Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Chả hiểu sao nữa? càng đọc càng rối!

Lãnh đạo là gì?

lanh dao 
Thời trẻ, tui sống lang thang ở vài nước phương Tây (nên mới có cái tên lai căng Mai Cồ Leng), được chứng kiến cái sự “lãnh đạo” của các quan chức bên đó, thấy chẳng có chi đáng nói. Đến khi về nước, hàng ngày được sống dưới và theo sự lãnh đạo (hay gọi đầy đủ hơn, là lãnh-chỉ đạo) của các đòng chí ta, mới thấy nó khác nhau một trời một vực. Nhưng dù sao thì cũng thấy may, là mình đã được biết cái lãnh đạo kiểu tây, mới có cái để so sánh, để thấu hiểu cái sự lãnh-chỉ đạo của các đòng chí ta nó cao xiu đến thế nào.

Nhưng trước hết cần nói sơ sơ cái sự lãnh đạo bên Tây nó ra răng đã.
Bên Tây, trước hết nó có một cấy quan niệm rất là sai lầm, là con người được tự do muốn làm chi thì làm, miễn đừng phạm pháp. Anh/chị hay ông/bà cứ làm cái nghề của mình cho ổn thì được lãnh lương (và đóng thuế), rồi cứ rứa mà sống. Ngoài giờ làm việc, muốn mằn chi thì mằn. Ăn uống ngủ nghỉ hay đi du lịch là do chính mình tự quyết. Nói năng cũng do mình tự điều khiển cái mồm, miễn đừng phạm vào những tội liên quan đến sự nói như tội lăng mạ người khác, tội đe dọa dùng vũ lực. Việc lên tiếng phê phán đảng cầm quyền, hệ thống nhà nước hoặc phê phán đích danh các cá nhân, kể cả người đứng đầu nhà nước, không bị xem là tội.
Hàng ngày chẳng có anh quái nào chọc mũi vô cuộc sống của mình. Người dân sống như chỉ có mình với nhau, không biết đến quan chức là ai. Còn quan chức nhà nước, họ làm việc theo những gì ghi trong các bộ luật, theo những điều khoản quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của cái chức vụ mà mình đảm nhiệm. Quan cấp trên kiểm tra quan cấp dưới, làm không được thì có cơ chế để bãi nhiệm. Mỗi khi có sự kiện đột xuất, cấp trên có thể triệu tập cấp dưới họp bàn để đưa ra quyết sách. Nhưng việc họp không phải việc thường xuyên diễn ra.
Về đến nước ta, tui đụng ngay phải sự chỉ đạo của các quan chức đủ loại. Vốn quen với cái kiểu “tự do quá trớn” của dân Tây, lúc đầu tui điên lắm. Nhưng rồi đồng nghiệp và người nhà dần dần dạy cho tui cách thích nghi với sự lãnh-chỉ đạo của cấp trên. Lâu dần, tui cũng quen. Đến giờ thì thấy thiếu sự lãnh-chỉ đạo hàng ngày của các đòng chí nớ giống như thiếu chỗ dựa. Giờ mà cho tui tự do kiểu phương Tây thì chẳng khác chi 4 bức tường áp sát cơ thể từ 4 phía bỗng sụp đổ, con người ta bỗng lâng châng và té. Thiện tai!
Bây chừ tui xin điểm qua những việc làm thể hiện sự lãnh-chỉ đạo của các đòng chí ta.
Việc thứ nhất là HỌP. Họp cơ quan. Họp đơn vị. Họp đoàn thanh niên. Họp công đoàn. Mỗi tháng mỗi “tổ chức” họp vài lần. “Họp giao ban” thì tiến hành hàng tuần. Hàng năm hay vài năm thì có ĐẠI HỘI, toàn thể hoặc đại biểu. Nói chung, tuần mô cũng được họp ít nhất vài ba lần. Có thể bỏ làm để họp, chớ không được bỏ họp để làm. Trong mỗi cuộc họp, dứt khoát có một khoảng thời gian (trung bình cỡ 1 tiếng) dành để một đòng chí lãnh đạo cho ý kiến chỉ đạo. Trong ý kiến chỉ đạo, đòng chí lãnh đạo nhắc lại những cái ưu việt của CNXH, nhắc lại công ơn của cấp trên, nhắc lại những lời dạy của lãnh tụ về lòng yêu nước, về cần kiệm liêm chánh chí công vô tư, nhấn mạnh phải luôn cảnh giác với các thế lực thù địch, kể cả bọn cho VN ta hàng chục tỷ Mỹ kim ODA,… Thật cám ơn các đòng chí suốt non thế kỷ lúc mô cũng nhắc đi nhắc lại những thứ đó. Những kẻ “mất lập trường” và “biến chất” (như Thằng Em Mất Dạy của tui chẳng hạn), thì biểu nghe những thứ đó làm cái “éo” chi, thêm ngu người. Nhưng tui thì tui dần dần hiểu ra: không có những cuộc họp dày đặc như rứa thì con xã hội có mà loạn hết à. (Hôm rùi, một đòng chí thượng cấp còn nhắc “làm kinh tế nhưng phải nhớ công tác tư tưởng” đó. “Không có công tác tư tưởng thì làm kinh tế CHAY à” (giống như ăn cơm không có cá thịt ấy mà).
Việc thứ hai là việc ra nghị quyết. Trung ương ra nghị quyết. Quốc hội ra nghị quyết. Chánh phủ ra nghị quyết. Các cấp tỉnh huyện xã ra nghị quyết. Cơ quan ra nghị quyết. Chi đoàn ra nghị quyết. Hội phụ nữ ra nghị quyết. Nghị quyết từ việc lớn nhất đến việc bé nhất. Xác định đường lối cách mạng – ra nghị quyết. Quét ngõ trước nhà mình cũng có hẳn nghị quyết, mà không phải của chi bộ thôn đâu nhé, mà của hẳn tỉnh đảng bộ! Quê tui mà không có cấy nghị quyết tỉnh đảng bộ về việc dọn vệ sinh thì có mà rác ngập khắp nơi. (Bên tư bản không có nghị quyết cấp ủy chắc chắn là rứa! Cho chúng chết!)
Việc thứ ba là các chuyến “thăm và làm việc”. Thường là của các đòng chí cấp trên xuống các cơ quan, địa phương cấp thấp hơn. Trong các “buổi làm việc” (mà các chị VTV hay đọc dấu hỏi thành dấu huyền), các đòng chí cấp trên lại nhắc lại những cái ưu việt của CNXH, nhắc lại công ơn của cấp trên, nhắc lại những lời dạy của lãnh tụ về lòng yêu nước, về cần kiệm liêm chánh chí công vô tư, nhấn mạnh phải luôn cảnh giác với các thế lực thù địch, kể cả bọn cho VN ta hàng chục tỷ Mỹ kim ODA,…
Việc thứ tư là việc nhắc nhở, đốc thúc. Ở trên tui đã nói về việc ra các loại nghị quyết. Dưng mà các đòng chí lãnh đạo ra cũng rất thực tế, các đòng chí ấy thừa hiểu cái bọn dân đen, không đốc thúc đến nơi thì chúng nó biến nghị quyết thành giấy lộn. Cho nên quét ngõ cũng phải rao loa hoặc cử người đến nơi đốc thúc. Treo cờ vào ngày lễ, ngày tết, cũng phải nhắc nhở, đốc thúc.
Đó, vài ví dụ để quý vị thấy sự lãnh đạo nó quan trọng ra răng. Không có hàng ngàn hàng vạn những việc làm thể hiện sự lãnh-chỉ đạo như rứa, thì cấy đất nước ni nó biến chất, hóa ra giống như Xinh, như Hàn, như Mẽo, thì có mà chết bỏ bầm.
MICHAEL LANG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài báo viết sớm

...

Nguyễn Trung Dân

Thân tặng cho những người làm Báo mà Tôi quen biết.

Bài báo này lẽ ra viết vào dịp 21/6, ngày Nhà báo Việt Nam, nhưng để kịp thời sự, đành viết sớm hơn dự tính. Do vậy các bạn đọc khác thông cảm cho.
"Nếu không có quyền NÓI thì ít ra cũng giữ được cái quyền KHÔNG NÓI những điều người ta BUỘC NÓI" Nhà báo Huỳnh Thúc Kháng.

Ngày con tôi học xong chương trình sau đại học về ngành Báo chí ở Mỹ, Tôi vội vã bay sang không chỉ để dự lễ tốt nghiệp mà để có lời khuyên con về định hướng công việc . Nếu đã quyết tâm chọn nghề báo thì nên nghĩ đến việc chọn một môi trường khác hơn , nóng bỏng và cần thiết hơn là chuyện về nước làm báo trong lúc này . Bởi với nhiều con đường , nhiều chân trời mà chỉ có một "lề phải " để đi, một không gian được định hướng chung thì quả như Trần Dần đã viết "Tiếc cho những chân trời không có đường bay. Lại tiếc cho những đường bay không có chân trời!" Hơn thế nữa, qua tìm hiểu chúng tôi nhận ra rằng cọng đồng người Việt bên ấy rất cần có tiếng nói trung thực ở cả hai phía thắng hay thua. Công cuộc hoà giải, hoà hợp dân tộc quá cần những tiếng nói đúng đắn, chừng mực để xây dựng lại lòng người ly tán lúc này. Và ngay cả nước Mỹ, người Mỹ cũng cần hiểu được người Việt từ văn hoá, cách sống ( tập quán ) cho đến sự kết nối giữa hai ( hay nhiều ) nguồn văn hoá khác nhau đối với các thế hệ thứ ba, thứ tư thật là quá cần thiết. Rồi vết thương chiến tranh của người Mỹ ở Việt Nam vừa qua cũng cần được truyền thông quan tâm, giải toả ...
Phần nào đó, Tôi hiểu và không muốn con mình thất vọng, phải đối phó, chịu đựng bao điều mà người làm báo trong nước đang trải qua. Chọn nghề nghiệp sau khi đi học chính để chọn cho mình một tương lai gắn bó, dài lâu. Do bởi đời người ngắn ngủi việc làm lại sau những ê chề, thất vọng chắn chắn không thể không để lại dấu ấn mà việc làm khác đi khg dễ dàng thành công 
Thế nhưng con trai tôi vẫn chấp nhận trở về dù nhiều lời mời mọc dễ dàng cho sự ở lại hoặc đi những nơi nóng của nghề Báo. Có lẽ nó nghĩ với trào lưu đổi mới , dân chủ mà cả nước đang vận động , đất nước cần có những cây bút tiên phong, cần có nhiều người nữa cùng nói lên những vấn đề cho đất nước phát triển. Hơn nữa, những biểu hiện ngày càng hung hăng , lấn chiếm của Trung Quốc khiến người Việt ai không lo âu, gắn bó trách nhiệm. Vậy là trở về và để rồi, hơn ba năm lăn lộn nghề Báo , tiến thoái lưỡng nan, làm đủ thứ việc trong tờ báo để nhận ra một điều : không phải định hướng, không phải lề trái hay phải mà chính nhân cách người làm báo mới đáng quan tâm, mới là vấn đề cần suy nghĩ cho sự nghiệp của đất nước hôm nay. Dù điều thấy trước, nay vẫn xảy ra như một quy luật cho sự tha hoá của con người .
Gần hai tuần, sau khi Tôi gởi đơn kiện Sun Groups về việc đòi lại quyền đi lên Bà Nà và phải sửa chữa con đường này do SG làm hỏng. Nếu tính từ khi bắt đầu đặt vấn đề con đường Bà Nà thì đã hơn một tháng rưởi - hơn 45 ngày - thì chỉ trên Facebook, có đến hơn chục ngàn người quan tâm nêu ý kiến. Còn lại với những người làm báo trong nước hầu như không có chuyện gì xảy ra ngoài hai tờ báo Người Đô Thị và Người Đưa Tin ( đều là phụ bản có sức lan toả nhỏ ) có nêu ra, hầu hết đều giữ sự "im lặng đáng sợ ". Tôi cũng không đánh giá quá cao sự kiện này để buộc ai quan tâm, nhưng với các cuộc điện thoại tới tấp của các phóng viên, những nhà báo không có chức quyền, ngay sau Đơn khởi kiện của Tôi, cho Tôi biết độ nóng, sự quan tâm có nghề của người làm báo . Thế nhưng trên các báo chính thống thì hoàn toàn yên lặng hay chỉ một vài bài phản hồi theo kiểu "Là người Đà Nẵng nhưng Tôi không đòi lại Bà Nà". Vài thông tin , có lẽ cho lãnh đạo đọc, biến việc đòi sự công bằng cho cả hai doanh nghiệp, đòi sự công bằng về con đường đi đến Bà Nà không bằng cáp treo, thành việc đòi lại Bà Nà; ngăn trở sự phát triển Bà Nà, du lịch ĐN. Có bài báo biến Tôi thành tên phá bĩnh, không làm gì mà chỉ biết phá rối người đầu tư giàu có là SG! Vậy là sao? 
Có cả một cuộc vận động để mua sự yên lặng ấy! Hầu hết những phóng viên, những nhà báo không chức quyền đã gởi đến Tôi lời xin lỗi đã không thể làm được vì cho dù bài đã viết, báo đã lên trang vẫn bị lột xuống. Có tờ báo kinh tế ở Sài Gòn mà Tôi hằng quý trọng nhân cách của người đứng đầu, nay anh đã mất, cũng cấm PV viết đăng điều gì liên quan đến SG, đến vụ kiện của Tôi. Có tờ báo Tôi đã từng làm việc đã nói thẳng họ vì bao nhiêu tỷ đồng ký kết quảng cáo mà không thể tham gia được vì đã cam kết với nhau bằng Hợp đồng! Tôi hiểu và còn khôi hài ( hay bi hài ) là vậy Tôi cũng giúp được cho các báo sống dở qua lúc khó khăn này. Hiểu và đau đớn cho một nghề nghiệp cao quý lại đến nông nỗi này. Ai quan tâm có thể cứ kiểm tra thử các HĐ quảng cáo các báo có trong thời gian này chắc sẽ rút ra nhiều điều thú vị.
Tôi thử trích lại bài báo về một nhà báo nỗi tiếng ở đất nước ta, ông Huỳnh Thúc Kháng: " Một lần khác , có nhà thuốc ở Đà Nẵng gửi đến Toà soạn ( báo Tiếng Dân ) một quảng cáo trong đó có chữ " cải tử hoàn sanh " HTK liền ra lệnh gửi trả lại và kèm theo thư cho biết không thể đăng được vì "lời quảng cáo quá lố , không đúng sự thật". Sau đó, nhà thuốc gởi lại y nguyên lời quảng cáo, yêu cầu TS cho đăng và trả tiền gấp đôi , hay nhiều hơn nữa. Ông HTK bèn nói với nhân viên phụ trách quảng cáo " báo của ta sỡ dỉ được nhân dân tín nhiệm là ở chổ không bao giờ láo khoét. Nhà thuốc có trả tiền gấp mười cũng không đăng . Tiếng Dân vụ lòng tín nhiệm của nhân dân hơn tiền bạc . Cứ trả lại và nói thẳng như vậy" ( trích "Làm báo kiểu Huỳnh Thúc Kháng" đăng trên Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 18/3/2011) 
Vậy đó, dù xưa, dù nay, bản lĩnh người làm báo là ở chổ nhân cách của họ. Bởi với rất nhiều lý do, có thể không hay chưa nói được điều muốn nói thì cũng không nên nói những điều trái với lương tâm, lẽ phải. Còn nhớ trong cuộc Hội thảo các báo Miền Trung năm 1998 tại Phan Thiết, Tôi lúc ấy là Phóng viên của báo Quảng Nam Đà Nẵng dự họp, chủ đề của cuộc hội thảo là ( đại ý ): Phải làm gì để Phóng viên tham gia vào việc chống tham nhũng, phục vụ sự nghiệp đổi mới mà TBT Ng Văn Linh đang chủ trương. Đã có nhiều ý kiến phấn khởi, đề xuất cho PV, cởi trói v.v... Và v.v... Tôi xin được phát biểu, và trên diễn đàn ấy, Tôi đã nói (còn văn bản lưu lại) là: đừng lo cho PV, hãy tạo điều kiện tốt nhất để họ hành nghề, còn thì nên lo đến các Tổng Biên Tập Báo, bởi có câu "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" hãy chọn TBT tốt, có nhân cách, tự trọng để hành xử chức trách của họ. TBT thế nào sẽ có PV thế ấy! 
Từ ngày ấy đến nay quả là một bước trượt dài. Từ các TBT được mọi người kính trọng, đến ngày nay Họ đang thể hiện như thế nào ? Thật là " những điều trông thấy mà đau đớn lòng " 
Từ lâu, sau khi tự ý bỏ nghề báo, Tôi vẫn quý trọng một nghề nghiệp mà con người luôn dũng cảm, thấy sợ hải trước tờ giấy trắng vì nhữngđiều mình sẽ viết ra đây. Nó nói lên nhân cách và chỉ với nhân cách xứng đáng làm NGƯỜI. Nhưng giờ đây, Tôi càng hiểu Hèn hạ thì dễ và người ta sẽ có được nhiều thứ, nhưng NHÂN CÁCH thì không bao giờ .
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Võ và bom Hạt nhân


Copy từ Minh Triết
Cạnh nhà tôi có a Vinh. A độ 16-17 nhưng chững chạc. Mẹ anh là cấp dưỡng, ba anh là ng Hoa, tôi ko gặp ô bao giờ. Anh vẽ đẹp, thường vẽ Quan Vân Trường và Triệu Tử Long theo tranh Tam quốc. Anh giỏi võ. A là thần tượng của đám trẻ con 10-11 tuổi như bọn tôi. Rảnh là tôi sang nhà anh chơi. Tôi năn nỉ a dạy võ. Anh dứt khoát ko dạy. Một lần tôi đánh nhau v bọn trẻ trong phố, bị bươu đầu và sưng mắt. Tôi ko dám về nhà, lỉnh sang nhà anh. Chắc anh thương hại nên bảo tao dạy mày vài miếng để giữ thân. Ko được đánh người, chỉ để ko bị ng đánh. Thề đi. Anh dạy tôi có 3 bài
1- ko gây sự.
Võ gì mà như cứt. Anh bảo học 1 ngày đi. Cứ nói 1 ngàn lần rồi viết 1 ngàn lần 3 chữ "ko gây sự". Tôi làm theo.
2- ng ta gây sự thì bỏ đi.
Mẹ kiếp, võ này hèn quá. Tuỳ mày, ko học thì thôi. Lại 1 ngàn lần nói và viết "bỏ đi"
3- ko bỏ đi được thì nhìn vào mắt ng ta.
Lại 1 ngàn lần nói và viết "nhìn vào mắt"
Hết 3 bài anh bảo võ chỉ có thế. Tôi chưng hửng. Sau anh cũng hướng dẫn cho 1 số kỹ thuật như ng ta cầm gậy bổ vào đầu thì đỡ thế nào. Chỉ dạy đỡ không dạy đánh.
Sau này lớn lên thấy các chính trị gia, các cường quốc giở trò với nhau cũng ko quá mấy ngón của chú bé 16 tuổi.
1940s về mặt kỹ thuật Đức phát xít đủ khả năng làm bom HẠT NHÂN. Mĩ nháo nhào làm bom và 8/1945 tranh thủ chưa ai có ném ngay 2 quả xuống Nhât, mặc dù về mặt kỹ thuật chiến tranh thì việc đó ko cần thiết khi Đức đã đầu hàng đồng minh hôm 8/5/1945. Cả TG sợ vãi đái. Nga dùng đủ mánh khoé và chỉ 8 năm sau, 1953, đã có bom. Sau này Pháp, Anh, TQ, Ấn, Pakisstan cũng làm được bom. Về kĩ thuật thì Đức, Nhật, Israel, Iran cũng thừa sức làm bom. Số bom HN mà 7 cường quốc hạt nhân tích luỹ đến bg có thể làm nổ tung trái đất vài lần. Vì vậy sau 2 quả Mĩ ném xuống Nhật năm 1945, ko quả bom HN nào được sử dụng. Các cường quốc đàm phán giảm số đầu đạn HN trong kho của mỗi nước để giảm bớt nguy cơ cả TG bị biến thành chó thui trong vài phút. Trừ loại điên như Kim Jong Un hoặc lỗi kỹ thuật, chúng ta chắc chắn rằng ko bao giờ 1 quả bom HN sẽ được sử dụng. Ấn và Pakistan hận thù truyền kiếp. Khi thử thành công quả bom HN đầu tiên cả tỷ ng Ấn vui mừng hớn hở, riêng Bộ trưởng KH Ấn khóc hu hu và nói rằng ng Ấn đã tự mua bom HN treo lên đầu mình! Chỉ tg ngắn sau đó Pakistan cũng có bom HN. Các bạn cứ tưởng tượng trước đây có bà hàng tôm v bà hàng cá thỉnh thoảng cãi nhau, cùng lắm dơ con dao thái thịt lên. Nay mỗi con điên đó ôm một quả bom HẠT NHÂN thứ thiệt ngồi chình ình giữa chợ, gườm gườm nhìn nhau. Cái chợ này 8 tỷ ng, có cả bạn và tôi trong đó, ngay cạnh hàng thuỷ sản, mẹ kiếp. Chắc chắn ko con nào đủ điên để ném bom, nhưng cả chợ nín thở. Mà quả bom đâu có rẻ. Khi Stalin hỏi Kurchatov, làm quả HN hết bi nhiêu? Kurchatov bảo có thế tốn kém như cuộc chiến v Đức vừa qua. Đắt thế đấy.
Thỉnh thoảng đọc báo xem đài thấy khoe VN có tên lửa này máy bay nọ tàu ngầm kia khiến TQ mất ăn mất ngủ. Rồi thì Nga bán S400 cho Tàu, VN lại chóng mặt buồn nôn. Một con lợn đầu toàn bã đậu cũng biết tính riêng tiềm lực vũ khí thì Tàu hơn ta ít cũng 50 lần. Thế mang vũ khí doạ nó làm gì? Tôi không thể hiểu nổi bọn báo đài ngu hay ai chỉ đạo chúng nó nói năng ngu như vậy. Chúng ta ở vào thế ko thể bỏ đi được, chỉ cần Lãnh tụ bình tĩnh nhìn vào mắt đối phương, nhắc lại lời ô Cụ, "chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định ko chịu mất nước, không chịu làm nô lệ" là đủ, chứ khoe mấy cái đồ chơi vớ vẩn chẳng khác mang cái cút kít ra đọ vs Ferrari. VN ko thể chạy đua vũ trang v TQ. Đấy là cách tự sát nhanh nhất. Hãy học bài học 1980s của LX khi bị Mĩ lôi vào cuộc đua lá chắn hạt nhân. Chết ko kịp ngáp. Mĩ ko cần phóng 1 quả tên lửa. LX đã sụp đổ tan tành.
LX có to khoẻ không? Có đấy.

Theo: Beoth

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Jacob Stokes (Tờ Foreign Affairs, Mỹ) - Trung Quốc: Luật đi trên con đường tơ lụa


Một vành đai, Một con đường là thử thách nghiêm trọng tính bền vững của học thuyết đối ngoại và tiềm năng đối ngoại của Trung Quốc.
Phạm Nguyên Trường dịch


Trong khi cả thế giới tập trung nhìn vào những hành động hung hăng của Trung Quốc ở những vùng biển phía đông của nước này thì các nhà lãnh đạo của Trung Quốc lại đang hướng về phía Tây. Cuối tháng 3 vừa rồi, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia của Trung Quốc (China’s National Development and Reform Commission) cùng với Bộ của ngoại giao và Bộ thương mại tung ra kế hoạch chi tiết cho cái mà họ gọi là Vành đai kinh tế của con đường tơ lụa (Silk Road Economic Belt) và Con đường tơ lụa trên biển của thế kỉ XXI (the 21st-Century Maritime Silk Road) - thường được gọi tắt là “Một vành đai, Một con đường”. Nếu thành công, chương trình đầy tham vọng này sẽ biến Trung Quốc thành lực lượng kinh tế và ngoại giao giữ thế thượng phong trong liên kết Á-Âu. Một vành đai, Một con đường kêu gọi phối hợp những nỗ lực ngoại giao, tiêu chuẩn hóa và liên kết những cơ sở thương mại, các khu thương mại tự do và chính sách tạo thuận lợi thương mại khác, hội nhập tài chính nhằm thúc đẩy đồng nhân dân tệ, và các chương trình giáo dục văn hóa ở tất cả các quốc gia Á, Âu, Trung Đông và châu Phi. Một số người coi đó là kế hoạch Marshall của Trung Quốc, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc bác bỏ so sánh như thế. Như họ mường tượng, cái họ đang làm là liên kết Á-Âu chứ không phải là tạo ra ranh giới phân chia và tập trung vào tăng trưởng kinh tế chứ không phải là gây ảnh hưởng chính trị. Nhưng đây chính là mối nguy hiểm; nếu Trung Quốc không cân bằng một cách khéo léo giữa đầu tư và ngoại giao với việc tìm kiếm nhằm gây ảnh hưởng chính trị, thì nước này có thể bị vướng vào những cuộc xung đột mà họ chưa sẵn sàng.


TRÊN ĐƯỜNG

Mặc dù mỗi bản đồ, mỗi đề xuất lại có những chi tiết khác nhau cho Một vành đai, Một con đường, nhưng nói chung, vành đai đường bộ bao gồm đường giao thông, hệ thống đường sắt, đường ống dẫn dầu và khí đốt, liên kết viễn thông, tìm cách nối Trung Quốc với Trung Á, Trung Đông , châu Âu và Nga. “Tuyến đường” hàng hải sẽ nối bờ biển của Trung Quốc qua Biển Đông, Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Địa Trung Hải (qua kênh đào Suez), với những điểm dừng chân trên bờ biển Châu Phi. Một vành đai, Một con đường được xây dựng trên cơ sở những lời kêu gọi trước đó của các học giả Trung Quốc là phải đi về phương Tây, đây là phản ứng trước việc xoay trục chiến lược sang châu Á của Hoa Kỳ. Tên của chương trình kép của Bắc Kinh còn có nguồn gốc xa hơn nhiều - từ Con Đường Tơ Lụa - làm người ta nhớ lại vai trò lịch sử của Trung Quốc trong việc thúc đẩy thương mại giữa châu Á và châu Âu.

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, chính thức công bố “Một vành đai” trong một bài diễn văn vào tháng 9 năm 2013 tại Kazakhstan và “Một con đường” trong một bài diễn văn vào tháng 10, cùng năm, ở Indonesia. Kinh phí lấy từ Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB), với số vốn là  50 tỉ USD, Quỹ Con Đường Tơ Lụa Mới (New Silk Road Fund) với số vốn 40 tỉ USD và sáng kiến của Ngân hàng Phát triển mới (Development Bank) do các quốc gia khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - ND) thành lập. Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc tính rằng chương trình sẽ động chạm tới 4,4 tỷ người ở hơn 65 quốc gia và trong vòng một thập kỉ, trao đổi thương mại hàng năm giữa các quốc gia tham gia có thể lên đến 2,5 ngàn tỉ USD. Một bài xã luận trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) đã gọi đây là “dự án quan trọng và lớn nhất mà đất nước từng đưa ra”.

Chiến lược Một vành đai, Một con đường làm một số mục tiêu quốc nội của Trung Quốc cho phù hợp với “Giấc mơ trẻ hóa Trung Quốc” của Tập. Mục tiêu đầu tiên là thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc bằng cách tìm lối thoát cho năng lực công nghiệp hiện đang dư thừa. Trong khi Bắc Kinh tìm cách làm dịu lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong nước đang quá nóng mà không gây ra nạn thất nghiệp tràn lan, những kế hoạch nhằm đưa sự tăng trưởng nhờ đầu tư ra bên ngoài của Trung Quốc sẽ trở thành chìa khóa cho vấn đề. Bên trong biên giới Trung Quốc, những kế hoạch tập trung vào khu vực phía Tây và phía Nam tương đối kém phát triển của Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng và việc làm, là những động thái mà các nhà lãnh đạo hy vọng sẽ kìm hãm được những bất ổn sắc tộc, cũng như tạo thêm công ăn việc làm và lối thoát cho lực lượng lao động của đất nước. Còn ở bên ngoài biên giới, Trung Quốc tìm cách hưởng lợi từ thương mại và trao đổi tiền tệ - củng cố sức mạnh quốc tế của đồng nhân dân tệ, để nó trở thành đồng tiền trong thương mại toàn cầu. Bảo đảm an toàn cho việc mua bán nhiên liệu sẽ giúp đảm bảo nguồn cung cấp không bị cản trở khi nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tiếp tục tăng; cơ sở hạ tầng năng lượng trên đất liền có thể giúp giảm bớt sự phụ thuộc đủ sức làm tê liệt các chuyến vận tải bằng đường biển. Khi tốc độ tăng trưởng trong các nền kinh tế đã phát triển vẫn còn chậm chạp, Trung Quốc coi các nền kinh tế đang phát triển của châu Á là nguồn tăng trưởng nằm ngay trước cửa nhà mình.

Một vành đai, Một con đường còn phục vụ các mục tiêu của chính sách đối ngoại bằng cách làm sâu sắc thêm những mối quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc. Kế hoạch kép cũng sẽ khuếch trương những mối quan hệ của Bắc Kinh với các nước đang phát triển quan trọng và tạo ra sự hỗ trợ cho hệ thống quốc tế đã được tái định hình, tức là hệ thống đưa Trung Quốc vào trung tâm quyền lực của thế giới. Sự tăng trưởng của Trung Quốc đã buộc quốc gia này phải miễn cưỡng chấp nhận, dù là không muốn, những nghĩa vụ quốc tế và chương trình thương mại sẽ tạo điều kiện cho Tập thực hiện chương trình “cộng đồng cùng chung số phận” của mình, tức là sự phát triển chung của các nước châu Á trong những thập kỷ tới. Tăng cường quan hệ song phương với các quốc gia nằm dọc theo “vành đai” và “con đường” có thể giúp Trung Quốc xây dựng mạng lưới các tổ chức quốc tế không phụ thuộc vào phương Tây, trong đó Trung Quốc đóng vai trò chính, nếu không nói là chiếm ưu thế. Các tổ chức như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization) và Hội nghị về tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (Conference on Interaction and Confidence Building in Asia) sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc tìm được sức mạnh ngoại giao bên ngoài mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington.

Những trở ngại trên con đường

Một vành đai, Một con đường dường như đang dần có đà ngay từ khi Tập đưa ra. Các kế hoạch nhận được sự ủng hộ tài chính mạnh mẽ, đặc biệt là từ ngân hàng AIIB được Trung Quốc ca ngơi hết lời và được sự hỗ trợ của giới tinh hoa chính trị và kinh tế của Trung Quốc. Nhưng vẫn có những trở ngại lớn và chúng có thể thách thức tham vọng của Trung Quốc. Trong khi những nỗ lực nhằm san bằng khoảng cách về cơ sở hạ tầng của khu vực châu Á (từ nay đến năm 2020 phải đầu tư khoảng 8 tỉ USD) được hoan nghênh thì những tiêu chuẩn cho vay khá lỏng lẻo có thể cản trở sự tiến bộ. Nếu các nước sử dụng những nguồn tài trợ có liên quan đến Một vành đai, Một con đường nhằm theo đuổi những dự án phát triển bất hợp lý hoặc bất khả thi và không trả được nợ thì những khoản đầu tư của Trung Quốc sẽ bị thiệt hại. Ngoài ra, các dự án dính líu tới những vụ bê bối về môi trường hoặc quyền con người mà trước đó người ta không nghĩ tới cũng có thể làm thiệt hại hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế. Trong lĩnh vực hàng hải, mặc cho những nỗ lực của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cảng biển dọc theo tuyến đường và xây dựng những khu thương mại tự do có thể gia tăng năng lực thương mại của các quốc gia tham gia, vẫn chưa rõ, Con đường tơ lụa trên biển sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với những tuyến hàng hải hiện có.

Hơn thế nữa, mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, đã tuyên bố rằng Một vành đai, Một con đường “không phải là công cụ địa chính trị”, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách biến hợp tác kinh tế thành ảnh hưởng chính trị. Muốn làm như thế, Bắc Kinh sẽ phải vượt qua một số trở ngại, mà chủ yếu là sự cạnh tranh mạnh mẽ của Ấn Độ, Nga và Mỹ trong khu vực Trung Á, Nam Á, và Trung Đông. Những nỗ lực của Nga nhằm tạo ra Liên minh Á-Âu, liên kết các quốc gia thuộc Liên Xô cũ thông qua hợp tác kinh tế, cạnh tranh trực tiếp với chiến lược hội nhập của Trung Quốc, mặc dù mối quan hệ Trung Quốc - Nga đang dần hồi phục. Ấn Độ cũng sẽ phải có thái độ dè dặt với những kế hoạch của Trung Quốc, vì chương trình của Bắc Kinh có thể gây trở ngại cho chính sách “Hành động ở phương Đông” và “Liên kết với Trung Á” của mình. Trung Quốc bành trướng hoạt động ở Ấn Độ Dương, đặc biệt là trong những hải cảng có thể trở thành căn cứ hải quân của Trung Quốc, càng làm Ấn Độ khó chịu thêm. Mặc dù sự dính líu của Mỹ ở Trung Á đang giảm dần, vì vai trò của nước này ở Afghanistan đã giảm, sự hiện diện của Trung Quốc trên khắp lục địa Âu-Á, Ấn Độ Dương và Trung Đông sẽ đòi hỏi Bắc Kinh phải tìm cách cân bằng giữa cạnh tranh và hợp tác - tức là làm việc cùng nhau, chứ không phải là chống lại các nước láng giềng và siêu cường chính trị toàn cầu.

Thành công của Một vành đai, Một con đường phụ thuộc vào sự hợp tác của các nhà lãnh đạo có tính khí thất thường trong khu vực và địa phương. Nhiều nhà lãnh đạo, nhất là ở Trung Á và Trung Đông, có hàng thế kỷ kinh nghiệm đẩy cường quốc này chống lại cường quốc kia nhằm giành lấy lợi thế chính trị và tài chính cho cá nhân mình. Ví dụ, trong khi xung đột giáo phái ở Trung Đông đang gia tăng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ ngày càng khó cân bằng mối quan hệ lâu dài giữa Trung Quốc với Iran và các mối quan hệ đang phát triển với các quốc gia theo phái Hồi giáo Sunni, do Saudi Arabia đứng đầu. Quyết định gần đây của Sri Lanka nhằm xem lại hơn hai chục dự án do Trung Quốc tài trợ là ví dụ điển hình khác. Thách thức do những thành phần không nằm trong nhà nước gây ra cũng tạo ra thêm những rủi ro về chính trị mà Trung Quốc chưa quen xử lý. Lực lượng Taliban ở Afghanistan, Nhà nước Hồi giáo (còn gọi là ISIS) ở Iraq và Syria và lực lượng Houthis ở Yemen, là những lực lượng đe dọa những khoản đầu tư của Trung Quốc và những điểm trung chuyển quan trọng dọc theo các con đường thương mại do Trung Quốc đề xuất.

Một vành đai, Một con đường là thử thách nghiêm trọng tính bền vững của học thuyết đối ngoại và tiềm năng đối ngoại của Trung Quốc. Sách báo của Trung Quốc đang làm rùm beng về cùng thắng (win-win), đồng thuận và không can thiệp sẽ va chạm với những khó khăn trên thực tế trong việc bảo vệ công dân và những khoản đầu tư của Trung Quốc. Kinh nghiệm gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở Sudan cho thấy trước rằng quốc gia này có thể thực hiện những hành động can thiệp nếu họ thấy cần bảo vệ những lợi ích tài chính của mình. Ước muốn tránh can thiệp của Trung Quốc ở Sudan đã biến mất khi Sudan bắt đầu vỡ ra thành từng mảnh, đe dọa các khoản đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ của Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải đóng vai người hòa giải và triển khai quân gìn giữ hòa bình. Nếu Trung Quốc chuyển từ những hành động nhằm bảo vệ những khoản đầu tư của mình sang những hành động mang tính địa chính trị rộng lớn hơn và can thiệp sâu hơn vào những sự kiện sẽ diễn ra ở nước ngoài thì người ta có quyền nghi ngờ về những tham vọng đế quốc chủ nghĩa của Bắc Kinh. Quan hệ của Trung Quốc với các nước vùng Đông Á và vùng biển Nam Trung Quốc (biển Đông – ND) trong những năm gần đây đang tiến theo chiều hướng đó. Không khó tưởng tượng kết quả tương tự như thế ở hướng Tây.

Trên lĩnh vực hoạt động, lợi ích toàn cầu của Trung Quốc có thể đặt ra cho lực lượng quân sự đang ngày càng gia tăng nhưng chưa có kinh nghiệm những nhiệm vụ hoàn toàn mới. Nhiệm vụ gần đây của Bắc Kinh là giúp sơ tán công dân Trung Quốc khỏi Yemen đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với nước này: đây là hành động quân sự thành công đầu tiên nhằm sơ tán công dân Trung Quốc và người nước ngoài khác khỏi một cuộc khủng hoảng. Thế mà năm 2011, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã không có khả năng thực hiện hoạt động tương tự ở Libya. Trên lĩnh vực ngoại giao, những nỗ lực đóng vai trung gian với Taliban ở Afghanistan bằng cách tổ chức hội nghị thượng đỉnh và những nỗ lực nhằm hỗ trợ cho cuộc đối thoại giữa Israel và Palestine, thông qua chương trình hòa bình năm điểm, cho thấy Trung Quốc muốn có vai trò trên toàn thế giới. Cho đến nay, những nỗ lực này mới chỉ có ý nghĩa tượng trưng, nước này vẫn chưa giành được chiến thắng ngoại giao thực sự nào, về bất kỳ vấn đề gì mà họ từng can thiệp. Nói chung, về chính sách đối ngoại, Trung Quốc có khả năng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: Trong khi đẩy chiến lược về hướng Tây, Trung Quốc có thể kéo dãn lược lượng của mình thành quá mỏng và quá sớm, bị lôi kéo vào những cuộc xung đột và nhận những trách nhiệm nặng nề mà họ chưa sẵn sàng gánh vác.

Chuyển sáng kiến Một vành đai, Một con đường từ công thức mang tính lịch sử và địa lí đầy tham vọng thành chiến lược kinh tế và ngoại giao khả thi và có thể cả ảnh hưởng địa chính trị sẽ là thách thức những khả năng của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực ngoại giao. Cuộc trường chinh sang phía Tây có thể là con đường dài.


Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2015/04/vntb-trung-quoc-luat-i-tren-con-uong-to.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sử Việt bốn lần nội chiến: Chính nghĩa, phi nghĩa…


Tác giả: GS Nguyễn Ngọc Lanh
.
KD: Lại một bài viết với một góc nhìn riêng “thần tình, táo bạo”- chữ của một người bạn của Blog KD/KD về bài viết này của GS Nguyễn Ngọc Lanh.
.
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, với quan điểm tôn trọng sự khác biệt trong thế giới thông tin đa chiều
———
Ngàn năm thân phận  
– Thân phận dân ta thời “ngàn năm Bắc Thuộc” được mô tả là “thê thảm”. Không sai, nhưng điều “hú vía” lớn nhất – nay nghĩ lại – là… suýt bị đồng hóa. Nếu giao thông thuận lợi như thời nay, liệu dân này có còn biết Hùng Vương là ai?. Thời xưa, việc đi lại muôn trùng cách trở khiến bộ máy cai trị do “thiên triều” cử sang chỉ đủ phủ tới cấp châu, huyện, mà rồi vẫn phải dùng cả người bản xứ mới đủ.
Thế là, nước tuy đã mất nhưng làng vẫn còn; tiếng nói và văn hóa vẫn không mất. Lại nữa, vì không dễ thay mới nhân sự, lệ “cha chết, con thay chức” sẽ dẫn tới hệ quả là, chỉ sau ít thế hệ, chính người Hán lại bị đồng hóa và tự gắn số phận mình với xứ sở này. Nhiều người còn trở thành lãnh tụ khởi nghĩa chống ách đô hộ. Nhiều trường hợp chỉ sau một đời đã tự ý Việt-hóa.
– Đến thế kỷ X, bên Tàu đại loạn, nhà Đường mất ngôi, Tĩnh Hải Quân (tên nước ta thuở ấy) trở thành vô chủ. Đây là cơ hội để họ Khúc liên tiếp 3 đời (905-930) nắm được chức Tiết Độ Sứ – chức cao nhất trong bộ máy cai trị, xưa nay chỉ dành cho người Hán.
Từ đây, mở ra thời kỳ tự chủ: báo hiệu việc lấy lại giang sơn không còn xa nữa.
Kỷ nguyên độc lập: Vẫn phải đổ máu để giữ gìn lãnh thổ
– Sau chiến thắng Bạch Đằng (938) là kỷ nguyên độc lập. Dẫu vậy, dân ta vẫn nhiều lần tốn máu xương trước họa xâm lăng. Nền độc lập vẫn có lần “ngàn cân treo sợi tóc”. Ví dụ, cuộc chống Nguyên ở thế kỷ XIII. Khi ấy, cương vực nước ta chỉ từ Hoan, Ái (Thanh-Nghệ) trở ra, số dân chỉ 5 triệu, mà 3 lần phải đương đầu với quân Nguyên, có lần tới 30 vạn hùng binh thiện chiến (từng chinh phục châu Âu). Thật khó hình dung tình cảnh khốn nguy của tổ tiên (1285) khi 2 đạo quân phía bắc tiến xuống như “chẻ tre” (sau 20 ngày đã chiếm Thăng Long); còn đạo quân từ Chiêm Thành như ngọn lao thọc vào sau lưng (chỉ 1 tháng đã phá vỡ mặt trận Thanh-Nghệ, chiếm Ninh Bình).
Nhưng nội chiến mới thật là “núi xương, sông máu”
– Ba lần chống giặc Nguyên tuy ác liệt, nhưng chưa lần nào lâu tới 4-5 tháng. Chiến tranh vệ quốc không có mục tiêu tận diệt quân thù, mà chỉ cần đuổi chúng ra khỏi cõi. Do vậy, ngoại xâm chưa gây thảm cảnh bằng nội chiến, khi hai phe đẩy muôn triệu dân vào nạn “nồi da nấu thịt”, “huynh đệ tương tàn”, kéo dài hàng chục năm. Thế là, những con người vốn không thù oán nhau, lại cùng “máu đỏ, da vàng”, cùng ngôn ngữ, phong tục… đã tàn sát nhau “một mất, một còn”. Tàn cuộc, phe thắng lên ngôi, dù đã giành được quyền viết Sử (gọi phe thua là “giặc”, ‘ngụy”) nhưng vẫn tiếp tục truy lùng phe thua, để tận diệt – đưa tới những lần đổi họ lớn mà lịch sử còn ghi lại.
– Sinh lực và của cải phung phí do nội chiến khó ai tính xuể. Cuộc nội chiến Mạc và Lê-Trịnh liên miên 60 năm, tàn phá, chết chóc vượt cả họa ngoại xâm. Có lần, chỉ một trận, phe này đã giết phe kia cả vạn người. Do vậy, gây nội chiến quả là tội to. Tội càng to nếu phe nào cầu cứu ngoại bang, để chúng nhân tiện cướp nước ta.
Một ví dụ về phung phí sinh mạng.
Sách Chính Biên, quyển XXIX viết về trận tấn công của phe Lê-Trịnh ra Thăng Long (1591):
Giặc Mạc đóng quân ở yên một chỗ không nhúc nhích. Tùng bèn chính mình đốc chiến, tướng sĩ phấn khởi đều thề quyết tâm diệt giặc để báo thù; ai nấy hăng hái đánh giặc, cả phá được địch. Quan quân thừa thắng ruổi dài, đuổi giặc đến Giang Cao chém được hơn vạn quắc….
Nhận xét: 1) Trong nội chiến, các bên gọi nhau là “giặc”, cần “diệt” để “báo thù”. Hết nội chiến, phe thua còn bị trả thù nhiều thế hệ. Ví dụ, họ Mạc phải đổi thành các họ khác để khỏi bị tận diệt.
2) “Quắc”: là cái tai bên trái của “giặc Mạc” bị giết, được quân của “vua Lê” cắt ra, nộp, để “báo công”. Thời ấy, dân số khoảng 10 triệu; chỉ một trận đã thu được vạn “quắc”, tính ra tương đương với giết 90.000 thanh niên thời nay. Chưa kể số quân phe Lê-Trịnh chết trận (hẳn cũng không ít). Chưa tính số dân tử nạn. Số thương tích, tàn phế còn nhiều gấp bội. Không ai thèm biết số phận biết bao phụ nữ góa bụa và biết bao con gái không còn cơ hội lấy chồng. 
Không chỉ 4 lần nội chiến. Mà hơn thế
– Nhỏ như nước ta, mà trải tới 4 cuộc nội chiến, quả là bất hạnh. Nhưng đó mới là những lần nội chiến lớn, hàng triệu người dân bị lôi cuốn vào cuộc tàn sát nhau, kéo dài hàng chục năm. Còn phải kể vài chục cuộc nội chiến nhỏ, hoặc “không nhỏ” nữa. Có cuộc chỉ vài tháng, có cuộc tới 5 năm. Ví dụ, cuộc “làm loạn” của Trần Cảo. Trong 5 năm, nhiều đại tướng của triều đình bị thua, bị giết. Nhiều lần kinh thành bị uy hiếp, có lần đành chịu mất Thăng Long. Trần Cảo lập triều đình, xưng vua… cuối đời còn “truyền ngôi”… Như vậy, đây là cuộc nội chiến “không nhỏ”. Sự kiện xảy ra đã 500 năm, trong đó suốt 450 năm (tức 9/10 thời gian), sách thời xưa viết Trần Cảo là “giặc”; còn 1/10 thời gian (gần đây), sách thời nay lại viết: Ông là tướng “khởi nghĩa”. Chính nghĩa-phi nghĩa đã hoán đổi theo thời gian?
 Chính nghĩa và phi nghĩa trong nội chiến
– Trong chiến tranh giữ nước, dễ thấy đâu là cướp nước, bán nước, yêu nước; đâu là chính nghĩa, phi nghĩa. Còn trong nội chiến, sự phân định không dễ – không những do quan điểm thay đổi (ví dụ, trường hợp Trần Cảo khời nghĩa), mà ngay cả khi nhìn sự kiện dưới cùng một quan điểm. Ví dụ, cuộc nổi dậy của các vị Đinh ĐiềnNguyễn Bặc và Phạm Hạp chống sự tư thông và lộng quyền của quan Thập đạo Lê Hoàn lăm le cướp ngôi ấu chúa. Hậu thế còn thảo luận Lê Hoàn có “cướp ngôi” hay không, chứ 3 vị trên có lẽ đã nhìn quá rõ, với con mắt của người trực tiếp quan sát.
– Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, mỗi phe trong nội chiến chỉ vì quyền lợi riêng. Nhưng để lôi kéo giới tinh hoa và đông đảo quần chúng – nhất là để thanh minh với Lịch Sử – phe nào cũng tự nhận mình chính nghĩa và gọi phe kia là “giặc” và “ngụy”, nhất là sau khi giành chiến thắng (và giành cả quyền viết Sử). Không lạ, sử sách triều Lê gọi triều Mạc là “ngụy”, triều Nguyễn cũng gọi Tây Sơn như vậy. Nếu Tây Sơn thắng (và giành quyền viết Sử). Triều Nguyễn chẳng muốn ai cướp ngôi, nên cũng tán thành với quan điểm sử thời Lê (coi Mạc là giặc).
Khái niệm “yêu nước” trong nội chiến
Gây nội chiến, khiến “huynh đệ tương tàn” là tội lớn với dân tộc. Bởi vậy, cả 2 phe đều tìm mọi cách chứng minh phe kia gây chiến, phe mình tự vệ. Nếu không chối được (ví dụ họ Trịnh từ Đàng Ngoài chủ động đem đại quân vượt ngàn dặm đánh Đàng Trong), thì phải chống chế là làm theo “lệnh vua”. Có lần, chúa Trịnh đích thân cầm quân, nhưng đem cả vua Lê (bù nhìn) theo, để có chiêu bài chính nghĩa.
Khi Đàng Trong đủ mạnh, có lần tấn công lớn ra Nghệ An, thì danh nghĩa là “cứu vua” khỏi sự áp chế của họ Trịnh. Điều lạ, là mỗi bên đều nói đúng sự thật; nhưng phe nào “yêu nước” thì thật khó nói. Nho giáo coi “trung với vua” đồng nghĩa với “yêu nước” (trung quân = yêu nước”. Nhưng “trung” với vua bù nhìn, thậm chí “vua bán nước” (Lê Chiêu Thống) có là yêu nước?
 Phải dựng vua để được tiếng “chính thống”
Nho giáo vào nước ta từ thời Lý, cực thịnh ở thời Lê. Đạo Nho coi vua và Trời cùng huyết thống (vua là con Trời, thay Trời trị dân). Do vậy, chỉ con vua, họ vua mới đủ tư cách nối ngôi (cha truyền, con nối). Vua cũng là biểu tượng của Nước. Do vậy, trung với vua chính là yêu nước (!). Khi giặc vào cõi, việc đầu tiên là không để giặc bắt mất vua. Cướp ngôi là chống Trời, cũng chính là phản quốc.
– Khi nhà Trần đã “thối nát” cùng cực, nhà Hồ thay thế (1400), tưởng là phù hợp quy luật – như sử sách thời nay nhận định. Nhưng quan niệm nay chỉ xuất hiện rất muộn, đem áp đặt cho thời xưa. Cách nay 600 năm mọi người không nghĩ thế. Hồ Quý Ly vẫn bị coi là cướp ngôi. Do vậy, nhà Minh chỉ cần nêu chiêu bài “phục Trần, diệt Hồ”, là đủ để Hồ Quý Ly bị cô lập. Giặc Minh chiếm nước ta dễ dàng.
– Lê Lợi khởi nghĩa chống Minh, dù rất chính nghĩa; nhưng khi cần vẫn phải kiếm một vị tôn thất nhà Trần, dựng thành “vua”, để có nhãn hiệu chính thống. Quả nhiên, khi “vua” hết vai trò thì lập tức bị “phế” – kể cả giết bỏ.
– Mạc Đăng Dung muốn chiếm ngôi nhà Lê, trước hết cũng dựng vua (bù nhìn); rồi ép vị vua này viết “chiếu nhường ngôi” – để bố cáo khắp thiên hạ (1527), sau đó giết vua. Phe đối lập (chống Mạc) cũng làm y hệt; kể cả đoạn kết (giết bỏ vua).
Tóm lại, trong nội chiến “chính thống” là chiêu bài; mục đích riêng mới là số một. 
 Ý thức hệ trong nội chiến
– Phong kiến châu Á lấy Nho Giáo (đạo Nho) làm ý thức hệ. Dù cùng ý thức hệ, hai phe trong nội chiến vẫn tận diệt nhau. Bên ngoài, hai phe đều vận dụng lý thuyết đạo này để tự bênh vực hoặc lên án phe kia. Bên trong, mỗi phe đều coi lợi ích riêng là tối thượng. Đó là trong phạm vi một nước. Nhưng giữa vua ta với vua Tàu cũng không khác..
 – Hoàng đế Trung Hoa dựa vào sức mạnh coi thiên hạ (gồm An Nam) là riêng của “trẫm”. Như vậy, An Nam quốc vương – cùng ý thức hệ – phải tự coi là bề tôi của Hoàng Đế, được Hoàng Đế cho làm An Nam Quốc Vương bằng một đạo sắc phong. Tất nhiên, vua ta phải thể hiện lòng trung thành (ví dụ, nạp cống đúng kỳ). Nếu vua An Nam giữ đúng thân phận, sẽ có hai cái lợi: 1) Yên ổn làm vua nước nhỏ; không bị thiên triều can thiệp; 2) Được coi là chính danh, chính thống, vì có sắc phong. Nếu có ai cướp ngôi, hoàng đế sẽ cứu… Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy: Vua Lê Chiêu Thống dù quá đủ phận sự bề tôi, nhưng khi hoàng đế nhà Thanh đã công nhận vua mới (Quang Trung) thì vua cũ sẽ thành cỏ rác, lại còn mang tiếng xấu muôn đời. Bài học ngàn xưa: Chớ đặt ý thức hệ trên quyền lợi dân tộc.
– Tấm gương Mạc Ngọc Liễn. Sau 45 năm phục vụ triều Mạc, ông làm đến đại tướng, quận công – nghĩa là tuyệt đỉnh. Năm 1594, khi ông sắp mất, cũng là lúc nhà Mạc phải bỏ Thăng Long, lên Cao Bằng cố thủ (nhưng vẫn được nhà Minh ngầm ủng hộ); ông trối trăng lại, trong đó có một ý: “chớ nên mời người Minh vào nước ta… đó là tội không gì nặng bằng. Con cháu ông đã làm đúng như vậy. Té ra, phe “ngụy” cũng có những con người trung nghĩa. Điều này sẽ được bàn khi nói về nội chiến Lê-Mạc.
Cướp ngôi khéo léo, tránh được nội chiến, còn được đời sau khen
– Có những cơ sở để nhận định rằng Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn đã cướp ngôi nhà Đinh với sự thông đồng của vợ vua (980). Lực lượng trung thành đã chống lại ông, nhưng nhanh chóng bị đàn áp tàn khốc. Ngay năm sau, giặc Tống xâm lược (981) bị ông đánh tan. Nhờ chiến công này, hậu thế vẫn ca ngợi ông.
Dẫu sao, vẫn có ý kiến: a) Sử sách đã nói rõ: giặc Tống xâm lược nhân cơ hội vua Đinh bị giết hại.; b) Nếu vua Đinh vẫn ở ngôi, gặp giặc Tống sang, vua vẫn thắng giặc bằng tài thao lược và sự lão luyện của các tướng (từng dẹp loạn 12 sứ quân), trong đó gồm cả Lê Hoàn, Đinh Liễn…
– Có cơ sở nghi ngờ Lý Công Uẩn đã cướp ngôi nhà Hậu Lê. Chiếu Dời Đô ra đời vì họ Lý tự thấy không thể yên ổn ở Hoa Lư – nơi hậu duệ Lê còn nhiều, còn mạnh.
Tuy nhiên, lịch sử vẫn công nhận sự nghiệp triều Lý lớn hơn cái tội cướp ngôi (nếu có).
Nội chiến do khác nhau ý thức hệ
Chỉ xảy ra ở thời hiện đại, khi có nhiều chủ thuyết (kể cả chống nhau) cùng xuất hiện, mà hai phe trong một nước lại theo đuổi những chủ thuyết đối kháng nhau.
Điều này thấy rõ trong nội chiến Nga (1917-1922) hoặc nội chiến Trung Quốc (1946-1949). Nội chiến do khác biệt ý thức hệ bao giờ cũng có sự dính dáng của ngoại bang (tìm kiếm sự giúp đỡ của các cường quốc); bởi vì, thực chất ý thức hệ đối kháng ở nước nông nghiệp (Nga, Trung, Triều) đều được du nhập từ bên ngoài. Nội chiến Triều Tiên lại càng rõ vai trò ngoại bang. Quân ngoại bang (Mỹ, Trung) “xía vào” cuộc chiến này còn đông đúc hơn cả quân bản xứ. Có người bảo chiến tranh ý thức hệ mới thật là tàn bạo. Nhưng đó không phải nội dung của bài này.
Chung và riêng
Ở trên, trình bày một số tính chất chung của các cuộc nội chiến ở nước ta. Tuy nhiên, mỗi cuộc lại có những tính chất riêng. Bài học lịch sử sẽ càng cụ thể, thiết thực, nếu làm rõ những khác biệt của chúng:
– Nội chiến thời 12 sứ quân – 20 năm;
– Nội chiến Nam-Bắc triều – 59 năm
– Nội chiến Trịnh-Nguyễn – 160 năm
– Nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn – 15 năm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu SQ an ninh Nguyến Hoàng Đức nói gì?

HÒA GIẢI NHỮNG BẤT ĐỒNG (2)
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Từ hình ảnh năm ngón tay trên một bàn tay, đến vườn hoa, hay giàn nhạc, cho chúng ta thấy, xã hội chỉ thực sự tồn tại đa dạng và hữu hiệu khi có những thành phần khác biệt cùng chung sống. Điều này đã được các triết gia Socrate và Aristote thảo luận từ thời cổ đại. Vũ trụ làm sao có nếu không bao gồm những chim trời, cá nước, con công biết múa, con sáo biết hót, con dơi bay bằng tai, con ngựa biết phi , con kiến biết bò, con rắn biết trườn…? Vậy thì sự khác nhau là cái mặc định và tiên quyết để làm nên vũ trụ cũng như xã hội. Nếu không có con nai ăn cỏ, thì làm sao con hổ có được thức ăn? Nếu cơ thể người ta chỗ nào cũng đòi làm mắt để thành cửa sổ của tâm hồn, chỗ nào cũng đòi làm đôi môi như một bến đò đang phơi mình chờ đợi cơ hội của những nụ hôn, thì còn chỗ nào để làm các việc đi lại, tiêu hóa? Điều hiển nhiên đó, tiếc thay lại không trở thành giá trị tất yếu, trái lại, trên thế giới đã từng có những tuyên ngôn thật cực đoan như thể “kẻ nào không giống ta (theo ta) là kẻ thù của ta”. Tất nhiên, những con người chủ trương sống như vậy luôn muốn co giảm ý nghĩa đa dạng của đời sống, luôn muốn biến xã hội muôn mầu trở thành một mầu sơ cứng nào đó. Và khi đó xã hội thay vì đa sắc vận động đã trở thành một sưu tập sống hàng loạt của máy móc.
Một chiếc huân chương, nhưng mà nó luôn luôn có hai mặt, trái và phải. Một dòng sông tuy rằng hiệp nhất trong hành trình chảy ra biển, vậy mà nó luôn có một bên lở và một bên bồi. Nhưng hai bờ đó không bao giờ ngăn cản con sông chảy ra biển. Vậy thì bên bờ tả không thể nói với bên bờ hữu rằng: ngươi khác ta, tại sao ta bồi còn ngươi cứ lở, vậy ngươi là kẻ thù của ta. Đó cũng là bài học rất căn bản của chân lý. Giống người phương Tây nói: “Chân lý bên này dãy Pyrene, nhưng không phải là ở bên kia”. Bên kia sông gọi bên này là bên ấy, bên này lại gọi bên kia là bên ấy, bên này bên ấy, bên ấy bên này, liệu có thể cãi nhau xem bên nào dùng từ đúng hơn sao? Tuy tấm huân chương có hai mặt trái và phải, nhưng không thể nói, ngươi khác ta nên ngươi không phải là ta, bởi vì mặt trái chính là âm bản để tạo nên mặt phải.
Có một câu chuyện kinh điển rằng: Có hai kỵ sĩ kia gặp nhau trong rừng, ở hai hướng đối diện. Họ cùng nhìn thấy một chiếc phù huy treo trên cây. Kỵ sĩ áo đen thì nói tấm phù huy bằng bạc! Còn hiệp sĩ áo trắng thì bảo tấm phù huy bằng vàng! Hai người cãi nhau, không ai chịu ai, rồi lăn xả vào đánh nhau cho đến khi, hiệp sĩ áo đen ngã sang phía của hiệp sĩ áo trắng và ngược lại. Bỗng hiệp sĩ áo đen bên phía phù huy bạc phát hiện, bên này là mặt vàng. Còn hiệp sĩ áo trắng thì phát hiện , bên này là mặt bạc. Câu chuyện cho thấy cả hai đều đã đúng từ phía nhìn của mình. Chỉ có điều người ta đã không chịu khó đi thêm vài bước sang phía bên kia để điều tra thực hư mà đã lăn xả vào đánh nhau. Thực nông nổi và cố chấp!!!
(còn nữa)

Phần nhận xét hiển thị trên trang