao không có được nhận thức sâu sắc như nhà văn Mỹ ấy nhỉ! Đọc văn không dễ chút nào! (Bài này do chính anh Nguyễn Quang Thân chuyển ngữ rất nhuần nhuyễn, đang lưu trong Hồ sơ báo chí NQT-DN).
Sẽ không thừa khi ở đây, tôi tỏ lời ngưỡng mộ lớp người cùng trạc tuổi anh. Chiến tranh liên miên làm cho sự học ở trường dang dở, các anh đã tự học, miệt mài tự trau dồi kiến thức, trong đó ngoại ngữ là hàng đầu. Nguyễn Quang Thân không chỉ thông thạo tiếng Pháp, mà còn biết cả tiếng Nga và tiếng Anh nữa. Ở độ tuổi ngoài tám mươi, anh còn dự tính tự học tiếng Hungary, nơi hai con trai anh, Phương Đông, Thanh Hiên cùng vợ con định cư ở đấy đã lâu.
Hai buổi giao lưu Nhà văn - Bạn đọc thành công, nói cho đúng nhờ tri thưc uyên thâm của nhà văn, đã đành, nhưng điều cốt tử phải là sự trân trọng bạn đọc đủ mọi tầng lớp, là cốt cách văn hóa ứng xử - điều Nguyễn Quang Thân và Dạ Ngân nhắc nhở nhau hằng ngày. Không ai có thể bình tĩnh mãi trước những câu chữ chình ình trên mặt báo chí thóa mạ mình. Anh Thân cũng vậy thôi. Sau này, tôi được biết, chính Dạ Ngân luôn giúp anh hạ hỏa. Đối lại, đôi khi anh lại muốn vợ cùng anh tặc lưỡi, xuề xòa, kệ, chấp làm gì chúng nó!
Cũng từ đó, mới 6 năm thôi, vợ chồng tôi trở thành fan của đôi vợ chồng nhà văn ấy. Thư viện tư nhân đồ sộ của Phạm Thế Cường ở Gò Vấp cho tôi mượn đọc hầu hết tác phẩm của anh chị.
Từ quan hệ Nhà văn – Bạn đọc, tác phẩm của anh chị đã nâng quan hệ giữa chúng tôi thành Nhà văn – Bạn tâm giao.
(Còn tiếp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHiều năm trước đã có tin về Huy Đức:

Blogger Huy Đức bị buộc thôi việc

Filed under: Tự do ngôn luận — hoangquang @ 2:57 chiều 
Tags: 
RFA 27.08.2009
&Ngừng hợp đồng’ vì bài “Bức tường Berlin”- BBC
RFAÔng Huy Đức, một phóng viên của tờ Sài Gòn Tiếp Thị, đồng thời là người thực hiện blog mang tên Osin vừa bị buộc thôi việc.
Giao diện trang Blog Osin.
Giao diện trang Blog Osin.
Hãng tin AP cho biết Huy Đức là một trong những blogger nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Ông bị buộc thôi việc vì lãnh đạo Đảng không hài lòng với những điều mà Huy Đức đã viết trên blog của ông.
Trả lời AP, một Thư ký toà soạn của tờ Sài Gòn Tiếp Thị là ông Trần Công Khanh cho biết, sau khi Huy Đức đưa lên blog Osin bài viết về Bức tường Berlin, chỉ trích chính sách của lãnh đạo Liên Xô đã tạo ra sự bất hạnh cho dân chúng Đông Âu trong một thời gian dài, đồng thời gọi công trình phân chia Đông Đức với Tây Đức là “bức tường ô nhục”, tờ Sài Gòn Tiếp Thị thấy rẳng, không thể sử dụng Huy Đức lâu hơn.
Ông Trần Công Khanh tiết lộ là Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã lập một danh sách, hệ thống cả trăm bài thuộc loại “có vấn đề” mà ông Huy Đức đã từng viết trên blog, cũng như trên báo.
AP dẫn tự sự của Huy Đức trên blog Osin cho biết, Huy Đức làm báo 21 năm và đã nhiều lần bị buộc thôi việc.
Tự sự của Huy Đức
Trong một Entry trên trang blog của mình hôm 26-8, Huy Đức xác nhận anh đã bị mất việc, không còn là ký giả. Tuy nhiên Huy Đức vẫn huy vọng sẽ có cơ hội trở lại với nghề báo. Dưới đây là nguyên văn bài viết của Huy Đức:
Làm Osin
Ô Sin // August 26 2009 //
Từ 25-8, tôi không còn là phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị. Trong 21 năm làm báo, tôi đã từng bị mất việc nhiều lần.
Thất nghiệp không phải là một trạng thái nhẹ nhàng, nhất là mất việc ở nơi mà mình yêu thích. Nhưng, đôi khi người làm báo vẫn phải có những quyết định không phải do mình lựa chọn.
Tôi thừa nhận, đây là một thời kỳ khó khăn. Trên trang web BBC, GS Carlyle Thayer nói: “Từ khi ông Tô Huy Rứa vào Bộ Chính trị hồi đầu năm ngoái, người ta thấy có một sự mài giũa trông thấy đối với báo chí chính thống”.
GS Thayer có lẽ gần đây chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với ông Rứa và tình hình Việt Nam. Tác giả bức tranh báo chí hiện nay không phải hoàn toàn là Ban Tuyên giáo.
Tôi không có ý định chia tay với nghề báo. Nhưng, đây là thời gian thích hợp để tôi viết lại một vài chương sách, làm một vài việc mà tôi cảm thấy như là món nợ với một người đã khuất.
Tôi tin là mình sẽ có cơ hội trở lại với báo chí chính thống sau khi hoàn thành những công việc này.
Báo chí, cho dù của nhà nước thì vẫn là một tài sản của xã hội.
Báo chí phải là nơi chuyển tải những bài viết trung thực, những phân tích, phản biện; những bài viết mà người làm báo tin rằng nó phụng sự xã hội.
NGỪNG HỢP ĐỒNG VÌ BÀI “BỨC TƯỜNG BERLIN
BBC
Nhà báo Huy Đức được biết đến qua trang blog thu hút độc giả
Nhà báo Huy Đức được biết đến qua trang blog thu hút độc giả
Báo Sài Gòn Tiếp Thị xác nhận với BBC đã “ngừng hợp đồng” với nhà báo Huy Đức, vì cho rằng “tòa soạn không cùng quan điểm” với bài báo của ông.
Ông Trần Công Khanh, Tổng thư ký tòa soạn, giải thích quyết định của tòa soạn được đưa ra sau khi nhà báo Huy Đức đăng bài Bấm “Bức tường Berlin” trên blog Osin của mình ngày 23/08.
Bài viết kể về câu chuyện 20 năm ngày sụp đổ bức tường chia đôi nước Đức, bày tỏ một số nhận định bị cho là trái với quan điểm chính thống ở Việt Nam.
‘Đi ngược hệ thống’
Nói chuyện với BBC hôm thứ Năm 27/08, ông Trần Công Khanh giải thích quan điểm của ông Huy Đức trong bài “không đồng nhất với tờ báo, nhất là sau khi anh công bố trên blog bài Bức tường Berlin”.
“Hai bên thỏa thuận anh ấy không còn ký hợp đồng với tờ báo nữa.”
Trên blog cá nhân, ông Huy Đức cho hay ông không còn là nhà báo của SGTT từ ngày 25/08.
Khi BBC liên lạc, ông Huy Đức đã từ chối bình luận và nói rằng “nếu muốn nói gì sẽ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước” về trường hợp của ông.
Ông Trần Công Khanh từ SGTT nói thêm: “Cơ quan báo chí ở Việt Nam là công cụ, vậy thì làm sao người lao động lại có quan điểm khác với chủ lao động?”
“Blog là quyền tự do, chúng tôi không can thiệp. Những bài anh viết trước đây, bên này không quan tâm.”
“Nhưng khi anh bày tỏ thái độ khác, tờ báo lại là công cụ của nhà nước, hai bên phải thỏa thuận không thể làm việc với nhau nữa.”
Ông Khanh khẳng định đây là quyết định riêng của tòa soạn, chứ không có sự can thiệp từ cấp trên.
Ông cũng cho hay cho dù đã thôi hợp đồng với tòa soạn, ông Huy Đức vẫn giữ thẻ nhà báo và có thể cộng tác sau này với SGTT.
Ông nói: “Tổng Biên tập chúng tôi đã nói anh ấy không bị cấm viết, nên vẫn có thể tổ chức để anh ấy viết cho SGTT.”
Trong một bản tin phát đi ngày hôm nay, hãng tin AP trích lời ông Trần Công Khanh nói thêm chi tiết là Ban Tuyên giáo Trung ương đã “than phiền” về 100 bài blog và bài báo của ông Huy Đức.
AP nhận xét ông Huy Đức, với blog có tên Osin, đã “thử thách giới hạn của tự do ngôn luận ở Việt Nam, thường xuyên đưa các bài chỉ trích lãnh đạo và chính sách của chính phủ”.
‘Xúc động’
Một người bạn của ông Huy Đức, nhà thơ Đỗ Trung Quân, cũng đang công tác ở SGTT, nói “nếu là vấn đề của báo chí đáng ra phải là vấn đề của Ban Tuyên giáo nhiều hơn”.
“Tôi hơi băn khoăn, thậm chí tôi hơi thực sự lo ngại vấn đề không còn thuộc về Ban Tuyên giáo như cách của anh Huy Đức nói trên blog về bài nghỉ việc, chúng ta phải hiểu theo nghĩa khác, và cái điều nay thì tôi hơi lo đấy.”
Đánh giá về bài Bức tường Berlin nhà báo Huy Đức viết trên blog, ông Quân nói ông “xúc động” với tư cách là nhà thơ.
Ông nói với BBC: “Lần đầu tiên tôi biết có danh sách những người lính Đông Đức đã không bắn vào đồng bào của mình mà tự sát. Tôi rất xúc động. Tôi cho là người đọc cần được thông tin.”
“Đó là thông tin, không phải là chống đối,” ông Quân nói.
Trong bài trên blog, nhà báo Huy Đức kể:
“Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do.”
Ông kết thúc bài viết bằng câu: “Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do.”
Trên blog của nhà báo Huy Đức, cho đến cuối ngày hôm nay, đã có hàng trăm bình luận của độc giả sau khi nghe tin ông không còn làm ở báo SGGT.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090827_huyduc_work_termination.shtml

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Huy Đức đang tung ra con át chủ bài để tấn công Chủ tịch nước Trần Đại Quang?


Tuệ Giác












ĐBND - Từ một thông tin lăng nhăng trên mạng xã hội về ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, chỉ sau vài giờ, hàng loạt báo đã có bài “đào bới xới lộn” những gì liên quan đến ông Trần Bắc Hà… Và cứ theo như “khẩu khí” của nhiều bài báo, thì có lẽ ông Hà sắp bị bắt… Mặc dù, đã có những đính chính rõ rằng về thông tin này, nhưng chỉ trong 1 ngày thị trường chứng đoán đã mất đi 2 tỷ USD bởi những đồn đoán thiếu căn cứ này. Đó được gọi nôm na là “sức mạnh” của truyền thông. Nắm bắt được phương pháp đó, Huy Đức đang tận dụng triệt để phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình.

Với bao năm hành nghề “bán chữ nuôi thân”, Huy Đức sẽ dễ dàng nhận thấy thứ tự ưu tiên của những đối tượng mà giới truyền thông thường tập trung săm soi là, thứ nhất là chính khách, thứ hai là doanh nhân và thứ ba là người đẹp. Bên cạnh đó, cộng thêm việc biết tận dụng sức mạnh của mạng xã hội từ số lượng lớn người theo dõi trên facebook cá nhân của mình, mới đây, Trương Huy San ( Ô sin Huy Đức) đã có một chia sẻ tung tin rằng, “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán…”. Và tất nhiên, thông tin này đang được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi.

Khoan hãy bàn về mục đích mà Huy Đức đăng tải những thông tin này, chỉ cần đọc những tin tức này đã có thể khẳng định ông ta đang vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Bởi thông tin về sức khỏe của lãnh đạo cấp cao là tuyệt mật, nó liên quan đến tình hình chính trị và lợi ích quốc gia. Khi chưa có thông tin chính xác mà Huy Đức lại dám đăng tải thì rõ ràng ông ta đã có hành vi xuyên tạc, công kích, hạ uy tín của lãnh đạo nhà nước. Bên cạnh đó, giả sử nếu có việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang bị bệnh phải đi chữa mà Huy Đức lại công khai như vậy sẽ vi phạm vào tội làm lộ lọt bí mật của nhà nước và đây chính là miếng mồi ngon cho các cơ quan tình báo nước ngoài khai thác để tấn công Việt Nam và những thông tin này tất nhiên cũng sẽ gây hoang mang, chia rẽ lòng dân.

Xét về việc là một công dân đón nhận thông tin lãnh đạo cấp cao nhà nước bị bệnh, lý thường nếu không có thái độ tích cực về vấn đề này thì cũng không thể nào trù dập người khác bằng cách yêu cầu vị lãnh đạo đó phải có sự chuẩn bị bàn giao công việc. Cách diễn đạt này đã bộc lộ ý tứ của Huy Đức rõ ràng trong việc mưu đồ đảo chính Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Trong thời điểm nhạy cảm về chính trị như hiện nay, đã có những thông tin đồn đoán, xuyên tạc, cố ý gán ghép việc Chủ tịch nước được cho là bị bệnh với việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, để xuyên tạc rằng, Chủ tịch nước đang bị ai đó chi phối. Những thông tin ấy được bung ra liên tục và dày đặc khiến dư luận hoang mang. Và khi những câu hỏi đó đang luẩn quẩn trong đầu không ít bạn đọc thì Huy Đức lại tung ra một “miếng mồi”, khẳng định, Chủ tịch nước đang bị bệnh. Nếu để ý kỹ thì sẽ thấy rằng, dường như những lời đồn đại trước được bung ra chỉ để dọn đường dư luận, nhằm làm đòn bẩy cho Huy Đức tung ra con át chủ bài cuối cùng của mình. Và mục đích cuối cùng của Huy Đức đó là việc mong muốn Chủ tịch nước bị thay thế. Thiết nghĩ, với một người có thành tích về việc bán chữ nuôi thân như Huy Đức thì việc công kích này chắc hẳn có bàn tay của ai đó đứng sau chỉ đạo? Đã có không ít thông tin về việc Huy Đức là tình báo của Trung Quốc? (Tham khảo thêm tại đây).

Cho tới thời điểm hiện tại những thông tin mà Huy Đức đưa ra vẫn không ngừng được chia sẻ, gây ra sự hoang mang của dư luận. Rõ ràng, trong sự việc này Huy Đức đang rất thành công trong việc dẫn dắt dư luận. Chính vì thế, yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc để đưa ra những thông tin chính xác về sự việc này, tránh những hậu quả lớn hơn có thể xảy ra và đặc biệt phải có những biện pháp cứng rắn để nghiêm trị những kẻ chuyên tung tin xuyên tạc này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỨ GIẢ BÓNG TỐI


Luân Lê

SỨ GIẢ BÓNG TỐI

Những kẻ ngu, hoặc giả ngu để bảo vệ lợi ích của mình bằng cách nói những điều ngu xuẩn thì đầy rẫy trong xã hội.

Mạng xã hội đã biến thế giới trở nên bằng phẳng và không giới hạn, mọi tri kiến thức đều được chia sẻ và nhanh chóng tới mức chỉ trong một cái chớp mắt. Đó là bước phát triển vượt bậc về sự kết nối hoàn hảo cho nhân loại trên trái đất nhỏ bé này.

Đọc những dòng phát ngôn trên ảnh đây, bỗng tôi lại nhớ đến câu chuyện một sứ giả triều Nguyễn sang phương Tây để mở mang tầm mắt, khi trở về đã bẩm báo vua quan trong sự hoảng hốt rằng, mặt trời (thực ra là chiếc bóng điện) treo đầy trong nhà và "ngựa sắt" (thực chất là chiếc ô tô) chạy nhan nhản trên đường.

Những kẻ với nhận thức như thế này đã khiến cho mọi giá trị văn minh của nhân loại đều sẽ trở thành những liều thuốc độc, chỉ bởi vì chiếc ghế của kẻ đó đã thực sự choán hết tâm trí hèn mọn của chủ nhân của nó.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang