Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Cụ thể do nguyên nhân nào? Sốt cả ruột!

Họp báo Chính phủ: Xác định được nguyên nhân cá chết ở miền Trung


Đã xác định được nguyên nhân cá chết ở miền Trung”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin mới nhất chiều tối 2/6.

Tin nhanh, trả lời câu hỏi của báo chí tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2016 diễn ra vào chiều tối ngày 2/6 về nguyên nhân cá chết ở Miền Trung thời gian qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định đã xác định được nguyên nhân cá chết ở Miền Trung.
   Họp báo Chính phủ: Xác định được nguyên nhân cá chết ở miền Trung - Ảnh 1
Tại phiên họp thường kỳ tháng 5 của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin cho biết: "Đã xác định được nguyên nhân cá chết ở miền Trung". (Ảnh Cù Hiền)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói: “Ngay sau khi phát hiện ra cá chết bất thường tại các tỉnh miền Trung, Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí Phó thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo kịp thời và quyết liệt các bộ ngành, các địa phương. Hơn 30 Bộ, ngành địa phương tham gia vào cuộc để thu thập chứng cứ xác định tìm ra nguyên nhân cá chết.
Mute
Current Time0:00
/
Duration Time0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Clip: Đã xác định nguyên nhân cá chết ở miền trung
Hàng trăm nhà khoa học trong nước và quốc tế cũng đã được mời để cùng tham gia thu thập dữ liệu chứng cứ để xác định điều tra nguyên nhân trên nguyên tắc dựa vào khoa học khách quan và chặt chẽ về tính pháp lý.
Trong quá trình điều tra, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm không loại trừ bất cứ trường hợp nào.
Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân cá chết. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao các cơ quan chức năng, mời tư vấn trong và ngoài nước để phản biện độc lập.
Hay nói cách khác, trước khi kết luận chính thức việc này có mời các nhà khoa học để tư vấn và phản biện vì xác định đây là vấn đề rất quan trọng. Khi công bố, phải đảm bảo chứng cứ, đảm bảo tính pháp lý, khách quan. Đồng thời, Thủ tướng cũng quyết liệt triển khai các biện pháp đảm bảo môi trường kinh doanh, môi trường tự nhiên trong sạch. Đây cũng là mong đợi của nhân dân.
Trước mắt, để kịp thời hỗ trợ người dân bị thiệt hại, Thủ tướng đã có chỉ đạo hỗ trợ, thu mua thủy sản, hỗ trợ lãi suất tiền vay với các doanh nghiệp, chủ tàu.
Hiện nay, Thủ tướng tiếp tục giao các cơ quan chức năng tiếp tục khảo sát các khu vực an toàn để ngư dân đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, rà soát tất cả các dự án có xả thải trên phạm vi cả nước để chúng ta chủ động phòng ngừa và cương quyết xử lý nếu các tổ chức cá nhân xả thải không đúng quy định”.
Cũng trả lời về tiến độ xác định nguyên nhân cá chết ở miền Trung, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh thêm: “Các nhà khoa học đã rất nỗ lực tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, do việc điều tra nguyên nhân cá chết là nhiệm vụ của tập thể, nhiều nhà khoa học từ nhiều cơ quan cả trong và ngoài nước, có nhiều ý kiến khác nhau cần phản biện rốt ráo mới đủ khoa học để kết luận một cách chính thức.
Bất cứ kết luận sơ suất nào của khoa học cũng có thể dẫn đến sai lầm. Thêm nữa, nguyên nhân cá chết còn liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Việc xác định thủ phạm không chỉ với các bằng chứng khoa học mà còn phải điều tra đầy đủ các bằng chứng vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất dứt khoát là bất kỳ tổ chức cá nhân nào vi phạm đều phải bị xử lý nghiêm trước pháp luật, không loại trừ bất kỳ tổ chức cá nhân nào.
Chính vì vậy, cần phải có thời gian điều tra kỹ lưỡng mới thu thập được những bằng chứng xác thực.
Việc cá chết là sự cố môi trường rất nghiêm trọng chưa từng xảy ra. Dư luận quan tâm đến nguyên nhân và cách xử lý hậu quả là hoàn toàn chính đáng. Chính phủ cầu thị lắng nghe mọi ý kiến và có trách nhiệm minh bạch thông tin cho người dân biết.
Tôi cũng hoan nghênh nhiều cơ quan báo chí kịp thời thông tin mang tính khuyến cáo, hỗ trợ giúp các cơ quan chức năng khoanh vùng ngăn ngừa thiệt hại.
Tuy nhiên, nhiều cơ quan báo chí đưa tin sai sự thật, gây tâm lý hoang mang, kích động dư luận, gây mất trật tự an ninh và ảnh hưởng đến xã hội.
Tôi mong muốn và yêu cầu tất cả các cơ quan báo chí đồng hành với Chính phủ, Nhà nước, thông tin đúng đến người dân một cách trung thực, đảm bảo tính xây dựng, vì mục đích chung là hướng tới người dân ở vùng bị thiệt hại".
Dương Thu - Cù Hiền

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mở rộng Sân bay Nội Bài: Riêng ‘tiền đất’ mất 2 tỷ USD


 Việc mở rộng Cảng hàng không (CHK - sân bay) Nội Bài dự kiến tốn kém hơn 5 tỷ USD. Riêng chi phí giải phóng mặt bằng đã lên tới 2 tỷ USD. Trong khi dự án còn trên giấy, nhiều ngôi nhà mới khang trang trong khu vực dự án vẫn liên tục mọc lên.
Theo quy hoạch, sân bay Nội Bài mở rộng sẽ đối diện với sân bay hiện hữu qua Đại lộ Võ Nguyên Giáp, thuộc 3 xã: Phú Minh, Phú Cường, Mai Đình (huyện Sóc Sơn).
Theo quy hoạch, sân bay Nội Bài mở rộng sẽ đối diện với sân bay hiện hữu qua Đại lộ Võ Nguyên Giáp, thuộc 3 xã: Phú Minh, Phú Cường, Mai Đình (huyện Sóc Sơn).
“Gần như Long Thành thứ 2”
CHK Nội Bài có công suất thiết kế 25 triệu hành khách/năm. Theo Cục Hàng không Việt Nam, với sức tăng trưởng “nóng” về lượng hành khách như hiện nay (năm 2015 là 22% nhưng 4 tháng đầu năm 2016 đã là 31%) thì trong vòng 3 năm nữa, Nội Bài sẽ rơi vào tình trạng “vỡ trận”.
Trao đổi với báo chí mới đây, Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho rằng, kế hoạch mở rộng, nâng công suất của sân bay Nội Bài là việc cấp bách. Tuy nhiên, cũng theo ông Thanh, để nâng công suất của Nội Bài thêm 25 triệu hành khách/năm nữa “thì đây sẽ là dự án Long Thành thứ hai”. Thậm chí, dự án này còn khó khăn hơn bởi quỹ đất theo quy hoạch phải mở rộng, dân cư dày đặc, việc giải phóng mặt bằng sẽ rất khó khăn.
Chiều 31/5, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường xác nhận: Phương án xây dựng nhà ga CHK Nội Bài mới (Nhà ga T3, T4) và đường cất hạ cánh mới theo hướng “lật” sang phía nam đường Võ Nguyên Giáp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2008. “Hiện chưa có bất cứ thay đổi nào và bản quy hoạch này hiện vẫn còn nguyên giá trị” – ông Trường nói.
Cụ thể, ông Lại Xuân Thanh cho hay: Theo quy hoạch vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì việc mở rộng sẽ được xây dựng đối diện với sân bay Nội Bài hiện nay (lật qua đại lộ Võ Nguyên Giáp) với diện tích 720 ha, thuộc 3 xã: Phú Minh, Phú Cường, Mai Đình của huyện Sóc Sơn. Chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù và xây dựng khu tái định cư cho người dân dự kiến khoảng 2 tỷ USD (tính theo thời giá năm 2015). Chi phí xây dựng các hạng mục chính của “Nội Bài 2” (đường lăn, sân đỗ, khu nhà ga, đèn chiếu sáng…) khoảng 78.000 tỷ đồng (hơn 3,5 tỷ USD) và sẽ thực hiện theo hình thức xã hội hóa.
Mở rộng Sân bay Nội Bài: Riêng 'tiền đất' mất 2 tỷ USD - ảnh 1
Tại khu vực quy hoạch dự án, nhiều ngôi nhà tiếp tục mọc lên sẽ phát sinh nhiều phức tạp trong quá trình triển khai. Ảnh: Lê Việt - Tuấn Nguyễn.
Nhà hoành tráng vẫn mọc trên đất quy hoạch
Theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong ngày 31/5, người dân các xã Phú Minh, Phú Cường, Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) chưa hề biết đất mình đang ở có nằm trong diện quy hoạch mở rộng sân bay Nội Bài hay không. Tại khu vực thôn Tân Trại, xã Phú Cường, rất nhiều nhà dân mới được xây 1-2 năm trở lại đây. Một số nhà dân đang xây xong phần thô. Rìa ngoài các ruộng lúa, bãi đất trống cũng có một số nhà xưởng, gara ô tô đã được xây và đưa vào sử dụng.
Ông Trần Văn Thông, trưởng thôn Hương Gia, xã Phú Cường, cho biết, cách đây mấy năm, có nghe cán bộ của huyện và thành phố thông báo một phần đất của thôn Hương Gia và đất thôn Đoài (thuộc xã Phú Minh) nằm trong quy hoạch xây khu trung tâm thương mại hàng không, thuộc CHK Nội Bài. Theo ông Thông, cán bộ thành phố đã có 3 đợt về khảo sát đo đạc, kiểm đếm. “Thôn Hương Gia có tổng hơn 900 hộ dân thì có 300 hộ nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để quy hoạch xây sân bay. Tổng diện tích thôn là 200 ha, trong đó diện tích đất phải giải tỏa đền bù là 30ha. Tuy nhiên, hiện chưa có quy hoạch chi tiết cũng như mức giá đền bù” – ông Thông nói.
Trong khi đó, ông Phạm Xuân Phương, Bí thư huyện ủy Sóc Sơn lại cho biết, hiện Cục Hàng không mới trình xin ý kiến của thành phố, sau đó, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là mục tiêu quốc gia, cơ bản chính quyền huyện sẽ đồng ý. “Chúng tôi mới chỉ biết dự kiến sẽ mở rộng thêm khoảng 720 ha thuộc 3 xã Phú Minh, Phú Cường, Mai Đình. Nhưng lấy xã nào chính, xã nào phụ, xã nào ven vẫn chưa biết chính xác, chưa cắm mốc để đo đạc. Phải được sự đồng ý của Thủ tướng về chủ trương thì mới có khoanh vùng, đo đạc và các con số cụ thể” – Bí thư huyện ủy Sóc Sơn cho biết.
Cần quản lý đất quy hoạch sân bay
Trao đổi với PV Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết hiện tại Bộ GTVT đang xin ý kiến Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mở rộng sân bay Nội Bài. Ngoài phương án mở rộng về phía Nam, Bộ GTVT đang nghiên cứu mở rộng theo nhiều phương án; trong đó có phương án mở rộng về phía Bắc (phần diện tích đất Bộ Quốc phòng đang sử dụng) với chi phí giải phóng mặt bằng thấp hơn nhưng sẽ gặp một số hạn chế về không gian. “Hiện chúng tôi chưa chính thức quyết định phương án nào. Trong khi quy hoạch chưa được thay đổi thì quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008 vẫn còn nguyên giá trị”, ông Nhật nói.
Nói về thực trạng các công trình xây dựng vẫn liên tục mọc lên trên khu vực dự kiến mở rộng dẫn đến chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao, thậm chí hơn 2 tỷ USD dự kiến, Thứ trưởng Nhật cho rằng: Về nguyên tắc, khi Thủ tướng ký quyết định quy hoạch, UBND TP Hà Nội cũng đã được biết để quản lý đất nằm trong quy hoạch, không để xây dựng các công trình mới. “Trách nhiệm quản lý đất quy hoạch thuộc về chính quyền địa phương” – ông Nhật cho hay.
Nên giải phóng mặt bằng một lần
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc mở rộng sân bay Nội Bài cần xuất phát từ nhu cầu và khả năng tiềm lực kinh tế của đất nước và tính toán cụ thể về nhu cầu và thời gian thực hiện. Theo ông Hùng, đầu tư phải phân kỳ theo giai đoạn nhưng khi giải phóng mặt bằng cần thực hiện một lần. Chẳng hạn, công trình chỉ cần 200ha, có thể lấy một lần 500 ha. Phần đất xung quanh có thể cho thuê làm dịch vụ, lấy quỹ đất nuôi quỹ đất.
Ngọc Mai/TienPhong
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hiện thực trên đất nước Tập Cận, dưới con mắt Bình Cận


Tập Cận là Tập Cận Bình, người Đông Ngô.

Còn Bình Cận là Nguyễn Cảnh Bình, người Đại Việt, cựu ứng cử viên đại biểu quốc hội vừa rồi.

Bình Cận tự nhận như vậy.

Dưới là ghi chép của Bình Cận về hiện thực trên đất nước Tập Cận.

Lấy nguyên từ Fb của Bình Cận.


---

"









Nguyễn Cảnh Bìnhさんが写真8件を追加しました。



Dĩ nhiên là ở đâu thì cũng có hai mặt thôi song với một cường quốc thứ nhì thế giới và ảnh cùng khẩu hiệu China Dream - Giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình treo khắp nơi thì cái mặt trái này quá tệ hại và xấu xí.
1. Ngay giữa trung tâm của Khai Phong, Khúc Phụ, Đăng Phong... vẫn đầy những ngôi nhà lụp sụp. Không những thế mà rất bẩn, nhiều rác... Ị ở những nơi này thì thôi rồi, toàn xí xổm, bẩn thỉu khiếp đến mức ị mất cả ngon, :)) đằng sau những toà nhà và đường cao tốc là những cảnh ô nhiễm, bẩn thỉu và nhếch nhác khắp nơi.
2. Những ảnh mng hay nhìn thấy về các đám cưới ở Trung Quốc mà cô dâu đeo đầy vàng hay tiền cuốn xếp cả tấn là sự thực. Đó là trào lưu, là sự hãnh diện, là sự tự hào về đẳng cấp, về sự giàu có. gái Trung Quốc đều chỉ nhấn mạnh tiền và đẳng cấp/chịu chơi của giai là yếu tố số 1 để yêu và cưới. Tương tự vậy, quà tết tặng nhau để chật cả nửa căn phòng. Không phải chỉ là chai rượu, con gà, phong bì...người Trung Quốc tặng quà nhau cả đống hàng hoá chất kín ô tô, ví dụ xếp 99 quả trứng thành hình đẹp kèm nhiều đồ khác nữa để biếu họ hàng, anh em..
3. Đồ ăn thì thôi rồi, quá ít rau và bát đũa gói thành pack bọc nilon rồi cả đám khất thực bóc nilon vứt toẹt ngay xuống đất.. Bẩn và hôi rình lên từ đám người đó, có vẻ chẳng khác lắm so với mùi năm 1979, :)) Tôi còn tình cờ dự buổi bán hàng đa cấp ở Khúc Phụ khi tay diễn giả hò hét ầm ĩ còn đám đệ tử cầm gói hàng gí vào tay từng người già, và xua đuổi không cho chúng tôi dự hay chụp ảnh.
4. Phim và truyền hình thì tràn ngập cảnh đánh nhau, cả cổ xưa và cận đại, nhất là phim Kháng Nhật thì đều dcs thắng nhật bản thua, chiếu suốt ngày trên TV, trên xe ô tô, trên tàu hoả.. Tôi hiểu vì sao người TQ có tinh thần ghét Nhật và máu chiến đến vậy. Không người Nhật nào ở Vũ Hán và mấy thành phố tôi đến thăm, họ không thể sống ở đó, vì thế họ muốn sang Việt Nam, 

Giấc mộng của Tập Cận không phải là giấc mộng của Bình Cận.

"

https://www.facebook.com/canhbinh.nguyen/posts/813622208739636





"

Nguyễn Cảnh Bìnhさんが写真3件を追加しました — 場所: 武漢駅
21時間前

1. Cán bộ công chức của Trung Quốc thực hiện cực kỳ nghiêm túc quy định không uống bia trong giờ làm việc của Chính phủ. Khi gặp khách quốc tế, phải giữ quan hệ đối ngoại thì phải gọi điện thoại báo cáo và xin ý kiến của bí thư chi bộ.
2. Người Trung Quốc, và các doanh nhân Trung Quốc quen với các tin đồn phá sản, vỡ nợ, vỡ bong bóng bất động sản, nợ xấu ngân hàng nhiều năm và nhiều lần rồi nên cũng chẳng lo lắm. Ngải nói: cùng lắm thì Chính phủ lại xoá bàn cờ vẽ lại thôi mà, rồi lại làm lại từ đầu. Tiền của tôi cũng là tiền của Chính phủ, tài sản và nhà của tôi cũng là của Chính phủ..
3. Hầu hết người Trung Quốc đều không biết các việc xảy ra trên thế giới. Ngải và Nhâm bảo: Chính phủ cho biết gì thì biết nấy thôi, không đòi hỏi mà cũng chẳng có nhu cầu.. Ngải có một nhận xét rất hay khi tôi hỏi về nền giáo dục và tình trạng thất nghiệp của sv Trung Quốc: Thì vì Chính phủ quy định tất cả, sv nào mà chả giống nhau, có khác gì nhau đâu. Giống như anh ấy, anh đi đâu cũng chỉ thấy mấy món hàng lưu niệm giống hệt nhau, anh cũng chán và chẳng buồn mua. Sinh viên cũng như món hàng, đứa nào cũng giống nhau cả mà.. Ế là phải.




"
https://www.facebook.com/canhbinh.nguyen/posts/813185288783328?pnref=story
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Nga: Việt Nam mua chiến đấu cơ F-16 Mỹ để tuần tra Biển Đông

Báo Nga: Việt Nam mua chiến đấu cơ F-16 Mỹ để tuần tra Biển Đông

Ngoài máy bay chiến đấu F-16 là nhu cầu trước mắt, ông Winnie cho rằng Việt Nam còn muốn hợp tác lâu dài hơn với Mỹ, như phát triển quan hệ đối tác liên doanh.

Đài Sputnik (Nga) dẫn lời các chuyên gia về Đông Á nhận định, Việt Nam xem quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí từ Mỹ là cơ hội để tiếp cận các công nghệ tiên tiến của Washington và để mua các máy bay chiến đấu F-16 tuần tra Biển Đông.
"Việt Nam muốn có các chiến đấu cơ F-16" - Phó Chủ tịch Liên hiệp kinh doanh Á-Âu (EBC) Ralph Winnie nhận định, "đó là thứ họ muốn để tuần tra Biển Đông".
Ngoài máy bay chiến đấu F-16 là nhu cầu trước mắt, ông Winnie cho rằng Việt Nam còn muốn hợp tác lâu dài hơn với Mỹ, như phát triển quan hệ đối tác liên doanh.
Trước đó, theo hãng tin Reuters, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những hành động ngang ngược trên Biển Đông, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang và sẽ đẩy nhanh nỗ lực thay thế các đội máy bay chiến đấu lỗi thời. Bên cạnh đó là nhu cầu đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí ngoài Nga.
Báo Nga: Việt Nam mua chiến đấu cơ F-16 Mỹ để tuần tra Biển Đông - Ảnh 1.
Tiêm kích F-16
Hôm 25/5, Defense News dẫn một nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cho biết Hà Nội đang có nhu cầu mua các chiến đấu cơ F-16 từ Mỹ theo chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA) của Lầu Năm Góc, cũng như các máy bay tuần thám biển P-3C Orion đã được tân trang với ngư lôi đi kèm.
Trước đây, ngư lôi bị liệt vào danh mục các sản phẩm không được phép cung cấp theo lệnh cấm vận. Song giờ đây, Việt Nam muốn được Mỹ cung cấp chương trình P-3 tương tự như đã cung cấp cho Đài Loan.
Đối với các máy bay F-16 mua từ EDA, Hà Nội muốn đạt được thỏa thuận như Mỹ từng thông qua với Indonesia.
Ngoài ra, theo báo chí Mỹ, Việt Nam còn quan tâm đến một số loại vũ khí khác của Mỹ như máy bay không người lái, tàu tác chiến cận bờ (LCS), tiêm kích F/A-18 Super Hornet, một số mẫu trực thăng của Boeing và công ty Sikorsky (trực thuộc tập đoàn Lockheed).
theo Thế giới trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐÀ NẴNG - DÂN BAO VÂY KHU CÔNG NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM




Dân bao vây KCN: "Ngày nào cũng hít thứ này thì còn chi là phổi"
Người dân bức xúc trước tình trạng ô nhiễm ở KCN Liên Chiểu
 
Dân bao vây KCN: 
"Ngày nào cũng hít thứ này thì còn chi là phổi"

Đình Thức
SoHa
02/06/2016 07:52 


Người dân bao vây trạm xử lý nước thải của KCN Liên Chiểu để yêu cầu lãnh đạo TP Đà Nẵng đối thoại bàn cách "di dời dân chúng tôi đi chứ không bị ung thư hết vì ô nhiễm nặng".

Dân "vạn bất đắc dĩ" mới rủ nhau bao vây KCN

Tối 1-6, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức cuộc đối thoại khẩn với người dân khu vực Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) ngay tại 1 lán trại dã chiến bên cạnh KCN Liên Chiểu.

Trước đó, người dân khu vực Kim Liên đã tập trung bao vây trạm xử lý nước thải tập trung trong KCN Liên Chiểu vì phải chịu đựng môi trường ô nhiễm quá trầm trọng. 

Ông Lê Sử (trú khối phố Kim Liên) thay mặt bà con cho hay phải "vạn bất đắc dĩ" mới rủ nhau ra bao vây khu công nghiệp. 

Dân bao vây KCN: Ngày nào cũng hít thứ này thì còn chi là phổi - Ảnh 1.
Trạm xử lý nước thải KCN Liên Chiểu bị tố gây ô nhiễm và ung thư cho người dân

"KCN xây trạm xử lý nước thải này mới hai năm nhưng ảnh hưởng nặng nề với dân chúng tôi. Bà con ngày đi làm đêm về nhà ăn miếng cơm rồi ngủ mà mùi hôi thối không chịu nổi.

Bà con cứ thay nhau hết người này đến người khác bị ung thư thì ai mà chịu nổi. Trước đây làm gì có chuyện dân ở đây bị ung thư nhiều như vậy", ông Sử chất vấn. 

Tại buổi đối thoại, nhiều ý kiến của người dân vô cùng tức tối vì mùi hôi không thể chịu đựng được từ trạm xử lý nước thải. 

"Các anh ngồi có ngửi được hay không mà bắt dân tôi ngửi, dân tôi ăn. Dân chúng tôi ngày nào cũng hít thứ này thì còn chi là phổi, là gan. 

Tôi đề nghị thành phố cấp bảo hiểm cho nhân dân chứ chúng tôi đang bị ảnh hưởng sức khỏe ghê gớm", bà Phạm Thị Cúc bức xúc. 

Dân bao vây KCN: Ngày nào cũng hít thứ này thì còn chi là phổi - Ảnh 2.
Bà Phạm Thị Cúc: "Dân chúng tôi ngày nào cũng hít không khí ô nhiễm"

Nhiều người dân ở khối phố Kim Liên đang mang trong mình căn bệnh ung thư cũng đến để bày tỏ ý kiến tại cuộc đối thoại với UBND TP Đà Nẵng. 

"Tôi phát hiện ung thư được gần nữa năm nay. Toàn khu vực này có biết bao nhiêu người bị ung thư chết rồi các anh có đếm được không. 

Khi chưa có KCN thì dân đâu có bị ung thư như bây giờ. Dân chúng tôi phản ứng, quây nhà máy là vì tức nước vỡ bờ do họ gây ô nhiễm quá. 

Dân bị ung thư, môi trường ô nhiễm thì tính ra Sở Tài nguyên môi trường phải chịu trách nhiệm. Nếu anh quản lý tốt thì làm sao thành phố phải chỉ đạo, dân phải phản ứng", ông Phạm Bá Đương (67 tuổi, trú tổ 18), bức xúc nói. 

"Dân chúng tôi ở đây da thì nổi mẩn ngứa hết mà gọi điện bên Sở Tài nguyên môi trường về lập biên bản nhiều lần nhưng có thấy xử lý gì đâu. 

Các anh phải di dời dân chúng tôi đi nơi khác chứ không bị ung thư hết. Tội lắm, đời chúng tôi thì gần hết rồi mà còn đời con đời cháu nữa", ông Lý Văn Tiến, một bệnh nhân ung thư khác, bày tỏ. 

Thay ngay đơn vị xử lý nước thải 

Trước những bức xúc của người dân, cuộc đối thoại do ông Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì đã kéo dài đến hơn 19 giờ vẫn chưa thể kết thúc. 

Ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết người dân bao vây, thậm chí đập phá trạm xử lý nước thải là do bị ức chế. Ông Hưng cho hay KCN Liên Chiểu do công ty CP đầu tư Sài Gòn-Đà Nẵng làm chủ đầu tư. 

Trong khi đó, trạm xử lý nước thải tập trung do Công ty TNHH khoa học công nghệ môi trường Quốc Việt (trụ sở ở TP.HCM) quản lý, vận hành. 

Dân bao vây KCN: Ngày nào cũng hít thứ này thì còn chi là phổi - Ảnh 3.
Người dân Kim Liên đề nghị di dời dân nếu không "chúng tôi sẽ bị ung thư hết"

Lắng nghe ý kiến bức xúc của người dân, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho hay thành phố không đánh đổi môi trường để phát triển các hoạt động kinh tế bằng mọi cách.

"Chúng ta hoạt động kinh tế để phát triển thành phố nhưng phải đảm bảo môi trường. Đại diện của bà con phát biểu, tôi cho rằng là thực tế và xuất phát từ bức xúc của họ", ông Tuấn nói. 

Ông Hồ Trương Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Cty Sài Gòn-Đà Nẵng đã xin lỗi người dân tham gia cuộc đối thoại và người dân khu vực Kim Liên vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường.

Theo ông Hải, nguyên nhân một phần là do công ty không giám sát chặt hoạt động của đơn vị xử lý nước thải là công ty Quốc Việt. 

"Chúng tôi sẽ không hợp tác với công ty Quốc Việt nữa. Đơn vị mới xử lý nước thải là công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng. 

Trước mắt, công ty sẽ cố gắng hết sức để hạn chế mùi hôi thối của trạm. Về lâu dài chúng tôi sẽ xin thành phố cấp đất để xây dựng nhà máy xử lý mới có công nghệ cao và quy mô hơn. Trạm xử lý cũ vừa công suất yếu, công nghệ không được tân tiến lắm nên nó sẽ xảy ra những sự cố tiếp theo. 

Chúng tôi sẽ có trạm xử lý nước thải mới vào quý 1-2017 và cam kết không để xảy ra ô nhiễm", ông Hải khẳng định.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đồng tình với ý kiến của người dân việc ô nhiễm kéo dài là trách nhiệm thuộc về Sở Tài nguyên môi trường.

Phó chủ tịch TP Đà Nẵng đã yêu cầu lập ngay đoàn kiểm tra để đánh giá hiệu quả hoạt động của trạm xử lý nước thải tập trung. Đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả với thành phố trước ngày 15-6. 

Dân bao vây KCN: Ngày nào cũng hít thứ này thì còn chi là phổi - Ảnh 4.
Cuộc đối thoại tại lán dã chiến kéo dài đến tối mới xong

"Sở Tài nguyên môi trường phải tiến hành làm rõ hành vi để xử phạt đúng quy định pháp luật đối với chủ đầu tư và đơn vị vận hành trạm xử lý nước thải.

Sở lập đoàn thanh tra thì cần có đại diện người dân để cùng với chính quyền giám sát việc kiểm tra ô nhiễm", ông Tuấn chỉ đạo.

Kết thúc buổi đối thoại, người dân khu vực Kim Liên đồng ý sẽ ngưng việc bao vây KCN Liên Chiểu. Ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu , và ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường đã công khai số điện thoại với người dân để nhận phản ánh trực tiếp. 

.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ừ, nhân loại dễ quên!

Và sống sót và kêu từ cõi chết lạ
 
Nhân loại dễ quên
như quên một giấc mơ
quên tiếng dế tuổi thơ mắc kẹt xó nhà
quên đám khói hình nấm thình lình mọc lên ở Hiroshima ở Nagasaki khi ấy
dù lịch sử vẫn được dạy
kỉ niệm mỗi năm mỗi đều đều tổ chức
đúng ngày giờ
đừng biện minh     cũng đừng               xin lỗi
neither apologized for          nor justified
200.000 người chết không kịp nói lời trối trăng không là con số
hàng vạn sinh linh mất nhà        hàng ngàn đứa trẻ không tay không chân không lỗ hậu môn không là          những con số
là hiện thực của tận cùng đau khổ
nhắc nhớ
nhân loại dễ quên
 
chúng tôi          loài tương cận
hiện thực Tchrnobyl 20 vạn sinh linh bị lấy đi mạng sống
chậm          thật chậm
hiện thực viện sĩ Nesterenko bị tước đảng tịch bị tra tấn bị đọa đày
nhanh          như không thể nhanh hơn
30 năm sau vùng đất chết vẫn là          đất chết
và Fukushima
còn hơn là hiện thực
bạt ngàn biệt thự nhà máy xe hơi trôi như đồ chơi trẻ con giữa cuồng lưu ngày tận thế
hơn một vạn người chết và mất tích
hơn 160.000 người rời bỏ cửa nhà đi đâu không biết
5 năm có đủ
cho một nhân loại dễ quên?
 
xỉ than Vĩnh Tân quên bùn đỏ bô-xit Đắc Nông
nhà máy thép Vũng Áng quên dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
cáp tàu Bình Minh quên biển bờ Hà Tĩnh
đường phố một thời làm ồn ào     cũng
quên
 
Biển Đông không bình yên
dù đây kia bài ca vỗ về đều đều vọng tới
không xung đột     không mâu thuẫn          không
no conflict          i repeat this again no          conflict
2011     2007     1988     1974 và xa hơn nữa
Biển Đông có bình yên?
 
nhân loại dễ quên
như quên ba chủ nhật
ba chủ nhật làm ba mùa biển động
như là trò đùa của định mệnh
biển miền Trung có bình yên?
dù đã có rất nhiều lời ru ngủ
nướcbiểnantoàn     thịtcáantoàn     muốiănởvùngcáchếtantoàn
những lời ru làm an lòng nhân loại
đám nhân loại lắm chuyện dễ quên
 
ừ, nhân loại dễ quên
như quên những giấc mơ          những      mảnh vụn     giấc     mơ
lũ cá chúng tôi thì không thể
lũ cá xác láng giềng phơi trắng bãi bờ
lũ cá anh chị em chết nằm sình dưới đáy biển
lũ cá mất nhà không nơi trú ẩn
 
không thể quên
khi sắp lớp thuyền ngư dân rũ khăn tang ngửa mặt nhìn bầu trời khóc không nước mắt
chờ một tiếng nói     một bước chân
không thể     quên
khi ống xả thải Formosa như loài thuỷ quái
hớp hồn bầy sâu
hớp hồn cả bóng những bầy sâu
không thể     quên
biển với đống xác cá phi tang
biển cùng nỗi chết yểu của giấc mơ đại dương
giấc mơ của những đứa con quê hương
bỏ biển làm lang thang
dường không có ngày
trở lại.
 
TFN, 28-5-2016
 
 
Miền Trung đau khổ... quen rồi
 
Hôm qua...
mây độc Vĩnh Tân mù góc trời Bình Thuận
bùn bô-xit Nhân Cơ nhuộm đỏ Đắc Nông
ồn ào vậy thôi
đâu ai chết
 
Hôm nay...
nước thải Vũng Áng
biển Hà Tĩnh Quảng Bình trắng bờ cá chết
to chuyện mà chi
người chưa chết
 
Ngày mai...
bụi phóng xạ Ninh Thuận không vị không hình
người cũng không vội chết
lo gì
 
Sáng nay tivi vừa phát đoạn video clip quan đầu tỉnh cười tươi dưới biển
lên bờ ung dung nhấm nháp món cá biển
đang khi các con quan nghịch cát biển
vô tư
 
Ai thay đổi được quá khứ?
ai sắp xếp lại tương lai?(*)
khúc ruột miền Trung oằn mình chịu trận
quen rồi...
 
 
________
(*) Ý tưởng của Dalai Lama.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Công nhận!

Ảnh
Phần nhận xét hiển thị trên trang