Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

8 rắc rối kinh tế lớn có thể là lý do khiến Trung Quốc phải ‘phát tán virus có tính toán’

8 rắc rối kinh tế lớn có thể là lý do khiến Trung Quốc phải ‘phát tán virus có tính toán’
Virus Corona: Tại Sao Đảng Cộng Sản Trung Quốc Nói Dối?
Tổng thống Trump đang công khai đề xuất khả năng Trung Quốc phát tán virus Corona là có tính toán. Nhưng tại sao Trung Quốc lại cố tình phát tán con virus này khi nó làm hại chính Trung Quốc? Từ góc nhìn lịch sử và thực trạng kinh tế, chúng ta có thể có câu trả lời khá thuyết phục: Trung Quốc muốn che giấu tai họa kinh tế bằng cách đổ lỗi cho virus Corona...
Thật khó để hình dung một quốc gia lại cố tình phát tán dịch bệnh để đóng cửa nền kinh tế của chính mình và làm tổn hại hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu sinh mệnh công dân của mình. Nhưng đối với chính quyền Trung Quốc thì điều này không phải là không có khả năng, do trong lịch sử họ đã nhiều lần đàn áp đẫm máu người dân của chính mình. Nhưng nếu họ thực sự đã làm vậy, thế thì mục đích là để làm gì?
Dĩ độc trị độc? 
Tờ Gateway Pundit cho rằng có thể là do chính quyền Trung Quốc không còn khả năng ngăn cản đà sụp đổ của nền kinh tế nên đã dẫn tới quyết định này.
Theo Blackwill & Tellis (2015), “Trong nhiều thập kỷ, tốc độ tăng trưởng cao GDP chính là căn cứ tồn tại hợp pháp của chính quyền Trung Quốc”. Nhưng bây giờ là thời điểm mà Trung Quốc không còn năng lực duy trì “căn cứ tồn tại hợp pháp của mình”. Bởi vậy, nếu khiến cả thế giới lao dốc vì Covid-19 và nhân cơ hội đó kiếm tiền thì Trung Quốc có cơ hội thắng lớn trong trò chơi sinh - tử này.
Quay trở lại tình hình kinh tế trong vài năm trở lại đây của Trung Quốc, nước này đã từng phải đối diện với khủng hoảng dư cung (2016-2017) ngành sản xuất nhôm thép và khai khoáng. Cuộc khủng hoảng này thực tế đã tạo ra nhiều doanh nghiệp xác sống - “zombie” (doanh nghiệp thực tế đã phá sản nhưng không được phá sản trên sổ sách để ngân hàng không phải ghi tăng nợ xấu trên sổ sách). Đây là giai đoạn nợ xấu tăng mạnh và bong bóng bất động sản (BĐS) phình to với hơn 50 thành phố ma và 64 triệu căn hộ không người ở… Đúng thời điểm này, Mỹ tiến hành cuộc thương chiến vô tiền khoáng hậu với Bắc Kinh, việc này không khác gì “đổ thêm dầu vào lửa”. Thực tế sau 2 năm thương chiến, Trung Quốc bắt đầu ngấm đòn, dòng tiền chạy khỏi thị trường tài chính, doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, tăng trưởng thấp, bong bóng BĐS chỉ chực chờ nổ…
Một nền kinh tế nóng bỏng bởi nợ và các bất cân đối trầm trọng sẽ khó có thể tiếp tục che giấu. Khi không thể che giấu tai họa kinh tế thì virus Corona chính là một mũi tên trúng 3 mục đích: (i) đổ lỗi thảm họa kinh tế là do virus; (ii) đánh sập nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các đối thủ lớn; (iii) xây dựng hình ảnh “cứu rỗi thế giới”, tăng cường ảnh hưởng địa chính trị trên toàn cầu, thậm chí soán ngôi dẫn dắt thế giới của Mỹ về kinh tế và hoàn thành sớm “Giấc mộng Trung Hoa”.
Tám lý do kinh tế có thể khiến Trung Quốc “phát tán virus có tính toán” 
Sau đây là 8 lý do chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc đang vướng vào rắc rối lớn đến mức “không thể khắc phục” từ trước khi đại dịch xảy ra. Đây có thể là nguyên nhân khiến Trung Quốc quyết định “phát tán virus có tính toán” như nghi ngờ của nhiều chính khách Mỹ và Châu Âu...
1. Trung Quốc đã xây dựng quá nhiều BĐS với mức độ tồi tệ hơn cả Mỹ hồi năm 2008
Rải rác khắp Trung Quốc là khoảng 50 thành phố ma, hơn 64 triệu căn hộ ma, trong khi chỉ số giá BĐS không ngừng tăng trưởng mạnh. Chuyên gia, tổ chức tài chính trong và ngoài Trung Quốc không ngừng cảnh báo về bong bóng nợ BĐS của nền kinh tế này. Bong bóng BĐS không thể kìm hãm không chỉ vì thành tích tăng trưởng mà còn vì NHTM có thể phá sản nếu thị trường BĐS đổ vỡ… Năm 2019, nhiều trang tin kinh tế nhấn mạnh tình trạng hiện tại của Trung Quốc rất giống với tình trạng BĐS của Mỹ vốn đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ vào năm 2008.
Để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng và ngoài ra, họ còn đầu tư vào các dự án nhà ở lớn trên cả nước. Những nỗ lực này đã giúp củng cố nền kinh tế Trung Quốc vốn đã đang tăng trưởng nhanh.
Theo ABC News và South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng), có hơn 50 thành phố ma, và 64,5 triệu căn hộ không người ở rải rác khắp Trung Quốc. Dù vậy, nhiều thành phố và công trình BĐS vẫn còn đang tiếp tục được đầu tư và xây dựng.
Trong các thành phố ma này, cái gì cũng có, từ các tòa cao ốc san sát cho tới công viên, hồ nước, hệ thống giao thông quy hoạch đẹp đẽ, chỉ thiếu bóng người. Nghịch lý là người dân lại không thể chi trả nổi một chỗ để an cư bởi giá nhà đất không ngừng tăng.
Một ví dụ điển hình là thành phố Kinh Tân, được xây mới hoàn toàn từ năm 2003, cho khoảng 300.000 dân cư ngụ. Thành phố Kinh Tân chỉ cách Bắc Kinh 120km, trên đường đến cảng biển Thiên Tân. Thành phố còn có một tổ hợp biệt thự được coi là lớn nhất châu Á với khoảng 8.000 ngôi nhà. Có thể nói, đây là một nơi ở lý tưởng cho tầng lớp trung, thượng lưu với những căn hộ hết sức rộng rãi, nhiều sân golf, trung tâm thương mại cao cấp… Tuy nhiên, thành phố này hiện tại vẫn là một đô thị “ma”.
2. Liên quan đến khủng hoảng BĐS là ngày càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS mất khả năng thanh toán ngắn hạn
Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp BĐS đang đạt mức thấp nhất mọi thời đại, và ở mức được xem là mất khả năng thanh toán ngắn hạn dưới 0,5 lần (tiền mặt/nghĩa vụ nợ ngắn hạn).
Với thực trạng quá nhiều thành phố ma trên khắp Trung Quốc thì khả năng doanh nghiệp BĐS mất khả năng trả nợ do thiếu hụt tiền mặt là tất yếu. Theo thống kê của Bloomberg về số liệu kế toán công khai của 80 doanh nghiệp BĐS thì năng lực thanh toán ngắn hạn của nhóm này đã giảm mạnh từ năm 2015 - 2018, từ 2,97 lần xuống còn 1,33 lần. Trong đó, đáng lưu ý là ¼ trong số 80 doanh nghiệp BĐS này rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán ngắn hạn khi chỉ số thanh toán ngắn hạn thấp hơn 0,5 lần (là mức an toàn tối thiểu về khả năng thanh toán mà một doanh nghiệp nên có).
3. Nợ dài hạn của Trung Quốc cũng đang trên đà tăng nhưng làn sóng vỡ nợ trái phiếu tăng mạnh trên thị trường nợ quốc tế
Bloomberg lưu ý, trong khi kinh doanh đang bùng nổ, các nhà phát triển thị trường BĐS cũng đang tích lũy các khoản nợ dài hạn. Các công ty đã bán nhiều trái phiếu hơn trong thị trường nội địa - và với mức giá rẻ nhất khi các nhà đầu tư gạt bỏ những lo ngại về vỡ nợ. Trong khi đó, doanh nghiệp phải đối diện với chi phí cao hơn cho những khoản nợ bằng đô la khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thắt chặt tiền tệ trong suốt thời gian thương chiến.
Theo số liệu của Viện Tài chính quốc tế (IIF), trong số 14 nền kinh tế có nợ khu vực doanh nghiệp phi tài chính lớn nhất, thì doanh nghiệp phi tài chính của Trung Quốc đang đứng trên một núi nợ khổng lồ, chiếm tới 165-170% GDP. Đáng lưu ý là rủi ro thanh toán của khối nợ doanh nghiệp phi tài chính Trung Quốc cao hơn hẳn các nền kinh tế khác do tỷ lệ nợ/tiền mặt thấp nhất trong số 14 nền kinh tế có mức nợ doanh nghiệp lớn nhất hiện nay.
Nghĩa vụ trả nợ của các chi nhánh doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài (đơn vị: tỷ USD) (Nguồn: Bloomberg)
Chuyên gia phân tích kinh tế trưởng của Moody là Mark Zandi đã cảnh báo vào tháng 12/2019 - thời điểm trước đại dịch - rằng khoản nợ doanh nghiệp lên tới 13 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 100% GDP của Trung Quốc, đã trở thành mối đe dọa đối với hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nước này nói chung.
Vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt mức kỷ lục trong năm 2019 tại Trung Quốc, phá vỡ kỷ lục năm 2018 trước đó, là kết quả của sự tăng trưởng thấp nhất trong gần ba thập kỷ. Hơn 150 công ty trong nước đã không thể thanh toán các khoản nợ với tổng trị giá khoảng 19 tỷ USD. Con số này tăng từ 120 công ty và 17,6 tỷ USD trong năm 2018.
Dù đã vỡ nợ kỷ lục 2 năm liên tiếp, các công ty Trung Quốc vẫn phát hành thêm 1,4 nghìn tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp mới vào năm 2019, với 90,5% tiền mặt được huy động bởi các doanh nghiệp nhà nước (SOE). Do nhà đầu tư quốc tế tin tưởng rằng Bắc Kinh sẽ cứu trợ các doanh nghiệp nhà nước của mình, một lượng trái phiếu Trung Quốc ngày càng tăng đã được phát hành ra nước ngoài và có mệnh giá bằng USD để được hưởng lãi suất thấp hơn.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ cùng với việc Enodo Economics báo cáo rằng Trung Quốc đã phải chịu đựng dòng vốn ròng tháo chạy lên tới 748 tỷ USD, 4,9% doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc (POE) đã vỡ nợ trái phiếu trong năm 2019. Nhưng một cú sốc thực sự đối với các nhà đầu tư là 2,9 tỷ USD trong số 18,6 tỷ USD vỡ nợ là “trái phiếu đô la”.
Vụ vỡ nợ đình đám nhất là sự sụp đổ vào cuối tháng 11 năm ngoái của Tập đoàn Tewoo được hậu thuẫn bởi chính quyền thành phố Thiên Tân. Công ty này đã vỡ nợ 2,05 tỷ USD, bao gồm 300 triệu USD trái phiếu đô la được bán chủ yếu cho các nhà đầu tư quốc tế.
4. Khối nợ của Trung Quốc rất khổng lồ và chưa thể xác định chính xác quy mô nợ
Tổng số nợ của Trung Quốc vẫn chưa xác định được; S&P ước tính số tiền không được báo cáo bởi chính quyền địa phương và các ngân hàng là hơn 6 nghìn tỷ USD:
Theo nghiên cứu từ S&P Global Ratings, Trung Quốc có thể đang ngồi trên một đống nợ ẩn giấu lên tới 40 nghìn tỷ nhân dân tệ (6 nghìn tỷ USD).
Nhiều chính quyền địa phương ở Trung Quốc tăng nợ và giữ nó khỏi bảng cân đối kế toán của họ, để tránh các giới hạn cho vay do chính quyền trung ương áp đặt. S&P nói rằng đây là một vấn đề đang gia tăng trong nước, và số nợ được giữ theo cách này có thể sẽ tăng lên trong những năm gần đây.
Lưu ý rằng ở Mỹ, việc duy trì các tài khoản ngoại bảng được coi là gian lận. Tài khoản ngoại bảng là tài khoản của các khoản nợ không được hiển thị trong báo cáo tài chính của một tổ chức.
5. Nguy cơ chính quyền Trung Quốc phải tiếp quản những khoản nợ từ khu vực doanh nghiệp tư nhân là rất lớn
Chính phủ có thể phải tiếp quản những khoản nợ này khi chúng mất khả năng thanh toán. Không chỉ mức độ nợ ẩn do chính quyền địa phương nắm giữ trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mà còn có nguy cơ những khoản nợ đó bị vỡ. Phần lớn các khoản nợ được giữ bởi cái gọi là công cụ nợ của chính quyền địa phương (LGFV), và S&P báo cáo rằng chính phủ trung ương có thể sẵn sàng để những LGFV này nộp đơn xin phá sản trong tương lai.
“Nguy cơ vỡ nợ của LGFV đang gia tăng. Trung Quốc đã mở ra khả năng cho các LGFV không có khả năng trả nợ có thể nộp đơn xin phá sản, nhưng quản lý hậu quả vỡ nợ là một nhiệm vụ ghê gớm đối với lãnh đạo cấp cao”, báo cáo lưu ý.
Tổng nợ của khu vực phi tài chính của đất nước, bao gồm nợ hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ, sẽ tăng lên gần 300% GDP vào năm 2022, tăng từ 242% trong năm 2016. Lo ngại rằng nếu đống nợ này tiếp tục tăng, một cú “nổ bóng bay” ngoạn mục có thể sắp xảy ra (theo Business Insider).
6. Các công ty lũ lượt rời khỏi Trung Quốc trước Covid-19 vì thương chiến và sau đó tiếp tục tháo chạy do Covid-19
Từ tháng 9/2019, trước khi xuất hiện đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo khảo sát công bố bởi Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang đẩy nhanh tiến trình rời khỏi Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại tiếp tục gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh. 26,5% doanh nghiệp được hỏi cho biết, trong 12 tháng qua, họ đã bắt đầu chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang các khu vực khác. Con số này tăng 6,9% so với kết quả khảo sát vào năm ngoái. Kết quả khảo sát của AmCham cũng chỉ ra rằng các ngành gồm công nghệ, phần cứng, phần mềm và dịch vụ chứng kiến sự dịch chuyển lớn nhất. Được thực hiện với sự hợp tác của PwC, khảo sát trên có sự tham gia của 333 doanh nghiệp thành viên của AmCham - văn phòng tại Thượng Hải, Trung Quốc. Khảo sát được thực hiện từ ngày 27/6 đến 25/7, khoảng thời gian Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý nối lại đàm phán thương mại và trước các đòn thuế quan gần đây của hai bên.
Tháng 8/2019, Bloomberg cho biết khoảng 25% nhà máy chuyên sản xuất quần áo thể thao cho các thương hiệu lớn của nước ngoài như Nike và Adidas tại Trung Quốc đã ngừng hoạt động. Nguyên nhân là các công ty nước ngoài đồng loạt rút khỏi Trung Quốc để tránh thuế trừng phạt của Mỹ.
Vì thương chiến, trong suốt 2 năm 2018 - 2019, đặc biệt nửa cuối năm 2019, Trung Quốc thực sự chứng kiến hàng loạt hãng sản xuất lớn FDI ngừng hoạt động và tháo chạy khỏi nền kinh tế này. Dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán chỉ làm tăng thêm tốc độ tháo chạy của làn sóng đầu tư FDI khỏi Trung Quốc mà thôi.
7. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trước khi dịch bệnh xảy ra đã gần như âm
BBC đã đưa tin về số liệu chính thức của Trung Quốc từ tháng 1/2020. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2019 đạt mức thấp nhất trong gần 30 năm qua và một số nhà kinh tế tin rằng con số tăng trưởng GDP thực của Trung Quốc năm 2019 không cao như con số báo cáo, thậm chí có thể ở mức tăng trưởng âm.
8. Virus Corona Vũ Hán là một kẻ sát nhân. Nó đang giết chết nền kinh tế Trung Quốc!
Có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nguy hiểm. Virus Corona có thể đang giết chết nền kinh tế này và làm khốn khổ nền kinh tế toàn cầu. Bạn có thể tưởng tượng các nền kinh tế hoàn toàn đóng cửa trong một tháng không? Đây là điều chính xác đã xảy ra với Trung Quốc và toàn thế giới. Ngay cả khi Trung Quốc muốn quay lại sản xuất và xuất khẩu thì sự đóng cửa của phần còn lại của thế giới do đại dịch cũng đủ để đánh quỵ nền kinh tế đang nguy kịch ngày; giống như một “thảm họa” kép vậy.
Sân bay đẳng cấp thế giới của Hồng Kông đã xử lý hơn 71 triệu hành khách trong năm 2019, tức là khoảng 200.000 hành khách mỗi ngày. Theo Cục Quản lý xuất nhập cảnh Hồng Kông, giờ đây, nó giảm xuống còn khoảng 7.000 hành khách mỗi ngày. Hồng Kông không phải là sân bay lớn duy nhất ở Trung Quốc gặp tình cảnh như vậy. Toàn bộ đất nước đều đang như thế, hầu như không có chuyến bay quốc tế nào đến và đi từ Trung Quốc trong tháng qua
Đường phố ở một số thành phố bị đóng cửa. Những con đường vắng tanh. Tất cả điều này gây thiệt hại cho nền kinh tế. Chỉ một vài năm trước đây dưới thời chính quyền Obama, thế giới đã nói rằng Trung Quốc sẽ sớm vượt qua Mỹ về GDP, và các báo cáo cho rằng điều này có thể đã đang xảy ra rồi.
Nhưng Trung Quốc hiện đang sụp đổ rất nhanh. Liệu các lý do về kinh tế có đủ sức thuyết phục cho giả thuyết Trung Quốc buộc phải sử dụng virus Corona “một cách có tính toán” như một nỗ lực cuối cùng để giữ thể diện với người dân trong nước và phần còn lại của thế giới hay không? Thậm chí, xa hơn, virus Corona Vũ Hán cũng là vũ khí để Trung Quốc đánh quỵ nền kinh tế Mỹ và đồng minh, tìm kiếm cơ hội phục hồi từ khủng hoảng vật tư và thiết bị y tế phòng dịch toàn cầu?
Trà Nguyễn - Thanh Hương / NTD

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bannon: Mỹ có thể đập tan ‘vạn lý tường lửa’ của ĐCSTQ trước bầu cử


Ngày 8/5, Giám đốc điều hành nhóm tư duy “Sáng tạo mới thế kỷ 21” đồng thời là cựu cố vấn văn phòng Quản lý Ngân sách cựu Tổng thống Reagan, ông Michael Horowitz trong cuộc gọi từ Phòng tác chiến (War Room) của ông Bannon đã cho biết, Hoa Kỳ sẽ đầu tư lên tới 3 tỷ USD từ quỹ Chính phủ, liên kết với các trường đại học kỹ thuật liên quan, dùng vào kế hoạch phá vỡ tường lửa (firewall) của ĐCSTQ trước tổng tuyển cử Mỹ năm nay (cuối tháng Mười). 
(Thông tin trên xuất hiện từ phút thứ 45:45  và từ phút thứ 53:45 video Phòng Tác chiến)
Cựu cố vấn chiến lược Nhà Trắng, ông Steve Bannon cho hay Hoa Kỳ đã bắt đầu thảo luận về các kế hoạch cụ thể để phá vỡ tường lửa ĐCSTQ (Ảnh: Gage Skidmore/ wikimedia)
Ngày 9/5, kênh “Phòng Tác chiến” đưa tin, cựu cố vấn chiến lược Nhà Trắng – Steve Bannon cũng xác nhận rằng kế hoạch phá vỡ tường lửa của ĐCSTQ đã được lên lịch trình Chính phủ Mỹ.
Buổi làm việc có mặt hai vị khách mời Trung Quốc đã trực tiếp chia sẻ trải nghiệm của bản thân về việc ĐCSTQ lợi dụng tường lửa để đàn áp ngôn luận và tẩy não người Trung Quốc như thế nào. Vị khách có bí danh Heisenberg, từng là kỹ sư lâu năm của tập đoàn viễn thông đóng vai trò hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của ĐCSTQ – Huawei. Trong nhiều năm tiếp theo, ông đã làm việc cho các công ty công nghệ Mỹ có quan hệ thương mại với Huawei, do vậy Heisenberg rất am hiểu những gì Huawei theo đuổi.
Những năm trở lại đây, được chính quyền ĐCSTQ hẫu thuận rót tiền đầu tư, bằng thủ đoạn cạnh tranh giá rẻ, Huawei dần chiếm lĩnh được thị trường viễn thông quốc tế, đặc biệt là thị trường cung ứng các thiết bị 5G. Nhằm mục đích thông qua các mạng này thu thập dữ liệu và thông tin tình báo, đồng thời mở rộng hệ thống tường lửa và giám sát dữ liệu lớn (big data) bao trùm phạm vi toàn thế giới.
Heisenberg cho biết các thiết bị Huawei có gắn vi mạch “cửa hậu” giúp Trung Quốc theo dõi và ăn trộm thông tin của người dùng. Ở trong nước, Huawei sử dụng công nghệ  “phân tích sâu các gói DPI”  để thực thi tường lửa. Công nghệ này ban đầu có nguồn gốc mua từ các công ty an ninh mạng như Cisco Mỹ…
Tường lửa – công cụ “giam cầm” thông tin, lừa dối thế giới của ĐCSTQ
Heisenberg tin rằng tường lửa là nguyên nhân căn bản nhất khiến thông tin về đại dịch lần này bị mập mờ, thế giới mất phương hướng và cướp đi vô số sinh mạng.
Ông nhấn mạnh rằng nếu không có tường lửa của ĐCSTQ, những thảm họa này vốn có thể tránh khỏi. Do đó, cộng đồng quốc tế nên nghiêm túc trong việc đối đãi với vấn đề tường lửa của chính quyền ĐCSTQ. Nó không chỉ gây hại cho người dân Trung Quốc mà còn làm tổn thương tất cả mọi người trên hành tinh này.
Cuối chương trình, Cựu cố vấn chiến lược của Nhà Trắng Steve Bannon xác nhận rằng Chính phủ Trump đã lên kế hoạch cho các hành động cụ thể để phá vỡ tường lửa của ĐCSTQ.
Từ những lời kêu gọi và chỉ trích ban đầu, chúng tôi đang bắt đầu các hành động thiết thực. Ông Bannon nhấn mạnh: “Hành động! Hành động! Hành động!”
Trải nghiệm sự nguy hại của phong tỏa thông tin khiến Phương Tây bừng tỉnh
Vạn lý tường lửa Internet (Great Firewall) Trung Quốc được chính quyền độc tài cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân dựng lên từ những năm 2001, xuất phát từ mục đích kiểm duyệt thông tin sự thật về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Qua thời gian, theo yêu cầu nâng cấp quản lý và kiểm soát thông tin, chính quyền Trung Quốc ngày một mở rộng phạm vi giám sát sang các nhóm khác và thậm chí toàn dân, kiểm duyệt bất cứ thông tin sự thật nào bất lợi cho việc nắm giữ quyền lực của họ. ĐCSTQ sau đó mở rộng vành đai tường lửa ra nước ngoài nhằm theo dõi và kiểm soát thông tin toàn thế giới.
Hệ thống phong tỏa thông tin khổng lồ đã giúp Trung Quốc che giấu thời điểm đại dịch bùng phát ít nhất là 5 tuần, che đậy khả năng lây lan chết người đáng sợ của virus, khiến các nước phương Tây bỏ lỡ thời điểm vàng phòng dịch, làm mất phương hướng kiểm soát tình hình, gây tử vong ít nhất 270.000 người và đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng. Hoa Kỳ và các nước Phương Tây hẳn đã sớm đánh giá được sự nguy hiểm của tường lửa ĐCSTQ, nhưng vì nhiều lý do, chưa ai từng có hành động cụ thể gì. Thảm họa đại dịch lần này chính là lý do tốt nhất để tiến hành giải quyết vấn đề tường lửa.
Tháng 11/2019, Viện MacdonaldTHER Laurier (MLI) Canada đã tổ chức một diễn đàn về chủ đề cảnh giác bảo mật đối với 5G của Huawei. (Ren Qiaosheng / Đại Kỷ Nguyên)
Tổn thất nặng nề do đại dịch gây ra đã đem đến cho phương Tây nhận thức sâu sắc hơn, tường lửa ĐCSTQ không chỉ tước đoạt tự do của người dân Trung Quốc, mà còn gây nguy hại đến an ninh toàn cầu. Nếu hệ thống ngăn chặn dòng thông tin tự do này không bị phá vỡ, thì sẽ không có an toàn thực sự trên thế giới. Theo tình hình dịch bệnh ngày một trầm trọng, lời kêu gọi của Hoa Kỳ nhằm phá vỡ tường lửa ĐCSTQ cũng ngày càng trở thành hành động thiết thực.
Ngày 29/1/2019, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher (đầu tiên bên trái) và một số quan chức khác đã làm chứng tại phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ về các vấn đề “uy hiếp toàn cầu” liên quan đến Nga, Bắc Hàn, mối nguy hiểm từ ĐCSTQ và đe dọa về an ninh mạng. (Ảnh: FBI/ Flickr)
Ngày 11/11/2019, bài báo kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ của RFI đã viết: “Nếu thế giới không thể nhìn thấy Bức tường Berlin ‘hữu hình’ đã sụp đổ kia, giờ đây biến thân thành bức tường lửa ‘vô hình’ xấu xa độc ác hơn ở Trung Quốc có tên “Tường lửa”, thì bất kỳ ngôn từ nào về “tự do” đều là “nhạt nhẽo và trống rỗng”!”
Phong tỏa và trấn áp, Hồng Kông trở thành nơi bị “chấp pháp” bởi hắc cảnh
Kể từ phong trào “chống Dự luật Dẫn độ” năm ngoái, ngoài việc sử dụng lực lượng hắc cảnh để trấn áp người dân Hồng Kông, chính quyền ĐCSTQ còn tăng cường đàn áp tự do ngôn luận qua internet. Sau mẩu tin Twitter đơn giản lên tiếng ủng hộ người biểu tình Hồng Kông từ tổng quản trị đội bóng rổ nhà nghề Houston Rockets – Daryl Morey, một chiến dịch tấn công Daryl đã được phát động rầm rộ trên các phương tiện truyền thông cùng các trang mạng xã hội tại Trung Quốc. Truyền hình, các liên đoàn thể thao, các nhà tài trợ, quảng cáo Trung Quốc tuyên bố ngừng hợp tác với Houston Rockets và Liên Đoàn Bóng Rổ Quốc Gia Hoa Kỳ (NBA). Phản ứng này buộc NBA phải ra thông cáo xin lỗi.
Tháng 6/2019, để phong tỏa tin tức từ Hồng Kông, ĐCSTQ đã tăng cường tường lửa chặn internet. Tuy nhiên, ngày 15/6, trang dontaiwang.com đã đã ra mắt phần mềm vượt tường lửa phiên bản mới “Freegate Freegate 7.68”, truyền thành công vào Trung Quốc Đại Lục cuộc biểu tình của hơn hai triệu người Hồng Kông hôm 16/6. Sau thất bại trong việc phong tỏa internet, ĐCSTQ buộc phải thay đổi thủ đoạn, tạo ra các nội dung giả, hình ảnh bôi nhọ và báo cáo xuyên tạc các cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông, lan truyền tràn ngập Internet Đại Lục kích động người dân chỉ trích, phê phán những người biểu tình.
Ngày 31/10/2019, Tòa án Tối cao Hồng Kông đã ban hành lệnh cấm tạm thời, cấm gửi bất kỳ tin tức hoặc nhận xét nào liên quan đến cuộc biểu tình trên các diễn đàn và phần mềm truyền thông trực tuyến, bao gồm cả LIHKG và Telegram. Họ bị đảng Dân chủ chỉ trích vì đưa tường lửa ĐCSTQ vào Hồng Kông.
Ngày 18/4 năm nay, ĐCSTQ bất ngờ bắt giữ 15 nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông. Tổng thư ký Đảng Dân chủ (Demosisto) Hồng Kông –  Hoàng Chi Phong nghi ngờ mục đích đằng sau chuyện này hẳn không đơn giản. Anh lên tiếng qua Facebook: “Có thể dự đoán điện thoại của hơn một chục nhà dân chủ này cũng sẽ được xem là vật chứng”; “Theo ngưỡng phạm tội của tòa án hiện nay thì chưa hẳn tất cả những người này sẽ bị kết án. Tuy nhiên, hắc cảnh có thể truy cập các cuộc hội thoại trên Whatsapp, Telegram và các hình ảnh trên điện thoại di động, chắc chắn sẽ càng hoàn chỉnh hơn trình độ của mạng lưới tình báo hắc cảnh.” 
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz tại Diễn đàn Nhân quyền Hồng Kông được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 18/9/2019 đã bày tỏ: “Tôi muốn nói với những người biểu tình dũng cảm rằng, sức mạnh của việc lên tiếng vì sự thật là điều mà tất cả các kẻ độc tài đều sợ hãi. Họ sợ sự thật, sợ những người bất đồng chính kiến và sợ ánh sáng mặt trời.”
Chương trình vượt tường lửa Freegate: “Cánh cổng tự do” xuyên thủng phỏng tỏa của ĐCSTQ 
Người dùng internet tại Trung Quốc hiện bị bao quanh bởi một bức “tường lửa” khổng lồ, ngăn họ với thế giới internet rộng lớn bên ngoài. Tại Trung Quốc, người dân hầu như không thể truy cập vào công cụ tìm kiếm Google, Facebook, What’s App,… các trang thông tin của nước ngoài.
Nhiều phần mềm hạn chế khả năng truy cập internet, hàng trăm ngàn robot và cảnh sát mạng được huy động để giám sát mạng thường xuyên. Kết quả là ở Trung Quốc, thông tin thực về cuộc thảm sát Thiên An Môn, bức hại các học viên Pháp Luân Công không còn tồn tại, các tài liệu về Hồng Kông và Đài Loan cũng rất khó tìm kiếm trên các trang mạng.
Các công nghệ cao những năm sau này càng giúp ĐCSTQ hiện đại hóa thêm các công cụ không chế, như sử dụng dữ liệu lớn để nhận dạng giọng nói, nhận diện khuôn mặt, nhận diện cảm xúc, thu thập cơ sở dữ liệu DNA… của Bắc Kinh không nhằm bảo vệ nước này khỏi sự xâm nhập của nước ngoài, mà chủ yếu là để giam hãm, kiềm tỏa người dân trong nước, hạn chế họ tiếp xúc với bên ngoài.. Người dân Trung Quốc đang bị vây hãm bên trong bức trường thành công nghệ số “vô hình”.
Giám sát dữ liệu lớn hiện đang mở rộng sang Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Nhiều chuyên gia phân tích việc Huawei sử dụng các nguồn tài chính quốc gia để chiếm lĩnh thị trường 5G toàn cầu không phải vì lợi ích kinh tế, mà là để hiện thực hóa chiến lược theo dõi thông tin toàn cầu của ĐCSTQ.
Trên thực tế, khi tường lửa được xây dựng từ những ngày đầu, các học viên Pháp Luân Công đã phát triển phần mềm “Freegate”, liên tục được nâng cấp để xuyên thủng vạn lý tường lửa của ĐCSTQ, phá vỡ phong tỏa thông tin và trở thành khí cụ “vượt tường” tin cậy của người dân Trung Quốc đại lục, nhảy thoát khỏi bức tường tà ác để có thể tiếp cận được thông tin tự do trên thế giới.
Tải “Cổng tự do” Freegate tại đây.
Liên Thư Hoa (Theo Epoch Times)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới


Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới
Góc nhìn đại sứ

Thế giới cùng lúc "ngủ đông" và bị đẩy vào cái mà người ta gọi là "những vùng nước chưa ai từng trải nghiệm

Covid-19 trở thành một đại dịch chưa từng có, với mức độ lây lan và nguy hiểm, không trừ ai, bất chấp các ranh giới về lãnh thổ hay giàu nghèo, ảnh hưởng đến tất cả các nước. Khó ai có thể lường trước, đại dịch bỗng chốc lan rộng khắp các châu lục, từ tâm dịch khởi đầu ở Trung Quốc, ra châu Á, tới toàn bộ châu Âu, rồi đến Mỹ.
Có thể nói, cả thế giới phải lao đao ứng phó với đại dịch. Các nước kể cả các cường quốc có tiềm lực về y tế, tài chính, vật lực, cũng đã bị tổn thất nặng nề. Thế giới đứng trước các nguy cơ lớn về suy thoái kinh tế và những thay đổi địa chiến lược chưa thể lường trước hết được. Liệu sắp tới thế giới sẽ đi theo hướng nào trước phép thử hết sức sâu rộng và nhiều chiều này.
Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 1.
Có lẽ chưa có đại dịch nào lan rộng ra hơn, với lượng lây nhiễm lan ra rất nhanh, cùng lúc ở trên 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay, đã có tới 4 triệu người bị nhiễm dịch, với gần 280.000 ca tử vong. Các nước, sớm hay muộn, cũng đã buộc phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhất: Đóng cửa biên giới và phong tỏa xã hội.
Điều khác biệt và chưa từng có trong lịch sử, chính nằm ở phép thử kép: Cùng lúc, đại dịch xảy ra ở khắp nơi và cuộc đại phong tỏa mà các nước phải thực hiện, vừa đóng cửa biên giới với bên ngoài, vừa thực hiện phong tỏa, cách ly xã hội ở bên trong. Thế giới cùng lúc "ngủ đông" và bị đẩy vào cái mà người ta gọi là "những vùng nước chưa ai từng trải nghiệm".
Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 2.
Ở tầm quốc gia, cuộc sống, xã hội, kinh tế và các mặt hoạt động bị ngưng trệ và đảo lộn, với một loạt các hệ lụy, từ quá tải y tế, đến đình trệ kinh tế, sản xuất, dịch vụ, đến thất nghiệp, vỡ nợ, phá sản. Rồi bất bình đẳng, bức xúc xã hội. Các thiết chế quốc gia cũng đứng trước thử thách to lớn.
Ở tầm toàn cầu, người ta cũng chứng kiến các chiều thách thức chưa từng có: Sự ngưng trệ các giao dịch thông thường, như về kinh tế, thương mại hay du lịch, hay sự yếu kém của các thiết chế hợp tác, quản trị toàn cầu, khu vực. Trong khi đại dịch tiếp tục lan nhanh, thì các dòng dịch chuyển kinh tế, thương mại, dịch vụ hay nhân lực trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng bị đảo lộn.
Một đại dịch mang tính toàn cầu, nhưng đã không thể có được sự điều phối hay một giải pháp toàn cầu hay khu vực. Ngay cả các nước có tiềm lực cũng gặp lao đao. Các tổ chức khu vực, kể cả liên kết ở cấp độ cao như châu Âu, cũng lúng túng, bất lực trong phối hợp, ứng phó với đại dịch. Điều này dẫn đến việc quay trở lại câu chuyện quốc gia nào trước hết phải lo cho quốc gia nấy.
Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 3.
Một đại dịch đã vượt qua phạm vi về y tế, sức khỏe, đã tác động sâu sắc và đặt ra nhiều câu hỏi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, kể cả về quản trị, ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Vấn đề đặt ra sau hơn 4 tháng xảy ra đại dịch là: Với những sự thay đổi, tác động mạnh mẽ như vậy, liệu thế giới có đứng trước một trật tự mới hay không?
Đến nay, dường như có 2 trường phái. Một cho rằng, thế giới đã thay đổi lắm rồi và sẽ bước sang trật tự mới hậu đại dịch; trường phái còn lại cho rằng, đại dịch vừa bộc lộ rõ hơn, vừa thúc đẩy trật tự thế giới vốn đang chuyển hoá, càng chuyển hoá nhanh chóng và sâu sắc hơn.
Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 4.
Đúng là, có nhiều cái, thế giới sẽ không thể quay về như cũ. Nhưng nếu nhìn vào những cái căn bản của một trật tự thế giới, nhất là về cấu trúc quyền lực và quản trị toàn cầu, cá nhân tôi thiên về trường phái thứ 2. Đó tiếp tục là trật tự thế giới đa cực, với vai trò nổi trội tiếp tục của hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, trong đó, nhìn toàn cục, Mỹ vẫn ở vị trí số 1. Dù tương quan lực lượng tương đối Mỹ-Trung đã và sẽ tiếp tục thay đổi, nhưng Trung Quốc không những chưa thể vượt Mỹ về tổng thể, mà còn chưa đủ các yếu tố và năng lực để có thể thay thế Mỹ lãnh đạo thế giới.
Quản trị toàn cầu cơ bản vẫn là cái trật tự, luật pháp và hệ thống thiết chế quốc tế, được xây dựng và phát triển từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến nay, nhưng sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi. Câu trả lời đầy đủ và thấu đáo chắc còn ở phía trước, khi đại dịch và quá trình hậu đại dịch còn đang tiếp diễn.
Điều chúng ta đang chứng kiến, dường như là cái hiện tại chưa thể bị thay thế, nhưng có nhiều thứ không còn phù hợp nữa và phải chuyển đổi. Đó là một quá trình song hành giữa củng cố, cập nhật và điều chỉnh ngay trong lòng trật tự thế giới hiện nay.
Đại dịch vừa qua càng cho thấy rõ hơn các chuyển động trong việc tái định vị và điều chỉnh về: cạnh tranh nước lớn, nhất là giữa Mỹ và TQ, chủ nghĩa đa phương và các tổ chức quốc tế, toàn cầu hoá và chuỗi cung ứng toàn cầu, liên kết khu vực, lợi ích quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh đó, các xu hướng dân tuý có thể có điều kiện nổi lên khi các nước định vị lại lợi ích của mình.
Mặt khác, công nghệ và kỹ thuật số đã và càng trở nên quan trọng trong mọi mặt đời sống, xã hội, kinh tế và quản trị chung, tạo đà cho áp dụng rộng rãi trong thời gian tới. Nhưng đợt phong tỏa dài hạn vừa qua cũng cho thấy nhiều mặt của cuộc sống này khó có thể "số hóa" hoàn toàn được.
Trước mắt, trong các chuyển động trên, đáng chú ý là những điều chỉnh về cạnh tranh Mỹ-Trung, chuỗi cung ứng toàn cầu, tác động của công nghệ và sự tái định vị lợi ích của các quốc gia.
Giữa hai cường quốc số 1 và số 2, xu hướng cạnh tranh chiến lược tiếp tục gia tăng, trong khi lợi ích cọ xát sâu sắc và lòng tin chiến lược càng bị suy giảm.
Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 5.
Khi các quốc gia, bao gồm cả các trung tâm kinh tế lớn của thế giới bị phong tỏa như vậy, thì chuỗi cung ứng toàn cầu bị ngưng trệ và đảo lộn. Chính việc chuỗi cung ứng toàn cầu bỗng bị chặt đứt như vậy, người ta thấy được nhiều chiều của chuỗi cung ứng, cả mặt tích cực và tiêu cực. Trước hết, đó là tính tuỳ thuộc và liên kết chặt chẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là giữa các kinh tế lớn, như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu.
Mặt khác, các nước như Mỹ và châu Âu cũng thấy quá lệ thuộc vào Trung Quốc, khi gặp sự cố thì không có sự lựa chọn thay thế. Khi đó, nó không chỉ là lợi ích kinh tế, mà còn có lợi ích quốc gia, cần phải làm sao điều chỉnh. Thậm chí, Mỹ và một số nước còn tính chuyện dịch chuyển, tách và đưa các công ty của mình ra khỏi Trung Quốc.
Vậy điều gì sẽ xảy ra. Có thể nói, đây là quá trình nhiều chiều và phức tạp. Trước hết, với tính tuỳ thuộc chặt chẽ hiện nay, các trung tâm kinh tế lớn vẫn phải gắn với nhau, lợi ích kinh tế từ thị trường Trung Quốc là rất lớn, chưa kể việc chuyển đổi cũng không dễ dàng, hoặc rất tốn kém, hoặc những nơi khác dù có cộng lại, cũng khó có thể thay thế được.
Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 6.
Tuy nhiên, qua đại dịch lần này, chắn chắn xu hướng các nước tránh quá lệ thuộc vào Trung Quốc sẽ gia tăng. Điều khả thi hơn có thể là việc Mỹ, phương Tây rút một phần các sản xuất thiết yếu, quan trọng chiến lược, đồng thời cũng đa dạng hoá một phần các chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.
Các yếu tố địa chiến lược và kinh tế, nhất là các nghi kị chính trị vừa qua, sẽ làm cho quá trình phân hoá và điều chỉnh này phức tạp và diễn ra từ cả hai phía. Trung Quốc cũng cần làm sao để nền kinh tế và nhất là công nghệ của mình tự chủ hơn, đề phòng một cuộc bao vây hay kiềm chế của Mỹ và phương Tây có thể gia tăng.
Như vậy, hậu đại dịch, để phục hồi và phát triển, các nền kinh tế lớn cần phải khôi phục lại chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị đứt quãng vừa qua. Với các yếu tố như trên, chuỗi cung ứng toàn cầu cũng sẽ không quay lại hoàn toàn như trước đại dịch. Phá vỡ các chuỗi liên kết là bất khả thi, nhưng chắc chắn sẽ dẫn đến tách biệt và đa dạng hoá.
Cái gốc của toàn cầu hoá này chính là từ sự định vị sao cho hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận nhất, trước hết là từ các công ty tập đoàn đa quốc gia. Việc Trung Quốc trở thành đại công xưởng của thế giới cũng chính bởi lý do này, cả hai cùng có lợi. Mặt khác, không phải bây giờ, các nước mới tính chuyện chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Mấy chục năm, Trung Quốc giờ đã rất khác, phát triển hơn, tiên tiến nhiều mặt, giá nhân công cũng gia tăng cùng thu nhập. Vì vậy, không chỉ các công ty nước ngoài mà cả các công ty bản địa của Trung Quốc cũng đã có những chuyển dịch sang các nước khác.
Trung Quốc không còn là công xưởng của thế giới như trước nữa. Trước đây, Trung Quốc cần kéo nguồn vốn, quản lý, khoa học kỹ thuật, dây chuyền của các nước, đặc biệt là Mỹ. châu Âu, phương Tây về Trung Quốc, còn các tập đoàn của các nước này lại cần lao động giá rẻ, thị trường lớn của Trung Quốc.
Nay các điều kiện trên, có cái còn, nhưng nhiều cái đã có thay đổi về chất. Trung Quốc thực sự đã bước sang giai đoạn phát triển mới, thậm chí vươn lên dẫn ở một số lĩnh vực, cộng với chủ trương đột phá dựa vào chất xám và công nghệ nhiều hơn. Cùng với đó là các tác động của cuộc cạnh tranh chiến lược, thương mại và công nghệ, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc.
Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 7.
Chính điều này đang tạo ra một cuộc chuyển dịch "cách mạng" mới về chuỗi cung ứng toàn cầu - Sự định vị lại Trung Quốc, nhìn từ cả hai phía thế giới và Trung Quốc, trong nền kinh tế thế giới và chuỗi cung ứng toàn cầu. Quyền định vị giờ đây không còn thuần tuý chủ động từ các nước phương Tây như trước nữa. Điều này cũng đã và sẽ dẫn tới những sắp xếp khác nhau ở cấp độ khu vực. Các nước khác sẽ chịu tác động và cần lưu ý tính chuyển dịch nhiều chiều này để cân nhắc và định vị lợi ích của mình.
Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 8.
Đại dịch rất khác một cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh có kẻ thắng kẻ thua. Còn sau đại dịch, nước nào ít nhiều cũng bị thiệt hại, trong đó có về kinh tế. Sự thiệt hại này, nhất là với các nước lớn, không chỉ do kinh tế, sản xuất, dịch vụ bị chặn đứng, mà còn sức chống chịu và khả năng phục hồi của nền kinh tế quốc gia, cũng như sự vươn lên và tái định vị quốc gia trong nền kinh tế thế giới và trong quản trị toàn cầu. Đây là điều quyết định lợi thế của các cường quốc hậu đại dịch.
Có thể thấy, Trung Quốc thuận hơn khi ra khỏi đại dịch và đi vào giai đoạn phục hồi sớm hơn, nhưng Trung Quốc cũng chưa thể phát triển đầy đủ khi mà các đối tác chính, Mỹ và châu Âu chưa ra khỏi đại dịch. Đó là sự tùy thuộc chặt chẽ của chuỗi cung ứng. Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ ở mức thấp nhất trong bốn thập kỷ qua. Châu Âu nhìn chung sẽ gặp khó khăn hơn, vừa do đại dịch nặng và kéo dài, vừa do sự khủng hoảng của liên kết khu vực trước đại dịch. Mỹ bị tác động nặng của đại dịch, nhưng nền kinh tế Mỹ có sức chống chịu lớn và trước khi bị đóng cửa, đang trong đà phát triển. Đây là điều kiện tạo cho kinh tế Mỹ có sức bật trở lại, dù có nhiều khó khăn, khi mà Mỹ đã bắt đầu mở cửa lại từng bước. Dù thế giới có thể đứng trước nguy cơ suy thoái, nhưng điều này cũng sẽ không tạo ra đột biến thay đổi tương quan lực lượng, trong đó có về kinh tế.
Thứ hai, sau đại dịch các nước, kể cả Mỹ và Trung Quốc đều phải đứng trước những khó khăn, thách thức nội bộ. Dù muốn hay không, các nước này cũng đều phải lo "dọn dẹp nhà cửa" trước, có câu chuyện củng cố vị thế nội bộ, có câu chuyện phục hồi, cải cách và có bứt phá vươn lên được không.
Với Mỹ, trước hết đó là câu chuyện bầu cử và chạy đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 cuối năm nay. Đại dịch gây bất lợi cho Tổng thống đương nhiệm, nhất là khi làm mất đi thế mạnh của Trump về các chỉ số kinh tế, điều thiết yếu đối với Trump lúc này là sớm giành lại các điểm mạnh đó, tức là sớm có những kết quả về phục hồi và phát triển kinh tế.
Trong khi đó phe dân chủ và ứng viên Biden đang tìm cách xoáy sâu vào những khiếm khuyết của Trump trong ứng phó với đại dịch và những hệ lụy, để tranh thủ cử tri. Có thể dự báo, cuộc đua vào Nhà Trắng sắp tới sẽ là giữa hai liên danh chưa từng có, giữa Donald Trump và Phục hồi kinh tế ở một bên, với phía bên kia là Joe Biden và Đại dịch Covid-19.
Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 9.
Nếu Trump phục hồi được kinh tế Mỹ thì sẽ có lợi thế. Nhưng, hai bên có một điểm chung, đó là xem Trung Quốc là một vấn đề trong tranh cử.
Trung Quốc cũng có cái khó lớn cả về nội bộ và về môi trường đối ngoại. Bất lợi đối nội trước hết ở những sai lầm trong ứng phó với đại dịch ở giai đoạn đầu, tác động đến niềm tin và dư luận không thuận trong nội bộ Trung Quốc. Kế đó là câu chuyện về kinh tế, dù có thể phục hồi sớm hơn, nhưng chưa thể quay trở lại như trước dịch và việc lần đầu tiên tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong bốn thập kỷ. Trung Quốc vừa qua đẩy mạnh tuyên truyền, tìm cách diễn giải lại và chứng minh thành công trong ứng phó với đại dịch có lý do chính là vì nội bộ.
Về đối ngoại, trước hết là câu chuyện lòng tin, có lẽ đã xuống mức rất thấp giữa Mỹ, châu Âu và phương Tây khác với Trung Quốc. Điều này càng bị phức tạp thêm bởi các bên tìm cách đổ lỗi cho nhau, đến chiến dịch yêu cầu điều tra Trung Quốc và WHO về việc chậm trễ và thiếu minh bạch thông tin trong xử lý dịch ban đầu, trở thành câu chuyện và sức ép nội bộ của nhiều nước đối với Trung Quốc.
Đồng thời dự báo, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, bao gồm cả chiến tranh thương mại và công nghệ sẽ có chiều hướng tăng và phức tạp hơn. Dù rằng, trước mắt Mỹ và Trung Quốc vẫn có nhu cầu giữ được thỏa thuận thương mại giai đoạn một, nhưng nếu việc thực hiện trục trặc, thì khả năng căng thẳng thương mại hai nước lại gia tăng, nhất là khi Mỹ tiến gần hơn đến bầu cử.
Xu hướng chung, tuy cần tranh thủ nhau, nhưng Mỹ, châu Âu và phương Tây khác sẽ phải tính toán và định vị lại các chuỗi cung ứng toàn cầu với Trung Quốc, như đã nêu ở trên. Mặt khác, Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn trong triển khai sáng kiến BRI, khi mà nhiều nước hoặc thiếu lòng tin, hoặc gặp khó khăn khó khăn qua đại dịch, phải tính toán lại để tránh sa vào tình trạng nợ và tập trung cho các yêu cầu cấp bách hơn.
Tựu trung lại, các nước nhìn chung đều bất lợi trước đại dịch, kể cả với Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Tuy tương quan và cấu trúc quyền lực chưa thay đổi về căn bản, nhưng cạnh tranh và thiếu lòng tin chiến lược giữa các nước lớn sẽ càng gia tăng thời kỳ hậu đại dịch. Có thể nói, Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ môi trường đối ngoại không thuận nhất từ khi mở cửa cho đến nay. Sự chuyển dịch này, về trước mắt, cũng sẽ gây những bất lợi nhất định cho Trung Quốc trong việc thực hiện các "đại giấc mơ" của mình.
Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 10.
Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 11.
Trong các khu vực, thì Đông Nam Á là nơi đầu tiên bị dịch bệnh lây lan và ảnh hưởng, vì ngay cạnh và có những giao lưu các mặt chặt chẽ với Trung Quốc. Các ca ghi nhận đầu tiên ở khu vực xảy ra ngay tuần thứ ba của tháng 1/2020, ở Thái Lan, Việt Nam, Singapore, rồi Malaysia, Philippines, Indonesia…
Cũng chưa bao giờ trong lịch sử ASEAN và khu vực cùng một thời điểm, các nước cả bị nhiễm và không bị nhiễm, lần đầu tiên, đều đóng cửa biên giới, rồi thực hiện cách ly xã hội. Khu vực Đông Nam Á đã từng ứng phó gần nhất với dịch SARS nhưng mức độ lây lan để phải đóng cửa biên giới là chưa từng có, và thời gian cũng không dài và diễn ra ở cùng một thời điểm như vậy.
Các chuyển dịch về địa chiến lược và kinh tế đang đặt ra những bài toán lớn cho các nước trong khu vực. Các nước đều muốn tranh thủ và quan hệ tốt với các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu việc cạnh tranh và thiếu lòng tin chiến lược giữa họ gia tăng, mục tiêu này sẽ khó khăn hơn, chưa kể có thể có những phân hoá nhất định trong khu vực. Điều này làm cho ASEAN phải củng cố hơn nữa đoàn kết, dựa trên các lợi ích và nguyên tắc của mình, để thích ứng và ứng xử trước những thay đổi của tình hình.
Trước mắt, chắc chắn là câu chuyện về chuỗi cung ứng toàn cầu đang đứng trước khả năng có những thay đổi lớn. Đó là sự chuyển dịch nhiều chiều của các nền kinh tế lớn, bao gồm cả Mỹ, phương Tây và Trung Quốc.
Về nguyên tắc, nước nhỏ hơn sẽ phải phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng, khi có sự chuyển dịch thì cũng tạo ra cả cơ hội và thách thức mới. Yêu cầu là xử lý bài toán, vừa tranh thủ gắn kết để có lợi ích cho mình nhiều hơn, vừa đa dạng hoá để tránh lệ thuộc vào một hai thị trường, và nhất là phấn đấu định vị và tham gia ở các chuỗi cung ứng có độ bền vững và chất lượng cao hơn.Hậu COVID-19: Thế giới nhiều thay đổi, nhưng không phải cơn địa chấn nào cũng tạo ra một trật tự thế giới mới - Ảnh 12.
Mặt khác, châu Á, nhất là Trung Quốc ra khỏi đại dịch và đi vào giai đoạn phục hồi sớm hơn, trong khi các trung tâm kinh tế khác như Mỹ hay Châu Âu vẫn còn trong đại dịch và chưa rõ câu chuyện này sẽ còn kéo dài bao lâu. Trong khi về lâu dài, sẽ là câu chuyện dịch chuyển và điều chỉnh lại các chuỗi cung ứng toàn cầu giữa các trung tâm kinh tế lớn, thì khu vực sẽ tiếp cận và xử lý ngay việc phục hồi, mở rộng và kết nối trong khu vực, trước hết là với Trung Quốc. Khác với các cuộc khủng hoảng trước, như về tài chính 1997-98 hay đại dịch SARS 2003, lần này chưa thấy Trung Quốc có những kế hoạch lớn trong cứu trợ và phục hồi ơi khu vực, nhưng dư luận cho rằng, Trung Quốc sẽ ưu tiên nhiều hơn cho vành đai BRI và phần nào cho Đông Nam Á.
Do đó, sự chuyển dịch và phục hồi chuỗi cung ứng đầu tiên cũng sẽ bắt đầu từ khu vực này, trong đó có giữa Trung Quốc và ĐNA. Đây là điều các nước khu vực chắc chắn sẽ tranh thủ, vì đều cần phục hồi thoát khỏi đại dịch, nhưng cũng đứng trước các thách thức. Đó là bài toán về đa dạng hoá, tránh phụ thuộc. Hai là làm sao lựa chọn cái chất lượng cao hơn, bền vững hơn. Tiếp đó, là làm sao tiếp cận được các nguồn vốn FDI chất lượng cao và tránh việc các công ty bị bên ngoài thâu tóm, khi đều gặp khó khăn do đại dịch.
Vì vậy, quá trình ra khỏi đại dịch, với các nước nhỏ, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn, định vị cả về chuỗi cung ứng cũng như nguồn vốn có chất lượng cao, bền vững hơn, kết hợp được cả các yêu cầu trước mắt và lâu dài cho sự phát triển của quốc gia.
Theo T.Q.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

DÂN BẢO BỐ NÓ ÁC QUÁ NÊN BỊ QUẢ BÁO NHỠN TIỀN


Trần Xuân
Năm 1972 Mỹ ném bom dữ dội Hà Nội, tôi sơ tán gia đình lên nhà bạn là anh giáo Thông ở 37B Nguyễn Hữu Huân. Trên ấy gần nhà máy điện nơi nhốt phi công Mỹ nên tương đối an toàn. 
Nhàn rỗi, tôi và Thông thích bắc ghế ngồi cửa chuyện phiếm. Một hôm, tôi vô cùng sửng sốt khi thấy một sinh vật lạ tiến về phía mình. Nó đúng là người nhưng lại không giống người, cao khoảng mét rưỡi, vai rộng, tay dài ngang gối; đầu chỉ bé bằng sọ dừa nhỏ, tóc mọc trên đỉnh, xòe ra như nón mê bù nhìn. Đôi mắt tròn nhỏ, thao láo như mắt chuột, mồm bé xíu, môi mỏng...
Dù đứng hay đi, thằng người dễ sợ này vẫn luôn ở tư thế lòng khòng, nửa thân trên đổ về trước, rung vai rung gối, hai tay buông thõng ve vẩy, bàn tay xòe úp ra sau. Nó dừng trước rãnh nước hôi hám, đặc quánh bùn đen vớt lên mảnh vỏ dưa hấu đưa vào mồm nhai bay biến. Ăn xong, vẫn tư thế nửa đi nửa bò, ngửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn sang hai bên...cách di chuyển giống hệt đười ươi, tinh tinh và những con vật trong bộ linh trưởng. Tôi vẫn chăm chú theo dõi, nó dừng bước, bới lục đống rác moi được mẩu mía mắt, vừa nhai vừa rẽ sang phố khác...
Lần đầu trong đời nhìn thấy một con người kỳ lạ như vậy, tôi vô cùng ngạc nhiên hỏi bạn, giáo Thông nói :"Nhà nó đâu như mạn Hàng Mắm, đây là thằng em, còn một thằng anh cao hơn nhưng hai đứa giống hệt nhau. Bố chúng nó là Chánh án tòa án quân đội. Nghe nói mấy năm trước chị vợ có chửa nhưng sợ không dám đẻ nữa đành đi nạo !" Ngừng một lát, anh thêm
:"Hàng ngày vợ chồng đi làm, tống hai ông con ra đường, tối về mới cho vào nhà. Dân ở đây bảo có khi thằng bố ác quá, xử oan nhiều người nên bị trời bắt tội quả báo nhỡn tiền !"
Từ bấy đến nay kể đã năm mươi năm trôi qua, nhưng hình ảnh ma quái của thằng người này vẫn ám ảnh trong tâm trí tôi ; quên đi thì thôi nhưng mỗi khi bất chợt nhớ đến vẫn còn rùng mình ghê rợn.
Ngọc Hoàng Thượng Đế (tranh vẽ)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ đưa tàu hải quân vào Biển Đông để 'hỗ trợ tự do hàng hải'


Tàu tác chiến ven bờ lớp Independence USS Gabrielle GiffordsBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTàu tác chiến ven bờ lớp Independence USS Gabrielle Giffords
Ngày 12/5, một tàu hải quân Hoa Kỳ đã triển khai hoạt động gần tàu khoan dầu khí mang cờ Panama là West Capella, ĐSQ Hoa Kỳ tại Hà Nội cho hay trong thông cáo báo chí phát đi ngày 13/5.
Tàu tác chiến ven bờ lớp Independence USS Gabrielle Giffords (LCS 10) đã tới khu vực Nam Biển Đông - đây là lần thứ hai một tàu tác chiến ven bờ thực hiện tuần tra ở khu vực này kể từ khi tàu USS Montgomery (LCS 8) di chuyển cùng tàu USNS Cesar Chaves (T-AKE 14) vào ngày 7/5 để hỗ trợ tự do hàng hải và hàng không.
"Sự đa năng và linh hoạt của các tàu tác chiến ven bờ phiên bản lớp Independence được luân phiên triển khai đến Đông Nam Á thực sự làm thay đổi tình hình. Cũng giống như các hoạt động trước đây của tàu Montgomery, các hoạt động của tàu Gabrielle Giffords gần West Capella thể hiện chiều sâu năng lực mà Hải quân Hoa Kỳ sở hữu trong khu vực", thông cáo dẫn lời Chuẩn đô đốc Fred Kacher, Tư lệnh Nhóm tác chiến viễn chinh 7.
"Sự tham gia tích cực và kiên trì của Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực chính là sự thể hiện rõ nét nhất sự ủng hộ của chúng tôi đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở và tự do", Chuẩn Đô đốc Kacher nói thêm.
Tư lệnh Hạm đội 7, Phó Đô đốc Bill Merz, tái khẳng định rằng Hải quân Hoa Kỳ sẽ cho máy bay và tàu thuyền hoạt động trên Biển Đông ở bất kỳ nơi nào và thời điểm nào mà luật pháp quốc tế cho phép.
"Các hoạt động hiện diện thường lệ như của tàu Gabrielle Giffords tái khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay và tàu thuyền hoạt động tự do trên cơ sở tuân thủ luật pháp và các nguyên tắc hàng hải quốc tế bất chấp những yêu sách quá đà hoặc các sự kiện đang diễn ra. Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và đối tác trong việc theo đuổi lợi ích kinh tế hợp pháp của mình", Phó Đô đốc Merz phát biểu.
Vào cuối tháng Tư, tàu USS America (LHA 6), USS Bunker Hill (CG 52) và USS Barry (DDG 52) đã tới khu vực Biển Đông cùng tàu HMAS Parramatta (FFH 154) của Hải quân Hoàng gia Úc - thhể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở và tự do trước các đồng minh và đối tác trong khu vực, thông cáo cho hay.
Nằm trong biên chế Biên đội tàu khu trục 7, tàu Gabrielle Giffords đang luân phiên triển khai hoạt động tại khu vực tác chiến của Hạm đội 7 để hỗ trợ đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hạm đội 7 triển khai tác chiến hải quân ở tiền phương để hỗ trợ đảm bảo lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Là hạm đội có nhiều tàu nhất của Hải quân Hoa Kỳ, Hạm đội 7 tương tác với 35 quốc gia ven biển khác để xây dựng quan hệ hợp tác giúp củng cố an ninh hàng hải, tăng cường ổn định và ngăn chặn xung đột.

Hiện diện của Mỹ trên Biển Đông có ý nghĩa gì?

quân đội MỹBản quyền hình ảnhTED ALJIBE/GETTY IMAGES
Việc Mỹ thực hiện tự do hàng hải trên Biển Đông bằng cách đưa tàu hải quân vào khu vực này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hoạt động trên biển.
Mới đây nhất, Trung Quốc ban lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông trong vòng ba tháng rưỡi.
Nhiều nhà quan sát cho rằng trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải tìm các đồng minh mới, đặc biệt phải dựa nhiều hơn vào Mỹ.
GS Carl Thayer trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt hôm 5/5, bình luận rằng Mỹ thực hiện các cuộc tuần tra như vậy với mục đích thực thi quyền tự do hàng hải để thách thức yêu cầu mà Mỹ cho là bất hợp pháp của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam là phải báo trước cho những nước này biết trước khi vào vùng biển gần đảo Hoàng Sa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang