Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Một cựu nhà văn viết về một gã đang khiếu kiện vì chưa được kết nạp vào HNV

...Đất nước làm sao đến thời điểm này vẫn còn những kẻ nói mớ giữa trưa hè nắng gắt như Đông La ?!
Trước đây đã đôi ba lần đọc bài của Đông La, đọc vì bất chợt thấy một bài viết có các tựa đề rất chi là “đao to búa lớn”; thế nhưng khi vào nội dung bài thì không thấy gì ngoài một mớ chữ nghĩa cóp nhặt, loè loẹt, lủng xủng loẻng xoẻng, chẳng đâu vào đâu- sản phẩm của một bộ óc cuồng viết, thích, viết và nói ngược với những điều mà nhiều người khác đã nói, viết như một kẻ đã mất hết trí khôn…
Đọc loạt bài mới của Đông La trên blog cá nhân của gã về nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhất là bài viết “Nguyễn Quang Lập: đâm lao phải theo lao”…bài viết đã quy kết, vu cho Nguyễn Quang Lập và một số người khác một số tội, trong đó có tội nhận tiền viết những bài vi phạm luật pháp; Mặc du vu tội tày đình cho người khác nhưng Đông La không đưa ra được một bằng chứng nào cụ thể về chuyện Lập nhận tiền và không chứng minh được bài nào của Lập, trong đó có những ý kiến, hành vi phạm pháp luật nên bị bắt, bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Đọc loạt bài của Đông La viết về nhà văn-blogger Nguyễn Quang Lập, thấy buồn nôn vì chất lính tẩy và giọng điệu hung đồ theo lối “ ngậm máu phun người “ mạt hạng…Bởi vì những việc làm của Nguyễn Quang Lập làm công khai viết bài trên blog cá nhân, lấy một số bài trên các trang mạng khác về blog của mình mọi người đều biết, không giống như hoạt động hình sự khác.
Thử hỏi Đông La tự nhận mình là kẻ phò chính thống, cầm đèn chạy trước ôtô như vậy sao không đặt vế đề với một tờ báo chính thống nào đó, chính thức phát ý kiến, phân tích có lý có lẽ, có bằng chứng của mình thuyết phục dư luận để mọi người thấy Nguyễn Quang Lập bị bắt, bì tù là đích đáng, là không có gì quá đáng…
Sao Đông La không gây sức ép yêu cầu các báo chính thống viết bài phân tích, chỉ ra xem các blogger vi phạm pháp luật như thế nào, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân những gì khiến cho các cơ quan chức năng phải huy động cả một bộ máy hùng hậu trừng phạt, bỏ tù mà chỉ đưa tin mấy trăm chữ…
Nếu những blogger này vi phạm pháp luật như lời Đông La vu vạ theo kiểu “ dậu đổ, bìm leo”, “theo voi hít bã mía”, “ ngậm máu phun người “ thì tại làm sao các phiên toà xử những người bị quy cho tội danh mà Đông La nêu lại không được tổ chức xử công khai, đàng hoàng để cho ai muốn đến để chứng kiến mà rút kinh nghiệp không vi phạm; Phần lớn những phiên toà xử loại tội danh như của Lập thường được tổ chức xử úp úp, mở mở, hạn chế người dân vào chứng kiến mặc dù danh nghĩa là xử công khai…
Các vị, các cơ quan bị các blogger, trang mạng cá nhân này xâm phạm lợi ích thì đó là lợi gì, cân đong đo đếm ra trước bạn dân thiên hạ để mà rút kinh nghiệm; mà tránh đừng vi phạm này. Các vị bị xâm phạm lợi ích, bị chống đối này có giống những đứa bé vị thành niên bị hiếp dâm đâu; đưa ra xét xử công khai, đàng hoàng, cho thông tin công khai chi tiết loang chuyện này làm ảnh hưởng tới đời tư sau này của các cháu…
Trong bài viết: Nguyễn Quang Lập đâm lao phải theo lao của Đông La: thấy mấy ý sặc khẩu khí “ ngậm máu phun người “, vu cho nhà văn- blogger Nguyễn Quang nhận tiền của người khác để viết blogger “ xâm phạm lợi ích hợp pháp “ của ai đó ?!
Trước hết: căn cứ vào bằng chứng nào để Đông La ngậm máu phun vào một số người:” Như vậy, giống việc tụ tập với những người cùng băng nhóm như Huy Đức, Huỳnh Ngọc Chênh, Đỗ Trung Quân, Phạm Xuân Nguyên để tính kế khi thấy Đào và Nhất bị bắt; giống như chuyện Lập bảo vợ khi bị bắt nếu 9 ngày không về thì 3 năm; “tiết lộ” của Phạm Thị Hoài như trên lại thêm một lần chứng tỏ Lập biết rất rõ việc mình làm là phạm pháp. Có điều lập mưu ngụy tạo danh tính pháp lý cho Phạm Thị Hòai chịu trận để mình có thể tiếp tục phạm pháp mà vô can, chứng tỏ Lập thật hèn và đểu khi muốn để cho một người đàn bà gánh tội, chặn đường về nước của Phạm Thị Hoài…”
Về quan hệ giữa nhà văn Nguyễn Quang Lập và Phạm thị Hoài xin để nhà văn này lên tiếng: có chuyện Nguyễn Quang Lập “muốn để cho một người đàn bà gánh tội”, đó là Phạm Thị Hoài như Đông La chỉ điểm không?
Riêng với những người có danh tính được nêu trong bài thì Đông Là đã dùng ngón nghề ma cô của một tên chỉ điểm mạt hạng… Lấy chứng cớ nào để chứng minh những người Đông La nêu là họ đã tập hợp nhau trong một băng nhóm như “Huy Đức, Huỳnh Ngọc Chênh, Đỗ Trung Quân, Phạm Xuân Nguyên”? Nếu đúng như Đông la viết, chắc cơ quan chức năng cũng không để họ yên; Trong khi đó các cơ quan chức năng chưa dám đưa ra kết luận đó…
Hãy nghe Đông La “ phun máu” tiếp:” Cả “đám” Nguyễn Quang Lập đều không phải là những nhà phản biện như thế. Xuất phát từ lòng tham, sự đố kỵ, trâu ăn ít ghét trâu ăn nhiều, tất cả đều ở trong thể chế, kể cả là Đảng viên, nhưng họ vẫn quậy để bắt cá nhiều tay, và vì thế giới còn phân cực, luôn luôn còn lực lượng chống phá Việt Nam kể cả những người coi việc chống VN như một cái nghề kiếm tiền, họ đã nhanh nhậy đánh hơi thấy cơ hội, tìm cách liên minh, liên kết. Chính vì thế mới có chuyện quái đản là đến tận hôm nay lại có những kẻ tìm cách chiêu hồi phe thua cuộc, đầu hàng mồ ma chế độ VNCH. Có thể họ “được” nhiều nhưng theo tôi cái mất lớn nhất khi chiêu hồi là họ mất tự do. Không chỉ có thể bị công an tóm mà họ còn bị những ông chủ mới buộc phải làm những điều họ không muốn. Có kẻ chấp nhận xé, dẫm lên cờ đỏ sao vàng, nhưng vẫn không dám xé và dẫm lên ảnh Bác vì vẫn biết sợ những điều thiêng liêng, sợ quả báo! Nhiều lần trò truyện với bạn bè làm trong những lĩnh vực liên quan, tôi hỏi tại sao có chuyện nhìn trắng nói đen, hay tại họ dốt về lịch sử? Họ cho tôi biết không phải vì dốt đâu mà đơn giản là vì tiền thôi. Mà khi đã ăn tiền thì phải “lập công” vì thế mới có chuyện biết nước sôi mà vẫn phải nhúng tay vào, biết buôn thuốc phiện có thể mất mạng vẫn đâm đầu vào. Tức là đã đâm lao thì phải theo lao! Thế đấy!” 
Thế hoá ra Nguyễn Quang Lập viết bài phản biện lại một ý kiến của TBT về chống tham nhũng là do Lập đối kỵ, phải làm nhà văn quèn không leo lên đến chức to, tức khí lên nên viết phản biện à ?!

Lời lẽ tởm lợm, tanh tưởi, sặc mùi vu vạ như thế thì đến hàng tôm hàng cá ngoài chợ cũng phải cháo thua; bởi khi thoá mạ ai những điều độc địa như thế phải có bằng chứng?
Đông La đã có bằng chứng nào về ai đó trong cái băng nhóm mà Đông La nêu là đã ăn tiền của ai đó và hãy cung cấp cho các cơ quan điều tra đi ? Còn cứ ngậm máu phun người lung tung như Đông La viết là “sẽ bị quả báo” đấy ?!
Để thêm “hành tỏi”, sự khả tín cho những “lô máu” tanh tưởi mà Đông La phun vào một loạt người, Đông La đã chìa các chứng chỉ của bản thân: “Bản thân tôi đây cũng là một chứng nhân. Bởi chính tôi đây là một cán bộ nghiên cứu khoa học viết văn, quen thân được với cả Chế Lan Viên, nên tôi rất thích đổi mới cả văn chương lẫn xã hội, tôi rất ngán tình trạng trì trệ, “đi đều bước”. Nên tôi từng thân với cả Nguyễn Quốc Chánh, Hoàng Hưng, rất thân với Nguyễn Quang Thiều, từng ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp...”
Không rõ những vị có tên tuổi được Đông La đưa có lấy gì làm vinh hạnh để được đứng ra cấp chứng chỉ cho một tên du côn mạng như Đông La, cùng với những ngôn từ tanh tưởi của gã; nhất là trường hợp Chế Lan Viên, một người đã quá cố, tuổi bậc cha chú của Đông La; cuộc đời của Chế Lan Viên cũng như sự nghiệp viết lách của ông cũng có lúc cuối đời ông nhận là sai lầm; nhưng cái quan trọng là ông đã phản tỉnh; liệu người như Chế Lan Viên có để một con người như Đông La “quen thân được”, thế mới tài ?!
Hãy nghe Đông La chém gió: “Nhưng rồi thời gian dần phân ly, có thể tôi là người trọng lý hơn trọng tình, nên người thân, người quen mỗi người một ngả, có người ngược hẳn với tôi. Tôi thấy đa phần họ có năng khiếu, có thể rất tài năng nhưng có rất nhiều tri thức quan trọng họ không biết; có người rất ngông ngênh, coi mình là rốn vũ trụ nhưng về tri thức nền tảng thì rất dốt. Tôi từng viết nhiều bài phản biện nên có người nghĩ có thể tìm cách “lái” tôi sang hẳn phía chống đối. Tôi nhớ không lầm trước khi tôi biết bài về Các Mác, có lần một ông nhà thơ nói “Nguyễn Huệ Chi khen mày đấy”. Rồi ông Nguyễn Trung cũng nhờ nhà văn Bùi Bình Thi gọi điện làm quen với tôi. Tôi từng được mời “Anh viết cho  Đàn chim Việt đi, có đô đấy”. Tôi viết nhưng lại đi phê phán Dương Thu Hương, Đàn chim Việt không thích nhưng cứ đăng lên với mục đích là để tôi bị ném đá, vì thế mà chỉ có một lần duy nhất ấy thôi. Nếu tôi tham và ngu thì hôm nay chắc cũng như Nguyễn Quang Lập rồi. Tôi từng được kích động “nếu ông cứ viết thế sẽ có ngày được giải Nobel”; “Có ông… Việt kiều về nước, một trong hai người ở VN ông ấy muốn gặp chính là Đông La”; tôi còn được mời ăn tiệc để gặp Lê Công Định, Nguyễn Giang (BBC), từng được khuyên đọc BBC tiếng Việt và được cho biết, những người làm cho BBC như thằng nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh, con ông Nhà văn Trần Hoài Dương mà tôi có quen, nhiều tiền lắm. Nhưng tôi, vốn không phải đi tu, dù rất thích nhiều tiền để chi tiêu thoải mái nhưng không chấp nhận làm tiền phi nghĩa. Tôi rất thích tiền nhưng tôi coi trọng sự đúng sai cao hơn tiền. Chính vậy tôi luôn là tôi và không như Nguyễn Quang lập hôm nay…”
Chà cao sĩ làm sao; Cao đạo làm sao ?
Và ở đoạn sau đây thì Đông La lộ nguyên hình là một tên đồ tể, một côn đồ mạng, một kẻ hung tợn đến mất trí:”Vì vậy, để nói chính xác và ngắn gọn về những người như Nguyễn Quang Lập: Họ chính là những kẻ cơ hội và phản bội chứ hoàn toàn không phải phản biện phản biếc, đấu tranh dân chủ dân chiếc gì hết. Họ mong được nhận “chuyển tiền” chứ không phải “chuyên chở sự thật”? “
Đất nước làm sao đến thời điểm này  vẫn còn những kẻ nói mớ giữa trưa hè nắng gắt như Đông La ?!


P.V.Đ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Về một vài dư luận xung quanh việc xét kết nạp Hội viên mới (2014) của Hội Nhà văn Việt Nam


PV - 31-12-2014 05:35:29 PM
  
VanVN.Net - Vừa qua trên báo Đại Đoàn Kết và một số trang báo mạng xuất hiện vài ý kiến về việc xét kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2014. Nhìn chung, dư luận rộng rãi đều cho rằng những năm trước đây chất lượng kết nạp Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam đều rất tốt, cũng có những trường hợp đáng tiếc xảy ra với một vài trường hợp do không đủ số phiếu bầu, hay những trường hợp chỉ thiếu một phiếu mới đủ tỉ lệ quá bán cũng chưa được xem xét lại. Quy trình xét kết nạp Hội viên từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến việc xem xét bỏ phiếu ở các Hội đồng chuyên môn đều được tuân thủ nghiêm ngặt. Để làm rõ hơn những ý kiến này, phóng viên VanVN.Net có cuộc phỏng vấn trực tiếp với ông Nguyễn Hoa, Ủy viên BCH, Trưởng Ban công tác Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

 PV: Trên báo Đại Đoàn Kết số ra ngày 24.12.2014, có đăng bài “Cửa rộng – cửa hẹp và cái danh hội viên” của tác giả Vi Cầm (sau đó được một vài trang báo mạng trích dẫn) có nêu một vài ý kiến về việc rộng – hẹp trong việc kết nạp Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, là Trưởng Ban công tác Hội viên, ông bình luận gì về điều này?

Nhà thơ Nguyễn Hoa: Tiêu chí và quy trình kết nạp Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam là rõ ràng, được ghi rõ trong điều lệ của Hội. Hội luôn đánh giá cao việc có rất đông những người viết văn làm thơ, nghiên cứu phê bình và dịch thuật văn học là người Việt Nam tán thành tôn chỉ mục đích của Hội, chấp nhận điều lệ Hội, luôn phấn đấu để có nhiều sáng tác, nhiều công trình nghiên cứu có chất lượng tốt để được trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Vì thế, danh sách những người có đầy đủ điều kiện tối thiểu (có hai tác phẩm được xuất bản thành sách), làm đầy đủ hồ sơ gửi về xin được kết nạp Hội luôn kéo dài. Năm 2014 có tới 616 hồ sơ. Việc hằng năm BCH Hội Nhà văn Việt Nam thường chỉ xét kết nạp được vài chục trường hợp là rất bình thường. Rộng hay hẹp là do yêu cầu về chất lượng của đội ngũ những người xin tham gia vào Hội ở thời điểm đó. Hội Nhà văn là một Hội chuyên ngành sâu về văn học, nên có những yêu cầu cao về chất lượng là điều tất yếu.

PVCũng trong bài báo trên, tác giả có chỉ đích danh một trường hợp, đó là nhà thơ Tân Linh, từng tuyên bố với phóng viên rằng: ông chưa làm đơn xin vào Hội Nhà văn Việt Nam, vậy nên khi nghe tin mình có tên trong số những người đã đủ số phiếu cần thiết để được kết nạp năm nay, ông rất ngạc nhiên. Điều này có mâu thuẫn với điều mà ông nói về quy trình rất chặt chẽ trong việc kết nạp Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam hay không?

Nhà thơ Nguyễn Hoa: Trước hết, đến thời điểm này, danh sách chính thức những nhà văn nhà thơ được kết nạp Hội năm 2014 vẫn chưa được chủ tịch Hội phê duyệt. Ông Tân Linh đúng là người đã có đủ số phiếu cần thiết để được xét công nhận là Hội viên. Việc xuất hiện thông tin về những phát ngôn của ông Tân Linh lập tức đã được Thường trực BCH Hội Nhà văn Việt Nam xem xét. Chúng tôi đã trực tiếp liên lạc với ông Tân Linh để hỏi thực hư về những phát ngôn của ông. Cũng rất nhanh chóng, ngày 26.12.2014 ông Tân Linh đã có bản tưởng trình gửi về Hội, giải thích về sự hiểu lầm của phóng viên báo Đại Đoàn Kết và xin lỗi BCH Hội về sự sơ xuất của ông. Là người trực tiếp phụ trách việc thụ lý hồ sơ xin vào Hội của các ứng cử viên, tôi xin bảo đảm rằng không có chuyện ông Tân Linh không có đủ hồ sơ theo yêu cầu mà đã được xem xét kết nạp. Ông Tân Linh sẽ phải chịu trách nhiệm trước những phát ngôn của mình với các cơ quan báo chí. Vụ việc này cũng đang được Thường trực BCH Hội Nhà văn Việt Nam xem xét.

PVVâng. Xin cảm ơn ông!


Đơn xin vào Hội Nhà văn Việt Nam của ông Tân Linh


Bản tường trình của ông Tân Linh, Hội Nhà văn Việt Nam nhận ngày 29/12/2014


Phần cuối bản tường trình của ông Tân Linh

Cùng thời điểm diễn ra việc báo chí đăng phát những thông tin chưa được kiểm chứng về việc kết nạp Hội viên năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam còn có việc ông Đông La (tên thật là Nguyễn Văn Hùng) gửi đơn khiếu nại tới Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và một số các đồng chí lãnh đạo có thẩm quyền về việc ông đã bị đối xử không công bằng trong cuộc bỏ phiếu bầu chọn hội viên mới kỳ này. Để làm rõ điều này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà văn Khuất Quang Thụy, Ủy viên BCH, Trưởng Ban kiểm tra của Hội.

PVĐược biết ông Đông La đã có đơn khiếu nại gửi cho chủ tịch Hội, (ông Đông La cũng đã gửi thư và những lời phản ánh đến hộp thư của VanVN.Net), với tư cách là Trưởng Ban kiểm tra của Hội, ông có ý kiến như thế nào về trường hợp này?

Nhà văn Khuất Quang Thụy: Tôi cũng đã được thông báo chuyện này, ông Đông La không gửi đơn trực tiếp cho Ban Kiểm tra của Hội, nên chúng tôi chưa thực hiện quy trình kiểm tra. Nhưng với trách nhiệm của mình, tôi cũng đã tự tìm hiểu vấn đề, hỏi ý kiến các đồng chí có trách nhiệm, nên có thể nêu ý kiến sau: Ông Đông La thuộc nhóm những tác giả hoàn thiện hồ thơ xin vào Hội muộn so với thời điểm đã công bố trên các phương tiện truyền thông. Cụ thể, ngày 3/12/2014, hồ sơ của ông Đông La mới được chuyển đầy đủ về Ban công tác Hội viên. Vì chậm so với thời điểm quy định, nên Ban công tác Hội viên đã phải xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực BCH. Trực tiếp Chủ tịch Hội, sau khi cân nhắc, đã quyết định đưa toàn bộ nhóm hoàn thiện hồ sơ chậm, trong đó có ông Đông La vào diện được các Hội đồng xem xét. Tại Hội đồng Lý luận Phê bình, ông Đông La đã đủ số phiếu để chuyển lên BCH xem xét. Trong phiên họp bầu chọn Hội viên mới, BCH đã thực hiện đúng quy trình bỏ phiếu kín. Khi kiểm phiếu, ông Đông La là một trong số những người chưa hội đủ số phiếu quá bán để lọt vào danh sách những người được công nhận kết nạp kỳ này. Đây là chuyện bình thường, không chỉ riêng ông Đông La, mà còn có rất nhiều trường hợp không hội đủ số phiếu một cách đáng tiếc.

PVTrong đơn khiếu nại, cũng như trong thư gửi VanVN.Net ông Đông La có kêu ca rằng: Tại hội nghị BCH, một vài ủy viên đã có những phát biểu bất lợi cho ông, là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ông không đủ phiếu. Ông bình luận như thế nào về điều này?

Nhà văn Khuất Quang Thụy: Tôi đã đọc kỹ đơn khiếu nại của ông Đông La, trong đó, ông không chỉ chỉ trích một vài người trong BCH, mà còn nêu tên nhiều người khác đã phát ngôn không có lợi cho ông ở chỗ này chỗ khác. Điều đó tôi không bình luận. Nhưng tôi có thể bảo đảm rằng tại cuộc họp xét kết nạp Hội viên, ngoài những phát biểu đánh giá tình hình chung, xem xét lại đội ngũ ở một vài địa phương đặc biệt, để các Ủy viên BCH cân nhắc trước khi bỏ phiếu sao cho lực lượng các Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam không có mặt quá tập trung ở những thành phố, đô thị lớn. Hội nghị cũng có bàn đến những trường hợp vì những lý do khác nhau mà những năm trước đã bị thiếu phiếu một cách đáng tiếc (như trường hợp các tác giả đã được giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, và của các địa phương, đoàn thể khác.) Không có chuyện trường hợp của ông Đông La được đưa ra bình luận trong hội nghị.

PV: Vậy theo ông, việc ông Đông La nêu trong đơn khiếu nại rằng: Do BCH Hội Nhà văn Việt Nam bỏ phiếu chọn Hội viên mới chưa tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ là đúng hay sai?

Nhà văn Khuất Quang Thụy: Nguyên tắc hàng đầu trong việc điều hành mọi hoạt động của BCH Hội Nhà văn Việt Nam là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nếu BCH vi phạm nguyên tắc này thì không phải đợi đến ông Đông La mà hàng trăm Hội viên sẽ lên tiếng. Trong những nhiệm vụ lớn hằng năm của Hội, như xét tặng giải thưởng và kết nạp Hội viên thì nguyên tắc này càng được đề cao. Trong đơn ông Đông La cũng đề nghị các cơ quan cấp trên của Hội Nhà văn Việt Nam dùng nguyên tắc “tập trung” để xem xét và thay đổi kết quả việc bỏ phiếu của BCH Hội Nhà văn Việt Nam. Đó là ý kiến riêng của ông, tôi tin rằng các cơ quan cấp trên, nếu có đưa trường hơp của ông ra xem xét thì sẽ không chỉ sử dụng nguyên tắc tập trung mà còn đề cao một cách đầy đủ biện chứng nguyên tắc tập trung dân chủ để tìm hiểu sự việc.

PV: Xin cảm ơn ông!

Nguồn Ở ĐÂY
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

'Lời nguyền địa lý' - sức nặng đè lên số phận dân tộc Việt


Một số nhà nghiên cứu ví von Trung Quốc như một con gà trống, với bán đảo Triều Tiên là chiếc mỏ và Việt Nam là chân của con gà.
Bài viết của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp đăng trên Tuần Việt Nam năm 2011.
Hình ảnh so sánh này một mặt cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là về an ninh, một mặt ám chỉ tới một thực tế rằng Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sức nặng của Trung Quốc. Vấn đề là Việt Nam nếu muốn cũng không thể làm được gì để thay đổi thực tế này.
Vì vậy, cũng giống như Cuba đối với Mỹ hay Grudia đối với Nga, Việt Nam, như cách nói của giáo sư Carl Thayer, đã bị chi phối bởi một “lời nguyền địa lý” (tạm dịch từ “tyranny of geography”). Theo đó Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác ngoài học cách chia sẻ số phận của mình với người láng giềng Trung Quốc trong suốt từng bước đi lịch sử của mình.
Trong thực tế, một nước Trung Quốc mạnh hơn từ lâu đã là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh của Việt Nam. Việt Nam đã nằm dưới ách thống trị của các triều đại Trung Quốc suốt gần một ngàn năm cho đến năm 938 sau Công nguyên. Từ thời điểm đó cho tới khi Việt Nam bị Pháp biến thành thuộc địa vào nửa sau thế kỷ 19, Trung Quốc đã xâm lược và chiếm đóng Việt Nam một vài lần. Bằng chứng gần đây nhất cho thấy Trung Quốc là một nguồn đe dọa đối với Việt Nam chính là cuộc chiến tranh ngắn ngày nhưng đẫm máu mà Trung Quốc tiến hành dọc theo biên giới phía Bắc của Việt Nam vào năm 1979, và cuộc đụng độ hải quân do Trung Quốc châm ngòi ở Biển Đông tháng 3 năm 1988 .
Các mối đe dọa của Trung Quốc đối với Việt Nam không chỉ xuất phát từ sự gần gũi về mặt địa lý mà còn từ sự bất đối xứng về sức mạnh giữa hai nước. Ví dụ như Trung Quốc rộng gấp 29 lần so với Việt Nam, và dân số của Việt Nam, mặc dù đông thứ 14 thế giới, cũng chỉ tương đương với số dân một tỉnh tầm trung của Trung Quốc mà thôi.
Thành tích kinh tế ấn tượng của Việt Nam từ cuối những năm 1980 cũng không cho phép Việt Nam thu hẹp khoảng cách quyền lực với Trung Quốc. Ngược lại, cùng với quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua, khoảng cách quyền lực giữa hai nước càng được nới rộng. Ví dụ, theo dữ liệu Ngân hàng Thế giới, GDP của Trung Quốc tính theo đô la Mỹ hiện hành đã tăng hơn 16 lần trong khoảng thời gian từ 1985 đến 2009, từ 307 tỷ USD lên 4.985 tỷ USD. Tuy nhiên, trong cùng thời gian trên, GDP của Việt Nam chỉ tăng 7 lần, từ 16 tỷ USD vào năm 1985 lên 97 tỷ USD trong năm 2009.
Nhờ kinh tế phát triển, sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng được gia tăng mạnh mẽ, đặt ra một mối đe dọa lớn hơn đối với an ninh Việt Nam. Trong năm 2011, theo tuyên bố chính thức của Trung Quốc, ngân sách quân sự của nước này là 91,5 tỷ USD, trong khi Việt Nam được cho là chỉ chi 2,6 tỷ USD cho quốc phòng (khoảng 2,5% GDP). Điều đặc biệt đáng lo ngại đối với Việt Nam là chi phí quân sự gia tăng của Trung Quốc được tập trung dành cho lực lượng không quân và hải quân, giúp nước này tăng cường khả năng triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực Biển Đông, nơi Trung Quốc và Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền.
Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một nền kinh tế thị trường mở lại bổ sung thêm một khía cạnh khác cho “lời nguyền địa lý” mà Việt Nam phải gánh chịu, đó chính là khả năng bị tổn thương về kinh tế ngày càng gia tăng.
Kể từ khi Việt Nam nối lại quan hệ thương mại với Trung Quốc vào cuối những năm 1980, sản xuất trong nước của Việt Nam đã từ lâu bị đe dọa bởi hàng hóa Trung Quốc, tràn vào Việt Nam thông qua đường thương mại chính thức lẫn buôn lậu. Ví dụ như vào đầu những năm 1990, hàng tiêu dùng Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam quá nhiều và gây bất lợi cho sản xuất trong nước đến mức chính phủ Việt Nam đã phải áp đặt một lệnh cấm trên 17 chủng loại hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong những năm gần đây, bất chấp khả năng cạnh tranh ngày càng cao của sản phẩm Việt Nam và ấn tượng về tình trạng kém chất lượng của hàng hóa Trung Quốc, buôn lậu từ Trung Quốc vẫn còn phổ biến. Điều này không chỉ tạo nên tác động tiêu cực đối với sản xuất trong nước mà còn đe dọa người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là khi nhiều mặt hàng nhập lậu từ Trung Quốc có chất độc hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dùng.
Một điểm dễ bị tổn thương khác chính là tình trạng thâm hụt thương mại kinh niên của Việt Nam với Trung Quốc, lên tới 5,4 tỷ USD trong tổng thâm hụt thương mại 7,5 tỷ USD của Việt Nam trong nửa đầu năm 2011. Hơn nữa, Trung Quốc đã nổi lên như là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần một phần tư kim ngạch nhập khẩu trong năm 2010. Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc đối với các nguyên liệu đầu vào cho một số ngành xuất khẩu chủ yếu của mình, chẳng hạn như giày dép, dệt may, hay đồ nội thất. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Vì vậy, nếu Trung Quốc quyết định ngưng trao đổi thương mại với Việt Nam vì lý do nào đó, thiệt hại cho nền kinh tế của Việt Nam sẽ là rất lớn.
Một mối quan ngại được nêu lên ở Việt Nam gần đây chính là việc các công ty Trung Quốc đã giành được đến 90% các hợp đồng EPC (Thiết kế/Mua sắm/Xây lắp) cho các dự án công nghiệp lớn của Việt Nam, đặc biệt là các nhà máy điện đốt than. Nhà thầu Trung Quốc được ưa chuộng vì họ cung cấp công nghệ giá rẻ và hứa sẽ giúp đỡ bố trí vốn cho chủ đầu tư từ các ngân hàng Trung Quốc. Dù có vẻ là rẻ nhưng trong thực tế Việt Nam đang phải trả giá đắt cho các hợp đồng này.
Thứ nhất, công nghệ rẻ gây nên ô nhiễm. Các báo cáo cho thấy một số công nghệ được cung cấp bởi các công ty Trung Quốc đã bị nước này đào thải hoặc cấm sử dụng từ năm 2005. Thứ hai, năng lực nhà thầu Trung Quốc hạn chế làm cho nhiều dự án bị chậm tiến độ, ngay cả khi dự án hoàn thành đúng thời hạn thì họ cũng để lại cho các chủ dự án những hóa đơn bảo dưỡng tốn kém. Thứ ba, do nhà thầu Trung Quốc từ chối sử dụng các sản phẩm sẵn có ở địa phương và thay vào đó nhập khẩu mọi thứ từ Trung Quốc, kể cả những chi tiết cơ bản như bù-loong, nên góp phần làm cho thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng cao. Nhà thầu Trung Quốc thậm chí không sử dụng lao động địa phương mà còn đưa lao động Trung Quốc vào làm việc bất hợp pháp, gây nên sự phản đối trong công luận Việt Nam.
Một điểm dễ bị tổn thương về kinh tế của Việt Nam xuất phát từ Trung Quốc được thể hiện trong thời gian gần đây liên quan đến việc các thương lái Trung Quốc mua ào ạt số lượng lớn nông sản Việt Nam, từ vải thiều, sắn đến hải sản hay thịt lợn. Điều này đã góp phần khiến giá thực phẩm tại Việt Nam tăng mạnh, khiến cho tới tháng Sáu lạm phát đã tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp những nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ.
Những điểm dễ tổn thương về kinh tế hiện nay mang lại cho Việt Nam một mối đe dọa khác bên cạnh những mối đe dọa quân sự vốn rõ ràng hơn. Nếu Trung Quốc quyết định phát động một cuộc “chiến tranh kinh tế”, Việt Nam sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề.
Tuy nhiên, Việt Nam dường như có ít lựa chọn để xử lý tình trạng dễ bị tổn thương của mình trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Một mặt, các phản ứng nếu có sẽ bị hạn chế bởi thực tế rằng Việt Nam hiện phải tuân thủ các luật lệ thương mại và đầu tư quốc tế, như các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới mà Việt Nam đã là thành viên từ đầu năm 2007. Mặt khác Việt Nam cũng phải cảnh giác về khả năng trả đũa quy mô lớn nếu có động thái tiêu cực đối với Trung Quốc.
Xem thêm:



Tất nhiên, ở đây cũng không thể không kể tới các điểm tích cực. Việt Nam hy vọng rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng, cho dù không đối xứng, cũng sẽ giúp làm giảm khả năng Trung Quốc tấn công quân sự Việt Nam, đặc biệt là trên Biển Đông. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thấy hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn ít tốn kém và thuận tiện hơn so với hợp tác với doanh nghiệp các nước khác.
Chính vì vậy, Việt Nam vẫn muốn kiên trì hợp tác kinh tế với Trung Quốc, tiếp tục cố gắng gặt hái càng nhiều lợi ích càng tốt từ nền kinh tế đang bùng nổ của người hàng xóm phương Bắc. Nhưng tục ngữ Việt Nam vẫn có câu “mật ngọt chết ruồi”. Việt Nam vì vậy cần phải luôn nhận thức đầy đủ về các mối đe dọa và tìm ra các chiến lược phù hợp để ít nhất có thể hóa giải được khía cạnh kinh tế mới nổi của “lời nguyền địa lý” mà Việt Nam đang phải gánh chịu.
LÊ HỒNG HIỆP (TUẦN VIỆT NAM)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhạc sĩ người Đài Loan Watch Shara Lin quản lý piano, violon và guzheng tất cả cùng một lúc!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÂU CHUYỆN VÔ THƯỜNG

Nguyễn Xuân Hưng
Bài 1: Dòng chảy Nho giáo

Nhập đề. 
Tôi có may mắn làm việc một thời gian dài với một nhà văn am hiểu Trung Quốc là nhà văn Hà Phạm Phú, gần đây lại tiếp xúc với Nhà văn Trần Đình Hiến, người cảđời sống và chiêm nghiệm với nền văn hóa Hán, người dịch Mạc Ngôn trứ danh, nên dần dần hiểu đôi điều về Trung Quốc. Điều đó thoạt tiên có vẻ vu vơ, tình cờ, nhưng sau rồi càng ngẫm càng thấy may mắn, bởi vì trong cuộc sống một con người Việt Nam, nói không ngoa, động đâu cũng thấy hình bóng Trung Hoa. Lịch sử, văn hóa, thương mại, bang giao, xã hội… chỗ nào cũng thấy cái bóng to vật vã mang tên Trung Quốc. Bạn là nhà doanh nghiệp hay nhà buôn ư? Đố bạn không tính đến yếu tố hàng hóa mang giá trịđồng Tệ. Bạn là nhà hoạt động văn hóa xã hội ư? Nếu bạn không hiểu về một dòng chảy lịch sử mang tên Trung Quốc, thì chắc gì đã biết về chính dân tộc Việt. 
Có một tâm niệm như vậy, nên gần đây tôi viết một loạt bài nhân dịp nói chuyện với hai nhà văn Hà Phạm Phú và Trần Đình Hiến. Sau đó, có nhiều ý kiến phản bác và ủng hộ, đó cũng là lẽ thường tình. Mục tiêu của tôi không phải là cố gắng vận động một chủ thuyết, mà là trình bày quá trình tự học của một nhà văn. Đó là phương tiện cho một cứu cánh là các tiểu thuyết lịch sử. 
Tôi có kể lại một số chuyện qua các câu chuyện kể của các ông bạn già, như là một người tổng thuật. Rồi cũng có những ý kiến của tôi, tát nước theo mưa. Tôi nghĩđó là chuyện thường của các nhà văn. Viết gì ư? Nếu không biết, không hiểu, thì viết gì? Biết và hiểu thì hoặc là đi, hoặc là học. Học thày không tày học bạn. Giống như cuộc đời luôn luôn vận động, lịch sử chỉ có một, nhưng kiến giải về lịch sử thì có vô vàn. Ngày hôm qua con người ta nghĩ thế này, hôm nay cũng nghĩ thế có thể không còn đúng, mà phải thế khác. Trong Phật luận, có cái nhìn “vô thường” đối với cuộc đời. Câu chuyện của tôi cũng chỉ là một câu chuyện vô thường.
1. Nho giáo chính là Hán giáo.
Hiện nay, một vấn đề xã hội nan giải là chuyện dạy và học lịch sử. Cái gì làm cho người ta chán ngấy môn sử và nguy cơ của nó như thế nào, sau này tôi sẽ trở lại chuyện này. Nhưng có lẽ thế hệ chúng tôi đã được/bị giáo dục về sử học có phần thiên lệch. Nhà văn Trần Đình Hiến cho rằng, lịch sử dân tộc ta không phải chỉ có (hoặc phần lớn) là lịch sử chiến tranh giữ nước. Theo ông Hiến, đó là lịch sử văn hóa và bài học tự tôn dân tộc.
Tại sao một ông nói tiếng Hán, đọc văn Hán lại nói như thế? Ông Trần Đình Hiến năm nay ngoài tám mươi tuổi, mấy chục năm sống và làm việc ở Trung Quốc, mới có thể thốt lên như thế. Vậy thì phần lớn trong chúng tôi không có kinh nghiệm sống như ông ấy, liệu có thể hiểu nổi vấn đềđó không? Tôi muốn ông Hiến tóm lược một hai câu, thì ông Hiến nói chắc nịch: “Nho giáo chính là Hán giáo. Thời kỳ nào văn hóa Việt đủ sức “đối tác” với nó thì còn là Việt”
Nho giáo chính là Hán giáo. Câu nói đó hình như có thể làm cho tôi chợt tỉnh. Nếu Nhà văn Trần Đình Hiến đi tu Thiền, chắc hẳn ông sẽ theo Thiền phái Vô Ngôn Thông, chú trọng thoại đầu và hướng đến đốn ngộ (Tôi sẽ trở lại vấn đề Thiền ở phần sau). Câu nói đó đánh một chùy vào trực giác nhận thức, có thể soi sáng nhiều vấn đề kinh nghiệm.
Không ởđâu trên thế giới, mà một bộ quan niệm bao gồm những câu nói rời rạc của một ông thày, lại được nâng lên mức như một tôn giáo, như cái gọi là Nho giáo. Tại quê hương của nó, người thày Khổng tử lận đận để thi hành cái đạo đó, sinh thời thất bại. Nhưng kể từ Hán Vũđế, Nho gia bắt đầu được đề cao, hệ tư tưởng Nho trở thành trụ cột văn hóa, tinh thần cho chế độ cai trị, từđó, tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử Trung Quốc. Lịch sử hai nghìn năm Trung Quốc, có thể nói là lịch sử diễn biến Nho giáo. Cho đến nay, người Trung Quốc chính là người Hán, chữ Trung Quốc là chữ Hán, tiếng Trung Quốc cũng là tiếng Hán. Nho giáo đồng hóa xã hội Trung Quốc, rèn giũa nên một loại con người mới. Từ tu thân, tề gia đến trị quốc và chót vót là bình thiên hạ. Thiên hạ thì chỉ có một chủ, đó là thiên tử. Nên thực chất người thấm Nho đều phấn đấu trở thành quân tử, dưới một người trên vạn vạn người. Song, từng nấc thang đó, nếu anh không bình thiên hạđược thì cũng tề gia và tu thân, đều được gọi là Hảo Hán. Con người tiêu biểu của xã hội Nho giáo luôn luôn là người Hán tốt. Đó chính là tiên đề (không cần chứng minh) của bộ lý luận Nho giáo. Và, nói Nho giáo là Hán giáo chính là vì thế.
Nho giáo có sức sống mãnh liệt, nhào nặn nên văn hóa Trung Quốc, cũng là vì nó là bộ giáo lý dạy người hợp với quy luật tự nhiên. Sự phân loại con người trong xã hội rõ ràng xếp theo hình chóp. Đỉnh chóp là thiên tử (bình thiên hạ) và xuống thấp dần đến đáy bao gồm mọi kẻ tu thân. Khi anh chấp nhận phấn đấu là quân tử, thì công nhận sự cai trị của một ông vua. Cho nên, ông Hà Phạm Phú nói, bạn bè trí thức Trung Quốc mà ông tiếp xúc, đều công nhận lịch sử Trung Quốc không có tầng lớp trí thức như chúng ta hiểu ngày nay. Không có phản biện xã hội, không có trào lưu tư tưởng mới có tính đột phá. Mọi diễn biến đều vùng vẫy trong bể Nho giáo cổ truyền.
Nhưng nguyên nhân chính yếu làm cho Nho giáo có sức sống, đó chính là vì nó phản ánh sinh động tâm tư nguyện vọng của người Trung Quốc. Khổng tử, người nước Lỗ, vốn không phải Hán (mà là Bách Việt) hẳn phải hiểu đến chân tơ kẽ tóc con người sinh sống ở bình nguyên giữa hai con sông lớn trên lục địa Trung Quốc. Cho nên, thắng lợi của Nho giáo lại là sự toàn thắng của văn hóa Hán. Nói Nho giáo là Hán giáo cũng không ngoa.
Trong xã hội Trung Quốc, ngay từ khi Nho giáo chưa có địa vị gì, từ thời Xuân thu chiến quốc, đã hình thành một tầng lớp trí thức gọi là quân sư. Nhà văn Trần Đình Hiến cho rằng, trí thức quân sư là một loại tầng lớp đặc biệt chỉ có ở Trung Quốc. Toàn bộ hoạt động sáng tạo của người có học trong một xã hội phong kiến tôn ty trật tự chỉ là tiến thân nhờ uốn ba tấc lưỡi để cho giới cầm quyền thi hành “cái đạo” của mình, như Tô Tần, Trương Nghi. Nho giáo ra đời, tổng hợp các quan niệm về nhân sinh quan, vũ trụ quan của người có học, coi như trao cho những quân sư một loại vũ khí lợi hại để tiến thân. Tiến lên thì làm quan, lui về thì dạy học, làm thuốc. Hình ảnh quân sư lý tưởng nhất là Khổng Minh. (Nói kỹở phần Tam Quốc)
Từđó, mà xã hội Trung Quốc từ bao đời, cũng có một loại người bí hiểm, là ẩn sĩ. Phải chăng ẩn sĩ nếu không là Nho sĩ mài giũa kiến thức, thu mình chờ thời, kiểu như Tư Mã Ý, thì cũng là một kiểu như Từ Thứ, biết mà không làm gì cả, bất đắc chí văng ra khỏi nền chính trịđương thời. Ẩn sĩ chính là trí thức của nhân dân, tham mưu cho cộng đồng dân cư, là tác giả vô danh trong các phát kiến, sáng tác. Mạc Ngôn trở nên đáng đọc ở Trung Quốc, theo ông Trần Đình Hiến, chính là do Mạc Ngôn quan niệm, lịch sử phản ánh trong các tác phẩm của ông phải là lịch sử do nhân dân kể lại, được ký ức nhân dân lưu giữ, chứ không phải lịch sử thành văn do các sử gia vẽ nên ở triều đình. Nhân dân sao có thể làm sử, “dân dĩ thực vi tiên”. Thực chất ký ức lịch sử mà sau này Mạc Ngôn nghe lại được “từ nhân dân” phải chăng chính là từ các ẩn sĩ có nguồn gốc Nho gia. Đó là một loại “hủ nho” bật ra khỏi cái bẫy của việc gắn bó với triều đình.
Ấn Độ có Ấn Độ giáo, phát sinh từ nền văn minh sông Hằng, nhưng Nho giáo thì không bao giờ tự nhận mình là Hán giáo. Có lẽ nó liên quan đến điều mà ông Trần Đình Hiến gọi là “cái đạo của sự dối trá”. Bộ giáo lý Nho giáo đặc biệt đắc lực trong việc hình thành nên gia phong, một luật lệ gia đình. Gia đình Nho giáo cũng có một ông quân gia, vua trong nhà. Xét cho cùng, đó là cái đạo của sự áp chế, tìm kiếm khoái lạc, mà lại dùng các mỹ từđể trốn tránh sự khoái lạc, gọi sự chinh phạt bằng cái tên khác. Người Hán ưa dùng ngoa ngôn. Ngay trong các ngoa ngôn đời sống cũng ẩn chứa sự dối trá, mà lại phải dối trá. Một Hảo hán trong đời không thuộc quy luật xảo ngôn thì anh không sống nổi. Mở mồm là nhún mình đến mức coi mình như con vật, là “bỉ nhân”, là “hèn sĩ”, nó chỉ thực chất khi gươm đao khua lên, hét to giữa trận tiền. Cho nên Kim Dung trở nên vĩđại, vì ông ta hiểu sâu xa con người Trung Quốc, xã hội chưởng Kim Dung chính là xã hội Trung Hoa bị ngọn đèn nhà văn soi vào. Ngày nay, ai dám bảo Trung Hoa được gán nhiều mỹ từ hiện đại là không còn Nho giáo. Đó là Nho giáo khoác áo mới mà thôi. Nào là đồng chí tốt, nào là anh em, nhún mình đến mức vì lý tưởng, nhưng khi cần thì nói năng không khác côn đồ. Tầng lớp quan lại Trung Quốc đã từng đánh ViệtNam, là tột cùng của loại Hảo hán, đó chính là loại quân tử Tàu chính hiệu.
Khi hỏi Khổng tử ông làm gì đầu tiên khi được ngồi vào ngai vàng, ông trả lời “Phải chính danh”. Có thể chính Khổng tử cũng không lường được sự biến dạng khách quan của khái niệm “danh”. Mặt tốt của yếu tố “dối trá” trong Nho giáo là nó đồng hóa được mọi kẻ thù. Anh nào đô hộ người Hán cũng bị hấp dẫn bởi Nho giáo, khi anh lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ thể, thì vô hình trung anh biến thành Hán cả. Ông Hà Phạm Phú nói, các đời vua Trung Quốc từ Tần đến Thanh, chỉ có một hai đời đúng là xuất phát từ dân tộc Hán. Và, dĩ nhiên ngày nay con cháu họ phần nhiều trở thành người Hán. Nếu không thì cũng chỉ còn cái tên dân tộc, từ trong tâm hồn đã là Hán rồi.
Song, mặt trái của yếu tố “dối trá” trong Nho giáo là khi anh truyền bá thì dễ bị nhận ra chân tướng. Thử hỏi, Nhật Bản hay Hàn Quốc, và đến Việt Nam, mấy nước bị Nho giáo truyền thụ một hai nghìn năm cả, nhưng văn hóa bản địa luôn luôn âm ỉ một cuộc phản kháng. Tôi nói với ông Trần Đình Hiến, tại sao chúng ta cứ giảng giải lịch sử phản kháng, giữ gìn bản sắc dân tộc, mà không thấy rằng, đó chính là lịch sử phản kháng văn hóa. Điều này trùng với nhận định của ông Hiến về Nho giáo. Nhật Bản và Hàn Quốc, khi có yếu tố phản kháng, là người ta rũ bỏ Nho giáo, hoặc bổ sung vào hệ tư tưởng Nho cái nội dung bản địa, khác hẳn. Đó là thắng lợi của sự chọn lọc và phản kháng Nho. Còn Nho giáo ViệtNam thì sao?
2. Bi kịch Mạc
Tôi thấy nhiều sách nói Sĩ Nhiếp là thái thú đầu tiên truyền bá Nho học. Có lẽ không hẳn là thế. Trước Sĩ Nhiếp đã có mấy trăm năm nhà Hán đã thiết lập chếđộ cai trị sau khi đánh thắng Nam Việt của Triệu Đà.
Các cụ trí thức Việt Nam trước kia đều coi nhà Triệu của Triệu Đà là tiếp quốc thống Âu Lạc, có lẽ có một cái lý chí tử mà chúng ta sau này không hiểu. Đó là nhìn nhận triều đại dưới lăng kính văn hóa dân tộc. Nhà văn Trần Đình Hiến thì không đồng ý coi nhà Triệu là quốc thống Việt, bởi vì Triệu Đà là người Hán Chân Định, nhà Triệu có tội để mất nước vào tay Hán. Nhưng nhà văn Hà Phạm Phú thì đặt vấn đề: Triệu Đà cai trị Nam Việt, là phần đất của người Bách Việt, song Triệu Đà đối lập và phản kháng nhà Hán, vờ phụ thuộc mà thiết lập quan chế riêng. Đến Hai Bà Trưng khởi nghĩa trên lãnh thổ Nam Việt (gồm Bắc Việt Nam và Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay), thì thấy mọi thiết chế xã hội thời Hùng vương còn rất đậm nét, xã hội bộ lạc mẫu hệ vẫn còn, chứng tỏở Nam Việt, chưa có dấu hiệu Hán hóa rõ ràng. Nguyễn Trãi khi viết Cáo Bình Ngô nhân danh Lê Lợi, cũng kể từ Triệu, đến Đinh, Lê, Lý, Trần. Ai cũng công nhận Cáo Bình Ngô là niềm tự hào dân tộc, mà chưa có đủ lý lẽ ai phản đối ông Nguyễn Trãi sai lầm.
Mã Viện là viên quan Hán đã tiêu diệt Hai Bà, xóa bỏ hoàn toàn văn hóa Việt, hẳn là sự Hán hóa bắt đầu mạnh mẽ. Nho giáo tất nhiên phải được truyền vào. Và đến Sĩ Nhiếp làm Thái thú, chắc là Nho giáo thắng thế và có ảnh hưởng đáng kể vào tầng lớp trí thức. Trong khi Trung Quốc loạn Tam Quốc, thì Sĩ Nhiếp giữ cho Giao châu thanh bình, thịnh trị, uy tín Nho giáo càng lên cao. Thế mà gần một nghìn năm sau cho đến Ngô vương dựng nước, Đinh –Lê quật khởi, Nho giáo dù đã được nhà cầm quyền áp chế, nhưng vẫn không có địa vịđộc tôn, là bởi vì có sự xuất hiện của Phật giáo. Ngày nay, Phật giáo tuyên bốđầy hào sảng: “Phật giáo đồng hành với dân tộc”, là một tuyên ngôn có sơ cở thực tế.
Nghiên cứu lịch sử thời Lý, tôi cho rằng, đó là thời hoàng kim tam giáo đồng nguyên. Đó là thời kỳđa nguyên tư tưởng đầu tiên của dân tộc. Nho giáo bị chính Đạo giáo cũng có nguồn gốc Trung Quốc, cùng với Phật giáo, giành giật dân chúng. Lý Thái tổ xây dựng chếđộ phong kiến tập quyền, nhưng chiếm được địa vị nhờ phương pháp tuyên truyền sấm ngữ của Thiền gia. Lý Thánh tông xây dựng Quốc tử giám, đặt niên hiệu Đại Việt, song lại xây chùa, tự mình làm tổ Thiền phái Thảo Đường. Đó là nền dân chủ tư tưởng đáng ngạc nhiên. Về Phật giáo thời Trần, sau đây có một phần bàn riêng, ởđây chỉ xin nói về “dòng đời” của Nho Việt.
Tôi đã phát biểu ở một bài bút ký về nhà Mạc đăng trên báo Văn Nghệ. Cuối Trần, tầng lớp Nho giáo thời Trần đã rất mạnh, nhưng Nho giáo chưa thể trở thành nền tảng tư tưởng của nhà nước phong kiến. Chỉ sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi xây dựng nhà nước phong kiến dập khuôn toàn bộ mô hình Trung Quốc. Nho giáo thời Lê được ươm mầm hơn một nghìn năm, đến đó phát triển tươi tốt, cực thịnh. Đến đây, có thể thấy một mẫu số chung, kẻ chiến thắng Hán đã trở thành giống như Hán. Từ trước đến nay, chúng ta tự hào đánh thắng quân Minh, gìn giữ chủ quyền, đúng thôi. Và sự thật lịch sử là thế. Nhưng từ nhà Lê, Nho giáo bắt đầu chiếm địa vị hệ tư tưởng độc tôn, cũng là một sự thật rành rành không thể nói khác. Chữ là chữ Thánh hiền. Thánh hiền là ai? Là một ông họ Khổng nào đó. Toàn bộ trí thức chăm chăm học để thành người quân tử, nói trắng phớ ra là làm một người Hán tốt. Dĩ nhiên căn cốt dân tộc vẫn không thể mai một được, đó là vì còn nhiều yếu tố khác “kháng Nho”, mà cái kháng Nho ghê gớm nhất là Phật giáo, giáo lý Trúc Lâm còn dai dẳng, âm ỉ trong dân chúng.
Nho giáo trở thành nền tảng cơ sở xây dựng xã hội Lê, đạt đỉnh cao thời Hồng Đức. Đến đây, toàn bộ tinh hoa hay nhất của Nho đã được người Việt dùng gần như hết. Sau Lê Thánh tông, xã hội Đại Việt suy vi, đó là sự phát tác của mặt trái Nho giáo, thứ triết thuyết ngoại lai. Nho giáo có thể hợp với người Trung Quốc, nhưng không hợp với người Việt. Dĩ nhiên, trong lịch sử học thuật, tôi biết nhiều bậc mũ cao áo dài ra sức tìm tòi, chứng minh sự khác biệt của Nho Việt, so với Nho Tàu, nhưng dù sao thì đó vẫn là thứ Hán giáo không thể khác. Đó là con đường bành trướng và đồng hóa của văn hóa Hán.
Khi học thuyết ngoại lai khủng hoảng, người ta quay trở về nguồn mạch dân tộc, trở về với cái tồn tại của bản xứ, đó là quy luật tất yếu. Những bài viết về nhà Mạc của Nhà sử học Trần Quốc Vượng soi sáng điều này. Ông Vượng cho rằng, nhà Mạc từ bỏđộc tôn Nho, phát triển tầng lớp thương gia, cho đình chùa quay lại có vai trò quan trọng trong đời sống làng quê. Ông Vượng sinh ra và lớn lên ở vùng Đông Bắc, gần với quê hương của tôi, và là quê hương nhà Mạc, nên tôi cảm thấy rất dễđồng cảm. Bây giờ, người ta có ngôn từ “làng mạc”, có lẽ là vì làng thời Mạc đã phát huy hết bản tính cộng đồng cư dân Việt. Nhà Mạc mất đi, nhưng cái làng Việt với cây đa, bến nước, sân đình thì vẫn còn và có thể nói, có sử liệu rõ ràng là từ thời Mạc. Tôi viết bài “Đoản khúc Dương Kinh bi tráng” nói vềđô thị Dương Kinh, là tiếp nối cảm hứng đối với nhà Mạc mà ông Trần Quốc Vượng đã khơi gợi. Nhà Mạc với Mạc Đăng Dung có thể là triều đại đổi mới dũng cảm trong lịch sử dân tộc. Đó là một thể nghiệm hướng ngoại, hướng sang cái thiên hạ khác với Hán và trở về phong tục dân tộc. Cùng thời với các làn sóng hướng ngoại của Nhật Bản, tư tưởng võ sĩđạo làm nên những biến đổi trong xã hội Nhật. Tuy nhiên, người Việt chịu một bi kịch, đó chính là nỗi bi kịch gắn liền với sự thất bại của Nhà Mạc.
Tất nhiên, sựđổ nát một chếđộ mới có hơn 60 năm xây dựng có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân thất bại của Nhà Mạc là không dứt khoát lựa chọn văn hóa, chưa có nền tảng tư tưởng mới, mà trực tiếp là sự thất bại của nền giáo dục. Các vua Mạc sau Mạc Đăng Dung ứng xử với Nho học có hai mặt, tước bỏđịa vịđộc tôn, nhưng lại giữ lại cách tuyển bổ quan lại kiểu Nho giáo. Một cách hình ảnh, nhà Mạc ứng xử với Nho giáo như là nuôi một con hổ, nhưng lại coi nó là mèo. Chính con hổấy sổng chuồng quay lại tiêu diệt cái cũi định nhốt nó. Cứ xem xét toàn bộ cái triều đình Lê Trung hưng lưu vong chống Mạc ban đầu, thì thấy cốt lõi là Nho sĩ. Thời Mạc, việc thi cử, tuyển bổ quan lại rất đều đặn, tuy nhiên các vua sau nhà Mạc phần lớn đều hèn yếu, văn hóa thấp, nhũng lạm hiếu sắc, cho đến Mạc Mậu Hợp là đỉnh cao của hủ bại, văn thần võ tướng đều bất hợp tác. Chưa có thời nào mà triều quan lại xin về hưu trí nhiều đến thế.
Có lẽ sau này, nhà Mạc không có lấy một sử gia riêng, không có một bộ sử riêng, cũng là lẽ đó chăng. Mọi sử liệu về nhà Mạc đều được viết lên từ các Nho gia, phục vụ các triều đại chống lại và đánh thắng nhà Mạc. Dù cho Lê- Trịnh, hay Nguyễn đều coi Mạc là ngụy. Những sử liệu về “trói tay xin hàng” Trung Quốc của vua Mạc đều có nói đến, hư hư thực thực. Trớ trêu thay, một triều đại muốn từ bỏđộc tôn Hán giáo, lại bị thất bại, và bị mang tiếng là “đầu Hán”. Còn các thế lực tiếp tục nuôi dưỡng Hán giáo, đưa dân tộc trở lại quỹđạo Hán giáo thì lại vô can.
Sau này, đến thời đại ngày nay, tôi vẫn thấy sử sách tiếp tục ứng xử với nhà Mạc như “ngụy”, tuy không nói ra từ ngụy. Đó là một bất công lớn đối với nhà Mạc. Ởđây, lại có một mẫu số chung là nhận định triều đại phải xuất phát từ cái gốc văn hóa. Ngay cách dùng từ của các sử gia là Nho sĩ Việt Nam thời xưa, cũng có sự tinh tếđáng lưu ý. Hồ thì gọi là Nhuận Hồ. Còn Mạc thì dứt khoát phải là “ngụy Mạc”. Có người giải thích, đó là do nhà Hồ ngắn, chỉ là “thừa” (nhuận), còn nhà Mạc dài lâu hơn, thì bị gọi là “giả” (ngụy). Không phải. Nhà Hồ chưa có sự lựa chọn dứt khoát về hệ tư tưởng. Họ chỉ mới dè dặt cải tổ xã hội đổ nát cuối Trần, thì nhân dân đã không tin tưởng để nghe theo, cuối cùng nhận lấy thất bại ở chiến trường. Xét cho cùng, Hồ cũng chỉ là Trần kéo dài mà thôi. Còn Mạc thì là một triều đại có ứng xử khác hẳn với nền tảng Nho giáo. Cái đáng gọi là ngụy của Mạc, theo các Nho gia, chính là ứng xửđáng giận với Nho giáo. Mạc Đăng Dung rõ ràng có gia phả xuất phát từ khu vực Bách Việt, Nam Trung Quốc, nhưng ông có tư tưởng xây dựng một nhà nước không có Nho giáo độc tôn, mà còn có Phật và Đạo. Cũng như Trần Cảnh, có gia phả là đời thứ năm chuyển xuống từ Nam Trung Quốc (cũng là vùng văn hóa Bách Việt), lại quật khởi chống Nguyên và xây dưng một chếđộ thể hiện tinh thần dân tộc hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Đó cũng là một hiện tượng lịch sửđáng suy ngẫm. Ông Trần Đình Hiến nghiên cứu sâu văn hóa Trung Quốc, cho rằng, ngay tại Trung Quốc, tuy văn hóa Hán có thế thắng áp đảo, nhưng không phải văn hóa Việt cổ bị mai một, mà nó chỉ tồn tại dưới dạng khác mà thôi. Ở Bắc Kinh, người ta gọi tiếng Quảng Châu là “Việt ngữ”, gọi thứ kịch cổ truyền đến từ vùng nước Kinh là “kinh kịch”, đó là văn hóa Bách Việt cổ sơ tồn tại dưới màu áo khác. Còn không hiểu Kinh Thư có phải là “thơ của người Kinh” không thì tôi chưa hỏi ông Trần Đình Hiến.
Cùng với nhận định như vậy, khi xem xét nỗi bi phẫn thời Nguyễn, cũng lại là sự thất bại về văn hóa. Tại sao người Việt Nam nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp đến như vậy? Đó là một dịp phản kháng văn hóa Hán, điều vốn dĩ tiềm ẩn trong lịch sử dân tộc. Song, nhà Nguyễn cũng có một sức ép lựa chọn, để tránh thứ tôn giáo đến theo đội quân xâm lược, thì lại ra sức quay trở lại với thứ văn hóa cổ truyền hơn, là Nho giáo. Nhưng chuyện này lại là một đề tài khác.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sinh viên - bạn cần gì?


giáo dục, tuổi trẻ, thanh niên, sinh viên

"Gửi các bạn sinh viên những trăn trở của một người trẻ tuổi. Giờ này có thể bạn đang ngủ rất ngon. Tôi thì không dù đồng hồ chỉ đúng 5h sáng. Mấy nay cứ trăn trở nhiều thứ, thức khuya lắm! Nhiều khi cũng thắc mắc không biết mình có phải 25 tuổi không? Thấy mình già so với tuổi quá. Đây không phải là một chủ đề to tát hoặc mới mẻ gì, nhưng tôi trăn trở nên chia sẻ, thế thôi! Tôi nhớ trong một tác phẩm nào đó của nhà văn Phan Việt có đoạn: “Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18 – 25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khỏe lẫn sự dẻo dai, cả hưng phấn lẫn thất vọng, cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng, cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc”. Tôi hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ của tác giả. Tôi đặt tên cho khoảng thời gian ấy là Tuổi Trẻ. Chẳng phải dưới 18 hoặc trên 25 thì không trẻ nữa, nhưng tôi thấy 8 năm ấy mới thật sự là đẹp nhất của giai đoạn tuổi trẻ. Ở cái tuổi ôm trọn thời sinh viên này, lẽ ra các bạn phải dấn thân thật nhiều, trằn trọc, suy tư thật nhiều về cuộc đời, về xã hội, về dân tộc,… thậm chí mất ăn mất ngủ, thao thức đêm dài. Có quá nhiều câu chuyện kể về những con người sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực để rồi họ có động lực vươn lên thành công. Tôi từng đọc và cả tiếp xúc với những con người ấy và tôi nghĩ: “Nếu ở trong hoàn cảnh đó, mình cũng sẽ có động lực vươn lên như họ thôi”. Hoặc cũng không thiếu những câu chuyện về những người thành công được sinh ra trong một nền tảng gia đình rất tốt, ba mẹ đều thành công và họ ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục cho con cái. Tôi cũng biết và tiếp xúc với nhiều người thuộc nhóm này, rồi tôi cũng từng nghĩ: “Gia đình họ có điều kiện và nền tảng như vậy, việc họ thành công không có gì đáng ngạc nhiên cả”. Nếu bạn cũng có những suy nghĩ giống như tôi cho hai trường hợp trên, thì tôi chia sẻ rằng đó chỉ là sự biện hộ thôi. Cả hai nhóm người trên đều đáng ngưỡng mộ và trân trọng bởi họ đã nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Tôi thì thuộc nhóm người ở giữa và tôi nghĩ mình giống đa số các bạn. Nói một cách văn vẻ đây là nhóm người mắc kẹt ở mức trung bình về nhiều mặt. Gia đình tôi không giàu, nhưng cũng không quá nghèo (tuy là hơi nghèo vào cái thời đất nước còn khó khăn, gia đình nào cũng vậy thôi). Tôi học không xuất sắc, nhưng cũng không dở. Tôi không tự ti, nhưng cũng chẳng tự tin về mình lắm. Tôi không có nhiều mối quan hệ trong cuộc sống, nhưng cũng có không ít bạn bè,… Tôi nói như vậy chỉ để muốn chia sẻ với bạn rằng ai cũng có thể vươn lên cho dù xuất thân trong hoàn cảnh gia đình như thế nào, thành tích học tập ra sao, thông mình vừa vừa, thông minh kiệt xuất, hay ngu si đần độn,… Chỉ cần một tư duy đúng đắn, nuôi dưỡng khát vọng lớn và dám dấn thân lăn xả từng việc nhỏ bằng tất cả trách nhiệm của mình. Ai cũng có thể vươn lên! Cứ mỗi lần tiếp xúc với các bạn sinh viên là tôi lại đau đáu trong lòng. Những câu hỏi các bạn đặt ra cho tôi nhiều khi khiến tôi phát bực nhưng phải làm chủ cảm xúc để giữ thái độ bình tĩnh. Hoặc cũng không ít lần khi nghe hỏi xong, tôi chỉ biết cười trừ vì thật sự không biết phải trả lời sao cho thỏa đáng nữa. Tôi xót xa không biết tại sao những câu hỏi ấy lại được nêu lên dù biết là không nên vùi dập từ trong trứng nước, cần khuyến khích dám đặt câu hỏi khi có thắc mắc vì đó là cách rất hay để học hỏi. Nhưng thông qua những câu hỏi ấy, tôi thấy một thực trạng tư duy kém cỏi, thiển cận và bị động đang ăn sâu vào trong nhiều bạn sinh viên. Ảnh minh họa: ST Trong một lần tọa đàm thân mật với khoảng 20 bạn sinh viên đến từ nhiều trường đại học khác nhau, có một bạn sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế hỏi tôi rằng: “Anh ơi, trong 4 năm học đại học, em không tham gia hoạt động hoặc đi làm thêm gì hết, vậy thì bây giờ em điền cái gì vào CV để xin việc đây anh?”. Khi tôi hỏi ngược lại những người tham dự hôm ấy là ai cũng ở trong tình trạng giống vậy, thì quá ngạc nhiên là khoảng 60% cánh tay giơ lên. Trời ơi! Tôi chỉ muốn hét thật to với nhóm bạn trẻ đó (may là tôi giữ được sự bình tĩnh để từ tốn chia sẻ): “Các em ơi, sao các em đi tìm một thứ mà chắn chắn là không có trên đời này vậy? Các em muốn thành công mà không phải trả giá? Các em muốn học giỏi mà không có những đêm thức trắng vùi đầu vào đèn sách sao? Làm gì có cái thứ đó trên đời này”. Tôi đang nói đến một tư duy vô cùng nguy hiểm ở các bạn sinh viên, tư duy mì ăn liền. Cái gì cũng muốn có ngay kết quả mà không phải bỏ công sức. Cái gì cũng muốn người ta mang đến dâng cho mình, ngồi rung đùi mà hưởng trái ngọt. Khi huấn luyện một khóa học với chủ đề “Sẵn sàng cho sự nghiệp”, tôi ngạc nhiên khi thấy có khá nhiều bạn sinh viên mong muốn bước vô khóa học để được nghe về cách trả lời phỏng vấn, cách viết CV sao cho hay, cách làm sao để thi đậu vào chương trình MT (Management Trainee – đây là một cuộc thi nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ của các tập đoàn đa quốc gia rất được giới sinh viên quan tâm). Nói chung là các bạn cần những cái có thể xài được liền, tạo kết quả ngay tức thì. Thực dụng không có gì là xấu cả, tuy nhiên nó chỉ phát huy hiệu quả khi bạn có một nền tảng nhận thức vững chắc về sự nghiệp, về tư duy lãnh đạo, về phong cách làm việc, về văn hóa ứng xử nơi công sở,... Hay nói một cách khác là nội lực của bạn có mạnh thì kỹ năng mới phát huy tác dụng. Khi hỏi thăm thì tôi biết được các bạn rất ít tham gia vào những hoạt động xã hội, các câu lạc bộ đội nhóm và nỗ lực vươn lên nhiều vai trò lãnh đạo khác nhau. Vậy mà ai cũng muốn thi đậu vào MT? Tôi giả sử các bạn may mắn trả lời phỏng vấn tốt để vào được chương trình này, thì liệu bạn có “sống” và tỏa sáng được trong đó hay không là điều bạn cần suy nghĩ. Tôi rất tâm đắc với cách nhìn nhận của Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung rằng “Ta là sản phẩm của chính mình”, vậy thì cái sản phẩm BẠN ngày hôm nay có cạnh tranh được với những “đối thủ” khác về tư duy, nhận thức, thái độ, kiến thức, kỹ năng,… hay không? Đối với đồ ăn thì người ta cũng ráng suy nghĩ cho ra những phương cách “mì ăn liền” để đáp ứng với đỏi hỏi ngày càng gắt gao và cạnh tranh của xã hội, nhưng với thành công thì làm sao có thể như vậy được? Ảnh minh họa: ST   Tư duy thứ hai là tư duy đòi hỏi. Các bạn đòi hỏi nhiều quá, nhiều hơn những gì các bạn bỏ ra. Các bạn sinh viên đa số đều rất tự tin về kiến thức của mình, đó là con dao hai lưỡi. Tự tin là tốt, nhưng tự tin bao nhiêu thì cần phải nỗ lực chui rèn bản thân không ngừng. Các bạn đang dán cái mác “ĐẠI học” quá lớn vào mình để kết luận rằng kiến thức đã đủ cho công việc và mình có quyền đòi hỏi công ty phải trả mức lương tương xứng với 4 năm dùi mãi kinh sử trên ghế nhà trường. Có nhiều bạn khi tôi hỏi về công việc bạn mong muốn sau khi ra trường, bạn mô tả muốn làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia với thu nhập ít nhất là 800 USD/tháng. Tôi hỏi tiếp: “Vậy em có cái gì để người ta phải trả em 800 USD/tháng?”. Bạn… cứng họng! Các bạn ơi, mơ lớn là tốt. Bạn muốn mức lương bao nhiêu cũng được, không những 800 USD/tháng, mà thậm chí 8000 hay 80.000 USD cũng được. Nhưng, bạn cần phải trả lời câu hỏi là bạn có cái gì để người ta phải trả cho bạn mức lương đó? Bạn có nghĩ công việc photocopy cũng có thể làm xuất sắc hơn bình thường được hay không? Bạn phải thay thế tư duy đòi hỏi bằng một tinh thần cống hiến hăng say, không ngại việc, không chê việc, làm với tất trách nhiệm và chuẩn mực cao nhất để đổi lại kinh nghiệm và sự tín nhiệm. Chứng minh cho họ thấy đi đã, khoan đòi hỏi, rồi bạn sẽ được trả công xứng đáng sau này. Ngoài ra, các bạn chỉ muốn nhận mà không muốn trả giá. Từ “giá” ở đây tôi muốn nói ở cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Tôi diễn thuyết cho sinh viên khá nhiều, cái gì miễn phí thì bạn đến đông lắm. Nhưng cái gì cần một khoản đầu tư để học hỏi sâu hơn thì hình như với bạn nhiêu đó “hàng” miễn phí là đủ rồi. Bạn chê mắc, bạn tiếc tiền, bạn thấy không cần thiết. Rồi thì sau này cái giá mà bạn thật sự sẽ trả còn đắt hơn nhiều. Bạn tiếc tiền đầu tư vào bản thân thì xem như bạn cũng tiếc thành công. Cuối cùng, điều khiến tôi trăn trở nhiều nhất ở các bạn sinh viên là các bạn không có một khát vọng lớn. Cách đây hai tuần, tôi kết hợp với một tổ chức nhân sự uy tín để tổ chức một khóa huấn luyện dành cho những sinh viên đã qua chọn lọc, nhằm mục đích trang bị cho các bạn cách tư duy của một nhà lãnh đạo tương lai. Khóa huấn luyện kết thúc rồi nhưng dư âm của nó khiến tôi trằn trọc mãi. Tôi băn khoăn, lo ngại về Tuổi Trẻ hiện nay, lứa tuổi mà tôi cũng thuộc về. Rồi Việt Nam chúng ta sẽ ra sao khi mà những con người chủ nhân tương lai của đất nước lại có những suy nghĩ và biểu hiện như vậy? Trách ai bây giờ đây? Tôi không dám vơ đũa cả nắm, bởi tôi tin rằng vẫn có rất nhiều bạn trẻ đang từng ngày nỗ lực vươn lên với những khát vọng lớn lao, phục vụ trước hết cho đất nước, sau đó mới đến bản thân mình. Nhưng tôi muốn dấy lên một thực trạng đáng báo động ngày nay ở một số lượng lớn các bạn sinh viên: các bạn suy nghĩ nhỏ quá. Đó là chỉ mong làm sao có đủ tiền sống mỗi ngày; làm sao có thể thi đậu tốt nghiệp tốt nghiệp nếu không sẽ bị ba mẹ la; làm sao để có thể tìm được một công việc ổn định sau khi ra trường; làm sao có thể tự lo được cho bản thân sau khi tốt nghiệp,... Tôi cũng từng như vậy, y chang các bạn thôi. Nhưng bạn ơi, bạn cần biết rằng điều đáng sợ nhất của một đất nước không phải là nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản; không phải là đất nhỏ ít dân; mà điều đáng sợ nhất là đất nước ấy chỉ tập hợp những con người không dám khát vọng lớn, không dám ước mơ lớn. Ai cũng muốn nước mình giàu mạnh, ai cũng muốn Việt Nam có thể vươn ra tầm châu lục, thậm chí là sân chơi toàn cầu; nhưng ai cũng suy nghĩ nhỏ nhặt, ai cũng chỉ nghĩ cho riêng cho bản thân mình thôi thì làm sao có thể cùng nắm tay nhau đi lên được đây? Bạn có thể trông chờ điều gì trong khi mỗi ngày mình chỉ biết la cà những quán café, quán nhậu, những thú vui cho quên đời quên sầu, giết thời gian. Tôi thật sự lo, lo lắm các bạn ạ! Than vãn rồi cũng thế thôi, bây giờ cần phải làm gì đây? Câu hỏi này quả là rất rộng và quá khó với tôi. Nhưng nếu chỉ được chọn một điều duy nhất để chia sẻ với sinh viên, trong giới hạn kinh nghiệm và hiểu biết của mình, tôi muốn nói rằng các bạn cần phải CHỦ ĐỘNG. Các bạn còn bị động quá, điển hình là mỗi khi tọa đàm (tức là một dạng hỏi đáp chia sẻ kinh nghiệm), tôi hỏi là có ai có câu hỏi gì không thì chỉ một sự im lặng đáng sợ xuất hiện. Tôi hỏi tại sao thì các bạn nói rằng đến đây để được nghe anh chia sẻ gì đó. Các bạn ơi, cần phải thay đổi tư duy ngay đi, CHỦ ĐỘNG lên. Đừng ngồi đó mà mong người ta đem thành công đến với bạn. Đừng chỉ biết nộp đơn rồi cầu mong nhà tuyển dụng gọi điện và mời bạn ký hợp đồng. Đừng mỗi ngày chỉ có đến trường rồi quay về nhà mà mong mình sẽ tỏa sáng trong sự nghiệp sau này. Đừng kêu than oán trách việc giáo dục đại học thế này thế kia, thiếu thực tiễn, toàn lý thuyết,… Ai cũng có công việc và trách nhiệm của họ thôi. Nhiệm vụ của bạn là học và hãy biết nỗ lực học một cách chủ động. Nó xuất phát từ ý thức “Ta là sản phẩm của chính mình” để chuyển vai trò đầy tớ sang vai trò ông chủ của quá trình học. Chính bạn mới là người đề ra những cái mình cần học dưới sự hướng dẫn của thầy cô hoặc những người trước, rồi nỗ lực học tập bằng phương pháp học sáng tạo. Sự học cũng cần mở rộng cách nhìn nhận. Không phải cứ phải có cái bàn, cái ghế, quyển vở, cây bút thì mới gọi là học. Học ở bất kì đâu, học từ bất kì ai. Chỉ cần một cái đầu rộng mở, chịu khó quan sát, trao đổi, đánh giá, phân tích, thắc mắc là được. Thay đổi cả hệ thống thì khó, nhưng thay đổi bắt đầu từ chính bản thân mình thì ai cũng làm được, chỉ là bạn có muốn hay không thôi? Và giai đoạn 18 – 25 thật đẹp, đừng phung phí thời gian để biến mình thành một thế hệ lu mờ của xã hội. 
5h sáng ngày 3/7/2012" 
Vũ Đức Trí Thể    
Đọc thêm tại: http://tccl.info/vn/song/20048/bai-viet-gay-sung-sot-tren-facebook-cua-1-thanh-nien-viet-nam-25-tuoi.html | TCCL.info

Phần nhận xét hiển thị trên trang