Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Bộ Công an: ‘Dấu hiệu nhận 260 triệu chạy a’n của Trưởng công an Thanh Hóa đã rõ’



“Trưởng công an TP Thanh Hóa đã bị đình chỉ để phục điều tra. Dấu hiệu sai phạm đã rõ”, Chánh văn phòng Bộ Công an Lương Tam Quang nói.
Chiều muộn 4/1, Bộ Công an tổ chức họp báo thông tin về tình hình, kết quả công tác công an năm 2018 và nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2019. Buổi họp báo do Thứ trưởng Bùi Văn Nam chủ trì, diễn ra ngay sau khi Bộ Công an bế mạc hội nghị công an toàn quốc lần thứ 74.
Công an tỉnh Thanh Hóa ngày 4/1 xác nhận cơ quan này đã đình chỉ công tác đối với đại tá Nguyễn Chí Phương (Trưởng công an TP Thanh Hóa), thời gian từ ngày 3/1.
Việc đình chỉ công tác đại tá Phương được thực hiện để chờ kết luận thanh tra của Bộ Công an liên quan đến việc ông này bị tố nhận tiền “chạy án” của cấp dưới.
Trong thời gian này, đại tá Khương Duy Oanh, Phó giám đốc, kiêm Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa, được phân công phụ trách lãnh đạo Công an TP Thanh Hóa.
Xác minh dấu hiệu sai phạm của Trưởng công an TP Thanh Hóa

– Trưởng công an TP Thanh Hóa bị tố nhận tiền chạy án. Việc điều tra, xác minh đã có kết quả chưa?
– Chánh văn phòng Bộ Công an Lương Tam Quang: Sau khi có đơn t.ố c.á.o, Bộ trưởng Công an đã giao Thanh tra bộ phối hợp xác minh. Từ kết quả xác minh, Bộ đã giao Văn phòng cơ quan cảnh s.á.t điều tra nghiên cứu. Hiện Trưởng công an TP Thanh Hóa đã bị đình chỉ để phục điều tra. Dấu hiệu sai phạm đã rõ, kết quả điều tra sẽ được Bộ Công an công bố trên Cổng thông tin điện tử của bộ.
Khám phá nhanh nhiều đại án kinh tế, t.h.a.m.n.h.ũ.n.g
Theo thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an, năm 2018 và nửa nhiệm kỳ (2016-2018), lực lượng công an thực hiện tốt chức năng tham mưu, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tòa xã hội. Công tác phòng chống tội phạm đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội đề ra; khám phá nhanh các vụ trọng án, tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội. Nhiều vụ đại án kinh tế, t.h.a.m.n.h.ũ.n.g được khám phá nhanh, không có vùng cấm (điều tra, khám phá hơn 43.000 vụ phạm pháp hình sự, bă't, xử lý hơn 87.000 người, đạt tỷ lệ 82,32%).
Công tác đấu tranh tội phạm t.h.a.m.n.h.ũ.n.g, kinh tế, buôn lậu, tội phạm sử dụng công nghệ cao được triển khai quyê't l.i.ệ.t, khẩn trương, chặt chẽ và đạt được những kết quả q.u.a.n t.r.ọ.n.g. Toàn lực lượng đã phát hiện, bă't giữ hơn 22.000 v.ụ a'n m.a t.u'.y, hơn 33.000 đối tượng trong đó có nhiều đường dây m.a t.u'.y lớn. Tang vật thu giữ gồm hơn 1,3 tấn h.e.r.o.i.n, 3,2 tấn và 1 triệu viên m.a t.u'.y tổng hợp…
Ngoài ra, lực lượng công an còn triển khai nhiều kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông góp phần làm giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người ch.ê't và số người bị t.h.ư.ơ.ng…
Theo Zing
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ngay tại Pháp


Biểu tình tại Bandung, Indonesia, ngày 21/12/2018, phản đối chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.

Việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ không dừng lại ở biên giới Tân Cương. Chính quyền Trung Quốc còn cố gắng dùng mọi cách để kiểm soát cộng đồng người thiểu số này dù sống ở nước ngoài. Trang tin Asialyst đã điều tra về những biện pháp của Bắc Kinh để dọ thám cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Pháp, ép buộc một số người quay về Hoa lục.

« Mẹ của cháu đang ở trường trại ». Khi nhận được tin nhắn bí ẩn này qua điện thoại vào đầu tháng 7/2017, Gulhumar Haitiwaji hiểu được ngay. Cô gái Duy Ngô Nhĩ, sống ở Paris từ 12 năm qua, thấy mối nghi ngờ của mình được xác nhận nhờ người dì vẫn ở Tân Cương, cách xa 6.000 km. 

« Trường trại » là một trong những từ dùng để chỉ các trại cải tạo đang nở rộ từ hai năm qua tại vùng tự trị Tân Cương. Như vậy là mẹ của Gulhumar đang bị nhốt tại một trong « trung tâm huấn nghiệp »nhằm « giáo dục và cải tạo những người bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cực đoan », theo như tuyên truyền của Bắc Kinh. Theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về loại trừ phân biệt chủng tộc, có trên một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác nói tiếng Thổ và theo đạo Hồi (Kazakhstan, Kyrghyzstan, Uzbekistan) bị giam giữ trong những trại này, khiến Tân Cương trở thành « một kiểu giống như trại tập trung lớn, phủ đầy bí mật, chẳng theo luật lệ nào cả». 

Chiếc bẫy

Gulhumar, 26 tuổi, mà nhà báo Baptiste Fallevoz của Asialyst gặp trong một quán ăn Paris gần công ty đồng hồ nơi cô làm việc, vừa ân hận vừa phẫn nộ. Mẹ cô, Gulbahar Haitiwaji, liệu đã có thể tránh được chiếc bẫy của chính quyền Trung Quốc hay không ? Năm 2006, người kỹ sư cơ khí ở miền bắc Tân Cương đã chọn sang Pháp sống cùng chồng, mang theo hai con gái « để con cái được học hành tốt hơn ». Bà theo dõi từ xa làn sóng đàn áp ập xuống 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong vùng, sau các vụ nổi dậy năm 2009 đã làm cho 197 người chết tại thủ phủ Urumqi – theo số liệu chính thức.

Những lần trở về hiếm hoi được chính quyền theo dõi gắt gao. « Cha mẹ tôi đã quen với việc phải ‘đi uống trà’ với an ninh, bị chất vấn về những người Duy Ngô Nhĩ khác sống ở ngoại quốc, bị theo dõi trên đường phố ». Nhưng mẹ của Gulhumar không nghi ngờ gì khi nhận được một cuộc gọi vào tháng 11/2016 từ thủ trưởng cũ của công ty dầu khí, nơi bà từng làm việc. Cô gái tức giận : « Hơn nữa, đó còn là một người bạn của gia đình ». Người này cho biết nay bà có thể lãnh lương hưu, nhưng phải nhanh chóng về Tân Cương để ký giấy tờ. « Mẹ tôi trả lời là khi nào tình hình tốt đẹp hơn sẽ về, không có gì phải vội. Nhưng sếp cũ nói rằng không thể được, và cứ nói đi nói lại mãi. Rốt cuộc vài ngày sau mẹ tôi cũng nghe theo ».

Ngay khi về đến thành phố Karamay, bà bị bắt. Trong thời gian câu lưu, công an đưa cho xem các hình ảnh của con gái bà chụp ở Paris, lấy được trên internet. Gulhumar nhìn nhận : « Tôi có tham gia một cuộc biểu tình của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ cùng với người chị, trong đó chị giơ cao một lá cờ Duy Ngô Nhĩ (Đông Thổ - tên có trước khi Trung Quốc trở thành cộng sản). Có lẽ vì vậy mà mẹ bị bắt. Mẹ tôi không hề biết đến tấm ảnh này. Bà còn mắng tôi khi ra khỏi đồn công an 24 giờ sau đó ».

Bà Gulbahar không thể quay trở về Pháp vì hộ chiếu đã bị tịch thu. Hôm 29/01/2017, công an đưa bà đi đến một nơi nào không rõ. « Từ đó đến nay, tôi không hề được nghe tiếng nói của mẹ. Vào tháng Bảy năm đó, chúng tôi được biết bà đã bị bắt vào trại cải tạo. Dì tôi có được gặp bà vài lần, nhưng không thể nào biết được các điều kiện giam giữ. Tất cả những cuộc nói chuyện đều bị nghe lén ».
Theo với thời gian, người dì này càng trở nên ít nói hơn, và xóa tên Gulhumar trong liên lạc WeChat - mạng xã hội thông dụng nhất tại Trung Quốc. Cô gái bèn quyết định lên tiếng sau hai năm giữ im lặng.

Hôm 25/12 vừa qua, một người bạn của gia đình gọi cho cô. « Ông ấy cho biết mẹ tôi vừa bị kết án 7 năm tù vì tội ‘phản quốc’. Không thể biết được gì hơn, chúng tôi không hề nhận được thông báo, ngay cả việc mẹ tôi bị giam ở đâu cũng chẳng biết. Tôi liên hệ với bộ Ngoại Giao Pháp, họ cũng cố tìm thông tin ». Một nhiệm vụ rất phức tạp vì bà Gulbahar Haitiwaji là người duy nhất trong gia đình còn giữ quốc tịch Trung Quốc. « Có lẽ vì vậy mà mẹ tôi bị nhắm đến ».

Cô Gulhumar (trái) bên cạnh người mẹ hiện nay đang bị đi cải tạo.
« Hãy quay về ngay, nếu không cả nhà sẽ vào trại cải tạo »

« Bà ấy là người Duy Ngô Nhĩ đầu tiên tại Pháp bị bắt. Từ đó đến nay danh sách đã dài thêm » - Dilnur Reyhan, một nhà xã hội học người Duy Ngô Nhĩ vốn theo dõi chặt chẽ áp lực trên cộng đồng này tại Pháp, cho biết. « Đó là một cộng đồng mới mẻ, khác với cộng đồng ở Đức, Hà Lan và các nước Bắc Âu chủ yếu gồm sinh viên ».

Người giảng viên Inalco từ chối nói về người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ « vì những người bị nhắm đến đều không theo đạo ». Bà Reyhan đưa ra một kết luận đáng sợ : « Từ cuối năm 2016, với việc hệ thống hóa các trại cải tạo, đại đa số sinh viên trở về đều mất tích ngay khi đặt chân vào Tân Cương. Hiện tượng này liên quan đến cả những người không quan tâm tới chính trị, không giao tiếp với cộng đồng Duy Ngô Nhĩ để không bị nghi ngờ. Ngày nay không có ai dám quay về nước ».

Tiêu biểu là trường hợp của Adili. Người thanh niên thổ lộ qua điện thoại : « Tôi đã mất đất nước, mất gia đình, bỗng chốc tôi trở nên đơn độc ». Khi cùng với vợ đến Pháp du học vào đầu những năm 2010, anh giữ khoảng cách với những người đấu tranh. « Chúng tôi hết sức thận trọng, vì muốn trở về Tân Cương sau khi học xong, vì ngờ vực đối với ý thức hệ. Hơn nữa, chúng tôi không phải là tín đồ ngoan đạo, vẫn uống bia rượu ».

Khi Adili hoàn thành chương trình học năm 2016, vấn đề hồi hương được đặt ra. « Chúng tôi bắt đầu nghe nói đến các trại cải tạo. Vợ tôi bèn nói : ‘Về nước sẽ gặp rắc rối, thôi thì đợi ít lâu đã’ ». Nhưng vài tháng sau, vợ của Adili nhận được một cuộc gọi từ Tân Cương. Mẹ cô nói rằng đang bệnh nặng, bảo cô về càng sớm càng tốt. Một loại bẫy rập mới, với một kịch bản từ nay càng rõ. Cô vợ bị câu lưu ngay khi về đến sân bay, rồi bị quản thúc tại nhà cha mẹ. Liên lạc với chồng bị cắt. Adili nói : « Gia đình bên vợ nói với tôi rằng đừng bao giờ gọi điện nữa ».

Ít lâu sau, anh được công an nơi thành phố quê hương liên lạc. « Hãy quay về ngay, nếu không cả gia đình anh sẽ bị đi cải tạo ». Anh từ chối, và lưỡi gươm đao phủ đã sập xuống. Vài ngày sau, vợ anh bị gởi đi một nơi nào không rõ. Công an khi bắt cô đã nói : « Chồng chị có các hành động chính trị bất hợp pháp tại Pháp, anh ta có liên lạc với bọn khủng bố ». Adili phẫn nộ : « Tôi không thể nào hiểu nổi. Năm 2016, tôi về Tân Cương mà không gặp rắc rối mấy. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, tôi đã trở thành khủng bố trong mắt chính quyền Trung Quốc. Sao có thể như thế được ? »

Bà Gulbahar Haitiwaji lúc đi nghỉ ở miền nam nước Pháp.
Truyền thống mao-ít

Các vụ bắt giữ hàng loạt trên đây không làm ngạc nhiên Remi Castets, giám đốc khoa Trung Quốc của trường đại học Bordeaux-Montaigne. « Đó là chính sách tung một mẻ lưới lớn. Bộ máy an ninh bắt giữ và cố coi tất cả nghi can như những véc-tơ ý tưởng mà họ cho là phản động. Theo truyền thống mao-ít, họ cho rằng có thể cải tạo những người này trong trại, bằng cách vừa thuyết phục, vừa cưỡng bức. Thời gian giam giữ tùy thuộc mức độ cần đưa vào khuôn khổ ». Theo chuyên gia về Tân Cương này, việc giám sát cộng đồng Duy Ngô Nhĩ đã có từ cuối thập niên 90, nhưng nay càng gắt gao hơn.

Nếu Adili ngày nay không có tin tức gì về vợ, thì cơ quan tình báo Trung Quốc vẫn không quên anh. Trong lần gọi điện gần đây nhất, họ yêu cầu Adili làm tai mắt cho Bắc Kinh. An ninh ra lệnh : « Nếu anh muốn có được chút tự do, anh phải tham gia những cuộc biểu tình của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, len lỏi vào các hiệp hội Pháp chống lại chính quyền Trung Quốc. Anh cũng phải đi lại các nước châu Âu ».

Hệ thống giám sát rộng lớn nhắm vào cộng đồng lưu vong, được nhiều nguồn tin xác nhận với Asialyst. Một người giải thích : « Thường thì mọi sự bắt đầu bằng một cuộc gọi từ gia đình đang ở Tân Cương bị gây áp lực. Những người thân của chúng tôi yêu cầu liên lạc với những người không quen biết trên WeChat hay WhatsApp. Ở bên kia đầu dây, các nhân viên tình báo tiếp chuyện. Họ đòi cung cấp một loạt  thông tin cá nhân: ảnh chụp các văn bằng, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà, sổ gia đình nếu có, hoặc thông tin về vợ hay chồng người Pháp…Một số còn phải tự chụp hình ở nhiều địa điểm khác nhau mà họ đến mỗi ngày ».

Đối với những người được cho là thông minh hơn, những đòi hỏi được mở rộng. Munire, sống ở vùng ngoại ô Paris từ nhiều năm qua, đã phải trả giá. « Họ nói với tôi rằng, tôi là người con của một đất nước cộng sản, tôi phải làm việc cho Nhà nước. Họ yêu cầu tôi tham gia một hội nghị về văn hóa Duy Ngô Nhĩ, thu thập tối đa các thông tin về những người tham gia và các phát biểu.Tôi từ chối ».

Cô gái « có cảm tưởng như đang sống trong một bộ phim James Bond » nay cố gắng làm ngơ trước rất nhiều tin nhắn bằng tiếng Duy Ngô Nhĩ của một nhân vật bí ẩn nào đó. Những émoticône vô hại nay được kèm theo những lời cảnh cáo lạnh lùng : « Cô có quan tâm đến sự an toàn và sức khỏe của gia đình cô không ? Từ nay tất cả tùy thuộc vào cô ».

Từ sau lời đe dọa cuối này, một tin nhắn bí hiểm của người cha Munire khiến cô hiểu rằng một trong những anh em trai của cô đã bị đi cải tạo. Cô gái không thể nào đến nơi để kiểm chứng. Hiện nay cô phải đối phó với một dạng áp lực khác của Bắc Kinh. Cũng như Adili, cô tìm cách làm hộ chiếu mới để xin gia hạn cư trú tại Pháp. Nhưng tại đại sứ quán Trung Quốc ở Paris, cả hai đều nhận cùng một câu trả lời :« Các vị là người Duy Ngô Nhĩ, nên phải làm giấy tờ ở Tân Cương ».

Liệu đây có phải là một chiếc bẫy nữa để đưa những con cừu trở về ? Munire tin tưởng như thế, và mô tả một tình trạng khó xử : « Nếu hồi hương, chúng tôi sẽ bị bắt. Nếu xin nhập tịch Pháp, chính quyền Trung Quốc từ chối cấp tờ giấy khai sinh mà thủ tục đòi hỏi. Và nếu xin tị nạn, gia đình hoặc thậm chí cả bạn bè chúng tôi sẽ bị đàn áp nhiều hơn ».Cô gái thú nhận đã kiệt sức về mặt tinh thần : « Tôi không còn có thể chịu đựng việc chính quyền Hoa lục quyết định về cuộc đời tôi. Đôi khi tôi tự nhủ, nên chăng thà chiến đấu thật sự trong một cuộc chiến tranh, hơn là cứ sống như thế này ».

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhìn về tương lai Trung Quốc và Việt Nam


Vũ Quang Việt, 3/1/2019 (TBKTSG) - Với thế giới tương lai Trung Quốc ở đâu là câu hỏi nên suy nghĩ xem xét, đặc biệt về sức mạnh kinh tế. Với Việt Nam, việc xem xét này lại càng cần thiết. Phải hiểu rõ “giấc mơ Trung Hoa” thì may ra Việt Nam mới có được chiến lược tránh đối đầu với TQ, nhưng vẫn tích cực bảo vệ độc lập của chính mình và lợi ích ở biển Đông theo đúng luật biển quốc tế và phán quyết của Tòa án quốc tế. Không chỉ Việt Nam, các nước khác cũng đang bị đe dọa vì chính sách muốn trở thành lãnh đạo thế giới và đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông, và họ cũng phải có hành động tự vệ.

GDP bình quân đầu người VN năm 2018 là 2.587 đô la
 Mỹ, thấp hơn nhiều so với TQ. Ảnh: THÀNH HOA
Trung Quốc (TQ) đã nói rõ về “giấc mơ Trung Quốc” thể hiện bằng khẩu hiệu “Made in China 2025 - làm ở Trung Quốc năm 2025” với kế hoạch đạt 70% sản xuất tại TQ các công cụ và nguyên liệu cốt lõi cho các ngành công nghiệp tiên tiến từ công nghệ thông tin, robot, hàng không, vũ trụ, phương tiện kiểm soát biển, xe lửa cao tốc, xe hơi, năng lượng, dược phẩm... Về mặt quan hệ quốc tế, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã đưa ra mục tiêu phát triển trong bài diễn văn trước Đại hội Đảng lần thứ 19 không chỉ để bắt kịp mà còn vươn lên để “trở thành một nước lãnh đạo toàn cầu với sức mạnh tổng hợp quốc gia và uy tín thế giới” trong giai đoạn 2035-2050. 

Với biển Đông thì rất rõ, TQ đã nhiều lần tuyên bố rằng đường lưỡi bò ở biển Đông thuộc TQ bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế là không thể lấy lý do lịch sử để yêu sách chủ quyền biển khơi, không thể có chủ quyền biển quanh đảo nhân tạo trên biển khơi hay trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và không thể đòi quá hơn 12 hải lý quanh các đá tự nhiên ở biển Đông.

Để phát triển, Việt Nam cần làm ăn với mọi nước, trong đó có TQ, một nước láng giềng, giàu mạnh hơn kể cả thu hút đầu tư của họ để hai bên cùng có lợi. Nhưng mở cửa không chọn lọc để đến mức lệ thuộc thì không nên.

Nhưng trong bài diễn văn tại Đại hội đảng nói ở trên, ngay trong phần đầu ông Tập đã ca ngợi các hoạt động xây dựng đang xảy ra ở biển Đông. Trước đó ông ta tuyên bố TQ sẽ không để mất dù một tấc đất ở đó... Và tờ báo Global Times, công cụ tuyên truyền của TQ có lúc còn đe dọa các nước ASEAN sẽ nghe tiếng “cà nông” nếu không biết rút lui. TQ vẫn nói hòa bình hữu nghị, nhưng các hành động cụ thể có vẻ ngược lại.

Với tình hình như trên, khi TQ đủ mạnh, việc sử dụng vũ lực nhằm kiểm soát biển Đông là khó tránh khỏi. Hiện nay vừa để đe dọa, vừa để sửa soạn chiến tranh TQ đang xây dựng thêm một hàng không mẫu hạm thứ ba, loại tiên tiến như Mỹ.

Về quân sự nói chung, TQ tăng chi cho quân sự lên đến 228 tỉ đô la Mỹ năm 2017 và bằng 1,9% GDP, rất cao so với khoảng trên 20 tỉ đô la Mỹ đầu những năm 2000, dù vẫn chỉ bằng nửa Mỹ nhưng đã bằng với tổng chi quốc phòng của cả năm nước Pháp, Anh, Đức, Nhật và Hàn Quốc cộng lại.

Nhưng tương lai TQ sẽ thế nào?


Có người đã tiên đoán TQ sẽ khủng hoảng. Điều này có thể nhưng khó xảy ra vì TQ vẫn có nhiều công cụ dự trữ trong tay.

TQ đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP tính theo đầu người thần kỳ trong lịch sử. Nếu kể từ năm 1970 đến nay, GDP đầu người tính theo đô la Mỹ năm 2010, TQ tăng trưởng bình quân 7,7% mỗi năm, thậm chí tăng tốc trong giai đoạn 2000-2016 so với thời kỳ trước. Điều này ngược với Singapore, Hàn Quốc và Nhật, hay cả Mỹ (xem bảng 2).

Tuy vậy từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng trên đầu người của TQ đã theo chân các nước khác, giảm xuống (xem biểu đồ). Số liệu mới cho thấy năm 2017 và 2018 còn giảm mạnh hơn, chỉ còn khoảng 6% mỗi năm. Dù thế vẫn còn là thần kỳ nếu so với các nước tiên tiến khác (xem bảng 2).



Tuy thế, điều này không có nghĩa là dư địa tăng của TQ không còn, mà thật ra còn nhiều dù ở tốc độ tăng thấp hơn.

Rõ ràng GDP bình quân của TQ còn đang ở mức trung bình thấp (8.000 đô la Mỹ một người tính theo giá hiện hành) nên còn có thể tiếp tục tạo ra bước nhảy ngoạn mục.

Liệu TQ có thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình?

Để vượt khỏi bẫy này, TQ cần ba yếu tố: 1) khả năng hấp thụ khoa học kỹ thuật và tự nghiên cứu phát triển, 2) khả năng vốn tự có và 3) thị trường đủ rộng cho phát triển, đặc biệt là đẩy khu vực phát triển thấp bắt kịp khu vực phát triển cao trong nội địa.

Có thể nói TQ đã đạt được yếu tố thứ nhất là yếu tố mà Đại hội Đảng TQ nhấn mạnh vừa qua, dù trong tương lai sẽ bị hạn chế vì phản ứng tự vệ của các nước phương Tây. Với 1,3 tỉ dân, TQ có thị trường nội địa rộng lớn nên nếu tiêu dùng của dân chúng phát triển thì nó có thể thay thế được thị trường nước ngoài, mặc dù vẫn bị hạn chế về nhu cầu nội địa đối với hàng hóa cao cấp. TQ cũng có vốn rất lớn vì tỷ lệ để dành hàng năm của TQ rất cao, ở mức 50% GDP. Tương tự, dự trữ ngoại tệ của TQ cũng rất cao, đến cuối năm 2017 là 3.200 tỉ đô la Mỹ, bằng 26% GDP. Tức là, TQ khi cần có thể tăng nợ, bơm đầu tư nhà nước như đã làm thời 2007-2009, để tránh khủng hoảng tài chính hiện đang ở mức quá lớn (256% GDP). Tốc độ tăng GDP sẽ thấp hơn nữa nhưng vẫn ở mức cao hơn Mỹ, Nhật và các nước châu Âu.

So sánh sức mạnh kinh tế, cơ sở của sức mạnh quân sự, thì TQ cũng đang vượt trội Việt Nam là điều quá rõ ràng. Nhưng TQ chưa thể làm chủ biển Đông bằng vũ lực vào thời điểm hiện nay, vì lợi ích ở đó không chỉ là của Việt Nam mà còn là của rất nhiều nước trong khu vực và các cường quốc có sức mạnh quân sự, do đó sẽ không thể tránh khỏi các cuộc trả đũa về kinh tế, chính trị và quân sự. Chính vì thế, đây vẫn là giai đoạn TQ phải tiếp tục xây dựng lực lượng quân sự. Và trong thời kỳ này, TQ sẵn sàng mua chuộc, đồng thời tìm cách đưa các nước yếu hơn vào bẫy lệ thuộc về vốn và công nghệ qua chiến lược kinh tế một vành đai một con đường.

Còn tương lai Việt Nam?

Nếu tính từ 1970-2016, GDP đầu người Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh, nhưng thấp hơn nhiều so với TQ, đặc biệt là VN đã bỏ lỡ cơ hội phát triển trong 20 năm sau chiến tranh (xem bảng 1 và 2).

Để phát triển, Việt Nam cần làm ăn với mọi nước, trong đó có TQ, một nước láng giềng, giàu mạnh hơn kể cả thu hút đầu tư của họ để hai bên cùng có lợi. Nhưng mở cửa không chọn lọc để đến mức lệ thuộc thì không nên. Hiệp định Thương mại thế giới (WTO) là ký kết giảm dần thuế nhập khẩu nhằm mở cửa cho tự do buôn bán, hiệp định này không có điều khoản nào đòi hỏi tự do đầu tư nước ngoài. Hơn thế, WTO cũng chấp nhận các biện pháp bảo hộ trong thời gian nhất định nhằm tạo cơ hội cho nước chậm phát triển tăng khả năng cạnh tranh.

Tuy thế, sẽ không thích đáng nếu Việt Nam ngày càng dựa vào công nghệ TQ vì giá rẻ (xây đường sá, nhà máy xi măng, điện, khai khoáng) và dựa vào thị trường nguyên liệu từ TQ để gia công xuất khẩu. Cho đến nay TQ đã làm chủ thầu 49 dự án trong 62 dự án xi măng; 16/27 dự án BOT, 90% dự án EPC do TQ cung cấp thiết kế cung cấp thiết bị lên tới hàng tỉ đô la Mỹ. Năm 2017, Việt Nam nhập 57 tỉ đô la Mỹ hàng hóa từ TQ (bằng 30% tổng giá trị nhập, đưa mức nhập siêu từ TQ lên đến 26,3 tỉ đô la Mỹ (bằng 10% GDP Việt Nam).

Hệ thống viễn thông của Việt Nam cũng đang sử dụng công nghệ của hai công ty TQ là Huawei và ZTE. Trong khi đó, hai công ty này đang bị các nước Mỹ, Anh, Nhật, Canada tẩy chay vì an ninh quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam còn ký kết mở rộng “hai hành lang một vành đai” ở 7 tỉnh biên giới với quyết định cho phép dùng nhân dân tệ ở đó.

Rõ ràng việc dựa vào công nghệ TQ, đặc biệt là công nghệ viễn thông số hóa, là nguy cơ về mặt an ninh quốc gia, cần phải cảnh giác vì lợi ích tự thân của quốc gia.

Phải hiểu rõ “giấc mơ Trung Hoa” thì may ra Việt Nam mới có được chiến lược tránh đối đầu với TQ, nhưng vẫn tích cực bảo vệ độc lập của chính mình và lợi ích ở biển Đông theo đúng luật biển quốc tế và phán quyết của Tòa án quốc tế. Không chỉ Việt Nam, các nước khác cũng đang bị đe dọa vì chính sách muốn trở thành lãnh đạo thế giới và đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông, và họ cũng phải có hành động tự vệ.

Để tự vệ hữu hiệu, phải xây dựng nội lực nhưng điều này còn chưa được quan tâm đúng mức. Việt Nam hiện nay dựa vào vay vốn và thu hút đầu tư nước ngoài làm hàng xuất khẩu để phát triển. Nội lực đi từ tri thức khoa học và xã hội. Điều này đòi hỏi chất lượng, tự do học thuật, học hỏi tiếp thu tri thức của thế giới, thu hút nhân tài để xây dựng các đại học và trung tâm nghiên cứu ưu tú để phát triển công nghệ. Không thể chỉ tập trung nhập công nghệ lỗi thời và hàng trung gian từ TQ và dùng lao động cơ bắp để chế tạo hàng xuất khẩu.
https://www.thesaigontimes.vn/td/283671/nhin-ve-tuong-lai-trung-quoc-va-viet-nam-.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ Công an bác tin khởi tố cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son


Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an nói thông tin khởi tố ông Nguyễn Bắc Son liên quan thương vụ AVG trên mạng xã hội thời gian qua là không chính xác. 

Thiếu tướng Lương Tam Quang (đứng) trả lời báo chí

Tại cuộc họp báo thông báo kết quả công tác năm 2018 vào chiều nay, 4.1, thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của Bộ Công an, đã trả lời báo chí các nội dung liên quan đến vụ án AVG. Theo thiếu tướng Lương Tam Quang, vụ án liên quan đến việc MobiFone mua 95% cổ phần AVG vẫn đang trong quá trình điều tra. Thời gian gần đây, trên mạng xã hội hội xuất hiện một số thông tin về việc Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son, là không chính xác. Theo ông Quang, đây là vụ án được dư luận xã hội quan tâm nên các diễn biễn về vụ án nếu có chắc chắn sẽ được Bộ Công an thông báo rộng rãi trên Cổng thông tin của Bộ Công an. 

Liên quan đến vụ án này, trước đó, hồi đầu tháng 7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét và bắt tạm giam đối với ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch HĐQT MobiFone, và Phạm Đình Trọng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp Bộ Thông tin - Truyền thông, cũng về về hành vi nêu trên.

Tiếp đó, ngày 14.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tam giam ông Cao Duy Hải, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone, hiện là cán bộ Văn phòng Tổng công ty Viễn thông MobiFone và bà Phạm Thị Phương Anh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone, cùng về tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 3, điều 220 bộ luật Hình sự năm 2015.

Các cá nhân nêu trên được xác định đã có nhiều sai phạm trong dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG. Thương vụ này được thực hiện từ cuối năm 2015 với giá gần 8.900 tỉ đồng. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ việc mua bán cổ phần này đã gây ra nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.006 tỉ đồng, trong đó có khoản thiệt hại 1.134 tỉ đồng do mua nợ phải trả của AVG.

Theo Thanh tra Chính phủ, thực trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của AVG từ khi thành lập đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để mua bán cổ phần là rất khó khăn, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cuối tháng 3.2015 là rất xấu, tổng tài sản hơn 3.260 tỉ đồng; nợ phải trả hơn 1.266 tỉ đồng; giá trị còn lại của tài sản cố định khoảng 208,5 tỉ đồng. Từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá liên tục lỗ với khoản lỗ luỹ kế đến 31.3.2015 là hơn 1.632 tỉ đồng (bằng 45% vốn điều lệ). AVG sử dụng vốn cho kinh doanh dịch vụ truyền hình chủ yếu là vốn vay và vốn chiếm dụng; vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn chiếm 73,3% vốn điều lệ.

Theo Thanh tra Chính phủ đã có hàng loạt hành vi có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, làm trái quy định trong việc việc lập, trình Dự án đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư của MobiFone, Bộ Thông tin - Truyền thông cùng một số bộ ngành có liên quan. 

Thái Sơn
(Thanh Niên Online)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vụ đạo văn ở Viện Hán- Nôm: Chú Tễu bị truy cùng...?


Câu chuyện tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, biệt danh chú Tễu ở Viện Hán -Nôm đạo văn xảy ra vào dịp cuối năm, không lâu sau khi ông được thăng chức hạng nghiên cứu viên cao cấp của viện này. Có nhiều những ý kiến bàn ra tán vào và cho đến nay, cộng đồng vẫn đang đi tìm một giải pháp thấu tình đạt lý cho vụ án công trình“Nghiên cứu nghệ thuật thư họa trong tài liệu Hán-Nôm” của anh. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng - một chuyên gia quản lý trong việc cấp bằng, thẩm định đào tạo cho biết rằng, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã trả lại cho viện Hán - Nôm 45% kinh phí mà nhà nước cấp cho đề tài của anh.

TS Nguyễn Xuân Diện
Bản quyền sáng tác là chuyện khắc nghiệt trong văn hóa Tây Âu. Trong vòng 50 năm đầu tiên, người ta không được quyền in ấn, sao chụp tự do một cuốn sách đã được đăng ký tác quyền. Hết 50 năm mới hết hạn bảo hộ độc quyền cho gia đình tác giả. Riêng đối với hàng kỹ thuật thì lại càng chặt hơn. Mỗi một chiếc máy vi tính bán ra thì người tiêu dùng đã đóng vào quỹ của gia tộc Đức phát minh ra chíp vi-tính, vô thời hạn. Văn hóa Tây phương mang đậm dấu ấn cá nhân, và các nước học quản lý theo văn minh Tây phương đang dần quen với kiểm duyệt tác quyền như vậy.

Chuyện ở Đông phương có chút ít trái ngược. Đông phương mang đậm tính công thể. Nhiều khi bản quyền không được chú trọng, thể hiện ở chỗ rất nhiều danh tác văn chương ở nền văn minh Đông Á không thể tìm ra họ tên người sáng tác. Kinh Thi - bộ thơ cổ đại lớn nhất của văn minh phương Đông- tập hợp những bài thơ ngắn cô đọng do Khổng Tử san định và biên tập, cũng không rõ ai là tác giả cụ thể của từng bài. Chẳng ai gọi Khổng Tử là người đạo văn cả.

Văn hóa Đông phương coi rằng câu chữ là của chung, cho nên khi phương Tây kiện tụng nhau chí chóe về tác quyền thì phương Đông rất ít khi dùng tới phương pháp đó. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện sống trong nền văn minh Đông phương, khí cách nhà Nho chân chính, cho nên việc anh đạo văn nhiều khi là nhầm lẫn trung thực, đối với nền văn hiến thì có thể bỏ qua nhẹ nhàng.

Chuyện tiến sĩ Hán- Nôm Nguyễn Xuân Diện bị tố đạo văn là một chuyện tình cờ nhưng cũng nằm trong dự đoán. Tình cờ là ở chỗ, uy tín của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là điều không thể chối cãi, các tác phẩm dịch của anh được in ấn rộng rãi, chất lượng miễn bàn. Người dân Việt Nam rất yêu mến anh, nhất là sinh viên khối ngành Hán- Nôm ở các trường có đào tạo ngành văn thì lại càng coi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện như là một thần tượng. 


Nay bỗng dưng có tin anh đạo văn, nhiều người đâm ra sửng sốt và ngỡ ngàng. Còn nằm trong dự đoán là ở chỗ, lãnh đạo viện Hán-Nôm không ưa gì tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và nhân cơ hội này để triệt hạ uy tín của anh. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhiều lần tố cáo những sai phạm của viện. Vụ bê bối đình đám nhất là một ai đó - phải ở cấp bậc rất cao của viện, đã sao chụp các tài liệu màu của viện Hán-Nôm và bán ở chợ trời, trên facebook có tên là Thư viện Nhân học, với giá gần như cắt cổ và bỏ vào túi riêng. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện tố cáo vụ đó, và có lẽ - những kẻ làm gian ăn ngồi không yên. Cho nên, khi nghe tin một tiến sĩ khác nằm trong Viện Hán-Nôm tố cáo Tiến sĩ Diện, thì thành phần cơ hội cũng tát nước theo mưa.

Luận văn của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đạo văn. Đạo của ai, đạo của bà vợ Trang Thu Hiền?! Lại là một cái cớ rất nhỏ nhen đưa ra để kết án người nữa. Trong văn minh Đông phương, vợ là sở hữu của chồng, của chồng công vợ. Bà vợ không kiện ông chồng rằng ông đạo văn của bà thì thôi, người ngoài như vị tiến sĩ nọ của viện Hán-Nôm mắc mớ gì phải kiện, làm như là của mình? 

Các tờ báo dư luận viên rẻ tiền như Mõ Làng, Loa phường... thì được dịp hả hê khi thấy nhà trí thức kiêm bất đồng chính kiến gặp nạn. Họ vui mừng giống như các tướng tá Trung Quốc vui mừng lúc trông thấy hàng trăm người Mỹ bị chết trong sự kiện ngày 11 tháng 9. Danh sách “tướng tá” nhảy cẫng lên ăn mừng khi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện ngã ngựa dẫn đầu bởi tiến sĩ Trần Trọng Dương, và nhất là Kiều Mai Sơn- anh nhà báo được Đảng cộng sản phân công bới vết tìm lông đã nhiều lần bị tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện chê trách trước đó. Họ tố cáo tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là vì tình cảm cá nhân chẳng phải vì yêu mến nền học thuật nước nhà. Bởi nếu họ thực sự yêu mến nền học thuật nước nhà thì đã cùng với nhà thơ Trần Mạnh Hảo đi tố cáo Trần Ngọc Thêm do tội đạo văn các tác phẩm của triết gia Lương Kim Định rồi. Trần Ngọc Thêm đạo văn ở mức độ kinh hoàng hơn, nhưng vì ông này có học hàm giáo sư, lại là trong Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, cho nên những người này không động đến, sợ rút dây động rừng.

Trở lại trường hợp tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đạo văn, có cần phải làm quá sự việc lên như vậy không? cần phải xem xét thêm một vài yếu tố. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng - một chuyên gia quản lý trong việc cấp bằng, thẩm định đào tạo cho biết rằng, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã trả lại cho viện Hán - Nôm 45% kinh phí mà nhà nước cấp cho đề tài của anh. Ông Hưng - một nhà lãnh đạo học thuật từng tổ chức cả ngành cơ học phá hủy cho châu Âu nhận định rằng, công trình của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện có sức gợi mở rất lớn, nghĩa là có thể mở mang được về sau và khơi gợi chiều hướng nghiên cứu cho nhiều nghiên cứu sinh sau đó nữa.

Công trình về tranh dân gian có giá trị như vậy, chẳng lẽ vì một vài lỗi nhỏ mà đánh sập nó đi?

Kiều Phong 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Có tri thức sẽ không sợ hãi nữa!”


Ngày 1-1-2019, luật An ninh mạng Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành, cùng khoảng thời gian đó, nhóm SAVENET cho xuất bản trên mạng Internet cuốncẩm nang “Luật An ninh mạng: Những điều cần biết” mà theo người đại diện nhóm này cho biết là để người dân “không còn cảm thấy sợ hãi nữa”. Theo cô Nguyễn Vi Yên, đại diện nhóm SAVENET, những đồn đoán gần đây cho rằng “bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội khi có luật An ninh mạng đều dễ dàng bị bắt bớ và xét xử” là không có căn cứ.

Hình minh họa. Màn hình vi tính với một nội 
dung về Luật An ninh mạng của Việt Nam
“Xưa nay họ đã có đủ luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến rồi, thì nếu có thêm luật An ninh mạng đi chăng nữa với điều 8 và điều 16 thì nó chỉ có thêm phương tiện để việc đàn áp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn chứ không có nghĩa là làm cho việc đàn áp “trở nên trầm trọng hơn rất nhiều” như mọi người đồn đoán,” cô Vi Yên nói với Đài Á Châu Tự Do. Mời khán thính giả của RFA đọc toàn bộ cuộc phỏng vấn với cô Nguyễn Vi Yên - đại diện nhóm SAVENET để nói về cuốn cẩm nang dày 90 trang này và các vấn đề xoay quanh Luật An ninh mạng.

Đài Á Châu Tự DoĐược biết nhóm SAVENET đã có nhiều chiến dịch phản đối luật An ninh mạng trong năm vừa qua, cũng như mới phát hành cuốn cẩm nang về luật An ninh mạng trong ngày đầu của năm mới. Chị có thể giới thiệu sơ nét về nhóm của mình cho mọi người cùng biết. 

Nguyễn Vi Yên: Nhóm SAVENET (SN) được thành lập ban đầu như một chiến dịch khi bắt đầu Luật An ninh mạng được thông qua vào ngày 12/6/2018.

Lúc đầu nhóm SN gồm có mình và hai bạn nữa cảm thấy luật An ninh mạng ít được sự quan tâm, khi người ta chỉ dồn sự quan tâm của mình vào dự luật Đặc khu thôi thì mình nghĩ phải lên tiếng và làm cái gì đó, và lúc đó là bọn mình đã cho ra cái bản Kiến nghị đầu tiên là Kiến nghị Quốc hội không thông qua luật An ninh mạng. Đó là điểm khởi đầu của tụi mình.

Thú thật là sau một khoảng thời gian làm việc cùng nhau thì tụi mình nhận thấy rằng đây là một vấn đế rất cần thiết và cần được quan tâm, với lại cũng nhờ những thành tựu nhỏ như chỉ sau một vài ngày bản kiến nghị đã thu được 50 ngàn chữ ký thì mình thấy là giống như tụi mình đã đạt được điều gì đó và muốn đi xa hơn nữa.

Cuối cùng thì mình thành lập nhóm và quyết định đi tới ngày nay để không chỉ phản đối luật An ninh mạng mà còn bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Interner của người dân Việt Nam.

Đài Á Châu Tự Do: Chị có thể giới thiệu đôi chút để bạn đọc hiểu rõ về cuốn cẩm nang Luật An ninh mạng mà nhóm vừa trình làng.

Nguyễn Vi Yên: Sau một thời gian chạy đến 3 bản kiến nghị, thứ nhất là kiến nghị Quốc hội không thông qua dự luật, rồi kiến nghị Chủ tịch nước không ký lệnh công bố luật và sau đó là kiến nghị Quốc hội hoãn thi hành luật, mình đã luôn kỳ vọng là chính quyền sẽ có một hồi đáp gì đó về ý kiến của người dân.

Bởi vì cho đến nay đã có 110 ngàn chữ ký của người dân vào bản kiến nghị của nhóm mình rồi, tuy nhiên họ không có một hồi đáp nào cả, không chỉ vậy họ còn tiếp tục ban hành dự thảo của nghị định hướng dẫn thi hành luật An ninh mạng với những quy định rất khắt khe về quyền riêng tư cũng như quyền tự do ngôn luận của người dân.


Cô Nguyễn Vi Yên, đại diện nhóm SAVENET Courtesy Nguyễn Vi Yên

Cho nên tụi mình biết chắc là luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1 này và điều này là không thể xoay chuyển được nữa, nên tụi mình quyết định sẽ làm điều gì đó để khi luật có hiệu lực thì người dân họ phải sẵn sàng tâm thế để biết được mình nên làm gì.

Bây giờ nhiều người cứ đồn đoán rằng, luật có hiệu lực rồi thì lên tiếng trên Facebook sẽ bị bắt hoặc là Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam, đôi khi họ có những cái đồn đoán không rõ ràng và nó tạo nên một sự sợ hãi vô hình thì mình nghĩ đó là điều không nên, nhưng mà làm sao để chống lại sự sợ hãi đó thì chỉ có tri thức mới giúp cho người dân biết được là luật đó nó như thế nào, quy định những gì, đối chiếu với luật pháp các nước ra sao, rồi bản thân mình sẽ bị tác động thế nào.

Từ đó nắm được tri thức rồi, họ sẽ không còn cảm thấy sợ hãi nữa và họ sẽ biết có những giải pháp nào phù hợp cho bản thân khi lên tiếng trên mạng xã hội nhất là lên tiếng trước bất công về chính trị xã hội.

Đài Á Châu Tự Do: Khi biên soạn và cho ra đời cuốn cẩm nang này thì nhóm SAVENET có kỳ vọng gì không?

Nguyễn Vi Yên: Dĩ nhiên là cũng có nhiều hy vọng. Thứ nhất khi nhóm SN cho ra cuốn cẩm nang này do một nhóm các anh chị luật sư và chuyên gia luật biên soạn thì tụi mình đặt kỳ vọng là càng nhiều người đọc càng tốt và khi họ tiếp cận được với nội dung của luật An ninh mạng rồi thì biết cách để lên tiếng 1 cách sáng tạo và hợp lý để bảo vệ an toàn cá nhân của họ.

Khi đó, việc lên tiếng trước các bất công xã hội không còn là gì đó quá sợ hãi nữa và họ vẫn tiếp tục như vậy.

Giống Trung Quốc khi ra luật An ninh mạng hồi tháng 7- 2017, rõ ràng người ta cũng sợ hãi nhưng rồi người dân (Trung Quốc - PV) cũng nghĩ ra các cách rất hay, ví dụ như phong trào #Metoo bên họ bị ngăn chặn.

Bên đó có chữ đồng âm, chữ Me nghĩa là Thỏ, và Too nghĩa là gạo, cho nên họ không dùng #Metoo nữa mà người ta dùng Thỏ Gạo để nói về phong trào của họ. Vi Yên nghĩ sự sáng tạo đó rất là hay và khiến cho làn sóng phản đối, lên tiếng của người dân không ngừng nghỉ.

Bởi vì tự do giống như một hơi thở con người, khi đã có tự do rồi thì rất khó để thu hẹp hoặc bóp chặt nó cho nên tôi vẫn mong rằng làn sóng lên tiếng ở Việt Nam vẫn tiếp tục như vậy nhất là người dân hiểu rõ hơn về Luật An ninh mạng

Đài Á Châu Tự Do: Các tờ báo nhà nước khi đưa tin về luật An ninh mạng đều nhấn mạnh đến các hành vi người dân bị cấm làm như: “Tổ chức hoạt động, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng…”. Liệu rằng Luật An ninh mạng đang nhắm đến giới bất đồng chính kiến? 

Nguyễn Vi Yên: Tôi và nhóm SAVENET cũng nhận thấy là mấy hôm nay người ta cũng e ngại khá là nhiều về việc luật An ninh mạng sẽ đàn áp giới bất đồng chính kiến, nhưng khi xem xét các luật hiện thời ở Việt Nam thì nhóm mình không nghĩ như vậy bởi vì mình đã có cái Bộ luật hình sự tu chính với các điều như là 107, 109, 331…

Tức là xưa nay họ đã có đủ luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến rồi, thì nếu có thêm luật An ninh mạng đi chăng nữa với điều 8 và điều 16 thì nó chỉ có thêm phương tiện để việc đàn áp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn chứ không có nghĩa là làm cho việc đàn áp “trở nên trầm trọng hơn rất nhiều” như mọi người đồn đoán.

Tuy nhiên khía cạnh đáng quan tâm nhất của luật An ninh mạng mà nhóm Vi Yên nghĩ đó là chủ yếu nó hướng tới người dân, nó khiến cho người dân cảm thấy e ngại lên tiếng là thứ nhất và nó muốn thu thập dữ liệu.

Không biết chính quyền Việt Nam họ có đủ khả năng để thu thập thông tin hay kiểm soát người dân hay không, nhưng rõ ràng nó đã tạo ra mối e ngại đó.

Đài Á Châu Tự DoNgười dùng mạng xã hội Việt Nam từ nay cần lưu ý những điều gì? 

Nguyễn Vi Yên: Theo nhóm SAVENET thì khi thực hiện nghiên cứu để cho ra đời cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng: Những điều cần biết” này thì mình thấy có 2 khía cạnh quan trọng nhất đối với người dân là quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận.

Bởi vì theo điều 26 của luật An ninh mạng cũng như những điều khoản của Dự thảo hướng dẫn thi hành thì chính quyền hoặc là một cơ quan chấp pháp có khả năng can thiệp vào thông tin của mình và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp mạng có thể cung cấp thông tin của mình cho phía công an.

Mình thấy như vậy là phải bảo mật thông tin một cách kỹ lưỡng và phải làm sao để truyền tải thông tin một cách an toàn. Nhóm Vi Yên cũng đang quá trình tiến hành soạn thảo một cuốn cẩm nang bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng.

Vấn đề thứ hai là khi có những đồn đoán như nãy mình nói về việc mình sẽ bị bắt bớ khi lên tiếng và để tránh những điều đó thì mỗi người nên tìm hiểu kỹ hơn về luật An ninh mạng từ đó mình có những giải pháp hợp lý cho bản thân và không còn lo sợ nữa.

Đài Á Châu Tự Do:Chị là một người trẻ nhưng đã cùng nhóm của mình làm những chuyện nhạy cảm ở Việt Nam như luật An ninh mạng thì mình có lo ngại gì không?

Nguyễn Vi Yên: Tôi nghĩ ai cũng vậy, khi lên tiếng về các vấn đề xã hội hoặc những điều mà mình cho rằng không hợp lý thì mình cũng dễ dàng chịu tác động nào đó từ chính quyền.

Bởi vì ở Việt Nam hiện giờ những điều này được xem là nhạy cảm, nhưng Vi Yên nghĩ nó không phải là mấu chốt quan trọng vì một khi mình đã lên tiếng nói lên sự thật, làm những điều đúng thì mình cứ phải tiếp tục làm việc đó bất kể là việc gì xảy ra đi chăng nữa, nó giống như là một tinh thần không chỉ của một công dân và là của tuổi trẻ nữa.

Đài Á Châu Tự Do:Cảm ơn chị rất nhiều đã đến với cuộc phỏng vấn của RFA.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hạ viện Mỹ bỏ phiếu ngừng đóng cửa chính phủ


baomai.blogspot.com
Quốc hội Mỹ khóa 116 được xem là đa dạng nhất lịch sử

Trước đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ từ chối tất cả các giải pháp, trừ khi giải pháp đó cho ông này kinh phí xây bức tường biên giới với Mexico.

Chủ tịch Hạ viện mới nhận chức, bà Nancy Pelosi, tuyên bố sẽ không cung cấp kinh phí cho bức tường này.

baomai.blogspot.com
  
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Mitch McConnell, tuyên bố đảng Cộng hòa sẽ không ủng hộ các biện pháp mà ông Trump phản đối, đồng thời gọi động thái của đảng Dân chủ là "biểu tình chính trị" và "không thông minh."

Sau bỏ phiếu, đạo luật được Hạ viện thông qua sẽ tài trợ cho các hoạt động an ninh nội địa cho đến ngày 8/2, đồng thời cung cấp kinh phí cho một số cơ quan khác cho đến tháng Chín.

Tại sao chính phủ Mỹ đóng cửa?

baomai.blogspot.com
  
Việc chính phủ Mỹ đóng cửa một phần bắt đầu khi Quốc hội và ông Trump không đạt được thỏa thuận về dự luật ngân sách trong tháng 12.

Đảng Cộng hòa của ông Trump đã thông qua dự luật tài trợ ban đầu bao gồm 5 tỷ đô la cho bức tường biên giới Mỹ - Mexico.

Khi đó, đảng Cộng hòa họ vẫn chiếm đa số trong Hạ viện, nhưng đã không thể có được 60 phiếu cần thiết trong Thượng viện để thông qua.

Đảng Dân chủ đã giành được đa số ghế trong Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11, với các đại diện mới đã tuyên thệ vào thứ Năm 3/1.

baomai.blogspot.com
Du khách chụp ảnh trước biển báo đóng cửa của bảo tàng và Vườn thú Quốc gia ở Washington

"Chúng tôi đang yêu cầu tổng thống mở cửa lại chính phủ", bà Pelosi nói trong chương trình Today trước phiên họp đầu tiên của Hạ viện.

"Chúng tôi đã cho đảng Cộng hòa một cơ hội để đồng ý với đề nghị này"

Tổng thống Trump dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán ngân sách với các lãnh đạo hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vào thứ Sáu 4/1.

Pelosi được bầu làm Chủ tịch Hạ viện

baomai.blogspot.com
Nancy Pelosi tiếp tục được tín nhiệm

Cuộc bỏ phiếu tối thứ Năm tại Hạ viện diễn ra sau khi bà Nancy Pelosi, thành viên đảng Dân chủ, một lần nữa được bầu làm Chủ tịch.

"Tôi đặc biệt tự hào khi là nữ Chủ tịch Hạ viện, đánh dấu năm thứ 100 phụ nữ có quyền bỏ phiếu."

"Tất cả chúng ta đều có đủ khả năng, có quyền phục vụ Quốc gia với hơn 100 thành viên nữ ở Quốc hội, số phụ nữ lớn nhất trong lịch sử."

baomai.blogspot.com  

Phát biểu từ phòng họp tại Nhà Trắng, ông Trump chúc mừng bà Pelosi: "Đó là một thành tựu rất, rất tuyệt vời và hy vọng chúng ta có thể hợp tác cùng nhau."

baomai.blogspot.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang