Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020

Từ đỉnh cao sự nghiệp đến trắng tay vì dịch Covid-19: Hàng triệu người châu Âu mất việc, tiền tiết kiệm không đủ cầm cự tới cuối tháng


Từ đỉnh cao sự nghiệp đến trắng tay vì dịch Covid-19: Hàng triệu người châu Âu mất việc, tiền tiết kiệm không đủ cầm cự tới cuối tháng
Tổ chức Lao động Quốc tế cảnh báo khoảng 25 triệu việc làm sẽ biến mất trên toàn cầu, nếu các chính phủ không phản ứng nhanh hơn để giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế.
Một buổi sáng chủ nhật, đầu bếp Cúán Greene tỉnh giấc và nhìn lại cuộc đời mình một chút. Tờ báo Observer uy tín Anh Quốc từng đánh giá món ăn của Greene khiến họ "bị cuốn hút và mê đắm". Vài giờ sau đó, vị bếp trưởng 27 tuổi ra khỏi giường và đối diện với sự thật tàn nhẫn: anh đã mất việc.
Đường sự nghiệp thẳng tắp bỗng có cú ngoặt bất ngờ
Từ đỉnh cao sự nghiệp đến trắng tay vì dịch Covid-19: Hàng triệu người châu Âu mất việc, tiền tiết kiệm không đủ cầm cự tới cuối tháng - Ảnh 1.
Nhà hàng Bastible vừa được tờ The Observer khen ngợi thì phải đóng cửa, sa thải nhân viên giữa mùa dịch.
Nhà hàng Bastible ở thủ đô Dublin, nơi anh làm việc, đã đóng cửa để phòng tránh virus corona. Không chỉ có Greene mà 13 đồng nghiệp của anh cũng bị sa thải.
"Khi bạn nhận được một đánh giá tốt, đó sẽ là khởi đầu cho một tuần đặc biệt, và những tuần như vậy tạo nên một tháng tốt lành. Nhưng mọi chuyện đang diễn ra thật đáng thất vọng, nó khiến bạn cảm thấy như mình tước đoạt cơ hội phát triển" - Greene nói.
Trước khi trở về quê nhà Dublin, Greene từng làm việc tại nhà hàng Noma nổi tiếng của Đan Mạch. Đường sự nghiệp tưởng thẳng tắp nay lại đâm vào ngõ cụt bất ngờ. "Thật sự rất khó chấp nhận, tôi phải thừa nhận là mình thức trắng đêm để suy nghĩ".
Từ đỉnh cao sự nghiệp đến trắng tay vì dịch Covid-19: Hàng triệu người châu Âu mất việc, tiền tiết kiệm không đủ cầm cự tới cuối tháng - Ảnh 2.
Đầu bếp Cúán Greene cảm thấy bị virus cướp mất cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Câu chuyện của Greene là ví dụ cho thấy đại dịch virus corona đã tàn phá ngành du lịch và nhà hàng - khách sạn như thế nào. Nó san bằng gần như mọi sự thành công trong lĩnh vực này, dù lớn hay nhỏ, dù ở bất kỳ đâu. Hàng loạt doanh nghiệp châu Âu đã phải cắt giảm nhân sự một cách chóng vánh vì lệnh phong tỏa ở nhiều nơi; kéo theo quán bar, nhà hàng, khách sạn... đóng cửa và những chiếc máy bay nằm im lìm hoặc chỉ có lác đác vài hành khách.
Nhiều tháng tới, chính phủ các nước sẽ thống kê sức tàn phá của virus corona đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, Tổ chức Lao động Quốc tế vào ngày 18/3 đã cảnh báo, 25 triệu việc làm sẽ biến mất trên toàn cầu nếu các chính phủ không phản ứng nhanh chóng hơn. Con số này sẽ vượt qua mức 22 triệu người lao động bị mất việc trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009.
Cảnh tượng hoang lạnh ở Ý khi đất nước 60 triệu dân bị phong tỏa
Châu Âu đã bơm hàng trăm tỷ Euro để giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế, cũng như nới lỏng các quy định giúp người lao động xin trợ cấp thất nghiệp và giúp các công ty có thể cầm cự, duy trì được nguồn nhân lực hiện tại.
Ở Italy - tâm dịch của châu Âu, chính quyền đã tiến thêm 1 bước nữa, họ cấm sa thải nhân viên từ ngày 23/3. Nhưng do quy mô của cuộc khủng hoảng xảy ra trên diện rộng, quá nhiều doanh nghiệp đang chen chúc nhau để được chính phủ "cứu vớt".
"Tiền tiết kiệm không thể cầm cự quá 1 tháng"
Ở Ireland, Thủ tướng Leo Varadkar đã ước tính sẽ có từ 100.000 người trở lên thất nghiệp chỉ trong vòng 2 tuần, tức 5% lực lượng lao động. Trước mắt, đã có khoảng 20.000 người đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp vào thứ sáu tuần trước (13/3).
Ở Đức, tỷ lệ thất nghiệp vốn đã hạ thấp xuống mức kỷ lục, nhưng giờ các công ty lại lũ lượt xin cứu trợ tài chính từ chính quyền địa phương.
Ở Bỉ, khoảng 30.000 doanh nghiệp đã nộp đơn xin phúc lợi thất nghiệp tạm thời cho gần 300.000 nhân viên. Nếu chấp thuận, chính phủ sẽ giúp các doanh nghiệp này chi trả đến 70% lương cho nhân viên.
Thế nhưng, không phải ai cũng có một chiếc phao cứu sinh giữa cơn nguy biến. Những người ký hợp đồng ngắn hạn gặp khó khăn trong việc xin trợ cấp - và nhóm này chiếm tỷ lệ ngày càng cao ở châu Âu.
Từ đỉnh cao sự nghiệp đến trắng tay vì dịch Covid-19: Hàng triệu người châu Âu mất việc, tiền tiết kiệm không đủ cầm cự tới cuối tháng - Ảnh 3.
Từ Paris đến Barcelona hiện giờ, không còn nhận ra một châu Âu hoa lệ và sầm uất nữa.
Tại Tây Ban Nha - ổ dịch lớn thứ nhì lục địa già, khoảng 100.000 người lao động đã bị sa thải. Tổng số trường hợp mất việc có thể lên tới 1 triệu người, theo liên đoàn lao động lớn nhất nước này dự báo.
Ở thành phố Barcelona, cô Alejandra Paola Carrera, 27 tuổi, lo ngại mình không nhận được trợ giúp của chính quyền, do chỉ mới đóng góp vào hệ thống an ninh xã hội từ tháng 7 năm ngoái.
"Tiền tiết kiệm của tôi không thể cầm cự quá 1 tháng nữa" - Carrera cho biết, cô đã mất việc văn phòng vào đầu tuần này. "Tôi thuê trọ với 3 người khác. Chúng tôi đều lâm vào tình cảnh giống nhau: công việc tạm bợ lại còn mới bị sa thải".
Nhiều người trẻ khắp châu Âu: "Vào một buổi sáng, chúng tôi chẳng còn gì"
Viviana là một người mẹ đơn thân ở Barcelona. Cô đối diện với thách thức phải nuôi sống bản thân và con gái 3 tuổi, trong khi đã đánh mất công việc tuyển dụng cho một công ty bất động sản.
"Số tiền kiếm được trong những ngày cuối cùng không đủ cho tôi đóng tiền nhà, điện, nước..." - bà mẹ 31 tuổi chia sẻ. "Tôi không biết phải làm gì nữa. Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì để cứu lấy bản thân và con gái".
Từ đỉnh cao sự nghiệp đến trắng tay vì dịch Covid-19: Hàng triệu người châu Âu mất việc, tiền tiết kiệm không đủ cầm cự tới cuối tháng - Ảnh 4.
Những người trẻ vốn có nhiều cơ hội và sự lựa chọn, nhưng giờ họ chỉ mong giữ được công việc với đồng lương hiện tại.
Ở Ba Lan, tình trạng thất nghiệp đang duy trì ở mức vô cùng thấp. Nhưng rồi bất ngờ, các thanh niên ở đất nước Trung Âu này nhận ra virus corona đang đóng sập những cánh cửa cơ hội.
Nicoise Kemp, 23 tuổi, sinh viên ở Warsaw, có 4 năm làm phục vụ tại khách sạn hàng đầu thủ đô nhưng cũng vừa mất việc. "Ngay bây giờ, chẳng còn ai tuyển dụng nữa hết. Tôi nghĩ rằng đám sinh viên chúng tôi đều sốc nặng. Chúng tôi vốn có lớp học ở trường và việc làm thêm đầu tắt mặt tối. Rồi vào một buổi sáng, chúng tôi chẳng có gì nữa".
Khó khăn đang bao trùm cả châu Âu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điều cần thiết nhất bây giờ là tìm kiếm, duy trì và nuôi lớn niềm hi vọng trong chính bản thân mình. Chẳng hạn như anh chàng đầu bếp người Ireland - Greene - cho biết vẫn may mắn là mình không nhiễm bệnh, không mắc nợ và chưa lập gia đình.
Với số tiền tiết kiệm, anh sẽ dành thời gian để quan tâm gia đình nhiều hơn, học hỏi "hàng triệu triệu thứ hay ho" mà lúc bận rộn không thể làm được - ví dụ như mài giũa kĩ thuật lên men thức ăn của mình.
Từ đỉnh cao sự nghiệp đến trắng tay vì dịch Covid-19: Hàng triệu người châu Âu mất việc, tiền tiết kiệm không đủ cầm cự tới cuối tháng - Ảnh 5.
Không nhiễm bệnh, không mắc nợ, không gánh nặng gia đình - những người như Greene vẫn có thể làm lại từ đầu, khẳng định bản thân thêm một lần nữa.
"Tôi sẽ cố gắng lạc quan, tôi vẫn còn bánh mì để ăn và một khoảng sân để trồng rau củ. Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi" - cựu bếp trưởng chia sẻ.
(Theo Reuters)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÀI HỌC TÀU CỘNG SỜ SỜ, XIN ĐỪNG GIẤU BỆNH!


Hung TruongTheo dõi
ĐỪNG ĐỂ BỆNH TẬT BIẾN THÀNH TỘI ÁC.
Hôm nay, tôi có một bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với cororavirus và đang bị ho. Ba mẹ của bệnh nhân cố tình không khai báo với nhân viên lọc bệnh ngồi phía trước. Họ chỉ quyết định báo sự việc sau khi quá trình lấy sinh hiệu đã xong và cho vào phòng ngồi chờ.
Vì vậy các nhân viên phòng khám không áp dụng biện pháp phòng ngừa cần thiết. Kết quả là gần nửa nhân viên của tôi phải bị cách ly, không có tiền lương trong nửa tháng. Họ giờ đây vô cùng lo sợ và giận dữ. Tôi còn phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác cho các nhân viên còn lại và cả bệnh nhân.
Xin hãy nghĩ đến chúng tôi, nhân viên y tế cũng có gia đình, con nhỏ, cha mẹ già yếu, bệnh tật. Chúng tôi hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ to lớn để làm việc, cố gắng chăm sóc bạn tận tình, đồng thời phải bảo vệ bản thân và gia đình.
Là một bác sĩ, tôi cam kết sẽ làm hết khả năng để trị bệnh cho bạn, dù cho bạn giàu hay nghèo, dù bạn bệnh gì đi nữa và màu da nào cũng vậy.
Đổi lại, tôi xin bạn hãy giúp chúng tôi làm công việc của mình và giữ an toàn cho bản thân và gia đình. Khi bạn che giấu thông tin chúng tôi cần biết, bạn đặt tất cả mọi người xung quanh vào nguy hiểm, một cách ích kỷ và vô tâm. Chúng tôi có thể chết vì lời nói dối này, ai sẽ chăm sóc cho bạn?
Đối với tôi, việc này không khác gì tội ác, tôi rất giận dữ với cảm giác thất bại trong việc bảo vệ gia đình tôi. Tôi có thể ở nhà mà vẫn sống khoẻ, nhưng ai sẽ chăm sóc những bệnh nhân của tôi trong cơn sóng thần coronavirus này.
Tôi cam kết sẽ trị bệnh cho bạn, nhưng xin đừng biến bệnh tật của bạn thành tội ác.
Tôi xin bạn đấy.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRUYỆN ĐÊM MUỘN.


Ngày xửa ngày xưa ở Hán Tộc bỗng xuất hiện những đàn quạ đen bay kín bầu trời, lúc này Thần Chết hiện lên khiến cho trời đất quay cuồng u ám, lòng đất rung chuyển làm nứt một khe nhỏ trong phòng thí nghiệm Vũ Hán, một con quái vật siêu nhỏ đầy lông lá bỗng lọt ra ngoài cười khanh khách, giọng lanh lảnh buốt đến tận óc , nó khua chân múa tay và tàng hình bay khắp đó đây làm cho hàng ngàn người dân vô tội nhiễm hắc khí của nó, tiếng la khóc thảm thiết vang khắp nơi nơi!
Vua Hán thấy vậy liền cho mời các thái y vào triều dùng kính chiếu yêu xem con quái vật đó tên là gì?
Các Thái Y tấu rằng:
Muôn tâu hoàng thượng theo tiếng nước ta thì gọi là con "lông lá" còn theo tiếng của nước Đại Bất Liệt Điên thì họ gọi là Corona.
Vua Hán hỏi:
Cái gì? Co ro na là cái gì?
Quốc sư bước ra giải thích:
Khải tấu Hoàng Thượng nghĩa là nó giống cái vương miện của Hoàng Hậu ạ!
Vua Hán nghe xong thì nổi giận đùng đùng, liền cho cấm vệ quân lôi cổ Quốc Sư ra ngoài phạt một trăm trượng vì dám ví con quái vật giống cái vương miện của Hoàng Hậu!
Vua ra lệnh:
Trẫm lệnh cho các Khanh phải đặt tên gọi khác chứ không được gọi nó là Co ro na.
Vua sai sứ thần mang thông điệp kèm theo lễ vật của triều đình sang tận nước Suisse bàn với các quan lại phụ trách tổ chức Y Tế thế giới để đổi tên khác cho con quái vật này, thậm chí còn mời cả Tổng Quản Y sang tận triều đình Hán Tộc để bàn cách đặt tên.
Sau nhiều lần cân nhắc để tránh né không được tả nó giống bất kỳ một cái gì ở Hán Tộc, cuối cùng con quái vật cũng có một cái tên là SARS-CoVi-2 .
Vua Hán hỏi quần thần:
Này các Khanh cho Trẫm biết cái tên xác cô vi 2 là gì?
Quần thần liếc mắt nhìn nhau, lúc này một vị Thái Y giải thích:
Dạ muôn tâu Hoàng Thượng, nghĩa là nó đã chết và đây chỉ còn là cái xác cô lại nhỏ như vi khuẩn thôi ạ!
Vua Hán vỗ tay đồm độp, khen giỏi và ban tặng cho các quần thần hậu hĩnh.
Con quái vật kia không những hoành hành ở Hán Tộc mà nó còn tung hoành khắp năm châu bốn biển làm hại không biết bao nhiêu dân thường.
Khắp nơi trên thế gian hễ nó đi tới đâu là nhà nhà đóng cửa, người người che mặt vì sợ nó phát hiện ra thì nguy. Thậm chí còn phải lấy nước rửa tay, rửa mặt, lau cả những nơi mà con người có thể sờ tay vào để làm sạch dấu vết không cho con quái vật ngửi thấy mùi của người.
Ở nước Mỹ Lợi Kiên sau khi có nhiều người bị hắc khí của quái vật bám vào, nhà vua tức tốc họp triều ở cung điện trắng.
Sau khi nghe quần thần báo cáo về con quái vật và nơi nó sinh ra, Vua bèn gọi tên nó là Chinese virus. Tiếng Hán nghĩa là Virus Trung Quốc.
Vua Hán thấy vậy tức lắm, nhưng biết Mỹ Lợi Kiên hùng mạnh nên không dám làm gì.
Vua Hán liền lệnh cho quần thần bố cáo khắp thiên hạ rằng:
Phụng thiên thừa vận Hoàng Đế chiếu viết: nay ở Vương Quốc Hán tộc của chúng ta đã hết sạch không còn hắc khí của con quái vật co ro na nữa, nó đã chết thành cái Xác cô lại. Vì vậy từ nay Trẫm ra lệnh không kẻ nào được phép nhắc đến cái Xác cô lại nữa, kẻ nào dám nhắc đến lập tức chu đi Cửu tộc! ... Trẫm nay tuyên chiếu thiên hạ đều nghe.
Sau đo Vua Hán còn lệnh nhà dịch tễ học Chung Nam Sơn viết lại lịch sử nói: "virus corona có thể không phải từ Trung Quốc"!... hình như nó đến từ một nơi khác?!
Tất cả quần thần đồng thanh tung hô, Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!
Bỗng dưng có một cơn cuồng phong ở đâu xuất hiện, nó gầm rú điên cuồng, sấm chớp liên hồi, làm cháy nhiều nơi xung quanh hoàng cung khiến cho Vua Hán tái mặt thất thần ngồi bệt xuống đất, cấm vệ quân thấy vậy chạy đến đỡ Hoàng Thượng dậy, dưới chân của vua là một bãi nước mùi khai nồng nặc khiến cho đám quần thần ai nấy đều lấy tay bịt mũi và từng người, từng người bỏ đi ra ngoài!
Hết !
Nếu thấy hay vỗ tay nhà còn khối chuyện chưa kể.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giữa đại dịch toàn cầu, võ sư Huỳnh tiễn thần ôn Cô Vy về Vũ Hán !


Nhiều năm trước, võ sư Huỳnh đã thiết đàn để đuổi bầy đàn sư đệ nhóm Cao Biền (đã trấn yểm sông Tô Lịch ở Hà Nội) về lại Trung Quốc. Ông bắt các vong  Trung Quốc hàng ngàn năm trước ấy vào các tháp. Xem lại cụ thể ở đây.

Ông cũng từng tiễn Quan Công về lại Trung Quốc vào năm 2017 (xem lại ở đây).

1. Tháng 3 năm nay, sau sự kiện chiếc máy bay định mệnh VN54 từ Anh quốc về Hà Nội có nguy cơ làm toang phòng tuyến chống giặc Cô Vy của thủ đô và cả nước, thì võ sư Huỳnh lại thiết đàn để đuổi thần ôn Cô Vy về lại Vũ Hán.

2. Đuổi Cao Biền và đệ tự của hắn, tức nhóm Đạo sĩ có phép thuật cao tay của nhà Đường bên Trung Quốc đến Việt Nam từ thời Bắc thuộc, cách nay tới hơn ngàn năm.

Cũng đuổi luôn thần ôn En Cô Vy, theo võ sư Huỳnh là vừa được sinh ra tại Vũ Hán, phải về ngay lại Vũ Hán, không được làm hại người Việt Nam và nhân dân toàn thế giới.

3. Võ sư tâm sự thủ thỉ với đệ tử của Cao Biền, lại cũng trò truyện lí lẽ với thần ôn Cô Vy. Không nghi ngờ gì nữa, đó cũng chính là một nét đẹp của Đạo giáo - một kĩ thuật và cũng là một phép thuật của Đạo giáo có gốc từ Trung Hoa (chỗ này, phải có kiến thức về Đạo giáo Trung Hoa mới hiểu được). 

Võ sư trình bày rằng (vào ngày 12/3/2020):
"Con corona nó thích nhẹ nhàng.
Hôm nay tôi phải cúng cháo đỗ xanh cho nó ăn rồi mua hoa quả hình dáng của nó, với cánh hoa Hồng và lá cây gió... để hoà giải, giải thích và nói nó quy hồi về nơi nó sinh ra.
Tôi tin tưởng nó đã nghe lời, và chúng ta hãy tạm biệt nó không nhắc đến nó quá nhiều nữa, nó sẽ đi nhanh thôi, chúng ta sẽ bình an.
"
Tư liệu đầu tiên lấy về từ Fb của võ sư.

Các thứ khác cập nhật ở phần bổ sung như mọi khi.

Tháng 3 năm 2020,
Giao Blog

---






Nguồn: Fb Lương Ngọc Huỳnh





3. Tối ngày 12/3/2020 (mới có 44 ca nhiễm Cô Vy)

Ngày mùng 9 tháng giêng và ngày 19 tháng giêng thầy trò chúng tôi đã làm lễ, và hôm nay là lần thứ ba chúng tôi làm lễ cầu cho nhân dân bình an, cho dù đại dịch khắp nơi nhưng ở Việt Nam chúng ta vẫn kiểm soát tốt, chưa có người dân nào phải chết oan vì dịch, đó là điều đáng mừng và biết ơn Thượng Đế.


Hiện tại đã có 123 quốc gia nhiễm dịch, còn ở Việt Nam đã có 44 bệnh nhân bao gồm cả người Việt và người nước ngoài.


Cảnh báo:

Dịch vẫn tiếp tục lan truyền phức tạp trên thế giới, khả năng cuối tháng 3 đầu tháng 4 thì dịch sẽ lan tới khoảng 170 quốc gia.

Còn ở Việt Nam có lẽ số người nhiễm vẫn còn tăng lên, hy vọng nó không vượt qua con số 70. Và sẽ lắng xuống sau 15- 20 ngày nữa.



Ở Trung Quốc có thể sẽ công bố kiểm soát được dịch và mở cửa giao thương toàn diện cho Vũ Hán và các thành phố vào cuối tháng 3.



Tuy nhiên khi virus corona nCoV hồi quy thì nó sẽ lại bùng phát trở lại tại Trung Quốc, cho nên nếu ông Tập Cận Bình tuyên bố hết dịch thì sau đó không lâu dịch sẽ lại bùng lên, điều này sẽ làm mất mặt ông Tập Cận Bình.



Chúng ta nên khiêm tốn chống dịch và chưa nên tuyên bố hết dịch, kể cả khi nó đã hết cũng chỉ nói là hết chứ không nên họp báo công bố hoành tráng, đó là cách khôn khéo nhất, nếu thế giới khen Việt Nam giỏi thì chúng ta nên nói cảm ơn và tạ ơn Trời Phật chứ không nên nói chúng ta giỏi.

Hãy nói nhờ ơn Trời Phật che chở nên chúng ta được bình an.

Anh Đam vừa công bố kiểm soát được và chiến thắng trận đầu thì nó ngay lập tức quay lại làm cho anh phải ôm đầu ân hận.

Con corona nó thích nhẹ nhàng.

Hôm nay tôi phải cúng cháo đỗ xanh cho nó ăn rồi mua hoa quả hình dáng của nó, với cánh hoa Hồng và lá cây gió... để hoà giải, giải thích và nói nó quy hồi về nơi nó sinh ra.

Tôi tin tưởng nó đã nghe lời, và chúng ta hãy tạm biệt nó không nhắc đến nó quá nhiều nữa, nó sẽ đi nhanh thôi, chúng ta sẽ bình an.

Cảm ơn bà con luôn ủng hộ cho tôi trong những việc làm cầu an cho đất nước.

Sắp tới sẽ có nhiều điều hay để chúng ta chiêm nghiệm.


Cảm ơn các bạn.







Thế là hai lớp k14 Sài Gòn và k15 Hà Nội đã tốt nghiệp trở thành các pháp sư có tài có đức, và ngày mai là ngày lễ bái sư tại đỉnh núi ba vì.
Sau lễ bái sư chúng ta sẽ tổ chức nghi lễ dâng sớ hồi quy cho nạn ôn dịch, để ôn dịch xuất phát ở đâu thì trả nó lại về đó.
Thầy thông báo để các pháp sư chuẩn bị nghi lễ cho chu đáo, ngoài các nghi lễ truyền thống như chúng ta vẫn thường làm, các pháp sư sưu tầm cho thầy mấy đĩa hoa quả có hình dáng như dưới đây để làm lễ "hồi quy ôn dịch"
Nấu cho thầy một ít cháo đỗ xanh, và một chai nước luộc đỗ xanh (luộc cả quả lúc còn tươi).
Mong đại dịch sớm kết thúc để dân chúng bình an, phục hồi kinh tế.

**** Ghi chú: Nếu có thể thì trưa mai nhân dân mỗi người nên nấu một nồi nước hạt đỗ xanh, nếu có quả đỗ xanh tươi thì càng tốt... để uống lúc 12h trưa. Cảm ơn các bạn.







"




0. Sáng sớm ngày 11/3/2020

"

Có lẽ anh ấy rất hồn nhiên và ngây thơ khi đi một loạt nước giữa mùa dịch và về vô tư đứng trước hội đồng lý luận Trung Ương thuyết giảng. Hay là do chúng ta quá chủ quan?

Nếu những người bên cạnh anh mà có nguy cơ nhiễm dịch thì không biết có hoàn thành nhiệm vụ để soạn thảo văn kiện đại hội Đảng sắp tới hay không?

Có xứng đáng bị kỷ luật không?



Có đáng bị chê trách hay không?



Những người liên đới bay vòng vèo không có dự tính trước không biết có xin phép để lượn vòng quanh từ Ấn sang Anh hay còn sang nước nào bằng đường bộ nữa không?



Đây không phải là vô tình dính hoạ, mà cái họa này đã có cảnh báo, nhưng các anh ấy không coi sự cảnh báo ấy ra gì, hay mải chơi đến mức quên mất nhiệm vụ phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.







"


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Ngoài Trung quốc còn có trách nhiệm của cả các quốc gia chung dòng sông Mê kông nữa; và không ngoài VN chúng ta.


Ý kiến để tham khảo,có lẽ ngoài Trung quốc còn có trách nhiệm của cả các quốc gia chung dòng sông Mê kông nữa; và không ngoài VN chúng ta.
Nguyễn Anh TuấnTheo dõi
GIẾT CHẾT SÔNG MEKONG BỨC TỬ VỰA LÚA MIỀN TÂY
THỦ PHẠM KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG CỘNG
Thủy điện Hòa Bình xây trên sông Đà mà sông Đà (tả ngạn) hợp với sông Lô (hữu ngạn) tại Trung Hà (Sơn Tây) rồi đổ vào dòng sông Hồng xuôi về Hà Nội.
Khi xây thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thì lượng nước sông Hồng dưới hạ lưu thay đổi hoàn toàn. Nước đã cạn hơn đến 1/2 và Hà Nội gần như vĩnh viễn không bao giờ sợ vỡ đê. Đê Yên Phụ ở nội thành hiện cũng được hạ thấp để mở rộng đường lưu thông cho Hà Nội.
Bây giờ nhìn con đê Yên Phụ và con đê sông Hồng đường Trần Quang Khải chạy dài xuống Minh Khai ở Hà Nội. Từ đó đi ra mép nước con sông Hồng vào mùa lũ cũng mất tận sơ sơ...nửa cây số, đủ hiểu con sông Hồng bây giờ không phải là con sông mà ngày xưa cứ mùa lũ là dân Bắc cứ như ngồi lên đống lửa.
Bây giờ tình cảnh Đồng Bằng Sông Cửu Long bị hạn nặng, chúng ta vẫn theo một motif hay tư duy cũ mèm là đổ lỗi cho Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn xa lắc. Trong khi bản chất con sông Mekong tại thượng nguồn là sông nhỏ, dòng chảy yếu và lưu lượng nước thậm chí còn thua xa những con sông Sài Gòn, Đồng Nai.
Sông Mekong dài 4700km thì phần chảy trong lãnh thổ TQ hơn 2000km len lỏi giữa cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải và Tây Tạng) với nguồn nước chủ yếu góp lại từ các con suối con lạch nhỏ chảy ra từ sự tan tuyết.
Gần 3000km còn lại của con sông Mekong chảy qua biên giới các nước Miến, Thái, Lào và bắt đầu vào Campuchia nằm nội thuộc hoàn toàn trong đất nước Chùa Tháp. Lúc này lượng nước sông Mekong phụ thuộc lớn vào các con sông tại Hạ Lào, Bắc Campuchia và miền Trung Việt Nam bên dãy Tây Trường Sơn đổ vào bởi các con sông suối do rừng mưa nhiệt đới tạo nên.
Đây là nguồn nước chính tạo nên sự to lớn, vĩ đại cho con sông Mekong ở hạ lưu. Nên nhớ rằng với người Trung Quốc, con sông Lan Thương tức Mekong ở lãnh thổ TQ là con sông nhỏ và nó thậm chí không tạo ra được nền văn minh quần cư nào hai bên bờ sông nó đi qua .
Nếu tính từ ĐBSCL tới vùng Thừa Thiên, tức biên giới Hạ Lào Bắc Miên theo đường bộ QL1 là 1100km thì chiều dài dòng Mekong với đường chảy uốn lượn phải có chiều dài lên đến 1500km, tức là 1/3 chiều dài tổng dòng sông.
Sự dạy dỗ sai lệch về địa lý cộng với thành kiến muôn đời với TQ, đã tạo ra rằng con sông Mekong hay ĐBSCL cạn nước là do TQ xây đập đầu nguồn. Trong khi cho đến nay các con số đều cho biết các hồ thủy điện của TQ chỉ chiếm giữ 7% tổng lưu lượng nước mà Mekong đổ ra cửa biển tại Việt Nam. Vậy 43% lưu lượng nước còn lại ở đâu nếu tính rằng sông Mekong chỉ còn 50% lượng nước so với nguyên thủy?
Việt Nam làm gì với các con sông Sekong tại Hạ Lào mà nguồn chảy nó là tại A Lưới A Shau - Huế, hay các con sông Sesan và Srepok tại Kontum, Gia Lai, Daklak, Dak nong? (Tất cả các sông này đều đổ nước vào Mekong).
Chúng ta có được dạy rằng thủy điện Yali đã chặn dòng nước đổ vào Mekong và trên con sông Sesan có 9 đập thủy điện Việt Nam đã xây. Thủy điện A Lưới, nước dưới hạ đập chảy vào Biển Đông hay chảy vào Mekong? Chúng ta có được dạy là nó chính là đầu nguồn sông Se Kong chảy vào Mekong không?
Trên con sông Serepok lớn nhất nam Tây Nguyên, thì Việt Nam đã làm bao nhiêu con đập? Đã có bao nhiêu người kiến nghị rằng thủy điện Srepok 4 và Srepok 4A đã bức tử con sông huyền thoại sử thi này?
Srepok 4 mà có cả 4A thì đủ hiểu trước đó có Srepok 1 Srepok 2 Srepok 3.
Và không mấy người Việt Nam được dạy Sesan và Srepok khi chảy vào Campuchia, đã hợp lưu lại tạo nên dòng chảy lớn nhất đổ vào Mekong, với lưu lượng nước trên 13 tỷ m3 nước/năm.
Những cánh rừng mưa nhiệt đới tại Tây Nguyên, nơi tạo ra lượng nước cho các con sông, Việt Nam còn giữ được bao nhiêu hay đi khắp Tây Nguyên chỉ thấy trơ trọi đồi núi, với cafe, tiêu, cao su...
Chúng ta không được dạy điều đó, ngoại trừ đóng đinh Đồng bằng Sông Cửu Long khô nước là tại bởi Trung Quốc.
Và rồi chửi bới, đổ lỗi được coi là giải pháp và lòng yêu nước?
Tác giả: Đăng Khoa"

Phần nhận xét hiển thị trên trang