Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Ấn Độ lần đầu tiên có khả năng tấn công bất kỳ khu vực nào trên lãnh thổ của Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân

Su-30MKI có thể dội tên lửa hạt nhân vào sâu trung tâm TQ

Thế giới ) - (Đại lộ) -Sự kết hợp giữa máy bay chiến đấu Su-30MKI và tên lửa hành trình Brahmos giúp Ấn Độ tăng cường mạnh mẽ khả năng tấn công hạt nhân từ trên không.
bao my su30mki co the doi ten lua hat nhan vao sau trung tam tq
Theo một bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), Ấn Độ hiện nay đã có khả năng tấn công "vào sâu trung tâm Trung Quốc" bằng tên lửa hạt nhân, sau khi thực hiện nâng cấp các máy bay Su-30MKI uy lực của nước này.
Bộ Tư lệnh các lực lượng chiến lược của Ấn Độ được cho là đã nâng cấp 42 chiếc Su-30MKI để chúng có thể mang được các tên lửa hành trình siêu âm Brahmos phiên bản phóng từ máy bay.
Máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ cùng tên lửa hành trình Brahmos.
New Delhi đã có khoảng 200 chiếc Su-30MKI trong kho vũ khí và đang có kế hoạch sở hữu đến 282 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4 này.
Những chiếc Su-30MKI dự kiến sẽ là "xương sống" của Không quân Ấn Độ đến năm 2020 và xa hơn nữa.
Brahmos là loại tên lửa hành trình có tốc độ nhanh nhất trên thế giới hiện nay, nó có thể bay với tốc độ Mach 3.
"Trong các cuộc thử nghiệm, tên lửa hành trình Brahmos thường có khả năng "chẻ đôi" tàu chiến và khiến các mục tiêu mặt đất vỡ thành nhiều mảnh nhỏ" - tờ Russia and India Report cho biết.
Cũng theo tờ báo này, việc kết hợp 2 loại vũ khí này với nhau (BrahMos và Su-30MKI) có thể tăng cường mạnh mẽ khả năng tấn công của lực lượng hạt nhân trên không - một thành phần trong bộ ba tấn công hạt nhân của Ấn Độ.
"Với tốc độ vượt trội của những chiếc Sukhoi (giúp tăng thêm đà tấn công cho tên lửa Brahmos), cùng với khả năng vượt qua các hệ thống phòng không của máy bay, phi công sẽ có cơ hội cao hơn để phóng tên lửa trúng mục tiêu xác định" - Bài báo cho biết.
Quan trọng hơn là với tầm hoạt động 1.800km của Su-30MKI kết hợp với tầm bắn 300km của tên lửa Brahmos, thì nay Ấn Độ có thể tấn công hạt nhân sâu vào trung tâm của Trung Quốc hoặc Pakistan.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng vừa thử nghiệm tên lửa đạn đạo Agni-V, loại tên lửa đạo đạo tầm trung 3 tầng phóng sử dụng động cơ nhiên liệu rắn.
Theo National Interest, với tầm bắn khoảng 5.000km, tên lửa này giúp Ấn Độ lần đầu tiên có khả năng tấn công bất kỳ khu vực nào trên lãnh thổ của Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài tham khảo của TG Vô Ưu: Sai lầm Bô so vich và lãnh đạo phương tây:



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Siêu giông ở Hà Nội ‘cực kỳ hiếm gặp’

VNE

Ông Lê Thanh Hải. Ảnh: VNE
Ông Lê Thanh Hải. Ảnh: VNE
Với sức gió cấp 8-10, một số nơi xuất hiện cả lốc xoáy, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia Lê Thanh Hải đánh giá, siêu giông chiều qua ở Hà Nội là cực kỳ hiếm gặp và ít có khả năng lặp lại trong thời gian tới.
– Ông đánh giá thế nào về cơn mưa giông chiều qua ở Hà Nội?
– Được hình thành từ một đám mây đối lưu nhỏ ở Hòa Bình, mây giông theo hướng tây nam qua các huyện Ứng Hòa, Thanh Oai, Quốc Oai, Mỹ Đức và khi tràn đến trung tâm Hà Nội thì trở thành siêu giông. Sức gió giật đo được ở trạm Láng là cấp 8, ở Hà Đông là cấp 9 (75-88 km/h), tương đương với cấp gió bão.
Siêu giông hoành hành ở nội thành là chính, nhưng không đều, có chỗ mưa đá, thậm chí có nơi lốc xoáy với khả năng bốc mọi thứ lên cao rồi thả xuống. Đây là cơn giông cực kỳ mạnh và rất nguy hiểm, diễn ra trong 2 tiếng. Sau khi bầu trời xuất hiện cầu vồng thì mưa giông chấm dứt.
– Trong lịch sử, Hà Nội đã bao giờ có mưa giông diện rộng và lớn như thế? 
– Cách đây 7-10 năm, trước khi có một cơn bão đổ bộ vào đồng bằng, Hà Nội từng xuất hiện cơn giông rất mạnh. Gió lớn đã quật đổ nhiều cây xanh, khiến một cháu bé ở phố Hàng Khay thiệt mạng. Cơn giông hôm qua cường độ phải mạnh hơn, tương đương với gió bão cấp 9, một số nơi có thể đạt cấp 10 (89-102 km/h) và cực kỳ hiếm gặp. Bản thân tôi suốt 30 năm ở Hà Nội chưa từng chứng kiến một cơn giông nào mạnh đến thế.
Xe tải bị giông thổi đổ trên cầu VĨnh Tuy. Ảnh: VNN
Xe tải bị giông thổi đổ trên cầu VĨnh Tuy. Ảnh: VNN
Cũng phải nói thêm, các nghiên cứu của đồng nghiệp trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ cho thấy, giông ở thành phố thường mạnh hơn vùng ngoại ô, nông thôn. Lý do vùng thành phố nhà cửa bê tông nhiêu, hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời nên tạo ra nhiều đối lưu mạnh mẽ. Đối lưu nôm na giống như ta đun nồi nước, nhiệt độ càng cao hơi nước bốc lên càng mạnh.
– Trên cùng địa bàn, nhưng vùng Mễ Trì (Nam Từ Liêm) lại có tới cả trăm nhà bị tốc mái vì giông lốc. Ông lý giải thế nào về hiện tượng này?
– Nam Từ Liêm đang phát triển mạnh, có nhiều tòa nhà cao tầng. Theo nguyên lý, những nơi có nhiều vật liệu bằng bê tông, sắt thép sẽ hấp thụ nhiệt nhiều và cũng tỏa nhiệt nhiều, góp phần làm cho mây đối lưu phát triển mạnh. Mặt khác, những khu dân cư nằm giữa những dãy nhà cao tầng thường chịu tác động của dòng gió rất mạnh (như hôm qua có thể tới cấp 10), đi thành luồng và gây thiệt hại nhiều hơn những nơi khác.
– Tại sao mùa này mưa giông đến rất nhanh, tức là đang nắng chuyển ngay sang mưa giông khiến nhiều người không kịp trở tay?
– Tất cả cơn giông đều đến rất nhanh, chỉ 1-3 tiếng. Như cơn giông chiều qua hình thành lúc 16h, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương đưa ra cảnh báo lúc 16h20 và đến 17h xuất hiện ở Hà Nội. Giông là hiện tượng thế giới chỉ đưa ra cảnh báo, theo dõi lúc nó xuất hiện, sớm là 30 phút đến 2 tiếng. Riêng các cơn xoáy lốc ở Mỹ chỉ cảnh báo trước 7-14 phút, đủ thời gian để mọi người chui xuống trú ẩn.
Giông mạnh làm đổ cây, hai người chết và 5 người bị thương. Ảnh: VNN
Giông mạnh làm đổ cây, hai người chết và 5 người bị thương. Ảnh: VNN
– Hiện tượng giông lốc đặc biệt hiếm gặp có liên quan gì đến El Nino và nguy cơ mưa giông thời gian tới tại Hà Nội cũng như các khu vực khác thế nào?
– Tháng 5-6 có số ngày mưa giông nhiều nhất trong năm ở Bắc Bộ, thường chiếm 10-15 ngày mỗi tháng và xảy ra buổi chiều. Nguy cơ lặp lại siêu giông như chiều qua là không nhiều, cường độ nếu có chỉ ở mức trung bình khá.
Về mối liên hệ giữa siêu giông với El Nino thì hiện chưa có những đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể thấy El Nino làm gia tăng nắng nóng ở Hà Nội cũng như cả nước. Mà nắng nóng càng gay gắt thì càng tạo mây đối lưu phát triển mạnh, từ đó gây mưa giông mạnh.
Xuân Hoa
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước Mội, rừng xanh và sự sống

Nguyên Ngọc 

Bác Nguyên Ngọc. Ảnh: internet.
Bác Nguyên Ngọc. Ảnh: internet.
Quê tôi ở vùng Nam Trung bộ, đúng cái đoạn mà một nhà thơ từng thống thiết gọi là “dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Ở đấy, miên man mấy trăm cây số ven biển là những cồn cát lớn, nơi trắng phau một màu trắng tinh khiết đến khó tin, nơi vàng rộm ngon lành trong nắng cháy. Làng cũng là làng trên cát; con người sống trên cát, tử sinh cùng với cát.

Tôi có đọc một ít lịch sử và tôi biết, lạ vậy, toàn cát vậy, nhưng đấy vốn không phải là một vùng đất nghèo. Từng có cả một vương quốc thịnh vượng trên dải đất này. Một vương quốc nông nghiệp và hải dương. Có lẽ một trong những bí quyết thịnh vượng của vương quốc ấy là nước, mà thiên nhiên đã rất thông minh giữ và dành cho dải đất thoạt nhìn thật khô cằn này, và con người thì cũng thật thông minh hiểu được món quà quý của đất trời, biết tận dụng lấy cho mình.
Cho đến chỉ cách đây đâu khoảng chưa đến nửa thế kỷ, ở quê tôi vẫn còn một kỹ thuật nông nghiệp rất đặc biệt, tinh tế và thú vị, gọi là kỹ thuật “tưới nước mội”, người Việt học được của người Chăm khi đi vào Nam. Nước mội là nước rỉ ra từ các chân đồi cát, trong veo, mát lạnh, tinh sạch đến mức có thể bụm vào lòng bàn tay, ngửa cổ uống ngay ngon lành.
Ở đây người ta vỡ ruộng ngay trên cát, các đám ruộng được gọi là “thổ”, những đám thổ trồng đủ các loại hoa màu. Ở góc thổ bao giờ cũng có một chiếc ao nhỏ, cạn thôi, nhưng quanh năm lúc nào cũng đầy ắp nước, tát đi lại đầy ngay, cả trong những mùa nắng hạn gay gắt nhất. Nước mội từ trong lòng cát rỉ ra, nhẹ nhàng, chậm chạp, từ tốn, mà bất tận. Những chiếc ao nước mội, những con mắt ngọc xanh rờn, mát rợi của đất đai, làng mạc, đồng ruộng quê tôi. Nhỏ nhoi và thầm lặng, chính chúng nuôi sống nền nông nghiệp từng trù phú của vương quốc xưa, và của cả cha ông chúng tôi nữa khi họ đi về Nam…
Champa cũng là một vương quốc biển, từng dong thuyền đến những đại dương xa, và từng có những cảng quốc tế rộn rịp trên suốt dọc bờ biển của mình. Những người có đôi chút kiến thức về giao thương biển đều biết rằng một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất của một cảng biển quốc tế là nước ngọt, phải rất dồi dào nước ngọt. Những con tàu lang thang nhiều tháng trời trên các đại dương mặn chát, lắm khi chẳng vì mua bán gì cả, vẫn phải ghé lại các cảng ven bờ để “ăn” nước ngọt.
Và trên dải cồn cát miên man của mình, người Chăm là những người thiện nghệ nhất thế gian về nghề tìm mạch nước, đào và thiết kế giếng nước ngọt. Họ như có con mắt thần, có thể nhìn thấy đường đi của nước ngọt âm thầm trong lòng đất, những dòng nước mội. Chính hệ thống giếng nước ngọt thánh thiện và tuyệt vời – từ nước mội bất tận rỉ ra mà có – đã tạo nên vương quốc đại dương Champa, tôi nghĩ nói thế cũng chẳng hề quá đáng đâu…
Từ nhỏ, là dân vùng cát cháy miền Trung, tôi đã có hạnh phúc được biết nước mội, nếm nước mội, ăn nước mội, sống và lớn lên bằng cây cỏ được nuôi bằng nguồn nước mội ân huệ bất tận.Của Trời.Rồi về sau, cuộc đời lại đã cho tôi một may mắn khác: tôi hiểu hóa ra “Trời” đó không phải là một đấng trừu tượng thần bí nào, mà là một thực thể sống động, khổng lồ, cường tráng, hùng vĩ…, mà lạ thay, cũng lại rất mong manh, hết sức mong manh, ngày càng đang trở nên cực kỳ mong manh!Trường Sơn. Tây Nguyên.
Tôi đã được đi đến nơi đó và gắn bó hơn nửa cuộc đời của mình ở đó.Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người Mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn… Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này.
Tây Nguyên. Ảnh: Internet
Tây Nguyên. Ảnh: Internet
Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước.Có lẽ cũng cần nói thêm một chút nữa về điều này: không chỉ cho dải đất cát cháy miền Trung đâu. Trường Sơn có một đặc điểm quan trọng về địa hình: đường phân thủy ở đây không chạy đúng giữa mà sát ngay về phía đông của rặng núi dằng dặc này, nghĩa là sườn phía tây của Trường Sơn rộng hơn sườn phía đông rất nhiều, có thể đến bốn năm lần. Tức nước từ Tây Nguyên đổ về phía tây cũng nhiều hơn về phía đông có thể đến bốn hay năm lần. Mà đổ về phía tây tức là về Mékông, về Nam Bộ, về toàn miền Nam.
Trong một chừng mực nào đó, Tây Nguyên, rừng Tây Nguyên có ý nghĩa quyết định đối với toàn miền Nam về tất cả các mặt. Nếu chỉ nói một mặt nước thôi, thì có lẽ cũng nên nhớ: nước ở miền Tây Nam bộ, ở Cà Mau kia, cũng có thể là nước mội từ Mẹ Rừng Tây Nguyên chắt chiu đưa về đấy, cho mênh mang vùng đất lúa của cả nước ấy không bị nhiễm mặn…
Hàng nghìn đời nay có những con người đã sống ở đây, gắn bó ruột thịt với rừng và đã tạo nên cả một nền văn hóa đầy minh triết bắt nguồn chính từ sự gắn bó ấy. Để bày tỏ đôi lời thật giản lược về nền văn hóa ấy và những con người ấy, chắc có thể nói vắn tắt như thế này: người Tây Nguyên không bao giờ coi rừng là tài nguyên. Không bao giờ có khái niệm khai phá, chinh phục, chiếm lĩnh tự nhiên, rừng. Đơn giản, Rừng đối với họ là Tất cả, là Mẹ, là cội nguồn của sự sống. Mà họ kính trọng và tôn thờ.
Chúng ta, những người tự coi là rất văn minh, rất khoa học, chúng ta biết nước là nguồn gốc của sự sống, nhưng chúng ta không biết, biết bằng hành vi cụ thể chứ không phải bằng lý lẽ to tát, rằng không có rừng thì cũng chẳng có, chẳng còn nước, nghĩa là cũng chẳng còn có sự sống, chúng ta không biết cái chân lý sơ đẳng và đơn giản ấy. Nhìn thấy rừng là con mắt ta hau háu nhìn thấy gỗ, gỗ, gỗ… Và hết gỗ rồi, bây giờ, thấy tài nguyên khác. Hau háu, hung hăng, hỗn hào chặt phá,và hết chặt phá, chẳng còn gì để chặt phá nữa thì đào bới…
Ở quê tôi, nay đã kiệt nước mội rồi. Chi tiết rất nhỏ ấy thôi, vậy đó, lại đang là tai họa tày trời! Chắc chưa ai quên vụ lũ kinh hoàng ở Phú Yên vừa rồi. Cả thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu chìm trong nước sâu. Gần trăm người chết. Ruộng đồng tan hoang… Một vị có trách nhiệm rất cao và trực tiếp giải thích: Ấy là vì biến đổi khí hậu toàn cầu, và lại nữa, vì nhân dân mất cảnh giác. Tại Trời và tại dân, Trời thì ngày càng tai ác, còn dân thì mãi ngu dốt! Có một chi tiết hẳn ở cương vị của ông ấy, ông ấy ắt phải biết nhưng lại không thấy ông nói: năm 2009, ở Phú Yên áp thấp nhiệt đới gây mưa 330 li; năm 1991, cũng tại chính Phú Yên này, mưa 1300 li, gấp hơn ba lần.
Năm 1991 không có gì đáng kể, năm 2009 lại tai họa khủng khiếp, vì sao? Ở miền Trung – mà ở cả nước đều vậy – ngày xưa chỉ có lụt và lụt là mùa rất vui, thậm chí thân thiết, mỗi năm lại trở lại một lần, người ta chờ nước lụt, nước lên từ tốn, ruộng đồng được tưới tắm phù sa, cũng là lúc làm ăn rộn rã, có lẽ cũng tương tự như mùa nước nổi ở Nam Bộ thuở nào.
Ngày nay không còn lụt, chỉ có lũ. Lũ rất khác lụt, lũ là nước đột ngột đổ ập xuống, như thác, hung bạo, nhanh và dữ cho đến nỗi, như vừa rồi, có người đã leo lên trần nhà rồi còn chết ngạt trong ấy vì không kịp dở mái để leo lên nữa! Lũ không mang phù sa đến, lũ quét sạch tất cả những gì nó gặp trên đường đi, và kéo đất đá từ trên rừng xuống lấp hết ruộng đồng. Tất nhiên ngày xưa cũng có lũ, nhưng chỉ trong những năm mưa đặc biệt lớn, cả đời một con người chỉ chứng kiến vài lần.
Ngày nay hễ đài vừa báo áp thấp nhiệt đới, thậm chí chỉ áp thấp, là cả nước đã rùng rùng lo chống lũ, sập núi, trôi rừng…Con số 1300 li năm 1991 và 330 li năm 2009 là con số hùng hồn, nó nói rằng vụ Phú Yên vừa rồi không phải chủ yếu do biến đổi khí hậu toàn cầu, không phải do Trời, như lời giải thích uyên bác của vị quan chức nọ.
Do người. Do cơ chế nước mội tinh tế, tinh vi, thông minh, nhân hậu tuyệt vời của thiên nhiên đã không còn, đã bị phá vỡ, đã bị con người triệt diệt bằng cách triệt diệt rừng. Rừng Tây Nguyên. Trong một cuộc trao đổi ở Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Trung ương vừa rồi, nhiều chuyên gia đã cảnh báo: không chỉ có nguy cơ lũ quét đâu, sau lũ quét sẽ tiếp đến nguy cơ hạn hán sẽ còn khốc liệt, tai hại hơn. Bởi vì nước mội và lụt hằng năm hiền lành là cùng một cơ chế, cùng một tác giả: Rừng. Rừng Tây Nguyên.
Trong hơn 30 năm qua, từ sau 1975 chúng ta đã làm xong một công việc to lớn: cơ bản phá hết, cạo sạch đến tận cùng rừng tự nhiên trên cái mái nhà sinh tử của toàn Đông Dương này. Đã quét sạch xong hết trên mặt đất, bây giờ đang bắt đầu moi sạch nốt dưới lòng đất. Cao su tuyệt đối không phải là rừng, không sinh ra cơ chế nước mội. Các khu công nghiệp của công nhiệp hóa và hiện đại hóa càng tuyệt đối không phải là rừng. Một quy luật vận hành ổn định, điều hòa, thông minh của tự nhiên đã bị triệt diệt, nhanh và cơ bản hơn tất cả mọi giai đoạn từng có trong lịch sử. Một quy luật khác đã được thiết lập, quy luật của hỗn loạn.
Rừng bị phá. Ảnh: Internet
Rừng bị phá. Ảnh: Internet
Hãy nhìn lên cái mái nhà chung kia mà bao nhiêu thế hệ nhiều nghìn năm qua đã giao lại cho chúng ta, trên ấy đã mất hết màu xanh của sự sống.Có còn cứu được không?Còn, với một điều kiện: biết giật mình, dừng lại, bắt đầu lại.Cũng cần nói: hầu hết các nước mà ngày nay ta gọi là những nước phát triển đều đã đi qua “con đường đau khổ”, đúng hơn là con đường ngu dại này, cũng từng tàn phá hết rừng trên mặt đất và đào bới tàn bạo lòng đất, ở nước họ, rồi ở các nước khác.
Chỉ có điều, gần một thế kỷ trước họ đã giật mình dừng lại, và từ đó bắt đầu làm lại, khôi phục lại màu xanh cho đất đai, núi non của họ.Đi sau, chúng ta có thể khôn ngoan hơn như lẽ ra phải thế. Sự vội vã, kiêu căng, và lòng tham không đáy, đã che mắt chúng ta. Đang còn tiếp tục che mắt chúng ta. Chúng ta vẫn còn hăng lắm trong việc chặt phá nốt đôi chút còn lại và đang bắt đầu một công cuộc đào bới hung dữ.Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên.
Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước. Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng.Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên.
Bắt đầu ngay từ hôm nay, mùa xuân, mùa của màu xanh, của sự tỉnh táo, khôn ngoan.Cho đến một ngày, có thể một trăm năm nữa, con cháu chúng ta sẽ có thể bụm vào lòng bàn tay một ngụm nước mội trong veo mát lạnh rỉ ra từ đất cát và ngữa cổ uống ngon lành. Và biết rằng cha ông chúng từng rất dại dột, nhưng rồi cũng đã từng biết khôn ngoan, để cho sự sống từng sắp bị triệt diệt, lại được cứu, lại sinh sôi, phát triển, trường tồn.
Nguyên Ngọc.
Bài trên Pleiku Cafe
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đài tàng hình gặp biến:

Cháy trường quay S1 đài truyền hình Việt Nam


TTO - Khoảng 17g30 chiều 16-6, từ phía trong khu vực đài truyền hình Việt Nam (đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) đã xảy ra vụ hỏa hoạn, khói đen bốc lên mù trời từ trung tâm của đài.
Xe chữa cháy đang hướng vào cổng Đài truyền hình Việt Nam - Ảnh: Minh Quang
Xe chữa cháy đang hướng vào cổng Đài truyền hình Việt Nam - Ảnh: Minh Quang
Ngay khi nhận được tin báo cháy, lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã huy động nhiều xe cứu hỏa đến hiện trường.
Cảnh sát giao thông cũng đã có mặt để phân luồng, điều tiết xe cộ cho xe chữa cháy vào khu vực hỏa hoạn.
Do đám cháy xảy ra đúng giờ cao điểm nên rất đông xe cộ tại khu vực này. An ninh khu vực cũng được siết chặt.
Đến khoảng 18g30, đám cháy cơ bản khống chế. Thông tin ban đầu cho biết rất may không có thiệt hại về người trong vụ cháy này. 
Theo người có trách nhiệm tại đài truyền hình VN, khu vực xảy ra cháy là trường quay S1 cũ đang được phá dỡ. Do có nhiều vật liệu dễ cháy tại khu vực này (mút xốp) nên đám cháy đã gây khói đen ngùn ngụt.
Cơ quan công an đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn.
Khói đen bốc lên ở vụ cháy - ảnh: Minh Quang
Khói đen bốc lên ở vụ cháy - ảnh: Minh Quang
Khói đen bốc lên ở vụ cháy - ảnh: Minh Quang
Khói đen bốc lên ở vụ cháy - ảnh: Minh Quang
MINH QUANG
Phần nhận xét hiển thị trên trang

So kè với Thái Lan

Nhân Seagames, truyền thông Thái Lan mấy hôm nay xoay quanh chủ đề: Vì sao người Việt Nam hay so kè với Thái?

Họ bàn tán sôi nổi, trong đó, có một cha làm tiến sĩ ở VN về nói rằng, bản chất của người VN hiếu thắng, không biết mình đang đứng ở đâu nhưng với ai cũng muốn hơn.
Thoạt nghe, mình điên lắm, nhớ cái thuở Sài Gòn là “hòn ngọc Viễn Đông” thì Thái Lan vẫn bị gọi là Xiêm La. Xiêm La là một từ có hàm ý miệt thị, mặc dù năm 1948 nước Xiêm đã đổi tên thành Thailand.
Nhưng bình tĩnh nghĩ lại, thấy thằng cu Đít ngày xưa đi chăn trâu cùng mình, bị mình đá đít, bắt bò trên cỏ cho mình cưỡi, sau này làm chủ tịch tỉnh nó cưỡi lên đầu mình thì thấy thằng Xiêm La có lý.
Về tổng thể, trong kỳ Seagames này, cái gì mình cũng chỉ đứng thứ ba, thứ ba tức là sau 2 hai thằng nữa chứ không chỉ sau Thái Lan, nên chi bóng đá huy chương đồng cũng là đúng sức, không tiếc nuối làm chi.
Nếu đất nước đang vượng khí thì thể thao cũng vượng khí, còn không thì ngược lại..
Và nếu VN ta cứ lấy “hòn ngọc Viễn Đông” làm quá khứ tự hào thì đến một Seagames nào đó, truyền thông Lào sẽ bàn luận: Vì sao Việt Nam lại hay so kè với…Lào?
Nên Thinhbabel tôi chưa bao giờ dám so với thằng Đít. Vì thằng Đít từng biết bò cho Thinhbabel tôi cưỡi, thời điểm đó, thằng Đít biết mình là ai.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ghê hơn cướp cạn

Nhức nhối nạn mãi lộ: 


TT - Cánh tài xế đường dài ai cũng ngán ngại khi nhắc đến một số chốt CSGT ở miền Trung. Ngoài việc “ăn dày” hơn những nơi khác, những chốt CSGT này luôn bị giới tài xế than thở về cách hành xử thiếu thiện cảm với người vi phạm.

Phóng to
Viên CSGT đi xe tuần tra 73B-1627 chốt chặn tại km630 Bố Trạch, Quảng Bình chặn xe 79D11... vi phạm tốc độ, lấn tuyến rồi ra giá 400.000 đồng sẽ bỏ qua lỗi vi phạm (ảnh chụp lúc 15g40 ngày 25-7) - Ảnh: H.K.
Một CSGT thuộc chốt đầu ngoài đường tránh TP Huế (Thừa Thiên - Huế) nhận 300.000 đồng của tài xế xe 47P12... để bỏ qua lỗi vi phạm chở quá tải, sai lốp vào lúc 4g20 ngày 31-7 - Ảnh: Hoàng Khương chụp từ cameraPhóng to
Một CSGT thuộc chốt đầu ngoài đường tránh TP Huế (Thừa Thiên - Huế) nhận 300.000 đồng của tài xế xe 47P12... để bỏ qua lỗi vi phạm chở quá tải, sai lốp vào lúc 4g20 ngày 31-7 - Ảnh: Hoàng Khương chụp từ camera
20g ngày 31-7, chúng tôi lên chiếc xe chở gỗ đi từ Đắk Lắk ra Hà Nội. Đến km507 quốc lộ 1A, xã Tùng Lâm, Tĩnh Gia, Thanh Hóa gặp xe tuần tra 36B-1237 đang đậu cạnh cây xăng Tùng Lâm. Hai CSGT thay nhau chặn xe hai chiều để “thu phí”. Bên trong mái hiên có một chiếc bàn, ấm trà, một CSGT còn khá trẻ ngồi cạnh cái cặp căng phồng.
Không có 5 “củ”, cầm lại giấy tờ
Vừa giáp mặt tài xế, một CSGT cầm gậy chỉ lên thùng xe hỏi ngay “chở gì?”. Nghe tài xế nói “gỗ mít”, viên CSGT soi đèn pin kiểm tra. Tiếp đó, một người đàn ông luống tuổi (sau này chúng tôi mới biết tên Nguyễn Văn Đôi) cầm đèn pin leo lên soi rọi kỹ từng hộp gỗ.
Thấy khó “qua ải”, tài xế tên Tình (48 tuổi) kẹp hai “xị” (200.000 đồng) vào sổ đưa cho CSGT tên Hải đang ngồi trong nhà. Anh này mở sổ xem rồi quát: “Mày làm 200 á?”. Đúng lúc đó ông Đôi vào nói: “Gõ chứ mít gì” rồi quay qua tài xế: “Trong tụi mày gọi đây là mít á?”. CSGT Hải lạnh lùng: “Năm củ”. Anh Tình điếng người: “Năm củ là bao nhiêu?”. Giọng Hải rành rọt: “5 triệu ấy, nghe không rõ à?”. Anh Tình than thở: “5 triệu làm gì bọn em có”. Hải hù dọa: “Bây giờ muốn hô 5 hay muốn hô hơn nữa”? Tài xế phân bua: “Ý em muốn sếp bớt tí”. Hải vẫn không tha: “Năm củ là vừa nhất”. Tình mếu máo: “Năm củ thì còn gì tụi em sống, hóa đơn kiểm lâm phạt 20 triệu đồng đây nè”. Hải gằn giọng: “Mày mới chỉ bị hạt kiểm lâm phạt thôi. Mày đã được chi cục phạt chưa? Nếu thích tao đưa mày sang chi cục làm vụ điển hình luôn nhá”.
Tài xế móc hết các túi còn đúng 1,1 triệu đồng. Hải nói: “Thôi được, còn một cách nữa. Đợi tao ăn cơm rồi đưa xe về giao kiểm lâm, coi như hoàn thành nhiệm vụ”.
Anh Tình trở ra xe gom giấy đăng ký xe, bằng lái quay lại chốt CSGT xin “cắm”. Chưa kịp mở miệng, Hải nạt: “Hoàn cảnh cũng đã trình bày rồi, không nói thêm”. Tình nhỏ nhẹ: “Năm chai em chịu, anh cho em gửi lại giấy đăng ký, bằng lái, sáng mai vào sớm chuộc lại đầy đủ”. Hải nói: “Lấy năm chai là quá nhẹ rồi” và hướng dẫn vào gặp ông Đôi. Đôi quay sang Tình: “Cắm là lấy lãi 500.000 đồng/ngày, nhưng ngày mai có chưa?”.
Nói rồi ông Đôi chìa ra một tờ giấy và đọc nội dung vay tiền cho Tình viết. Để tạo lòng tin, Hải cho anh Tình số điện thoại để mỗi lần qua chốt “dễ nói chuyện”. Hải nói: “Ở đây chỉ có mình tao biết thôi, lần sau ra thì cứ làm (luật) bình thường”. Hỏi nếu ca khác thì sao, Hải hạ giọng: “Làm một thôi” (làm 1 triệu thôi). Hỏi trong đội có mấy Hải, anh này nói: “Ba, tao là trẻ nhất”.
21g30, xe chúng tôi tiếp tục đụng chốt CSGT thứ hai của Thanh Hóa đang chặn xe hai chiều tại Hà Trung, Thanh Hóa (còn gọi chốt ngoài). Một viên CSGT không đeo bảng tên đứng cạnh xe tuần tra 36B-1256 giở sổ kiểm tra thấy tờ 100.000 đồng càu nhàu: “Cả xe gỗ làm trăm bạc là cái gì?”. Bực mình vì vừa bị “xắt” quá đau, Tình xổ một tràng: “Anh Hải nhỏ ở đầu trong dặn ra ngoài này làm nhẹ thôi, anh Hải đã lấy năm “củ” rồi”. Tay CSGT trố mắt: “Năm trăm hay năm triệu?”. Tình đáp: “5 triệu, không thiếu một cắc”.
Thấy tay CSGT bán tín bán nghi, Tình nói: “Không tin anh gọi cho Hải đi, số điện thoại tứ quý tám đó”. Tay CSGT móc điện thoại gọi: “Mi hốt hết trong đó, để anh em tao kiếm tí chứ mi. Xe gỗ này mày mới làm 5 triệu chứ gì. M... mi, hắn làm bao nhiêu thì hắn làm chứ mi nói hắn ra đây không phải làm, cái loại mi... Bố tiên sư”. Chửi xong, CSGT miễn cưỡng lấy tờ 100.000 rồi cho đi.
“Hãy đợi đấy!”
Sau khi bỏ hàng xuống làng mộc Đông Anh (Hà Nội), chiều 1-8 tài xế Tình gọi điện cho Hải báo “hôm qua nợ tiền “làm luật”, phải cắm lại giấy tờ, hôm nay vào chuộc lại”. Hải nói: “Hôm nay nghỉ ca rồi, cứ gặp cái ông hôm qua ấy”. Tài xế cù nhầy: “Anh có bớt cho em chút xíu không?”, Hải nói: “Sao hôm qua không nói luôn đi để hôm nay lằng nhà lằng nhằng, cả tổ hôm qua đó, để hôm sau gặp nói chuyện sau”.
21g ngày 1-8, chúng tôi cùng Tình trở lại địa điểm hôm trước. Vẫn chiếc xe tuần tra 36B 1237 đậu sát hông nhà, ngoài đường hai CSGT đang chặn xe, bên trong một CSGT ngồi ở bàn. Thấy tài xế Tình và lơ xe xăm xăm bước vào nhà, một CSGT chặn lại: “Vào đây làm gì?”. Tình nói sự tình, một viên CSGT ra vẻ thông cảm: “Gì mà 5 triệu dữ vậy, xe gỗ qua đây làm 4-5 lít (400.000-500.000 đồng) chứ mấy”.
10 phút sau ông Đôi đội mũ cối đi ra. Anh Tình nhăn nhó: “Anh gọi điện cho Hải bớt chút đỉnh chứ lấy 5,5 triệu nhiều quá”. Đôi lầm bầm: “Tôi biết gì mà bớt”. Tình vặn: “Anh có quyền gì mà hôm qua anh leo lên xe tôi kiểm tra?”. Ông Đôi không vừa: “Tụi mày đừng giở trò nha. Tao soi (gỗ trên xe) mày làm gì được tao. Mày thích giở trò không? Tao đập mày ngay bây giờ. Hôm qua mày đồng ý chung cho thằng nào mà bây giờ trách tao?”. Thấy yếu thế, anh Tình móc túi đếm đủ 5,5 triệu đồng đưa cho ông Đôi và đòi lại giấy chế chấp.
Ông Đôi lầm bầm: “Xong rồi thì xé”. Tình quyết tâm: “Không có giấy là không đi”. Lúc này ông Đôi không còn giữ được bình tĩnh: “Mày thích không, tao đánh chết mẹ mày nhá”. Tình nhảy loi choi ra đường, miệng la lớn: “Trời ơi, làm gì mà một ngày lấy lãi tới 500.000 đồng”. Ông Đôi hung tợn: “ĐM, tao đập một cái nát mặt mày bây giờ, cái loại chó nhà mày”. Vừa dứt câu, ông Đôi nhào đến đánh vào lưng, đầu, giật rách áo anh Tình. Nhóm CSGT bình thản đứng nhìn chẳng có động thái gì.
Lên xe, Tình gọi điện méc Hải: “Ông Đôi vừa lấy tiền vừa đánh tụi tui nè”. Hải nói: “Tao đã nói mày rồi, mày còn đi, còn làm ăn, mày tự giác chứ nói gì”. Tình nói: “Tự giác cái gì, ông đòi tôi 5 triệu, tôi hết tiền phải cầm lại giấy tờ, thêm 500.000 đồng lãi nữa”. Hải cự lại: “Mẹ mày. Mày tự nguyện mà còn nói”. Tình nổi nóng: “Ông đòi tôi năm củ, bắt tôi phải thế chấp giấy tờ 5 triệu thành 5,5 triệu mà tự nguyện cái gì”. Hải gằn giọng: “Mày hãy đợi đấy!” rồi tắt máy.
“Không làm một chai ba là chết mi”
Sau chuyến đi “để đời” trên, chúng tôi nhiều lần trở lại Thanh Hóa trên nhiều chuyến xe khác nhau. Đúng như phản ảnh của tài xế, hầu hết các chốt CSGT ở Thanh Hóa đều “ăn dày” hơn các nơi khác. Đặc biệt, cung cách hành xử của CSGT với tài xế cũng không giống ai.
0g ngày 3-8, chúng tôi lên chiếc xe chở sắt cồng kềnh, quá tải từ Hà Nội vào TP.HCM. Đến km305 Hà Trung, Thanh Hóa, xe chúng tôi gặp lại chốt CSGT đi xe tuần tra 36B-1256. Mở sổ thấy tờ 50.000 đồng tài xế đưa, tay CSGT (không đeo bảng tên) lạnh lùng: “Không nói nhiều, làm đủ rồi đi, còn không thì đứng đó”.
Tiếp đó, 16g ngày 11-8, chúng tôi theo xe chở gỗ từ Tây nguyên đến Bình Định, ra Hà Nội. Tại km380, quốc lộ 1A, Trường Lâm, Tĩnh Gia, xe chúng tôi bị chốt CSGT thổi vào. CSGT tên Nguyễn Như Sáng đứng cạnh xe tuần tra 36B-1237 hỏi: “Chở gì đây?”. Tài xế đáp: “Gỗ chiêu liêu”. Ông Sáng ra giá: “1,2 triệu”. Tài xế xin bớt mấy đồng ăn cơm, ông Sáng: “Tao tát cho cái bây giờ, đúng 1,2 triệu chứ không bớt được đâu”. Kỳ kèo mãi, ông Sáng mới chịu “cho 100 ăn sáng”. Xong tài xế hỏi: “Chuyến sau có lô gõ làm luật bao nhiêu?’’. Ông Sáng: “Đúng 1,2 triệu, như chiêu liêu”.
Do bị kiểm lâm Thanh Hóa giữ xe gần một ngày, đến 17g20 ngày 12-8 xe chúng tôi đến địa phận Đại Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa (chốt đầu ngoài). Đến km305, xe chúng tôi bị chốt CSGT đi xe tuần tra 36B-1256 chặn lại. Nghe tài xế nói “gỗ chiêu liêu”, CSGT tên Trần Nhật Quỳnh mở sổ thấy 200.000 đồng nói: “Chiêu liêu mà làm như thế này?”. Tài xế than đầu trong đã chung 1,3 triệu đồng rồi, ra đây 200 là được. Ông Quỳnh tức giận: “Đừng có phét. Lần sau gặp tao ở đầu trong mi không làm 1 chai 3 là chết mi”.
Trước đó lúc 22g45 ngày 29-7, chúng tôi theo xe chở trái cây từ miền Trung ra Hà Nội. Đến chốt CSGT tại Tùng Lâm (xe tuần tra 36B-1237), xe chúng tôi bị thổi vào cùng bốn chiếc xe tải khác. Đón tờ giấy từ tay tài xế đưa có kẹp tờ 50.000 đồng, CSGT không đeo bảng tên vặn: “Chưa chở trái cây bao giờ hả?”. Tài xế lí nhí: “Làm bao nhiêu vậy sếp?”. CSGT ngắn gọn: “Một lô”. Tài xế hỏi lại: “Một lô là bao nhiêu vậy sếp?”, CSGT quát: “Làm một trăm”. Những chiếc xe khác bị thổi vào cũng cùng chung số phận...
HOÀNG KHƯƠNG
Phần nhận xét hiển thị trên trang