Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

VĂN BẢN CỦA BỘ CHÍNH TRỊ CHỈ ĐẠO VỤ 3 ĐẶC KHU LÀ CÓ THẬT




Do một số người nghi ngờ văn bản của Bộ chính trị là giả, nên tôi vào Thư viện pháp luật tìm kiếm. Tôi không tìm ra văn bản ấy nhưng tìm ra văn bản dưới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có nội dung chỉ đạo thực hiện theo văn bản số 21-TB/TW ngày 22 tháng 3 năm 2017 của Bộ Chính trị. Các nội dung khác trong văn bản của ông Phúc hoàn toàn logic với văn bản của Bộ chính trị, vì vậy tôi cho rằng văn bản của Bộ chính trị hiện đang phổ biến trên mạng là có thật. 

Dưới đây là toàn văn văn bản của ông Phúc. 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc   

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ 
Số: 178/TB-VPCP
---------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2018

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT TẠI BUỔI HỌP LẦN THỨ NHẤT CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Ngày 18 tháng 4 năm 2018, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt chủ trì cuộc họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự cuộc họp có đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo.

Sau khi nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tiến độ xây dựng Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; dự kiến Kế hoạch của Chính phủ về triển khai thi hành Luật, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan, các thành viên Ban Chỉ đạo để chuẩn bị, hướng dẫn thi hành tổ chức thực hiện Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sau khi được Quốc hội thông qua; Bộ Nội vụ báo cáo tiến độ và kế hoạch thẩm định 03 đề án; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang báo cáo về tình hình chuẩn bị Đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo biểu dương và đánh giá cao các Bộ, ngành, địa phương, các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo trong thời gian qua đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 21-TB/TW ngày 22 tháng 3 năm 2017 của Bộ Chính trị, chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và xây dựng 3 đề án thành lập 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là một mô hình mới và phức tạp nhưng với sự nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ cùng với các Bộ, ngành, địa phương, đến nay dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt cơ bản đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến thống nhất, hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5 năm 2018). Ba đề án thành lập 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt cũng đang được tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị, gấp rút hoàn thiện, thẩm định trước khi trình Quốc hội cho ý kiến cùng với việc thông qua Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Mặc dù các Bộ, ngành, địa phương có nhiều cố gắng nhưng tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao còn chậm, một số Bộ, ngành, địa phương chưa chủ động thực hiện đúng kế hoạch đề ra, một số ngành chưa đề xuất rõ mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của ngành mình...

II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

Để bảo đảm thực hiện lộ trình đã được đề ra, nhiệm vụ trong thời gian tới rất nặng nề và cấp bách, đòi hỏi các thành viên Ban Chỉ đạo phải chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo triển khai các công việc thuộc lĩnh vực Bộ, ngành, cơ quan mình quản lý, đặc biệt đối với một số nội dung sau:

1. Khẳng định và quán triệt quyết tâm cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ với tư duy thống nhất, mạnh dạn xây dựng một thể chế đột phá, tạo động lực phát triển cho 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, lan tỏa đến các vùng kinh tế và cả nước, góp phần phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững.

Quá trình hoàn thiện dự thảo luật phải tuân thủ các ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, tiếp tục cập nhập số liệu mới nhất, xác định rõ lợi thế so sánh khu vực và quốc tế, đánh giá kỹ lưỡng tác động trong ngắn hạn và lâu dài, có tầm nhìn dài hạn để hoạch định chính sách, nhất là chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược và lựa chọn phát triển những ngành, nghề, lĩnh vực chủ đạo phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, tiềm năng, lợi thế so sánh và điều kiện thực tế của từng địa phương. Một số vấn đề cụ thể trong Luật được xây dựng theo hướng giao cho Chính phủ điều chỉnh để đảm bảo tính linh hoạt.

Thể chế, chính sách tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không trái với Hiến pháp, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; có tính vượt trội, thông thoáng, nhất quán, ổn định lâu dài, mang tính cạnh tranh toàn cầu gắn với với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và cân bằng lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp; cần tiếp thu có chọn lọc các ý kiến đóng góp và giải trình chặt chẽ, thuyết phục để tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với các cơ chế, chính sách cụ thể (ưu đãi đầu tư, tài chính, ngành nghề kinh doanh...).

Tổ chức bộ máy và công tác cán bộ phải có sự chuẩn bị kỹ để bảo đảm khi Luật có hiệu lực thì hệ thống chính quyền tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có thể vận hành ngay, không để khoảng trống trong quản lý Nhà nước khi Luật có hiệu lực. Xác định rõ mô hình tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền cụ thể của chính quyền đặc khu, các cơ quan quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát, thi hành án, ngoại giao, thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước... Quy định về tổ chức bộ máy theo hướng chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phân định rõ thẩm quyền và nhiệm vụ của các cơ quan Trung ương, cấp tỉnh và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đẩy mạnh phân cấp, mạnh dạn giao quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu, có cơ chế, chính sách để thu hút người có năng lực tới làm việc tại các cơ quan chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan:

- Căn cứ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 23 và ý kiến tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo để phối hợp với các cơ quan của Quốc hội hoàn thiện dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

- Căn cứ yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 259/UBTVQH14-PL ngày 04 tháng 4 năm 2018 xây dựng Báo cáo của Chính phủ về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trình Chính phủ cho ý kiến tại Phiên họp thường kỳ tháng 4 năm 2018 để kịp báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

- Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, khẩn trương xây dựng Kế hoạch tổng thể của Ban Chỉ đạo và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan (dự thảo Quyết định kèm theo bảng phân công chi tiết các nhiệm vụ cụ thể và thời hạn hoàn thành đối với từng thành viên Ban Chỉ đạo), báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo trước ngày 10 tháng 5 năm 2018.

3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và địa phương tiếp thu ý kiến tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện đề án và dự thảo nghị quyết thành lập 03 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, sớm trình Hội đồng thẩm định và thực hiện các thủ tục để kịp trình Quốc hội cho ý kiến cùng với việc thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại Kỳ họp thứ 5; đồng thời hoàn thiện các đề án và dự thảo nghị quyết khác liên quan đến thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính thuộc các huyện Vân Đồn, Vạn Ninh, Phú Quốc khi thành lập 03 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và đảo Thổ Chu.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang:

- Phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện các Đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để Hội đồng thẩm định xem xét cho ý kiến kịp tiến độ trình Quốc hội; chủ động chuẩn bị, triển khai các công việc trước và sau khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được Quốc hội thông qua.

- Tập trung xây dựng quy hoạch có tầm nhìn chiến lược, chất lượng để thu hút đầu tư và bảo đảm sự phát triển lâu dài của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Chú trọng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, kể cả nhân lực quản lý và chuyên môn đối với các ngành nghề được xác định là ưu tiên phát triển. Quan tâm vấn đề lựa chọn nhà đầu tư chiến lược vào các đặc khu.

- Có biện pháp kiên quyết và có hiệu lực để chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, rừng, môi trường và xây dựng, ngăn chặn tình trạng mua bán đất đai và xây dựng trái phép đang diễn biến phức tạp tại Phú Quốc, Bắc Vân Phong, Vân Đồn, bảo đảm trật tự xã hội, không để “cò đất”, xã hội đen mua bán đất lộng hành đẩy giá lên cao, trên địa bàn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để tiếp diễn tình trạng trên.

5. Đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan liên quan (Công an, Quân đội, Tài chính, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương các đoàn thể...) chuẩn bị mọi công việc cần thiết, sớm hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan đến tổ chức, bộ máy, hoạt động... chủ động chuẩn bị để có thể triển khai thực hiện ngay khi Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có hiệu lực và các Đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt khi được thông qua.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan định hướng các cơ quan báo chí cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các tầng lớp nhân dân theo hướng tích cực, tạo đồng thuận trong xã hội; xử lý trường hợp thông tin không chính xác, sai sự thật.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ chuẩn bị nội dung cuộc họp tiếp theo của Ban Chỉ đạo trước khi khai mạc Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các thành viên Ban Chỉ đạo và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM 


----------------------------  

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các thành viên Ban Chỉ đạo;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ban Tổ chức TW, Ban Kinh tế TW;
- HĐ Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội
- Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương các đoàn thể;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh: Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NN, CN, TCCV, KGVX, NC;
- Lưu: VT, QHĐP (3b). Thg.

  




Phần nhận xét hiển thị trên trang


Chung quanh chúng ta là Trung Quốc và bóng tối 

Luật gia Trần Đình Thu
6-6-2018

Có thể nói chưa bao giờ người Việt Nam cảm thấy bi quan chán nản như lúc này. Giả sử bây giờ có một vùng đất mới nào đó mà cho phép di dân đến đó để làm lại cuộc đời, kiểu như người Anh năm xưa di cư đến Châu Mỹ, chắc mười người Việt Nam thì di cư hết chín. Giấc mơ về một vùng đất nào đó để cùng nhau lập làng lập nước mới, cùng nhau bầu bán lên những đại biểu đúng nghĩa của nhân dân để đưa dân tộc phát triển có lẽ là ước mơ lớn nhất của tôi lúc này.

Bao năm qua, giới lãnh đạo Việt Nam với nhân dân sống trong tình trạng đồng sàng dị mộng. Cùng một tổ quốc một đất nước nhưng nhân dân không hề mơ cùng một giấc mơ, nghĩ cùng nghĩ một suy nghĩ với giới lãnh đạo. Tình trạng đó ngày càng nghiêm trọng và cho đến lúc này là đỉnh điểm. Nếu ngày mai ngày kia những người gọi là đại biểu nhân dân kia mà bấm nút thông qua luật 3 đặc khu thì coi như hết.

Nói về dân tộc Việt, chúng ta tự thương chúng ta là một dân tộc kém may mắn. Người Việt Nam chúng ta cần cù chịu khó nhưng tạo hóa trớ trêu sinh ra chúng ta bên cạnh đất nước Trung Hoa, một đất nước khổng lồ nhưng luôn muốn chơi xấu láng giềng, vì vậy bao năm chúng ta cất đầu không nổi. May nhờ dân tộc chúng ta có ý chí quật cường nên thoát khỏi họa diệt vong, đồng hóa, nhưng chúng ta không thể thoát khỏi những mưu hèn kế bẩn hàng ngày của bọn chúng, vì chúng ta phải sống bên cạnh bọn chúng.

Vào thời Nhà Trần, đứng trước họa xâm lăng của quân Nguyên – Mông, Vua Trần đã mở hội nghị Diên Hồng để động viên sức mạnh toàn dân. Nhưng đó là khi vua tôi một lòng, triều đình đứng cùng một chiến tuyến với nhân dân. Còn bây giờ, lãnh đạo và nhân dân không cùng một chiến tuyến, nên không thể có “sức mạnh Diên Hồng” như ngày xưa được. Đó là nỗi đau lớn nhất của chúng ta.

Bắt đầu từ mùa xuân năm ngoái, Trung Quốc đã âm mưu làm cuộc múa hát giữa lòng Hà Nội ngay trong ngày Hoàng Sa thất thủ, kể từ đó chúng ngày càng lấn tới. Nhưng giới lãnh đạo Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng. Họ dường như mũ ni che tai, không nghe tiếng của nhân dân, lặng im như những “vị La Hán chùa Tây Phương”.

Trong những ngày đầu tháng 5, Hội nghị trung ương nhóm họp rình rang, ngoài biển Trung Hoa kéo bom đạn vào đảo rầm trời, nhưng hội nghị toàn các vị trung ương lại im hơi lặng tiếng như một khóa tu thiền kéo dài 7 ngày. Hết hội nghị, ai nấy hân hoan vì kỷ luật được vài đồng chí của mình, bầu bán được vài đồng chí của mình, rồi khóa tu thiền giải tán, ai nấy vui vẻ ra về. Chẳng ai buồn nhắc đến câu chuyện bọn giặc Tàu đang làm nhân dân lo lắng.

Quốc hội nhóm họp, dài hơn khóa tu thiền 7 ngày, cũng không nghe nhắc gì chuyện Trung quốc kéo bom đạn vào đảo, chỉ lăm le hai thứ là triệt hạ đám dân đen hay lên tiếng trên mạng xã hội bằng Dự luật An ninh mạng và gây cơn khiếp hãi cho dân chúng bằng cú chuẩn bị cho phượng hoàng vào làm tổ là Dự luật 3 đặc khu.

Đến bây giờ mọi sự rõ ràng hơn khi chúng ta phát hiện ra các cố vấn Trung Quốc đã tham gia từ ngày đầu ở Quảng Ninh để lèo lái hòng đưa vào Việt Nam từ vũ khí, sòng bài cho đến nhà máy điện hạt nhân, chứ còn mấy hôm trước, chúng ta thắc mắc vì sao chính phủ tổ chức cả một đoàn nhà báo tham quan Trung quốc ngay sát thềm thảo luận luật 3 đặc khu, rồi khi về nước, cất lên dàn đồng ca ca ngợi Trung Hoa vỹ đại và mắng nhiếc những người chống lại luật 3 đặc khu.

Ôi! Chúng ta đang sống trong những ngày gì vậy?

Chúng ta trong những ngày qua, khi ai ai đều hết sức lo lắng thì các ông lãnh đạo liên tiếp phát biểu những điều dối trá, nào là không thấy người nước ngoài nào mua đất, nào là đã có phương án xử lý sự cố hạt nhân, nào là dự thảo không có chữ nào ghi là Trung quốc… Vân vân và vân vân. Những phát biểu ấy không phải là ngây ngô mà ngược lại, những người lãnh đạo đang xem rằng nhân dân rất là ngây ngô.

Cho đến bây giờ, nhân dân đã lên tiếng hết những gì cần lên tiếng. Nhưng tỷ lệ hy vọng giới lãnh đạo nghe theo chỉ là một phần trăm. Có lẽ họ sẽ bấm nút. Những nút bấm vô hồn ở hội trường quốc hội tuy nhỏ nhưng chúng sẽ đưa dân tộc này đến thảm cảnh một ngày nào đó chung quanh chỉ còn là Trung Quốc và bóng tối.

Ngày ấy không xa lắm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trump-Kim sẽ gặp nhau ở đảo Sentosa


https://baomai.blogspot.com/
Khách sạn năm sao Capella sẽ là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh

Cuộc họp được mong đợi nhiều giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sẽ diễn ra tại một khách sạn trên đảo Sentosa của Singapore, Nhà Trắng vừa xác nhận.

Hội nghị thượng đỉnh lịch sử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 12 tháng 6, nhưng nhiều chi tiết vẫn chưa được công bố.

Đây sẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên và một đương kim tổng thống Hoa Kỳ.

Ông Trump cho biết hôm thứ ba rằng các kế hoạch chuẩn bị "đang tiến triển nhịp nhàng."

"Nhiều quan hệ đang được thiết lập và nhiều cuộc đàm phán đang diễn ra trước chuyến đi", ông Trump nói với các phóng viên. "Đây là một sự kiện rất quan trọng - vài ngày tới sẽ là những ngày quan trọng."

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders, xác nhận trên Twitter là Hội nghị thượng đỉnh sẽ xảy ra tại khách sạn Capella.

Sentosa là một trong 63 hòn đảo tạo nên Singapore.

https://baomai.blogspot.com/

Hòn đảo rộng 500 hecta này chỉ cách đảo chính, bến thuyền riêng và các sân chơi gôn sang trọng một quãng ngắn.

Nhưng Sentosa cũng có một lịch sử đen tối về vi phạm bản quyền, đổ máu và chiến tranh.

Một 'hang' hải tặc ám ảnh

Singapore được thành lập trên bản đồ thế giới như một địa điểm kinh doanh của Anh trong thế kỷ 19. Vị trí đắc địa của nó nằm trên tuyến đường biển chính giữa Ấn Độ và Trung cộng.

Nhưng ngay cả trước sự cai trị của Anh, Singapore là một trung tâm thương mại hưng thịnh, thường xuyên được các doanh gia và thương nhân, cũng như những tên cướp biển lui tới.

https://baomai.blogspot.com/

Thời đó Sentosa được biết đến với tên Pulau Blakang Mati, dịch là "hòn đảo đằng sau cái chết" - ám chỉ đến những hành vi bạo lực của hải tặc ở đó.

Dân số chính của đảo chủ người Mã Lai, Trung Hoa và Bugis - những thuyền viên ban đầu từ đảo Sulawesi của Indonesia.

Địa điểm tàn sát của Thế chiến thứ hai

https://baomai.blogspot.com/

Singapore rơi vào tay Nhật vào năm 1942, sau khi quân đội thuộc địa Anh đầu hàng.

Nó được đặt cho một tên tiếng Nhật mới - Syonan, có nghĩa là ánh sáng của miền Nam.

https://baomai.blogspot.com/
Những bãi biển giờ đây yên tĩnh của Sentosa đã từng là nơi đổ máu

Trong vài năm tới, hàng ngàn người đã thiệt mạng trong nỗ lực loại bỏ những hoạt động chống Nhật từ cộng đồng người Hoa.

Nhiều người đàn ông Trung cộng trong độ tuổi từ 18 đến 50 được triệu tập đến các địa điểm khác nhau trước khi bị súng máy bắn chết và ném xác xuống biển.

https://baomai.blogspot.com/

Trong số các khu vực thảm sát là những bãi biển trên đảo Sentosa, mà người ta có thể nhìn qua từ khách sạn Capella, nơi ông Trump và ông Kim sẽ gặp nhau.

Sentosa cũng từng là nơi có một trại tù nhân chiến tranh, giam giữ khoảng 400 đội lính đồng minh.

Du lịch bùng nổ và tai nạn chết người

Trong thập niên 1970, chính phủ Singapore đổi tên thành đảo Sentosa, có nghĩa là "tĩnh lặng và hòa bình", và bắt đầu khai thác nó như một khu du lịch.

https://baomai.blogspot.com/
Sentosa ngày nay là một điểm du lịch nóng, với sự khai trương của Universal Studios và sòng bạc Resorts World

Nhưng hòn đảo vẫn tiếp tục có vấn đề. Năm 1983, hai toa xe trên cáp treo du lịch lao xuống biển sau khi một tàu khoan dầu đâm vào đường băng.

https://baomai.blogspot.com/

Fantasy Island, một công viên nước đã được khai trương nhưng đã bị cản bởi nhiều khiếu nại về an toàn. Một cô bé tám tuổi đã chết ở đó vào năm 2000 khi chiếc bè của cô bị lật ngược. Công viên đóng cửa vào năm 2002.

https://baomai.blogspot.com/

Sentosa kể từ đó đã tái phát minh như là "hòn đảo của vui chơi". Universal Studios, một công viên nước mới và khu nghỉ mát World casino tại đây thu hút hàng ngàn người dân Singapore và khách du lịch mỗi năm.

Sân chơi của dân giàu có

Sentosa là nơi có Sentosa Cove, một trong những khu dân cư có uy tín nhất của đất nước Singapore, nơi có nhiều nhà có bến đậu du thuyền giá trị hàng triệu đô la.

https://baomai.blogspot.com/
Du thuyền và thuyền được neo tại câu lạc bộ bến Sentosa

Rải rác trên đảo cũng là những sân gôn cùng với một số khách sạn sang trọng nhất của Singapore và nhiều nhà hàng được giải thưởng Michelin.

Tại sao lại chọn Sentosa?

https://baomai.blogspot.com/

Vị trí của hòn đảo này, ngay bên ngoài đất liền, khiến Sentosa trở thành một địa điểm an toàn.

Lối vào đảo có thể dễ dàng được bảo đảm - chỉ có cáp treo, đường ray đơn, đường đắp dành cho người đi bộ và đường hầm xe cộ.

Và nếu các nhà lãnh đạo thế giới muốn nghỉ ngơi, chúng tôi đã đề cập đến các sân golf chưa nhỉ?

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐẶC QUYỀN, ĐẶC LỢI, ĐẶC KHU ĐẶC THÙ, ĐẶC CÁCH-ĐẶC NGU VÃI HỒN!



Một ngu làm chẳng nên non
Ba ngu chụm lại thành hòn núi ngu
Có người phát biểu thậm ngu
Như đầu thai ở miền ngu ngốc nào
Ôm chân, bợ đít thằng Tầu
Hỏi xứ ngu có thằng nào ngu hơn ?
Xem tranh, vãi cả linh hồn
Một đoàn người ngợm chẳng còn đầu lâu
Vẫn phất cờ, vẫn rước nhau
Hồn ma bóng quỷ xứ tầu nhập qua
Tại sao không? Tại sao à?
Hoàng Sa là đất của ta lâu rồi
Bây giờ xây đặc khu chơi
Mỹ, Anh, Nhật, Pháp... xin mời đầu tư
Còn Tầu xin chớ cho vô
Bọn cướp biển tự ngàn xưa rập rình
Đặc khu biến thái đặc tình
Nó chiếm hết đảo của mình rồi sao
Trường Sa là đặc khu nào
Máy bay, tên lửa nó vào ngang nhiên
Nên giờ ta phải tuyên truyền
Thông qua đạo luật đặc quyền, đặc khu
Từ Hoàng Sa tới Trường Sa
Tại sao không? Tại sao à? tại sao
Tại sao không biết vì sao
Vân Đồn, Phú Quốc xin chào Vân Phong
Chào Hoàng Sa giọt máu hồng
Mẹ Âu Cơ vẫn đang mong con về
Trường Sa sóng vẫn còn nghe
Gạc Ma máu thắm lời thề biển Đông
Tại sao có ? Tại sao không?
Đặc khu quần đảo biển Đông của mình
Các bác bấm nút cho nhanh
Để hai quần đảo sớm thành đặc khu
Dẫu Hoàng Sa biển âm u
Dẫu Trường Sa bóng hải thù vờn quanh
Đặc khu trên biển sóng lành
Còn bao hải đảo xin thành đặc khu
Vân Phong, Phú Quốc đừng cho
Vân Đồn xin chớ đặc khu đặc tầu



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin tức Thế giới


Rời biển Đông, tàu chiến Ấn Độ bị tàu Trung Quốc "bám đuôi"
Rời biển Đông, tàu chiến Ấn Độ bị tàu Trung Quốc "bám đuôi"
Từ ngày 21 đến 25-5, tàu khu trục tàng hình INS Sahyadri, tàu hộ tống tàng hình chống ngầm INS Kamorta và một tàu chở dầu của lực lượng Ấn Độ thăm Đà Nẵng. Ảnh: Twitter
Các tàu chiến Ấn Độ sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam và rời biển Đông đã bị tàu Trung Quốc theo dõi.
Theo báo India Today ngày 5-6, các tàu chiến của Ấn Độ thăm Đà Nẵng - Việt Nam vào tháng rồi.
Sau đó, khi rời biển Đông, các tàu chiến của Ấn Độ bị 1 tàu quân sự Trung Quốc bám theo ở "khoảng cách an toàn" trong vùng biển quốc tế. Được biết tàu Trung Quốc bám theo để tìm cách thu thập dữ liệu điện tử từ các tàu Ấn Độ.
Trước đó, New Delhi lên tiếng cảnh báo việc Bắc Kinh đưa máy bay giám sát vào Khu Tự trị Tây Tạng (TAR) để theo dõi cuộc tập trận của Không quân Ấn Độ mang tên Gagan Shakti, mô phỏng cuộc chiến với Trung Quốc và Pakistan.
Về chuyến thăm Đà Nẵng từ ngày 21 đến 25-5 của tàu khu trục tàng hình INS Sahyadri, tàu hộ tống tàng hình chống ngầm INS Kamorta và một tàu chở dầu, phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ khi đó cho biết hai bên đã có nhiều tương tác với nhau, nhất là trong lĩnh vực đào tạo, sửa chữa, bảo trì và hỗ trợ hậu cần nhằm cải thiện năng lực hoạt động.
Ba tàu Ấn Độ nói trên hiện hướng đến đảo Guam để tham gia cuộc tập trận Malabar với Mỹ và Nhật Bản từ ngày 7 đến 16-6.
Mỹ mang đến Malabar tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan, chiến đấu cơ F/A-18, tàu ​​ngầm tấn công hạt nhân, máy bay tuần tra P-8A và nhiều phương tiện khác. Còn Nhật Bản gửi 1 trong 2 tàu sân bay trực thăng 27.000 tấn, 1 tàu ngầm lớp Soryu, tàu khu trục JS Suzunami và máy bay Kawasaki P-1.
Đây là lần đầu tiên cuộc tập trận được tiến hành ngoài khơi đảo Guam. Vào năm 2017, nó được tổ chức ngoài khơi Chennai và Visakhapatnam ở Ấn Độ.
==========================
Tướng Mattis cảnh báo TQ sẽ chịu hậu quả "lớn hơn rất nhiều" nếu tiếp tục quân sự hóa ở biển Đông
Tướng Mattis cảnh báo TQ sẽ chịu hậu quả "lớn hơn rất nhiều" nếu tiếp tục quân sự hóa ở biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: BQP Mỹ.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết, việc hủy lời mời Trung Quốc tham gia tập trận quân sự chỉ là đòn đáp trả tương đối nhỏ trước hành động quân sự hóa biển Đông của Bắc Kinh.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (hay Đối thoại Shangri-La) ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã tiếp tục chỉ trích hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở biển Đông.
Theo tướng Mattis, Trung Quốc đã thông qua hành động quân sự hóa biển Đông - triển khai (phi pháp) các hệ thống vũ khí quân sự ở các đảo đá trên biển Đông - để đe dọa và gây sức ép lên các nước láng giềng.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng cho hay, quyết định hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia tập trận quân sự gần đây là động thái đáp trả đầu tiên đối với hành động thách thức của Trung Quốc ở biển Đông.
"Tôi nghĩ rằng sẽ còn những đáp trả lớn hơn trong tương lai", ông Mattis cho rằng, phản ứng trên của Mỹ chỉ là hành động tương đối nhỏ mà thôi.
"Việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được mục đích không phải là cách để Bắc Kinh tạo nên sự hợp tác lâu dài và sự tôn trọng quy tắc ứng xử trong khu vực mới là điều quan trọng đối với tương lai Trung Quốc", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Ngoài ra, tướng Mỹ cũng khẳng định, Washington sẵn sàng ủng hộ hợp tác nếu Trung Quốc lựa chọn thi hành chính sách hòa bình, thịnh vượng cho các bên trong khu vực nhưng Nhà Trắng sẽ cạnh tranh quyết liệt nếu Trung Nam Hải đi ngược tinh thần trên.
===========================
Mỹ điều pháo đài bay B-52 đến gần Trường Sa sau trận khẩu chiến quyết liệt với Trung Quốc
Mỹ điều pháo đài bay B-52 đến gần Trường Sa sau trận khẩu chiến quyết liệt với Trung Quốc
Máy bay ném bom hạng nặng B-52 của Mỹ.
Dường như Mỹ đang tăng cường các hành động thị uy đối với Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
CNN dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Christopher Logan cho biết, hôm 4/6 vừa qua, Mỹ đã điều hai máy bay ném bom hạng nặng B-52 bay cách các thực thể trên quần đảo Trường Sa khoảng 20 hải lí, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước Mỹ-Trung trên Biển Đông ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây.
Quan chức này không nói rõ liệu hai chiếc máy bay ném bom của Mỹ có bay qua các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa hay không.
Theo Trung tá Christopher Logan, hai pháo đài bay của Mỹ đã xuất phát từ căn cứ không quân Andersen thuộc đảo Guam tới cơ sở của Mỹ tại vùng lãnh thổ Diego Garcia của Anh trên Ấn Độ Dương. Đây là một phần trong nhiệm vụ "Duy trì Hiện diện Oanh tạc cơ" nhằm "duy trì tính sẵn sàng chiến đấu của lực lượng không quân Mỹ".
"Đây là nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên của không quân Mỹ kể từ tháng 3/2004, là hành động hợp pháp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế", ông Logan cho biết.
Theo CNN, máy bay B-52 của Mỹ xuất hiện tại khu vực này sau khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tố cáo Trung Quốc thực hiện các động thái "đe dọa và ép buộc" các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tại Diễn đàn đối thoại Shangri-La ngày 2/6 vừa qua.
Ông Mattis cũng khẳng định Mỹ không có ý định rời khỏi khu vực này, bởi đây là "khu vực ưu tiên" của Mỹ.
Phát biểu của ông Mattis đã khiến phía Trung Quốc "bị chạm nọc" ngay tại diễn đàn, và một cuộc khẩu chiến đã nổ ra giữa hai bên. Đại diện Trung Quốc thậm chí còn ngang nhiên tố ngược Mỹ quân sự hóa Biển Đông.
Sau khi Diễn đàn Shangri-La kết thúc, Mỹ đã tuyên bố ý định tăng cường số lượng tàu chiến tuần tra trên Biển Đông để kịp thời đối phó với các hành động quân sự hóa của Trung Quốc tại khu vực này. Hưởng ứng Mỹ, vừa qua hai đồng minh Anh, Pháp cũng tuyên bố sẽ điều tàu chiến và đặc nhiệm tới Biển Đông để đối đầu Trung Quốc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HỘI KHKT VÀ KINH TẾ BIỂN TP HCM GỬI KIẾN NGHỊ LÊN QUỐC HỘI



Hội KHKT và Kinh tế Biển TPHCM 
gửi Kiến nghị lên Quốc hội

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4 tháng 6 năm 2018

Kính gửi: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

V/v: Đề nghị tạm đình hoãn chính sách mở các Đặc khu kinh tế trong năm 2018

Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển thành phố Hồ Chí Minh được biết Quốc hội đang thảo luận và sẽ đưa ra chính sách cho các Đặc khu kinh tế Vân đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc vào năm 2018. 


Vì trách nhiệm với vận mệnh đất nước, chúng tôi thấy bối cảnh hình thành các Đặc khu kinh tế ven biển trong năm 2018 là bất lợi với Việt Nam. 

Việt Nam đã xác định việc cải cách đất nước cần lấy mục tiêu 4.0 trong công nghệ, nhưng thời điểm này Mỹ đang tìm cách rút vốn từ nước ngoài về nước còn Châu Âu chưa ký hợp tác thương mại với Việt Nam (EVFTA). Như vậy rất có thể đối tác chủ yếu của các Đặc khu kinh tế là Trung Quốc. 

Ngoài Biển Đông, Trung Quốc đã biến các đảo chiếm được của Việt Nam thành các căn cứ quân sự và từng bước hợp thức hóa “Đường lưỡi bò” bằng sức mạnh. Vì vậy việc mở các Đặc khu kinh tế trên là tạo điều kiện để Trung Quốc hợp thức hóa sự có mặt tại các vùng ven biển Việt Nam. 

Truyền thông và báo chí đã nhiều lần đưa tin Trung Quốc lợi dụng sự mở rộng đầu tư và du lịch của Việt Nam để đưa dân di cư chui và kinh doanh bất hợp pháp tại Quảng Ninh, Đà Nẵng và Nha Trang. Hơn nữa Hiến pháp Trung Quốc chấp nhận đưa quân ra nước ngoài để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc. Việc hình thành các Đặc khu kinh tế nếu luật pháp chưa hoàn thiện có thể tạo tranh chấp trong kinh tế, do đó tạo điều kiện và lý do để Trung Quốc có thể đưa quân vào Việt Nam bất cứ lúc nào. 

Vì những lý do trên, chúng tôi tha thiết đề nghị Quốc hội tạm đình hoãn chính sách mở các Đặc khu kinh tế trong năm 2018. 

Trân trọng kính chào, 
Ban chấp hành Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển thành phố Hồ Chí Minh
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

99 NĂM VÀ SỰ SẮP ĐẶT CỦA...TQ



Lê Ngọc Sơn



2 trong 3 “đặc khu” nằm trên tuyến “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc?! Riêng Phú Quốc nằm cạnh “vành đai”.

Tôi post những dòng này khởi phát từ một câu hỏi mang tính tự vấn: - Vì sao phải cho thuê Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc lên đến 99 năm? Vì sao có con số 99 này? (99 năm là một thế kỷ)

Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thú vị này, phát hiện ra điều sau: SriLanka cũng cho Trung Quốc thuê lại cảng Hambantota đến…99 năm, để lấy tiền trừ nợ cho Trung Quốc.

Vì sao Việt Nam và SriLanka cách xa vạn dặm, núi xa núi, sông cách sông, thế mà “đồng ý tương liên” đến vậy? Hay đằng sau chuyện này là ai đó “gợi ý” cho mỗi nước?

Những năm gần đây, Trung Quốc, trong nỗ lực đầy tham vọng hiện thực hoá ý tưởng của Tập Cận Bình: xây dựng con đường tơ lụa kiểu mới có tên “Một Vành đai, Một Con đường” (One Belt, One Road).

Khi tìm hiểu địa chính trị từng “đặc khu”, search bản đồ của chiến lược “One Belt, One Road”, thì mới biết hoá ra cả Vân Đồn và Bắc Vân Phong đều thuộc vùng “chiến lược” này, Phú Quốc nằm xẹt bên cạnh. Ngay cả cảng Hambantota đã bị thâu tóm 99 mùa xuân cũng là một điểm mấu chốt của “One Belt, One Road”.

Rất có thể những dữ liệu trên đều ngẫu nhiên. Nhưng nếu thực sự là ngẫu nhiên, thì quả là sự ngẫu nhiên ngoạn mục, như có bàn tay sắp đặt của “tạo hoá” vậy.
---

UPDATED/Cập nhật quan trọng:

Tôi vừa phát hiện một tài liệu quan trọng khác, một bài trình bày quan trọng tại Diễn đàn bền vững Việt Nam 2018, tổ chức tháng 2 năm 2018, được tổ chức bởi cái gọi là Hội Khoa học và Chuyên gia VN Toàn cầu, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch Đầu tư, thì thấy họ (ở Trang 7 của bản trình bày) thẳng thừng luôn thế này khi nhắc đến vị trí chiến lược của Quảng Ninh và đặc khu Vân Đồn là " tiếp điểm quan trọng của dự án One Belt, One Road của Trung Quốc" ("an important node on the project One Belt, one road of China"). Thông tin này có thể tìm thấy ở link sau:http://www.vsf.a-vse.org/wp-content/uploads/2018/02/W4.2.DoanDinhHong_Slides.pdf

Phần nhận xét hiển thị trên trang