Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015
Nhà Tiên Tri Mù Vanga - Thế Giới Hữu Hình và Vô Hình
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015
Thơ được giải Ga Bo của LĐ:
Người ăn xin ở Hà Nội
Để nhớ gợi ý của Max Jacob (1876-1944) và Hoàng Ngọc Biên.
Hồi tôi sống ở Hà Nội, nơi cửa ra vào dinh lãnh đạo mà tôi làm việc lúc nào cũng có một tay ăn xin được tôi ném cho mấy đồng tiền trước khi lên xe có cửa kính đen và cận vệ. Một ngày nọ, lấy làm lạ là không bao giờ nghe được những lời cám ơn, tôi nhìn kỹ tay ăn xin. Thế mà, khi tôi nhìn, tôi nhận ra cái tôi cứ ngỡ là một tay ăn xin, chỉ là một bục gỗ sơn cẩn thận và trên ấy là một tượng bán thân tạc hình tôi – trông gian xảo, hồng hào và đương nhiên, não bị mối ăn đến mục thủng.
Món 1: Luộc
+ Theo kiểu rau muống luộc của Bắc kỳ
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Chưa tìm thấy thứ gì mà người Việt không thể luộc…
Chưa tìm thấy thứ gì mà người Việt không thể luộc…
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc xe honda, nhà đất, bằng cấp, chức tước…
Từ luộc vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm…
Từ luộc trí tuệ, thẩm mĩ, văn hoá, nhân tính…
Từ luộc nhân quyền, tự do, tư tưởng, tâm linh…
Chưa tìm thấy điều gì mà Việt Nam không thể luộc
Từ luộc vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm…
Từ luộc trí tuệ, thẩm mĩ, văn hoá, nhân tính…
Từ luộc nhân quyền, tự do, tư tưởng, tâm linh…
Chưa tìm thấy điều gì mà Việt Nam không thể luộc
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Sống ở Việt Nam ăn món luộc là tốt nhất
Từ luộc cho đến luộc
Người người nghĩ chuyện luộc
Nhà nhà tham gia luộc
Ngành ngành thi đua luộc…
Duy chỉ có lý do tại sao mình bị luộc: là không bị luộc
Người người nghĩ chuyện luộc
Nhà nhà tham gia luộc
Ngành ngành thi đua luộc…
Duy chỉ có lý do tại sao mình bị luộc: là không bị luộc
Vậy nên:
Sống ở Việt Nam luộc là tốt nhất
luộc là tốt nhất
luộc là tốt nhất
luộc là tốt nhất…
Sống ở Việt Nam luộc là tốt nhất
luộc là tốt nhất
luộc là tốt nhất
luộc là tốt nhất…
Món 2: Hấp
+ Theo kiểu khoai mì hấp của Trung kỳ
Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp chăn mùng đỡ phải lo…Sướng Thì Bo, nữ sĩ đương đại
Sự nghiệp chăn mùng đỡ phải lo…Sướng Thì Bo, nữ sĩ đương đại
Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng:
=> tác phẩm này trôi nổi trong lưới trời, lồng lộng, thưa và khó thoát,
=> tôi lấy về xài đỡ, lúc trái gió trở trời.
=> cho nên, rất có thể bị tranh chấp, kiện tụng…
=> vì thế những ai sử dụng lại, tự chịu trách nhiệm và cẩn trọng.
=> tác phẩm này trôi nổi trong lưới trời, lồng lộng, thưa và khó thoát,
=> tôi lấy về xài đỡ, lúc trái gió trở trời.
=> cho nên, rất có thể bị tranh chấp, kiện tụng…
=> vì thế những ai sử dụng lại, tự chịu trách nhiệm và cẩn trọng.
01. Lâu ngày không được xuất [t]binh, BUỒN chết
02. Nhịn cả ngày, cuối cùng được phóng ra, MỪNG chết
03. Trăm triệu anh em cùng xông lên, CHEN NHAU chết
04. Sau khi ra, phát hiện chủ nhân tự giải quyết, UẤT ỨC chết
05. Bị bắn xuống đất, TÉ chết
06. Bị bắn vô tường, đụng BỂ ĐẦU chết
07. Bị giấy vệ sinh chùi, KHÔ chết
08. Sau khi chùi xong, lại bị quăng vô thùng rác, THÚI chết
09. Cuối cùng cũng được chính thức lâm trận, đứa đầu tiên tới đích, ĐẮC Ý chết
10. Đứa thứ hai tới đích, biết đã trễ một bước, TỨC chết
11. Đứa thứ ba tới đích, thấy người ta cặp cặp đôi đôi, GHEN TỊ chết
12. Mải ngắm cảnh, lạc đường chạy lòng vòng, CHÓNG MẶT chết
13. Thể lực kém, trên đường xông pha, MỆT chết
14. Tới được đích, không tìm được trứng, THẤT VỌNG chết
15. Tới được đích, tìm được một trứng, MÃN NGUYỆN chết
16. Tới được đích, tìm được hai trứng, SUNG SƯỚNG chết
17. Được một trứng tiếp nhận, TỰ HÀO chết
18. Được hai trứng tiếp nhận, UY PHONG chết
19. Bị trứng từ chối, NHỤC NHÃ chết
20. Bởi vì sử dụng biện pháp an toàn, nguyên băng vô bao,
anh em một nhà ĐÈ NHAU chết
21. Bao bị cột lại, NGỘP chết
22. Phát hiện bao bị thủng lỗ, VUI MỪNG chết
23. Giành giật để xông ra, ai ngờ bao bị quăng vô nước, CHÌM chết
24. Ở trong nước thấy nòng nọc giống mình quá
nhưng lại đen thui như cục than, CƯỜI chết
25. Trong khi cười miệng há quá to, nuốt vô số anh em, BỂ BỤNG chết
26. Lần thứ hai xuất trận, thấy đứa nào đứa nấy toàn nước miếng, TỞM chết
27. Chưa kịp tởm, bị tắm dịch ACID chết
28. Những anh em có trách nhiệm, bị lạc quyên, bỏ vô tủ đông, LẠNH chết
29. Chống chọi được lạnh,
nhưng vì lâu không được sử dụng, CHỜ chết
30. Chủ nhân suốt ngày bôn ba lách luật, CẠN KIỆT chết
31. Bị toàn thể lừa dối nên bản thân cũng gian dối, DỐI chết
32. Mấy chục năm bị hù doạ nên phập phồng lo sợ, SỢ chết
02. Nhịn cả ngày, cuối cùng được phóng ra, MỪNG chết
03. Trăm triệu anh em cùng xông lên, CHEN NHAU chết
04. Sau khi ra, phát hiện chủ nhân tự giải quyết, UẤT ỨC chết
05. Bị bắn xuống đất, TÉ chết
06. Bị bắn vô tường, đụng BỂ ĐẦU chết
07. Bị giấy vệ sinh chùi, KHÔ chết
08. Sau khi chùi xong, lại bị quăng vô thùng rác, THÚI chết
09. Cuối cùng cũng được chính thức lâm trận, đứa đầu tiên tới đích, ĐẮC Ý chết
10. Đứa thứ hai tới đích, biết đã trễ một bước, TỨC chết
11. Đứa thứ ba tới đích, thấy người ta cặp cặp đôi đôi, GHEN TỊ chết
12. Mải ngắm cảnh, lạc đường chạy lòng vòng, CHÓNG MẶT chết
13. Thể lực kém, trên đường xông pha, MỆT chết
14. Tới được đích, không tìm được trứng, THẤT VỌNG chết
15. Tới được đích, tìm được một trứng, MÃN NGUYỆN chết
16. Tới được đích, tìm được hai trứng, SUNG SƯỚNG chết
17. Được một trứng tiếp nhận, TỰ HÀO chết
18. Được hai trứng tiếp nhận, UY PHONG chết
19. Bị trứng từ chối, NHỤC NHÃ chết
20. Bởi vì sử dụng biện pháp an toàn, nguyên băng vô bao,
anh em một nhà ĐÈ NHAU chết
21. Bao bị cột lại, NGỘP chết
22. Phát hiện bao bị thủng lỗ, VUI MỪNG chết
23. Giành giật để xông ra, ai ngờ bao bị quăng vô nước, CHÌM chết
24. Ở trong nước thấy nòng nọc giống mình quá
nhưng lại đen thui như cục than, CƯỜI chết
25. Trong khi cười miệng há quá to, nuốt vô số anh em, BỂ BỤNG chết
26. Lần thứ hai xuất trận, thấy đứa nào đứa nấy toàn nước miếng, TỞM chết
27. Chưa kịp tởm, bị tắm dịch ACID chết
28. Những anh em có trách nhiệm, bị lạc quyên, bỏ vô tủ đông, LẠNH chết
29. Chống chọi được lạnh,
nhưng vì lâu không được sử dụng, CHỜ chết
30. Chủ nhân suốt ngày bôn ba lách luật, CẠN KIỆT chết
31. Bị toàn thể lừa dối nên bản thân cũng gian dối, DỐI chết
32. Mấy chục năm bị hù doạ nên phập phồng lo sợ, SỢ chết
N 32 … tính từ 1975,
và lâu hơn, nếu tính từ 1945
và lâu hơn, nếu tính từ 1802
và lâu hơn, nếu tính từ 938
và lâu hơn, nếu tính từ khoảng 43
và lâu hơn, nếu tính từ thuở chỉ có mông với muội…
và lâu hơn, nếu tính từ 1945
và lâu hơn, nếu tính từ 1802
và lâu hơn, nếu tính từ 938
và lâu hơn, nếu tính từ khoảng 43
và lâu hơn, nếu tính từ thuở chỉ có mông với muội…
Trừ một “đám” chóp bu độc quyền bị TỪ CHỐI chết,
và chua như giấm
và trộn trong giấm
và sống như giấm…
và chua như giấm
và trộn trong giấm
và sống như giấm…
Tất cả, hiện “ giả vờ sống” và khát khao bất tử như giấm…
Tất cả hiện diện tại xứ Xích Quỷ và đương nhiên ở cả Tây Cống
“Ung hỉ! Ung hỉ!”
Tất cả hiện diện tại xứ Xích Quỷ và đương nhiên ở cả Tây Cống
“Ung hỉ! Ung hỉ!”
[Tuyệt đối không nói: Cung hỷ! Cung hỷ!]
Món 3: Ăn sống
+ Theo kiểu giá sống của Nam kỳ
Để giúp cho bào thai thơ phát triển, người mang thai thơ không phải ăn nhiều gấp 2 lần mà chỉ cần ăn đầy đủ dưỡng chất. Kiểu như:
- Mất tự doSuốt nhiều năm qua ở nước ta, nhất là càng về sau này, khoa học chứng minh người mang thai thơ cần phải bổ sung nhiều sự tự do hơn nữa, để lượng máu hay ho của mình sôi lên và thai nhi thơ được phát triển tốt.Tuy nhiên, đa số vẫn nghĩ rằng mình đã ăn đủ tự do rồi nên kết quả là tình trạng thiếu máu thơ tăng, nguy cơ sinh non và ảnh hưởng tới cân nặng của thơ trẻ khi sinh ra là rất rõ rệt, thế mới mệt.
Lý do chính: thủ thân và vô cảm…
- Thiếu ngôn luậnNgôn luận đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển phôi thai thơ. Thiếu ngôn luận cũng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, thơ chậm phát triển và đặc biệt là có những dị tật cột sống, những trục trặc tình dục về sau… Nhu cầu về ngôn luận tăng 30% ngay từ những ngày đầu của thai kỳ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải chú ý cung cấp đầy đủ ngôn luận ngay cả thời gian trước khi mang thai. Tuy nhiên đa số vẫn nghĩ rằng mình đã ăn đủ ngôn luận, thế mới luẩn quẩn.
Lý do chính: bị bịt miệng và tự kiểm duyệt…
- Tẩy nãoTrong quá trình phát triển xương cốt và cơ bắp, thai nhi thơ cần tích lũy rất nhiều trí não và huệ năng. Việc cung cấp đầy đủ thông tin và thao tác xử lý thông tin trong thời kỳ mang thai còn giúp tránh việc mất chất, hủ hoá và sự dã man, tàn bạo trong ứng xử cộng đồng. Chúng ta có thể cung cấp đầy đủ trí não với các thực phẩm tươi, nghĩa là chưa qua kiểm duyệt. Tuy nhiên, đa số vẫn thích ăn đồ ươn hôi, bị bầm dập… nhưng vẫn nghĩ rằng nó tươi nguyên, thế mới điên.
Lý do chính: hèn nhát và lười tư duy…
- Cùn thẩm mỹThẩm mỹ đóng vai trò trọng yếu trong việc phát triển tim, tầm nhìn và tầm văn hoá của thơ nhi. Việc cung cấp đầy đủ thẩm mỹ trong thời kỳ mang thai là rất cần thiết và cả thời gian sau cũng vậy, nó thúc đẩy sự sáng sủa của tư tưởng và khả năng giác ngộ về tâm linh. Vì thế, mỗi tuần, chúng ta nên ăn sách vở an toàn vệ sinh ít nhất hai lần và sử dụng dầu nghệ thuật nhiều lần. Tuy nhiên, đa số vẫn nghĩ rằng Việt Nam là một nước thơ, giàu bản sắc văn hoá, văn hiến nhiều nghìn năm… nên kết quả bị suy dinh dưỡng về thẩm mỹ trầm trọng, thế mới hả họng.
Lý do chính: ảo tưởng và hoang đường…
Nếp nghĩ không căn cước
Dọc miền đồi dẫn ra triền sông
đường bay trong giờ đáp
đường bay trong giờ đáp
tôi: những trạm lẻ café xăng pha sẵn
hoặc buổi chiều suy tư lấn tuyến
xin tri ân viên sỏi bông hoa miền đồi
những bàn chân chùng bước
mùi hương tím bầm
và mưa và tôi tồn đọng nhịp thở
phù sa bãi xà cừ
những lương thực bội mùa
những đường bay lạc giờ đáp trên sân
trạm lẻ hoặc bất cứ lúc nào kẹt lối
tôi sẽ ra đi . . .
những bàn chân chùng bước
mùi hương tím bầm
và mưa và tôi tồn đọng nhịp thở
phù sa bãi xà cừ
những lương thực bội mùa
những đường bay lạc giờ đáp trên sân
trạm lẻ hoặc bất cứ lúc nào kẹt lối
tôi sẽ ra đi . . .
tôi: vài con trâu lạc ngõ
và dao thớt lãng quên nhà bếp cũ
và dao thớt lãng quên nhà bếp cũ
tôi: bóng tối cây cọc và cánh chim ánh sáng tìm về
căn cước riêng tôi không ngày tháng
nếp nghĩ không neo
căn cước riêng tôi không ngày tháng
nếp nghĩ không neo
tôi có trò chơi những cung súng trên tường
hoặc trên tay những người chưa quen
hồi ức huy chương và da thú
con gái chủ nhà nói trong miệng bự cơm:
_ ba đầu cá một ngàn đã chết
hoặc trên tay những người chưa quen
hồi ức huy chương và da thú
con gái chủ nhà nói trong miệng bự cơm:
_ ba đầu cá một ngàn đã chết
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không ai ngủ một đêm trên hai cái giường, ở cùng lúc hai cái nhà, ngồi cùng lúc trên hai cái xe, ăn đến no, uống đến đủ thì thôi và chết là hết..Vậy tham quá làm gì? Vậy thì bà con hoan hô các bác, lặn mau cho nước nó trong!
Các lãnh đạo từ chức, ông Dương Trung Quốc lên tiếng
ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, việc lãnh đạo viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, từ chức có thể coi là dũng cảm nhưng nên dần coi đó là việc bình thường trong xã hội.
Nên tạo thành sự tự giác
Ngày 29/7, ông Lê Phước Thanh, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam đã có đơn gửi Bộ Chính trị về việc xin nghỉ hưu trước tuổi.
Trong khi đó, chia sẻ với báo chí, ông Thanh cho biết ông làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi là vì lý do cá nhân, tình hình sức khỏe không đảm bảo.
Ông Thanh cho biết đang chờ Bộ Chính trị cho ý kiến về việc này. Nếu Bộ Chính trị đồng ý, Quảng Nam sẽ tìm người thay thế vị trí của ông.
Trước đó, ông Nguyễn Sự, Bí thư thành ủy Hội An đã từ chức và Bí thư thành ủy Hải Dương Phạm Thế Tập cũng có đơn xin từ chức, nghỉ công tác chờ hưu.
Trao đổi với chúng tôi, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng, đối với nhiều nước thì việc các quan chức xin từ chức là chuyện rất bình thường, tuy nhiên ở nước ta thì lại không như vậy.
"Nhiều người cho rằng, việc lãnh đạo viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi có thể là dũng cảm, dám vứt bỏ những lợi ích nhưng cũng có những suy nghĩ cho rằng, đó là người rất thực tế.
Họ có những lý do, mục đích riêng như là là tuổi tác hay cơ chế... Nhưng theo tôi, chúng ta nên có cách nhìn đối với việc từ chức này là bình thường chứ đừng coi là sự bất bình thường", ông Quốc chia sẻ.
Ông Quốc cũng nhận định, việc một số quan chức muốn từ chức để mở đường cho thế hệ trẻ là suy nghĩ mang đầy tính tự trọng và gợi suy nghĩ cho nhiều người về thái độ ứng xử của một người đúng nghĩa là cán bộ, đầy tớ của dân.
Đồng quan điểm đó, Đại biểu QH Bùi Thị An cũng bày tỏ, từ trước tới nay ở Việt Nam, việc các quan chức viết đơn xin từ chức thường ít xảy ra nên có cảm giác "mới, lạ".
"Quan niệm trước đây là hết tuổi, hết nhiệm kỳ mới nghỉ nhưng giờ đây hãy quan niệm lại và thực sự việc từ chức này đối với các nước là hết sức bình thường.
Các đồng chí lãnh đạo nên tự đánh giá nếu mình không còn đủ năng lực hay không còn đủ các điều kiện như sức khỏe cho công việc mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó thì nên xin thôi và việc đó là bình thường, không có gì đặc biệt cả", bà An nói.
Bà An cũng cho mong muốn, trong thời gian tới đây, việc từ chức này nên được xem là một văn hóa và diễn ra thường xuyên ở các nơi, các vị trí.
"Chúng ta nên tạo thành một sự tự giác trong văn hóa lãnh đạo đối với việc từ chức. Điều đó cũng chính là thể hiện thái độ ứng xử của một người đúng nghĩa là cán bộ, đầy tớ của dân", bà An chia sẻ.
Tránh đột xuất
Về trường hợp xin từ chức của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh, bà An đã bày tỏ sự đánh giá rất cao và cho rằng, trong lúc không ít quan chức cố xin ở lại hay chuyển sang chỗ này, chỗ khác thì đây sẽ là gương cho nhiều người soi, nhìn vào.
"Trước đây, việc xin từ chức của đồng chí Nguyễn Sự, Bí thư thành ủy Hội An đã là một cách suy nghĩ rất đáng trân trọng thì tiếp đến đây là đối với đồng chí Lê Phước Thanh, ở vị trí cao hơn là người đứng đầu một tỉnh thì càng quý hơn.
Việc từ chức, từ bỏ đi những quyền lợi như thế thì cả xã hội nên khuyến khích. Tôi tin chắc rằng, tre già thì măng sẽ mọc và sẽ mọc tốt hơn nên các đồng chí từ chức đều có thể yên tâm", bà An nhấn mạnh.
Tuy nhiên, một vấn đề cũng được bà An đặt ra đó là việc từ chức này cũng không nên để tập thể và cộng đồng vào thế bị động.
"Có thể vì lý do sức khỏe, bất khả kháng sẽ đành chịu còn nếu vì lý do khác mà quan chức từ chức thì không nên đột xuất quá, bởi ở đây còn phụ thuộc vào kế hoạch làm việc của tập thể, địa phương, cộng đồng", bà An nêu quan điểm. (Tri thức trẻ)
---------
*** Đại biểu Lê Như Tiến: Trong xã hội hiện nay, việc làm như của ông Sự rất ít, nhưng nó cũng là một tiếng chuông, là một sự thức tỉnh, và cũng sẽ là tiền lệ để cho rất nhiều người không hoàn thành nhiệm vụ thì có cơ hội để từ chức. Đó là văn hóa mà các nước tiên tiến trên thế giới người ta đã làm từ lâu rồi. (Theo VOV)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
'Kính thưa' dây cà dây muống và 'phát biểu chờ cơm'
Ảnh minh họa |
Việc phát biểu thế nào mới thực sự đáng quan tâm, chưa có quy định nào bắt buộc, cũng chưa có… báo nước ngoài nào lên tiếng; còn chuyện “kính thưa” một người hay “kính thưa chung” chốc lát rồi qua, chỉ là câu “cửa miệng” ban đầu.
"Kính thưa" bỗng dưng nổi tiếng
Câu chuyện đơn giản hóa thủ tục, “kính thưa” người cao nhất, còn lại “kính thưa chung” mở đầu các diễn văn, báo cáo hay phát biểu thực ra đã rộ lên từ khá lâu. Thậm chí, Chính phủ đã có Nghị định về nghi thức nhà nước, số 154/2004/ NĐ-CP, trong đó có cả quy định chi tiết về việc “kính thưa” này.
Ban đầu nhiều nơi thực hiện nghiêm túc theo đúng tinh thần văn bản, nhưng dần dà, vì nhiều lý do, mọi việc trở lại như cũ và không còn ai nhắc nhở, thực hiện. Người trong cuộc, tức những người làm công tác tổ chức hội nghị, hội thảo, các diễn giả, các đại biểu.., sẽ bị chê trách, đánh giá nếu “kính thưa” thiếu hoặc sai tên tuổi, chức danh một ai đó. Kể cả việc không ai nói ra, nhưng việc để thiếu sót cũng sẽ khiến diễn giả lúng túng, khó nghĩ (?) về sau.
Người viết từng chứng kiến buổi làm việc của một vị lãnh đạo khi về công tác địa phương cách đây không lâu. Sau khi theo quy định “kính thưa” người cao nhất của tỉnh và “kính thưa chung” mọi người, bất ngờ phát hiện ra thủ trưởng cũ vô cùng kính mến khiêm tốn ngồi lắng nghe ở một góc hội trường, đồng chí đã “kính thưa” thêm một lần nữa, đồng thời giới thiệu rõ cho mọi người biết, mời thủ trưởng cũ lên ngồi vị trí trang trọng. Mọi người vỗ tay nhiệt liệt sau tình huống phát sinh được xử lý hợp tình, hợp lý đó.
Gần đây, việc “kính thưa” dài dòng lê thê được dư luận quan tâm trở lại, từ báo chí trong nước lên tiếng, rồi đến báo chí nước ngoài làm nóng! (Coi chừng, ở ta dạo này hễ cái gì nước ngoài lên tiếng là coi như có chuyện?).
Màn phát biểu, bắt tay, trao quà, chụp ảnh… của ban tổ chức trong trận giao hữu bóng đá quốc tế giữa đội tuyển Việt Nam và CLB Man City, dù đã được truyền thông rộng rãi từ trước đó, nay trước bàn dân thiên hạ lại diễn ra cà kê, sốt ruột.
Diễn giả phát biểu bằng Tiếng Việt, đội khách không được phiên dịch, không hiểu mô tê chi, truyền hình lại “bắt” cận cảnh thủ môn Joe Hars vui vẻ nói chuyện với Công Vinh, nhiều cầu thủ khác đứng không yên như bị… kiến cắn! Tóm lại, người nói cứ nói, khán giả không quan tâm, ai cũng chỉ chờ bóng lăn.
Chuyện “kính thưa” lâu nay ít người để ý bỗng trở nên nổi tiếng là vì thế!
"Phát biểu chờ cơm"
Nói cho cùng, trong cuộc sống và làm việc, vài câu “kính thưa” trong một bài phát biểu không phải là câu chuyện chính yếu được quan tâm nhất. Vấn đề là nội dung bài phát biểu có thực sự đáp ứng, làm thỏa mãn người nghe hay không. Điều này bên trong mỗi người rất khó biết, còn nhìn bề ngoài sẽ biểu hiện ban đầu bằng sự chăm chú lắng nghe, tiếng vỗ tay hoặc rì rào tiếng nói chuyện đây đó, có người ngáp vặt hay buồn ngủ, nhiều người ra ngoài uống nước, hút thuốc…
Cũng lại có câu chuyện...
Đoàn cán bộ đi công tác, tiện thể ghé thăm và giao lưu ở một tỉnh nọ. Gặp gỡ vào cuối giờ làm việc nhưng để đảm bảo sự tôn trọng và hiếu khách, chủ bố trí nội dung rất bài bản và chi tiết. Đầy đủ việc “kính thưa” trưởng đoàn và “kính thưa chung”, kết thúc mỗi câu là một tràng vỗ tay chào mừng, hưởng ứng.
Lại có bài phát biểu văn bản suôn sẻ, chính xác đặc điểm tình hình địa phương, diện tích, dân số, bình quân thu nhập, GDP, truyền thống, hiện tại, các chương trình kinh tế -xã hội, các chỉ tiêu đạt được 6 tháng đầu năm, kế hoạch 6 tháng cuối năm…
Nói chung rất chi là… dài và đói! Nhưng ai cũng buộc phải nở mày nở mặt khen điều nọ, cỗ vũ điều kia, nhất là tấm tắc khen bản báo cáo toàn những con số biết nói càng nghe càng thấm!
Hồi bao cấp, kết thúc hội nghị, đại biểu thường được mời liên hoan. Có những bữa, nội dung đã hết nhưng …giờ cơm thì chưa tới, bèn phải thêm phát biểu, có người nói vui là “phát biểu chờ cơm”. Vụ này rất hợp với những “cây” nói lê thê, dây cà ra dây muống, không chạm vào việc gì cũng chẳng nói đụng tới ai.
Có đại biểu bước lên bục mang theo cặp giấy thì người ở dưới thở phào mà rằng, yên tâm ngắn gọn, về sớm làm việc khác đang chờ. Nhưng khốn nỗi, thỉnh thoảng diễn giả phải giải thích, chứng minh, bình luận…thì chưa biết đến giờ nào kết thúc để nói lời cuối “xin cảm ơn và chúc sức khỏe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp!”.
Dường như diễn giả sợ rằng, mọi người không hiểu sáng kiến, phát kiến của mình, nên cứ phải nói dài, nói thêm, nói bổ sung cho kỳ được. Càng nói càng lan man, càng xa vợi, càng say sưa thể hiện.
Trong những trường hợp này, thiếu đi một người “cầm càng” có kinh nghiệm, thiếu đi một chiếc chuông rung báo hết giờ là nguy cơ độc diễn, tự cho rằng “không ai hiểu, chỉ một mình tôi hiểu” cứ thế nói tiếp, diễn tiếp, vang vang tiếp…
Việc đó mới thực sự đáng quan tâm, không/chưa có quy định nào bắt buộc, cũng chưa có… báo nước ngoài nào lên tiếng; còn chuyện “kính thưa” một người hay “kính thưa chung” chốc lát rồi qua, chỉ là câu “cửa miệng” ban đầu.
Châu Phú/VnN
Phần nhận xét hiển thị trên trang
ANTT.VN – Nạn ‘tín dụng đen” và những hệ lụy của nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia mà còn gây ra nhiều gánh nặng cho an ninh đời sống và trật tự xã hội. Một lần nữa, đề tài ‘tín dụng đen” lại được đưa ra bàn thảo, xới xáo để tìm giải pháp hạn chế, ngăn chặn.
4 năm: Khởi tố gần 11.000 bị can
Hôm qua 30/7, Tổng cục Cảnh sát tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen””.
Theo báo cáo tại Hội thảo, từ năm 2010 đến 2014, ở nước ta liên tiếp xảy ra hàng trăm vụ vỡ nợ lớn với thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức.
Những hệ lụy phát sinh từ “tín dụng đen” đã dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật như: bắt giữngười trái pháp luật, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng, làm nhục người khác, các vi phạm pháp luật về cầm cố, thế chấp tài sản…
Lực lượng chức năng đã thụ lý 6.367 vụ việc, trong đó có 41 vụ giết người, 318 vụ cố ý gây thương tích, 588 vụ cướp tài sản, 1.089 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.707 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2.496 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 104 vụ hủy hoại tài sản…
Tín dụng đen giăng bẫy khắp nơi (ảnh: Diệp Chi)
Tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng đen” xảy ra liên tiếp ở nhiều địa bàn trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn, thậm chí cả những vùng quê hẻo lánh, miền núi làm cho nhân dân hoang mang, bất bình, giảm niềm tin vào các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan.
Trước thực trạng trên, lực lượng Công an đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. trong đó, nổi bật là đã ban hành nhiều kế hoạch công tác để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ nói chung, hoạt động “tín dụng đen” nói riêng.
Lực lượng Cảnh sát đã điều tra, làm rõ và khởi tố 5.839 vụ, 10.885 bị can liên quan đến “tín dụng đen”, trong đó có 41 vụ giết người, 301 vụ cố ý gây thương tích, 527 vụ cướp tài sản, 961 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.475 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2.059 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 97 vụ hủy hoại tài sản…
Trước thực trạng trên, lực lượng Công an đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. trong đó, nổi bật là đã ban hành nhiều kế hoạch công tác để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tài chính, tiền tệ nói chung, hoạt động “tín dụng đen” nói riêng.
Lực lượng Cảnh sát đã điều tra, làm rõ và khởi tố 5.839 vụ, 10.885 bị can liên quan đến “tín dụng đen”, trong đó có 41 vụ giết người, 301 vụ cố ý gây thương tích, 527 vụ cướp tài sản, 961 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.475 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2.059 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 97 vụ hủy hoại tài sản…
Đặc biệt, đã phát hiện, bắt giữ, phối hợp điều tra, xử lí nhiều vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến “tín dụng đen” như vụ Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, gây thiệt hại 4.600 tỷ đồng; vụ việc tại doanh nghiệp tư nhân Quang Quyên ở Đan Phượng, Hà Nội; vụ vợ chồng Tô Bích Liên và Nguyễn Văn Trung tại Lạng Sơn lừa đảo hơn 600 tỷ đồng bằng hình thức huy đọng vốn lãi suất cao…
Những con số biết nói đã làm “nóng” hội thảo đồng thời tạo nên áp lực phải nhanh chóng tìm ra giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm hạn chế, khắc phục vấn nạn này.
Lành mạnh hóa hoạt động tín dụng, có liên kết phối hợp với lực lượng an ninh
Phát biểu tại Hội thảo, Thượng tướng - Tiến sĩ Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an nhận định: “tín dụng đen” là hoạt động cho vay ngầm của tư nhân với lãi suất cao; không có ai kiểm soát; mức lãi suất bị ép buộc, lãi mẹ đẻ lãi con, tính lãi theo từng ngày; thủ tục quá đơn giản; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội…
Thượng tướng lê Quý Vương yêu cầu: Thời gian tới, cần quan tâm, làm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng, trong đó, vai trò của ngân hàng, tổ chức tín dụng là rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu vay chính đáng của người dân.
Theo phản ánh của người dân, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thời gian qua còn nhiều bất cập, nặng về thủ tục, rườm rà khiến nguồn vốn chậm hoặc không đến được với người dân. Đây chính là kẻ hở khiến nạn “tín dụng đen’’ bùng phát.
Khắc phục được một số hạn chế của tổ chức ngân hàng, Quỹ Tín dụng nhân dân ra đời, ban đầu được kỳ vọng khá nhiều về một địa chỉ gửi và vay tiền thân thiện, tại chỗ, giúp người dân tránh được nạn tín dụng đen. Tuy nhiên, thời gian qua, một bộ phận Quỹ TDND chưa bám sát mục tiêu hoạt động, có biểu hiện chạy theo lợi nhuận, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng nên vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro trong hoạt động và gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống.
Đồng chí Thượng tướng nhấn mạnh: Các ngân hàng cần kịp thời cung cấp thông tin, trao đổi với Công an địa phương để xem xét các hoạt động tín dụng phi chính thức ở địa phương để ngăn chặn; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân về nhận thức pháp luật, ý thức cảnh giác trước hoạt động tín dụng kể cả người cho vay, người vay.
Nhìn nhận còn nhiều lỗ hổng, bất cập về mặt pháp lý liên quan đến tài chính ngân hàng, làm phát sinh nhu cầu vay tín dụng đen của người dân, đồng chí Lê Quý Vương cũng chỉ đạo cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động này.
Dưới góc độ an ninh, “Lực lượng Công an phải rà soát, chủ động nắm tình hình pháp luật liên quan đến tín dụng đen, cảnh báo cho người dân biết thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi, vay lãi suất cao để chiếm đoạt; kết hợp chặt chẽ giữa việc đấu tranh với tội phạm có tổ chức và tội phạm có hoạt động “tín dụng đen”; phối hợp với Viện Kiểm soát, Tòa án để bàn bạc, xem xét phương án xử lý cho phù hợp; rà soát, đánh giá lại hoạt động của các công ty đòi nợ thuê; tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong đề xuất tái cấu trúc hệ thống tín dụng của ngân hàng” – đồng chí thứ trưởng Bộ Công an chỉ đạo.
Dưới góc độ an ninh, “Lực lượng Công an phải rà soát, chủ động nắm tình hình pháp luật liên quan đến tín dụng đen, cảnh báo cho người dân biết thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi, vay lãi suất cao để chiếm đoạt; kết hợp chặt chẽ giữa việc đấu tranh với tội phạm có tổ chức và tội phạm có hoạt động “tín dụng đen”; phối hợp với Viện Kiểm soát, Tòa án để bàn bạc, xem xét phương án xử lý cho phù hợp; rà soát, đánh giá lại hoạt động của các công ty đòi nợ thuê; tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong đề xuất tái cấu trúc hệ thống tín dụng của ngân hàng” – đồng chí thứ trưởng Bộ Công an chỉ đạo.
Diệp Chi
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Tác giả: He Qinglian viết về đất nước mình:
Tác giả: He Qinglian – The Epoch Times
Dịch giả: Hà Huy Dương/ Review: Nguyễn Hoàng Huy
Đối với một tổ chức chính trị được lập ra để duy trì những cuộc cách mạng, Đảng Cộng sản Trung Quốc, trớ trêu thay, lại trở nên sợ hãi trước những cuộc cách mạng. Nhưng các cuộc cách mạng đã và vẫn đang được triển khai tại Trung Quốc, các bước tiếp theo của các cuộc cách mạng đang dần dà được tiến hành.
Một trong các mâu thuẫn chủ yếu của chế độ hiện nay chính là mối quan hệ giữa hệ tư tưởng khi mới thành lập Đảng với những thực trạng trái ngược ở hiện tại. Học sinh Trung Quốc bắt buộc phải tham gia các lớp học chính trị về chủ nghĩa Marx (hoặc ít nhất là phiên bản chủ nghĩa Marx của Đảng Cộng sản Trung Quốc), Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, và rất nhiều những tư tưởng, lý luận của những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản khác.
Sự thật là, những kẻ giàu có và quyền lực ở Trung Quốc được hưởng rất nhiều quyền lợi trong việc duy trì “tấm bình phong” Marx và Mao – 1 loại “bảo hiểm” mang tính chất chính trị đối với Đảng Cộng sản, cũng như củng cố tính hợp pháp cho chế độ Cộng sản.
Nhưng đối với những người nghèo – tầng lớp chiếm gần 60% trên tổng số 1,4 tỉ dân Trung Quốc – lại chỉ nhận được những sự giúp đỡ rất ít ỏi từ những lý thuyết của Đảng Cộng sản. Và sự phân hóa giàu nghèo sẽ ngày càng trở nên sâu sắc khi những tên tỉ phú tiếp tục bóc lột, bòn rút một cách không kìm chế khối tài sản nhà nước, cũng như tài sản công dân,trong khi những người nghèo khổ bị ngăn cản trong việc mở rộng quy mô những “nấc thang xã hội”-một cấu trúc không hề thay đổi trong gần 20 năm.
Dựa vào lý thuyết của chủ nghĩa Marx chính thống, có thể thấy Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thoái hóa trở thành giai cấp tư sản chuyên bóc lột, trở thành đối tượng chính của cuộc cách mạng vô sản. Nhân dân, những người bị dìm xuống tận cùng của xã hội, hoàn toàn hợp pháp trong việc định đoạt số phận của Đảng Cộng sản-một chế độ độc tài, chuyên chế tồi tệ nhất trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc.
Cho dù các học thuyết hệ tư tưởng của chế độ được cho là một con dao hai lưỡi, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chắc chắn sẽ không từ bỏ nó. Cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình đã thực hiện mở cửa kinh tế và một số cải cách khi còn đương chức, tuy nhiên, họ Đặng vẫn không hề bác bỏ Chủ Nghĩa Marx cũng như Tư tưởng Mao.
Những cuộc cách mạng cần người lãnh đạo
Nhân dân Trung Quốc mong muốn có một cuộc cách mạng – nhưng không phải một cuộc cách mạng theo kiểu Chủ nghĩa Marx. Họ đã từ bỏ thứ vũ khí lý thuyết của Marx, thay vào đó là những giá trị dân chủ phổ thông hơn.
Một số người tìm kiếm một cuộc cách mạng dân chủ đầy đủ; có tự do ngôn luận, tự do thành lập hội đoàn, và sự thành lập hội đoàn phải được thể chế hóa ngay lập tức. Số còn lại hi vọng có thể lật đổ được ách thống trị của Đảng Cộng sản, lập lại sự bình đẳng về giàu nghèo, và giữ lại Hiến pháp của Đảng Cộng sản trên danh nghĩa của việc “duy trì ổn định xã hội.” Những người thuộc nhóm thứ hai có thể đưa ra những đòi hỏi của họ dưới ngọn cờ “cách mạng dân chủ,” tuy nhiên họ lại là nhóm có nhiều khả năng sẽ liên kết trở lại với chính chế độ Cộng sản.
Mặc dù có sự gia tăng về số lượng các học thuyết và các cuộc các mạng tiềm năng trong quần chúng – chỉ cần vào những trang mạng xã hội ở Trung Quốc như Weibo hay Twitter và xem qua những cảm nghĩ về cuộc cách mạng tâm lý – ta có thể nhận thấy vẫn chưa có một tổ chức hay cá nhân nào có thể trở thành lãnh đạo cho cuộc cách mạng. Đó là bởi vì Đảng Cộng sản, có liên quan đến lịch sử thành lập Đảng, gần như mang căn bệnh nhạy cảm với các tổ chức khác.
“Theo dõi, đóng cửa, bắt bớ”- chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với bất kì tổ chức nào tại Trung Quốc. Do đó, thông tin có thể được tìm thấy ở trong các câu lạc bộ sách, những tổ chức phi lợi nhuận, hoặc trong các trường đại học; các tổ chức dân sự và các tổ chức phi chính phủ có vốn nước ngoài như Open Constitution Initiative và China Rural Library đã bị đóng cửa; và những nhà hoạt động dân chủ ít nổi tiếng – Xu Zhiyong, Wu Gan, và 1 số khác – đã bị bắt giữ, và khi được thả, sự tự do của họ đã phần lớn đã bị hạn chế rất nhiều.
Khi vị thần thoát khỏi cây đèn thần
Cho dù đã thực hiện việc kiểm duyệt một cách nghiêm ngặt, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn không thể ngăn chặn một người lãnh đạo trong việc bắt đầu khai thác sức mạnh của quần chúng cách mạng tại Trung Quốc.
Bạc Hy Lai (Bo Xilai), một cựu quan chức của Đảng Cộng sản, là một nhân vật nổi tiếng trong xã hội Trung Quốc từ khi ông nắm Trùng Khánh từ năm 2007 tới 2012. Họ Bạc đã ban hành những ý tưởng cánh tả lấy cảm hứng từ Mao và triển khai một chiến dịch mang phong cách Văn hóa Cách mạng “hát nhạc đỏ và đập tan các băng nhóm xã hội đen,” đã tạm thời phục hồi tinh thần Cộng sản lạc hậu trong nhân dân tỉnh Trùng Khánh. Nhiều đảng viên cũng như nhân dân Trùng Khánh đặt niềm tin vào lời nói của họ Bạc và tin rằng ông sẽ trở thành một nhà lãnh đạo, người sẽ bảo vệ lợi ích của họ.
Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc không chịu được sự cạnh tranh, lãnh đạo Đảng, Đặng Tiểu Bình, đã thanh trừng Bạc Hy Lai với tội danh “có hành vi vô tổ chức” và tham nhũng, ngay khi sự nổi tiếng của họ Bạc vẫn chỉ là mầm mống.
Nhưng Đặng Tiểu Bình chỉ có thể đóng lại nắp cây đèn thần một cách tạm thời. Quần chúng cách mạng đã nhận thức được sự tiếp nối của một nhà lãnh đạo nổi tiếng, có sức lôi cuốn, và làn sóng ngầm đó đã sẵn sàng nổi lên bất cứ lúc nào.
Những năm cuối triều Mãn Thanh
Kể từ khi giải Nobel Hòa bình được trao cho Lưu Hiểu Ba, một nhà bất đồng chính kiến, vào năm 2010. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ngưng hoàn toàn các cuộc cải cách, và Bắc Kinh đã trở nên đặc biệt nhạy cảm với bất cứ dấu hiệu nào của sự hình thành những cuộc cách mạng.
Trong năm nay, vào ngày 14 tháng 6, tờ Nhân dân Nhật báo đã có 5 bài viết nhấn mạnh những tác hại sâu sắc của “cuộc cách mạng màu sắc” – những cuộc biểu tình lật đổ ách thống trị của chính phủ áp bức – và rằng hệ thống dân chủ không thể được lồng ghép vào đất nước Trung Quốc. Các bài báo đã nêu lên rằng Trung Quốc phải cảnh giác cao độ trước sự xâm nhập và lây lan của “cuộc cách mạng màu sắc”; rằng các thế lực “thù địch” phương Tây chưa bao giờ từ bỏ ý định chống phá và lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc; và rằng Trung Quốc phải nhổ tận gốc những niềm tin được cho là “mê tín” của nhân dân đối với các tổ chức phương Tây và sự Tây hóa.
Chính quyền Trung Quốc đang duy trì chiến thuật chi rất nhiều tiền để mua lấy cũng như thúc đẩy sự “ổn định xã hội,” tuy nhiên chiến thuật đó bắt đầu không hoạt động từ khi nền kinh tế Trung Quốc bị chững lại và tỉ lệ thất nghiệp trở thành một vấn đề đáng lo của toàn xã hội. Thật vậy, từ “cách mạng” bắt đầu xuất hiện trên các trang mạng ở Trung Quốc với tần số tăng dần.
Bước đầu tiên của cuộc cách mạng đã được thực hiện. Những bước còn lại của cuộc cách mạng chỉ còn bị trì hoãn do sự cảnh giác của Đảng Cộng sản thông qua các hành vi giám sát và đàn áp dữ dội những người bất đồng chính kiến.
Đảng Cộng sản Trung Quộc cần phải lùi một bước để tự bảo vệ sự an toàn cho chính nó, cũng như nếu Đảng thật sự quan tâm đến những lợi tích tương lai của đất nước. Ngược lại, nó sẽ phải đối mặt với hai cuộc cách mạng tiềm tang: Cách mạng màu sắc dẫn đầu bởi tầng lớp trung lưu và trí thức, hoặc là bạo động, khởi nghĩa vũ trang lãnh đạo bởi giới hạ lưu.
Trước khi sự bất khả kháng diễn ra
Các chế độ thường bị sụp đổ khi xảy ra một cuộc đảo chính, một cuộc khủng hoảng tài chính, mâu thuẫn sâu sắc giữa quan chức với nhân dân, bạo loạn diễn ra thường xuyên, quân phiến loạn nguy hiểm, hoặc là một cuộc xăm lăng của ngoại bang. Đôi khi các yếu tố này diễn ra cùng một lúc.
Những yếu tố cách mạng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc rất có thể sẽ phải đối mặt chính là một cuộc khủng hoàng tài chính. Chính quyền Trung Quốc đã ban hành một số chính sách góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán, nhưng không ai chắc chắn rằng những chính sách đó có thực sự hoạt động hay không. Tình trạng nền kinh tế thế giới cực kì khó để có thể dự đoán,và có thể gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, các bước của cuộc cách mạng đang được tiến hành một cách chậm rãi, nhưng chắc chắn. Xã hội Trung Quốc đang đang liên tục tuột dốc khi nhà nước lãng phí những nguồn lực xã hội, ấp ủ những mối hận thù trong xã hội, cũng như làm suy đồi đạo đức. Theo thời gian, quần chúng cách mạng đã phát triển tăng lên về số lượng, chờ thời cơ thích hợp để xuất hiện.
Ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng này? Dĩ nhiên là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trật tự xã hội thông thường đã bị đảo lộn khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu thủ tiêu tầng lớp tư sản, và biến tư hữu thành công hữu. Sử dụng tài nguyên quốc gia để thúc đẩy công hữu hóa, các gia đình và các quan chức “đỏ” nhanh chóng trở thành những triệu phú và tỷ phú trong khi Trung Quốc có số lượng người thuộc tầng lớp sống trên bờ vực của sự nghèo khổ lớn nhất thế giới.
Đảng Cộng sản Trung Quốc có lịch sử trong việc bóc lột và lừa dối quần chúng nhân dân, cũng như đàn áp và loại trừ những tiếng nói của những người bất đồng chính kiến. Đảng Cộng sản không muốn bất kỳ ai có thể sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ chính nó cho dù hệ tư tưởng của nó là một mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng mầm mống bạo lực cách mạng. Mặc dù vậy, cuộc cách mạng ở Trung Quốc đã được tiến hành.
____
He Qinglian là một tác giả cũng như một nhà kinh tế nổi tiếng ngườiTrung Quốc. Hiện nay đang sinh sống tại Hoa Kì, bà là tác giả của quyển Những cạm bẫy của Trung Quốc, quyển sách nêu lên quan ngại về tình hình tham nhũng trong cải cách kinh tế ở Trung Quốc từ những năm 1990; và Màn sương của sự kiểm duyệt: sự kiểm soát các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc2, nêu lên những biểu hiện của việc thao túng và sự hạn chế báo chí. Bà cũng thường xuyên viết về những vấn đề của kinh tế và xã hội tại Trung Quốc thời hiện đại.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Chính phủ và giới quân sự Mỹ bất đồng về Biển Ðông
31-07-2015
WASHINGTON, DC (NV) – Một số tướng lãnh Hải Quân bất đồng với chính phủ của Tổng Thống Barack Obama về vấn đề tuần tra khu vực Trường Sa trên Biển Ðông mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền.
Theo tạp chí thời sự chính trị Politico, các nhà lãnh đạo chính trị và các tướng lãnh tranh luận về việc có nên cho tầu chiến hoạt động bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang hối hả xây dựng tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Giới chỉ huy quân sự thì muốn cho tàu chiến chạy vào bên trong 12 hải lý để thực thi quyền tự do hải hành trên vùng biển quốc tế, nhưng các giới chức chính trị lại muốn hành xử cân bằng trong mối quan hệ tế nhị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ngũ Giác Ðài nhiều lần tuyên bố có quyền bay trên không phận hay chiến hạm của Hoa Kỳ di chuyển bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc dự trù mang các loại võ khí dữ dằn tới đây.
Người ta không biết đích xác những gì Hải Quân Mỹ đã làm hay đang làm tại vùng biển Trường Sa, nhưng các tướng lãnh và dân cử diều hâu muốn gửi một thông điệp rõ ràng đến Bắc Kinh là Hoa Kỳ không công nhận lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Theo họ, nếu không làm như thế có nghĩa là Hoa Kỳ ngầm chấp nhận chủ trương bá quyền bành trướng của Trung Quốc, uy hiếp các nước nhỏ phía Nam và gây mất ổn định khu vực. Các nước như Nhật, Việt Nam và Philippines bị đe dọa nghiêm trọng và trực tiếp.
“Chúng ta giới hạn Hải Quân không được hoạt động bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo ở Trường Sa mà một lỗi lầm nghiêm trọng hiểu như công nhận thực trạng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc,” Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa-Arizona), chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, nói với Politico.
Một số nguồn tin nội bộ trong chính phủ Hoa Kỳ và giới quân sự nhìn nhận trong riêng tư là có sự khác biệt ý kiến, nhưng không muốn nêu tên trên mặt báo về các quan điểm khác nhau giữa chính phủ và các tướng lãnh Hải Quân.
Các tranh luận nội bộ của Mỹ diễn ra trước khi Ngoại Trưởng John Kerry du hành tới Malaysia tham dự cuộc họp của ASEAN và các đối tác về an ninh khu vực.
Vào Tháng Chín này thì Tổng Thống Barack Obama tiếp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Tòa Bạch Ốc mà một trong những vấn đề được nêu ra sẽ bao gồm cả các căng thẳng ở Biển Ðông.
Hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Biển Ðông không những tạo căng thẳng an ninh giữa các nước trong khu vực mà còn ảnh hưởng đến an ninh và hoạt động kinh tế toàn cầu, nhất là khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) trên Biển Ðông.
Hơn $5,000 tỷ hàng hóa các loại được chuyển vận qua Biển Ðông mỗi năm. Nếu hải lộ này bị cấm cản, nền kinh tế toàn cầu khó tránh khỏi khủng hoảng nghiêm trọng.
Trung Quốc từng nộp tại Ủy Hội Quốc Tế Về Luật Biển (UNCLOS) tấm bản đồ Biển Ðông với chín vạch chủ quyền, mà người ta thường gọi là “đường lưỡi bò,” bao gồm đến 90% diện tích vùng biển này, lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines. Việt Nam và các nước khác trong khu vực đã phản bác.
Nếu Biển Ðông với “đường lưỡi bò” trở thành “ao nhà” của Trung Quốc thì hậu quả khủng khiếp của nó thế nào đã từng được phân tích nhiều thời gian gần đây trên các diễn đàn thời sự chính trị quốc tế.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)