Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Chiếc nón kỳ cục!



CHIẾC NÓN KỲ CỤC do VTVn tổ chức
Long Vũ dẫn chương trình
----------

Long Vũ:

- Chào các bạn, hôm nay chúng ta thi về đề tài xoay quanh các vấn đề liên quan với phụ nữ. Cuộc thi hôm nay dành cho các thí sinh nữ, khán giả không phân biệt giới tính và tuổi tác. Câu hỏi đầu tiên cho các thí sinh: Tóc phụ nữ nơi nào xoăn nhất? Dành cho thí sinh nào bấm chuông trước. 

Cả ba thí sinh nhìn nhau, mặt đỏ bừng...

Long Vũ:

- Thời gian dành cho các bạn đã hết, có vị khán giả nào giải đáp được sẽ nhận được phần quà đầu tiên của nhà tài trợ cho cuộc thi chiến nón kỳ cục... hôm nay! nào xin mời quý vị khán giả!

Khán giả cũng ...đỏ bừng mặt, không ai trả lời được.

- Còn các bạn, các bạn có giải đáp đuợc không ạ? (không đuợc thì...kéo xuống) 

Chợt có em bé đứng dậy trả lời:

- Thưa chú, đấy là tại Châu Phi ạ! tóc phụ nữ châu Phi xoăn nhất ạ!

Long Vũ: 

- Hoan hô, cháu đã trả lời đúng! mời cháu lên sân khấu nhận phần quà của nhà tài trợ. 


***********************
- Bây giờ chúng ta bước sang câu hỏi thứ hai: Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ Việt Nam là gì, ở đâu?

Cả ba thí sinh cũng nhìn nhau, mặt đỏ bừng.......

Long Vũ:

- Thời gian cho các bạn đã hết, các bạn mất cơ hội. Xin mời khán giả!!!

Khán giả cũng ...đỏ bừng mặt, không ai trả lời.

- Còn các bạn, các bạn có giải đáp được không ạ? (không đuợc thì...kéo xuống).

Lại có một em bé khoảng 10 tuổi, đứng dậy:

- Thưa chú, đấy 18 phố Hàng Chuối ạ, là TW Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam ạ!!!!

Long Vũ:

- Hoan hô, cháu đã trả lời đúng! mời cháu lên sân khấu nhận phần quà của nhà tài trợ. 


*********************
Long Vũ:

- Bây giờ đến vòng thi đoán ô chữ, ô chữ gồm 2 chữ cái, từ này mô tả cái gì đó mà các cô gái nghe đến là cảm thấy nhột và bủn rủng tay chân? 

- Nào mời thí sinh thứ nhất quay số.

Cô gái quay được 200 điểm, thẹn thùng, nhưng cố lấy hết can đảm:

- Em đóan chữ C.

Long Vũ:

- Chữ Cờ, có 1 chữ Cờ, còn 1 ô, em muốn quay hay đóan?

Cô gái quay số, không may bị mất lượt. Đến lượt thí sinh thứ 1 quay được 400 điểm:

- Em đóan chữ......U ạ.

Long Vũ:

- Chữ U, vầng, có 1 chữ U.

Cả hội trường ồ lên kinh ngạc!!!! không ngờ VTVn chịu chơi quá!!!

Long Vũ:

- Em đóan ô chữ này là chữ gì thế?

Cô gái ấp úng, mặt đỏ bừng

- Em ...em....em...không biết ạ!

Long Vũ:

- Ðến lượt thí sinh thứ 3, nào, em đóan ô chữ này là chữ gì nào?

Cô gái bối rối:

- Em ...em....em chịu !!!

Long Vũ:

- Nào mời khán giả!

Khán giả cũng quá thẹn thùng, không ai dám trả lời! hi hi. Còn các bạn.... không đoán ra à? Kéo xuống! 

Chợt một em bé khoảng 7 tuổi đứng dậy:

- Thưa chú, cháu đoán là chữ CÙ ạ. Khi bị cù thì rất nhột và bủm rủn cả tay chân ạ!!!
***********************
Ðến vòng thi thứ 2, cũng vẫn 3 thí sinh nữ mặc áo dài xinh xắn. 

Long Vũ:

- Bây giờ chúng a chuyển sang vòng thi thứ 3, thí sinh có 1 phút để trả lời các câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất: Cái gì mà trong quần của tôi có, mà các bạn thí sinh của chúng ta không có?

Cả ba thí sinh thẹn thùng, không trả lời được. Chợt một em nhỏ đứng dậy:

- Thưa chú, là cái túi ạ. Các cô mặc áo dài thì làm gì có túi ạ!!!

Long Vũ:

- Chúc mừng cháu giải đáp đúng, mời cháu nhận phần quà của nhà tài trợ

***********************************
Long Vũ: 

- Xin mời tiếp tục chương trình bằng ô chữ thứ 2. Ô chữ này gồm 4 chữ cái: Đây là thứ người con trái rất muốn bạn gái mình xem trong những lúc đi chơi cùng nhau? Vâng, mời chị Mon quay!

Chị B: 

- Em xin đoán chữ I (i ngắn) ạ. 

Long Vũ: 

- Vâng, chính là chữ I, có 1 chữ I, mời chị quay tiếp. 

Chị Mon: 

- Em xin đoán chữ M ạ. 

Long Vũ: 

- Chữ M có 1 chữ M, chị Mon giỏi thật, xin mời chị tiếp tục quay. 

Chị Mon: 

- Em xin đoán chữ H ạ. 

Long Vũ:

- Chúc mừng chị Mon, đây là lần đầu tiên có người đoán trúng liên tiếp 3 chữ, chị muốn quay tiếp hay đoán luôn từ này? 

Chị Mon: 

- Em xin đoán chữ đầu tiên cuối cùng là chữ C ạ. 

Long Vũ:

- Thật đáng tiếc, C không có chữ C nào cả, chị Mon đoán gần đúng, nhưng từ này là từ... PHIM. Một bộ phim ý mà. Cười. Chị chịu chơi quá đấy!


***********************
Long Vũ: 

- Còn bây giờ là phần thi dành cho các khán giả có mặt trong trường quay hôm nay. Ô chữ của chúng ta là một từ có 3 chữ cái...

Long Vũ chậm rãi: 

- Đây là một điều mà ai cũng thích, nó mang lại sự sung sướng và có thể là cả hạnh phúc nữa cho mọi người?

Cả trường quay im lặng...

- Chị Hằng lật cho tôi ô chữ ở giữa !... Đó là chữ Ô.

Mọi người bắt đầu xì xào nhưng cũng không có cánh tay nào giơ lên...

- Chị Hằng tiếp tục lật cho tôi ô chữ đầu tiên!... Đó là chữ L

Tiếng ồn ào huýt sáo la ó nổi lên, xen lẫn những nụ cười tủm tỉm và những khuôn mặt đỏ ửng của các cô gái !? Những cánh tay bắt đầu giơ lên hàng loạt...! 

Long Vũ hoảng hốt:

- Mọi người chú ý! Không có chữ N nào cả !...

Khán giả tưng hửng! ... và đều chịu không đoán được.

Cuối cùng Long Vũ phải giải thích:

- Chữ cái cuối cùng là C và ô chữ cần đoán là chữ LỘC ạ!!!.


*************************
Vòng cuối cùng, chỉ có 1 thí sinh.

Long Vũ:

- Còn bây giờ, ở vòng thi này, ô chữ của chúng ta cũng gồm 3 chữ cái, câu hỏi gợi ý là: Đó là cái gì mà trẻ con thì vẽ bậy lên tường, đàn ông thì thường hay rất thích bàn và nói đến, còn đàn bà thì thích nhưng không nói ra? 

- Thí sinh: dạ thưa anh em đoán là từ Ô ạ. 

Một thoáng láu lỉnh và nụ cười tủm tỉm, trên mặt Long Vũ.

- Dạ thế chị có quay nữa hay đoán luôn nốt cả ô chữ luôn ạ?

Khán giả xì xầm lần thứ hai về VTVn, và thí sinh trả lời:

- Dạ em thôi ạ, không quay nữa và cũng không đoán đâu ạ. Mà em ngượng lắm, có đoán ra thì em cũng không dám nói đâu ạ. Ai lại nói ra từ đó ở đây chứ!

Long Vũ:

- Ồ, rất tiếc cho chị. Như vậy là phần thưởng chiếc TV- 25 inch của nhà tài trợ vẫn tiếp tục ở lại với chương trình Chiếc nón kỳ cục. Mời các bạn khán giả!

Không ai trả lời, bỗng em bé vẫn trả lời từ đầu lại đứng dậy:

- Thưa chú, cháu đoán là chữ ÔTÔ ạ. 

Cả trường quay cười ồ lên sảng khoái.

Long Vũ:

- Hoan hô, cháu đã trả lời đúng! mời cháu lên sân khấu nhận phần quà của nhà tài trợ. Hi hi, kết quả cuộc thi này, chúng ta không có thí sinh nào chiến thắng cả. Và thưa các bạn khán giả truởng thành, các bạn cũng không là người chiến thắng. Mà đấy là các em nhi đồng. Tại sao thế ạ? Tại vì, thưa các bạn, các bạn không hiểu về phụ nữ và cuộc sống này nhiều hơn các em nhi đồng đâu!

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ, nhớ giữ sức khỏe!

Nguồn: Tre Làng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giá khủng!

Bao thư Mao Trạch Đông gởi cha Bạc Hy Lai: Một triệu đô la


AFP hôm nay 25/11/2013 cho biết, một bao thư với dòng chữ do chính tay Mao Trạch Đông viết gởi đến hai chỉ huy quân sự trong đó có cha của Bạc Hy Lai, trong cuộc bán đấu giá tại Bắc Kinh hôm qua đã được mua với giá trên một triệu đô la.

Trang web của công ty bán đấu giá China Guardian thông báo, bao thư trên đó Người cầm lái vĩ đại đã viết bằng bút lông nét lớn : « Gởi các đồng chí Phó Nhất Sinh (Fu Yisheng) và Bạc Nhất Ba (Bo Yibo) » hôm qua đã được bán với giá 6,55 triệu nhân dân tệ (787.000 euro).


Đó chỉ là giá tiền của bao thư, còn lá thư bên trong không được đem ra bán, theo các quy định của chính phủ về thư tín của các lãnh đạo.

Ông Bạc Nhất Ba là một tướng lãnh đã cùng với Mao Trạch Đông từng chiến đấu với quân Nhật và sau đó với Quốc dân đảng. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông bị tống giam và tra tấn.

Sau khi Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình lên thay, Bạc Nhất Ba được phục hồi danh dự và trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc trong thập niên 80 và 90, được xem là một trong « Bát đại nguyên lão ».

Trang web China Guardian nói rằng : « Bao thư được gởi từ Ủy ban Quân sự Cách mạng của chính phủ trung ương. Đây là một hiện vật quý hiếm và được lưu giữ rất cẩn thận ».

Ủy ban Quân sự này chỉ hiện diện trong những năm đầu sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, và được thay thế bằng Quân ủy trung ương ngày nay.

Con trai của ông Bạc Nhất Ba là Bạc Hy Lai hồi tháng Chín đã bị kết án chung thân vì các tội danh tham nhũng và lạm dụng quyền lực, sau khi đã bị tước tất cả các chức vụ trong một xì-căng-đan gây chấn động toàn quốc vào năm ngoái.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà văn Thanh Châu người để lại một nghi án văn chương


VÂN LONG

Đại hội nhà văn lần thứ VII năm 2005, Ban tổ chức Đại hội giới thiệu người nhiều tuổi nhất có mặt ở Đại hội là nhà nghiên cứu văn học Vũ Khiêu 90 tuổi. Thực ra, nhà văn cao tuổi nhất từ TP Hồ Chí Minh bay ra họp là nhà văn Thanh Châu , sinh ngày 17-9-1912, tức là cụ đã 94 tuổi... Cụ ra dự Đại hội với tâm lý là gặp lại các bạn văn cao tuổi, tôi không dám nói là cùng lứa, vì đến ông Tô Hoài cũng kém cụ đến 8 tuổi.
Một điều nôn nóng của cụ mà chỉ mấy anh em chúng tôi biết: Sau Đại hội, cụ mong gặp lại cái “tiểu hội” bạn vong niên, chúng tôi thường gọi là câu lạc bộ bia Kama (nghĩa là không ai mời ai) mà cụ là một thành viên tích cực từ ba năm về trước, trước khi cụ buộc phải vào Nam ở với con trai: họa sĩ Ngô Chương. Cái “CLB bia” mà có lần chúng tôi nhìn màu sắc mấy chiếc cốc trước mặt , cười phá lên với nhau: 6 cốc thì 3 là nước cam chai, thế mà cũng gọi là CLB bia! Tôi đã ứng tác: Hội bia năm tháng giãi dầu - Sắc bia dần chuyển sang màu ...nước cam! Gọi là chuyển dần vì sau hàng chục năm tụ họp, sức khoẻ kém dần theo tuổi tác, có người không uống được, có người giảm dần bia, gọi đồ uống khác. Đến bia lượng vào loại nhất như hoạ sĩ Phan Kế An, cũng có lúc đến 3,4 tháng kiêng bia rượu, vì phải uống thuốc Bắc.

Hoá ra quán bia là nơi tụ họp tiện nhất, tự do nhất, không phải phiền đến nhà ai, uống bia là cái cớ để gặp mặt, trao đổi những thông tin văn nghệ, bạn bè, ôn chuyện cũ...Dù ba năm xa, cụ Thanh Châu vẫn nhớ cứ thứ ba, thứ sáu...đến hẹn lại ra!
Hẹn hò mãi, đến chủ nhật trung tuần tháng 5-2005, chúng tôi mới gặp lại nhau khá đông đủ. Nhà văn Kim Lân thay cho lời chào: “ Này! Hôm nay là giỗ ông Nguyên Hồng đấy! Tớ được mời, vẫn phải tranh thủ ra đây gặp Thanh Châu đã, không có rồi...” Kim Lân không nói hết câu, ai cũng hiểu. Riêng Thanh Châu thì ngớ ra ghé tai tôi “Ông ấy bảo gì thế?”
Hoá ra sau ba năm vắng mặt ở Hà Nội với hai cú ngã, một cú bị tông xe, lưng cụ đã còng xuống, và tai đã nghễnh ngãng, tiếng được tiếng mất...Thôi thì, còn gặp nhau ngày nào quý ngày đó, Thanh Châu từng nói với chúng tôi ý ấy trước cả khi nghe Kim Lân nói: “Có khi tớ ra gặp các cậu chuyến này là chuyến cuối!” Chúng tôi ngậm ngùi, không phản bác lại cụ làm gì.Tuy vậy, chỉ thoáng chút thế thôi, rồi chúng tôi lại bông phèng, cười như pháo ran.

Hoạ sĩ Phạm Viết Song đã 89, tấm lưng vẫn thẳng, ra quán gặp bạn xưa, còn nhớ mang theo một chai Johnnie Walker, khi ôm lấy Thanh Châu,ông như cao hẳn lên, khi biết Thanh Châu đã nặng tai, ông an ủi:”Chúng mình chẳng cần nghe hết câu chuyện, cứ nhìn thấy nhau là vui rồi!” (Không ai ngờ rằng chỉ dăm ngày sau buổi gặp đó, họa sĩ Phạm Viết Song đã thành người thiên cổ!) Điều này thì cụ Thanh Châu thấm thía lắm, sau ba năm xa Hà nội. Cụ không biết cả điều chúng tôi vừa bàn với nhau trước mặt cụ: “Hôm nay cụ Thanh Châu đứng ra mời, nhưng chúng ta vẫn “kama” mở tiệc mừng cụ ra Hà nội.” Đến lúc cụ giở ví định thanh toán, tôi phải ghé sát tai cụ hét to “Cụ bị đảo chính rồi, không phải trả tiền đâu!”
Chúng tôi nhớ lại cái lần Đại hội V, Tổng bí thư Đỗ Mười gặp gỡ thăm hỏi các nhà văn cao tuổi, có hỏi cụ địa chỉ. Cụ tưởng được hỏi chơi thế thôi, ai ngờ tết năm ấy, Tổng bí thư đến thăm nhà cụ đúng vào mồng một Tết. Cụ sống thầm lặng, hàng xóm quanh phố Trần Quốc Toản không ai biết cụ là nhà văn. Không hiểu sao Tổng bí thư lại đến thăm cái cụ già nhỏ thó, ngày nào cũng ra chợ xách về bó rau muống, quả cà chua, cơm nước phục dịch bà vợ bị liệt nửa người. Chắc ông lão này cũng hoạt động tình báo như ông Vũ Ngọc Nhạ chăng (?!)

Chỉ những người trong làng văn, những bạn đọc cao tuổi mới nhớ cụ là nhà văn, tác giả truyện ngắn Hoa ti gôn in trên Tiểu thuyết thứ bẩy tháng 9-1939.Truyện ngắn lãng mạn tiêu biểu của một thời chàng trai Ngô Hoan bút danh Thanh Châu mới 25 tuổi, đẹp trai, sớm nổi tiếng.
Truyện ngắn này đặc biệt có đời sống lâu dài, gắn chặt với văn học sử không chỉ vì điển hình cho trào lưu lãng mạn Âu hoá, đề cao tình yêu, chống lại hôn nhân ép buộc, mà còn vì nó gắn với một giai thoại, nó là nguyên nhân xuất hiện bài thơ Hai sắc hoa ti gôn của TTKH, tiếp theo là cuộc tranh cãi TTKH là ai đến hôm nay vẫn không ngã ngũ. Câu chuyện về một họa sĩ tên là Lê Chất, yêu một cô gái đẹp bên giàn hoa ti-gôn. Cô gái lại buộc phải lấy người mình không yêu. Một thời gian sau họa sĩ gặp lại cô, mối tình nẩy nở , chàng hẹn cùng nàng đi trốn. Nhưng cô gái đã không vượt qua được tập tục, sau đó qua đời, gửi lại cho chàng những cánh hoa mang hình trái tim tan nát . Khoảng chục năm gần đây còn có cuốn sách của Thế Nhật: TTKH là ai, phỏng đoán Thanh Châu chính là chàng họa sĩ Lê Chất, còn TTKH là bà TTVCH hiện còn sống ở Pháp. Giả thuyết này với không ít dẫn chứng bị chính bà TTVCH lên tiếng bác bỏ. Mãi gần đây nhất, tôi mới đươc cụ Thanh Châu bật mí : nguyên mẫu chính là chuyện tình của hoạ sĩ Lê Phổ (1907-2002) nổi tiếng và qua đời ở Pháp, một trong 10 sinh viên tốt nghiệp khoá đầu của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Còn về hiện tượng TTKH,nhà văn Thanh Châu cho đến nay vẫn giữ nguyên quan niệm từ năm 1939 (Những cánh hoa tím - Tiểu thuyết thứ bẩy – 1939) “Không cần biết con người thật của TTKH, tôi chỉ biết rằng đó là người đàn bà đã viết được những vần thơ đẹp. Còn muốn gì hơn? Sao người ta cứ muốn làm nhơ bẩn những gì gọi là trong sạch ở cõi đời này?”

Quả là hãy để cho người đọc “muôn đời” tưởng tượng ra một TTKH với bao điều bí ẩn, hơn là trưng ra một gương mặt nhăn nheo, hẳn cũng tới 90 tuổi nếu còn sống, của một con người dù có thật 100%...
Nhà văn Thanh Châu cho tôi xem cuốn hồi ký của những người làm báo (tập II) THỜI GIAN VÀ NHÂN CHỨNG mở đầu là bài Từ bài báo đầu tiên của Thanh Châu, trên bốn chục trang in. Nhà văn kể lại một cách sinh động, hồi còn ngồi ghế nhà trường trung học (1930), sáng sớm nghe trẻ bán báo rao inh ỏi “ Hà thành ngọ báo ơ!” Và Thanh Châu không ngờ rằng bài báo đầu tiên của chàng lại in ngay trên trang nhất tờ báo này! Các chi tiết sinh động: tên người, sự việc ngày tháng... tỏ ra Thanh Châu vẫn đang làm việc một cách minh mẫn. Hiện cụ vẫn đang tận dụng trí nhớ còn minh mẫn của mình để ghi lại những câu chuyện liên quan đến các nhà văn hồi ấy mà cụ chứng kiến.Cụ kể một lần ba nhà văn Thanh Châu, Nguyễn Tuân, và Như Phong vào chơi xứ Huế (trước Cách mạng). Ba ông trên một con đò lênh đênh trên sông Hương nhiều ngày như một khách sạn nổi, ăn uống đến bữa là có con đò hàng cơm chở đến cho các ông thoả sức du ngoạn, nghe đàn hát.Mải chơi đến hết tiền, 3 người chỉ đủ mua 2 chiếc vé tàu về Hà nội. Nguyễn Tuân bảo: “Tôi không có vé , các ông cứ mặc tôi!”
Trên tầu, Nguyễn Tuân cứ ngủ tràn. Người soát vé đến lay ông ba lần ông mới tỉnh dậy, rút một tấm giấy bìa cứng đưa ra. Người soát vé cứ ngắm đi ngắm lại tấm bìa sang trọng trên nền bìa có vẽ rồng, có ảnh và tên Nguyễn Tuân mà chẳng hiểu gì.Sau đành tặc lưỡi trả lại ông tấm các mà không dám hỏi gì đến vé...
Hoá ra đó là tấm hộ chiếu hồi Nguyễn Tuân đi Hông Kông đóng phim Cánh đồng ma. Cuốn hồi ký của Thanh Châu hẳn còn nhiều câu chuyện thú vị mà chỉ còn cụ là người chứng kiến.

Hồi còn ở Hà Nội, bước sang đầu thế kỷ 21, Nhà văn Thanh Châu vẫn là một ông già nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, vẫn đạp xe khắp thành phố. Nụ cười rất tươi bằng ...răng thật của mình, có thể ăn mía cả tấm không cần người róc sẵn. Thế mà vẫn thán phục một người bạn khác “Tôi chỉ phục ông Hoàng Lập Ngôn (hoạ sĩ) hơn tôi hai tuổi, hôm nọ ở Sài gòn ra ,vẫn đạp xe đến tôi chơi” .Vậy là đã đến lúc các cụ “phục” nhau không phải ở tài năng, mà ở sức khoẻ. Quả thật, đó là cái vốn quý nhất của con người, càng thêm tuổi ta càng ý thức được điều này! Tôi là kẻ hậu sinh của các cụ, mới ngoài 70, mà có lúc cũng phải đề từ vào sau bìa một tập thơ của mình “Đến một tuổi nào - Người ta chẳng cần hoa – Không cần quả,- Chỉ cần: một đọt lá xanh!”. Có thể hiểu: Hoa là tình yêu, Quả là sự nghiệp, đọt lá xanh chính là sự sống xanh ngời!

Có lần, tôi phỏng vấn cụ “Nghe nói hồi Pháp thuộc, lương cụ khá lắm, vậy cụ có ăn chơi gì không mà giữ được sức khoẻ khá vậy? “ Cụ cười khiêm tốn:
-Hồi mới viết văn, tôi là một viên chức luơng rất khá, cũng hòa đồng với các bạn lui tới các nơi ăn chơi. Tôi cũng đi cô đầu với ông Nguyễn Tuân, chỉ khác Nguyễn Tuân thì sẵn sàng ở lại qua đêm, tôi thì khuya mấy cũng về. Không phải mình biết kìm chế gì, mà có thể bản thân tôi ưa sạch, có sự chung đụng gì là cảm giác ghê ghê. Cái chăn nhà cô đầu thì bao nhiêu người đắp! Hút thuốc phiện cũng vậy. Dân nghiện thường lười tắm gội, nằm xuống hút thấy cái gối bao nhiêu gầu ghét của bao con nghiện sơn phết lên mặt gối. Tôi ngả lưng hút chơi một điếu là phải ngồi dậy ngay. Ông Tô Ngọc Vân cũng một lần đi cho biết, rồi thôi! Nói như vầy không phải sáo mép: Cũng nhờ cách mạng Tháng Tám, tôi mới tiếp tục giữ được sức khoẻ đến ngày nay. Ở xã hội cũ, khi đã có tuổi càng dễ buông thả. Lúc Cách mạng tôi mới 33 tuổi, được thay đổi cách sống hoàn toàn, nên không có thời gian và hoàn cảnh để chơi bời buông thả...À! Hồi đó tôi chơi thể thao cũng hăng. Cùng học trường Puginier với Phạm Huy Thông, ông Thông thì nổi tiếng học giỏi, tôi thì đá bóng giỏi. Có hai đội bóng nổi tiếng thời bấy giờ là Lạc Long và Éclaire đều có tôi tham gia...
Có một điều quyết định sức khoẻ của cụ, mà cụ không nhìn ra , đó là tính hài hước, cụ có bài thơ vui nổi tíếng khi đáp từ các bạn đến mừng thượng thọ 80: Mình nay như mít chín - Tụt nõ lúc nào đây - Vẫn thích nhìn hoa hậu – Như thể vẫn còn cay – Em ơi đừng chúc thọ ! –Tôi vẫn đạp hàng ngày.
Thần diệu là chữ đạp đa nghĩa, cụ trẻ lâu có khi vì như vậy, chữ vì của tôi- học cụ - cũng đa nghĩa, muốn hiểu là do biết tự trào mà trẻ lâu hay do “đạp” hàng ngày mà trẻ lâu, đều được cả!

Không thể trích văn ra để dẫn chứng văn tài, nhưng tôi có thể trích thơ của nhà văn, điều này còn ít người biết về Thanh Châu :
Tôi chép trong sổ tay từ lâu bài Cây đào về nhà cũ (tặng QD) cụ viết năm 1958. Bài thơ có đủ phẩm cách một bài thơ hay với phong vị bâng khuâng man mác, láy câu, láy chữ, sử dụng yêu vận tài tình...khiến những câu thơ, ý thơ cứ quyến lấy nhau, tạo ra một nhạc điệu như bài thơ đã được phổ nhạc rồi vậy:
Về nhà không có ai
Chín năm, cây đào phai
Bên buồng cũ
Lại một lần nở rộ
Đào hỡi
Đầy sân cánh đỏ
Biết chăng hoa nở không người
Ta ước mẹ ta
Thành hương bay về
Vấn vương cành cũ
Ta ước em ta
Thành chim bay về
Đậu bên song cửa
Ta ước chị ta
Lại bên thềm cũ
Như xưa
May lại cho ta
Áo nhỏ
Chiếc áo ngày xưa
Áo đỏ
Hoa đào


Còn bài thơ Mất điện (1967) là nhịp điệu thơ tứ tuyệt thất ngôn, nhưng nhà văn ngắt nhịp sẵn cho độc giả bằng cách xuống dòng:
Đêm sao rộng mãi
Hỡi đêm dài
Thức trắng riêng mình
Với Ức Trai
Kính lão
Đèn dầu
Trang sách cổ
Gà sân động cánh
Gọi nhau rồi!

Bài thơ làm tôi cảm động nhất là bài Di chúc, lúc viết chắc còn khoẻ mạnh hơn bây giờ nhưng ông không chủ quan, hãy cứ di chúc trước đi, ung dung chuẩn bị cho lúc ra đi:
Mong cỏ nội
Xoá đi ngàn chuyện dở
Để trên mồ
Con dế đẫm sương kia
Vẫn thay mình
Kể đẹp chuyện đêm khuya

(Đề bia mộ người viết truyện)

Sau khi ông mất ít lâu, đạo diễn Quìynh Châu, con gái ông tình cờ gặp tôi. Cô thông báo một in lạ: Anh ạ! Sau khi chôn cất cụ vài tuần (ở một nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh), chúng em ra thăm mộ, thấy một chuyện lạ: Không rõ ai đó đã đặt bên mộ một con dế mèn bằng đá trắng dài khoảng nửa mét. Và cô bật hình con dế trong chiếc máy cô chụp được. “Đến bây giờ gia đình vẫn không rõ ai đã kỳ công như vậy!”

Tôi bồi hồi nghĩ đến người độc giả ẩn danh nào đó. Đã góp thêm một ẩn số vào cuộc sống và trang viết của nhà văn Thanh Châu



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sức Mạnh Quân Sự Mỹ- tên lửa phòng không SM-6

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Siêu tên lửa phòng không tầm xa SM-6 của Mỹ

(Soha.vn) - Siêu tên lửa phòng không tầm xa SM-6 của Mỹ đã đạt tới dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển, sau cuộc thử nghiệm mới đây tại vùng biển ngoài khơi San Diego.

Ngày 28/1, Hải quân Mỹ ra thông báo, siêu tên lửa phòng không tiêu chuẩn tầm xa Standard Missile-6 Block I ( SM-6 ) do công ty Raytheon phát triển đã đạt khả năng hoạt động ban đầu (IOC) trên tàu khu trục tên lửa USS Kidd (DDG 100) khi tích hợp thử nghiệm tại vùng biển ngoài khơi San Diego, California, miền tây nước Mỹ.
Theo nguồn tin trên, SM-6 là siêu tên lửa phòng không tầm xa cấp chiến thuật, được thiết kế cho các tàu chiến của hải quân để bảo vệ và mở rộng phạm vi chống lại tên lửa hành trình, phương tiện bay không người lái và máy bay chiến đấu của đối phương.
SM-6 được phóng đi từ tàu khu trục tên lửa USS Kidd (DDG 100)
Đại úy Mike Ladner - Quản lý các chương trình vũ khí cho tàu chiến Hải quân Mỹ, người trực tiếp giám sát hạng mục đầu tư tên lửa SM-6 cho biết: "Chúng tôi rất hài lòng khi SM-6 đạt được khả năng hoạt động ban đầu đúng theo tiến độ. SM-6 bước đầu đã chứng minh được khả năng mở rộng không gian chiến đấu, thực sự cải thiện khả năng phòng thủ trên không khi được tích hợp trên tàu khu trục. Tôi rất tự hào vào thành tích mang tính lịch sử này”.
Đại úy Mike Ladner tiết lộ, Hải quân Mỹ đã tiếp nhận 50 tên lửa SM-6 trước thời hạn. Quá trình kiểm tra và đánh giá sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2013 và 2014 để chính thức xác nhận khả năng phòng không ưu việt của loại tên lửa trước khi tích hợp hàng loạt cho các tàu chiến và đưa vào hoạt động trong môi trường thực tế.
SM-6 có tầm bắn tối đa tới 240 km
Được biết, Hải quân Mỹ đã ký một hợp đồng với công ty Raytheon để mua 89 tên lửa SM-6, bao gồm cả phụ tùng thay thế, container vận chuyển – phóng và phương tiện đảm bảo kỹ thuật hậu cần. Những tên lửa này sẽ được trang bị cho các chiến hạm của Hải quân Mỹ trong việc bảo vệ các khu vực xa trước sự tấn công của các máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương.
Với khả năng phòng không tầm xa, SM-6 có tầm bắn tối đa tới 240 km, được phát triển trong khuôn khổ chương trình Mở rộng phạm vi hoạt động tên lửa (ERAM) bắt đầu vào năm 2004, dựa trên thân và động cơ của tên lửa phòng không SM-2 Block-IVA và được trang bị hệ thống xử lý tín hiệu và hệ thống dẫn hướng mới được phát triển dựa trên hệ thống tự dẫn chủ động của tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D AMRAAM.
Hình ảnh các bộ phận, động cơ của tên lửa SM-6
Tên lửa SM-6 được phóng bằng các bệ phóng thẳng đứng tiêu chuẩn Mk.41. Khả năng dẫn theo phương ngang cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở cự ly nằm ngoài vùng phát hiện của radar trên chiến hạm.
SM-6 có trọng lượng 1,5 tấn, dài 6,55m, tầm bắn tối đa 240km và độ cao tối đa là 33km. SM-6 được phóng từ các bệ phóng thẳng đứng, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly ngoài vùng phát hiện của radar. SM-6 được kết cấu với 2 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn xa đến 240km, độ cao diệt mục tiêu 33km và tốc độ hành trình Mach 3,5. Mỗi tên lửa SM-6 có giá vào khoảng 4,3 triệu USD. Với tầm bắn cực xa, độ chính xác cao, trong tương lai SM-6 có thể trở thành trụ cột trong lá chắn tên lửa của Hải quân Mỹ.
Video: Sức mạnh tên lửa SM-6:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư Bản Trung Quốc Tháo Chạy


Nhà giàu Trung Quốc đổ tiền ra nước ngoài
 
Theo Hà Thu (VNExpress) 26/11/2013

Người giàu Trung Quốc hiện được ước tính có khoảng 658 tỷ USD tài sản ở nước ngoài. Các lĩnh vực ưa thích của họ là bất động sản, các bộ sưu tập, tác phẩm nghệ thuật hay kim cương.

Theo WealthInsight, người giàu Trung Quốc hiện có khoảng 658 tỷ USD tài sản ở nước ngoài. Còn hãng tư vấn Boston Consulting cho rằng con số này chỉ là 450 tỷ USD, nhưng sẽ tăng gấp đôi trong ba năm tới.
Nghiên cứu khác của Bain Consulting thì tiết lộ một nửa giới siêu giàu nước này (những người có tài sản từ 16 triệu USD trở lên) đang có của cải ở bên ngoài. CNBCnhận xét đây là một trong những cuộc dịch chuyển tài sản lớn và nhanh nhất hiện nay.
Không chỉ đổ tiền ra nước khác, ngày càng nhiều nhà giàu Trung Quốc cũng di cư sang theo. Nghiên cứu mới nhất của tạp chí Hurun và Bank of China cho thấy hơn một nửa triệu phú Trung Quốc đang cân nhắc hoặc chuẩn bị di cư ra nước ngoài.
Nhiều chuyên gia cho biết người giàu muốn bảo vệ tài sản, sức khỏe cho họ và gia đình. Họ cũng muốn có môi trường tốt hơn cho con cái, như trường học hàng đầu và không khí trong lành. Peter Joseph – thành viên Hiệp hội Đầu tư tại Mỹ cho biết: “Dù là vì lý do chính trị, học tập hay môi trường, khi kết hợp các yếu tố này với nhau, anh sẽ nhận ra với khối tài sản hiện tại, người giàu Trung Quốc muốn tìm kiếm cơ hội mới cũng là điều dễ hiểu”.
Một số người cho rằng đây là hệ quả tất yếu của việc giàu lên. Oliver Williams – nhà phân tích tại WealthInsight cho biết người giàu Trung Quốc để khoảng 13% tài sản tại nước ngoài. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn trung bình toàn cầu 20% – 30%.
Tuy nhiên, phần lớn người Trung Quốc đưa tài sản ra bên ngoài theo cách bất hợp pháp hoặc nằm trong hệ thống kinh tế ngầm. Trung Quốc kiểm soát dòng vốn rất chặt. Công dân nước này thường không được phép mang quá 50.000 USD ra khỏi quốc gia. Vì thế, họ đã mang đi chính xác bao nhiêu tiền là số liệu rất khó nắm được.
Thời gian gần đây, người Trung Quốc đua nhau đầu tư ra nước ngoài. Trong 12 tháng, tính đến hết tháng 3, nhà giàu nước này đã mua tổng cộng hơn 8 tỷ USD bất động sản Mỹ, theo Hiệp hội bất động sản nước này. Zhang Xin – một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, đồng thời là CEO hãng bất động sản SOHO China cũng mua một căn nhà ở Manhattan (Mỹ) với giá 26 triệu USD.
Nhà giàu nước này còn đổ tiền vào các bộ sưu tầm và tác phẩm nghệ thuật. Wang Jianlin, người giàu nhất Trung Quốc, đồng thời là nhà sáng lập hãng bất động sản Dalian Wanda tháng trước đã mua một bức tranh của Picasso trong phiên đấu giá của Christie’s với 28 triệu USD. Theo các nhà đấu giá và phòng triển lãm, khách Trung Quốc luôn rất mạnh tay trong các sự kiện như thế này.
Kim cương và rượu vang cũng không phải ngoại lệ. Các nhà buôn cho biết hơn nửa số kim cương được Christie’s đấu giá ngày hôm qua thuộc về người mua Trung Quốc. Hôm 23/11, thùng rượu vang đắt nhất thế giới với các chai Romanée-Conti năm 1978 cũng được bán tại Hong Kong (Trung Quốc) với giá 476.000 USD cho một người Trung Quốc.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

'ĐÃ LÀM QUAN THÌ CHỚ LÀM HỀ"...


Đào Tuấn - "Văn học nghệ thuật phải chịu trách nhiệm một phần trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ"...

GS Đình Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin có lần kể lại chuyện ông suýt “vỡ nồi cơm” khi dựng vở Bạch đàn liễu.

Vở diễn kể “câu chuyện nhỏ” về một Chủ tịch xã tên Quyền, muốn cậy quyền chiếm hai cây bạch đàn của một gia đình nông dân.

Phê phán nạn tham nhũng, cửa quyền của một cán bộ loại “khoeo chân”, cẩn thận đến mức “không dùng phương pháp tả thực mà sử dụng gián cách” với hậu trường thể hiện một trang báo lớn với những tin tức tích cực.

Rồi “thủ pháp” bóng lão Quyền to dần, trùm lên bóng của đôi thanh niên. Rồi dùng cầu bập bênh để ám thị một ý niệm: sở dĩ có kẻ ngồi được trên cao là do có người cam tâm ngồi dưới thấp…

Ấy thế mà ngay sau khi công diễn, xuất hiện liền câu vè: Đình Quang tiến sĩ tài ba/ Dựng chuyện cây liễu chửi cha chính quyền.

Số phận của Bạch đàn liễu bấy giờ như một thân bạch đàn bầm dập trong bão phê phán, đùn đẩy, sửa chữa, duyệt lên duyệt xuống.

Đúng là “hài kịch”.

Ngay cả khi tác giả đổi tên nhân vật từ “Quyền”, thành “Quyết”, thì không ngờ lại trùng tên một cán bộ cao cấp của… Bộ Công an.

Sáng tạo ở ta khổ thật.

Đến nỗi GS Quang tự trào bằng cái câu chèo của Tào Mạt: “Đã làm Hề thì đừng làm Quan”.

Nhắc lại câu chuyện “Bạch đàn liễu” là vì hôm qua, GS Quang tái xuất hiện để thử trả lời câu hỏi: Vì sao Việt Nam “có rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc”- Câu hỏi đang được đặt ra trong một Hội nghị toàn quốc về sáng tạo văn học do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức.

Trong cái hội nghị đó, các văn nghệ sĩ hẳn phải dựng lông tóc khi nghe Chủ tịch Hội đồng, PGS-TS Nguyễn Hồng Vinh lý giải “Một số văn nghệ sĩ vẫn còn tâm lý e dè, ngại bộc lộ chính kiến, còn thờ ơ, né tránh mặt trái của đời sống xã hội, những biểu hiện tiêu cực của bộ máy công quyền vì sợ bị “chụp mũ”, bị “định kiến”… nghệ sĩ chưa dám dấn thân, chưa hết mình cho đứa con tinh thần của mình nên sáng tác của họ không phản ánh được khát vọng nhân dân, không phải tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội”.

Còn PGS-TS Đào Duy Quát thì lên án: “Văn học nghệ thuật phải chịu trách nhiệm một phần trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay!”.

Đấy nhé, văn nghệ sĩ các vị kém, phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái của “bộ phận không nhỏ” là vì các vị nhát, chưa viết đã sợ bị “chụp mũ”, “định kiến”.

Là vì các vị không dám dấn thân.

Là vì con các vị là con ghẻ.

Là vì các vị cứ né bên này, đúng lề bên kia chứ nào có ai cấm đoán gì.

“Ở trên trời nhìn xuống đám đông” ư? Đó là dâm thư. Không chấp.

“Đại gia” ư? Nhạy cảm, cường điệu, nhận định chủ quan, không có lợi cho người đọc.

Cái mà chúng tôi cần là sự dấn thân. Dấn thân giữa cái tốt và cái tốt hơn, chứ không phải giữa cái xấu và cái xấu xa.

Thì chính GS Đình Quang hôm qua cũng xác nhận “tính xung đột của sân khấu” đã “khai tử” từ những năm 50 của thế kỷ trước, với “đao phủ” là thuyết vô xung đột ở Liên Xô cũ.

Theo đó, “trong xã hội chủ nghĩa, mâu thuẫn giai cấp đối kháng đã được giải quyết, không có xung đột thật sự mà chỉ có mâu thuẫn giữa cái tốt và cái tốt hơn”.

Tiếc là GS Quang đã không đọc nốt vế sau cái câu của anh hề già đã nói với nhà vua “Đã làm Quan thì chớ làm hề”...
-------------
* Hình ảnh đã đăng tải trên trang OF, chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

Phần nhận xét hiển thị trên trang