Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Thơ Trần Thiền Thai:

Thời đại phồn thực / cô liêu
 
Mùa mưa xoá tan ký ức thành màn nước trắng tinh
Chúng ta lầm lũi học lại cách yêu đương / cách hàn gắn vết thương lòng
Chúng ta mê đắm ngọn lửa chiến thắng, mang ảo tưởng hào quang hư huyễn
Mùa nắng thả bầy kiến đen đục nát thần tượng gỗ trong vườn
Thời gian bọc cứng mọi điều trong chiếc vỏ cứng ngắt
Bóng tối thì thầm về một thiên đường khuất nẻo
Mắt nhìn nhau xa lạ, miệng thốt lời gian trá
Mặt trời chiếu rọi mặc biển cả gào thét khản hơi
Thời đại u mê / phồn thực / ma tuý / cường quyền / tham nhũng
Thời đại giết người / phủ dụ / mật ngôn / cô liêu vô tận
Phía ngược sáng lảnh lót tiếng chim giục giã
Đấy là lúc trèo thoát khỏi giấc mơ quỉ ám
Đấy là lúc sự thật viết lên đá, nở hoa.
 
 
Bài thơ phi lý
 
Những ngày này buồn bã và tổn thương
Tôi thả bộ dọc bãi biển vắng lặng
Xác tàu nằm trơ, xóm chài thành điểm du lịch rẻ tiền
 
Những ngày này tôi thấy người người biến dạng
Cách nhau bằng khoảng không vô cảm mênh mông
Những chuỗi bất lực liên hồi và lạc hướng cuộc sống
 
Tối nay, 8 giờ tối, tôi và Beckett bước vào quán nhậu
Đèn mờ. Chuyện nọ xọ chuyện kia. Thời sự, kịch trường, con cái
Tôi bảo đang viết dở dang những bài thơ phi lý
Beckett vỗ vai tôi bỡn cợt: Điều gì không ngừng ám toán cuộc sống?
Khốn nạn tôi không thể giải thích tại sao tồi tệ như thế!
Tạm biệt. Tôi vội vã trở về phòng riêng
Trở thành môn đồ tội lỗi của chính tôi.
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại tướng Ngô Xuân Lịch thăm chính thức Hoa Kỳ


Nhận lời mời của Ngài James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 7-10/8/2017.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch
Chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa nhân dân và quân đội hai nước, cũng như triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất, nhằm đưa quan hệ quốc phòng song phương phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Khổng Minh Khánh

(TTXVN)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ, khó thay…


- Làm thơ đâu phải công việc dễ dàng nhưng cũng không phải một việc quá huyền bí. Tất cả bắt nguồn từ sự quan sát, học hỏi, trau rồi năng lực tư duy và sau cùng là sự đam mê để nuôi “ngọn lửa” cảm xúc trong những câu thơ của mình.

Trên trang cá nhân, trong những cuộc trò chuyện, hẳn nhiều người đã hào hứng nhắc đến những câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Kahlil Gibran: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta được thêm ngày nữa để yêu thương (Wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving). Niềm hạnh phúc bình dị trong câu thơ ấy cũng được ông định nghĩa một cách giản đơn: “Thơ là thỏa thuận giữa niềm vui, nỗi đau và băn khoăn, với một dấu gạch ngang của từ điển”. Đó cũng là một cách cắt nghĩa dễ được tiếp cận nhất về thơ với mỗi người đọc, người viết đang quan tâm đến bản chất của sáng tạo hay đang băn khoăn kiếm tìm lối đi cho mình.

Thơ ca, với những thi nhân nổi tiếng là câu chuyện dài. Họ có cả một cuộc đời gắn với những sự kiện in dấu ấn trong văn nghiệp. Đó có thể là những biến động của cuộc đời nhiều sóng gió như đại thi hào Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính... Cũng có thể, nhờ những biến cố của cuộc đời mà họ cầm bút. Trong khi, số lượng đông đảo nhất là những người yêu văn chương, có năng khiếu và khát vọng thì thơ ca là con đường không hề phẳng phiu và ngọt ngào. Những câu hỏi thường được đặt ra: Thơ là gì? Ai cần đến thơ? Làm sao để có những câu thơ hay?
Thơ, khó thay… - ảnh 1
Thời nay làm thơ có thể nhờ... máy
Nhà thơ Vũ Quần Phương trong một bài trả lời phỏng vấn về thơ đương đại đã nhận xét: “Nhưng trong hành trình đi vào bản thể, hướng tới con người cá nhân ấy, nhiều nhà thơ chúng ta đã lạc bước vào những cái tôi tủn mủn, nhỏ nhặt, thậm chí sa đà và lạm dụng sốc, sex. Họ tung hô chủ nghĩa cá nhân, ca tụng cái riêng tư không đại diện, không liên quan đến ai.”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận định: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được ba điều ấy đối với thi sĩ vẫn là một điều bí mật”. Từ những nhận xét ấy, giúp những người đang chập chững cầm bút hay bấy lâu nay không tìm được hướng đi của mình nhận ra rằng: Với người làm thơ, sự đam mê thôi chưa đủ mà còn cần cả sự tinh tế, cái nhìn sâu sắc và sự khéo léo. Sự khéo léo trong cách thể hiện cảm xúc để người đọc nhận ra được những ý tưởng của mình mà câu thơ không khô cứng. Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Những thế kỷ đông người mà nhân loại vắng tanh / Uổng công con công thơ xòe cái đuôi ngôn ngữ của mình / Sao bằng khi nhân loại còn ở hang tiền sử / Chưa có thơ gì nhưng giọt lệ đã long lanh.” Đi tìm hình hài cho thi ca, hay hình hài kiều diễm đi tìm những nội dung sâu sắc? Những băn khoăn đó xoay quanh mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt; giữa thi hứng và hình thức nghệ thuật, thi liệu, chất liệu...
Thơ là loại hình nghệ thuật có những lí thuyết được con người nắm bắt thông qua kinh nghiệm và sự hiểu biết thế giới tâm hồn. Có nhiều người đã đến với thơ ca khi chưa có nhiều tri thức về sáng tác văn học, khi còn ít tuổi và không làm việc ở lĩnh vực nào gần gũi với văn chương. Nhưng không phải vì thế mà làm thơ dễ hơn sáng tác nhạc, vẽ tranh hay viết kịch... Đơn giản vì từ vốn liếng từ ngữ, nếu không nắm rõ về hình họa, nhạc lý... bạn sẽ không dễ để viết nên câu thơ lay động những người hiểu biết về thơ. Chất lượng của một sáng tác được định lượng qua sức sống và sức lan tỏa. Có biết bao nhiêu sáng tác cổ vũ chiến đấu trong Kháng chiến chống Pháp nhưng không thể ám ảnh hơn Núi đôi của Vũ Cao. Con người cá nhân, những tình cảm riêng tư ấy được lồng trong cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước, về nền độc lập non trẻ một cách tự nhiên, tinh tế một cách khó lý giải. Cho đến hôm nay, đọc lại “tứ thơ sóng đôi” ấy vẫn ám ảnh bởi sự mộc mạc và sâu lắng.
Thơ có cần sự khéo léo của nghệ thuật để thể hiện không? Nếu ở văn học Trung đại, tính uyên bác, sùng cổ được đề cao, văn học hiện đại đi vào chiều sâu nội tâm, thơ là tiếng lòng nhưng cũng cần cách thức biểu đạt tiếng lòng ấy có cấu trúc, cấu tứ. Như thế mới thể hiện hết được ý tưởng của người viết, tạo nên sức lôi cuốn cho người đọc. Thơ có khi là cấu trúc đơn giản: “Trên đầu ta/ Trăng khe khẽ sáng/ Sương khe khẽ lắng/ Mây khe khẽ trôi/ Dưới lưng ta / Chiều khe khẽ thở/ Trong ngực ta/ Khe khẽ người” (Lặng lẽ đêm - Y Phương). Ở bài thơ này, ý tứ nằm ở câu thơ kết với sự chuyển hóa từ hệ thống tính từ, động từ: sáng, lắng, rơi, sang một danh danh từ Người. Điều bất hợp lý cũng là sự bất ngờ của thơ. Có khi giàu triết lý như: Tôi nuốt gió Xuân/ đầy ngực/ tiếng nói em xa cách/ tôi nghe một lần/ bao lâu ánh lửa lụi tàn/ đột nhiên loé sáng/ những ngọn cỏ mọc vào/ nỗi nhớ/ trùm lên tất cả/ nơi ta ngồi đông cứng lại/ như vàng(Chợt - Thanh Thảo)
Nhà thơ Thanh Thảo đã khéo léo tạo cho những hình ảnh chân thực những mối quan hệ siêu thực để câu thơ không sáo mòn nhưng cũng không quá trừu tượng với người đọc. Đó được xem như một cách dung hòa giữa những ý niệm truyền thống về thơ, biểu tượng thơ ca Á Đông với tư duy thơ hiện đại. Nói như thế để thấy rằng, làm thơ đâu phải công việc dễ dàng nhưng cũng không phải một việc quá huyền bí. Tất cả bắt nguồn từ sự quan sát, học hỏi, trau rồi năng lực tư duy và sau cùng là sự đam mê để nuôi “ngọn lửa” cảm xúc trong những câu thơ của mình. Và hơn tất thảy, đó là một nhu cầu tự thân, có thể, không đến mức như thiên tài Êxênhin có nói: “Nếu tôi không làm thơ tôi sẽ thành kẻ cướp” thì cũng là sự quyết liệt cầm bút và cháy hết mình. Khi đó, hẳn sẽ không ai còn than vãn: Thơ, khó thay…
Lâm Việt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phải chăng văn học mạng đã “hết thời”?


HÀ ANH 04/08/2017 - (Tổ Quốc) 

- Quan sát đời sống văn học thời gian gần đây có cảm giác văn học đang ngày càng bị co hẹp lại, trong đó có văn học mạng, vậy phải chăng, văn học mạng đã “hết thời”?.
Ảnh minh họa. Nguồn thethaovanhoa.vn
Khoảng 10 năm trước, không chỉ văn học mạng mà văn học online cũng vô cùng nhộn nhịp. Văn học mạng ở đây được hiểu là văn học ra đời và tồn tại trên mạng trước tiên, hay nói cách khác, Internet như một nhà xuất bản khổng lồ mà người cầm bút sáng tác trực tiếp trên đó. Độc giả cũng đọc tác phẩm qua Internet.

Còn văn học online chưa hẳn là những sáng tác thuần túy trên Internet. Có thể tác phẩm trước đó được in trên giấy sau đó được chuyển thành file đưa lên mạng, cho độc giả trên mạng đọc. Hoặc ngay cả văn học mạng với xuất phát điểm là môi trường mạng nhưng sau đó tác giả lại kéo xuống in thành sách hoặc hiện diện trên các ấn phẩm giấy.

Thực tế, đã có một số cây bút trẻ trở thành một tác giả đứng riêng được nhờ các sáng tác khởi đầu trên mạng Internet, có sáng tác “gây sốt” trên mạng được in lại và cũng tạo sự chú ý của dư luận.


Cách đây không lâu, vào thời blog, weblog, dường như mỗi nhà văn đều có một “ngôi nhà” riêng tràn đầy không khí văn chương trên mạng. Các nhà văn, nhà thơ không chỉ mang đến cho độc giả sáng tác của mình mà còn cả những câu chuyện ‘”hậu trường” sáng tác, cuộc sống quanh nhà văn. Con người nhà văn hiện diện trên Internet vừa gần nhưng cũng vừa xa trong mắt độc giả. Gần ở chỗ có thể trực tiếp “chat”- nói chuyện qua mạng với nhà văn, nhưng vẫn xa vì không phải lúc nào cũng dễ dàng gặp trực tiếp mặt đối mặt với tác giả.

Các sáng tác trên mạng đã hình thành một đội ngũ người cầm bút trên mạng và một lớp độc giả mạng. Điểm chung của họ là còn trẻ, dễ tiếp thu, tiếp nhận những phong cách sáng tác khác nhau… Tuy nhiên, không phải tác giả nào sáng tác trên mạng cũng dễ dàng được thừa nhận.

Không chỉ vậy, nhiều nhà văn còn có những trang web- nói nôm na là “nhà xịn” hơn so với “nhà miễn phí” chuyên về văn học khá đình đám, có thể kể đến như: Trần Nhương, Phong Điệp, Lê Thiếu Nhơn… Nhiều cuộc tranh luận văn học nảy lửa, nhiều ý kiến phản biện văn học, tiếng nói nhà văn, thông tin văn học… đã được các chủ web đưa lên, xới lên. Vì chủ trang web đều là những người cầm bút ít nhiều có tên tuổi nên độc giả khá rộng và gồm nhiều đối tượng, trong đó có cả nhà văn nổi tiếng cũng bị “hút vào”.

Ra đời một cách chính thống hơn, phải kể đến các chuyên trang văn học, báo điện tử, website của một số Hội văn học nghệ thuật cập nhật những sáng tác, thông tin, lý luận phê bình… Sự nhập cuộc của văn học điện tử đã phá vỡ quan niệm truyền thống cho rằng văn học cần “tĩnh” và độ sâu lắng, không cần và không thể chạy theo tính thời sự, nhanh nhạy của báo chí. Không những vậy, văn học online còn cho thấy xu hướng thế giới phẳng, nhu cầu xóa mờ những khoảng cách không gian.

Có thể nhận thấy thời đó, một bầu không khí văn học mạng, văn học online đã có những lúc “lấn át” văn học truyền thống in ấn trên giấy. Độc giả yêu thích văn học dành phần lớn đọc thông tin và sáng tác trên mạng.


Thế nhưng, đó là bức tranh của những năm trước.

Còn hiện nay, nhìn lại những địa chỉ văn học online, văn học mạng một thời đình đám thì phần lớn đã “rơi rụng”. Hàng loạt “ngôi nhà văn chương” trên mạng của các nhà văn đã không tồn tại, hoặc dừng trạng thái cập nhật. Chỉ còn một phần rất nhỏ các địa chỉ văn học mạng là tồn tại.

Một số trang web văn chương từng thu hút hàng nghìn lượt xem mỗi ngày cũng lặng lẽ xóa sổ bởi nhiều lý do từ chủ nhân khiến không ít người tỏ ra nuối tiếc.

Các tờ báo từng hào phóng dành đất cho văn học cũng có xu hướng “co hẹp”. Bởi dường như văn chương ít khi tạo ra những “xì căng đan” hút người đọc so với các lĩnh vực khác. Chỉ những nơi nào xác định văn học “không tạo ra hạt lúa để ăn nhưng tạo ra giấc mơ cho người gieo trồng” thì văn học còn tồn tại.

Những người đã từng cầm bút sáng tác trên mạng, tạo ra tác phẩm gây chú ý âm thầm “rút lui” hoặc tác phẩm chỉ còn thưa thớt, nhỏ giọt… như thể biểu đồ cảm hứng đang rơi vào trạng thái “chậm dần đều”.

Một nhà thơ trong buổi tọa đàm Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân cho biết, ngày xưa các nhà thơ gặp nhau đọc thơ cho nhau nghe là chuyện rất bình thường. Nhưng hiện nay, nếu các nhà thơ gặp nhau mà đọc thơ thì cuộc gặp gỡ rất dễ bị… vỡ trận. Điều này cho thấy sự chảy trôi của thời gian cũng dễ làm thay đổi những quan niệm, thói quen… của văn chương.

http://vanhocquenha.vn/doi-song-van-hoc/phai-chang-van-hoc-mang-da-het-thoi-248807.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đồng chí Y sẽ là con ‘hổ’ thứ hai bị ‘đả’


Lưu bài này vì có nhiều thông tin hay về hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để tránh phiền phức, chủ Blog dùng tên của "con hổ thứ hai" là đồng chí Y.
Đồng chí Y sẽ là con ‘hổ’ thứ hai bị ‘đả’
Nếu hoạt động của hệ thống công quyền tại Việt Nam phải theo “lộ trình”, những quyết định bất kể tốt, xấu liên quan đến “sinh mạng chính trị” của cá nhân trong hệ thống phải “đúng quy trình” thì sự kiện công an Việt Nam tống giam ông Trầm Bê sẽ biến quan lộ của ông Y từ đại lộ trở thành tiểu lộ, thậm chí là… tử lộ.
Image result for ẩn số Y
Đồng chí Y đang rơi vào trung tâm bão
Trầm Bê vẫn được xem như một ông trùm trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Một vài tờ báo Việt Nam từng ca ngợi nhân vật này như người chưa bao giờ nếm mùi thất bại. Wikepedia (Bách khoa Toàn thư trên Internet để ngỏ cho mọi người tham gia cung cấp, cập nhật – điều chỉnh thông tin) có một mục từ về Trầm Bê.

Theo đó thì ông Trầm Bê là một người Việt gốc Hoa, tham gia thương trường vào đầu thập niên 1990 qua một công ty khai thác, chế biến lâm sản. Từ lĩnh vực lâm sản, ông Bê lấn sang lĩnh vực xây dựng, bất động sản, trở thành một trong ba thành viên sáng lập Bệnh viên Triều An ở quận Bình Tân, Sài Gòn – bệnh viên đa khoa đầu tiên do tư nhân đầu tư, quản trị tại Việt Nam.

Ông Trầm Bê cũng là chủ công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ chiếu xạ để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hội đủ điều kiện xuất cảng nông sản. Ông Bê duy trì tư thế độc quyền về chiếu xạ nông sản suốt từ 2002 đến 2009. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp xuất cảng nông sản tại Việt Nam bị đẩy vào thế phải chọn dịch vụ do ông Bê cung cấp dù giá gấp bốn lần giá của Thái Lan. Cũng kể từ đó, công chúng mới bắt đầu để ý đến ông Trầm Bê.

Tuy nhiên đến năm 2004, Trầm Bê mới trở thành nhân vật “vua biết mặt, chúa biết tên” khi đột nhiên trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank), vì nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng này. Thời điểm ông Trầm Bê đặt chân vào Ngân hàng Phương Nam, tuy chỉ là một ngân hàng thương mại qui mô nhỏ nhưng triển vọng phát triển của Southern Bank rất lớn. Lợi nhuận mỗi năm hàng trăm tỉ.

Ông Trầm Bê đã tiến rất nhanh từ vị trí một thành viên trong Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam, trở thành người định đoạt toàn bộ hoạt động của ngân hàng này. Dưới sự điều hành của ông Trầm Bê, Southern Bank thành lập thêm hai công ty, một kinh doanh vàng bạc, đá quý, một kinh doanh chứng khoán, cả hai cùng mang tên Phương Nam.

Năm 2012, Kiểm toán Nhà nước loan báo, Ngân hàng Phương Nam đang ngắc ngoải. Tỉ lệ nợ xấu (nợ có khả năng mất trắng vì không thể thu hồi cả vốn lẫn lãi) lên tới 45,6%. Sang năm 2013, tỉ lệ nợ xấu của Southern Bank tiếp tục tăng lên thành 55,31%. Đó là lý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định Ngân hàng Phương Nam là một trong số chín ngân hàng cần “tái cơ cấu”.

Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã thực hiện ba đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng: 2000 – 2003, 2005 – 2008, 2012 – 2015.

Hai đợt “tái cơ cấu” hệ thống ngân hàng đầu tiên bao gồm: Đóng cửa một số ngân hàng thương mại, cho ngân hàng này mua lại ngân hàng khác, hợp nhất ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với công ty tài chính cổ phần, chuyển ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần vào với nhau. Đợt tái cơ cấu lần thứ ba từ 2012 đến nay cũng tương tự.

Sau khi Ngân hàng Phương Nam bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện phải “tái cơ cấu”, người ta sửng sốt khi thấy ông Trầm Bê được các cổ đông nắm giữ đa số cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank. Chưa kể tại Đại hội Cổ đông năm 2012 của Sacombank, còn 3/10 cá nhân khác được bầu vào Hội đồng Quản trị Sacombank lúc đó đang là lãnh đạo của Southern Bank.

Trong lĩnh vực ngân hàng, Sacombank thuộc nhóm ba ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất, hiệu quả hoạt động thuộc loại tốt nhất tại Việt Nam.

Năm 2015, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép Southern Bank sáp nhập với Sacombank, lúc đó, ông Trầm Bê đã có đủ số cổ phần để lèo lái Sacombank theo ý mình.

Vụ sáp nhập Southern Bank với Sacombank rúng động dư luận vì “cá bé” vốn đang ngắc ngoải lại có thể nuốt chửng “cá lớn”. Tổng số nợ xấu của Southern Bank vào thời điểm Southern Bank được sáp nhập vào khoảng 23.483 tỉ đồng. Nuốt xong Sacombank, Southern Bank tự xóa tên. Đời chỉ còn Sacombank.

Bị nuốt, phải ôm trọn khối nợ xấu của Southern Bank, Sacombank đột nhiên tụt xuống dốc. Ngay trong quý đầu tiên sau khi sáp nhập (quý 4 năm 2015), lần đầu tiên Sacombank lỗ 583 tỉ đồng. Giá cổ phiếu của Sacombank trên thị trường chứng khoán lập tức giảm 50%. Kế đó là lần đầu tiên Sacombank không công bố Báo cáo Tài chính – Kiểm toán (năm 2015), không tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên…

Sau “cá bé nuốt chửng cá lớn”, chuyện “vô tiền khoáng hậu” lại xảy ra thêm một lần nữa. Ông Trầm Bê và những người có liên quan ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định đoạt toàn bộ số cổ phần của Sacombank mà ông Bê và “những người có liên quan đang nắm giữ”. Theo một số tờ báo, thông qua việc nhận ủy quyền “vô thời hạn, cam kết không hủy ngang”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nắm giữ khoảng 51% cổ phần của Sacombank, bao gồm cả cổ phần của ông Trầm Bê và những người có liên quan lẫn các “nhà đầu tư” đã thế chấp cổ phiếu của Sacombank cho chính Sacombank để vay tiền!

Cần lưu ý là ngày 1 tháng 8 vừa qua, khi tống giam ông Trầm Bê, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về Tham nhũng và Kinh tế của Bộ Công an Việt Nam cho biết, ông Trầm Bê phải chịu trách nhiệm hình sự về việc lấy tiền của Sacombank cho ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB) vay 1.800 tỉ. Hành vi này có dấu hiệu “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trước đó chỉ ba tuần, khi công bố Kết luận Điều tra vụ án “vi phạm quy định về cho vay” và “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan tới bốn ngân hàng: VNCB, Sacombank, Ngân hàng Tiên Phong (TP Bank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Bộ Công an Việt Nam loan báo, chuyện ông Trầm Bê cho ông Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám định là không gây thiệt hại cho Sacombank nên “không xử lý hình sự” ông Trầm Bê và 14 cá nhân khác làm việc tại Sacombank.

Sau ba tuần và sau sự kiện Trịnh Xuân Thanh “đầu thú”, gió đột ngột xoay 180 độ và có dấu hiệu trở thành bão.

***
Tháng 3 năm 2014, Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời một số chuyên gia kinh tế khuyến cáo, các ông chủ ngân hàng có thể sẽ làm hệ thống ngân hàng Việt Nam sụp đổ theo kiểu dây chuyền. Trong số này, một chuyên gia yêu cầu ẩn danh nhận định, trong bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều mối họa khôn lường. Ngoài nợ xấu phát sinh từ những khoản vay của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, có khá nhiều tập đoàn tư nhân, công ty tư nhân đang biến hệ thống ngân hàng thành “con tin” vì liên tục tạo ra các dự án để vay tiền bù đắp cho sự thiếu hụt vốn. Những tập đoàn tư nhân, công ty tư nhân này thường thuộc quyền sở hữu của các ông chủ ngân hàng. Không ít ông chủ lấy tay trái cho tay phải vay.

Cũng theo chuyên gia vừa kể, sau khi tìm hiểu về những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, một số công ty kiểm toán quốc tế bảo với ông ta rằng, dòng tiền của những tập đoàn đó đều tắc. Đa số tồn tại nhờ nguồn tiền vay từ các ngân hàng. Các số liệu về những khoản vay rất mù mờ, thiếu minh bạch. Thành ra ít ai biết các ông chủ ngân hàng thương mại đang rút tiền dân chúng tiết kiệm để gửi cho họ, rót cho những công ty do họ lập ra thế nào.
Từ 2012 đến nay, tại Việt Nam xảy ra hàng chục “đại án” liên quan đến các ngân hàng. Gọi là “đại án” vì tài sản thất thoát được tính theo đơn vị ngàn tỉ. Những đại án ấy đều liên quan đến các chủ trương, quyết định vốn hết sức “đáng ngờ” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và người được xác định phải chịu trách nhiệm chính là ông Y. Không chỉ các chuyên gia, báo giới, dân chúng Việt Nam mà ngay cả thiên hạ cũng tỏ ra thiếu kính trọng ông Y. Năm 2012, Global Finance đưa ông vào danh sách 20 thống đốc ngân hàng quốc gia kém nhất thế giới. Những đồn đoán, thậm chí cáo buộc ông đứng phía sau các vụ đổ vỡ do nâng đỡ những “đại gia” như Trầm Bê rộ lên như nấm sau mưa. Một số cáo buộc nhấn mạnh, ông (.........) như một thủ hạ thực hiện mệnh lệnh của ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam. Dù các cáo buộc này không thiếu dữ liệu nhưng rất khó kiểm chứng vì thiếu tài liệu đối chiếu.

(.............)

Scandal Trịnh Xuân Thanh khởi đầu từ một chuyện rất nhỏ: Ông Thanh dùng xe hơi tuy thuộc sở hữu tư nhân nhưng lại mang biển số dành cho công xa. Từ đó hệ thống tư pháp Việt Nam mới “phát giác” ông Thanh phải chịu trách nhiệm trong vụ Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) “thất thóat” 3.200 tỉ dù trước đó đã xử và phạt tù các thuộc cấp của ông Thanh vì “thất thoát” này. Chuyện bỏ qua sai phạm của ông Thanh, lựa chọn – cất nhắc một nhân vật như thế được xác định là “sai lầm nghiêm trọng” nên phải điều tra các sai phạm trong Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hòang, nhân vật giữ vai trò Bộ trưởng Công Thương suốt hai nhiệm kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, bị Đảng CSVN cảnh cáo. Dù đã về hưu, ông Hoàng vẫn bị tước hàm Bộ trưởng mà ông đã từng mang.


Rồi vì PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), hệ thống tư pháp Việt Nam điều tra thêm về các sai phạm của PVN, điều đương nhiên là phải truy cứu trách nhiệm của ông Đinh La Thăng, người từng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của PVN. Ông Thăng cũng bị Đảng CSVN cảnh cáo, phải rời khỏi Bộ Chính trị, thôi làm Bí thư Thành ủy TP.HCM.

***

Ông Trầm Bê bị bắt vì lấy tiền của Sacombank cho ông Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ sai qui định. Tuy nhiên rất khó tin cuộc điều tra chỉ xoay quanh 1.800 tỉ đó. Từ lâu thiên hạ đã thắc mắc về nguồn tiền, về chủ trương “tái cơ cấu”, về những quyết định của Ngân hàng Nhà nước trong chuyện sáp nhập một số ngân hàng mà báo giới Việt Nam thường gọi nôm na là “thâu tóm”, đi theo sau đó là những khoản “thất thoát” khổng lồ. Theo “lộ trình” Trịnh Xuân Thanh thì truy cứu trách nhiệm ông Y là hoàn toàn “đúng qui trình” đã áp dụng với ông Đinh La Thăng.


Trước đây, chính phủ Việt Nam liên tục trấn an cả Quốc hội lẫn dân chúng Việt Nam rằng đã kiểm soát được nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng cho vay đã giảm đáng kể.

Các báo cáo chính thức về nợ xấu, tổng hợp từ báo cáo của những tổ chức tín dụng tại Việt Nam, xác định, đến hết năm 2015, các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã xử lý được 493.000 tỉ đồng nợ xấu. Tới hết năm 2016, tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,46% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.

Đến tháng 4 vừa qua, (.........) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới thú thật là tỉ lệ nợ xấu có thể gấp ba lần báo cáo chính thức. Nếu xét cả nợ xấu mà Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đang xử lý và những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro trở thành nợ xấu thì tỉ lệ nợ xấu xấp xỉ 8,86% tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay.

Sang tháng 6, lúc đề nghị Quốc hội Việt Nam thông qua “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” (ấn định các giải pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng, kể cả sử dụng công quỹ để bù đắp những khoản từng cho vay, giờ gần như không thể thu hồi), chính phủ Việt Nam mới tiết lộ, tỉ lệ nợ xấu hiện là… 17,21% tính trên tổng số tiền mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã cho vay. Tổng nợ xấu chừng… 600.000 tỉ đồng và 90% là tiền của dân!

Số nợ xấu khổng lồ ấy sinh ra và lớn lên trong giai đoạn (......................).

***
Nhiều người bảo rằng, giống như Trung Quốc, Việt Nam đang “đả hổ, diệt ruồi”. Những Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng,… giờ tới Trầm Bê và có thể sẽ là ông Y,… được dẫn ra như bằng chứng.

Thế nhưng cũng có người cho rằng, đó chỉ là một cuộc chiến đường phố, một vụ loạn đả giữa các băng du đãng để giành quyền bảo kê. Nếu thật sự có công đạo và luôn vì công đạo thì chắc chắn những cá nhân như vừa kể không thể tác oai, tác quái đến mức như vậy trong một thời gian dài như vậy, kinh tế – xã hội Việt Nam cũng sẽ không phải chịu những tổn thất nghiêm trọng đến vậy. 

Nếu thật sự có công đạo và luôn vì công đạo thì tại sao chỉ tước hàm Bộ trưởng của một ông Bộ trưởng đã về hưu, chỉ đưa một cá nhân góp phần làm thất thoát hàng trăm ngàn tỉ ra khỏi Bộ Chính trị, song vẫn lưu lại làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, thôi làm đại biểu cho dân chúng Sài Gòn để chuyển qua làm đại biểu cho dân chúng tỉnh Thanh Hóa tại Quốc hội, kèm tuyên bố nửa úp, nửa mở có thể sẽ xem xét xử lý tiếp? 

Đó không phải là công đạo mà là thủ đoạn của du đãng. Lẽ nào lại hoan hô, ủng hộ một băng du đãng giữ vai trò “chủ trì công đạo” chỉ vì đã thắng trong cuộc loạn đả?

Bạn nghĩ sao?

Trân Văn
Thiên Hạ Luận

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư giãn cuối tuần: THÚ TỘI TRÊN TRUYỀN HÌNH


( ảnh chỉ có tính minh họa )
Nguyen Vu

Một hôm Stalin bị mất tẩu và cho rằng có kẻ đã lấy cắp tẩu của mình liền điều động người điều tra tìm ra thủ phạm. Hôm sau ngài tìm ra tẩu của mình và gọi gấp cấp dưới hãy thả những kẻ tình nghi.

“Thưa đồng chí tôi không thể thả 10 người đó được.”

“Tại sao?”

“Tất cả bọn họ đã nhận tội trước máy quay của cơ quan điều tra, và đã được đưa lên truyền hình quốc gia…”

Vanhoa Nguyen dị bản khác:

Phái đoàn Gruzia đến Kremlin thăm Stalin.

''Khi họ về Stalin thấy mất chiếc tẩu liền gọi trùm mật vụ Beria vào và ra lệnh đuổi theo khám túi các vị khách.

''Năm phút sau, Stalin tìm thấy tẩu dưới gầm ghế liền gọi Beria lại. Beria báo cáo: “Thưa đồng chí, đã quá muộn, trong đoàn có 10 người thì năm người thú nhận đã lấy cắp chiếc tẩu. Năm tên còn lại đã chết trong lúc bị thẩm vấn.”

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện vui cuối tuần: Tại cái điện thoại ngu

Hà Văn Khà
(Tác giả gửi Blog Hahien)
Ảnh: Internet
Sếp của tôi vừa nghỉ hưu. Khi còn làm việc, Sếp thuộc hàng vài ba vị của cơ quan có chữ ký được cái dấu mực đỏ hình tròn cỡ trung bình, có hình quốc huy đóng trùm lên khoảng một phần ba độ dài của các nét mực loằng ngoằng. Trong cơ chế “xin-cho” suốt cả cuộc đời làm đầy tớ nhân dân, Sếp luôn ở vị thế “cho” nên sau đây xin được gọi vui là đồng chí Trần Cho.
Ngay sau khi Sếp hạ cánh an toàn, cái “điện thoại ngu” của tôi nhận được tin nhắn của Sếp “Tu nay dien thoai của Tran Cho chi nghe cac cuoc goi tu 6 gio sang den 12 gio trua”. Tôi hiểu cái điện thoại của Sếp không còn gì để “cho” nữa và quen với giọng “bề cho” bao năm qua nên nó mới nhắn tin như thế cho mọi người, trong đó có tôi.
Một buổi chiều vào đầu tuần trước, cơ quan tôi đón một vị khách quý từ Hà Nội vào làm việc. Vị Tiến sĩ này hỏi thăm bác Trần Cho và tâm sự thêm với anh chị em trong cơ quan rằng “hơn năm chục năm rồi tính từ khi còn là sinh viên học tập ở nước ngoài, tôi chưa gặp lại anh Cho, nhân dịp này tôi muốn gặp được anh ấy, có chút quà Tây! Bạn nào cho xin số điện thoại di động của anh ấy để tôi liên lạc, chiều nay tranh thủ đến thăm, mai tôi lại bay đi rồi…Tôi nhanh nhảu đọc ngay “0904 572…”. Tiến sĩ cũng nhấn số gọi ngay và được nghe ngay “ò í e!…”. Cuộc gặp tất nhiên không thành và tôi được Tiến sĩ nhờ chuyển lời hỏi thăm và gói quà đến tận tay bác Cho.
Hôm rồi khi nhận quà của Tiến sĩ, bác Cho có ý giận người bạn xưa chắc là thân lắm với câu nói dỗi “Quà bánh làm gì, mình có thiếu đâu!”.Tôi nói chữa giúpTiến Sĩ rằng “Ông ấy có gọi điện thoại cho bác để đến thăm nhưng không được, tưởng bác đi chơi xa, tắt máy.”.
Bác Cho gái cùng ngồi tiếp tôi biết chuyện, lúc tiễn tôi về bác ấy thầm phàn nàn vào tai tôi “Ông ấy lẩm cẩm rồi chú ạ! Mình là gì đâu mà điện thoại gọi đến cũng phải có giờ!”. Mình an ủi bác gái “Bác ấy sáng suốt lắm! Tại cái điện thoại nó lẩm cẩm đấy thôi!”
H.V.K

Phần nhận xét hiển thị trên trang