Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Nàng kiều Phương Nga và nhà nước pháp quyền


FB Trương Huy San
"Cấu thành hình thức" trong tố tụng đôi khi là vô cùng quan trọng. Tòa đã đi trước một bước, phần còn lại là trách nhiệm của các luật sư, quý vị muốn đóng vai trò của một bên tham gia tố tụng hay quý vị bằng lòng với vai trò "bình bông" rồi môi giới chạy án?

Một chế độ toàn trị không bao giờ có thể mang đến pháp quyền. Nhưng, pháp quyền không phải là thứ có thể ngửa mặt, há miệng chờ ban phát.

Tôi viết về pháp đình từ năm 1989, khi mà tòa soạn còn nhận được những lá thư, cuộc điện thoại của các cụ cách mạng lão thành chất vấn, "tại sao thằng đó mà Tòa còn cho bào chữa". Trong thập niên 1990s, ít ai nghĩ VN sẽ có một phiên tòa với những gì mà chúng ta có thể chứng kiến trong vụ Phương Nga - Toàn Mỹ. Thật trớ trêu khi người "phất cờ", làm thay đổi nhiều quan niệm về vai trò của những người tham gia tố tụng lại là một "nàng Kiều". Nhưng, phải thành thật mà thừa nhận rằng, "Nàng" đã cho thấy, công lý không bao giờ đến khi chính người trong cuộc không đấu tranh giành lấy nó.

Chắc chắn sẽ chưa có một phiên tòa thật sự nào cho các vụ án chính trị nơi mà tự thân việc vì để bảo vệ chế độ mà bỏ tù những người đấu tranh ôn hòa đã phủ nhận các giá trị của công lý, pháp quyền. Nhưng, đang có những dấu hiệu cho thấy ở các phiên tòa hình sự (trừ các án liên quan đến quan chức cũng có khuynh hướng chính trị hóa), tranh tụng đang được tôn trọng, nếu các bị cáo ra tòa cũng với tâm thế "chưa bị coi là có tội" và các luật sư chịu khó điều tra thu thập chứng cứ, thì cơ hội làm giảm "án bỏ túi" là có thật.

Dù có gốc là tướng công an, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đang có những nỗ lực cải cách thật sự, hy vọng là trước khi có thể cấu trúc hệ thống tòa án theo cấp xét xử chứ không phải theo cấp chính quyền, ông có thể có những bước đi để tòa án có thể từng bước độc lập với cơ quan điều tra, tôn trọng các diễn biến tranh tụng tại tòa, thay vì cứ "án tại hồ sơ" mà tuyên như trước.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Xuân Sơn 'khẽ ho', Hà Văn Thắm vội lo tiền?


T.Nhung




VNN - VKSND Tối cao vừa hoàn tất bản cáo trạng mới, truy tố Hà Văn Thắm và đồng phạm. Theo đó, mỗi khi Nguyễn Xuân Sơn cần đến tiền, Hà Văn Thắm đều phải tìm cách lo tiền đưa cho Sơn.

Theo cáo trạng, Nguyễn Xuân Thắng (SN 1979, nguyên Phó giám đốc khối khách hàng lớn và đối tác chiến lược Oceanbank), là em họ của Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962, nguyên Phó TGĐ PVN) khai: Sau khi Sơn về PVN giữ chức vụ Phó TGĐ đã nhiều lần nhờ Thắng nhận tiền giúp tại Oceanbank.

Mỗi lần Sơn nhờ Thắng lấy hộ tiền thường gặp trực tiếp ở văn phòng của Sơn tại tầng 18 tòa nhà Láng Hạ hoặc ở nhà riêng và nói với Thắng: "Lấy chỗ anh Thắm cho anh".

Sau đó, Thắng sẽ sang gặp Hà Văn Thắm để truyền đạt lại ý kiến của Sơn. Thường thì Thắm chỉ đạo Lê Thị Thu Thủy (nguyên Phó TGĐ Oceanbank) để lo tiền mặt.

Tiếp đó, Thắng sang gặp Vũ Thị Thùy Dương (nguyên Giám đốc khối kế toán và giao dịch trong nước) để hỏi xem khi nào có tiền và nhận tiền ở phòng giao dịch nào.

Khi Dương báo cho Thắng là đã chuẩn bị xong tiền thì thường vào cuối giờ làm. Thắng nhận tiền tại quầy giao dịch và không phải ký giấy tờ gì.

Theo lời khai của Thắng, vì thời gian đã lâu, anh ta không nhớ số lần và số tiền đã từng nhận, nhưng bình quân Thắng nhận 5 tỷ đồng/tháng, việc nhận tiền được lặp đi lặp lại hàng tháng.

Sau khi được cơ quan điều tra cho xem chứng từ và các bảng kê do kế toán theo dõi lập, Thắng xác định và xác nhận đã nhận tổng số tiền hơn 226 tỷ đồng từ nguồn tiền tạm ứng và chi phí của Oceanbank.

Sau khi nhận được tiền, Thắng liên hệ với Sơn để đưa lại tiền cho Sơn. Việc này diễn ra suốt khoảng thời gian từ tháng 1/2011 - 6/2014 thì chấm dứt.

Cáo trạng khẳng định, Nguyễn Xuân Sơn từng khai: Khi ông ta về làm Phó TGĐ PVN có nhờ Nguyễn Xuân Thắng, là em con chú ruột của Sơn đến Oceanbank để lấy tiền. Các lần nhờ Sơn đều nói rõ cho Thắng là tiền Việt hay USD.

Sơn khai, từ đầu năm 2009 đến tháng 6/2014, tổng số tiền mà Nguyễn Xuân Thắng đã nhận từ Oceanbank để đưa cho Sơn khoảng 200 tỷ đồng.

Số tiền này Sơn khai chuyển cho Ninh Văn Quỳnh, kế toán trưởng PVN 60% (khoảng 120 tỷ đồng), trong đó có một vài lần Thắng trực tiếp mang tiền vào phòng làm việc của Quỳnh để giao. Tuy nhiên, ông Quỳnh không thừa nhận việc này.

Vẫn theo lời khai của Sơn, 40% còn lại (khoảng 80 tỷ đồng) Sơn nhờ Nguyễn Thị Minh Phương giữ hộ, khi nào cần thì ông ta sẽ rút ra sử dụng vào mục đích cá nhân. Đến năm 2015, Phương đã đưa hết cho Sơn.

Sau đó Sơn đã thay đổi lời khai, phủ nhận hoàn toàn các nội dụng đã khai như nêu trên.

Người bạn 'bí ẩn' của Nguyễn Xuân Sơn

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Xuân Sơn từng khai, thời điểm tháng 8/2013, ông ta có nhu cầu mua nhà tại Dự án đối diện UBND TP.HCM với số tiền khoảng 20 tỷ đồng.

Vì vậy, Sơn nói Thắm chuyển số tiền trên cho bạn của Nguyễn Xuân Sơn là ông Cao Duy Đông (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Thái Dương).

Thắm đã chỉ đạo cấp dưới chuyển tiền vào tài khoản của ông Võ Việt Trung (khi đó là Phó TGĐ Oceanbank phụ trách phía Nam) để nhờ ông Trung liên lạc và chuyển tiền cho ông Đông.

Cơ quan điều tra đã nhiều lần triệu tập ông Đông nhưng ông này cố tình lẩn tránh, không lên làm việc. Hiện nay cơ quan điều tra không liên lạc được với ông Đông nên chưa ghi được lời khai của người này.

Bản cáo trạng lần này cho rằng, việc Nguyễn Xuân Sơn thay đổi lời khai, phủ nhận hành vi phạm tội của mình là không phù hợp với chứng cứ của vụ án, nhằm mục đích chối bỏ hành vi phạm tội, không có cơ sở chấp nhận.

Với kết quả điều tra, đủ cơ sở kết luận, ông Sơn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình khi giữ chức vụ Phó TGĐ PVN để yêu cầu Hà Văn Thắm chi tiền lãi ngoài trong hợp đồng tiền gửi của PVN. Ông Sơn đã nhận được và chiếm đoạt hơn 246 tỷ đồng từ Oceanbank.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hy vọng là thứ không bị đánh thuế?


FB Lưu Trong Văn
Gã rủ tiến sĩ Đặng Kim Sơn lên Vân Hồ để lấy thực tiễn đề nghị chính sách kinh tế cho vùng đồng bào dân tộc ít người. TS Sơn và gã rất thống nhất, chính sách kinh tế này nên tập trung ưu tiên về thuế, giải phóng mặt bằng, hạ tầng cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư ở vùng có đồng bào dân tộc để họ làm ăn phát triển, từ đó hỗ trợ bền vững về lao động, thu nhập, giáo dục, văn hóa cho cộng đồng bà con các dân tộc.

Một thời gian sau, gã hỏi TS Sơn, chính sách ông đề đạt đến đâu rồi? Ông TS nguyên viện trưởng Viện Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nguyên thành viên Tổ tư vấn Kính tế của thủ tướng Dũng cười... cười...

Hiểu.

TS Sơn kể gã nghe, thủ tướng Phúc, thay thủ tướng Dũng có ý thành lập Tổ tư vấn Kinh tế cho mình sau khi Tổ tư vấn của thủ tướng Dũng tự giải thể cùng chức thủ tướng của thủ tướng Dũng. Thủ tướng Phúc muốn mời nguyên bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển thành lập lại tổ tư vấn cho ông và mời ông Tuyển làm thủ lĩnh. TS Sơn nói với ông Tuyển ý muốn của thủ tướng Phúc. Ông Tuyển từ chối với lý do đưa ra là mình đã giúp cho ông Dũng rồi.

TS Sơn bảo chúng ta không giúp cho cá nhân thủ tướng nào, Dũng hay Phúc mà chúng ta giúp cho thủ tướng của nước Việt Nam. Ông Tuyển sau một hồi suy nghĩ rồi bảo, ông đến ông Bùi Quang Vinh đi, vận động ông ấy lập tổ tư vấn.

TS Sơn kể tiếp cho gã nghe, ông đến vận động nguyên bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh người có phát biểu nảy lửa hoài nghi về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tại diễn đàn Quốc hội. Ông Vinh như ông Tuyển từ chối. TS Sơn kể sau đó chính thủ tướng Phúc gặp ông Vinh, ông Vinh cũng từ chối.

TS Sơn kể tiếp. Ông gặp lại ông Tuyển nói về việc ông Vinh từ chối. Ông Tuyển bảo, nếu thủ tướng cam kết thực sự lắng nghe Tổ tư vấn và hành động thì chắc chắn ông Vinh và nhiều người khác sẽ nhận lời.

Ra thế, với tất cả tâm huyết và cả sự cay đắng của mình khi làm tổ trưởng tổ tư vấn cho thủ tướng Dũng, ông Tuyển - một người yêu nước đích thực, một người dâng hiến đích thực, quá hiểu rằng, tư vấn đúng đắn cho con đường kinh tế quốc gia phát triển là một chuyện, còn các nhà chức trách cùng hệ thống của họ có thực sự lắng nghe, biết nghe, biết vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc không và biết làm theo điều đúng đắn ấy không lại là một chuyện khác. Chuyện khác ấy hoàn toàn ngoài tầm với của các nhà tư vấn, dù họ là ai, tên tuổi lẫy lừng thế nào.

Ông Tuyển đã không muốn tên tuổi của mình chỉ để mông má cho ai đó nữa.
...

Người biết trân trọng, biết lắng nghe và biết hành động quyết liệt thay đổi thực trạng nền kinh tế theo các nhà tư vấn là thủ tướng Võ Văn Kiệt. Chính ông Kiệt là người đầu tiên tập hợp các chuyên gia kinh tế hàng đầu của đất nước mà đa phần xuất thân từ chế độ cũ, xuất thân từ các lò đào tạo tư bản như Huỳnh Bửu Sơn, Phan Chánh Dưỡng, Trần Bá Tước, Lâm Võ Hoàng, Mai Kim Đỉnh, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Trọng Thức...

Nhờ thủ tướng Võ Văn Kiệt đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, biết chọn người, biết tập hợp, dám nghe chứ không chỉ biết nghe và dám hành động thay đổi theo các tư vấn của các nhà tư vấn kinh tế chiến lược và thực tiễn này, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và tiến hành đổi mới sang kinh tế thị trường, hòa nhập với kinh tế thế giới.

Gã nghĩ các nhà tư vấn qua các thời kỳ các thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng đều rất giỏi và tận tâm với đất nước cả. Xin kể ra đây những tên tuổi như Nguyễn Trung, Trần Đức Nguyên, Việt Phương, Lê Đăng Doanh, Võ Trí Thành, Nguyễn Đình Cung, Trần Đình Thiên, Đặng Kim Sơn, Phạm Chi Lan... đồng thời họ đều là những người có tư tưởng, quan điểm đổi mới mạnh mẽ không chỉ trong kinh tế mà cả trong thể chế chính trị. 

Thời thủ tướng nào có nhiều cải cách thay đổi tích cực hay nền kinh tế bết bát đi, suy sụp đi phụ thuộc ở lỗ tai, khả năng nghe và cái tâm nghe của thủ tướng ấy mà thôi.

Đấy cũng chính là điều ông Trương Đình Tuyển từng gay gắt nói trong cuộc tọa đàm của các nhà kinh tế chiến lược hàng đầu bàn thảo về chiến lược phát triển kinh tế cho đất nước trong một khu rừng ở Đắc Lắc cách đây gần chục năm mà gã có may mắn tham dự:
Chúng ta nói để làm gì? Quan trọng nhất là ai nghe?
...

Ai nghe?

Hôm nay thấy trên báo công bố danh sách 15 chuyên gia kinh tế trong Tổ tư vấn Kinh tế của thủ tướng Phúc. Gã có vui. Gã có hy vọng.

Không phải vì trong danh sách này có những khuôn mặt tài danh có uy tín không chỉ trong nước mà cả trên thế giới như các tiến sĩ Trần Ngọc Anh, Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Đức Khương, Vũ Minh Khương, Trần Văn Thọ... những con người gã kính trọng và tin ở tài, tư tưởng tiến bộ cũng như đức của họ.

Mà với sự có mặt của ông Bùi Quang Vinh, nhân vật CHỈ CHẤP NHẬN VÀO TỔ TƯ VẤN NẾU CÓ CAM KẾT CỦA THỦ TƯỚNG LÀ SẼ NGHE, thì gã hiểu rằng, ở đây đã có sự cam kết của thủ tướng Phúc.

Hy vọng là thứ không bị đánh thuế.

Cuộc đời cứ nên hy vọng nếu biết thương cái thân của mình.

Chao ôi, còn cái thân của đất nước thì sao?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trịnh Xuân Thanh thật kỳ lạ?


FB Ngô Thanh Tú
Câu chuyện của Trịnh Xuân Thanh thật kỳ lạ!

- Sau khi gây thất thoát hàng chục triệu Mỹ kim ở PVC, Thanh từ từ tiến tới chiếc ghế phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.

- Sau khi Bộ Công an vào cuộc điều tra, Thanh lặng lẽ trốn ra nước ngoài mà CA ko hề hay biết.

- Sau khi ra nước ngoài, Thanh lên tiếng chửi ông Nguyễn Phú Trọng ko tiếc lời.

- Sau khi Thanh chửi Trọng, Bộ Công an truy nã quốc tế với Thanh nhưng trong danh sách truy nã quốc tế của Interpol lại ko hề có tên Thanh.

- Sau thời gian trốn ở nước ngoài, vợ con Thanh qua Âu Châu sống an nhàn với nhau.

- Sau khi quá an nhàn, Thanh bỗng nổi hứng bỏ ra một mớ tiền mua vé máy bay để về VN đầu thú.

- Ngày 30/7, nhà báo Huy Đức loan tin Thanh đã về VN, nhưng cũng trong ngày hôm đó, bộ trưởng công an Tô Lâm lại ko nhận bất cứ thông tin gì về việc Thanh bị di lý về VN để phục vụ điều tra.

- Chiều ngày 31/7 thuộc cấp của Bộ trưởng CA cho biết Thanh đã đến trụ sở để đầu thú.
---

Câu chuyện của Thanh thật kỳ lạ!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chẳng lẽ cứ mãi xách hành lý chạy vào sân bay



>> Ai là 'ông chủ' sân golf Tân Sơn Nhất?
>> Báo cáo thiếu chính xác để giữ sân golf Tân Sơn Nhất?
>> Ỡm ờ văn bản quy trình, trách nhiệm... quy trình
>> Tàu vỏ thép hư hỏng nằm bờ: Họ đã phản bội ngư dân


LÊ THANH PHONG



LĐO - Chiều 27.7, một xe khách đụng vào thanh giới hạn chiều cao rồi kẹt ở gầm cầu vượt Lăng Cha Cả, đường Trường Sơn, khiến lối ra vào sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc nghiêm trọng.

Hành khách bỏ ôtô kéo hành lý chạy vào sân bay. Nhưng đó là đối với những người có hành lý gọn nhẹ, đang ở vị trí gần sân bay. Còn người có hành lý nhiều và cồng kềnh, dứt khoát bị trễ chuyến bay vì không thể ôm hết hành lý chạy bộ được.

Tình trạng này không phải xảy ra một lần, vài lần, mà thường xuyên, liên tục, người dân chịu đựng quá đủ.

Vấn đề của sân bay Tân Sơn Nhất không chỉ là những đòi hỏi hạ tầng bên trong như nhà ga, đường lăn, sân đỗ, mà còn là hệ thống giao thông kết nối bên ngoài. Tăng cường tần suất cất hạ cánh của đường băng, xây dựng thêm nhà ga, xây dựng thêm đường lăn sân đỗ là quá tốt, nâng cao lượng hàng khách lên 43 – 45 triệu hành khách/năm.

Nhưng các câu hỏi đặt ra là, khi xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, nâng lượng khách lên gấp đôi hiện nay, thì sân bay Tân Sơn Nhất phải tuyển thêm cán bộ nhân viên tương ứng với khối lượng công việc. Các hãng máy bay tăng thêm tàu bay và tăng thêm người phục vụ hành khách như phi công, tiếp viên, nhân viên mặt đất, kỹ sư, công nhân kỹ thuật. Các doanh nghiệp dịch vụ mặt đất cũng tăng người lao động tương tự. Như vậy, số lượng phương tiện vận chuyển người ra vào sân bay để làm việc tăng cao hơn, nhưng đường cũng chỉ như cũ hoặc thêm vài cái cầu vượt, chẳng bõ bèn gì.

Còn nữa, khi lượng hàng khách tăng lên, các phương tiện ra vào để vận chuyển hàng hóa, hành khách, nhiên liệu, các thiết bị vật tư kỹ thuật phục vụ cho các hãng máy bay và sân bay sẽ tăng lên, lúc đó các tuyến đường ra vào sân bay sẽ bị tăng áp lực khủng khiếp. Đi như thế nào với lượng người và phương tiện gấp đôi hiện nay?

Mở các tuyến đường ở phía bắc sân bay là một đề xuất nhằm vạch một lối để phá bỏ thế độc đạo của đường Trường Sơn, nhưng mở như thế nào, tiền đâu để mở lại là chuyện khác.

Mở tuyến MRT từ Tân Sơn Nhất vào trung tâm, quá tốt, nhưng khi nào làm và làm khi nào mới xong. Hãy nhìn tuyến MRT Suối Tiên – Bến Thành thì rõ, cả chục năm chưa thấy tượng hình. Nghĩ lại mà thấy tiếc, giá như dành tiền làm tuyến MRT Bến Thành - Suối Tiên để thay vào tuyến Bến Thành – Tân Sơn Nhất thì hay biết mấy.

Hãy tìm mọi cách để khai thác tốt nhất sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng phải khẩn cấp xây dựng sân bay Long Thành, hoàn thành càng sớm càng tốt.

Dân mình không thể cứ mãi mãi xách hành lý hốt hoảng chạy vào sân bay.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trịnh Xuân Thanh: Từ chiếc Lexus biển xanh đến ngày đầu thú


XEM CLIP: 
 
Nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh, cách đây 1 năm, đầu tháng 6/2016, dư luận xôn xao về việc một vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, sử dụng xe cá nhân Lexus gắn biển xanh. Đó chính là Trịnh Xuân Thanh.
Khi ấy, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang giải thích do địa phương thiếu xe nên ông Thanh mượn chiếc xe hơn 5 tỷ này đưa vào Hậu Giang để tiện công tác. Phòng Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Hậu Giang cấp biển số xanh 95A-0699 cho xe tư nhân nhằm phục vụ việc đi lại của ông Thanh.
Sau khi báo chí phản ánh, các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ và xác định Trịnh Xuân Thanh thời điểm đó không thuộc diện được xe biển xanh đưa đón. Lúc này, Tỉnh ủy Hậu Giang mới thừa nhận việc cấp biển xanh cho xe Lexus LX570 là sai.
Cùng với đó, báo chí cũng phản ánh tình trạng thua lỗ nặng của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), nơi ông Thanh từng giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt từ năm 2007 đến năm 2013.
Tuy nhiên, ông Thanh vẫn được bổ nhiệm nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng và lên làm Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Đồng thời, ông Thanh cũng được giới thiệu ứng cử và và trúng cử ĐBQH khóa 14.
Chỉ đạo của Tổng bí thư
Ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn truyền đạt ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giao 9 cơ quan kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung bài báo liên quan đến Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.
Trịnh Xuân Thanh, Trịnh Xuân Thanh đầu thú,Tập đoàn Dầu khí, PVC, Tham nhũng, Đại án tham nhũng
Trịnh Xuân Thanh
Ngày 16/6/2016, tại phiên họp HĐND tỉnh Hậu Giang, Trịnh Xuân Thanh không xuất hiện trong danh sách giới thiệu đại biểu ứng cử chức danh Phó Chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ mới. Trước đó, Trịnh Xuân Thanh đã viết đơn gửi Tỉnh ủy và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021 xin không tái cử vào chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Ngày 11/7/2016, UB Kiểm tra TƯ ra thông báo kết luận: “Trong thời gian từ năm 2007-2013, Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng giám đốc Tổng công ty PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng (giai đoạn 2011- 2013)”.
Ngày 15/7, Hội đồng Bầu cử quốc gia không công nhận tư cách ĐBQH của ông Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 18/7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ban Thường vụ Đảng ủy Công an TƯ chỉ đạo các đơn vị điều tra việc để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013) ở PVC.
Tại kỳ họp lần thứ 6 từ ngày 6-8/9/2016, UB kiểm tra TƯ đã đề nghị Ban bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Lý do UB Kiểm tra TƯ đưa ra là: “Nhận thấy những khuyết điểm, vi phạm của ông Thanh rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.
Sau đó, Ban Bí thư biểu quyết bằng phiếu kín, với 100% phiếu đồng ý kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với ông Trịnh Xuân Thanh.
Tội phạm truy nã đỏ
Trịnh Xuân Thanh được cho là rời Việt Nam cuối tháng 7/2016 khi gửi đơn đến Tỉnh ủy Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25-29/7/2016.
Ngày 19/8/2016, Trịnh Xuân Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.
Ngày 15/9/2016, Bộ Công an đã ra quyết định số khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC và các đơn vị thành viên.
Đồng thời ra quyết định khởi tố 4 bị can gồm: Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng Giám đốc; Nguyễn Mạnh Tiến, Phó tổng giám đốc; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng giám đốc; Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng PVC.
Cùng ngày Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định đối tượng đã bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã quốc tế. Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Qúy Vương, lệnh truy nã đối với Trịnh Xuân Thanh là truy nã đỏ.
Ngày 15/3 vừa qua, tại phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo tại vụ án lừa bán đất cho gần 500 khách hàng ở dự án khu đô thị Thanh Hà A (Hà Nội), Hội đồng xét xử TAND Cấp cao tại Hà Nội đã xác định nghi can Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến vụ án nên đã công bố quyết định khởi tố đối tượng này về tội Tham ô tài sản.
Tháng 4 vừa qua, tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo chỉ đạo: “Tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại PVC; bằng mọi giá truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án”.
Tháng 5 mới đây, Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa ký quyết định hủy bỏ Quyết định khen thưởng huân chương Lao động hạng ba đối với Trịnh Xuân Thanh.
Đồng thời, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng quyết định hủy bỏ danh hiệu Anh hùng Lao động, huân chương Lao động hạng nhất, huân chương Lao động hạng nhì đối với PVC.
Hôm nay, ngày 31/7, Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú. Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật.
Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Bị can bị truy nã Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú.
Bộ trưởng Công an nói về tin Trịnh Xuân Thanh về nước

Bộ trưởng Công an nói về tin Trịnh Xuân Thanh về nước

Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước như mạng xã hội loan truyền.
Tổng bí thư: Truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra

Tổng bí thư: Truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra

Tổng bí thư chỉ đạo tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ PVC; truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra, xử lý vụ án.
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Thủ tướng vừa ký quyết định thi hành kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ là Nguyễn Duy Thăng và Trần Thị Hà.
Chưa rõ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn qua đường nào

Chưa rõ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn qua đường nào

Các đường chính ngạch đã được kiểm tra nhưng chưa rõ ông Thanh bỏ trốn qua đường nào, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nói.
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Dừng ở cấp phó thì như gió thoảng qua

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Dừng ở cấp phó thì như gió thoảng qua

"Đề nghị kỷ luật hàng loạt cán bộ cấp cao trong vụ Trịnh Xuân Thanh là rất cần thiết nhưng nếu dừng ở đấy thì nhẹ nhàng quá".
'Trảm' cán bộ không phụ thuộc bắt Trịnh Xuân Thanh hay không

'Trảm' cán bộ không phụ thuộc bắt Trịnh Xuân Thanh hay không

Việc xử lý kỷ luật cán bộ liên quan không lệ thuộc lắm vào việc bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không - ông Vũ Quốc Hùng nói.
Nguyên Phương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRỊNH XUÂN THANH TÀI THẬT!


Tin mới nhất về Trịnh Xuân Thanh



Tiên sư anh Trịnh Xuân Thanh. Bỗng nhiên anh biến sang Đức. Anh ăn chơi nhảy múa ở đó một năm. Khi anh đi chẳng ai biết. Thế rồi, bỗng nhiên anh nhảy dù xuống Hà Nội. Cũng chẳng ai biết. Anh tự chui đầu vào đồn công an. Anh đầu thú.
"Tôi chán lang thang rồi, tôi thích nhà tù." - anh nói bằng một giọng bình tĩnh.
Anh cứ làm như nhà tù ở xứ thiên đường này còn hơn khách sạn 5 sao ở châu Âu ấy. Anh thực sự là người phi thường!




Phần nhận xét hiển thị trên trang