Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Sao lại giống nhau: "Nhà văn X"..với P?


Bạn thơ Vũ Trọng Quang buổi tối nhắn tin “Mầy đọc bài của Nguyễn Đạt chưa?” Tôi cảm ngay có chuyện gì rồi, chuyện gay cấn cũng nên. Tôi đọc “Nhà văn X” của Nguyễn Đạt (đăng ngày 7/3/2013), cảm giác thật chưng hửng. Hư cấu chẳng ra hư cấu, có lẽ nó thật giống như nhật, tìm đỏ mắt không thấy văn chương nghệ thuật ngoài thứ mượn văn chương nghệ thuật để xúc xiểm, lên giọng trịch thượng kẻ cả với người khác.
Cái hẻm càfê bình dân lề đường Trần Quốc Thảo mà trong bài viết Nguyễn Đạt đề cập, tuy không nói ra cụ thể địa chỉ, nhưng lại nói giới văn nghệ thành phố thường lui tới, thì ắt nhiều người biết đó là hẻm 58 rồi.
Tôi muốn hỏi Nguyễn Đạt: Lấy tư cách gì ông lên mặt “phán” kiểu “đàn anh” vô cùng tởm lợm, rằng cái hẻm càfê bình dân kia là “nơi tụ tập thường xuyên của những văn nghệ sĩ làng nhàng ở thành phố này”?
Cái mà Nguyễn Đạt chụp cho cái mũ “văn nghệ sĩ làng nhàng” ở thành phố Sàigòn này là những ai? Đó là gần như hầu hết anh chị em văn nghệ sĩ thành phố có cộng tác thường xuyên với Tiền Vệ, như: Nguyễn Viện, Lưu Mêlan, Vũ Trọng Quang, Trần Hữu Dũng, Phạm Mạnh Hiên, Chiêu Anh Nguyễn, Lynh Bacardi, Nguyễn Tiến Văn, Vũ Lập Nhật, Lý Đợi, Tuấn Khanh, Bùi Chát...
Nguyễn Đạt có còn chút nhân bản nào không khi ông ta ráo riết dè bỉu một người tàn tật cả hai chân đã cho ông ta “chất liệu” để “múa bút”, và ông ta còn... ăn cắp quẹt zippo của kẻ mà ông ta dè bỉu chửi rủa bằng thứ giọng vô lối trịch thượng nhưng lại phơi bày cái tâm địa ác hiểm, nhỏ nhen đê tiện, thù hằn!
Nhà thơ này nhà văn kia, qua bài viết của Nguyễn Đạt, đều là loại “ngán ngẩm” không xứng làm văn nghệ, duy chỉ có Nguyễn Đạt mới xứng đáng tầm cỡ trong văn nghệ, ai khác chỉ “làng nhàng” thôi hà.
Cái hợm hĩnh ngạo mạn của Nguyễn Đạt, thật hết thuốc chữa. Nguyễn Đạt làm thơ viết văn thuộc hàng “mọc rễ”, tôi biết và đã từng “bạn bè” lui tới nhau. Nhưng thơ văn Nguyễn Đạt đã là cái đinh gì, tôi nghĩ Nguyễn Đạt thuộc loại “điếc không sợ súng” hay là bản chất kiêu căng vô lối của ông lấn át cái “tài mọn” của ông trong văn nghệ!?
Với Nguyễn Đạt, anh em văn nghệ ai mà không biết ông luôn “đóng bộ nhà văn lớn” lên lớp người này người nọ, và ông ta cũng “danh bất hư truyền” “uống càfê chực”, “nhậu chùa”, cứ thấy anh em thì nhào vô uống nhưng chẳng chịu xùy tiền vì ông ta cho mình là nhà văn... nhớn mà (!), mặc dù ông ta luôn khoe thu nhập viết cho Người Việt mỗi tháng hàng chục triệu đồng.
Qua bài “Nhà văn X”, Nguyễn Đạt bộc lộ rõ một thái độ hằn học đê tiện với anh chị em cầm bút khác ở thành phố Sàigòn, hơn nữa, hành động “bắn ùm” anh chị em viết lách như vậy là không thể chấp nhận được với người cầm bút “tâm sáng”.
Phạm Mạnh Hiên

Và đây, "Nhà văn X":


Quán vỉa hè, một hai chiếc bàn nhỏ, hai chiếc là cùng, thêm vài chiếc ghế nhựa, đặt trên vỉa hè con đường mang tên Trần Quốc Thảo. Hiển nhiên chúng được đặt ở đấy, làm dấu hiệu cho quán cà-phê vỉa hè mà thôi. Nghĩa là cái quán cà-phê vỉa hè chính thức đặt dọc một con hẻm liền sát đấy, trên đường Trần Quốc Thảo; nơi tụ tập thường xuyên của những văn nghệ sĩ làng nhàng ở thành phố này. Tôi biết họ; biết cả anh chàng ngồi trên xe lăn có gắn động cơ, anh chàng từng được một văn nghệ sĩ làng nhàng giới thiệu là diễn viên điện ảnh. Nghĩa là anh chàng từng thủ một vai gì đấy, trong cuốn phim về biệt-động-thành gì đấy của “cách mạng”. Hiển nhiên anh chàng tự cho rằng, chỉ qua một lần thủ vai gì đấy trong cuốn phim biệt-động-thành gì đấy, là anh chàng thừa tư cách để cùng tụ tập với những khuôn mặt văn nghệ tại cái quán cà-phê vỉa hè đầu hẻm con đường mang tên... Mà anh chàng cũng thừa tư cách ấy, với cái ví tiền phồng to trong túi, thường xuyên rủ nhóm bạn văn nghệ này đi nhậu nhẹt sau đó.
Tôi vào quán cà-phê vỉa hè đầu hẻm con đường này một hai lần, hai lần là cùng; có thể là ba lần, tôi không nhớ rõ. Vẫn những khuôn mặt quen thuộc, nghĩa là có cả sự hiện diện của anh chàng ngồi trên xe lăn có gắn động cơ. Ấy tuy nhiên, ngồi yên vị trên chiếc ghế nhựa xẹo xọ, tôi ngó dãy bàn ghế đặt dọc con hẻm; thấy một bàn hiện diện vài khuôn mặt lạ. Tất nhiên lạ với tôi. Tôi chú ý nhiều hơn, một chàng râu ria, vẻ hờ hững bên cạnh mấy chàng kia. Anh ta, chàng râu ria, tuy vậy tiếng cười lớn rộ hơn hết thảy. Qua tiếng cười, người ta dễ dàng sắp đặt chàng ta vào loại ăn tục nói phét. Mấy chàng đó, kể cả chàng râu ria, đang hăng hái nói chuyện về..., nói chung là về phạm-trù-libido. Tôi thừa nhận, gì chứ, nói chuyện về các thứ quanh “cái ấy”, và về “cái ấy”, lúc nào mà chẳng lôi cuốn, hấp dẫn. Tôi nghe mấy chàng đó nói chuyện, nhớ người bạn nhà văn M.S., với cuốn truyện của anh vừa được phát hành. Anh bảo dư luận về cuốn truyện rất tốt, “...cuốn truyện đầy tràn tình dục!...,” anh dẫn lời một nhà văn trẻ đang lên, nhận xét sau khi đọc cuốn truyện mới phát hành của anh.
Anh chàng diễn-viên-điện-ảnh-biệt-động-thành khoe chiếc bật lửa Zippo chính cống Hoa Kỳ mới toanh, bật nắp kêu clic-clic rất trong tiếng. Ấy tuy nhiên anh chàng không quên chiếc bật lửa cũng hiệu Zippo chính cống Hoa Kỳ, bị mất cắp trong một bữa nhậu, cách đây ít nhất hơn một năm trời. Trong bữa nhậu đó, tôi và người bạn lớn tuổi để râu tóc dài thõng thượt, ngồi đối diện anh chàng. Phát hiện chiếc bật lửa bị mất cắp, anh chàng cứ đinh ninh thủ phạm là người bạn lớn tuổi của tôi, người mà mọi người trong xứ sở hình chữ S này đều gọi là nhà nghiên cứu văn hóa tư tưởng. Hai người ngồi đối diện anh chàng, cả hai vẫn đôi lúc tiện tay lấy bật lửa của anh chàng để mồi thuốc. Nhưng anh chàng không nghĩ người lấy cắp bật lửa là tôi, có thể anh chàng chẳng dại gì đụng tới thằng cha từng là biệt-kích-Báo-đen của “ngụy quân” do quân đội Hoa Kỳ đào tạo huấn luyện. Tốt hơn hết, cứ đinh ninh kẻ cắp đích thực là ông già nghiên cứu văn hóa tư tưởng; gì chứ, văn hóa tư tưởng là cái thứ mà anh chàng suốt đời không thèm biết đến, thề thốt không đội trời chung. Anh chàng nói bóng nói gió về sự chắc mẩm ai là thủ phạm; còn đe dọa sẽ tới tận nhà đương sự để lấy lại vật báu. Cũng may, nhà nghiên cứu văn hóa tư tưởng lúc ấy đã say mèm, không nghe không thấy vạn vật chung quanh. Và cũng sẽ chẳng ai có thể dẫn anh chàng tới nhà thủ phạm, ở một địa chỉ mà mỗi lần về, nhà nghiên cứu văn hóa tư tưởng cũng phải hỏi thăm những người gần quanh lối ngõ. Tôi cam đoan, nhà nghiên cứu văn hóa tư tưởng chỉ nhớ được, cùng lắm là khu vực ngoài lối ngõ dẫn vào khu vực có căn nhà trọ. Không phải nhà nghiên cứu văn hóa tư tưởng lơ đễnh như thường thấy ở mọi nhà nghiên cứu, mà cái địa chỉ ấy thật sự khó nhớ khó tìm. Căn nhà trọ của nhà nghiên cứu văn hóa tư tưởng chẳng khác một quân cờ, quân tốt chẳng hạn, trên bàn cờ tướng, trước mắt những người không biết chơi cờ tướng bao giờ. Tại Sài Gòn, thành phố lớn nhất Việt Nam, có vô số khu vực ngõ hẻm đường ngang lối dọc như bàn cờ, duy một khu vực mang đích danh là Bàn Cờ mà thôi.
Buổi sáng này, tôi ngồi chung bàn với một nhà thơ. Anh và tôi quen biết nhau từ thuở trước, nghĩa là trước Tháng Tư Tàn Độc - Một Chín Bảy Lăm. Ấy tuy nhiên chúng tôi, thân chẳng thân, sơ cũng chẳng sơ. Gặp thì chuyện trò rôm rả dông dài vớ vẩn cho vui. Anh hỏi tôi sao bữa nay lạc bước tới đây. Tôi bảo tôi đợi nhà thơ họ Trần, lấy tờ báo xuân văn nghệ thành phố có đăng bài... “Nhà thơ gì mà bon chen dữ vậy?” Anh nói ngay tắp lự. Tôi im lặng trước câu nói cực kỳ tệ hại; tự nhủ thôi thì tránh-voi-chẳng-xấu-mặt-nào; tiếp tục ngồi chờ bóng dáng nhà thơ họ Trần xuất hiện. Anh ta hẹn tôi một cách chắc chắn, qua điện thoại: “Sáng mơi anh ghé đây uống cà-phê, nhận báo xuân, có cả nhuận bút tui lấy luôn cho anh nữa đó...” Nhà thơ ngồi chung bàn hăng hái kể xấu và liên tục rủa sả nhiều người bạn cũ, hiện tất cả đều ở xa tít mù. Nghĩa là, anh chọn tôi làm thính giả, lắng nghe những lời anh rủa sả các bạn cũ của anh? Tôi chán ngán chuyện này, hệt như nỗi chán ngán khi đọc những gì gọi là tác phẩm văn nghệ của anh. Mấy chàng ở bàn trong vẫn tiếp tục câu chuyện thuộc phạm-trù-libido. Chàng râu ria nói chậm rãi: “Mấy em luôn luôn và tuyệt đối làm ra vẻ lãng quên mình có cái gì ở giữa hai chân. Mới hôm qua, tụi tớ có nhậu chung với một em còn đầy đủ nước nôi lắm. Em có đặc điểm là luôn luôn ngồi ở góc bàn. Tớ hỏi em: ‘Giữa hai chân cô là cái gì nhỉ?’ Em chợt ửng hồng đôi má, có lẽ hai đầu vú của em cũng ửng hồng như vậy; chẳng nói chẳng rằng, mắt long lanh nhìn ra cõi trống không. Tớ cười rộ mà bảo: ‘Giữa hai chân cô là cái chân bàn!’ Rồi tớ nói với em: ‘Bây giờ hỏi lại cô nhé: ‘Giữa hai chân cô là cái gì nhỉ?’ Em hẩy người lên, cong môi trả lời: ‘Giữa hai chân em là cái chân bàn.’ Tớ lắc đầu, bảo: ‘Không phải, giữa hai chân cô là cái lúc nãy cô không nói ra!’”
Tôi có cảm tình với chàng râu ria hóm hỉnh. Chàng ta có viết văn không nhỉ? Nếu chàng ta là nhà văn, chắc chắn tác phẩm của chàng ta còn đầy-tràn-tình-dục, ràn rụa lai láng tình dục nữa là đằng khác, hơn hẳn tác phẩm có dư-luận-rất-tốt của M.S. bạn tôi. Duy tôi không thích những tác phẩm “thuộc phạm-trù-libido” tôi đã đọc, của các nhà văn bản xứ. Nghĩa là, còn khuya họ mới mon men tới gót chân những D.H.Lawrence, Henry Miller... Thành công hết mức, tác phẩm của họ viết được, có thể sẽ xứng danh là livre pornographique đúng nghĩa, chứ không phải những tác phẩm văn học đích thực.
Nhà thơ ngồi chung bàn đột ngột hỏi tôi: “Bạn có đọc cái truyện..., truyện ngắn mới nhất của nhà văn X?” Hóa ra anh-chàng-thù-hận-cả-nhân-loại này còn có chỗ dễ cảm; anh quan tâm tới nhà văn tôi ưa thích hơn cả; nhất là truyện ngắn về hai con ong của nhà văn này. Đọc truyện của nhà văn X, tôi thấy mình gần gũi hơn với Jean-René Huguenin mà tôi ưa thích từ thuở thanh niên, để càng lúc càng thân thuộc với Những con ong của vô hình...
Anh chàng râu ria ra về trước tôi. Đã chờ, tôi phải chờ để gặp bằng được nhà thờ họ Trần, với tờ báo xuân văn nghệ thành phố, với nhuận bút bài thơ nữa chứ. Tôi hỏi nhà thơ ngồi cùng bàn: “Anh chàng râu ria kia có viết lách gì không?” Nhà thơ ưa gây sự trợn trừng con mắt cận thị, nói: “Tưởng bạn biết anh ta rồi chứ. Nhà văn X đấy chứ ai.”

Sài Gòn, tháng III–2013




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư liệu:


ẤN TƯỢNG NHẬT TUẤN

Huy Thắng

            Trong những nhà văn tôi được quen biết, gần gũi, Nhật Tuấn là gương mặt để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng.

            Trước hết, anh là một nhà văn viết rất nhanh và khoẻ, có một số lượng tác phẩm đồ sộ vào loại hàng đầu ở nước ta trong những năm qua. Tôi đồ rằng, ngay chính Nhật Tuấn cũng không thể nhớ hết những tác phẩm của mình đã viết và xuất bản. Vài chục cuốn tiểu thuyết, truyện dài, hàng trăm truyện ngắn, nhiều kịch bản phim truyện và phim truyền hình,…những tác phẩm ký tên anh và bút danh khác.
         
   Thực ra Nhật Tuấn là “típ” người ham chơi. Anh kém khoản bia rượu, cũng không máu cờ bạc, đỏ đen. Thuốc lá say một thời rồi sợ bệnh, cũng bỏ. Nhưng có những đam mê quyến rũ tiêu tốn của anh khá nhiều sức lực, tiền bạc và thời gian, mà anh khó dứt bỏ.

            Nhật Tuấn quảng giao, lắm bạn bè. Ngoài những lúc buộc phải có mặt ở cơ quan họp hành, tiếp cộng tác viên theo lịch hẹn, hay đến nhà in sửa bản in cho những cuốn sách anh biên tập, thời gian còn lại anh dành cho bạn.

            Ngày mới từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, anh chỉ có một thân một mình. Sức lực dồi dào nên anh có thể thường xuyên trò chuyện với bạn thâu đêm suốt sáng. ấy vậy mà sách anh viết vẫn xuất bản đều đều. Thoàng không để ý ít lâu, rẽ qua các hiệu sách, sạp báo thế nào cũng lại trông thấy một cuốn mới của Nhật Tuấn. Vào những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, sách của Nhật Tuấn ra đều đều và bán chạy lắm. Sau này anh viết có chậm hơn.

            Ban đầu tôi thắc mắc không biết Nhật Tuấn nghĩ rồi viết vào  những lúc nào, nhưng khi từ Hà Nội vào, có dịp cùng ăn, cùng ngủ với anh một phòng hồi anh còn ở tạm tại chi nhánh Nhà xuất bản Văn học đường Nam Kỳ khởi nghĩa gần cầu Công lý, tôi mới rõ ra. Anh có thể viết bất cứ lúc nào, ở đâu. Nếu ban ngày bận thì lấy đêm thay, nhiều khi viết qua đêm. Những lúc tôi vào chơi, anh bận rộn với tôi suốt ngày. Và cũng không chỉ mình tôi, khá nhiều bạn bè thân thiết từ thủa hàn vi Hà Nội mà tôi biết như hoạ sĩ Trịnh Tú, hoạ sĩ kiêm nhà thơ Chu Hoạch, nhà thơ Phạm Đình Ân, nhà văn Dương Thu Hương, nhà báo Phạm Thanh Hà, nhà văn Nguyễn Khắc Phục từ Nha Trang vào, anh cũng bận rộn thế. Phòng anh ở lúc nào cũng ồn ã tiếng bè bạn.

            Một lần hai đứa đi chơi về đã khuya, tôi nói anh đi nằm nhưng anh bảo tôi cứ ngủ trước. Khi tôi thoải mái nằm trên giường thì anh đi tắm và sau đó cứ cái quần đùi, cởi trần anh tới chiếc máy chữ nhỏ xíu kiểu cổ mua lại với giá rẻ, xếp các tờ “pơ luya” ố vàng đan xen các lượt giấy than ngay ngắn bằng bặn rồi kẹp vào máy và anh bắt đầu gõ liên tục.

            Tiếng lóc cóc kiểu mổ cò của anh ban đầu làm tôi không ngủ được, nhưng rồi mệt tôi thiếp đi lúc nào không biết. Gần sáng tôi có lúc chợt thì vẫn thấy ánh đèn và tiếng máy chữ gõ lóc cóc. Cho đến sáng bạch, tôi tỉnh giấc trở dậy thì mới thấy anh đi nằm. Trên bàn viết cạnh chiếc máy chữ là cả một xấp bản thảo anh đánh máy đêm qua, dễ có đến mấy chục trang.

            Tôi biết, mỗi nhà văn có một cách làm việc riêng, nhất là khi viết truyện dài hay tiểu thuyết. Có người trước khi viết thường làm bản đề cương khá chi tiết, chia thành từng chương, hồi, mỗi nhân vật lại kèm theo một bản “lý lịch” tỉ mỉ. Nhật Tuấn thì ngược lại. Hình như anh không có thói quen sắp xếp chuẩn bị nhiều trước khi viết. Tất nhiên, không phải anh không có ý đồ, dự tính trong đầu nhưng chỉ khi ngồi vào bàn trước chiếc máy chữ anh mới vừa nghĩ vừa đánh máy. Rồi câu chuyện và các nhân vật dẫn dắt mạch suy nghĩ của anh, có khi hoàn toàn lái đi theo một hướng khác hẳn. Anh dường như không viết nháp và rất ít khi sửa chữa. Bản thảo đánh máy xong so với bản được in gần như không khác nhau là mấy.
           
Sức viết của Nhật Tuấn thật đáng phục. Ham chơi, ham vui  nhưng khi làm việc anh cần mẫn y như người đi cày vào vụ. Chỉ khác người đi cày thì làm việc bằng chân tay và làm vào ban ngày còn anh thì ngược lại.

            Nhật Tuấn viết như một nhu cầu tự thân. Nhiều người khi thành danh, có nhà cao, cửa rộng, thường thoả mãn, dễ sinh ra lười nhác. Sắp vào tuổi 70, Nhật Tuấn vẫn cần cù viết. Ngay cả những ngày mới đây thôi, lang thang trên đất Mỹ, anh cũng đâu có buông bút. Trên tuần báo Văn nghệ vẫn thấp thoáng truyện ngắn Nhật Tuấn. Trên đất khách quê người anh vẫn viết về những kỷ niệm tốt đẹp của bạn bè văn chương thời bao cấp và viết về những con người lao động vất vả nơi quê nhà.

            Tên anh đã được nhiều bạn đọc biết đến. Tiền anh cũng đã dư dả. Nhưng anh vẫn viết. Anh viết vì một niềm đau đáu đam mê, một thôi thúc  từ con tim trước nhân tình thế thái. Vì thế, truyện anh viết, khi đọc lên luôn làm ta khắc khoải.

            Tôi có cảm giác, bất cứ một cái tên nào đó, một con người nào đó dù chỉ lướt đi qua anh cũng có thể dễ dàng sau đó trở thành những nhân vật, những câu chuyện hoặc chi tiết trong tác phẩm của anh. Nhật Tuấn viết thật dễ dàng, cứ như mọi thứ đã có sẵn trong túi áo, chỉ cần anh mất công lấy ra là thành. Nhiều khi cái tên của nhân vật anh cũng lấy từ tên một người bạn nào đó. Những sự việc từ trong các mối quan hệ, có khi là bạn bè, có khi là cơ quan, thậm chí gia đình,… có thể lập tức hoá thân vào ngay trong tác phẩm của anh. Tất nhiên đó hoàn toàn chỉ là cái cớ để anh sáng tạo nhưng đôi khi cũng gây ra những thắc mắc phiền phức. Có người còn khẳng định rằng có những truyện anh viết nhằm nói xấu người này, ám chỉ người kia mà anh không ưa hoặc có điều gì đó đã làm anh tức giận. Vực này có lẽ phải hỏi chính Nhật Tuấn thì mới rõ hư thực.

            Vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, bút danh Nhật Tuấn xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ cùng với một loạt những người viết trẻ cũng xuất thân công nhân sản xuất như Nguyễn Mạnh Tuấn, Tô Ngọc Hiến, Lưu Nghiệp Quỳnh, Tùng Điển,…Từ mái nhà văn học sang trọng ấy, tên của các anh đã dần dần được khẳng định.

             Riêng với Nhật Tuấn thì như một phát hiện khi một loạt truyện ngắn của anh được in trên báo rồi sau đó được phát liên tục vào mỗi đêm trong chương trình Đọc truyện đêm khuya của Đài Tiếng nói Việt Nam. Hẳn đến hôm nay, mấy chục năm qua đi nhưng rất nhiều bạn đọc có tuổi, trung niên và cao niên vẫn không thể quên các truyện ngắn của Nhật Tuấn ngày ấy. Những câu chuyện nhẹ nhàng, độc đáo, đầy ăm ắp tình người.

            Sau khi chuyển vào sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh, Nhật Tuấn càng viết khoẻ. Những truyện của anh tuy vẫn còn nguyên cái trong trẻo, tình cảm nhưng ít nhiều đã thay đổi so với trước, dữ dội và quyết liệt hơn. Các nhân vật đã mở rộng, xô bồ hơn. Nếu trước là những cô gái trẻ mới học ra trường đầy trong trắng, ngây thơ, những anh công nhân cần cù, chân thật, những ông giám đốc tốt tính nhưng vô dụng,.. thì giờ đây có thêm cả  những ả cave lọc lõi, những cô gái miệt vườn ra thành phố mơ ước đổi đời nhanh chóng bằng cách chỉ cần xách túi lên máy bay đi làm dâu xứ người, hoặc những anh phu hồ, những gã cò mồi, mánh mung,… Anh cũng thật sắc sảo, tinh tế trong các chi tiết mô tả những cảnh yêu đương, làm tình, những mưu mô xảo quyệt toan tính triệt hạ nhau để giành quyền lực, lợi nhuận,…

            Một dạo Nhật Tuấn viết truyện vụ án cũng ấn tượng. Có đầu nậu sách lặn lội bay từ Hà Nội vào tìm anh để đặt mua cả chục ngàn cuốn mỗi loại, kiểu như Sư tử biển, Gặp gỡ ở Cỏ may,… Một số người cũng giầu lên vì các vụ áp phe sách của anh.

            Trong lĩnh vực tiểu thuyết Nhật Tuấn viết khá nhiều. Có truyện anh viết hay nhưng thật tình không ít truyện không gây được tiếng vang. Nhiều cuốn còn dễ dãi, dù ít nhiều có dấu ấn của riêng anh. Tuy vậy Nhật Tuấn cũng để lại cho văn học Việt Nam một tác phẩm để đời “Đi về nơi hoang dã”, xuất bản năm 1988 và sau đó được tái bản nhiều lần, cả trong nước và nước ngoài.

            Nhà văn Trần Hoài Dương cho rằng với tiểu thuyết này, Nhật Tuấn có công lớn là đã đưa được tư tưởng thời đại vào tác phẩm của mình, điều mà văn học nước ta luôn luôn thiếu.

            Nhưng có điều lạ, số phận cuốn sách như bị chìm khuất. Những nhà nghiên cứu, phê bình tuy nói rất nhiều đến những thành tựu văn học trong thời kỳ đổi mới nhưng gần như không nhắc đến “Đi về nơi hoang dã”. Để mãi gần 20 năm sau, nhà văn Văn Chinh mới có một bài viết dài trên báo Văn nghệ nói về cuốn tiểu thuyết này.

             Văn Chinh viết: “Đặt tiểu thuyết “Đi về nơi hoang dã” trong thành tựu 20 năm đổi mới của văn xuôi Việt, tôi thấy nó là một trong mấy cái đỉnh nhô lên khỏi nền chung đã không ngừng cao lên. Không có tên trên bản đồ tiểu thuyết với những” “Thời xa vắng”, “Nỗi buồn chiến tranh”, “Bến không chồng”, “Mảnh đất lắm người nhiều ma”,… nhưng tôi thấy “Đi về nơi hoang dã” là tiểu thuyết hay hơn cả so với các cuốn trên. Nó đã là một chỉnh thể nghệ thuật. Cái mới mà tác giả đóng góp cho văn xuôi làm diện mạo cổ điển chợt lung linh sáng.”.

            Những nhận xét, đánh giá thẳng thắn, táo bạo, khách quan đầy trách nhiệm của Văn Chinh không phải không gây nên dư luận. Có những phản ứng khác nhau, để rồi người ta tìm đọc và có những cái nhìn chính xác, công bằng hơn về cuốn tiểu thuyết này.

            Nhật Tuấn luôn tự coi mình là người của đường phố, tức người của mọi người. Giàu hay nghèo, sang hay hèn, tên tuổi hay bình thường, quan chức hay kẻ khốn cùng,…anh đều có thể quan hệ một cách thoải mái, bình đẳng. Qua đó anh có nhiều chất liệu thực tế để viết về mọi con người, mọi cuộc đời.
           
Anh viết tưng tửng, khách quan nhưng người đọc nhận biết được thái độ của anh, hoặc cảm thông,hoặc thương yêu hay căm ghét, khinh bỉ. Anh không mang cái tôi chủ quan để áp đặt mà người đọc sẽ tự nhận biết bởi vì anh như đã hoá thân vào các nhân vật anh viết chứ không phải như một người xa lạ, đứng ngoài.

            ở ta, nhà văn nói chung thường nghèo. Nhưng một vài trường hợp, điển hình như Nhật Tuấn thì ngược lại, anh sống được bằng nghề văn. Khi có tiền anh cũng là tay chịu chơi. Anh là người luôn đi tiên phong trong việc mua sắm các trang thiết bị hiện đại như dàn âm thanh nổi, máy vi tính xịn, mua đất, xây biệt thự, mua nhà. Một dạo, giới văn nghệ ồn lên vì có những nhà văn đã mua được ô tô riêng. Thì trong đó cũng có cả Nhật Tuấn. Anh sử dụng những đồng tiền kiếm được một cách thoải mái bằng chính tài năng, trí tuệ và sức lao động của mình khác hẳn những kẻ buôn gian, bán lậu, những quan chức biến chất, ăn cắp tiền mồ hôi xương máu của người dân để tiêu pha vô tội vạ.

            Nhật Tuấn là người thẳng thắn cả với chính bản thân. Như anh tự thú nhận, không giấu giếm, không che đậy rằng mình là kẻ ba lăng nhăng, yêu đương dắt dây.

            Anh sống thế nào thì phơi bày , nói ra thế nấy, không rao giảng đạo đức giả. Với những người đã là vợ chính thức thì hẳn anh còn nhớ nhưng tôi chắc những mối tình với những người đàn bà, những người con gái đã từng đi qua đời anh dù lâu hay mau anh có lẽ không thể nhớ hết.

            Với những mối tình đã trải qua của Nhật Tuấn, có người lên án, phê phán ngay trước mặt và cả nói lén sau lưng anh. Nói rằng anh lăng nhăng không sai nhưng tất cả, có lẽ năng lực yêu đương ở nơi anh quá mạnh. Con người tưởng cứng rắn vậy mà trái tim lại thật mỏng manh, yếu đuối. Gặp người con gái nào anh cũng thấy những nét đẹp, những vẻ đáng yêu của họ. Và có lẽ chính họ mới là người đã chinh phục anh. Tuy có thể mê đắm đến vật vã đau khổ nhưng khi đã khám phá hết những bí ẩn nơi nhau thì thường Nhật Tuấn là người bỏ chạy trước. Nếu trách anh thì có lẽ anh là ngườiquá tự tin, quá kiêu hãnh, luôn muốn chiếm đoạt một cách vội vàng, cảm tính, tham lam và ích kỷ để sau những phút mặn nồng là một sự vỡ vụn, ân hận, gây đau khổ không chỉ ở một phía.

Những người đàn bà đi qua đời Nhật Tuấn dù ngắn hay dài, lý do tan vỡ có thể từ phía này hay phía khác nhưng ít nhiều bao giờ cũng để lại trong lòng Nhật Tuấn những ám ảnh.

Và vì thế, Nhật Tuấn đã phải trả giá không nhỏ cho rất nhiều những mối tình đã lần lượt đi qua đời anh.
Nó làm hao phí không chỉ sức lực và thời gian, nếu không, trong bộ nhớ chiếc máy tính cá nhân của anh còn chật thêm không biết bao nhiêu trang viết nữa. Và chắc chắn, nếu không, độc giả cả nước sẽ còn được đọc thêm biết bao Trang 17 hoặc Đi về nơi hoang dã khác nữa.

Nhưng cũng có ai đó nói rằng, nếu Nhật Tuấn không sống như thế thì làm sao anh có thể hiểu và viết nên Những mảnh tình đã vỡ xúc động và chân thành đến thế.

Một nét đáng chú ý nữa là không như các nhà văn lớp đàn anh hoặc lớp nhà văn cùng trang lứa thường có những giá sách chật cứng, ngăn nắp trong nhà còn Nhật Tuấn hầu như không có nhiều sách. Anh để đâu tôi không tiện hỏi nhưng những nơi anh đã ở mà tôi có dịp qua lại, từ căn phòng tại chi nhánh xuất bản văn học, sau này anh chuyển về Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận rồi chuyển tới Nguyễn Kiệm,…tôi có chú ý nhưng đều không thấy  hoặc có cũng chỉ chỏng trơ vài ba cuốn. Ngay sách của anh viết ra tôi có cảm giác anh cũng không lưu giữ. Tôi nhớ, hồi đầu năm 1990, gặp tôi, anh hỏi:

-Cậu còn giữ được cuốn “Đi về nơi hoang dã” mình tặng cậu không”
Tôi gật đầu hỏi lại “Để làm gì?”.

Tuấn bảo:“Mình đang định cho tái bản nhưng tìm mãi không còn cuốn nào ở nhà. Cậu cho mình mượn lại. In xong mình xin gửi trả gấp đôi”. Tuấn nói vui vậy nhưng sau mỗi lần tái bản cuốn sách, anh đều gửi tặng tôi và tôi đã giữ tất cả những sách Nhật Tuấn tặng như một kỷ niệm.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư: CẨN THẬN CÂU NÓI



Đang bận “những khuôn mặt cũ”
Từ từ sẽ đến lượt anh
“Nhà văn” giàu lòng đố kị
Không chút lòng nhân, không muốn kể..
thôi đành!.

Cái sân chơi vốn không sạch sẽ
Anh cứ ôm đi,
cất để riêng mình.
Tôi thà về đồng chăn trâu cắt cỏ
Chứ không hạ gối lụy tình..

Bức vách có tai hãy nói năng cẩn trọng!
Nếu anh còn trọng “cái danh”
Tài bằng mắt muỗi
 gặp may hí hửng
Đừng tưởng thế gian không kẻ bằng mình!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN:


                              

 NHÀ THƠ VŨ QUẦN PHƯƠNG

Ở ta  có hai ông bác sĩ bỏ nghề  chuyển sang nghiệp văn chương. Một là bác sĩ Trần Quán Anh tác giả vở kịch “ Tiền tuyến gọi”, khuấy động sân khấu Hà Nội một thời, dân gian đổi tên vở diễn thành…“ Tiền gọi”. Hai là bác sĩ Vũ Quần Phương , trong giới gọi chệch là Vũ Quần…Phăng – tức quần nữ cắt theo lối quần tây. 
Hồi đó, nữ sĩ Xuân Quỳnh đang sống với chồng là nhạc công “Tuấn violon”, thế rồi một ngày đẹp trời gặp chàng thi sĩ đang có vợ, nổ ra tiếng sét ái tình. Đôi thi nhân chỉ non thề biển, hẹn nhau cùng rũ bỏ gia đình, lấy lại tự do xây dựng trăm năm hạnh phúc.
Y hẹn, nữ sĩ Xuân Quỳnh ly dị chồng và chờ chàng thi sĩ bỏ vợ thực hiện mộng ước “có nhau”. Than ôi, năm này qua năm khác, nữ sĩ cứ nhóng cổ chờ hoài, chờ hoài chẳng thấy chàng nhúc nhích , ngày đi làm, tối về vẫn hú hí vợ con. Chờ mãi , chờ mãi, nữ sĩ nổi cáu :” Tôi không thèm cái mặt anh nữa. Tôi sẽ lấy một “thằng nhóc”, tài năng hơn anh, trẻ hơn anh…”. Quả nhiên ít lâu sau, Xuân Quỳnh trở thành vợ nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Còn chàng thi sĩ “vợ đẹp, con khôn, vui thú điền viên tới tới tuổi xế chiều trong ngôi biệt thự sang trọng, rộng rãi, nội thất hiện đại” làm sao bỏ được vợ theo người tình làm thơ ?
Chàng thi sĩ đó là ai  xin hỏi nhà thơ Vũ Quần Phương . Ông có lần trả lời báo chí :
“Ngày tôi học cấp hai tôi may mắn được học thầy Nguyễn Xuân Huy là một giáo viên dạy văn rất hay. Có thể nói, thầy là người đầu tiên truyền cảm hứng văn thơ vào tôi. Đó là những ngày mà tôi không thể nào quên, cho đến năm tôi lên cấp ba thì có thầy Nguyễn Tường Phượng, Đình Phong, Đoàn Nồng và thầy Đoái Xuân Minh, Bạch Năng Thi. Có thể nói các thầy đã là cầu nối để tôi đến với thơ ca. Vì từ những bài giảng của thầy mà tôi học được cái mạch lạc khi viết văn, làm thơ sau này”. 
Các thày trên đều dạy học Hà Nội trước 1954, bởi vậy Vũ Quần Phương thấm nhuần văn hóa phương Tây nên thơ khác hẳn các bác xuất thân bổ túc văn hóa công nông. Chẳng thế mà đọc khổ thơ đầu trong bài thơ “Đợi” rất nổi tiếng của Vũ Quần Phương :
Anh đứng trên cầu đợi em
Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy
Nước chảy bên lòng, anh đợi em…”

người ta nhớ tới khổ cuối trong bài thơ Cầu Mirabeau ( Le pont Mirabeau ) của thi sĩ Pháp Apollinaire :
“Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure”

           dịch nghĩa :

“ Dưới cầu Mirabeau sông Seine chảy
Đêm đến giờ đã điểm
Ngày qua ngày anh vẫn đứng đây…”

Không ai nói Vũ Quần Phương “cóp” thơ Apollinaire nhưng  ảnh hưởng thì khá rõ.
Suốt mấy chục năm , ông không chỉ làm thơ , còn làm “cán bộ” : Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thơ Hà Nội, Ủy viên Hội đồng thơ Hội nhà vănVN 20 năm liền, nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ khóa VII, chuyên gia thơ của Hội Nhà văn VN, …Chức tước lớn và lâu năm vậy tất nhiên ông phải…”phò chính thống” theo cách nói nhà văn Phạm Thị Hoài trên tạp chí Cánh Én năm 2000.
Ông như “cây kiểng” quý của Hội nhà văn, khi cần mang trưng . Không kể những năm trước, gần đây , ông tham dự Hội nghị các nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII tổ chức tại Tuyên Quang (9/2011) với tư cách khách mời, mới nhất ngày 2-2-2012 , Liên hoan Thơ Châu Á - Thái Bình Dương tại Hạ Long (Quảng Ninh) với 71 nhà thơ thuộc 24 quốc gia, đoàn nhà thơ Việt Nam có những tên tuổi lớn như Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều,Giang Nam, Bằng Việt và tất nhiên có Vũ Quần Phương.
Ngoài làm thơ ông còn …nói thơ. Mấy năm gần đây ông hay đi Mỹ thăm con , cứ chân ướt chân ráo về nước ông lại lên tivi nói chuyện thơ. Tất nhiên ông phải nói theo ý Đảng chứ đâu có “trật đường  rày” bao giờ. Được nhà đài tin tưởng 30 năm qua số lần ông nói chuyện thơ đã lên đến con số hơn …2.000 - đáng đưa vào kỷ lục Guiness Việt Nam, vượt xa nhà văn Chu Lai  vốn cũng thường đăng đàn nói..”văn”.
Thoát từ bác sĩ làm thơ,Vũ Quần Phương đôi khi có vẻ “nhớ nghề”:
“Tôi được thấy tim tôi, các buồng tim đang co bóp/... Mình khảo sát tim mình... kể cũng hơi hoang mang/ Nó vất vả thế ư? Suốt một đời người.Ghê thật!/ Cái luồng huyết cuộn dòng xuôi xuống, trườn lên/ ...Ta nhìn nó nhỏ nhoi mà đời bao nhiêu nỗi/ Nó là mình mà mình biết gì đâu.”
Là “cán bộ thơ” nên đi Mỹ có vào thư viện đại học Princetone Vũ Quần Phương cũng chỉ tìm sách của những Lê Lựu, Nguyễn Khải, Ma văn Kháng…và tết đến đóng cửa không “hội nhập” , không ra ngoài”giao lưu “ với cánh nhà thơ hải ngoại , và bầy tỏ lòng …yêu nước :
“Trong căn nhà này là nước Việt/ Là đèn nhang, con cháu, giao thừa/ Ngoài căn nhà này là nước Mỹ/ Ngày giữa tuần, phố đã vào trưa. /Thiên hạ đi làm yên tĩnh quá/ Nhà ta đón tết với riêng mình.”
Định vị trong tư cách cán bộ khiến thơ Vũ Quần Phương cũng mực thước, chỉn chu, “lề phải” chưa bao giờ “trật đường rầy” sang..lề trái. Thơ ông thường nói “lý”, các nhà phê bình nói cho sang là “thơ trí tuệ”:

“Em ơi em ! Biển sâu rộng nhường kia
Ai biết được tự nơi nào biển mặn
Ôi hạt muối mang cho đời vị đặm
Tự bao giờ biển đã biết thương ta “

(Trước biển)

Tóc xanh, tóc bạc không xanh lại
thì hồn cứ căng với gió mây
cứ đỏ màu sông, xanh sắc núi
cứ thâm u như cánh rừng dày”

      (Hành trình)

Như vậy đó, toàn biển sâu, sông đỏ, núi xanh ,cánh rừng …những nỗi niềm dân tộc, những nỗi đau thời thế…không mong tìm thấy trong thơ Vũ Quần Phương.
Nhà thơ Xuân Sách đã dựng chân dung Vũ Quần Phương :
Anh đứng thành tro… em có biết
Hôm qua lại gặp chuyến xe bò
Vẫn anh đi trong vầng trăng cũ
Áo đỏ bên cầu đợi ngẩn ngơ.”


  12-2-2012


Phần nhận xét hiển thị trên trang

HÀI CHẢ THẤY VUI.. BAO GIỜ?




Cô giáo dạy ở bản Tà Kơn dạy toán lớp 2, học sinh bé 7 tuổi, học sinh lớn chênh tới 7 tuổi lận.

Cô hỏi: - Cả lớp mình ơi, 2 + 2 bằng bao nhiêu ?
Im lặng...???!!!

- Cô có hai ngón tay (đưa 2 ngón) cộng thêm 2 ngón tay (đưa tiếp 2 ngón) vậy cô có mấy ngón tay ?
Im lặng...!!!???

-  Cô có 2 chiếc đũa (đưa 2 đũa) cô công thêm 2 chiếc đũa (đưa tiếp 2 đũa), vậy cô có mấy chiếc đũa ?
Im lặng....???!!!

Cô có vẻ mệt mỏi nhưng vẫn cố: - Cô cho bạn A Pừng 2 cái kẹo (đưa kẹo) cô cho thêm bạn A Pừng 2 cái kẹo nữa (đưa thêm 2 kẹo) hỏi A Pừng có mấy cái kẹo ?
Im lặng...!!!???

- Sao các con không cộng được, 2+2=4, đây này 4 ngón tay, 4 chiếc đũa, 4 cái kẹo. Ai biết 2+2=4 đưa tay cô xem nào ?

Cả lớp đưa tay.!!!

- Sao các con đều biết mà không nói ? không phát biểu ?

- Dạ ! thưa ... k ô  ... kon tưởng ... 2 cộng 2 ... bằng mấy ... chứ 2 cộng 2 bằng 4 ...  ai mà chẳng biết.
!!!!!!!!!!!

 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

ĐỌC ĐỂ BIẾT< BIẾT CHẢ LÀ GÌ!


CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ5)

                      




 Hình từ trên xuống : Y Nhi, Dương Thu Hương, Phạm thị Hoài ( trái), Vũ thị Thường (phải)

Trong các nhà văn nữ, có hai người đặc biệt nổi tiếng cả trong lẫn ngoài nước và không phải chỉ do văn chương. Đó là Dương Thu Hương và Phạm thị Hoài. Sang thời đổi mới, nước ta “âm thịnh dương suy” sao đó thấy nổi lên toàn các bậc quần thoa ?
Sau khi viết được một số truyện ngắn  và một vài tiểu thuyết , Dương Thu Hương có xu hướng thiên về chính trị . Cô thường tuyên bố :” tôi dùng văn chương để làm chính trị “. Tôi và Dương Thu Hương là chỗ quen biết  “mày tao”. Khoảng năm 1990,Hương bay vào Sàigon ở tại Chi nhánh nhà NXB Phụ Nữ gần dinh Thống Nhất và gọi tôi tới gấp.
Tôi kéo Hương ra ngồi vườn hoa trước cửa dinh nghe cô nói về đổi mới, về dân chủ tập trung, về vai trò nhà văn… Tôi cười hề hề :
” Chịu thôi, tao ghét “chính chị”, tao chỉ thích “chính em” thôi . “
 Hương đấm tôi, chửi toáng :
” Tổ sư thằng béo, nhát như thỏ đế…”.
Nói vậy nhưng những ngày sau tôi vẫn chở Hương đi khắp Sàigon gặp gỡ  “chiến hữu”, diễn thuyết tại CLB trí thức ở 43 Nguyễn Thông…
Có lần, vào buổi tối, tôi chở Hương chạy qua phố Lê Quý Đôn, hồi đó “chị em ta” đứng đầy vỉa hè dưới ánh đèn đường . Lúc chạy ngang, có em gái nhận ra tôi , gọi ơi ới :
” Anh Tuấn ơi…chở vợ đi đâu đấy ?”.
Đám chị em cười  ầm ầm làm Hương chửi tôi té tát, đấm vào lưng  thùm thụp. Ra Hà Nội, có lần tôi chở Hương tới tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ở phố Lý Nam Đế gặp nhà văn Nguyễn Khải mới Sàigòn ra. Ba anh em chuyện trò rôm r lắm. Tôi khoe với Nguyễn Khải :
” Con Hương nó mới ra tiểu thuyết hay lắm”.
Ông Khải trố mắt :
” Thế à ? Cuốn gì thế ?”
Tôi liếc Hương :
” Chuyện tình kể trước lúc…dạng chân”.
Nói xong tôi ré chân chạy. Ông Khải phá ra cười hô hố làm Hương vừa chửi  vừa vác guốc đuổi đánh tôi.  Mấy hôm sau, vào gần trưa  Hương hẹn tôi, nhà thơ Lê Đạt, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến tới sân Hội liên hiệp VHNT, 51 Trần Hưng Đạo. Hương bảo mỗi người hãy nói ngắn gọn “ văn xuôi là gì “. Tôi nhớ Lê Đạt và Hoàng Ngọc Hiến nói rất hay , Dương Thu Hương ghi lia lịa. Đến lượt tôi chẳng biết nói gì, đành bài bây :
” Văn xuôi gì cũng chẳng bằng thịt chó. Giờ lên hàng Lược đánh một trận mới thật là văn xuôi.”.
Dường Thu Hương chửi :
” Tổ sư thằng béo, chưa chi đã vòi ăn. Mà thằng này nói có lý …lúc này văn xuôi gì cũng chẳng bằng thịt chó …”.
Thế là cả bốn anh em thả bộ lên chợ Châu Long đánh một bữa  tuý luý. Dương Thu Hương là như thế. Hết lòng với bạn bè.Miệng lưỡi chua ngoa nhưng lòng dạ tử tế, thương người, trọng nghĩa khinh tài. Hồi năm 1979 đánh Tàu, DTH viết truyện ngắn “ Chân dung người hàng xóm” vạch mặt Trung Quốc, được giải nhất báo Văn Nghệ. Hương viết khoẻ và nhiều. Trong các tác phẩm của Hương, tiểu thuyết  “Thiên đường mù” theo tôi là hay nhất. Về sau cô thiên về hoạt động chính trị nên các tác phẩm gây tiếng vang phần nhiều là do chính trị.
Xuân Sách viết về Dương Thu Hương với cảm tình rõ rệt :
Tay em cầm bông bần ly
Bờ cây đỏ thắm làm chi não lòng
Chuyện tình kể trước lúc rạng đông
Hoàng hôn ảo vọng vẫn không tới bờ
Thiên đường thì quá  mờ
Vĩ nhân tỉnh lẻ vật vờ bóng ma
Hành trình thơ ấu đã qua
Hỡi người hàng xóm còn ta với mình.”

“ Nữ tướng” văn xuôi thứ hai phải kể đến nhà văn Phạm thị Hoài . Hoài  xuất hiện cùng với  Nguyễn Huy Thiệp ở báo Văn Nghệ vào thời Tổng biên tập Nguyên Ngọc đổi mới báo . Hồi đó tôi ở Sàigon ra, nhà thơ Dương Tường đưa tôi mấy truyện ngắn của Phạm Hoài Nam (tên mới ra lò của Hoài) dặn :” cậu đọc kỹ và nhận xét coi !”.
Đọc xong tôi mang trả Dương Tường và chẳng hiểu sao tôi lại phán như ông thày đời :
”Con bé này cứ đi theo đường này nhất định là tắc tị…”.
Mấy năm sau Phạm thị Hoài nổi như cồn với Thiên Sứ, Mê Lộ, Marie Sến…tôi thấy ân hận vì đã nhận xét bộp chộp . Hai chục năm sau nhớ lại thấy bớt áy náy, vì suy cho cùng văn tài nào chẳng tới lúc…tắc tị ?
 Sau này Phạm thị Hoài sang Đức làm Talawas, diễn đàn văn học nghệ thuật bậc nhất,  rất có ích cho văn nghệ sĩ cả trong lẫn ngoài nước. Tuy bận rộn Hoài vẫn viết tiểu luận, và vẫn viết hai truyện ngắn xuất sắc :“ Cam Tâm”  và “Ám thị”. Có lần về VN, Hoài  tìm tới cơ quan tặng tôi cuốn Marie Sến. Tôi treo cuốn này ở ghi đông xe đạp vừa đạp thể dục vừa ngẫm nghĩ về nó, tới lúc quẹo trái, mải nghĩ bị xe máy phía sau tông hắt bắn lên trời cả người lẫn sách, nằm liệt cả tháng , sau cứ nhìn thấy Marie Sến của Hoài lại giật mình thon thót nghĩ tới lúc hút chết.
Xuân Sách hiểu khá rõ Phạm thị  Hoài :
“ Dẫu chín bỏ làm mười
 hay mười hai cũng mặc
Chẳng ai dung thiên sứ đất này
Dụ đồng đội vào trong mê lộ
Rồi bỏ đi du hí đến năm ngày.

Cùng lứa với Dương Thu Hương là nhà thơ Ý Nhi. Bà là ái nữ của  nhà văn-nhà nghiên cứu - GS Hoàng Châu Ký, quê Quảng Nam, là phu nhân của Giáo sư Nguyễn Lộc, nghiên cứu văn học. Ý Nhi nhiều năm làm biên tập NXB Hội nhà văn, sau đó chuyển vào TP Hồ Chi nhánh là Trưởng Chi nhánh của NXB này .
Ý Nhi làm nhiều thơ : Nỗi nhớ con đường, Cây trong phố chờ trăng,Người đàn bà ngồi đan,Ngày thường, Mưa tuyết…phần nhiều mang tâm trạng ngổn ngang như chị đã từng viết trong “tiểu dẫn” : “tôi ngại các tiệc vui - nhiều khi tôi khóc vì chính cái khiến mọi người quanh tôi vui sướng - và lại muốn thét lên khi mọi người yên lặng”.
Trong thơ chân dung về Ý Nhi, Xuân Sách cũng thắc mắc :”Trái tim với nỗi nhớ ai…” khiến  “người đàn bà ngồi đan “ phải “sợi dọc thì rối, sợ ngang thì chùng”.
Ở Hội nhà văn có một bậc cao nhân, thi văn nhạc toàn tài, là người trong mộng của nhiều nữ hội viên . Không biết Xuân Sách có ám chỉ ông này không ? .
Trái tim với nỗi nhớ ai
Như cây trong phố đứng hoài chờ trăng
Như người đàn bà ngồi đan
Sợi dọc thì rối, sợi ngang thì chùng.

  Bậc “đàn chị” về tuổi tác của các nữ sĩ trên phải kể tới nhà văn Vũ thị Thường  năm nay cũng ngoài 80 , là Chế Lan Viên phu nhân và  thân mẫu của nhà văn Phan thị Vàng Anh. Số là vài năm sau  khi chia tay với bà vợ  đầu Nguyễn Thị Giáo năm 1958, Chế Lan Viên đi thực tế Thái Bình và gặp cô gái “mầm non văn nghệ “Vũ thị Thường. Được nhà thơ lớn “kèm cặp”, Vũ thị Thường viết truyện ngắn “cái hom giỏ” được giải nhất báo Văn Nghệ, được đưa về công tác ở Hội nhà văn , làm đám cưới với Chế Lan Viên và sau này làm tới Uỷ viên chấp hành Hội. Vũ thị Thường viết thêm được truyện “gánh vác” , “cái lạt” và “vợ chồng ông lão chăn vịt “ rồi thôi.
Xuân Sách viết về Vũ thị Thường với giọng bông lơn :

Từ trong hom giỏ chui ra
Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi
Định đem cái lạt buộc người
Khổ thay ông lão vịt trời phải chăn

Nghe đồn trong “dị bản” về Chế Lan Viên, còn hai câu nữa cũng nói về Vũ thị Thường :
“ Nghĩ Thường gánh vác mà thương
Lẽ đâu sự nghiệp chỉ bằng cái hom ?”

Chi tiết này xin dành các nhà nghiên cứu văn học.

    (còn tiếp)




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đọc để biết, dù biết chả làm gì!



CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN ( KỲ 18)

                        NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN

       


Ngày 26 tháng 12 là cái ngày gì ?
Hỏi 10 người chắc cả 10 không biết nó là cái ngày quỷ gì ?
Vậy xin hãy nghe nhà văn Nguyễn Tuân trả lời :
“ Toàn thể văn nghệ sĩ Việt Nam cũng như toàn thể nhân dân chúng tôi rất hân hoan, sung sướng đón mừng ngày sinh nhật của Chủ tịch vĩ đại . Trong dịp này chúng tôi đã nhận được từ khắp nơi gửi tới những sáng tác văn nghệ của quần chúng gửi tới mừng thọ Chủ tịch…”
Chủ tịch nào vậy ?
Chắc không phải Hồ chủ tịch, sinh ngày 19 tháng Năm .
“ …công tác văn nghệ của chúng tôi cũng theo phương hướng văn nghệ công nông binh do Chủ tịch vạch ra..”
“Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác- Lênin-Stalin, của Chủ tịch và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi nguyện vĩnh viễn đấu tranh cho hạnh phúc của dân tộc chúng tôi, cho tình hữu nghị vĩ đại giữa các dân tộc…”
Chủ tịch được tung hô, xếp trên cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ có thể là Chủ tịch … Mao Trạch Đông.
Những đoạn  trên trích trong “ Thư Hội văn nghệ Việt Nam kính gửi Mao Chủ tịch “ do nhà văn Nguyễn Tuân, Tổng thư ký hội Văn nghệ Việt Nam ký vào ngày 26-12 năm 1952-53 gì đó.
Nhưng chuyện đó xưa lắm rồi, từ thời cải cách ruộng đất lận, nhắc lại cho vui vậy thôi. Còn thời chiến tranh chống Mỹ …
Vào một  chiều tại khu sơ tán bom Mỹ của Hội nhà văn VN, nữ văn sĩ Nguyễn thị Ngọc Tú đang lúi húi … rán cá - thứ của hiếm thời bao cấp, trước cửa phòng, ngẩng lên chợt thấy bác Nguyễn Tuân đứng lù lù với chiếc mũ “phớt” và hàng râu muôn thủa.
Bác cầm can chỉ chỉ :
” Con này  chín non   …Chị lật con kia  lên kẻo cháy…”.
 Giá là người khác hẳn đã xơi một chiếc guốc, xéo đi cho…”nước nó trong”, nhưng với bác Nguyễn , nổi tiếng “ ngông” chị  Ngọc Tú chỉ cười cười.
Đã có rất nhiều bài viết về cái “ngông” của bác Nguyễn . Sau Cách mạng năm 45, cái “ngông”, cái văn chương “nhâm nhi , tỉ mẩn” thời trước trong những “Hương cuội”,” “Thả thơ”,” Đánh thơ”, ”Những chiếc ấm đất”… mang vào sáng tác cho quần chúng công nông binh, chẳng hiểu bác Nguyễn sẽ phải uốn éo sao đây ? Thật đáng lo thay !
Sau này, Nguyễn Tuân tâm sự :
Giả sử bây giờ tôi còn trẻ, có lẽ tôi xin đi học ngành y làm thày thuốc  , vì làm cái nghề văn này sợ lắm…”.
Sợ thật đấy chứ, đường đường một đấng “ phù thuỷ chữ nghĩa ”, “ ma thuật ngôn từ”, theo cách mạng được Đảng tín nhiệm đưa lên ghế Chủ tịch Hội Văn nghệ VN, vậy phải “công nông hoá ngòi bút” sao đây để “lãnh đạo tin cậy”, cho dù trong lớp chỉnh huấn đã bày tỏ lập trường “ rũ bỏ con người cũ” bằng cách …treo cổ mớ bản thảo ngày xưa, từ bỏ “những đứa con tinh thần” vốn làm bác nên danh.
Thế là Nguyễn Tuân xắn tay áo lên “nhả chữ”, mở đầu sáng tác cách mạng bằng tập “ Tuỳ bút kháng chiến” trong đó tiêu biểu là “ Đuốc dân công tiếp vận”. Để tăng khí thế cho bài ký, bác viết :
“ Hôm nay tôi kể chuyện một con đường thóc đêm đêm rầm rập bước chân người…bao nhiêu người bần cố nông gánh gạo về ngàn. Thật là vĩ đại. Không biết bao nhiêu là con số…Trên vai mỗi người còn đèo thêm một bó đuốc….Tôi cảm thấy đây là lần đầu tiên , nước Việt nam chúng ta đốt đuốc đi đêm một cách vĩ đại, huy hoàng…”.
Thật là vĩ đại, thật là huy hoàng, chỉ tiếc nó mới được hô  lên từ…cổ họng, đại ngôn để xuê xoa cái nghèo cảm xúc. Cũng theo cách đó, ông mạt sát dân “vùng tề” :
Tôi nghĩ đến một cơn lốc khổng lồ lật ngửa những mái gianh đang úp vào mặt bùn kia, hút ngược bao nhiêu nhố nhăng kia lên giời và quét sạch cái không khí dịch tễ của nơi này đi…”
 và chửi Pháp :
” Chiều tà Việt bắc Đông bắc rừng rực lên những đồn Pháp, chiếu ống nhòm như những mâm cà độc dược, như những kim tự tháp loét ngọn…”  .
Không còn “ngông”, cũng chẳng còn “nhâm nhi”“Tuỳ bút kháng chiến” của  Nguyễn Tuân, “quả mùa đầu” cho cách mạng, sau này được hai Giáo sư “mao nhiều hơn cả dân mao-ít”  là Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức reo mừng :
” Sau Tuỳ bút kháng chiến, ta đã có một công dân Nguyễn Tuân bên cạnh một Nguyễn Tuân nghệ sĩ, một cán bộ Nguyễn Tuân hoà hợp với một nhà văn Nguyễn Tuân”.
Thế là khỏi lo “con bò trắng răng”, Nguyễn Tuân - chàng lãng tử  ngông nghênh đã bỏ thói “nhâm nhi tỉ mẩn” , mài nhẵn xù xì gai góc, dọn giọng hót cho bần cố nông nghe, trở thành “nhà văn cán bộ”,  vượt quá yêu cầu của Đảng.
Vậy nhưng khổ nỗi  ‘cái nết đánh chết không chừa”, trở về Hà Nội sau năm 1954 có rượu tây, có ánh đèn xanh đỏ, có dáng “kiều thơm” …; bệnh “ngông “ trong  Nguyễn Tuân tái phát. 
Vậy ông đã “ngông” như thế nào ?
Trong khi cả thiên hạ đang phải gân cổ ca bài “ chống chủ nghĩa cá nhân”, làm việc quên mình vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, năm 1957, Nguyễn Tuân lại chơi ngông, nhâm nhi, tỉ mẩn luôn một bài… “Phở”.
Thật ra ăn phở cho đúng , đúng cái “gu” của phở, phải ăn thịt chín. Thịt chín thơm hơn thịt  tái, mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng cái tâm hồn của phở…”
Than ôi, cái “ngông của Nguyễn Tuân’ cũng mới ở mức độ vuốt ve con tì con vị, chứ chưa dám “ngông” thở than oán trách gì chế độ, ấy thế mà cũng đã bị ông trùm phê bình mác xít Như Phong choang cho một chuỳ trên báo Nhân Dân :
” Ở Nguyễn Tuân , ưa phân tích cầu kỳ các cảm giác như vậy không phải chỉ là một phong cách văn chương mà còn là một lối sống ưu du, hưởng thụ mà anh muốn truyền bá. Có đặt cả quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân , mới thấy bài “Phở” hãy còn mang nhiều dấu vết của khuynh hướng nhảm đó…”.
Khổ nỗi, nhâm nhi con tì con vị là…nghề của chàng. Thôi thì không cho “nhâm nhi” miếng ăn , miếng uống thì ta “xơi” cảnh vật vậy, so với thiên hạ đang phải nhai “ con người mới xã hội chủ nghĩa” thì chàng vẫn còn…ngông chán.
Thế là cũng năm 1957,  Nguyễn Tuân viết “Cây Hà Nội” :
“ Hà Nội của ta rất nhiều me, nhiều sấu với những trẻ em trèo me, trèo sấu ngày xưa. Nhưng bên cạnh những phố trồng toàn me toàn sấu,còn những cây đứng lẻ tẻ khắp Hà Nội. Hoàng lan, ngọc lan, sữa, long não, gạo, lim , đại , đỗ quyên Nhật…”.
Huyên thuyên về  “cây”, nhưng chàng Nguyễn vẫn không quên  gài một câu xỏ xiên về “người” :
“ Lắm lúc tôi muốn rộng lượng tặng huân chương cho một vài cái cây thủ đô vì một số công lao của chúng đối với cuộc sống hàng ngày của người Hà Nội. Anh tưởng chỉ có một số người nào mới có công lao thôi sao…Anh họp nhiều quá, lâu quá, cây đẹp không đợi được anh mãi…”.
Cái mẹo đó sau này được đúc kết lại thành “thủ pháp nghệ thuật’ có tên là “gài mìn” nhiều năm sau được một số cây bút trẻ học lỏm. Hết “cây” lại đến “hồ”, mượn lời một chị Ba Lan, Nguyễn Tuân mệnh danh “Con hồ Thủ đô” là một …viên ngọc êmơrôt “nằm giữa một cái nền hộp nữ trang bọc nhung xanh hồng, kẻ đường  con cờ…”.
“ Êmơrôt” là cái quỷ gì quần chúng công nông làm sao biết ? Thôi thì bỏ qua cái tội quên lời Bác dặn “viết sao cho dễ hiểu”, nhưng cái “lỗi”  “lan man , lẩn mẩn” thì vẫn còn đó.
Một hôm tôi đang nhìn hai cô cân  táo đen táo đỏ bán lẻ, tôi đang nhìn bà quay kẹo bông cho trẻ em, tôi đang nghe cái ông đội mũ rạ rách thuyết minh cho cái ống dòm thời sự chiến tranh của ông đỗ ở xế ga tàu điện cũ bờ hồ, bỗng thấy nhớ mấy cây lộc vừng năm nào vẫn soi bóng xuống hồ…”.
Rõ chuyện tầm phào, “mậu dịch viên nhà nước” đâu hết toàn “tả” tư thương để mà nhớ về ‘quá khứ” ? Có lẽ chợt nhận ra  “lỗi” này, Nguyễn Tuân vội vàng bày tỏ lập trường:
“ tổ chức tết trung thu Độc lập cho các em thiếu nhi quanh hồ phá cỗ”
và rồi hăng lên bốc phét:
 “trong những ngày vui ấy, một anh bạn tôi đã hồi sinh lại  với thời đại đã vứt tõm xuống hồ Hoàn Kiếm một khẩu súng lục, nhất định từ bỏ ý định tự sát vẫn ám ảnh mình, một chị bạn tôi cũng vứt xuống lòng hồ một cái hộp sắt hàn thiếc trong ấy có cả một cuốn nhật ký một người đẹp sắp phát điên…”.
Cách mạng cảm hoá người ta ghê gớm chưa, một anh sắp tự tử vứt cả súng, một chị chán đời quăng cả nhật ký xuống hồ. Bác Nguyễn “hư cấu’ thế này đến con nít cũng chẳng tin. Ấy thế rồi để tăng thêm ‘tính cách mạng” cho bài viết, xuê xoa đi những chỗ “tầm phào”, bác Nguyễn lên giọng “chính trị”.
Nào :
 “ Đối với con người Hà Nội, đối với thủ đô năng suất gấp trăm  gấp ngàn thành phố khác trên đất Việt Nam , hồ Gươm như là một  người bạn thân thiết…”,
nào :
 “hồ là lá phổi làm thắm tươi dòng máu đập nhanh của gần nửa  triệu con người thủ đô Hà Nội đang hàn gắn, chắt chiu và vững tâm xây dựng…”,
nào :
” Với anh chị em tập kết Trị Thiên, Khu năm, Nam bộ, có lẽ hồ Hoàn Kiếm còn thân mật hơn với tất cả chàng  trai và  cô gái sinh trưởng ở Hà Nội…”.
Than ôi, giọng văn khinh bạc của bác Nguyễn đâu rồi ? Còn lại một thứ văn “tả cảnh” của học sinh phổ thông làm luận “ Em hãy tả hồ Hoàn Kiếm. “.
Mạt sát “phong kiến đế quốc” và “ tung hô cách mạng” từ nay đã trở thành cảm hứng  chủ đạo xuyên suốt văn chương chữ nghĩa  của  chàng. Trong “Từ Tân thế giới mà về”, ông tả bà con khi rời Việt Nam:
”…ở đâu phe phẩy ngọn cờ vàng ấy thì nơi đó ngày đêm nổi dậy tiếng than khóc mếu ly tán, vợ tiễn chồng, con tiễn cha.Tiếng khóc sinh ly dưới cờ vàng mà thảm hơn cả những tiếng tử biệt…”,
ăn uống ở Tân Thế giới thì :
” cá khô mủn ra như mạt cưa, một quả trứng luộc cho cả chục người ăn (sic) thịt trâu đánh đàn và rau muống thắt lưng được (hi hi)…”, khi bà con trở về quê hương đã vào ”cái thế kỷ lớn lên của chủ nghĩa cộng sản, cái thế kỷ của Liên xô đưa người hoà bình lên tinh cầu vũ trụ”
và bởi thế bà con cực kỳ xúc động :
“ Thật là sống lại. Lúc đi cũng chả nghĩ được ai là tốt ai là xấu. Nay về , thấy mọi người đều thân hơn cả ruột thịt. Giờ được về thấy nước như non tiên…”.
Và rồi nhà văn Nguyễn Tuân “tưởng tượng “ :
Tôi không theo đoàn đại biểu kiều bào lên Hà Nội gặp bác Hồ nhưng tôi không khỏi hình dung, tưởng tượng nhiều tới buổi gặp gỡ này. Chủ tịch nước chúng ta 70 tuổi thọ. Cụ già phu mộ Tân thế giới 80 tuổi chẵn. Cụ Hồ thì chủ động xuất dương mà bôn ba khắp châu này biển nọ mưu hạnh phúc cho tất thảy những người đau khổ thế gian, trong ấy có người đau khổ đi phu Tân Thế giới…”
Khi viết những dòng hào sảng, đầy cảm hứng này, không hiểu bác  Nguyễn có biết số phận những Việt kiều Tân đảo này rồi đây sẽ mất hút  trong những vùng kinh tế mới trên núi rừng Tây Bắc xa xôi ? Trí tuệ sắc sảo như nhà văn Nguyễn Tuân ắt phải  biết nhưng viết thế thì vẫn cứ … phải viết. Chứ còn biết làm sao ?

                             (còn nữa)


Phần nhận xét hiển thị trên trang