Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Những thách thức kinh tế năm 2017


Nền kinh tế năm 2017 dự báo sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2016 trong bối cảnh địa - chính trị trên thế giới đã có nhiều thay đổi cũng như những bất ổn của nền tài chính toàn cầu chưa giảm. 

Ảnh minh họa: Quý Hòa
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong năm 2017 của Việt Nam là khá tham vọng bởi năm 2016 chỉ đạt 6,21%. Trong áp lực thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, rõ ràng chính sách tài khóa sẽ khó có thể hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng, do đó khả năng nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục được duy trì.

Tuy nhiên, nhiều dự báo cho rằng khả năng lãi suất sẽ khó có thể duy trì được ổn định như hiện nay. Một số ngân hàng gần đây đã tăng lãi suất huy động trở lại. Nợ xấu, tỷ giá và các quy định chỉ tiêu an toàn của ngân hàng tăng lên là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến lãi suất trong năm 2017.

Nếu lãi suất có xu hướng đi lên trở lại sẽ tác động đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến tăng trưởng tín dụng khó có thể đạt mục tiêu đề ra và do đó chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ không thể phát huy tác dụng, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Ngược lại, nếu như chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức thì lạm phát có thể quay trở lại. Thực tế đã cho thấy những năm trước đây khi tăng trưởng tín dụng ở mức cao liên tiếp qua nhiều năm, thậm chí có năm lên đến 30 - 40% thì sau đó lạm phát tăng rất cao.

Trong 3 năm qua, tăng trưởng tín dụng năm sau cao hơn năm trước, và đã tiến gần đến mức 20%. Một số tổ chức quốc tế đã cảnh báo những rủi ro cho nền kinh tế với chính sách nới lỏng tiền tệ quá nhanh của Việt Nam.

>> Nới lỏng tiền tệ, Trung Quốc có thể mắc “bẫy thiên nga đen”

Tỷ giá USD/VND năm 2016 chỉ tăng 1,2%, tuy nhiên năm 2017 có thể khó đạt được mức ổn định ấy. Nếu Tổng thống đắc cử Trump mở rộng chính sách tài khóa thì đồng USD sẽ tiếp tục đi lên trên thị trường quốc tế. Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài tiếp tục chảy ngược về Mỹ sẽ tạo áp lực lớn cho những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.

Trong khi đó, chính sách trần lãi suất 0% của Việt Nam đã làm giảm mức độ hấp dẫn đối với dòng vốn USD. Kiều hối năm 2016 đã sụt giảm mạnh nhưng nhờ vào nguồn FDI giải ngân tăng và nguồn vốn FPI (vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài) tăng mạnh nhờ vào các thương vụ M&A, trong khi cán cân thương mại chuyển sang thặng dư lớn đã phần nào hỗ trợ cho nguồn cung ngoại tệ của Việt Nam.

Tuy nhiên năm 2017, các dòng vốn đầu tư vào Việt Nam có thể bị ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất của FED cũng như việc lôi kéo các doanh nghiệp đầu tư vào Mỹ của Tổng thống Trump và TPP có thể không trở thành hiện thực.

Năm 2016 cán cân thương mại đã đạt được thặng dư khá lớn nhờ vào xuất khẩu tăng trưởng trong khi nhập khẩu chậm lại do sức cầu của nền kinh tế vẫn còn yếu. Trong năm 2017, xuất khẩu có thể chịu nhiều ảnh hưởng từ việc các quốc gia đã phá giá đồng bản tệ khá lớn so với đồng USD, trong khi VND chỉ điều chỉnh ở mức tương đối thấp, do đó hàng hóa Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh về giá. VND mạnh hơn cũng có thể thúc đẩy nhập khẩu nhiều hơn và khi đó cán cân thương mại có nguy cơ chuyển sang thâm hụt trở lại.

>> “Hóa giải” 3 mối lo của xuất nhập khẩu khi VND mất giá

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển cho Việt Nam sẽ bị hạn chế nhiều hơn, nhất là từ tháng 7/2017, Việt Nam có thể phải vay vốn ODA với lãi suất theo thị trường, không còn đủ điều kiện để vay vốn ưu đãi do đã trở thành nước có thu nhập trung bình từ năm 2010. Lãi suất vay cao hơn và kỳ hạn vay ngắn hạn sẽ ảnh hưởng nhiều đến nguồn cung ngoại tệ của Việt Nam.

Nguồn vốn đầu tư phát triển suy yếu buộc Chính phủ phải tăng cường huy động vốn trong nước để chi cho đầu tư phát triển, nếu muốn duy trì mục tiêu tăng trưởng GDP. Chi ngân sách tăng lên có thể làm tăng thâm hụt ngân sách cũng như áp lực lên nợ công hiện tại, vốn chiếm tỷ lệ so với GDP đang ngày càng cao hơn.

Trong khi đó, việc phát hành quá nhiều trái phiếu chính phủ có thể làm tăng lợi suất trên thị trường này, từ đó tác động đến mặt bằng lãi suất của nền kinh tế và "chèn lấn" nhu cầu vốn của khu vực tư nhân trong nền kinh tế. Khi nguồn vốn của khu vực ngân hàng rót nhiều vào thị trường trái phiếu sẽ khiến nguồn vốn dành cho doanh nghiệp bị hạn chế, cộng thêm mặt bằng lãi suất tăng lên sẽ làm suy yếu động lực đầu tư của khu vực tư nhân.
HỒ LÊ

http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/nhung-thach-thuc-kinh-te-nam-2017/1102115/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGHĨ VỀ TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH “LUẬT ĐOÀN KẾT DÂN TỘC”


Ngô Tự Lập - Do nhiều lý do lịch sử, chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội để có một Luật đoàn kết dân tộc ngay sau năm 1975. Mặc dù đáng tiếc, chúng ta cũng không thể thay đổi quá khứ. Nhưng bắt đầu bây giờ cũng vẫn là một yêu cầu cấp bách. Tôi thức sự tin rằng nếu được quốc hội thông qua, Luật đoàn kết dân tộc sẽ là khởi đầu cho một mùa xuân mới của đất nước trong đoàn kết và thịnh vượng. 
Image result for LUẬT ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Trần Nhân Tông (1258 –1308) rất gần với hình mẫu nhà lãnh đạo lý tưởng của Platon. Không chỉ là một vị minh quân, một vị anh hùng trong chiến tranh và nhà kiến tạo trong hòa bình, Trần Nhân Tông còn là sơ tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của truyền thống tư tưởng Việt Nam mà trong một bài viết «Cội nguồn ngôn ngữ học của đặc điểm tư duy người Việt” chúng tôi đã định danh bằng thuật ngữ «Thực tiễn luận cộng đồng”. Ở Trần Nhân Tông, truyền thống ấy có thể gọi là “Thực tiễn luận Thiền tông”, một hệ thống triết lý được Trần Nhân Tông trình bày đặc biệt súc tích trong Cư trần lạc đạo: sống giữa phàm trần mà vui với đạo, thuận theo hoàn cảnh mà làm, tìm giác ngộ ở chính tâm mình.

Việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của ông cho chúng ta nhiều bài học quý báu. Tuy nhiên, đó là chủ đề của một nghiên cứu lớn hơn. Trong bài báo này, chúng tôi chỉ đề cập đến một vấn đề không mới, nhưng cũng chưa được xử lý một cách thích đáng, và vì thế đang trở thành một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển đất nước: vấn đề đại đoàn kết dân tộc.

Xin nhắc lại một vài quyết định của Trần Nhân Tông mà ai cũng biết: Trần Nhân Tông vừa lên ngôi thì Hốt Tất Liệt đã phái sứ bộ do Sài Thung cầm đầu đến nước ta gây sự. Trước nguy cơ xâm lược của ngoại bang, Trần Nhân Tông đã buộc phải trực tiếp lãnh đạo không phải một mà hai cuộc chiến tranh vệ quốc. Là người am tường giới luật của nhà Phật, cách làm của Trần Nhân Tông thật độc đáo, vô cùng hiếm hoi không chỉ trong lịch sử Việt Nam, mà cả trong lịch sử thế giới: nhà vua tổ chức “trưng cầu quân ý” (Hội nghị Bình Than) và “trưng cầu dân ý” (Hội nghị Diên Hồng). Có thể nói, bằng cách đó, ông giải quyết được một vấn đề mang tính nguyên tắc: cuộc kháng chiến vệ quốc là thuận theo ý của quân dân, theo đó, nhà vua chấp nhận hy sinh mạng sống trăm người để cứu lấy mạng sống muôn người. Tuy nhiên, có một mục đích khác không kém phần quan trọng, đó là củng cố tinh thần, tạo dựng sự đoàn kết toàn dân. Chúng ta có thể khẳng định điều này một cách chắc chắn nếu liên hệ với hàng loạt biện pháp khác như dân xá cho dân chúng, điều động và thăng chức cho các tướng, tha tội cho Trần Khánh Dư, củng cố quan hệ hữu hảo với Chiêm Thành… Chính khối đoàn kết toàn dân là điều kiện quyết định đối với hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.

Chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Trần Nhân Tông cũng thể hiện không kém phần độc đáo trong sự nghiệp kiến thiết đất nước thời bình. Sau khi đánh đuổi ngoại xâm, Trần Nhân Tông không chỉ đưa ra những quyết sách an dân thông thường như giảm tô thuế và tạp dịch, ban thưởng cho người có công, ban hành lệnh đại xá…, mà còn có những quyết định vô cùng hiếm gặp ở những nhà lãnh đạo khác. Một trong những quyết định đó là ra lệnh đốt tất cả các giấy tờ liên quan đến những người từng phản bội. Bằng cách xóa bỏ những tội lỗi của một số thần dân trong quá khứ, giúp họ hòa nhập vào một tương lai chung của dân tộc, Trần Nhân Tông đưa ra một thông điệp vĩ đại của lòng khoan dung.

Đã rất nhiều đêm tôi nghĩ về thông điệp đó. Sau một thời gian ngắn ngủi tương đối yên ổn, hiện nay đất nước ta lại phải đối mặt với vô số hiểm họa. Hiểm họa xâm lăng của ngoài bang chưa thể nói là đã được loại trừ, nhưng hiểm họa nhân tâm có lẽ còn đáng lo ngại hơn. Trong xây dựng, có lẽ còn hơn cả trong chiến tranh, chúng ta cần phải có những chiến lược, sách lược tỉnh táo và thông minh cả trong đối nội lẫn đối ngoại. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với những chiến công hiển hách, trong đó có những chiến công của Trần Nhân Tông, dạy chúng ta rằng sự phát triển và thịnh vượng của đất nước trong mọi lĩnh vực, như kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội và quốc phòng chỉ có thể có được nếu dựa trên một nền tảng sâu xa, vững chắc, đó là sự đoàn kết của toàn dân tộc. Vì thế, tôi nghĩ đã đến lúc Quốc hội phải nhanh chóng ban hành Luật Đoàn kết dân tộc.

Tại sao phải ban hành Luật đoàn kết dân tộc trong khi chúng ta đã có một số chính sách ít nhiều liên quan đến vấn đề này?

Chúng ta cần Luật Đoàn kết dân tộc do tính chính danh của nó. Mặc dù Quốc hội ở đâu cũng do một hay một vài chính đảng cụ thể chiếm đa số, tiếng nói của Quốc hội, thể hiện qua Hiến pháp và Luật, vẫn được coi là tiếng nói của người dân, là ý chí của dân tộc, chứ không phải là tiếng nói của một đảng hay một phe phái cụ thể. Các chính đảng có thể cầm quyền dài hay ngắn, nhưng giá trị của Luật, với tư cách là ý chí của dân tộc, không phụ thuộc vào độ dài thời gian cầm quyền của các chính đảng.

Cũng cần phải lưu ý rằng Luật Đoàn kết dân tộc không phải là nhằm thu hút Việt Kiều. Luật Đoàn kết dân tộc cần thiết ngay cả khi không có Việt Kiều. Luật Đoàn kết dân tộc cũng không phải là một sách lược vụ lợi ngắn hạn, mà phải là ý chí đoàn kết lâu dài và cao thượng của dân tộc. Nếu không thể hiện được tinh thần và các giá trị cao thượng mà mọi người Việt Nam đều chấp nhận và trân trọng, thì chính sách không thể đoàn kết được người dân, dù ở trong nước hay ngoài nước, thậm chí ngay cả những người đang tham gia bộ máy cầm quyền. Mặc dù được gọi tên bằng những cách khác nhau, Luật Đoàn kết dân tộc chính là cách mà cha ông ta nhiều lần sử dụng như là kế sâu rễ bền gốc, là nền tảng của sức mạnh quốc gia.

Luật Đoàn kết dân tộc phải như thế nào?

Tất nhiên, việc xây dựng luật phải do một tập thể bao gồm các chuyên gia và những nhà hoạch định chính sách có thẩm quyền thực hiện, nhưng chắc chắn nó phải được xác lập trên nguyên tắc nền tảng: Thượng tôn lợi ích dân tộc. Nói cách khác, phải đặt lợi ích dân tộc lên trên mọi lợi ích nhóm, phe phái, giai cấp, tôn giáo, ý thức… Trên cơ sở nguyên tắc cơ bản này, Luật sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mọi người Việt Nam (dĩ nhiên cần phải định nghĩa) trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Luật cũng sẽ mở đường cho việc đánh giá công bằng mọi đóng góp của mọi cá nhân trong mọi lĩnh vực, từ văn hóa, nghệ thuật, khoa học đến kinh tế và quân sự, ngay cả trong trường hợp các cá nhân có quan điểm đối địch lẫn nhau, trong quá khứ cũng như tương lai. Bởi vì, nói cho cùng, tất cả những con người ấy đều là người Việt, và tất cả những gì đã diễn ra đều là lịch sử Việt Nam. Với một quan điểm thực sự cao thượng và thượng tôn lợi ích dân tộc như vậy, Luật đoàn kết dân tộc đương nhiên cũng sẽ là luật hòa giải dân tộc.

Cũng xin nói rằng việc tôn vinh công lao của những người khác chính kiến, thậm chí của người từng kẻ thù, không có gì là quá mới mẻ hay mâu thuẫn, mà là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Sĩ Nhiếp, viên quan cai trị do Trung Quốc phái đến, chẳng hạn, thậm chí được tôn vinh là “Nam Bang học tổ”. Gần đây, nhiều nhân vật lịch sử như Alexandre de Rhodes, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… cũng đã được đánh giá lại. Trong lịch sử hiện đại, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đây, cũng như Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay, đã tiếp nhận và trọng dụng nhiều quan chức, hàng binh của chế độ cũ. Chúng ta cũng đã hòa giải và kết bạn với Pháp, Nhật, Mỹ và cả Trung Quốc. Trong số những người có công với nước, tôi muốn nhắc đến trường hợp các quân nhân của quân đội Sài Gòn đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Rất nhiều người, trong đó có cá nhân tôi, tin rằng chúng ta nên sớm tôn vinh họ như những liệt sĩ quên mình vì nước. Cũng xin nhắc lại: gần đây, chúng ta cũng hoan nghênh nhiệt liệt sự trở về và góp sức xây dựng đất nước của cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, tướng Nguyễn Cao Kỳ, một trong những người chỉ huy cao nhất của những người lính ấy.

Cá nhân tôi nghĩ rằng do nhiều lý do lịch sử, chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội để có một Luật đoàn kết dân tộc ngay sau năm 1975. Mặc dù đáng tiếc, chúng ta cũng không thể thay đổi quá khứ. Nhưng bắt đầu bây giờ cũng vẫn là một yêu cầu cấp bách. Tôi thức sự tin rằng nếu được quốc hội thông qua, Luật đoàn kết dân tộc sẽ là khởi đầu cho một mùa xuân mới của đất nước trong đoàn kết và thịnh vượng.

Ngô Tự Lập

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúng ta sẽ đi làm thuê trên chính đất nước mình?


>> Những cái chết được báo trước ở Việt Nam
>> Bắc Kinh-Hồng Kông : Dị biệt không thể vượt qua


Nguyễn Vạn Phú
(TBKTSG) - Hiện đang nổi lên luồng suy nghĩ nền kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài với hệ lụy cuối cùng là người Việt phải đi làm thuê trên chính đất nước mình. Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong lập luận này?

Một thực tế phức tạp và đang biến đổi

Điều có thể khẳng định ngay là thực tế luôn phức tạp hơn hình dung kiểu trắng đen “nước ngoài” - “trong nước”; “nội lực” - “ngoại lực”...

Lấy ví dụ, ai cũng biết dược phẩm nhập khẩu giá rẻ từ các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc thông qua các công ty Việt Nam đang làm chao đảo sản xuất của các công ty dược có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bởi không thể cạnh tranh nổi bằng giá. Ở đây thật khó lòng phân định đâu là lợi ích cho khu vực trong nước, đâu là lợi ích cho khu vực nước ngoài.

Cái thực tế phức tạp đó có thể xuất hiện dưới dạng một sản phẩm nhìn qua tưởng đâu 100% là của Việt Nam nhưng thực chất do doanh nghiệp trong nước sang Trung Quốc thuê sản xuất rồi dán nhãn Việt Nam. Nó cũng có thể là một chuỗi cửa hàng mang thương hiệu nước ngoài nhưng thực chất do doanh nghiệp 100% vốn trong nước làm chủ. Nó có thể là một doanh nghiệp trong nước nhưng cổ phần đã bán gần hết cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nhưng do đâu mà có luồng suy nghĩ nói trên?

Trước hết, đó là các con số thống kê khá lạnh lùng. Về ngoại thương, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước năm 2000 là 52,98%, giảm xuống còn 36,93% năm 2012; khu vực FDI tăng lên tương ứng từ 47,02% năm 2000 lên 63,07% năm 2012. Chín tháng đầu năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 109,6 tỉ đô la, thì khu vực kinh tế trong nước đạt 36,6 tỉ đô la (chỉ còn hơn 33%) còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 73 tỉ đô la (hơn 66,6%). Xu hướng này sẽ còn tiếp tục theo hướng khu vực FDI ngày càng xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn khu vực trong nước.

Theo cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển thì doanh nghiệp FDI cũng đã chiếm tỷ trọng gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Trong khi quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp trong nước giảm 3,6% (năm 2012 - từ 25 tỉ đồng xuống còn 24 tỉ đồng) thì quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp FDI lại tăng từ 207 tỉ đồng lên 307 tỉ đồng.

Thứ hai là cảm nhận từ quan sát chủ quan của nhiều người. Gần đây thông tin cho thấy doanh nghiệp trong nước không chen chân nổi vào chuỗi cung ứng cho các công ty đa quốc gia đang dùng Việt Nam làm căn cứ sản xuất toàn cầu làm nhiều người thất vọng về ý nghĩa của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Họ cho rằng thu hút vốn FDI nhiều làm gì khi Việt Nam chỉ trở thành nơi gia công, để tận dụng giá công nhân rẻ mạt trong khi doanh nghiệp trong nước không được chuyển giao công nghệ, không làm được những công đoạn đơn giản nhất.

Với nhiều người khác, đó là cảm giác bất lực khi hệ thống phân phối dần rơi vào tay nước ngoài, khi mọi vật dụng, từ bàn chải, kem đánh răng đến chiếc xe gắn máy, ô tô đều do doanh nghiệp nước ngoài sản xuất. Ngay cả các nhà hàng ăn uống đơn giản, đông nghịt khách vẫn là các nhà hàng mang thương hiệu nước ngoài.

Vì sao lại có xu hướng như thế?

Sự teo tóp của doanh nghiệp trong nước bắt đầu từ luồng hứng khởi gia nhập WTO với những mỹ từ từng vang vang một thời như “ra khơi”, “cất cánh”, “ra biển lớn”. Dòng vốn nóng đổ vào, bong bóng địa ốc, tài sản và chứng khoán làm sản nghiệp của nhiều người, nhiều giới bỗng phình to ra nhanh chóng.

Không có mức lợi nhuận nào trong các ngành sản xuất truyền thống, kể cả nuôi thủy sản hay xuất khẩu đặc sản có thể sánh với tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán, địa ốc, ngân hàng những năm ngay khi Việt Nam vào WTO. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp trong nước dần dần từ bỏ nhiều lãnh vực cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nay đến khi bong bóng tài sản xì hơi, doanh nghiệp trong nước lại mắc kẹt nợ xấu, chi phí lãi vay ngân hàng quá cao, xoay xở trở lại thế mạnh cũ không kịp nữa. Trong khi đó, dường như khối doanh nghiệp FDI với nguồn lực riêng, không chịu ảnh hưởng của những đợt lãi suất quá cao, tỷ giá lại được bảo đảm nên có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển.

Chính vì thế mà việc doanh nghiệp FDI dường như là động cơ duy nhất còn chạy tốt (trong khi hai động cơ còn lại là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đều gặp khó khăn) là điều an ủi, nhìn ở góc độ vĩ mô.

Doanh nghiệp FDI suy cho cùng cũng là doanh nghiệp Việt Nam; nếu họ tạo công ăn việc làm, nộp thuế đầy đủ, họ phát triển là điều đáng mừng vì đó là cơ sở để hy vọng nền kinh tế phục hồi đầy đủ cho mọi khu vực.

Nhưng cũng xét ở góc độ vĩ mô, cần nhớ phần chia cho người nước ngoài trong tổng sản phẩm nội địa ngày càng lớn. Theo ông Hà Quang Tuyến - Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), chênh lệch giữa hai chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội, kể cả của công dân nước ngoài làm ra trên đất Việt Nam) và GNI (tổng thu nhập quốc dân, tức đã trừ phần làm ra của người nước ngoài), là rất lớn. Tại một cuộc họp báo vào cuối năm ngoái, ông Tuyến cho biết chênh lệch này trong các năm 2010 là 82.250 tỉ đồng, 2011 là 119.800 tỉ đồng, 2012 là 142.80 tỉ đồng và năm 2013 là 171.930 tỉ đồng. Có nghĩa GDP năm 2013 phải trừ bớt 8 tỉ đô la là phần của người nước ngoài làm ra, trước sau gì họ cũng đem về nước họ.

Vậy cân nhắc thiệt hơn là ở chỗ nào?

Như đã nói ở đầu bài, vấn đề không phải là cân nhắc ứng xử như thế nào đối với khu vực FDI mà đúng hơn là ứng xử một cách nhất quán để tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, bất kể sản xuất trong nước đó là do khu vực nào thực hiện.

Lấy ví dụ, nhiều người đã từng nói đến nghịch lý nhập khẩu nguyên chiếc máy tính thì sẽ chịu thuế suất thấp hơn so với nhập khẩu linh kiện về để lắp ráp chiếc máy tính. Hay gần đây nhất là một quan chức cấp cao ngành công thương cho biết, doanh nghiệp gia công may mặc nếu sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu thì được trả thuế chậm còn sử dụng nguyên vật liệu trong nước thì phải trả thuế ngay. Những nghịch lý này nếu không giải quyết sẽ vô hình trung khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho sản xuất trong nước.

Nhìn ở góc độ đó, rõ ràng Việt Nam chưa có một chiến lược rõ ràng nhằm hóa giải tác dụng tiêu cực của lộ trình giảm thuế theo các cam kết hội nhập. Vì không có gì thay thế cho động lực thuế, các doanh nghiệp, cả trong nước lẫn FDI đều dần dần từ bỏ sản xuất mà chuyển sang nhập khẩu; từ bỏ lắp ráp qua làm dịch vụ thương mại. Cũng vì thiếu chiến lược nên không có sự gắn kết hay liên kết giữa các lĩnh vực; cuối cùng sản xuất chăn nuôi trong nước lại phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài, ngành da giày, may mặc cũng vậy.

Quan trọng nhất là khâu phân phối, nơi người ta thường nói ai nắm sẽ nắm hết toàn bộ nền kinh tế. Thử tưởng tượng Việt Nam tung ra chiến dịch người Việt Nam dùng hàng Việt Nam nhưng hệ thống phân phối lại nằm trong tay người nước ngoài thì làm sao tiến hành chiến dịch theo ý định được. Hệ thống phân phối dù còn chưa hiện đại của Việt Nam hiện đang tạo công ăn việc làm cho hàng triệu con người; đang giúp hàng hóa sản xuất nhỏ lẻ đến tay người tiêu dùng. Điều đáng ngại là khu vực FDI hiện chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhưng đang có mức tăng nhanh hơn gấp đôi khu vực trong nước.

Khi Việt Nam nhập không chỉ chiếc điện thoại iPhone mà còn cả cây tăm nữa thì nỗi lo làm thuê trên đất nước mình mới thật sự đáng lo.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phán Quyết Biển Đông: Những Tác Động Pháp Lý đối với Việt Nam


Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh
Contemporary Southeast Asia Vol. 38/3, 12/2016
Biên dịch: Trần Thị Kim Nguyên
30-1-2017
Phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông được đưa ra ngày 12/7/2016 là một sự kiện pháp lý làm thay đổi cuộc chơi.[1] Với tư cách là một bên chính trong tranh chấp Biển Đông, Phán quyết đã tạo ra những tác động quan trọng đối với Việt Nam. Bài viết này chỉ ra cả cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam, cũng như là những tác động trước mắt và lâu dài từ Phán quyết của Tòa Trọng tài.
Việt Nam – một bên chính trong tranh chấp Biển Đông
Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở chiếm hữu thực sự (effectivités) theo luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ. Trong một công hàm gửi lên Liên hợp quốc ngày ngày 22/02/2016, Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam “có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa [Paracels] và Trường Sa [Spratlys]. Các chính quyền Việt Nam kế tiếp nhau đã thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo một cách hòa bình và liên tục ít nhất là từ thế kỷ XVII.”[2]
Là một quốc gia ven biển Biển Đông, Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của biển và đã khẳng định các vùng biển của mình trong một tuyên bố vào năm 1977, thậm chí trước khi Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) có hiệu lực. Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong năm vùng biển: nội thủy; lãnh hải; vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); và thềm lục địa. Tuyên bố này đã được ghi nhận lại trong Luật số 18/2012/QH13 về Biển của Việt Nam năm 2012. Trước đó, trong năm 2009, Việt Nam đã hoạch định 200 hải lý EEZ và đệ trình thềm lục địa mở rộng của mình lên Ủy ban về Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).[3] Về các vùng biển của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Việt Nam đã áp dụng các nguyên tắc chung được ghi nhận trong UNCLOS, nhưng không chỉ rõ chi tiết cụ thể về chế độ pháp lý của từng thực thể địa lý (features) trên biển.[4] Về giải quyết tranh chấp, Việt Nam đã liên tục bày tỏ lập trường sẵn sàng giải quyết tất cả các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.[5] Nhìn chung, Việt Nam đã dựa vào luật pháp quốc tế để củng cố yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và dựa vào UNCLOS để xác định các vùng biển của mình ở Biển Đông.
Sự xác thực của cơ sở pháp lý trong yêu sách biển của Việt Nam
Trong vấn đề luật áp dụng để tạo ra các vùng biển, Tòa Trọng tài kết luận chắc chắn rằng UNCLOS quy định và xác định các giới hạn trong một hệ thống toàn diện về các vùng biển có thể được tạo ra, bao gồm bất kỳ khu vực nào của biển hoặc đáy biển.[6] Về cơ bản, Tòa Trọng tài đã thừa nhận phương pháp mà Việt Nam sử dụng để xác định các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông phù hợp với UNCLOS.
Trong vài năm qua, do có các yêu sách đối kháng trên biển giữa Bắc Kinh và Hà Nội, một số vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra trong vùng biển mà Việt Nam đã tuyên bố là EEZ và thềm lục địa. Các vụ việc này có thể kể đến như việc tàu Trung Quốc cắt đứt dây cáp tàu thăm dò của Việt Nam của trong năm 2011, việc công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc mở chín lô dầu khí để đấu thầu trong EEZ của Việt Nam vào năm 2012, việc hạ đặt giàn khoan HYSY-981 trong EEZ của Việt Nam vào năm 2014 và các ngư dân Việt Nam thường xuyên bị bắt giữ.
Xem xét qua ngôn từ và hành động, Trung Quốc dường như tuyên bố chủ quyền hoặc quyền lịch sử đối với nguồn tài nguyên biển trong đường chín đoạn, theo đó đến 60% EEZ và thềm lục địa của Việt Nam bị đặt trong tranh chấp.[7] Tuy nhiên, Tòa Trọng tài quyết định rõ ràng rằng “khi Trung Quốc gia nhập Công ước và khi Công ước có hiệu lực, bất cứ quyền lịch sử mà Trung Quốc có thể đã có đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong ‘đường chín đoạn’ đã bị thay thế … bằng các giới hạn của các vùng biển đã được quy định [trong UNCLOS]”.[8] Quyết định của Tòa án là một bước đột phá lớn cho Việt Nam, vì có nghĩa là Trung Quốc không có các quyền trên biển trong đường chín đoạn và do đó không có sự chồng lấn về yêu sách EEZ hay thềm lục địa giữa hai nước.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và cho rằng hai quần đảo có thể tạo ra các EEZ và thềm lục địa.[9] Theo luật pháp quốc tế, điều này có nghĩa rằng không chỉ là chủ quyền của các thực thể địa lý trên biển mà cả vùng biển tạo ra từ các thực thể địa lý này đang có tranh chấp. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài kết luận rằng không có thực thể địa lý nào trong số các thực thể luôn nổi ở triều cao (high-tide features) ở Trường Sa, bao gồm thực thể địa lý lớn nhất là Ba Bình (Itu Aba), có thể tạo ra EEZ hay thềm lục địa.[10] Bằng quyết định này, Tòa Trọng tài đã giải phóng hầu hết các không gian biển ở Biển Đông ra khỏi tranh chấp. Rất có khả năng các tiêu chí mà các Trọng tài sử dụng để xác định vùng biển của quần đảo Trường Sa cũng sẽ được áp dụng cho quần đảo Hoàng Sa. Theo đó, không gian biển có tranh chấp từ các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có thể được thu hẹp lại trong phạm vi 12 hải lý của những thực thể địa lý luôn nổi ở triều cao của hai nhóm đảo.
Với những kết luận mang tính bước ngoặt của Tòa Trọng tài, hầu hết EEZ và thềm lục địa từ đất liền của Việt Nam không có tranh chấp và hoàn toàn thuộc về các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Các biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế
Với mong muốn giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình, Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề biên giới trong Vịnh Bắc Bộ từ năm 1973. Năm 2000, hai nước đã ký kết một hiệp định phân định biển và một hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Các hiệp định này là thỏa thuận phân định biển đầu tiên giữa Trung Quốc và một nước láng giềng, và thường được trích dẫn như một mô hình cho việc giải quyết tranh chấp thành công và đàm phán kiên trì.
Xây dựng trên sự thành công của mô hình này, và việc thực hiện các cam kết trong Thỏa thuận Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc ngày 11/10/2011,[11] Việt Nam vẫn đang duy trì ba cơ chế đàm phán với Trung Quốc: đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ; về hợp tác trên biển các vấn đề không nhạy cảm; và về khả năng phát triển chung các nguồn tài nguyên biển ở Biển Đông. Về các vấn đề không nhạy cảm trên biển, hai bên đã nhất trí thực hiện ba dự án hợp tác về môi trường biển và tìm kiếm cứu nạn.[12] Tuy nhiên, rất ít tiến triển đã đạt được trong hai lĩnh vực khác do sự bất đồng rất lớn trong quan điểm của mỗi bên. Mặc dù Việt Nam mong muốn thúc đẩy đàm phán, Trung Quốc tiếp tục duy trì quan điểm cứng rắn về chủ quyền “không thể tranh cãi” của mình trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa và đường chín đoạn.[13] Những bế tắc trong đàm phán có thể buộc Việt Nam phải theo đuổi các cơ chế giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn.
Trong công hàm ngày 13/6/2016, Việt Nam khẳng định rằng “hai nước có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tranh chấp khác ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Khi không đạt được một giải pháp thỏa thuận, hai nước có quyền sử dụng biện pháp hòa bình khác theo quy định tại Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc và trong Điều 279 của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển. Việc viện dẫn đến biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp là một biện pháp thân thiện và hiệu quả để giảm bớt căng thẳng trong khu vực và cung cấp triển vọng mới cho hợp tác và phát triển cho tất cả các quốc gia ven biển ở Biển Đông”.[14] Theo đó, kết quả của vụ việc Philippines kiện Trung Quốc có thể cung cấp cho Việt Nam một lựa chọn thay thế và hiệu quả hơn để giải quyết các tranh chấp trên biển với Trung Quốc và bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trong EEZ và thềm lục địa.
Áp lực đối với Việt Nam trong việc minh bạch hóa yêu sách
Phán quyết Biển Đông mở ra không chỉ cơ hội mà còn thách thức đối với Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam vẫn chưa hoàn thành việc vẽ đường cơ sở thẳng (straight baselines) tại một số khu vực, bao gồm Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong phán quyết, Tòa Trọng tài kết luận rằng sử dụng đường cơ sở thẳng xung quanh quần đảo Trường Sa tương tự như đường cơ sở quần đảo (archipelagic baselines) sẽ trái với UNCLOS.[15] Do đó, Việt Nam nên thiết lập đường cơ sở thẳng cho quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa bằng cách nhóm các thực thể địa lý trong vòng 12 hải lý với nhau và nhóm đảo (island) với những bãi cạn lúc nổi lúc chìm (low-tide elevations) nằm trong vòng 12 hải lý của đảo đó. Khi làm như vậy, Việt Nam cần phân loại các thực thể địa lý trên biển ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như bãi ngầm (submerged features), bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevations) hoặc các thực thể luôn nổi ở triều cao (high-tide features), và xác định vị trí của chúng. Tòa Trọng tài đã khởi đầu quá trình này bằng cách xác định Bãi Cạn Scarborough, Đá Gạc Ma (Johnson Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Ga Ven [Gaven Reef (North)] và Đá Ken Nan (McKennan Reef) là đá (rocks), và Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Lạc [Gaven Reef (South)], Đá Xu Bi (Subi Reef), Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) và Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) là bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) và Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) là một phần của EEZ và thềm lục địa của Philippines. Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) nằm trong vòng 12 hải lý của các thực thể địa lý luôn nổi ở triều cao – Đá Ken Nan (McKennan Reef) và đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island); Đá Lạc [Gaven Reef (South)] nằm trong vòng 12 hải lý của thực thể địa lý luôn nổi ở triều cao – Đá Ga Ven [Gaven Reef (North)] và đảo Nam Yết (Namyit Island); và Đá Xu Bi (Subi Reef) nằm trong 12 hải lý của thực thể địa lý luôn nổi ở triều cao – Sandy Cay trên các rạn san hô ở phía tây của đảo Thị Tứ (Thitu Island).[16] Thông qua những kết luận này, Việt Nam cần làm rõ chế độ pháp lý của các thực thể địa lý trên biển khác trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ hai, việc phân loại các thực thể địa lý trên biển và vị trí của chúng cũng củng cố nền tảng để Việt Nam làm rõ vấn đề chủ quyền. Theo đó, Việt Nam có thể tuyên bố chủ quyền trên các thực thể địa lý luôn nổi ở triều cao và các bãi cạn lúc nổi lúc chìm nằm trong 12 hải lý của thực thể địa lý này trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm nằm vượt quá 12 hải lý của một thực thể địa lý luôn nổi ở triều cao trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng nằm trên thềm lục địa của đất liền Việt Nam, hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Nếu một bãi cạn lúc chìm lúc nổi nằm trên thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và các nước láng giềng, số phận của bãi cạn này cần được quyết định thông qua phân định biển. Một bãi cạn lúc chìm lúc nổi nằm ngoài thềm lục địa của Việt Nam thì không phải là đối tượng của một tuyên bố chủ quyền. Các bãi ngầm – bất kể vị trí ở đâu-không phải là đối tượng của một tuyên bố chủ quyền. Các bãi ngầm là một phần của đáy biển (sea bed) và theo đó địa vị pháp lý của chúng sẽ được quyết định bởi chế độ pháp lý của đáy biển.
Thứ ba, Việt Nam nên hợp tác với Malaysia để hoàn tất đệ trình thềm lục địa mở rộng tại CLCS. Đoạn 5 (a) của Phụ lục I của Quy tắc và Thủ tục của CLCS quy định rằng: “trong những trường hợp tồn tại tranh chấp lãnh thổ hoặc tranh chấp biển, một đệ trình được thực hiện bởi bất kỳ nước hữu quan nào trong tranh chấp sẽ không được Ủy ban xem xét và coi là đủ điều kiện “. Sau khi Việt Nam và Malaysia đã gửi đệ trình chung trong năm 2009, Trung Quốc đã nộp bản phản đối lên CLCS trên cơ sở tồn tại tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển.[17] Thông qua phán quyết của Tòa Trọng tài về giá trị pháp lý của đường chín đoạn và các vùng biển được tạo ra từ các thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa, phản đối của Trung Quốc đã không còn giá trị. Do đó, Malaysia và Việt Nam cần phối hợp với Philippines đề nghị CLCS xem xét giới hạn thềm lục địa mở rộng và từ đó hoàn tất việc xác định các vùng biển thuộc quyền tài phán ở Biển Đông.
Phán quyết Biển Đông đã mở ra một chương mới trong cuộc tranh chấp kéo dài ở Biển Đông. Bây giờ là thời điểm các bên tranh chấp nắm bắt các cơ hội từ Phán quyết, và chuyển đổi điểm nóng của khu vực này trở thành một vùng biển hợp tác dựa trên thiện chí và các quy định của pháp luật.
____
Chú thích
[1] Robert Beckman, “Tribunal Ruling a game changer”, Straits Times, 14/7/2016.
[2] Việt Nam liên tục bày tỏ quan điểm này thông qua sách trắng năm 1975 và 1988 và hàng loạt công hàm và thư ngoại giao của Việt Nam gửi lên Liên hợp quốc: văn kiện Liên hợp quốc A/68/981, A/70/659, A/70/784, A/70/795, A/70/944.
[3] “Submission of Vietnam in the North Area, Executive Summary”, tham khảo tại: <http://www.un.org/depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/vnm2009n_executivesummary.pdf>; và “Joint Submission of Vietnam and Malaysia in the Southern part of the South China Sea, Executive Summary”, tham khảo tại: <http://www.un.org/depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_mysvnm_33_2009.htm>.
[4] Điều 19 của Luật số 18/2012/QH13 về Biển Việt Nam năm 2012. Xem toàn văn tại: <http://vietnamlawmagazine.vn/law-of-the-sea-of-vietnam-4895.html>
[5] Điểm 7 Tuyên bố năm 1977 về các vùng biển của Việt Nam. Điểm 4 của Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội Việt Nam về việc phê chuẩn UNCLOS, Điều 4(3) Luật số 18/2012/QH13 năm 2012 về Biển Việt Nam và hàng loạt công hàm và thư ngoại giao gửi lên Liên hợp quốc vào các năm 2015, 2016, xem chú thích số 02.
[6] Đoạn 231 của “PCA Case No. 2013-9 In the Matter of the South China Sea Arbitration”, 12/7/2016, tham khảo tại: <https://pca-cpa.org/wp-content/uploads/sites/175/2016/07/PH-CN-20160712-Award.pdf>. Sau đây gọi là “Phán quyết”.
[7] Họp mặt báo chí thường kỳ của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vào ngày 07/7/2016, tham khảo tại: <http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/t1378321.shtml>.
[8] Đoạn 262 của Phán quyết.
[9] Công hàm của Trung Quốc gửi lên Liên hợp quốc, CML/8/2011 ngày 14/4/2011.
[10] Đoạn 646 của Phán quyết.
[12] Dự án bao gồm: (I) tìm kiếm cứu nạn (ii) trao đổi ý kiến và nghiên cứu về quản lý môi trường của Vịnh Bắc Bộ và các đảo trong Vịnh (iii) nghiên cứu trầm tích Holocene ở châu thổ sông Hồng và sông Trường Giang.
[13] Quan điểm của Trung Quốc được thể hiện gần nhất trong Công hàm CML/59/2016 ngày 01/7/2016, xem tại: <https://seasresearch.wordpress.com/2016/08/29/note-verbale-dated-01-july-2016-of-the-permanent-mission-of-china/>; và Sách trắng của Trung Quốc “China Adheres to the Position of Settling Through Negotiation the Relevant Disputes Between China and the Philippines in the South China Sea” ngày 13/7/ 2016, tham khảo tại: <http://www.fmprc.gov.cn/nanhai/eng/snhwtlcwj_1/t1380615.htm>.
[14] Văn kiện Liên hợp quốc A/70/944.
[15] Đoạn 575 của Phán quyết.
[16] Đoạn 382, 384 và 643-647 của Phán quyết.
[17] Công hàm Trung Quốc gửi lên Liên hợp quốc, CML/17/2009 ngày 07/5/2009, xem tại: <http://www.un.org/depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf>
Nguyễn Thị Lan Anh là Phó Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Biển Đông trực thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại Giao, Hà Nội. Địa chỉ bưu điện: 69, Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam; Email: lananhdav@mofa.gov.vn
Trần Thị Kim Nguyên là cử nhân chuyên ngành luật quốc tế và là cộng tác viên của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Bản dịch có sự hiệu đính của tác giả. 
Bản dịch thuộc bản quyền của tác giả, dịch giả và Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Bài đăng lại phải ghi rõ nguồn và dẫn link về Dự án. 
Những tư liệu và bài viết liên quan: https://daisukybiendong.wordpress.com/tag/vu-kien-philippines-trung-quoc/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỮNG CON NGƯỜI KỲ LẠ

FB Lê Nguyễn Duy Hậu

31-1-2017
Hình ảnh Google Doodle vinh danh ông Fred Korematsu hôm nay.
Hình ảnh Google Doodle vinh danh ông Fred Korematsu hôm nay.
Google Doodle ngày hôm nay (30/01) dành trang nhà của mình để vinh danh sinh nhật của Fred Korematsu. Korematsu là một người Mỹ gốc Nhật sống tại bang California, Mỹ. Năm 1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng và tuyên chiến với nước Mỹ. Lo sợ rằng 110.000 người Mỹ gốc Nhật sẽ trở thành lực lượng điệp viên, tình báo, phá hoại cho quân đội Nhật Hoàng, tổng thống Roosevelt đã ký sắc lệnh bắt buộc tất cả người Mỹ gốc Nhật phải vào các trại tập trung. Korematsu, cũng như nhiều người Nhật khác, nằm trong diện tập trung và họ, cũng như phần còn lại của thế giới, không biết được việc tập trung này sẽ kéo dài trong bao lâu (cho đến khi chiến tranh chấm dứt, nhưng ai biết khi nào?).
Đứng trước tình thế đó, Korematsu quyết định phải lên tiếng. Ông kiện chính phủ Mỹ ra tòa và vụ kiện kéo dài hơn 3 năm và cuối cùng được Tối Cao Pháp Viện phân xử. Vụ án năm 1944 của Korematsu chống lại nước Mỹ kết thúc bằng việc Tối Cao Pháp Viện tuyên rằng lệnh của Tổng thống là “đúng hiến pháp” và Korematsu thua cuộc. Năm đó, Korematsu mới 25 tuổi và Roosevelt về sau trở thành một trong những Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ. Một năm sau, nước Nhật đầu hàng và 110.000 người Mỹ gốc Nhật được phóng thích.
Nhưng cuộc đấu tranh pháp lý của Korematsu trở thành biểu tưởng của sự không khuất phục mà một người Mỹ (cho dù gốc gì) thể hiện trước điều họ cho là bất công. Vụ án của ông được lật lại vào thập niên 80 và ông được đích thân tổng thống Bill Clinton trao huân chương Tổng thống vào thập niên 90. Ngày sinh của ông trở thành ngày lễ kỷ niệm chính thức tại bang California. Năm 2005, Korematsu qua đời và người ta nhớ đến ông qua câu nói nổi tiếng: “Nếu bạn cảm thấy có gì đó không đúng, đừng e ngại, hãy lên tiếng”.
Korematsu gần như là người Mỹ gốc Nhật duy nhất dám kiện chính phủ ra tòa. Kiện chính phủ ra tòa là một điều không quá quen thuộc với chúng ta.
Mình từng hỏi một người bạn Mỹ của mình rằng điều gì với họ là quan trọng nhất. Thật bất ngờ, người bạn này trả lời mình rằng đó là “Thuế”. Hiểu được sự ngạc nhiên của mình, anh giải thích rằng thuế đối với họ chính là “giấy chứng nhận” cho chủ quyền của họ đối với xứ sở mà họ sinh sống. Rằng quan điểm của họ về Tổ quốc chính là bầu không khí mà họ hít thở hàng ngày và chính phủ như ta biết chỉ là một công cụ, một chế độ để bảo vệ và phục vụ cho họ (chứ không phải là lãnh đạo, như một vài quốc gia). Do đó, nếu họ thấy điều gì sai, thì với tư cách là một ông chủ của quốc gia, họ sẽ lên tiếng.
Chính phủ, đối với họ, là một dạng “thuê bao trả trước” và nếu họ không sử dụng, họ xem như đã đánh mất số tiền họ đã trả.
Những gì diễn ra trên truyền hình nhiều ngày qua, về hàng trăm luật sư tình nguyện ngồi lăn lê ở các sân bay, ở nhà hàng, quán ăn, sẵn sàng giúp đỡ không công cho người nhập cảnh bị hải quan chặn lại có thể khiến người Việt bất ngờ. Chúng ta có lẽ sẽ đặt câu hỏi về động cơ của những luật sư này, hay của Google Doodle. Chúng ta cũng có thể vẽ ra những thuyết âm mưu chính trị, rằng đây là một nỗ lực chính trị của phe Dân chủ nhằm phá rối chính quyền Trump. Tóm lại, nhiều người sẽ không hiểu nổi tại sao các luật sư lại chịu làm không công, tại sao phụ nữ lại xuống đường biểu tình, tại sao Google lại vinh danh Korematsu. Nhưng mình nghĩ nó không lạ nếu ta hiểu rằng ông chủ của nước Mỹ không phải là Đảng Cộng Hòa hay tổng thống Trump mà chính là người dân Mỹ. Khi ngôi nhà mà chúng ta làm chủ gặp chuyện, ai là người sẽ xắn tay áo nếu không phải là chúng ta? Tính làm chủ của người dân với xứ sở là ở chỗ đó, và nó gọi là dân chủ. Hiểu như vậy thì có thể thấy người Mỹ không kỳ lạ, và người Pháp, người Đức, Nhật, Úc, Hàn Quốc cũng không kỳ lạ – mà chính chúng ta mới là những người kỳ lạ.
****
“Nỗi sợ và định kiến dành cho các nhóm thiểu số rất dễ bị khơi gợi và phóng đại – thường là để phục vụ cho mưu đồ chính trị của kẻ gây ra nỗi sợ đó. Tôi hiểu cảm giác bị “tế thần” là như thế nào, và tôi càng hiểu sự khó khăn của việc phải lấy lại thanh danh của bản thân khi những nghi ngờ vô căn cứ chống lại mình bị chính phủ tuyên truyền như là sự thật.
Nếu kẻ nào đó thực sự làm gián điệp hoặc khủng bố, thì hành vi của hắn phải bị trừng trị. Nhưng không một ai đáng bị bắt giam chỉ vì họ cùng chủng tộc, dân tộc, hoặc tôn giáo với tên gián điệp hoặc kẻ khủng bố. Nếu chúng ta vẫn chưa hiểu được nguyên tắc này thông qua bài học của việc cách ly người Mỹ gốc Nhật, thì nền dân chủ của chúng ta quả thật đang lâm nguy” (Fred Korematsu)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dù ‘con ông cháu cha’, bạn tôi chọn đi… làm thuê


>> Luật sư Lê Công Định 'bị chặn gặp' Ngoại trưởng Kerry
>> Vì sao Việt Nam không có tỉ phú công nghiệp?
>> Tình báo Mỹ: Nga nắm nhiều thông tin bất lợi cho Donald Trump


Nguyễn Quốc Vương
VNN - Khi nghĩ về tuổi trẻ, về thế hệ thanh niên, tôi nhớ đến câu chuyện về một người bạn “con cha cháu ông” rất đặc biệt...

Mùa xuân-năm mới là dịp trời đất chuyển mùa, vạn vật sinh sôi vì thế như một quy luật tâm lý dễ hiểu người ta thường suy nghĩ về tuổi trẻ- những người được coi là biểu tượng của tương lai và hi vọng.

“Ngày lễ thành nhân” ở Nhật Bản

Ngay đầu năm mới, thanh niên Nhật Bản sẽ chào đón và tham dự một nghi lễ rất quan trọng có tên “Ngày lễ thành nhân”.

“Ngày lễ thành nhân” được chính quyền các địa phương tổ chức hàng năm để chúc mừng những người tròn 20 tuổi. Nghi lễ này đánh dấu họ đã trở thành người trưởng thành được xã hội công nhận và đổi lại họ cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những hành động của mình.

Ngày lễ thành nhân vốn được bắt đầu vào năm 1946 sau khi Nhật Bản bại trận. Ban đầu nó được tổ chức ở phố Warabi (tỉnh Saitama) với mục đích“đem lại sự khỏe mạnh và tự tin cho giới trẻ” nhưng sau đó lan rộng ra toàn quốc và được luật hóa thành “quốc lễ”.

Những năm gần đây, trong bối cảnh dân số suy giảm và kinh tế trì trệ, và nhiều hiện tượng bất thường xảy ra ở giới trẻ, người Nhật ngày một quan tâm hơn tới ngày lễ thành nhân và ý nghĩa của nó. Cho dù tư duy đa dạng, người Nhật vẫn chia sẻ mẫu số chung về sự kì vọng vào sự tự tin, tinh thần độc lập và tinh thần trách nhiệm ở thanh niên.

Trong bối cảnh ấy, xu hướng nhìn lại quá khứ và chú ý tới những thanh niên lý tưởng thời Mạc Mạt. Nước Nhật ở vào cuối thời Mạc phủ Tokugawa đầu thời Minh Trị đã xuất hiện rất nhiều thanh niên có chí lớn như Ogata Koan(1810-1863), Saigo Takamori (1827-1877), Yoshida Shoin (1830-1859).  Fukuzawa Yukichi (1835-1901)…

Những nhân vật trên dù xuất thân khác nhau, cơ hội tiếp xúc với văn minh phương Tây khác nhau, nền tảng học vấn khác nhau song đều có những điểm chung nổi bật: sớm nhìn ra thế giới để biết hiện tình của đất nước để nỗ lực hỏi học, có tinh thần tự lập mãnh mẽ và khát vọng cải tạo xã hội.

Như Saigo Takamori, tổng chỉ huy quân đội đảo Mạc trong Minh Trị duy tân, đại tướng lục quân, Bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của chính quyền Minh Trị, cũng sớm cảm nhận được thời cuộc và đi lại khắp nơi kết giao với các chí sĩ khác. Khi Fujita Toko (phiên chủ phiên Mizuto (1)) gặp Saigo Takamori, ông ta đã nói với các đệ tử: “Người truyền đến đời sau cái chí trong tâm óc ta không phải ai khác chính là thanh niên này”.

Yoshida Shoin, nhà Hà Lan học, ngay từ lúc 12, 13 tuổi đã giảng bài trước mặt phiên chủ và sớm nhận ra thời thế khi biết Trung Quốc đã thất bại trước các “liệt cường” phương Tây trong cuộc Chiến tranh thuốc phiện. Năm 1850,khi 20 tuổi ông đã đến Kyushu để học về quân sự phương Tây sau đó lên Tokyo rồi vùng Đông Bắc Nhật Bản. Năm 1853, khi người Nhật hoảng hốt trước các “Hắc thuyền”của đô đốc Perry, ông đã cùng với thầy là Sakuma Shozan đến tận nơi quan sát những chiến thuyền này.

Tương tự, Fukuzawa Yukichi, người được mệnh danh là“Voltaire của Nhật Bản”, năm 21 tuổi đã lên đường tới Nagasaki để học về khoa học châu Âu thông qua sách của người Hà Lan. Năm 25 tuổi đã mở một trường tư KeioGijuku (Khánh Ứng nghĩa thục).

Những nhân vật trên đều sớm có trong mình hoài bão lớn và khát vọng cải tạo xã hội. Để theo đuổi lý tưởng, họ đã bền bỉ không ngừng và không ngại khó khăn, nguy hiểm. Chẳng hạn, Yoshida Shoin do tìm cách trốn ra nước ngoài để học hỏi văn minh mà bị ném vào ngục tối và sau đó bị xử tử khi mới 29 tuổi. Fukuzawa Yukichi dù có tài năng và chí lớn, ông đã kiên định con đường khai sáng quốc dân bằng trước tác và giáo dục mà không tham gia con đường của chính trị gia.

Ngẫm về tuổi trẻ Việt Nam

Tuổi trẻ, xét ở nhiều phương diện và ý nghĩa luôn gánh trên vai tất cả di sản của những thế hệ đi trước. Nhưng trong cuộc sống với bao vấn đề và nỗi âu lo hiện tại, tuổi trẻ dường như đang đứng ở ngã ba đường.

Khi nghĩ về tuổi trẻ và chuyện “lập thân xuất thế” tự nhiên tôi nhớ lại những câu chuyện ồn ào xung quan các cậu ấm thuộc diện “con cha cháu ông” sớm hanh thông đường quan lộ, khiến rất nhiều người, trong đó có những người trẻ tuổi bức xúc.

Bức xúc là chuyện đương nhiên. Nhưng ở đây tôi muốn kể một câu chuyện khác về “con cha cháu ông”.

Một người bạn của tôi, xuất thân từ gia đình mà cả bố và mẹ đều có vị trí cao trong xã hội. Bố là quan chức ngoại giao, mẹ là lãnh đạo trong ngành công thương.

Khi anh tốt nghiệp đại học, bố mẹ đều đang đương chức. Nếu đi theo lối mòn “ăn sẵn” của không ít “cậu ấm cô chiêu” khác, nghiễm nhiên anh sẽ có ngay một ví trí “ngon” ở trong hệ thống cơ quan nhà nước và con đường“thăng quan tiến chức” sẽ được lập trình sẵn.

Nhưng anh đã sớm chọn con đường đi của mình. Anh học tiếng Nhật và sang Nhật… làm thuê cho Nhật. Nhờ kĩ năng nghề IT và khả năng ngoại ngữ,anh có cuộc sống kinh tế độc lập và thoải mái. Anh cũng chọn bạn đời thay vì nghe theo mai mối của bố mẹ. Sự độc lập về kinh tế và nghề nghiệp đã tạo nên ở anh sự độc lập trong tư duy khi nhìn nhận các vấn đề xã hội trong trạng thái tinh thần tự do.

Đôi khi ngồi nói chuyện vui, chúng tôi thường nói: “Cậu đúng là điển hình của thanh niên nhà giàu vượt… sướng”. Đáp lại anh chỉ cười, nụ cười của người đang cảm nhận thế nào là độc lập, tự do.

Thanh niên Việt Nam hiện tại đang đối mặt rất nhiều vấn đề,thiết thân và nóng bỏng nhất là vấn đề thất nghiệp, mà để vượt qua, tư duy độc lập, khát vọng sống tự lập của từng cá nhân cũng rất quan trọng. Nhiều cá nhân tự lập và có khát vọng sẽ tạo ra sức mạnh cộng hưởng để thay đổi xã hội.

Không gì buồn hơn khi nhìn thấy sự yếu đuối và lệ thuộc tinh thần của tuổi trẻ. Ngay khi chuyện “con ông cháu cha” đang nóng trên mặt báo, một bạn trẻ đang du học tâm sự rằng “con ông cháu cha sướng thật. Chưa học xong đã được làm sếp rồi. Ước gì gia đình em cũng có người làm to”.

Câu nói đó rất chân thật nhưng nghe sao đau xót và nó ám ảnh tôi. Có lẽ không phải chỉ có một mình cậu thanh niên kia nghĩ thế và nó manh nha cho thấy một dấu hiệu yếm thế về tinh thần của thanh niên? Mùa xuân sẽ không bao giờ tới nếu như tuổi trẻ không ý thức được và thoát ra khỏi sự yếm thế ấy.

(1) Đơn vị hành chính địa phương dưới thời Mạc phủ sau đổi thành tỉnh. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bình minh là ranh giới một ngày, mùa xuân là ranh giới một năm, vậy ranh giới một đời là gì mà ta vẫn chưa biết?


Truyện cổ, Ranh giới một đời, giáo lý,
Ranh giới giữ một đời là gì?
Người ta thường nói: “Nhất niên chi tế tại vu xuân, Nhất thiên chi tế tại vu thần, Nhất sinh chi tế tại vu cần” (Ranh giới một năm là mùa Xuân, Ranh giới một ngày là bình minh, Ranh giới một đời là chuyên cần), xuất phát từ Thiệu Ung, một triết gia, thi nhân và là nhà thiên văn nổi tiếng thời Bắc Tống. Vì sao đức chuyên cần lại được coi là ranh giới của một đời?
Đào Khản (317– 420) vốn là thống sứ Kinh Châu thời Đông Tấn, do tiểu nhân ganh ghét mà bị giáng chức đến Quảng Châu. Ở Quảng Châu có rất ít việc phải lo, nhưng hàng ngày, mỗi buổi sáng ông Đào khiêng 100 viên gạch từ phòng đọc sách ra sân, và sau đó đến tối lại khiêng số gạch ấy quay vào phòng đọc sách.
Người ta tò mò hỏi, ông trả lời: “Tôi có ý định phục hồi lại chức quan ở Kinh Thành. Nếu tôi sống quá an dật và trở nên tự mãn, tôi e rằng mình sẽ không thể thực hiện được mục đích này”. Quả nhiên sau đó, Đào Khản đã được chuyển về lại Kinh Châu.

Tăng Quốc Phiên

Truyện cổ, Ranh giới một đời, giáo lý,
Tăng Quốc Phiên là một vị quan nổi tiếng của triều đại nhà Thanh. Tư chất bẩm sinh của ông không cao. Thời thiếu niên ông ở nhà đọc sách, có một tên trộm nấp trên xà ngang nhà ông, hy vọng đợi Tăng Quốc Phiên sau khi đi ngủ sẽ lấy ra được vài thứ tốt. Tuy nhiên đợi và đợi mãi, Tăng vẫn không ngừng lật qua lật lại đọc bài văn đó.
Tên trộm nổi giận, nhảy ra và nói: “Với trình độ của nhà ngươi thì đọc được sách gì?”, lập tức đọc thuộc lòng một lượt những bài văn này, rồi nghênh ngang bỏ đi. Tăng Quốc Phiên không vì vậy mà nản chí, không những thế ông càng siêng năng hiếu học, cuối cùng đã trở thành một vị danh nhân nổi tiếng một thời, mà tên trộm thông minh kia thì bị vùi lấp trong dòng sông dài của lịch sử.

Khang Hy

Khang Hy là vị hoàng đế hiền minh bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Một ngày kia, Khang Hy chất vấn một viên quan chưởng quản nông nghiệp, xem toàn quốc trung bình mỗi người sở hữu bao nhiêu diện tích đất. Câu trả lời là 1,5 mẫu. Hoàng đế bèn nói: “Ta không thể ăn lương thực của thần dân, vì thế ta cũng sẽ trồng trọt trên 1,5 mẫu đất”.

Truyện cổ, Ranh giới một đời, giáo lý,
Từ đó, trong hậu cung, ông đã trồng rau, lúa mì, gạo và tự mình tưới nước, bón phân. Sau đó, lúa không phát triển tốt do ở miền Bắc Trung Quốc vì khí hậu rất lạnh. Khang Hy phát hiện thấy có một cây lúa trong ruộng của mình mọc cao hơn những cây khác. Đến mùa thu, ông lấy giống từ cây này và gieo mầm vào mùa xuân năm sau.
Theo cách này, Khang Hy đã tìm thấy một chủng lúa tốt phù hợp với khí hậu miền Bắc. Ông đưa nó cho nông dân, khắp nơi phương Bắc sản lượng đều gia tăng, bách tính an cư lạc nghiệp. Vì thế người đời sau nói: Đức chuyên cần của Khang Hy đã làm cảm động cả trời đất.
*****
Sách “Thượng Thư” có viết: “Thiên Đạo thù cần” (Đạo trời đền đáp cho người cần cù phấn đấu vươn lên), nói rõ ràng chân lý nhân sinh là sự siêng năng xoay chuyển nghịch cảnh, có thể đưa con người từ mùa đông lạnh giá đến mùa xuân ấm áp. Ba câu chuyện trên là minh chứng lịch sử cho chân lý này.
Một mùa xuân lại đến, mở ra niềm hi vọng cho cả đất trời, vạn vật. Một chút ý chí bồi dưỡng tác phong chuyên cần, cũng sẽ mở ra một chương mới cho cuộc đời của mỗi chúng ta.
Theo Daikynguyenvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang