Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Xã hội đang làm gì với những người trẻ?

Ngày xửa ngày xưa, chuyện kể về lũ trẻ ham chơi nhưng được giáo dục, lũ trẻ ham chơi nhưng không bao giờ thoát được cái vòng luẩn quẩn của học hành. Lũ trẻ đó học học và học, chúng được khuôn khổ hóa bởi những quy tắc, bởi những lời răn dạy của gia đình cùng những điều cấm và cấm. Nhưng tâm hồn trẻ con của chúng chẳng bao giờ chết, chúng cũng trốn đi chơi, cũng trốn ngủ trưa để tò tí te với lũ hàng xóm. Chúng thích thú với những trò bắt dế, bắt châu chấu hay những trò nhào lộn hơn cả những nghệ sĩ xiếc trên đường phố.

Chúng cũng mơ mộng, nhìn lên bầu trời xanh và cũng ước ao được bay thật xa, xa mãi… Và chúng cũng không khác với đại đa số con người trên đất nước này, chúng cũng muốn vào đại học nói chính xác là khao khát điên dại giảng đường đại học và mơ mộng về một nơi xa lắm.
Thời gian qua đi, chúng lớn lên, khuôn mặt hằn lên vết bụi, thân thể khỏe mạnh, cao to hơn như những con tằm bắt đầu đủ sức tung ra khỏi kén. Và chúng cũng thi đại học, chúng nghĩ về một nơi có thể thay đổi con người, số phận và chúng tin chắc con đường chúng đi sẽ là một con đường đầy ánh sáng, đầy màu sắc, chúng tin chúng đã tin như vậy! Và rồi một ngày, tin báo đậu đại học bay đến cổng nhà chúng, chúng la hét, chúng vui mừng, chúng hớn hở, chúng run bần bật vì sung sướng, ba mẹ chúng cũng vậy.
Nhưng rồi, cơn bão ập đến, niềm vui, thứ ánh sáng thứ hoa hồng mà chúng tưởng tượng đã vụt tắt. Giảng đường đại học trong mắt chúng giờ đây là một thế giới xa lạ, thế giới ấy khác xa ngoài sức tưởng tượng; chúng đã mơ về một ngôi trường xanh mát, nơi chúng thỏa sức sáng tạo và vươn lên những đỉnh cao, nhưng giờ đây trước mắt chúng là một nơi kiềm hãm ước mơ. Chúng đã tưởng mình được trái táo không ngờ lại cầm trong tay một giấy nợ – giấy báo đậu đại học.
Ngôi trường ấy làm chúng khiếp sợ mỗi giờ lên lớp, một thứ không khí lạnh lùng – thầy làm việc của thầy, sinh viên làm việc của sinh viên. Thầy cứ thao thao còn trò lướt web. Thầy thao thao chắc còn đỡ, có thầy chỉ suốt buổi bắt chúng thuyết trình. Đại học dường như khẳng định trong chúng một điều rằng: “Đại học – chữ đại nó to lắm, muốn học phải tự tìm hiểu đi, trên lớp thầy làm gì quyền thầy, chúng bây làm gì kệ chúng bây. Mọi thứ đều áp đặt, bắt buộc chúng tự tìm hiểu vì hai chữ “đại học.’”
Chúng hoang mang, chúng tù túng. Giáo viên trong mắt chúng chưa bao giờ mệt mỏi như vậy, chưa bao giờ đáng ghét đến vậy. Không một con đường mở, không một hướng tư duy tích cực, nếu có chắc chỉ lác đác hay mang tính nhồi nhét. Chúng bây giờ sợ hãi, lũ trẻ của ngày xưa bây giờ đã lớn nhưng trước mắt chúng vẫn cứ mơ màng hình hài của tháng năm tuổi thơ. Chúng tự hỏi: “Sao làm người lớn khó đến vậy?” Cả ngàn câu hỏi mà chỉ chừng đó từ “sao khó quá vậy?”.
Chúng sợ hãi, run rẩy như thể đứng trước mặt chúng là một con cọp đói khát, chúng càng sợ hãi hơn khi nhìn sau lưng là tảng đá to kệch đang lăn tới chỗ chúng. Trước hay sau, đường nào cho sống mà hình như ý nghĩ muốn sống sót của chúng cũng mong manh lắm. Thị trường xã hội, cơm áo, gạo tiền, áp lực gia đình xoáy sâu, cứa khắp người, đau đớn và tận cùng. Hai chữ đại học với chúng giờ đây là ác mộng, là con ma ám ảnh suốt một đời.
Chúng thầm trách những hững hờ “ba mẹ sinh con ra chi vậy?” với sự day dứt với gia đình vô bờ. Chúng chỉ muốn đổ lỗi cho nhẹ lòng thôi. Chúng thật đáng thương, chúng là những kẻ đáng thương phải không? Hay chúng là những nạn nhân của chế độ giáo dục kém chất lượng và thiếu khoa học. Những đứa trẻ đang chiến đấu từng ngày, từng hơi thở với mùi khói bụi, với sự xuống cấp của xã hội với áp lực đè nặng. Chúng muốn buông, chúng muốn quẳng gánh lo vui sống nhưng nào đâu có dễ…
Phàm là ở đời, phàm là đã được sinh ra thì đã mang cái khổ từ trong bụng mẹ. Đứa trẻ chào đời nó khóc đâu có cười vì nó biết lớn lên nước mắt sẽ là bạn đồng hành, nó nên làm quen trước thì hơn. Chúng, chúng là ai? Chúng là tôi hay cả bạn. Chúng đang kiệt sức, chúng đang chết mòn ở cái tuổi 20 chứ không phải là 25 như người ta thường nói nữa.
Xã hội đang làm gì với những người trẻ, giáo dục đang mang lại hay đánh cắp ước mơ của những đứa trẻ mới lớn. Tôi hai mươi nhưng không thể nào lớn hơn được nữa chắc vì tuổi trẻ tôi, giấc mơ tôi đã chết ở cái tuổi hai mươi nhưng 70 tuổi có lẽ mới được chôn… Thương thay những kẻ đáng thương! Con sâu thoát khỏi kén rồi nó sẽ thành bướm, nó sẽ được bay vì nó có cánh còn lũ chúng tôi ra khỏi kén và bị tước mất đôi cánh rồi…

ViCy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

CON CHIM CHỈ ĐƯỢC HÓT TRONG ĐÊM

          

Đứng trước linh cữu nhà văn Hoàng Yến trong đám tang ông,tôi chợt nhớ câu nói của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường mấy năm trước :
“ Nhà văn phải nói lên sự thật…”
Nhưng sự thật luôn luôn là “con chó bị đuổi ra khỏi nhà" (W. Shakespeare), là thứ tối kỵ trong xã hội “bày cừu”,  là hàng quốc cấm trong xứ sở “toàn trị”, là nguy hiểm chết người khi đức vua cởi truồng, trí nông công thương đều nức nở tung hô, ca ngợi y phục hoàng thượng qúa đẹp, thì lại có một anh cả gan kêu lên :” vua cởi truồng”.
Tất nhiên anh chàng đó phải “ăn đòn hội chợ” của đám “bốc thơm vua”  và phải chịu đòn trừng phạt nặng nề của chính đức vua..
Nhà văn Hoàng Yến là một trong rất ít người to gan dám kêu to lên “vua cởi truồng” đó.  Còn nhớ những năm đầu Đảng và Chính phủ về tiếp quản Hànội, các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình, các giáo sư…xúm vào khen thơ Tố Hữu , xài ngôn từ như xài bạc giả. Nào là hồn thơ dân tộc, nào là nhịp đập trái tim của Đảng, nào là “hay hơn thơ Nguyễn Du”…Vậy mà  nhà văn Hoàng Yến cả gan viết bài chê thơ Tố Hữu…”bé” vì “chất sống chưa thật sâu sắc nên ý thơ nhiều đoạn còn giả tạo và công thức…”
Vào tháng 4 năm 1955 dám viết như vậy ngay trên báo Nhân Dân thì có khác gì Hoàng Yến kêu lên :” vua cởi truồng”.
Khi hạ bút viết bài “ĐỌC THƠ “VIỆT BẮC “CỦA TỐ HỮU “ đăng 3 kỳ liền trên báo Nhân Dân quả thực nhà văn Hoàng Yến đã ký án tử cho chính ông.
Trước hết phân tích bài “Phá đường”, Hoàng Yến vạch rõ :
“ Cách đây không lâu tôi nhớ có đọc một bài của người anh em miêu tả cảnh đắp đường . Nội dung bố cục cũng giống na ná như bài “Phá đường”. Tuy cách nói có khác nhau nhưng ý tình cũng vẫn là “nhà em con bế con bồng, em cũng theo chồng đi đắp đường quan” cũng “hì hà, hì hục, lục cục lào cào “, cũng thi đua phấn khởi “ Anh tài thì em cũng tài. Đường dài ta lấp sức dai ngại gì …”
Ối chết, viết thế này khác nào tố cáo Tố Hữu ăn cắp thơ người  khác ? To gan hơn, Hoàng Yến dám chê thơ Tố Hữu không bằng thơ “nghiệp dư” của một du kích Nam bộ :
“ Một câu thơ phá đường khác của một du kích Nam Bộ nói lên tình cảm ấy một cách gọn ghẽ, trọn vẹn và tài tình hơn :
“ Con đường số bảy của tau
Nó đi theo giặc tau đào nó đây…”
Tiếp đến Hoàng Yến chê “ Nhưng bài “Lên Tây Bắc” đã làm ta hơi thất vọng. Thi sĩ còn cách xa người chiến sĩ…”
Ái chà, Tố Hữu là nhà thơ của cách mạng, là người vẫy cờ trên mặt trận văn hóa văn nghệ của Đảng mà dám chê “ còn cách xa người chiến sĩ” thì “bố mày đây” chịu sao nổi ? Đã vậy Hoàng Yến còn kết tội Tố Hữu :
“ Thi sĩ không gợi được một trong trăm nghìn phần cái thực tế gian khổ và sức chịu đựng phi thường của người chiến sĩ trên chiến trường rừng núi…”
Như vậy có nghĩa Tố Hữu chỉ ngồi salon bốc phét “chưa từng xuống tận chiến trường rừng núi để đồng cam cộng khổ với chiến sĩ…”. Như vậy từ chê “thơ” , Hoàng Yến đã mon men tới chỗ “chê con người” Tố Hữu. Mãi gần nửa thế kỷ sau Hoàng Yến mới có anh nhà thơ dám viết Tố Hữu chưa lên Điện Biên bao giờ vậy mà vẫn cứ  ông ổng làm thơ coi như ta đang trên đồi A1 vậy.
Đi xa hơn nữa, Hoàng Yến đúc kết :
Cũng vì vậy những câu  thơ miêu tả những chiến công lịch sử ở Điện Biên tuy đôi đoạn thơ có vẻ mạnh, khí thơ có vẻ hùng nhưng người đọc nhất là những đồng chí đã dự mặt trận Điện Biên , thấy chưa thỏa mãn và còn thấy là giả tạo…”
Ối chết chê thơ Tố Hữu “công thức” thì còn chịu được chứ lại chê “giả tạo” thì đồng chí Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tuyên huấn trung ương Đảng chịu làm sao nổi. Quy tội chết cho Hoàng Yến còn là nhẹ. Tuy nhiên để thêm cớ quy tội , phải đợi đến vài tháng sau khi tập thơ “ Tình người soi dặm đường” của Hoàng Yến  NXB Hội nhà văn mới là “dấu chấm hết” cho sự nghiệp văn chương hiểu theo nghĩa “chính thống” của nhà văn Hoàng Yến.
Tập thơ ra đời, lập tức đám phê bình “cung đình” xúm vào đánh đòn hội chợ về tội…đa cảm (!), thiếu “tính chiến đấu” :
“ Đường đi mặt trận
Nước đồng gợn trăng
Gió tre hoa bóng
Gợi tình chiếu chăn…”
                               ( Đường đi mặt trận)
“Chiều cuối năm chưa xuống
Sương xuống nhiều hơn mưa
Bứt lá bỏ dòng suối
Thả xuân về dưới kia…”
                               ( Bứt lá bỏ dòng suối)
Thế là đủ chứng lý để thành…án được rồi. Nhà văn Hoàng Yến phải đi cải tạo tại Văn Lĩnh ( Phú Thọ) 3 năm liền. Sau khi mãn hạn lại bị liệt vào loại cấm bút tức là viết không được in, hoặc nếu có in thì phải ký tên khác , không được ký tên Hoàng Yến.
Vậy tức là không cấm “đẻ” - sao cấm được, viết trong bóng tối, viết đầu bờ đầu bụi, sao mà cấm -, nhưng mà cấm cho “khai sinh”, cấm con “chào đời”.
Phân biệt quái gở “đẻ” và “chào đời” chắc chỉ có ở cái xứ “đỉnh cao nhân loại”. Từ năm  1960 đến mãi 1975, giải phóng miền Nam, kẻ thù “Mỹ-ngụy” đã quá nhiều, thôi thì tha cho “kẻ thù nội bộ” , thế là từ đó Hoàng Yến mới được phép công bố tác phẩm với tên chính của mình.
Suốt 15 năm cấm bút, Hoàng Yến như con chim chỉ được hót trong bóng tối đã lặng lẽ viết, lặng lẽ cất bản thảo vào ngăn kéo hoặc có được in thì cũng với bút danh khác :  Thạch Tiên, Hoàng Lan Châu, Hoàng Đức Anh. Như “chim bị tên sợ cành cây cong”, Hoàng Yiến đành rời bỏ những đề tài đương đại, những chuyện thời thế dễ “đụng chạm”, dễ “nhạy cảm” chuyển sang viết chuyên về đề tài…”lịch sử”. 
Nhà văn Huy Phương nhận xét về tiểu thuyết lịch sử “ Chân mây khép mở“:
“…Nó làm tôi thích thú trước hết là vì cái phong cách thể hiện của một kiểu tiểu thuyết lịch sử chỉ có thể là của Hoàng Yến, vừa có cái điêu luyện của một cây bút đã được thử thách qua các đòi hỏi  nghiêm ngặt của thể văn kịch bản vừa có sức truyền cảm của một cảm hứng thơ phóng khoáng mà chín chắn…”
Vậy nhưng “sự thù hằn nghiệt ngã”  trong bóng tối “ vẫn chưa tha cho Hoàng Yến. Vở kịch “ Hình và bóng” của ông chỉ mới diễn ở Hải Phòng được vài buổi đã có lệnh cấm .Nhưng đòn thù chết người ấy vẫn không đốn ngã được Hoàng Yến, ông vẫn can đảm “tọa thị thẳng thắn” trên đất nước và vẫn viết tiếp nhiều vở diễn giá trị khác trong dó nổi bật là “Thanh gươm cô đô đốc” được mời sang công diễn ở Paris.
Nhà văn Hoàng Yến đã vĩnh biệt thế gian tràn đầy ghẻ lạnh này , thật không ngờ bạn bè tới chia tay ông với những vòng hoa chật cứng một góc chùa Vĩnh Nghiêm cần hẳn một chiếc xe tải chở đi công viên Vĩnh Hằng mới hết. Điều đó phải chăng đúng như ông đã dự cảm trong bài thơ “Mây của đất” viết từ năm 1985 :
“ Hãy chôn tôi dưới hoa
Vì hoa là mây của đất
Và ông trời xanh nhìn về trần gian
Cũng bàng hoàng lác mắt
Tưởng  thi thể tôi nằm giữa đám mây ngũ sắc
Dưới trần cũng có mây trời…”
Nhà văn Hiền Phương, ái nữ của nhà văn Hoàng Yến  kể lại sau khi ông vừa mất, chị chỉ vào dò phong lan mới mua :
“ Hoa đẹp thế này sao ba không về ngắm hoa…”
Lạ thay bỗng dưng có một làn gió thổi quay cành phong lan hướng về chỗ Hiền Phương. Phải chẳng anh linh nhà văn Hoàng Yến vẫn còn hiện diện đâu đó.
Nhà văn bị cấm bút vào loại ngặt nghèo nhất Việt Nam đã rời bỏ thế gian này. Lạ thay nếu ta vào Google đánh cụm từ “ nhà văn Hoàng Yến” sẽ không ra một kết quả nào, toàn người mẫu, ca sĩ…, trong hồ sơ Nhân Văn Giai phẩm của các phê bình gia hải ngoại (đặc biệt bà Thụy Khuê  - RFI) cũng tuyệt nhiên không nhắc tới tên Hoàng Yến mà chỉ xoay quanh Trần Đân, Lê Đạt , Hoàng Cầm …chắc họ còn muốn có VISA trở về VN.
Hiện tượng “cấm bút” ở VN ngày nay vẫn còn , tuy nhiên chỉ cấm không được xuất bản tại các cơ quan  báo chí , xuất bản Nhà nước thôi , còn  các trang văn học nhan nhản trên mạng, nhà văn “cấm bút” đẻ xong vẫn có thể cho đứa con chào đời tại bất kỳ trang nào :” tiền vệ, hợp lưu, da mầu.vân vân và vân vân…”.
Interrnet ra đời là một mối đại hiểm nguy cho các “ông vua cởi truồng”. Ôi, giả sử nhà thơ Tố Hữu sống tới ngày nay để làm thơ về đề tài “ truyền thông liên mạng toàn cầu “ thì vui biết bao !

28-2-2012


             TRÊN NGÃ BA MÂY

                                         HOÀNG YẾN

1

Tên em
        chiều nhớ
              hành h­ương .
                  tiếng dế đồng sư­ơng
Tên em
         một thiên đ­ường đã mất
         một thiên đ­ường chư­a mở ngỏ
         một thiên đ­ường x­a
                                  cha ông để lại
         di truyền anh qua kí ức bào thai
         qua vùng sáng trên trang sách nát
         qua thân xác trần truồng
                                   những giấc mơ trôi dạt
đêm đêm tấp bến Ngân hà

Tên em
         thói đời quen gọi
                    một bản tình ca


2

Từ xa nghe tiếng em hát
ng­ời em là dòng nhạc
nụ c­ười chở đầy đôi mắt to
vạt áo em bay như­ một điệu hò
anh gặp em ngỡ ngàng .
như­ bư­ớc xuống sân ga
        một thành phố lạ
        giữa đêm mư­a .
anh nói với em
        bằng âm thanh
               ch­ưa nặn thành từ ngữ
ch­ưa thành tín hiệu
           của dối trá lọc lừa
và em
                 giữa đất đồi nắng lửa
nụ c­ười-hoa-sen toả sáng chung quanh .
đặt thiên nhiên vào ngự trị trong anh .

3.

Tình yêu
      ai chọn  đ­ược trong ngư­ời tình
            phần nào yêu thư­ơng . .
                      phần nào ghét bỏ
bóng thử lửa hoàng hôn
          chứa trong ánh bình minh
Trong tim em .
            có vàng của mặt trời
                   than của đêm đen .
song giữa hai vùng đệm
                  có mặt trăng đến ở
mẹ sinh ra anh
                  một trái tim trần
                        không gì chống đỡ . .
anh n­ương vào mặt-trăng-em . .
                như cây tầm gửi
                       uống s­ương
Trên mỗi chặng hành h­ương . .
                  em là bóng-trăng-đ­ường .
làm dịu vết th­ơng của lửa .

4-

Anh khát khao em ~ '
            như­ khát khao sự thật
anh tin vào lời
              cái không đáng tin nhất
sự thật là những ngày vui
                đã héo hon
                cạn mòn .
                anh còn níu giữ
trong lúc em đã ra đi
mở mắt anh nào thấy gì
nhắm mắt anh nhìn ra tất cả
nhầm lẫn đầu tiên phải trả giá
nụ cư­ời-hoa-sen toả sáng trên môi
            giữa đất đồi nắng lửa
ngỡ nó là của riêng anh
hoá ra nó chẳng cười với ai cả
ấm áp bên ngoài
                  bên trong lạnh giá
một nụ-c­ười-t­ượng-đá.

5-

Anh yêu em và em yêu ng­ười khác '
          ông sao đổi ngôi
          nụ hôn đổi môi
           câu chuyện tình th­ường .
 sao ngư­ời anh cào cấu đói yêu th­ương
gặp trăm con suối cũng không đã khát
anh lang thang
      một mình
           mênh mông sóng cát
không gặp
         hay đã gặp em
                       trên hành tinh hoang mạc.
ôi! Sao anh không biết .
               đập vỡ
                     những ngày vui
để dành từng mảnh vụn .
mặt trời
khảm sáng những ngày tăm tối
chỉ thư­ơng cho thơ không biết đ­ường nói dối
mỗi độ gió thu cởi áo cây bàng
những câu thơ
              buồn quá
                         xé rào
sáng ra
          xác thơ buồn .
          rụng trắng góc trang .
đem sầu tình
         treo mình trên cành gạo .
(cây gạo nào không có ma)
cứ một mùa hoa
         đốt lên một hoả ngục

6-

Ngày trời
     là hòn đá
             ném xuống trần gian ~ .
đập tan dần ảo mộng
ngẩng đầu lên
          anh quát mặt trăng .
- Hỡi con đĩ  già
                 lộng lẫy?
giăng tơ trăng lừa ta vào bẫy
nhốt ta trong ảo vọng vĩnh hằng.
anh thôi soi mặt vào tấm g­ơng trăng
bỗng thấy hiện lên một khuôn mặt khác
hoá ra mình là thằng ng­ời hèn nhát
nhờ tình yêu
                 đẽo đá kê cao
nhờ tình yêu
                 khêu một ngọn đèn
để đ­ợc thấy bóng mình
thành ông khổng lồ trên vách

song lại để .
     cái nghèo
             c­ướp đi chiếc áo cuối cùng
                                   chưaa kịp rách
nhìn nhau em thư­ờng trách '
anh không mặc vừa
                   tấm áo gấm công danh
không tìm tiếng tăm
                    trong họng súng chiến tranh
buộc lòng tay anh cầm súng '
(ôi? giá loài ngư­ời biết đánh nhau
                            bằng bông súng
                                         trên ao làng)
Cứ ngỡ mọi thứ ấy
thuộc về dĩ vãng .
biết đâu .
         em ng­ười con gái cách mạng
em vẫn mơ võng đào
              trong một xứ
                    thích làm quan .

7-

Anh sống với thơ
             thơ chẳng nuôi sống đ­ược ai
anh mải sống với t­ương lai
             những giấc mơ vĩ đại
để hiện tại trôi tuột khỏi tay
             ngày dài đói rách
             đêm dài bụng không
              có gì trong lư­ng bán sạch
bắt đầu từng cuốn sách ra đi
anh bán máu
           nếu cần cả mạng sống
nh­ưng anh không bán hi vọng
dù hi vọng đã ra nghĩa trang
Thế hệ trẻ
        không-chịu-nghèo
                        sẽ tới
        Chân trời đẩy ra xa
         nhân phẩm có thịt da
         nắng thơm mùi áo mới.

8-

Quá khứ
             giấc mơ buồn
                   năm tháng
hòn đá tảng
            của nỗi sợ vô hình
những dòng tro
             trên lá thư­ tình  .
những vũng lầy n­ước mắt .
song cha ông ta hằng mong
mọi việc đều có hậu
đem câu chuyện tình
           lọc máu xấu
gọi về những mặt trời vui .
những chiếc đèn lồng
                      đêm tân hôn
như­ thoát khỏi bùn đen
              cánh sen tinh khiết -
anh thoát khỏi quyền uy
               của quá khứ đau th­ơng .
mặc quá khứ muốn làm nhà tiểu thuyết
đừng để cho quá khứ cản đ­ường

9-

Chúng mình không của hồi môn
             tài sản anh chỉ một tâm hồn
một tri thức thiếu máu
               như­ hoa đu đủ đực ~
một trái tim yêu
             trong sóng đất rì rầm
                          phập phồng náo nức
chúng mình hẹn nhau
                 trên ngã ba mây
                                  kí ức .
đi trong nắng gọi mư­a .
máu mặt trời trong ngực '
như­ trái cây
               chín mọng
                      đam mê

trong vư­ờn quê .
               nhiệt đới .
trong chờ đợi" '
               và
                    không chờ đợi
anh lại gặp em
                 một cảm nhận mới
Cả ng­ười anh
                    tan
                           trong hoa lá yêu thư­ơng
trên đầu anh
                    thơ
                         cháy hàng thiên
­ tràng pháo tết
Tình yêu
                         tái sinh
                          trong cái chết.

1988


Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÒ VÀO THÀNH PHỐ









     Thành phố mới Bình Dương lâu nay được quảng cáo ì xèo văn minh, hiện đại, tiện nghi , hiện chỉ đứng sau thành phố Sàigòn, mai mốt sẽ thành thủ phủ Đông Đô chọi với Tây Đô (Cần Thơ). Sáng nay gặp ông bạn hàng xóm mới đi thăm thành phố mới về .

- Cảm tưởng sao ? Nghe nói đường phố hiện đại, đèn xanh đèn đỏ đèn vàng không thua gì  thành phố Mỹ…
- Đúng , ngã ba ngã tư đèn xanh đèn đỏ đèn vàng sáng quắc nhưng đèn gì cũng  đi đại…
- Ủa sao kỳ vậy ? Cảnh sát giao thông đâu ?
- Có ma nào đi lại đâu mà có cảnh sát giao thông, đi rạc cẳng chẳng thấy ai, hết thuốc cũng chịu chẳng có ai bán …không chợ, không siêu thị, không cửa hàng, không người mua, không kẻ bán..
- Ủa…vậy là thành phố ma à ?
- Ma không thấy chỉ thấy…bò…dân thả bò cạnh các sân gôn, sân banh nhiều lắm…
- Nghe nói có tòa Tháp Đôi dùng làm trung tâm hành chính hùng vĩ không thua gì tháp  đôi Mỹ mà..
- Hùng vĩ lắm nhưng chỉ lác đác vài cơ quan dọn tới còn thì…trống không .
- Í chết chết nghe nói bỏ ra mấy ngàn  ngàn tỉ xây thành phố mà..hồi mới khai trương nhà đất đắt hơn Sàigòn..
- Hạ giá thê thảm chẳng ma nào mua…giá đất trước 30 triệu VNĐ/  mét vuông, giờ còn có 15 triệu dụ khị sùi bọt mép mà vẫn ế xưng....
- Vậy rồi sao ?
- Chẳng sao…ba thằng ký duyệt xây dựng thành phố mới hưu mẹ nó hết rồi…đám mới nhăn răng cười khì…hết chuyện . Bây giờ chỉ còn cách mở toang thành phố cho …Chệt nó vào ở là xong…
- Hay…hay…sáng kiến…Sáng kiến..



       14-4-2015

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyên gia: “Liệu đến cuối thế kỷ này có kinh tế thị trường?”


Tư Hoàng









Con đường đi tới nền kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại. Ảnh Uyên Viễn
(TBKTSG Online) Con đường đi của Việt Nam hướng đến nền kinh tế thị trường đang gặp rất nhiều trở ngại do những rào cản nội tại trong nền kinh tế.
Các nhà kinh tế đã chia sẻ quan điểm như vậy tại hội thảo xem xét báo cáo mang tên “Phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam” do các nhóm nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Kinh tế Việt Nam (VIE), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), và Viện Friedrich-Naumann Việt Nam tổ chức ngày 27/11 tại Hà Nội.
Viện trưởng VEPR Nguyễn Đức Thành cho biết, về chỉ số tự do kinh tế, theo báo cáo của Quỹ Di sản năm 2014, Việt Nam được 50,8 điểm, xếp thứ 147 về mức độ tự do kinh tế. Số điểm này giảm so với năm 2013, phản ánh sự đi xuống của tự do kinh tế do các vấn đề tham nhũng, tự do tiền tệ và tự do kinh doanh. Việt Nam đứng vị trí 33 trong 42 nước châu Á – Thái Bình Dương và điểm số này thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực.
Cũng theo Quỹ Di sản, trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam có sự gia tăng đều đặn về mức độ tự do kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 2007-2014 chỉ số này vẫn loanh quanh ở mức 50 điểm, thậm chí từ năm 2011 chỉ số này có dấu hiệu đi xuống.
“Việt Nam những năm qua đã nỗ lực vận động thế giới công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường bằng con đường ngoại giao và chính trị. Nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn có một nghiên cứu đánh giá để cho thế giới thấy Việt Nam đã phát triển kinh tế thị trường ở mức độ nào”, ông Thành nói khi giới thiệu về báo cáo.
Theo ông Thành, đang có hàng loạt các yếu tố đi ngược với các yếu tố của thị trường như tình trạng bội chi và nợ công lớn gia tăng, các ngân hàng thương mại nhà nước bành trướng, chi tiêu ngân sách quá lớn, bộ máy quá cồng kềnh.
“Về hệ thống pháp trị thì Việt Nam đang cách quá xa so với các nước lân cận như Singapore, mức độ kiểm soát tham nhũng kém”, ông nói.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan băn khoăn đặt câu hỏi: “Rút cục kinh tế thị trường Việt Nam là gì, hiện nay kinh tế thị trường Việt Nam đang ở đâu trong quá trình phát triển kinh tế thị trường?”.
Bà đặt câu hỏi: “Liệu đến cuối thế kỷ này có kinh tế thị trường hay chưa?”
Bà Lan nhận xét, hệ thống luật pháp của Việt Nam tương đối đầy đủ, nhưng việc thực hiện rất kém. Bà nói: “Các điều tra cho thấy, doanh nghiệp nhận xét hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề.
Ông Huỳnh Thế Du (Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright) nhận xét việc gia nhập kinh tế quốc tế với hy vọng tạo áp lực cải cách bên trong, như nhiều người mong muốn, hóa ra lại có tác dụng ngược.
“Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gặp bế tắc, người điều hành doanh nghiệp nhà nước dường như có quyền to hơn, các ngân hàng thương mại nhà nước đang khuynh đảo,” ông Du nói.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu nhận xét, pháp luật về công bằng và bảo vệ tài sản, nền tảng cho sự phát triển kinh tế thị trường, chưa được thiết lập một cách vững chắc. Bên cạnh đó, nhà nước vẫn còn nhiều chính sách can thiệp vào các thị trường đất đai, lao động, vốn, và trực tiếp làm méo mó phân bổ nguồn lực của xã hội.
Báo cáo gợi ý, để tiếp tục phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, việc quan trọng nhất của Việt Nam là nâng cao tính độc lập của tư pháp, không để các lợi ích nhóm can thiệp vào quá trình phân định kinh tế, tăng cường tính dân chủ, nâng cao tiếng nói của doanh nghiệp, người dân trong các hoạt động xây dựng luật của Chính phủ.
Ngoài ra, Chính phủ cần bảo vệ tốt quyền tài sản hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, ngoài các tài sản hữu hình như cơ sở vật chất, tài sản tư, còn cần tập trung bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thêm vào đó, Nhà nước cần có chính sách quản lý đất đai một cách hợp lý, tạo nên một thị trường đất đai minh bạch.
Chính phủ cần tăng cường kỷ luật ngân sách, thu hẹp bộ máy hành chính nhằm cắt giảm chi thường xuyên, cắt giảm mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động đầu tư công.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Ai mua hành, mua dưa đê

Trước khi bạn đọc tiếp, phải găm vào đầu rằng, tôi rất trân trọng các bạn đang nỗ lực tiêu thụ dưa và hành tím cho bà con nông dân. Thậm chí, tôi còn kêu gọi anh em, bạn bè hùn sức mua giùm nữa. Rào đón vậy, vì tôi chúa ghét mấy người đọc loáng thoáng, chẳng cần hiểu ất giáp gì, úp cả sọt đá vào đầu người khác. Rào đón vậy, vì tôi sắp đặt ra một vấn đề hoàn toàn khác.
Năm nay, anh em kêu gọi mua giúp bà con dưa và hành tím, vì thương lái ép giá, dồn bà con vào cảnh khốn cùng. Tôi nhớ rằng, hè năm ngoái cũng khá nhiều người kêu gọi người Hà Nội mua giúp bà con vải thiều bị chất đống vì không vượt được cửa khẩu sang Trung Quốc. Đồ chừng, dăm tháng nữa, sẽ lại có một loại nông sản nào đó cần cấp cứu, bởi vì, với kiểu này, rồi thì nông dân vẫn đổ dồn vào một loại cây, loại trái nào đó mà họ tưởng rằng sẽ được thu mua nhiều;rồi thì sẽ được mùa; rồi thì thương lái lại dở trò mua rẻ mua ép; rồi thì hàng đống nông sản lại nguy cơ đổ bỏ… Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ lặp lại, chỉ khác là mỗi mùa tội đồ lại là một loại nông sản khác.
Trong khi ấy, báo chí chính thống thì nhất mực than thở, lo lắng và cảnh báo thương lái thao túng. Truyền thông xã hội thì xôn xao kêu gọi mua hàng từ thiện. Chẳng anh nào bày cho người nông dân một cách thấu đáo làm thế nào để họ trồng cây gì, nuôi con gì thì thương lái không ép uổng được, bởi thị trường nhất định sẽ cần, bởi có nhà máy, có doanh nghiệp nhất định sẽ thu mua để chế biến, để gia tăng giá trị nông sản. Mà bày thế đách nào được, vì nông dân quê tôi có lên phây quái đâu, có đọc báo quái đâu, hoạ hoằn thì xem tivi cốt chỉ để xem mấy cô minh tinh Hàn sướt mướt hoặc mấy tay xã hội đen Tàu vẩy súng là cùng (!)
Quay trở về với chuyện mua dưa, mua hành. Bởi anh bạn thân của tôi bên Bộ Công thương đang nỗ lực hô hào, vận động mang dưa ra bắc bán hộ bà con nông dân, nên tôi cũng muốn đóng góp bằng cách xơi dưa cho thật nhiều. Đưa con vào quán cà phê, dõng dạc ép cả nhà uống nước ép dưa hấu ủng hộ, cậu chạy bàn mặt ngượng nghịu bảo, nhà em mấy hôm nay không nhập… Ơ hơ, thế là thế quái nào? Muốn ủng hộ nông dân thì phải ăn căng bụng dưa miếng, chứ dùng đồ chế biến là không xong rồi.
Đọc đến đây, bạn lại đổ lỗi cho chính sách nhà nước chứ gì, đổ lỗi cho hệ thống lưu thông hàng hoá chứ gì. Câu ấy lúc quái nào mà chả đúng, bởi nhà nước và hệ thống chẳng là thằng cha nào cả. Câu hỏi của tôi là, lúc mà hàng chục ngàn hộ nông dân a dua, đổ dồn trồng hành, trồng dưa thì truyền thông ở đâu? Công cụ nhà nước trong tay mà các kênh truyền thông chuyên biệt cho nông dân èo uột, lèo tèo, và chả đủ hấp dẫn để kéo nông dân quê tôi ra khỏi các kênh tin giật gân, đấu đá, ra khỏi các bộ phim diễm tình. Nghe nói, bên Thái có hẳn một kênh truyền hình nông nghiệp cực kỳ ăn khách, và họ chẳng hề mượn giấy phép để phát phim truyện hoặc game truyền hình thực tế để câu khách. Sao ta không có nhỉ?
Còn, truyền thông xã hội khá là dễ dàng khơi gợi sự thương cảm của công chúng, kích động sự phẫn nộ, nếu cần. Chỉ cần thông qua vài KOL (những người có ảnh và dẫn dắt dư luận), vài người có danh phận là có thể tạo ra một làn sóng ủng hộ hoặc phản đối. Nhưng những vấn đề mà họ ủng hộ hay phản đối thành trào lưu rất hiếm khi là một đề tài nghiên cứu khoa học, một chính sách xã hội, một dự án corporate philanthropy (từ thiện xã hội của doanh nghiệp).
Điều gì mà truyền thông, và nhất là truyền thông xã hội làm dễ hơn nhỉ? Kêu gọi các tấm lòng thiện nguyện, góp cơm, góp áo, mua giúp vài chục cân dưa, vài lạng hành tím? Hay là vận động mang tri thức đến cho nông dân, đưa báo chí và internet đến mỗi thôn làng, dạy họ làm nông nghiệp theo cơ chế thị trường, làm marketing, chọn làm ăn với doanh nghiệp uy tín, tham gia vào vùng nguyên liệu được quy hoạch...?

Chắc chắn là điều thứ nhất rồi. Cho nên, các bạn hãy chuẩn bị một mùa mua hàng thiện nguyện tiếp theo nhé. 

Theo Beoth > Lê Quốc Vinh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cầu đồng tồn dị và Mộng tưởng


Posted on Tháng Tư 13, 2015  
Mới đây bác Trương Đình Tuyển, một kiện tướng (champion) thời kỳ hội nhập ngày xửa ngày xưa, nay đã ở bên kia sườn núi, viết một bài có tên “Kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng XHCN là gì?”.
Đọc xong bài này, thấy câu hỏi này quả thực rất khó, vì câu trả lời của bác Tuyển rất mù mờ.
Nếu ta không hiểu, liệu một vĩ nhân cựu trào, ví dụ Marx, có hiểu không?
Giả sử Marx sống lại ở thời điểm này. Dẫn ông ấy tới Hoa Kỳ, chứng kiến những nỗ lực chính quyền Obama đang cố gắng, chắc chắn Marx sẽ bảo Hoa Kỳ là nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Thậm chí là một nước XHCN hơi khùng khùng, không chỉ lo cho dân nước mình mà còn đi lo cả cho dân nước khác.
Dẫn ông ấy tới một nước XHCN đích thực, ví dụ Bắc Hàn, rồi người hướng dẫn viên du lịch bảo với ông ấy đấy là một nước XHCN. Chắc chắn Marx sẽ bảo người hướng dẫn viên bị khùng, còn lãnh đạo Bắc Hàn là một thằng điên.
Giả sử Marx sống lại sớm hơn, thời Stalin và Mao đang phong độ, bảo với Marx rằng hai vị kia là kiện tướng của phong trào vô sản thế giới. Chắc chắn Marx sẽ nói: Xin lỗi vô sản toàn thế giới, tôi là thằng điên.
Chém phát cho vui từ bác Tuyển đến bác Mao, chỉ để thấy rằng Xã hội chủ nghĩa là một cái gì đó rất khó nói hehehehe. Tới khi nào khoa học giải thích được rành mạch cơ chế làm nên cực khoái ở con người, thì lúc đó chúng ta mới hiểu thế nào là xã hội chủ nghĩa.  
Ông Lý Quang Diệu qua đời, thiên hạ khen quá trời, nhưng có vẻ như không ai nói đến tư duy kiến-quốc của ông Lý. Mặc dù mù tịt về đảo quốc này, nhưng tranh thủ phán bừa: ông Lý tư duy khá đơn giản, xây dựng một nhà nước quốc dân (nation-state) để kiến thiết một không gian sống mà trong đó các kiểu lợi ích nhóm (cánh hẩu, bang hội, đồng hương, đồng ngành, cùng gia tộc, cùng sắc tộc, …tức là những nhóm lợi ích hình thành tự nhiên không thể nào tránh được) tha hồ liên kết ma quỷ với nhau nhưng cùng bị kiềm chế bởi tinh thần công dân. Tức là mọi người dân, dù ở nhóm lợi ích nào, hoặc không được vào nhóm lợi ích nào, cũng đặt tinh thần công dân, phụng sự nhà nước quốc dân lên trên lợi ích nhóm của mình. Nhà nước quốc dân này tất nhiên phải có một không gian sống (lãnh thổ) rõ ràng được xây dựng và tiếp nối đời đời nhờ các quyền sở hữu tài sản (property rights).  Cái này, nghe phảng phất kiến thức kinh tế vi mô, nhưng ác thay lại là lập luận của một nhà tư tưởng …Marxist hehehe người Pháp tên là Henri Lefebvre (thấy bảo viết trong The Production of Space).

Nói thì dễ làm mới khó, ông Lý hay hơn các ông khác, là ông ấy làm phát được luôn, và làm bằng một cách rất đúng theo châm ngôn của Tàu: “Cầu Đồng Tồn Dị”. Tức là tìm đến cái chung nhưng vẫn giữ được cái riêng. Quốc gia là cái chung, lợi ích nhóm (dù là giới meritocracy, giới elite nhập cư, hay dân lao động bản xứ cũng đa sắc tộc) là cái riêng. Và ông ấy làm bằng tinh thần đàn ông rất “chung” ở Châu Á: gia trưởng và áp đặt vãi chưởng. Mình ông ấy làm tổng thư ký đảng cầm quyền “Hành động nhân dân”, làm nghị sĩ và …làm luôn thủ tướng suốt mấy chục năm. Rất là buồn cười nếu nhìn theo kiểu dân chủ phương tây, là một thứ dân chủ rặt Hy La có sẵn trong máu người phương tây suốt cả nghìn năm.
Dù làm theo châm ngôn Tàu, hehe, chém phát nhưng chắc là đúng,  Ông Lý “cầu đồng” những giá trị của phương tây thay vì giá trị Tàu. (Ông này đến năm 32 tuổi mới học tiếng Tàu, trước đó nói tiếng Anh, học trường Anh).
Người tây họ có sẵn trong gene nhiều thứ, mà muốn “cầu đồng”với họ thì buộc phải có biện pháp sắt đá. Ví dụ như nhờ tôn giáo mà họ chăm chỉ lao động và lương thiện. Nhờ dân chủ mà trí thức của họ đề cao học thuật. Khác với “cầu đồng” với Tàu, là cái Việt Nam làm rất giỏi mấy trăm năm qua, làm quan phát là lười nhác bụng phệ nằm võng có lính khiêng, rồi nhận quà biếu xén suốt ngày mà không thấy có vấn đề gì về đạo đức. Đi học rồi đi thi, viết cái gì phạm húy là vãi cứt ra quần, lấy đâu ra mà tự do học thuật.
Phần làm quan chắc Singapore nhờ ông Lý mà chuẩn như tây, còn phần tự do học thuật thì chắc vẫn còn cách xa một quãng.
Và bây giờ là Mộng Tưởng!
Hôm trước đã kể chuyện nghe nhạc trên đài truyền thanh. Hôm nay kể tiếp.
Hồi đó đài hay phát một bản nhạc rất quyến rũ, bất chấp chất lượng âm thanh dưới mức tầm thường của loa truyền thanh cấp huyện thị.
Bản nhạc này do một nghệ sĩ xen-lô chơi, không nhớ tên nghệ sĩ, nhưng nhớ tên nhạc sĩ là Su-Man, còn bản nhạc có tên là Mộng Tưởng.
Nhờ có internet, sau này biết nhạc sĩ ấy là Schumann, người Đức. Bản nhạc là Träumerei.
Người Liên Xô kỷ niệm chiến thắng Phát Xít Đức vào ngày 9 tháng 5. Phe đồng minh kỷ niệm sớm hơn một ngày, là ngày 8 tháng 5. Lý do đơn giản là múi giờ. Khi Đức đầu hàng thì ở Moscow đã là sáng ngày mùng 9. (Với người Nhật, kẻ thua cuộc, họ cũng kỷ niệm như ngày kết thúc chiến tranh, chung chiến kỷ niệm nhật Shūsen-kinenbi, vào ngày 2-9-1945).
Sáng mùng 8 tháng 5 năm 1945 thì chiến tranh coi như đã kết thúc. Radio ở Moscow phát một bản nhạc tưởng niệm những người đã chết trong chiến tranh. Chính là Mộng Tưởng. Quân đội xô viết cũng sử dụng bản nhạc này trong các lễ tưởng niệm. Thậm chí có tin đồn bản nhạc này được chơi ở đám ma Stalin.
Năm 1986, Horowitz lần đầu trở lại Liên Xô sau rất nhiều năm. Lúc này ông đã già lắm. Khán giả đến xem Horowitz hầu hết là lớn tuổi và chắc cũng phải là giới thượng lưu mới kiếm được vé đi xem buổi hòa nhạc vừa nghệ thuật vừa chính trị ở giai đoạn cuối của chiến tranh lạnh. Lên youtube xem Horowitz biểu diễn Mộng Tưởng ở Moscow, sẽ thấy khán giả mắt ai cũng ướt.
Có ai còn nhớ ngày 30.4.1975 ở Hà Nội đài tiếng nói Việt Nam phát bản nhạc gì? Một bài hát hào hùng ngợi ca chiến thắng?


Nguồn: 5xublog
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đêm nhạc Cror - Part02

Phần nhận xét hiển thị trên trang