Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Khởi đầu của những tháng ngày ‘thắt lưng buộc bụng’


Hình: AP
ĐOAN TRANG
Chỉ vài ngày sau lệnh ‘đóng cửa’ toàn tiểu bang California của thống đốc Gavin Newsom, nhịp độ thị trường lao động của ‘tiểu bang vàng’ giảm một cách đáng sợ. Không chỉ tiểu bang đông dân nhất và có nền kinh tế mạnh nhất Hoa Kỳ chao đảo, mà tình hình chung của toàn quốc không kém thê lương. Hàng triệu người bỗng dưng… thất nghiệp.
Rầu rĩ vì ‘Cô-Vi’
Nhận được email từ công ty, bầu trời trước mặt Vivian Tran, 38 tuổi, cư dân thành phố Huntington Beach, CA., như sụp đổ. “Vẫn biết công ty sẽ phải đóng cửa vì dịch bệnh, nhân viên sẽ phải ở nhà, nhưng nếu chỉ là thông báo nghỉ tạm thời, một tháng, hai tháng, mình còn chút hy vọng, đằng này công ty kêu các nhân viên nghỉ ‘cho đến khi có thông báo mới’, nghe nó… xa vời quá. Đại dịch thế này,… biết đến bao giờ?”, chị nói. Công ty của Vivian chuyên về dịch vụ quảng cáo. Bây giờ mọi hoạt động đều bị đình trệ, nhu cầu quảng cáo không còn.
Một nhóm người lao động khác, chiếm tỷ lệ khá đông trong số người Việt Nam tại Hoa Kỳ, những người làm nail và tóc, đang thật sự lao đao. Chị Lan, 45 tuổi, ở El Monte, CA., cho biết từ ngày sang Mỹ, chị chỉ có một nghề duy nhất là làm nail. “Tôi lớn tuổi, học không vô, nên chấp nhận làm nail thôi. Tiệm tôi đang làm đã đóng cửa từ thứ sáu tuần trước, chủ tiệm kêu mọi người về kiếm việc khác, vì có thể cô ấy sẽ… dẹp luôn tiệm. Thời chưa ‘mắc dịch’, lớn tuổi như tôi đã khó kiếm việc, huống chi bây giờ…”
Một nhà hàng thông báo đóng cửa. hình: Twiiter.
S.W Hair & Nails salon ở thành phố Westminster, CA., cũng đã đóng cửa từ thứ Bảy, 21-03. Chị Kim, chủ tiệm cho biết: “Tiệm tôi nhỏ, chỉ có bốn thợ, mọi người ở nhà hết rồi, không có khách thì cũng không đủ trả lương thợ, dù là một, hay hai thợ. Vả lại, với quy định mọi người đứng cách xa nhau 6 feet thì nếu có làm, chắc chắn nghề tóc, nghề nail bị phạt hết, nên tôi đóng tiệm luôn cho xong. Mấy người thợ của tôi rầu lắm, vì bây giờ tiệm nào cũng đóng, mà kiếm đâu ra việc ở chỗ khác trong mùa dịch bệnh này!”
“Quen rồi, ngày nào cũng gặp mấy đứa nhỏ. Cả tuần nay trường đóng cửa, nhớ tụi nó quá chừng!”, Susan, cô giáo dạy trẻ của một trường tư ở thành phố Orange, CA. than thở. Không những buồn vì phải xa học sinh, Susan còn lo vì cô không phải là giáo viên chính thức, mà chỉ làm việc theo hợp đồng. “Tôi được trường trả lương trong tháng đầu tiên ‘thất nghiệp’, nhưng còn những tháng sau, khi không có học sinh, nhà trường đâu có thu được tiền mà trả cho giáo viên!”, Susan rầu rĩ, nói.
Kỷ lục mới về đơn xin trợ cấp thất nghiệp
Khi lệnh ‘stay-at-home’ được ban hành, nhiều công ty, hãng xưởng, văn phòng đã cho nhân viên làm việc tại nhà để tránh di chuyển nhiều, làm chậm sự lây lan của coronavirus. Ở California và một số tiểu bang có nhiều người bị nhiễm coronavirus như New York, Washington, Connecticut,… hàng loạt nhà hàng, quán bar, rạp chiếu bóng, tiệm làm tóc, nail,… cũng đều phải đóng cửa.
Các nơi đóng cửa. Hình minh họa. (York Dispatch)
Theo khảo sát của Wall Street Journal, có khoảng 800.000 người sẽ bị mất việc làm trong tháng Ba. Không dừng lại ở đó, số người thất nghiệp sẽ vẫn cứ tiếp tục tăng vào những tháng kế tiếp. Bruce Kasman, chuyên gia nghiên cứu kinh tế tại JPMorgan tin rằng thị trường lao động sẽ mất từ ​​bảy đến tám triệu việc làm trong mùa xuân này, mặc dù một số trong số người thất nghiệp do dịch bệnh sẽ quay trở lại công việc, nhưng nền kinh tế chỉ có thể phục hồi trong nửa cuối năm nay.
Sung Won Sohn, kinh tế gia của Đại học Loyola Marymount, cho rằng coronavirus sẽ làm mất gần 5,2 triệu việc làm vào năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là 3,5%, sẽ nhanh chóng vọt lên 9%.
Vào thời điểm này, ngay sau khi có lệnh ‘đóng cửa’, lập tức một ‘làn sóng’ công nhân đổ xô đi ghi danh trợ cấp thất nghiệp.
Tiểu bang Ohio công bố số liệu cập nhật vào sáng thứ Sáu tuần trước, cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên gần 140.000 vào cuối ngày thứ Năm, so với khoảng 5.000 đơn của tuần trước đó. Đến trưa thứ Năm, tiểu bang New York cũng nhận 200.000 đơn xin trợ cấp, tăng 400% so với lúc trước khi có dịch bệnh.
Hầu như ở tiểu bang nào cũng đang phải gia tăng hoặc sắp xếp lại đội ngũ nhân viên để giải quyết đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Nhiều tiểu bang cho biết số đơn yêu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp vào lúc này lớn nhất chưa từng thấy.
Một nhóm các nhà kinh tế được khảo sát bởi Wall Street Journal dự đoán rằng sẽ có 875.000 đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới được nộp vào cuối ngày thứ Bảy, 21-03, tạo một kỷ lục mới. Kỷ lục trước trong thời lạm suy (stagflation), là 695.000 đơn xin trợ cấp thất nghiệp nộp tính đến cuối ngày 02-10-1982.
Dọn dẹp rồi…đóng sớm thôi. Hình: USA Today.
Thời ‘thắt lưng buộc bụng’
Trong khi các ngành dịch vụ phải đóng cửa, nhân viên bị sa thải, thì một số ngành công nghiệp buộc phải thuê nhân công khi mô hình thay đổi. Amazon.com Inc. là một ví dụ. Amazon đã có kế hoạch thuê thêm 100.000 nhân viên ở Hoa Kỳ vì quá nhiều đơn đặt hàng online. Walmart Inc. cho biết họ sẽ trả tiền thưởng bằng tiền mặt với tổng trị giá 550 triệu USD cho công nhân làm việc theo giờ và thuê thêm 150.000 nhân viên tạm thời.
Nhiều người tin rằng nỗ lực cứu trợ chưa từng có của chính phủ có thể tránh được một số tình huống xấu nhất. Theo kịch bản này, thị trường lao động không đến nỗi thê thảm, việc làm có thể phục hồi lên 15.000 trong ba tháng của quý III và 175.000 trong quý IV. Tỷ lệ thất nghiệp hy vọng dừng lại ở mức 4,5%.
Rajeev Dhawan, giám đốc Trung tâm Dự báo Kinh tế tại Đại học bang Georgia, so sánh đại dịch coronavirus với cuộc suy thoái năm 2008, cho thấy cách đây hơn chục năm, cuộc suy thoái kinh tế ‘giết chết’ công việc trong tất cả các ngành công nghiệp, từ xây dựng và sản xuất đến ngân hàng và luật pháp. Lần này, ông hy vọng tình trạng mất việc sẽ tập trung nhiều vào một số ngành: nhà hàng, khách sạn, hãng hàng không và bất động sản. Ông cho rằng những người lao động bị sa thải sẽ tìm được công việc khác, nhưng chỉ có thu nhập dưới mức trung bình. Ông tin rằng nền kinh tế có thể mất sáu triệu việc làm trong những tháng tới và tám triệu vào cuối năm nay.
Hiện tại, rất nhiều người đang chờ khoản trợ cấp của Chính phủ. Chị Vivian đi làm đóng thuế đầy đủ hàng năm, nên đang chờ nguồn tài trợ của chính phủ, dù theo chị, 1.000 USD hay 1.200 USD chẳng đáng bao nhiêu, không đủ cho chị trả tiền nhà, nhưng: ‘Có còn hơn không’, chị nói.
Kavin Shaw, 51 tuổi, y tá của một phòng nha ở Seattle, Washington, người mới bị thất nghiệp hồi tuần qua, đã nhanh chóng nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. “Tôi đang chờ để được giải quyết, nhưng thật ra khoản trợ cấp này không bao nhiêu so với thu nhập trước đây của tôi. Bây giờ tới thời phải ‘thắt lưng buộc bụng’ thôi!”


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sau Covid-19, còn điều gì nữa?


DIÊM LIÊN KHOA
Vào ngày 21 tháng Hai, Diêm Liên Khoa, nhà văn, giảng viên và chủ nhiệm khoa Văn hóa Trung Quốc tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong, đã giảng bài trực tuyến cho lớp sau đại học về coronavirus, ký ức cộng đồng và những người sáng tác sẽ nói về đại dịch này như thế nào. Dưới đây là chuyển ngữ của bài giảng đó, được xuất bản lần đầu tiên trên tờ ThinkChina.
Các trò thân mến,
Hôm nay là ngày học trực tuyến đầu tiên của chúng ta. Trước khi vào bài, cho phép tôi nói lạc đề một chút.
Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần mắc cùng một lỗi hai đến ba lần, cha mẹ thường lôi tôi ra trước mặt họ, chỉ tay lên trán tôi rồi nói:
“Sao mày nhanh quên thế?”
Trong lớp tiếng Trung, mỗi lần tôi quên bài đọc thuộc lòng sau khi đã đọc đi học lại không biết bao nhiêu lần, giáo viên sẽ yêu cầu tôi đứng lên và hỏi tôi trước cả lớp:
“Sao trò nhanh quên thế?”
Khả năng ghi nhớ là mảnh đất để các ký ức lớn lên, và ký ức là trái cây sinh ra từ mảnh đất đó. Có được ký ức và khả năng ghi nhớ là khác biệt căn bản giữa con người và động vật hay cây cỏ. Đó là điều kiện đầu tiên để chúng ta lớn lên và trưởng thành. Đã bao nhiêu lần, tôi cảm thấy rằng điều đó còn quan trọng hơn là ăn mặc, và cả hít thở — một khi ta quên đi các ký ức, ta sẽ quên cách làm sao để ăn, hay mất đi khả năng biết cày ruộng. Ta sẽ quên quần áo ta mặc ở đâu khi ngủ dậy mỗi sáng. Ta sẽ tin rằng vị hoàng đế lúc trần truồng sẽ đẹp hơn là khi mặc quần áo. Tại sao tôi lại nói ra những điều này vào ngày hôm nay? Đó là bởi vì Covid-19—một thảm họa của quốc gia và của toàn cầu—vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát; các gia đình vẫn ly tán, và những tiếng khóc than vẫn còn vọng từ Hồ Bắc, Vũ Hán và nhiều nơi khác. Thế nhưng, những khúc ca chiến thắng đã nổi lên từ nhiều nơi. Tất cả bởi vì các số liệu thống kê đã tốt đẹp hơn.
Xác người còn chưa lạnh và nhân dân vẫn còn than khóc. Thế nhưng các khúc khải hoàn ca đã được cất lên và người ta bắt đầu tuyên bố: “Ôi thật sáng suốt và vĩ đại làm sao!”
Từ cái ngày mà Covid-19 đi vào đời sống của chúng ta cho tới nay, ta không biết rõ bao nhiêu người đã tử vong vì nó—bao nhiêu người đã chết ở các bệnh viện, và bao nhiêu người đã qua đời ở bên ngoài kia. Ta còn không có cơ hội để nghiên cứu về những thứ đó. Hay thậm chí còn tệ hơn là, những điều tra và nghi vấn có thể sẽ chấm dứt khi thời gian trôi đi, và sẽ mãi là bí ẩn không lời giải. Có lẽ, ta sẽ phải để cho thế hệ sau truyền thừa một hỗn độn giữa sự sống và cái chết, mà không ai có ký ức gì về nó.
Khi đại dịch đã lắng xuống, ta không được giống như thím Tường Lâm (một nhân vật trong tiểu thuyết của Lỗ Tấn, điển hình cho kiểu phụ nữ lao động u mê trong xã hội phong kiến cũ), kêu rên khi đứa con trai bị chó sói ăn thịt: “Tôi chỉ biết bọn thú hoang đi rình mồi vào mùa đông, khi trên núi không có gì ăn; Ai mà biết được là bọn chó sói làm thế cả vào mùa xuân”. Nhưng chúng ta cũng không thể giống như AQ, lần nào cũng tự nhủ thầm rằng mình là kẻ chiến thắng sau khi bị ăn đòn, bị sỉ nhục và bị dồn vào cái chết.
KHI KÝ ỨC CÓ THỂ KHÔNG MANG CHO TA SỨC MẠNH THAY ĐỔI THỰC TẠI, ÍT NHẤT LÀ NÓ CŨNG CÓ THỂ LÀM LÒNG TA DẤY LÊN CÂU HỎI KHI TA PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI DỐI TRÁ.
Trong quá khứ và cả thời đại chúng ta đang sống, tại sao bi kịch và thảm họa lại luôn đến với cá nhân, gia đình, xã hội, thời đại, đất nước, lần lượt cái này liền tiếp vào cái sau? Và tại sao những bi kịch lịch sử lại phải trả giá bằng ngàn vạn mạng dân thường? Giữa vô số các yếu tố mà ta không biết, ta không hỏi hay được bảo rằng đừng có hỏi (mà ta nhất mực nghe theo), thì có một yếu tố này: nhân loại, trong tồn tại tập thể của mình, vô danh như kiến, vốn dĩ là những thực thể dễ quên.
Ký ức của chúng ta đã bị chỉnh đốn, thay thế và xóa bỏ. Ta nhớ những gì người khác bảo ta phải nhớ, và quên những gì người khác bảo ta phải quên. Ta im lặng khi được được yêu cầu làm thế, và hát theo mệnh lệnh. Ký ức đã trở thành công cụ của thời đại, được dùng để tạo ra ký ức tập thể của một quốc gia, được tạo ra bởi những gì ta được bảo rằng phải quên đi hay phải nhớ.
Thử nghĩ mà xem: không nói đến những cuốn sách phủ bụi cũ kỹ đã trở thành quá khứ, chỉ cần nhớ lại những gì đã xảy ra trong vòng 20 năm qua. Những biến cố mà người trẻ như các trò, những đứa sinh ra vào năm 80 và 90, tất cả đều đã trải qua và ghi nhớ những đại thảm họa quốc gia như AIDS, SARS và Covid-19. Theo các trò, đó là những thảm họa do con người tạo ra hay là những thảm họa thiên nhiên mà con người phải bất lực khi đối mặt với nó, như động đất ở Đường Sơn hay Tứ Xuyên? Mà rồi tại sao yếu tố con người trong những thảm kịch quốc gia trước đây đều như nhau? Đặc biệt là dịch SARS từ cách đây 17 năm, và sự leo thang của dịch Covid-19 hiện tại, dịch bệnh nhìn có vẻ như chúng được dựng lên bởi cùng một đạo diễn. Thảm kịch lại tái hiện ngay trước mắt chúng ta. Và con người mong manh như cát bụi, ta còn không thể tìm được ai là đạo diễn, cũng như không đủ chuyên môn để thu thập và chắp nối những tư tưởng, ý niệm và sáng tạo của nhà biên kịch. Nhưng khi chúng ta đối diện trước sự tái hiện của “vở kịch tử thần” này một lần nữa, chẳng phải ít nhất ta cũng nên tự hỏi chính mình rằng ta có những ký ức gì về biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà ta là một phần trong đó?
Ai đã xóa sạch ký ức của ta?
Những kẻ hay quên, về bản chất, giống như bụi đất trên đường. Người ta có thể dùng đế giày dẫm đạp lên họ kiểu gì cũng được.
Những kẻ hay quên, về bản chất, giống như tấm gỗ đã cắt rời khỏi thân cây đã mang tới sự sống cho chúng. Cưa và rìu hoàn toàn kiểm soát chúng sẽ trở thành gì trong tương lai.
Đối với chúng ta, những người gắn cho đời sống ý nghĩa bằng tình yêu văn chương, những người nương vào các nhân vật trong văn chương Trung Hoa mà sống; đối với các học viên thạc sĩ của Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong đang online này, và dĩ nhiên là bao gồm cả những tác giả đã tốt nghiệp hay vẫn đang theo học lớp viết sáng tác chuyên nghiệp tại Đại học Nhân dân Trung Hoa—nếu chính chúng ta cũng bỏ rơi ký ức về máu đổ và sự sống, thì ý nghĩa của việc viết là gì? Giá trị của văn chương là gì? Tại sao xã hội lại cần những người viết? Việc sáng tác cần mẫn, không ngừng nghỉ, và biết bao nhiêu cuốn sách được viết ra có gì khác so với việc trở thành một con rối bị người khác kiểm soát? Nếu phóng viên không tường thuật lại những gì họ chứng kiến, và tác giả không viết về những ký ức và cảm xúc; nếu những người còn được lên tiếng trong xã hội, và biết cách để nói ra luôn kể lại đọc lại và công bố mọi thứ trên tinh thần đúng đắn về mặt chính trị, thì ai có thể nói cho chúng ta rằng việc sống như máu thịt trên đời này còn ý nghĩa gì nữa chăng?
Hãy thử nghĩ mà xem: nếu như nhà văn Phương Phương không tồn tại ở Vũ Hán. Cô ấy không ghi chép lại những ký ức cá nhân và cảm xúc của mình. Cũng không có hàng ngàn vạn người giống như Phương Phương đang kêu cứu qua điện thoại. Thì chúng ta nghe thấy gì? Chúng ta nhìn thấy gì?
Giữa dòng nước lũ của thời đại, ký ức của một người giống như bọt nước, bị nhấn chìm hay đánh dạt sang một bên bởi sóng nước và tiếng ồn, làm ký ức đó câm lặng bằng tiếng nói và ngôn từ, giống như chúng chưa bao giờ tồn tại. Chao ôi, khi thời đại qua đi, mọi thứ tan vào quên lãng. Máu và thịt, thân xác và linh hồn đều biến đi. Mọi thứ đều ổn, và điểm tựa nhỏ bé của sự thật mà có thể nâng được cả thế giới đã mất. Như thế, lịch sử trở thành tập hợp của huyền thoại, của mất mát và những câu chuyện tưởng tượng, không có nền tảng và vô căn cứ. Từ quan điểm như thế, điều quan trọng là ta có thể nhớ và nắm giữ ký ức của mình khiến không ai có thể chỉnh đốn hay xóa bỏ. Đó chỉ là một chút nhỏ sự chắc chắn và bằng chứng mà ta có thể mang ra khi ta nói lên một sự thật nhỏ bé. Đây là điều đặc biệt quan trọng với những học viên của lớp sáng tác. Phần lớn chúng ta coi nghiệp của đời mình là viết lách, tìm kiếm sự thật, và sống như một cá nhân qua những ký ức của mình. Nếu như đến một ngày ngay cả những người như chúng ta mất đi những điều chân thực nhỏ nhoi còn sót lại và những ký ức, sẽ còn chăng những gì chân thực của cá nhân và lịch sử? Sẽ còn chăng sự thật?
Trên thực tế, ngay cả khi khả năng ghi nhớ và ký ức của chúng ta không thể làm gì để thay đổi thế giới, ít nhất thì nó cũng giúp chúng ta nhận thức được rằng có gì đó không đúng khi ta phải đối mặt với “sự thật” đã được tập trung chỉnh đốn. Giọng nói nhỏ bé trong ta sẽ cất lên: “Cái đó không đúng!”. Ít nhất, thì trước khi bước ngoặt của đại dịch thực sự đến, ta có thể nghe và ghi nhớ những tiếng lầm than từ những người, những gia đình và những kẻ bị gạt ra bên lề, giữa tiếng hân hoan của khúc ca khải hoàn.
Ký ức không thể thay đổi thế giới, nhưng nó cho chúng ta một tấm lòng chân thật.
TÔI HY VỌNG RẰNG MỖI TRÒ Ở ĐÂY, VÀ TẤT CẢ NHỮNG AI ĐÃ TRẢI QUA ĐẠI DỊCH COVID-19 SẼ TRỞ THÀNH NHỮNG NGƯỜI GHI NHỚ, NHỮNG NGƯỜI RÚT ĐƯỢC NHỮNG KÝ ỨC RA TỪ TRÍ NHỚ.
Dẫu ký ức có thể không mang cho ta sức mạnh thay đổi thực tại, ít nhất là nó cũng có thể làm lòng ta dấy lên câu hỏi khi ta phải đối diện với dối trá. Nếu như có một ngày, một cuộc Đại Nhảy Vọt nữa lại tới, và người ta lại đắp lò nung ở sân nhà, ít nhất ký ức cũng cho ta biết rằng cát không thể biến thành sắt, và một mẫu ruộng không cho ta trăm nghìn cân lương thực. Ít nhất ta cũng biết rằng đây là lẽ thường cơ bản nhất, và không phải là sức mạnh ý thức tạo ra vật chất, từ không khí biến ra đồ ăn. Nếu có một cuộc Cách mạng Văn hóa nữa diễn ra, ta ít nhất cũng có thể đảm bảo rằng mình sẽ không phải là kẻ đưa cha mẹ ta vào tù hay ra pháp trường.
Các trò thân mến, chúng ta đều là những học viên ngành nghệ thuật mà có lẽ sẽ dành cả đời để vật lộn với thực tại và ký ức bằng ngôn từ. Đừng để mình nói về ký ức tập thể, về ký ức quốc gia hay ký ức của dân tộc, mà hãy là của chính chúng ta; vì trong lịch sử, ký ức tập thể sẽ luôn che đậy và thay đổi ký ức của chúng ta. Ngày hôm nay, vào chính thời điểm này, khi Covid-19 vẫn còn lâu mới trở thành ký ức, khi mà chúng ta đã nghe thấy khải hoàn ca vang lên từ khắp nơi. Vì lẽ đó, tôi hy vọng rằng mỗi trò ở đây, và tất cả những ai đã trải qua đại dịch Covid-19 sẽ trở thành những người ghi nhớ, những người rút được những ký ức ra từ trí nhớ.
Trong tương lai gần có thể dự đoán được, khi mà cả nước mừng chiến thắng đại dịch Covid-19 với ca nhạc, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không trở thành những người viết trống rỗng vô hồn, mà sẽ là những người đơn giản sống thật với ký ức của mình. Khi buổi đại nhạc hội diễn ra, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ không phải là diễn viên hay người kể chuyện trên sân khấu, hay là một trong những người vỗ tay để có cảm giác mình là một phần của hội diễn—Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ là những kẻ kín đáo, bị bỏ rơi đứng ở góc xa nhất của sân khấu, vừa khóc vừa lặng lẽ nhìn. Nếu tài năng, sự can đảm và sức mạnh tinh thần của chúng ta không đủ biến ta thành một người viết như Phương Phương, thì chúng ta cũng không ở trong số những người, những giọng nói nghi ngờ hay nhạo báng Phương Phương. Trong khi mọi thứ quay trở lại trạng thái bình thường và thịnh vượng như xưa, cùng những làn sóng ca hát, nếu ta không thể lớn tiếng đặt câu hỏi về nguồn gốc và sự lây lan của Covid-19, thì chúng ta cũng có thể nói nhỏ, nói bằng giọng trầm, vì đó cũng là sự thể hiện lương tri và lòng dũng cảm. Viết thơ sau giai đoạn trại tập trung Auschwitz là một điều dã man, nhưng thậm chí còn dã man hơn nếu như chúng ta chọn quên nó đi trong ngôn từ, trong đối thoại và trong ký ức—điều đó thật sự dã man và kinh khủng hơn.
Nếu như ta không phải là một “người thổi còi” như bác sĩ Lý Văn Lượng thì ít nhất hãy để mình là một kẻ biết lắng nghe tiếng còi đó.
Nếu ta không thể nói to thì hãy là những kẻ thầm thì. Nếu ta không thể là những kẻ thầm thì, hãy để chúng ta trở thành những kẻ lặng câm nhưng mang theo ký ức. Trải qua những khởi đầu, những tàn phá và lây lan của Covid-19, hãy để chúng ta là những kẻ lặng lẽ bước ra ngoài lề một bước khi đám đông tụ tập lại để hát khúc khải hoàn ca sau khi chiến thắng—những kẻ mang trong tim mình những nấm mộ với ký ức được khắc trên đó; những người ghi nhớ và một ngày nào đó có thể truyền lại ký ức cho thế hệ tương lai.
Vũ Ngọc Khuê dịch từ bản chuyển ngữ của Grace Chong, đăng trên trang Những Huyền Thoại 
Nguồn: Yan Lianke: What Happens After Coronavirus? | lithub.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao cựu Đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Hiến bị truy tố


Thủ tướng kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến
Đô đốc Nghuễn văn Hiển Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng
Ông Nguyễn Văn Hiến bị cáo buộc sai phạm thiếu trách nhiệm liên quan đến 3 khu đất trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.Hồ Chí Minh) rơi vào tay tư nhân, khiến Nhà nước thiệt hại hơn 939 tỉ đồng.
Diễn biến từ đất quốc phòng rơi vào tay tư nhân
Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Hiến (cựu Đô đốc Hải quân, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Sai phạm của ông Hiến liên quan đến 3 khu đất trên đường Tôn Đức Thắng (quận I, TP.Hồ Chí Minh).
Liên quan đến vụ án, cơ quan công tố cũng truy tố Bùi Như Thiềm, Bùi Văn Nga, Đoàn Mạnh Thảo, Trần Trọng Tuấn bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý đất đai"; các bị can Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt và Vũ Thị Hoan bị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, Quân chủng hải quân được giao quản lý các khu đất số 2, số 7-9, số 9-11 có tổng diện tích hơn 7.300 m2, trên đường Tôn Đức Thắng. Ngày 13.3.2006, Thường vụ Quân chủng hải quân họp và nhất trí phương án hợp tác kinh doanh khu đất trên và giao cho Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo trực tiếp chi đạo.
Công ty Hải Thành (thuộc Bộ Quốc phòng, do bị can Nga làm giám đốc) có nhiệm vụ thực hiện hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trên 3 khu đất này. Song, việc liên doanh đó phải bảo đảm giữ vững được chủ quyền, đúng quy định pháp luật và có lợi cho quân chủng.
Ngày 2.10.2006, Thành ủy, UBND TP.Hồ Chí Minh chấp thuận để Bộ Tư lệnh Hải quân sử dụng toàn bộ số tiền sử dụng đất, phục vụ cho giải phóng mặt bằng (nếu có) và đầu tư xây dựng doanh trại, cơ sở phúc lợi cho các đơn vị của hải quân.
Tuy nhiên, các bị can Nga, Thiềm (cựu Trưởng phòng kinh tế Quân chủng Hải quân), Thảo (cựu Trưởng phòng tài chính Quân chủng Hải quân) đã đề xuất Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và trực tiếp chuyển mục đích sử dụng 3 khu đất này sang đất làm kinh tế.
Cáo trạng cáo buộc, hành vi đó là trái quy định về quản lý đất đai.
Thời điểm này, Quân chủng Hải quân chưa có báo cáo đề nghị Bộ Quốc phòng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Song bị can Thiềm và Thảo đã trình lãnh đạo xin ý kiến ký kết các hợp đồng liên doanh liên kết xây dựng cao ốc, văn phòng cho thuê (thời hạn 45-49 năm), mức khoán 4-4,5 USD/m2/tháng.
Bị can Hiến, khi đó là Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã ký nhiều văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xin chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng, đưa 3 khu đất vào hợp tác kinh doanh, xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê.
Thủ trưởng Bộ Quốc phòng nhất trí về chủ trương nhưng chỉ đạo: "Không được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vì sẽ bị mất đất".
Cụ thể, tại lô đất số 2, tháng 7.2006, ông Hiến ký quyết định giao cho Công ty Hải Thành hợp tác với Công ty Cảnh Hưng, thành lập Công ty TNHH liên doanh Cảnh Hưng – Hải Thành, vốn điều lệ 15 triệu USD. Trong đó, Công ty Hải Thành góp 10% vốn, Cảnh Hưng 90% vốn. Việc liên doanh này thực hiện trong thời hạn 49 năm.
Tháng 11.2007, bị can Thảo ký báo cáo giải trình về 3 phương án cho Công ty Cảnh Hưng thuê khu đất số 2 gửi lãnh đạo Bộ Tư lệnh hải quân và Quân chủng Hải quân. Sau đó, phương án được chốt là “chuyển sang hình thức liên doanh góp vốn”.
Sau đó, ngày 17.12.2007, UBND TP.Hồ Chí Minh phê duyệt giá trị khu đất số 2 là 187 tỉ đồng để Công ty Hải Thành nộp vào ngân sách nhà nước khi khu đất làm dự án.
Tuy nhiên, từ văn bản đề nghị xem xét giải quyết cho ghi thu, ghi chi số tiền này vào thẳng tài khoản của Quân chủng hải quân, khi dự án đi vào hoạt động, Công ty Hải Thành sẽ chuyển toàn bộ số tiền thu được về Bộ Tư lệnh sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước, UBND TP.Hồ Chí Minh đã trình Bộ Tài chính và được đồng ý.
Ngày 21.5.2008, các bên ký hợp đồng góp vốn, theo đó Công ty Hải Thành góp 187 tỉ đồng (bằng giá trị quyền sử dụng đất).
Hiện tại Công ty Cảnh Hưng Hải Thành đã xây dựng tòa nhà 27 tầng nổi, 4 tầng hầm, và đã hoàn thiện 9 tầng đang cho thuê làm văn phòng. Tuy nhiên, phía Công ty Cảnh Hưng cũng đã bán hết cổ phần cho một số đối tác.
Mặt khác, hiện Công ty Hải Thành chưa nộp 187 tỉ đồng về Quân chủng Hải quân.
Tương tự, lô đất số 9-11 cũng được ký kết giữa Công ty Hải Thành và Công ty Mai Anh để thực hiện dự án xây dựng cao ốc đa năng, thời hạn 49 năm. Giá trị quyền sử dụng lô đất này được xác định là 248 tỉ đồng. Việc góp vốn cũng bằng hình thức Công ty Hải Thành 10%, Công ty Mai Anh 90%.
Ngày 8.9.2008, UBND TP.Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất số 9-11 Tôn Đức Thắng cho Công ty Hải Thành, mục đích sử dụng là đất cơ sở sản xuất kinh doanh, thời hạn sử dụng 50 năm. Ngay sau đó, Công ty Hải Thành và Công ty Mai Anh ký phụ lục sửa đổi hợp đồng liên doanh, xác định vốn điều lệ của công ty liên doanh là 510 tỉ đồng, Công ty Hải Thành góp 248 tỉ bằng giá trị quyền sử dụng đất khu đất, tương ứng 48,64% với thời hạn 50 năm, Công ty Mai Anh góp 261 tỉ đồng, tương ứng 51,36%.
Theo đề nghị của Công ty Hải Thành, ngày 28.11.2013, UBND TP.HCM cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang Công ty TNHH Mai Thành. Sau khi liên doanh đi vào hoạt động, đến tháng 12.2009, các bên ký điều lệ Công ty TNHH Mai Thành sửa đổi, xác định vốn điều lệ công ty liên doanh là 1.050 tỉ đồng.
Trong đó, Công ty Hải Thành giữ nguyên số vốn góp, Công ty Mai Anh chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho Công ty TCO Việt Nam (Công ty Mai Anh còn 276 tỉ đồng chiếm 26,37%, Công ty TCO 525 tỉ đồng chiếm 50% vốn điều lệ).
Sau đó, UBND TP.HCM cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sang Công ty TCO và Công ty TNHH Mai Thành. Công ty TNHH Mai Thành đã xây dựng xong tòa nhà 34 tầng, hiện cho thuê làm văn phòng. Đến nay, Công ty Hải Thành chưa nộp về Quân chủng Hải quân 248 tỉ đồng.
Sai phạm vì tin tưởng cấp dưới
Cáo trạng cáo buộc, bị can HIến đã không kiểm tra, tin tưởng vào cấp dưới nên đã ký, phê duyệt các văn bản để đưa 3 khu đất quốc phòng vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định. Bị can cũng không kiểm tra việc góp vốn, thực hiện ý kiến chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Sau khi ủy quyền cho giám đốc Công ty Hải Thành ký hợp đồng, bị can đã không kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị liên quan. Việc này dẫn đến việc bị đối tác dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang đi thế chấp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên thứ ba...
Hậu quả, Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý, sử dụng 3 khu đất trong thời gian 49 năm. Ngân sách Nhà nước bị thất thoát 939 tỉ đồng.
Hành vi của bị can Hiến là Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, cáo trạng cho rằng bị can Hiến không có mục đích, động cơ vụ lợi cá nhân.
Việt Dũng / Lao Động


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN THẦN DƯỢC CHÓ NGÁP VÀ ÁC TÂM CỦA TÊN CƯỚP..


Dương Bá Đương

Người ta kể rằng.....
Tháng 2 năm 2020, Viên y sĩ tại trấn Mã Cảnh, Huyện Thông Thành tỉnh Hồ Bắc vì không có thuốc gì làm giảm cơn sốt của 50 bệnh nhân trong trấn nhiễm loài Virus lạ, đã quyết định dùng thuốc sốt rét Chloroquine để giúp bệnh nhân giảm sốt. Thât không ngờ sau ngày đầu tất cả mọi người đều giảm sốt, qua ngày 2 khá hơn và sau 10 ngày tất cả gần như hết bệnh.
Anh ta báo về cho huyện Thông Thành rồi Thông Thành báo lên Hàm Ninh và cuối cùng là Hồ Bắc. Lúc đó đã giữa tháng 2, đang đỉnh của cơn dịch.
Người Anh đột nhiên phát hiện ra người Tàu thu mua thuốc sốt rét khắp nơi, làm giảm mức dự trữ trong nước và họ quyết định cấm xuất cảng Chloroquine qua Tàu. Lần lượt các quốc gia khác đều làm theo. Lúc này Tàu đã thu mua được 1 lượng lớn Chloroquine của các nước.
Họ bắt đầu đặt câu hỏi tại sao..... Ngày 27 tháng 2 có lẽ đã biết bí mật của mình bật mí nên Tàu tuyên bố Chloroquine có thể chữa được Virus Tàu! Lúc đó các cuộc tiến hành nghiên cứu về Chloroquine đã xảy ra ở nhiều nơi tại Úc, Pháp và Anh.
Từ ngày 6 đến ngày 12 các báo cáo từ Úc, Pháp và Anh cho biết các bệnh nhân được chữa trị bằng Chloroquine đã hồi phục, liều sử dụng 600 mg môt ngày thòi gian 10 ngày, hiệu quả 100% cho những người chưa bị viêm phổi trầm trọng. Ngày 16 tháng 2 các bác sĩ ở bệnh viện Queenland Úc cho biết Chlorroquine phối hợp với 2 loại thuốc chống HIV có thể tận diệt Virus Tàu. Họ còn cho biết Chloroquine có thể giết Virus Tàu ngay trong ống nghiệm.
Người Pháp cho biết Hydroxy Chloroquine Sulfate (tên thương mại Plaquenil) phối hợp với kháng sinh chống viêm phổi Azithromycin có thể trị hết bệnh trong 3 đến 6 ngày.
Ngày 16 tháng 3 Elon Musk ông chủ của Tesla và Space X, người mà rất nhiều người xem là thiên tài nhất nhân loại còn sống, đã twitt một dòng về Chloroquine có thể là thuốc chữa Virus. Ngày 17 anh ta Twitt thêm 1 dòng nữa về Hydroxy Chloroquine Sulfate và chữ better. 30 triệu follower của Musk retwitt và 2 ngày sau TT Trump tuyên bố tái sản xuất Chloroquine vì nó chính là thuốc chữa rẻ tiền và hiệu nghiệm. Cùng ngày hôm đó FDA cơ quan quản trị thuốc và thực phẩm phê chuẩn cho tiến hành thử nghiệm Chloroquine rộng rãi trên người. Trong bản thông báo của FDA có cho biết Remdesivir, 1 loại thuốc khác cũng được cho thử nghiệm trên 250 người.
Tới giờ này chúng ta có thể yên tâm là đã có thuốc chữa. Đặc tính của Chloroquine là tồn tại ở mức hữu ích trong cơ thể con người đến 7 ngày, vì thế nó mở ra khả năng ngừa bệnh và ngừa lan truyền bệnh. Trong thông cáo của FDA có nhắc tới tiềm năng này của Chloroquine.
Người Tàu càng ngày càng lộ ra bản chất gian ác tiểu nhân đê hèn ích kỷ của họ. Nó thể hiện trong sự che dấu thông tin và lén lút thu gom hết thuốc.
Họ muốn các nước khác chết hết chăng khi thu mua thuốc như vậy?
Thế giới sẽ không tha thứ cho họ. Người Tàu và những kẻ bám theo đít họ nên cúi mặt nhục nhã chứ đừng dương dương tự đắc với "thần dược Tàu", thứ gặp may mà tìm thấy, và hãy cúi mặt vì đã cư xử như 1 lũ trộm cướp.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gần 15 triệu thuê bao của TQ đi đâu?


 "Nhìn vào dữ liệu quá khứ, các thuê bao của China Mobile đều tăng hàng tháng. Kỷ lục cao nhất là tăng hơn 4 triệu thuê bao vào tháng 6/2018 và chưa bao giờ giảm cho đến thời điểm trước năm 2020.....

Như vậy, trong 2 tháng đầu năm 2020, ba hãng viễn thông của Trung Quốc đã “mất” tổng cộng 14,9 triệu thuê bao.


Nếu chỉ là do nhiễm bệnh và cách ly thông thường thì người dùng vẫn tiếp tục sử dụng điện thoại di động, và thời gian dùng có thể còn tăng cao hơn so với trước khi dịch bệnh. Nếu thuê bao chuyển sang mạng khác thì cũng không thể sụt giảm đột biến như trên. Hơn nữa trong bối cảnh dịch bệnh nghiêm trọng, người dùng sẽ không có tâm trạng chuyển mạng."

Vì vậy, có những ghi vấn, con số trên chính là những người đã tử vong, và họ không thể mang điện thoại của mình sang thế giới bên kia.
https://www.ntdvn.com/.../hon-8-trieu-thue-bao-dien-thoai...
Gần 15 triệu thuê bao điện thoại ở Trung Quốc đã đi đâu?
NTDVN.COM
Gần 15 triệu thuê bao điện thoại ở Trung Quốc đã đi đâu?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THƠ CỦA MỘT NGƯỜI ĐẠP XÍCH LÔ Ở HUẾ


Ở Huế, nói đến Nguyễn Văn Phương rất ít người biết nhưng Phương Xích Lô thì trong giới văn nghệ sĩ và những người hành nghề đạp xích lô hầu như ai cũng biết. Không chỉ ở Huế mà một số người làm thơ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt... cũng biết tiếng anh. Phương từng là “đệ tử” của Bùi Giáng. Lối sống bụi bặm, hoang dã, tự nhiên, thực ảo, say tỉnh và phong cách cuồng ca của anh ít nhiều chịu ảnh hưởng thi sĩ họ Bùi.
Bài thơ đầu tiên để người đọc biết đến Phương Xích Lô là bài Gửi bác xích lô Hà Nội do nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ chọn đăng ở tạp chí Sông Hương. Bút hiệu Phương Xích Lô cũng do nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và anh chị em trong toà soạn Tạp chí Sông Hương thời ấy đặt cho. Rồi Tạp chí Cửa Việt (thời nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường còn làm Tổng biên tập) chọn in chùm thơ ba bài của Phương, có cả ảnh chân dung và lời giới thiệu hết sức trang trọng. Thơ Phương được nhiều người biết đến từ đó. Tôi đặc biệt yêu mến những bài thơ của Phương viết về nghề đạp xích lô:
Những lúc về khuya, còn ai thấy bác
Người phu già lăn bóng dọc đường trăng...
(Gửi bác xích lô Hà Nội)
Một hình ảnh vừa rất hiện thực vừa rất lãng mạn. Chính vì cũng làm “nghề như bác”, “cùng đời xích lô dãi nắng, dầm sương” nên Phương vừa thông cảm vừa đồng cảm:
Có những lúc gác xe vào quán rượu
Mượn Lưu Linh đuổi hết nỗi nhọc nhằn
Rồi đón khách nơi đầu ga cuối chợ
Ngày có, ngày không lặng lẽ qua dần...
Tất cả những người làm nghề đạp xích lô trên mọi miền đất nước đều tìm thấy hình bóng của mình trong những câu thơ ấy của Phương. Đây là hình ảnh người đạp xích lô Nam Bộ ra tham quan Huế:
Đời đã từng trải qua nhiều nỗi khổ
Anh hiểu sâu về những giọt mồ hôi
Khi gặp dốc cao anh liền nhảy xuống
Chia sẻ cùng tôi chút nặng nhọc một thời
Tuy cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng Phương vẫn hài hước, ngang tàng, hóm hỉnh:
Rơi xuống cuộc đời không chao đảo
Vững vàng ba bánh đỡ xích lô
(Xích lô hành)
Hay :
Vắng khách đôi khi về chở gió
Không tiền, không bạc vẫn cười vang
(Giọt nước Hương Giang)
Ở Phương có hai con người: giả và thật, say và tỉnh. Có điều, con người tỉnh phần nào bị khuất lấp đi bởi “ngàn cuộc say” của Phương:
Ta say hề, đêm nay ta xỉn
Ngất ngưởng đi về giữa khói sương...
(Độc tuý hành)
Thế mới có biệt danh “Phương Say”, “Phương Điên”. Thì chính Phương cũng tự coi mình là một “thằng điên”:
Ngồi buồn
Vẽ cái thằng tôi
Thằng tôi vô định
Mấy thời tỉnh điên
Tục chẳng tục
Tiên không tiên
Lúc vui xuống phố
Khi phiền lên non
(Chân dung tự hoạ)
Kể từ khi tổ ấm gia đình tan vỡ, Phương biết đời mình chẳng khác gì trăng kia đã khuyết, sông kia đã cạn:
Thưa em
Tôi đã lụi tàn
Không còn rung động điệu đàn năm xưa
Chỉ còn chiếc bóng trong thơ
Về bên núi vắng
Nằm chờ hoá thân...
(Thưa em)
Con người thực của Phương như: Chút lửa trên đống tro tàn/ Chút trong veo lọc qua ngàn cuộc say... Mặc dù là “chút lửa” thôi, dù là “chút trong veo” thôi nhưng nó cho ta biết vẻ đẹp tâm hồn của Phương mà cả “đống tro tàn” hay cả “ngàn cuộc say” cũng không thể làm lu mờ được. Vẻ đẹp đó trước hết là cái tình người của Phương. Anh không chỉ chia sẻ vui buồn với những đồng nghiệp đạp xích lô mà còn chia sẻ niềm cảm thông sâu sắc của mình đối với người bạn ngồi bán thuốc lá vỉa hè, chị quét rác trong đêm, với em bé gùi thông ra chợ:
Thông nhen lửa
Cho đời ai ấm?
Lối em về
Lạnh mấy đồi xa...
(Lối em về)
Phương viết về những mối tình tan vỡ:với một lối so sánh vô cùng độc đáo:
Em đá vào tôi một trái buồn
Còn tôi đá lại trái cô đơn
Đôi ta đều bỏ khung thành trống
Chẳng thấy bên nào có thủ môn
(Trái buồn)
Với người vợ đã từng lôi Phương như “lôi một con trâu ra tòa ly dị”, Phương không những không hề oán giận mà còn luôn quan tâm, tưởng nhớ đến nàng:
Ta chợt nhớ mười ngón tay gầy guộc
Em bên trời còn gảy tiếng đàn tranh ?
(Xin lại)
Con người dở tinh, dở điên ấy lại yêu ghét hết sức phân minh, rạch ròi. Phương yêu mến, cảm phục sự chân thật của người đạp xích lô Nam Bộ, Phương ca ngơi vẻ đẹp thầm lặng của người quét rác: Em như quỳnh nở trong đêm vắng/ Hương thầm tỏa nhẹ dưới trăng thanh... Với một tâm hồn nghệ sĩ, phương có những phát hiện hết sức tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên của Huế, Hà Nội, Đà Lạt... Trên đỉnh Huyền Không, Phương nhìn thấy:
Lan nở am mây đùa nắng tía
Thơ ghi vách núi giỡn trăng vàng
Phương ghi lại những ký ức của mình về Hà Nội:
Hồ Gươm say theo chiều Lý Bạch
Thiên hạ bảo thất tình
Nước hồ mát như da con gái
Ta về làm rể Thuỷ Tinh
(Ký ức Hà Nội)
Và Phương “lục bát” với Hương Giang :
Dòng sông như vị thiền sư
Chiều nay
Lặng lẽ vô tư nhìn trời...
So sánh nước hồ Gươm “mát như da con gái”, còn sông Hương “như vị thiền sư” là hết sức bất ngờ và mới lạ. Đó là bản năng thi sĩ của Phương, là tài thơ bẩm sinh của Phương.
Bốn mươi chín bài thơ trong tập Chở gió mà những người bạn thơ thân thiết của Phương: Nhất Lâm, Phạm Nguyên Tường, Lương Ngọc An... đã bỏ công sức sưu tầm, chọn lọc, công bố chính là “chút lửa trên đống tro tàn/ Chút trong veo lọc qua ngàn cuộc say”. Chở gió là tinh chất cuộc đời Phương, để Phương có thể tự tin mà nói với thiên hạ rằng: Trông lên hơn hẳn lũ công cò!

Mai Văn Hoan

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020

Vài mẩu chuyện có thể bạn chưa bao giờ nghe về nghề bác sĩ


Bệnh nhân chửi: “Mẹ chúng mày, y đức cái đ** gì, chúng mày thấy chết không cứu, mở mồm ra là nhắc tiền, tiền. Tao không có tiền chúng mày để tao chết phải không”, rồi lập tức rút điện thoại…
Câu chuyện trốn viện 1:
Bệnh nhân vào vì cơn tăng huyết áp, được bác sĩ cho thuốc, cho xét nghiệm. Nhưng chẳng có đồng tiền tạm thu viện phí nào. Tối bệnh nhân bảo bạn cùng phòng: ở cái bệnh viện này sướng thật, chả có đồng tiền nào mà “chúng nó” vẫn cho thuốc, mình uống đỡ ngay, lại cho mình nằm giường ngủ đến sáng. Thích quá.
Sáng hôm sau, bệnh nhân biến mất. Bác sĩ long sòng sọc đi tìm địa chỉ, gọi điện tìm theo thông tin trên bệnh án, lại là địa chỉ ma, thế là bác sĩ phải viết báo cáo, đi giải trình, còn chưa biết có phải trả tiền cho bệnh nhân không. Còn bị sếp nhắc nhở.
Câu chuyện trốn viện 2:
Bệnh nhân khác lại vào vì cơn tăng huyết áp, lại không tạm thu viện phí. Bác sĩ rút kinh nghiệm, nhắc nhở ngay từ đầu, bệnh nhân chửi: “Mẹ chúng mày, y đức cái đ** gì, chúng mày thấy chết không cứu, mở mồm ra là nhắc tiền, tiền. Tao không có tiền chúng mày để tao chết phải không” Rồi lập tức rút điện thoại gọi lên đường dây nóng bệnh viện, nói bác sĩ hoạnh họe, hạch sách. Sếp lại gọi điện, bác sĩ lại bị nhắc nhở về văn hóa tiếp xúc, ngành mình là ngành nhạy cảm bla bla bla.
Vài ngày sau, bệnh nhân lại trốn viện. Và bác sĩ lại long sòng sọc đi viết giải trình.
Lại vui.
Câu chuyện trốn viện 3:
Bệnh nhân vào vì suy tim sau nhồi máu cơ tim, nhà có vài mảnh đất, bán sạch đi để chữa bênh, mua thuốc. Già cả, yếu đuối vì bệnh, việc nặng không làm được, sống bằng nghề nhổ những cái đinh ở cốp pha bê tông bằng gỗ mà ở quê người ta làm, một ngày được “những” 20 ngàn đồng. Hai vợ chồng già cả, không con, bảo hiểm chưa đến hạn trả. Vào viện chỉ với 200 ngàn tạm thu viện phí. Bữa ăn hai vợ chồng chỉ có cơm trắng với mắm. Điều trị đến ngày bệnh nhân gần ra viện, bác sĩ cho một túi thuốc, kê đơn cho về uống. Dặn bệnh nhân trốn viện luôn, khi nào có bảo hiểm thì vào chỗ nào ngang tuyến để khám và lấy thuốc. Rồi bác sĩ viết sẵn đơn giải trình, chắc mẩm rằng mình có kinh nghiệm trong chuyện này rồi.
Hôm sau, lại thấy hai vợ chồng lù lù đứng ở cửa phòng thanh toán. Bác sĩ giật mình, hỏi sao không về đi. Bênh nhân bảo: Tôi bị bệnh đi viện nhiều tôi biết, bác sĩ thương tôi, nhưng nếu tôi trốn viện, bác sĩ phải làm sao. Thôi, nhà tôi còn con trâu…
Bác sĩ khóc, mà bệnh nhân cũng khóc.
Theo VŨ THẢO HIỀN

Phần nhận xét hiển thị trên trang