Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Tin không vui:

Viettel thua thầu tại Miến Điện

didong1
Miến Điện trao hợp đồng viễn thông cho hai công ty Telenor của Na Uy và Ooredoo của Qatar, trong khi công ty Viettel của Việt Nam thua thầu.
Các hợp đồng này sẽ mở ra cơ hội kinh doanh trong thị trường điện thoại di động gần như chưa ai đụng đến của Miến Điện.
Hiện nay mới chỉ có 9% dân số 60 triệu người ở nước này sở hữu điện thoại di động.
11 hãng nước ngoài đã lọt vào danh sách đấu thầu nhằm chọn công ty xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông.
Các công ty được cho là có ưu thế cạnh tranh mạnh là Singtel và Bharti Airtel, cũng như tập đoàn Digicel có sự tham gia của mốt trong những người giàu nhất Miến Điện, ông Serge Pun, và tỷ phú George Soros.
Được biết công ty Viettel cũng đã chờ đợi cơ hội kinh doanh điện thoại di động ở Miến Điện (Myanmar) nhiều năm.
Vai trò quan trọng
Hai công ty thắng thầu sẽ cung cấp dịch vụ điện thoại cho 75% đất nước trong vòng 5 năm tới và dịch vụ dữ liệu cho 50% quốc gia,
Hiện tại không có nhiều người có khả năng tài chính để mua điện thoại di động và trả cước phí.
Giám đốc Telenor Asia, ông Sigve Brekke, nói: “Chúng tôi nóng lòng muốn được hợp tác với chính phủ và người dân Myanmar nhằm phát triển ngành viễn thông trong nước, vốn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở nơi đây”.
Cả Telenor và Ooredoo đều không cung cấp chi tiết về gói thầu của mình cũng như số tiền mà họ sẽ đầu tư để thiết lập hệ thống -iện thoại di động trong toàn quốc.
Tuy nhiên, một nhà thầu nói phải cần trên 2 tỷ đôla để xây dựng hệ thống di động tại Miến Điện, trong khi Digicel cho hay sẵn sàng đầu tư 6 tỷ đôla nếu thắng thầu.
Chính phủ Miến Điện nói sẽ hoàn tất giấy phép thời hạn 15 năm vào tháng Chín tới, và các công ty sẽ phải cung cấp dịch vụ trong vòng chín tháng.
Quá trình mở cửa ngành viễn thông của Miến Điện còn phải trông chờ vào Luật Viễn thông, hiện chưa được Quốc hội thông qua.
Các hãng Telecom-Orange của Pháp và Marubeni của Nhật Bản được chọn là phương án thứ hai nếu như các công ty đã thắng thầu không đáp đứng được tiêu chuẩn.
Giới quan sát nói quá trình cấp giấy phép là chỉ dấu cho thành công của chương trình cải tổ kinh tế ở Miến Điện.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài trang bạn:


Dương Tố Đào (sinh viên Đại học Công nghệ Sài Gòn) – tác giả clip lịch sử đang gây sốt cư dân mạng “Việt Nam hình hài một chữ S” đã thừa nhận mình dốt sử: 
Tuy nhiên chúng ta có thể nhìn nhận gì về một người dốt sử nhưng lại làm clip về lịch sử?  Có một số điểm sai về kiến thức trong clip này, một số điểm tác giả không thể biết hết về các kiến thức văn hóa lịch sử. Nhưng không thể phủ nhận clip có tính hấp dẫn cao, có tư duy và cách khám phá của riêng tác giả.
Điều này có được là bởi Dương Tố Đào trắng về Lịch sử, làm clip Lịch sử như một đề tài ứng dụng công nghệ. Sự "trắng kiến thức" cho phép Đào có một cái nhìn khách quan và dũng cảm hơn.
Tất nhiên ta có thể hiểu dũng cảm ở điểm nào? Dũng cảm trước hết vì sinh viên công nghệ mà làm đồ án về Lịch sử. Cái dũng cảm thứ hai là nhìn nhận công bằng và khách quan hơn về lịch sử mở nước của người Việt.
Những cái sai như Lai Châu, Điện Biên được cắt từ Trung Quốc về Việt Nam theo công ước Pháp - Thanh thì rõ ràng là phải sửa lại.... Riêng cuộc chiến Pháp - Thanh (1884 - 1885) diễn ra trên khu vực phía Đông Bắc của Bắc Bộ hiện nay, rồi lan dần ra cả hải chiến., trực tiếp dẫn tới Công ước 1887 không có chuyện cắt đất Trung Quốc về cho Việt Nam mà nước ta vì Công ước này mà đã mất đi một diện tích lãnh thổ không nhỏ của mình. 
Một cột mốc biên giới được dựng lên từ thời Pháp thuộc
Đối với khu vực Tây Bắc thì phải đến mãi sau này khi chống lại phong trào Cần Vương (vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết) quân Pháp mới tiến chiếm Tây Bắc thu nạp lãnh chúa người Thái là Điêu Văn Trì. Vị lãnh chúa này sau khi không còn lựa chọn nào khác đã buộc về hàng Pháp và được người Pháp phong làm lãnh chúa toàn xứ Thái, ông được người dân các bản mường khá kính trọng.

Các cuộc chiến mở rộng lãnh thổ của người Việt
Người Việt không phải là dân tộc bạch y. Trái lại chúng ta là một dân tộc thực dân rất thành công. Lịch sử mở rộng cương giới lãnh thổ của người Việt là Nam chinh, Bắc chiến, Tây thảo. Cha ông chúng ta từng có những cuộc chiến mang tính hủy diệt đối với một số quốc gia lân cận.
Tất nhiên căn nguyên của những cuộc chiến mở rộng lãnh thổ nằm ngay ở bản thân sự phát triển nội tại của người  Việt thôi thúc phải làm như vậy và chỉ có cách làm như vậy người Việt mới có thể tự bảo tồn được trước thế lực phương Bắc lớn gấp hàng chục lần.
Để có hình chữ S như hôm nay, Đại Việt rồi sau đó là Đại Nam đã lần lượt bắc phạt, dẹp hết các thế lực mưu cầu độc lập của người Nùng. Sau cái chết của nhân vật lẫy lừng Nùng Trí cao (1055), Đại Việt cơ bản đã thực hiện rất thành công chính sách kimi đối với các tộc người ở khu vực Đông Bắc, theo thời gian, chính sách này dần được thay đổi bằng bổ nhiệm quan lại, cai trị trực tiếp. Cuộc tranh chấp ảnh hưởng giữa Đại Việt - với Trung Quốc trên vùng Cao - Bắc - Lạng kết thúc với thắng lợi nghiêng về phía người Việt.
Ở phía Nam, ngoài món quà hồi môn Ô - Lý (1306) thì các vương triều Đại Việt và cả các vị Chúa Nguyễn đã tổ chức không dưới một chục cuộc hành quân lớn để thảo phạt và dần bình định toàn bộ vương quốc Chiêm Thành. Người bắt đầu cho cuộc chinh Nam là vua Lê Hoàn (Lê Đại Hành - nhà Tiền Lê) với chiếm dịch phạt Chiêm năm 982. Kể từ sau đó đến Lý, Trần, Hồ, Lê và cả các chúa Nguyễn không triều đại nào là không tấn công về phương Nam, lý do có khi rất đơn giản là Chiêm Thành không chịu cống nộp hay thừa nhận cương vị bá chủ của Đại Việt.
Ở phía Tây quốc gia Ngưu Hống (Ngù Háu) (mà vị chúa nổi tiếng nhất của người Thái là Lạng Chượng khai mở, thống nhất, thịnh vượng dưới thời Lò Lẹt) vốn là vùng đất triều cống Đại Việt dần dần đã trở thành đất kimi và cuối cùng là đất trực trị. Trong cuộc Tây tiến vĩ đại này người Việt từng vấp phải những trở lực không đáng kể từ Siam hay cuộc cát cứ của Hoàng Công Chất (chúa Bàu). 
Tiểu quốc Bồn Man ở khu vực phía Tây Nghệ An và Trung Lào thì gần như bị vị hoàng đế Lê Thánh Tông xóa sổ sau cuộc Tây chinh (1479 - 1480) kết cục cuộc chiến này là phần phía Tây Nghệ An hoàn toàn thuộc về Đại Việt. Vùng ảnh hưởng và cai trị của Đại Việt lan đến tận Trung Lào.
Tây Nguyên với Thủy Xá Quốc và Hỏa Xá Quốc trở thành chư hậu nội thuộc với Việt Nam thời Gia Long. Vị vua này đã thống kê cả thảy 14 nước chư hầu (có cả nước Pháp) trong đó có Thủy Xá Quốc và Hỏa Xá Quốc, chính sách kimi tiếp tục được Nguyễn Triều áp dụng đối với Tây Nguyên cho đến khi người Pháp đặt ách thống trị trên toàn Đông Dương.
Với trường hợp của vùng Nam Bộ rất khó để nói rằng vùng đất này vô chủ cho tới khi người Việt vào khai phá. Sau sự tiêu vong của đế quốc Phù Nam, vùng đất này thuộc về Chân Lạp (Chân Lạp thủy) có thể người Chân Lạp (tức đế quốc Angko) không chú ý nhiều đến "vùng lãnh thổ của nước" cộng thêm việc họ càng ngày càng phải dồn sức chống lại sự xâm lăng của người Siam nên đất Nam bộ đã không quản trị tốt. 
Nhưng thế không có nghĩa đất Nam bộ là vô chủ. Bằng chứng là đến giờ đất Nam Bộ vẫn còn cả triệu người Khmer sinh sống.
Có hay không việc Pháp cắt đất thuộc Trung Quốc cho Việt Nam?
Tìm hiểu về việc có hay không việc "Việt Nam dựa hơi Pháp xâm lược Trung Quốc chiếm lấy Điện Biên và Lai Châu"? Trong clip kể trên cô sinh viên Dương Tố Đào có nói tới Công ước Pháp - Thanh 1887, người Thanh cắt cho Pháp hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên.

Vậy thực hư sự thực thế nào?

Trước hết mốc thời gian là sai, Công ước Pháp - Thanh 1887 không hề có việc cắt Trung Quốc cắt Lai Châu - Điện Biên cho người Pháp quản lý (sáp nhập vào Bắc Kỳ). Tuy nhiên có một điều khá lý thú là khi tìm hiểu mối quan hệ và sự đối đầu giữa Pháp - Đại Nam - Thanh triều ta có thêm một tư liệu lịch sử là Công ước Pháp - Thanh năm 1895.

Công ước này có đề cập tới việc người Trung Quốc phải cắt một phần diện tích khá lớn của tỉnh Vân Nam cho người Pháp để người Pháp sáp nhập vào Bắc Kỳ và Ai Lao.

1. Với Bắc Kỳ: Trung Quốc cắt phần lớn vùng đất gồm các huyện Mường TèPhong ThổSìn HồTam Đường (nay thuộc tỉnh Lai Châu), các huyện Mường ChàMường NhéTủa Chùa (nay thuộc tỉnh Điện Biên) về cho người Pháp quản lý, sáp nhập vào Bắc Kỳ.
2. Với Ai Lao: Trung Quốc cắt vùng đất nay là Phong Xa Lỳ đang thuộc quyền quản lý của Vân Nam về cho người Pháp nhập vào lãnh thổ Ai Lao.

Quả có thật việc Pháp cắt đất Vân Nam đưa về Đông Dương, với một diện tích không hề nhỏ.  Một tư liệu lịch sử đầy lý thú. 

Theo Tiến sỹ Phạm Văn Lực, trường Đại học Tây Bắc thì đây là hành động cắt trả những đất đai mà người Pháp đã nhượng cho người Trung Quốc theo Công ước Pháp - Thanh 1887. Trong bài viết của mình, Ts Phạm Văn Lực đã dùng từ "chuyển trả cho về Bắc Kỳ như cũ"

Tiếp tục truy tìm ta có Công ước Pháp Thanh 1887 với nội dung cắt đất như sau. 
  1. Cắt 3/4 đất tổng Tụ Long thuộc tỉnh Hà Giang, có diện tích 750km2 cho tỉnh Vân Nam - Trung Quốc
  2. Cắt 9 xã rưỡi thuộc tổng Kiền Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Quảng Yên cho tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc.
Trên trang của Trương Nhân Tuấn cung cấp những tư liệu về Công ước 1887, theo đó thì: "Để nhận được ưu đãi về thuơng mại, ông Constans đã nhượng bộ cho Trung Hoa tất cả những đòi hỏi của ủy ban Trung Hoa về lãnh thổ.... Biên giới Vân Nam thì nhượng tổng Tụ Long và toàn vùng lãnh thổ hở hữu ngạn sông Đà (tức toàn vùng Lai Châu, là vùng đất chịu ảnh hưởng của các thổ ti người Thái như Đèo (Điêu) Văn Trị). Vùng đất này chỉ lấy lại được qua công ước bổ túc về biên giới 1895..."

Như vậy năm 1895 là cái mốc để Việt Nam sở hữu hoàn toàn vùng Tây Bắc ngày nay theo đúng như những ký kết giữa các cường quốc (ở đây là nước Pháp và Trung Quốc dưới triều nhà Thanh). Qua Công ước 1895, Việt Nam (mà chính xác là người Pháp đã lập công đoái tội) lấy lại từ tay người Trung Quốc một diện tích lãnh thổ rộng mười mấy ngàn km2.

Có thể nói gì?
Đã xuất hiện khá nhiều những bình phẩm, thóa mạ sinh viên Dương Tố Đào và đặc biệt là ông Dương Trung Quốc bán nước, "bồi lưỡi, bồi mõm thuê cho giặc", "xuyên tạc lịch sử".... Nguồn cơn có lẽ bắt đầu từ bài báo "10 phút lịch sử Việt Nam đánh thức Bộ Giáo Dục" trên Vn Ex. Bài báo này dẫn lời ông Dương Trung Quốc cho biết:

"Công nghệ nghe nhìn hiện đại có tác động to lớn đến học sinh, tuy nhiên kiến thức trong đó phải chuẩn mực như sách giáo khoa mới có thể đưa vào chương trình giảng dạy", ông Quốc nói và cho hay đang xem lại các mốc lịch sử để giúp nhóm bạn trẻ hoàn thiện kiến thức, đảm bảo tính chính xác".

Đối chiếu với những phân tích ở trên ta có thể rút ra ba điều. 

1. Ông Dương Trung Quốc cổ động việc đưa công nghệ hiện đại với những kiến thức chuẩn mực "như sách giáo khoa" vào giảng dạy. "đánh thức Bộ GD&ĐT quan tâm hơn đến việc giảng dạy trực quan trong các môn học" - Lời ông Dương Trung Quốc theo Vn Ex.

2. Cần xem lại mốc lịch sử  Ví dụ Mốc lịch sử của việc chuyển giao đất từ Vân Nam vào Bắc Kỳ  (đối  với bẩy huyện thuộc hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu) là thời điểm năm 1895 chứ không phải là 1887 như Dương Tố Đào nhầm lẫn.

3. Bào đảm tính chính xác của sự kiện: Nhà Thanh buộc phải trả lại đất do mánh khóe mà lấy được của Việt Nam qua Công ước Pháp - Thanh 1887.

Đến đây, ta có thể bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc, vu khống của một số người nhằm vào Dương Tố Đào và ông Dương Trung Quốc là những kẻ bán nước, giúp giặc, xuyên tạc lịch sử...

Đánh giá nhìn nhận về Lịch sử thì nên công bằng khách quan bởi đó là một bộ môn khoa học. Cũng không nên vì clip của một cô sinh viên mà thổi vống lên thành âm mưu nham hiểm hay làm công cụ để tiến hành đấu tố sỉ nhục bất cứ một người nào. Việc mượn danh như vậy cũng chỉ là hành động hèn hạ của những kẻ tầm thường.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhọc nhằn sáng tạo văn chương


          Lao động trong mọi  lĩnh vực đều vất vả, đều tạo ra những giá trị vật chất hoặc tinh thần quan trọng  và cần thiết cho cuộc sống. Lao động nghệ thuật nói chung, lao động sáng tác văn  chương nói riêng là một công việc vô cùng nhọc nhằn do những đặc điểm riêng biệt  của nó. Những người dám dấn thân vào văn chương đều là những cá nhân có khí  phách, có tài và thiên lương. Tất cả đều đáng quý, đáng trân trọng và cần được  hỗ trợ để họ cống hiến nhiều hơn, tốt hơn cho nền văn học, văn hóa nước  nhà.


          Lao động trong lĩnh  vực văn chương phải là những người làm việc thực sự nghiêm túc. Người viết đương  nhiên phải có tài, có tâm... nhưng thái độ nghiêm túc trong suốt quá trình sáng  tạo là điều cốt yếu tạo nên kết quả cuối cùng. Nói về điều này, nhà văn Nam Cao  khẳng định: cẩu thả trong mọi nghề đều khốn nạn nhưng cẩu thả trong văn chương  là khốn nạn nhất. Vincent Van Gogh cũng khẳng định: “Nghệ thuật không nước đôi.  Nghệ thuật không nửa vời. Nghệ thuật không san sẻ. Hoặc bạn là nghệ sĩ, hoặc  không. Đã làm nghệ thuật thì đừng tham vọng gì khác. Đã có tham vọng gì khác thì  thôi nghệ thuật”. Nghề văn không chấp nhận kiểu làm việc thiếu tinh thần trách  nhiệm. Kiểu làm việc này chỉ tạo ra những tác phẩm nhàn nhạt, xuất hiện một lần  rồi sẽ vĩnh viễn nằm im trong quên lãng. Nó ru ngủ người đọc và cản trở sự phát  triển của văn chương...


          Khi đã quyết định dấn  thân vào nghề văn thì phải chấp nhận từ bỏ tất cả để toàn tâm, toàn ý và sống  chết với văn chương. Phải chấp nhận bao khốn khó và ai mạnh mẽ chống cự lại được  với nó sẽ thành công, sẽ đến được với chân trời vinh quang vì văn chương luôn  hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ, phản ánh một cách sinh động nền văn minh  và văn hóa dân tộc, đồng thời phản ánh thế gới quan, nhân sinh quan của chính  tác giả. Nhưng trước khi được nếm trải những giây phút ngọt ngào ấy, đầu tiên  người viết phải đối mặt với bao “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt/ Cơm áo không đùa  với khách thơ” (Xuân Diệu). “Ai bảo mắc duyên vào bút mực/ Suốt đời mang lấy số  long đong/ Người ta đi kiếm giàu sang cả/ Mình chỉ mơ toàn chuyện viễn vông”  (Nguyễn Bính). Muôn đời nay vẫn thế, khó khăn lớn nhất của người viết văn là  phải đối đầu với những rắc rối về kinh tế. Người viết phải làm việc bằng tất cả  năng lực, đạo đức nghề nghiệp của mình một cách hết sức nghiêm túc và nhọc nhằn  nhưng công sức làm việc của họ không được đền bù một cách xứng đáng nên họ vẫn  thường xuyên bị cơm áo gò sát đất.


          Nếu những nghề khác,  người lao động luôn có sẵn một lượng công việc cụ thể để làm thì đối với nghề  văn, người lao động không bao giờ có sẵn một công việc nào mà phải tự tìm, tự  tạo ra công việc cho mình. Đây là khó khăn lớn của nghề viết nhưng chính nó lại  là bản chất của sự sáng tạo. Để tìm được một vấn đề có thể viết được thành bài,  thành tác phẩm đã là một khó khăn lớn và không mấy người vượt qua. Có đề tài,  xác định được nội dung sẽ viết, nhưng việc hoàn thành nó lại là một khó khăn lớn  hơn. Phải mất nhiều thời gian và công sức để thu thập tài liệu liên quan cho bài  viết. Phải xử lý nó một cách hợp lý và khoa học. Phải tìm ra phương pháp và nghệ  thuật hiệu quả… Nhưng như thế vẫn chưa đủ, nếu người viết không có một lượng  kiến thức nền tảng đã được tích lũy trong suốt quá trình học tập ở nhà trường và  những trải nghiệm thực tế cuộc sống cũng như những kiến thức tự cập nhật, tự  tích lũy thì cũng không có cách nào hoàn thành bài viết.


           Tuy vậy, tiền nhuận bút của mỗi bài viết lại thường không đủ cho việc  “đầu tư tái sản xuất” như mua thêm sách, vở, tài liệu để tiếp tục viết tốt chứ  chưa nói gì đến các chi phí khác. Để hoàn thành một cuốn sách, phải mất trung  bình từ một đến hai năm nhưng nhà văn chỉ nhận được khoảng ba đến năm triệu tiền  nhuận bút. Đó là chưa kể nhiều nhà văn phải tự bỏ tiền túi để xuất bản. Ngoài  ra, “Vấn đề bản quyền và tác quyền được nhắc đến nhiều, nhưng chưa được áp dụng  triệt để hoặc tương xứng. Cuối cùng, người chịu thiệt thòi nhất vẫn là tác giả -  người đã “vắt óc” để có được tác phẩm nghệ thuật” (Trầm Thiên  Thu).


          Nghề văn quả là một  nghề khắc nghiệt vì “Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một  vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu suy nghĩ,  biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”  (Nam Cao). Để đáp ứng yêu cầu này nhà văn phải làm việc bằng tất cả trí tuệ, tâm  huyết và vắt kiệt khả năng của mình. Càng về sau càng phải nỗ lực hơn nhiều để  không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình. Người viết giống như một  cây nến, muốn tỏa sáng phải tự đốt cháy chính mình. Ánh sáng ấy càng rực rỡ,  càng tỏa rộng thì thân thể mình càng hao mòn nhanh hơn. Đó là một quy luật  nghiệt ngã nhưng nhà văn phải chấp nhận vì đó là bản chất của nghệ thuật và  không ai có thể làm khác được.


          Trong xã hội hiện đại,  con người có xu thế coi trọng những giá trị vật chất, kinh tế cùng với sự phát  triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí, các phương tiện thông tin đại chúng  thì nhà văn còn phải đối diện với sự thờ ơ của công chúng. Đó là chưa kể đến  những trở ngại từ những người đọc có trình độ, năng lực thẩm mỹ yếu, đạo đức kém  và thói quen quy kết tùy tiện khiến cho nhà văn phải nhiều phen khốn  đốn...


          Sau mỗi lần miệt mài  lao động một cách nhọc nhằn và hoàn thành bài viết, nhà văn sẽ tự nhận thấy mặt  mày mình nhầu nhĩ đi nhiều, mắt sâu hơn, thêm nhều vết nhăn xuất hiện. Đó là dấu  vết của mỗi quá trình sáng tạo vì người nghệ sĩ lao động nghệ thuật “bằng cách  tự nhào nặn mình trong cuộc sống, qua hành động, và cũng tự nhào nặn thường  xuyên qua lao động nghệ thuật nữa. Chính lao động nghệ thuật ấy tiếp tục sáng  tạo ra nội dung, sáng tạo ra tâm hồn. Không phải rằng lúc ta đến bàn viết, lúc  ta vào xưởng vẽ là ta đã có sẵn, hoàn chỉnh, tác phẩm trong đầu và chỉ còn cái  việc thể hiện ra bằng tay vẽ, tay viết. Làm như là đã mang sẵn tác phẩm trong  tâm trí và chỉ việc phiên dịch ra bằng ngôn ngữ nghệ thuật, bằng chữ hay bằng  nét vẽ hoặc màu sắc! Trăm lần không phải như vậy! Lúc anh ngồi vào bàn hay vào  xưởng, anh chỉ mới có cái “khung”, chỉ mới có một niềm xúc động. Nhưng anh còn  phải lao động đổ mồ hôi để cụ thể hóa niềm xúc động ấy, để cho niềm xúc động ấy  đầu thai vào những hình tượng, thành những hình tượng. Anh còn phải vật lộn trầy  xương với cái vật chất của chữ, của vật liệu, của đường nét, của màu sắc, của âm  thanh, làm cho cái vật chất ấy chịu nói cái tâm hồn mà anh cảm thấy đang hình  thành, mà không có vật chất ấy thì cái tâm hồn kia cũng không hình thành  được”.


          Rõ ràng quá trình lao  động của nhà văn là quá trình vật lộn khốc liệt mà có lẽ chỉ những ai đã từng  tham gia vào công việc này mới có thể hiểu và cảm nhận hết những nỗi nhọc nhằn,  vất vả và cả những trăn trở đến mức có khi phải ngồi bật dậy giữa đêm đông lạnh  giá... Nói về điều này, nhà thơ Thanh Thảo khẳng định: “Thơ đúng nghĩa là sự bộc  lộ tận cùng của nhà thơ. “Chảy ra từ huyết quản, chỉ có thể là máu”, một nhà văn  nổi tiếng đã viết như vậy. Điều đó cũng đúng với thơ. Nếu ai đó coi thơ là “trò  chơi” thì nó là trò chơi bật máu, trò chơi mà nhà thơ phải cược vào đó cả đời  mình, thậm chí tính mạng của mình”. Người lao động trong lĩnh vực văn chương bao  đời nay vẫn lạc quan chơi “trò chơi” bật máu để tạo ra những tác phẩm mang các  giá trị vĩnh hằng, nắm giữ vai trò quan trọng và quyết định trong việc hình  thành nhân cách, đạo đức, lối sống, tình cảm của mỗi con người. Tuy vậy, người  sáng tạo ra những tác phẩm như thế không dễ dàng nhận được những đền đáp xứng  đáng và kịp thời. Thực tế cho thấy “Bao nghệ sĩ đã từng chịu vất vả, thiếu thốn,  đến khi được quan tâm thì có người đã thành “người thiên cổ” hoặc chỉ còn sống  những ngày cuối đời” (Trầm Thiên Thu)! Điều này khiến cho Nguyễn Bính cũng phải  thốt lên rằng: “Nhất kiêng cấm lấy chồng thi sĩ/ Nghèo lắm, con ơi, bạc lắm  con”.


          Bao đời nay người lao  động trong lĩnh vực nghệ thuật dẫu có đôi lúc vì quá nhọc nhằn, cơ cực mà thốt  lên những lời thở than nhưng đó chỉ là những giãi bày, những chia sẻ cho vơi đi  nỗi lòng... Trước khi dấn thân vào nghề ai cũng ý thức được những khó khăn và cả  những sự “bạc bẽo” thường tình nhưng vì lòng yêu nghề, sự đam mê văn chương và  trách nhiệm với nền văn học nước nhà mà họ luôn mạnh mẽ chấp nhận và nỗ lực vượt  qua nó. Dẫu vậy, nếu có “sự quan tâm, chu đáo nâng đỡ những tài năng, đất nước  mới khả dĩ có thêm những tài năng thực sự góp phần xây dựng nền văn hoá và văn  nghệ nước nhà”.


Xin được kết thúc bài viết này  bằng niềm mong ước của Trầm Thiên Thu và cũng là ước ao của những người lao động  trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng. “Mong sao những  người hữu trách có quy định rạch ròi và nghiêm túc về quyền lợi tương xứng với  công sức của tác giả đối với mỗi loại hình nghệ thuật, vì lao động trí óc hoặc  lao động nghệ thuật cũng là một loại hình lao động bình thường. Dẫu biết rằng  “đã làm nghệ thuật thì đừng tham vọng gì khác”, nhưng để “sống và làm việc” thì  không thể không chi phí sinh hoạt thường nhật. Thiết tưởng, đó không là “tham  vọng” mà là “nguyện vọng” cần thiết và chính đáng vì lợi ích chung chứ không  riêng cá nhân nào”.





Nguyễn Thanh  Tuấn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Đã một thời gian dài My không viết được một điều gì cả


My lại vứt chúng ra ngoài cửa sổ.
Đã một thời gian dài nàng không viết được một điều gì cả. Nàng thấy mình như một chiếc bóng bay. Trong sâu thẳm của My là nỗi sợ hãi.
Nàng điên tiết vứt chúng ra ngoài và đóng kín cửa lại. Mỗi ngày nàng làm việc đó mười hai tiếng. Mỗi tuần nàng làm việc đó sáu lần. Ngày chủ nhật nàng lại ngồi thừ ra và nghĩ ngợi. Nàng hút thuốc, uống cà-phê và nhìn lên những tấm hình của cha nàng. Những tấm hình chụp vào ngày ông bị bắn, rồi cái xác mềm oặt của ông đã bị chúng kéo lê trên đường ray. Những khi uất ức My lại thủ dâm.
Tối chủ nhật nào nàng cũng xem phim cuối tuần rồi mới đi ngủ. Bao giờ cũng thế, trong khi nàng ngủ chúng lại trở về. Chúng đứng trên những thanh sắt ở cửa sổ và nhìn My ngủ như một đứa trẻ. Rồi chúng ùa xuống rúc những chiếc đầu nhỏ bé của chúng vào từng lỗ chân lông của nàng. Chúng hút máu nàng và tái sinh.
Đôi khi chúng khóc và ca thán về những điều gì đấy. Chúng nhảy múa và vẽ lên da thịt My những vần thơ kỳ diệu bằng máu trong đêm.
Có khi chúng viết về bảy sắc cầu vồng và những ông già chơi diều trên gió. Những ông già chơi diều nhưng chẳng bao giờ cắt dây để thả những con diều về trời như bọn trẻ đã luôn làm như thế. Những ông già luôn hoảng sợ. Khi cao hứng, chúng vẽ những bông hoa trên vú của nàng, bên cạnh những đốm tàn nhang nhỏ bé và bên cạnh những vết xước dưới háng nàng, những vết xước tím bầm sau mỗi lần My thủ dâm.
Chúng bắc chiếc cầu bằng chữ để nối kết hai núm vú của My. Chúng di chuyển trên chiếc cầu đó và cười nắc nẻ. Khi nô đùa quá trớn, chúng rơi xuống và trượt đi trên da thịt nàng. Chúng chúi những chiếc đầu nhỏ bé ấy xuống lỗ rốn của nàng để tìm một cái gì đấy. Chúng cười khi nhìn thấy một bài thơ hình tam giác trên l.. nàng. Chúng đã tốn nhiều công sức để xếp những con chữ vào dưới những chiếc lông mềm mại đó.
Và rồi điều tuyệt vời ấy đã được làm nên.
Vào mỗi sáng thứ hai, khi thức giấc, My bắt đầu cho một ngày mới bằng cách xả nước rồi cọ xát lên cơ thể.
Những vần thơ máu trên da thịt nàng đã bị nước cuốn đi mà nàng không hề hay biết. Nàng nhìn thấy những nốt nhỏ đỏ tía trên da thịt và nàng nghĩ về những con muỗi khốn nạn trong đêm.
Những vần thơ tuyệt vời đã bị xóa.
Rồi nàng lại vật lộn trong một tuần mới để vứt chúng ra bên ngoài cửa sổ.
Ngày chủ nhật tới My lại nghỉ ngơi.
My sẽ hút thuốc, uống cà-phê và nhìn vào ảnh gia đình nàng trước khi họ bị giết, để mong viết được một vài điều hay ho nào đấy.
Và khi đêm xuống, những cây bút ấy sẽ trở lại hút lấy máu nàng rồi rạo rực sáng tạo trong đêm.

DT


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con dao hai lưỡi


 ceauc59fescu-be1bb8b-xe1bbad-te1bbadHahien  Nhân ngày “Báo chí cách mạng Việt Nam”, xin được đăng lại entry dưới đây.  Bài viết đã cũ nhưng tác giả cho rằng nó vẫn còn tính thời sự vì vấn đề mà nó nêu ra cho đến ngày hôm nay vẫn chưa chịu cũ ở  “đâu đó” (người viết mới học được cụm từ này từ báo chí “lề phải”), khi mà người ta vẫn say sưa với thứ “nước đường” có tên là  “định hướng thông tin” mà không biết rằng bản thân họ, khi đã say sưa quá thì cũng rất dễ bị lạc hướng bởi chính cái sự “định hướng” mà mình đầu têu ra ấy – mà hậu quả  có thể bi thảm khôn lường cho chính họ – như sự kiện xảy ra ở Romania năm 1989 là một cảnh báo không thừa.

Từ chuyện xảy ra cách đây 20 năm tại Romania

Những ngày này cách đây 20 năm (bài này được viết vào cuối năm 2009), thế giới chứng kiến chế độ độc tài gia đình trị Ceauşescu mang danh nghĩa XHCN sụp đổ tại Romania, dẫn đến việc 2 vợ chồng ông bị những người tham gia chính biến xử tử vào ngày 25/12/1989.
Sự kiện bi thảm trên và những nguyên nhân của nó đã được đề cập, phân tích và đánh giá khá đầy đủ trên trang Bách khoa toàn thư mở (WIKIPEDIA) nhưng trên trang đó tôi chú ý nhất  đoạn được trích dưới đây:
“…Tới năm 1989, Ceauşescu đã có những dấu hiệu hoàn toàn chối bỏ thực tế. Trong khi cả đất nước đang trải qua thời gian cực kỳ khó khăn với những hàng dài người trước các cửa hàng thực phẩm rỗng không, ông thường xuất hiện trên đài truyền hình nhà nước trong các cửa hàng đầy ắp thức ăn, tới thăm những lễ hội thực phẩm và nghệ thuật lớn nơi người dân mang tới cho ông những thực phẩm ngon lành và ca ngợi thành tựu “tiêu chuẩn sống cao” đạt được dưới quyền cai trị của ông. Những đội cung cấp thực phẩm sẽ lấp đầy các cửa hàng trước khi ông đến, và thậm chí những chú bò được nuôi nấng tử tế sẽ được chở đi khắp nước để tham gia vào các cuộc thăm viếng các nông trang của ông. Các mặt hàng chủ lực như bột mì, trứng, bơ và sữa rất khó kiếm và hầu hết mọi người bắt đầu phải phụ thuộc vào mảnh vườn nhỏ của mình trong những mảnh sân khu tập thể hay tại vùng nông thôn để sống. Cuối năm 1989, những buổi phát sóng hàng ngày trên TV,,,với những con số thu hoạch được cho là kỷ lục, trái ngược hoàn toàn với sự thiếu hụt mà người dân thường Romania đang trải qua ở thời điểm ấy.
Một số người, tin rằng Ceauşescu không biết về điều đang diễn ra trong nước, tìm cách trao cho ông những lá thư thỉnh nguyện và phàn nàn trong các chuyến viếng thăm vùng nông thôn của ông. Tuy nhiên, mỗi lần có một lá thư, ông lại chuyển nó lập tức cho các thành viên đội an ninh. Việc Ceauşescu có đọc bất kỳ lá thư nào hay không vẫn là điều chưa được biết. Theo những lời đồn đại ở thời ấy, những người muốn trao thư trực tiếp cho Ceauşescu đều có nguy cơ bị trừng phạt bởi cảnh sát mật.  Mọi người rất chán nản trong việc này và nói chung xuất hiện cảm giác rằng mọi thứ đang rất tồi tệ…”
Trong khi vào tháng 11 cùng năm đó, Đại hội lần thứ 14 Đảng CS Romania đã diễn ra với việc Ceauşescu được bầu lại làm Tổng Bí thư. Nếu ai đã từng theo dõi sự kiện cực kỳ hoành tráng này được phát trong chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam thời ấy thì sẽ không dám nghĩ đến sự thay đổi đến chóng mặt sau đó 1 tháng. Có thể cảnh tượng những cuộc mit-tinh quần chúng khổng lồ trên đường phố chào mừng thành công của đại hội đảng và tung hô lãnh tụ – “người dẫn đường vĩ đại”  Ceauşescu – và việc cứ  vài phút một lần, diễn văn của ông lại bị ngắt quãng bởi những tràng vỗ tay như sấm dậy và thời gian được tính cho vỗ tay còn nhiều hơn cả thời gian đọc diễn văn ấy đã làm cho nhà độc tài cực kỳ yên tâm về vị thế lãnh đạo cho đến suốt đời của mình. Và chính những cảnh tượng huy hoàng như vậy được diễn đi diễn lại trên trên các phương tiện thông tin đại chúng đã càng làm tăng thêm phần cay đắng cho sự sụp đổ xảy ra chỉ 1 tháng sau đó.
Có thể nói thông tin có định hướng tại Romania thời đó đã làm cho nhà độc tài không thể đánh giá đúng tình hình và là nguyên nhân cực kỳ quan trọng dẫn đến sự sụp đổ chế độ và cái chết bi thảm của vợ chồng ông.

… đến sự kiện Khe Sanh cách đây hơn 40 năm
Khe Sanh là 1 trận quyết chiến ác liệt và đẫm máu xảy ra tại chiến trường miền nam Việt Nam giữa quân đội Bắc Việt Nam và quân đội Mỹ năm 1968 mà sau đó cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng.
Trận Khe Sanh nổi tiếng đến nỗi nó cũng được Tổng thống Mỹ Obama nhắc đến trong bài diễn văn nhậm chức của ông.
Chuyện bên nào trong trận chiến đó thực sự giành chiến thắng về quân sự đã được nhiều nhà phân tích đánh giá kèm theo những số liệu cụ thể về tổn thất, mục tiêu đặt ra và mức độ hoàn thành những mục tiêu ấy của mỗi bên nhưng đây không phải là chủ đề mà người viết bài này muốn bàn ở đây. Nhưng có một điều đã dược khẳng định là bất chấp tổn thất lớn về sinh mạng, sự kiện Khe Sanh cũng như cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968 của các lực lượng Bắc Việt Nam đã tác động tiêu cực đến dư luận Mỹ và từ những sự kiện này, chính phủ Mỹ đã phải chịu những sức ép nội bộ rất lớn để cuối cùng phải đi đến quyết định rút ra khỏi cuộc chiến vài năm sau đó, dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ Sài Gòn năm 1975.
Và phải nói rằng, để tạo nên những sức ép này tại nội bộ của nước Mỹ cũng như khích lệ tinh thần chiến đấu hy sinh của chiến sĩ, sự phấn khởi, đồng thuận của dân chúng tại hậu phương miền bắc có sự đóng góp rất lớn của các phóng viên chiến trường, thường được gọi là các “chiến sĩ trên mặt trận thông tin”…
Điều này cũng đã được thể hiện trong 1 bài viết của ông Đỗ Phượng, nguyên TGĐ TTX VN nói về chuyện làm báo trong đó có những thông tin khá thú vị như sau:
“…Nhớ lại 30 năm trước, nhóm nhà báo phương Tây có 2 người Mỹ gặp những người lãnh đạo TTXVN. Họ bảo: Các ngài là hãng thông tin của nhà nước. Có phải mỗi thông tin của các ngài đều do lãnh đạo Đảng cấp trên duyệt! Không trả lời trực tiếp câu hỏi, người lãnh đạo Thông tấn kể lại những mẩu chuyện vui về mặt trận Khe Sanh. Ông kể lại 1 loạt tin, bài, ảnh phát đi hồi đó rồi nói vui: Chỉ có rất ít tính chân thật trong những thông tin đó….Các bạn có thể phê phán chúng tôi theo quan điểm của các bạn về chức trách và hành nghề của nhà báo. Còn chúng tôi… là công dân VN. Và đã là công dân VN thì nghĩa vụ cao cả nhất là góp phần thắng Mỹ…” 

Con dao 2 lưỡi?
Cách đây mấy năm, người viết bài này được xem chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” trên VTV3 với chủ đề  “Báo chí cách mạng Việt Nam” và người dẫn chương trình quen thuộc là anh Lại Văn Sâm.  Người lọt vào vòng thi cuối cùng phải nói đúng ô chữ để trả lời cho câu hỏi đưa ra là “Tiêu chí của báo chí cách mạng Việt Nam là gì?”. Cả thí sinh và tất cả khán giả có mặt tại trường quay đã không thể đưa ra câu trả lời chính xác khi hầu hết mọi người đều cho rằng đó là “TRUNG THỰC” trong khi đáp án mà anh Lại Văn Sâm cuối cùng đưa ra là “ĐỊNH HƯỚNG”.
Những điều mà ông Đỗ Phượng, bậc lão làng trong “Làng báo cách mạng Việt Nam” viết ở trên có thể  là 1 ví dụ tiêu biểu vê hiệu quả to lớn mà sự ĐỊNH HƯỚNG ấy mang lại trong chiến tranh cách đây 30 – 40 năm…
Nhưng đó là thời chiến.
Còn trong thời bình thì việc tiếp tục áp dụng “thủ pháp” ấy có hiệu quả lợi hại đến đâu? Và liệu nó có phải là “con dao 2 lưỡi” không nếu tham khảo sự kiện xảy ra cách đây 20 năm tại Romania?
Xin giành phần trả lời cho các bạn nhà báo
.
Hahien -  




Một lần dũng cảm



Nguyễn Quang Lập










Trước mình đang ngồi uống bia tươi ở Lion, bia ở đấy ngon, cái view thoáng, nửa vỉa hè nửa sân nhà, rất thích. Kẹt nỗi hay bị gặp người quen nên dàn dần mình cũng bỏ.
Một buổi chiều năm ngoái mình ngồi một mình nhấp li bia đợi bạn. Một ông bệ vệ xách cặp từ trong nhà đi ra, sau lưng có hai ba ông trợ lý hay đàn em chi đó cung cúc đi theo. Mình không để ý lắm, ở đâu chẳng có mấy ông bệ vệ, ở Sài Gòn thì nhiều như quân Nguyên.

Ông này đã đi qua chợt quay lại chỗ mình chia tay lịch sự, nói chào Nguyễn Quang Lập, khỏe không. Mình bắt tay, nói tôi khỏe, cảm ơn anh và cố vắt óc ra cố nhớ xem người này là ai nhưng chịu. Mãi khi về nhà, nhìn lên ti vi thấy có ông mặt sẹo đang nói gì đấy, thốt nhiên mình nhớ ra thằng Chinh. Đúng là thằng Chinh, nó cũng có cái sẹo vắt ngang cằm, cái sẹo đó do mình gây ra….
Chuyện thế này.
Những năm sáu mươi ở miền Bắc có thứ kì thị rất tức cười, đó là kì thị tầng lớp ăn sổ gạo. Dân phi nông nghiệp được Nhà nước phát cho sổ gạo, một người mỗi tháng được 13 kg đến 15 kg. Dân nông nghiệp ghét đám ăn sổ gạo lắm, họ cho đó là đám vô tích sự chuyên ăn bám lúa gạo của nông dân. Chỉ là số ít thôi, đa số dân nông nghiệp không có mặc cảm này. Nhưng phàm ai đã ghét thì ghét cay đắng, ghét và khinh rẻ như người da trắng khinh ghét dân da đen vậy.
Từ ngày nhà mình sơ tán lên làng Đông, ai ai cũng yêu thương đùm bọc, trừ vợ chồng ông mẹt Lưu. Họ không bao giờ nhìn sửa mặt ba mạ mình, sáng sáng vác cày đi, tối tối dắt trâu về họ đều đi qua ngõ nhà mình. Ông chồng khạc một cái nhổ toẹt bãi nước bọt, nói đ.mạ dân tư sản, ngồi mát ăn bát vàng, sướng hè sướng hè. Bà vợ vén quần đứng đái xói hàng rào, nói dân sổ gạo sướng chi sướng lạ, sướng rồi còn mò lên đây mần chi hè. Họ muốn nó gì thì nói, ba mạ mình như điếc chẳng ai nói gì.
Ba mình nói đừng trách họ, chẳng qua họ không hiểu. Ông đe con cái trong nhà không được đôi co hay làm bất kì việc gì với họ. Mình tuân theo nhưng trong bụng không phục. Mình mới chục tuổi đầu, bị chửi đồ chó đồ mèo không tức, hễ bị chửi đồ ăn sổ gạo là tức điên lên, cảm giác bị làm nhục bị khinh rẻ trào lên nghẹn cổ. Rất nhiều khi mình tính vác đá ném vào mặt ông mẹt Lưu. May mình nhịn được không thì rầy rà to, thế nào mình cũng bị ba cho ăn đòn, ba mạ mình thế nào cũng bị làng cho ăn đòn, người ta nghi ba mạ mình xui con trả thù.
Thằng Chinh là con ông mẹt Lưu, học lớp bốn cùng trường với mình, nó học 4a mình học 4c. Thằng này không lếu láo, ít khi gây sự với đứa nào. Riêng mình thì khác, nó khinh mình ra mặt, có cơ hội là nó gây mình liền, chỉ vì mình là dân ăn sổ gạo. Chuyện gì nó cũng kiếm cớ gây sự. Đi học muộn nó bảo dân sổ gạo sướng rứa mần chi mà đi trễ? Đi học sớm nó bảo dân sổ gạo còn lo chi nữa mà đi sớm? Khi không có cớ gì nó cũng đi ngang qua nhổ toẹt bãi nước bọt trước mặt mình. Hơn chục lần mình xông vào nó, tức cái lần nào cũng có người can ngăn.
Ba mình biết chuyện, ông cho mình chuyển trường rồi chuyển nhà ra xóm Bàu ở. Từ đó nhà mình thoát nạn vợ chồng ông mẹt Lưu, mình thoát nạn thằng Chinh, nhẹ cả người. Được ít lâu lại gặp thằng Chinh ở Cồn Rưới. Lũ trẻ chăn bò mấy thôn quanh đấy đều tụ tập về Cồn Rưới. Mình không phải chăn bò cũng mò ra đấy chơi, không chơi với đám chăn bò chẳng biết chơi với ai nữa.
Trước đây thằng Chinh không bao giờ có mặt ở Cồn Rưới, từ ngày ba nó tậu thêm một con bò đực nó mới gia nhập hội chăn bò. Vừa thấy mặt mình nó đã vênh mặt lên gây sự, nói dân sổ gạo biết cứt chi mà đòi ra đây chơi hè. Mình không chấp, chả đôi co với nó làm gì, cứ lặng lẽ chơi. Từ học hành tới chơi bời thằng Chinh không thể khinh mình được. Chơi vụ ( con quay), đánh khăng, ù muỗi, kéo co … không trò nào mình chơi tồi. Riêng trò đánh du kích trên lưng bò thì mình chịu. Thằng Chinh mừng quá, có cớ để nó khinh.
Chưa thấy ở đâu chơi trò này, nó na ná trò đua tài trên lưng ngựa của hiệp sĩ của xứ tây, chả hiểu sao con nít làng Đông lại mê. Trò này rất hấp dẫn nhưng khá nguy hiểm. Cũng chia ra phe, tất cả ngồi trên lưng bò, ai nấy đội nơm rạ phủ kín mình và cho bò phi về phía nhau. Khi gặp nhau phải lập tức “bắn” ngay, tức gọi tên đối phương thật nhanh thật chính xác. Ai “bắn” trước và “bắn”, trúng kẻ đó thắng. Muốn đánh lừa được đối phương phải đổi bò và nơm rạ cho nhau. Trong những đám bụi bốc mù mịt, các đấu thủ vừa cho bò chạy thật nhanh vừa nhảy qua lưng bò của nhau hoặc ném đổi nơm rạ cho nhau.
Muốn đổi bò và nơm rạ mà không bị phát hiện cũng phải giỏi đánh lừa. Hai đứa cùng phe cưỡi bò chay trước, vừa chạy vừa đổi bò và nơm rạ, sau đó chúng lùi lại để cho hai đứa khác cưỡi bò vượt lên. Hai đứa này vừa đổi bò và nơm rạ vừa che cho hai đứa lùi lại để chúng đổi bò và nơm rạ một lần nữa. Chúng có thể đổi thật hoặc vờ như đổi để đánh lừa đối phương tùy theo tình huống diễn ra khi đó.
Cái khó là trong khi diễn trò đổi bò và đổi nơm rạ mình phải quan sát thật nhanh và kĩ trò đổi bò và nơm rạ của đối phương, nếu không mình chẳng biết tụi nó đổi bò và nơm rạ khi nào, dễ “bắn” tầm bậy. Đứa nào nhảy sang lưng bò không thạo, chỉ chăm chú việc nhảy bò mà không để ý đến đối phương nhảy bò ra sao, thể nào cũng bị thua.
Mình mê trò chơi này kinh khủng nhưng tụi nó không cho chơi. Cưỡi bò không khó nhưng cho bò “ phi nước đại” thì không dễ, lơ mơ ngã gãy giò không phải chuyện đùa. Khó hơn nữa là việc nhảy bò. Vừa thúc cho bò chạy thật nhanh vừa tung mình nhảy sang lưng bò khác, đấy là việc của hiệp sĩ. Thế mà con nít làng Đông đứa nào cũng làm được, trừ mình.
Mình không phải dân chăn bò. Muốn cưỡi bò đánh trận phải tập, mình đã tập nhảy bò khi bò đứng im được rồi nhưng đến đoạn nhảy bò trong khi bò chạy thì chịu, không dám. Bò chạy chậm mấy cũng không dám. Mình đành phải làm khán giả đứng xem chúng nó chơi. Thấy mình không dám chơi, thằng Chinh đắc ý lắm, tha hồ khạc nhổ trước mặt mình.
Nó cho bò rượt qua mặt mình, khạc một cái nhổ toẹt một cái, nói răng không chơi Lập ơi, sợ à. Lại cho bò vòng trở lại, khạc một cái nhổ một cái, nói nhát gan rứa thì về bồng em, đứng chi đây hả thằng tê! Không nhịn được nữa mình nhảy vào phe thằng Diệp đòi chơi. Thằng Diệp mừng lắm, nó nhường bò nhà nó cho mình, đi kiếm con khác. Bò nhà thằng Diệp khôn ngoan nhanh nhẹn nhất hội, được cưỡi bò thằng Diệp mình cũng yên tâm.
Mình và thằng Diệp song đôi xông lên. Pha đổi nơm rạ khá dễ dàng, đến lượt nhảy bò mình hết sức căng thẳng. Thằng Diệp cho bò chạy gần sát bò mình, nói nhảy đi nhảy đi. Mình dợm nhảy hai ba lần đều không dám. Thằng Diệp sốt ruột lại dục, nói nhảy đi nhảy đi. Thằng Diệp càng dục mình càng cuống, đành chịu. Vừa lúc bò phe thằng Chinh xông tới, nó “ bắn” mình chết tươi, thằng Lập chết nha. Vừa xông trận đã bị loại, xấu hổ chết được.
Thằng Chinh phỡn chí hét toáng lên, nói a ha ha… thằng ăn sổ gạo không dám nhảy bò thằng ăn sổ gạo sợ chết! Lại cười toáng lên, nói a ha ha… thằng ăn sổ gạo quá hèn… thằng ăn sổ gạo hèn quá bay ơi. Mình rú lên một tiếng tưởng rách họng, nói a thằng chó đẻ, mi nói ai hèn và thúc bò đuổi theo thằng Chinh. Nó không sợ vừa thúc bò chạy vừa vênh mặt lên cười cười, thằng ăn gạo tê, có giỏi thì sang đây. Mình nhảy phốc một phát sang lưng bò thằng Chinh, ôm cổ nó cho văng khỏi lưng bò.
Thât không ngờ mình có cú nhảy tuyệt vời đến vậy. Cú nhảy vừa chiếm lĩnh được lưng bò vừa tóng cổ đối phương rơi xuống đất. Trong đám chăn bò Cồn Rưới chỉ có thằng Diệp là nhảy được, ngoài ra chẳng đứa nào dám. Mình cũng chỉ nhảy được một lần ấy thôi, nhng lần sau có cho kẹo cũng không dám, hi hi.
Thằng Chinh ngã lộn nhào, cằm đập vào hòn đá nhỏ, rách một múi dài, từ đó nó có biệt danh thằng sẹo bò lộn, gọi riết thành thằng bò lộn. Xấu hổ vì cái biệt danh ấy thằng Chinh bỏ đám chăn bò Cồn Rưới, từ đó không bao giờ bén mảng. Mình cũng không gặp lại nó, mãi đến bốn chục năm sau tại nhà hàng Lion. Cũng nghĩ chỉ tình cờ gặp nhau lần đó thôi, ai dè chủ nhật tuần vừa rồi lại gặp nó.
Có bạn từ Hà Nội vô, hú mình tới nhà hàng Hoa Lư. Đang đi lại lơ ngơ trong nhà hàng tìm bạn, chợt có người vỗ vai thật mạnh, nói à ha quả đất tròn quay Lập hè. Ngoái lại té ra thằng Chinh. Nó lôi mình tới bàn nhậu của nó giới thiệu mình với đám đàn em, rồi ngoảnh mặt hỏi như thầy giáo hỏi học trò, nói vừa nãy tôi nói chuyện đến đâu rồi. Một gã đàn em nói dạ… anh năm nói đến đoạn đấu tranh chống bao cấp. Nó gật gù, nói đúng đúng. Tôi biết đấu tranh chống bao cấp gần nửa thế kỉ trước, từ năm 12 tuổi tôi đã có ý thức dẹp bỏ bao cấp. Ai không tin cứ hỏi ông nhà văn này. Thằng Chinh vỗ vai mình đánh bốp, nói có phải không nhà văn?
Mình chỉ biết cười trừ, chả lẽ lại bảo đ. mẹ mày thằng lưu manh!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những người đàn ông!















Cónhững người đàn ông rất hào phóng, thấy bạn bè nghèo không có chỗ ở liền mời về nhà ở chung, vô quán nhậu nhớ bạn hiền cũng bấm phone rủ đến lai rai ba sợi, có cái xe hơi, bạn muốn mượn, cứ lấy đi thoải mái. Loại đàn ông ấy trên đời này không phải là hiếm.
Nhưng có một thứ mà người đàn ông không bao giờ chịu chia sẻ với ai, đó là vợ mình. Chỉ cần một câu nói, một cái liếc mắt là anh chồng đã “xù lông” lên, sẵn sàng chiến đấu.
Vậy mà có một gã từ nhiều năm nay đã phải chia sẻ bà vợ duy nhất của mình cho một người đàn ông khác mà không hề than thở. Gã này là một quan chức nhà trời, có quyền gặp trực tiếp Ngọc Hoàng để báo cáo tình hình dưới trần gian mỗi năm.
Đó chính là ông Táo.
*
Dân Việt Nam ta, hễ cứ đến ngày 23 Tết là cúng ông Táo, đốt vàng mã, lưu luyến tiễn ngài về trời mà không hề xét lý lịch xem ông ta là ai, có đáng để cho ta tin cậy và tôn kính đến như thế không?
Trước hết, ông ta là một thằng bất tài vì trên thế gian này dù sang hay hèn, dù giàu hay nghèo, dù quân tử hay tiểu nhân… ai ai cũng có một bà vợ, chỉ riêng ông Táo là không thể có. Ông ta phải chia sẻ vợ với một táo quân khác trong nhiều ngàn năm nay. Và như thế, thực tế ông ta chỉ có nửa bà vợ.
Táo quân còn là một thằng hèn vì đã không đủ dũng khí để giành vợ mình khỏi tay người khác. Đêm nào ông cũng nghiến răng nhìn vợ mình “quằn quại” dưới ách xâm lược của người đàn ông khác mà không dám hé nửa lời.
Bất tài, hèn lại còn khiêu dâm nữa! Có lần Táo quân từ nhà bếp ra chợ để mua một con cá chép làm phương tiện bay về trời, ông ta bị quần chúng phát hiện đang … ở truồng! Lũ con nít chạy theo tốc áo lên coi, Táo quân giận quá rút đôi hia ra ném, tụi nhỏ vừa bỏ chạy vừa cười nhạo.
Nhưng chúng ta hãy bỏ qua cái chuyện Táo quân ở truồng ra phố, vì dẫu sao cái mốt “đội mũ mang hia chẳng mặc quần” cũng là đồng phục của nhà Táo.
Hãy sang một vấn đề khác.
Xưa nay ai ai cũng kính trọng Táo quân vì nghĩ rằng ông ta đứng về phía lẽ phải, hàng năm đều có dâng sớ lên Ngọc Hoàng Thượng Đế để tố cáo tham nhũng và những tệ nạn khác dưới trần gian, nhưng sự thật là Táo quân chỉ báo cáo những vụ bê bối lặt vặt ở trong…bếp như anh chồng ăn vụng với cô sen, bà chủ tò te với anh tài xế, còn những vụ tham nhũng lớn tầm cỡ quốc gia, trị giá hàng trăm hàng ngàn tỷ đồng thì ông ta đếch dám động tới. Kết quả là tham nhũng và tệ nạn ngày càng nhiều, lộng hành trên khắp Việt Nam, vô phương cứu chữa.
Còn nữa, Táo quân là một kẻ tham quyền cố vị vào loại nhất thế giới. Quý vị chỉ cần điểm mặt một số kẻ tham quyền cố vị nổi tiếng của nhân loại thì sẽ rõ ngay: Này nhé, Fidel Castro làm vua xứ Cu Ba nghèo đói suốt 49 năm trời không chịu nhường cho ai, cuối cùng già quá, tay chân run rẩy, hết xíu oách đành phải nhường ngôi cho…em trai mình. Kim Nhật Thành làm vua xứ Triều Tiên 46 năm và tự phong là “chủ tịch vĩnh cửu”, cuối cùng trao ngai vàng cho con trai minh là Kim Jong-il,  anh này còn chơi ngoạn mục hơn: đưa một thằng con nít miệng còn hôi sữa tên là Kim Jong-un lên làm đại tướng, ngồi chờ sẵn khi nào bố ra hiệu thì đặt mông vô ngai vàng liền, đố người nào tranh cướp được! Người thứ ba là Mao Xếnh Xáng, ngồi trên ngai vàng 33 năm, cuối đời dùng mọi thủ đoạn trong Cách Mạng Văn Hóa để loại bỏ đồng chí mình, âm mưu đưa… bà xã Giang Thanh lên ngai, tiếc thay đã thất bại. Tóm lại, xưa nay “bám ghế” lâu nhất cũng bốn năm chục năm, chưa có ai bám ghế kỷ lục như Táo quân nhà ta. Từ khi có dân tộc Việt Nam – tạm cho là đời Hùng Vương tới giờ – ông ta cứ giữ rịt lấy cái ghế Táo quân ấy suốt hơn bốn ngàn năm nay “một tấc không đi, một ly không rời”. Và chắc chắn ngày nào còn dân Việt, có lẽ ông ta vẫn còn giữ chặt cái ghế đó.
Và vì suốt nhiều ngàn năm nay ông ta không chịu về hưu cho nên cứ được hưởng lương trăm phần trăm dài dài, chưa kể các khoảng “lộc” khác như nhà, đất, đi du lịch nước ngoài… Và có thể nói Táo quân là anh cán bộ duy nhất trên đời này không bao giờ nghỉ hưu.
Nhưng ông ta làm công tác gì mà quan trọng đến nỗi không ai có thể thay thế được?
Chẳng qua ông ta chỉ là một tên chỉ điểm, tối ngày lẩn quẩn trong xó bếp rình rập nhà dân xem có ai phát ngôn  bừa bãi, bôi xấu chế độ, xúc phạm lãnh đạo, xem có trang web nào “phản động”, có blog cá nhân nào chống tham nhũng, độc tài tay sai ngoại bang … để lập báo cáo mật chờ đến cuối năm cưỡi cá chép về trời, chạy thẳng vô đồn công an tâng công lấy điểm.
Như vậy, xét về tư cách thì Táo quân chỉ được không điểm, xét về đạo đức, người dễ tính cũng cho nửa điểm là cùng. Còn xét về trình độ văn hóa thì một thằng cha tối ngày chỉ biết “đội” đít nồi, chưa hề thấy hắn đi học bao giờ, thì chỉ có thể làm một tên chỉ điểm hạng bét mà thôi.
ĐÀO

Phần nhận xét hiển thị trên trang