Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Con chim cuối đàn và những lời đề nghị khiếm nhã


>> Lệnh cấm dân Mỹ đi Bắc Hàn bắt đầu có hiệu lực
>> Người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ
>> Tiền Giang: 41 quyết định giải quyết khiếu nại của dân thì sai 39


ANH ĐÀO



























LĐO - Tăng thuế vì "không ảnh hưởng đến người nghèo" hay thời sự hơn "dừng tăng lương tối thiểu vùng 2018"! Khó thế mà người ta cũng đề xuất, kiến nghị được.

Nhưng nếu chúng được chấp nhận, có nghĩa chúng ta đang đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của kinh tế, đi ngược cả lẽ công bằng tối thiểu.

"Trong nền kinh tế, người nghèo bao giờ cũng là những cánh chim cuối đàn. Các chuyên gia kinh tế quốc tế hay ví von, tốc độ bay của đàn chim không phải phụ thuộc vào những con chim đầu đàn khỏe nhất mà thực ra lại phụ thuộc vào chính những con chim yếu nhất ở cuối đàn"! Một ẩn dụ tuyệt vời của TS Vũ Thành Tự Anh, ĐH Fulbright VN, khi ông phản biện lập luận "tăng VAT không ảnh hưởng đến người nghèo"!

Có "lý thuyết cơ bản của kinh tế học" đây: Người nghèo có tỷ lệ thu nhập dành cho tiêu dùng cao hơn người giàu. Vì vậy, gánh nặng thuế VAT họ phải chịu sẽ chiếm một tỷ lệ cao hơn so với thu nhập. Tăng thuế VAT hiển nhiên sẽ làm người thu nhập thấp bị tổn thương nhiều hơn.

Con số cụ thể đây: Trong khi 20% hộ giàu nhất có mức thu nhập trung bình cao hơn tới 8,5 lần so với 20% hộ nghèo nhất (theo Báo cáo Điểm lại, tháng 7.2014 của Ngân hàng Thế giới (WB), tại Việt Nam), mức đóng thuế VAT của 20% hộ giàu nhất chỉ cao hơn chưa tới 4,5 lần so với 20% hộ nghèo nhất.

Có nghĩa gánh nặng thuế VAT so với thu nhập của nhóm 20% hộ nghèo nhất sẽ bằng 1,9 lần so với nhóm 20% hộ giàu nhất. Do đó, khi thuế VAT giảm thì gánh nặng thuế của nhóm nghèo nhất sẽ giảm và ngược lại, khi thuế VAT tăng thì nhóm nghèo nhất sẽ phải chịu gánh nặng thuế cao hơn so với thu nhập của họ.

"Phiến diện" là từ dùng của TS Vũ Thành Tự Anh khi ông bình luận về lập luận tăng thuế VAT không ảnh hưởng đến người nghèo. Nhưng nói cho đúng, đó là sự lươn lẹo với những người hoặc bị đưa vào ma trận thuế phí, hoặc thấp cổ bé họng với trọng lượng tiếng nói dưới âm.
VAT chưa qua, thì hôm qua, lại có thêm một lời đề nghị khiếm nhã và nguy hiểm.

Hiệp hội Dệt may (VITAS) vừa chính thức kiến nghị Nhà nước ngừng tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 và xem xét điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm về mức hợp lý.

2,5 triệu người (80% là nữ) điển hình của việc tăng ca nhiều. Cụ thể, tăng ca trung bình từ 47-60 giờ/tháng (trong khi quy định của pháp luật là 30 giờ/tháng). Tiền lương cơ bản bình quân chỉ đạt 4.332.000 đồng/tháng, đáp ứng 75-80% mức sống tối thiểu. Tiền phụ cấp tối đa chỉ 300 ngàn đồng/tháng, thấp nhất trong các ngành thâm dụng lao động. 86% trong số 2,5 triệu con người, 2,5 triệu gia đình ấy đang đứng trước nguy cơ "đứng đường" trước "cách mạng 4.0".

Và giờ, ngay cả mức điều chỉnh lương tối thiểu, chứ khó có thể gọi là tăng, cũng đang bị đòi hoãn lại.

Rất khiếm nhã và không thể chấp nhận.

Trở lại với lý thuyết cánh chim cuối đàn. Việc hoãn tăng lương hay tăng thuế sẽ chỉ càng đẩy sâu công nhân, người nghèo vào sự vô vọng.

Giờ là lúc cần sự quyết định của chính phủ. Để lời đề nghị hoãn tăng lương không gây ra hiệu ứng domino trong các ngành thâm dụng lao động khác. Để đề xuất tăng thuế không tiếp tục chất ách lên vai một bộ phận chẳng có gì ngoài một chữ nghèo.

Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có tới 86% lao động ngành công nghiệp dệt may và giày dép ở Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao do những đột phá về công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thuật bảy mươi hai kế của Quỷ Cốc Tử

 


MỤC LỤC
( lưu ý muốn xem phần nào bấm theo mục lục )

(7)

Nguyên văn

第十三计 忤合深谋


鬼谷子曰: "凡趋合倍反, 计有适合, 化转环属, 各有形势, 反复相求, 因事为制, 成于事而合于计谋, 与之为主, 合于彼而离于此, 计谋不两忠, 必有反忤, 反于是忤于彼, 忤于此反于彼, 其术也. 用之天下, 必量天下而为之; 用之国, 必量国而与之; 用于家, 必量家而与之; 用之身, 必量身材气势而与之. 大小进退, 其用一也. 古之善背向者, 乃协四海, 包就桀, 然后合于汤, 吕尙三就文王, 三入殿, 而不能有所明, 然后合于文王."

遇事三思而行, 不要轻易显山露, 在复杂的环境中, 韬光隐晦, 好比诸葛亮, 非刘备三顾则终身不出.

Phiên âm
Đệ thập tam kế ngỗ hợp thâm mưu

Quỷ cốc tử viết: "Phàm xu hợp bội phản, kế hữu thích hợp, hóa chuyển hoàn thuộc, các hữu hình thế, phản phục tương cầu, nhân sự vi chế, thành vu sự nhi hợp vu kế mưu, dữ chi vi chủ, hợp vu bỉ nhi ly vu thử, kế mưu bất lưỡng trung, tất hữu phản ngỗ, phản vu thị ngỗ vu bỉ, ngỗ vu thử phản vu bỉ, kỳ thuật dã. Dụng chi thiên hạ, tất lượng thiên hạ nhi vi chi; dụng chi quốc, tất lượng quốc nhi dữ chi; dụng vu gia, tất lượng gia nhi dữ chi; dụng chi thân, tất lượng thân tài khí thế nhi dữ chi. Đại tiểu tiến thối, kỳ dụng nhất dã. Cổ chi thiện bối hướng giả, nãi hiệp tứ hải, bao tựu kiệt, nhiên hậu hợp vu thang, lữ thượng tam tựu văn vương, tam nhập điện, nhi bất năng hữu sở minh, nhiên hậu hợp vu văn vương."

Ngộ sự tam tư nhi hành, bất yếu khinh dịch hiển sơn lộ, tại phục tạp đích hoàn cảnh trung, thao quang ẩn hối, hảo tỷ chư cát lượng, phi lưu bị tam cố tắc chung thân bất xuất.

Dịch
   Kế thứ mười ba Mưu sâu nghịch hợp
     Quỷ Cốc Tử nói:"Phàm là theo liên kết hay lật chống phá, đền có kế thích hợp, chuyển hóa xoay vòng, mỗi kế đều có hình thế, gắn kết liên hoàn, theo sự việc mà đặt ra, thành là do sự việc có hợp với kế mưu hay không, lấy đó làm chủ, hợp với cái kia mà tách rời cái này, kế mưu không thể lưỡng toàn, tất phải có phản nghịch, phản ở cái này, nghịch ở cái kia, phản ở cái kia, nghịch ở cái này, ấy là thuật. Dùng cho thiên hạ, tất phải lượng theo thiên hạ mà làm; dùng cho nước, tất phải lượng theo nước mà giúp; dùng cho nhà, tất phải lượng theo nhà mà giúp; dùng cho người, tất phải lượng theo sức lực khí thế mà giúp. Tiến thoái lớn nhỏ, ấy là cùng một cách dùng. Từ xưa những kẻ giỏi biết rời bỏ, hợp sức bốn biển, đã bao dung theo vua Kiệt, sau cùng lại hợp với vua Thang, Lữ Thượng ba lần gặp Văn Vương, lại ba lần vào điện vua Trụ, mà vẫn không thể biết rõ, cuối cùng hợp với Văn Vương."
    Gặp sự nghĩ ba lần mới làm, không nên dễ dàng phô bày hạt sương trong núi, trong hoàn cảnh phức tạp, gói kỹ hào quang mà ẩn vào bóng tối, ví như Gia Cát Lượng, không có Lưu Bị ba lần đến mời ắt suốt đời không xuất hiện.    
 Lời bàn của Lệnh Lỗi Dương:
     Kế này nhiều nhà dịch và "Mưu kế thích hợp" và theo đó giải thích theo ý: mưu kế cần phải linh hoạt phù hợp với thực tế và đối tượng. Thực ra, kế này nói về việc chọn người để hiến kế. Kế hay trình bày với kẻ ngu, không có trí tuệ, khí độ hay chí lớn, khác gì đàn gảy tai trâu.
    Cung Chi Kỳ ở lại phụng sự vua Ngu, nước mất, tài tàn theo cây cỏ. Bách Lý Hề bỏ đi chăn ngựa ở nước Tống, đợi ngày cùng Tần Mục Công làm nên nghiệp bá. Trong lòng đã ôm chứa kế sách, kế đầu tiên phải chọn người nghe. Đạo lớn là ở bốn bể, nhà này không biết dùng sẽ có nhà khác dùng, ngành này không biết dùng, sẽ có ngành khác không biết dùng, nước này không biết dùng nước khác tất sẽ dùng. 
    Kỹ sư Feri tìm ra phép chế tạo khương tuyến cho đại bác, dâng cho giáo hoàng Constantinople. Giáo hoàng bèn giao cho một hội đồng bác học thẩm định và đánh giá là vô ích, bỏ không dùng. Feri bèn dâng cho Sultan của Thổ Nhĩ Kỳ. Sultan chẳng có hội đồng bác học nào, mà cho thử nghiệm bắn vỡ tường đá dày mấy thước, bèn cho chế tạo đại trà. Trong trận chiến Constantinople, đại bác có khương tuyến của Thổ, là bên vốn có nền văn minh thấp hơn, bắn vỡ tường thành. Constantinople thất thủ, chứng minh cho việc không phải không có kế sách hay, mà kế cao nhất là có dùng nổi kế sách hay không mới là quyết định.
     Y Doãn năm lần theo Kiệt lại năm lần theo Thang, cuối cùng mới một lòng phò tá Thang dựng nên nhà Thương. Lã Vọng, ba lần yết kiến Văn Vương, lại ba lần dâng kế cho Trụ, cuối cùng ra câu cá ở Bàn Khê đợi Văn Vương đến mời mới quyết ý phạt Trụ dựng nên nhà Chu. Tại sao lại có chuyện như thế, mưu kế cho không thì bị coi rẻ, phải đến khẩn nài mới thấy quý. Có quý mới quyết ý làm. 
      Bàng Sĩ Nguyên tài cao chẳng kém Phục Long, tự mình đến theo Lưu Bị, bị coi thường cho làm Huyện lệnh ở Lỗi Dương, may có Trương Phi hết lòng nâng đỡ. Sau này, tuy hết lòng bày mưu lấy Thục vẫn chẳng được Lưu Bị thật tâm quý trọng, chết ở gò Lạc Phượng.
     Thương Ưởng bày mưu cho vua Tần làm nên nghiệp đế, nghiệp vương vua chẳng nghe, bèn thuyết về "bá đạo". Nước Tần cường thịnh, mà xé xác Ưởng ở đất Thương Ư để đáp công, chẳng phải là ngu hay sao.

Nguyên văn

第十四计 暗度陈仓

鬼谷子曰:“圣人之道阳,愚人之道阴,圣人之制道,在隐与匿。”
聪明的将帅,往往会制造一些假象迷惑敌人,暗地里却进行着制敌于死命的行动。


Phiên âm
Đệ thập tứ kế ám độ trần thương
Quỷ cốc tử viết: "Thánh nhân chi đạo dương, ngu nhân chi đạo âm, thánh nhân chi chế đạo, tại ẩn dữ nặc."
Thông minh đích tướng soái, vãng vãng hội chế tạo nhất ta giả tượng mê hoặc địch nhân, ám địa lý khước tiến hành trứ chế địch vu tử mệnh đích hành động.


Dịch
   Kế thứ mười bốn: Ngầm vượt Trần Thương
   Quỷ Cốc Tử nói: " Đạo của thánh nhân là dương, đạo của kẻ ngu là âm, đạo chế phục của thánh nhân, bằng cách không hình không tên."
   Tướng soái thông minh, thường phải tạo ra những hành động giả để mê hoặc kẻ địch, ngầm tiến hành mưu kế chế ngự kẻ địch bằng hành động trí mạng.
Lời bình của Lệnh Lỗi Dương
     Hán Cao Tổ bái Hàn Tín làm đại tướng, mang quân ra khỏi Thục để tranh thiên hạ. Tín trước hết sai Phàn Khoái đốt sạn đạo, tuyệt thông tin tức với Trung Nguyên rồi, cho làm sạn đạo mới, ngầm kéo quân qua Trần Thương, trong thời gian ngắn bình định Tam Tần, làm quân Sở trở tay không kịp. Từ đó "Ngầm vượt Trần Thương" trở thành việc kế sách phải dấu kín để giành thắng lợi.

    Điều đáng bàn là tại sao Quỷ Cốc tiên sinh lại nói "Đạo của thánh nhân là dương, đạo của kẻ ngu là âm". Thế nào là dương, thế nào là âm? Dương chẳng phải là mở công khai, âm chẳng phải là dấu kín hay sao? Liệu có mâu thuẫn gì ở đây?
   Có nhà lại thay đổi nguyên văn của Quỷ Cốc Tử thành "Đạo của thánh nhân là âm, đạo của kẻ ngu là dương" để diễn giải cái ý "dấu kín hình tích, ngầm vượt Trần Thương".  Nếu vậy thì câu "Đạo chế ngự của thánh nhân là âm" thực là thừa và có phần trái ngược với tư tưởng ở phần "dương mưu, âm mưu".
    Thực ra "Đạo" khác "Kế mưu" hay "Đạo chế phục". Đạo lớn chính là chủ thuyết phải đường hoàng, chính danh, cởi mở, là dương mưu. Dương mưu có chính danh, người theo mình ủng hộ mình mới biết rõ đường đi. Chủ thuyết mà mập mờ chỉ tổ lôi kéo bọn cơ hội cầu may, người chính trực thực tài đâu có lộ diện. Như vậy đạo của thánh nhân phải dương, súc tích, đàng hoàng. Khẩu hiệu, chính sách lờ mờ hai nghĩa, tuy có vẻ khôn khéo, nhưng thực ra là đạo của kẻ ngu, rất dễ mâu thuẫn tranh giành lẫn nhau.
     Tuy vậy, khi triển khai thi hành "cách chế ngự" (chế đạo), của thánh nhân thì lại âm, vì ẩn tàng không mấy người hiểu rõ, không mấy người thấy được, thậm chí có kẻ cho là viển vông, vô ích. Nếu kế mưu mà ai cũng thấy cũng hiểu thì còn gì là kế mưu. Điều đó không có nghĩa "âm độc, ẩn tàng" là chủ đạo. Kế mưu sâu xa đều gắn liền với đạo lớn, có điều người đời suy nghĩ nhiều tới lợi ích và kinh nghiệm trước mắt nên không hiểu được. Vì thế những kẻ ngu thường khua chiêng gõ mõ về kế mưu mà mập mờ về chủ kiến, thánh nhân thường nêu cao thanh thế về chủ kiến, nhưng kế mưu không mấy người hiểu. Chính vì thế mới cần minh chủ mà bày mưu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dẫn độ và bài học từ vụ án Tống Văn Sơ


Luật sư Luân Lê


Vào năm 1931, khi ông Hồ Chí Minh, lúc đó với tên gọi là Tống Văn Sơ, bị chính quyền Pháp (và Anh) yêu cầu phía Hồng Kông lập tức bắt và giao nộp (hoặc dẫn độ) cho chính quốc (hoặc bất kể thuộc quốc nào của Pháp) để xét xử vì coi ông là "thành phần cộng sản, làm việc cho Liên Xô, nguy hiểm cho chế độ". Trước đó, tại một toà án ở Vinh (xứ Trung Kỳ), Nguyễn Ái Quốc đã bị xử tử hình vắng mặt và chỉ còn chờ lệnh thi hành án.
Vụ án Tống Văn Sơ được khởi động khi cảnh sát Hồng Kông tự ý bắt giữ ông mà không có lệnh (trát), tức việc bắt giam Tống Văn Sơ là trái pháp luật. Sau khi giam giữ Nguyễn Ái Quốc 06 ngày, phía cảnh sát đã phải xin một lệnh bắt giữ từ phía Toà án trong tình trạng ông này đang bị nhốt trong nhà lao.
Thực nhanh trí thay, khi ra nước ngoài, ông Hồ Tùng Mậu lại tìm đến Tổng hội luật sư Anh tại Hồng Kông để nhờ hai luật sư là Jenkin và Loseby bào chữa cho Hồ Chí Minh. Sau nhiều phiên xử, Tống Văn Sơ bị trục xuất và phải rời khỏi Hồng Kông trên một con tàu được chỉ định trước, về một địa điểm biết trước, và điều này có lợi cho Pháp.
Tuy nhiên, hai luật sư của ông Sơ đã kháng án lên Hội cơ mật hoàng gia Anh Quốc để xử lại.
Và mặc dù chính quyền Pháp đã có sự liên hệ và thương thuyết với Hội cơ mật Hoàng gia Anh, nhưng bằng sự tuân thủ luật pháp nghiêm ngặt và công minh trong xét xử, trước sự đấu tranh quyết liệt của hai luật sư về pháp lý, trước sự lên án gay gắt của các tổ chức nhân quyền quốc tế, cùng sự lên tiếng mạnh mẽ của các thành viên cách mạng cộng sản, Hội cơ mật đã ra một phán quyết trong đó ấn định về sự không biết trước của con tàu Tống Văn Sơ sẽ đi và kể cả nơi (phương) sẽ đến của người này.
Chính quyền Pháp đành chấp nhận bản án trục xuất Tống Văn Sơ như nêu trên mà nó bất lợi cho mình nhưng không thể làm gì hơn. Mặc dù Anh và Pháp là hai đế quốc đang cùng có mục đích là duy trì chế độ thuộc địa và chống lại khuynh hướng cộng sản trên toàn thế giới.
Nhìn vào vụ án đó, vụ án mà người cộng sản và chính quyền cộng sản thường ca ngợi suốt chiều dài lịch sử về sự thắng lợi của nó, để thấy được sự tuân thủ và thực thi pháp luật của các quốc gia phát triển đạt đến trình độ và sự nghiêm minh như thế nào từ cái thời cách đây cả thế kỷ trước, về vai trò của luật sư, của nền tố tụng tranh tụng, của phạm vi can thiệp của chính quyền trước toà án ra sao.
Những chính quyền mà người cộng sản tuyên truyền rằng họ tàn bạo và vô nhân đạo, nhưng chính người cộng sản đã được bảo vệ bởi luật pháp và hệ thống xét xử của những chế độ tàn bạo ấy. Họ không tìm cách thủ tiêu hay giở những trò bẩn thỉu, tàn độc với kể cả những con người tiềm ẩn rủi ro chính trị lớn có thể gây nguy hiểm cho chính quốc hoặc cho chế độ tư bản đang thịnh trị trên thế giới lúc đó.
Khi ở một quốc gia khác, chính người cộng sản lại được bảo vệ bởi những luật sư của tư bản, của hệ thống luật pháp tư bản, của hệ thống xét xử đế quốc, của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Và những quốc gia đó đã không thể làm bừa hay chà đạp luật pháp cho dù là nhân danh bất kể lý do nào liên quan đến an ninh quốc gia hay chế độ cầm quyền để có thể bắt giữ tuỳ tiện hay đề nghị dẫn độ "nghi phạm" một cách bất chấp ngay trên lãnh thổ quốc gia đang dung chứa họ.
Hãy học hỏi từ quá khứ, từ những khác biệt, và thay vì thù nghịch, hãy học hỏi những sự văn minh từ các quốc gia khác trên thế giới. Học ngay từ cả kẻ thù của mình. Mới mong có thể gây dựng được quốc gia cường thịnh và bảo vệ được chính mình trong sự văn minh và tử tế.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Việt nam vào tháng 11/ 2017

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm Việt Nam vào tháng 11 tới?

© AP Photo/ Evan Vucci


Trong dịp kỷ niệm 72 năm Quốc khánh Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 – 2.9.2017), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi điện mừng tới Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang.

Tổng thống Mỹ Donald Trump
Trong bức điện mừng, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết:
"Tôi mong đợi làm việc cùng ngài nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước chúng ta và trông đợi chuyến thăm tới đất nước tươi đẹp của ngài vào tháng 11 tới. Nhân dịp kỷ niệm ngày đặc biệt này, chúng tôi xin gửi tới ngài và nhân dân Việt Nam những lời chúc mừng nồng nhiệt nhất và xin chúc cho hòa bình, phồn vinh và hạnh phúc".
Cũng trong dịp kỷ niệm Quốc khánh lần này, lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện mừng đến các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội nước ta. Cụ thể, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind… đã gửi điện mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar Htin Kyaw, Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, Phó Tổng thống Myanmar Mynint Swe và Phó Tổng thống Myanmar Henry Van Thio đã gửi điện mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh…
Nguồn: chinhphu.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đồng chí Tĩn tò@ viết:

SỰ VIỆC TẠI ĐỒNG TÂM: NHÓM ĐỒNG THUẬN HÃY NÊN DỪNG LẠI TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN



Tĩn tò@
Trải qua hơn 1 tháng kể từ ngày Thanh tra thành phố Hà Nội công bố chính thức về Kết luận Thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (ngày 25/7/2017), cho đến thời gian gần đây tại địa bàn xã Đồng Tâm vẫn còn chưa hết nóng. Sau thời gian 1 tháng đầu tiên khi nhận được kết luận Thanh tra, có vẻ như người dân Đồng Tâm đã đồng tình, ủng hộ với Kết luận đó. Tuy nhiên, không lâu sau đó, mà cụ thể cách đây có mấy ngày, vào ngày 27/8/2017, vẫn là những con người trong nhóm được mang tên Đồng Thuận bao gồm: Lê Đình Công, Lê Đình Kình… đã tổ chức buổi họp mặt với tên gọi “Hội nghị công dân” tại chính thôn Hoành để biểu thị tinh thần quyết tâm, đồng lòng nhất trí chống bọn tham nhũng, diệt giặc nội xâm, bảo vệ đất đai và cuộc sống yên bình, cho dù có phải đổ máu hoăc hy sinh tính mạng. Sau khi hoàn tất việc “tổ chức Hội nghị”, mặc dù cũng chẳng có mấy ai tham gia, tuy nhiên những người đứng đầu dòng họ Lê Đình này vẫn mạnh dạn tuyên bố có hẳn đến 9.000 người dân xã Đồng Tâm đã tham gia.
Chưa dừng lại ở đó, gần đây nhất là vào lúc 15h00 ngày 3/9/2017, vẫn là những ông Kình, ông Công, ông Hiểu của nhóm Đồng Thuận lại một lần nữa lên tiếng. Tuy nhiên, tính chất vụ việc giữa hai thời điểm này không khác nhau là mấy, có chăng ở tại thời điểm này, những người xưng danh là đứng đầu nhóm Đồng Thuận muốn thể hiện quyết tâm ở mức độ cao hơn, thái độ có vẻ như muốn quyết liệt hơn trong quá trình chống đối. Như Hội nghị ngày 03/9/2017, để thể hiện lòng quyết tâm, Hội nghị đã lập biên bản công bố rộng rãi cho mọi người biết được, trong đó có đoạn: "Hội nghị thống nhất cao độ: Từ ngày 3 - 9 - 2017 nhân dân xã Đồng Tâm tuyên chiến với bọn tham nhũng, giặc nội xâm. Nhân dân xã Đồng Tâm sẵn sàng đổ máu để giữ bằng được đất của nhân dân ta. Kẻ nào từ chính quyền, công an đến quân đội vào cướp đất sẽ bị tan xác. Thà mất tất cả xã Đồng Tâm, còn một người cũng quyết chiến đến cùng". 
Hội nghị tại Đồng Tâm
Một phần biên bản Hội nghị tại Đồng Tâm vào ngày 03/9/2-17, ảnh: internet
Qua một số động thái trong những ngày gần đây, có vẻ như những người đứng đầu nhóm Đồng Thuận đang muốn gây áp lực một cách mạnh mẽ lên chính quyền thành phố Hà Nội cũng như đối với cả nước. Tuy nhiên, với những thông tin mà Thanh tra thành phố Hà Nội đã công bố cùng với diễn biến sự việc trong thời gian vừa qua, nhất định các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội sẽ không thể nào nhân nhượng thêm một lần nào nữa. Còn với những kẻ cố ý làm càn, xem thường pháp luật như ông Công, ông Kình chắc chắc thời gian tới nếu không dừng lại những hành động kiểu như mấy hôm vừa rồi thì chắc chắn cần phải xử lý thích đáng.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

ngọn khói mỏng có thể làm cháy nhà, tổ mối con có thể gây đê vỡ

Chính phủ thuế (phần 2)

Trong bài trước, tôi có nhắc đến tham vọng của đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xây dựng một chính phủ liêm chính - kiến tạo, đến những mong muốn của ông biến điều đó thành hiện thực. Nhưng, như chúng ta biết, giữa khát vọng và hiện thực luôn có khoảng cách, không phải bao giờ chúng cũng đi với nhau.

Điều dễ thấy nhất là ông Phúc đã và đang phải chịu thừa hưởng di sản tồi tệ từ người tiền nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng. Đó là những khoản nợ công đầm đìa khổng lồ, những vụ thất thoát khủng khiếp do tệ nạn tham nhũng vơ vét, những vụ ném cả núi tiền qua cửa sổ do làm ăn chả giống ai, đặc biệt là do ngu dốt và tham lam, những suy sụp khó bề cứu vãn của nền kinh tế nhà nước sau khi những tập đoàn, tổng công ty từng được coi là quả đấm thép mà chính phủ đặt vào đó rất nhiều kỳ vọng như Vinashin, PVN, EVN… sụp đổ tan nát. Và điều tai hại nhất là người ta (chính phủ tiền nhiệm) đã giải bài toán kinh tế rối rắm, đã bù đắp hao hụt tài chính quốc gia (tiền bạc bị mất đi bởi những lý do trên) bằng thuế. Tăng thuế, đổ hết lên đầu người lao động, lên cổ dân chúng. Điều đó hoàn toàn ngược với chủ trương, đường lối của giai cấp tự nhận quyền lãnh đạo, nhưng cũng dễ hiểu bởi xưa nay người cộng sản thường làm ngược lại những điều họ nói.

Thời thuộc Pháp, để tập hợp được dân chúng đứng dưới ngọn cờ chính trị của mình, một trong những biện pháp đắc dụng mà đảng vô sản thực hiện là khơi dậy trong dân chúng mối căm hờn chính sách thuế khóa của nhà cai trị. Cụm từ thường được họ nhắc đi nhắc lại trong những cuộc tuyên truyền, diễn thuyết, giác ngộ nhân dân là “sưu cao thuế nặng”. Những cuộc vận động nông dân đứng lên phản kháng luôn xoáy vào vấn đề thuế, bên cạnh vấn đề “người cày có ruộng” (được coi là quan trọng nhất với nông dân). Chính những trang lịch sử của nhà nước có biên ghi như vậy chứ không phải tôi suy diễn. Thơ văn cách mạng đã xoáy sâu vào tình trạng thuế khóa, xem đó như nguyên nhân chính gây ra bao đau khổ cho dân chúng xứ thuộc địa: “ Đêm nằm luống những sầu bi/Sưu cao thuế nặng lấy chi thanh nhàn”, “Rày sưu mai thuế trưng cầu/Cầm con cầm vợ bán trâu bán bò”…
Như một thủ pháp tuyên truyền có định hướng, người cộng sản tập hợp khai thác sâu kỹ những tác phẩm văn học hiện thực phê phán như Tắt đèn, Bước đường cùng… để khơi sâu lòng căm thù của người nông dân (mà họ gọi là đội quân chủ lực của cách mạng) đối với thuế khóa, từ đó kêu gọi nhân dân đứng lên lật đổ bộ máy cai trị đế quốc-phong kiến, nhưng đồng thời họ cũng cố tình ém đi, phủ nhận nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật hiện thực và lãng mạn rất có giá trị phản ánh xã hội lúc bấy giờ bởi chúng không phục vụ cho mục đích, đường lối của họ. Các tác giả nổi tiếng Vũ Trọng Phụng, Nhất Linh, Khái Hưng… bị “lãng quên” một thời gian dài hàng mấy chục năm chủ yếu là vì vậy. Phải thừa nhận, sự lựa chọn, phân loại ấy của người cộng sản rất có lợi cho họ, hiệu quả cao, giúp đắc lực việc tổng hợp sức mạnh quần chúng đứng lên làm cách mạng. Ai cũng hiểu, người dân bấy giờ chả có mong mỏi gì hơn là đồng thời với việc được làm công dân của một nước độc lập thì còn là được thoát khỏi gông cùm thuế khóa đã bấy lâu đè nặng lên cuộc sống.

Điều cần xác định, nói ra cho khách quan, là bất kỳ quốc gia nào, chính phủ nào, dù từ thời thượng cổ, đều có chính sách thuế khóa. Đã lập nên bộ máy nhà nước cai quản quốc gia, điều khiển xã hội thì phải thu thuế để nuôi bộ máy ấy. Muốn quốc gia phát triển thì phải huy động được sự đóng góp của tất cả cá nhân, đơn vị bằng thuế. Không phải không có lý khi người cộng sản nói rằng đóng thuế, nộp thuế cho nhà nước “là nghĩa vụ, vinh dự và trách nhiệm” của mọi công dân. Như vậy, thuế là điều hẳn nhiên, giống không khí mà con người vẫn thở. Nhưng nếu thuế bị lợi dụng, bị biến thành thứ gông cùm tai vạ, thành công cụ bóc lột, thành nguyên nhân gây tang thương đau khổ cho con người, thì nó cũng chả khác gì không khí đã bị ô nhiễm, không thể hít thở được. Lúc đó, bản thân thuế cũng đã âm ỉ chứa đựng sự phản kháng của người nộp thuế, đến giới hạn nào đó thì sẽ bùng lên. Hiện tượng giới tài xế phản đối tình trạng thu phí bất hợp lý ở trạm thu phí Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) cũng như nhiều trạm thu phí trên khắp cả nước thời gian qua chính là biểu hiện phá vỡ giới hạn chịu đựng. Xin nhớ rằng, đó mới chỉ ở tầm nhỏ, việc nhỏ, nếu nhà nước, chính phủ không nhận ra, có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý thì rất nhiều khả năng sẽ có những phá giới hạn ở tầm lớn hơn, nghiêm trọng hơn, chả ai lường được. Cái sảy nảy cái ung. Người xưa từng dạy rằng ngọn khói mỏng có thể làm cháy nhà, tổ mối con có thể gây đê vỡ. (còn tiếp)

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đang trở thành "cường quốc cần sa"?


Quang Minh - SCMP

(Dân Việt) Mỗi hecta cần sa mang về cho nông dân một tỉnh ở Trung Quốc 35 triệu đồng, hơn nhiều so với trồng lúa hay ngô.

Tháng 4 hằng năm, ông Giang lại dành ra một khoảnh đất trong trang trại của mình để trồng cần sa. Diện tích miếng đất khác nhau qua từng năm, tùy nhu cầu thị trường nhưng cho đến nay, nó đã lên tới 600 hecta.

Nhiều nông dân khác ở tỉnh Hắc Long Giang gần biên giới Nga cũng đang ngày đêm chăm sóc cho ruộng cần sa của mình. Tại Hắc Long Giang, trồng cần sa là hoạt động hợp pháp, được chính phủ cho phép.

Những nông dân như Giang sau khi trồng cần sa sẽ bán lại phần thân cây cho nhà máy dệt để chế tạo thành vải chất lượng cao. Lá sẽ bán cho công ty dược để điều chế thuốc, hạt dành cho công ty thực phẩm. Với họ, cần sa thực sự là “vàng xanh”, mỗi hecta thu lời hơn 1 vạn tệ (khoảng 35 triệu đồng). Con số này là cực kì lớn, so với trồng ngô hay lúa. Một ưu điểm nữa của trồng cần sa là không cần thuốc trừ sâu vì loại cây này ít bị phá hoại.

“Cứ trồng là có lãi”, ông Giang nói. Trang trại của ông Giang gần vùng cực và là một trong những trung tâm lớn nhất Trung Quốc chuyên trồng cần sa. Năm ngoái, việc trồng cần sa bắt đầu được hợp thức hóa. Một khu vực nữa trồng cần sa ở Trung Quốc là tỉnh Vân Nam, nơi hoạt động sản xuất được hợp pháp hóa từ năm 2003.

Hiện nay, Vân Nam chiếm khoảng 50% tổng lượng cần sa sản xuất cho toàn thế giới, theo Cục Thống kê Trung Quốc. Nhờ điều chỉnh trong chính sách, Trung Quốc đang dần trở thành cường quốc cần sa thế giới. Con số chính thức sản lượng một năm không được cung cấp.

Cần sa được trồng nhiều do chính phủ Trung Quốc chi mạnh tay cho các nhà khoa học nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm từ loại cây này. Quân đội, y tế thường sử dụng các chế phẩm và chiết xuất từ cần sa để chế tạo quần áo, thuốc men.


Sau nhiều thế kỉ nghiên cứu, cần sa ở Trung Quốc đã được lai tạo để chịu được thời tiết khắc nghiệp ở vùng cực hay cái nóng như đổ lửa ở sa mạc Nội Mông. Năm 2014, Bộ Công an Trung Quốc từng tuyên bố tìm thấy nhiều trang trại lớn ở Cát Lâm và Nội Mông chuyên trồng cần sa mà không được cấp phép.

Số lượng nông dân và diện tích đất canh tác loại cây “vàng xanh” này vẫn là bí ẩn với thế giới. “Đó là con số rất lớn, không thể tiết lộ với công chúng. Nhiều nông dân trồng bất hợp pháp và lách luật”, Dương Minh, nhà khoa học đầu ngành về cần sa tại chương trình nông nghiệp thuộc Học viện Khoa học Vân Nam, nói.

Để bắt đầu trồng cần sa, nông dân cần xin giấy phép đặc biệt và chỉ được phép trồng ở Hắc Long Giang hoặc Vân Nam. Năm ngoái, chính quyền Trung Quốc từng có ý định dẹp bỏ các trang trại trồng cần sa bất hợp pháp nhưng phải tạm hoãn. Lí do là vì họ e ngại nông dân biểu tình do diện tích trồng đang rất lớn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang