Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Chán quá, xã hội gì mà đa phần thích vú với đánh nhau...





















FB Hoàng Hữu Hồ

VÔ MINH!
1. Khi Công an Hà Nội ra quyết định xử phạt phóng viên Quang Thế, và định nghĩa lại cú đấm là cái nựng yêu lên má ai đó, thì cùng lúc đó, tướng Lê Đông Phong - Giám đốc Công an TP.HCM có chỉ thị đình chỉ công tác một công an viên phường 6, quận 3 do hành vi nắm tóc, kéo lê một người hàng rong (hoặc một đối tượng giang hồ, chăn dắt, cho vay nặng lãi theo quan điểm của một bộ phần lớn fber).

Chuyện công an Hà Nội định nghĩa lại cú đấm thành cái nựng má, cú đạp thành nâng chân quá háng, quả thật là không còn gì để nói. Thế nhưng, vẫn còn đại bộ phận người chơi facebook, trong tổng số 50% người rảnh rổi lên facebook vẫn còn cam kết ủng hộ cú vuốt tóc của công an Hải, dù cho tướng Phong đã có ý kiến rằng hành vi đó của công an Hải là không đúng với tác phong, nghiệp vụ của người công an nhân dân.

Kể từ sau cú bẻ cổ lên đầu gối của sỹ quan Hà trong Chợ Lớn, số đông quần chúng cổ võ bạo lực vô pháp ngày càng gia tăng. Có thể thấy tâm thức đó qua các comment: bảo vệ hiện trường, lò cò nhảy vô thì đánh phải rồi! Con mẹ đó hỗn, công an đánh là phải rồi! Thấy xứ Mỹ không, lèn èn là nó bắn nát sọ rồi! Bọn báo chí kền kền đang bi kịch hóa một kẻ chăn dắt thành cô hàng rong kìa...Quả thật, cá nhân đọc phải những dòng đó thì rất là sợ, bởi nó cũng xêm xêm với sự đồng thuận "trộm chó, thì đánh chết là rất đáng", và xa xa hơn nữa, tôi thấy có nhiều kẻ đang mong mỏi có một Duterte tại Việt Nam - kẻ có thể sẳn sàng bắn bỏ bất cứ những ai có hành vi chống đối công vụ, bất kể là hàng rong, hay bánh tráng trộn, tất cả cần được bắn bỏ như hơn 3000 người Phi là tội phạm ma túy, sử dụng ma túy hoặc bị tình nghi liên đến ma túy đã mất mạng trên đường phố mà không cần xét xử.

Thưa các bạn, đất nước nào cũng vậy, trấn áp tội phạm, bắn giết tội phạm nó đều nằm trong ngưỡng của pháp luật, nghĩa là mọi thứ phải được luật quy định. Và nếu có sự bắn giết xảy ra, nếu là sai trái, dư luận vẫn có thể lên án trước khi tòa kết án kẻ phạm pháp. Đó là xã hội. Và cái tiến bộ của loài người, đó là làm cho sự hành xử, mối quan hệ giữa người với người xa rời khỏi hành vi bạo lực, nó là tiến trình của nhiều ngàn năm, và mãi cho đến giờ, con người tiến bộ vẫn tiếp tục cố gắng xây dựng một xã hội ít bạo lực. Luật pháp chính là giới hạn, là cái để phân định như thế nào là thực thi công vụ, như thế nào là lạm dụng quyền lực, bạo lực để xâm hại, làm tổn thương đến sức khỏe của người khác.

Dù rằng, buôn bán hàng rong là sai, và buộc phải tuân thủ theo luật pháp của bất kỳ xã hội, nhưng, không ai khác có thể triệt tiêu quyền sinh tồn của bạn, đó là quyền tối thượng mà thượng đế đặt vào bàn tay của mỗi người khi chào đời.

Không thể vì họ là hàng rong, là vô gia cư, thì bất kỳ ai cũng có thể đánh, giết. Mọi hành vi luôn phải được hành xử theo luật, phải được luật cho phép. Làm ơn hiểu giùm chổ này !!!

2. Bên kia Biển Đông, Duterte đang ví mình là Hitler đối với nhựng người có liên quan với ma túy. Và Duterte còn hơn Hitler, là bởi ông là vị tổng thống dân cử đầu tiên của Philipine ngồi xổm trên pháp luật, người sẳn sàng cho lực lượng công an bắn giết mà không thông qua xét xử. Tại sao Duterte làm được điều đó, là bởi vì ở Philipine, dù là một nước dân chủ hơn Việt Nam, nhưng cộng đồng những người giống với những fbers Việt Nam có quan điểm: bảo vệ hiện trường, lò cò nhảy vô thì đánh phải rồi! Con mẹ đó hỗn, công an đánh là phải rồi! Thấy xứ Mỹ không, lèn èn là nó bắn nát sọ rồi!... khá lớn và đang ủng hộ Duterte. Nếu bạo lực tiếp tục bạo lực, thì nó là cơn say máu, chắc chắn không chỉ là con số 3000 người đã chết, mà tương lai, bất kỳ ai trong xã hội Philipine, chỉ cần gắn nhãn có liên quan ma túy (giống như ở VN sẽ là chăn dắt, bảo kê...) thì có thể sẳn sàng chết bất kỳ lúc nào. Lạm quyền ==> Vô Pháp ===> Bạo lực không kiểm soát ===> Diệt Vong.

Thế thôi.

3. Không liên quan 2 số trên. Phụ nữ họ sống bằng cảm xúc nhiều hơn nam giới. Vì vậy, khi họ yêu thì rất khó giấu, họ sẳn sàng bộc lộ, và bất kể sự nghiệp, gia đình, hay bất cứ điều gì. Lúc đó, điều họ quan tâm duy nhứt là TÌNH YÊU. Thôi bỏ qua đi.

4. Có một ý kiến này được hàng vạn facebook hoan hỉ chia sẻ rằng : "Sẽ có những tên cướp giết người máu lạnh đang trốn nã bị công an mặc đồng phục trấn áp bắt giữ, nó chỉ la lên Công An Đánh Dân thì sẽ được quần chúng nhân dân xúm lại giúp nó trốn thoát và tiện tay nó sẽ cắt cổ thêm vài mạng nữa! Bọn tội phạm cướp giật hút chích đâm chém sẽ lộng hành và Công An đã kém thì càng tệ hơn vì làm gì cho mệt, kệ mịa bọn bây cứ đâm chém cướp giết hiếp lẫn nhau đi! Đừng tranh cãi đúng sai nữa, hãy nhìn thấy tương lai của chính bạn và gia đình bạn, sẽ bị cướp cắt cổ vì chính thái độ của mình hôm nay."

Dạ thưa quý bạn, khi quý bạn cổ võ cho bạo lực vô pháp từ lực lượng công quyền, thì hình ảnh tương lai của chính bạn, gia đình bạn cũng sẽ bị cắt cổ, bị bắn bất ngờ mà khả năng xảy ra tăng gấp 1000 lần, là bởi vì lực lượng công pháp họ luôn có quyền lực và súng dắt bên mình. Giang hồ thì thỉnh thoảng mới có súng và ít khi chơi trực diện bạn hen.

Bất kỳ, ủng hộ BẠO LỰC VÔ PHÁP cũng giống như cổ súy Việt Nam sớm có Duterte.

Và ủng hộ, cổ súy cho bất kỳ quan điểm mà mình không biết, chưa hiểu, chưa thấu thị, thì cũng là VÔ MINH.

Cuối cùng, hãy luôn mạnh mẽ trong tình cảm, khi không còn được yêu, thì phải vững lòng, vươn vai gánh những thứ còn lại đi cho hết đoạn đường...

P/s: Viết cái bài này hơn 1h mà chỉ có 5 like, trong khi mụ Lê Bảo Kim quăng vú lên facebook chưa đầy 5 phút đã có 100 like. Chán quá, xã hội gì mà đa phần thích vú với đánh nhau. Nhẻ, tháng sau đủ tiền đi bơm luôn...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Họa phương Bắc chẳng bằng nạn nội chiến



FB Quang Phan
Các bạn có thể dẫn giải rằng 1000 năm qua người Trung Quốc chưa khi nào nguôi ngoai ý định xâm lược Việt Nam, biến Việt Nam thành quận huyện. Ngày trước vậy, đến bây giờ vẫn vậy!

Nhưng thực tế lịch sử lại khác!

Một ngàn năm (tính từ 938), giữa phương Bắc và phương Nam có 8 lần chiến tranh: cuộc kháng Tống của Lê Hoàn (cuối năm 980), cuộc kháng Tống của vua tôi nhà Lý (1075 – 1077), ba lần chống Mông – Nguyên (1258 – 1288), cuộc chiến kháng Minh (1407 – 1428), Chiến tranh Kỷ dậu Quang Trung đánh bại quân Thanh (1789) và cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 với dư âm dai dẳng đến năm 1991.

Trong 8 cuộc chiến tranh thì ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên, người Việt chống lại thế lực của người Mông Cổ trước và khi họ thống trị Trung Hoa; hai lần thật tiếc thay người Việt rước giặc vào nhà: Minh Thành Tổ lấy cớ quý tộc Trần cầu xin phát binh xâm lăng Đại Ngu - Quốc hiệu Việt Nam dưới thời nhà Hồ (1400 - 1407). Lê Chiêu Thống cầu xin nhà Thanh khởi binh tiêu diệt Nguyễn Huệ, khôi phục nhà Lê.

Một ngàn năm, 8 lần chiến tranh, bình quân 120 năm có một cuộc chiến, lâu dài và liên tục nhất là cuộc chiến kháng Minh diễn ra trong khoảng 20 năm (1407 – 1428). Chừng ấy không phải là dài khi so với cuộc chiến trăm năm Anh – Pháp (1337 – 1453), hay “mối thù Pháp – Đức” từ 1793 (khi Liên quân Áo – Phổ xâm lăng nước Pháp cách mạng đến hết Thế chiến thứ II (1945).

Và họa từ trong nhà lớn hơn họa ngoại xâm từ phương Bắc. Nam – Bắc Triều (Lê – Mạc) đánh nhau 60 năm (1533 – 1592), Trịnh Nguyễn phân tranh đánh nhau ròng rã 45 năm (1627 – 1672) cuối cùng chia đôi Đàng Ngoài - Đàng Trong chiến tranh tàn khốc đến nỗi dọc bờ sông Gianh không còn tiếng chó cắn, gà kêu; Tây Sơn khởi loạn 30 năm, Nguyễn Nhạc trả thù Hoa Kiều tại Chợ Lớn, Nguyễn Huệ khủng bố trắng tại Hà Tĩnh, anh em trong nhà chia ba đất nước đánh lộn lẫn nhau …

Sau khi kết thúc những cuộc chiến chống lại phương Bắc, hai bên hữu hảo, biên giới yên bình hàng trăm năm. Nhưng sau khi kết thúc nội chiến là tàn sát, là giam cầm đầu lâu của kẻ chiến bại.  sau chiến thắng là trả thù di họa đến cả trăm năm con cháu!

Một ngàn năm đã qua đi, một trăm năm cũng sắp qua đi, dân ta giờ vẫn sẵn sàng chém giết, treo cổ lẫn nhau chỉ vì những lý do chả đâu vào đâu. Cho nên cái ta cần sợ là chính ta, chứ chẳng phải là Trung Quốc gì cả.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bi kịch cuối đời của tướng Bành Đức Hoài, người dám làm phật ý Mao Trạch Đông

Bành Đức Hoài, vị nguyên soái của quân đội Trung Quốc trong suốt nhiều thập kỷ, nhưng chỉ vì một bức tâm thư gửi Mao Trạch Đông mà đã mất đi tất cả, từ công danh tới sự nghiệp.

Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa, bành đức hoài,
Bành Đức Hoài vì một lá thư trái ý với Mao Trạch Đông mà phải nhận một kết cục bi thảm. (Ảnh: Internet)
Bành Đức Hoài, vì một bức tâm thư mà nhận kết cục bi thảm
Bành Đức Hoài, tên thật Bành Đức Hoa, là một trong 10 nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1954 đến 1959.
Ông là một chỉ huy chủ chốt trong cuộc chiến Trung – Nhật lần hai và cuộc chiến tranh giải phóng Trung Quốc, đồng thời là Tổng chỉ huy lực lượng Chí nguyện quân Trung Quốc trong cuộc chiến Triều Tiên. Tuy nhiên, vị tướng này đã phải trả giá đắt cho sự nghiệp của mình vì dám phản đối Mao Trạch Đông trong phong trào Đại nhảy vọt.
Sử liệu chép, tháng 6/1959, trong Hội nghị Lư Sơn, Bành Đức Hoài đã chỉ trích xu hướng tả khuynh trong cuộc vận động công xã hóa nhân dân và phong trào Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông đề xướng.
Sau đó, Bành Đức Hoài còn viết thư riêng cho Mao Trạch Đông nói rõ cách nhìn của mình, đề cập đến thất bại, tình cảnh tiêu điều của nền kinh tế Trung Quốc khi thực hiện chính sách Đại nhảy vọt.
Tại hội nghị lần đó, Mao Trạch Đông đã quyết định công khai bức thư của Bành Đức Hoài, đồng thời quy kết ông là tiêu cực. Với quyền lực của Mao Trạch Đông, toàn bộ Bộ Chính trị và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng về phía Mao Trạch Đông hoặc lặng im.
Gần như tất cả quay sang đả kích Bành Đức Hoài mà Lâm Bưu là người đứng đầu. Sau đó, Bành Đức Hoài bị quy là đứng đầu bè lũ phản đảng, bị bãi miễn chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng rồi bị theo dõi và quản chế tại nhà riêng ở Thành Đô, Tứ Xuyên.
Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa, bành đức hoài,
Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh áp giải trong Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: Internet)
Trong những năm Cách mạng Văn hóa, Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh bắt về Bắc Kinh nhốt trong một doanh trại quân đội ở ngoại ô phía Tây Bắc Kinh với điều kiện vệ sinh tồi tệ, không được chăm sóc y tế.
Tháng 4/1973, Bành Đức Hoài được xác định là bị ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối. Do suy nhược sau khi mổ và tâm trạng tồi tệ, cố gắng của các bác sĩ không ngăn được tế bào ung thư nhanh chóng lan rộng.
Những ngày cuối đời của Bành Đức Hoài qua lời kể của một bác sỹ
Phòng bệnh của Bành Đức Hoài nằm ở gian sau cùng của phía Tây bệnh viện, trong căn phòng bệnh rộng hơn 10m² này, cửa sổ đóng chặt lại. Ở gần cuối giường có một quân nhân gương mặt lạnh đứng im ở đó nhìn chằm chằm vào ông, cảnh vệ 3 ca 24 giờ mỗi ngày thay phiên nhau đến canh giữ. Trong căn phòng ngoài mấy cuốn “Mao tuyển” và mấy trang “Nhân Dân nhật báo”, “Báo quân giải phóng” đã quá thời ra, trông thật trống trải.
Vì để hạn chế hoạt động của ông nên khi ông muốn viết chữ, thì không đưa bút, ông muốn nghe đài phát thanh, thì không có radio, trong phòng càng lộ rõ tình cảnh buồn tẻ.
Có lẽ nhìn thấy tôi là một bác sĩ mới, ông chỉ tấm thẻ ở đầu giường bệnh nói với chúng tôi:“Tôi không phải gọi là ‘bệnh nhân số 145′, tôi là Bành Đức Hoài ở hội nghị Lư Sơn!”.
Không có ai dám tiếp lời. Ông ấy liền tự tức giận nói tiếp: “Tôi ở hội nghị Lư Sơn không có sai, tôi sai ở chỗ nào chứ? Tôi viết thư cho Mao Trạch Đông, phù hợp nguyên tắc, tôi là dựa theo tình hình trong nước và nội dung hội nghị Lư Sơn sắp được triển khai mà viết ra, là để cho Mao Trạch Đông làm tham khảo, tại sao lại nói thành ý kiến thư đây?
Nói tôi có âm mưu gì đó, có kế hoạch, có tổ chức, có cương lĩnh, có mục đích… gì đó, đều không đúng. Nhưng tôi là có chuẩn bị, chuẩn bị gì đây? Chuẩn bị bị thoái xuất khỏi đảng, chuẩn bị ly hôn với vợ, chuẩn bị chịu chết!”.
“Tôi trước nay vốn không sợ chết, tôi có thể hủy diệt chính mình, nhưng quyết không thể bán rẻ mình”. Nói xong liền ngửa mặt lên trời thở dài.
Từ đó về sau, tôi luôn cảm thấy được trách nhiệm và áp lực trên vai của mình, vậy nên cứ mãi nơm nớp lo sợ, cẩn thận từng li từng tí.
Lúc này, Bành Đức Hoài sau khi đã được phẫu thuật 1 năm 5 tháng, chứng bệnh ung thư đã lan rộng đến phần vai, phần phổi và não bộ, thân thể càng ngày càng chuyển biến xấu, chịu đủ dày vò của bệnh tật, rất đau đớn, nhưng ông vẫn luôn không đếm xỉa gì đến căn bệnh của mình.
Ông phẫn nộ nói rằng: “Tội danh lớn nhất là định tôi làm đầu sỏ của tập đoàn phản cách mạng, căn cứ ở đâu? Chính là ở Lư Sơn, tôi dùng danh nghĩa cá nhân viết một lá thư cho Mao Trạch Đông. Nếu còn có nữa thì chính là trước hội nghị Lư Sơn, tôi đã viếng thăm một vài quốc gia Đông Âu, vì vậy nói tôi ‘câu kết nước ngoài’, làm ‘câu lạc bộ quân sự’ gì đó, đây hoàn toàn là tội danh áp đặt lên người tôi, tôi tuyệt đối không thừa nhận, bởi vì nó vốn dĩ là giả dối bịa đặt mà!”.
Ông không ngừng nói: “Nói lời giả dối, làm quá lên thì được vang danh; nói lời thật, nói sự thật thì là có tội, trên đời này ở đâu có đạo lý như vậy chứ?”. Ông lại có lúc lớn tiếng hỏi lại: “Tôi tại sao nhìn thấy nhân dân chịu thiệt hại mà không được nói lên lời thật? Tôi là Ủy viện Cục chính trị, có quyền phản ánh tình huống với Mao Trạch Đông mà!”.
Ông thỉnh thoảng biểu lộ tâm thái có lời mà không biết thổ lộ với ai, không cầm nổi lòng mà chảy nước mắt, lẩm bẩm tên của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, thổ lộ hết ủy khuất và phiền muộn trong lòng mình.
Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa, bành đức hoài,
Bành Đức Hoài và Mao Trạch Đông những năm 1950. (Ảnh: Internet)
Mỗi lần kiểm tra phòng, luôn nghe thấy ông ấy lẩm bẩm một mình: “Mao Trạch Đông à Mao Trạch Đông, ông là người mà Bành Đức Hoài tôi đây một đời kính nể nhất. Hai chúng ta đã sát cánh cùng nhau hơn 30 năm, trải qua biết bao nhiêu sóng gió, trắc trở gian nan, ông là người hiểu tôi nhất mới phải. 
Ông nói tôi dũng mãnh như Trương Phi, vừa có tính thô lỗ của ông ta, cũng có sự tinh tế của ông ta, tôi tâm phục khẩu phục. Nhưng mà chỉ bởi một lá thư và mấy lời phát ngôn của tôi, tại sao lại khiến ông tức giận lớn đến như vậy? Có phải ông đã nghe ‘vạn tuế’ nhiều rồi, nên đã nghe không lọt tai một chút lời thật chói tai nữa? Như vậy thật đáng buồn rồi, hậu quả thật không thể lường trước được”.
“Mọi người có lúc hô ông một tiếng ‘vạn tuế’, là xuất phát từ ngưỡng mộ và nhiệt tình đối với ông, nếu như há miệng ngậm miệng gọi lớn ‘vạn tuế, vạn vạn tuế!’ đây chính là khiến người ta nghi ngờ rốt cuộc là tinh thần không bình thường, hay là có dụng tâm khác. Tôi không gọi ông ‘vạn tuế’, tôi chúc ông mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi!”.
Trong những ngày cuối cùng, tâm trạng của ông ấy càng trở nên thất thường. Có lúc thì chán nản bực bội, có lúc thì ngẩn ngơ đưa mắt nhìn suy tư, có lúc thì bóp chặt cổ tay thở dài, âm thầm rơi lệ, có lúc thì lớn tiếng quát mắng. Lúc đó khi tôi hỏi thăm bệnh tình, ông ấy thường hay hỏi một đằng, trả lời một nẻo, chỉ lo nói ra tâm sự của mình; khi lính canh trông coi ông lên tiếng can thiệp, ông cũng không để ý thêm.
Ví như, tôi hỏi: “Ông cảm thấy thế nào?”, “Có thấy khó chịu chỗ nào không?”“Ông cần phải kiên trì xạ trị. Đau đớn ở bả vai và phần eo đã giảm chút nào chưa?”. Ông ấy trả lời rằng: “Tôi chịu được, vai là đè không ngã được, lưng thì vẫn thẳng. Tại sao vẫn cứ chần chừ không định án cho tôi? Bành Đức Hoài tôi có tội gì? Tôi chết như vậy, thật sự là chết không nhắm mắt!”.
Ông thường tự lẩm bẩm một mình: “Tôi vẫn là câu nói đó, ‘đúng sai tự có phán xét, chuyện lâu tự nhiên rõ ràng’, Mao Trạch Đông nói hãy để lịch sử đưa ra kết luận, tôi đang chờ đợi kết luận của lịch sử đây!”.
Bành Đức Hoài bởi ung thư di căn, toàn thân đau đớn, nhất là bả vai sưng lên rất khó chịu, thống khổ khiến ông ra sức giãy giụa trên giường. Có những lúc, ông đau đớn đến nỗi dùng răng cắn rách tấm chăn, khăn trải giường, quăng chúng xuống sàn. Y tá chỉ có thể thay tấm khăn trải giường mới, thay quần áo và lau người cho ông ấy. Truyền dịch cho ông ấy, ông ấy nhổ cây kim đi. Khi lính gác ngăn cản, ông ấy mắng chửi càng dữ dội hơn, ông hét lên: “Tôi không dùng thuốc của Mao Trạch Đông!”.
Vào ngày cuối cùng của cuộc đời, khi nhân viên y tế hút đàm cho ông, ông ấy lại đột nhiên dùng cánh tay phải gầy như que củi đó khua loạn xạ ở không trung, mở miệng “A…a…”, muốn kêu gào lên. Ông ấy ngoan cường về mặt tâm lý và sinh lý, nhưng ông ấy đã sức tàn lực kiệt. 15h35 ngày 29/11/1974, ông đã ra đi ở cái tuổi 76, để lại nhiều oán hận, đau khổ, sầu lo, nghi hoặc, tiếc nuối và ước ao cho thế gian này.
Theo Aboluowang.com


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao Tổng Biên tập Nguyễn Như Phong bị trảm?


Vụ Nguyễn Như Phong bị trảm lần này là một bài học để đời cho dân viết lách đam mê đụng bút vào chuyện thế sự, một mảng đề tài đang hot? Nguyễn Như Phong nguyên Phó TBT báo Công an nhân dân, hàm đại tá được ngành dầu khí, một ngành mà tiền nhiều như nước “sông Đà, Biển Đông…” đón về để “kiến tạo” một tờ báo để vênh vanh với thiên hạ, để có thêm quyền nói sau quyền ăn vốn đã ngập tràn của những ông bà quan chức ngành này…

Petrotimes đưa bài PV một kẻ "ất ơ" Người Buôn Gió chọc tức TBT Trọng
So với các TBT khác, Nguyễn Như Phong có thâm niên ngành công an nên có quan hệ rộng, sâu với nhiều quan chức cao cấp với ngành này nên nắm được nhiều thông tin thuộc diện thâm cung bí sử, được cái tự tin: nói có người nghe, đe có ngưới sợ…

Thế nhưng ở đời ai đoán được chữ ngờ, đi đêm lắm có ngày ắt gặp ma. Không ai khi ngờ phẩm chất “phò chính thống” của Nguyễn Như Phong, bởi có lần chính Nguyễn Như Phong đã tự nhận nghề làm báo không khác gì thân phận con chó; nhờ sự cúc cung tận tụy với nghề “phò chính thống” mà Phong có vai vế trong làng báo…Thế nhưng giờ đây tất cả đã lộn nhào, sau cú đột quỵ này Nguyễn Như Phong chỉ còn về hưu là nhẹ, không cẩn thận Phong còn khả năng ăn đòn lao lý…

Chuyện của Phong suy cho cùng cũng chỉ nhằm mục đích tỏ ra ta là anh chị trong làng thông tin, câu view, tỏ ra nhanh nhạy thông tin, coi trời bằng vung nên đã thò đầu vào tử địa…

Phong đưa lại bài phỏng vấn Người buôn gió, tác giả của loạt bài đang làm lộn tiết một số phe nhóm Việt Nam qua vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn; bài phỏng vấn của một tờ báo Việt Kiều mặc dù đã cắt gọt, thêm nếm nhưng đã lộ ra sự ngông nghênh về nhận thức thời thế, tưởng mình “chân cứng rễ bền”, “ô dù” hoành tránh cóc biết sợ ai; căn bệnh chung của dân police…Ở các nước người ta rất hạn chế cho dân Police có báo riêng vì ông được trang bị súng, dùi cui rồi mà ông có thêm báo nữa thì trời bằng vung thật...

Phong đưa lại thông tin này khác nào gián tiếp vinh danh, xác nhận thông tin của Gió, trong khi Gió chỉ nhận mình là là "kẻ chém gió" ất ơ, trúng đâu thì trúng...

Theo người viết bài này Nguyễn Như Phong đã rơi vào các tử địa sau đây mà rất nhiều blog lề dân đã tỉnh táo không xông vào:

1/ Chuyện của Người buôn gió tung lên mạng chưa biết thật giả đến đâu nhưng chắc chắc là những “tấn muối” gieo vào lòng TBT Nguyễn Phú Trọng người đích đanh chỉ đạo đích danh vụ Trịnh Xuân Thanh đã bị đẩy vào bẫy việt vị của ai đó? Trịnh Xuân Thanh trốn là một sự kiện gây mất điểm ghê gớm với uy tín của Nguyễn Phú Trong trong sự ngiệp “ đả chuột, diệt ruồi”… Vụ này gây tạo dư luận nghi ngờ về sự chia rẽ, mất lòng tin giữa phe đảng và phe an ninh; một thời cái sự liên minh này đã nâng thành khẩu hiệu, phương châm xử thế: Còn đảng còn mình…

Thành ra các cây bút lề dân ở trong nước chỉ đứng xa xa mà xem cơ trời vận nước xoay vần đến đâu chứ không đụng bút vào hùa với Gió bởi đề phòng chuyện ăn đòn giận cá chém thớt…


2/ Qua vụ Trịnh Xuân Thanh blogger lề dân cũng lờ mờ nhận ra đổ bể cuộc chiến phe nhóm, thành ra mình thò bút vào không cẩn thận bị coi là ăn tiền của nhóm này để chơi nhóm kia. Một trong những lý do Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào bị nhập kho là do bị nghi là ăn tiền của phe nhóm Y. tấn công phe nhóm X. Thế nhưng, khi người ta lần theo từng cái “giải rút” của từng cái quần lót của 2 blogger này và không phát hiện thấy một dấu vết, một đồng tiền của nhóm lợi ích nào tài trợ cho 2 blogger này…

Riêng Phạm Viết Đào không một cú điện thoại nào kể cả gọi cho em út bằng sim rác cũng bị sờ nắn tới; Ra tù hơn 2 năm rồi mà thỉnh thoảng vẫn có đuôi theo…

3/ Nguyễn Như Phong là người bên an ninh, là người ăn tiền dầu khí, vậy Năng lượng mới (Petro Times); dù muốn hay không người ta vẫn tin cái “ đạo lý” đồng tiền: ăn cây nào rào cây ấy; đưa chuyện của Trịnh Xuân Thanh, đưa Người buôn gió lên thành chuyện của công luận thì khác gì dỡn mặt phe nhóm đang tìm cách bắt trị Thanh, làm sôi máu những ông đang thần hồn nát thần tính, đang muốn tùng xẻo Trịnh Xuân Thanh ?

4/ Nguyễn Như Phong chắc chắn sẽ bị xử nặng bởi đây cũng còn là cái cớ để giết gà dọa khỉ; “Con gà” Nguyễn Như Phong rất có thể trở thành món cúng “ động thổ” cho chiến dịch “tảo thanh” nội bộ, “giải phóng mặt bằng”…

Đó là 4 lý do, “tứ tử” do Nguyễn Như Phong tự thò đầu vào thế “ chết không kịp ngáp”, “ hối không kịp hận”…Các ô chắc cũng chẵng dại xòe ra che đỡ cho Nguyễn Như Phong trong hình thế sự đang như “nước sôi lửa bỏng”…

Sau vụ này Nguyễn Như Phong chắc chắn rơi vào cảnh ê chề của cái thân phận “ hàng thần lơ láo phận mình sao đâu”; trở về lề dân chắc là không được; phò chính thống thì người ta cạch mất đường rồi, đành phải ôm, gặm nhấm một “ nỗi căm hờn trong cũi chó ?!

Nỗi ê chề của Nguyễn Như Phong âu cũng là bài học cho những cây bút “ phò chính thống” mỗi khi thất cơ lỡ vận, điều ít ai tránh hết trong cõi đường đời ?!

Phò nhân dân mới là sự nghiệp vạn đại vì không ai chiến thắng được nhân dân; một đúc kết của quan chức văn hóa Hà Nội khi hồi hưu...

Phúc Lộc Thọ
(Blog Phạm Viết Đào)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi chúng ta lùn hơn Campuchia, kém Thái Lan nửa cái đầu




Anh Tú 






















MTG - Tôi tin rằng người Việt Nam có tố chất không thua gì người Campuchia hay người Thái Lan. Nếu chúng ta làm tốt vấn đề dinh dưỡng và thể chất thì chiều cao sẽ được cải thiện để khi gặp thì họ phải ngước nhìn ta thay vì ta ngước nhìn họ.

Trong một lần phát biểu mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam chỉ đạt 163,7 cm, chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam là 153 cm. Con số này khiến không ít người giật mình vì không ngờ chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp như vậy. Và chúng ta sẽ còn giật mình hơn nếu thấy chiều cao của Việt Nam đang thua kém cả người Campuchia và thấp hơn Thái Lan nửa cái đầu.

Theo thống kê của Average Height thì đàn ông Campuchia cao hơn Việt Nam 0,4 cm còn đàn ông Thái Lan đã cao vượt mốc 170 cm. Cũng theo thống kê của trang dữ liệu này thì phụ nữ Campuchia cao hơn chúng ta 0,2 cm còn phụ nữ Thái Lan đạt 159 cm. Con số này cũng khá phù hợp với thống kê mà báo Inquirer của Philippines đưa năm 2014 cho thấy người Campuchia cao hơn người Việt Nam.

Chiều cao thì có đáng quan tâm không? Rất đáng quan tâm vì khi bạn cao thì người khác sẽ phải ngước nhìn. Ở một góc độ nào đó, chiều cao trung bình cũng đánh giá mức độ phát triển của dân tộc đó so với thế giới. Nếu dân tộc đó no ấm thì người dân sẽ có chiều cao tốt hơn.

Lấy ví dụ ở bán đảo Triều Tiên. Ở phía nam vĩ tuyến 38 thì điều kiện kinh tế xã hội, người dân có chế độ dinh dưỡng tốt hơn và chiều cao rất đáng ngưỡng mộ. Số liệu của các tổ chức thế giới chỉ ra rằng đàn ông Hàn Quốc cao 173,5 cm và nữ giới là 161,1 cm. Còn ở phía bắc vĩ tuyến 38 thì điều kiện cuộc sống khó khăn hơn nên chiều cao cũng giảm đi. Đàn ông phía bắc bán đảo Triều Tiên chỉ cao 165,6 cm còn phụ nữ thì chỉ cao 154,9 cm. Cùng một dân tộc, cùng có điều kiện về địa lý, thổ nhưỡng như nhau nhưng chiều cao chênh lệch thì rõ ràng là do vấn đề dinh dưỡng.

Tôi tin rằng người Việt Nam có tố chất không thua gì người Campuchia hay người Thái Lan. Nếu chúng ta làm tốt vấn đề dinh dưỡng và thể chất thì chiều cao sẽ được cải thiện để khi gặp thì họ phải ngước nhìn ta thay vì ta ngước nhìn họ.

Vấn đề là phải có chiến lược để phát triển chiều cao mà nước Nhật đã từng thực hiện. Trước đây, khi Nhật đưa quân vào Đông Dương thì người ta thấy tầm vóc của họ nhỏ và gọi họ là Nhật lùn. Còn giờ chúng ta cần phải ngước nhìn khi chiều cao trung bình của người Nhật là 170,7 cm với nam, 158 cm với nữ. Người Nhật đã cao vọt sau nửa thế kỷ nhờ họ có chiến lược cải tạo nòi giống rất hiệu quả.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, dù kinh tế khó khăn nhưng Nhật vẫn tuyên truyền cho người dân hiểu chiều cao gắn với tự hào dân tộc, để khẳng định với thế giới rằng người Nhật không thấp kém. Họ khuyến khích phát triển thể thao từ trường học rất mạnh mẽ và nhờ phong trào thể dục tốt thì Nhật là cường quốc thể thao châu Á. Họ tạo điều kiện để áp dụng dinh dưỡng phương Tây một cách khoa học vào bữa ăn để tăng cường canxi phát triển xương. Và họ đã thành công.

Người Việt Nam sau 15 năm chiều cao gần như không cải thiện thêm. Tài liệu của tiến sĩ Paul Schultz của trường Đại học Yale chỉ ra rằng hồi đầu thập niên 90, chiều cao đàn ông Việt Nam là 162,1 cm, phụ nữ là 152,16 cm. Sau 15 năm mà chỉ cao thêm 1 cm là quá dở. Chúng ta chỉ lo đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng dường như bỏ quên việc đơn giản nhưng vĩ đại với nòi giống là tìm cách nâng chiều cao. Các biện pháp tuyên truyền khuyến khích dù có nhưng không đủ mạnh và hiệu quả để tác động tới xã hội.

Nhưng dù sao thì việc chăm lo chiều cao cho người Việt bây giờ cũng chưa muộn. Hãy tìm cách để 20 năm nữa, chúng ta ngang hàng khi đứng cạnh người Thái và không bị Campuchia vượt lên. Hay ít ra nếu khi đó có ngập lụt phức tạp thì chiều cao sẽ giúp con người chúng ta có cơ hội hít thở tốt hơn.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa


Dưới đây là lời kể của Lưu Á Vĩ, cựu thành viên của tổ báo chí huyện Khúc Phụ về những gì ông tận mắt chứng kiến khi Hồng vệ binh phá miếu và đào mộ gia quyến Khổng Tử.
Hồng vệ binh đang đập phá biển "Đại Thành Môn" ở Khổng Phủ.
Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.
Một ngày mùa đông năm 1966, trời đất đột nhiên tối đen. Mộ của Khổng Linh Di, vị Diên Thánh Công cuối cùng, đích tôn đời thứ 76 của Khổng Tử, bị quật lên, thi thể bị kéo lê trên mặt đất. Diên Thánh Công là phong hiệu dành cho những trưởng tử trưởng tôn thuộc dòng dõi đích tôn của Khổng Tử. Đây là tước vị được phong cho đời đời nối nhau của dòng dõi Khổng Tử suốt từ thời Tống. Một đám thanh niên mặc quân phục màu xanh, tay đeo phù hiệu màu đỏ đứng vây quanh thành một vòng tròn cười hả hê. Họ chính là Hồng vệ binh của “cách mạng không có tội, tạo phản hợp lý”. Phía sau họ là nông dân mặc áo bông dày đến để xem huyên náo.
Lúc này Lưu Á Vĩ chỉ mới 13 tuổi nhưng vẫn còn nhớ như in cảm giác bất lực khi ở trong bầu không khí đó. Ông nói “nó thực sự là mùi của thế giới khác”, như thể có ai đó lấy tay thọc vào bụng mình và liên tục xóc lên. Trước khi Hồng vệ binh đến đào mộ ở Khổng Lâm (khu rừng của họ Khổng, nơi chôn cất gia đình các đời Diên Thánh Công), họ đã đến Miếu Khổng Tử và Khổng Phủ đập phá các bia khắc, đốt tượng thờ, phá hủy các bình lọ mà họ gọi là “đại biểu cho thế lực hủ bại của chủ nghĩa phong kiến”.
Bấy giờ khi hồi tưởng lại, Lưu Á Vĩ day dứt tự nhận mình là một tội nhân, nhưng thực ra khi đó ông chỉ là một đứa trẻ con đi xem huyên náo mà thôi.
Ngày 23/8/1966, chính quyền huyện Khúc Phụ biết tin Hồng vệ binh ở ngoài huyện đang kéo tới với ý định đập phá các văn vật. Học sinh, sinh viên đã dán biểu ngữ “khẩn cấp hành động chống phá hoại” lên cửa lớn của Khổng Miếu và đóng cửa Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn và Nam Môn. Nhiều nông dân đến giúp canh phòng cửa Khổng Phủ, họ đều bị dán lên trước ngực băng màu đỏ ghi “bần hạ trung nông”.
Lúc đó, Bí thư huyện Khúc Phụ là Lý Tú cũng công khai phát biểu rằng, theo quy định của Quốc vụ viện, “Tam Khổng” (Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm) là văn vật được bảo tồn trọng điểm của quốc gia, nếu phá chính là phá hoại tài sản quốc gia, “phá một vài ngày, mấy trăm năm cũng không hồi phục lại được”, nhằm đánh lạc hướng của Hồng vệ binh.
Lúc đó cả huyện Khúc Phụ ở trong trạng thái căng thẳng cao độ. Đột nhiên, Hồng vệ binh của Trường Đào tạo Giáo viên Khúc Phụ cũng đến tham gia hành động, hô to khẩu hiệu “đả đảo Khổng lão nhị”, “triệt để phá hủy Khổng gia điếm”.
Trước khu lăng mộ, khi bị chặn bởi Hội Công tác Quản lý Văn hóa, Hồng vệ binh đã nhắc lại lời Mao: “Đối với những thứ phản động, nếu không đánh thì nó không ngã, cũng giống như là quét nhà, nếu chổi không chạm đến thì bụi không thể tự nhiên biến mất”.
5fa0e475t921680c9ce88690
Tháng 11/1966, trong “Thảo Khổng Chiến Báo” của nhóm Hồng vệ binh Trường Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”có viết “Hiện nay, Khổng Gia Điếm chính là nơi hội tụ của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại, là rào cản với quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông”.
Đàm Hậu Lan là cái tên được nhiều người nhắc đến khi nói về việc đập phá ở Khổng Phủ. Đàm Hậu Lan chính là người phụ trách của “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”, là người viết bài cho tuần san sinh hoạt của Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, sau đó chuyển sang giúp cho tạp chí “Hồng Kỳ” của Hồng vệ binh. Năm 1966, theo sự xúi giục của Lâm Kiệt, một tác giả chủ yếu của tạp chí “Hồng Kỳ”, Đàm Hậu Lan đã đến huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông để “lật đổ Khổng lão nhị, tạo phản Khổng lão nhị”.
Những năm 1980, khi Lưu Á Vĩ là thành viên của tổ báo chí huyện Khúc Phụ, ông từng đọc một bản báo cáo hơn 20.000 chữ của một đồng sự. Báo cáo tổng hợp việc Đàm Hậu Lan và những người khác đã “thảo Khổng”, đập bia, quật mộ trong Cách mạng Văn hóa ra sao, có kèm theo một danh sách số liệu.
Ngày 11/11/1966, Trần Bá Đạt, đương thời là tổ trưởng “Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương” gửi điện báo từ Bắc Kinh chỉ thị “không được đốt Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm” nhưng “có thể quật mộ họ Khổng”.
Cùng ngày, một thành viên khác là Tần Bản Vũ gọi điện thoại đến nói“bia từ thời Hán phải giữ, bia trước đời Minh cũng phải giữ. Bia từ thời Thanh có thể đập. Có thể cải tạo Khổng Miếu, ví dụ như đem làm phòng thu tô. Mộ họ Khổng có thể quật. Có thể đưa người nào hiểu về văn vật đến xem một chút.”
1471924660256_42
1471924635386_31
Nhóm Đàm Hậu Lan đã vạch ra một kế hoạch hành động, phái đi hai “đội tiên phong” đến tỉnh ủy Sơn Đông và huyện Khúc Phụ để “điều tra hỏa lực”.
Để ngăn chặn Hồng vệ binh phá “Tam Khổng”, người dân Khúc Phụ đã dùng các hộp bằng gỗ xếp chặn trước sư tử đá rồi dán hình và khẩu hiệu của Mao Trạch Đông để không ai dám di chuyển hay dám phá. Tuy nhiên, nỗ lực như vậy không đủ với làn sóng phá hoại đang dâng cao.
1471924637041_35
Chiều ngày 12/11, “điểm liên lạc Hồng vệ binh toàn quốc triệt để phá tan Khổng Gia Điếm, cách mạng tạo phản thiết lập quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông” được thành lập, đánh dấu sự thành lập chiến tuyến chung của Hồng vệ binh Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh và Hồng vệ binh địa phương tại Khúc Phụ.
Ngày 13/11, cửa chính của Khổng Phủ bị ép mở. Công nhân, cán bộ, học sinh, thậm chí cả các bà lão cưỡi lừa, hàng chục người ồ ạt xông vào.
Ngày 15/11, trước cửa chính của Khổng Phủ, có dán chữ “Đại hội triệt để phá tan Khổng Gia Điếm”. Bia đá nằm trước cửa Khổng Phủ, từ năm 1962 được Quốc vụ viện ghi chữ “văn vật trọng điểm toàn quốc được bảo hộ” bị đập tan. Sau đó, Hồng vệ binh chia nhau đi Khổng Miếu, Khổng Lâm, Chu Công Miếu để đập bia, giật biển, đập hủy tượng thờ.
Hồng Vệ Binh đập tượng Chu Công ở Sơn Đông.
Hồng Vệ Binh đập tượng Chu Công ở Sơn Đông.
Có người lôi từ trong tượng Khổng Tử ra một bộ cổ thư, chính là bộ “Lễ Ký” từ thời Minh. Những người này sau đó lôi từ trong tượng của các môn sinh Khổng Tử ra quyển “Chu Dịch”, “Thi Kinh”, “Xuân Thu”, “Đại Học”, “Trung Dung”, “Luận Ngữ” v.v. Đám Hồng vệ binh đem đầu lâu tượng của các “chí thánh tiên hiền” này ra để đá bóng trên mặt đất.
1471924641661_39
Ngày 29/11/1966, trời lạnh vô cùng. Lưu Á Vĩ còn nhớ rõ ngày đó, sau khi ăn sáng xong thì được nghe nói là Đàm Hậu Lan đã lệnh cho nhóm Hồng vệ binh từ Bắc Kinh đến quật mộ Khổng Tử. Lưu Á Vĩ cùng một đám trẻ con chạy đến Khổng Lâm để xem. Khi đến nơi, chỉ nhìn thấy Hồng vệ binh làm thành một tường người để giữ trật tự. Ở phía sau Đàm Hậu Lan, các lãnh đạo huyện Khúc Phụ và địa khu Tế Ninh, bị xâu chuỗi thành một hàng, đội mũ cao ghi chữ “ngưu quỷ xà thần”.
Hồng vệ binh chia thành hai đội, mỗi đội nắm một đầu của dây thừng, chờ lệnh. Có một giọng cao hét lên: “Nghi thức phá đất đập bia hiện giờ bắt đầu”. Bia có chữ “Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương” bị giật đổ, trước thềm đá vỡ làm hai. Phóng viên đến từ xưởng phim điện ảnh tin tức trung ương của Bắc Kinh, chạy tới chạy lui để ghi lại hình ảnh “phá tứ cựu” này.
1471924650885_40
1471924636694_34
1471924635993_33
Để quật và phá mộ nhanh hơn, các tiểu tướng cách mạng bắt đầu sử dụng thuốc nổ. Lưu Á Vĩ tận mắt nhìn thấy mộ phần của Khổng Tử bị phá nổ, mảnh vỡ văng ra khắp nơi.
Trong khu mộ vẫn còn năm thi thể: Khổng Dương Khắc và phu nhân, Khổng Linh Di và thê thiếp. Khi mới rời khỏi đất, các thi thể này cũng còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, sau đó bị Hồng vệ binh và nông dân dùng móc câu kéo đi. Hồng vệ binh kéo dây thừng trên cây, treo các thi thể này lên.
Nhiều năm sau, Lưu Á Vĩ khi tìm các nhân chứng nói chuyện được biết “các thi thể ở đó 5 hay 6 ngày. Mỗi ngày đều có rất nhiều người vây lại xem không dứt. Sau đó, trong một buổi tối đã bị đem đốt hết tại góc Đông Nam của Khổng Lâm, chủ yếu là vì nhiều người nghĩ rằng mỗi ngày đều thấy các thi thể nam nữ lẫn lộn lõa thể như thế rất khó coi”.
Theo báo cáo Hội Quản lý Văn vật Khúc Phụ ngày 24/2/1973, dưới sự cho phép của những người chịu trách nhiệm đương thời của “Điểm liên lạc thảo Khổng”, trên diện tích 3000 mẫu, các vật phẩm trong phần mộ của họ Khổng suốt 2000 năm đã bị đào sạch.
Mặc dù rất nhiều năm đã qua, đối với dân làng ở cạnh Khổng Lâm, đây vẫn là một câu chuyện bị giữ kín. Sau khi Hồng vệ binh quật mộ, có rất nhiều dân làng cũng khẩn trương đào các ngôi mộ trong khu vực Khổng Lâm ở gần làng. Có nhiều người đã nhờ đào mộ mà trở nên giàu có.
Thậm chí có người từng được giao làm cán bộ thôn bảo vệ Khổng Lâm, cũng dẫn người đi đào mộ. Cũng có nhiều người đã tìm cách ngăn chặn sự mở rộng của việc đào mộ nhưng đều bất lực. Trong mắt dân làng lúc đó chỉ có kim ngân, những ai cản trở đều bị đánh.
Năm 1979, Trung Quốc thực hiện việc khôi phục bia mộ Khổng Tử. Hội Quản lý Văn hóa Khúc Phụ đã giúp việc này, đã thu gom từ trong nhà dân xung quanh được hàng trăm mảnh bia. Bia hiện giờ trước mộ Khổng Tử, chính là được phục dựng dựa trên các mảnh này.
Nhiều người tham gia vào vụ việc “thảo Khổng” này đều chết trẻ. Người nổi bật nhất một thời, Đàm Hậu Lan, năm 1978 bị công an thành phố Bắc Kinh bắt vì tội phản cách mạng, đến năm 1982 thì được miễn truy tố. Đàm Hậu Lan sau đó bị ung thư, chết sớm vào năm 45 tuổi, không kết hôn.
Khổng Đức Thành là con của Khổng Linh Di, năm đó được Tưởng Giới Thạch coi như một nhân vật “quốc bảo” đã theo các văn vật của cố cung sang Đài Loan. Khổng Đức Thành từng là Viện trưởng Viện Thi cử Đài Loan. Ông mất vào tháng 10/2008, hưởng thọ 88 tuổi. Mặc dù rất nhiều lần được mời, ông chưa bao giờ đặt lại chân lên cố thổ. Nhiều người nói rằng tâm lý của ông không chịu nổi. Đối với truyền thống của Trung Quốc, bị quật mộ là nỗi sỉ nhục lớn nhất.
Theo Secretchina
Tự Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LS. Nguyễn Danh Huế: NGAY LẬP TỨC, HÃY ĐỨNG VỀ PHÍA NHÂN DÂN



 
Tất cả các cường quốc trên thế giới đều là những quốc gia khai thác rất tốt nguồn lợi từ biển. Biển cho cá tôm, cho tài nguyên, giúp vận chuyển hàng hóa thuận lợi...

Từ ngàn đời nay, người Việt tồn tại trước giặc phương Bắc cũng nhờ những dãy núi cao và có biển cả bao bọc chở che. Tuy chưa biết khai thác và làm giàu từ biển nhưng biển vẫn là nguồn sống của hàng triệu con người.

Thảm họa Formosa gây ra có lẽ nó là thảm họa khủng khiếp nhất từ ngày lập quốc. Biển bị giết chết thì nước Việt cũng chẳng còn. Chỉ có những kẻ bại não mới không thể nhận ra điều ấy.

SAI TỪ CÁI TÊN GỌI

Chúng ta hay nghe cụm từ "sự cố" thay vì "thảm họa". Người ta có vẻ cố làm nhẹ nó đi. Chỉ là cái tên gọi nhưng nó lại hàm chứa nhiều điều trong đó. Sự thật vẫn phải là sự thật và người dân ở Miền Trung quá thấm thía nỗi mất mát của Biển và cái tên gọi đã làm cho họ cảm thấy mất mát ấy không được thấu hiểu và sẻ chia.

ĐẾN NHẬN TIỀN

Không bàn đến số tiền 500 triệu USD là to hay nhỏ nhưng việc chưa có thống kê thiệt hại kinh tế, chưa có đánh giá về mức độ tàn phá môi trường và giải pháp khắc phục nhưng chính phủ đã đưa ra con số Formosa sẽ bồi thường số tiền đó đã tạo ra sự mập mờ, sự nghi ngờ và cả nỗi giận dữ rất lớn trong dân chúng.

VỤ ÁN KHÔNG ĐƯỢC KHỞI TỐ

Pháp luật đã quy định rất rõ việc hủy hoại môi trường sẽ bị xử lý hình sự nhưng Formosa vẫn bình yên và tiếp tục hoạt động sau một cái thỏa thuận đền bù. Pháp luật không được thượng tôn càng làm cho dân chúng bất mãn và mối nghi ngờ về việc thiếu minh bạch lại tăng thêm.

KHÔNG HUY ĐỘNG HẾT NGUỒN LỰC XÃ HỘI

Chỉ một cơn bão cũng có thể dấy lên phong trào "hướng về miền Trung" nhưng một đại thảm họa với người dân nhưng chẳng có một lời hiệu triệu, thậm chí nhiều tổ chức dân sự còn bị chính quyền địa phương gây sách nhiễu khiến cho người dân cảm thấy rất cô đơn trong thảm họa.

ÍT THÔNG TIN

Với hơn 700 cơ quan báo chí nhưng những phóng sự để đi sâu vào phân tích thảm họa, nói lên nỗi thống khổ của người dân và sự tàn phá môi trường giường như rất ít. Người miền Trung chẳng biết chia sẻ cùng ai và sự bất bình cứ tích tụ và lớn dần. Việc chậm công bố nguyên nhân và đánh giá tác động đến hải sản cũng làm cho thiệt hại càng thêm lớn...

CẦN MỘT QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT

Người dân đã đấu tranh bởi họ hiểu rằng biển là hiện tại, là tương lai giống nòi và là tất cả. Cuộc biểu tình sáng nay trong ôn hòa và cả việc gần 1000 người dân đâm đơn kiện Formosa đã cho thấy một chỉ dấu đáng mừng: Người dân đã chọn cách đấu tranh pháp lý - một phương thức văn minh và tiến bộ.

Chưa bao giờ thử thách với chính quyền lại lớn như lúc này. Chỉ một quyết định sai lầm sẽ có thể thổi bùng lên ngọn lửa rất khó kiểm soát. 

Một quyết định đứng về phía nhân dân sẽ luôn và duy nhất là một quyết định đúng.

Cầu mong cho bình an mãi mãi trên quê hương ta.
 









Phần nhận xét hiển thị trên trang