Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Đánh giá chính thức mới nhất của Trung Quốc về cuộc “Đại cách mạng Văn hóa vô sản”: 10 năm nội loạn


VietTimes — Ngày 27/9 vừa qua, Tân Hoa xã – cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc đã phát đi bài viết tiêu đề “Năm 1966, bắt đầu 10 năm nội loạn “Đại cách mạng Văn hóa”. Như vậy, sau một thời gian dài kể từ sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Đại hội XVIII (tháng 11/2012), xuất hiện nhiều phỏng đoán khác nhau về việc đánh giá lại cuộc “Đại cách mạng Văn hóa” cũng như cá nhân ông Mao Trạch Đông, nay nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc, Tân Hoa xã đã có bài viết chính thức về vấn đề này.
Nhân 70 năm Quốc khánh, Trung Quốc đã chính thức đánh giá lại cuộc "Đại cách mạng Văn hóa". Ảnh: Đa Chiều/VCG
Nhân 70 năm Quốc khánh, Trung Quốc đã chính thức đánh giá lại cuộc “Đại cách mạng Văn hóa”. Ảnh: Đa Chiều/VCG
Đánh giá lại về “Đại cách mạng Văn hóa” và vai trò của ông Mao Trạch Đông  
Bài của Tân Hoa xã viết: “Năm 1966, vào lúc nước ta cơ bản hoàn thành nhiệm vụ điều chỉnh nền kinh tế, bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba để phát triển nền kinh tế quốc gia, “Đại cách mạng Văn hóa” đã xảy ra.
Cuộc “Đại cách mạng Văn hóa” được phát động và lãnh đạo bởi đồng chí Mao Trạch Đông. Điểm xuất phát của ông về cuộc “Đại cách mạng” này là ngăn chặn sự phục hồi Chủ nghĩa Tư bản, bảo vệ sự trong sạch của Đảng và tìm kiếm con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội cho riêng Trung Quốc. Tuy nhiên, sự tính toán sai lầm về tình hình chính trị của Đảng và đất nước lúc đó đã khiến mọi chuyện phát triển đến một mức độ rất nghiêm trọng.
Đánh giá chính thức mới nhất của Trung Quốc về cuộc “Đại cách mạng Văn hóa vô sản”: 10 năm nội loạn! - ảnh 1
Tân Hoa xã gọi “Đại cách mạng Văn hóa” là cuộc “nội loạn” gây nên “thảm họa”. Ảnh Đa Chiều/VCG
“Đại cách mạng Văn hóa” có ba giai đoạn: từ khi phát động đến Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 4 năm 1969; từ Đại hội IX đến Đại hội lần thứ X tháng 8 năm 1973 và từ Đại hội X đến khi kết thúc tháng 10 năm 1976. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường vị thế của Lâm Bưu (Lin Biao), Giang Thanh (Jiang Qing), Khang Sinh (Kang Sheng) và những người khác trong trung ương, hợp pháp hóa thực tiễn và lý luận sai lầm của “Đại cách mạng Văn hóa”.
Sự kiện Lâm Bưu xảy ra vào tháng 9 năm 1971 (tức việc máy bay chở vợ chồng Lâm Bưu cùng con trai và một số người lãnh đạo cao cấp quân đội bị rơi ở Mông Cổ – NV) về mặt khách quan đã tuyên cáo sự thất bại của cả lý thuyết và thực tiễn “Đại cách mạng Văn hóa”, nhưng Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục phạm phải những sai lầm “Tả khuynh” của Đại hội IX và củng cố thêm thế lực của Tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh.
Sau khi ông Mao Trạch Đông qua đời tháng 9 năm 1976, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều (Zhang Chunqiao), Diêu Văn Nguyên (Yao Wenyuan) và Vương Hồng Văn (Wang Hongwen) đã đẩy mạnh các hoạt động âm mưu cướp quyền lãnh đạo tối cao Đảng và Nhà nước. Vào tháng 10 cùng năm, Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng đã thực hiện ý chí của Đảng và nhân dân, đập tan “Bè lũ bốn tên”, do đó chấm dứt được thảm họa “Đại cách mạng Văn hóa”.
Đánh giá chính thức mới nhất của Trung Quốc về cuộc “Đại cách mạng Văn hóa vô sản”: 10 năm nội loạn! - ảnh 2
Dân chúng Trung Quốc vui mừng khi “Đại cách mạng Văn hóa” chấm dứt với việc “Bè lũ 4 tên” bị đánh đổ. Ảnh: Đa Chiều/VCGị
Thực tiễn đã chứng minh rằng “Đại cách mạng Văn hóa” không phải và cũng không thể là cuộc cách mạng hay tiến bộ xã hội với bất cứ ý nghĩa nào.
Trong thời kỳ “Đại cách mạng Văn hóa”, cuộc đấu tranh giữa Đảng và nhân dân với những sai lầm “Tả khuynh” và Tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu – Giang Thanh, mặc dù gian nan khúc khuỷu, nhưng chưa bao giờ dừng lại. Trong 10 năm đó, nền kinh tế quốc dân Trung Quốc vẫn có những tiến bộ và công tác đối ngoại cũng đã mở ra một cục diện mới. Nhưng, nếu không có “Đại cách mạng Văn hóa” thì sự nghiệp Xã hội chủ nghĩa của nước ta sẽ đạt được những thành tựu to lớn hơn nhiều” (hết trích).
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 27/9 viết, theo các thông tin công khai, Trung Quốc đã từng có văn kiện chính thức nói về việc ông Mao Trạch Đông phát động “Đại cách mạng Văn hóa”.
Ngày 27 tháng 6 năm 1981, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI đã thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử Đảng kể từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, xác định tính chất của “Đại cách mạng Văn hóa” là một “cuộc nội loạn do người lãnh đạo phát động sai lầm, bị tập đoàn phản động lợi dụng, đem lại tai họa nghiêm trọng cho Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc” và “Mao Trạch Đông cần phải chịu trách nhiệm chính cho sai lầm “Tả khuynh” nghiêm trọng, có tính toàn cục và trong một thời gian dài này”.
Đánh giá chính thức mới nhất của Trung Quốc về cuộc “Đại cách mạng Văn hóa vô sản”: 10 năm nội loạn! - ảnh 3
Quốc sử Trung Quốc năm nay không nói nhiều đến sai lầm của cá nhân ông Mao Trạch Đông và cũng không quy kết sai lầm của “Đại cách mạng Văn hóa”  là “do Mao Trạch Đông phát động và lãnh đạo” như trong “Nghị quyết  Hội nghị Trung ương 6 khóa XI năm 1981. Ảnh Đa Chiều/VCG
Nghị quyết này cũng đồng thời chỉ ra rằng ông Mao Trạch Đông “công tích là thứ nhất, sai lầm là thứ hai” và nhận định ông “ba phần sai lầm, bảy phần thành tích”.
Điều đáng nói nữa là “Đại sự ký nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tháng 10 năm 1949 đến tháng 9 năm 2019)” do Viện Nghiên cứu Văn hiến và Lịch sử Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ủy quyền cho hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã phát hành vào ngày 27 tháng 9, trong toàn văn gồm 63.000 chữ về lịch sử quốc gia đã ghi lại nhiều chi tiết lịch sử nhạy cảm, trong đó có “Đại cách mạng Văn hóa”.
So với quốc sử phát hành nhân 60 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2009), quốc sử Trung Quốc phát hành nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh lần này, phần liên quan đến “Đại cách mạng Văn hóa” cơ bản không thay đổi, đều viết: ““Đại cách mạng Văn hóa” sau 10 năm đã gây trắc trở và tổn thất nghiêm trọng nhất cho Đảng, Nhà nước và nhân dân kể từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập”.
Đánh giá chính thức mới nhất của Trung Quốc về cuộc “Đại cách mạng Văn hóa vô sản”: 10 năm nội loạn! - ảnh 4
Bà Giang Thanh, phu nhân ông Mao Trạch Đông bị Tòa án đặc biệt đưa ra xét xử năm 1981. Ảnh Đa Chiều/VCG
Trong phần 10 năm “Đại cách mạng Văn hóa” từ năm 1966 đến 1976, quốc sử Trung Quốc không nói quá nhiều đến sai lầm của cá nhân ông Mao Trạch Đông và cũng không quy kết sai lầm của “Đại cách mạng Văn hóa”  là “do Mao Trạch Đông phát động và lãnh đạo” như trong “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng kể từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI năm 1981.
Ông Tập Cận Bình biểu dương hai nạn nhân bị sát hại trong “Đại cách mạng Văn hóa”
Ngoài ra, nhân kỉ niệm 70 năm Quốc khánh, ngày 25/9 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã ký lệnh tặng danh hiệu “Gương phấn đấu đẹp nhất” (Tối mỹ phấn đấu giả) cho 278 cá nhân và 22 tập thể là các anh hùng điển hình kể từ năm 1949 đến nay. Trong số này có Dung Quốc Đoàn (Rong Guotuan) – ngôi sao thể thao Trung Quốc đầu tiên đoạt chức Vô địch thế giới – người đã tự sát trong “Đại cách mạng Văn hóa” và Trương Chí Tân (Zhang Zhixin) – nữ cán bộ Ban Tuyên truyền tỉnh ủy Liêu Ninh – người bị tử hình trong “Đại cách mạng Văn hóa”.
Ông Dung Quốc Đoàn là người Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu đại diện cho đội bóng bàn của Liên đoàn Công đoàn Hồng Kông thi đấu. Năm 1957, ông trở về Trung Quốc và giành chức Vô địch thế giới đơn nam bóng bàn đầu tiên cho Trung Quốc vào năm 1959. Năm 1961, với tư cách là một trong những cầu thủ chính của đội tuyển nam Trung Quốc, ông đã giành chức vô địch thế giới đồng đội nam đầu tiên với các đồng đội của mình. Trong thời gian huấn luyện đội bóng bàn nữ Trung Quốc, Dung Quốc Đoàn đã dẫn dắt đội giành chức Vô địch thế giới đồng đội nữ đầu tiên cho bóng bàn Trung Quốc. Bị phê đấu trong Cách mạng Văn hóa, do không chịu được sự sỉ nhục ông buộc phải tự sát vào năm 1968, khi mới 31 tuổi. Vào tháng 6 năm 1978, Ủy ban Thể thao Nhà nước đã minh oan và phục hồi danh dự cho ông.
Đánh giá chính thức mới nhất của Trung Quốc về cuộc “Đại cách mạng Văn hóa vô sản”: 10 năm nội loạn! - ảnh 5
Ông Dung Quốc Đoàn – Nhà vô địch thế giới môn bóng bàn đầu tiên của Trung Quốc tự sát vị bị bức hại trong “Đại cách mạng Văn hóa” . Ảnh: Đa Chiều/VCG
Bà Trương Chí Tân sinh thời đã phê phán ông Mao Trạch Đông và kêu oan cho ông Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi) cùng những người khác. Năm 1969, bà bị bắt vì tội “phản cách mạng hiện hành”. Trong nhà tù, bà đã viết “Tuyên bố của một đảng viên cộng sản” nêu ý kiến về một số vấn đề “liên quan đến vận mệnh của Đảng và đất nước; đề xuất quan điểm là biểu hiện trung thành với đảng, là nghĩa vụ và quyền lợi của các đảng viên bình thường đối với đường lối của Đảng”. Bà đã bị tra tấn tàn bạo nhiều lần trong tù. Trương Chí Tân bị xử bắn năm 1975 khi mới 45 tuổi. Để bà không nói gì được trước khi hành quyết, bà đã bị cắt họng. Tháng 3 năm 1979, tỉnh ủy Liêu Ninh đã minh oan, phục hồi danh dự cho bà.
Trong dịp kỷ niệm 60 năm Quốc khánhTrung Quốc năm 2009, cũng đã tiến hành bình chọn “100 nhân vật Trung Quốc cảm động kể từ khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Ông Dung Quốc Đoàn đã được bầu nhưng bà Trương Chí Tân thì không có tên trong danh sách.
Đánh giá chính thức mới nhất của Trung Quốc về cuộc “Đại cách mạng Văn hóa vô sản”: 10 năm nội loạn! - ảnh 6
Bà Trương Chí Tân, cán bộ Ban Tuyên truyền tỉnh ủy Liêu Ninh bị xử bắn trong “Đại cách mạng Văn hóa” . Ảnh: Đa Chiều/VCG
Đa Chiều cho rằng, lần này, Trung Quốc biểu dương các nạn nhân của “Đại cách mạng Văn hóa”, mặc dù đã truyền đi một tín hiệu tích cực, nhưng không có nghĩa là Cách mạng Văn hóa đã được dỡ bỏ cấm kỵ. Trong phần “Giới thiệu về sự tích của những người được đề cử bầu chọn Gương phấn đấu đẹp nhất” Trung Quốc ban hành, không đề cập đến việc ông Dung Quốc Đoàn bị “Đại cách mạng Văn hóa” bức hại và tự sát.
Còn khi giới thiệu Trương Chí Tân thì nói, bà bị bức hại tàn khốc trong cuộc “Đại cách mạng Văn hóa” do đã phản đối cuộc đàn áp tàn bạo của Lâm Bưu và “Bè lũ 4 tên”. Bà kiên trì chân lý và công khai vạch trần các hoạt động âm mưu “cướp đảng đoạt quyền” của nhóm Lâm Bưu, Giang Thanh; bị nhóm này gọi là “phản cách mạng hiện hành”, bị bắt và bỏ tù vào tháng 9 năm 1969. Ngày 4 tháng 4 năm 1975, bà Trương Chí Tân bị giết bởi Tập đoàn phản cách mạng “Bè lũ 4 tên”.
(Theo Tân Hoa xã và Đa Chiều)
Nguồn: Viettimes

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Cũng là “đế quốc”?..


.
Nói đến “Đế quốc” thì ai cũng ghét. Vì nói chung, Đế quốc là gắn liền với “xâm lược”.
Đất nước ta đã từng bị ‘hai Đế quốc to” xâm lược, là Pháp và Mỹ. Thời kỳ Pháp thuộc, (thực dân cũ 1884 – 1945) là 61 năm. Còn Mỹ thì đỡ đầu cho chính quyền Sài Gòn chống lại Miền Bắc XHCN (thực dân mới), có thời gian trực tiếp đổ quân vào Miền Nam Việt Nam… Hai đế quốc to ấy đều đã được Đảng lãnh đạo, đánh đuổi và đã chiến thắng.
Sau khi có độ lùi thời gian, chúng ta thấy, hai cái anh Đế quốc Tây & Mỹ ấy dù có gây ra những chuyện này chuyện khác, nhưng nó cũng có mặt tích cực, song do thù hận nên cái tích cực đã bị xóa sạch trong tâm tưởng con người. TS Mạc Văn Trang viết: “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”; “Thù muôn đời muôn kiếp không tan”… Khi trong lòng chứa chất đầy thù hận, định kiến “không tan” thì chẳng nhìn ra đâu là chân lý”.
Vậy nếu từ bỏ hận thù thì ta mới có cái nhìn khách quan, mới thấy được bên cạnh cái mất, chúng ta còn có cái được mà Đế quốc – thực dân Pháp và Mỹ mang đến.
Người Pháp xâm lược VN từ giữa thế kỷ XIX, khi đất nước này đang chìm đắm dưới chế độ Phong Kiến tăm tối. Theo học thuyết của Karl Marx, thì CHẾ ĐỘ TƯ BẢN văn minh hơn hẳn CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN. Các nước phương Tây phải trải qua những CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN kéo dài hàng trăm năm, để giải phóng con người. Vì thế, đi liền với sự xâm lăng, (vô tình) người Pháp đã mang luôn “ánh sáng văn minh” của Tư bản đến với đất nước phong kiến tối tăm. Quá trình đó đã làm cho Việt Nam hình thành lớp Tư sản dân tộc, tiếp cận với nền Công nghiệp hiện đại, thành quả của Cách mạng Tư sản Pháp 1789 – 1798. Thực dân Pháp cũng để lại trên lãnh thổ VN những công trình xây dựng như kiến trúc nhà cửa, cầu cống, đường sắt, hầm mỏ, nhà máy, hải cảng…mà sau này chúng ta tiếp thu để xây dựng đất nước như một thứ “giời cho”.
Còn Mỹ, với chế độ Thực dân mới, dù chỉ một thời gian ngắn, nhưng đã tác động tới xã hội Miền Nam ít nhiều ảnh hưởng nền Văn hóa phương Tây tiến bộ, cả trong làm ăn kinh tế lẫn ứng xử văn hóa. Mỹ đã biến Sài Gòn thành “viên ngọc viễn Đông”, khiến những nước ở châu Á như Hàn quốc, Thái Lan, Singapore… một thời ngưỡng mộ.
Sau năm 1975, khi thống nhất đất nước, một ông nhạc sĩ bạn tôi tỏ ra lo lắng: rất sợ hãi cái “văn hóa tư sản” của Mỹ đã “gieo rắc” ở Miền Nam sẽ “lây” ra Miền Bắc XHCN… Nhưng rồi ông ấy được chuyển công tác vào Sài Gòn, sau một năm trở lại Miền Bắc, ông nói: Giờ tôi lại nghĩ ngược với trước đây là, chỉ sợ cái văn hóa Miền Bắc XHCN nó lan truyền vào miền Nam!
Ông ấy kể, vừa đến Sài Gòn, khi xuống xe có những chàng trai, cô gái tiếp cận, chào hỏi lễ phép, lịch sự xách giúp đồ, khiến cảm thấy lạ, vì tại sao lại có cái thứ “văn hóa đế quốc” dễ chịu thế! Lúc đó, ở ngoài Bắc, mọi thứ đều bao cấp. Những cô mậu dịch viên nhìn dòng người xếp hàng mua thực phẩm bằng tem phiếu như một lũ ăn mày. Hoàn cảnh đó đã tạo ra thái độ chỏng lỏn, khinh người của ko ít mậu dịch viên với khách hàng. Ở Sài Gòn, khi mua vé vào nghe hòa nhạc thính phòng, được những cô gái mặc áo dài dân tộc lịch sự đến trước mặt từng thính giả dâng ly nước sinh tố (đã tính vào tiền vé). Ông nghĩ, nếu ở miền Bắc lúc đó thì thật không ổn, vì khi tan cuộc, ly, muỗng sẽ mất sạch, các “thính giả yêu quý” sẽ đút túi, ai mà kiểm soát được… Ở Miền Bắc lúc đó, các cửa hàng phở phải đục lỗ cái thìa để khách hàng khỏi “cầm nhầm”. Thậm chí, tôi học ở trường lý luận trung ương, toàn những người “lý lịch trong sạch”… thế mà có lần đi tham quan lăng Bác, có một anh đút túi quần cái cốc uống nước, khi ra về, bị bảo vệ Khu lăng Bác phát hiện, thông báo cho nhà trường, và anh ta bị kỷ luật đuổi học…
Có nên đã ghét thì cứ phải “bôi đen” cho… bõ ghét. Ngẫm nghĩ kỹ, thấy thấm thía câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Hai cái anh đế quốc Pháp và Mỹ, nó là những cái “đèn”. Tuy nó lợi dụng Việt Nam nghèo khó, lạc hậu để xâm lược kiếm lời, thu lợi nhuận về cho chính quốc, nhưng đồng thời nó cũng mang đến nhiều điều văn minh mà đất nước này chưa từng có.
Còn bây giờ, thực tình chúng ta lo lắng trước họa xâm lăng của tân “Đế quốc Trung hoa”, độc tài & lạc hậu. Họ nham hiểm, tàn ác, đến người dân chính quốc cũng không chịu nổi. Quan chức của họ thì quá tham nhũng, ra sức vơ vét tiền của rồi tìm cách chuồn sang các nước văn minh Âu, Mỹ… Người TQ ở Đài Loan cũng như ở Hongkong rất hãi và ra sức phản kháng việc hòa nhập với Trung hoa lục địa.
Đế quốc Trung hoa có tham vọng bá chủ toàn cầu thì cả thế giới đều biết. Hiện nay, TQ có mưu đồ xâm lăng bằng ‘sức mạnh mềm’, trước hết là đối với những nước dễ bề thò bàn tay lông lá của họ vào. Đó là Việt Nam, Lào & Campuchia. Hình thức rất phong phú, nhưng lợi dụng sự tham lam của quan chức nước láng giềng, họ dùng chính sách “thuê đất 99 năm”…, tạo ra những “đặc khu kinh tế” mang đầy bản sắc Trung Hoa. Và kết quả là đem đến cho “láng giếng hữu nghị” một nền kinh tế què quặt, gia tăng tham nhũng, chủ yếu ăn chơi trác táng, ăn xổi ở thì, khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá hoại thiên nhiên, ô nhiễm môi trường… và một nền văn hóa Khổng tử chống lại dân chủ, tuân phục quyền lực để dễ bề thống trị.
Tại Lào, gần đây có thông tin: “cho TQ thuê 13 đặc khu, Lào đã mất kiểm soát, tức là mất nước! Có vẻ như ko nơi đâu tại đất nước triệu voi là ko in dấu bộ máy bành trướng kinh tế đến từ phương Bắc khi hàng loạt đại dự án do TQ làm chủ đang tồn tại trên đất Lào. Hiện có khoảng 13 đặc khu kinh tế của TQ chứa đầy sòng bạc, tiệm masage trá hình và nhân công người Hoa rải rác khắp nước này mà ko chịu bất kỳ sự quản lý nào của chính quyền địa phương…” Ơhttps://www.facebook.com/watch/?v=540918793306567)
Campuchia cũng đã cho TQ thuê 99 năm Lô đất vàng rộng 45.000 ha tại Koh Kong và 20% diện tích bờ biển ở khu vực này cho dự án phát triển du lịch do Tập đoàn Union Development của Trung Quốc đầu tư… Nhưng thực chất là xây dựng căn cứ quân sự để bao vây toàn Đông Dương? (https://vn.sputniknews.com/…/201903067192447-lo-dat-Campuc…/)
Còn Việt Nam? Thiết nghĩ, ko cần phải nói nhiều, mọi người cũng đã hiểu. Chỉ xin nhắc lại mấy động thái lớn như âm mưu độc chiếm Biển Đông bằng đường lưỡi bò, đánh chiểm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN, quân sự hóa biển Đông…và vô vàn những động thái đưa các dự án kinh tế vào lãnh thổ VN mà ko đem lại hiệu quả nào đáng kể, thậm chí còn gây ra bao nhiêu hệ lụy, góp phần suy thoái kinh tế VN…Đặc biệt là rất khó hiểu khi bộ GTVT rất “tâm đắc” những dự án đường bộ, đường sắt cao tốc của TQ ở VN, nhất là phía Bắc kết nối từ TQ đến Hà Nội và kết nối Vân Nam (TQ) với Hải Phòng, Quảng Ninh (VN) và Quảng Tây của nước này…
Tất cả những động thái của TQ đã lộ rõ ý đồ “đế quốc – thực dân mới”. Như vậy, có thể nói, một dân tộc dính với Đế quốc Trung Hoa là chắc chắn đứng trước nguy cơ mất nước, chứ đừng nói “cất cánh”?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nam Tư là cái gương, là kinh nghiệm mà TQ cần tham khảo và học hỏi.


Các nước độc tài kiểu TQ .. luôn nại cớ "không được can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia khác" để phản đối lại Mỹ hay các quốc gia Châu Âu, khi các quốc gia này lên tiếng chỉ trích các việc vi phạm nhân quyền.
Thật ra, trước đây khá lâu, nhân cuộc chiến Nam tư cũ, các luật gia quốc tế đã đặt vấn đề "quyền can thiệp vì lý do nhân đạo". Theo đó các quốc gia có thể can thiệp vào "nội bộ" của một quốc gia khác, nếu thấy rằng quốc gia này đang có những "thảm trạng" về nhân quyền như "diệt chủng", đàn áp giết chóc người vô căn cứ...
NATO đã "can thiệp" vô chiến tranh Nam Tư vì lý do "can thiệp nhân đạo", mặc dầu lý do này chưa bao giờ được tất cả các quốc gia nhìn nhận như là một "nguyên tắc luật quốc tế".
Trở lại việc Trump vừa ký thông qua luật về Hong Kong. Vì bất cứ lý do nào thì ta cũng phải ghi nhận đây là một điểm son của ông Trump, ngay cả khi ông ký vì "không ký không được"! Một luật khác về người Duy Ngô Nhĩ (Tân cương) cũng vừa được Hạ viên Mỹ thông qua. Nội dung khá tương đồng với luật về Hong Kong. Theo đó Mỹ có thể "trừng phạt" bằng các biện pháp "kinh tế" và "ngoại giao", như không cho người có quan hệ (đến các việc đàn áp) nhập cảnh Mỹ hay "đông lạnh" các ngân khoản của cá nhân những người này...
Các luật này nếu so sánh với "quyền được can thiệp vì lý do nhân đạo", trường hợp Nam tư, xem ra còn rất "khiêm nhường". Sau chiến tranh Nam Tư tan vỡ ra thành nhiều quốc gia nhỏ, độc lập. Đe dọa "lò lửa" Balkans, nơi đã từng là "mồi lửa" bộc phát chiến tranh thế giới, đã không còn.
Các đạo luật về Hong Kong và Duy Ngô Nhĩ (nếu được Thượng viện và Trump cho qua) nặng về "dân chủ", dĩ nhiên là "ôn hòa". Nhưng nếu lãnh đạo Bắc Kinh không xem đó làm "điểm báo động", bất chấp và tiếp tục đàn áp. Hệ quả có thể rất thảm khốc.
Bắc Kinh nên có thái độ khôn khéo. Hãy "dân chủ hóa lục địa" bằng các phương tiện hòa bình. Nam Tư là cái gương, là kinh nghiệm mà TQ  cần tham khảo và học hỏi.
Dân chủ hóa là trào lưu thế giới, là động lực thúc đẩy phát triển quốc gia trong bền vững và hài hòa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GS Hà Văn Tấn “mênh mông giữa cõi đất trời”

Bảo Như

GS Hà Văn Tấn để lại một di sản được các thế hệ học trò đánh giá là “của một người khổng lồ” trong nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học và Phật giáo Việt Nam.
Từ phải sang: Các cố giáo sư Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Đinh Xuân Lâm, Trần Quốc Vượng cùng cố giáo sư Trần Văn Giàu. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Người cuối cùng trong tứ trụ “Lâm, Lê, Tấn, Vượng” (các giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng) của ngành sử học Việt Nam, giáo sư Hà Văn Tấn đã qua đời ngày 27/11/2019. Trao đổi với phóng viên Tia Sáng về sự mất mát to lớn này của giới nghiên cứu KHXH&NV khi đang khai quật tại Quảng Ngãi, TS Nguyễn Tiến Đông, Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam “chưa thể viết gì lúc này về thầy”, bởi vì “thực sự là những đóng góp của thầy quá lớn và các học trò chỉ có thể nói về một khía cạnh nào đó thôi”.
Học trò khác của GS Hà Văn Tấn như TS Mai Thanh Sơn, Viện KHXH vùng Trung Bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đều đồng tình “ông là người khổng lồ” đầy thông tuệ và minh triết, và “thật khó có thể đánh giá được hết những đóng góp của ông cho nghiên cứu Lịch sử học, Khảo cổ học, Văn hoá học, Phật giáo học”. “Sau ông chưa ai có thể nghiên cứu vừa rộng vừa sâu được như ông”, TS Nguyễn Tiến Đông nói.
Là thế hệ học trò của các nhà trí thức lớn như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Cao Xuân Huy..., các ông Lâm, Lê, Tấn, Vượng đã cùng với GS Trần Văn Giàu xây dựng, định hình các hướng nghiên cứu cho Khoa Lịch sử của trường Tổng hợp (thuộc Đại học KHXH&NV Hà Nội sau này) và đào tạo nhiều thế hệ cán bộ các Viện Sử học, Viện Khảo cổ học. 
“Người khổng lồ” 
Không chỉ là nhà khoa học có bút lực dồi dào, sức làm việc phi thường, GS Hà Văn Tấn còn là bậc kỳ tài với khả năng tự học. Hết lớp 9, ông bắt đầu rời quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ra Hà Nội học đại học trong vòng 2 năm và ở lại Khoa Lịch sử làm tập sự trợ lý cho GS Đào Duy Anh (nên sau này ông vẫn thường nhắc “tôi học phổ thông 9 năm, học đại học 2 năm, có thể nói chính xác trình độ của tôi là 9+2”). Thế nhưng ở tuổi 21, ông đã hiệu đính và làm chú dẫn bản dịch “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (do cụ cử Phan Duy Tiếp dịch). Bản dịch có chú dẫn ấy đã làm nhiều người phải sửng sốt, ngay cả nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc cũng phải thốt lên “cứ ngỡ đây là bậc túc nho, một cụ cử cụ tú già, thông kim bác cổ. Ai ngờ người soạn Chú dẫn lại là một chàng trai chỉ mới 21 tuổi!... tiếng là chú thích, dẫn giải nhưng dài gấp bốn lần chính văn. Thực ra, 115 trang này đích thị là một cuốn địa lý lịch sử khảo về duyên cách, núi sông… Việt Nam từ cổ đại đến thế kỷ XV, công phu và uyên bác. Để làm công việc này, một công việc mà trước đó chưa ai làm, tác giả đã dẫn dụng tới 30 bộ sách của các tác giả Trung Quốc và 16 bộ sách Việt Nam! Tất cả dĩ nhiên đọc trực tiếp từ nguyên văn chữ Hán [1]".

Sau này được GS Trần Văn Giàu phân công nghiên cứu giảng dạy lịch sử Việt Nam từ buổi đầu cho đến hết thời nhà Hồ, GS Hà Văn Tấn đã tự học thêm hàng loạt các kiến thức chuyên ngành khác, từ nhân học hình thể cho tới ứng dụng phương pháp thống kê để đi sâu nghiên cứu về thời kỳ tiền sử và sơ sử của đất nước. Không chỉ dừng lại điều tra và khai quật nhiều di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đông Sơn, Sa Huỳnh và công bố mà ông còn thu thập tài liệu, tìm hiểu về bối cảnh rộng lớn hơn là khảo cổ học Đông Nam Á và Trung Quốc mà như ông nói sau này “khi viết về các vấn đề khảo cổ học Việt Nam, tôi thấy vững tâm hơn vì đặt được trong bối cảnh Đông Nam Á” [2]. 

Bức ảnh được chụp tại nhà GS Đào Hùng khoảng năm 2000 sau khi GS Đào Duy Anh được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm Công trình Lịch sử và Văn hoá Việt Nam. Từ trái sang phải: GS Trần Quốc Vượng, GS Đinh Xuân Lâm, GS Hà Văn Tấn, Nhà văn hóa Phan Ngọc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, GS Phan Huy Lê, Nhà sử học Đào Hùng, GS Đào Thế Tuấn. Nguồn: Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam.
“Lang thang trên các nẻo đường khác của khoa học”
Không chỉ để lại các công trình khảo cổ học đặt nền móng cho các thế hệ học trò tiếp tục khám khá, mà ông vẫn “lang thang trên các nẻo đường khác của khoa học” (như ông tự nói) và để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn thế kỷ X đến thế kỷ XI cũng như lịch sử Phật giáo Việt Nam. "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông" (viết chung với PGS.TS Phạm Thị Tâm) là một cuốn sách rất nổi tiếng, được đánh giá là hấp dẫn bởi nhiều tư liệu quý hiếm và sinh động, “lần đầu tiên tôi được đọc cuốn này khi đang là học sinh cấp III (1978). Một cuốn sách hút hồn người đọc từ trang đầu đến trang cuối. Và đọc xong, thấy tự hào vì mình là người Việt”, TS Mai Thanh Sơn nói. Cách viết của GS Hà Văn Tấn có “nhiều phân tích sáng sủa, chặt chẽ, tái hiện được không khí lịch sử” như nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy nhận xét, cuốn sách này “cùng với ‘Khởi nghĩa Lam Sơn’ của Phan Huy Lê, ‘Thiên tài quân sự Nguyễn Huệ’ của Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng đã từng làm say mê tuổi thơ tôi” [3]. 
Nhìn chung, “các công trình nghiên cứu của GS. Hà Văn Tấn vừa rộng, vừa sâu và luôn được trình bày bằng một văn phong lịch lãm nhưng chặt chẽ, logic”, TS Mai Thanh Sơn nói. 
Dù chủ yếu thông qua con đường tự học trong bối cảnh hết sức biệt lập của nền KHXH&NV nước ta nhưng GS Hà Văn Tấn luôn trăn trở với vấn đề lý thuyết, phương pháp luận cập nhật với các cuộc thảo luận về lý thuyết và phương pháp trên thế giới. “Khi bắt tay vào nghiên cứu phương pháp luận sử học, tôi mới thấy có lắm vấn đề. Đọc lại sách nước ngoài, nhất là sách của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, tôi mới vỡ nhẽ rằng chẳng có quyển nào trình bày phương pháp luận sử học một cách hoàn chỉnh”, ông từng viết. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn có tham vọng “ngoài giáo trình phương pháp luận sử học, còn nhiều môn học bổ trợ cho sử học cũng chưa có giáo trình như sử liệu học, văn bản học, ấn chương học, cổ văn tự học, minh văn học… Ôi, còn nhiều điều phải truyền thụ cho lớp trẻ!”.
Có lẽ, một trong các kinh điển của ông để lại cho giới nghiên cứu KHXH&NV là tiểu luận “làng, liên làng và siêu làng” vẫn là tài liệu gối đầu giường cho hầu hết các thế hệ học trò ngành sử, văn hóa, dân tộc học sau này để nghiên cứu “làng như một vi vũ trụ (microcosmos) qua đó ảnh xạ đặc điểm xã hội và lịch sử Việt Nam”. Dù tiểu luận ngắn, nhưng nó khái lược các cách tiếp cận quan trọng trong nghiên cứu làng xã Việt Nam và đưa ra những khái niệm mang tính định hình trong nghiên cứu gồm “liên làng”, “siêu làng”, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài cấu trúc của làng.
Tuy nhiên, đang ở độ chín của sự nghiệp thì năm 2001 GS Hà Văn Tấn bị đột quỵ, khiến nhiều dự định nghiên cứu chưa thể thực hiện như mong đợi. Điều ông để lại đến hôm nay là “gợi ra hàng ngàn ý tưởng đột phá trong khoa học” với sự “nhạy bén, sắc sảo và thông tuệ của mình”, như TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á viết, sẽ tiếp tục được các học trò viết tiếp. Như lời GS Hà Văn Tấn từng bộc bạch sau 40 năm (1957-1997) miệt mài giảng dạy và nghiên cứu khoa học: “Ngày xưa, nhà thơ Đường Trần Tử Ngang đã viết: Tiền bất kiến cổ nhân/ Hậu bất kiến lai giả/ Niệm thiên địa chi du du/ Độc sảng thiên nhi thế hạ” (Nhìn về trước, thấy đâu người cổ/ Nhìn về sau, chẳng có một ai/Mênh mông giữa cõi đất trời/ Đau thương dòng lệ tuôn dài cô đơn). Còn tôi, 40 năm qua, tôi đã tìm được dấu người xưa và thấy cả một lớp người sau đang hào hứng đi tới” [4].

Cuốn sách "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông" rất nổi tiếng của GS Hà Văn Tấn.
Sinh thời, cố GS Hà Văn Tấn công tác chủ yếu tại Khoa Lịch sử, trường ĐH KHXH&NV Hà Nội và Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Ông từng làm chủ nhiệm Bộ môn Phương pháp luận sử học, Khoa Lịch sử (1982 - 2009), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1988-2008).
Một số công trình tiêu biểu của ông:
Lịch sử chế độ cộng sản nguyên thuỷ ở Việt Nam. Nxb Giáo dục. 1960.
Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 1. Nxb Giáo dục, 1960; tái bản 1963.
Dư địa chí: Giới thiệu, hiệu chính và chú thích. Nxb Sử học, 1960; In lại trong “Nguyễn Trãi toàn tập”. Nxb Khoa học Xã hội, 1969; tái bản 1976.
Sơ yếu khảo cổ học nguyên thuỷ Việt Nam. Nxb Giáo dục. 1961. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII. Nxb Khoa học Xã hội, 1968; tái bản: 1970, 1972, 1975.
Lịch sử Phật giáo Việt Nam (Phần thứ hai: Phật giáo từ Ngô đến Trần (thế kỉ X-XIV)). Nxb Khoa học Xã hội, 1988.
Chùa Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. 1993.
Tư tưởng thời kì tiền sử và sơ sử. Lịch sử tư tưởng Việt Nam. tập I. Khoa học Xã hội. 1993 (phần thứ nhất).
Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam (chủ biên). Nxb Khoa học Xã hội. 1994.
Triết học Ấn Độ cổ đại. Tập bài giảng Lịch sử Triết học, tập I. Nxb Chính trị Quốc gia. 1994.
Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam (chủ biên). tập II. Nxb Khoa học Xã hội. 1996.
Đình Việt Nam (viết chung). Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 1998. Khảo cổ học Việt Nam.
Thời đại đá, Viện Khoa học Xã hội. H. 1998
Một số vấn đề lý luận sử học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2007.
Theo dấu các văn hoá cổ. Nxb Khoa học Xã hội. H. 1997.
Buổi đầu giữ nước - Thời Hùng Vương (chủ biên), Lịch sử Quân sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1999.
Giải thưởng khoa học tiêu biểu: Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2000 cho công trình Theo dấu các văn hoá cổ.

Nguồn: Đại học KHXH&NV Hà Nội.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lần đầu tiên của NATO: Chính thức công nhận mối đe dọa Trung Quốc

NLĐO) – Lần đầu tiên kể từ khi thành lập, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chính thức công nhận các mối đe dọa đến từ Trung Quốc.

Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg hôm 3-12 khẳng định mọi thành viên trong khối cần chú ý đến sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
"Tất nhiên, bây giờ chúng tôi phải công nhận rằng sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc gây ra những mối lo ngại về mặt an ninh đối với mọi thành viên. Trung Quốc là nước chi tiêu quốc phòng lớn thứ hai thế giới. Gần đây, họ công bố nhiều vũ khí hiện đại mới, bao gồm tên lửa tầm xa có khả năng tấn công châu Âu và Mỹ" – ông Stolenberg nói.
Theo DW News, trong tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Anh hôm 4-12, lãnh đạo 29 nước thành viên sẽ nêu lên những mối lo ngại liên quan đến sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, qua đó chính thức thừa nhận "thách thức và cơ hội" đến từ thực tế này.
Tại sự kiện này, phái đoàn các nước dự kiến ủng hộ một văn kiện trình bày kế hoạch đối phó Trung Quốc.
Lần đầu tiên của NATO: Chính thức công nhận mối đe dọa Trung Quốc - Ảnh 1.
Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg. Ảnh: Reuters

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyên gia Trung Quốc thăm dò đất hiếm ở Lào Cai không cần giấy phép?

Công ty CP Khánh An được Bộ TN-MT cấp phép thăm dò đất hiếm ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lao Cai 48 tháng. Trong đó, 19 lao động là chuyên gia Trung Quốc thăm dò đất hiếm được thuê thời vụ, luân phiên nhau.

Chuyên gia Trung Quốc thăm dò đất hiếm ở Lào Cai không cần giấy phép? - Ảnh 1.
Khu vực bể chứa quặng thăm dò của Công ty CP Khánh An tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
"Vì vướng quy định nên chúng tôi không thể xử lý được. Các lao động Trung Quốc mà Công ty CP Khánh An sử dụng đều chỉ có thời hạn làm việc dưới 3 tháng ở Việt Nam nên không cần làm thủ tục xin - cấp giấy phép. 
Sau khi họ về nước khoảng 1 tháng lại quay trở lại Việt Nam làm việc như thường, mỗi lần quay trở lại họ đều khai báo, làm thủ tục liên quan đầy đủ nên không thể xử lý".
                                                                (Bà ĐINH THỊ HƯNG - Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Lào Cai)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sắp đến mùa thơ nở rùi!


HẾT THUỐC CHỮA
Tôi có ông bạn khá thân, từ khi về hưu không hiểu sao lại hay làm thơ. Hiện tượng này khá nhiều, hệt như mấy ông cứ lên giám đốc hay làm chức to một chút là trước sau cũng làm thơ, viết nhạc, vẽ tranh…Chỉ lạ là từ trước cậu ấy chẳng thơ phú gì, thậm chí rất ghét thơ; thế mà nay lại say như điếu đổ. Làm liên tục, mê muội, cái gì cũng thành thơ cả, giống như trong quảng cáo cái gì họ cũng hát lên được. Làm thơ xong lại bắt vợ nghe, nhận xét, ngợi khen đến mức bà ấy chán ngán, sắp phát rồ.
Hôm qua bà vợ hớt hải đến nhờ tôi can ngăn chuyện cậu ấy đang tập hợp thơ, bỏ tiền ra in thành tập để xin vào Hội. Tôi chưa biết khuyên can thế nào, chưa nghĩ ra mẹo gì thì may quá, tình cờ tìm lại được bài trả lời của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trên Talawas. Tôi bảo:“Cô cứ đem bài này về cho cậu ấy đọc. Nhất là đoạn tôi bôi vàng này nhé”. Rồi tôi đưa cho vợ cậu ấy bài “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn”. Đây là đoạn bôi vàng: “Nhìn vào danh sách hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam người ta đều thấy đa số đều chỉ là những người già nua không có khả năng, sáng tạo và hầu hết đều…"vô học", tự phát mà thành danh. Trong số này có tới hơn 80% là nhà thơ, tức là những người chỉ dựa vào "cảm hứng" để tuỳ tiện viết ra những lời lẽ du dương phù phiếm vô nghĩa, nhìn chung là lăng nhăng, trừ có dăm ba thi sĩ tài năng thực sự là ghi được dấu ấn ở trong trí nhớ người đời, còn toàn bộ có thể nói là vứt đi cả. Giai thoại có một nhà thơ nói về tình cảnh thơ ở trong bài thơ sau đây khá tiêu biểu cho thực tế đó: "Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/ Hôm qua nó bảo: Dí thơ vào l…/ Vợ tôi nửa dại nửa khôn/ Hôm nay lại bảo: Dí l… vào thơ !". Tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ nhưng quả thực trên thực tế cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chỉ là nhăng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó: nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa” (Nguyễn Huy Thiệp)*
Không biết cô ấy về nhà nói năng thế nào, hôm sau đã gọi điện phàn nàn: “Chẳng ăn thua gì anh ạ. Ông ấy đọc chưa xong đã đốt luôn bài báo và bảo: “ông Thiệp bố láo”. Tôi nói: “Thế thì bó tay, bệnh ông ấy nặng quá rồi. Hết thuốc chữa. Vì thuốc tôi đưa cho cô là loại biệt dược nặng nhất rồi đấy”. Tôi cười. Cô ấy thở dài…Tội nghiệp!
Bèn nghĩ, thơ hay vốn là những cảm xúc ngỡ ngàng, run rẩy; những nghẹn ngào, xôn xao đến tím tái trong lòng; những tiếng khóc thầm tức tưởi; những xúc động dồn nén đến ngưng thở, không viết ra có thể vỡ tim mà chết... nên hiếm lắm, nhọc nhằn lắm như Giả Đảo từng than “nhị cú tam niên đắc”. Làm sao có thơ hay được khi cứ nói là ra thơ; toàn ăn mày sự kiện, quanh năm ấp trứng nhện để rồi vào dịp kỉ niệm, lễ lạt lại nở nha nhển các bài văn vần trên báo Nhân dân.
4-12-2019
* Talawas, 26-03-2004, sau này in lại trong tập “Giăng lưới bắt chim”, tác giả có cắt đi 1 đoạn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang