Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Bộ trưởng Malaysia kêu gọi ASEAN đoàn kết về Biển Đông để Trung Quốc ‘không thể coi thường’



Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein hôm qua kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) liên kết với nhau về vấn đề Biển Đông nhằm ngăn chặn các cường quốc lớn kiểm soát tình hình chính trị trong khu vực.
Theo trang tin Today, ông Hussein nhận định: “Nếu đứng riêng rẽ, chúng ta không thể đối mặt với họ, nhưng là một liên minh gồm 10 quốc gia, tôi tin rằng ngay cả Trung Quốc cũng không thể coi thường chúng ta hay phớt lờ lập trường của chúng ta”.
Ông cho biết Malaysia kiên quyết chống lại hoạt động gia tăng các thiết bị quân sự tại Biển Đông, dù điều đó có nghĩa họ phải là đứng lên chống lại Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Ông Hishammuddin nói rằng Đô đốc Hải quân Hoàng gia Malaysia Ahmad Kamarulzaman Ahmad Badaruddin đã được bổ nhiệm làm đại diện của Malaysia về các tranh chấp lãnh thổ. “Ông ấy sẽ là nhân vật mũi nhọn của chúng tôi có liên hệ trực tiếp tới cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.”, Bộ trưởng Quốc phòng cho biết.
malaysia biển đông
ổn định, không bị ảnh hưởng từ những toan tính địa chính trị của các siêu cường”.Ông Hishammuddin nói rằng các nước thành viên ASEAN cũng cần hành động để ngăn chặn phát sinh căng thẳng với nhau.
Về phần của Malaysia, ông cho rằng hải quân cần phải tăng cường các hoạt động giám sát để ngăn chặn các sự cố liên quan đến ngư dân hoặc cơ quan hàng hải trong khu vực.
Ông nói: “Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ đảm bảo cho khu vực của chúng ta được an toàn và
Theo Today, tình đoàn kết của ASEAN đã bị nghi vấn sau khi một tuyên bố chung của các bộ trưởng ngoại giao hồi tháng 7 không có đề cập cụ thể nào về phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực quốc tế. Phán quyết này thẳng thừng bác bỏ tuyên bố chủ quyền ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc trên Biển Đông. Today cho biết một số quốc gia thành viên ASEAN đã phải nhượng bộ lập trường về Biển Đông trước áp lực của Trung Quốc.
Chủ đề Biển Đông trở nên căng thẳng trong những ngày gần đây sau một số diễn biến mới.
Hôm 15/12, tàu chiến Trung Quốc đã bắt giữ thiết bị không người lái dưới nước (UUV) của Mỹ. Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump gọi đây làhành vi ‘ăn cắp’, mặc dù Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả lại thiết bị này.
Trước đó một ngày, Tư lệnh Thái Bình Dương Harry Harris tuyên bố Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông.
Cũng hôm 14/12, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Hoa Kỳ tiết lộ Trung Quốc đã trang bị nhiều hệ thống vũ khí trên tất cả 7 hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng trên Biển Đông.
Theo Today, ông Hishammuddin tuyên bố hôm 16/12 rằng ông sẽ viết thư cho người đồng cấp Trung Quốc để đề nghị giải thích về việc này, bất chấp các dấu hiệu cho thấy Thủ tướng Malaysia đang chuyển hướng hợp tác về phía Bắc Kinh.
                                                                       Mai Lan

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Sông Hằng - HD Thuyết minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÁI CHẾT CỦA MỘT NGƯỜI QUEN


Truyện ngắn của HG
Tân giật mình tỉnh giấc vì tiếng chuông điện thoại đổ giật liên hồi vào lúc nửa đêm. Anh quờ tay cầm máy nhìn màn hình " Ai lại gọi mình vào giờ này nhỉ?" Còn ngái ngủ nhìn không rõ tên người, Tân bấm tắt, định ngủ tiếp. Anh không có thói quen nhận máy người lạ. Gần đây có những kẻ vô công rồi nghề hay quấy rối điện thoại. Có khi nhận được vài câu bậy bạ của một tên nào đó. Chẳng biết chúng làm như vậy để làm gì? Có người mách cho anh cách cài đặt chống bọn gây rối này, Tân làm theo. Từ đấy anh hầu như không bị quấy rối nữa. Nhưng thói quen chỉ trả lời khi biết người đang gọi cho mình là ai vẫn còn. Vài ba lần anh bỏ lỡ cuộc gọi , mà nếu nghe lại rất cần cho anh.
Tân vừa có cuộc đi xa, về đến nhà ăn uống qua loa rồi lăn ra giường ngủ chẳng biết trời đất là gì. Mấy ngày liền gặp gỡ nhiều người, rượu liên miên, chả đêm nào được ngủ một giấc trọn vẹn. Hai mắt anh cay sè. Gì thì gì, hãy cứ ngủ cái đã! Chuyện gì hãy để đến mai .. Nhưng lần này chuông lại đổ dai dẳng .. Chắc là việc gì đó quan trọng đây! Lần này thì Tân nghe ..
Đầu bên kia có một giọng khư khư, nghe như ngạt mũi:
- Ông đã hay tin gì chưa?
- Tin gì?
- Bình nó vừa mới mất lúc bốn giờ chiều nay! Con Chép nó vừa gọi điện lên cho tôi, có gì ông đến thăm nó một tý cho phải đạo!
"Chép" là biệt danh của con gái hắn, thằng Vương, một người bạn đã lâu không còn liên lạc với Tân kể từ cái đêm Tân bực mình đùng đùng bỏ về khi đang ở chơi nhà hắn. Nhưng sao hắn lại gọi cho mình? Với người quá cố Tân chỉ là chỗ sơ giao. Nếu ở gần chẳng nói làm gì. Anh có thể đến viếng một lúc rồi về. Đằng này cách xa hàng trăm cây số. Hắn lại gọi cho mình giữa đêm, giữa hôm thế này! Nhưng mà thôi, nghĩa tử là nghĩa tận, dù thân sơ thế nào cũng cần có lời phải chăng, không thể nói những câu lạnh nhạt với người quá cố!
- Tôi vừa ở dưới ấy về, mấy hôm trước có gặp người nhà của Bình, có nghe thấy nói gì đâu? Bây giờ xa thế này, lại đang bận công việc phải làm gấp kịp cuối năm, làm sao về dưới đó được? Thôi thì có gì nhờ ông hộ tôi một chút, làm cho tôi cái phong bì .. Khi về tôi gửi lại ông sau ..
Bạn hắn văng một câu rất tục, những lúc không vừa lòng ai cái gì hắn vẫn thế. Tân hình dung ra nét mặt tái mét, hai gò má động đậy, cặp môi dướn lên của tên bạn. Hắn ầm ừ một lúc mới nói tiếp:
- Thế thì nói chó gì? Bình nó cần tình người, bây giờ nó mất rồi nó cần đếch gì đến vài đồng bọ của ông, ông nghĩ lại đi! Tôi đang ở TN xa quá chứ không thì tôi đến đó rồi, cần gì phải gọi cho ông lúc này?
- Ông ở đấy dù sao vẫn tiện đường hơn tôi, xe con ông có, còn bận thì ai không bận? ( Tân định nói thêm hắn là chỗ thân tình hơn mình mà còn lý
do lý chấu, lại muốn mình thay mặt hắn là vô lý hết sức. Nhưng kịp kìm lại được ).
- Ông vẫn đang nghe đấy chứ? Bình nó là bạn tốt, không may nó mất ông nên đến thăm viếng một chút. Còn không thì tuỳ ông nhá, kẻo không lại bảo tôi biết mà không báo! Hắn cúp máy, không chờ Tân trả lời. Vẫn cái tính trịch thượng cố hữu của hắn!
Tân choàng dậy. Xung quanh im lặng nghe rõ tiếng kim đồng hồ đều đều gõ nhịp. Thỉnh thoảng mới có chuyến xe tải chạy qua, tiếng máy nặng nhọc miết trên mặt đường. Xe chạy giờ này thường là xe chở quặng hay gỗ lậu. Không phải để tránh trạm kiểm soát dọc đường, chủ yếu tránh con mắt dư luận dòm ngó. Trạm thì dù lái xe có giỏi đến mấy cũng không qua mặt họ được. Tất nhiên phải có “vé” đặc biệt mới có thể đi qua.
Nhưng con mắt thiên hạ mà thấy họ cũng không để cho yên ổn mãi vì làm trái quy định. Người ta sẽ khiếu nại lên trên, dù ô dù có rộng đến đâu cũng khó lòng che đỡ mãi được. Nhưng giờ này thiên hạ còn mấy ai thức, trừ mấy thằng nghiện đang mò mẫm đâu đó?
Dãy nhà hai bên đường còn duy nhất hai nhà sáng đèn. Một hàng bán đồ ăn khuya, khách khứa là mấy tay cờ bạc vừa cuốn chiếu đãi đằng nhau, vài anh lái xe, một hai cô ả ăn mặc cũn cỡn, mắt tô chì, môi son, tay cầm di động nhấp nháy đèn xanh đỏ .. Nhà nữa lo làm hàng mã, thức suốt đêm mới làm đủ hàng. Dạo này cuối năm, hàng bán chạy. Suy thoái kinh tế là chuyện ở dương gian. Nhiều mặt hàng khuyến mại đủ cách mà vẫn khó bán. Nhưng thị trường phục vụ âm phủ thì không, mỗi ngày mỗi phong phú chủng loại .. Bao nhiêu lâu nay rồi về đêm thị trấn này vẫn thế. Nhưng Tân không mấy khi để ý đến, anh ít thức vào giờ này. Hôm nào muộn cũng chỉ đến mười một giờ là cùng. Nếu không có cuộc gọi vừa rồi anh cũng không để ý đến xung quanh. Không phải do anh tò mò, mà vì nó hiển hiện ngay trước mặt. Tân chỉ nhìn thoáng qua chẳng chú ý lắm. Cò ăn từng thung, ai có việc người nấy lo, có rảnh đâu mà quan tâm đến việc của người khác?
Tân lục cuốn sổ ghi danh bạ điện thoại để tìm số của nhà Bình. Di động của Tân đã lâu không liên hệ nên lạc mất số. Những số gọi sau đã tự động đẩy mất các số cũ. Tân ân hận đã không ghi mặc định ngay từ đầu. May mà cuốn sổ còn ghi lại. Nhưng ở tổng đài trả lời: " Số máy không đúng, mong quý khách vui lòng kiểm tra lại " Rồi một tràng tiếng Anh tiếp theo .. Cứ làm như mình là người ngoại quốc không bằng . Biết đó là câu tổng đài cài đặt sẵn , luôn trả lời một cách máy móc cho khách hàng như vậy, Tân vẫn bực mình. Không thể gọi về nhà Bình được. Anh chợt nhớ sao mình không gọi luôn cho Vương nhỉ? Đầu máy kia có tín hiệu nhạc chờ rất lâu, Vương không bắt máy! Chả lẽ y vừa gọi cho mình xong đã lăn ra ngủ say đến mức không nghe thấy gì sao? Hay là nhìn số máy của mình cố ý không thưa? Nghe hết bản " Tình cây và đất" của Vương, máy báo cuộc gọi kết thúc! Có gọi nữa cũng vô ích. Hết cách!
Tân trở lại giường nhưng không sao chợp mắt được nữa. Từ đấy cho đến sáng, anh hết giở mình bên này qua bên khác ..
Những ngày qua lâu rồi, những câu chuyện cũ hiển hiện trở về, như vừa mới xảy ra hôm qua, hôm kia ..
**
Bình người gầy gò, nước da trắng mai mái, màu da của người ở lâu trong nhà, thiếu nắng, thiếu gió. Tứ thời anh mặc cái áo đại cán khoác ngoài như thể trời lúc nào cũng là mùa đông. Hai bàn tay nhìn rõ những sợi gân xanh, da thịt lỏng lẻo. Hai chân từ gối đổ xuống teo tóp không có bắp. Giọng nói khẽ, nhẹ, đuôi đuối. Kéo lại anh có đôi mắt sáng, cái nhìn thấu hiểu như sẵn sàng chia sẻ, cảm thông.
Lần đầu tiếp xúc, Tân rất có thiện cảm. Không hẳn là anh vừa xem cho Tân một quẻ mà Tân ưng ý ( Ai xem bói toán chẳng thích thầy nói hay về mình? ) Nhưng Tân thấy ở ông thầy trẻ này có một cái gì dễ mến mà ngay lúc đó chưa thể gọi tên ra được . Xem xong cho Vương, Bình lấy ra một tập bản thảo anh vừa dịch xong. Tân hết sức ngạc nhiên trước con người có vẻ ngoài ốm yếu này lại có những khả năng rất đặc biệt. Bình biết đến vài ba ngoại ngữ, toàn do tự học. Anh phàn nàn rằng :" Ông Hiến Lê ở trong Nam đã dịch Kinh dịch tự bao giờ mà tôi không biết. Tôi định tham khảo cụ Tản Đà và cụ Ngô tất Tố để làm một bản hoàn chỉnh. Có biết đâu đã có người tài giỏi hơn mình, làm trước mất rồi. Mất bao nhiêu công sức chỉ vì không có thông tin .."
Lần ấy mới quen, Tân còn e dè, chỉ sợ mình đánh trống trước cửa nhà sấm nên không có ý kiến gì. Theo Tân bể học là vô tận chẳng ai có thể làm hết phần của ai được. Càng tìm hiểu, càng khám phá càng thấy còn nhiều điều khả năng của con người còn giới hạn, còn cần phải tìm tòi ..
Hôm ấy nhà Bình không có ai ở nhà. Mẹ và các em anh đi làm đồng, ông bố chạy xe xích lô tối mới về. Làng Kim Mã của anh tuy gần trung tâm thành phố nhưng sinh hoạt chả khác mấy các làng đồng bằng bắc bộ.
Một ngôi nhà lợp ngói ba gian, cột gỗ, vách toóc xi, cửa bức bàn. Lối hiên nhà lát gạch chạy suốt ba gian kê cánh dại tránh nắng trông ra khoảng sân rộng phơi đầy rơm rạ. Ngồi trong nhà nhìn ra một khoảng hồ rộng người ta đang đổ cát. Xa nữa khu nhà làm theo kiểu Thuỵ Điển mái tôn đỏ, nghe nói dành làm nơi ở cho chuyên gia nước ngoài ..
Sáng sớm Vương rủ Tân đi cùng, có một chuyện đột xuất . Vương không nói là chuyện gì, tính của anh ta bao giờ cũng vậy. Nể bạn Tân vẫn đi mà không hỏi. Đến khi gặp Bình Tân mới cảm thấy băn khoăn. Chả lẽ Vương rủ anh đến đây chỉ để xem mỗi người một quẻ hay sao? Cuối cùng điều thắc mắc của Tân cũng được giải thích, khi nghe Vương bảo với Bình:
- Ông giúp tôi nhiều rồi, từ một thằng lang thang vỉa hè, nay tôi đã nên tấm, nên miếng. Ơn ấy tôi ghi trong lòng, nói ra mồm nó trở nên khách sáo. Tôi chúa ghét bọn đạo đức giả, chỉ nói suông. Có thực mới vực được đạo, nói suông thì nước mẹ gì? Nên hôm nay tôi muốn bàn với ông một việc, gọi là chỗ bạn bè với nhau, không biết ông có ưng không ?
Bình cười cười, nét mặt ốm yếu trở nên rạng rỡ:
- Có gì mà bạn cứ rào đón kỹ vậy? Nói không thích khách sáo mà lại khách sáo rồi đấy!
- Ông đã nói thế, tôi đi thẳng vào vấn đề, có thằng Tân bạn học với tôi từ hồi sinh viên, thân cũng như ông, nó làm chứng!
Hình như câu chuyện Vương sắp nói ra có vẻ nghiêm trọng, anh ta với bao thuốc trên bàn nãy giờ chưa ai đụng đến, châm, kéo một hơi dài. Vẻ trịnh trọng :
- Tôi muốn ông lấy vợ! Ông bà cụ không phải cứ khoẻ mãi, các em ông rồi chúng cũng ra ở riêng, không lẽ ông ở một mình với tình trạng thế này?
Tân ngạc nhiên. Không phải anh coi thường bạn của bạn, anh chỉ ái ngại cho hoàn cảnh hiện tại của Bình. Anh giỏi giang, cái đó rõ rồi, lại là con người nhân hậu, nhưng sức khoẻ của anh .. Tân đã thấy không ít cô nàng bỏ chồng chỉ vì năng lực làm chồng kém cỏi. Liệu Bình lấy vợ, hạnh phúc hay là bất hạnh đến với anh?
Khi đó Bình cười mà rằng:
- Cảm ơn các bạn đã nghĩ tốt cho mình. Nhưng mình không dám nhận ý định tốt đó của các bạn. Chân cẳng mình thế này ai người ta lấy? Mà nếu có cũng chỉ làm khổ người ta thôi. Mình cũng có dự định sau này rồi, các bạn đừng lo ..
Vương có vẻ bực:
- Ông buồn cười bỏ mẹ! Việc cứ để tôi lo, chỉ cần ông bằng lòng ..
Im lặng một hồi lâu. Cả ba không ai nói thêm câu nào. Vừa hay mẹ Bình đi chợ về. Bà bán rau quả ở chợ Cống Vị , mọi khi chiều chiều mới về, hôm nay không rõ có việc gì, về sớm hơn mọi khi. Bà mời hai người ở lại ăn cơm cùng với gia đình, nhưng Vương nhất quyết xin phép bà ra về. Dọc đường Tân hỏi Vương :
- Chuyện vừa rồi ông nói với Bình là thế nào đấy?
Vương cau mặt , mắt quắc lên :
- Ông không tin là tôi nói thực à? Bạn với nhau chuyện này đâu có thể nói chơi được?
- Nhưng tao thấy không đơn giản đâu ( Tân đổi cách xưng hô ). Nếu Bình nó khoẻ mạnh không nói làm gì. Đằng này ..
Vương cắt lời:
- Thế nó mới cần đến bạn bè chứ! Nếu không cần gì phải bàn với bạn bè làm gì?
- Tao thấy nó thế nào ấy, không thực tế ..
- Mày im đi cho tao nhờ, thằng bình có tính hay nể bạn, để mày đi cùng là tao có ý để nó thấy không phải là ý của riêng tao, mà là mong muốn chung của mọi người. Vậy mà mày chả nói đỡ được câu nào!
Thấy bạn không vui, Tân lấy cớ có việc phải đi giải quyết gấp.
Hai người mỗi ngày một xa nhau, phần do công việc, phần do tính cách mỗi ngày mỗi người một khác, chẳng còn vô tư lự như hồi còn đi học. Tân cứ nghĩ chuyện vợ con của Bình chỉ dừng lại ở đó. Không phải Vương nói mà không làm, con người ta ở đời mong muốn là một chuyện, làm được hay không lại là chuyện khác.
**
Bẵng đi nhiều năm,Tân mới lại có dịp về Hà Nội. Anh còn ở lại thành phố mấy ngày chờ giải quyết một số công việc của cơ quan. Sực nhớ đến Bình , Tân ghé qua nhà Vương rủ anh ta cùng đi. Đến nơi Tân hết sức ngạc nhiên thấy ngôi nhà của Vương có nhiều đổi khác. Trong nhà có thêm nhiều đồ gỗ cổ đắt tiền, bàn tủ đều là thứ sang trọng. Đồ gia dụng toàn thứ gỗ tốt. Cái sân nhỏ trước nhà bày một dãy cây cảnh. Những chiếc lồng chim to nhỏ đủ cỡ treo ngoài hiên. Một con khỉ lông vàng ươm đang nhay nhót trên cây gỗ lũa không biết Vương mang tự đâu về .. Tất cả như muốn nói với Tân là gia chủ đang thời sung túc. Nếu không có cái tivi đang vất nằm ngửa giữa nhà, những đĩa nhạc bị vỡ, Tân sẽ nghĩ bạn mình đang có cuộc sống hạnh phúc.
Vương ngồi ủ rũ bên bộ bàn trà giả cổ. Trước mặt anh là chai rượu ngoại mới uống được chừng phân nửa. Thấy Tân vào, giọng Vương nhừa nhựa:
- Tao tưởng mày không bao giờ bước chân vào cửa nhà này nữa! Tao định hôm nào mò lên mày nói cho mày biết, thằng Vương này không bao giờ là thằng ăn bẩn, ăn chặn bạn bè..
- Chuyện cũ lâu rồi, nhắc lại làm gì nữa, tao cũng quên rồi ..
- Nhưng tao phải nói, số hàng hôm đó không biết thằng bỏ mẹ nào báo hải quan chúng nó tịch thu hết, tao bỏ của chạy lấy người, không thì rũ tù mày hiểu không? Chẳng qua anh em mình khi túng thì phải tính, chứ làm ăn kiểu ấy bền làm sao được?
Tân định nói cho Vương biết vì phi vụ làm ăn ấy anh phải bán đất bán nhà, trả mãi đến giờ mới hết nợ.
May mà giờ nhờ có bạn tốt xin cho làm nhà nước, nếu không chả biết sẽ như thế nào? Lúc đó Tân đang làm cho công ty xây dựng, với lương kỹ sư cộng với những khoản thu nhập ngoài lương cuộc sống cũng không đến nỗi nào. Chính Vương là người rủ Tân hùn vốn đánh quả nhập lậu hàng từ Trung Quốc về. Một Vốn bốn lời ai mà không ham? Lại thêm trước đây hai người đã từng ở Lạng Sơn mấy năm, suốt dải biên giới có đông bạn bè. Nên Tân đồng ý ngay mà không suy tính gì.
Nhà Vương khá , số vốn bị mất còn có chỗ xoay sở . Còn Tân chỉ có cách bán nhà . . Anh đưa mẹ già lên vùng hồ Thác Bà , còn vợ Tân ở lại . Một thời gian sau Yến ,vợ Tân về sống với Vương . Từ đấy Tân không gặp Vương nữa . Anh nghi nghi hoặc hoặc không biết có phải tất cả những trò đó là do Vương gây ra ?
Rồi Tân lấy vợ, có công ăn việc làm ổn định, chuyện cũ anh cũng quên dần. Lần này về Hà Nội, một vài người quen nói cho Tân biết vợ chồng Vương dạo này có nhiều trục trặc, hình như đang chuẩn bị đầu đơn ra toà bỏ nhau.
Ban đầu là do sự tò mò, về sau còn một chút tự ái do Yến phụ mình, Tân đã tìm đến đây, sau nhiều năm bụng bảo dạ Vương không phải là bạn mình, bạn bè ai lại xử sự với nhau như vậy?
Vương rót cho Tân một chén:
- May mà chúng mình còn sống đến bây giờ để gặp nhau! Tao cứ tưởng chẳng bao giờ gặp mày nữa cơ đấy!
- Người ta bảo trái đất tròn mà? Yến hôm nay đi đâu rồi?
- Mày đừng nhắc đến con yêu tinh ấy nữa! Ban đầu là mày, bây giờ là tao, nó áp vào thằng nào là thằng ấy toi đời! Mày có tin không?
- Tao không tin, nhưng mày có thằng Bình sao không nhờ nó xem cho có hợp không trước khi đón Yến về?
- Tao có hỏi, nhưng nó không nói, nó bảo hỏi chuyện gì cũng được, chứ chuyện này nó không giúp được. Nó nói Yến là vợ cũ của mày nên không tiện nói. Tao đi xem chỗ khác người ta lại bảo được. .Tao nói thực nha, chẳng qua lúc đó tao tiếc nó đẹp, mà mày thì bỏ đi biệt tăm. Lúc đầu chỉ định cưu mang nó chờ mày về. Khốn nỗi đàn ông đàn bà ở cùng không xảy ra chuyện mới là chuyện lạ. Tao không tin có nàng Châu Long nào xa chồng ba năm trời, ở gần thằng đàn ông khác mà lại không xảy ra tý táu tý mẻ? Nói đến đây vẻ mặt tai tái của Vương chợt hồng lên, vẻ ủ rũ như vừa biến mất. Chưa bao giờ Tân thấy nét mặt này ở Vương, nó vừa khoái trá vừa đểu cáng thế nào ..
- Mày với nó đã hai mặt con, sao lại có chuyện chủng chẳng?
Vương không trả lời, đưa mắt nhìn Tân như để đề phòng. Anh ta xoa bộ râu lơm nhơm quanh mép một lúc mới nói:
- Là tại nó nghi ngờ tao có quan hệ với vợ thằng Bình!
Tân ngạc nhiên:
- Sao lại có chuyện ấy được?
- Thế mới vô lý chứ? Thành ra từ đó thằng Bình với tao lạnh nhạt ra mặt, tao đến nó cũng chẳng thèm mời uống miếng nước. Nếu không nhờ có tao làm sao nó lấy được con vợ vừa xinh vừa ngoan như thế?
Nói đến đó Vương chuyển sang chuyện khác. Tân biết có rủ Vương đi cùng tới thăm Bình chưa chắc y đã đi.
Sau này Tân được nghe kể: Vương lấy Yến ăn ở với nhau được hai đứa con gái. Đứa đầu đẻ thiếu tháng nên y cứ nghi ngờ là con của Tân. Tuy rất yêu Yến nhưng y luôn dày vò cô. Trong nhà chả mấy khi yên mặc dù vật chất đầy đủ. Những nhà xung quanh không nghe thấy họ cãi nhau bao giờ, chỉ nghiến ngầm khi kín cửa cao tường vì cả hai đều là công chức. Một hôm Vương đưa từ đâu về một cô gái còn trẻ, cô giúp việc cho vợ chồng Vương một thời gian. Sau này Vương làm mối cho Bình. Cuối năm đó cô sinh thằng con trai giống Vương như bóc. Chuyện lục đục cũng từ đấy mà ra.
Tiếp đó Bình xây nhà trên miếng đát ở làng Kim Mã năm xưa cha mẹ cho.
Vợ Vương lại nghĩ chồng mình tư túi đầu tư cho cô gái. Sớm muộn gì Bình cũng qua đời, bệnh thấp khớp biến chứng, làm sao anh sống lâu bên người vợ trẻ đang hừng hực sức xuân? Khi ấy chỉ còn cô gái kia với đứa con, không thuộc về Vương thì còn ai vào đấy nữa? Chính Yến đã đi vận động anh em nhà Bình cấm cửa Vương không được bước chân đến nhà Bình. Đây có phải là lý do mà Vương không muốn có mặt ở đám tang của Bình không?
**
Vương về dự đám tang không khó. Công ty anh đang làm ăn được. Cái khó của Vương là chỗ khác.
Với Tân nếu anh vắng mặt chắc hương hồn của Bình nếu có cũng không trách cứ. Vì thực ra hai người cũng chỉ là chỗ sơ giao. Nhưng Vương nếu vì quá sợ hãi mà lánh mặt, anh ta sẽ nghĩ sao nhỉ? Rồi còn hai người đàn bà liên qua đến anh ta, họ sẽ sống thế nào sau cái chết của Bình?
Người ta có câu: Chết là hết! Nhưng Tân nghĩ hình như không phải thế, nếu khi còn sống người ta sống với nhau chẳng ra gì !
============
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngày 19 tháng Chạp năm 1946



Trái ngược với rất nhiều "nhà phân kỳ học", tôi nghĩ rằng 1945 không phải là mốc nên dùng để xác định các khoảng trong văn học sử, mà phải là 1946 (về năm 1946, xem ở kia). Gần đây, dường như nhiều nhà nghiên cứu cũng đã thấy rằng năm 1954 không thực sự là mốc chuẩn xác: 1956, hoặc 1958 thì đúng hơn nhiều. 1956 là thời điểm của Nhân Văn-Giai Phẩm ở miền Bắc, của Sáng Tạo ở miền Nam, còn 1958 là thời điểm hoàn toàn chấm dứt báo chí và xuất bản tư nhân trên miền Bắc.

Đúng ngày hôm nay cách đây bảy mươi năm, một sự kiện lớn đã nổ ra, nó vừa mở ra một thời kỳ vừa hoàn toàn khép lại một thời kỳ khác.

Về cuộc chiến tranh ngay tiếp sau ấy, gần đây tôi đã thử một "diễn giải" (xem ở kia). Ngày 19 tháng Chạp năm 1946 đương nhiên là một sự kiện lớn, ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều: nếu nhìn nhận lại thật cẩn thận, chính quãng 1945-1946 là một quãng đặc biệt khó nhìn nhận, và cho đến 19/12/1946, chứ không phải 19/8/1945, nhiều "phương thức tồn tại" mới thực sự mất đi. Đồng thời, nếu nhìn nhận như vậy, quãng 19/8/1945-19/12/1946 trở thành một vấn đề vô cùng khó giải quyết. Đương nhiên, điều này thì ai cũng thấy, và cũng không phải chưa từng có ai từng tìm cách nghiên cứu quãng thời gian này. Chỉ có điều: dường như chúng ta vẫn chưa biết gì cả.

19/8/1945-19/12/1946 là đoạn kịch tính nhất, cho thấy rõ nhất rằng: mọi mô hình nghiên cứu quá thiên về sách mà bỏ qua phần báo (đây là thói quen theo tôi là khó chịu nhất của giới nghiên cứu văn học Việt Nam) sẽ phá sản. Thời tiền chiến (tạm quy ước đó là tính từ tháng Tám-tháng Chín năm 1945 trở về trước) đã không thể hiểu nổi nếu thiếu báo (cách vận hành của văn chương Việt Nam là vận hành dựa trên báo và tạp chí: chính nhờ báo và tạp chí mà nhịp đi của văn chương Việt Nam đột xuất trở nên nhanh khủng khiếp; nhiều người đã biết sử dụng ưu thế cơ động của báo chí để đẩy nhanh mọi thứ lên, để những gì lẽ ra cần cả trăm năm hay hơn nữa mới xong được thì chỉ cần tầm hai mươi, ba mươi năm - tất nhiên điều này cũng gây ra một tác hại rất lớn, là khiến người đời sau không dễ nhìn cho chính xác nữa, cùng nhiều "tác dụng phụ" khác, ở đây chưa nói đến).

Thời tiền chiến đã như vậy, giai đoạn 19/8/1945-19/12/1946 càng rõ hơn (tất nhiên, nhiều giai đoạn khác cũng vậy, nhưng ở đây tạm bỏ qua). Chuyển động của văn chương thời tiên khởi ở Việt Nam là chuyển động theo lối "không kịp thở lấy hơi".

Tóm lại, từ 19/8/1945 đến 19/12/1946 thực sự cần được tìm hiểu, nhất là trong báo chí. Tôi muốn nói, được tìm hiểu một cách bình tĩnh, từ nhiều chiều - gần đây có những nỗ lực trong mảng này, nhưng rất một chiều là một, rất không bình tĩnh là hai. Đã thế, những nghiên cứu ấy, nếu nhìn thật nghiêm khắc, còn gây ra những hiểu biết rất tai hại.

Chẳng hạn, trong một nghiên cứu, người ta nhắc đến tờ báo Tự do của Khái Hưng trong quãng thời gian này. Chi tiết này khiến tôi thấy rất nghi hoặc: tôi biết đây là đoạn rất khó, nhưng bản thân tôi cũng từng tìm hiểu nhiều, tôi không nghĩ có tờ Tự do nào liên quan đến Khái Hưng hết. Chứng minh không có thì khó hơn là chứng minh có, nên tôi sẵn sàng rút lại điều vừa nói nếu thấy bằng chứng về tờ Tự do, nhưng cho tới giờ phút này, tôi nghĩ nói rằng trong quãng thời gian nói trên có một tờ báo tên là Tự do với Khái Hưng là yếu nhân, là một điều không thể tin được.

Ta quay trở lại với Khái Hưng.

Đề tài "Khái Hưng ngoài Phong hóaNgày nay" thực sự là một đề tài rất khó. Nó lại còn khó hơn nữa bởi vì trong đường link vừa xong là Khái Hưng "ngoài" hai tờ báo trên, nhưng mới chỉ là trước chúng. Nhưng vậy còn chưa đủ: còn có Khái Hưng ngoài Phong hóaNgày nay, nhưng là sauchúng. Mà Khái Hưng ở phương diện này lại chính là Khái Hưng của đoạn, về cơ bản, 19/8/1945-19/12/1946, mà chúng ta đang nói đây. Nếu không giải quyết được vấn đề này, nếu không làm sáng tỏ được đoạn này, theo tôi vĩnh viễn Khái Hưng sẽ vẫn là một dấu hỏi lớn.

Theo hồi ký của Vũ Bằng, Khái Hưng có liên quan đến tờ Bình minh (yếu nhân là Nguyễn Giang), nhưng có vẻ không thực sự quan trọng. Theo hồi ký của Nguyễn Tường Bách, Khái Hưng có liên quan đến Việt Nam thời báo và Việt Nam, trong đó Việt Nam thời báo là tiền thân của Việt Nam. Dường như, lần duy nhất Khái Hưng xuất hiện chính thức trên manchette một tờ báo (với tư cách chủ bút) chính là Việt Nam thời báo, một tờ có tuổi thọ hết sức ngắn ngủi (chắp nối rất nhiều nguồn tài liệu với nhau, tôi tin tờ này không thể quá 24 số).

Trong cuốn sách nơi thông báo là có tờ Tự do liên quan đến Khái Hưng, rất may mắn là có ảnh chụp một số Việt Nam, góc trên cùng bên tay phải đăng quảng cáo về một tờ báo khác, Chính nghĩa. Tờ Chính nghĩa bắt đầu ra sau tờ Việt Nam chừng sáu tháng (tờ này là tuần báo, trong khi Việt Nam là nhật báo, chỉ gồm hai mặt một tờ giấy), cả hai đều kết thúc rất sát trước 19/12/1946.

Tại Sài Gòn trước 1975, Nguyễn Thạch Kiên in tập truyện ngắn Lời nguyền, trong đó có cả kịch (xem ở đường link này, trong đó cũng có các chi tiết hết sức quan trọng về Khái Hưng trong liên quan với tờ Ngày nay Kỷ nguyên mới). Tập Lời nguyền in truyện và kịch Khái Hưng từng cho đăng trên Chính nghĩa. Rất tiếc là tập sách ấy thiếu vở kịch Đoàn kết.

May mắn là gần đây vở kịch Đoàn kết đã xuất hiện trở lại, trên tờ Khởi hành (Viên Linh và Nguyễn Tà Cúc), phát hành tại Mỹ. Như vậy tác phẩm Khái Hưng trên Chính nghĩa coi như đã được tìm lại đầy đủ, sau gần bảy mươi năm tròn.

Tại miền Bắc, người ta vẫn có thể đọc được tờ Chính nghĩa và một số tờ báo khác "cùng khuynh hướng", ít nhất là một phần, nếu chịu khó, rất chịu khó tìm kiếm. Gần đây, trong một bài viết về Tự Lực văn đoàn, tác giả (tên là Lê Phong Sừ), cũng nhắc một cách rất cụ thể đến tờ Chính nghĩa.

Tôi nghĩ rằng một hiểu biết đầy đủ về Khái Hưng, nhất là liên quan đến vấn đề "Khái Hưng đã viết gì từ 19/8/1945 đến 19/12/1946" - đây là đoạn ngay trước cái chết của Khái Hưng - đã sắp có thể đạt được. Mốc 1946 càng quan trọng hơn nữa trong văn chương Việt Nam, vì thời điểm này liên quan máu thịt đến cả Khái Hưng lẫn Nguyễn Tuân, hai nhân vật đồ sộ nhất của thời tiền chiến Việt Nam.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tư liệu quản lý ruộng đất:

Lan man chuyện địa chủ, nông dân

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam ngày 18.12 tại TP.HCM đã nói nhiều về vấn đề tích tụ ruộng đất. Theo ông, đây là hướng phát triển cơ bản của nông nghiệp nước ta trong những năm tới. Nếu cứ manh mún hộ cá thể sở hữu ruộng đất nhỏ lẻ, nông nghiệp VN không thể nào làm ăn lớn, tạo sản phẩm có giá trị tham gia thị trường quốc tế một cách sâu rộng, vững bền.

Tất nhiên điều ông Phúc nói là đúng, chỉ có điều cái đúng này (tích tụ ruộng đất) giờ mới được phát hiện, được chỉ ra, được yêu cầu thực hiện sau gần một thế kỷ làm sai, kể từ cái thời tiền nhân của ông Phúc giương cao khẩu hiệu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rể”. Đánh đổ địa chủ, coi là một trong 4 kẻ thù chính của cách mạng dân chủ, những người cách mạng vô sản có lý riêng của họ. Để lôi cuốn nông dân, mà họ gọi là chủ lực quân của cách mạng, chả gì tốt hơn là hô to khẩu hiệu (lại khẩu hiệu, người cách mạng vô sản rất giỏi khẩu hiệu, là chúa trùm về khẩu hiệu) “ruộng đất về cho dân cày”. Với nông dân, chả có thứ gì quý hơn, cần hơn là ruộng đất. Ruộng đất là mục đích, mơ ước, lẽ sống, bầu sữa nuôi sống họ. Cách mạng thấy ngay điều ấy nên cũng thấy ngay rằng phải giành đoạt cướp lại ruộng đất của địa chủ trao cho nông dân, đặc biệt cho bần cố nông. Biết lợi dụng sức mạnh vĩ đại của nông dân ở một nước nông nghiệp, một xã hội đến hơn 90% là nông dân, nên người cách mạng đã thành công trong cuộc đấu tranh của mình.

Và có lẽ, rất giáo điều, họ đã quy tất cả địa chủ - người nhiều ruộng đất - vào làm một loại kẻ thù. Cuộc cải cách ruộng đất theo mô hình, bài bản của Trung Quốc được họ áp dụng cực kỳ “chuẩn” không sai một li so với đàn anh từ những ngày kháng chiến chống Pháp, năm 1953, đã thành trận cuồng phong cuốn cả xã hội vào vực sâu đen tối. Người ta hay nhắc đến bà Nguyễn Thị Năm, một địa chủ có công với kháng chiến, bị xử bắn đầu tiên, để giúp các thế hệ sau hình dung được sự tàn khốc của cuộc cải cách (thực chất là cách mạng) ruộng đất. Dù có cái gọi là “sửa sai”, khóc lóc đi chăng nữa thì cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất ấy đã đi vào lịch sử VN hiện đại như một chương đậm bi kịch, buồn thảm nhất.
Từ một chủ trương đúng “người cày có ruộng”, người cách mạng vô sản chỉ bởi vì muốn đạt mục đích của mình bằng thứ quan điểm ngoại lai nên đã mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, mà sai lầm lớn nhất là tước đoạt ruộng đất của nông dân.

Ông bạn tôi, GS Trần Ngọc Vương, một người nghiên cứu rất kỹ về vấn đề này từng viết rằng: “Với rất nhiều tội ác và sai lầm, thành quả đáng nói duy nhất của cải cách ruộng đất là đã thực hiện được phần nào tôn chỉ của cách mạng dân tộc dân chủ là "người cày có ruộng". Nhưng rồi bằng chính sách hợp tác hóa cưỡng bức, người ta lại thu hồi ruộng vào trong một hình thức pháp nhân dở ông dở thằng chưa từng có trong lịch sử quyền sở hữu, đó là hợp tác xã, và gọi đó với cái tên mỹ miều "hình thức sở hữu tập thể" về tư liệu sản xuất. Cứ thế, để rồi sau mấy chục năm, lại phải thừa nhận là sai lầm. Nhưng dù sai, họ vẫn kiên quyết không trả lại ruộng cho dân cày, một lần nữa người ta giao cho "cấp chính quyền cơ sở" đại diện cho "sở hữu toàn dân" nhiệm vụ quản lý đất đai. Một sự không rõ ràng khổng lồ có chủ ý đã xảy ra: ngày xưa chỉ là "sở hữu tập thể" để "hợp tác" (động từ) với nhau, giờ tự nhiên chỉ còn lại "sở hữu toàn dân", mở ra một cánh cửa thênh thang cho sự tùy tiện và lũng đoạn của chính quyền các cấp. Trong các tài liệu nghiên cứu cứu lý luận về sở hữu ruộng đất, chưa thấy ở đâu mô tả và nói chi tiết điều này! Sự "vô pháp" trong lĩnh vực này gần như tuyệt đối! Dễ hiểu vì sao 90 phần trăm oan sai hiện nay là về đất đai, cũng tỷ lệ ấy đại gia là nhờ vào lũng đoạn bất động sản! Và lãnh đạo thì quyết không buông "sở hữu toàn dân"!

Cứ như GS Vương viết, rõ ràng đã có sự tích tụ ruộng đất, hình thành tầng lớp địa chủ mới, dưới sự chỉ đạo của bộ máy cai trị hiện thời. Chứ không phải sắp tới mới chủ trương tích tụ ruộng đất như thủ tướng Phúc vừa nêu. Xưa đánh đổ địa chủ, nay lại lập nên địa chủ, cũng vẫn chỉ là một bàn tay họ. Và điều cũng thấy rõ là dù xưa hay nay, nông dân đều bị lợi dụng, chỉ là nạn nhân của chính sách cướp đoạt ruộng đất trắng trợn, công khai. Khẩu hiệu “Ruộng đất về cho dân cày” chỉ là khẩu hiệu. Có chút xíu an ủi với người nông dân là không riêng họ bị tước đoạt đất đai, mà thời nay, tất cả mọi người dân đều có thể bị tước đoạt ruộng đất, vườn tược, nhà cửa… trong cái luật lệ vô lối “sở hữu toàn dân”.

Nay thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại hô hào tích tụ ruộng đất, tôi chả biết cái vòng quay ruộng đất chóng mặt với đủ thứ chủ trương thay đổi xoành xoạch, “vậy mà không phải vậy”, nó sẽ trùm cái gì lên nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Chịu.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoa Kỳ ‘sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông’



Khu trục hạm USS Mustin tại quân cảng Cam Ranh. (Hình: Tuổi Trẻ)
VIỆT NAM – Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ vừa nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẽ hợp tác khi cần hợp tác nhưng cũng sẵn sàng đối đầu khi cần phải đối đầu.
Tại một cuộc thảo luận với các viên chức ngoại giao và chuyên gia của Úc ở Sydney, Đô Đốc Harris nhận định, Trung Quốc vẫn tiếp tục hành xử một cách hung hăng và Hoa Kỳ không ngại đối đầu với sự hung hăng đó.
Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ khẳng định, Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận chuyện Trung Quốc biến Biển Đông thành sân riêng, bất kể Trung Quốc đã bồi đắp bao nhiêu đảo nhân tạo và xây dựng bao nhiêu căn cứ trên đó.
Theo các chuyên gia, trong ba năm gần đây, Trung Quốc đã bồi đắp bảy bãi đá tại Biển Đông thành đảo nhân tạo với tổng diện tích khoảng 1,300 héc ta và đã xây dựng phi đạo, nhà chứa phi cơ, quân cảng, hệ thống kho, lặp đặt thiết bị viễn thông, hệ thống radar giám sát cả biển lẫn trời.
Mới đây, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế của Hoa Kỳ công bố một loạt không ảnh do vệ tinh chụp, theo đó, Trung Quốc đã bày bố hệ thống cao xạ, hỏa tiễn địa – không ở 6/7 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Trên các đảo nhân tạo đó Trung Quốc còn xây dựng các khối nhà dường như để dùng cho phòng thủ.
Ngay sau đó, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc lên tiếng xác nhận việc bày bố và khẳng định, việc Trung Quốc bày bố vũ khí trên các đảo nhân tạo là “hợp pháp và chính đáng.” Trung Quốc có quyền thực hiện các hành động mang tính phòng thủ.
Trong lĩnh vực ngoại giao, đáp lại những nhận định và tuyên bố của Đô Đốc Harris, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bảo rằng, sở dĩ trước nay Biển Đông vẫn ổn định là nhờ nỗ lực của Trung Quốc và những quốc gia khác trong khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói thêm là Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ “giữ lời hứa không đứng về bên nào trong số các bên đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời tôn trọng nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông của các quốc gia trong khu vực.
Bên cạnh việc kêu gọi Trung Quốc giữ nguyên hiện trạng Biển Đông (không bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân tạo, không xây dựng các căn cứ quân sự), Hoa Kỳ đã tổ chức nhiều đợt tuần tra, kể cả điều động các chiến hạm tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo và đảo tự nhiên ở cả quần đảo Trường Sa lẫn quần đảo Hoàng Sa.
Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần nhấn mạnh, không chấp nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng phán quyết mà Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc công bố hồi Tháng Bảy. Ngoài ra Hoa Kỳ liên tục khẳng định sẽ không lui bước trong việc bảo vệ quyền tự do lưu thông ở Biển Đông.
Mới đây, hôm 15 Tháng Mười Hai, USS Mustin – một khu trục hạm mang hỏa tiễn định hướng của Hải quân Hoa Kỳ đã vào quân cảng Cam Ranh như một điểm dừng kỳ thuật theo thông lệ. Điểm dừng kỹ thuật theo thông lệ là nơi các chiến hạm ghé vào để nhận một số dịch vụ liên quan tới bảo trì và tiếp liệu giữa các chuyến hải hành.
USS Mustin có thủy thủ đoàn khoảng 300 người và thường xuyên thực hiện các cuộc tuần tra ở cả Thái Bình Dương lẫn Đại Tây Dương. Nhân dịp ghé vào quân cảng Cam Ranh, thủy thủ đoàn của USS Mustin sẽ giao lưu với dân chúng thành phố Nha Trang và tham dự một số hoạt động văn hóa, thể thao tại tỉnh Khánh Hòa.
Ông Ted Osius, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bảo rằng, sự kiện vừa kể là một bằng chứng, cho thấy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, kể cả dân sự lẫn quân sự đang càng ngày càng sâu sắc. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam giờ là sự hợp tác toàn diện, có lợi cho cả hai bên.
Một trung tá là hạm trưởng của USS Mustin giải thích thêm lợi ích của cả hai bên là hòa bình, ổn định, gắn với trật tự dựa trên luật pháp quốc tế. (G.Đ)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phạm nhân góp tiền gửi đến đồng bào vùng lũ





THÀNH TRUNG





























TTO - Các phạm nhân trại giam Xuyên Mộc đóng góp tiền gửi đến cho nhiều gia đình bị thiên tai bão lũ ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Trong những ngày vừa qua, nhiều gia đình bị thiên tai bão lũ ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình đã không khỏi bất ngờ, xúc động khi nhận những phần quà “cứu trợ” đặc biệt từ một nơi cũng rất đặc biệt gửi về.

Như nhiều gia đình tại hai vùng “rốn lũ” Hà Tĩnh, Quảng Bình trong hai đợt mưa lũ hồi tháng 9-10 vừa qua, gia đình ông Cao Minh Dung (Quảng Trạch, Quảng Bình) chịu nhiều thiệt hại nặng nề.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, bất ngờ gia đình ông nhận được số tiền ủng hộ 2 triệu đồng đến từ trại giam Xuyên Mộc, Tổng cục VIII, Bộ Công an, nơi con trai ông đang thụ án.

Tìm hiểu về nguồn gốc món quà cứu trợ đặc biệt này, chúng tôi được biết đó chính là số tiền do các phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam quyên góp.

Đại tá Lê Văn Tuất, phó giám thị trại giam Xuyên Mộc, cho biết: khi biết được đồng bào các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề do mưa lũ, trại giam Xuyên Mộc đã phát động phong trào quyên góp ủng hộ trong toàn đơn vị.

Ngoài số tiền do tập thể cán bộ chiến sĩ trại giam đóng góp ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung, còn có trên 45 triệu đồng do 1.827 trên tổng số hơn 2.400 phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam đóng góp.

Toàn bộ số tiền trên được chuyển trực tiếp về hỗ trợ 22 thân nhân, gia đình các phạm nhân đang sinh sống tại hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Trong số 1.827 phạm nhân tham gia đóng góp, ủng hộ, có người ủng hộ 100.000 đồng, 200.000 đồng, người chỉ có 5.000 đồng, 10.000 đồng. Đó có thể là tiền mà gia đình các phạm nhân gửi vào để thăm nuôi, đó có thể là tiền tăng năng suất mà các phạm nhân nhận được khi lao động tốt...

Anh Nguyễn Đức Quang (27 tuổi, một trong những phạm nhân tham gia đợt quyên góp này) chia sẻ với chúng tôi:

“Tôi cũng như nhiều anh em phạm nhân khác rất vui vì dù mình ở trong này vẫn có thể cùng cộng đồng sẻ chia, giúp đỡ cho gia đình các bạn tù!”.

Còn phạm nhân Cao Minh Duy (22 tuổi), con của bác Cao Minh Dung, nhân vật trong phần đầu bài viết, cho biết: “Thực sự khi đóng góp, tôi chẳng bao giờ nghĩ gia đình mình lại được nhận tiền do phạm nhân giúp đỡ. Khi được ban giám thị thông báo danh sách các gia đình được nhận tiền ủng hộ, tôi rất cảm động”.

Trao đổi với chúng tôi về việc làm đầy ý nghĩa này, đại tá Lê Văn Tuất nói: “Số tiền tuy không nhiều nhưng việc làm này lại có ý nghĩa nhân văn cao cả. Đó là tiền các phạm nhân đóng góp để ủng hộ cho thân nhân, gia đình những người cùng cảnh ngộ như mình.

Đó là tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, thể hiện đạo lý ngàn đời của dân tộc ta cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang