Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Trật tự tự nhiên và kẻ nổi loạn



Featured Image: John Holcroft
Những ngày gần đây trên các phương tiên truyền thông cả hai lề  tràn ngập các tin tức gây ra sự bất an trong xã hội.
Từ những chuyên mang tầm vĩ mô như chuyện nợ công Việt Nam đạt top một trong 12 nước có chỉ số nợ công cao nhất Châu Á, khá năng sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ; hay thực trạng tràn ngập các đồ ăn hoá chất độc hại trên thị trường khiến báo chí phải giật những tít như “Việt Nam sắp phải đối diện với đại dịch ung thư”; hoặc tình trạng phản đối dây chuyên của người dân từ bắc vào nam với các vấn đề tranh chấp đất đai, tiền thu phí ở các trạm thu phí đường bộ, bắt người trái phép của công an khi người dân tham gia các hoạt động tôn giáo… đến chuyện mang tầm vĩ mô như câu chuyện một người đàn ông bị điên sau khi bị công an nhốt 4 ngày vì nghi ăn trộm; hay như vụ học sinh lớp 9 bị thầy giáo hiếp; và mới đây là một học sinh cấp 2 bị mất tích sau khi đi học thêm… Tất cả những điều này khiến chúng ta đặt ra một câu hỏi cho sự tồn tại của nhà nước trong xã hội.

Nhà nước tồn tại để làm gì?

Sự an toàn là điều chúng ta mong muốn khi thiết lập lên xã hội và nhà nước. Ban đầu nhà nước được tạo ra để mọi cá nhân có thể tham gia bảo vệ trước nhất là bản thân, sau đến là gia đình và lớn hơn là xã hội mình đang sống trước những mối hiểm nguy từ bên ngoài. Sự an toàn được kết nối bắt đầu từ những điểm rất nhỏ mang tầm cá nhân đến những điều mang tính cộng đồng mà chúng ta gọi là tổ quốc, xã hội. Như vậy mục đích ban đầu khi thiết lập lên nhà nước là đảm bảo sự an toàn cho mọi thành phần trong xã hội. Điều này khẳng định một điều là: nhà nước không phải là lý tưởng của xã hội, cũng không phải là mục đích của xã hội, nhà nước chỉ là công cụ để xã hội đạt được những lý tưởng mà những người khai sinh ra xã hội muốn xã hội đạt được, một trong những điều đó là sự an toàn cho mọi thành phần trong xã hội.
Khi đi sâu vào mối liên kết giữa lý tưởng và sự hình thành nên xã hội của những bậc tiền bối, chúng ta nhận ra rằng trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong xã hội của nhà nước phải luôn cân bằng với những thành phần còn lại trong xã hội. Sự chênh lệch các cán cân nghiêng về bên nào đều có nguy cơ tạo ra loạn lạc, và khiến xã hội phải suy tàn.

Phải làm gì khi có một nhà nước đi ra ngoài các trật tự xã hội?

Như đã nói nhà nước chỉ là công cụ mà xã hội lập nên để cân bằng quyền lợi của mọi thành phần. Và khi một nhà nước đi ra khỏi trật tự tự nhiên này, thì đồng nghĩa với việc nó phải bị đào thải để thay thế một nhà nước khác.
Nhiều người nghĩ họ phải phục tùng nhà nước bởi họ đang được nhà nước bảo vệ, và ban phát những lợi ích khác. Thật ra chính nhà nước phải phục tùng ý muốn của xã hội, bởi chính chúng ta mới là kẻ bảo vệ nhà nước, và cho họ những lợi ích như mọi thành phần khác trong xã hội. Nhưng vì khi được ban phát quá nhiều, và giao nhiều quyền lực, những kẻ làm trong nhà nước nghĩ rằng họ là cha mẹ của dân, là ông chủ của xã hội. Bên cạnh đó, có nhiều thành phần khác trong xã hội cũng tưởng nhầm nhà nước bất khả xâm phạm, nên vô tình khiến cho lòng tham của những con người trong bộ máy chính quyền có cơ hội phát triển. Sự vô minh của phần đông dân chúng, cộng với sức cảm dỗ từ quyền lực đã khiến xã hội mất đi cân bằng lợi ích giữa các thành phần, và mầm mống tạo ra chế độ độc tài.
Khi xã hội có một nhà nước độc tài cũng là lúc sự cân bằng về quyền lợi bị phá vỡ, và sự phân bố trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các thành phần khác trong xã hội trở nên bất công. Nhà nước và những kẻ thuộc thế giới của nó sẽ có nhiều quyền lợi hơn nhưng lại chịu ít trách nhiệm và nghĩa vụ trong xã hội. Ngược lại, những thành phần khác không thuộc nhà nước sẽ hưởng ít quyền lợi hơn nhưng lại phải chịu nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ hơn so với nhà nước.
Một nhà nước độc tài là một kẻ nổi loạn với xã hội, nó là kẻ làm phản vì đã biến xã hội từ một môi trường sống cân bằng giữa mọi thành phần trong xã hội, có tự do như nhau, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ như nhau trở thành một nhà tù, một trại lao động khổ sai cho những thành phần không thuộc nhà nước. Khi có một kẻ nổi loạn như vậy, nhiệm vụ của xã hội là ấn nó trở về với trật tự tự nhiên, hoặc nếu không sửa được nó thì phải đào thải nó và thay thế một công cụ nhà nước khác.
Bạn thân mến!
Trật tự tự nhiên mà tôi đề cập trên có thể tóm gọn trong lời mở đầu sau đây trong bản tuyên ngôn độc lập của hợp chủng quốc Hoa Kỳ, 4/7/1776.
“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng moi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.”
Hãy biết đau buồn và phẫn nộ trước các chế độ độc tài, bởi vì bọn họ là một kẻ phá hoại, và nổi loạn vì đã dám phá bỏ những trật tự tự nhiên. Hơn nữa bọn họ đã cướp đi những quyền tất yếu của con người, và chà đạp lên những quyền bất khả xâm phạm đó từng ngày. Chống lại một nhà nước độc tài chính là hành động của những con người yêu hoà bình, yêu tự do, và yêu cuộc sống.
Thân.


Tác giả: Joseptuat

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không để Trung Quốc can thiệp vào nội bộ Việt Nam sau cái bắt tay thân mật

(Thời sự) - Cục Hải sự Trung Quốc vừa thông báo giàn khoan Hải Dương 981 sẽ thăm dò ở khu vực có tọa độ 17-29.53N, 110-57.18E từ ngày 28/12 đến 10/2/2016. Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc trên biển Đông ngay sau cái bắt tay thân mật của lãnh đạo Bắc Kinh cũng như những lời hứa hẹn về giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông trên cơ sở tôn trọng chủ quyền trong chuyến thăm của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng vừa qua.

Tuy giàn khoan Hải Dương 981 đang ở vị trí ngang vùng biển Quảng Bình của Việt Nam, cách đường trung tuyến (ranh giới phân định trên vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc) 70 hải lý về phía Đông. Nhưng với những gì mà giàn khoan Hải Dương ̣981 đã từng làm ở vùng biển Đông nhất là khi ngang nhiên khai thác và thăm dò vùng thềm lục địa của Việt Nam năm 2014 thì chúng ta có quyền nghi ngờ về tinh thần hữu nghị ngoại giao mà nước bạn Trung Quốc đã dành cho Việt Nam.
Với Trung Quốc, một đất nước luôn thể hiện dã tâm xâm lược và âm mưu bành trướng, hiện nay lại đang tranh chấp lãnh thổ với chúng ta. Trong quá khứ gần, năm 1974, Trung Quốc xua quân xâm lược Hoàng Sa, giết các chiến sĩ VNCH đang bảo vệ quần đảo. Năm 1988, chúng đã dùng lê đâm và dùng súng bắn, giết các chiến sĩ ta ở Trường Sa. Trước đó, từ năm 1979, chúng gây ra cuộc chiến đẫm máu, giết chết hàng ngàn chiến sĩ và nhân dân ta ở biên giới phía Bắc.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam, gần khu vực có giàn khoan HD-981
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam, gần khu vực có giàn khoan HD-981 năm 2014.
Ngày nay, những tội ác Trung Quốc gây ra cho nhân dân ta vẫn còn nguyên đó, Hoàng Sa và nhiều đảo ở Trường sa còn đang bị chúng chiếm giữ, các cao điểm của chúng ta ở Vị Xuyên vẫn đang bị chúng chiếm đóng. Không những vậy, chúng còn đang bành trướng bằng việc mở rộng các đảo, tiến tới quân sự hóa các đảo chúng chiếm của chúng ta. Chúng lại còn tuyên bố chủ quyền tại những vùng thuộc chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông. Ngoài khơi, tàu Trung Quốc ngăn chặn tàu tiếp viện của ta, không cho chúng ta tiếp viện các chiến sĩ và đồng bào ở ngoài đảo. Chúng liên tục đánh đập, giết ngư dân ta, cướp ngư cụ, cướp sản phẩm đánh bắt của ngư dân ta.
Trong khi tiếng khóc ai oán của những người thân của ngư dân đã bị giết chết không biết lí do vẫn còn văng vẳng không nguôi. Thế mà trong các cuộc gặp cán bộ cấp cao, lãnh đạo Trung Quốc vẫn khăng khăng rằng dành cho Việt Nam những tình cảm và lợi ích tốt đẹp nhất. Thậm chí khi mà vừa bắt tay thân mật với CTQH Nguyễn Sinh Hùng nước ta vừa qua thì ngay 1 ngày sau đó TQ đưa giàn khoan Hải Dương ̣981 ra biển Đông !?
Tiếng khóc ai oán này còn văng vẳng mãi, liệu chuyến thăm vừa qua của CTQH có nhắc tới ?
Tiếng khóc ai oán này còn văng vẳng mãi, liệu chuyến thăm vừa qua của CTQH có nhắc tới ?
Về mục đích của phía Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương ̣981 vào Biển Đông lần này, có rất nhiều nhà bình luận cho rằng: là một hình thức gây hấn nhằm gây áp lực trực tiếp trong Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới. Song có lẽ đây là một tính toán sai lầm từ phía Trung Quốc, vì hành động này tựa như đổ dầu vào lửa và một điều chắc chắn rằng, đa số các Ủy viên Trung ương có lòng với đất nước sẽ bỏ phiếu cho những vị lãnh đạo hiên ngang dám đứng lên đấu tranh với những mưu đồ đầy toan tính này.
Mặc cho ai rước voi về giày mả tổ, mặc cho ai đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích dân tộc, chúng ta vẫn một lòng sắc son kiên định đấu tranh về tương lai của một dân tộc ấm no hạnh phúc, nhất quyết không đổi lấy cái gọi là hòa bình viển vông.
Mặc cho ai đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích dân tộc, chúng ta vẫn một lòng sắc son kiên định đấu tranh về tương lai của một dân tộc ấm no hạnh phúc, nhất quyết không đổi lấy cái gọi là hòa bình viển vông.
Như chính lãnh đạo Việt Nam đã nói rằng cần phải kiên quyết chống lại những âm mưu can thiệp vào nội bộ của đất nước nhất là trong giai đoạn nhạy cảm như hiện nay. Chúng ta mỗi người con dân Việt, mang trong mình dòng máu yêu nước chảy dài ngàn năm lịch sử vậy hà cớ gì để âm mưu bành trướng kia chi phối vận mệnh của dân tộc. Chúng ta vẫn một lòng sắc son kiên định đấu tranh về tương lai của một dân tộc ấm no hạnh phúc, nhất quyết không đổi lấy cái gọi là hưũ nghị viển vông.
Bạn đọc Thông Thiên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bất tam, bất tứ


...
Đại khái các người có tên là ‘Tam’ hay ‘Tứ’ trong truyện Tàu thường là những nhân vật bình thường hay ‘tầm thường’, như bên VN thường nói là ‘Hai Lúa’ hay ‘Tí’, ‘Tèo’..., ngoài ra, người ta còn dùng tên là ‘Bất Tam’ hay ‘Bất Tứ’ để chỉ những kẻ không ra gì. Ví dụ, ngoài Đinh Bất Tam và Đinh Bất Tứ là hai nhân vật tàn ác khét tiếng trong truyện ‘Hiệp khách hành’ của Kim Dung, còn có Trương Tam và Lý Tứ thường là các nhân vật 'đệm' trong tác phẩm 'Thủy hử' của Thi Nại Am, cụ thể, Trương Tam và Lý Tứ là hai tay côn đồ huậy phá Lỗ Trí Thâm ở chùa Đại Tướng Quốc, như sau:
...Lỗ Trí Thâm khi đến nhà Giải Võ rồi, đi thẳng vào trong phòng sắp đặt gói đồ hành lý, dựng cây thiền trượng, treo ngọn giới đao vừa rồi, thì có hai người thầy sãi già đều đến ra mắt giao các chìa khóa và đồ vật dụng lại cho Trí Thâm. Khi hai người lão tăng giao việc cho Trí Thâm rồi, thì từ giã trở về chùa.
Còn Trí Thâm bước ra sau vườn xem bốn phía, thì thấy có hai ba mươi đứa du côn bưng rượu thịt đến thưa với Trí Thâm rằng:
- Chúng tôi nghe thầy mới đến, cho nên phải nhóm nhau sắm lễ mầng thầy.
Trí Thâm không rõ là kế, thì cũng có sắc vui mừng.
Trong đám hai ba mươi đứa du côn có hai đứa làm đầu, một đứa tên Trương Tam, hiệu là Quá Nhai Lão Thử; một đứa tên là Lý Tứ, hiệu là Thanh Thảo Xà. Khi lũ ấy đến mời Trí Thâm vào nhà, đi ngang qua hầm phân, thì lũ ấy không đi nữa, đều dừng chơn lại mà nói với Trí Thâm rằng:
- Chúng tôi muốn mầng thầy một tiệc.
Trí Thâm nói:
- Các ông cũng là người trong lâu lý, nếu có còn tưởng tôi như vậy, tôi mời các ông lại nhà Giải Võ mà đàm đạo cùng nhau.
Trương Tam, Lý Tứ cúi lạy Trí Thâm rồi quì mọp dưới đất không chiu dậy. Làm như vậy là có ý muốn cho Trí Thâm lại đỡ mình dậy, đặng có ra tay bắt Trí Thâm cho dễ.
Trí Thâm thấy chúng nó làm như vậy thì trong lòng sanh nghi, bèn nghĩ thầm rằng:
- Cái lũ bất tam bất tứ này ta mời nó vào nhà có lại không chịu vào, thế thì nó muốn đến vuốt râu cọp đây. Thôi để ta làm cho chúng biết tài ta một trận chơi.
Nghĩ như vậy bèn bước lại gần trước mặt Trương Tam, Lý Tứ.
Trương Tam, Lý Tứ mới nói với Trí Thâm rằng:
- Chúng tôi đều làm lễ mừng thầy.
Nói vừa đứt lời, ca thảy đều rùng rùng áp lại bắt Trí Thâm.
Trí Thâm không chờ cho nó đến gần mình, xốc lại đá Lý Tứ một đá nhào tuốt xuống hầm phân.
Trương Tam thấy vậy cả kinh vừa muốn chạy cho khỏi, té ra chạy cũng không kịp, bị Trí Thâm đạp một đạp cũng nhào xuống hầm phân nữa. Mấy đứa du côn kia thấy vậy đều thất kinh muốn kéo nhau mà chạy.
Trí Thâm nạt lớn tiếng rằng:
- Chúng bây phải ở lại đây hết, nếu thằng nào chạy thì tao đạp nhào xuống hầm phân liền. Mấy đứa du côn ấy nghe nói như vậy thì đều đứng lại hết. Còn Trương Tam, Lý Tứ ở dưới hầm phân, ngóng cổ lên xem, cái hầm phân ấy sâu lắm, làm cho hai đứa ấy đầu cổ, mình mẩy đều vấy những phân và giòi phân.
Trương Tam, Lý Tứ leo lên không đặng, ở dưới hầm kêu lớn rằng:
- Lạy thầy xin dung thứ cho tôi nhờ.
Trí Thâm nạt rằng:
- Mấy đứa ở trên đây phải lập thế nào kéo hai thằng ấy lên thì ta sẽ dung tha cho.
Mấy đứa du côn vâng lời, xúm lại lập thế vớt hai đứa ấy lên. Thì thấy mình mẩy hai đứa ấy hôi thúi không ai dám lại gần.
Trí Thâm cười ha hả mà rằng:
- Thiệt bây dại lắm, ai bảo bây bày đặt vuốt râu cọp làm chi cho đến đổi như vậy. Thôi, đi lại giếng kia mà tắm đi, kẻo để dơ dáy lắm.
Hai đứa ấy vâng lời lại giếng tắm. Mấy đứa du côn kia đem áo quần cho hai đứa ấy thay đổi. Khi hai người ấy thay áo quần rồi, thì Trí Thâm lại nói rằng:
- Thôi, các ngươi hãy lại nhà Giải Võ đây đặng cho ta nói chuyện.
Mấy đứa ấy đều vâng lời đi vào nhà.
Trí Thâm ngồi giữa nói rằng:
- Chúng bây tài cán chi, dám bày mưu lập kế gạt đến ta?
Trương Tam, Lý Tứ và mấy đứa du côn ấy đều quì xuống thưa rằng:
- Chúng tôi quê quán ở đây, song không biết nghề chi làm ăn, cứ theo nghề cờ bạc mà thôi. Cái vườn rau nầy là cơm áo của chúng tôi đó. Trong chùa Đại Tướng Quốc bấy lâu không làm chi chúng tôi nổi vì không có ai võ nghệ cao cường cho bằng thầy. Ngày nay chúng tôi tình nguyện theo hầu hạ thầy...
...
*
Tết Tây đã… hết. Ở bên Mỹ - nước cuối cùng đón giao thừa (cách VN khoảng 12-14g), cả triệu người dân tập trung nơi Quảng trường Thời đại để đón chào năm mới, ở VN có bắn pháo hoa… Thế giới vẫn an bình: không có khủng bố…
…Trên ti-vi (chiều ngày 1/1/2016), người ta tường thuật lại khá lâu cuộc thi chung kết Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe), tôi chợt… hiểu là tại sao nhân loại lại tổ chức thi Hoa hậu, vấn đề chính không phải là để ca ngợi một người đẹp cụ thể nào đó - chỉ có tính chất vô thường, mà trên hết, nó làm cho ta thấy được cái đẹp kỳ diệu của ‘đấng tạo hóa’ thông qua người đàn bà (đa phần là dưới cặp mặt của đàn ông), nó làm ta vơi đi nỗi sầu nhân thế, ví dụ quên đi cái tên Lý Tứ đáng ghét nào đó, đặc biệt, nó còn làm cho ta có một cảm giác thăng hoa và một nỗi lâng lâng yêu đời không mang tên nào đó…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phỏng vấn Bill Gate – Quyết định thông minh nhất của ông là gì ?

Phỏng vấn Bill Gate Quyết định thông minh nhất của ông là gì ?
Khi Bill Gate được phỏng vấn: Quyết định thông minh nhất của ông là tạo ra các phần mềm hay các công việc từ thiện?
Câu trả lời của Bill Gate: Đều không phải, mà quyết định thông minh nhất đó là tìm người phụ nữ phù hợp để kết hôn.
Người phụ nữ quyết định hạnh phúc của thế hệ trước, vui vẻ của thế hệ này và tương lai của thế hệ sau.
Nếu bố bạn lấy nhầm vợ, thì tuổi thơ của bạn sẽ là chuỗi ngày đau khổ.
Nếu bạn lấy nhầm vợ, thì cả cuộc đời bạn sẽ sống trong đau khổ.
Nếu con trai bạn lấy nhầm vợ, thì tuổi già của bạn sẽ sống trong đau khổ. Do vậy chọn vợ rất quan trọng là vợ phải biết thương yêu bố mẹ chồng.
Lấy được người phụ nữ tốt, thịnh vượng 3 đời,
Lấy phải người phụ nữ không tốt, lụi bại 6 đời.
Người đàn ông trí tuệ nên để cho người phụ nữ trọn đời của mình luôn được trau dồi, bồi dưỡng.
Người phụ nữ trí tuệ nên coi học tập, trưởng thành là bài tập của cả đời!
ThegioiBantin.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHÔNG DIỄN BIẾN VẠN VẬT ĐỀU HỦY DIỆT..

Người Việt rủa xả những kẻ ngu dốt là “đầu củ chuối!” hay “đồ đầu đất!” hay “óc bã đậu”, tức là những thứ đầu ù lỳ không còn vận động, nhạy bén được.
Có một phương ngôn “khốn khổ thay con người cứ muốn giữ mãi hạnh phúc cho mình”. Người Việt nói đơn giản thế này “Quen mui thấy mùi ăn mãi!” Một cô gái thấy mình đẹp và trẻ, và rồi cô cứ tiếc mãi cái trẻ của mình không chấp nhận cô đang già đi, không lo cưới chồng sẽ ế. Cưới chồng không lo đẻ con sẽ điếc!
Một người ngồi trước một bàn tiệc, không muốn chấm dứt cứ đòi ăn mãi, thế rồi mắc chứng tháo chảy hay sợ ăn, hoặc chết no. Đó là bi kịch của việc không dám chấm nhận bữa tiệc kết thúc!
Một anh chàng lấy được cô vợ đẹp, dở mọi thói ghen tuông ghì chặt cô ta vào mình, nhưng rồi một ngày nàng vẫn ra đi, chàng không chịu nổi kho tàng khoái lạc đó đã thất thoát. Chỉ còn cách tự tử?!
Và những ông vua thì sao? Trời ơi “Thiên hạ là của nhà Thanh (lời Từ Hi Thái hậu), hàng ngàn cung tần mỹ nữ vây quanh, cung vàng điện ngọc xa hoa, yến tiệc linh đình ngày đêm… sao mà ta muốn mất?!
Hình ảnh những ông vua luyến tiếc ngai vàng để được thỏa thuê ngàn vạn lần hơn người khác, trong hiện tại thì, ô tô đánh cho dân đen hơn 300%, nhưng ô tô của ta đánh không %, nhà của dân đen mua giá thị trường, nhà của ta biệt thự mua giá thời bao cấp… Có phải chính những bổng lộc, những đặc quyền đặc lợi đó mà người có quyền chỉ muốn giữ tình trạng “cu như ỹ” (y như cũ ) hay “nguyễn như vân” (vẫn như nguyên), rằng con vua thì mãi mãi làm vua, con sãi mãi mãi ở chùa, hoàng tử đỏ kế vị xong rồi sẽ tính sau, nhưng đến khi hoàng tử lên ngôi lại tính tiếp cho cháu, để nhà ta nối dõi 5 chữ C vẹn toàn “con-cháu-các-cụ cả”. Và mọi sự thay đổi đều nguy hiểm vì nó bao hàm ghế ngồi, chức vị, bổng lộc của ta sẽ bị thay đổi. Nhân dân ư?
Xin nhớ cho câu này “Sau lưng ta là nạn hồng thủy”. Sau khi tất cả con cháu ta đã yên vị, thì may ra mới ngó mắt đến cái gọi là đổi gió. Nhưng chỉ đổi gió thôi. Còn thay đổi hay tự diễn biến thì không?!
Như trên chúng ta đã bàn: nếu lý thuyết không đi đôi với thực hành thì con người cũng như xã hội không bao giờ tiến bộ! Tư tưởng sẽ không có mặt khi người ta “nói dzậy mà không phải dzậy”. Từ đó chúng ta có thể thấy, nếu chúng ta chống lại “tự diễn biến” cũng chính là cách chống lại hành trình sống tự nhiên của vũ trụ cũng như con người. Như vậy liệu có chuốc lấy diệt vong?!
Hạnh phúc của mình không thể có được bằng cách cứ ghì xiết lấy nó, mà chỉ có thể có bằng cách chan hòa chia sẻ với mọi người bằng Dân chủ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Í-CHÍ VƯƠN TỚI QUYỀN-LỰC



FRIEDRICH NIETZSCHE
(1844-1900)

DER WILLE ZUR MACHT

CHÍ HÙNG-VĨ
()

TẬP MỘT
1-134

Bản Việt-ngữ của
NGUYỄN QUỲNH
Zựa trên bản Anh-ngữ 1967 của Walter Kaufmann

THAY LỜI TỰA

Năm 1958, khi còn là học-sinh trung-học tôi được đọc ít bài jới thiệu rất thô-sơ và thiếu sót về triết-học của Nietzsche đăng trên tạp-chí Sáng-tạo và cuốnSứ-Mệnh Văn-nghệ của Nguyễn Nam-châu. Vì những tác-jả viết bài trên không fải là những nhà khảo cứu chuyên-môn, nên tôi fải tự tìm đọc những tác-fẩm của Nietzsche, kể từ 1961 tới 1966, khời đầu với những cuốn Thus Spake Zarathustra, Volonté de Puissance, Twilight of the Idols và Beyond Good and Evil. Hai cuốn đầu ảnh-hưởng tới bài viết của tôi,” Đưa vào Í-niệm Không-mầu” (Introduction au sense de la Non-couleur), 1965. Chỉ có Jáo-sư Tiến-sĩ Hubert Hohl, Fó Jám-đốc viện Goethe ở Sàigòn đọc và nhận ra là tôi đã học đòi Nietzsche và Lão-tử.
 
Chí Hùng-vĩ (Í-chí vươn tới Quyền-lực) tức Der Wille zur Macht được tôi zịch sang Việt-ngữ lần đầu, năm 1972, nhưng mới được một chương thì bỏ. Năm 2005, tôi trình bày sơ qua tư-tưởng trong Der Wille zur Macht tại Viện Triết-học Hà Nội. Năm 2008, Quantic Universe xuất-bản tập I bản Việt-ngữ của tôi tại Hoa-kì, zưới nhan đề, Chí Hùng-vĩ (Í-chí vươn tới Quyền-lực).
 
Vì tầm quan-trọng của của Der Wille zur Macht đối với tôi trong tuổi trẻ, nên tôi zịch sang Việt-ngữ để tri ân, đồng thời xin gửi tới độc-jả của Tiền-vệ, với ước mong rằng tác-fẩm độc-đáo này júp cho các học-jả và sinh-viên ban Triết thấy được tư-tưởng của Nietzsche. Muốn hiểu tư-tưởng trong Chí Hùng-vĩ, người đọc fải có căn-bản vững vàng về lịch-sử, xã-hội, chính-trị, văn-hóa và ngệ-thuật Âu-châu trong ba thế-kỉ 17, 18 và 19. Ảnh hưởng của tư-tưởng Nietzsche vô cùng lớn lao đối với Triết-học Tây-fương trong suốt thế-kỉ hai mươi. Hạn-từ “nôn-mửa” lần đầu xuất-hiện trong Chí Hùng-vĩ
 
Trong bản Việt-ngữ này, những chữ in ngiêng zựa vào nguyên-tác của Nietzsche, còn những chữ đặt trong móc vuông [...] là chữ của tôi thêm vào để làm sáng tỏ tư-tưởng Nietzsche trong tiếng Việt. Der Wille zur Macht được Heidegger coi là một sáng-tạo nghệ-thuật, và ông đã viết một bộ gồm bốn cuốn để ca ngợi Chí Hùng-vĩ của Nietzsche.
 
Nguyễn Quỳnh, EPC College, Feb. 2009.

__________

MỞ

(Tháng Mười Một 1887 – Tháng Ba 1888)

1
Bàn tới những jì gọi là vĩ-đại ta fải có hai thái-độ: hoặc là iên-lặng, hoặc là bàn về tất cả tính vĩ-đại của chúng. Ngĩa là bàn tới cái vĩ-đại một cách hồn-nhiên không nể nang jì cả.

2
Điều tôi muốn nói liên-quan tới hai thế-kỉ sắp tới. Tôi bàn về cái jì sẽ đến, và điều tất-nhiên không thể nào khác hơn. Cái sẽ đến đó chính là Chủ-ngĩa Hư-vô. Sự-kiện ấy liên-quan tới lúc này, vì nó xảy ra ngay tại đây. Thế thì tương-lai đã lên tiếng bằng cả trăm kí-hiệu, i như là định-mệnh lên tiếng khắp mọi nơi. Chúng ta fải lắng nge tiếng nhạc của tương-lai. Đôi khi, toàn thể văn-hóa Âu-châu của chúng ta đang đi vào đại-nạn, ngột-ngạt không sao chịu nổi, chồng chất từ thập-niên này tới thập-niên khác. Sự ngột-ngạt bồn chồn, hừng hực và ồ ạt như một jòng sông muốn chảy tới cùng, không có thì jờ suy-ngĩ, và cũng chẳng zám suy-ngĩ.

3
Điếu tôi nói ở đây chưa phải là thực-hành mà chẳng qua mới chỉ là suy-ngĩ. [Tức là suy-tư] theo kiểu một triết-ja và [suy-tư] trong cô-tịch theo bản-năng, cho nên, tôi có cái lợi [không những] chỉ né sang một bên mà còn đứng ở bên ngoài, kiên nhẫn và thong zong đứng về fía sau. Trong khi ấy, [người] có tinh-thần zám fiêu-lưu và zám thử-ngiệm không còn nữa khi họ đã bước vào mê-cung của tương-lai. Trong khi ấy, có người có khả-năng tiên-tri quay nhìn trở lại để hình zung cái jì sắp xảy ra. Tuy nhiên, một khi con người theo chủ-ngĩa Hư-vô đúng ngĩa nhất ở Âu-châu và đã sống chết với nó [toàn bộ tư-tưởng] thì người ấy thoát khỏi Hư-vô.

4
Ta không nên hiểu lầm hai chữ Hư-vô muốn nói ở tương-lai, vì Chí Hùng-vĩ (Í-chí Vươn tới Quyền-lực) là nỗ-lực xét lại toàn bộ já-trị. Í-niệm này chỉ có ngĩa nếu nó có khuynh-hướng chống lại fong-trào Hư-vô, trên cơ-sở lí-thuyết và hành-động. Một fong-trào nào đó ở tương-lai sẽ thay thế chủ-ngĩa Hư-vô zữ-zội này. Nhưng đây chỉ là jả-thiết. Xét về mặt luận-lí và tâm-lí, thì chắc chắn fong-trào Hư-vô có thể chỉ xảy ra sau nó và chính từ nó mà thôi. Thế thì, chủ-ngĩa Hư-vô đến để làm jì? Chủ-ngĩa ấy đến chỉ vì những já-trị của chúng ta có cho tới lúc này đã hết rồi. Chủ-ngĩa Hư-vô cho ta một sự cáo-chung hợp lí nhất về những já-trị và lí-tưởng của chúng ta. Cho nên, chúng ta fải biết rõ chủ-ngĩa Hư-vô trước khi chúng ta thấy rõ những cái gọi là já-trị đúng sai. Đôi khi, chúng ta cũng cần những já-trị mới.


TẬP MỘT

CHỦ-NGĨA HƯ-VÔ Ở ÂU-CHÂU

1 (1885 – 1886)
FÁC-HỌA ZÀN-BÀI

1. Chủ-ngĩa Hư-vô đang đứng ngoài cửa. Cái “quái-thai” này xảy ra bao jờ? Trước hết là điều sai lầm, nếu chúng ta coi những hiện-tượng như “cơn khủng-hoảng xã-hội”, “sự suy-thoái thể-chất” hoặc tệ nhất là “nạn tham-nhũng” là những nguyên-nhân của chủ-ngĩa Hư-vô. [Trái lại] Chủ-ngĩa Hư-vô của chúng ta ở vào thời-đại có tư-cách và có tình-thương nhất. Cơn khủng-hoảng, zù là hiện-tượng của tâm-hồn, của thể-xác hay của trí-tuệ, không thể tự nhiên sinh ra chủ-ngĩa Hư-vô; hay sự fá-sản khủng-khiếp của já-trị, của í-ngĩa, và của khát-vọng. Cơn khủng-hoảng ấy luôn luôn cho fép ta suy ziễn ra nhiều thứ. Đúng ra, chúng ta chỉ có một cách jải-thích mà thôi: Chủ-ngĩa Hư-vô bắt nguồn từ tinh-thần Thiên-chúa Jáo.

2. Ngày tàn của Thiên-chúa Jáo zo chính luân-lí (morality) của Thiên-chúa Jáo gây ra. Không có luân-lí nào thay thế cho nó hết [tức là nó chết bởi vì chính nó]. Luân-lí của Thiên-chúa Jáo fản-bội Thượng-đế của chính nó. Chúng ta fát mửa ra vì cái sai lầm và zối-trá trong cách jải-thích thế-jan và lịch-sử của Thiên-chúa Jáo. Khởi đầu đạo ấy nói: “Thượng-đế là chân-lí”, để rồi, đạo ấy nhảm nhí nói: “Tất cả đều sai.”

3. Chủ-ngĩa Hồ-ngi coi luân-lí [morality chứ không fải ethics] là iếu-tố quyết-định. Chấm zứt lối jải-thích luân-lí ở thế-jan đưa tới chủ-ngĩa Hư-vô, vì lối jải-thích này không còn khả-năng sau khi nó đã đi quá xa để đưa chúng ta vào chủ-ngĩa Hư-vô. Câu nói, “cái jì cũng thiếu í-ngĩa” có ngĩa là ta không đủ khả-năng jải-thích được thế-jan, sau khi đã tốn quá nhiều hơi sức để hiểu lẽ hồ-ngi, và để biết rằng mọi ziễn-jải về thế-jan đều sai bét. Đạo Fật thì chỉ khoái Tính Không. Đạo Fật của người Ấn không fải là kết-tinh cao-đẳng của sự fát-triển luân-lí. Bởi vậy, tính Hư-vô của Fật-jáo chưa jải quyết được những vấn-đề thuộc fạm-vi luân-lí, ví zụ: sinh là khổ. Sinh ra là một lỗi lầm. Zo đó, Fật-jáo cho rằng lỗi lầm này là bể khổ. Có fải đây là cách định já-trị theo luân-lí? Nỗ-lực của Triết-học là hạ bệ “Ông Thần hay Thượng-đế mang zanh luân-lí” (như thuyết vô-thần của Hegel). Nói khác đi là hạ bệ mọi lí-tưởng như đại-hiền, thánh-nhân, và thi-nhân. Bởi vì những thứ lí-tưởng này ngịch với “chân-thực”, “đẹp”, và “tốt” [tính thiện].

4. Tuy nhiên, chống lại “vô ngĩa” là một chuyện, còn chống lại những fán-đoán về já-trị luân-lí lại là một chuyện khác. Tôi muốn hỏi thế này, “Cho tới bây jờ Triết-học và Khoa-học đã bị những fán-đoán của luân-lí ảnh-hưởng tới mực nào?” Hỏi như thế có fải vì chúng ta có ác-cảm với Khoa-học hay không? Có fải vì thế mà chúng ta chống đối Khoa-học không? [Ví-zụ] fê-bình thuyết của Spinoza. Những lối fán xét vô já-trị của Ki-tô Jáo ở khắp mọi nơi, trong mọi hệ-thống khoa-học và xã-hội. Chúng ta vẫn chưa có một fương-fáp fê-bình luân-lí Ki-tô Jáo.

5. Những kết-quả có tính hư-vô của ngành Khoa-học khảo-sát những hiện-tượng tự-nhiên[1] trong thời hiện-đại, cùng với những nỗ-lực vượt thoát. Khả-năng ngiên-cứu của ngành khoa-học này tự nó suy thoái, mâu-thuẫn, và fản khoa-học. Kể từ Copernicus con người tiếp tục ra khỏi trọng tâm để đi về điểm x, tức là điểm mờ tối xa xôi.[2]

6. Những hậu-quả mang mầu sắc hư-vô nằm trong những suy-tư về chính-trị và kinh-tế. Nhưng trong hai lĩnh-vực này mọi nguyên-lí zựa trên lịch-sử rõ ràng, nên rất tầm-thường, vô-fúc và xảo-trá. Ví-zụ, chủ-ngĩa quốc-ja, chủ-trương vô chính fủ, và cách trừng-fạt. Còn sự fục-hồi tự-zo cho jai-cấp và con người chẳng thấy bàn tới bao jờ.

7. [Ta chỉ thấy] những hậu-quả mang tính sử có mầu sắc hư-vô và những kết-quả của “những sử-ja có khuynh-hướng thực-tế và lãng-mạn”. Trong khi ấy, ngệ-thuật trong thế-jới mới thiếu tinh-thần độc-đáo. Sự băng hoại của ngệ-thuật đã đi vào u-tối, [cho nên] vị-trí vô-địch của Goethe quá rõ ràng.

8. Ngệ-thuật [suy thoái] và bước tới của chủ-ngĩa Hư-vô chính cũng là chủ-ngĩa Lãng-mạn thấy ngay trong đọan cuối vở kịch Nibellungen của Wagner.


I. CHỦ-NGĨA HƯ-VÔ

2 (Xuân–Thu 1887) [3]
Chủ-ngĩa Hư-vô là jì? Chủ-ngĩa Hư-vô xuất-hiện khi những já-trị cao nhất tự chúng fá-sản, và không còn mục-đích. Tại sao? Không có câu trả lời.

3 (Xuân–Thu 1887) [4]
Chủ-ngĩa Hư-vô táo bạo tin vào cái mong-manh tuyệt-đối của đời sống khi chủ-ngĩa ấy tiến tới những já-trị cao nhất. Đồng thời ta cũng nhận ra là ta thiếu quyền tối-thiểu để đặt jả-thiết cho một cái jì xa hơn, hay jả-thiết rằng trong chính cái jì ấy có những sự-kiện có thể là “linh-thiêng”, hoặc trong chính cái jì ấy có một thứ luân-lí tái-sinh.
Vì í-thức này là kết-quả của sự vun-trồng “chân-tính”, nên nó chính là đức-tin vào luân-lí.

[Còn tiếp]

 
_________________________
[1]Natural Science hay Khoa-học Tự-nhiên, theo Nietzsche, và ngay cả theo một số học-jả, là một cụm-từ vô-ngĩa vì không thể có “môn-học tự-nhiên”. Fải viết là Khoa-học ngiên-cứu những hiện-tượng có tính tự-nhiên.
[2]Nguyên-nhân sinh ra những vấn-đề Luân-lí (Genealogy of Morals). Tham-luận thứ 3, đoạn 25.
[3]Theo Erich Podach, thì những gi-chú số 2, 13, 22 và 23 gom lại thành một trong sổ gi-chép của Nietzsche, chứ không trình-bày theo thứ-tự. Gi-chú ấy bắt đầu như sau:
“Chủ-ngĩa Hư-vô là một hiện-tượng bình-thường và chẳng có mục-đích jì cả. Tại sao? Không sao tìm ra câu trả lời. Thế thì Hư-vô Chủ-ngĩa có ngĩa jì? Nó chỉ có ngĩa khi những já-trị cao nhất tự fá-sản.”
Chủ-ngĩa ấy có tính mơ-hồ:
Chủ-ngĩa Hư-vô là zấu-hiệu của quyền-lực. Khi quyền-lực tăng mãi lên nó trở thành Chủ-ngĩa Hư-vô có tính bạo-động, cho nên
Chủ-ngĩa Hư-vô có thề là một zấu-hiệu của quyền-lực...
 
(Xin đọc Ein Blick in Notizbüche (Xem qua Tạp-gi của Nietzsche) Heidelberg, Wolfang Rothe, 1963, trang 205 f. Sách của Schechta trình bày gi-chú này làm bốn fần, theo thứ-tự i như những bản được coi là tiêu-chuẩn: 2, 13, 22, và 23. Để thấy rõ í của Podach và Schechta xin đọc bài của Kaufmann, “Nietzsche in the Light of his Suppressed Manuscript” trong Journal of the History of Philosophy, October 1964 (II. 2). Trang 205-225.
 
[4]Trong bản-thảo của Nietzsche gi-chú này viết là “Thiết-lập fương-án” (Zum Plane). Xin xem Werke, ấn-bản Grossoktav, XXI (1911), t. 497. Những tư-liệu trong sách này gi theo năm “1911”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngắn và đủ..

1.
 
Vì bạn không phải là một luật sư
nên bạn chỉ biết hát những bài hát buồn
và làm bài thơ thất tình
 
bạn không biết câu chuyện một cậu bé
vì rửa bát bẩn bị đánh chết
bạn không nên nói họ đừng làm điều đó
đó là công việc của họ
 
vì bạn không phải là một luật sư
nên chiếc xe bạn đi không làm tung bụi
vào mắt người đi đường
 
các luật sư muốn nghe một điều gì đó về cậu bé
và có lẽ
sẽ nghe thêm mọi thứ
điều đó đôi khi
đôi khi điều đó
chiếc xe các luật sư đi có thể làm bay bụi
như linh hồn cậu bé
vẫn bay vào mắt họ
 
điều đó đôi khi
đôi khi điều đó
vì bạn không phải là một luật sư
bạn không thể làm điều đó
 
đôi khi
bạn không đủ thông minh
đôi khi
bạn không đủ hài hước
để mua vé xem các vai hề của công lý
 
bạn cũng biết đôi khi
có người không muốn sống
bằng cách vào đồn công an tuyệt thực hay tự tử
như bạn đôi khi
cũng buồn
 
vì bạn không phải là một luật sư
nên bạn chỉ biết hát những bài hát buồn
và làm bài thơ thất tình
 
số phận đã trao cho bạn
một hạt bụi không ai mong đợi
hạt bụi không biết bay vào mắt mọi người
 
nhưng bạn không còn cách nào khác
vì bạn không phải là một luật sư
bạn chỉ như
cậu bé...
 
 
2.
 
Khi một luật sư
mà không thể mang lại công lý
cho chính bạn
 
bạn chỉ là
một hạt bụi
nghỉ hưu...
 
 
3.
 
Có quá nhiều ánh mắt làm thẩm phán
bạn chỉ còn hạt bụi luật sư
 
 
4.
 
Bạn là một luật sư
bạn biết lời xin lỗi của công lý thường nằm rất sâu trong cổ họng
nên bạn cố gắng kéo nó ra
như chiếc khăn có nhiều màu
của trò ảo thuật
trên sân khấu đầy bụi
 
nhưng vì chiếc khăn không phải là đạo cụ của bạn
nên bạn chỉ có thể kéo ra giấc mơ
về cái lưỡi bị chảy máu
 
nếu bạn không phải là luật sư
bạn sẽ khởi kiện hạt bụi
hy vọng nó nói lời xin lỗi...
 
nếu bạn là luật sư
bạn không cần khởi kiện hạt bụi
bạn phải chiến đấu với những trò gian dối
trên quê hương...
 
 
5.
 
Hạt bụi
và bị đánh túi bụi
các luật sư gieo vần
hay hơn các nhà thơ...
 
 
6.
 
Vì bạn là luật sư
nên ngay cả khi phiên tòa kết thúc
các cuộc tranh luận vẫn tiếp tục
bằng sự công bằng
của luật Facebook
 
 
7.
 
Pháp luật
có nghĩa là các nhà làm luật
không nghĩ mình ở trên pháp luật
 
sự thật, toàn bộ sự thật và
sự thật
 
nhưng luật pháp lại dựa vào sự thật của riêng nó
 
sự thật, toàn bộ sự thật và
sự thật
sự thật dựa vào chính cuộc đời
mà cuộc đời lại đầy ảo ảnh
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang