Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Thương nhể!

Nhà sử học trong căn phòng 6 m2

Nhà sử học trong căn phòng 6 m2

( Lời bàn:  Bỏ qua mọi tiểu tiết, mục đích sống của nhà viết sử không phải là để 100% đều cười, mà cần để họ suy ngẫm! HG )

Căn phòng 6 m2 của giáo sư sử học Lê Văn Lan trên phố Nguyễn Văn Tố (Hà Nội) từng được nhiều chính khách tới thăm, song hầu hết phải đứng vì không có chỗ ngồi.
Kết thúc buổi giảng bài cho vài sinh viên nước ngoài, GS Lê Văn Lan thong thả tản bộ về nhà trên phố Nguyễn Văn Tố (quận Hoàn Kiếm), cách nơi dạy chừng một km. Cất túi vải lên một chồng sách, ông lại xuống quán cơm cạnh chợ Hàng Da mua một suất cơm hộp. "Hơn chục năm nay tôi sống một mình, ăn một mình. Bà bán cơm đã quen đến nỗi nhìn thấy tôi thì tự động lấy cơm và đồ ăn cho vào hộp, tôi cũng tự động lấy 25.000 đồng đưa cho bà mà không cần nói thêm câu nào", ông cười giải thích.
Là một trong những người sáng lập Viện Sử học Việt Nam, GS Lê Văn Lan nhiều năm làm cố vấn lịch sử cho các chương trình, chuyên mục truyền hình và báo chí, tiêu biểu như Đường lên đỉnh Olympia. Khi nghỉ hưu, ông được hưởng lương hưu ngang với bậc lương thứ trưởng, nhưng lại chọn cuộc sống bình dị trong căn phòng 6 m2 chất đầy sách. Đồ đạc chỉ bộ bàn ghế ngồi làm việc và duy nhất một chiếc ghế dành cho khách.
Ông kể, khi còn trẻ từng là cậu chủ trong một gia đình giàu có với nhiều biệt thự trên phố lớn của thủ đô, nhưng khi miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, gia đình đã quyết định hiến tất cả cho nhà nước. Cả nhà chuyển đến ở nhờ căn buồng tại tòa nhà gồm 17 buồng của một cặp giáo sĩ người Mỹ đã hồi hương.
GS Lê Văn Lan cho biết phòng có chật nhưng ông vẫn sống tốt, lách qua được mà chưa bao giờ làm rơi sách. Ảnh: Hoàng Hà.
"Căn phòng rộng 30 m2, khi tôi và anh trai đều có gia đình thì chia đôi làm hai nhà riêng biệt. Nhà tôi dành 6 m2 làm phòng cho mẹ. Từ ngày bà qua đời thì tôi sống luôn trong căn phòng ấy, diện tích còn lại cho gia đình anh con trai cả", GS Lan cho hay.
Vẫn giữ nụ cười tươi, vị giáo sư đầu ngành kể, không phải ông không có cơ hội sống trong căn nhà khá hơn. Đó là khi ông đã nghỉ hưu, cơ quan xét duyệt cho thuê một căn hộ ở Kim Mã Thượng với tiêu chuẩn là căn hộ cấp vụ trưởng. Ông đủ tiêu chuẩn bởi đã cống hiến 50 năm cho lĩnh vực Sử học nước nhà, nhưng giáo sư đã từ chối.
"Có lẽ vợ tôi đã nhiều năm chịu khổ, vất vả quá nên bà ấy đã thẳng thừng "nếu anh không nhận thì em nhận". Và thế là bà ấy và con gái chuyển đến đó sống còn tôi ở lại căn phòng 6 m2 này. Cách đây vài năm vợ tôi qua đời thì căn nhà ấy dành cho con gái", giáo sư Lan giãi bày.
Căn phòng 6 m2 đối với vị giáo đầu ngành như thế đã là quá đủ bởi "người già không cần quá nhiều diện tích làm gì". Trong 6 m2 ấy, giáo sư vẫn có không gian để sách theo từng chủ đề, sắp xếp các hình mèo (con vật ông yêu thích bởi ông quan niệm, mình tuổi chuột để mèo trong nhà để nó nhắc mình biết sợ). Ông có một chiếc giường rộng 60 cm, bạn bè thường trêu đùa bằng chiều ngang của cỗ quan tài, còn ông cười "thế là đủ để nằm ngủ rồi".
Căn phòng 6 m2 chứng kiến nhiều cuộc viếng thăm đặc biệt với GS Lê Văn Lan. Có hôm đang ngồi đọc sách thì có người tìm đến gặp, ông bất ngờ khi nhận ra đó là Nguyễn Cao Kỳ (cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa). Đang băn khoăn ông ta bằng cách nào tìm được nhà trong ngõ ngách thì thầy Lan lại ngạc nhiên với gợi ý của Nguyễn Cao Kỳ "sau này khi ông qua đời sẽ biến căn phòng thành bảo tàng".
"Lúc ấy tôi cười nói đừng dự định sớm quá vì tương lai chưa biết thế nào. Cuối cùng thì ông ta cũng đi trước tôi", thầy Lan nói. 
Căn phòng từng đón Nguyễn Cao Kỳ và Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cùng nhiều người bạn thân thiết của giáo sư đến thăm. Ảnh: Hoàng Hà.
Cách đây vài năm, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị gọi điện báo sẽ đến thăm, GS Lan từ chối vì "nhà rất chật chội, chỉ có một ghế cho khách thôi". Thế nhưng theo đúng hẹn Bí thư Nghị vẫn đến cùng một đoàn cán bộ của thành phố. Nhà có duy nhất chiếc ghế khách ông Nghị ngồi, còn thầy Lan thì ngồi ở ghế thường ngày làm việc.
"Vì đã nhắc nhở ông Phạm Quang Nghị trước là không có chỗ ngồi nhưng ông ấy không tin, lại còn bảo "không có chỗ ngồi thì bọn em đứng". Hôm đó tôi đã nói rất nhiều chuyện, thế mà họ vẫn đứng và trao đổi rất vui vẻ. Năm nay bận việc không đến được, nhưng ông Nghị vẫn gửi quà chúc Tết tôi", thầy Lan cười cho hay.
Những lúc rảnh rỗi, giáo sư Lê Văn Lan qua chợ Hàng Da đi dạo một vòng. Nhìn thấy ông, các bà, các mẹ đều nở nụ cười, một số còn chụp ảnh cùng, xin chữ ký. Đó là khoảnh khắc ông cảm thấy vui nhất.
Xuất hiện thường xuyên trên các chương trình truyền hình, các lễ hội, chuyến đi nghiên cứu nhưng vị giáo già cho biết thu nhập của ông không đáng kể. "Người ta thích và mời tôi tham gia vì đa số đều miễn phí", ông giải thích.
Với vị giáo sư, những việc ông làm đều vì danh dự và mong muốn đưa đến cho mọi người nụ cười. "Những năm trước trên đường phố khoảng 70% người gặp đã nhận ra tôi, nhưng giờ thì lên 90% rồi, kể cả những vùng cực kỳ hẻo lánh. Khi lên hồ Ba Bể, tôi thấy bà mế bán ổi rừng, na bên vệ đường, tôi muốn mua. Bà ấy cười khi nhận ra tôi và bảo rằng "cho mày đấy", GS Lê Văn Lan kể.
Điều làm người đàn ông sinh năm 1936 hạnh phúc hơn là 100% số người gặp ông đều cười. "Chính vì nụ cười ấy mà tôi làm việc", giáo sư xúc động. Ngoài ra, thầy Lan còn đến các chùa làm từ thiện, làm sách cho nhà chùa. Những ngày bắt đầu năm mới, thầy đến các lễ hội vì người ta mời làm cố vấn.
Hiện có 2 cháu trai, 2 cháu gái, cháu lớn nhất 25 tuổi, GS Lê Văn Lan chia sẻ, khi ông mất, tài sản lớn nhất của ông là sách sẽ được đốt đi bởi ông quan niệm: "Chúng ta xẹt qua bầu trời này nhanh lắm, vấn đề là đừng làm vẩn đục bầu trời. Những sản phẩm mà chúng ta tâm huyết, đau đáu, khi mình xẹt qua rồi đừng làm cho nó thành rác vũ trụ".
Hoàng Thùy
http://www.baomoi.com/Nha-su-hoc-trong-can-phong-6-m2/152/7826204.epi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGÀY 17-2, CHỢT NHỚ MỘT CHUYỆN ĐÃ LÂU…

Khoảng năm 1988 – 1989, các tàu của Việt nam cỡ ngàn tấn đổ xuống bắt đầu sang Trung quốc vận chuyển hàng qua lại. Quan hệ giữa hai nước chưa được bình thường nên việc xuất nhập cảnh không làm thủ tục chính thức, mà theo con đường biên mậu. Phòng thành là một trong những cảng đón tàu Việt nam như vậy.

Phải nói việc bình thường quan hệ giữa hai nước tạo điều kiện cho cả hai bên phát triển khá nhanh. Cảng Phòng thành vươn mình mạnh mẽ, chỉ trong mấy năm, từ một làng đánh cá nhỏ, nhếch nhác lụp xụp dần trở thành một thành phố cảng với một tốc độ đáng thán phục. Và cũng như các thành phố cảng khác, quanh khu vực cảng hình thành một khu phố với đủ loại dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu của đám thủy thủ mỗi khi lên bờ.
Dãy phố dọc từ bến cảng lên trung tâm thành phố đầy nghẹt các cửa hàng, quán xá phục vụ từ đổi tiền, ăn uống, đấm bóp mát xa, ăn uống và dĩ nhiên đếch thiếu món thịt tươi – tức là gái – theo cách nói của bọn phàm phu tục tử… Tư là chủ của một cái quán như thế… Tư người gốc Hoa ở Hải phòng. Nhưng vụ lôn xộn về vấn đề người Hoa năm 1978 và nhất là sự kiện 17/2/1979 đã đẩy rất nhiều người Hoa, trong đó có Tư bật khỏi nơi họ sinh sống đã bao năm và trôi dạt khắp nơi. Tư cùng rất đông người Hoa khác từ Việt nam về được chính quyền Trung quốc đưa về một vùng đất mênh mông trong nội địa Trung hoa khai phá đất mà tồn tại. Cuộc sống khó khăn, cô trôi dạt bươn chải khắp nơi rồi đọng lại tại Phòng thành khá lâu trước đó, chồng con vẫn ở lại nông trường sâu tít trong lục địa. Chẳng biết tình cảm nảy sinh thế nào, Tư cặp bồ với V. rỗ, một thuyền trưởng vào loại thất phu tai lợn mình quen biết. Mình vào quán của cô nhậu nhẹt cũng bình thường như những quán khác. Cho tới một chuyến, tàu nằm neo chờ mấy ngày ngoài biển mà không thể liên hệ được với chủ hàng và làm thủ tục nhập cảnh. Sốt ruột oánh liều, mình và V. ngỗng ngoắc một chiếc tàu cá lên bờ nhờ manh mối liên lạc với chủ hàng. Buổi tối hai thằng đang chén anh chén chú trong một quán nhậu trên đường Hồ Chí Minh thì cảnh sát vũ trang Trung quốc rầm rập vác tiểu liên báng gấp sục khắp khu vực cảng. Bỏ mẹ rồi, nhập cảnh lậu, giấy tờ đéo có, nó tóm thì phạt cho sầu đời. Nhìn V. ngỗng mặt xanh đít nhái, mình móc tiền gí cho chủ quán rồi kéo nhau chuồn vội xuống bến tính tìm cái tàu Việt nam nào tá túc nhờ qua đêm. Lính Trung quốc sục khắp các quán, hai thằng vừa chuồn vừa lo thon thót… chợt qua quán Tư, cô kéo tuột vào trong rồi bảo các anh lên gác trên đi. V. rỗ, bồ Tư thì mặt mũi nhơn nhơn rung đùi uống rượu giữa quán vì giấy tờ đầy đủ. Hai thằng dúi vào trong cái phòng vừa nhỏ, hôi hám đầy muỗi. Nhát cái thấy công an Trung quốc đã xì xào ngoài cửa. Tư xi la xi lô một lúc, lính Trung quốc bỏ sang sục quán khác. Tư với lên gọi, hai thằng lò dò xuống ngồi tiếp tục chén cùng V. rỗ, mắt la mày lét. Tư cười, các anh yên tâm đi, không ai bắt nữa đâu. Hóa ra Tư làm khá nhớn ở địa phương, ủy viên chi bộ gì đó kiêm chủ tịch phụ nữ xã, mà cái xã của nó thì ôi giời, to tướng! V. rỗ cùng hai thằng mình cụng ly đều đều. Mắt hắn dừng lại ở con bé nhân viên người tàu khá ngon mắt và bắt đầu lả lướt. Tư vằn mắt, xóe xóe tiềng Trung mấy câu, mấy con bé cả tàu lẫn Việt len lén bỏ bàn tản lên phòng. Tư bắt đầu rót rượu và uống thun thút, chẳng mấy chốc say. Cô khóc lóc đập bát tứ tung, nói sao đời em khổ thế này… Việt nam không còn là quê nữa, chẳng còn ai nữa. Về Trung quốc cũng bị đối xử như con chó, họ bảo bọn em là bọn Việt nam về, dồn vào khu riêng như súc vật ý. Rồi cô quay ra đấm V. rỗ phình phịch, vừa khóc vừa nói mai em sẽ đuổi hết chúng nó đi, đuổi hết chúng nó đi ( ý cô là tống hết mấy con bé nhân viên ra khỏi hàng ), hihihi… Rồi cô chạy vào tủ lôi ra một đống giấy tờ chữ tàu vuông chặn, kèm theo mỗi thứ là cái dấu với ngôi sao đỏ chót to oành. Đây này, em phấn đấu bây giờ là đảng viên ( Đảng cộng sản Trung quốc  - dĩ nhiên ) đây này… Chủ tịch hội phụ nữ xã đây này… em bỏ cả chồng con ở nông trường ra đây mỗi một mình… nhưng mà chúng nó có coi em ra cái gì đâu. Thằng nào cũng chỉ muốn gạ gẫm em thôi, rồi cô lại tu tu khóc, lại đấm V. rỗ phình phịch…
Sô 1Số 2Số 3
Chán thật, chẳng thằng nào muốn ăn uống thêm gì nữa. Hai thằng phụ V. rỗ ôm Tư lúc này say hẳn giãy giụa đùng đùng tống vào phòng trên gác rồi quay xuống dưới, thằng võng thằng đi văng ngủ tít, mặc cho muỗi lượn à à… Trên kia, chẳng biết V. rỗ dỗ dành thế nào mà thấy Tư cũng im thít, chỉ thấy tiếng ư ử nhè nhẹ một lúc rồi cũng tịt.
Sáng bảnh, Tư đã đang cùng đám nhân viên dọn dẹp. Thấy mình nhỏm dậy, cô nhắc họ đang có đợt kiểm tra phạt nghiêm lắm, các anh đừng có đi lại nhiều nha. Con bé tàu phốp pháp bê lên cho hai tô mì bốc khói. Hai thằng xì sụp ăn, người vẫn ra rời vì hôm trước đi lại suốt ngày cùng bữa rượu khi đêm. Chợt chiếc Sidecar của biên phòng Trung quốc đỗ xịch ngay cửa. Hai thằng ngây đơ giật thót mình, chưa kịp phản ứng đã thấy Tư khẽ đánh mắt, xua tay rồi ngồi lên cái thùng xe, nói em có việc với bên biên phòng phải đi cái đã. Chú sỹ quan cầm lái híp tịt cười rồi rồ ga phóng vút.
V. rỗ ngáp váng nhà, vừa dụi mắt vừa thụng thiệng đi xuống, nện đít xuống chiếc ghế đẩu, văng một câu, địt mẹ, mệt ghê chúng mày ạ… rồi hắn đứng dậy uể oải bước ra phía bến tàu…
Mấy chục năm rồi, Phòng thành đã trở thành một thành phố cảng to đoành, còn Tư chẳng biết giờ thế nào…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiết lộ khủng khiếp từ cuốn sổ của cận vệ ông Yanukovych



                  

    (Soha.vn) - 650 cận vệ, gồm cảnh sát chống bạo động Berkut, lính thuộc Bộ nội vụ và đặc nhiệm đã bảo vệ Yanukovych và dinh thự của ông này vài ngày trước khi ông bỏ trốn.

Đây là bài đầu tiên trong tuyến bài điều tra của báo chí Ukraine dựa trên các tài liệu thu được từ dinh thự Mezhyhirya của ôngYanukovych, sau khi nhân vật này đào tẩu sang Nga.
Kostyantyn Kobzar được chính thức bổ nhiệm vào vị trí đội trưởng đội cận vệ riêng của ông Yanukovych năm 2011, dù trên thực tế, ông này đã giữ vị trí đó từ năm 2009. Ông Kobzar sống trong một căn nhà nhỏ có 2 phòng, ngay gần dinh thự xa hoa Mezhyhirya của ông Yanukovych ở ngoại ô thủ đô Kiev.
Những cuốn sổ ghi chép và tài liệu của Kobzar bị bỏ lại đã hé lộ nhiều bí mật liên quan tới việc đội cận vệ này của ông Yanukovychđược thành lập và hoạt động như thế nào, an ninh được thắt chặt ra sao trong những ngày cuối cùng trước khi vị tổng thống này bị phế truất và ai là người thường xuyên gặp ông này nhất.
Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và vệ sĩ Kostyantyn Kobzar (phải).
Ông Yanukovych và cận vệ Kostyantyn Kobzar (phải).
Mật danh "Đối tượng 109"
Trong các tài liệu của Kobzar, "Đối tượng 109" là mật danh dành cho dinh thự Mezhyhirya của ông Yanukovych. Một lược đồ được phát hiện tại hiện trường cho thấy chính xác vị trí của các nhóm an ninh. Ngoài ra, các tài liệu này cũng cho thấy có tới 650 nhân viên an ninh bảo vệ khắp dinh thự rộng khoảng 140 ha trước thời điểm ông Yanukovych bỏ trốn. Lực lượng này bao gồm cảnh sát thuộc đơn vị chống bạo động Berkut, quân đội thuộc Bộ Nội vụ và các đơn vị đặc nhiệm khác.
Vào tháng 2, khi tình hình Ukraine ngày càng trở nên căng thẳng, an ninh xung quanh "Đối tượng 109" đã được tăng cường chặt chẽ thêm. Các báo cáo do Kobzar cất giữ cho thấy cảnh sát đã bắt giữ ngay cả những người chụp ảnh gần hàng rào của dinh thự này hay chuyển vị trí các tổ ong ở dưới đất. Những người này sau đó đã bị giải tới cảnh sát khu vực viết giải trình và bị chụp ảnh lưu lại.
Một góc dinh thự xa hoa của ông Yanukovych
Một góc dinh thự xa hoa của ông Yanukovych

Lối vào dinh thự Mezhyhirya được bảo vệ nghiêm ngặt. Mỗi điểm giao cắt bên trong dinh thự đều có một danh sách những người được qua và danh sách đó được cập nhật hàng ngày.
Bên cạnh đó, cũng có danh sách tên những người được phép tự do ra vào dinh thự Mezhyhirya, danh sách những xe hơi không cần khai báo chủ sở hữu, kể cả những chiếc xe của Yanukovych và những người thân cận nhất với ông này.
Theo những ghi chép của Kobzar từ tháng 12/2013, Serhiy Kurchenko, tỷ phú khí đốt và dầu mỏ 27 tuổi của Ukraine, ông chủ của Forbes Ukraine, đã nhiều lần đề nghị được gặp riêng Yanukovych. “Kurchenko đề nghị gặp vào bất cứ lúc nào cũng được. Việc này được sự can thiệp của cựu Phó Thủ tướng đầu tiên SerhiyArbuzov”. Ngoài ra, sổ tay của Kobzar cũng đề cập tới tên của Yuriy Ivaniushchenko, một thành viên quốc hội ủng hộ ông Yanukovych, và Vadym Novinsky, tỷ phú và là đối tác của tỉ phú Ukraine Rinat Akhmetov.
Ravlo Litovchenko, giám đốc Tantalit, công ty được ủy quyền tất cả các công việc thiết kế nội thất và xây dựng Honka cũng được tự do ra vào khu này. Honka là một khu vực sang trọng nhất và mới nhất bên trong Mezhyhiryya. Ivan Tokhtamysh, cựu chủ tịch CLB săn bắn Kedr cũng có quyền này.
Lần xuất hiện cuối cùng: 651 cận vệ trong 1 giờ
Lần cuối cùng Yanukovych xuất hiện trước công chúng là ngày 14/2, khi ông tới viếng đài tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến giữa Liên Xô cũ và Afghanistan vào những năm 1980. Sổ tay của Kobzar đã cho biết có 651 cận vệ và một vài lính bắn tỉa hộ tống ông Yanukovych trong khoảng 1 tiếng đồng hồ ông này xuất hiện. Một trong số các tài liệu được tìm thấy tại nhà Kobzar còn tiết lộ những vị trí tốt nhất mà lính bắn tỉa nên đứng quanh khu vực đài tưởng niệm ở quận Pechersk, thủ đô Kiev.
Đánh đập nhà báo
Theo các tài liệu do Kobzar ghi chép lại, các nhân viên dưới quyền ông đã tham dự vào nhiều việc hơn là chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh. Một trong số đó là những vụ đánh đập nhà báo Tetyana Chornovol tới trọng thương hồi tháng 12 năm ngoái, khi cô thực hiện cuộc điều tra tài sản cá nhân của Yanukovych và các quan chức cấp cao trong chính phủ ông này. Cuốn sổ chép tay của ông Kobzar cũng ghi lại vụ việc này.
Trong một cuộc phỏng vấn vài tuần khi bị hành hung, Chornovol cho biết cô đã phát hiện ra việc mình bị theo dõi vào khoảng nửa đêm. Chornovol kể rằng cô đã rời khỏi nhóm người biểu tình Ukraine ủng hộ EU trên đường Khreshchatyk, một con phố chính trong trung tâm, rồi lái xe rời khỏi thành phố và cố gắng cắt đuôi chiếc xe theo sau mình trên đường cao tốc Boryspilska. Tuy nhiên, những kẻ tấn công đã ép cô phải dừng lại bằng cách lái xe đâm thẳng vào xe ô tô của nữ nhà báo này rồi đánh đập cô thậm tệ.
Những chi tiết này có vẻ như trùng khớp với các ghi chép ngắn gọn trong cuốn sổ của Kobzar vào cuối tháng 12: “Chornovol tới Maidan", "23:10: tắt điện thoại", "23:50: "bật điện thoại trên đường Khreshchatyk", "23:50: bắt đầu don dẹp", "01:00: hoàn thành”.
Trang sổ tay được cho là ghi lại hành trình theo dõi và hành hung nữ nhà báo Chornovol.
Trang sổ tay được cho là ghi lại hành trình theo dõi và hành hung nữ nhà báo Chornovol.
Giám sát các phương tiện truyền thông
Kobzar đã nhận được báo cáo giám sát phương tiện truyền thông hàng ngày về tình hình hiện tại ở Ukraine. Mặc dù vậy, những báo cáo này dường như cho thấy một bức tranh không toàn diện, đánh giá thấp các cuộc biểu tình quy mô lón diễn ra tại Ukraine kể từ ngày 21/11 năm ngoái.
Đặc biệt, báo cáo ngày 16/2 ghi nhận rằng, tổng số người biểu tình phản đối và ủng hộ chính phủ ở khu trung tâm thủ đô Kiev không vượt quá 3.000 người. Trong khi đó, theo ước tính của truyền thông và quan sát viên độc lập, con số thực tế ước tính lên tới hàng chục nghìn người
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Thượng thực thơ nhạc cu Phẹt:




DIỆU, THƠ VÀ NHẠC

Anh có tật bú diệu cách nhật - nghĩa là cách một ngày bú một lần còn ngày kia để cho gan nó thở - y như những thằng sốt rét cách nhật do con ký sinh trùng plasmodium vivax, nghe chửa, bọn con bò.

Được thằng Johnny Walker đệ tam gọi anh là “tàu há mõm” - vì bố nó là Johnny Walker đệ nhất - bạn thân anh - đã ngỏm củ tỏi từ đời tám hoánh nên anh bú búa xua, từ Cây Lý, Gò Đen, Bàu Đá, Phú Lễ đến bia lên cơn (bọn con bò không rành những địa danh này thì cứ hỏi thằng Gúc lõ). Từ vang La Dalat chua loen loét đến Cordon Bleu ngọt tận xương, anh bú tất. Vấn đề là có say hay không mà thôi vì bú diệu để say thì diệu đéo nào không bú được - ngoại trừ diệu 29 và cái mà bọn con bò vưỡn gọi là Nhất dạ lục giao mai… tắc tử!

Ti nhiên, hễ diệu vào là anh làm thơ. Đcm, thơ anh đéo triết lý sâu xa theo kiểu “váy em tím quá nhìn không ra”, cũng đéo nặng mùi như “đêm về lặng lẽ nách em hôi”, mà thơ anh là thơ hiện thực. Muốn mời thằng con bò nào nốc hết ly, anh bưng lên, lẩy Kiều:

Năm mươi còn một chút này

Sao ta không cạn cho đầy một trăm.

Thế là ực một phát. Ực ba bốn lần năm mươi như thế, thằng con bò bạn anh ói mẹ nó ra bàn. Lập tức anh xuất khẩu thành thơ:

Ai ra xứ Huế thì ra

Mình ngồi một chỗ cũng ra như thường.

Có bận, ngồi bú diệu với mấy thằng con mẹ gì gì đó, anh phát hiện có thằng nâng lên rồi để xuống, đéo uống. Điên máu, anh móc ngay thằng Lục Vân Tiên con ông Đồ Chiểu ra, phang liền:

Thà đui mà uống thiệt tình

Còn hơn sáng mắt rình rình ăn gian.

Thằng Sergei Catlovradev (đọc là Cắt lốp ra dép), bạn thân anh, làm nghề kinh doanh dép râu kháng chiến ở địa đạo Chỉ con mẹ gì Cu chôm chĩa câu này. Đcm nó, tận mắt anh thấy đôi dép nó mới cắt hồi sáng, đến trưa đã bùn sình be bét, sứt chỗ này, sẹo chỗ kia, y như người mang dép mới uýnh xong trận Đồng Dù, Tam giác sắc rồi tụt ngay ra để nó bán cho bọn Tây làm quà lưu niệm. Bữa đi nhậu với mấy anh chức sắc, thấy có anh ăn gian nên nó bèn lôi hai câu thơ chôm chĩa của anh ra, nhưng nó biến tấu:

Về hưu mà uống thiệt tình

Còn hơn đương chức rình rình ăn gian.

Hậu quả là nó lãnh nguyên một chai Ken vào đầu. Đcm, khâu 8 mũi, nghỉ bán dép 5 ngày.

Anh có lần xém tí nữa cũng lãnh hậu quả y như nó, may mà anh chạy kịp. Lần đó bàn diệu 8 người - có 2 lão đầu bạc. Một trong hai lão này chuyên uống ăn gian, còn mồi thì lão phá rất tợn. Đợi mấy lão kia ngà ngà, anh rót nguyên ly đế Gò Đen, đứng lên, đằng hắng:

Sợi nào bạc bởi thời gian

Sợi nào bạc bởi lo toan cửa nhà

Sợi nào bạc bởi đàn bà

Sợi nào bạc bởi nhậu mà ăn gian?

Lão đầu bạc ăn gian có uống đéo đâu mà say. Lão chồm tới, tay cầm cái nĩa xỉa thẳng vào mặt anh. Đcmn, đã đề phòng từ trước, anh lùi khỏi ghế rồi hô biến chứ nếu không, cái nĩa ấy chí ít cũng xin mất của anh cặp đèn pha!

Nói đến bú diệu thì phải nói đến thuốc. Anh có tật hễ cứ bú vào là mồm lại phì phà ông Ba con Năm. Một hôm, ngồi bú với đám bạn, trong đó có 2 con hoẵng xinh tươi hơ hớ, vú nở mông to. Cơ mà cái con ngồi cạnh anh hễ cứ mỗi lần anh phà khói ra là nó lại nghiêng mặt về một bên, mũi chun lại, nín thở, đéo có tí văn hóa nào. Bực quá, anh chỉ vào mặt nó:

Hút thuốc đâu phải vì buồn

Hút thuốc là để bú chồn đỡ khai

Đcm, nó cười vãi cả nước đái. Anh nói thật, đéo điêu tí nào vì sau đó, khi nó đứng lên đi toa con mẹ lét, anh chống tay vào ghế nó để lấy thế chồm người qua, mời thằng đối diện một ly, tay anh ướt nhoen nhoét. Đã vậy, lúc bước ra, nó còn ghé tai anh thầm thì: “Em rửa sạch rồi đấy nhá”.

Nó thầm thì anh cũng thầm thì:

Làm trai cho đáng nên trai

Môi thơm mùi thuốc, miệng khai mùi chồn.

Lần này, nó cười hơ hớ, vãi cả dắm. Cũng may là nó không có cái phản xạ Pap con mẹ gì Lốp như anh chứ không thì nó dám vãi cả cứt ra quần.

Hết thơ, anh chuyển sang nhạc. Anh vốn được giời phú cho cái giọng téno cung Rê con mẹ gì đó Trưởng nên bọn con bó cứ gọi là há hốc mồm ra mỗi lần nghe anh rống.

Một bữa, vện nhà anh thỏ thẻ: “Anh à, chủ nhật này em tổ chức sanh nhựt”.

Ối giời ơi, anh vãi cả linh hồn, vãi luôn cả dắm. Đcm, cận địa viễn thiên đến nơi rồi mà còn bày đặt sanh nhựt với lại sanh nguyệt. Ti nhiên, chủ trương của anh là kính vện đắc thọ nên anh gật đầu.

Thế là chủ nhật, vện biện 6 mâm, mỗi mâm 8 mạng, giai gái đủ cả, mà tuyền giai khú, gái khắm. Diệu vào, anh cầm cây ghita, búng búng mấy cái. Bọn con bò la lên: “Ca đi, ca đi”.

Đcm, ca thì ca chứ sợ đéo gì ai. Anh dạo mấy nốt đầu tiên trong bài Huyền thoại mẹ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bạn thân anh. Nhưng anh đéo ca lời của bài Huyền thoại mẹ, mà anh ca bằng lời của anh:

Đêm chong đèn ngồi nhớ diệu, chờ bạn gọi là đi

Vện dù nói năng chi, ta cũng đi cho bằng được. Vện nói xuôi nói ngược. Vện là vện mà ta là ta..

Diệu từ nếp chiết ra, năm ngàn ba một xị. Bia làm sao bằng diệu. Diệu là diệu mà bia là bia.

Bọn con bò vỗ tay bôm bốp. Anh hứng chí ca tiếp:

Ai trong đời chẳng có vợ, vợ được gọi là cơm

Ngày hai bữa anh ăn cơm, đến một hôm anh ăn phở. Cơm làm sao bằng phở. Phở là phở mà cơm là cơm.

Ai trong đời chẳng có bồ. Bồ được gọi là nem.

Vào buổi sáng em ăn nem. Đến buổi trưa anh ăn chả. Nem không ngon bằng chả. Chả là chả mà nem là nem.

Liếc nhìn sang con vện nhà anh, anh thấy mặt nó hơi tai tái. Lỡ rồi, anh chơi luôn vì bọn giai khú, gái khắm đang lõ đít ra, thưởng thức.

Ai trong đời chẳng có bồ. Bồ được gọi là cưng

Vợ thì sống công khai, cưng ở trong bí mật. Cưng được thương hơn vợ. Vợ là một mà cưng là hai

Vợ nhờ tắm cho con, ta thì hô bận việc. Cưng mà kêu đi nhậu. Việc thì việc mà chơi là chơi.

Mặt vện nhà anh lúc này từ tái chuyển sang màu tím rịm trong lúc đám con bò cười hô hố. Thế này thì chết con mẹ anh rồi. Ti nhiên, vốn là thằng thông minh đột xuất, anh gân cổ gào lên câu cuối:

Vào những lúc gian nan, cưng biệt tăm biệt dạng. Vợ đứng ra gánh nạn, vợ của mình là năm bờ oăn.

Hehe. Con vện nhà anh đang sắp sửa từ trần bỗng chuyển sang sống khỏe. Đến tối lên giường, nó hỏi “Em năm bờ oăn thiệt à?”.

Anh giả say, ậm à ậm ừ. Đcm, nếu không giả say, nó mà hồi xuân lên thì anh cứ gọi là ăn cám!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gạch nối giữa giáo dục và tự do

Alan Phan
freedom
Lịch sử loài người trở thành một cuộc chạy đua giữa giáo dục và thảm hoạ (Human history becomes more and more a race between education and catastrophe – H.G. Wells)
Hôm nay một cuộc khảo sát trên tờ tạp chí khoa học Health Affairs xác nhận “giáo dục” là yếu tố quan trọng trong dự đoán số tuổi của con người. Một người xong đại học có tuổi thọ khoảng 10 năm lâu hơn là một người chỉ mới học xong trung học (kiểu ra chợ mua bằng cấp ở VN không tính).
Tôi thường nghĩ là người làm việc lao động linh hoạt hơn với cơ bắp và không phải bận rộn với suy tư, áp lực từ trí tuệ chắc phải sống lâu hơn. Nhưng tôi lầm và cuộc khảo sát này cho thấy tiềm năng của giáo dục cao hơn chúng ta nghĩ. Ai cũng biết là “giáo dục” thường gia tăng lợi tức của một nhân viên ở Mỹ khoảng $6,000 cho mỗi năm học trên cấp đại học. Theo cảm nhận cá nhân, tôi nghĩ giáo dục cũng sẽ đem lại cho mình một tâm linh sâu đậm hơn, một tinh thần mạnh mẽ hơn (vì con người thường sợ hãi những điều họ không biết). Thêm vào đó, tôi nghĩ một người học thức thường cư xử văn minh hơn với đồng loại.
Tóm lại trong 6 yếu tố (sức khỏe, trí tuệ, tâm linh, tinh thần, xã hội, tài chánh) mà tôi cho rằng quan trọng trong cuộc sống hạnh phúc, trí tuệ đóng góp một phần đáng kể. Cái đòi hỏi của bao tử và hormone rất cần thiết (một người đói dài sẽ bỏ quên mọi thứ khác); nhưng muốn cuộc đời thăng hoa đúng nghĩa, chúng ta cần trí tuệ.
Cho nên khi Mao Trạch Đông gọi “trí thức là đống phân” hay khi Pol Pot diệt chủng để đưa đồng loại về thời ăn lông ở lỗ (vì giáo dục làm hư con người) hay khi chủ thuyết “tam vô” của đảng Lao Động TQ (vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo) được hô hào khắp năm châu, tôi đã nghĩ chắc mình sống nhầm thế kỷ. Mọi người thì đã phải im lặng ngao ngán vì quá sợ hãi trước cái ngạo mạn của bạo lực.
Tuy nhiên, trời sẽ lại sáng và giáo dục phải là vũ khí bén nhọn nhất của người yếu thế. Kiến thức trên đám mây của Google là ánh mặt trời đang soi sáng cho nhân loại. Tôi không tin vào một siêu nhân hay một anh hùng nào sẽ xuất hiện để thay đổi thời thế. Đây là việc làm của từng người, gieo rắc kiến thức, khoa học…mỗi ngày vào từng cá nhân một trong xã hội; bắt đầu với những người thân yêu và các bằng hữu.
Chúng ta sẽ nói KHÔNG với sự ngu xuẩn, dối trá và bất nhân. Đó cũng là lý do tại sao tôi cho việc tiếp cận với kiến thức Internet của các trẻ vừa lớn quan trọng hơn bất cứ chương trình nào của quốc gia này.
Với giáo dục, chúng ta khỏe mạnh hơn (không ăn nhậu bừa bãi và tự đầu độc), chúng ta sáng suốt hơn (không bị những lời hoa mỹ bịp), thương người khác nhiều hơn (vì chúng ta biết so sánh chính mình với thế giới) và gần với Thượng Đế hơn (khi biết đọc và tìm hiểu thêm về văn hóa nghệ thuật). Quên, chúng ta cũng giàu hơn (nếu không vào lúc này thì sẽ có một ngày). Trên hết, một người có “giáo dục” là một con người tự do đúng nghĩa.
Hãy suy nghĩ thêm về lời của Claiborne Pell,” Sức mạnh của Hoa Kỳ không phải là những thỏi vàng ở Fort Knox hay các vũ khí tiêu diệt tập thể mà là tổng số của giáo dục cộng với nhân cách của người dân (The strength of the United States is not the gold at Fort Knox or the weapons of mass destruction, but the sum total of the education and the character of our people).
Alan Phan

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đám văn nhân ở Quỳnh Mai trang.

Nguyễn Hiếu

1.

Nhà văn Nguyễn Hiếu
Nếu tôi nhớ không lầm thì gia đình tôi dọn về Quỳnh Mai vào quãng 1982, 1983. Lắm khi nghĩ lại mới thấy.Việc nhà tôi có mặt tại Quỳnh Mai đúng là một cuộc thiên di mang đầy đặc sản của một thời bao cấp. Đang tá túc tại khu tập thể trường cấp 2 Xuân Đỉnh cùng gia đình nhạc sĩ Hoàng Lân và đại uý Phúc sau này làm chủ tịch UBND quận Đống Đa vợ tôi đựơc cử đi dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trong nội thành. Nhờ quyết định đó nên ba người còn lại của gia đình được nhập vào sổ hộ khẩu độc thân của tôi trong nội thành. Thế là sau hàng loạt thay đổi và điều đình,trong đó phải kể đến tác động lớn của ông Nguyễn Trung Mai phó chủ tịch vị lãnh đạo thành phố có nhiều cảm tình với báo giới nên gia đình tôi mới đựoc chuyển từ phòng làm việc của đài TNVN về nửa căn hộ 416 ở nhà C6A Quỳnh Mai. Quỳnh Mai dạo đó là khu tập thể mới hình thành.Ví nó là ốc đảo cũng không ngoa lắm. Đường dọc sông Kim Ngưu còn là lối mòn lổn nhổn cát, đá vụn và đất bột. Có lần đi đong gạo tiêu chuẩn tháng tận trên Ngọc Hà do thiếu thận trọng, tôi đã đánh đổ bao tải gạo xuống cát khiến cả tháng ấy nhà tôi lao đao vì thiếu gạo. Vợ tôi sau khoá bồi dưỡng vẫn dậy trên Xuân Đỉnh. Thành ra sáng nào cũng dậy thật sớm đạp xe đạp qua con đường mòn mấp mô chạy giữa bờ hồ Thanh Nhàn mênh mông nước và khu tường lở để hở cả phần hậu nhà xí chung của khu tập thể Lâm Nghiệp. Sợ nhất hôm nào trời mưa. Muốn đi lên phố, phải nghi ngóp dắt, có chỗ phải vác xe đạp đi theo còn đường lát gạch nghiêng, men theo những hàng rào ruối, hay măng rô của những vườn trồng rau, trồng hoa của làng Quỳnh. Vào những năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ 20 giữa nội thành mà làng Quỳnh vẫn từa tựa khung cảnh của làng quê cổ xưa.

Rồi đê Trần Khát Chân kề liền hồ Thanh Nhàn ngút ngát cỏ, châu chấu nhảy tanh tách và những bụi tre viền quanh những con đường gạch đã chớm lở…Dạo đó người đựơc phân căn hộ tập thể được xem là người đứng đắn và ít nhiều có địa vị trong xã hội. Cách nghĩ về căn hộ cũng khác nhiều bây giờ nếu không muốn nói là ngây thơ.Có mấy ngưòi muốn lấy căn hộ ở tầng trệt đâu. Lên tầng năm là tầng trên cùng thì cao quá. Giờ bơm nứơc gọi khan cổ chưa chắc các tầng dưới đã khoá để tầng 5 lấy. Lý tưởng nhất là đựơc phân tầng ba. Dạo đó ngưòi ta cũng chưa có khái niệm bung ra, tận dụng lấn chiếm phần đất quanh căn hộ. Vì thế nên gia đình tôi cũng tăng gia đựơc mấy vụ rau trên thẻo đất mà sau này căn hộ tầng một bít lại, xây thêm, lấn chiếm thêm vài chục mét được tính giá trị theo cây vàng. Có thể vì quan niệm và một phần qui định xã hội như vậy nên khu tập thể Quỳnh Mai tuy mới ra đời nên giới công chức, cán bộ trong đó có không ít dân cầm bút gồm cánh nhà báo, nhà văn mới tụ bạ về đây nhiều đến thế.
2.
Ngưòi đầu tiên ở ven dìa khu Quỳnh Mai phải kể đến là bậc đàn anh cả về tuổi tác, chức sắc và tay nghề. Nhà văn Vũ Bão, tác giả tiểu thuyết sắp cưới có chuyện “một thời”. Khi tôi in tác phẩm đầu tiên là tập truyện ngắn hài hứơc “chuyện cái vòi nứơc “thì tên tuổi Vũ Bão đã lừng lững trên văn đàn và trong suy nghĩ của tôi. Nhà văn đàn anh quê Thái Bình không biết lưu lạc, và cư ngụ ở những đâu đâu, chỉ biết khi tôi về Quỳnh Mai thì ông cùng gia đình ngụ sẵn ở căn nhà có nhiều ngăn, ánh sáng không nhiều lắm. Muốn vào đựơc nhà phải đi qua một cái ngõ có nhiều lối rẽ. Hồi đó nhà ở của Vũ Bão ở một hẻm hiền lành của ngõ Quỳnh, sau này thuộc phố Bùi Ngọc Dương địa liền khu đất dữ ma tuý Thanh Nhàn nổi tiếng mà ngành CA mất bao công sức mới triệt phá được. Năm 1988 tôi in tiểu thuyết đầu tiên ‘vết xoáy trứơc ngực làng” (cuốn 1 của bộ “dòng sông màu máu”) mà bìa sau in mục đón đọc ghi rõ ràng bốn cuốn đang in trong đó có ba tác phẩm của ba đàn anh là Vũ Bão cuốn “thời gian không đợi”, Đào Vũ cuốn “con voi dữ và chú nai con”, Nguyễn Quỳnh cuốn “ngưòi đi săn và con sói lửa”..Tôi rụt rè, le te mang sách vừa để khoe vừa để báo tin mới hay Vũ Bão hài hước cả ngòai đời và trong văn.Vũ Bão tíết lộ “nhờ bà chị chú mà anh có sức khoẻ và đựơc ở chốn này”. Tôi ngớ người ra mãi sau mới hay.Vợ Vũ Bão là bác sĩ bệnh viện Thanh Nhàn rất chu đáo với sức khoẻ của đức ông chồng có tạng xương, gầy. Sau ba ngày đọc xong “vệt xoáy …” Vũ Bão hì hục leo câu thang vào nửa căn hộ tầng bốn của tôi bảo “bút lực chú mày có khí lạ. Nó hệt như sự hút vừa lá vừa lào. Sự bút, vừa bi vừa mực. Ấy là sự trộn giữa hài, trữ tình và huyền thoại. Nếu xem là đặc sản thì phải giữ”. Anh em giao du không nhiều nhưng hễ gặp dù chuyện to, chuyện nhỏ đều thông báo qua sự hỉ hả, tếu táo. Lần gặp Vũ Bão cuối cùng trên mặt cầu Bãi Cháy ngày khánh thành.Ông anh khoe “tao già mõ thế này vẫn đựơc mời. Oách chưa? Tí nữa có về cùng xe với anh thì bảo”. Không dè sau đó mấy tiếng,Vũ Bão đi vào thiên cổ. Về nhà lẩn mẩn nhìn mấy thẻo giấy ông anh viết nhắn sang lấy sách, báo tin về hội Hà Nội, hội VN thấy bùi ngùi nhớ một người anh đôn hậu, tài hoa, chu đáo.
3.
Nhà thơ Lữ Giang
Đàn anh thứ hai cùng bang là Lữ Giang, tác giả “tiếng đàn bầu”lừng danh. Biết đàn anh từ hồi cộng tác với báo Độc lập với nhóm Ngô Quân Miện, lại mừng hơn khi hay tin Lữ Giang ở cùng phố. Nấn ná mấy lần định đến thăm ông anh nhưng ngặt nỗi Lữ Giang thì lớn tuổi, lại đằm tính không bô lô, ba la như mình nên cũng ngài ngại.Chỉ chăm chắm nhớ hình như nhà thơ ở cuối con phố mới được đặt là phố 8-3 để ghi dấu khu tập thể của nhà máy dệt nổi tiếng của thời bao cấp. Thỉnh thoảng gặp ông anh lững thừng đi bộ dọc đường. Gặp tôi đôi mắt lim dim như chói nắng của Lữ Giang bừng lên trong nụ cười đôn hậu. Ông rủ rỉ bảo tôi “chú mày viết khoẻ thế thì mệt nhỉ. Thôi cố. Nghiệp anh em mình là thế. Ngoài ngòi bút biết sống bằng gì. Tránh không được. Chú còn sức thì gắng một chút cho vợ con đỡ vất”.
4.
Đàn anh thứ ba là Xuân Cang. Nhà văn công nhân này thành danh từ khu gang thép Thái
Nhà văn Xuân Cang
Nguyên .Khi chuyển về Quỳnh Mai, anh đựơc phân căn hộ tầng 5 nhà C 9 dành cho cán bộ Tổng Liên đoàn. Tầng một còn có Nguyễn Thái Vận nhà thơ đẹp trai, hiền lành nhưng mệnh yểu, nhà báo lãnh đạo đài TNVN Nguyễn Kim Cúc. Cũng là do công việc viết lách nên anh em tôi có thời gian khá gắn bó với nhau.Duyên do bắt đầu từ khi Xuân Cang lên chức TBT báo Lao Động vào những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ 20, thời gian manh nha sự đổi mới. Báo Lao Động nhàn nhạt một thời bỗng tạo ra hấp dẫn với bạn đọc bằng các tác phẩm báo chí, văn chương nhìn thẳng, sôi động. Dạo ấy tôi in khá nhiều trên báo Lao động. Nhưng đến giờ tôi nhớ nhất hai tác phẩm là truyện ngắn “cái chết của ngưòi quản tượng” và bài thơ “đồng chí bí thư lên thăm huyện Rằng”. Sau hơn một tuần bài thơ đựơc đăng thì TBT Xuân Cang sang nhà tôi. Ông bảo “thư kí của bí thư Hoàng Minh Thắng có điện cho anh về bài thơ của chú. Bài thơ hơi dữ nhất là câu “cái xóc nhỏ đứt ngang suy nghĩ lớn” nhưng anh bảo anh Thắng đọc kĩ để thấy thiện tâm của tác giả. Bây giờ ổn rồ. Từ sau viết lách phải cẩn thận”. Sự kiện thứ hai là vào năm 1992 tôi (với tiểu thuyết “tôi bán mình“) và anh Xuân Cang cùng nhà văn trẻ Uông Văn Trí nhận đồng giải cuộc thi tiểu thuyết do báo Công an và Hội Nhà Văn TPHCM tổ chức. Mỗi giải 5 triệu, riêng tôi và Xuân Cang tác giả miền Bắc đựơc nhận thêm mỗi ngưòi một triệu tiền vé máy bay vào lĩnh giải.
5.
Nhà thơ Lê Quang Trang
Ngoài mấy đàn anh vừa kể thì cánh cầm bút xêm xêm tuổi tôi ở Quỳnh Mai bang khá đông. Đầu tiên phải kể đến cặp vợ chồng nhà phê bình Lê Quang Trang và nhà thơ không vần Trần Thị Thắng. Vợ chồng nhà này có thể xem là bạn thân thiết của gia đình tôi. Một phần do tôi là đồng môn với Trang, sau ra đời lại dính viết lách. Vợ chồng Trang, Thắng dạo đó làm ở báo Văn Nghệ, tôi là cộng tác viên. Phần nữa thủa ấy hàn vi, nên chỗ nào có nguồn làm hộp giấy kiếm thêm hai bà vợ đều thông tin cho nhau. Có vài tết hai nhà lại còn luộc chung bánh chưng. Mấy đứa trẻ của hai gia đình cùng lứa trứng gà, trứng vịt. Nhà Trang -Thắng với hoạ sĩ Thành Chương đựơc báo Văn nghệ phân chung căn hộ 508 ở C7. Sau điều đình Thành Chương nhượng nốt gian bên cạnh nên nhà Trang – Thắng ở trọn căn hộ đầu hồi 28 mét vuông. Một diện tích lý tưởng thủa ấy. Những năm cuối 80 đầu 90 đó tôi đang sung sức. Nhìn cái gì ,từ chậu nhài dưới cửa sổ đến chuyện phố, chuyện tiểu khu (nay gọi là  phường) cũng cố nặn thành văn, thơ để bán lấy tiền. Vì thế kế sinh nhai của gia đình nhờ vào nhuận bút cũng ít nhiều đỡ vất. Trong 5 năm, ngòai hơn chục tiểu thuyết, phim truyền hình, và tập truyện ngắn, năm, sáu giải thưởng tôi viết như trâu cày cho các báo Văn Nghệ, Tiền Phong, ANTĐ, Nhân Dân,Văn Nghệ TPHCM… Hồi đó Thắng thuộc ban biên tập văn nghệ thiếu nhi Báo Văn Nghệ nên tôi cứ đều đều in hết truyện “cái chổi cho chim sâu”, lại đến thơ “toà án mùa xuân”. Có lần Thắng từ toà soạn về đưa cho tôi mẩu giấy của Phạm Tiến Duật ghi “chuyện quan trọng của bà Cả Đào rất đựơc. Sẽ xếp in số này nhưng vì khuôn khổ tờ báo mình cắt mấy dòng. Khi nào in sách Hiếu nhớ lấy lại. Đỡ phí”. Mấy dòng cắt đó là “ngày xưa trong làng có một lý trưởng, bây giờ bao nhiều thường vụ là từng nấy lý trưởng”. Khi Trang sang làm văn nghệ báo Nhân Dân thì tôi cũng in dàn dạt hết thơ “những phiến đá trên Quảng trường Đỏ”, ”hành hương tìm lại nụ cười” (viết về cuộc nổi dậy của nhân dân Căm pu chia chống bọn diệt chủng) lại đến tạp văn “cà cuống cà cuống, bây giờ em ở đâu?”. Dạo đó gia đình nào làm ăn tạm đựơc phải có ti vi đen trắng chân tiện cửa lùa, tủ lạnh Xa ra tốp, xa lông nan, máy khâu con bướm…Tất cả đều bầy ra phòng ngoài chật chội. Một hôm sang chơi thấy nhà tôi có đủ bộ như vậy (máy khâu con bứơm do vợ tôi đổi từ chiếc xe đạp Viha- giải nhất dành cho cuộc thi kịch ngắn do tổ chức sinh đẻ kế hoạch quốc tế (UNFA)…Thắng nửa đùa nửa thật bảo “giá ông Trang nhà này mà chịu viết như ông nhà bà thì cũng đỡ vất”. Vợ tôi cưòi hìền lành “ông nhà chị làm lãnh đạo bì làm gì với ông thợ cầy nhà em ”.Sau này tôi thấy nhà Trang -Thắng có vẻ khá dần lên nhờ sự đảm của Thắng khi tìm ra nguồn phát hành và nguồn giấy in ấn. Thành thử vợ chồng văn nhân này liên tục đổi chỗ ở. Sang Bồ Đề rồi vào quận 7 TPHCM toàn ở nhà ba bốn tầng to tướng. Rồi Trang lên trưởng ban báo ND, rồi TBT báo Đại Đoàn Kết nên bận bịu nhiều nên hai nhà ít đi lại ….Bây gìơ mỗi bận đi qua C7 ngứơc nhìn căn hộ 508 giờ đã đổi chủ thấy cứ buồn buồn bởi nỗi nhớ bạn đồng môn thời trai trẻ, thủa hàn vi.
6.
Nhà văn Dương Thu Hương
Cũng như nhiều khu tập thể (không hiểu sao tôi vẫn thích tên gọi này thay cho từ khu chung cư nghe có vẻ a dua, học đòi và nhập khẩu) sinh ra trong thời bao cấp đều đánh số một cách tuỳ tiện. Đang C lại thoải mái nhẩy sang E. Nhà E của khu này có đâu như ba, bốn cái. Nhà ngoài cùng địa liền đường Kim Ngưu người ta đặt là E8. Nhà này có hai nhà văn trùng tuổi hợi và đều viết tiểu thuyết. Giờ đây một vì sự nổi loạn quá khổ trong suy nghĩ nên phiêu bạt ở phương trời nào không rõ. Đó là Dương Thu Hương. Một vì gia cảnh, số người trong gia đình phình ra nên dọn đến khu ở mới. Ấy là Vũ Huy Anh. Một thì nghe đồn, một thì tôi chứng kiến. Ở tuổi 63 ta cả hai nhà văn này xem ra vẫn sung sức ra trong bút lực và trong nhiều lĩnh vực khác.Vũ Huy Anh vừa tặng tôi cuốn tiểu thuyết thứ 10 của ông có cái tên đầy vẻ bói toán “cách trở âm dương”. Ấn tượng ghi đậm với tôi là trên nóc nhà hai nhà văn này trú ngụ hồi năm 86, 87 đã xẩy ra vụ giết người. Sát nhân là thằng thanh niên chớm hút hít thiếu tiền, nên đập chết bạn bằng gạch khi hai đứa cùng ngồi tán hươu vượn trong một đêm trăng xuông. Thấy dân Quỳnh Mai độ đó đồn rằng máu kẻ bất hạnh ba ngày sau còn ngấm xuống tường nhà đỏ rực. Xế nhà E8 là nhà E5 có nhà thơ thỉnh thoảng viết tiểu thuyết. Một TBT tài ba và nếu không vụng tính trong một vụ việc dính đến cuộc thi dành cho gái đẹp cuối đời thì ông quả là có một sự nghiệp viên mãn trong sự nghiệp lãnh đạo một tờ báo nhiều độc giả. Đó là Dương
Nhà thơ Dương Kỳ Anh
Xuân Nam với bút danh là Dương Kì Anh. Thời Dương Xuân Nam ngụ ở tầng ba nhà E5 thì mỗi khi có bài vở tôi đều mang sang tận nơi (thủa chưa có Email thì hàng xóm với TBT là một thuận lợi lớn cho kẻ viết).Vì thế nên có đến hơn 10 năm báo Tiền Phong là một trong những tờ tôi in nhiều thơ và truyện ngắn. Hết thơ “định nghĩa tình yêu “sang truyện ngắn “làng Chiện bắt đựoc con chim lạ”, rồi “ngưòi đẹp sứt môi”.
7.
Còn hai văn nhân bây giờ ít nhiều có tên trên văn đàn đã từng ngụ tại Quỳnh Mai bang. Hai vị này cũng từng ở chung căn hộ C5. Đó là nhà thơ Phạm Hồ Thu và nhà văn Tuyết Minh.Với Tuyết Minh thì tôi biết với tư cách là tác giả và biên tập viên khi nhà văn này công tác tại nhà XBKĐ.Còn nhà thơ quê bên bờ sông Đuống Phạm Hồ Thu thì tôi biết khi chị đang là cây bút nội chính sung sức của báo Nhân Dân với tên cúng cơm Phạm Thị Sửu. Đợt công tác đáng nhớ đó vào dịp chiến tranh biên giới năm 79 đang hồi ác liệt. Đòan nhà báo chúng tôi gồm nhà báo mới vào nghề của báo TP sau này nhờ những bài bút kí chính trị tài hoa mà thành nhà văn Xuân Ba, phóng viên ảnh tháo vát Long Sơn, nhà báo Tô Thành, phóng viên truyền hình Ngọc Tuệ và tôi. Đêm đầu tiên nghỉ lại thị xã Lào Cay đổ nát chúng tôi bị phục kích. Một quả không rõ là mìn hay tạc đạn nổ tạo thành một hố sâu hoắm           giữa sân nhà hoang vắng.Tôi thật không ngờ phóng viên Phạm Thị Sửu với những trang viết đầy tư liệu chỉn chu ,mạch lạc sau này lại thành nhà thơ Phạm Hồ Thu viết nên những câu thơ nữ tính đằm thằm đến vậy …
8.
Nhưng rồi vật đổi sao rời, đám văn nhân tôi vừa kể vì nhiều lý do đã rời Quỳnh Mai. Bây giờ
Nhà văn Hữu Ước
số văn nhân còn gắn với bang này có thể đếm trên đầu ngón tay. Ấy là người cầm bút có vai vị khá cao trong lực lượng công an là tướng Hữu Ước. Nhà Hữu Ước đánh số 121 phố 8 tháng 3.Gần sát có thể coi là láng giềng với nhà cũ của Chủ tịch LĐLĐVN Anh Hùng lao động Cù Thị Hậu. Địa thế nhà của nhà ông tướng viết văn này ở trên miếng đất nở hậu. Ngày ngày đi làm, đi chơi cầu lông, đưa đón cháu nội đều đi qua nhà Hữu Ước nên tôi biết khá rõ. Đứng về thế nói theo giọng Tam Quốc nhà Ước thuộc thế ỉ dốc. Trứơc mặt là đường, lưng tựa vào con ngòi không mấy sạch như ý ngưòi văn minh.Ngay cổng lại có hàng bia hơi Loan Sửu.Cạnh kia kề liền nhà trẻ Hoa Sen.Tôi biết danh Hữu Ước từ nhưng năm đầu của thập kỉ 70 khi ông làm phóng viên báo Công an nhân dân thì phải. Sau này khi danh ông đã vang lên trong nhiều thể loại của văn nghệ, văn chương thì tôi cũng như không ít anh em trong nghề đôi khi cứ lẩn mẩn nghĩ. Bút lực như vậy mà tập trung vào một thể loại quả là…Tài năng ấy như một thứ ánh sáng tán xạ không định mà toả ra nhiều hứơng. Đọc những câu thơ mới của ông tướng này “Tiếng chuông chùa cứ buông/ Mặc đất trời nghiêng ngả? Mặc lòng ngưòi uất u/ Tiếng chuông chùa cứ ngân”. Tôi lại nghĩ đến một ca từ hình như đang chờ giai điệu đến chắp cánh. Nghĩa là một chữ giá lại xuất hiện …Nhưng nghĩ đi nghĩ lại mới thấy thế mới là Hữu Ước. Con người này có thứ tài bao trùm ấy là tài quản lý. Trong cả một rừng báo trong thời buổi thương mại, Hữu Ứơc đã tạo nên một tờ báo thuộc hàng ăn khách nhất trong làng báo VN.Chính bởi tài quản lý ông mới tìm ra kẽ hở thông tin trong rừng thông tin đa dạng, rối rắm để cho ra ANTG, ANTG giữa tháng ,ANTG cuối tháng VNCA rồi bây giờ là CSTC. Cũng vì cái tài ấy ông mới chọn ra và phát huy đựơc hết khả năng của những cộng sự, và cuối cùng là bằng chính năng lực văn hoá của mình Hữu Ứơc đã làm đa dạng và phong phú cho hoạt động của tờ báo của mình. Lần gặp Hữu Ước lối cách đây ba, bốn năm thì phải ở quán bún đậu ngõ Đỗ Hành. Tôi bảo “anh vừa gửi cho chú bài bút kí… U]ơcs bảo: “Chắc bác lại viết tôi đến, tôi ở, tôi đi chứ gì”. Ứơc tủm tỉm. Tôi hơi tự ái nói ngay “không đến nỗi thế đâu”. “Đùa bác thôi. Chứ về đọc thấy đựơc thì ổn thôi bác”. Nhìn Hữu Ước cười, rồi chứng kiến đủ loại tác phẩm của anh chàng này mới ngẫm “con ngưòi này muốn làm điều gì sẽ làm đựơc điều đấy”….
9.
Nhà thơ Dương Danh Dũng
Một văn nhân nữa xuất thân là một tay doanh nghiệp giao thông xứ Nghệ. Thủa còn say kinh doanh đôi lúc gã cũng cho ra những bài thơ lộ ra tài thơ của dân đồ Nghệ có học. Khi về hưu dồn sức viết để trở thành một hội viên hội nhà văn trẻ với tư cách là một nhà thơ tác giả “thuyền lá”. Ấy là nhà thơ ba dê Dương Danh Dũng. Gặp tôi gã nhà thơ trẻ 65 tuổi ta bảo “để chữa xong nhà hoàn chỉnh tớ sẽ sẽ về ở hẳn dưới Quỳnh Mai.Gần các cậu dễ đàm đạo. Thỉnh thoảng đọc nhau một tí cũng vui ”.
Nguyễn Hiếu


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bắt cả nút:


Đại gia đình Chu Vĩnh Khang bị bắt giữ


chuvinhkhang020314

Bắc Kinh: Theo bản tin của Nhân Dân Nhật Báo, nhiều thành viên của đại gia đình ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên bộ chính trị Trung quốc đã bị bắt vì những liên quan đến tham nhũng.
Chu Nguyên Thanh, em trai của ông Chu Vĩnh Khang và bà vợ là Chu Linh Anh đã bị điều tra từ tháng Chạp năm 2013, về những lời tố cáo là dùng những liên hệ về gia thế, để làm giàu.
Theo những viên chức của chính quyền Trung quốc, thì Chu Nguyên Thanh khi còn là giám đốc phòng tài nguyên và đất đai quận Huệ Sơn, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô đã có các mối quan hệ đáng ngờ với các công ty có liên kết vối tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC), nơi ông Chu Vĩnh Khang từng là người lãnh đạo từ năm 1988 đến 1998.
Cụ thể, Chu Linh Anh đã kết hợp cùng tập đoàn năng lượng Côn Lôn thành lập một công ty dưới quyền điều hành của CNPC năm 2012. Từ đó, Chu Linh Anh đã dựa thế lực chính trị của gia đình chồng đã bành trướng kinh doanh trong lĩnh vực khí thiên nhiên ở Trung Quốc .
Ngoài ra, công ty của Chu Linh Anh còn được đặc quyền làm đại lý phân phối xe hơi của hãng Audi ở thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tô ngay sau khi công ty này khai trương năm 2010. Audi là nhãn hiệu xe hơi mà các viên chức Trung Quốc thường dùng.
Chu Bân, con trai của Chu Vĩnh Khang có mối quan hệ mật thiết với quan chức chính phủ để củng cố cho đế chế kinh doanh của mình. Chu Bân đã giành được quyền thầu một dự án nhà trợ giá của chính phủ ở Bắc Kinh rồi sau đó bán lại cho một công ty bất động sản để bỏ túi riêng một khoản tiền khá lớn.
Chính quyền trung ương Trung Quốc đã phát động chiến dịch chống tham nhũng, nhắm vào các viên chức cao cấp trong chính quyền, kể từ khi ông Tập Cận Bình được bầu vào chức chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc. - 
Phần nhận xét hiển thị trên trang