Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

Thêm một sự thật của lịch sử Việt Nam cho rộng đường dư luận.!

Kết quả hình ảnh cho ảnh cuộc chiến Pháp - Thanh?


(Tác giả : Khôi Nguyễn, Đại học Oregon).
Có đến 90% khả năng là bạn chưa biết gì về câu chuyện lịch sử này ! Bởi vì những bậc thức giả, những nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở VN cũng không biết khi trả lời câu hỏi :"Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Quốc vào Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?
Hầu hết người được hỏi đều trả lời: Đó là cuộc xâm lược của Mãn Thanh thời Hoàng đế Càn Long vào năm 1789, chỉ huy đội quân xâm lược là Tôn Sỹ Nghị, người đánh bại đội quân xâm lược đó là Hoàng đế Quang Trung.
Chỉ có một học giả duy nhất trả lời đúng: Cuộc xâm lược cuối cùng là vào thế kỷ 19, thời Từ Hy thái hậu của Mãn Thanh, chỉ huy đội quân xâm lược là Phùng Tử Tài, còn người đánh bại cuộc xâm lược đó của Trung Quốc là… thực dân Pháp.
Tại sao hầu hết những người am tường sách vở ở Việt Nam mà tôi có dịp được hỏi lại hoàn toàn không nhớ gì về cuộc xâm lược trong thế kỷ 19 này của Trung Quốc?
Vì nó hoàn toàn bị xoá khỏi lịch sử. Nó không được dạy trong chương trình sử ở cả bậc đại học lẫn trung học.
Cuối thế kỷ 19, Việt Nam đối diện với hai siêu cường, Pháp và Mãn Thanh, một bên đến từ phương Tây, mang theo nền văn minh của chủ nghĩa tư bản, một bên là thiên triều ngàn năm vẫn đang chìm đắm trong ảo giác mình là trung tâm của thế giới.
Ngay sau khi Pháp lấy Nam Kỳ, Mãn Thanh cũng lập kế hoạch đánh chiếm miền Bắc.
Mãn Thanh quyết tâm đánh chiếm Bắc Kỳ vì Việt Nam đã suy yếu, và nhằm bảo vệ mô hình thiên triều - chư hầu ngàn năm. Pháp thì quyết lấy nốt phần còn lại. Hai bên tất yếu bước vào một cuộc đụng đầu lịch sử, dần dần đi đến chỗ đánh nhau ác liệt ngay trên lãnh thổ Việt Nam, qua một loạt trận đánh như Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Tuyên Quang năm 1883.
Mãn Thanh đã quyết tâm đến mức dốc tổng lực đánh bại Pháp trên đất liền, chiếm toàn bộ vùng trung du phía Bắc, áp sát khu vực đồng bằng sông Hồng. Thủ tướng Pháp phải từ chức. Nhưng quân Pháp lật ngược thế cờ bằng cách mở ra chiến trường trên biển, đánh chiếm đảo Đài Loan và huỷ diệt Bắc Dương hạm đội của Mãn Thanh ở Phúc Châu.
Mãn Thanh ban đầu thấy chỉ khả thi khi đặt mục tiêu giữ lại vùng Bắc Kỳ, nhưng khi phải ký vào Hiệp ước Thiên Tân 1885, Mãn Thanh buộc chấp nhận mất toàn bộ chư hầu Việt Nam.
Hiệp ước Thiên Tân 1885 giữa Pháp và Mãn Thanh đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử cho cả Mãn Thanh và Việt Nam.
Nếu như việc phải nhượng địa Hong Kong cho nước Anh chỉ khiến Mãn Thanh thức tỉnh về khả năng kỹ thuật của phương Tây nhưng vẫn giữ vững niềm tin vào hệ thống thiên triều - chư hầu, thì đến khi mất chư hầu Việt Nam vào tay Pháp, ý thức hệ và cấu trúc thiên triều - chư hầu của họ bị đánh tận gốc rễ.
Việc Mãn Thanh không thể giữ Việt Nam trong cấu trúc thiên triều - chư hầu đã khiến Nhật Bản, lúc này đã trở thành một cường quốc, quyết định giành lấy một chư hầu khác của Mãn Thanh là Triều Tiên. Mãn Thanh tiếp tục mất Triều Tiên trong cuộc chiến Nhật Thanh 10 năm sau đó.
Từ đó, việc cấu trúc và ý thức hệ thiên triều-chư hầu bị sụp đổ toàn diện trong thế kỷ 19 trở thành một trong những nội dung chủ yếu của ý niệm “thế kỷ ô nhục” trong chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa hiện đại.
Còn ở Việt Nam, do cuộc chiến Pháp-Thanh ảnh hưởng quá lớn đến số phận Việt Nam, nên dù xoá cuộc chiến này khỏi sách giáo khoa sử cho học sinh phổ thông, ngày nay, các sử gia ở Hà Nội vẫn phải dạy học sinh về một số điều liên quan đến cuộc chiến ấy: đội quân Cờ Đen của tướng Mãn Thanh là Lưu Vĩnh Phúc và Hiệp ước Thiên Tân 1885.
Đó là sự kiện không thể không dạy. Quân đội Lưu Vĩnh Phúc của Mãn Thanh đã lập hai chiến công là giết hai chỉ huy của Pháp trong hai trận ở Cầu Giấy, còn Hiệp ước Pháp - Thanh 1885 thì mở ra trang sử mới của Việt Nam.
Nhưng, nói về Lưu Vĩnh Phúc và Hiệp ước Pháp - Thanh mà lại không nói gì về cuộc chiến tranh quyết định quyền kiểm soát Việt Nam của hai nước Pháp - Thanh này, các sử gia của chúng ta đã cho học sinh phổ thông học một bức tranh lịch sử cận đại theo kiểu… Pháp xâm lược Việt Nam, rồi đột nhiên Mãn Thanh xuất hiện ký một hiệp ước quyết định số phận chúng ta.
Lưu Vĩnh Phúc vốn là quân Thái Bình Thiên Quốc, bị triều đình Mãn Thanh đánh bại, chạy sang Việt Nam làm thổ phỉ, gây ra vô số tội ác cho dân chúng. Triều đình Huế không thể đánh dẹp, phải nhờ Mãn Thanh đánh giúp. Nhưng khi triều đình Mãn Thanh cử quân đội vào Việt Nam để đụng đầu với Pháp, quân đội triều đình Mãn Thanh đã thâu nạp luôn đội quân thổ phỉ Lưu Vĩnh Phúc, ban cho phẩm hàm triều đình, thay vì tiêu diệt nó.
Sách giáo khoa sử lớp 7 hiện nay ở Việt Nam dùng khái niệm “quân ta” để gọi Lưu Vĩnh Phúc. Lối giáo dục này bắt đầu từ hơn 70 năm trước, khi sử gia Trần Văn Giàu và Trần Huy Liệu ở Hà Nội bắt đầu xây dựng bức tranh “lịch sử cận đại”. Lưu Vĩnh Phúc có tờ Hịch kêu gọi binh lính của mình đánh Pháp, trong đó, đoạn đầu tiên, ông nói rõ mục đích của cuộc chiến: "Việt Nam là chư hầu của Mãn Thanh, nay Pháp sang chiếm mất chư hầu của ta, ta và Pháp là kẻ thù không đội trời chung".
Sử gia Trần Văn Giàu làm gì khi trích dẫn bài Hịch này vào bộ sử “Bắc kỳ kháng Pháp”? Ông cắt bỏ đoạn mở đầu thể hiện rõ ý thức hệ và mục đích chiến tranh của họ Lưu đó đi. Nhờ thế, sử gia họ Trần dễ dàng gắn huân chương “tình hữu nghị chiến đấu của hai dân tộc Việt Trung” cho Lưu Vĩnh Phúc.
Xoá bỏ cuộc xâm lược của Mãn Thanh và cuộc chiến Pháp-Thanh vào thế kỷ 19, các sử gia miền Bắc xây dựng thế kỷ 19 theo mô hình phân đôi: một bên là thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn hèn nhát hàng giặc, một bên là “dân tộc” anh hùng kháng chiến chống ngoại xâm.
Trên cái nền bức tranh phân đôi con người làm hai tuyến, bên trái là “xâm lược phương Tây” và bên phải là “nhân dân anh hùng”, người ta lần lượt điêu khắc các nhân vật lịch sử sao cho "ăn khớp" với bức tranh ấy: Alexandre de Rhodes dĩ nhiên thuộc bên trái bức tranh, phong trào văn thân (vốn không có ý niệm về lòng ái quốc mà chỉ chống người theo đạo Thiên chúa để bảo vệ hệ thống phong kiến nơi họ có thể tìm thấy vị trí xã hội của mình) được xếp vào bên phải.
Vẽ bức tranh thế kỷ 19 theo cách ấy, các sử gia của Viện Sử học ở Hà Nội từ thập niên 1950 dễ dàng tiếp tục vẽ bức tranh của giai đoạn tiếp theo như cách chúng ta thấy trong các giáo trình “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” ngày nay: “nhân dân” tuy anh hùng nhưng không có đường lối đấu tranh đúng đắn, liên tục thất bại cho đến khi Đảng Cộng sản ra đời, mang về Việt Nam vũ khí tối tân là con đường cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân vật trung tâm của bức tranh. Lịch sử quốc gia thế kỷ 20 được đồng nhất với lịch sử Đảng.
Cách học ấy bắt đầu từ giữa thập niên 1950, đến nay đã kéo dài khoảng 4 thế hệ.
Trần Trọng Kim, người cha của sử học hiện đại Việt Nam, 1883-1953
Cuộc chiến Pháp -Thanh và sự thất bại của Việt Nam khi bị kẹt giữa hai siêu cường ấy đã được sử gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, Trần Trọng Kim, phân tích kỹ lưỡng trong “Việt Nam sử lược”, bộ sách giáo khoa lịch sử đầu tiên của nước Việt Nam, xuất bản vào 1919-1920. Cuốn sách này đã bị cấm ở miền Bắc sau 1954 và toàn quốc sau 1975. Nếu chấp nhận phục hồi ký ức về cuộc xâm lược của Mãn Thanh và cuộc chiến Pháp-Thanh thế kỷ 19, chúng ta sẽ phải chấp nhận bức tranh thế kỷ ấy như người cha của nền sử học Việt Nam đã khắc họa một cách khách quan: Đó là thế kỷ mà Việt Nam bị mắc kẹt vào hai gọng kìm Pháp-Thanh, bị giằng xé giữa hai mô hình “chư hầu của thiên triều phương Bắc” và “thuộc địa của thực dân phương Tây”, bị buộc phải lựa chọn giữa hai con đường “Tây phương hoá” hay “tiếp tục nằm trong vòng ảnh hưởng của vùng văn hoá chữ Hán”.
Điều đó có nghĩa là bức tranh lịch sử từ đầu thế kỷ 20 cũng cần được vẽ lại toàn bộ. Trong bức tranh này, vị trí của các lực lựợng chính trị, các phong trào xã hội, các vấn đề thuộc phạm vi tinh thần như lịch sử tư tưởng, văn hoá, văn học nghệ thuật… cũng sẽ được tái định vị một cách căn bản.
Năm 1987, sử gia Nhật Bản Tsuboi Yoshiharu xuất bản “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa”, phân tích thế kỷ 19, trọng tâm là thời Tự Đức, như là thời đại Việt Nam mắc kẹt giữa hai siêu cường. Cuốn sách được các học giả Nguyễn Đình Đầu, Bùi Trân Phượng, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính dịch ra tiếng Việt và Trần Văn Giàu là người viết lời giới thiệu. Trần Văn Giàu đã đánh giá cách tiếp cận của Tsuboi là “mới mẻ” mà “quên” mất rằng, cách hiểu ấy về thế kỷ 19 đã ra đời ngay từ đầu thế kỷ 20, trước sử gia Nhật Bản ấy đến bảy thập niên, trong “Việt Nam sử lược”, cuốn sách mà chính các sử gia kiêm chính trị gia ở Hà Nội đã cấm đoán từ thập niên 1950 để độc quyền một cách kể chuyện lịch sử duy nhất.
Nhận thức về lịch sử (trả lời câu hỏi “chúng ta đến đây từ đâu và như thế nào?”) và lựa chọn chính trị (trả lời câu hỏi “chúng ta làm gì bây giờ?”) chỉ là hai mặt của một tờ giấy. Hiểu theo cách đó, như ta thấy qua câu chuyện phản đối đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes nói trên, những lựa chọn của người Việt Nam hôm nay vẫn chìm đắm trong một màn sương mù của tư duy được đình hình từ giữa thế kỷ trước bởi Ban nghiên cứu Văn Sử Địa.
Lãng quên bài học thất bại khi đối diện yêu cầu lịch sử phải lựa chọn giữa Pháp-Thanh với tư cách là hai mô hình, hai thế giới, Việt Nam ngày nay tiếp tục đối diện câu hỏi ấy một lần nữa.
(Khôi Nguyễn, Đại học Oregon).


Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI CON NGƯỜI MỌC ĐUÔI ?


Kết quả hình ảnh cho người mọc đuôi ở hà giang

Sau khi giải mã bộ gene người và bộ gene chuột, các nhà khoa họa Anh-Mỹ khẳng định gene người và gene chuột không khác nhau mấy, chính xác là 99% giống nhau, trong đó 80% hoàn toàn giống nhau, số còn lại là “tương đồng”.
Sự khác biệt chút xíu đó khiến cho người là người và chuột là chuột. Nếu như không “bảo tồn” chút xíu khác biệt đó thì người sẽ có nguy cơ biến thành chuột. Ví dụ, chuột và người đều có gene mọc đuôi, sở dĩ người không có đuôi là do cái gene mọc đuôi đó không được kích hoạt. Nếu như cái gene đó được kích hoạt thì điều gì sẽ xảy ra ?
Trước hết, sẽ có một sự đảo lộn không hề nhỏ trong ngành thời trang quốc tế. Chưa biết đuôi người cứ để nguyên như thế , chỉ chọc một lổ sau quần hay váy để thò ra ve vẫy tự do hay cần phải thiết kế thời trang cho nó. Cũng chưa biết đuôi người sẽ có lông hay không, nếu có lông thì làm sao, nếu không lông thì làm sao.
Ngành ngoại giao quốc tế cũng sẽ thay đổi trong giao tiếp. Hai nhà ngoại giao gặp nhau, khi bắt tay thì phải vẫy đuôi hay là cụp đuôi, khi nào cần phải vẫy, khi nào cần phải cụp, nếu vẫy thì phải vẫy như thế nào và làm sao để vẫy?
Ngành tài chính thế giới cũng sẽ có ngôn ngữ mới. Lâu nay mỗi khi chủ tịch FED xuất hiện, nhìn bộ mặt của ông ấy và cái cặp của ông ấy mà giá cổ phiếu lên hay xuống, tới đây thị trường biến động sẽ tùy thuộc vào cái đuôi của ông ấy. Các chuyên gia sẽ phân tích về mối liên hệ giữa tần suất và cung bậc vẫy đuôi của ông ấy với giá cổ phiếu.
Sẽ còn nhiều sự thay đổi khó lường nữa, tiện với người này bất tiện với người kia. Chẳng hạn lâu nay ta tỏ vẻ vui mừng khi gặp nhau, sự vui mừng thể hiện bằng lời bằng mắt bằng miệng bằng tay chân, là những bộ phận có thể điều khiển theo ý muốn, vui mừng chưa chắc là vui mừng, đến khi mọc đuôi thì sự thể sẽ khác. Theo kinh nghiệm nhiều năm nuôi chó của tôi thì sự vẫy đuôi không thể giả vờ, chó phải mừng thật mới vẫy đuôi. Do cái đuôi không thể điều khiển theo ý muốn, nên chỉ nhìn cái đuôi là biết ngay mừng thật hay mừng giả vờ. Các đấng đẹp trai như anh Hiển, lúc nào đi đêm đi hôm nếu phạm khuyết điểm về nhà hết cửa nịnh vợ nhé, hehe. Còn các đôi tình nhân khi gặp nhau, hai cái đuôi sẽ hoạt động như thế nào thì tôi không đủ khả năng tưởng tượng.😛
Và khi ấy thế giới sẽ xảy ra sự cố, bắt đầu từ Triều Tiên, nếu nước ấy vẫn còn như bây giờ. Khi mọc đuôi thì dân chúng không thể giả vờ bày tỏ mừng vui với lãnh tụ, nên sự thể sẽ trở nên thảm. Để khắc phục sự thảm này, các nhà khoa học Triều Tiên sẽ được lệnh chế tạo thiết bị hỗ trợ vẫy đuôi theo ý muốn, được trang bị cho toàn dân, mỗi người đều phải đeo vào mông một cái khi tiếp xúc với lãnh tụ. Triểu Tiên sẽ trở thành nước xuất khẩu thiết bị vẫy đuôi hàng đầu thế giới.
Tình hình đại khái là như thế. Khi thiên nhiên rừng rú sông ngòi bị tàn phá với gia tốc chóng mặt, khi thuốc trừ sâu diệt cỏ rải khắp hành tinh, khi thực phẩm biến đổi gene và nhiễm hóa chất tràn lan trên bàn ăn của nhân loại, khi con người bị buộc phải đồng loạt yêu cái này ghét cái kia… thì cơ thể con người sẽ phải tự kích hoạt cái gì đó để tự vệ hoặc thích nghi, không loại trừ cái gene mọc đuôi bị kích hoạt. Nếu quan sát một số côn trùng phải tự biến đổi thân thể để thích nghi với thuốc trừ sâu thì khả năng mọc đuôi của chúng ta đâu phải là điều hoang tưởng.
HOÀNG HẢI VÂN.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sau 26 năm bị truy nã, Nguyễn Quang Huy bất ngờ trở thành Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong (Hoà Bình).


Bắt Chánh văn phòng tòa huyện Cao Phong

Ngày 30/11, lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình cho biết đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Quang Huy (sinh năm 1973, trú tại Hòa Bình), kẻ trốn truy nã suốt 26 năm qua về tội Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, theo Điều 303 Bộ luật Hình sự. Thời điểm bị bắt, Nguyễn Quang Huy giữ chức Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong.
Theo nguồn tin, Huy bị truy nã về hành vi phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Cụ thể, vụ án xảy ra năm 1993, Huy cùng đồng phạm đã phá hoại một công trình trong hệ thống đập thủy điện Hòa Bình. Đây là công trình an ninh quốc gia. Huy còn có hành vi trộm dầu tại công trình thủy điện Hòa Bình.
Khi sự việc được làm rõ, Huy đã bỏ trốn trong khi 4 đồng phạm bị xét xử, phạt tù. Đáng chú ý, sau nhiều năm trốn truy nã Huy được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong.
Vi sao ke tron truy na 26 nam van duoc lam chanh van phong toa an? hinh anh 1
TAND tỉnh Hòa Bình thẩm định hồ sơ, không phát hiện tài liệu thể hiện Nguyễn Quang Huy bị truy nã.
Quá trình công tác, TAND tỉnh Hòa Bình cử Nguyễn Quang Huy đi học lớp nghiệp vụ Thẩm phán song chưa được bổ nhiệm. Khi xác minh lý lịch người thân, cơ quan chức năng bất ngờ phát hiện Huy có lệnh truy nã cách đây đã 26 năm nên tiến hành bắt giữ.

Xác minh lý lịch em, phát hiện anh trốn nã

Đại diện TAND tỉnh Hòa Bình cho biết đầu năm 2017 khi TAND huyện Cao Phong đề nghị kèm theo hồ sơ, Phòng Tổ chức - TAND tỉnh Hòa Bình có thẩm định và không phát hiện tài liệu thể hiện Nguyễn Quang Huy đang bị truy nã. Do đó, khi hồ sơ đảm bảo đầy đủ, TAND tỉnh quyết định bổ nhiệm Nguyễn Quang Huy làm Chánh Văn phòng TAND huyện Cao Phong.
Theo nguồn tin từ TAND tỉnh Hòa Bình, trong quá trình kiểm tra lý lịch em gái của Huy đang công tác tại Hà Nội, cơ quan chức năng đã phát hiện ra lệnh truy nã Huy cách đây 26 năm (năm 1993) về tội Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
Sau đó, thông tin trên được chuyển đến Công an tỉnh Hòa Bình để xác minh.
Qua kiểm tra, xác minh và đối chiếu, Công an tỉnh Hòa Bình xác nhận Nguyễn Quang Huy hiện giữ chức vụ Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong và là người có lệnh truy nã năm 1993 về tội Phá hủy công trình, phương tiện về an ninh quốc gia.
https://www.tienphong.vn/phap-luat/vi-sao-ke-tron-na-26-nam-van-duoc-lam-chanh-van-phong-toa-an-huyen-o-hoa-binh-1492794.tpo?fbclid=IwAR0CIPC-U4-kGXDFR79nSDcqDYmqFWGltqs65IUILu9JM7RHkcSawTwGI7o
Theo Nguyễn Hoàn/Tiền Phong


CHÍNH SÁCH “0 THỨ TƯ” VIẾT RA CHO AI? VÀ VỚI MỤC ĐÍCH GÌ?


Nguyen Ngoc Chu
1. Chiều ngày 25/11/2019 trong khi các ĐBQH ầm thầm thông qua Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài đến các đặc khu kinh tế ven biển, thì ngẫu nhiên hay cố tình, một động thái khác là dưới sự chủ trì của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – thứ trưởng bộ Quốc phòng, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 đã được công bố.
Điểm thay đổi của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 là chuyển từ “3 không” sang “4 không”. Đó là:
- Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự;
- Không liên kết với nước này để chống nước kia;
- Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác;
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

2. Như vậy, chính sách “ 0 thứ tư” của Quốc phòng Việt Nam là “Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Vậy chính sách “ 0 thứ tư” của Quốc phòng Việt Nam có giá trị cho ai?
Để trả lời câu hỏi này, phải nhìn thấy bối cảnh Việt Nam loan báo cho quốc tế biết “Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”
Rõ ràng hiện nay ( và từ năm 2009 khi công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam lần trước), Việt Nam không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực bất cứ nước nào. Quan trọng hơn, là các nước trong khu vực Đông Nam Á không có nước nào lo sợ Việt Nam sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực cả. Còn đi xa hơn ngoài khu vực Đông Nam Á, thì rõ ràng Việt Nam không có khả năng dùng vũ lực để đe dọa được ai.
Từ đó thấy được là Việt Nam loan báo với thế giới “Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, để nhằm mục đích nhắn gửi đến thế giới “Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” với Việt Nam.
Đến đây thì đã rõ. Điểm “0 thứ tư” của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 là nhắn gửi tới Trung Quốc.
4. Đó là một điều nhắn gửi không đúng vai!
Một nước tuyên bố “Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” phải là nước có thể làm được điều đó với nước mình gửi thông báo. Việt Nam hoàn toàn không có khả năng “Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” trong quan hệ với Trung Quốc. Ngược lại Trung Quốc mới là nước đủ năng lực để tuyên bố “Không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực”.
Trước đây, Liên Xô và tiếp đó là nước Nga đã tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Nhưng sau này, ở trong tình trạng yếu thế, ông Putin đã thay đổi bằng tuyên bố dành cho mình quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trước để bảo vệ nước Nga. Đó là đòn đánh phủ đầu làm cho các nước khác phải lo sợ và đề phòng. Nhưng đó là quyền ra đòn phủ đầu của một nước thực sự có khả năng đánh phủ đầu.
5. Vậy mục đích thông báo Chính sách Quốc phòng “0 thứ tư” để làm gì?
Để mong Trung Quốc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực với Việt Nam ư? Đó là điều không tưởng. Không tưởng hơn cả Chủ nghĩa Xã hội!
Trung Quốc sẽ làm điều họ đang làm “ kẻ mạnh là kẻ đúng”, “kẻ mạnh làm điều họ có thể làm, kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu.”
Chính sách “0 thứ tư” không có giá trị cho ai, nhưng lại là cái cớ có điều thay đổi để ra Sách trắng Quốc phòng mới, mà mục đích là để khẳng định lại với Trung Quốc rằng Việt Nam vẫn giữ nguyên chính sách “ 3 không” - bất chấp các sự cố đã xẩy ra, bao gồm việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở Bãi Tư Chính, bất chấp các cuộc viếng thăm của các tướng lĩnh Hoa Kỳ và đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, rằng:
Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; Không liên kết với nước này để chống nước kia; Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác.
6. Điều mà Việt Nam cần làm không phải ra Sách trắng Quốc phòng vào thời điểm này, với sự bổ sung chính sách “0 thứ tư”không có giá trị cho ai.
Điều Việt Nam cần làm là gấp rút tăng cường Quốc phòng, đưa lực lượng Quốc phòng Việt Nam tới mức đánh bại mọi kẻ xâm lược, làm chùn bước mọi ý đồ muốn dùng vũ lực để xâm chiếm Việt Nam.
Trong số các biện pháp rất hữu hiệu nâng cao nhanh năng lực Quốc phòng Việt Nam - chính là thay đổi Chính sách Quốc phòng “3 không”.
Việt Nam “không liên kết với nước này để chống nước kia”, nhưng Việt Nam phải liên kết với các nước để chống lại kẻ xâm lược Việt Nam. Đó là điều bắt buộc!
Con nai van xin con hổ đừng dùng vũ lực là điều không tồn tại trong tự nhiên.
Tễu Blog

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhìn về tương lai Trung Quốc và Việt Nam


Với thế giới tương lai Trung Quốc ở đâu là câu hỏi nên suy nghĩ xem xét, đặc biệt về sức mạnh kinh tế. Với Việt Nam, việc xem xét này lại càng cần thiết.
Trung Quốc (Trung Quốc) đã nói rõ về “giấc mơ Trung Quốc” thể hiện bằng khẩu hiệu “Made in China 2025 – làm ở Trung Quốc năm 2025” với kế hoạch đạt 70% sản xuất tại Trung Quốc các công cụ và nguyên liệu cốt lõi cho các ngành công nghiệp tiên tiến từ công nghệ thông tin, robot, hàng không, vũ trụ, phương tiện kiểm soát biển, xe lửa cao tốc, xe hơi, năng lượng, dược phẩm…
Về mặt quan hệ quốc tế, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra mục tiêu phát triển trong bài diễn văn trước Đại hội Đảng lần thứ 19 không chỉ để bắt kịp mà còn vươn lên để “trở thành một nước lãnh đạo toàn cầu với sức mạnh tổng hợp quốc gia và uy tín thế giới” trong giai đoạn 2035-2050. Với biển Đông thì rất rõ, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng đường lưỡi bò ở biển Đông thuộc Trung Quốc bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế là không thể lấy lý do lịch sử để yêu sách chủ quyền biển khơi, không thể có chủ quyền biển quanh đảo nhân tạo trên biển khơi hay trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và không thể đòi quá hơn 12 hải lý quanh các đá tự nhiên ở biển Đông.
Nhưng trong bài diễn văn tại Đại hội đảng nói ở trên, ngay trong phần đầu ông Tập đã ca ngợi các hoạt động xây dựng đang xảy ra ở biển Đông. Trước đó ông ta tuyên bố Trung Quốc sẽ không để mất dù một tấc đất ở đó… Và tờ báo Global Times, công cụ tuyên truyền của Trung Quốc có lúc còn đe dọa các nước ASEAN sẽ nghe tiếng “cà nông” nếu không biết rút lui. Trung Quốc vẫn nói hòa bình hữu nghị, nhưng các hành động cụ thể có vẻ ngược lại.
Với tình hình như trên, khi Trung Quốc đủ mạnh, việc sử dụng vũ lực nhằm kiểm soát biển Đông là khó tránh khỏi. Hiện nay vừa để đe dọa, vừa để sửa soạn chiến tranh Trung Quốc đang xây dựng thêm một hàng không mẫu hạm thứ ba, loại tiên tiến như Mỹ.
Về quân sự nói chung, Trung Quốc tăng chi cho quân sự lên đến 228 tỉ USD năm 2017 và bằng 1,9% GDP, rất cao so với khoảng trên 20 tỉ USD đầu những năm 2000, dù vẫn chỉ bằng nửa Mỹ nhưng đã bằng với tổng chi quốc phòng của cả năm nước Pháp, Anh, Đức, Nhật và Hàn Quốc cộng lại.
Nhưng tương lai Trung Quốc sẽ thế nào?
Có người đã tiên đoán Trung Quốc sẽ khủng hoảng. Điều này có thể nhưng khó xảy ra vì Trung Quốc vẫn có nhiều công cụ dự trữ trong tay.
Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP tính theo đầu người thần kỳ trong lịch sử. Nếu kể từ năm 1970 đến nay, GDP đầu người tính theo USD năm 2010, Trung Quốc tăng trưởng bình quân 7,7% mỗi năm, thậm chí tăng tốc trong giai đoạn 2000-2016 so với thời kỳ trước. Điều này ngược với Singapore, Hàn Quốc và Nhật, hay cả Mỹ.
Tuy vậy từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng trên đầu người của Trung Quốc đã theo chân các nước khác, giảm xuống. Số liệu mới cho thấy năm 2017 và 2018 còn giảm mạnh hơn, chỉ còn khoảng 6% mỗi năm. Dù thế vẫn còn là thần kỳ nếu so với các nước tiên tiến khác.
Tuy thế, điều này không có nghĩa là dư địa tăng của Trung Quốc không còn, mà thật ra còn nhiều dù ở tốc độ tăng thấp hơn.
Rõ ràng GDP bình quân của Trung Quốc còn đang ở mức trung bình thấp (8.000 USD một người tính theo giá hiện hành) nên còn có thể tiếp tục tạo ra bước nhảy ngoạn mục. Liệu Trung Quốc có thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình?
Để vượt khỏi bẫy này, Trung Quốc cần ba yếu tố: 1) khả năng hấp thụ khoa học kỹ thuật và tự nghiên cứu phát triển, 2) khả năng vốn tự có và 3) thị trường đủ rộng cho phát triển, đặc biệt là đẩy khu vực phát triển thấp bắt kịp khu vực phát triển cao trong nội địa.
Có thể nói Trung Quốc đã đạt được yếu tố thứ nhất là yếu tố mà Đại hội Đảng Trung Quốc nhấn mạnh vừa qua, dù trong tương lai sẽ bị hạn chế vì phản ứng tự vệ của các nước phương Tây. Với 1,3 tỉ dân, Trung Quốc có thị trường nội địa rộng lớn nên nếu tiêu dùng của dân chúng phát triển thì nó có thể thay thế được thị trường nước ngoài, mặc dù vẫn bị hạn chế về nhu cầu nội địa đối với hàng hóa cao cấp. Trung Quốc cũng có vốn rất lớn vì tỷ lệ để dành hàng năm của Trung Quốc rất cao, ở mức 50% GDP. Tương tự, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cũng rất cao, đến cuối năm 2017 là 3.200 tỉ USD, bằng 26% GDP. Tức là, Trung Quốc khi cần có thể tăng nợ, bơm đầu tư nhà nước như đã làm thời 2007-2009, để tránh khủng hoảng tài chính hiện đang ở mức quá lớn (256% GDP). Tốc độ tăng GDP sẽ thấp hơn nữa nhưng vẫn ở mức cao hơn Mỹ, Nhật và các nước châu Âu.
So sánh sức mạnh kinh tế, cơ sở của sức mạnh quân sự, thì Trung Quốc cũng đang vượt trội Việt Nam là điều quá rõ ràng. Nhưng Trung Quốc chưa thể làm chủ biển Đông bằng vũ lực vào thời điểm hiện nay, vì lợi ích ở đó không chỉ là của Việt Nam mà còn là của rất nhiều nước trong khu vực và các cường quốc có sức mạnh quân sự, do đó sẽ không thể tránh khỏi các cuộc trả đũa về kinh tế, chính trị và quân sự. Chính vì thế, đây vẫn là giai đoạn Trung Quốc phải tiếp tục xây dựng lực lượng quân sự. Và trong thời kỳ này, Trung Quốc sẵn sàng mua chuộc, đồng thời tìm cách đưa các nước yếu hơn vào bẫy lệ thuộc về vốn và công nghệ qua chiến lược kinh tế một vành đai một con đường.
Còn tương lai Việt Nam?
Nếu tính từ 1970-2016, GDP đầu người Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh, nhưng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội phát triển trong 20 năm sau chiến tranh.
Để phát triển, Việt Nam cần làm ăn với mọi nước, trong đó có Trung Quốc, một nước láng giềng, giàu mạnh hơn kể cả thu hút đầu tư của họ để hai bên cùng có lợi. Nhưng mở cửa không chọn lọc để đến mức lệ thuộc thì không nên. Hiệp định Thương mại thế giới (WTO) là ký kết giảm dần thuế nhập khẩu nhằm mở cửa cho tự do buôn bán, hiệp định này không có điều khoản nào đòi hỏi tự do đầu tư nước ngoài. Hơn thế, WTO cũng chấp nhận các biện pháp bảo hộ trong thời gian nhất định nhằm tạo cơ hội cho nước chậm phát triển tăng khả năng cạnh tranh.
Tuy thế, sẽ không thích đáng nếu Việt Nam ngày càng dựa vào công nghệ Trung Quốc vì giá rẻ (xây đường sá, nhà máy xi măng, điện, khai khoáng) và dựa vào thị trường nguyên liệu từ Trung Quốc để gia công xuất khẩu. Cho đến nay Trung Quốc đã làm chủ thầu 49 dự án trong 62 dự án xi măng; 16/27 dự án BOT, 90% dự án EPC do Trung Quốc cung cấp thiết kế cung cấp thiết bị lên tới hàng tỉ USD. Năm 2017, Việt Nam nhập 57 tỉ USD hàng hóa từ Trung Quốc (bằng 30% tổng giá trị nhập, đưa mức nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 26,3 tỉ USD (bằng 10% GDP Việt Nam).
Hệ thống viễn thông của Việt Nam cũng đang sử dụng công nghệ của hai công ty Trung Quốc là Huawei và ZTE. Trong khi đó, hai công ty này đang bị các nước Mỹ, Anh, Nhật, Canada tẩy chay vì an ninh quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam còn ký kết mở rộng “hai hành lang một vành đai” ở 7 tỉnh biên giới với quyết định cho phép dùng nhân dân tệ ở đó.
Rõ ràng việc dựa vào công nghệ Trung Quốc, đặc biệt là công nghệ viễn thông số hóa, là nguy cơ về mặt an ninh quốc gia, cần phải cảnh giác vì lợi ích tự thân của quốc gia.
Phải hiểu rõ “giấc mơ Trung Hoa” thì may ra Việt Nam mới có được chiến lược tránh đối đầu với Trung Quốc, nhưng vẫn tích cực bảo vệ độc lập của chính mình và lợi ích ở biển Đông theo đúng luật biển quốc tế và phán quyết của Tòa án quốc tế. Không chỉ Việt Nam, các nước khác cũng đang bị đe dọa vì chính sách muốn trở thành lãnh đạo thế giới và đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông, và họ cũng phải có hành động tự vệ.
Để tự vệ hữu hiệu, phải xây dựng nội lực nhưng điều này còn chưa được quan tâm đúng mức. Việt Nam hiện nay dựa vào vay vốn và thu hút đầu tư nước ngoài làm hàng xuất khẩu để phát triển. Nội lực đi từ tri thức khoa học và xã hội. Điều này đòi hỏi chất lượng, tự do học thuật, học hỏi tiếp thu tri thức của thế giới, thu hút nhân tài để xây dựng các đại học và trung tâm nghiên cứu ưu tú để phát triển công nghệ. Không thể chỉ tập trung nhập công nghệ lỗi thời và hàng trung gian từ Trung Quốc và dùng lao động cơ bắp để chế tạo hàng xuất khẩu.
Theo VŨ QUANG VIỆT / THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN

Nhà văn, anh nên biết xấu hổ "

Kết quả hình ảnh cho ảnh nhà văn Đỗ Hoàng Diệu

Không ít ông nhà văn chị ca sĩ ngài giáo sư vừa nhấm nháp rượu ngoại trong những cái ly đầy cặn khôn lỏi sặc mùi hưởng thụ vừa nhếch mép cười cười e dè ngạo nghễ: "tôi không liên quan chính trị."

Đáng ra, nếu không ứng cử đại biểu quốc hội, không bỏ năm tỷ đồng vài triệu đô mua vạch này chức kia, không thành lập tham gia đảng phái này nọ, anh nên nói: "tôi không làm chính trị" thì đúng hơn.

Còn khi anh chui ra khỏi dạ con ấm nóng của mẹ lăn vào tảng băng đời, anh đã có một sinh mệnh chính trị bao quanh cái xác thân con người. Mẹ anh phải khai tên anh để cán bộ ghi vào cuốn sổ hộ khẩu vì người làm chính trị trong chính quyền này thuộc đảng cộng sản bắt làm vậy. Đảng phái khác chính quyền khác lãnh đạo khác, anh chỉ việc ung dung bú đẫy sữa mẹ mà lớn lên mà học hành mà quẫy đạp trong biển đời, không cần trình báo ai không cần ai theo dõi. 

Anh người tốt, không phạm tội mà phải cầm tấm hộ chiếu cùng một tấn giấy tờ chứng minh anh sẽ trở về nơm nớp âu lo đi xin người Mỹ người Anh người Nhật cho anh vào nước họ, nó không những liên quan đến chính trị mà gắn liền chính trị, hệ quả của chính trị. Nó chi phối đời sống anh, tâm tư anh, tương lai anh, thậm chí tính mạng anh. 

Nói thẳng, tôi không ưa những người chớp mắt che miệng cười khẩy trầm ngâm lấm lét: "tôi không liên quan, không viết về chính trị." Sao anh ngoan cố thế? Anh viết về tình yêu đôi lứa ư? Thưa anh, tình yêu dù bỏng cháy theo con tim thao thiết đến bao nhiêu, ý thức vẫn xen vào, dèm pha vẫn xen vào, đong đếm cân đo vẫn xen vào, cha mẹ vẫn xen vào, thủ trưởng vẫn xen vào. Những cái xen vào đó là chính trị. Mà đôi khi, con tim thao thiết cũng nhuốm đầy máu đấu tranh.

Không biết từ khi nào, ở đất nước này, chính trị bị gắn với phản động, làm người ta sợ người ta lấm lét người ta khôn người ta chui vào vỏ bọc nghệ thuật vị nghệ thuật trá hình. 

Không liên quan chính trị, vậy có nghĩa anh không phải con người ư?

Những người nông dân như mẹ tôi, họ có thể cũng ngại chuyện chính trị, nhưng họ không phát biểu, không có cơ hội được phát biểu như nhà văn, tiếng nói họ không ai nghe. Nhà văn, anh nên biết xấu hổ ".
- Đỗ Hoàng Diệu.

nhận xét hiển thị trên trang

Đọc comment phản biện của một bạn chưa từng biết mặt:

Congtrung Nguyen

"Thế giới đại đồng là sự bịp bợm để kích hoạt sự tàn bạo đấu tranh giai cấp tiêu diệt đạo lý nền văn hiến, nguyên khí quốc gia như cải cách ruộng đất, như Khơme đỏ phát động diệt chủng đồng bào mình..
Quá tốt đẹp cho một nền giáo dục Nhân bản, Dân tộc, 
Khai phóng từng có ở VNCH. Tiếc khi bị cái ác lên ngôi, khi những kẻ ác làm chuyên môn, làm quản lý giáo dục để phá nền giáo dục. 
Giáo dục thế nào để một người không tay, không chân từ bỏ mặc cảm, không sống bám, nung nấu nghị lực, ý chí vượt khó vươn lên để trở thành diễn giả, vận động viên.. Ngược lại, giáo dục thế nào mà một thế hệ cha ông đầy bất khuất, anh hùng lại có những đám con cháu vô phép, vô cảm và vô văn hóa khi trỗi dậy và nở rộ một thói xấu, man rợ trong tranh giành "Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp" được ngụy biện rằng "Cướp có văn hóa" và càng được cổ xúy bằng sự man rợ "đâm trâu chém lợn" máu me đầm đìa.. 
Báo chí từng đăng tin "Hai con trai bắt trói mẹ ruột để cướp 90 triệu đồng", phải chăng là kết quả của lũ phá nền giáo dục đã gieo rắc? Và sự khốn nạn sẽ không có tận cùng khi chúng xóa bỏ được môn SỬ (cho mất gốc) và đòi sửa tiếng Việt thì môn VĂN ( tức là NGƯỜI) sẽ đi về đâu. Nhớ rằng ai từng in ấn bậy bạ vào sách giáo khoa dạy học trò từ bỏ chủ quyền biển đảo để bây giờ Trung quốc lấy làm bằng chứng?
"Một người thầy thuốc mà sai lầm thì có thể giết chết một bệnh nhân, một nhà chính trị mà sai lầm thì có thể giết hại một dân tộc, một nhà làm văn hoá tư tưởng mà sai lầm thì có thể giết hại cả một thế hệ". Đằng này sai hay cố ý? Hậu quả vô cảm, tàn ác, bạo hành lẫn nhau là do nền giáo dục biến môn văn thành công cụ tuyên truyền chính trị, nhồi nhét cái ác ôn đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản mà xao nhãng việc giáo dục nhân cách làm người. Anh Đỗ Minh Tuấn đã bình :" Những vụ con giết cha mẹ, cháu giết ông bà để lấy tiền và những vụ như thế này rõ ràng là những tác phẩm sắp đặt hậu hiện đại của siêu nghệ sỹ.. Càng ngày phong cách của nghệ sỹ này càng bạo liệt, mang tầm thời đại. Những tác phẩm đầu tiên sáng tác với sự cố vấn của các nghệ sỹ Tàu những năm 50 thế kỷ trước, đã thể hiện rõ tài năng của nghệ sỹ theo trường phái kinh dị với những tác phẩm con tố cha, vợ đấu chồng, bắn chết ân nhân cách mạng...được cố chủ tịch Mao Trạch Đông rất khen ngợi. Sau mấy thập kỷ chuyển sang các tác phẩm trình diễn và sắp đặt chiến tranh cũng dùng chủ yếu chất liệu máu thịt, tạo nên những tác phẩm nổi tiếng toàn cầu được nhiều giải Quốc tế gây ảnh hưởng vang dội, nay nghệ sỹ lại trở về phong cách rừng rú bạo liệt của thời tư bản chui dán nhãn định hướng hết sức ấn tượng. Vì thế, đại diện nhóm nghệ sỹ hậu hiện đại theo trường phái ấn tượng kinh dị, biến thái con người, sắp đặt xã hội đã được TT Obama mời vào Nhà Trắng để bàn chuyện phối hợp tổ chức một triển lãm sắp đặt biển đảo ở Biển Đông đáp ứng thị hiếu của khán giả Âu Mỹ. Nhưng nghệ sỹ đã từ chối khéo với lý do Trung Quốc không cấp phép. Họ chỉ cho phép làm các tác phẩrm sắp đặt theo chủ đề bỏ rơi ngư dân . Mỹ không tài trợ cho các tác phẩm này nên mãi gần đây nghệ sỹ mới cho ra một tác phẩm ngư dân bị bắn chết trên vùng biển Trường Sa, gây ấn tượng lớn trong xã hội".


Phần nhận xét hiển thị trên trang