Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Chiến lược Indonesia đối phó Trung Quốc ở Biển Đông


Indonesia dùng lực lượng trên thực địa kết hợp với sự ủng hộ của dư luận trong nước để xua đuổi đội tàu Trung Quốc xâm phạm EEZ trên Biển Đông.
Indonesia và Trung Quốc tháng trước nhất trí củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, khi ngoại trưởng hai nước gặp nhau bên lề Diễn đàn Hợp tác Á - Âu ở Madrid, Tây Ban Nha. Quan hệ song phương càng trở nên tích cực hơn khi Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto cuối tháng 12/2019 thăm Bắc Kinh với mong muốn Trung Quốc giúp hiện đại hóa quân đội nước này.
Tuy nhiên, căng thẳng song phương bất ngờ leo thang ngay sau đó, khi Jakarta tố Bắc Kinh xâm phạm vùng biển phía bắc quần đảo Natuna. Tàu hải cảnh Trung Quốc đã hộ tống nhiều tàu cá đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ở đảo Ranai, mà Bắc Kinh gọi là "ngư trường truyền thống".
EEZ của Indonesia ở ngoài khơi quần đảo Natuna chồng lấn với "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp quy định của luật pháp quốc tế.
Có thời điểm, khoảng 50 tàu cá Trung Quốc dưới sự bảo vệ của hai tàu hải cảnh cỡ lớn ngang nhiên khai thác tại vùng biển này. Đây được coi là một phần trong chiến lược "vùng xám" của Trung Quốc nhằm lợi dụng lực lượng tàu cá, dân quân biển để củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của Biển Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc (màu trắng) xuất hiện ở phía bắc quần đảo Natuna hồi đầu tháng 1. Ảnh: Reuters.
Tàu chiến Indonesia chạm mặt tàu hải cảnh Trung Quốc (màu trắng) ở phía bắc quần đảo Natuna hôm 12/1. Ảnh: Reuters.
Trước động thái bất ngờ này của Trung Quốc, Indonesia ban đầu dường như lép vế. Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamla), lực lượng có chức năng hành pháp trên biển, không thể ngăn cản số lượng tàu cá Trung Quốc quá đông, do hạn chế về lực lượng.
"Động thái của Trung Quốc ở quần đảo Natuna có thể là để thăm dò chính quyền Tổng thống Joko Widodo sau khi ông tái đắc cử hồi năm ngoái", Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, nhận định.
Quan hệ song phương Trung Quốc - Indonesia duy trì ổn định trong nhiều năm qua. Bắc Kinh đã dành nhiều năm để "lấy lòng" Jakarta sau căng thẳng hồi năm 2016, khi tàu chiến Indonesia bắn tàu cá Trung Quốc xâm phạm EEZ, khiến một ngư dân bị thương.
Quan hệ kinh tế song phương cũng khởi sắc từ đó. Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư chính của Indonesia, với 2,3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư nước ngoài.
Phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những cam kết giúp Widodo tái đắc cử. Vai trò của Trung Quốc trong lĩnh vực này dường như không thể phủ nhận. Hồi đầu tháng 12/2019, Ban Điều phối Đầu tư Indonesia (IICB) đưa ra các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 91,1 tỷ USD cho các nhà đầu tư Trung Quốc theo Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Trên thực tế, hồi năm 2019, chính quyền Widodo còn kỳ vọng Trung Quốc tham gia vào kế hoạch di dời thủ đô từ Jakarta đến Đông Kalimantan. Vào tháng 7/2019, Widodo đề xuất Chủ tịch Tập Cận Bình thành lập "quỹ lãi suất thấp" để tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở 4 hành lang đầu tư trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Theo chuyên gia Koh, những động thái này khiến Bắc Kinh tin rằng nội các mới của Widodo có thể "thân thiện" với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông hơn trước đây. Các lãnh đạo Bắc Kinh dường như cho rằng Jakarta sẽ phải cân nhắc "thiệt hơn" trong vụ 50 tàu cá Trung Quốc xâm phạm EEZ ngoài khơi Natuna.
Tuy nhiên, phản ứng của Indonesia có vẻ như nằm ngoài dự liệu của Trung Quốc. Trước hành vi xâm phạm EEZ đó, chính quyền Tổng thống Widodo đã ngay lập tức có động thái phản đối mạnh mẽ về ngoại giao
Bộ Ngoại giao Indonesia hai lần gửi công hàm phản đối hoạt động đánh cá phi pháp của Bắc Kinh vào ngày 30/12/2019 và 2/1. Bộ này khẳng định Trung Quốc đã vi phạm EEZ của Indonesia, chỉ ra rằng EEZ đó được thiết lập theo luật quốc tế thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Cơ quan ngoại giao Indonesia kêu gọi Trung Quốc tôn trọng việc thực thi UNCLOS mà nước này là thành viên.
Jakarta cũng viện dẫn phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò".
Vị trí quần đảo Natuna của Indonesia. Đồ họa: Google Map.
Vị trí quần đảo Natuna của Indonesia. Đồ họa: Google Map.
Kết hợp với phản ứng về ngoại giao, Indonesia đã tiến hành chiến lược "đối phó kiềm chế" trên thực địa, khi các quan chức cấp cao trong chính phủ quyết định tại cuộc họp hôm 3/1 rằng lực lượng chức năng nước này sẽ tránh đối đầu trực tiếp hoặc bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Bakamla, một cơ quan dân sự, sẽ phụ trách hoạt động đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc, trong khi tàu chiến Indonesia sẽ hiện diện ở phía sau để hỗ trợ.
Không giống như sự cố năm 2016, khi tàu chiến Indonesia bắn cảnh cáo làm ngư dân Trung Quốc bị thương, lực lượng chức năng Indonesia lần này đã rút kinh nghiệm và ưu tiên giải quyết tình hình ngoài khơi Natuna bằng biện pháp ngoại giao hòa bình. Jakarta coi việc đối phó một cách quyết liệt và tương xứng là chìa khóa để giải quyết vấn đề.
Trên mặt trận truyền thông, các bộ trưởng trong chính phủ Indonesia liên tục xuất hiện trên truyền hình, trấn an dư luận bằng các tuyên bố mạnh mẽ với người dân rằng họ có thể đối phó được với Trung Quốc. Để thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền chủ quyền, nước này thông báo kế hoạch đưa ngư dân từ Tây Java tới đánh bắt ở vùng biển phía bắc Natuna để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế.
Trước những lo ngại trong nước rằng Indonesia đang trở nên quá phụ thuộc vào vốn đầu tư của Trung Quốc, Luhut Panjaitan, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư, khẳng định Indonesia sẽ không đánh đổi chủ quyền lãnh thổ để đổi lấy nguồn tiền từ Trung Quốc.
Tổng thống Widodo gia tăng mức độ phản ứng của Indonesia lên một bậc khi đến thăm đến quần đảo Natuna và lên tàu chiến KRI Usman Harun tại căn cứ hải quân Lampa Strait hôm 8/1.
Ngay sau đó, hải quân Indonesia đưa 8 chiến hạm đến quần đảo Natuna để "tuần tra và cứu nạn" nhằm tăng cường hiện diện. Không quân Indonesia cũng thông báo triển khai các chiến đấu cơ F-16 đến quần đảo Natuna để "tuần tra thường nhật".
Tổng thống Widodo (áo đen) lên thăm tàu chiến ở Natuna hôm 8/1. Ảnh: AFP/Presidential Palace.
Tổng thống Widodo (áo đen) lên thăm tàu chiến ở Natuna hôm 8/1. Ảnh:AFP/Presidential Palace.
Trước những phản ứng mạnh mẽ trên nhiều mặt trận của Indonesia, sau khoảng 20 ngày xâm phạm EEZ nước này, hầu như toàn bộ đội tàu cá Trung Quốc cùng tàu hải cảnh hộ tống đã lẳng lặng rút khỏi khu vực hôm 9/1.
Jefferson Ng, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại đại học công nghệ Nanyang, cho rằng thông qua ngoại giao hòa bình và xử lý các vấn đề trong nước, Indonesia đã khiến Trung Quốc phải chùn bước trên vùng biển ngoài khơi Natuna. Lợi ích quốc gia của Indonesia ở EEZ được bảo vệ, trong khi mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh không bị ảnh hưởng, cũng như không khiến dư luận trong nước bất bình với các hoạt động đầu tư của Trung Quốc.
Để tránh các sự việc tương tự xảy ra trong tương lai, Jefferson cho rằng Indonesia sẽ có thêm các biện pháp phòng bị để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình trên Biển Đông.
Indonesia đã nỗ lực tăng cường sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về vấn đề chủ quyền trên biển. Nước này dự định hợp tác với Nhật Bản để phát triển một cơ sở đánh cá và tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật đối với lực lượng cảnh sát biển, điều cho thấy hai nước có chung lợi ích trong việc duy trì nguyên trạng khu vực.
Theo Jefferson, Indonesia sẽ tìm cách đa dạng hóa nguồn đầu tư nước ngoài để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Mặc dù nợ tư nhân Indonesia với Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong giai đoạn 2014-2018 lên 16,1 tỷ USD, con số này vẫn ở mức thấp so với các nhà đầu tư dài hạn như Singapore và Nhật Bản. Indonesia cũng đang tìm kiếm đầu tư từ Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Nhật Bản và Mỹ.
"Người ta thường nói 'mềm nắn, rắn buông'. Việc kết hợp giữa sự ủng hộ của dư luận trong nước với sức mạnh của mình sẽ giúp Indonesia có chiến lược đối phó cứng rắn nhưng vẫn linh hoạt với Trung Quốc", Jefferson nhận định.
Quốc Hưng (Theo CNA, Conversation, Diplomat)

RẤT THÚ VỊ ...


Đài Loan: Trên 60 nước chúc mừng bà Thái Anh Văn tái đắc cử'
16 tháng 1 2020
Dù chỉ được 14 quốc gia chính thức công nhận, Tổng thống Đài Loan nhận được lời chúc mừng sau khi tái đắc cử từ lãnh đạo, quan chức trên 60 nước, gồm cả Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Cuộc bỏ phiếu hôm 11/01 vừa qua đem lại thắng lợi áp đảo cho bà Thái Anh Văn và Dân Tiến Đảng.
Bà Thái đã tái đắc cử tổng thống hòn đảo nhiệm kỳ hai với trên 8 triệu phiếu cử tri.
Đảng của bà, chủ trương độc lập khỏi Trung Quốc về lâu dài, cũng giành đa số trong Quốc hội.
Theo trang Taiwan News, chiến thắng của bà Thái Anh Văn được lãnh đạo, quan chức cao cấp từ 60 quốc gia chúc mừng.
Tính đến ngày 12/01/2020, theo Bộ Ngoại giao Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc), các nhà lãnh đạo và quan chức cao cấp nước ngoài đã chúc mừng bà Thái Anh Văn qua điện thoại hoặc email.
Trong số họ có Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu.
Ông Pompeo còn ra thông báo ca ngợi bà Thái Anh Văn và cử tri Đài Loan đã "thể hiện tinh thần dân chủ" qua cuộc bỏ phiếu.
Tính đến tháng 10/2019, Đài Loan chỉ có 14 quốc gia, đa số là đảo quốc ít dân ở Thái Bình Dương và Nam Mỹ, công nhận chính thức.
Trong khi đó, Trung Quốc, nước luôn coi Đài Loan là một tỉnh của họ, được 178 trên tổng số 193 nước thành viên Liên hiệp quốc công nhận.
Trong hai năm qua, Đài Loan mất thêm quan hệ ngoại giao với một vài quốc gia, như đảo quốc Solomon, Kiribati bỏ Đài Bắc để xoay sang ủng hộ Bắc Kinh.
Các nước thành viên LHQ vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan hiện có Belize, Eswatini, Guatemala, Haiti, Honduras, đảo Marshall, Nauru, Nicaragua, Palau, Paraguay, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent, Grenadines và Tuvalu.
Ở châu Âu, nhà nước Vatican cũng vẫn công nhận Đài Loan, hòn đảo gần 24 triệu dân, theo chế độ dân chủ đa đảng và tôn trọng tự do tôn giáo.
Vẫn đông quan hệ tuy không phải đại sứ quán
Dù chỉ có quan hệ ngoại giao cấp đại sứ quán với 14 nước, Đài Loan đón số nước đông hơn nhiều đến mở văn phòng đại diện.
Ngược lại, Đài Loan cũng có văn phòng đại diện ở nhiều nước thuộc Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, ASEAN và ở cả Hong Kong.
Tại Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Úc, văn phòng đại diện của Đài Loan còn có mặt ở cả một số các thành phố lớn bên ngoài thủ đô.
Ở Anh, Đài Loan có văn phòng đại diện tại London và Edinburg.
Tuy quốc gia của họ không được nhiều nước châu Âu công nhận, công dân Đài Loan lại có 'hộ chiếu quyền lực' hơn Trung Quốc.
Từ 2011, người mang hộ chiếu Đài Loan có quyền vào EU tới 90 ngày không cần thị thực.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG lần 1

PB Vương Toàn
1. Công ty Mỹ được phép hoạt động tại Trung Quốc mà không cần phải hợp tác với công ty quốc doanh của Trung Quốc.
2. Ngân hàng Mỹ được phép hoạt động tại Trung Quốc mà không bị giới hạn mỗi năm chỉ được phép rút $ 50,000; và có thể mở và đóng tài khoản bất cứ lúc nào mà không cần xét đến các điều kiện khác.
3. Trung Quốc không có quyền bắt công ty của Mỹ phải nộp công thức sản xuất cho nhà nước Trung Quốc.
4. Trước đây, Trung Quốc bắt các công ty Mỹ ký hợp đồng sau 10 năm phải bán lại các phát minh/ quyền sở hữu trí tuệ cho Nhà nước Trung Quốc. Nay hủy toàn bộ những hợp đồng đó. Đồng thời, Trung Quốc phải ngưng sản xuất mặt hàng dựa trên những phát minh của Mỹ đã mua trước đây và trả lại quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty Mỹ .
5. Từ nay, Trung Quốc phải có được sự đồng ý của Chính phủ Mỹ nếu muốn mua bất kỳ phát minh/ sở hữu trí tuệ nào từ các công ty Mỹ.
6. Trung Quốc đồng ý mua khoảng 40 tỷ USD nông sản Mỹ hàng năm. Bắc Kinh cũng cam kết nhập khẩu tổng cộng khoảng 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong vòng hai năm tới. Trong đó bao gồm 40 tỷ nông sản, 50 tỷ khí gas tự nhiên và dầu thô, 75 tỷ sản phẩm ngành sản xuất và 40 tỷ trở lên các sản phẩm dịch vụ tài chính.
7. Trung Quốc cam kết không được thao túng tiền tệ.
8. Mức thuế quan áp đặt lên 2/3 lượng hàng nhập cảng từ Trung Quốc sẽ vẫn được giữ nguyên. “Chúng tôi vẫn giữ lại thuế quan. Tôi sẽ đồng ý loại bỏ các biểu thuế này nếu chúng tôi hoàn tất thỏa thuận giai đoạn hai. Tôi vẫn giữ lại thuế vì nếu không làm vậy chúng ta sẽ không có đòn bẩy để đàm phán,” - ông Trump nói.
FB Vương Vũ
( P/S: Lão Tập bị đại ca Trump bóp D..vặn cho tím mặt mà vẫn phải cười )

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LỜI PHẬT DẠY: VUA TRỜI HỎI PHẬT


Một vị Vua Trời đến gặp Phật trong một hóa thân người Bà La Môn, với vẻ mặt rạng rỡ và bộ trang phục trắng như tuyết. Vị Vua Trời hỏi nhiều câu mà đức Phật trả lời được ghi lại như sau.
Vua Trời hỏi:
- Bạch đức Thế Tôn ! Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất?
Ðức Phật đáp:
- Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.
Vị Vua Trời lại hỏi:
- Bạch đức Thế Tôn ! Ai là người lợi lạc nhiều nhất? Ai là người chịu thiệt thòi nhất? Áo giáp nào không thể bị xuyên thủng? Vũ khí nào lợi hại nhất?
Ðức Phật trả lời:
- Người lợi lạc nhiều nhất là người đã cho đi nhiều, mà không thấy đã cho. Kẻ chịu thiệt thòi nhất là kẻ chỉ biết nhận một cách tham lam mà không chút biết ơn. Nhẫn nhục là áo giáp không xuyên thủng được. Trí tuệ là vũ khí lợi hại nhất.
Vị Vua Trời hỏi:
- Bạch đức Thế Tôn ! Ai là kẻ trộm nguy hiểm nhất? Cái gì là kho tàng quý báu nhất? Ai đã thành công trong việc chiếm đoạt bằng vũ lực không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới? Ðâu là nơi an toàn nhất để kho báu?
Ðức Phật trả lời:
- Những tư tưởng xấu xa là kẻ trộm nguy hiểm nhất.
Ðức hạnh là kho tàng quý báu nhất. Tâm thức con người chiếm đoạt mọi sự không chỉ trên thế giới này, mà còn trên thiên giới. Đất Vô Sanh là nơi an toàn nhất để kho báu.
Vua Trời hỏi tiếp:
- Bạch đức Thế Tôn ! Cái gì là hấp dẫn? Cái gì là ghê tởm? Cái đau nào thống thiết nhất? Cái vui nào lớn nhất?
Ðức Phật trả lời:
- Điều Thiện là hấp dẫn. Điều Ác là ghê tởm. Một lương tâm bị dầy vò là nỗi đau thống thiết nhất. Sự giải thoát là cái vui lớn nhất.
Vua Trời lại tiếp tục hỏi:
- Kính bạch đức Thế Tôn ! Cái gì gây ra sự tàn phá trên thế giới? Cái gì làm tình bạn tan vỡ? Cơn sốt nào mãnh liệt nhất? Ai là vị thầy thuốc giỏi nhất?
Ðức Phật trả lời:
- Sự tăm tối, vô minh gây ra sự tàn phá trên thế giới.
Sự ganh tị và ích kỷ làm tình bạn tan vỡ. Hận thù là cơn sốt mãnh liệt nhất, và Vị Thầy Phật Pháp là vị thầy thuốc giỏi nhất.
Vị Vua Trời hỏi câu cuối:
- Bạch đức Thế Tôn! Bây giờ con chỉ còn một thắc mắc, xin đức Thế Tôn giải đáp cho. Cái gì mà không bị lửa đốt cháy, không bị nước làm mòn, không bị gió làm đổ, mà lại có thể cải cách cả thế giới?
Ðức Thế Tôn trả lời:
- Đó là Phước đức. Không có lửa nào, nước nào, gió nào có thể hủy diệt được phước đức của một việc thiện, và những phước đức đó có năng lực cải cách cả thế giới
.........
Tác giả:
Namo Sakya Muni Buddha!
— với Cáp Phấn và 9 người khác.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Giờ phút cuối cùng của tướng Iran bị Mỹ ám sát: Cẩn thận đánh lạc hướng mật thám nhưng vẫn trúng tên lửa Mỹ


An An 
Giờ phút cuối cùng của tướng Iran bị Mỹ ám sát: Cẩn thận đánh lạc hướng mật thám nhưng vẫn trúng tên lửa Mỹ
Một phụ nữ Iran giơ bức ảnh của cố Thiếu tướng Iran Qassem Soleimani trong một cuộc biểu tình. Ảnh: Reuters

Tướng Iran Qasem Soleimani đã lựa chọn di chuyển bằng máy bay thương mại thay vì chuyên cơ riêng do những lo ngại về vấn đề an toàn cá nhân.

Theo Reuters, trước khi vụ không kích được tiến hành, Thiếu tướng Iran Qasem Soleimani đã đến sân bay Damascus trên chiếc xe kính đen dưới sự tháp tùng của bốn binh sĩ thuộc lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran. Xe của ông đã đậu cạnh thang lên máy bay chở khách Airbus A320 hãng hàng không Cham Wings, điểm đến là thủ đô Baghdad của Iraq.
Theo các nhân viên hàng không Cham Wings tiết lộ, Soleimani và các binh sĩ đi cùng đã không đăng ký thông tin trong danh sách hành khách của chuyến bay. Các nguồn tin an ninh của Iraq - nắm rõ việc sắp xếp an ninh của Solayman chia sẻ với Reuters cho hay, do những lo ngại về an toàn cá nhân, ông đã không chọn đi máy bay riêng.
The New York Times dẫn nguồn tin thân cận cho biết, ông này thường di chuyển bằng các chuyến bay của nhiều hãng hàng không dân dụng và mua nhiều vé cho một chuyến đi để tránh bị theo dõi bởi các mật thám đối phương. Tướng Iran thường lên máy bay trong những phút cuối và ngồi hàng đầu ở khoang thương gia để là người đầu tiên rời khỏi máy bay.
Hai quan chức sân bay Baghdad chỉ ra, hồ sơ camera an ninh cho thấy máy bay chở tướng Soleimani đã hạ cánh xuống sân bay Baghdad vào khoảng 00h30 sáng ngày 3/1. Sau khi xuống máy bay, tướng Soleimani và đoàn tháp tùng đã đi thẳng xuông đường băng, bỏ qua cửa kiểm tra an ninh.
Họ cũng cho biết, tướng Soleimani đã gặp Abu Mahdi al-Muhandis, Phó chỉ huy lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi thân Iran ở bên ngoài máy bay. Sau đó, hai ông lên chiếc xe bọc thép đã chờ sẵn. Binh sĩ bảo vệ ông Suleimani lên chiếc xe SUV khác.
Các quan chức sân bay cho biết, hai phương tiện di chuyển khỏi đường băng dưới sự "giám sát của nhân viên an ninh sân bay".
Tuy nhiên, vào lúc 00:55 sáng, hai quả tên lửa đầu tiên do Mỹ bắn đã rơi thẳng vào chiếc xe chở hai ông Soleimani và Muhandis. Vài giây sau, chiếc SUV chở các vệ sỹ của tướng Iran cũng trúng tên lửa.
Hai quan chức an ninh Iraq nói với Reuters, vài phút sau vụ tấn công ngày 3/1, Iraq đã bắt đầu điều tra vụ việc. Cơ quan an ninh quốc gia Iraq đã phong tỏa sân bay Baghdad để ngăn hàng chục "nhân viên an ninh", bao gồm cảnh sát, quan chức hải quan và nhân viên tình báo rời khỏi sân bay.
Vài giờ sau vụ tấn công, các nhân viên điều tra đã tìm kiếm tất cả các cuộc gọi và tin nhắn của các nhân viên trực ca đêm tại sân bay Baghdad hôm đó, để cố gắng tìm ra danh tính người đã thông báo cho Mỹ về hành tung của ông Soleimani.
Cơ quan an ninh quốc gia Iraq đã tiến hành nhiều giờ thẩm vấn nhân viên an ninh sân bay và nhân viên của Cham Wings. Một nhân viên an ninh sân bay cho biết, anh đã bị thẩm vấn trong 24 giờ trước khi được thả.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kẻ phản bội gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử KGB


Hồng Sơn 
Kẻ phản bội gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử KGB
Victor Sheymov.

Ngày 6-12-2019 vừa qua, báo chí Mỹ đồng loạt đưa tin về cái chết của Victor Sheymov (74 tuổi) – cựu thiếu tá của Cơ quan tình báo Xôviết KGB từ trước đó đã đào tẩu sang Mỹ.

Sĩ quan tình báo Putin dũng cảm cứu hồ sơ của KGB tại Đông Đức Những thiết bị tình báo lợi hại của KGB
Vào thời kỳ cuối những năm 1970, một cán bộ an ninh trẻ tuổi có học vấn và nhiều triển vọng như Sheymov đã có dịp tiếp cận với nhiều tài liệu mật của Moscow.
Để lôi kéo được Sheymov, Washington đã hứa hẹn cho anh ta cả triệu USD, kèm theo đó là một chiến dịch mạo hiểm để đưa hắn và gia đình chạy sang Mỹ. Cùng tìm hiểu về những góc khuất trong cuộc đời của một trong những kẻ phản bội được coi là gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử KGB…
Những bí mật của Liên Xô
Victor Sheymov sinh ngày 9-5-1946 tại Moscow trong một gia đình được coi là đáng nể trong xã hội thời bấy giờ - có cha là kỹ sư, còn mẹ là bác sĩ tim mạch. Sau khi tốt nghiệp Trường phổ thông số 45 (một trong những trường tốt nhất tại thủ đô khi đó), Sheymov gia nhập Trường đại học kỹ thuật quốc gia Bauman, nghiên cứu về chuyên ngành tên lửa và tàu vũ trụ.
Tốt nghiệp năm 1969, chàng thanh niên mới 23 tuổi đã được nhận vào Viện nghiên cứu khoa học trung ương số 50 của Bộ Quốc phòng. “Mục tiêu của viện này chính là những nghiên cứu trong lĩnh vực sử dụng vũ trụ cho các mục đích quân sự” – Sheymov đã tiết lộ như vậy khi trả lời phỏng vấn của tờ The Washington Post.
Tại đây, chuyên gia trẻ tuổi này nghiên cứu việc chế tạo hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại cho tên lửa loại mới, nhờ đó tàu vũ trụ của Liên Xô có thể bắn rơi các vệ tinh của đối phương. Tuy nhiên, dự án trên tới giờ vẫn chỉ tồn tại trên giấy.
Sheymov vẫn say mê với công việc của mình cho tới khi một bước ngoặt đến với anh ta vào năm 1971: được đề nghị vào làm việc tại Tổng cục 8 của KGB, nơi chuyên đảm trách về chuyên ngành liên lạc và mật mã. Một trong những nhiệm vụ của Sheymov chính là bảo dưỡng các hệ thống kỹ thuật nhằm bảo vệ thông tin tại các đại sứ quán và cơ sở nước ngoài của KGB.
Năm 1974, viên sĩ quan được đánh giá là đầy triển vọng này được chuyển sang làm việc tại trụ sở Tổng cục I chuyên điều hành các chiến dịch của tình báo đối ngoại KGB. Sheymov trở thành nhân viên của bộ phận liên lạc, chuyên theo dõi thông tin truyền về từ các điệp viên của KGB trên khắp thế giới.
Một trong những nhiệm vụ chính của Sheymov chính là tổng hợp báo cáo cho các ủy viên Bộ chính trị, nhờ đó anh ta biết được tất cả những chiến dịch bí mật của KGB trên khắp thế giới. Đáng chú ý trong đó có những chiến dịch nhằm vô hiệu hóa những phần tử phản bội, đào thoát nguy hiểm sang phương Tây.
Tự chuyển hóa
Năm 1976, Sheymov (khi đó mới 30 tuổi) được giao nhiệm vụ chuyên về an ninh thông tin – trong đó có cả việc giải mã và phản gián. Trên cương vị sĩ quan đảm trách nhiệm vụ đặc biệt của KGB, anh ta tham gia giải quyết nhiều vấn đề rất tế nhị.
Kẻ phản bội gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử KGB - Ảnh 1.
Tòa nhà từng là trụ sở Tổng cục 8 của KGB, nơi Sheymov từng làm việc.
Bước ngoặt trong cuộc đời Sheymov bắt đầu từ năm 1979, khi anh ta tỏ ra thất vọng về công việc tại KGB, tiếp đó là những quan điểm bất mãn với chế độ. Trước đó một năm, Sheymov biết được thông tin của cơ quan tình báo Xô Viết tổ chức theo dõi chặt chẽ giáo hoàng John Paul II, vốn là một công dân của quốc gia thuộc phe XHCN (Ba Lan) lần đầu tiên được bầu làm giáo hoàng. Anh ta cho rằng, đây là bước đi đầu tiên của KGB để chuẩn bị cho việc ám sát John Paul II.
Một năm rưỡi sau, giáo hoàng quả thật đã trở thành nạn nhân của một vụ ám sát. Ngày 13-5-1981, Giáo hoàng John Paul II bị bắn ngay tại quảng trường thánh Peter ở Vatican bởi Mehmet Ali Agca, một thành viên của tổ chức cực hữu “Grey Wolves” của Thổ Nhĩ Kỳ.
Phương Tây ban đầu đã đổ cho Cơ quan tình báo Bulgaria đứng sau âm mưu này. Mãi về sau vào năm 2005, Ali Agca mới thừa nhận một vài hồng y giáo chủ của Vatican là chủ mưu của vụ ám sát. Trong khi từ trước đó, KGB vẫn bị cáo buộc có dính líu tới kế hoạch trên.
Chuyến đi công tác nước ngoài đầu tiên của Sheymov diễn ra vào đầu năm 1980. Với cương vị là người nắm được nhiều bí mật quan trọng, anh ta theo nguyên tắc vẫn có người hộ tống và giám sát. Tuy nhiên, Sheymov vẫn tìm cách lẻn được vào đại sứ quán Mỹ, nói trực tiếp với bảo vệ về việc muốn nói chuyện trực tiếp với đại diện của tình báo Mỹ. Yêu cầu trên nhanh chóng được chấp thuận.
“Tôi nói với tay đại diện rằng tôi đang phục vụ tại bộ phận nào của KGB. Tôi có thể giúp đỡ họ nếu như họ chịu giúp tôi. Tôi cùng gia đình cần rời khỏi Liên Xô để định cư tại phương Tây” – Sheymov đã kể như vậy trong một bài phỏng vấn.
Để làm rõ Sheymov là người của KGB, người Mỹ đã yêu cầu anh ta chụp ảnh một số tài liệu bí mật nhất có thể tiếp cận. Sau khi hoàn thành yêu cầu trên, Sheymov được nhận mật danh là Sapphire. Hai bên cũng thỏa thuận về cuộc gặp gỡ tiếp theo vào giữa tháng 4-1980 tại một công viên ở Moscow. Phía Mỹ khẳng định sẵn sàng giúp đưa gia đình Sheymov rời khỏi Liên Xô và định cư tại Mỹ.
Một tháng sau, chính xác vào ngày 16-5-1980, thiếu tá Sheymov được xác định đã mất tích cùng với cô vợ và đứa con gái 5 tuổi của mình. Căn hộ của họ không thấy mất mát gì, còn một số bằng chứng khác tìm được cho thấy viên thiếu tá cùng gia đình có vẻ như đã chết.
Theo dấu vết giả
Người Mỹ đã suy tính đủ mọi cách để KGB nghĩ rằng, Sheymov đơn giản là đã chết. Tên phản bội đã từ chối không tiết lộ chi tiết về cách trốn khỏi Liên Xô cùng với gia đình. Tuy nhiên, có hai giả thuyết cơ bản được đưa ra.
Theo giả thuyết đầu tiên, gia đình Sheymov được bí mật đưa vào đại sứ quán Mỹ tại Moscow. Tại đó, viên thiếu tá được hóa trang thành một phi công và đưa tới sân bay. Tại đây cũng chuyển đến một kiện hàng ngoại giao lớn không phải kiểm tra, trong đó bố trí nơi ẩn náu của vợ con Sheymov.
Kẻ phản bội gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử KGB - Ảnh 2.
Tòa nhà đại sứ quán Mỹ tại Moscow.
Còn giả thuyết thứ hai, theo như tờ Kommersant, viên thiếu tá cùng người thân được đưa lên hai chuyến tàu khác nhau để tới một thành phố xa xôi. Từ đây, Sheymov trốn trong ngăn để hành lý, còn cô vợ giả làm bạn gái của tay tài xế. Họ vượt qua biên giới Liên Xô tại khu vực dãy núi Carpathian, trước khi được đưa tới Mỹ. Một trong không nhiều đồ vật được Thiếu tá Sheymov mang ra nước ngoài chính là giấy chứng minh sĩ quan KGB số 04035.
Điều đáng ngạc nhiên là ban lãnh đạo KGB phải 3 năm sau mới nhận được thông tin về khả năng chạy trốn của Sheymov sang Mỹ, và điều này chỉ chính thức được xác nhận vào năm 1988. 5 năm đầu tiên sau khi biến mất, gia đình Sheymov chỉ được coi là bị mất tích, cụ thể là đã bị giết. Nguyên nhân là do một vài tình huống trùng hợp đáng ngạc nhiên.
Vấn đề là chỉ nửa năm sau vụ mất tích trên, tại nhà ga tàu điện ngầm Zdanovskaya, các nhân viên cảnh sát khu vực này đã có vụ xích mích, đánh đập gần chết thiếu tá Viatreslav Afanasev, phó chánh văn phòng của KGB.
Đến khi biết nạn nhân là một sĩ quan mật vụ cao cấp, viên chỉ huy nhóm cảnh sát này đã quyết định phải xóa mọi dấu vết. Ông ta chỉ đạo mang Afanasev (khi đó đang trong tình trạng thập tử nhất sinh) đem bỏ tại ngôi làng Pekhorka ở ngoại ô Moscow, là nơi có nhiều nhà nghỉ của các nhân viên KGB. Nạn nhân đã được những người tình cờ đi qua bắt gặp, đưa vào viện nhưng đã không tỉnh và qua đời tại đây.
Vụ việc này đã gây ra nhiều xích mích giữa các quan chức hàng đầu của KGB và Bộ Nội vụ Liên Xô. Đến năm 1981, chính các nhân viên cảnh sát từng đánh đập Afanasev không hiểu vì lý do gì lại tự nhận đã thanh toán cả gia đình của Sheymov.
1 triệu USD để phản bội Tổ quốc
CIA bắt đầu khai thác Sheymov ngay khi anh ta vừa đặt chân tới Mỹ. Nhờ sự giúp đỡ của tên phản bội, người Mỹ đã lắp đặt thành công một thiết bị chặn bắt thông tin qua đường dây liên lạc bí mật ở ngoại ô Moscow. Bằng cách này, việc liên lạc giữa KGB với các chi nhánh ở nước ngoài trên thực tế đã nằm dưới khả năng giám sát của CIA trong suốt vài năm liền.
Mãi tới năm 1985, các chuyên gia an ninh Xôviết mới phát hiện ra được thiết bị tai hại này. Cũng trong năm này, Victor Sheymov chính thức trở thành công dân Mỹ, đồng thời vẫn tiếp tục hợp tác với Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Trong suốt nhiều năm, Sheymov đã giúp người Mỹ xây dựng các phương pháp giải mã những thông điệp mật của Liên Xô, chia sẻ với CIA dữ liệu về “mạng lưới mật mã toàn cầu của KGB” và nhiều bí mật quan trọng khác. Sheymov còn tiết lộ với phía Mỹ về việc có 2 nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ và ít nhất một nhân viên CIA đang làm việc cho Liên Xô, cũng như về chiến dịch nghe trộm đại sứ quán Mỹ tại Moscow của KGB. Kết quả của quá trình hợp tác hiệu quả này là một tấm huy chương vì công lao đóng góp cho an ninh quốc gia của CIA.
Tuy nhiên đến năm 1991, giữa cựu nhân viên tình báo Nga và cơ quan tình báo Mỹ bất ngờ nảy sinh xung đột, khi CIA từ chối chi trả khoản tiền một triệu USD cho việc “chữa trị và dịch vụ y tế suốt đời” như đã hứa. Thay vào đó, tên phản bội chỉ được nhận gần 200 ngàn. Kết quả là Sheymov chuyển sang làm kinh doanh riêng, còn việc kiện cáo của ông ta với CIA sau đó đã kéo dài trong suốt 8 năm.
Có một chi tiết thú vị là trong lần nộp đơn kiện tiếp theo vào năm 1999, cựu thiếu tá KGB đã thuê một luật sư đặc biệt là Robert James Woolsey Jr, từng là giám đốc của CIA trong giai đoạn 1993-1995. Nhờ đó, hai bên đã đạt được thỏa thuận tại tòa án và Sheymov cuối cùng cũng nhận được tiền bồi thường. Số tiền cụ thể không được tiết lộ nhưng Sheymov vẫn tỏ ra không hài lòng.
Dù vậy, ông ta không còn tiếp tục kiện CIA nữa. Cũng trong năm 1999, Sheymov cùng hợp tác với Woolsey thành lập ra công ty Invicta Networks, chuyên về thiết kế các hệ thống bảo mật máy tính. Một vài dự án của công ty này được các chuyên gia đánh giá là mang tính cách mạng trong lĩnh vực trên.
Còn người Mỹ vẫn đánh giá trường hợp của Sheymov là chiến dịch đào thoát thành công đầu tiên, đồng thời cũng là một trong những phi vụ quan trọng nhất trong chiến tranh lạnh. Ngày 6-12-2019, cựu thiếu tá của KGB Victor Sheymov đã qua đời ở tuổi 73 tại nhà riêng ở thành phố Vienna (bang Virginia) vì chứng bệnh phổi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỰ THẬT ĐAU ĐỚN

Ông ấy chỉ là chuyên gia bóng đá, chứ không phải là một nhà tâm lý hay xã hội học. Nhưng ông ấy đã nhận xét chuẩn xác đến kinh ngạc về tâm tính của cả một dân tộc về phẩm chất và nhận thức của xã hội mà ông đang tận tâm cống hiến.
Ông chỉ cần thua một vài trận, ông sẽ bị sỉ nhục và có thể gặp những lời đe doạ. Nhiệm vụ của ông chỉ là những chiến thắng chứ không phải là một nền bóng đá mà nó có thể có tương lai thế nào. Ông cứ nhìn vào cách mà xã hội này ăn mừng sau mỗi trận thắng thì hiểu tâm thức đó. Họ sẽ đặt cả châu Á hay thế giới dưới chân, mọi đội thua cuộc đều là những kẻ không ra gì hoặc quá kém cỏi, dốt nát, bị chế giễu, hạ nhục. Khi thua đội khác họ quay ra đổ lỗi cho đủ thứ, hoặc hùng hổ truy bức những người mà họ muốn gán ngay cho là thù địch, bọn hạ lưu.
Họ không yêu bóng đá, họ thực ra cũng chẳng yêu chiến thắng của bóng đá. Ông thử nhìn vào các sự kiện của đời sống xã hội này xem họ hung ác tới cỡ nào khi ăn chặn, bòn rút từng đồng cắc của người nghèo, người tàn tật, người già, những người gặp thảm hoạ, học sinh và những đồng bạc xương máu của dân trong ngân khố quốc gia; những kẻ dùng chân tay đánh đập trẻ nhỏ, phụ nữ, những kẻ chỉ va chạm cũng xô xát rồi giết nhau, những kẻ rủ rê không đi nhậu hoặc nhậu say xong cũng tấn công triệt hạ những người gọi là bè bạn...ông thử nhìn xem, luật sư hay nhà báo còn vu đủ thứ tội ác kinh khủng nhất cho những người yếu thế, đòi treo xác lên tùng xẻo, đòi ném xuống hầm chông hay phi tiêu lên ngực thân xác một người già đã chết.
Tôi không thể kể hết được. Bóng đá và chiến thắng của một vài trận bóng đá chỉ là cái cớ để họ tìm đến những lạc thú tầm mọn của bản thân. Nếu vì tình yêu thực sự, ông có nhìn thấy sự chia sẻ và khoan hoà trong những lần đổ xuống đường theo kiểu điên cuồng phóng xe hay lột truồng bản thân ra trước bàn dân thiên hạ? Chuyện thưởng và chia chác phần thưởng, chuyện đưa chính trị (hình lãnh tụ cách mạng hoặc báo công) như một tính toán có chủ đích.
Ông đã nhận ra đúng vấn đề, đó là họ không yêu bóng đá, vì con người và thiên nhiên họ còn chẳng yêu, họ dẫm nát bất cứ thứ gì dưới chân và có thể giết bất cứ con gì để ăn. Họ cũng sẵn sàng lao vào chửi bới, mạt sát hay sỉ nhục người khác. Họ còn xả rác bừa bãi và đi trên đường coi đường cấm hoặc đèn tín hiệu chỉ là trang trí chứ không có tác dụng là một thứ luật pháp.
Nhưng mà thưa ông, đám người đó họ lại luôn nhân danh và tuyên ngôn về những lý tưởng siêu hình đẹp đẽ, tuyệt diệu, bình đẳng, bác ái và khoan dung...nhưng cái quan trọng nhất cần có giữa con người với nhau là tình yêu thì lại vắng bóng hoàn toàn.
Trái bóng không có nghĩa lý gì, khi trái tim họ đã hoàn toàn trống rỗng.
____________
Chu Mộng Long: TÔI ĐOÁN TRƯỚC: KHÔNG SỚM THÌ MUỘN,
CÓ NGÀY ÔNG CŨNG BỊ CHỬI
Ông Park nhận định, người Việt chỉ yêu chiến thắng chứ chưa chắc yêu bóng đá!
Một nhận định xuất săc! Khá khen ông hiểu người Việt hơn cả người Việt.
Không chỉ bóng đá đâu, ông Park ạ. Lĩnh vực nào cũng vậy, từ xung đột trong chiến tranh cho đến hòa bình xây dựng đất nước và vui chơi giải trí. Hễ có chiến thắng là người Việt say sưa yêu hết cỡ, đến mức xem đối thủ bị thua là thù địch để sỉ nhục. Tính nhị nguyên trong não trạng này thấm vào máu người Việt bởi họ không được giáo dục sự tôn trọng đối phương trước mọi cuộc thắng thua, thành bại.
Tuy nhiên, ông chưa hình dung hết vấn đề. Tôi tiên đoán đến lúc đội quân của ông thất bại, chính ông sẽ thành nạn nhân của tư duy nhị nguyên đó. Từ tôn vinh ông như một anh hùng, người ta sẽ biến ông thành kẻ tội đồ, những kẻ thành kính ông như "cha già" sẽ sỉ nhục ông như tên "giặc già" làm hại cả nền bóng đá vinh quang và yêu quý của họ.
Kẻ nào tôn vinh ông cuồng nhiệt nhất, kẻ đó sẽ chửi ông nặng nề và tục tĩu nhất.
Dân Việt tôi nó thế! Để rồi xem. Bạn nào muốn chửi tôi thì hãy cố kiềm chế, chờ đến cái ngày có kết quả đó rồi chửi tôi cùng với ông Park luôn một thể. He he...

Phần nhận xét hiển thị trên trang