Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Thơ TMH quá gay gắt, có lẽ ông không nắm được cuộc chơi đã bắt đầu từ lâu. Tượng sang sông là điều kỳ lạ. Thơ này nhà em chịu không thể ngâm. Biết ngâm giọng nào bi giừ???


HAI BÀI THƠ VỀ BIỂN ĐÔNG CỦA TRẦN MẠNH HẢO :
NẾU TỔ QUỐC TÔI KHÔNG CÒN BIỂN
Thơ Trần Mạnh Hảo.
Mất Hoàng Sa, Trường Sa
Rồng Việt Nam không còn chỗ núp
Không có lối ra
Tổ Quốc như bị giam trong ngục
Xin Ngô Quyền trở về
Xin Trần Hưng Đạo trở về
Dìm quân xâm lược
Tổ Quốc nguy nan
Mỗi người Việt Nam
Hóa thành cọc nhọn
Bán đảo Đông Dương biển mất gần hết
Hồng Hà biết chảy về đâu?
Cửu Long rồi giãy chết?
Linh hồn cha Lạc Long Quân
Không còn chốn đi về
Cái lưỡi bò ngoại tộc
Rót vào tai nhà đương cục
Mười sáu chữ vàng
Miệng vờ ôm hôn
Tay lừa bóp cổ
Lưỡi bò đang liếm sạch biển Đông
Trọng Thủy xưa
Từng dùng lưỡi bò tỏ tình
Lừa tình cướp nỏ
Lừa tình cướp nước
Trong miệng người anh em
Giấu một lưỡi bò
Nếu Tổ Quốc không còn biển
Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ
Chết đuối trên cao nguyên
Chết đuối trong bùn bô-xít
Tổ Quốc không chịu chết
Biển Đông gầm đang hóa Bạch Đằng Giang.
T.M.H.
GIẶC ĐÃ ĐẾN TRƯỚC NHÀ TA ĐỐT BIỂN
Thơ Trần Mạnh Hảo.
Hàng mấy vạn chiến thuyền treo lưới cá
Dùng biển người giặc đang cướp biển Đông
Sao Bộ quốc phòng lại ngồi tri ân giặc?
Hưng Đạo vương ơi, đâu Hội nghị Diên Hồng?
Đâu Dã Tượng, Yết Kiêu, đâu hàng triệu cánh tay Sát Thát?
Đâu cọc nhọn Bạch Đằng, đâu kế sách Bình Ngô?
Giặc đến nhà sao vẫn ngồi ca hát?
Bốn nghìn năm còn giữ nổi cơ đồ?
Máu Sông Hồng đổ ra mà cứu nước
Biển căm hờn dựng sóng cả Trường Sơn
Trăm dãy núi đều lao về hướng giặc
Muôn rừng thiêng bão nổi ngựa tung bờm
Dân tộc hôm nay không có Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Trần Hưng Đạo
Sao lại thừa Lê Chiêu Thống trời ơi!
Từng dáng lúa cũng mang hình gươm dáo
Biển Đông như chảo lửa cháy chân trời
Xin Đức Thánh Trần về giúp cháu con cứu nước
Đại họa nghìn năm nô lệ… lại ngồi im?
Xin những dòng sông vặn hết thừng hết chão
Hướng biển Đông trói tàu giặc chết chìm
Trái tim Việt nghẹn lời nhìn giặc cướp
Hãy sôi lên những đường phố biểu tình
Mặc kệ những mưu đồ Trần Ích Tắc
Dân đen còn đất nước sẽ hồi sinh
Giặc đã đến trước nhà ta đốt biển
Những quả đồi tung nắm đấm ra quân
Những mỏ dầu hãy bật tung thiêu giặc
Biển Đông ơi hãy nổi giận sóng thần…
Sài Gòn đêm ngày 02-8-2012
TRẦN MẠNH HẢO

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có ký lô vàng nào đâu mà đời chẳng nhẹ? Nhà văn là cái gì ở đất nước này chứ???


Câu chuyện Cham – Đời là nhẹ 05. 
“Tôi sợ phải có một tâm hồn cao thượng”
Bị đẩy xuống tàu thời cuộc, để mà “gì cũng có ổng”, nên bà con Cham ở quê nghĩ hẳn tôi đương chức quan nào đó trên Trung ương to lắm, đang thò vai ra gánh trọng trách cộng đồng. Cũng chả lấy gì làm oan, bởi tôi đi đi về về Hà Nội - Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang… như gà mắc đẻ. Thêm mấy chục bận ưỡn ngực trên tivi nữa. Hiểu ra Inrasara CHỈ nhà văn, không ghế cũng chả lương, anh chị em vẫn cho đó là danh vị sang cả. Thế nên, chặng đặng đừng, tôi buộc phải thu nhận bao “đổ thừa” ngổn ngang trăm mối tin tức lẫn tâm tình mà bà con thương tín kí gửi, phải đáp lại bao hóc búa câu hỏi và cả đòi hỏi tưởng không bao giờ có nếu tôi dân Ca-mơ-run. Trong khi ở tận thẳm sâu, tôi thèm làm một thi sĩ vô danh phong phanh giữa trời đất.
“Tôi sợ phải có một tâm hồn cao thượng” – Một nhân vật Dos đã nói thế.
Tôi sợ phải làm thứ nhân vật quan trọng. Làm thần tượng ai đó hay làm thứ anh hùng gì gì đó với tôi thì càng khiếp.
Tôi muôn năm là trẻ con. Sẵn sàng rũ bỏ bao nhiêu gánh nặng để làm nhẹ mình, chối bỏ cả đống cái cũ kĩ để làm mới mình. Mới và nhẹ. Đời sống là nhẹ. Mọi hệ lụy nảy sinh từ đời sống cũng nhẹ nốt. Miễn là ta biết tưởng tượng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà sàn gỗ lim hơn 200 tỷ đồng của đại "da" Điện Biên


Căn nhà sàn nằm giữa chốn "thâm sơn cùng cốc" của đại gia phố núi Điện Biên được dựng từ gần nghìn khối gỗ lim, bao gồm từ cột kèo, xà nhà, tường, sàn... cho đến tường bao.

Ngôi nhà sàn của đại gia Bùi Đức Giang được xây dựng từ hơn 500 m3 gỗ lim nguyên khối nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Him Lam (Điện Biên), bao bọc bởi một dải núi vòng cung hình bán nguyệt, phía dưới là lòng hồ Huổi Phạ, phát âm theo tiếng thái là “huổi phá” có nghĩa là “suối trời“.


Hệ thống cột, kèo, trần nhà, sàn, tường...nội thất được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên khối.


Phần tường, hành lang, cột và các cánh cửa của ngôi nhà sàn.


Công trình được thi công trong vòng hơn 2 năm với trên 10.000 thợ lành nghề.


Nhìn từ phía cổng vào, ngôi nhà sàn gồm 7 gian được xây dựng bằng gỗ lim nguyên khối


Cầu thang lên xuống cũng được làm bằng gỗ lim.


Bàn ghế, cột kèo dưới chân nhà sàn.


Tầng 2 của nhà sàn được trang trí bằng 25 tấm chạm trổ tinh xảo. Các cánh cửa bằng gỗ lim cũng được đục đẽo công phu.


Toàn bộ phần nội thất bằng gỗ lim. Anh Dương Xuân Trường (trưởng phòng kinh doanh khu du lịch sinh thái Him Lam) cho biết: "Riêng phần nguyên vật liệu để xây dựng căn nhà sàn này là hơn 200 tỷ đồng, chưa kể trả tiền cho hơn 10.000 nhân công gồm toàn thợ lành nghề".


Đặc biệt, trên các tường gỗ được trang trí bằng 25 bức tranh gỗ chạm trổ tinh xảo các họa tiết dân gian như hoa cỏ, chim muông thú...


Bộ bàn ghế bằng gỗ lim.


Chiếc cột bằng gỗ lim nguyên khối, đường kính lên tới 1m2 đi cùng với quần thể khu nhà sàn.

Theo Hồng Hanh/Gia Đình

http://news.zing.vn/Nha-san-go-lim-hon-200-ty-dong-cua-dai-gia-Dien-Bien-post455046.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TẠP CHÍ THƠ IN LUẬN VĂN TÁC GIẢ NGUYỄN PHÚ TRỌNG KHỒNG CÓ LỢI CHO ÔNG (Tạp chí Thơ – Hội Nhà văn Việt Nam số 1&2 – 2012)

 Đỗ Hoàng
 
  Thật ra luận văn “Phong vị ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu” của tác giả Nguyễn Phú Trọng (đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Văn khóa 1964 -1967 cũng bình thường như luận văn của các sinh viên khác trong Khoa. Trong đó có nhiều sinh viên xuất sắc như : Thái Ninh (sau này là Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1991 - 1992), Phan Cung Việt (nhà thơ –nguyên phóng viên báo Tiền Phong), Nguyễn Ngọc Thiện (nhà văn – Tổng biên tập tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam), Ngôn Vĩnh (nhà văn – nguyên Tổng biên tập báo Công an nhân dân)…
  Khóa học có rất nhiều người tài, và có một người duy nhất làm nông dân thứ thiệt. Tôi đã viết bài về khóa học này in trên báo Giáo dục & thời đại cách đây độ hơn mười năm.
   Tố Hữu là nhà thơ lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều đó không ai bàn cải. Các nhà thơ, nhà văn như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoài Thanh, Trần Dần, Nguyễn Đình Thi…đã viết nhiều bài hay và đúng về thơ Tố Hữu. Xuân Diệu – Tình thương mến trong thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên – Tố Hữu con chim vụ đường bay nhưng bộ lông cánh rất đẹp…
   Bài luận văn của tác giả Nguyễn Phú Trọng không có phát hiện gì mới về thơ Tố Hữu.
  Bên cạnh sự thành công học tập ca dao, dân ca làm cho thơ Tố Hữu thẩm đầy phong vị ca dao, dân ca, được đại đa số người đọc nằm lòng thuộc thơ ông thì cũng nên chỉ ra những hạn chế khi Tố Hữu sử dụng ca dao, dân ca chưa nhuần nhụy, nhiều chỗ không chính xác hoặc à ơi, vần vè, chung chung…
  “Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”
 Sao lại nhớ thầm? Chỉ có trai gái yêu nhau mới thầm thương, trộm nhớ. Đây là nhớ mẹ kia mà? Ngay cả nhớ vợ, người ta cũng không nhớ thầm, người ta công khai:
“Tôi nhớ vợ tôi quá
Cho tôi về hai ngày
Nhà tôi ở Mường Lay
Có con sông Nậm Rốm
Ngày kia tôi sẽ đến
Lại cầm súng được ngay
Tôi càng bắn trúng Tây
Vì tay có hơi vợ…"
(Cầm Vĩnh Uy)
 Bài thơ Việt Bắc là bài thơ nói tới cái nhớ thương chung chung.
  Nhớ thương rất nhiều, nhưng nhớ toàn nhớ trời, nhớ đất, lãnh tụ, nhớ rừng, nhớ cây đâu đâu, chứ không có nỗi nhớ nỗi thương cụ thể nào. Cũng như nhiều kẻ nói thương cả trái đất, tinh cầu, nhưng thật ra chẳng thương ai cả!
  Bài thơ Việt Bắc đã có nhà phê bình nói rằng: “ Người ta chỉ cần cốc sữa chứ không cần một chum nước pha cốc sữa vào. Ngửi đâu cũng nghe mang mang mùi sữa nhưng không có sữa thật!” (Đông Hồ)

   Luận văn đã không có phát hiện gì mới mà tác giả lại không chỉ ra mấy câu thơ ca ngợi Stalin của Tố Hữu là không đúng với tình cảm của người Việt của con người. Tác giả còn nâng lên tư tưởng cách mạng dễ hóa ra một nếp nghĩ hồn nhiên.thương mình thương một, thương ông thương mười.
   Ca dao người Việt nói:
“Thương người như thể thương thân
Thấy người hoạn nạn thì thương”
Thế đã nhân ái lắm, bao dung lắm. Nhân ái và bao dung tột đỉnh. Không có gì hơn.
 Vì lý do chính trị, vì nhiều lý do, nhà thơ Tố Hữu quá ca tụng lãnh tụ Stalin:
“...Hôm qua tiếng gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao!
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao ông đã làm sao, mất rồi
Ông Stalin ơi! Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi ông mất đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười!...”
(Đời đời nhớ ông –Tố Hữu)
  Thơ này các cháu mẫu giáo bé cũng biết phân tích đúng sai!
Thế mà tác giả Nguyễn Phú Trọng viết trong luận văn:
“Hình thức hát ru làm cho nội dung trở thành tất yếu phải có gắn  bó mật thiết với đời sống tình cảm của nhân dân. Nó như những chuyện thường tình – chuyện “cày cấy”, ra chợ bán chè, bán rau, chuyện thương cha, thương mẹ , thương chồng” – từ đời nảo, đời nào trong đời sống và tình cảm của cha ông chúng ta. Nó đã thành máu thịt trong con người chúng ta. Cái cao xa đang trở thành gần gủi, cái mới lạ đang trở thành quen thuộc. Tình cảm gia đinh quyện với tình cảm xã hội, cái riêng hòa vào cái chung, tư tưởng cách mạng dễ hóa ra một nếp nghĩ hồn nhiên:
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình , thương một, thương ông thương mười
Yêu con, yêu nước, yêu đời
Yêu bao nhiêu lại thương người bấy nhiêu…” 
Dù ông Phật đi nữa thì cũng thương không thể thương mười như thế được!
  Nếu luận văn của tác giả Nguyễn Phú Trọng chỉ ra những hạn chế trong thơ Tố Hữu  thì chất lượng của luân văn này sẽ nâng cao hơn!
      Còn luận bàn về Staalin thì cách đây hơn 30 năm tờ MOLODOI – Tuổi trẻ của Nga đã trưng cầu độc giả là ai ác nhất thế kỷ XX, người ta đã bình Stalin đứng đầu, Hítle đứng thứ hai!
   Nhà thơ Tố Hữu làm chính trị chọn lãnh tụ để ca ngợi, Nguyễn Phú Trọng làm chính trị chọn Tố Hữu làm luận văn. Sao không chọn Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu…?
  Và tác giả Nguyễn Phú Trọng đã thành công khi từ bỏ văn chương nghiên cưú để trở thành nhà chính trị!
  Đại học Tổng hợp Văn là nơi đào tạo ra người nghiên cứu văn học, chứ không đào tạo nhà chính trị. Nhưng khoa văn Đại học Tống hợp lại có nhiều nhà chính trị hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Phú Trọng và Thái Ninh…
  Cũng hay là ông Nguyễn Phú Trọng bỏ văn chương để làm chính trị. Nếu theo văn chương nghiên cứu, may mắn lắm ông kế cận được thầy dạy mình là Hà Minh Đức hoặc Phạn Cự  Đệ (Phan Cự Đệ đã từng lùng bắt và trói Giáo sư Trương Tửu thầy dạy mình nộp cho Công an). Nhưng hai thầy giáo và hai nhà phê bình này và các ông Hồ Sỹ Vịnh, Trần Đình Sử, Phong Lê…là những nhà phê bình Mậu dịch quốc doanh tem phiếu thứ thiệt!
  Luận văn đại học của sinh viên dù kém, dù giỏi gì thì cũng chỉ ở trong phạm vi nhà trường để xét tốt nghiệp, chẳng ai bắt bẻ việc này. Đáng phê phán là phê phán Tạp chí Thơ đã in luận văn này và còn viết rất ẩu:
   “ Tiểu luận này đã được tác giả Nguyễn Phú Trọng viết từ hơn bốn mươi năm trước, song có lẽ giờ đây vẫn còn mang ý nghĩa sâu sâu sắc với chúng ta trong tiến trình phát triển và định hướng thơ hôm nay!”
   Đúng là “ Nịnh vua lại hại hơn mười phụ vua!”
 
                                      Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2014

                                                         Đ – H
Đỗ Hoàng
Tel: 0913 369 652

Theo Văn nghệ và cuộc sống.com
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giá của một nghệ sĩ cung đình

Tuấn Khanh

Thành Long (Jackie Chan) rất bình tĩnh nói rằng mình chịu mọi trách nhiệm về việc con trai mình bị bắt vị tội sử dụng và buôn ma tuý. Ông nói trách nhiệm rất lớn thuộc về ông, với tư cách là một đại sứ chống nạn ma tuý do Trung Quốc đề cử từ năm 2009.

Phòng Tố Danh (Jaycee Chan), người con trai 32 tuổi của Thành Long bị bắt vào ngày 14 tháng 8 vừa qua, tại quận Đông Quan, Bắc Kinh, trong một cuộc bố ráp đầy chủ ý của công an trong việc ‘dằn mặt’ ngôi sao điện ảnh Thành Long, mà lâu nay vẫn được coi là nhân vật công chúng làm đẹp  cho nhánh Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân.

Viết trên trang blog của mình thuộc hệ thống mạng Vi bác (Weibo), Thành Long vẫn rất bình tĩnh như một chính trị gia “Tôi và Danh cúi đầu xin lỗi xã hội”. Trang blog có đến 23 triệu người theo dõi của Thành Long quan trọng không kém như một cơ quan văn hoá của nhà nước vì sự theo dõi chặt chẽ của công chúng, và cũng là nơi mà Thành Long nhiều năm nay sử dụng nó như một công cụ để bày tỏ các quan điểm có lợi cho chính sách cầm quyền của Nhà nước Bắc Kinh hoặc cho các nhân vật chính trị mà Thành Long nương tựa vào đó.

CNN dẫn lời của Thành Long, cho biết ngôi sao điện ảnh này “hết sức giận dữ” trước việc làm của con mình. Thế nhưng trái lại với cảm giác mà ông ta trình bày, người ta vẫn nhận thấy sự bình tĩnh và khôn khéo của Thành Long trước công chúng, không khác gì cách mà ông lấy được lòng nhà nước Bắc Kinh, trở thành một trong những nghệ sĩ có quyền lực riêng trong bóng tối chính trị, dù xuất thân của ông là một người thành đạt từ Hương Cảng, từ lúc vùng đất này thịnh vượng trong tay của người Anh.
Những lời đồn đãi và tin tức thực tế ở Hương Cảng lúc này, cho thấy thời đại những người hoạt động nghệ thuật mượn chính trị để tiến thân như Thành Long đang đứng trước bờ vực thẳm, nền chính trị thanh toán lẫn nhau, tiếm quyền, vây cánh riêng của Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Giang Trạch Dân… khi sụp đổ, đã để lộ những hình ảnh những vương triều bí mật, trong đó những người như Thành Long đã sớm chọn phe và biến mình thành những nghệ sĩ cung đình. Báo chí Trung Quốc đã ám chỉ nhiều về chuyện Chương Tử Di dính líu đến các quan chức cấp cao, hoặc trực diện tấn công vào hệ thống tuyển mỹ nữ cho các ‘ngài’ từ CCTV, đài truyền hình lớn nhất Trung Quốc.

Hơn một thập niên nay, từ khi thế lực chính trị của  Thành Long vững chắc hơn, các bộ phim của ông cũng dần nhạt hơn, và không còn dấu ấn nào như thời kỳ các bộ phim Tuý quyền (1978) hay Quán ăn lưu động (1984). Những phát ngôn lấy lòng chính quyền Bắc Kinh về cai trị đã khiến dân chúng Hương Cảng, Đài Loan… ngày càng bất mãn. Ngày 1/6 vừa rồi, khi nửa triệu người Hương Cảng xuống đường đòi dân chủ và tự do, Thành Long đã nhắc lại câu nói từng làm thất vọng hàng triệu người hâm mộ “sai lầm của chúng ta là đã để cho Hương Cảng có quá nhiều tự do”. Nhưng đó không chỉ là một lần, Thành Long nhiều lần chứng minh vai trò nghệ sĩ cung đình khi nói những điều như “Người Trung Quốc cần bị kiểm soát” hay “Đài Loan bầu cử à? Thật là một trò cười”.

Tờ Epoch Times cho biết danh sách 10 cái tên thuộc hàng cặn bã lừng danh của Trung Quốc do dân chúng bầu chọn trên mạng, có tên Thành Long trong đó. Trong những ngày tháng Giang Trạch Dân cầm quyền, giết và mổ lấy nội tạng hàng chục ngàn người Pháp Luân Công, Thành Long đã né tránh khi được báo chí phương Tây phỏng vấn. Thậm chí, sau khi nói rằng mình không biết gì cả, Thành Long đã cười, nói thêm “ở Trung Quốc, người ta có thể nghe thấy rất nhiều tin đồn”.

Một người bạn người Hoa gốc Quảng Đông, đi du lịch Hương Cảng từ năm 2009, như một cách về thăm quê, đã kể rằng “Thành Long bị dân chúng xem như một kẻ khốn nạn, vì lên truyền hình kêu gọi bỏ tiếng Quảng trong trường học, chỉ nên cho dạy tiếng phổ thông, theo ý của Bắc Kinh”. Rất nhiều người Hoa ở Chợ Lớn, Sài Gòn, đã kể cho nhau nghe và tẩy chay Thành Long vì kiểu bám đuôi chính trị của ông ta. “Không hiểu sao báo chí tiếng Việt lại rất ít người nói về điều này”. Người bạn này nói.
Thành Long hôm nay khôn khéo và giảo hoạt hơn rất nhiều, không giống những bộ phim vào vai khờ khạo và đáng yêu mà ông đã chiếm được cảm tình khán giả. Người nghệ sĩ tự vẽ lên mặt mình nhiều màu sắc và nhăn nhó, múa may theo yêu cầu chính trị đã bóp chết tài năng của mình, thậm chí tự bóp chết giá trị sống như một người bình thường, để trở thành một bài học đáng nhớ cho đời sau, khi người có học tự bán mình cho quyền lực và danh lợi.

Điều mà người ta tự hỏi là giá nào để một người nghệ sĩ tự biến mình thành những tên hề ngắn hạn cho các sân khấu thô bỉ như vậy? Thật khó để định được giá như vậy từ những trái tim bình thường. Có thể giá chỉ được định từ những trái tim thô bỉ không kém các sân khấu ấy, mà không chỉ Trung Quốc, mà ở bất kỳ một quốc gia suy đồi nào cũng luôn có những kẻ chực chờ xin được bán mình để được làm nghệ sĩ chốn cung đình, làm văn nô như vậy.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có cái mà đến bây giờ lão Quê Chọe mới biết!



Quen Lệ Đạt từ 1985 mà không hề biết ông từng là thư ký của Trường Chinh. Đọc đoạn này trong Đến củ quả thích, nhất là câu kết, vì nó rất Lê Đạt:
"Ở đại hội văn nghệ, tôi mong gặp một người nữa là Lê Đạt. Thì bỗng một hôm Đạt đến sau lưng, đắp vải. Vẫn cái cười henh hech:
- A, họp chửi nhau không văn hóa lắm nên chẳng muốn đến
- Nghe nói gần Tết vừa rồi cầu bị Tố Hữu triệu đến nhà ông ấy viết kiểm thảo?- tôi hỏi.
- Viết xong rồi, khai trừ đảng rồi.
- Nghe nói cậu ăn no ngủ kỹ chẳng hỏi han gì cả?
-Thủy vợ tớ cứ nói ông làm ơn trần trọc đi lấy một tí cho người ta đó phê phán là coi thường người ta có ý xây dựng có được không?"
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sách Cấm Tại Hội Sách Hồng Kông Thu Hút Du Khách Đại Lục

Li Zhen, Epoch Times
4 Tháng Chín , 2014

Một cuốn sách bị “cấm” có tựa đề: “Nạn thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc” (Yu Gang/ Epoch Times)

HỒNG KÔNG – Những vấn đề tình hình chính trị tác động đến Hồng Kông gần đây đã trở thành tâm điểm của hội sách Hồng Kông lần thứ 25, rất nhiều du khách đến từ Đại lục đã nhanh tay mua nhiều sách bị cấm tại Trung Quốc.

Hội chợ sách lớn nhất Châu Á này là một sự kiện diễn ra vào tháng Bảy và kéo dài trong vòng một tuần tại Hồng Kông. Chương trình có sự tham gia của 570 đơn vị triển lãm, thu hút hơn một triệu lượt khách tham quan. Đặc biệt, nổi bật tại hội chợ lần này là loạt sách về các vấn đề cải cách chính trị, “Sách Trắng” của Bắc Kinh và phong trào “Chiếm Trung tâm”.

Phong trào “Chiếm trung tâm”
Tháng Sáu vừa qua, Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố  “Sách Trắng” nhằm giải thích lại bản Hiến pháp rút gọn của Hồng Kông. Theo đó, tự do của đặc khu hành chính này tùy thuộc vào sự cho phép của Bắc Kinh.

Phong trào “Chiếm giữ trung tâm bằng tình yêu và hòa bình” đã vận động dân chúng biểu tình ở trung tâm tài chính Hồng Kông, yêu cầu mang lại những thay đổi có tính dân chủ cao hơn cho hệ thống bầu cử của Hồng Kông.

Anh cả Trung Quốc
Nhà xuất bản Subculture Newsroom đã in 20 đầu sách mới trong năm nay, với kỷ lục 9 đầu sách về chính trị. Chủ tịch Bàng Chí Minh nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng sách chính trị không hẳn dễ bán, nhưng tự do báo chí lại không có nhiều cơ hội khi chỉ có các tổ chức nhà nước mới được phép độc quyền in ấn. Do đó, ông vẫn kiên trì in ấn sách chính trị.

“Lợi nhuận hay thua lỗ không phải là vấn đề quan trọng nhất. Điều quan trọng là phải đảm bảo tối đa quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận cho người dân Hồng Kông”- Bàng Chí Minh nói.

Năm nay, Bàng Chí Minh đã cho in một cuốn sách mới với tựa đề “Yêu Hồng Kông, chứ không phải Sách Trắng của Đảng” (Love Hong Kong, Not the Party’s White Paper). Cuốn sách bình luận về những chính sách tồi tệ của chính phủ Hồng Kông trong sáu tháng qua.

Bàng Chí Minh cho biết, về mặt chính trị, đây là năm hèn hạ và đáng thương nhất của Hồng Kông. Trên trang bìa cuốn sách, từ “Đảng” được viết bằng chữ giản thể nhằm bày tỏ cơn giận dữ của người dân Hồng Kông.

Bàng Chí Minh giải thích rằng: “Văn hóa Trung Quốc vô cùng thâm sâu. Trong tiếng phồn thể, biểu tượng “hắc” ẩn trong chữ “Đảng” bởi vì nó không phải là một thứ gì đó chân chính và cao quý. Nhưng với tiếng giản thể, biểu tượng “anh cả” lại nằm trong chữ “Đảng”, nó còn tồi tệ hơn cả chữ “hắc”, bởi vì anh cả có nghĩa là ông chủ mà ai cũng phải vâng lời”.

Ngoài ra, bìa sách được thiết kế để trông giống như giấy nhàu nát nhằm gửi đến một thông điệp: Sách Trắng của ĐCSTQ là thứ rác rưởi.

Du khách Trung Quốc xem sách tại gian hàng các sách bị cấm ở Trung Quốc (Yu Gang/Epoch Times)

Du khách Đại lục và những vali sách
Hội sách còn là điểm đến của nhiều du khách Đại lục. Có rất nhiều khách hàng nói tiếng phổ thông tụ tập ở phía trước quầy sách “cấm”. Một số người đứng đọc sách, một số khác lại nhét đầy sách vào va li lớn.

Trong những chủ đề thu hút sự quan tâm của người dân Đại lục có cả cuộc đấu đá nội bộ tại Trung Nam Hải – trụ sở chính và là trung tâm quyền lực của ĐCSTQ ở Bắc Kinh. Ngoài ra còn có loạt sách về sự sụp đổ của Chu Vĩnh Khang được xuất bản bởi Tuần báo Tân Kỷ Nguyên (New Epoch Weekly). Nạn mổ cắp nội tạng được nhà nước cho phép cũng là một chủ đề nóng ở Trung Quốc. Nhiều du khách Đại lục đã chụp ảnh những cuốn sách bằng điện thoại di động của họ.

Cô Kim từ tỉnh Giang Tô đã mua một cuốn “Bộ sưu tập các bài viết của Bảo Đồng”. Bảo Đồng nguyên là thư ký chính trị của Triệu Tử Dương – nhà lãnh đạo Đảng với tư tưởng cải cách trong những năm 1980. Triệu Tử Dương bị buộc phải từ chức Tổng Bí thư ĐCSTQ vì ủng hộ phong trào sinh viên Thiên An Môn năm 1989.

Cô Kim cho biết, những điều do Cục Tuyên truyền ở nơi cô sống công bố bị ảnh hưởng nặng bởi Truyền hình Trung ương Trung Quốc (Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ). “Chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu lịch sử để có một cái nhìn sâu sắc hơn và nhận được một điều gì đó thực tế hơn”.

Cô đã yêu cầu người bán hàng bọc cuốn sách trong một tờ báo để cô có thể vượt qua biên giới một cách thuận lợi.

Ông Lý và vợ của ông đến từ Thâm Quyến cũng đến thăm hội chợ. Ông cho biết, từ lâu họ đã lên kế hoạch cho chuyến đi này. Khi được hỏi tại sao, ông mỉm cười và nói: “Anh biết mà”. Vợ ông nói thêm rằng bà đang tìm kiếm các tài liệu văn chương không bị kiểm duyệt, chẳng hạn như cuốn sách “Quý tộc cuối cùng” của Chương Di Hòa và nhiều sách khác.

Cô Đặng là một du khách Đại lục, đã mua một số cuốn tiểu sử lịch sử được in tại Đài Loan cho một người bạn của cô là chủ sở hữu một tờ báo ở quê nhà.

“Chúng tôi có quyền được biết sự thật lịch sử. Việc đánh giá tài liệu nào đáng tin cậy là tùy thuộc vào độc giả, không phải do Chính phủ quyết định”- cô Đặng nói.

Dịch Anh ngữ bởi Cheryl Chen. Viết lại Anh ngữ bởi Gisela Sommer.
Phụ trách Việt ngữ bởi: Nhóm biên tập Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Phần nhận xét hiển thị trên trang