Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

LƯỢC THUẬT PHIÊN KIỂM ĐIỂM NHÂN QUYỀN VIỆT NAM

TS. Nguyễn Hồng Kiên


Ảnh: Việt Nam TTX phát
LƯỢC THUẬT TRỰC TIẾP PHIÊN HỌP CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ: VN KIỂM ĐIỂM NHÂN QUYỀN ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT (UPR) LẦN THỨ HAI 

+ THỤY SỸ: Đề nghị thực hiện nghiêm túc Công ước chống tra tấn.
Quan ngại về việc đàn áp các quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ôn hòa.
Đề nghị trả tự do cho ít nhất 30 người đã bị bắt giữ từ phiên UPR 2009 đến bây giờ.

+ HOA KỲ: "Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và giam giữ những người thực thi các quyền phổ quát và tự do như tự do ngôn luận và hội họp. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn tiếp diễn.

"Chúng tôi lo ngại về các hạn chế đối với việc thành lập công đoàn độc lập, việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính quyền sử dụng lao động bắt buộc.

"Chúng tôi cũng thất vọng vì Việt Nam đã ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào tiến trình UPR nói chung.
"Chúng tôi khuyến cáo Việt Nam:

1. Xem xét lại luật an ninh quốc gia đang được dùng để trấn áp các quyền phổ quát và thả không điều kiện tất cả các tù nhân chính trị như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, các ông Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.

2. Bảo vệ các quyền của người công nhân đã được quốc tế công nhận và thực thi luật cấm cưỡng bức lao động; và

3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn." (Theo BBC)

................................
- Thứ trưởng Hà Kim Ngọc trả lời:
Quốc Hội VN đã dành nhiều thời gian để thảo luận và thông qua Hiến pháp với số phiếu rất cao
Quyền con người được đặt trang trọng trong Hiến pháp mới, ngay sau chương Chế độ chính trị.
Hiến pháp mới phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải ghi họ tên cả vợ cả chồng, theo Luật đất đai mới.

Việt Nam đã giảm từng bước việc áp dụng hình phạt tử hình, chỉ còn 22 điều luật quy định hình phạt tử hình. Từ UPR 2009, đã giảm 7 tội danh có quy định án tử hình. Người dân Việt Nam tán thành án tử hình đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có tội danh gây nguy hại tới sự tồn vong của nhà nước.

Sẽ sửa đổi các luật để đảm bảo các quyền dân sự và chính trị của người dân như Luật về Hội, Luật Biểu tình.

Cân nhắc khả năng tham gia Công ước người không có quốc tịch. Đang nghiên cứu quy chế Rome về tòa án quốc tế.

Cảm ơn các phát biểu từ các phái đoàn, xin mời đại diện các bộ Tư pháp, Bộ Thông tin Truyền thông, Công an, Bộ Kế hoạch đầu tư trả lời các khuyến nghị.

- Đại diện Bộ Tư pháp :

Việt Nam đã giảm một nửa số tội có hình phạt tử hình, từ 44 tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, xuống còn 29 tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, và trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 giảm xuống còn 22.

Hình phạt tử hình là cần thiết để trừng phạt các hành vi phạm tội ở Việt Nam, người dân Việt Nam tán thành với quan điểm đó.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xem xét sửa đổi Bộ luật hình sự và giảm số tội có hình phạt tử hình, chỉ giữ lại những tội nghiêm trọng, có tính chất man rợ, và CÁC TỘI ĐE DỌA SỰ TỒN VONG CỦA NHÀ NƯỚC.

- Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông:

Cảm ơn đại biểu của các nước đã có các bình luận và khuyến nghị, xin cung cấp thêm thông tin như sau:

Tình hình tự do thông tin đã có bước tiến triển nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông.

Ở Việt Nam hoàn toàn không có kiểm duyệt báo chí và thông tin.

Lần đầu tiên Việt Nam lấy phiếu tín nhiệm, tăng cường dân chủ xã hội.

Hơn ba triệu bloggers đã thường xuyên trao đổi bình luận các vấn đề chính trị và xã hội trên mạng Internet, tham gia các kiến nghị, ký tên tập thể.

Nghị định 72 không nhằm hạn chế Internet mà chỉ đề đảm bảo quyền lợi của các cá nhân và tổ chức, trật tự xã hội, bản quyền.

- Đại diện Bộ Công an:

Cơ sở pháp lý của việc bắt giữ các tội phạm an ninh quốc gia nằm trong các điều luật của Bộ luật Hình sự, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, như các điều 19, 22 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).

VN tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp. VN khuyến khích người dân tham gia góp ý, phê phán, phản biện các chính sách quốc gia.

Việt Nam áp dụng các giới hạn để đảm bảo trật tự an toàn an ninh xã hội, phù hợp với điều 29 ICCPR.

Chính phủ VN đảm bảo các điều kiện sinh sống của phạm nhân. Phạm nhân được quyền nhận thư từ, thức ăn từ người thân, được nhắn tin gửi thư cho gia đình.

- Đại diện Bộ Kế hoạch đầu tư:

Chính phủ VN đã áp dụng nhiều biện pháp nâng cao đời sống kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia về HIV.

Thực hiện Chiến lược Tăng trường xanh gắn với Tái cơ cấu kinh tế, chủ động đối phó với biến đổi khí hậu....

................................

+ AUSTRALIA: Quan ngại về tự do biểu đạt ở Việt Nam, đặc biệt là trên Inernet. Nhiều điều luật như 79 không phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Đề nghị sửa đổi luật tuân thủ ICCPR.

Các quyền về hội họp chưa được đảm bảo, đề nghị Việt Nam tuân thủ ICCPR.

Đề nghị tạm dừng án tử hình, hướng tới bãi bỏ tử hình.

+ AUSTRIA: Quan ngại về việc vi phạm các quyền tự do hội họp và biểu đạt.

Chúng tôi đang có các báo cáo rằng Việt Nam đã ngăn chặn nhiều người sang tham dự UPR.

Đề nghị cung cấp số lượng các trại giam, đặc biệt là nơi giam giữ những người nghiện và cưỡng bức họ lao động.

+ THỤY ĐIỂN: Đã có hàng triệu người sử dụng Internet nhưng đã ban hành quá nhiều luật lệ đàn áp tự do Internet. Đã có ít nhất 58 người bị bắt giữ chỉ vì bày tỏ ôn hòa trên Internet.

Đã có nhiều người bị bắt giữ và tra tấn trong tù, đề nghị chính phủ Việt Nam thực hiện nghiêm túc Công ước Chống tra tấn.

Đề nghị bãi bỏ các điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự như 79, 88 và 258. Hướng tới bãi bỏ án tử hình.

+ BOLIVIA: Khen ngợi các kết quả về xóa đói giảm nghèo.

Hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp về nhân quyền.

+ BOSNIA&HERZEGOVINA: VN đã hết sức chú trọng đến các cam kết trước đây của mình trong phiên UPR.

+ BRAZIL: Đánh giá cao việc sửa đổi Luật Đất đai ở Việt Nam.

Đề nghị ngừng thi hành án tử hình. Cân nhắc thông qua ICCPR 2, đảm bảo quyền tự bày tỏ thông qua Internet.

+ CANADA: Chính phủ Việt Nam đã từng chấp thuận khuyến nghị về Luật Tiếp cận Thông tin trong lần UPR 2009, vậy xin hỏi chính phủ Việt Nam bao giờ sẽ thông qua và ban hành Luật này?

Đề nghị thay đổi các điều luật 79, 88 và 258 và các điều khoản khác trong Bộ luật Hình sự để phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ chính phủ Việt Nam về mặt kỹ thuật để thực hiện những điều này.

+ TQ: Chúc mừng các kết quả VN đạt được trong lĩnh vực nhân quyền.

Thúc đẩy bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo.

Ủng hộ sự lựa chọn độc lập của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền.

+ CH CZECH: Gỡ bỏ các điều khoản hạn chế quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận. Hy vọng chính phủ Việt Nam tiến hành các cải cách hướng tới nền dân chủ đa đảng.

+ ĐAN MẠCH: Quan ngại về tự do biểu đạt, đặc biệt là việc giam giữ các blogger và những người hoạt động ôn hòa.

Đề nghị sửa đổi luật pháp để đảm bảo các quyền tự do căn bản của người dân.

Khuyến nghị Việt Nam đảm bảo quyền tiếp cận công lý và quyền được có luật sư của mọi công dân khi bị khởi tố.

+ AI CẬP: Mời VN chia sẻ kế hoạch và tầm nhìn của mình để chuyển các thành tựu kinh tế xã hội thành các thành tựu về quyền con người

Tiếp tục tham gia các Công ước nhân quyền.

Đưa nhân quyền vào chương trình giáo dục ở tất cả các cấp phổ thông.

+ CUBA: Cuba: Tiếp tục đảm bảo quyền con người để thực sự là một nhà nước của dân do dân và vì dân.


Chúng tôi vẫn nhớ những lời của vị lãnh tụ vĩ đại Việt Nam, và những tình cảm gắn bó của chủ tịch Fidel Castro với nhân dân Việt Nam.

+ PHẦN LAN: Quan ngại về quyền tự do bày tỏ ở Việt Nam. Không hiểu VN đảm bảo các quyền tự bày tỏ ý kiến trên Internet trong hệ thống pháp luật ra sao?

Nghị định 72 đã hạn chế tự do Internet. Đề nghị có những sửa đổi đối với nghị định này.

+ CH PHÁP: Rất quan ngại về việc hạn chế quyền tự do bày tỏ, đặc biệt trên Internet.

Đề nghị tạm hoãn thi hành án tử hình và hướng tới bãi bỏ án tử hình.

Đề nghị sửa đổi các điều luật 79, 88 của Bộ luật Hình sự.

..............

- Đại diện Ủy ban Dân tộc trả lời:

Các dân tộc thiểu số được bảo đảm các điều kiện để có quyền như các dân tộc đa số.

Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số về nhà ở, kinh tế: cơ sở hạ tầng có bước phát triển, giáo dục tiếng dân tộc phát triển...

Người dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh miễn phí.

Nhà nước chi 8 triệu USD để phổ biến báo chí cho vùng sâu vùng xa.

Người dân tộc thiểu số được tham gia các hoạt động văn hóa, bảo vệ tốt di sản dân tộc thiểu số.

Quyền con người của dân tộc thiểu số trong 4 năm qua đang ngày càng được đảm bảo.

Việt Nam sẽ xây dựng Luật Dân tộc để bảo vệ quyền của họ tốt hơn.

- Đại diên Ban Tôn giáo Chính phủ trả lời:

Nhà nước VN luôn nhất quán bảo vệ quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân. Hiến pháp mới đã công nhận các quyền này.

Nhiều tổ chức tôn giáo đã được công nhận. Đã có hơn 3000 cơ sở thờ tự mới được xây dựng.

Các tổ chức tôn giáo được liên hệ với các tổ chức tôn giáo nước ngoài, tham gia các hoạt động từ thiện.

Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc tôn giáo Việt Nam được ra nước ngoài đi đào tạo.

Các sự kiện 100 năm Tin lành vào VN đã có sự tham dự của nhiều mục sư từ Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu.

Chính phủ VN cũng cho phép Giáo hội Phật giáo VN đăng cai Lễ hội Phật giáo Vesak.

- Đại diện Tòa án Nhân dân Tối cao trả lời :

Quyền được xét xử công bằng được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Hiến pháp mới quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Điều này cho thấy Nhà nước rất quan tâm đến quyền tư pháp bình đẳng của người dân.

Hiến pháp quy định sự độc lập của hội thẩm và thẩm phán, nghiêm cấm cá nhân tổ chức can thiệp vào tiến trình tố tụng.

Luật sư có quyền bình đẳng với Kiểm sát viên trong việc tranh tụng và đưa ra các bằng chứng.

Việc tham gia của Luật sư giúp cho bản án được phán quyết một cách công bằng.

.............................

+ CHLB ĐỨC: Hoan nghênh VN ký Công ước Chống tra tấn và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền.

Giảm tội phạm chịu án tử hình.

Trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân bị giam giữ tùy tiện.

Thực hiện nghiêm túc các quyền được quy định trong các công ước mà VN đã ký kết, đặc biệt quyền tự do biểu đạt trên Internet.

+ IRELAND: Quan ngại về việc các công ty cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam đã theo dõi người sử dụng.

Đảm bảo các quyền tự do biểu đạt.

Đề nghị tuân thủ nghiêm ngặt điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.

+ NHẬT BẢN: Ghi nhận các thành tựu về xóa đói giảm nghèo.

Đề nghị mở rộng quyền tự ngôn luận, tự do bày tỏ.


Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam cải cách tư pháp, đào tạo nhân lực về pháp lý.

+ LITHUANIA: Quan ngại về việc bắt giữ blogger, nhà báo vì bày tỏ ôn hòa.

Đề nghị VN đảm bảo quyền tự do hội họp và ngôn luận của người dân.

+ LUXEMBOỦG: Đảm bảo quyền tự do thông tin, đặc biệt bảo vệ nhà báo và blogger cũng như những người bảo vệ nhân quyền.

Tất cả mọi người đều phải được xét xử công bằng. Các phiên tòa phải được công khai và cho phép tất cả mọi người được tham dự một cách không hạn chế.

+ MADAGASCAR: Đề nghị thành lập cơ chế Nhân quyền quốc gia.

+ MONTENEGRO: Kiến nghị VN nên mời tất cả các Báo cáo viên Đặc biệt vào làm việc.

VN nên tạm hoãn thi hành án tử hình, tiến tới bãi bỏ án tử hình.

+ HÀ LAN: Quan ngại về tình trạng vi phạm quyền tự do thông tin, đặc biệt là tự do Internet.

Đề nghị tuân thủ nghiêm điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn.

+ NEW ZEALAND: Quan ngại về tình hình tự do ngôn luận và bày tỏ ở Việt Nam.

Nghị định 72 xâm phạm quyền tự do thông tin ở Việt Nam, do đó, cần phải được sửa đổi.

Sau phát biểu CUỐI của ông Hà Kim Ngọc, chủ tọa tuyên bố: Báo cáo sẽ được nhóm troika chuẩn bị và được thông qua vào thứ sáu 7/2, sau 3h chiều.

 _______________




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những tình khúc nhạc vàng hải ngoại chọn lọc số 2

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điểm tin... rặn

Nguyễn Quang Vinh

 
Dù là tết, chẳng có thông tin gì cho mọi hoạt động ngoài ăn chơi nhảy múa, cùng nữa thì tin tai nạn, vâng, thì có sao, tết mà, không có thì thôi, mắc chi phải cố mà rặn ra tin, ra bài. Ví du nhé, có tin bài rặn thế này: "Bồ nhí, con riêng Dương Chí Dũng, Tự Trọng đón Tết nơi đâu?", này báo, bồ nhí, con riêng của mấy người này ăn tết ở đâu thì liên quan đéo gì đến nhân dân ta? Hả? Hàng bao gia đình nghèo khó kia kìa, ăn tết thế nào?


Gạo cứu trợ của Chính phủ nghe thì ngàn tấn này, vạn tấn kia nhưng thực sự về tới các hộ nghèo mỗi khẩu được bao nhiêu kg? Đủ no không? Còn các cháu ở các trung tâm mồ côi, trung tâm tình thương, số phận các cháu cơ nhỡ, các ông bà cơ nhỡ, ăn mày tết này họ sống thế nào? Bao nhiêu thứ để viết, để kêu gọi cộng đồng giúp đỡ, để khơi dậy tình người, mắc chi mà phải rặn cho ra bài viết vô lý thế này:Bồ nhí, con riêng Dương Chí Dũng, Tự Trọng đón Tết nơi đâu?- Tại đây!

Rồi cái ý kiến của ai đó, ông nào bà nào đó về việc so sánh tết cổ truyền xưa và nay, nói nhăng nói cuội, nói hồ đồ, nhận xét hồ đồ, không biết thì im, biết thì phải nói cho rõ ràng, rặn ra ý kiến lên báo làm chi, ví dụ như người này nói, tết cổ truyền giờ mất thời gian của doanh nghiệp, thời gian tiền của xã hội vì trước tết một tháng, sau tết một tháng không ai lo làm gì chỉ lo chơi. Mẹ kiếp, chỉ có lũ công chức zổm ăn chơi nhảy múa mới thế nhé, còn hàng triệu lao động làm vỡ mặt kiếm đồng tiền đấy ông ạ, đừng rặn lên báo thế nữa ông ạ, ông ạ, ông ạ ( mà bài báo gì tìm mãi không ra tên tác giả là răng?:Tết cổ truyền nay đã khác xưa- Tại đây!

Rồi cả chuyện nhà người ta, như vợ con Bầu Đức, đang ở đâu, định cư sinh sống thế nào muốn viết thì viết cho kỹ, viết cho có đầu có đuôi, hóng hớt vài câu hỏi nhân vật rồi rặn ra bài viết chẳng đâu vào đâu, thấy nó vô bổ,thấy nó hàng xén, thấy nó lá cải thế nào, nhỉ?: Vợ con Bầu Đức sang hết Singapore sốngTại đây!

Rồi thì Sao Việt, người thu nhập cao, người thu nhập thấp, cuộc đời đôi khi thằng tài lại nghèo, thằng không tài nghề nhưng tài vú vê mông má chẳng hạn đôi khi giàu, thì kệ người ta, mắc chi phải khóc thuê theo kiểu tên bài này: Rơi nước mắt vì sự chênh lệch giàu nghèo của sao Việt . Ai rơi nước mắt, đừng xúc phạm những nghệ sĩ tài năng nhưng nghèo, họ có thể nghèo nhưng giàu có về nhân cách, về nghề nghiệp, không ai nhờ các bạn rơi nước mắt hộ, đừng rặn ra cảm xúc áp đặt như thế nữa, nhé:Rơi nước mắt vì sự chênh lệch giàu nghèo của sao Việt- Tại đây! Cái đáng viết là chỗ này, phải gặp cho được các nhà quản lý, hãy vặn, hãy phỏng, hãy vấn trách nhiệm của họ tại sao lại đối xử bất công, cào bằng với các nghệ sĩ như thế, tại sao lại để nghệ sĩ tài năng thì nghèo?

Rồi như bài có vẻ rất ghê: Quan Việt lao đao vì gái: mất quyền, mất tiền, mất tuốt, nhưng hóa ra xào xáo vài thông tin cũ mèm, cộng cộng trừ trừ thành bài, sao viết báo dễ thế hả các bạn? Các bạn đang rặn chứ có phải viết đâu?:Quan Việt lao đao vì gái: mất quyền, mất tiền, mất tuốtTại đây!

Khán giả khen nhiều chương trình Đoàn tàu xuyên bóng tối của chuyên mục tài chính kinh tế VTV1 phát sóng ngày tết lúc 21g ngày 3 tết. Mình cũng thấy rất đáng khen. Tại fb Lê Bình, mình đã comment như thế này:Mình chỉ có một niềm vui nho nhỏ là khán giả đầu tiên của chương trình, được nghe kịch bản của các bạn đầu tiên, được xem bản nháp đầu tiên, được chứng kiến giọt mồ hôi đầu tiên của nhóm các bạn, cả những tranh cãi, cả những nhăn nhó, cả những tiếng thở dài, cả niềm hân hoan. Mình chỉ nói thế này, chương trình này trả lời được câu hỏi: Có thể làm báo đàng hoàng mà vẫn hay được không trong thời kỳ này ( cả báo viết và báo hình), thời kỳ mà nhiều nhà báo thở hắt ra khó viết quá, khó hấp dẫn quá vì nhiều lý do nào là bạn đọc quá nhiều sự lựa chọn, nào là bạn đọc có quá nhiều thông tin về một loại thông tin, nào là do định hướng, nào là do...đủ thứ. Lời biện minh nào cũng có lý. Nhưng qua chương trình này, có thể tin, vẫn làm hay, thậm chí là rất hay nếu chúng ta say nghề, chúng ta chân thành, chúng ta dũng cảm, chúng ta gần gũi cuộc sống, chúng ta hít thở và cảm nhận nhịp thở của cuộc sống, chúng ta hãy là nhân dân trước khi phản ánh tâm tư, cuộc sống của nhân dân, chúng ta hãy là "nạn nhân" trước khi chúng ta là nhà báo, chúng ta hãy khóc thực sự, hãy căm phẫn thực sự, hãy lo lắng thực sự chứ không phải giả vờ...cuối cùng, chính chúng ta chứ không ai khác, phải chịu trách nhiệm từng dấu phẩy, từng giây hình của chúng ta làm nên, và bảo vệ đến cùng nếu sự bảo vệ đó làm chúng ta thanh thản, làm chúng ta xác tín gương mặt của chính chúng ta, bảo vệ vì niềm tin yêu cuộc sống....Chúc mừng thủ lĩnh Lê Bình và tất cả các phóng viên, biên tập, quay phim, đạo diễn, dựng cảnh, chạy hình, âm thanh, ánh sáng của toàn bộ chương trình. Các bạn được quyền ngồi với nhau trong một tiệc nhỏ để nói với nhau rằng, chúng ta đã làm những gì chúng ta cần, đã nỗ lực trong khả năng chúng ta có, đã tận tâm với ý tưởng và lòng tin...
-------------

Cùng tâm trạng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ có xã hội hóa và cá nhân hóa mới mang lại sự dân chủ

Đỗ Lai Thúy & Phan Thắng
   

  Văn hóa của một dân tộc là một dòng chảy  liên tục, tuy nhiên, có lúc nhanh, lúc chậm, có lúc bình lặng, lúc dữ  dội, có bằng phẳng, có thác có ghềnh, và thẩm mỹ về dòng sông mỗi người, mỗi thời có thể khác nhau. Tạm hình dung như vậy để có một cái nhìn  khách quan về văn hóa, đừng quá áp đặt cái chủ quan trong ứng xử với
văn hóa để tránh làm cho văn hóa méo mó, biến dạng. Tất niên năm nay, với  tâm niệm đó, chúng tôi đã đón PGs, ts Đỗ Lai Thúy làm khách của Văn hóa  Nghệ An và đã có cuộc trao đổi ngắn nhưng thú vị.

Phóng viên:Bây giờ là cuối năm 2013, có nghĩa là chúng ta đã bước sang thế kỷ mới được 13  năm. Là người đã quan tâm và có nhiều nghiên cứu về văn hóa, ông thấy  văn hóa nước nhà ta bây giờ có khác nhiều so với thập kỷ cuối của thế kỷ  trước?Sự khác biệt lớn nhất, quan trọng nhất là gì, nó thể hiện như thế  nào?

Đỗ Lai Thúy:Hỏi về văn  hóa, hoặc thay đổi về văn hóa, một cách chung chung thì rất khó trả lời. Vì thế, ở đây, để trả lời câu hỏi của anh, tôi phải phân biệt hai thứ  văn hóa: một văn hóa ở cấp độ tổng thể và một văn hóa ở cấp độ đời sống  thường nhật. Về loại hình văn hóa thứ nhất thì trước đây người ta không  để ý, hoặc  không biết rằng có nó để mà để ý. Câu tuyên bố của một quan  chức văn hóa: “văn hóa phải phục vụ du lịch” là một minh chứng.

Những năm gần đây người ta bắt đầu nghiên cứu nó.Ngành văn  hóa học (theo cách gọi của Nga) hoặc nghiên cứu văn hóa (theo cách gọi  của Mỹ) được củng cố và đã có mã ngành để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Các  công trình văn hóa học đã được dịch và xuất bản nhiều hơn. Còn về văn  hóa đời sống hoặc đời sống văn hóa thì cũng đang có sự chuyển dịch từ  phạm vi nhà nước sang phạm vi xã hội, cả ở bộ phận sản xuất văn hóa lẫn  bộ phận hưởng thụ văn hóa. Các xưởng phim tư nhân, các nhóm ca nhạc, các triển lãm của các họa sĩ độc lập, đặc biệt là nghệ thuật trình diễn và  sắp đặt, các trang mạng cá nhân…ra đời và hoạt động khá hiệu quả. Đây có lẽ là sự khác biệt tuy quan trọng nhưng khó nhận ra giữa văn hóa Việt  Nam bây giờ và văn hóa Việt Nam thập kỷ cuối cùng của thế kỷ trước.

Phóng viên:Bản chất của sự thay đổi đó là gì? Tại sao có sự thay đổi đó hay là động lực tạo nên sự thay đổi đó? Nội lực hay là ngoại lực chiếm vị trí chủ công?

Đỗ Lai Thúy:Bản chất của sự thay đổi đó, theo tôi, là sự dân chủ hóa. Việt Nam trước đây là xã  hội của cộng đồng và nhà nước. Để hiện đại hóa một đất nước như vậy phải cùng lúc thực hiện hai quá trình tưởng như trái ngược nhau, nhưng lại  bổ sung cho nhau là xã hội hóa và cá nhân hóa. Chỉ có xã hội hóa và cá  nhân hóa mới mang lại sự dân chủ. Và đến lượt nó, mới mang lại sự thay  đổi văn hóa, nhất là sự thay đổi văn hóa ở cấp độ tổng thể. Như vậy, sự  thay đổi văn hóa chủ yếu là do dân chủ, và dân chủ là một sự vận động  nội sinh. 

Như vậy nhân tố nội sinh rất quan trọng. Tuy nhiên lịch sử  Việt Nam đã chứng minh rằng ở một vài trường hợp đặc biệt, yếu tố ngoại  sinh còn quan trọng hơn yếu tố nội sinh, vì cái đến từ bên ngoài thức  tỉnh, kích thích, nuôi lớn cái ở bên trong. Có điều cần nói thêm là Cách mạng tháng Tám, rồi Đổi mới và Mở cửa trước đây đã mang lại nhiều dân  chủ, nhưng đó là dân chủ đám đông, dân chủ vì/cho đám đông. Ngày nay, để  sáng tạo văn hóa cần phát triển một thứ dân chủ khác: dân chủ cá nhân.

Phóng viên:Sự thay đổi, sự vận động đó, theo ông có gì không bình thường không?

Đỗ Lai Thúy:Sự vận động  đó là bình thường, có thể nói là đúng quy luật. Chỉ có sự không vận  động, sự “ngoan cố đứng im” mới là không bình thường.

Phóng viên:Hơn một  thập kỷ đầu thế kỷ trước các bậc tiền bối đã tạo cho nền văn hóa dân tộc một gia tốc lớn. Đông kinh nghĩa thục và chữ Quốc ngữ đã làm thay đổi  diện mạo khí chất của văn hóa nước nhà. Và không chỉ là văn hóa, mà rộng lớn hơn nhiều, đó là sự thức tỉnh của một dân tộc. Còn hơn mười năm đầu của thế kỷ này, ông có nghĩ là đã có một cuộc vận động lớn của văn hóa  dân tộc khi mà chúng ta có rất nhiều phong trào văn hóa, nhiều sự kiện  văn hóa rất rầm rộ? Lý do tại sao chúng ta chưa tạo ra được một chuyển  biến thực sự sâu sắc về văn hóa?

 Đỗ Lai Thúy: Sự xâm lược của thực dân Pháp vào nước ta, khiến chúng ta có sự tiếp xúc sâu với nền văn minh phương Tây. Có thể nói, đây là sự va đập lớn của hai  nền văn minh/văn hóa Đông – Tây. Ý thức về văn hóa dân tộc mới thức  tỉnh, tự nhận diện. Trước đây các cụ đồ nhà ta phấn đấu để văn hóa Việt  Nam giống ngang bằng với văn hóa Trung Hoa. (Thậm  chí giống Trung Hoa hơn Trung Hoa: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán/ Thi  đáo Tùng, tuy thất thịnh Đường). Đối diện với phương Tây, văn hóa Việt  Nam không chỉ tự khu biệt với nó, mà còn khu biệt với cả các văn hóa  đồng văn Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bản. 

Hơn nữa, bấy giờ vấn đề cứu nước cứu dân gắn liền với vấn đề  duy tân, mà trước hết là duy tân văn hóa. Văn hóa vừa là phương tiện vừa là mục đích của sự Đổi mới lần thứ nhất này. Đây là sự thay đổi hệ hình văn hóa. Ngày nay, chúng ta có nhiều phong trào văn hóa, nhiều sự kiện  văn hóa nhưng lại không thuộc về cấp độ văn hóa tổng thể, mà chỉ thuộc  về cấp độ văn hóa đời sống, mà là đời sống nhà nước, nên không thể sánh  được với hồi đầu thế kỷ XX.

Phóng viên:Có người nói, về phương diện Con người, văn hóa của chúng ta đang thụt lùi. Ông bình luận gì về ý kiến này?

Đỗ Lai Thúy:Một câu hỏi như vậy thì khó có thể đưa ra một câu trả lời dứt khoát, có hay không có. Nếu nhìn vào cạnh khía văn hóa sinh hoạt ở đám đông, qua các hành vi  ứng xử, lời ăn tiếng nói, đạo đức cá thể, lợi ích nhóm…thì có thể nói về  phương diện Con người văn hóa của chúng ta đang thoái hóa. Nhưng nếu  nhìn rộng ra, ở cạnh khía thời đại, qua một số cá nhân tiêu biểu cho  tinh thần của thời đại này thì, tôi nghĩ, không thể nói như vậy được. Rõ ràng văn hóa của chúng ta vẫn đang tiến triển. Vấn đề nằm ở chỗ làm sao nhân rộng được những yếu tố này. Xã hội ta hiện nay vẫn chưa có một  tầng lớp e’lite để thực hiện nhiệm vụ trên.

Phóng viên:Mỗi thời  đại cần có một hay những mô hình nhân cách tương ứng với yêu cầu phát  triển của thời đại đó. Cách đây một trăm năm lịch sử đã sản sinh ra  những lớp người, hạng người ưu việt để đáp ứng nhu cầu của đất nước. Bên cạnh các sĩ phu, đã bắt đầu xuất hiện, hình thành tầng lớp trí thức trí thức tân học. Họ là chủ nhân của vận động văn hóa dân tộc giai đoạn đó. Còn bây giờ ông thấy sự xuất hiện của một thế hệ mới với những phẩm  chất mới đủ khả năng thúc đẩy tiến trình văn hóa nước nhà? Họ là ai?  Những phẩm chất nổi trội của họ là gì?

Đỗ Lai Thúy: Mỗi thời đại văn hóa đều sản sinh ra một mô hình nhân cách văn hóa thích ứng với sự phát triển  của thời đại đó. Tôi gọi đó là mẫu người văn hóa (1). Thời đại văn hóa  Phật giáo (Lý -Trần) đã tạo ra con người vô ngã, thời đại văn hóa Nho giáo (Lê – Nguyễn) tạo ra con người sĩ phu, như là các mẫu người văn hóa của xã hội việt Nam truyền thống. 

Từ khi tiếp xúc với phương Tây, nhất là nửa đầu thế kỷ XX, hình thành một mẫu người văn hóa mới là con người trí thức tân/Tây học. Còn mẫu người văn hóa ngày nay, trong thời buổi toàn cầu hóa, hay chí  ít cũng theo phương châm : {dù là} “hành động cục bộ, địa phương” {nhưng hãy} “tư duy tổng thể, toàn cầu”, thì vẫn là con người trí thức, nhưng  không kèm theo một định ngữ nào cả. Người trí thức hiện nay, đúng hơn tầng lớp trí thức là chủ/ khách thể của những vận động văn hóa. Chỉ họ mới có khả năng thúc  đẩy tiến trình văn hóa nước nhà. Họ có cái nhìn thời đại, toàn cầu, có  tư duy độc lập, tính chủ động, sáng tạo, thiết tha với văn hóa dân tộc  và biết xấu hổ khi đất nước tụt hậu…

Phóng viên:Trong  lịch sử, yếu tố bản địa của văn hóa Việt Nam là Đông Nam Á nhưng về sau  do vị trí địa chính trị – văn hóa nên văn hóa chúng ta ngả sang không  gian văn hóa Khổng giáo. Rồi sau khi người Pháp đô hộ thì lại có nhiều  yếu tố văn hóa phương Tây. Còn bây giờ, đằng sau cái đa phương của sự  giao tiếp, giao đãi, văn hóa của chúng ta có đang là ngoại biên của  trung tâm nào? Và liệu văn hóa Việt có là trung tâm của những ai? Chúng  ta đã đủ sức hấp dẫn, khả năng lan tỏa để trở thành một trung tâm của  khu vực Đông Nam Á?

Đỗ Lai Thúy:Văn hóa Việt Nam tự thân thuộc về văn hóa Đông Nam Á. Nhưng ở miền Bắc và trên cả  nước (từ năm 1802) qua quá trình tiếp xúc và tiếp biến văn hóa Trung  Hoa, chúng ta đã “chuyển vùng” sang văn hóa Đông Á với Trung Quốc là  trung tâm. Rồi khi tiếp xúc với người Pháp thì văn hóa Việt Nam, với các vận động duy tân, Âu hóa, chúng ta lại chuyển dần sang văn hóa phương  Tây, tức lại chuyển vùng một lần nữa, nhưng lần này không phải từ khu  vực này sang khu vực khác mà từ khu vực ra thế giới! Tuy vậy, ở giai  đoạn nào văn hóa Việt Nam cũng là văn hóa ngoại vi. Hoặc là ngoại vi của trung tâm văn hóa Hán Nho giáo, hoặc là ngoại vi của trung tâm văn hóa  Ấn Độ (ở phần lãnh thổ phía Nam trước năm 1802), hoặc là ngoại vi của  trung tâm văn hóa phương Tây. 

Nhưng từ Đổi mới 1986 đến nay, chúng ta chủ trương đa phương  hóa, làm bạn với tất cả các nước, và không “tôn” một văn hóa cụ thể nào  là trung tâm nữa. Có lẽ những thất bại cay đắng của việc lấy mô hình này hay cái mô hình làm khuôn mẫu đã làm cho văn hóa Việt Nam thay đổi tư  duy? Hay thời đại mới đã làm cho chúng ta có tư duy mới? Nhưng không có  một trung tâm cụ thể, hữu hình nào không có nghĩa là văn hóa Việt Nam đã thoát được số phận của một văn hóa ngoại vi. Ngược lại, chúng ta đang  là ngoại vi của cái văn hóa thế giới hiện đại…
 
Khái niệm này giống như khái niệm văn học thế giới mà thi hào Goethe đã đề xuất  trước đây, tuy trừu tượng nhưng mà có  thực. Văn hóa thế giới hiện đại thu hút tất cả tinh hoa của các nền văn  hóa dân tộc ở tất cả các địa phương khác nhau trên thế giới, nhưng không phải như một con số cộng, mà đã được tinh thần thời đại tinh  luyện, tinh  chế để trở thành một chỉnh thể. Văn hóa Việt Nam, cũng như  nhiều nền văn hóa quốc gia khác, hiện còn đang là ngoại vi của trung tâm văn hóa thế giới này.
Sự phấn đấu của chúng ta là ngày càng tiến dần đến trung tâm  và khi nào tất cả các nền văn hóa ngoại vi hòa nhập vào trung tâm thì sẽ  không còn trung tâm và ngoại vi nữa, chỉ còn duy nhất một văn hóa trái  đất, văn hóa hành tinh của chúng ta. Nhưng điều đó có thể là không  tưởng, hay còn rất lâu, rất lâu mới xảy ra. Nhiệm vụ trước mắt của văn  hóa Việt Nam là thu hẹp khoảng cách với trung tâm văn hóa thế giới.

Phóng viên:Tại sao vậy thưa ông?

Đỗ Lai Thúy:Trong một  cái nhìn như vậy thì, tôi nghĩ không còn cần thiết đặt ra vấn đề liệu  văn hóa Việt Nam có đủ sức hấp  dẫn, khả năng lan tỏa để trở thành một  trung tâm của khu vực Đông Nam Á nữa. Bởi lẽ, văn hóa của từng nước Đông Nam Á cũng là ngoại vi của cái văn hóa thế giới hiện đại kia, nên sự  vận động của nó cũng sẽ hướng về phía trung tâm ấy, chứ không phải một  tiểu trung tâm (nếu có) nào khác. 

Còn nếu cứ cố tình đặt ra vấn đề như vậy thì tôi nghĩ là  không thể. Văn hóa của các nước Đông Nam Á là sự thống nhất trong đa  dạng. Ngoài văn hóa gốc bản địa, địa phương ra, trong quá trình lịch sử,  nó còn tiếp nhận nhiều văn hóa khác nhau, như văn hóa Ấn Độ (đến mức  gọi là các nước ngoại Ấn), văn hóa Hồi giáo, văn hóa Khổng giáo, văn hóa phương Tây. Tóm lại, văn hóa Đông Nam Á là một bức tranh khảm, hoặc một bức tranh ghép mảnh, nên không thể có mảnh nào là trung tâm được, mặc  dù văn hóa Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận, vinh danh.

Phóng viên: Xin đề  cập và đề nghị ông trao đổi ý kiến có tính chất nhận định của mình về  tương lai của các di sản văn hóa phi vật thể của chúng ta mà trong những năm vừa qua đã được UNESCO công nhận, vinh danh. Liệu trong tương lai  nó sẽ tồn tại trong đời sống cộng đồng như thế nào? Hát Xoan, Hát Quan  họ, Ví – Dặm Nghệ Tĩnh, Cồng Chiêng Tây Nguyên… chẳng hạn?

Đỗ Lai Thúy: Quả thật  chúng ta có nhiều di sản văn hóa phi vật thể trở thành di sản văn hóa  thế giới, ngoài di sản văn hóa vật thể cung điện Huế, phố cổ Hội An,  Phong Nha Kẻ Bàng, như Cồng Chiêng Tây Nguyên, Hát Quan họ, Hát Xoan, Ví Dặm Nghệ – Tĩnh, Nhạc cung đình Huế, Ca trù, Đờn ca tài tử…Rồi còn  nhiều hồ sơ dự tuyển nữa. 

Trước hiện tượng này nhiều người nói đến phong trào “làm di  sản”, mà chúng ta thì thường sống bằng phong trào, hoặc “hội chứng di  sản”. Và xuất hiện một lòng tự hào thái quá, thậm chí hoang tưởng về văn hóa Việt Nam. Chúng ta quên mất rằng tinh thần mà UNESCO đưa ra để công nhận một di sản là nhằm đẻ bảo vệ di sản ấy khỏi biến mất, chứ không  hoàn toàn là vì di sản ấy quá độc đáo. Bởi vậy, sau vinh quang là trách  nhiệm nặng nề. Làm sao để di sản còn tiếp tục sống được khi chúng ta có  thói quen lúc chưa được thì chăm sóc nó, quan tâm hết mình đến nó, lúc  được rồi thì bỏ lửng để dồn sức làm hồ sơ cho cái khác? 

Rồi quan niệm sai lầm về khai thác di sản, đưa di sản vào  cuộc sống như cải biên Quan họ, Hát Xoan…, nên chỉ sau một vài thế hệ là mất gốc, mất nguyên bản, nghĩa là mất luôn giá trị của di sản. Hơn nữa, các di sản phi vật thể  ngày xưa tồn tại trong một không gian nhất  định, không gian ấy là một phần không thể thiếu được của di sản thì nay  đang dần biến mất.

Phóng viên:Tôi nghĩ,  dẫu sao thì văn hóa đương đại của chúng ta hiện nay cũng đang có rất  nhiều vấn đề, nhiều chuyện phải bàn bạc, trao đổi vì hình như lâu nay  cách nhìn nhận,nhận thức về nó vẫn nặng theo kiểu phong trào, có nghĩa  là chúng ta đề cao cái hình thức, cái biểu hiện bên ngoài dễ thay đổi  chứ không quan tâm nhiều đến bản chất, đến giá trị của nền văn hóa. Từ  nhận thức này đã chi phối và quyết định cách hành/hoạt động văn hóa và  các lĩnh vực tinh thần.

Cảm ơn ông đã nhận lời làm khách của chúng tôi và có  những trao đổi sâu sắc, thiết thực và thú vị. Hy vọng chúng ta sẽ có  những cuộc trao đổi tương tự trong tương lại gần.
Phan Thắng thực hiện

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc chiến tranh lạnh kế tiếp

Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]
Wolfgang Hirn, sinh năm 1954, học đại học về Kinh tế Quốc dân và Chính trị học ở tại Tübingen, Đức. Sau đó ông là biên tập viên chuyên về kinh tế cho nhiều báo. Từ trên 20 năm nay, ông là phóng viên của báo manager magazin ở Hamburg. Wolfgang Hirn đã sống và làm việc ở Bruxelles, New York, Bắc Kinh và Thượng Hải. Ông là tác giả của những quyển sách bán chạy “Thánh thức Trung Quốc” (2005), “Cuộc tấn công từ châu Á” (2007) và “Tranh giành bánh mì” (2009). Năm 2008 ông được trao tặng Giải Nhà báo Helmut Schmidt.

Lời nói đầu

Chúng ta đang đứng trước lần bắt đầu của một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ nhì. Các đối thủ là Phương Tây với thế lực dẫn đầu Hoa Kỳ của nó và Trung Quốc đang trỗi dậy.
Cuộc Chiến tranh lạnh đang bắt đầu này khác nhiều với tiền thân của nó mà Phương Tây và Liên bang Xô viết với những nước vệ tinh của nó đã đứng đối diện với nhau. Thứ nhất, nó không phải chủ yếu là một xung đột về hệ tư tưởng như cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất đã là. Thời đó vấn đề là câu hỏi của niềm tin đã làm xáo động thế giới: Chủ nghĩa Tư bản hay là Chủ nghĩa Cộng sản. Câu hỏi này đã chia cắt hầu như cả thế giới, cái đã được phân chia vào trong những vùng ảnh hưởng của Phương Tây và của Xô viết.
Tuy nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là cộng sản, nhưng chỉ còn trên giấy của những quyết định nào đó của đại hội Đảng và trong sự thiếu thốn của một hệ tư tưởng nhà nước nào khác. Vì vậy mà lâu nay Bắc Kinh đã ngưng không lan truyền tư tưởng cộng sản đi ra khắp thế giới và ngưng truyền đạo cho thế giới thứ ba.
Trước đây nhiều năm, Trung Quốc đã đổi tôn giáo sang chủ nghĩa tư bản nhà nước, bằng cách một giới tinh hoa lãnh đạo kỹ trị đã phát triển một mô hình kinh tế mới, chứa những nguyên tố của kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường. Mô hình pha trộn này hết sức thành công.
Và qua đó, chúng ta có sự khác biệt lớn thứ nhì so với Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất: đối thủ của Phương Tây lần này mạnh hơn nhiều. Trung Quốc không phải là Liên bang Xô viết, cái hóa ra là một tập hợp của những ngôi làng Potemkin mà đằng sau mặt tiền tươi đẹp có một hệ thống kinh tế lụn bại đang vất vưởng tồn tại.
Ở Trung Quốc, quyền lực không đến từ những nòng súng như ở Liên bang Xô viết, nước đo sức mạnh của mình bằng xe tăng và tên lửa. Năng lực của Trung Quốc thể hiện ra trong những con số về kinh tế, trong tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia, trong xuất khẩu và dự trữ tiền tệ. Trong cả ba lĩnh vực đó, Trung Quốc đứng đầu thế giới. Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới, Trung Quốc là nhà xuất khẩu nhiều nhất thế giới và Trung Quốc ngồi trên một núi ngoại tệ ba ngàn tỉ Dollar, nhiều tới mức không thể tưởng tượng ra được.
Trung Quốc hùng cường này bây giờ gặp phải một Phương Tây đang suy yếu. Đó là sự khác biệt thứ ba và quan trọng nhất so với cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất: vào thời đó, Hoa Kỳ đang đứng ở đỉnh cao quyền lực của nó – về chính trị, kinh tế, công nghệ, quân sự. Nước Mỹ có những công ty tốt nhất, sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất và tiền tệ mạnh nhất. Những ý tưởng tốt nhất tới từ đó – từ máy tính cho tới Internet. Và Hoa Kỳ đã tự nhận mình là cảnh sát thế giới, can thiệp bất cứ lúc nào và ở đâu họ muốn. Họ có thể, nếu như bị bắt buộc, đồng thời chiến đấu ở nhiều mặt trận khác nhau.
Nhưng từ vài năm nay thì quyền lực tối cao này của Hoa Kỳ đã qua rồi. Hai ngày của tháng Chín trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đã làm thay đổi Hoa Kỳ một cách cơ bản. 9/11 dẫn người Mỹ vào hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Cả hai làm cho Hoa Kỳ tốn kém rất nhiều tiền cũng như lòng tin, vì tính chính danh của Chiến tranh Iraq dựa trên một kết cấu của những lời nói dối và vì ở Guantanamo – không xứng đáng với một nhà nước pháp quyền – có những người tù bị giam giữ mà không có tố tụng xét xử và vẫn còn như vậy.
Và rồi còn 9/15. Vào cái ngày đó của năm 2008, ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers vỡ nợ. Đó là lần bắt đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính lớn trên toàn cầu, cái – phải nhấn mạnh thêm lần nữa – có nguồn gốc của nó ở Phương Tây, và vì vậy mà gây ảnh hưởng trước hết là tới các quốc gia Phương Tây. Ngân hàng sa vào những cuộc đầu cơ đầy mạo hiểm và cuối cùng phải được nhà nước cứu thoát. Những số tiền cho tới lúc đó không thể tưởng tượng ra đã được bơm vào vòng tuần hoàn kinh tế, để ngăn chận không cho toàn bộ hệ thống sụp đổ.
Hậu quả là những núi nợ khổng lồ ở khắp mọi nơi – ở châu Âu, ở Nhật (nước mà tôi xếp nó vào Phương Tây công nghiệp) và ở Hoa Kỳ. Điều này chưa từng có trong lịch sử sau chiến tranh: tất cả các thế lực dẫn đầu của Phương Tây bị suy yếu đồng thời.
Cả khi người Mỹ thích chỉ tay tới châu Âu, chín họ mới có những vấn đề lớn nhất. Họ nợ tròn 16,5 ngàn tỉ dollar. Gánh nợ này khiến cho Hoa Kỳ không có có khả năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Đơn giản là thiếu tiền (và cả ý muốn), để đầu tư vào hạ tầng cơ sở đổ nát và vào hệ thống đào tạo cũng y như vậy. Ngoài ra thì lần đầu tiên, ngân sách quân sự bị cắt giảm.
“Người ta đã nhiều lần khai tử và báo tử chúng tôi rồi”, nhiều người Mỹ nói, “chúng tôi cũng sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng này.” Ngang ngạnh và tự mãn, những người lạc quan không thể cải thiện được này đã không nhìn thấy những dấu hiệu cho lần suy tàn (tương đối) của họ. Trong khi đó thì họ chỉ cần bước lên tàu hỏa. “Một chuyến tàu hỏa đơn giàn từ New York tới Washington sẽ cho thấy một cảnh đáng buồn qua cửa sổ”, Zbigniew Brzezinski, cựu cố vấn cho tổng thống Jimmy Carter, nói. Tôi đã đi trên tuyến đường này với cái được cho là tàu nhanh Acela, và nhìn thấy trái cũng như phải một hạ tầng cơ sở điêu tàn và những nhà xưởng bị bỏ hoang. Những hình ảnh tương ứng với thực tế của một quốc gia man nợ.
America is declining – Hoa Kỳ là một cường quốc đang suy yếu. Và cùng với lần suy tàn của thế lực dẫn đầu nó, toàn bộ Phương Tây cũng rơi vào trong một cuộc khủng hoảng. Sử gia Niall Ferguson nói: “Chúng ta đang trải qua kết cuộc của sự thống trị của Phương Tây.” Và đúng trong giai đoạn suy tàn tương đối này, Phương Tây gặp phải một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc, cái dựa trên sức mạnh kinh tế của nó mà ngày càng tự tin hơn.
Người ta cũng có thể nói rằng kiêu ngạo mới gặp kiêu ngạo cũ.
Đó là tình huống kinh điển của lịch sử thế giới. Cứ vài trăm năm thì có một lần. Lần gặp gỡ đầu tiên của người lên hạng và kẻ xuống hạng xảy ra trong thời Cổ đại giữa Athen và Sparta, lần cuối cùng là giữa nước Đức và Liên hiệp Anh vào đầu thế kỷ 20. Cả hai xung đột đó đã chấm dứt một cách đầy chết chóc. Xung đột đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Peloponnesus, xung đột thứ nhì trong Đệ nhất Thế chiến.
Phải rút ra một bài học đau buồn từ lịch sử: Sự thay đổi quyền lực toàn cầu này thường không diễn ra một cách hòa bình.
Lần này có khác đi không?
Để tìm trả lời cho câu hỏi này, tôi đã đi thăm Hoa Kỳ, Trung Quốc và những nước cũng như khu vực láng giềng quan trọng nhất của nó: tới Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á. Ở đó – cũng như ở trong Hoa Kỳ – Trung Quốc được cảm nhận như là một mối đe dọa. Trung Quốc ngược lại không nhìn mình như là một thế lực hung hãn. Thế nhưng chính cái nhận thức không đối xứng này mới không góp phần làm giảm căng thẳng.
Người Mỹ nhận giải Nobel Joseph Stiglitz vì vậy mà đã đúng khi ông nói: “Tôi dự đoán sẽ có có rất nhiều tranh chấp về địa chính trị và kinh tế. Sẽ không có một thời kỳ quá độ êm dịu.”
Sự đối đầu của Phương Tây với Trung Quốc không bắt buộc đồng nghĩa với một cuộc xung đột quân sự. Thời nay người có cả một kho vũ khí phi quân sự, những loại vũ khí mà có thể chỉa vào kẻ thù/đối thủ/địch thủ/người cạnh tranh.
Quyển sách này bàn về những vũ khí đó và sự sử dụng chúng trong cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhì. Cuộc chiến này – nếu như người ta cứ muốn dùng tính chiến tranh – là một một chiến đa mặt trận.
Vì có nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại, tài chính, tiền tệ, nguyên liệu, công nghệ và vì nước cũng như – hoàn toàn mới – cyberwar. Tại hầu như tất cả những xung đột tiềm năng này, chiến tuyến đều chạy giữa Trung Quốc và thế lực dẫn đầu Phương Tây Hoa Kỳ cũng như các chiến binh của họ.
Một phần, các tranh chấp này đã bắt đầu rồi. Người ta tấn công doanh nghiệp và tiền tệ của đối phương. Người ta thâm nhập vào Cyberspace của đối phương, Người ta tranh cãi nhau về nguyên liệu đang ít dần đi. Những cuộc chạm trán sơ bộ này cỏn diễn ra một cách hòa bình.
Liệu cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhì này có trở thành một cuộc chiến nóng hay không, điều này sẽ được quyết định ở Thái Bình Dương. Vì ở đó – chính xác hơn là ở Tây Thái Bình Dương giữa Hongkong và Hawaii – hai cường quốc thế giới này đụng đầu nhau trực tiếp. Sau những cuộc chinh chiến thành công ít hay nhiều ở Cận Đông, Hoa Kỳ lại quay về với Viễn Đông và tái phục hồi yêu cầu là một thế lực ở Thái Bình Dương. Trong cùng lúc đó, Trung Quốc tiếp tục tăng cường vũ trang và cố gắng phát triển vũ khí để ngăn chận không cho Hoa Kỳ đi vào Tây Thái Bình Dương,
Ở Phương Tây, người ta nhanh chóng giận dữ về việc Trung Quốc tăng cường vũ trang. Nhưng trong khi đó thì không nên quên một điều: Trung Quốc hành động cũng như tất cả các thế lực đang trỗi dậy khác đã hành động trước đây: Trung Quốc củng cố quyền lực chính trị và kinh tế đang tăng lên của mình với sức mạnh quân sự.
Không có một sự tương phản đơn giản như nhiều người ở đây [trong nước Đức] dựng lên: ở đây là Phương Tây tốt, kia là Trung Quốc xấu. Phương Tây không chỉ tốt. Nó – xem Hoa Kỳ – nhân danh dân chủ mà tiến hành chiến tranh, là những cuộc chiến tranh vì nguyên liệu đã được cải trang. Và Trung Quốc không chỉ xấu, ngay cả khi chúng ta ở Phương Tây hay thích phỉ báng đất nước đó, vì nó khác biệt tới như thế và thành công tới như thế.
Đặc biệt Hoa Kỳ đã đẩy Trung Quốc vào trong một vai trò mà nó hoàn toàn không muốn đóng. Vì trong những năm vừa qua, Mỹ đã áp dụng một chiến thuật bao vây, tạo đồng minh và đối tác với hầu hết các láng giềng của Trung Quốc – từ Nhật Bản qua Đông Nam Á cho tới Ấn Độ. Điều đó làm cho người Trung Quốc lo lắng và thúc đẩy họ đi tới những trò chơi quyền lực nhỏ ở biển Hoa Đông và biển Đông. Qua đó, một vòng xoáy leo thang đã thành hình ở Viễn Đông mà xung đột quân sự có thể đứng ở cuối của nó.
Châu Âu thờ ơ đứng xem những hoạt động này, như thể tất cả những điều đó, cách quê nhà thật xa, chẳng có liên quan gì tới chúng ta cả. Cái chính là chúng ta – và trước hết là người Đức – kinh doanh ở đó. Không có Trung Quốc thì ví dụ như các ngành công nghiệp thường được phô trương của chúng ta, ô tô và chế tạo máy, sẽ hoạt động tương đối không được tốt. Nếu Trung Quốc không mua thì chúng ta sẽ không vượt qua khủng hoảng được một cách tốt như vậy.
Chính vì vậy mà chúng ta không được phép và không thể dửng dưng với những gì đang diễn ra ở châu Á. Đó chắc chắn không phải là lời kêu gọi người Âu hãy tham gia hoạt động quân sự hay mở rộng thẩm quyền của NATO từ Đại Tây Dương sang hướng Thái Bình Dương. Không, đó là một lời yêu cầu người Âu hãy hoạt động chính trị trong khu vực này.
Cuối cùng, chúng ta cần một chính sách của châu Âu cho châu Á. Người nhận giải Nobel Hòa bình 2012, Liên minh châu Âu, có thể đóng một vai trò xây dựng ở châu Âu. Cũng thuộc vào đó là việc châu Âu tác động làm giảm căng thẳng lên Trung Quốc  Hoa Kỳ.
Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhì tuy đã bắt đầu, nhưng nó không bắt buộc phải chấm dứt bằng quân sự. Nó còn có thể được giải quyết bằng những biện pháp chính trị.
Berlin, tháng Hai 2013
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có phải mỡ không??


Tết, cùng tắm tiên với người Thái

Giữa trời đất bao la núi rừng trùng điệp, người Thái ở Tú Lệ (Văn Chấn - Yên Bái) không kể già, trẻ, nam, nữ: tất cả cứ tự nhiên trút bỏ xiêm y cùng tắm chung bên bờ con suối Nặm Lung như bao đời nay vẫn vậy, nhất là trong ngày đầu năm.

Tú Lệ là một thung lũng nằm giữa ba ngọn núi cao là: Khau Phạ, Khau Thán, Khau Song, đây cũng là nơi cư trú của hơn một ngàn hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. “Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò”, câu ca ấy đã vượt ra khỏi ranh giới vùng đất đất Yên Bái để đến với người dân các vùng miền trong cả nước và gợi lên sự háo hức trong tâm hồn những kẻ lữ hành.

< Mạch nước ngầm ấm nóng chảy ra suối được người dân ngăn lại, quây bể để làm nơi tắm.

Dân đi bụi, dân phượt ở miền Bắc một thú vui khá kỳ lạ “Đi thăm lúa”. Khắp ở trên mọi nẻo đường của Tây Bắc, Đông Bắc, bất cứ nơi nào có núi, có ruộng bậc thang, có mùa gieo hạt, có tháng lúa xanh, tuần lúa chín, hay ngày cơm mới, là có những bước chân háo hức lên đường.

< Từ 4 giờ chiều người dân Tú Lệ lục tục kéo nhau ra suối Nặm Lung tắm nước nóng.

Cái thú vị đầu tiên đó là vùng đất này không quá xa xôi cách trở, ôtô và xe máy đều có thể đến và đi một cách dễ dàng. Những thung lũng, cánh đồng, biển lúa hầu hết đều nằm hai bên đường của quốc lộ 32 từ Nghĩa Lộ đi Mù Căng Chải. Tú Lệ thích hợp cho một chuyến đi từ 2 - 2,5 ngày cuối tuần, rất dễ thu xếp vào bất kỳ một quãng thời gian nào quanh năm.

< Không kể nam, nữ mọi người tự nhiên trút bỏ xiêm y. Thích thì alo gọi bạn đến tắm chung.

Cái thú vị tiếp theo đó là cảnh sắc mỗi mùa một nét gợi cảm riêng biệt, thú vị và không bao giờ gây nhàm chán. Mùa làm đất thì long lanh sắc nước, bờ be đất nâu một màu trù phú. Mùa gieo mạ, lúa xanh như tấm thảm, xanh từng mảnh rời rạc tạo thành những điểm nhấn ấn tượng.

< Thích thì cứ khỏa trần mà tắm, quần áo cứ bỏ trên thành hồ...

Cái thú vị khác nữa là những món đặc sản không thể bỏ qua cùng phong tục tắm suối khoáng độc đáo của người dân vùng cao, nhất là cữ tắm giũ trần đón năm mới ngay ngày đầu năm trong lúc trời rét căm căm - tắm để ấm và nhận lộc khỏe Trời ban cho cả năm mới.

< ... rồi bước xuống ngâm mình vào làn khoáng nóng mà không ai thắc mắc gì. Chỉ ngại ngần đôi chút khi bị chụp hình, dĩ nhiên rồi.

Nơi có mạch nước ngầm quanh năm ấm nóng nằm bên con suối Nặm Lung hiền hòa, người dân xã Tú Lệ xây hai chiếc bể với diện tích chỉ trên dưới chục mét vuông để làm nơi tắm công cộng.

< Khách ngại hay chưa quen thì cứ mặc đồ lót hay bikini xuống bể khoáng.

Ở đây có một bể tắm rất nóng và một bể tắm ấm. Việc chọn tắm nóng nhiều hay ít là tùy ý mỗi người. Do bể nhỏ nên cứ chiều chiều hàng trăm người dân trong xã lần lượt đến tắm và kéo dài đến nửa đêm.

< Còn các chị lớn tuổi hơn thì rất tự nhiên khỏa trần, xưa nay vẫn thế mà.

Điểm đặc biệt là dù chiếc bể nằm ngay ven suối nhưng chỉ mạch nước trong bể mới nóng. Cũng chẳng biết từ bao giờ người dân nơi đây có thói quen tắm tập thể và khỏa thân khi tắm. Cả trai lẫn gái, bà già , trẻ con, thanh niên nam nữ... cứ mỗi sáng, đặc biệt là buổi chiều sau khi đi làm về đều ra đây nhúng mình trong làn nước ấm hồi phục lại sức khỏe. Họ cứ vô tư thả rông bộ ngực ngoại trừ một vài cô trẻ, nếu e thẹn thì mặc áo lót.

< Nước nóng, lại chứa khoáng làm tỉnh hẳn cả người - lộc năm mới như hội tụ vào cơ thể, phấn chấn hẳn lên.

Về mùa đông, nhất là trong những ngày đầu xuân thì trời lạnh và khô hanh, tắm khoáng nóng thật là lý tưởng. Khi đó, bể tắm chật cứng người và tất nhiên không sạch chút nào. Vậy nhưng điều đó không hề hấn gì: người ta vẫn gội đầu và rửa mặt tại một vũng nước ấm trên cao lạ là nước vẫn rất trong và ấm.

< Do có người chụp ảnh viết bài nên người ta thầm lặng chứ khi cất máy vào túi rồi nhào xuống hồ thì ai nấy lại tíu tít chuyện tết, vui lắm.

< Hết lượt này đến lượt khác, bể tắm đông dần lên khi chiều muộn.

Người tắm xong thay quần áo ra về, lại người khác sẽ đến, rất đông vui. Trước kia người ta đã xây thêm một bể dành riêng cho nam cách xa khoảng 50m, nước chỉ nóng 25 độ nhưng chẳng anh nào muốn tắm ở đấy. Họ cứ ào vô tắm chung với chị em nhưng trong ánh mắt mọi người không ai có ý dung tục cả. Thật là một tập tục , một nét văn hóa rất đặc thù của người Thái ở Tú Lệ

Ngoài những ngày xuân, tắm nước nóng còn là cách thư giãn của người dân Tú Lệ sau một ngày làm việc mệt mỏi đã tồn tại từ nhiều đời nay. Cứ mỗi khi chiều xuống, sau một ngày lao động vất vả thì những cô gái Thái lại kéo nhau xuống dòng suối Tú Lệ hoặc hồ nóng khoáng rồi tự nhiên trút bỏ xiêm y và trở thành những nàng tiên giữa đất trời. À, mà trong những ngày hè nóng nực, các cô gái Thái nơi đây sẽ không tắm khoáng nóng mà tắm khỏa thân trên dòng suối Lừng trong vắt và mát lạnh đấy.

Cũng như mọi năm, những ngày tết Giáp Ngọ này những người con của Tú Lệ ở khắp nơi trở về vui tết cùng bản làng khiến lượng người tắm càng đông đúc hơn.

Bạn chưa biết điều này? Vậy mời bạn năm sau cùng đến Tú Lệ thưởng thức nếp thơm  và tắm khoáng nóng để nhận lộc đầu xuân nhé.

Du lịch, GO! - ảnh Vietnamnet
Phần nhận xét hiển thị trên trang