Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Lẽ nào ở châu Âu người ta không quan tâm đến lời tiên tri Van Ga: "Châu âu sẽ không có sự sống của con người.."?

TIN UKRAINA 02/9/2014: Viện trợ quân sự Châu Âu cho Ukraine sẽ dẫn đến một sự đối mặt trực tiếp giữa Nga và NATO ...
Chánh quyền Ukraina lên tiếng yêu cầu Châu Âu viện trợ quân sự và sự viện trợ quân sự của Châu Âu cho Ukraine có thể dẫn đến một cuộc xung đột vủ khí hạt nhân giữa Nga và NATO khi đến mức con người mất trí khôn.
Châu Âu nhận thức rằng Nga có vũ khí hạt nhân, phía NATO cũng có, đây là lý do tại sao Châu Âu không can thiệp quá nhiều vào cuộc chiến khi chưa cần thiết cho đến ngày nay và thường xuyên dùng lý trí để kêu gọi Nga không nên tiếp tục leo thang về sự tham gia trực tiếp của quân đội Nga đã chiến đấu ở phía đông Ukraina.
Hàng chục ngàn thanh niên Ukraina tình nguyện nhập ngũ chờ huấn luyện ở các xứ bạn láng giềng để bảo vệ quê hương.
Nga lên án Nato gởi quân đến biên giới Nga là điều không thể chấp nhận được....
DH
Cầu mong cho lý trí trở lại với mọi người
(Viết và dịch theo báo Âu Châu)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông mày lại điên rùi đây!

Nguyễn Hoàng Đức

Nước Việt Nam nghèo vì chúng ta có quá ít anh hùng trong thời bình. Tương tự, văn chương Việt Nam nghèo, lẹt đẹt, suy nhược, yếu kém bởi vì chúng ta có quá nhiều người làm thơ để vui chơi mà không muốn lao động nghệ thuật để viết tác phẩm lớn. Rõ ràng, trận chiến nào anh hùng đấy. Trận chiến diễn ra của mấy du kích trên ao làng không thể được gọi là thủy chiến vĩ đại. Và cho dù du kích quân có được tặng huân chương thì không bao giờ có thể mang bóng dáng của thủy sư đô đốc lĩnh huân chương trong tiếng kèn khải hoàn ca của dàn nhạc hạm đội.

Anh hùng vào trận mang theo những gì? Nào tiếng vó ngựa dồn dập, tiếng binh khí dội vang, mùi thuốc súng khét lẹt, cờ tã nát bay phần phật, và những tiếng nổ long trời lở đất… Mấy nhà thơ cảm xúc của chúng ta vào trận bằng cái gì? Mấy vần thơ lèo tèo lao vào chiếu, giọng ẽo ợt ngân nga, tay múa ly rượu nhạt, vài người còn chưa uống xong tách chè nóng, bài thơ của họ đã đọc xong và đang đòi chuyển sang bài thứ ba.

Anh hùng ở chiến trận đối diện với kẻ thù! Anh hùng của công lý đối diện với mười phương thụ địch! Anh hùng trên sách vở đang sôi kinh nấu sử! Vậy anh hùng của mấy vần thơ đối diện với cái gì? Có phải chỉ là mấy câu ngâm nga ham vui, rồi sau đó tìm cách ẵm giải để chứng minh bản thân có tài năng xuất chúng siêu việt? Nhưng giá trị lớn của loài người như tự do, bình đẳng, bác ái, lập hiến, lề luật, qui tắc sống luôn lảng tránh. Và tự tuyên ngôn một lời đầu hàng ngay phút mở màn “cơm áo không đùa với khách thơ” thử hỏi tài năng thơ qui hàng giá áo túi cơm đó anh hùng cỡ nào?

Trận chiến lớn mới có anh hùng lớn. Thử hỏi trận chiến chiếu thơ tạo ra anh hùng cỡ nào đây? Và một quốc gia có cả triệu người đòi “lăn xả” vào chiến trường rượu thịt chiếu thơ, thử hỏi văn hóa quốc gia còn nghèo hèn đến bao giờ nữa?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐIỂM QUA CÁC SỰ KIỆN


· 
ĐIỂM QUA CÁC SỰ KIỆN           

      Hai tuần qua, có nhiều sự kiện đáng chú ý sau:
      - Trung Quốc đã kết nối sáu đảo chìm ở Trường Sa thành một đảo nổi lớn, đang chuẩn bị xây dựng các công trình dân sự và quân sự trên đảo này. TQ cũng đánh tiếng sẽ công bố “vùng nhận dạng phòng không” trên Biển Đông. Nếu điều này được thực hiện sẽ gây nhiều rắc rối đối với các đường bay quốc tế. Trung Quốc cũng ngang nhiên mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa bất chấp phản đối của Việt Nam. TQ cũng kéo giàn khoan vào vùng biển Hoa Đông...Những động thái của TQ đang làm các nước láng giềng và quanh vùng hết sức lo ngại.
     - Ở Việt Nam nghỉ tết độc lập bốn ngày, bà con kéo đi du lịch khắp nơi. Chỉ bốn ngày, tai nạn giao thông làm chết 144 người, hàng trăm người khác bị thương, nhiều phương tiện bị phá hủy. Ngày 01/9/2014 là ngày tai nạn nhiều nhất. Điển hình là vụ xe khách rơi xuống vực sâu 100 mét ở Lào Cai làm 12 người chết và số còn lại đều bị thương. Tại Hải Dương xe khách mất lái lao qua dải phân cách đâm vào xe của Công an làm chết trung tướng Nguyễn Xuân Tư, phó Tổng cục cục trưởng tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an và hai bộ đội hưu trí.
      - Chính phủ vẫn kiên quyết tái cơ cấu Vinashin và các doanh nghiệp nhà nước. Các DNNN ôm một lượng vốn khổng lồ từ ngân sách, từ vốn vay nước ngoài có bảo lãnh của nhà nước mà hiệu quả kinh doanh không cao, nợ càng ngày càng cao, có doanh nghiệp mất luôn cả vốn.
      - Giá xăng dầu liên tiếp hạ làm ngạc nhiên người tiêu dùng. Trước đây, giá xăng chỉ có tăng và giảm rất chậm. Hình như chính phủ không thể kiên trì được với “nhóm lợi ích”, bắt buộc nhóm này phải giảm giá xăng dầu để cứu nguy cho nền kinh tế.
      - Những yếu kém của ngành ngân hàng càng ngày các bộc lộ rõ. Nhóm ngân hàng “vua” như Vietcombank, Viettinbank, Agribank, ACB, MB...đang ôm một động nợ xấu khủng, không có cơ hội đòi nợ. Trong số này Agribank, ngân hàng nhà nước duy nhất được ví như Vinashin với số nợ xấu khổng lồ và thất thoát trong hoạt động kinh doanh, trong tham nhũng từ ngân hàng mẹ đến các chi nhánh. Sự đổ vỡ đang tiến đến gần...
      - Cuộc chiến chống tham nhũng một thời ồn ào giờ lại thấy yên ắng. Trưởng ban Nội chính TW kiêm phó ban Chống tham nhũng đang đi Mỹ chữa bệnh. Nghe nói, nơi ông Thanh chữa bệnh là bệnh viện chuyên trị các bệnh nhân bị nhiễm xạ nguyên tử. Điều này nói lên điều gì?
      - Trong các bộ trưởng Chính phủ, ông Đinh La Thăng là người được dân chúng tín nhiệm và ca ngợi. Ông dám nghĩ, dám làm, nói được, làm được. Chính ông là người đồng ý cho ngành hàng không bay thử “đường bay vàng” theo đề xuất của tiến sỹ Trần Đình Bá và phi công Mai Trọng Tuấn, chấm dứt nhiều năm tranh cãi gay gắt. Đúng sai thế nào sau thử nghiệm sẽ có quyết định. Chính bộ trưởng Thăng đích thân lên Lào Cai, đu dây xuống vực nơi xe khách bị tai nạn, thức trắng đêm chỉ đạo việc khắc phục hậu quả. Chỉ cần một nửa số bộ trưởng có trách nhiệm như ông Thăng thì nhân dân đỡ khổ.
      - Ngành giáo dục cứ loay hoay mãi việc tổ chức một kỳ hay hai kỳ thi cử. Rồi rối rắm trong việc dạy thêm, học thêm. Năm nào cũng có chỉ thị cấm nhưng nào có cấm được đâu. Học sinh không học thêm, giáo viên sẽ đì chết tươi. Không có con đường nào khác là phải học thêm. Rồi sách giáo khoa cứ bàn mãi, bàn mãi cuối cũng cũng chẳng gút được nên làm như thế nào. Giáo dục ngày càng xuống cấp trầm trọng.
      - Một số cựu sỹ quan lực lượng vũ trang nhân dân gửi kiến nghị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ nước CHXHCNVN về một số bức xúc của toàn dân hiện nay. Tôi tin rằng kiến nghị này cũng như kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của 72 nhân sỹ trí thức, kiến nghị của 61 vị gạo cội trong xã hội Việt khác sẽ rơi vào im lặng thôi. Chẳng ai để tâm trả lời các vị đâu vì những kiến nghị đều thuộc những vấn đề “kỵ húy” cả.

                                                    ----
Hai tuần qua, có nhiều sự kiện đáng chú ý sau:
- Trung Quốc đã kết nối sáu đảo chìm ở Trường Sa thành một đảo nổi lớn, đang chuẩn bị xây dựng các công trình dân sự và quân sự trên đảo này. TQ cũng đánh tiếng sẽ công bố “vùng nhận dạng phòng không” trên Biển Đông. Nếu điều này được thực hiện sẽ gây nhiều rắc rối đối với các đường bay quốc tế. Trung Quốc cũng ngang nhiên mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa bất chấp phản đối của Việt Nam. TQ cũng kéo giàn khoan vào vùng biển Hoa Đông...Những động thái của TQ đang làm các nước láng giềng và quanh vùng hết sức lo ngại.
- Ở Việt Nam nghỉ tết độc lập bốn ngày, bà con kéo đi du lịch khắp nơi. Chỉ bốn ngày, tai nạn giao thông làm chết 144 người, hàng trăm người khác bị thương, nhiều phương tiện bị phá hủy. Ngày 01/9/2014 là ngày tai nạn nhiều nhất. Điển hình là vụ xe khách rơi xuống vực sâu 100 mét ở Lào Cai làm 12 người chết và số còn lại đều bị thương. Tại Hải Dương xe khách mất lái lao qua dải phân cách đâm vào xe của Công an làm chết trung tướng Nguyễn Xuân Tư, phó Tổng cục cục trưởng tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an và hai bộ đội hưu trí.
- Chính phủ vẫn kiên quyết tái cơ cấu Vinashin và các doanh nghiệp nhà nước. Các DNNN ôm một lượng vốn khổng lồ từ ngân sách, từ vốn vay nước ngoài có bảo lãnh của nhà nước mà hiệu quả kinh doanh không cao, nợ càng ngày càng cao, có doanh nghiệp mất luôn cả vốn.
- Giá xăng dầu liên tiếp hạ làm ngạc nhiên người tiêu dùng. Trước đây, giá xăng chỉ có tăng và giảm rất chậm. Hình như chính phủ không thể kiên trì được với “nhóm lợi ích”, bắt buộc nhóm này phải giảm giá xăng dầu để cứu nguy cho nền kinh tế.
- Những yếu kém của ngành ngân hàng càng ngày các bộc lộ rõ. Nhóm ngân hàng “vua” như Vietcombank, Viettinbank, Agribank, ACB, MB...đang ôm một động nợ xấu khủng, không có cơ hội đòi nợ. Trong số này Agribank, ngân hàng nhà nước duy nhất được ví như Vinashin với số nợ xấu khổng lồ và thất thoát trong hoạt động kinh doanh, trong tham nhũng từ ngân hàng mẹ đến các chi nhánh. Sự đổ vỡ đang tiến đến gần...
- Cuộc chiến chống tham nhũng một thời ồn ào giờ lại thấy yên ắng. Trưởng ban Nội chính TW kiêm phó ban Chống tham nhũng đang đi Mỹ chữa bệnh. Nghe nói, nơi ông Thanh chữa bệnh là bệnh viện chuyên trị các bệnh nhân bị nhiễm xạ nguyên tử. Điều này nói lên điều gì?
- Trong các bộ trưởng Chính phủ, ông Đinh La Thăng là người được dân chúng tín nhiệm và ca ngợi. Ông dám nghĩ, dám làm, nói được, làm được. Chính ông là người đồng ý cho ngành hàng không bay thử “đường bay vàng” theo đề xuất của tiến sỹ Trần Đình Bá và phi công Mai Trọng Tuấn, chấm dứt nhiều năm tranh cãi gay gắt. Đúng sai thế nào sau thử nghiệm sẽ có quyết định. Chính bộ trưởng Thăng đích thân lên Lào Cai, đu dây xuống vực nơi xe khách bị tai nạn, thức trắng đêm chỉ đạo việc khắc phục hậu quả. Chỉ cần một nửa số bộ trưởng có trách nhiệm như ông Thăng thì nhân dân đỡ khổ.
- Ngành giáo dục cứ loay hoay mãi việc tổ chức một kỳ hay hai kỳ thi cử. Rồi rối rắm trong việc dạy thêm, học thêm. Năm nào cũng có chỉ thị cấm nhưng nào có cấm được đâu. Học sinh không học thêm, giáo viên sẽ đì chết tươi. Không có con đường nào khác là phải học thêm. Rồi sách giáo khoa cứ bàn mãi, bàn mãi cuối cũng cũng chẳng gút được nên làm như thế nào. Giáo dục ngày càng xuống cấp trầm trọng.
- Một số cựu sỹ quan lực lượng vũ trang nhân dân gửi kiến nghị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ nước CHXHCNVN về một số bức xúc của toàn dân hiện nay. Tôi tin rằng kiến nghị này cũng như kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của 72 nhân sỹ trí thức, kiến nghị của 61 vị gạo cội trong xã hội Việt khác sẽ rơi vào im lặng thôi. Chẳng ai để tâm trả lời các vị đâu vì những kiến nghị đều thuộc những vấn đề “kỵ húy” cả.
----
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Gai cả mắt!



Con dại, cái mang:))



Hạnh fuck!




Già không đều:))



Tý nữa nà...nọt khe hehe



Bệnh nhân hay robot?



Vcl:))



Lợn kia cắp nách chợ phiên. Giai kia đích thị có tiền uống diêu :))



Tuyên truyền lưu động ngày toàn dân đội nồi cơm điện:))




Cửu Long nước nó màu xanh. H. ơi hâm thế "kình hanh" thật rồi :))



Đứng ngồi là việc cá nhân. Mà sao d lại bần thần thế kia?



Một con vịt xòe ra hai cái cánh. Nó kêu rằng oác oác oác, oạc oạc oạc...



Ngày xưa biển không có máu như bây giờ.



Em là búp măng ...




Ngày hội bắt rận toàn dân:))



Mùa thu cắt móng cho ông. Thế là đêm ấy sợi lông lìa cành :))



Tài già lại gặp gái tơ. Thế là "cần số" lơ mơ cứng dần :))



Nhốt ba đứa trẻ vào lồng. Đem đi cải tiến gia công cuộc đời :))



Đinh Tiên Hoàng Đế hiện hình. Thế là đất nước linh đình liên hoan:))



Giai đỏ mà đèo gái xanh. Hỏi xem cái bướm nó tanh hay bùi? :))



Đánh đu với cuộc mưu sinh. Bướm kia dạng thế thì kinh mịa rùi:))



Đường về tổ ấm còn xa. Cuộc đời như bãi tha ma bắt đầu:))



Khi người điên cóa tý điện:))



Ngủ mà thần thánh như ri. Kiểu gì cũng được đi thi... vào chuồng.:))



Chuyện tình Thịt & Đít.



Tạ cu cho các cụ ta. Khỏe ra mọi thứ cả nhà lại vuôi:))



Tao lạy UBND phường Mễ Trì đấy!

Nguồn: Nhặt trên NET.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đứt đuôi và đuôi chưa đứt!

Tạm dứt cơn mưa
Nòng nọc đứt đuôi
Lũ cóc nhảy lên bờ
Ra vẻ đã từng khao khát
Thực ra chúng chẳng làm được gì những ngày nóng nực
Nắng hạn rách bươm cánh đồng
Cái dàn khoan.. 
                          một kiểu cột đồng Mã Viện cắm vào mông..
Chúng chỉ theo thói quen của chúng
Trứng cóc theo dòng
Đủ ngày thì nở 
thế thôi..
Việc đó cũng lần quẩn như con người
Cứ tự vơ vào những diến tiến ngẫu nhiên
Như chuyện hiển nhiên mấy tháng trước đây ngoài biển..
Chuyện đứt đuôi và chưa đứt đuôi 
Sẽ có lần tái diễn.
Cóc đâu phải cậu ông trời?
Chỉ là chuyện ngoa ngôn ngụy biện
Đâu ích gì cho ai?

 Ngố Trần

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trần Hữu Dũng thơ:

Lâu lâu tôi lại say khướt, bét nhè cùng đám bạn
Ngất ngưởng lái xe ra khỏi quán bia
Hú một hơi dài trong tâm trạng hoảng loạn – u mê
 
Đêm giăng mắc những khoảng vô định tối tăm
Những ánh đèn phố xá quất những lằn roi rướm máu
Các vì sao thì thầm lời dối trá, bỡn cợt
 
Lâu lâu tôi rơi vào cơn điên trắng
Diễn mãi không thành vai diễn cuộc đời
Đức hạnh, liêm sỉ - món rẻ tiền chẳng còn ai muốn trang điểm
 
Lâu lâu tôi lại chơi trò trồng chuối ngược đầu
Thế giới đảo lộn, xoay chiều, quái đản
Theo một vòng quay phi lý rất huyền ảo, mê đắm chết người!
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Họa sĩ viết:

Chuyện năm xưa

Chú ruột tôi được học hành có kiến thức, còn bố tôi không được học. Hai anh em mà khác nhau một trời một vực. Em nhẹ nhàng nho nhã chữ nghĩa cẩn trọng bao nhiêu thì anh lại bô lô ba la chém to kho mặn, tuyền cái giọng bình dân có lúc thành lỗ mãng.
Chú là thầy lang có nghề xem mạch bốc thuốc. Ở quê thì chú là đẳng cấp khác, có học chữ nho, nói vắn tắt thì ít nhiều có thể gọi là trí thức ở làng. Chú cẩn trọng nhẹ nhàng trong ăn nói, chữ nghĩa chọn chành cẩn thận. Ví dụ chú gọi tránh phân là “phẩn” như cốt để tránh xa mùi hôi của loại chất thải đặc biệt. Còn ông anh, tức bố tôi là dân cày ruộng, nghĩ ít nhưng mắc cái bệnh nói nhiều. Đã hay nói, mà cái gì cũng thẳng tưng.
Người nho nhã như chú tôi thường kiệm lời vì biết lời nói là quý, cần phải thận trọng nhường nhịn và ít thích tranh luận. Khi chú nói tức là muốn người ta chỉ nghe thôi chứ không cãi. Con bệnh mà cãi thầy thuốc ư, làm gì có chuyện ngược đời ấy. Người thì bảo tư chất hơn người ấy chỉ có ở thầy giáo và thầy thuốc bởi kiến thức dồi dào. Người đọc sách khác người thường ở chỗ ấy.
Tôi còn nhớ chuyện hồi bé. Một hôm hai ông ngồi trà thuốc tranh luận, bố tôi bảo thế chú gọi “phẩn” thì phân nó có sạch hơn không, thơm hơn không. Nghe bố nói hơi sỗ, chỉ thấy chú nín lặng không cãi. Bố lại tiếp: Đấy, chú thấy chưa, nói năng tránh trớ làm gì cho mệt, tôi thì tôi cứ gọi đúng tên của nó,  cứt à cứt! chẳng hạn mùi của nó “thối” hoặc ” khắm”  chứ không nói “nặng mùi” gì sất…
Bố tôi lấy nê đưa thêm loạt ví dụ nữa, một bên chữ nghĩa, một bên bình dân. Bố bảo thế này, các ông cứ bảo “xin nói chân thành” vậy sao không “xin nói toạc móng heo” có rõ hơn không, cứ chân với cẳng làm gì rách việc.
Không có thắng thua vì chú tôi chỉ ừ hữ không thừa nhận cũng không phản đối. Còn bố thấy thế thì ra sức cán lướt, lấy số đông ví dụ để áp đảo. Âu cũng là thói quen của phía kiến thức lỗ mỗ thiếu tự tin nên hay nói nhiều. Định lấy số lượng thay cho chất lượng chăng?
Những cuộc trò chuyện ấy của bố với chú, tháng xảy ra đôi ba kỳ, kéo dài nhiều năm. Cũng là do thôn quê lúc ấy vắng, nhiều thời gian rỗi rãi. Tôi còn nhớ hai ông dù nói chuyện gì rồi cũng quay về chuyện chữ nghĩa bình dân hay bác học. Giống như bây giờ quán nước vỉa hè, ban đầu là chuyện làm ăn nhưng rồi chỉ một lúc là quay sang chuyện thời sự, chính trị trong nước và quốc tế. Mặc dù ai cũng biết trong số họ chẳng ai làm chính trị cả. Giống như quán nước, những cuộc chuyện trò của bố và chú tôi thường kết thúc trong hòa bình.
Hai ông giờ đã quy tiên khuất núi cả. Chả biết ở thế giới bên kia có còn tiếp tục tranh luận nữa hay không.
Phần nhận xét hiển thị trên trang