Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Ông Vũ Quốc Hùng: Cán bộ trước hết phải là người tử tế

 Tiền Phong

H1


TP – Trao đổi với Tiền Phong, ông Vũ Quốc Hùng (ảnh), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư, nhấn mạnh, Đảng phải dân chủ, công khai chọn người hiền tài cho đất nước. Cần định lượng tiêu chí phẩm chất của hiền, tài, theo đó, cán bộ trước hết phải là người tử tế với dân.
Cán bộ phải làm gương
Nhìn lại chặng đường vẻ vang 85 năm qua kể từ ngày thành lập Đảng đến nay, ông có suy nghĩ gì?
Thực tế cách mạng Việt Nam từ khi thành lập Đảng đến nay cho thấy yếu tố con người – tức cán bộ là yếu tố quyết định mọi thành bại. Thực tế, những quyết định đó phần nhiều phụ thuộc vào chính người có chức vụ, cầm cân nảy mực. Đảng ta khẳng định vị thế là Đảng cầm quyền, được nhân dân ủng hộ, tin tưởng. Nhưng Đảng cũng tự nhận trong quá trình lãnh đạo cũng còn có những hạn chế, chưa đạt kết quả như mong đợi của đảng viên và nhân dân.
Đảng đã thực hiện nhiều cuộc chỉnh đốn Đảng, nổi lên là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và hiện tại là Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI. Đảng mạnh dạn phân tích, mổ xẻ hạn chế, yếu kém để đổi mới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đảng dũng cảm nhìn thẳng vào thực tế, thấy chỗ mạnh, chỗ yếu, chỉ rõ cả định tính và định lượng. Định tính là sự thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm nguyên tắc Đảng.
Định lượng là một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, có cả cán bộ cấp cao có vi phạm. Nghị quyết T.Ư 4 là một nghị quyết có tính chiến lược, cần tập trung làm tốt hơn nữa trong thời gian tới. Trước hết, cán bộ đứng đầu các cấp phải làm gương trước nhân dân. Đảng viên, cán bộ phải là những công dân mẫu mực, có ý thức pháp luật, yêu nước thương dân nhất.
Vì xác định con người là yếu tố quyết định, những ngày đầu lập nước, Bác Hồ chọn người thành lập chính phủ mới có cả người không phải đảng viên, xuất thân nhiều thành phần. Bây giờ chúng ta nói nhiều đến việc chọn hiền tài, còn nhân dân lại băn khoăn về nạn chạy chức, chạy quyền?
Ông cha ta căn dặn hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nhưng đánh giá thế nào là hiền tài, có phải hiền là không đấu tranh? Phải định lượng tiêu chí phẩm chất của hiền, tài. Tôi nhấn mạnh hai chữ tử tế. Cán bộ trước hết phải là người tử tế với dân. Tôi nói điều này, có người bảo sao anh lại nói thế, chúng ta đều là người tử tế cơ mà. Thực tế có đúng như vậy không, chúng ta còn phải bàn. Ai cũng biết đã là cán bộ, đảng viên thì phải là người tử tế, đó là tiêu chuẩn cơ bản, tối thiểu phải có. Cùng với đó, cán bộ phải yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm, không tham lam.
Để những điều ấy không là khẩu hiệu suông, người làm công tác tổ chức trước hết phải là người trong sáng. Người làm kiểm tra phải thực sự là tai mắt của Đảng, công tâm để xác định rõ chỗ tốt, xấu trong Đảng. Bây giờ, tham nhũng tinh vi, xảo quyệt, lách luật, lách quy định của Đảng.
Cho nên, quy định nhiều nhưng một bộ phận cán bộ vẫn xấu. Có người hôm trước tốt, nhưng hôm sau xấu. Nhưng có những người vốn xấu rồi, nhưng giỏi leo trèo mà trở thành quan chức. Vì vậy, rất cần chọn người đứng đầu của Đảng, chính quyền thực sự trong sáng. Chọn bằng công thức dân chủ – công khai – minh bạch.
Dân chủ là phải hỏi dân – công khai, minh bạch ra cho dân biết. Ví dụ, định chọn người vào ví trí A, B nào đó, phải đưa ra tiêu chí, sau đó tìm những người đủ tiêu chuẩn để lựa chọn, đừng chỉ đưa ra một người. Ai, cơ quan nào giới thiệu phải chịu trách nhiệm. Tránh chọn vì nể nang, vì họ hàng. Ngoài ra, phải giảm bớt rào cản để thực hiện sự dân chủ thực sự.
Đảng phải tự chỉ trích
Đấu tranh phê bình trong Đảng để Đảng trong sạch, vững mạnh, vậy phải làm sao cho hiệu quả hơn, thưa ông?
Vừa rồi, Trung ương Đảng tiến hành lấy phiếu tín nhiệm theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 là một bước tiến. Quốc hội, HĐND các cấp đã tiến hành lấy phiếu, công khai kết quả, có tác dụng rất tốt. Nhân dân cũng rất trông đợi, mong muốn Đảng công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Vì vậy, tôi đề nghị Đảng nên nghiên cứu, có lộ trình, hình thức công khai kết quả lấy phiếu để nhân dân được biết.
Cuốn “Tự chỉ trích” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (viết năm 1939) nêu rõ: “Công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những lỗi lầm của mình và tìm phương châm sửa đổi, chống những xu hướng thỏa hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng, mà là làm cho Đảng được thống nhất, mạnh mẽ.
Làm như thế không sợ địch lợi dụng, chửi rủa vu cáo cho Đảng, không sợ “nối giáo cho giặc”. Lúc ấy, Đảng hoạt động bí mật giữa vòng vây của kẻ thù mà còn dám tự chỉ trích, không sợ kẻ thù bôi nhọ. Bây giờ, Đảng cũng phải mạnh dạn công khai khuyết điểm, yếu kém thì mới sửa chữa được.
Để Đảng thực sự vững mạnh, không phải chỉ cần phê bình, chỉ trích mà phải đổi mới cả thể chế kinh tế, thưa ông?
Điểm xuất phát của chúng ta không kém gì các nước trong khu vực, có lợi thế hơn nhiều nước, nhưng vì sao chậm phát triển, tụt hậu, điều gì cản trở? Để hạn chế, khắc phục được tham nhũng thì phải làm được như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần đã nói: “Làm cho người ta không dám, không thể và không muốn tham nhũng”.
Muốn vậy, đời sống phải khá lên, phải giảm quan liêu, tham ô, lãng phí. Nếu giảm tham ô, tham nhũng, quan liêu, thất thoát, lãng phí bằng việc nâng cao chất lượng cán bộ, tôi tin chúng ta thừa sức tăng lương gấp nhiều lần hiện nay. Tại sao dự án treo, một phần tiền thuế của dân, tiền đi vay lại đổ vào túi một số cá nhân, hoặc đổ xuống sông, xuống biển.
Những chuyện đó đều vì cán bộ tồi mà ra. Mục tiêu phát triển Vinashin, Vinalines để phục vụ kinh tế biển đảo là đúng, nhưng cán bộ thực hiện không đúng, vụ lợi, tham nhũng. Sự lãnh đạo, quản lý của chúng ta yếu kém, không kịp thời phát hiện ra những cán bộ xấu để thay thế. Đảng phải có một đường lối, chủ trương đổi mới kinh tế và tổ chức cho thật tốt. Mục tiêu của chúng ta là phải làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Chọn hiền tài không cứ đảng viên
Từ khi ra đời, Đảng có những cán bộ rất trẻ, Tổng Bí thư ở tuổi dưới 30, 40. Theo ông làm sao để quy hoạch được thế hệ cán bộ trẻ có đủ đức, đủ tài?
Tổng Bí thư Trần Phú viết dự thảo Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng lúc 26 tuổi. Các bậc tiền bối của Đảng, nhiều đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư ở lứa tuổi rất trẻ. Đó là Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh… Trước đây, chúng ta có phong trào vô sản hóa – đưa người trẻ vào hầm mỏ để họ hiểu được đời sống của người lao động. Ngày nay, đào tạo thế hệ cán bộ trẻ, cần phải đưa họ vào rèn luyện trong thực tiễn cuộc sống.
Chọn cán bộ không nhất thiết phải là đảng viên và cũng đừng chỉ có con em, họ hàng thân thích. Những người làm tổ chức phải có trách nhiệm chọn hiền tài. Lãnh đạo các cấp, từ trung ương đến địa phương, phải chăm lo đào tạo thế hệ cán bộ trẻ đúng như Di chúc của Bác Hồ căn dặn. Làm sao có nhiều cán bộ trẻ, giỏi, bất luận anh có phải đảng viên hay không. Vì vào Đảng là để có tổ chức – phương tiện phấn đấu, rèn luyện, cống hiến chứ không phải mục đích để thăng quan, tiến chức.
Cảm ơn ông.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin đồn thất thiệt: Vì sao?


Mấy ngày qua trên mạng đang loan truyền nhiều về về trường hợp được cho là "chữa khỏi bệnh ung thư gan" của GS Văn Như Cương với hầu hết các nhân vật và ngày giờ cụ thể khiến bất cứ ai đọc qua cũng thấy hay và bổ ích, đáng rút kinh nghiệm...! Đây là một bài báo như vậy: http://petrotimes.vn/news/vn/phong-su-dieu-tra/ai-chua-benh-ung-thu-cho-giao-su-van-nhu-cuong.html
Nhưng, với chút KN của một bệnh nhân, tui thấy bài báo trên không khác gì hàng trăm bài đã lưu truyền trên mạng bấy lâu nay và e rằng nếu tác giả hoặc bản thân GS Văn Như Cương và các bác sĩ trực tiếp tham gia ca bệnh của GS không lên tiếng thì những bài báo như vậy là "lợi bất cập hại" tạo điều kiện cho kẻ xấu kiếm tiền trên nỗi bất hạnh của bệnh nhân.

Quả đúng là ai chết đuối mà không vớ cọc? Nhưng e rằng những cái cọc mục hoặc cọc không có chân rất nguy hiểm! Vậy nên chăng các bác sĩ và ngành y, dù muộn, hãy một lần làm rõ trường hợp ca bệnh của GS chứ không chỉ để một số  nhà báo viết nhăng viết cuội về một vấn đề mà họ không thực sự hiểu biết. Tại sao các bác sĩ trực tiếp khám và làm các biện pháp can thiệp không nói gì mà để ông lương y Nho không có giấy phép hành nghề lên tiếng? Nội dung các bài báo đều rất sơ sài, với những thông tin không chính xác, thiếu nhất quán, ví dụ không rõ khối u trong gan hay chỉ là khối tụ máu trong tĩnh mạch;  lúc nói là "nút tĩnh mạch", lúc nói "nút động mạch"- vốn là những thủ thuật có bản chất và  mục đích hoàn toàn khác nhau, v.v... Đoạn trích ý kiến của lương y Nho nghe như một sự "thỏa hiệp" hiếm hoi giữa Tây Y và Đông Y vì mục đích nào đó (?).

Tóm lại, đây là một chủ đề phức tạp không thể trình bày hết ở đây. Tôi chỉ muốn nêu lên một vấn nạn mà trách nhiệm chính thuộc về nhưỡng người làm công tác quản lý ngành y. Với một "căn bệnh thế kỷ" mà VN là nước đóng góp lớn nhất (theo một số thông kê tôi đọc được) nhưng rất hiếm thấy hình thức trao đổi công khai minh bạch nhằm rút kinh nghiệm từ thực tiễn giữa bệnh nhân và bác sĩ (mà chỉ toàn thấy cảnh "xin-cho", "khôn thì sống, mống thì chết" và "sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi"...). Điều này buộc người mắc bệnh ung thư ở VN luôn ở vào thế bị động, rất dễ dao động và mắc sai lầm trước các loại lừa đảo, chỉ có lợi cho những kẻ "làm tiền".  Đó cũng là một trong những lý do tại sao người bệnh VN dù rất nghèo vẫn phải tìm đường ra nước ngoài chữa trị.

Nhân đây cũng không thể không nói đến khâu quản lý thông tin trong các lĩnh vực liên quan đến chính trị-xã hội. Gần đây nhất có vụ bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh mà xem ra chỉ vì thiếu  nguồn tin công khai minh bạch nên tin đồn thi nhau loan truyền không biết đâu là thật /hư. Điều lạ lẫm nhất là sau từng ấy thời gian và tin đồn, và mặc dù đã có tin chính thức của Ban sức khỏe TW nói ông Thanh đã trở về điều trị tại bênh viện Ung thư Đà Nẵng, có cả tin và ảnh một số lãnh đạo cấp cao đến thăm....,  nhưng tuyệt nhiên không có hình ảnh nào có mặt bệnh nhân. Dư luận không khỏi thắc mắc có gì khúc mắc với trường hợp ông Thanh ?, ngay cả Tướng Giáp trước đây nằm viện thở ô xi chờ chết mà vẫn thường có ảnh đưa công khai trên báo chí và TV cơ mà.  

Và điều này khiến mối hoài nghi trong dân chúng lại càng tăng lên như một quy luật tự nhiên. Nếu đặt câu hỏi tình trạng bưng bít thông tin này có lợi cho ai thì sẽ thấy ai đã cố tình gây ra nó.Thay vì công khai minh bạch thông tin về ông Nguyễn Bá Thanh (dĩ nhiên với mức độ mà nhà chức trách có quyền lựa chọn) thì người ta lại chọn cách đưa tin nửa vời theo kiểu "1/2 sự thật chưa phải là sự thật". Mặc khác nhà chức trách lại đổ lỗi cho  "các thế lực thù địch" vô hình rồi áp đặt những biện pháp cấm đoán trái với tinh thần tự do thông tin đã được quy định trong Hiến pháp và luật lệ hiện hành. Cách làm này đúng là "lợi bất cập hại", nếu không phải là dụng ý của một thế lực ngầm nào đó trong hệ thống công quyền. Dù là gì thì đó là cách quản lý thông tin đã lỗi thời cần được thay đổi để mở đường cho đất nước tiến lên.        

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đọc và suy nghĩ kỹ bài của một đại tá viết về đại tướng LĐA sau nhiều đồn đãi Hội nghị Thành Đô:

Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông

LTS: Có những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam đã đặt lên vai một vị tướng một trọng trách lớn lao: Vừa tổ chức và chỉ huy quân sự, vừa phải thực thi sứ mệnh ngoại giao-một nhiệm vụ quan trọng và cơ mật; Phẩm chất, trí tuệ và bản lĩnh đã giúp ông hoàn thành xuất sắc. Cuộc sống cách mạng đã hun đúc ông trở thành một một vị tướng chiến lược tài đức vẹn toàn. Nhân dịp Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, báo VietNamNet xin trân trọng giới thiệu một bài viết về ông: Đại tướng Lê Đức Anh.Ba lần đi Trung Quốc – Một lần ấn tượng sâu
Năm 1954, ông Lê Đức Anh có mặt trong đội ngũ hàng vạn cán bộ Miền Nam tập kết ra miền Bắc theo “Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954”. Những ngày đầu, ông được giao làm Sư đoàn Trưởng Sư đoàn bộ binh 330, đóng quân ở Thanh Hóa; nhưng chỉ mấy tháng sau ông lại được điều động về Bộ tổng Tham mưu làm Phó cục trưởng Cục Tác chiến. Ông Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu Trưởng đa trực tiếp giao nhiệm vụ cho ông nghiên cứu kế hoạch phòng thủ bờ biển từ Quảng Ninh vào đến Quảng Bình.
Đại tướng, Lê Đức Anh, Đại tá Khuất Biên Hòa, Trung Quốc, Giang Trạch Dân, Biển Đông, Mao Trạch Đông
Đại tướng Lê Đức Anh trong một lần trao đổi với tác giả bài viết, đại tá Khuất Biên Hòa. 
 
Lần đầu tiên ông đặt chân tới đất nước Trung Quốc là thời điểm giữa năm 1955; lúc đó, Bộ tổng Tham mưu cử một đoàn cán bộ đi sang Trung Quốc nghiên cứu học tập về phòng thủ bờ biển. Trong đoàn có cán bộ của hai ngành Tác chiến và Công binh, ông Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu Trưởng cử ông Lê Đức Anh, Phó cục trưởng Cục Tác chiến làm Trưởng đoàn.

Lần thứ hai là vào khoảng gần cuối năm 1957, ông là thành viên trong đoàn cán bộ Bộ tổng Tham mưu do ông Văn Tiến Dũng dẫn đầu, đi sang Trung Quốc bàn về trang bị cho quân đội ta. Sang tới nơi, ông Dũng chủ động nói: “Ở miền Nam Việt Nam hôm nay, quân Mỹ-ngụy dùng xe bọc thép, máy bay trực thăng, tàu thủy, xả súng bắn giết đồng bào. Chúng tôi cần các đồng chí giúp đỡ - cho chúng tôi trung liên, đại liên và súng DKZ cho bộ đội và nhân dân chiến đấu đánh trả”. Nhưng trưởng đoàn phía Trung Quốc, tên là Thành, là Tổng tham mưu Trưởng ngồi mần thinh không nói gì. Và chuyến đi đó, họ chỉ cho ta toàn súng trường K44 bắn phát một, họ bảo để trang bị cho dân quân du kích phòng chống càn.

Phải đến lần thứ ba sang Trung quốc mới thật sự gây ấn tượng mạnh mẽ đối với ông.
Tháng 11 năm 1963, theo sự sắp xếp của tổ chức, ông Lê Đức Anh bí mật đi trên “Con tàu Không số” trở về chiến trường Nam Bộ, làm Tham mưu Trưởng Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam (lúc đó có mật danh là B2).
 
Đến cuối năm 1966, ông được Trung ương gọi ra miền Bắc báo cáo tình hình chiến trường. Ngay sau đó, hai ông Văn Tiến Dũng và Lê Đức Anh được Bí thư Thứ Nhất Lê Duẩn cử đi trong đoàn cán bộ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang Trung Quốc.
Từ miền Nam ra Bắc và cả khi ông đi cùng đoàn sang Trung Quốc, đều đi bằng máy bay của Hoàng gia Cam-phu-chia; vì lúc đó miền Bắc đang bị máy bay của đế quốc Mỹ ném bom phá hoại, việc đi lại rất khó khăn. Máy bay của Hoàng gia Cam-phu-chia đưa đoàn cán bộ sang Quảng Châu, rồi từ Quảng Châu đi Tô Châu để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Cuộc tiếp kiến này có đại diện Chính phủ, đại diện Bộ Quốc phòng và đại diện của Bộ Ngoại thương Trung Quốc là ông Lý Cường, Thứ trưởng; phía Bộ Ngoại thương Việt Nam là ông Lý Ban, Thứ trưởng.
Khi tiếp kiến, Chủ tịch Mao Trạch Đông hỏi không nhiều, rất ngắn gọn là đằng khác: “Quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam đông, tư tưởng của người dân và chiến sỹ Việt Nam thế nào?”. “Hiện nay, cách mạng ở miền Nam của các đồng chí có khó khăn gì?” Khi đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Đồng chí Lê Đức Anh mới ở miền Nam ra, hãy trả lời Mao Chủ tịch”. Ông Lê Đức Anh liền trả lời thẳng vào hai câu hỏi của Chủ tịch Mao – “Thứ nhất về tư tưởng, Mỹ vào đông vậy chứ đông hơn nữa thì bộ đội và nhân dân miền Nam cũng quyết đánh. Hai là, về khó khăn, vừa qua và hiện tại tất cả là tự lực, súng đạn tự tạo và súng trường Bá đỏ K44 sản xuất theo kiểu mẫu trước Đại chiến thế giới lần thứ nhất, có gì đánh nấy. Nhưng hiện nay có khó khăn rất lớn là xe tăng và máy bay của Mỹ rất nhiều nhưng Việt Nam thiếu vũ khí chống tăng, súng bắn máy bay và đánh tàu thủy; thiếu đô-la để mua gạo, vì từ trước đến nay cách mạng ở miền Nam Việt Nam vẫn mua gạo từ Cam phu chia và Thái Lan là chủ yếu, mà mua bên đó phải mua bằng đồng đô-la”.
Nghe xong, Mao Chủ tịch liền chỉ tay vào các quan chức, những người dưới quyền ông đang có mặt: “Hãy giải quyết cho các đồng chí ở miền Nam Việt Nam súng đạn và tiền!” . Lúc đó, ông Lê Đức Anh thầm nghĩ – “ông chỉ tay và nói thế thôi, chứ cụ thể thì nếu có được thì chắc còn lâu”. Nào ngờ, xong việc, đoàn Việt Nam về liền, khi về đến Việt Nam thì cũng được tin Đảng cộng sản, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đang tích cực thực hiện chỉ đạo của Mao Chủ tịch. Và sau đó không lâu, vũ khí được chở thẳng từ Trung Quốc sang cảng Xi-ha-núc-vin; từ Xi-ha-núc-vin đưa tới Kra-chia, Công-pông-chàm rồi chở về biên giới Việt Nam rất nhanh. Tiền Đô la thì được đưa theo một “tuyến đường đặc biệt”. Khi ông Lê Đức Anh trở về Miền Nam thì đã thấy có súng, đạn và gạo – Khối lượng vật chất này đã thật sự nâng nhanh sức mạnh chiến đấu cho bộ đội và nhân dân miền Nam.

Tháo ngòi nổ xung đột biên giới Việt – Trung; Từ phát kiến ý tưởng đến thực thi kế sách đưa Việt Nam thoát ra khỏi vòng xoáy xung đột của các nước lớn
Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ Sáu, từ ngày 15 đến 18/12/1986. Đại hội VI là mốc son lịch sử trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Tại Đại hội này, Đảng đã đề ra Đường lối Đổi mới và quyết định khởi xướng sự nghiệp Đổi mới đất nước. Đại hội đã bầu ông Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư. Đoàn đại biểu Quân đội có ba tướng: Lê Đức Anh, Nguyễn Quyết và Đoàn Khuê được bầu vào Bộ Chính trị. Sau Đại hội, Trung ương Đảng và Quốc hội đã quyết định bổ nhiệm ông Lê Đức Anh làm Bộ trưởng Quốc phòng, ông Đoàn Khuê làm Tổng tham mưu Trưởng, ông Nguyễn Quyết làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Lúc này, cuộc xung đột quân sự vẫn đang diễn ra trên biên giới Việt-Trung vô cùng căng thẳng.
Ngay sau đại hội, đầu năm 1987, có cuộc họp "Bộ Chính trị hẹp" tại Nhà Con rồng-Bộ Quốc phòng. Tại đây, sau hai chuyến đi thị sát trực tiếp toàn tuyến biên giới phía Bắc trở về, tướng Lê Đức Anh đã báo cáo toàn bộ tình hình biên giới phía Bắc, báo cáo những suy nghĩ của ông về Mỹ, Trung Quốc, về các nước ASEAN, liền sau đó, ông giải trình những đề xuất của mình. Ông nói: “Trên biên giới, phía bên kia họ bắc loa chửi ta và kể công, nếu bộ đội ta cứ chửi lại, bắn lại thì không làm được công tác tư tưởng. Thà rằng họ đánh sâu vào nội địa ta như Pôn Pốt đánh ta ở biên giới Tây Nam thì ta nói họ là xâm lược và ta kêu gọi chống xâm lược thì dễ. Đằng này qua thăm dò, khảo sát trực tiếp, qua tin tức và phân tích tình hình nhiều mặt, tôi thấy rằng họ không có ý đồ xâm lược, mà họ gây xung đột biên giới với ta nhằm một mục đích khác, ngoài ý đồ xâm lược. Còn Mỹ, sau thất bại chiến tranh Việt Nam, Mỹ câu kết với phản động quốc tế, dùng Pôn Pốt ở Cam-phu-chia đánh ta để trả thù, làm cho ta suy yếu và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực, nhưng đến bây giờ ý đồ này cũng đã thất bại. Trong khi Mỹ chưa có chính sách gì mới đối với Việt Nam là thời cơ ta có thể tiến hành phá bao vây cấm vận. Các nước ASEAN gần đây cũng đã có sự phân hoá và thay đổi. Trước đây Lý Quang Diệu nói ta rất dữ, gần đây đã khác. Thái Lan cũng đã thay đổi, nhất là từ khi Xạt-xai Xu-ha-vẳn lên làm Thủ tướng. Có khá nhiều ban lãnh đạo của các nước ASEAN lệ thuộc Mỹ và Trung Quốc. Bây giờ ta tìm cách gia nhập vào ASEAN để nâng tinh thần độc lập tự chủ của họ lên, họ sẽ dần cảm thấy không bị lệ thuộc vào Trung Quốc và Mỹ nữa”.
Nghe ông nói, mọi người rất hào hứng và tán thành, tuy nhiên cũng có ý kiến còn băn khoăn: - Liệu vào ASEAN ta có lôi kéo được họ không hay lại bị họ lôi kéo? Với lại, nếu xét ở khía cạnh kinh tế thì hiện các nước trong ASEAN đang giàu và mạnh hơn ta nhiều lần, liệu họ có chịu không? Chưa chắc họ chịu mình đâu.
Tướng Lê Đức Anh nói: “Nếu chỉ vì mục đích kinh tế thì khó, vì ta đang nghèo về kinh tế. Nhưng ta có hai cái "giàu" là giàu về chính trị và về địa lý, giàu về tiềm năng con người. Ban đầu về kinh tế có thể ta chưa có thế và chưa có lợi gì; nhưng về chính trị thì ta có thế của một nước độc lập có chủ quyền, mà nền độc lập của ta không phải nói suông, cả dân tộc ta đã đổ bao nhiêu mồ hôi, xương máu và trí tuệ mới có được. Lòng tự trọng, tự tôn dân tộc thì anh nào cũng có. Ta vào thì họ sẽ có chỗ dựa về chính trị để họ vươn lên vì từ trước đến nay họ thường xuyên bị nước lớn chi phối. Họ cần ở ta là cần về chính trị trước tiên, mà ta lại có "vốn lớn" về chính trị. Trong khối ASEAN tuy có một số nước trước đây rất "căng" với ta, nhưng gần đây đã có những dấu hiệu thay đổi. Và cũng có những nước sẽ ủng hộ ta vào, những nước này từ lâu vẫn có thiện cảm với Việt Nam, từng đồng tình và ủng hộ Việt Nam chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, như Indonesia chẳng hạn. Ta sẽ đặt chân vào ASEAN từ cánh cửa của những nước như vậy. Nhưng những bước đi đầu tiên phải hết sức bí mật và thận trọng. Nếu ta không vào thì Mỹ và một số nước lớn sẽ tiếp tục phá ta, thậm chí tiếp tục dùng một số nước ASEAN để phá ta. Còn nếu ta vào được thì họ không phá được ta mà ngược lại, ta sẽ là chỗ dựa về chính trị để các nước ASEAN vươn lên”.
Khi họp bàn, các thành viên của Bộ Chính trị đều nói: "Thế thì được!" Không có ai nói khác. Có người còn hứng khởi: "Như vậy có tư tưởng rồi, hệ thống rồi, được lắm!" Lúc đó ông Phạm Văn Đồng nói: "Việc này bên Ngoại giao làm là đúng chức năng rồi, mà Bộ Quốc phòng phải phối hợp; nhưng việc lớn này cả Đảng và Nhà nước cùng làm mới xong". Ông Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao cũng nói rất hăng hái: "Bây giờ các anh cứ quyết, tôi xin làm ngay!" Ông Trường Chinh bảo: "Bộ Ngoại giao làm là tất nhiên rồi. Nhưng trước hết đề nghị anh Lê Đức Anh suy nghĩ cách làm, biện pháp cụ thể, và đề nghị giao cho anh Đức Anh làm cái đoạn "mở đầu"". Mọi người nhất trí. Tướng Lê Đức Anh nói: “Tôi xin làm "mở đầu" với Trung Quốc!”; và ông nói vui: “Có chết thì tôi xin chết trước!…”.
Trong suy nghĩ, tướng Lê Đức Anh dự kiến mình sẽ mở "hai luồng thăm dò": Một là thăm dò qua cộng đồng người Hoa kiều ở khu vực Chợ Lớn thành phố Hồ Chí Minh, vì từ xưa đến nay, nói chung cộng đồng người Hoa kiều ở các nước trên thế giới, họ có truyền thống đoàn kết bao bọc nhau rất hay, có tổ chức chặt chẽ và có sự quan hệ mật thiết với chính phủ của Trung Hoa lục địa. Bởi vậy gặp gỡ, tiếp xúc, thăm dò từ khối Hoa kiều này thì có thể "bắt mạch" được tư tưởng của Chính phủ nước họ. Hai là thăm dò qua đường Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội.
Khoảng mươi ngày sau, tướng Lê Đức Anh vào gặp Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Ông Võ Trần Chí, Bí thư Thành ủy nói với Ban Hoa vận của Thành ủy tiến hành mời và gặp gỡ một số người đại diện và có uy tín trong cộng đồng bà con người Hoa của khu vực Chợ Lớn. Cuộc gặp giữa tướng Lê Đức Anh với đại diện bà con Hoa kiều đã diễn ra tại trụ sở của Thành ủy trong không khí thân tình và thẳng thắn. Có 8 Hoa kiều, cùng dự có một đồng chí đại diện Thành ủy.
Mở đầu, tướng Lê Đức Anh điểm lại quá trình quan hệ hữu nghị của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Trung Quốc-Việt Nam. Ông cũng nói có những đồng chí người gốc Việt Nam nhưng đã tham gia Giải phóng quân Trung Quốc, trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc. Cũng có khá nhiều người gốc Trung Quốc là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Rồi ông nói về Cộng đồng người Hoa suốt mấy chục năm qua định cư, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đã tham gia, đóng góp vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, chính ông đã trực tiếp chứng kiến có những bà mẹ người Hoa đã nuôi dấu và cứu chữa thương binh là bộ đội Giải phóng ngay tại nhà mình, bất chấp nguy hiểm, đó là những nghĩa cử cao đẹp của bà con Hoa kiều tại khu vực Chợ Lớn này…” Người Việt và người Hoa, Trung Quốc và Việt Nam, hai nước bấy lâu vẫn đoàn kết, hữu nghị là chuyện bình thường. Vừa rồi xảy ra chuyện Trung Quốc và Việt Nam lại xung khắc nhau là chuyện không bình thường. Vậy thì yêu cầu bà con người Hoa hãy góp sức mình để hàn gắn lại tình hữu nghị, để xoá bỏ cái không bình thường này đi. Tình hữu nghị Trung-Việt là truyền thống tốt đẹp và bền lâu, chúng ta cần làm cho nó bền vững và phát triển”.
Khi nói lên những điều này, ông thấy họ nghe và nét mặt họ rạng rỡ, phấn chấn lắm. Nói xong, khi ông đề nghị họ phát biểu, họ nói rằng: "Từ lâu rồi chúng tôi cũng muốn như thế. Việt Nam và Trung Quốc cứ tốt như hồi xưa với nhau, giúp nhau như anh em trong nhà thì chúng tôi sung sướng lắm. Sống trên đất Việt Nam, chúng tôi cũng muốn chăm lo xây dựng gia đình và góp công xây dựng đất nước Việt Nam, quê hương thứ hai của mình …"
 
Dịp này, Ban Đối ngoại Trung ương có chỉ đạo bộ đội ta ở một số chốt giáp đường biên đưa thuốc lá, thuốc lào sang mời bộ đội bên Trung Quốc. Họ rất phấn khởi. Khi anh em mình hỏi vì sao cứ bắn pháo sang Việt Nam thì họ chỉ lên trời, ý nói tại trên ra lệnh thì họ phải làm chứ trong lòng họ không muốn hai bên bắn nhau. Qua đó ta hiểu được phần nào của họ.
 
Tiếp xúc với bà con Hoa kiều xong, tướng Lê Đức Anh liền trở ra Hà Nội. Khoảng nửa tháng sau, ông chỉ đạo cho Thiếu tướng Vũ Xuân Vinh, Cục trưởng cục Đối ngoại quân sự đi mời Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy đến dùng cơm với ông tại nhà khách Bộ Quốc phòng, ở số 28 phố Cửa Đông. Khi hai người, chủ và khách bắt tay nhau thì đồng chí Cục trưởng ý tứ khép cửa lại và bước ra phòng ngoài. Cuộc gặp tuy bí mật nhưng không khí thoải mái và không ai cảm thấy có gì căng thẳng. Hai người vừa ăn cơm vừa nói chuyện. Tướng Lê Đức Anh điểm lại quá trình quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nói rằng Trung Quốc giúp Việt Nam về cách mạng nói chung, về quân sự nói riêng là rất quan trọng. Từ chiến dịch Biên Giới năm 1950, Hồ Chủ tịch lên tận nơi để chỉ đạo, Mao Chủ tịch đã cho hai đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh cùng Đoàn cố vấn Trung Quốc sang giúp đỡ bộ đội Việt Nam về cách đánh chiến dịch như thế nào. Ở Điện Biên Phủ, nếu không có lựu pháo, vũ khí đạn dược và quân trang quân dụng của Trung Quốc giúp thì Việt Nam khó giành được thắng lợi. Rồi những năm đánh Mỹ, có những đoàn cán bộ, những đoàn học sinh miền Nam được gửi ra Bắc rồi đưa sang Trung Quốc học tập. Rồi chuyện Quân đội Việt Nam hành quân vượt Thập Vạn Đại Sơn theo điện yêu cầu của đồng chí Chu Ân Lai sang đánh dẹp quân Tưởng, giải phóng vùng đất Ung-Long-Khâm để đón đại quân Nam Hạ của Giải phóng quân Trung Quốc v.v…
Rồi ông khẳng định: “Đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, công lao của Việt Nam là chính nhưng là công chung của hai Đảng, hai nước. Vậy mà bây giờ tại sao lại xung đột với nhau. Việc này không phải do dân và bộ đội gây ra, mà do lãnh đạo của hai nước gây ra. Đề nghị đồng chí Đại sứ báo cáo với lãnh đạo của Trung Quốc. Tôi mới nhận chức nhưng cũng sẽ báo cáo với lãnh đạo của Việt Nam; để lãnh đạo hai nước gặp nhau giải quyết việc này”. Ông cũng kể lại với Đại sứ Trương chuyến đi với Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Tô Châu gặp Mao Chủ tịch. Khi Mao Chủ tịch hỏi có khó khăn và cần gì, ông nói rằng cần súng đạn và tiền để mua gạo, thì một tháng sau chiến trường Nam Bộ đã nhận được vũ khí và tiền … Khi nghe nói vậy thì ông thấy Đại sứ Trương mừng lắm, nét mặt phấn khởi nói rằng: "Thế thì tôi phải về nhanh để báo cáo với lãnh đạo bên tôi…"

Đến đây, sứ mệnh "mở luồng" và "thăm dò" mà Bộ Chính trị tin cậy giao cho Tướng Lê Đức Anh, được xem như đã hoàn tất. Quả nhiên sau đó, trong chuyến đi thăm Singapore (tháng 7/1990), Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đã "đánh tiếng" là "Sẵn sàng bình thường hoá quan hệ với Việt Nam". Thời điểm này ta cũng đã hoàn tất việc rút toàn bộ Đoàn chuyên gia và Quân tình nguyện Việt Nam ở Camphuchia về nước. Thực chất Mỹ đã thua ta tại "Ván bài Camphuchia" nhưng ở thời điểm này Mỹ không tỏ ra cay cú mà ngược lại, có phần cám ơn Việt Nam vì hai lẽ, một là đã làm tan rã chế độ diệt chủng Pôn-Pốt mà cả loài người nguyền rủa, hai là việc rút toàn bộ quân Việt Nam về nước đã có tác động tích cực trong việc Liên Xô rút quân ra khỏi Apghanistan, điều mà Mỹ rất mong muốn.
  
Tuy nhiên những sự kiện trên là những dấu hiệu rất cơ bản để tiến tới việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, nhưng đó là sự kiện diễn ra ở cấp lãnh đạo cao nhất của hai Đảng và hai Nhà nước (Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ), là những cuộc gặp hẹp và bí mật. Bởi vậy cán bộ ở cấp dưới, nhất là ở cơ sở và bộ đội hai bên đường biên không thể biết, do đó hàng ngày trên tuyến biên giới vẫn chưa có sự thay đổi lớn theo xu hướng hoà bình hữu nghị mà vẫn duy trì không khí xung đột căng thẳng; tuy lúc này phía bên kia không còn cho quân tiến công sang, nhưng bộ đội của họ vẫn bắc các dàn loa phóng thanh chửi rủa với những lời lẽ rất tệ hại nặng nề và vẫn bắn pháo sang bên đất của ta. Nhất là ở Quảng Ninh, họ chửi và bắn pháo rất nhiều. Anh em mình nghe rát tai, tức quá thì cũng chửi lại và nạp đạn pháo bắn lại.
Khi lên thị sát biên giới, tướng Lê Đức Anh nhắc nhở thì anh em thôi, không bắn, không chửi lại nữa. Ông nói với anh em: “Chừ họ chửi một, các đồng chí chửi lại mười; họ bắn một, các đồng chí bắn lại mười, cứ như thế này thì không làm được công tác tư tưởng, không giải quyết dứt điểm được tình hình”. Anh em cán bộ hỏi: "Vậy thưa Thủ trưởng, giờ ta làm gì để giải quyết được tình hình?". Ông bảo, họ bắc loa chửi ta thì ta nhắc lại truyền thống và quá trình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước; họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta "bắn lại" bằng tình hữu nghị! Nhất định phải làm mọi cách để nối lại tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Trung. ở cao điểm Vị Xuyên, bộ đội hai bên nhìn rất rõ nhau vì chỉ cách nhau mấy chục thước. Ông bảo anh em mang thuốc hút và diêm quẹt sang mời họ. Bên họ cũng nhiều anh em nghiện thuốc nên họ phấn khởi lắm. Bộ đội hai bên nói chuyện với nhau và cũng thôi không chửi, không bắn nhau nữa.

Tại một số điểm chốt, ông bảo anh em hãy lui về phía sau một quãng. Cán bộ, chiến sỹ đều nói rằng “Nếu mình lui mà bên kia họ lên thì lo lắm!”. Ông bảo “Cứ rút đi!”. Tiếp đó, ông cho rút từng phần các đơn vị chủ lực về phía sau, về tuyến hai để đưa dân quân, bộ đội địa phương và bộ đội biên phòng lên tuyến một. Lúc đó tâm lý chung của các "Tư lệnh chiến trường" và cán bộ chỉ huy các cấp là lo sợ, không anh nào dám cho chủ lực và các đơn vị dưới quyền mình lui xuống.
 
Một hôm ông đến sở chỉ huy của Sư đoàn 316 thuộc Quân khu 2 ở phía dưới Phố Lu; khi tướng Vũ Lập, Tư lệnh Quân khu kéo đồng chí An là Chỉ huy trưởng Sư đoàn 316 lại gặp riêng ông và hỏi: "Báo cáo Bộ trưởng, đêm qua đồng chí An này đã báo cáo tôi cho đơn vị của đồng chí này lui xuống?!" Ông liền trả lời: “Đúng thế!”, thì tướng Vũ Lập tỏ vẻ sửng sốt, bất ngờ mà nói rằng "Vậy thì xin anh cho văn bản!" Tướng Anh liền bảo đồng chí Phi Long, Cục phó cục Tác chiến: “Viết lệnh để tôi ký liền!”. Thấy thái độ kiên quyết của ông, ông Vũ Lập liền nói vẻ xoa dịu: "Anh lệnh thì chúng tôi chấp hành, dù mệnh lệnh bằng giấy hay bằng miệng cũng chấp hành. Nhưng anh cho giấy để cơ quan còn lưu trữ."
 
Thực chất lúc này, đối với ý định của ông, chưa phải là điều chỉnh bố trí chiến lược, mà ông chỉ thực hiện điều chỉnh sơ bộ, vừa để cho thế phòng thủ biên giới của bộ đội ta có chiều sâu, có thế vững chắc hơn, vừa để thăm dò phía bên kia. Khi trở về Hà Nội, ông đã báo cáo hết tình hình với Bộ Chính trị.

Tiếp đó, cuối tháng 7/1991, tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên của Bộ Chính trị sang Trung Quốc (thực chất là “đi tiền trạm”) bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Cùng đi có đồng chí Hồng Hà, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Sáng ngày 28 bắt đầu khởi hành. Trên đường đi Bắc Kinh, các ông dừng chân ở Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây. Ông Triệu Phú Lâm, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Quảng Tây và ba cán bộ của Văn phòng Khu ủy; ông Chu Thiện Khanh, Phó trưởng Ban Đối ngoại và ba cán bộ, phiên dịch của Ban Đối ngoại Trung ương Trung Quốc ra đón các ông ở sân bay Nam Ninh. Đây là lần thứ tư trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông Lê Đưc Anh sang đất nước Trung Quốc. Dùng cơm trưa ở Quảng Tây xong, các ông đã bay luôn lên Bắc Kinh.
Sáng hôm sau, 29/7, từ 9 giờ đến 12 giờ, ông Kiều Thạch, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc làm việc với hai ông tại Đại lễ đường. Cùng dự về phía Trung Quốc còn có các ông: Chu Lương và Chu Thiện Khanh, Trưởng và Phó trưởng ban Đối ngoại Trung ương; Chu Sỹ Cầm, Trịnh Quốc Tài là Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục 2 Châu á Ban Đối ngoại; Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam; Từ Đôn Tín, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Cuộc họp này để chuẩn bị cho cuộc hội đàm chính thức với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân sau đó. Làm việc họp hành xong, đến 12 giờ 30 thì ông Kiều Thạch và các ông kể trên dự bữa cơm thân mật với hai ông tại phòng Tân Cương của Đại lễ đường.
 
Cuộc hội đàm chính thức diễn ra tại Trung Nam Hải vào buổi chiều ngày 31/7/1991. Phía Trung Quốc do Tổng bí thư Giang Trạch Dân làm Trưởng đoàn. Trước khi hội đàm, có ít phút gặp riêng giữa Tổng bí thư Giang và tướng Lê Đức Anh, có hai phiên dịch của hai Ban Đối ngoại Trung ương Việt Nam và Trung Quốc. Ông Giang Trạch Dân liền nêu một vấn đề khá "hóc búa": "Tới đây lãnh đạo cấp cao hai nước gặp nhau sẽ mở lại trang sử tốt đẹp quan hệ Trung-Việt. Nhưng có một vấn đề quan trọng phải bàn riêng, vì ra họp chung khó nói. Tôi ở địa phương mới lên làm Tổng Bí thư. Trước chưa biết, nhưng nay nghiên cứu lịch sử mới biết là Nam Sa tức Trường Sa là của Trung Quốc". Nghe vậy, tướng Lê Đức Anh liền nói: “Tôi cũng như đồng chí, tôi ở chiến trường mới về Trung ương; khi về có dịp nghiên cứu về lịch sử, địa lý và pháp lý thì thấy Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Bây giờ chúng ta nên cử các cơ quan chức năng nghiên cứu và xác định cụ thể”. Nghe vậy, ông Giang không nói gì nữa; ông cười rồi ông bảo: "Tới giờ rồi, mời đồng chí ra hội đàm!.."
 
Theo Tướng Lê Đức Anh, nhìn chung cuộc hội đàm đạt kết quả tốt; mọi vấn đề đặt ra đều được hai bên thoả thuận, nhất trí, kể cả việc giải quyết vấn đề Campuchia. Có một điểm tốt, khác với cuộc gặp hai bên vào năm trước ở Thành Đô là phía Trung Quốc không còn lấy việc giải quyết vấn đề Campuchia làm điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hoá quan hệ Trung-Việt nữa. Lúc đó Khơ-me đỏ đã tan, Trung Quốc cần ta đồng tình việc đưa Quốc vương Xi-ha-núc trở về Campuchia, mà thời điểm đó Xi-ha-núc đang ở Bắc Kinh. Trung Quốc cũng thấy rằng quan hệ hữu nghị với Việt Nam để phát triển là một nhu cầu của cải cách, mở cửa của họ. Khi họ gặp thái độ của ta rất phải chăng thì họ tiếp thu ngay. Họ đang có nhu cầu phát triển, ta cũng có nhu cầu bình thường hoá quan hệ để ổn định và phát triển, hơn nữa bối cảnh Quốc tế lúc này Liên Xô đã tan rã, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng sụp đổ, do đó hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa Trung-Việt đã gặp nhau như một tất yếu lịch sử.(1)
 
Tiếp đó là những cuộc tiếp xúc trao đổi giữa hai Ban Đối ngoại Trung ương của hai Đảng, giữa Bộ Ngoại giao hai nước và giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm với Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy.
 
Đến tháng 11/1991, nhận lời mời của Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc Lý Bằng, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu sang thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 10. Sau lễ đón và hội đàm, hai bên ra Thông cáo chung và ký kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường giữa hai nước Trung-Việt trên cơ sở 5 nguyên tắc hoà bình, đồng thời ký kết cả quan hệ bình thường giữa hai Đảng, khép lại 15 năm đối đầu căng thẳng.
Lịch sử nhân loại ở những thập niên cuối thế kỷ 20 có ba “cuộc lui quân vĩ đại”. Thứ nhất là quân đội Liên Xô rút khỏi Apghanistan; tuy không có sự xua đuổi nhưng không được người dân “đưa tiễn thắm tình”. Thứ hai là cuộc rút quân về nước trước thời hạn của Quân tình nguyện và đoàn chuyên gia Việt Nam. Cả đất nước Chùa tháp rực rỡ cổng chào, cờ hoa cùng các tầng lớp nhân dân Campuchia lưu luyến đưa tiễn. Trước Hoàng cung, Quốc trưởng Nô-rô-đôm Xi-ha-núc và Vua Sãi Tếp Vông trịnh trọng quàng vòng Nguyệt quế lên cổ Đại tướng, Tổng chỉ huy Quân tình nguyện và Đoàn chuyên gia Việt Nam Lê Đức Anh rồi thống thiết nói lời cảm ơn Đảng, Nhân dân và Quân tình nguyên Việt Nam đã chịu gian khổ, hy sinh, không tiếc máu xương, sức lực, trí tuệ và của cải để cứu Dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và hồi sinh Đất nước Chùa tháp từ tiêu điều xơ xác trở nên xanh tươi bền vững. Thứ ba là cuộc lui quân, chấm dứt việc đấu súng, đấu trí của hai Quân đội, hai Nhà nước, khôi phục đường biên giới hữu nghị, lập lại quan hệ bình thường giữa hai Quốc gia Việt Nam - Trung Quốc. Có thể nói, trong ba cuộc lui quân vĩ đại này, thì hai cuộc sau đều là “cuộc lui quân Đẹp!”, lui quân vô cùng ngoạn mục, mà người được giao trọng trách lớn lao, vừa thiết kế vừa tổ chức thực hiện nó, chính là Đại tướng Lê Đức Anh!
Đại tá Khuất Biên Hòa
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Canhsat4sao2: KẾT LUẬN ĐIỀU TRA CỦA PHƯƠNG AN,MINH VŨ,NAM TRUNG ...

Canhsat4sao2: KẾT LUẬN ĐIỀU TRA CỦA PHƯƠNG AN,MINH VŨ,NAM TRUNG ...: Ngày 10.2 tới đây, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai sẽ đưa Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung theo Điều 258 Bộ luật Hình sự (“Lợi ... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Tiết lộ về 50 chai rượu “bôi trơn” trong thương vụ TSB Liêu Ninh


Thế giới ) - (Đại lộ) -Tháng 1/1998, Xu Zengping cầm tất cả các tài liệu cần thiết, cùng hơn 50 chai rượu Erguotou lên máy bay tới Ukraine để đàm phán mua tàu sân bay Varyag (nay là Liêu Ninh).
tiet lo ve 50 chai ruou boi tron trong thuong vu tsb lieu ninh
Tờ Want Daily (Đài Loan) cho hay, Xu Zengping, một doanh nhân Hồng Kông, đồng thời là người đã mua tàu sân bay Varyag (sau này trở thành tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc) gần đây tiết lộ rằng:
Ông đã mang hơn hơn 50 chai rượu mạnh Erguotou (một nhãn hiệu rượu khá nổi tiếng ở Bắc Kinh) đến mời các quan chức Ukraine, trước khi mua được tàu Varyag với giá 20 triệu USD.
Con tàu này đã trở thành biểu tượng cho tham vọng hải quân của Trung Quốc sau khi được tân trang và đổi tên.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ SCMP (Hồng Kông), Xu cho biết vào tháng 6/1996, ông bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch mua từ Ukraine chiếc tàu sân bay thời Liên Xô đang bị bỏ xó.
Tàu sân bay Liêu Ninh - Ảnh: Reuters
Đầu tiên, Xu lập một công ty ở Kiev và thuê 12 kỹ sư tàu thủy Trung Quốc để tham gia nghiên cứu tại đó.
Từ tháng 1/1988 – 1999, Xu tiến hành đàm phán với các quan chức địa phương.
Theo bài viết, tháng 1/1998, Xu cầm tất cả các tài liệu cần thiết, cùng hơn 50 chai rượu Erguotou lên máy bay tới Ukraine để đàm phán mua tàu sân bay.
Sau khi “bôi trơn” các quan chức Ukraine, nhà máy tại đây đã đồng ý bán con tàu cùng với bản thiết kế.
Khi đó, chính phủ Ukraine ra điều kiện rằng con tàu không được sử dụng vào mục đích quân sự.
“Lúc đó, tôi nói với họ rằng tôi muốn xây một khách sạn và sòng bạc nổi lớn nhất thế giới” – Xu nói.
Tuy nhiên, theo Xu, ngay cả khi vào năm 2012, Liêu Ninh được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc làm tàu huấn luyện thì điều này cũng không vi phạm hợp đồng.
Xu giải thích:
Theo hợp đồng, tôi không được cải tạo con tàu để phục vụ mục đích quân sự nhưng hợp đồng không đề cập tới việc tôi không thể chuyển nhượng con tàu cho một bên khác vì mục đích đó.
Tôi không phải là người dùng con tàu vào mục đích quân sự”.
xuzengping-ky-net-6530-1421729634.jpg
Ảnh chụp ông Xu Zengping vào năm 2012, khi tàu sân bay Liêu Ninh được chính thức bàn giao cho hải quân Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Bên cạnh đó, Xu cho biết khi được kỹ sư trưởng đưa đến nhà máy để kiểm tra động cơ turbine của tàu, ông nhận thấy 4 động cơ đều còn mới, được bôi dầu mỡ cẩn thận, mỗi chiếc đều có giá ban đầu là 20 triệu USD.
Tuy nhiên, một nguồn tin nói với Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) rằng, khi ấy, chỉ có nồi hơi và hệ thống trục của tàu là còn nguyên vẹn.
Tất cả hệ thống điều khiển và mạng lưới đường ống dẫn trên tàu đều không hoạt động, giống như “một chiếc máy tính không có bất cứ phần mềm nào, nó chỉ là một đống sắt vụn”.
Theo nguồn tin này, Hải quân Trung Quốc đã phải bỏ ra rất nhiều công sức để khôi phục lại hệ thống của con tàu.
Về điểm này, Xu cũng thừa nhận, nhiệm vụ khôi phục lại chiếc tàu sân bay có rất nhiều việc cần làm.
“Bạn có biết tại sao số hiệu của Liêu Ninh lại là 16 không? Đó là bởi chúng tôi phải mất 16 năm mới hoàn tất việc khôi phục con tàu (từ khi Trung Quốc thực hiện thương vụ đến khi hoàn thành)” – Xu nói.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Huawei- “Con ngựa thành Troy” của Chính phủ Trung Quốc?

Ông Ren Zhengfei, người sáng lập tập đoàn cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới Huawei, từng là sĩ quan kỹ thuật của quân đội Trung Quốc.
Theo tờ Business Spectator, ông Ren là người rất kín tiếng và không thích được phỏng vấn. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông mới chỉ trả lời phỏng vấn báo giới có 5 lần và lần gần nhất là tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos diễn ra vào tháng 1/2015 vừa qua.
Ông Ren Zhengfei người sáng lập tập đoàn Huawei (Ảnh Reuters)
Trong cuộc phỏng vấn đó, ông Ren, người từng là sĩ quan kỹ thuật của quân đội Trung Quốc, đã trả lời hàng loạt câu hỏi về bản thân, về tập đoàn Huawei cũng như mối liên kết giữa Huawei và quân đội Trung Quốc.
Nhiều câu trả lời của ông khiến giới chức Trung Quốc không khỏi “phật lòng”, trong đó có việc Huawei đã từng phạt hàng nghìn lao động vì gian dối cũng như việc Huawei từng hợp tác với cả quân Chính phủ và phe đối lập trong cuộc nội chiến tại Libya.
 Con ngựa thành Troy của Bắc Kinh?
Một câu hỏi lớn liên quan đến Huawei đó là liệu tập đoàn này có liên hệ gì với quân đội Trung Quốc hay không.
Tuy nhiên, cũng không khó để nhận ra rằng mối liên kết này là hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến hành các cuộc “chiến tranh mạng” nhằm vào nước Mỹ và cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden cũng đã tiết lộ rằng Bắc Kinh đã cố đánh cắp bản thiết kết chiếc máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Mỹ. Với sự hỗ trợ của Huawei, điều này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Thực tế rằng ông Ren đã phục vụ quân đội Trung Quốc cũng dễ khiến người ta nghi ngờ về “mối quan hệ mờ ám” giữa Huawei và Chính phủ Trung Quốc.
Dù tại Davos, ông Ren đã giải thích về việc mình “tình cờ” trở thành binh sĩ như thế nào.
Theo lời ông Ren, trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc thiếu rất nhiều vải và các mặt hàng khác. Chính vì thế Chính phủ Trung Quốc đã nhập máy móc từ Đức về và xây dựng nhiều nhà máy tại các tỉnh vùng xa của nước này.
Do không có các thợ cơ khí lành nghề tại đó, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu quân đội hỗ trợ việc lắp đặt máy móc và ông Ren đã gia nhập quân đội và trở thành một sĩ quan kỹ thuật điều hành các máy dệt vải nhập từ Đức về.
Sau đó, ông Ren giải ngũ vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi Trung Quốc quyết định cắt giảm quân số để tập trung phát triển kinh tế.
Ông Ren cũng chưa bao giờ ngần ngại nói về việc mình luôn ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông luôn nhắc đi nhắc lại rằng: “Chúng tôi là một doanh nghiệp Trung Quốc và hiển nhiên là chúng tôi phải ủng hộ Đảng, và chúng tôi yêu đất nước mình. Tuy nhiên, chúng tôi không làm tổn hại đến các nước khác và luôn tuân thủ các quy định và luật lệ toàn cầu”.
Người sáng lập Huawei còn giải thích về cấu trúc của tập đoàn này để gạt đi những hoài nghi về việc ai là chủ thực sự của tập đoàn này.
Theo ông Ren: “Chúng tôi có 80.000 cổ đông và họ đều làm việc cho Huawei. Tôi là cổ đông lớn nhất với 1,4% cổ phiếu của tập đoàn”.
“Tôi không nghĩ mình phải giải thích thêm gì về việc chúng tôi là ai. Danh tính thực sự của chúng tôi rồi sẽ được sáng tỏ. Chúng tôi không thể ngừng sản xuất, bán hàng và kiếm tiền. Nếu thế chúng tôi sẽ tồn tại ra sao?”, ông Ren nói.
Huawei đe dọa an ninh quốc gia Mỹ?
Huawei là một trong hai doanh nghiệp của Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đe dọa an ninh quốc gia Mỹ (Ảnh AFP)
Cục tình báo Hạ viện Mỹ đã coi Huawei và ZTE (cũng của Trung Quốc) là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước này.
Thậm chị, ông Michael Hadey, một cựu quan chức tình báo Mỹ còn cáo buộc Huawei là gián điệp cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Ren, một ngươi rất thích dùng các ẩn dụ, đã so sánh vai trò của Huawei đối vơi mang lưới viễn thông toàn cầu như những chiếc ống nước.
“Nước nằm trong ống chính là Internet. Mọi hoạt động tìm kiếm trên mạng là đều dựa vào Internet”, ông Ren nói, “chúng tôi được trả tiền để làm những chiếc ống nước đó”.
Đối thủ lớn nhất của Huawei? 
Ông Ren đã trải qua mối quan hệ nhiều thăng trầm với Mỹ và ông là một người rất ngưỡng mộ các công nghệ cũng như phương pháp làm việc kiểu Mỹ.
Tuy nhiên, ông cũng đã phải “ngậm đắng nuốt cay” khi Washington quyết định đẩy Huawei ra khỏi thị trường viễn thông Mỹ, vốn được coi là thị trường màu mỡ nhất thế giới.
Ông Ren thừa nhận rằng Mỹ có thể duy trì vị thế hàng đầu về công nghệ của mình trong vài thập kỷ nữa và Huawei cũng không thể làm gì để thay đổi điều này.
Người sáng lập Huawei cũng tiết lộ rằng, tệ nạn tham nhũng lan tràn trong tập đoàn của ông. Theo đó, khoảng 4.000- 5.000 nhân viên của Huawei đã thú nhận việc họ ăn cắp vặt hoặc làm báo cáo giả.
Chính vì vậy, ông Ren cho rằng, đối thủ lớn nhất của Huawei chính là bản thân họ./.
Trần Khánh/VOV.VN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đằng sau “tin đồn” Trung Quốc sẽ gây xung đột quân sự ở Biển Đông


Khi bình luận trên tờ The National hôm 15/1, Joshua Kurrlantzick, thành viên cấp cao phụ trách khu vực Đông Nam Á trong Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ cho rằng, đối đầu giữa Trung Quốc với các nước láng giềng có thể tạo ra chiến tranh ở châu Á...
 >> "Trung Quốc triển khai tên lửa hạt nhân nhằm vào Nhật"
 >> Kiện đường lưỡi bò: 2015 sẽ có bước ngoặt lớn?

...Và khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam dù diện tích nhỏ bé, nhưng đang là trung tâm của một cuộc tranh chấp quốc tế và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh ở châu Á trong tương lai.
Cũng trong ngày 15/1, khi thăm Học viện đào tạo sĩ quan quân đội ở Fort Bliss, phía tây bang Texas, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã yêu cầu quân đội Mỹ phải sẵn sàng cho những thách thức có thể đe dọa đến an ninh quốc gia. Ông chủ Lầu Năm Góc cảnh báo, thế giới đang bước vào giai đoạn định hình lại với những sự chia rẽ trật tự chưa từng diễn ra kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tuyên bố kể trên của ông Chuck Hagel diễn ra trong bối cảnh Mỹ phải đóng cửa 15 căn cứ quân sự ở châu Âu vì ngân sách bị cắt giảm. Trước đó (8/1), trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Derek Chollet cho biết, 15 căn cứ quân sự của Mỹ ở châu Âu sẽ đóng cửa và việc này tiết kiệm cho Washington khoảng 500 triệu USD/năm. Quyết định đóng cửa căn cứ quân sự và điều chỉnh quân lực của Lầu Năm Góc được công bố sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ đứng trước sức ép: Trong một thập niên tới, ngân sách quân sự của Mỹ sẽ giảm khoảng 1.000 tỉ USD.
Giới phân tích cho rằng, chính sách “xoay trục” của Mỹ bị nhiều nước châu Á coi là khẩu hiệu suông bởi tuy đưa ra những cam kết thúc thúc đẩy hỗ trợ cho khu vực này, nhưng theo báo cáo mới đây của Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ - Washington chỉ chi 4% tổng số tiền viện trợ nước ngoài của mình cho Đông Nam Á. Và mặc dù Mỹ hứa sẽ chuyển 60% số tàu chiến, máy bay đến Thái Bình Dương vào cuối thập niên này, nhưng một số quan chức Đông Nam Á lại cảm nhận rõ rệt về sự suy giảm di chuyển của hải quân Mỹ vào khu vực này.
Máy bay chiến đấu J-10B
Máy bay chiến đấu J-10B
Cùng ngày 15/1, tờ South China Morning Post dẫn lời học giả Trung Quốc Diêm Học Đông, Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế đương đại thuộc Trường đại học Thanh Hoa cho rằng, tầm nhìn của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình về mô hình mới trong quan hệ nước lớn Trung - Mỹ đã được chứng minh là quá nhiều tham vọng và không thực tế.
Bởi lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình cách đây gần 2 năm (tại Hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Barack Obama ở California, Mỹ tháng 6/2013) về việc cùng xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới dựa trên 3 nội dung: Không có xung đột hay đối đầu, tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau và thúc đẩy các mối quan tâm, hợp tác cùng có lợi, đều không được thực hiện.
Nhận định của ông Diêm Học Đông được nhà nghiên cứu độc lập đến từ Trung tâm Australia Benjamin Herscovitch tán đồng khi cho rằng, mô hình mới trong quan hệ nước lớn Trung - Mỹ không hoàn toàn khả thi và lỗi thuộc về 2 phía. Trong khi đó, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường đại học Deakin Chengxin Pan lại cho rằng, thuật ngữ "kiểu mới" mà Bắc Kinh đưa ra có thể là sai lầm vì nó ngụ ý rằng, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh phải trở nên khác hoàn toàn so với những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Giới bình luận cho rằng, dưới thời lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, lần đầu tiên kể từ thời Mao Trạch Đông, Bắc Kinh công khai tuyên bố muốn trở thành một thế lực thống trị châu Á và Trung Quốc đang theo đuổi yêu sách chủ quyền phi lý tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng thừa nhận, mặc dù hợp tác kinh tế, thương mại Nhật - Trung vẫn tăng trưởng, nhưng 2 nước đang ở trong "tình huống tương tự" như Anh và Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngày 13/1, trang mạng Sputnik (Nga) dẫn bình luận của Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Nga Yevseyev về việc Thủ tướng Shinzo Abe muốn phát triển hệ thống vệ tinh thông tin quân sự: Nhật Bản không thể giám sát được tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc từ vũ trụ, trong khi Bắc Kinh chế tạo vũ khí chống vệ tinh chỉ tạo cớ để Tokyo sử dụng chương trình hàng không vũ trụ cho mục đích quân sự.
Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật
Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật
Theo Tân Hoa xã, ngày 16/1 tại cảng Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Hải quân Trung Quốc đã tiếp nhận tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường mới Hoàng Cương với số hiệu 577. Đây là một trong những tàu chiến thế hệ mới của hải quân Trung Quốc với khả năng phát hiện mục tiêu từ xa, được trang bị các hệ thống phòng không và có thể độc lập tấn công tàu chiến và tàu ngầm.
Cùng ngày 16/1, Đài Truyền hình CCTV Trung Quốc đưa tin, tàu hộ vệ tên lửa kiểu mới Hoàng Cương được biên chế cho Hạm đội Đông Hải. Cũng trong ngày 16/1, Đài Phượng Hoàng (Hongkong) cho biết, tàu trinh sát điện tử của Trung Quốc xuất hiện khá thường xuyên tại một số khu vực nhạy cảm.
Vì được cho là tướng thuộc phe "diều hâu" tại Trung Quốc và thường xuyên có những phát ngôn "hiếu chiến" nên phát biểu vừa qua của Thiếu tướng quân đội đã nghỉ hưu La Viện bàn về vấn đề tham nhũng trong quân đội Trung Quốc (được tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời) lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận bởi cho rằng: “Không mấy nước đánh thắng được Trung Quốc”. Giới quân sự nhận định, sau khi thực hiện 2 chủ trương trong nỗ lực lấn chiếm và thiết lập sự kiểm soát Biển Đông trong năm 2014, sang năm 2015, Trung Quốc sẽ nỗ lực kiểm soát trên thực tế tại khu vực này.
Ngày 17/1, tin tặc đã xâm nhập tài khoản mạng xã hội Twitter của tờ The New York Post và Hãng tin UPI và tung tin giả, theo đó tàu sân bay USS George Washington đã bị bắn hỏng trong khi hải quân Mỹ đang tác chiến chống lại các tàu thuyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Thế chiến 3 vừa bắt đầu.
Tờ USA Today dẫn lời Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby khẳng định, Hải quân Mỹ không nhận bất kỳ báo cáo nào về việc tàu USS George Washington bị bắn và hiện nó vẫn an toàn.
 
Theo Tuấn Quỳnh
Dân Trí
Phần nhận xét hiển thị trên trang