Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

An-nam đặc tính cần-lao #5: Não trạng duy tình


An-nam là xứ sở âm tính, có lẽ vì thế nên cần-lao từ xưa đến nay sống thiên về duy tình mà ít duy lý. Nó như tính cách gái dậy thì, cứ “sáng nắng chiều mưa trưa ẩm ướt”, hay như mụ đàn bà góa nanh nọc chửi cả xóm vì mất gà vậy.
Chính vì duy tình nên được cái ưu điểm là yêu ghét rất rõ ràng, nhưng lại rất hay yêu ghét quá mức, kiểu “yêu nhau lắm thì cắn nhau đau”. Dĩ nhiên sự yêu ghét này không phải là vĩnh viễn, mà có thể chuyển trạng thái từ yêu sang ghét và ngược lại chỉ vì một sự hiểu nhầm hay đã giải quyết được sự hiểu nhầm.

Con người luôn tồn tại cả cái tốt và cái xấu, khi cái tốt trội hơn thì được người ta nhìn nhận là người tốt, và ngược lại. Các tiêu chí đánh giá người tốt, người xấu cũng rất cảm tính như chính quan điểm duy tình nói trên.
Thế nên anh A chơi thân với anh B thì trong mắt anh í anh B mặc định là người tốt, và những gì liên quan đến anh B cũng tốt. Còn ghét anh C thì nghiễm nhiên trong mắt anh í anh C mặc định là người xấu, và những gì liên quan đến anh C cũng xấu. Cổ nhân vẫn nói: “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng” là vậy.
Mặc dù có thể đến một ngày nào đó anh B sẽ trở thành người xấu và anh C lại là người tốt trong mắt anh A như sự chuyển trạng thái yêu ghét mà tôi nói trên.

Lảm nhảm những điều ai cũng có thể biết ở trên để nói đến chuyện đánh giá một sự vật hiện tượng liên quan đến một cá nhân nào đó. Những người yêu thì sẽ nói những mặt tốt, nào là anh ấy thế này, anh ấy thế kia, tốt lắm tốt lắm. Ngược lại những người ghét sẽ bới ra đủ cái xấu xa để dè bỉu, phê phán.
Một người [được coi] là tốt cũng có nhiều lúc làm việc xấu và ngược lại. Khái niệm xấu tốt trong đánh giá một con người dựa theo cảm tính chỉ mang tính nhận định cá nhân. Thậm chí việc anh làm có thể là tốt với người này nhưng lại xấu với người khác.

Thế nên thấy cần-lao An-nam - từ bần-nông thối tai khai bẹn đến tinh-hoa nửa mùa khen chê, bênh, ném đá một cá nhân nào đó trên mạng xã hội thì đến 95% là theo cảm tính mà không có một tiêu chí chuẩn mực hoặc cơ sở pháp lý nào cả. Thậm chí đến mức một người phạm tội đã đủ cơ sở truy tố vẫn cố gào lên rằng có khi nhầm lẫn gì đó chứ tôi biết anh này tốt lắm.
Cái “tôi biết” hạn hẹp đó đã làm mất cái tính duy lý trong họ. Vì nếu họ không duy tình thì sẽ không bao giờ có cái gọi là “tôi biết” đó.

Một dân tộc, một xứ sở muốn văn minh và hiện đại thì con người phải ứng xử với nhau theo các chuẩn mực xã hội và hành lang pháp lý chứ không thể ứng xử bằng cảm tính được.
Vậy mà An-nam-xứ trong thời đại thế giới phẳng và văn minh nhân loại lấp ló ở hiên nhà nhưng vẫn cố thủ trong não trạng duy tình và khép kín sau lũy tre làng.
Sự duy tình không chỉ dừng lại ở mối quan hệ người với người trong xã hội, mà còn có cả trong kỹ trị, điều hành quốc gia từ thượng tầng trung ương đến hạ tầng địa phương.

Tản Đà tiên sinh đã than rằng: “Dân hai nhăm triệu ai người lớn?”. Vậy mà gần trăm năm sau, cần-lao đã đông lên gần trăm triệu nhưng não trạng duy tình vẫn gần như phổ quát trong xã hội. Nó như kiểu con trẻ khóc hờn vì đòi đồ chơi không được nhưng lại cười khanh khách ngay khi được nịnh.
Bi kịch của xứ sở này là mãi mà không chịu lớn!

© 2016 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phó Tổng Thư ký, Trưởng văn phòng đại diện tại miền Bắc, báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, hình như đang được ngắm?

SỰ THẬT ĐẰNG SAU CÂU CHUYỆN "NHÀ BÁO LƯU MANH MAI PHAN LỢI"


Thiết nghĩ, không phải ngẫu nhiên mà thân thế, sự nghiệp và những câu chuyện thiên về "thiên cung bí sử" của nhà báo Mai Phan Lợi lại được bóc mẽ bởi một vài cá nhân cũng như các trang mạng xã hội (đăng lại hoặc viết mới). Trong làng báo, có thể cái tên Mai Phan Lợi không được nhiều người biết đến thì vẫn có một vài cơ quan, cá nhân khác biết nhưng trên các lĩnh vực khác, khó có thể khẳng định rằng, nhà báo Mai Phan Lợi - cái tên mà ai cũng biết đến. Được biết, ông Mai Phan Lợi, hiện nay đang là Phó Tổng Thư ký, Trưởng văn phòng đại diện tại miền Bắc, báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh. 

Dù năng lực không thật sự giỏi giang như những nhà báo khác nhưng đổi lại, Mai Phan Lợi lại có tính khéo léo, nịnh nọt và giỏi tạo các mối quan hệ nên đã "cơ cấu" được vị trí gặp TT Obama hồi cuối tháng 5 vừa qua (Nguồn: Internet).

Trên mạng xã hội facebook, mấy ngày qua xôn xao tít bài "Nhà báo lưu manh Mai Phan Lợi" của facer Anh Minh. Vậy, sự thật như thế nào, liệu ông Mai Phan Lợi có thực sự là "nhà báo lưu manh" như thông tin trên mạng xã hội hay không? Hay đó chỉ là thông tin đồn thất thiệt, có mục đích vu cáo cá nhân nhà báo Mai Phan Lợi? 

Từ khi mạng xã hội facebook tăng lượng người dùng đột biến, Mai Phan Lợi cùng một nhóm người (cùng làm báo) như Vĩnh Quyên (VOV), Phan Quang Minh...lập ra group (nhóm) Diễn đàn nhà báo trẻ. Ban đầu, mục tiêu nhóm này lập ra là tập trung những phóng viên, các nhà báo "trẻ", "tạo lập một sân chơi chung cho các bạn có cùng đam mê với báo chí, gồm cả những bạn đang làm, đã làm hoặc đang học ở các trường báo chí. Là nơi để các bạn chia sẻ nghiệp vụ, kinh nghiệm làm báo, bày tỏ quan điểm, ý kiến, ném đá, chém gió...về tất tần tật các vấn đề văn hoá, xã hội, thể thao, kinh tế...mà trong đó có bài học dành cho công việc của nơời làm báo. Đây cũng là nơi các bạn có thể share thông tin nghề nghiệp, cuộc sống, đồng thời là chốn tụ họp ăn chơi nhảy múa của các thành viên" nhưng dần dà và đến nay, thành viên tham gia Diễn đàn này đủ các thể loại, từ "thượng vàng" cho đến "hạ cám". Thậm chí, với tham vọng đạt đến mức kỷ lục, là một nhóm có số lượng facer tham gia nhiều nhất nên có những facer không bao giờ tham gia hoạt động báo chí cũng được add vào Diễn đàn một cách tuỳ tiện, tuỳ hứng của nhóm Adm (Mai Phan Lợi và cô gái trẻ Đỗ Hà). 

Những gương mặt "dân chủ" như Hoàng Dũng, Bạch Hồng Quyền, Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Anh Tuấn, Đoan Trang...không bao giờ thực hiện các mục tiêu đề ra được nêu ở trên của Diễn đàn mà chúng lợi dụng sự gián tiếp giúp đỡ của Mai Phan Lợi, tự tung, tự tác trên Diễn đàn với những luận điệu, các đường link vu khống chính quyền một cách trắng trợn. Mai Phan Lợi còn được nhiều facer phản ánh lại rằng, là một Adm chuyên quyền, lấy việc tư để trả thù công, những góp ý thẳng thắn từ các facer khác, đi ngược lại với quan điểm của ông ta thì ngay lập tức họ Mai "ban nick" ra khỏi Diễn đàn. 

Trên đà phát triển, nhóm điều hành và quản lý Diễn đàn này tổ chức ra quỹ Vành khuyên (Khuyên Club) để trao giải cho các tác phẩm báo chí có nhiều lượng độc giả vote phiếu cao nhất về nội dung, chất lượng hàng tháng và ngược lại, có giải Kền kền cho tác phẩm nào kém chất lượng, giật tít, câu view... (đến hiện tại, dù có tổ chức vote nhưng chưa trao và cá nhân/cơ quan báo chí nào đến nhận). Đây cũng là một hình thức để Mai Phan Lợi cùng các cộng sự thân tín dễ dàng kêu gọi các đồng nghiệp chung tay góp tài chính vào "nuôi chim"

Để hợp thức hoá các chương trình và có thể sử dụng được cụm từ "truyền thông"cho các hoạt động lợi dụng mác Diễn đàn nhà báo trẻ, Mai Phan Lợi cùng một số đồng sự thân tín lập ra Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng (Tiếng anh: Center for media in educating community, gọi tắt là MEC). Địa chỉ của văn phòng MEC cũng chính là địa chỉ của văn phòng đại diện tại miền Bắc của báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh (số 4, ngách 1, ngõ 3 phố Vạn Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội). Lấy tên miền là mec.org.vn, trên trang chủ của trang này, có giới thiệu ông Mai Phan Lợi là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm MEC. 

Sự việc được đại đa số các nhà báo tỏ ra nghi ngờ khi trên facebook cá nhân Mai Phan Lợi và nhà báo này đã đăng tiếp trên nhóm Diễn đàn Nhà báo trẻ với bài viết kèm hình ảnh khoe khoang rằng, ông ta đang chuẩn bị gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại khách sạn JW Marriott, Hà Nội mà vị TT quyền lực này ở vào sáng 24/5 vừa qua. Cũng theo Mai Phan Lợi, ông ta là "đại diện duy nhất của khối truyền thông và là 1 trong 6 đại diện các tổ chức xã hội dân sự được vinh dự đối thoại cùng TT Mỹ Obama". Đọc đến đây, chắc chắn nhiều độc giả sẽ dấy lên nghi vấn: Liệu Mai Phan Lợi có tài giỏi đến mức được "đại diện duy nhất của khối truyền thông" được "dinh dự đối thoại" cùng TT Mỹ Obama?

Xin khẳng định rằng, ông Mai Phan Lợi tham gia đối thoại với TT Obama không phải là đại diện cho giới truyền thông như thông tin ông ta cố lập lờ tung ra. Phía Mỹ mời Mai Phan Lợi tham gia với tư cách đại diện cho nhóm xã hội dân sự, tức là, đại diện cho diễn đàn mà Mai Phan Lợi lập ra, đó chính là MEC. Ngoài ra, cuộc đối thoại diễn ra trong vòng 30 phút, trong đó, mỗi đại diện của một "tổ chức xã hội dân sự" chỉ được 1 phút để trình bày về "bản thân và lĩnh vực mà mình đang hoạt động" chứ không phải là 1 giờ đồng hồ như Mai Phan Lợi "nổ"trên fb. 

Có một nguồn thông tin (chưa kiểm chứng) thì Mai Phan Lợi đã khéo léo, vận dụng tài nịnh nọt trong các mối quan hệ với phía bên Đại sứ quán Mỹ tại VN, kiếm chác sự có mặt trong buổi đối thoại với TT Mỹ! Để đạt được mục đích này, Mai Phan Lợi đã dùng mưu mẹo của Đoan Trang - kẻ mà trước đây từng làm việc cho báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh (sau đó bị đuổi việc, nay đang hoạt động cho VOICE - tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân) bằng cách tự vu vạ chính bản thân mình là một nhà báo bị "hạn chế tự do ngôn luận"

Và Mai Phan Lợi đại diện cho "tổ chức xã hội dân sự" đó chứ không phải là "đại diện duy nhất cho khối truyền thông" mà bản thân ông ta rêu rao trên mạng. Nếu là "đại diện duy nhất khối truyền thông" thì trong giới báo chí, có rất nhiều nhà báo tài giỏi về năng lực, am hiểu các lĩnh vực khác...hơn hẳn Mai Phan Lợi, nhưng họ không hề hay biết đến vụ này. Bản thân Mai Phan Lợi chưa phải là một nhà báo lớn, có uy tín nhất nhì trong làng báo, không được nhiều người trong giới đánh giá cao. Hay chăng, Mai Phan Lợi giỏi hơn người khác ở mánh khoé, ở tính cách vụ lợi cá nhân rất "đàn bà" của ông ta mà thôi. 

Nếu nói Mai Phan Lợi là nhà báo bị "hạn chế tự do ngôn luận" thì việc hàng tháng ông ta đại diện cho báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh đi dự họp giao ban tại Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và truyền thông, các cuộc họp của Chính phủ là hành động gì? 

Có câu: "Sống trong chăn mới biết chăn có rận", mà trong tấm chăn này, "rận"Mai Phan Lợi là rận lớn, rận lắm mưu, nhiều mẹo, sống lắt léo, giả tạo nên không dễ để bóc mẽ bản chất của họ Mai này vào một sớm, một chiều được. Điều này, cần lộ trình, thời gian sẽ sớm là sáng tỏ bộ mặt thật gớm ghiếc, đầy mưu hèn, kế bẩn núp sau bộ dạng giả tạo, thư sinh của Mai Phan Lợi.

AN CHIẾN 

Nguồn: Tại đây
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện chiếc xe biển xanh và ông phó say rượu


Một Thế Giới Nguyễn Thông 6-6-2016 

- Phép nước không phải do cá nhân nào tạo ra, mà cũng chả dành riêng cho ai hoặc nơi nào. Đó là luật lệ chung của nhà nước, của mọi người, từ vị nguyên thủ quốc gia đến người dân thường đều phải tuân thủ.
Siêu xe Lexus và quan Trịnh Xuân Thanh
Cứ như báo chí và dư luận ồn ào suốt tuần qua thì có thể nói rằng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước đang “có vấn đề”. Hiện tượng chưa hẳn là bản chất nhưng hiện tượng dồn dập khiến người ta không khỏi nghi ngờ.


Phải nói rằng, vào thời buổi công nghệ thông tin, sức phát hiện và sự lan tỏa của những vụ việc này nọ thật quá tưởng tượng, nhanh chả kém tốc độ ánh sáng. Nhiều chuyện phát lộ, người ta không thể giữ kín, đóng cửa trong nhà bảo nhau, xử lý nội bộ như trước kia được nữa. Tất cả được công khai cho thiên hạ bình phẩm, phán xét.

Đáng chú ý nhất, dư luận rất ồn ào về chiếc siêu xe Lexus tiền tỉ “gây lắm hồ nghi” của ông Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, rồi tiếp đó là hành vi vô văn hóa của ông Phó chánh văn phòng Bộ Y tế. Những vị này, nếu bảo là cán bộ to thì chưa hẳn to, nhưng cũng không hề nhỏ. Dân chúng xếp hạng họ vào diện “phụ mẫu chi dân”, nói một tiếng nhiều người phải dạ. Trên danh nghĩa thì họ là công bộc của dân, là cán bộ lãnh đạo, nhưng trên thực tế thì dân không biết gọi họ là gì.

Có lẽ phải lược lại chuyện về hai “điển hình” ngược này. Vị thứ nhất, ông Trịnh Xuân Thanh là đương kim Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Mặc dù cỡ như ông phải biết rõ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 32/2015/QĐ-Ttg về việc quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ sử dụng xe công trong cơ quan nhà nước nhưng ông vẫn phớt lờ. Chiếc xe ông sử dụng gắn biển xanh xe công nhưng lại là siêu xe tiền tỉ, trị giá gấp nhiều lần định mức. Khi bị dân phát hiện, ông tiếp tục giải thích “khó nghe” rằng xe ấy là xe cá nhân, được bạn cho mượn, rằng ông thông cảm địa phương còn nghèo, khó khăn nên lấy xe riêng dùng vào việc công. Mà đã công vụ thì phải biển số xanh. Chưa cần đi sâu vào việc có ai tốt thế cho ông “mượn” chiếc xe trị giá mấy tỉ dùng vô thời hạn (thiên hạ thì xì xào chả ai cho không ai cái gì, liệu có yếu tố tham nhũng không, hay là mua bán trốn thuế), chỉ riêng việc gắn thêm biển xanh cho xe tư nhân đã là vi phạm pháp luật. Ai cũng biết, theo quy định, một chiếc xe không thể cùng lúc có 2 biển số, trừ trường hợp xe gian, dùng vào việc mờ ám. Ông biết thế là sai nhưng cứ bất chấp. Tập thể lãnh đạo tỉnh Hâu Giang biết thế là sai nhưng cứ phớt lờ, thậm chí còn bao biện cho ông Thanh. Công an tỉnh biết thế là trái luật nhưng cứ liều cấp biển số mới. Nói tóm lại, phớt tất kỷ cương phép nước. Chỉ để nuông chiều một vị cán bộ đầu tỉnh mắc bệnh sĩ, sang chảnh, thích oai. Ngày xưa hương lý làng xã ganh nhau “góc chiếu giữa làng hơn một sàng xó bếp”, bây giờ cán bộ nhà nước nhiều người vẫn giữ nguyên cái tâm lý làng xã ấy, thậm chí còn đậm hơn. Và họ lại được tiếp tay bởi những người cùng hội cùng thuyền.

Cũng cần nói thêm, ông quan phó tỉnh này có một quá khứ cũng không lấy gì thơm tho lắm. Khi làm lãnh đạo (Phó tổng giám đốc, rồi Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí – PVC) ông đã để lại cho doanh nghiệp nhà nước này món thua lỗ hơn 2.200 tỉ đồng. Chả những không bị xử lý, ông lại được đá hất lên giữ chức Phó chánh văn phòng, sau đó là Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Bộ Công Thương. Và tiếp nữa, ông được luân chuyển cán bộ, đưa về làm Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, một dạng cán bộ nguồn. Có thể nói, với một người lý lịch đen như vậy, công tác tổ chức cán bộ của trung ương mà đứng đầu là ông Phạm Minh Chính không thể không biết, nhưng cứ cố tình hất lên, làm gì mà bộ máy lãnh đạo của nhà nước này chả càng ngày càng lụn bại. Cứ tưởng bài học Dương Chí Dũng – Cục trưởng Cục Hàng hải đã làm các nhà chức việc rút kinh nghiệm xương máu, nhưng ai ngờ sợi dây kinh nghiệm ấy càng rút càng dài, càng tệ.
ông Đỗ Trường Duy

Vị thứ 2, ông “quan” này còn khá trẻ nhưng đã đóng chức Phó chánh văn phòng Bộ Y tế, ông Đỗ Trường Duy. Phẩm hàm như thế cũng là khá cao. Ông không sang chảnh, quanh co, đáng ngờ như ông Phó chủ tịch tỉnh nói ở trên, nhưng tệ ở cái nhân cách, phẩm chất. Là người lãnh đạo, quan chức ở một bộ trung ương, ông chẳng những không gương mẫu về phẩm cách mà còn tự bôi đen bôi xấu nó. Giờ làm việc công, ông đi uống rượu. Rượu vào, ông va chạm với dân, quen thói nhà quan nên hùng hổ dọa nạt dân, có những lời nói, hành vi xúc phạm, thiếu văn hóa khiến dân bất bình. Ngay tại cơ quan bộ, tại thủ đô mà ông còn hung hăng thế, coi thường pháp luật thế, nếu ông đi công cán nơi khác, vùng sâu vùng xa dân trí thấp, ông còn làm ông trời con đến thế nào. 

Ấy vậy mà, đáng lẽ ra phải thật nghiêm khắc với đồng sự như vậy thì ông Chánh văn phòng Bộ vẫn cố bao biện, giảm nhẹ vấn đề, rằng ông Duy tuy là Phó chánh văn phòng nhưng chỉ phụ trách về… công nghệ thông tin. Giời ạ, phụ gì thì phụ, trách gì thì trách, ông ấy cũng là Phó chánh văn phòng chứ có phải anh ấm ớ đâu. Những người cầm cân nẩy mực, như lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, như ông Chánh văn phòng Bộ Y tế, đã không nghiêm khắc với sai phạm của cấp dưới, lại còn thiếu phục thiện, không dám nhìn thẳng vào sự thực, bao che bao biện cho người sai cái sai, quả thật bộ máy cán bộ nhà nước với những vị lãnh đạo như thế rất đáng lo.

Phép nước không phải do cá nhân nào tạo ra, mà cũng chả dành riêng cho ai hoặc nơi nào. Đó là luật lệ chung của nhà nước, của mọi người, từ vị nguyên thủ quốc gia đến người dân thường đều phải tuân thủ. Nếu cứ tạo thêm quy định riêng, trường hợp đặc biệt, đối tượng ngoại lệ để xé rào thì còn gì là phép nước, rồi ai bảo được ai.

Làm quan, hay làm cán bộ, phải gương mẫu, đặt tư cách lên hàng đầu bởi luôn có sự săm soi của mọi người, “quan trên trông xuống người ta trông vào”. Phải coi đó là sự hy sinh cần thiết để đánh đổi lấy quyền lực, địa vị, uy phong, đẳng cấp xã hội. Nếu không chấp nhận luật bất thành văn ấy thì đừng làm quan, làm cán bộ. Dân chúng đóng thuế, bỏ tiền ra nuôi bộ máy điều hành gồm những con người như thế thì họ có quyền đòi hỏi cán bộ phải gương mẫu, tận tụy, quên mình, hy sinh. Địa vị chức vụ càng cao, sự đòi hỏi của dân với cán bộ càng nhiều, sự hy sinh của cán bộ càng lớn. Công bộc của dân là vậy, không thể nào khác được.

Tôi gút lại bằng chuyện người xưa. Trần Anh Tông là ông vua tài giỏi, nghiêm minh, trọng phép nước thời Trần thế kỷ 13 – 14. Sử cũ kể lại có lần vị hoàng phi Huy Tư mà ông yêu quý được đi theo hầu nhà vua. Theo định chế luật lệ của triều đình thì hoàng phi không được đi kiệu. Nhưng hoàng hậu Bảo Từ thương tình, lấy kiệu của bà tạm cho hoàng phi dùng. Nhà vua biết chuyện liền bảo hoàng hậu: “Bà có yêu quý Huy Tư thì cho thứ khác, chứ cái kiệu đã có điển chế quy định, không thể tùy tiện thế được, đừng có làm sai phép nước”.

Dưới triều vua Anh Tông, đội ngũ quan lại hầu hết đều gương mẫu, mẫn cán, xứng đáng là những công bộc của dân, góp phần xây dựng được một giai đoạn đất nước thái bình thịnh trị.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Máy biến nước lã thành bia ngay tại nhà


Các quý ông sẽ không phải đi đâu xa trong mùa hè nóng nực này. Họ có thể thưởng thức cốc bia lạnh ngay tại nhà nhờ chiếc máy làm bia Beer Bar của công ty SodaStream Interntional.
Theo công ty có trụ sở tại Israel này, máy cho phép người dùng có thể biến nước sô-đa thành bia nhờ một công thức làm bia đặc biệt có tên "Blondie". Thành phẩm có nồng độ cồn 4,5% và có hương vị y hệt các loại bia mà người dùng vẫn hay mua ở siêu thị.
Tuy nhiên, ngay cả khi hệ thống này có hoạt động như quảng cáo thì vẫn không có gì đảm bảo nó sẽ là một cỗ máy "thần kỳ" mà bất cứ tín đồ nghiện bia nào đều tìm đến. Ngoài chuyện uống bia, không gian thưởng thức cũng là điều quan trọng. Đó cũng là lý do tại sao ít đàn ông nào chịu uống bia tại nhà mà lại ra ngoài quán.
Hiện tại, chiếc máy làm bia Beer Bar chỉ được bán tại Đức và Switzerland. Cuối năm nay và đầu năm tới, công ty SodaStream Interntional mới bắt đầu mở rộng thị trường bán lẻ.
Tuy nhiên, ngay cả khi hệ thống này có hoạt động như quảng cáo thì vẫn không có gì đảm bảo nó sẽ là một cỗ máy "thần kỳ" mà bất cứ tín đồ nghiện bia nào đều tìm đến.
Hiện tại, chiếc máy làm bia Beer Bar chỉ được bán tại Đức và Switzerland. Cuối năm nay và đầu năm tới, công ty SodaStream Interntional mới bắt đầu mở rộng thị trường bán lẻ.
 --------------------------
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Khủng hoảng ở Venezuela:

 
Có vẻ như “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” thực sự không có gì khác so với chủ nghĩa xã hội trong quá khứ. Bi kịch hiện nay ở Venezuela, đỉnh điểm là tình trạng thiếu thực phẩm, tội phạm tăng cao và sụp đổ năng lượng, là ví dụ mới nhất về lý do tại sao nền kinh tế kế hoạch tập trung không hoạt động được, và nó cũng không khác mấy so với chế độ độc tài. Maduro, người trở thành tổng thống sau khi Chávez qua đời năm 2013, đã đi xa hơn trên con đường độc tài.

Thủ phủ Caracas hiện nay có tỷ lệ giết người cao nhất trên thế giới, khoảng 120 người cho mỗi 100.000 cư dân vào năm 2015. Ảnh: Christian Lombardi/ZUMA Press/Newscom



Tại đất nước Nam Mỹ này, thậm chí các dịch vụ và sản phẩm cơ bản nhất đang trở nên khó tiếp cận. Đó là hậu quả từ chủ nghĩa bè phái, can thiệp [từ chính phủ], và chính sách kiểm soát giá cả. Chính phủ hiện chỉ làm việc chỉ hai ngày trong một tuần nhằm giảm tầng suất bị cắt điện liên tục. Tỷ lệ lạm phát tại đây hiện cao nhất trên thế giới: giới chuyên gia dự kiến lạm phát sẽ ở mức 720% vào cuối năm 2016.

Vâng, bạn vẫn có thể đi ăn McDonalds tại Venezuela – nhưng bạn phải sẵn sàng chi trả khoảng 130 USD cho một phần khoai tây chiên. Và bạn sẽ phải tận hưởng phần khoai tây chiên mà không có một lon nước Coke vì tập đoàn McDonalds đã ngưng sản xuất trong nước ngọt tại đây do thiếu đường.

Một điều khác cần chú ý là hậu quả bi thảm hơn của sự ảo tưởng về ý thức hệ của Hugo Chavez và người kế nhiệm ông, Tổng thống Nicolás Maduro, là sự mất mát về sinh mạng tại Venezuela.

Thủ phủ Caracas hiện nay có tỷ lệ giết người cao nhất trên thế giới, khoảng 120 người cho mỗi 100.000 cư dân vào năm 2015. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể đi bộ trên đường phố tại thủ đô Kabul [Afghanistan] mà vẫn an toàn hơn ở Caracas.

Các tình tiết này mang đếu nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với những thành phần cư dân nghèo. Trẻ em đang chết vì thiếu các loại thuốc cơ bản, điện, và các thiết bị chức năng giúp trợ bé sơ sinh.

Bi thảm hơn, Tổng thống Maduro đã trả lời về vấn đề này như một trò hề: “Tôi không tin rằng bất cứ nơi nào khác trên thế giới, ngoại trừ ở Cuba, lại tồn tại một hệ thống y tế tốt hơn như tại Venezuela.”

Trong khi tin này bằng cách nào đó gây ngạc nhiên cho những người tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội, nhưng những bất ổn tại Venezuela đã được dự đoán từ trước.


Người dân Venezuela đang tihếu các loại thực phẩm thường nhật như đường sửa, bơ, bột, cà phê, v.v… Ảnh: EPA/Miguel Gutierrez/Newscom

Nhìn vào chỉ số tự do kinh tế do Heritage Foundation công bố, tình hình ở Venezuela bắt đầu xấu đi ngay sau khi Chávez lên nắm quyền soát đất nước gần hai thập kỷ trước.

Trong thời gian đó, điểm số của Venezuela đã giảm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, từ 59,8 xuống còn 33,7. Maduro, người trở thành tổng thống sau khi Chávez qua đời năm 2013, đã đi xa hơn trên con đường độc tài.

Cựu thị trưởng thủ phủ Caracas, Antonio Ledezma, và lãnh đạo đối lập Leopoldo López, bị giam vào tù vì các lý do chính trị. Hiện nay, Venezuela có số tù nhân chính trị nhiều hơn cả Cuba.

Mô hình kinh tế “Chavismo” không phải là điều gì đó quá tinh tế. Venezuela sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, và nước này cũng là một trong 10 nước xuất khẩu dầu hàng đầu. Mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” bao gồm chi tiêu số tiền này [từ việc bán dầu] với các chương trình xã hội chủ nghĩa dân túy và không bền vững giữa lúc không tôn trọng quyền sở hữu và bỏ qua cơ sở chính sách hạ tầng của đất nước.

Và bây giờ giá dầu thụt xuống thì Venezuela đã không còn tiền để chi tiêu. Chế độ Maduro cũng đang mất dần sự ủng hộ của các nước láng giềng lân cận.

Cho đến gần đây, Brazil và Argentina, có lẽ hai trong số những quốc gia quan trọng nhất ở Nam Mỹ, đã bị chi phối bởi chủ nghĩa xã hội vốn từng hỗ trợ Chavez và Maduro. Nhưng bây giờ cả Brazil lẫn Argentina đều có các tân tổng thống mang tính thực dụng hơn.

Phe đối lập Venezuela vốn nắm quyền đa số trong Quốc hội kể từ hồi năm ngoái, hiện đang thu thập chữ ký để kêu gọi trưng cầu dân ý nhằm chấm dứt những ngày cuối cùng còn lại của chế độ Maduro.

Trong khi đó, Tổ chức các nước châu Mỹ (Organization of American States – OAS) cũng sẽ tranh luận về khả lên tiếng về các điều lệ dân chủ chống lại Venezuela, điều này có thể dẫn đến hệ quả trừng phạt Venezuela vốn chưa từng xảy ra.

Tuy nhiên, có vẻ như Maduro sẽ gia tăng nỗ lực để củng cố quyền lực. Ông nói với tổng thư ký thuộc tổ chức OAS rằng nên “áp dụng điều lệ dân chủ bất cứ nơi nào nó phù hợp” và tuyên bố ông sẽ truy tố các nhà lãnh đạo đối lập nếu họ yêu cầu sự can thiệp của OAS.

Mặc dù hiện vẫn chưa rõ khi nào (và như thế nào) Venezuela sẽ thoát khỏi chính sách xã hội chủ nghĩa nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay có thể giúp tạo điều kiện để tái sinh nền tự do tại quốc gia này.

Gabriel de Arruda Castro / Ana Quintana, Daily Signal
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2007 – 2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
Phần nhận xét hiển thị trên trang

LƯỚT QUA LÀNG BÁO TUẦN QUA





Tuần qua, làng báo có nhiều chuyện bàn tán, chia sẻ và bình lựng về nhiều chuyện xảy ra trong xã hội. Tôi chỉ điểm sơ qua mấy việc sau:
1.- “Tiền Nhà nước và người dân đóng góp làm kênh tưới tiêu, UBND xã Ia Peng, H. Phú Thiện tỉnh Gia Lai chỉ xây dựng 27 triệu đồng, nhưng hồ sơ quyết toán khai khống… hơn 1 tỉ đồng”. (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)
Một kiểu ăn khá bặm trợn. Tập thể lãnh đạo xã chắc chưa "học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" rồi.
2.- Ụ nổi mua 500 tỷ đồng, bán 38,5 tỷ đồng. Một kết quả đầy tính kinh tế của Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nguồn: Báo Tiền phong.
Hoan hô doanh nghiệp quốc doanh, trụ cột của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Doanh ngiệp quốc doanh nào cũng làm ăn giỏi như thế này thì kinh tế đất nước nhất định sẽ nhất thế giới.
3.- Sau hơn hai tháng nghiên cứu nguyên nhân cá chết ở Hà Tĩnh và các tỉnh miền Trung, trong phiên họp Chính phủ kỳ rồi đã ra thông báo. Thông báo cho biết đã rõ nguyên nhân nhưng chưa công bố được vì...còn kiểm tra lại thật chính xác, khách quan. Như vậy, thông báo chỉ để mà thông báo. Cái ta ngại là làm phật lòng người anh em Trung Quốc.
Để đảm bảo công khai, minh bạch thật khó lắm thay!
4.-Tại Hội nghị G7 tại Nhật vừa qua, bảy nước lớn đều nhất trí lên án Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông. Tiếp đến Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) cùng một quan điểm như trên. Đại biểu TQ hung hăng trên diễn đàn nhưng thể hiện rõ sự cô lập với thế giới chung quanh.
Đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu có bài phát biển quan trọng nhưng dân VN thấy nó quá nhàm chán và còn rất chung chung. (Nguồn: tất cà các báo lề phải).
5-.Gần đây, cụ Cả Trọng phát biểu rất mạnh mẽ và thường xuyên về đề tài chống tham nhũng, dựa vào dân, gần dân, vì dân...Một mình cụ chống chọi liệu có thành công không? Bởi vì hội nghị nào, năm nào cụ cũng phát biểu như vậy nhưng tình hình có vẻ không chuyển biến lắm.
Kết quả bầu cử quốc hội khóa 14 tại Hà Nội, một số báo (trong đó có báo Tiền phong) đăng cụ Cả trúng cử với số phiếu 68, 32%. Sau đó các báo có chỉnh lại thành 86,32%. Một sự sơ xuất không đáng có, gây hiểu lầm và làm giảm uy tín của cụ.
Vẫn biết rằng đây là do lỗi đánh máy nhưng sao cứ phạm lỗi này hoài vậy. Cần phải kỷ luật thật nghiêm minh để không xảy ra những sai sót tương tự sau này nữa.
6.- Vụ đắm tàu du lịch tại Đà Nẵng lòi ra chuyện: tàu cá hoán chuyển thành tàu du lịch không có phép, chở quá tải theo quy định, không có giấy tờ chứng minh tàu xuất bến, cảng vụ nào quản lý... Chuyện xảy ra ở một thành phố nổi tiếng Đà Nẵng làm ngạc nhiên dư luận xã hội. Buồn cho cung cách quản lý của chính quyền.
7.- Dư luận xôn sao về vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đi lại bằng chiếc xe công mang biển xanh 95A-0699 trị giá nhiều tỉ đồng, khiến nhiều người dân nghèo trong tỉnh choáng ngợp. Cả bí thư và chủ tịch đều giải thích loanh quanh như đùa.
Không chỉ Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng cũng có xe Lexus 570 biển số xanh. Người dân cho biết, địa phương này có 4 xe Lexus 570 biển số 83A-004.68, 83A-033.33, 83A-066.66 và 83A-099.99. Trị giá mỗi xe là 5 tỷ đồng. Tỉnh giải thích là Công an tỉnh mua để làm xe công vụ. Bộ Tài chính thì nói xe mua không đúng tiêu chuẩn...
Tóm lại, pháp luật, quy định chỉ dùng để trị dân còn với các quan và cơ quan công quyền thì tùy theo ý muốn của họ. Thế thôi! Dư luận bàn cãi làm gì cho mệt. Tất cả đều đúng quy trình.
8.- Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng ảnh Bác Hồ cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhờ được ngắm ảnh BH mà các em sẽ bớt khó khăn hơn và thấy đời hạnh phúc hơn. Một món quà đầy ý nghĩa. (Nguồn VOV vn).
Trước đây, tháng 12/2014, ông Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tặng tranh cho Hội người Mù. Có lẽ nhờ tranh mà người mù có thể sáng mắt để ngắm tranh. Quả là món quà quý.
---
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ghi chép TRONG ĐỒN CÔNG AN QUẬN LONG BIÊN HÔM QUA


Hoàng Thành
HÀI HƯỚC TRONG ĐỒN

Khi vào đồn, chúng tôi được chia lẻ từng nhóm nhỏ 2-3 người một phòng, sau đó tôi được một cậu thanh niên trẻ không mặc sắc phục đang có dấu hiệu ngái ngủ yêu cầu một mình tôi sang phòng bên cạnh làm việc:


- Đi sang đây, nhanh lên, đừng để tao phải gắt, nên nhớ hôm nay là mùng 1 đấy - anh ta hậm hực.

Tôi đáp: 

- Rất chia buồn với anh, gặp chúng tôi hôm nay anh lại lỡ chuyến đi chùa cầu may đầu tháng rồi.

Ánh mắt căm tức bắt đầu dồn về phía tôi nhiều hơn và y như rằng, tôi được sang luôn một phòng chừng 30m2, có điều hòa, 1 bàn lớn và một cánh cửa giữa phòng, về sau tôi mới biết phòng đó là phòng ngủ của các chiến sĩ được kê 4 giường sát cạnh và vẫn còn nhiều chiến sĩ mặc xà lỏn đang ngáy rất lớn trong đó.

Lát sau, có một nhóm người mặc sắc phục xưng là bên bộ điều tra kinh tế vào phòng tôi, vừa vào phòng một anh chỉ thẳng vào cậu thanh niên đó nói:

- Thằng này, mày vào đây ai cho mày dùng điện thoại? Cất ngay...

Cậu ta phân trần:

- Không, em là cán bộ ở đây, đang có nhiệm vụ trông coi đối tượng này.

Anh công an mặc sắc phục ngơ ngác:

- Ơ, hóa ra thằng này mới là đương sự à? - tay anh ta chỉ về phía tôi.

Vậy mới biết, nếu có nhìn khách quan thì tôi biết tư cách của tôi hơn khối cái cậu thanh niên đó, chỉ biết là cậu ta cầm chiếc điện thoại chơi điện tử một cách ngấu nghiến mà lại được làm công an. Tôi cứ nghĩ mãi.
-----------
Hôm qua, điều xúc động nhất là khi bước ra khỏi đồn, trước mặt tôi là một đoàn người yêu môi trường đang cố làm mọi thứ để chúng tôi trong đó được ra sớm nhất có thể, một đoàn người hiên ngang, một đoàn người dũng cảm và đáng yêu. Tôi yêu họ.

Xin gửi lời cám ơn chân tình đến mọi người, đặc biệt là những người bạn đã quan tâm tới chúng tôi ngày hôm qua.
Phần nhận xét hiển thị trên trang