Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Đèn trời có lúc không trong!


28/06/2006 , 04:45

Có chứng cứ ngoại phạm vẫn bị tù chung thân
TP - Bị kết án tù chung thân vì tội giết người đã gần 3 năm nay và đang thi hành án tại Vĩnh Phúc nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Chấn cùng vợ con ở quê nhà vẫn ngày ngày gửi đơn kêu oan…
Gia đình Nguyễn Thanh Chấn vẫn trông chờ các cơ quan pháp luật giải oan cho anh (trong ảnh mẹ, vợ và con anh Chấn)

Khoảng 22 giờ ngày 15/8/2003, người ta phát hiện chị Nguyễn Thị Hoan ở thôn Me (xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) đã bị giết.
Sau khi vụ án xảy ra 42 ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã kết luận thủ phạm là anh Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961), người cùng xóm, vì cưỡng dâm không thành đã giết chị Hoan.
Những điểm mâu thuẫn và bất hợp lý
Lật giở hồ sơ vụ việc, những căn cứ mà các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang kết tội bị cáo Nguyễn Thanh Chấn có khá nhiều mâu thuẫn. Anh Chấn khai hôm xảy ra vụ án, anh có đi lấy nước cho vợ vào khoảng 19 giờ.
Từ lời khai này, toà cho rằng chậm nhất là 19 giờ 15 bị cáo Chấn đã phải về tới nhà nhưng theo nhân chứng khai thì 19 giờ 30 Chấn vẫn múc nước ở nhà chị Viển, gần nhà chị Hoan.
Vậy khoảng thời gian hơn 20 phút (từ 19 giờ 05 đến 19 giờ 25) Chấn đi đâu, làm gì, với ai? Toà án cho rằng điều này Chấn không chứng minh được. Mà chính thời điểm đó chị Hoan bị giết.
Đáng lưu ý, toà căn cứ vào lời khai của nhân chứng là chị Viển rằng Chấn múc nước ở nhà chị lúc 19 giờ 30 để buộc tội Chấn nhưng lại bỏ qua những nhân chứng khác. Cụ thể, chồng chị Viển khẳng định Chấn đến múc nước là 20 giờ kém.
Cũng tại Toà, chính chị Viển lại khai đồng hồ nhà chị hôm đó hết pin. Trong khi đó, bà Phạm Thị Nhâm - 60 tuổi ở thôn Me có giấy xác nhận “19 giờ 20 tối hôm đó tôi ra quán nhà anh Chấn để mua kẹo thì gặp anh Thực vào gọi điện và chính anh Chấn là người bấm máy cho anh Thực gọi, lúc đó có ông Quyền mua mắm cũng biết”.
Bảng kê điện tử tự động thanh toán tiền điện thoại của nhà anh Chấn cũng thể hiện cuộc gọi đi số 566075 của anh Thực ngày 15/8 gọi từ 19: 19’51 đến 19: 20’31. Vậy nếu thời gian chị Hoan bị giết là từ 19 giờ 05 đến 19 giờ 25 thì thời điểm này bị cáo Chấn đã ở tại quán bán hàng của nhà mình.
Như vậy thời gian Chấn múc nước ở nhà chị Viển mà nhân chứng nêu chỉ mang tính ước lượng, chưa chính xác.
Bị ép nhận tội?
Toà kết luận Chấn giết chị Hoan là vì “bị cáo tự thú, tự khai ra hành vi phạm tội của mình, trước tòa, y còn nhận thức được tội giết người là phải chịu hình phạt cao nhất”, cũng chưa có cơ sở và không hợp lý.
Trong hồ sơ thể hiện, vụ án xảy ra ngày 15/8/2003 sau đó Chấn có bị CA gọi đến làm việc và có biên bản các ngày 30/8, 24/9, 25/9 và 27/9. Đến tận ngày 27/9 (sau khi xảy ra vụ án 42 ngày) trong bản tường trình viết tay của mình, Chấn vẫn không hề nêu việc liên quan đến vụ án. Nhưng đến ngày hôm sau (28/9/2003), Chấn có tờ tự thú.
Tuy nhiên sau đó, tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm và đến nay khi đã phải thi hành án gần 3 năm, bị cáo một mực kêu oan, không nhận tội giết chị Hoan.
Về tờ tự thú của mình, tại toà cũng như trong những lá đơn kêu oan sau này Chấn đều khẳng định mình đã bị dọa nạt, đánh đập đến mức buộc phải nhận tội để chờ ngày ra toà kêu oan.
Bỏ qua chứng cứ quan trọng nhất
Đặc biệt, theo biên bản khám nghiệm hiện trường vụ án thì có rất nhiều dấu vết như: Nhiều dấu vết chân dưới sàn nhà, dấu tay có vết máu trên cửa và  dấu vân tay trên chiếc gối đậy mặt chị Hoan, vân tay trên cánh cửa, thanh sắt cài cửa hậu, trên công tắc điện… Nhưng những vân tay, vết chân trên hiện trường với vân tay, vết chân của bị cáo lại không được đánh giá và kết luận một cách minh bạch.
Tại phiên toà phúc thẩm, sau khi luật sư nêu vấn đề này thì được toà cho biết: “So sánh và đối chứng với kết quả xác định dấu chân của Nguyễn Thanh Chấn thuộc diện nghi vấn, về kích thước cơ học của 2 dấu bàn chân bên phải và bên trái gần đúng kích thước những dấu vết để lại tại hiện trường vụ án”.
Gần đúng nghĩa là chưa đúng. Vậy còn dấu vân tay thì sao? Đây sẽ là chứng cứ  quan trọng, đáng tin cậy nhất vì sao cơ quan điều tra có thể bỏ qua và kết luận Chấn đã giết người?
Tòa cho rằng: “Bị cáo không đưa ra được những chứng cứ để chứng minh cho hành vi không phạm tội của mình, lời nại của bị cáo tại phiên toà chỉ nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự”.
Điều 63 Bộ Luật Tố tụng hình sự đã quy định rõ: “Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra hay không, ai là người phạm tội…”. Vì thế nghĩa vụ chứng minh không thuộc về bị cáo mà là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Ai là thủ phạm đã giết chị Hoan? Chấn có phải là thủ phạm giết chị Hoan hay không? Câu hỏi này vẫn chờ câu trả lời thỏa đáng từ phía các cơ quan pháp luật. 
 NHÓM PVPL

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mối nguy hiểm bậc nhất đối với người cầm bút: Không nhận biết thực tiễn cuộc sống!


Nguyễn Mộng Hoài 
Tôi không dám "vơ đũa cả nắm" để nói một cách hồ đồ. Nhưng trong cuộc đời, thời nào cũng vậy, đã dấn thân vào sự nghiệp cầm bút từ làm chính trị, viết chuyên luận, lý luận về các vấn đề lớn, đến việc đưa một cái tin nhỏ, tất thảy đều cần có một sự nhận biết càng nhiều càng tốt, càng sâu sắc càng tốt, nhất là sự vận động không ngừng của thực tế cuộc sông, mới có thể viết đúng, viết trung và viết hay được. Tất nhiên, có người lăn lộn vào đời sông thường ngày của nhân dân, nhưng do bị chi phối bởi rất nhiều điều nên vẫn không thể thoát khỏi những nhận thức mơ hồ phiến diện, thậm chí lạc hậu so với tiến triển đời sống. Đây, tôi chỉ dám nói đến một số người cầm bút làm báo, tạp chí của ta hiện nay, trong đó có ông Nhị Lê nào đó mà tôi không hề quen biết, cũng không biết ông ấy già hay trẻ. Có điều, đến năm nay, chắc chắn ông ấy không bằng tuổi tôi, vì hết năm 2013 này tôi đã là "đầu tám, đít chơi vơi !" rồi.
Trong một bài viết đăng trên tạp chí "Cộng Sản", Nhị Lê đã nhắc lại "nguyên lý" không thay đổi của Đảng: "Càng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa của , hiện đại hóa đất nước càng phải xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh toàn diện và chúng ta càng phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam"...và "Khép lại thế kỷ XX, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cách mạng nước ta đã thu được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trên bình diện dân tộc và quốc tế, không ai và không gì có thể phủ nhận nổi" Đọc những dòng này, mặc dù tôi đã qua bốn năm (1961-1964) học qua một lớp "lý luận và nghiệp vụ chủ nghĩa Mac-Lênin, phân tích đủ mấy chục cặp phạm trù, phân tích đủ nguyên lý của duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, do những giáo sư, cán bộ giảng dạy Ban Tuyên giáo trung ương, trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Tổng biên tập các Báo Nhân dân, Tạp chí Học Tập (tạp chí Cộng sản ngày nay), Tổng giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam, TTXVN (lúc đó gọi là VNTTX) và một số chuyên gia kinh tế, khoa học kỹ thuật giảng dạy. Dạo ấy chúng tôi được học mỗi ngày hai buổi, sáng lên lớp, chiều thảo luận và hôm sau viết thu hoạch...nghĩa là "học ra học" chứ không hề "lớt phớt đâu. Tuy nhiên, bây giờ, sau hơn nửa thế kỷ, từ khi tuổi đời còn "măng sữa" chưa đến ba mươi tuổi, nay đã gần tám mươi (nhưng vẫn còn sống), lăn lộn chiến trường, các mặt trận sản xuất, kinh qua thời kỳ bao cấp, thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước đây là ở miền Bắc và từ năm 1976 đến nay là ở cả nước. Ai bằng và hơn tuổi tôi đều nhận thấy, và thấy rất rõ, rất sâu sắc công lao to lớn của Đảng Lao động Việt Nam trước đây và Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay trong lãnh đạo hai ba cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành thắng lợi vang dội lịch sử đưa nước nhà đến hòa bình thống nhất và cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đùng một cái, từ năm 1991, môt cái tin choáng váng: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết (gọi tắt là Liên Xô) sụp đổ theo đó là toàn bộ các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đổ theo, trở về với chế độ dân chủ thực chất và xây dựng kinh tế theo nguyên lý riêng của họ và nhìn chung họ đều phát triển, nhân dân họ đều được cải thiện đời sống. Trong đó khá nhiều nước đã và đang duy trì và phát triển tình hữu nghị với nước ta và từng bước xây dựng "đối tác chiến lược" với Việt Nam. Cả hệ thống thế giới "xã hội chủ nghĩa" đến nay chỉ còn một vài nước vì quá luyến tiếc với "chủ nghĩa xã hội" chưa có trong thực tế là còn mang danh "xã hội chủ nghĩa mà thôi như Việt Nam ta chẳng hạn. Thành lập 1930, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân, mặc dù cũng phải đổ nhiều xương máu về những cái "làm non" hoặc "sai lầm nghiêm trọng" cùng với xương máu chiến đấu chông các cường quốc xâm lược nướ ta, giành thắng lợi vẻ vang vào năm 1975. Giá như, từ tháng Tư năm 1975, việc thống nhất hai tổ chức Đảng là Đảng Lao động ở miền Bắc và Đảng nhân dân cách mạng (thực chất là đảng bộ đảng Lao động), đến thống nhất về mặt Nhà nước, chúng ta đã có một đất nước thống nhất. Bên cạnh những khó khăn do 30 năm chiến tranh để lại, chúng ta còn gặp rất nhiều khó khăn do sự yếu kém, do sai lầm trong lãnh đạo, nhất là lãnh đạo phát triển kinh tế, có một trong những khó khăn rất lớn là chúng ta chưa hoặc không nhận thức ra những chuyển biến rất cơ bản của tình hình chính trị, xã hội, kinh tế thế giới, mà vẫn khư khư giữ lấy quan điểm, chủ trương của mình. Thậm chí, chúng ta luôn luôn nói đến xây dựng chủ nghĩa xã hội, thậm chí đưa lên tiêu đề quốc gia là nước "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" thì cuối cùng "xã hội chủ nghĩa" vẫn là điều xa với chưa có trong thực tế, hoặc chỉ là không tưởng. Thật ra chúng ta cũng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, một chế độ không còn người bóc lột người, làm theo năng lực và hưởng theo thành quả của lao động làm ra để rồi tiến tới chủ nghĩa cộng sản "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" ở phía trước. Trong thực tế, một thời gian dài chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chúng ta đi theo nguyên lý xã hội chủ nghĩa, lúc thì sao chép Liên Xô khi thì ảnh hưởng Trung Quốc, mà các nước này cũng mới chỉ bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hôi mà thôi. Khi giáo điều vào Việt nam, lợi chưa có nhiều những đã có cái không phù hợp. Nói về vấn đề này, các nhà lý luận thiên kinh vạn quyển chắc chắn sẽ lý giải đầy đủ hơn. Còn tôi, theo nhận thức cuộc sống thực tế, chỉ nêu lên mấy vấn đề mà ông Nhị Lê đề cập trong bài viết của mình mà thôi. Ông báo càng tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa càng phải xây dựng giai cấp công nhân. Điều này quá đơn giản, chẳng lẽ lấy nông dân hay thợ thủ công để làm công nghiệp để vận hành "công nghiệp hóa", thật ra học sinh lớp mười hai đã hiểu rồi. Nhưng nhìn vào gần bốn mươi năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam được xây dựng như thế nào, chắc ông Nhị Lê và nhiều người đã biết. Vẫn là những người thợ, khi còn bao cấp đỡ bị bóc lột hơn, nay thì bóc lột họ rất thậm tệ. Vài chục xí nghiệp công ty vào quê tôi làm "công nghiệp hóa" thuê mướn hơn 1000 công nhân ở riêng xã tôi và sử dụng họ thế nào ? Công nhân không phải chỉ làm 8 tiếng theo luật lao động mà có khi phải làm từ 12 đến 14 tiếng đồng hồ một ngày những lương thì vẫn trả theo công tám tiếng. Đây là một sự bóc lột sức lao động vừa tinh vi vừa trắng trơn. Các "giám độc": công ty xí nghiệp ngày nay phần lớn là tư nhân và "trách nhiệm hữu hạn" có quyền hành ghê gớm hơn cả các ông chủ người tây ngày xưa. Họ có quyền, tuyển, sử dụng và đuổi công nhân bất kỳ lúc nào. Vào ba năm suy thoái kinh tế vừa qua, phần lớn các công ty xí nghiệp ở vùng tôi đều phá sản và thải công nhân. Thậm chí ngay cả lúc làm ăn được họ muốn thải ai thì thải, thải người này nhận người kia và muốn vào làm việc thì không chỉ có nước bọt. Điều này chắc ông Nhị Lê chưa biết hoặc chỉ biết một cách lơ mơ. Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân, nhưng bênh vực quyền lợi công nhân thì ít mà "a dua" với chủ xí nghiệp công ty thì nhiều. Đoàn thanh niên dường như chỉ có để làm vì. Nhiều nơi không có chi bộ. Mà có chi bộ rồi thì công nhân cũng chẳng được quan tâm hơn. Xã quê tôi có 1170 mấu Bắc Bộ ruộng canh tác vào loại nhất đẳng điển hằng năm mỗi hec-ta cho 11, 12 tấn thóc, nay "được" chuyển nhượng cho doanh nghiệp, họ đổ nền nhà máy dày 1, 1,2m mét và xây dựng xưởng máy, giá có trả lại nông dân thì cũng xin vái lạy mà thôi. Vì thế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở quê tôi khách quan mà nói có mang lại nhiều điều thú vị nhưng thực chất đất đai ăn theo vào tay cán bộ và nhiều người có tiền, chủ công ty nhà máy giầu lên, và những người ăn theo khu công nghiệp thì cung giầu trông thấy còn nông dân mất ruộng chạy đôn chạy đáo kiếm mkieengs ăn hằng ngày. Tuy thế, từ ngày có công nghiệp về làng, khá nhiều hộ nông dân, hộ nhân dân đã lên được nhà tầng, xây nhà ngói khang trang. Tiền đền bù một phần, tiền tích lũy một phần, và chủ yếu là tiền bán đất vì "đất là sở hữu toàn dân" hồi trước chia thêm cho các gia đình ra Trại mỗi người một sào Bắc Bộ 360 mét vuông, lâu lâu lấn chiếm thêm, có người là cán bộ hiện nay lấn chiếm đến 5 sào, đủ đất chia cho 5 đưa con mỗi đứa một sào, làm nhà chỉ hết nửa sao đã rộng chán, cong lại bán lấy tiền xây nhà. Thế đấy, ông Nhị Lê có biết không? Vì sao cái chủ nghĩa xã hội ở nước ta mà khoảng cách giầu nghèo lại cứ cách xa nhau thăm thẳm như thê ? Ơ Việt Nam có hình thành một giai cấp tư bản mới không ? Có "tư bản đỏ không? " Ở nông thôn có địa chủ cường hào mới không ? Điều này, mới ông về thăm "quê hương là chùm khế ngọt" ông biết ngay thôi mà. Một nông dân nghèo, bố ngày xưa phải đi kéo xe thuê, con nay làn chủ tịch xã gần hai khóa đã có số vốn tiển tỷ gửi ngân hàng và xây ngôi "biệt thự" hoành tráng. Một cán bộ địa chính xã có hai nhà lầu và không biết bao nhiều tiền gửi ngân hàng ăn đời cháu chắt không hết. Chuyện này dài lắm ông ạ. Tôi sẵn sang tiếp và đưa ông đi thăm "nông thôn mới", "thị xã mới" của quê tôi, ông bớt chút thì giờ ông nhé.
Còn về nguyên lý thì chủ nghĩa xã hội theo tôi được học là chế độ tươi đẹp, không còn người bóc lột người, kinh tế quốc doanh phát triển, kinh tế tập thể cung "hơn hẳn" kinh tế tư hữu, đất đai thuộc toàn dân thì phát huy được thế mạnh chiếm đất của tất cả ai là cán bộ ở địa phương. Chủ tịch phó chủ tịch xã, Nhà nước ở địa phương có quyền ký bán cho nhượng tăng hơn 1000 xuất đất lang nhà ở, rất được phải không ông ? Cuối cùng thì thế nào, kinh tế quốc doanh như ông biết hơn tôi xập xệ không tài nào gượng dạy nổi, làm thất thoát hàng tỷ đô la và cung không kém phấn "phá sản", kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa như HTX nông nghiệp bậc cao dồn nông dân đến chân tường, đe dọa đói kém nếu không có đổi mới trở về hình thức khoán hộ tức là có mầu sắc tư hữu cá thể, mới có 45 triệu tấn lương thực, để có 7.5 tấn gạo xuất khẩu và nhìn chung thì toàn dân được no, kể cả tôi và ông không còn cái cảnh "thức từ ba giờ sáng xếp hàng hòn gạch mua gạo hôi và độn bo bo nữa."
Con đường của chủ nghĩa xã hội tươi đẹp của chúng ta bước tới là gì thưa ông Nhị Lê ? Phải chăng là các tập đoàn kinh tế, xây dựng điện và thủy điện, nhất là thủy điện một cách vô tội và gây ra chết người, là tranh chấp đất đai triền miên, là khoảng cách giầu nghèo vô tận, ta hình thành một đội ngu "tham nhũng" và nhóm lợi ích rất đông đảo chưa có cách gì dẹp bỏ được. Ta được LHQ khen về thành tích "xóa đói giảm nghèo" đấy, nhưng thưa ông, quê tôi chỉ cách trung tâm Hà Nội 30 km, mà một bộ phận nhân dân, đúng ra là nông dân và cán bộ hưu ít lượng vẫn chật vật kiếm sông hằng ngày...
Cho nên, chung ta nên đi vào những vấn đề thiết thực, cái gì cần xây phải căn cơ tiết kiện, cái gì cần chông thì phải chống triệt để, chứ mãi ru ngủ dân thế này tôi e như Ông Tông Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói đến hết thế kỷ 21 này cũng chưa có chủ nghĩa xã hội ở nước ta đâu !
Quả thật, "xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu ! Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tim thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử...
Rất nhiều vấn đề của "chủ nghĩa xã hội' việt nam đang phơi bầy ra trước mắt mọi người. Chỉ nhìn vào một xã tôi thôi, chúng tôi cũng đã thấy rõ nhiều điều. Cho nên những nhà viết lách kiểu gì cũng cần có thực tế, theo xu hướng thời đại chứ không thể chỉ nói cho sướng miệng viết để lĩnh nhuận bút được mãi. Phần rất đông, có thể nói tuyệt đại đa số các nước trên thế giới chả mấy ai người ta mê mẩn với xã hội chủ nghĩa đâu, ông Nhị Lê ạ. Phải chăng, ta muốn làm thống soái toàn cầu về con đường của chủ nghĩa Mac-Lenin và chủ nghĩa xã hội ngàn lần tươi đẹp ?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỖI ĐÊM CHỦ NHẬT, MỘT CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ: Alice Munro, bậc thầy của tru...

http://www.youtube.com/v/xguo4HFNnSo?autohide=1&version=3&attribution_tag=VyEy8GLPOSLuc8OFxE-QSQ&autohide=1&feature=share&showinfo=1&autoplay=1 Phần nhận xét hiển thị trên trang

GIÁP NGỌ HUNG CÁT



NNB blog 5.11.13

Hình ảnh: Hoa ban
  GIÁP NGỌ HUNG CÁT
/ Tư vấn tham khảo/ 

NGUYỄN NGUYÊN BẢY

Chào Năm Mới Giáp Ngọ,
Chào bé Ngọ năm nay chào đời và chào bạn Ngọ năm nay 61, luật buộc nghỉ hưu, vui nhé, hưu đi đừng cải chữa giấy khai sinh, đừng tham sướng mà ngồi lỳ mọt ghế.
Chào các bạn tuổi Dần, tuổi Tuất, năm nay trong tam hợp Dần/Ngọ/Tuất, tam  hợp hỏa, coi sóc việc tiền và danh (thành tích), năm nay cơ hội đỏ như  rượu vang, vàng như cam thu và tình đẹp như lụa tơ tằm may áo cưới. Mong  đừng tham lam quá.
Chào các bạn tuổi Thân/Tí/Thìn, tam hợp thủy, thế khắc nhập niên, vui năm mới đừng quên lý tu thân: Chớ sinh sự mà sự  sinh, an lành, tử tế mà được lạc nghiệp, tránh xa uế tạp mà thơm thảo đơm hoa kết trái.
Chào bạn tuổi Hợi/Mão/Mùi, tự nhiên nhi nhiên mà dong thuyền ra khơi, biết tránh sóng Kình, sóng Đà, bão to gió lớn thì nên nhanh nhanh vào vịnh  trú ẩn. Mất của đừng quá tiếc, bệnh nhẹ đừng thở than, giúp người đừng  khoe kể.
Chào bạn tuổi Tỵ/Dậu/Sửu, tam hợp kim. Nhớ ngắn một câu,  chia sáu khúc, mỗi khúc hai tháng: Vất vả/Tranh đấu/Thành tựu. Mổ  hôi lau khô sau tháng chín, bước vào tháng mười cười như nắng, nhưng  dân gian lại có câu thời tiết: Tháng Mười chưa cười đã tối..

1.Chào Giáp Ngọ / Dự đoán theo Can, Chi.


Giáp trong Thập Can, đứng ngôi thứ 4, phụ trách việc Sinh/Dưỡng/Tự Trọng,  hành thuộc mộc dương. Ngọ trong Thập Nhị Chi, đứng ngôi số 7, thuộc hỏa  dương, giao cho Ngựa móng tròn, lực trường, chạy khỏe, ruột thẳng, cai  quản.
Can Giáp thuộc mộc. Chi Ngọ thuộc hỏa, Can Chi gặp thế tương sinh, dụng chi làm đối tượng dự đoán thì sinh này là sinh nhập mộc hỏa, kinh dịch xếp sinh nhập bậc 1 được tổ chữ Cát Tường Như Nguyện
Thứ tự xếp bậc theo kinh dịch:
Sinh nhập bậc 1, chữ Lợi. Khắc xuất bậc 2, chữ Lợi. Sinh xuất, bậc 3, chữ Hao. Sinh nhập, bậc 4, chữ Hại. Cùng hành được chữ Hòa.
Dưới đây là Đối chứng Can, Chi Niên Giáp Ngọ (2014) với 60 tuổi can chi năm sinh: 

1. Năm Giáp Ngọ, người có hàng can thuộc hỏa (Bính, Đinh), cụ thể như sau:
+ Hàng chi thuộc thổ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) được thế can chi đều sinh nhập, Thiên Lợi/ Địa Lợi.
+ Hàng chi thuộc thủy (Tí, Hợi) được thế can sinh nhập, chi khắc xuất, Thiên Lợi/ Địa Lợi.
+ Hàng chi thuộc hỏa (Tỵ/ Ngọ) được thế can sinh nhập, chi bình hòa, Thiên Lợi/ Địa Hòa.
+ Hàng chi thuộc mộc ( Dần/ Mão) được thế can sinh nhập, chi sinh xuất, Thiên Lợi/ Địa Hao.
+ Hàng chi thuộc kim ( Thân/ Dậu) được thế can sinh nhập, chi khắc nhập, Thiên Lợi/ Địa Hại.

2. Năm Giáp Ngọ, người có hàng can thuộc kim (Canh/ Tân), cụ thể như sau: 
+ Hàng chi thuộc thổ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) được thế can khắc xuất, chi sinh nhập, Thiên Lợi/ Địa Lợi.
+ Hàng chi thuộc thủy (Tí, Hợi) được thế can khắc xuất, chi khắc xuất, Thiên Lợi/ Địa Lợi.
+ Hàng chi thuộc hỏa (Tỵ/ Ngọ) được thế can khắc xuất, chi bình hòa, Thiên Lợi/ Địa Hòa.
+ Hàng chi thuộc mộc ( Dần/ Mão) được thế can khắc xuất, chi sinh xuất, Thiên Lợi/ Địa Hao.
+ Hàng chi thuộc kim ( Thân/ Dậu) được thế can khắc xuất, chi khắc nhập, Thiên Lợi/ Địa Hại.

3. Năm Giáp Ngọ, người có hàng can thuộc mộc (Giáp Ất), cụ thể như sau: 
+ Hàng chi thuộc thổ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) được thế can bình hòa, chi sinh nhập, Thiên Hòa/ Địa Lợi.
+ Hàng chi thuộc thủy (Tí, Hợi) được thế can bình hòa, chi khắc xuất, Thiên Hòa/ Địa Lợi.
+ Hàng chi thuộc hỏa (Tỵ/ Ngọ) được thế can bình hòa, chi bình hòa, Thiên Hòa/ Địa Hòa.
+ Hàng chi thuộc mộc ( Dần/ Mão) được thế can bình hòa, chi sinh xuất, Thiên Hòa/ Địa Hao.
+ Hàng chi thuộc kim ( Thân/ Dậu) được thế can bình hòa, chi khắc nhập, Thiên Hòa/ Địa Hại.

4. Năm Giáp Ngọ, người có hàng can thuộc thổ (Mậu/ Kỷ), cụ thể như sau:
+ Hàng chi thuộc thổ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) được thế can khắc nhập, chi sinh nhập, Thiên Hại/ Địa Lợi.
+ Hàng chi thuộc thủy (Tí, Hợi) được thế can khắc nhập, chi khắc xuất, Thiên Hại/ Địa Lợi.
+ Hàng chi thuộc hỏa (Tỵ/ Ngọ) được thế can khắc nhập, chi bình hòa, Thiên Hại/ Địa Hòa.
+ Hàng chi thuộc mộc ( Dần/ Mão) được thế can khắc nhập, chi sinh xuất, Thiên Hại/ Địa Hao.
+ Hàng chi thuộc kim ( Thân/ Dậu) được thế can khắc nhập, chi khắc nhập, Thiên Hại/ Địa Hại.

5. Năm Giáp Ngọ, người có hàng can thuộc thủy (Nhâm/ Quí), cụ thể như sau:
+ Hàng chi thuộc thổ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) được thế can sinh xuất, chi sinh nhập, Thiên Hao/ Địa Lợi.
+ Hàng chi thuộc thủy (Tí, Hợi) được thế can sinh xuất, chi khắc xuất, Thiên Hao/ Địa Lợi.
+ Hàng chi thuộc hỏa (Tỵ/ Ngọ) được thế can sinh xuất, chi bình hòa, Thiên Hao/ Địa Hòa.
+ Hàng chi thuộc mộc (Dần/ Mão) được thế can sinh xuất, chi sinh xuất, Thiên Hao/ Địa Hao.
+ Hàng chi thuộc kim ( Thân/ Dậu) được thế can sinh xuất, chi khắc nhập, Thiên Hao/ Địa Hại.


Ví dụ đối chứng Thiên Lợi/ Địa Lợi ( Thế sinh) 

Năm Giáp Ngọ đối chứng với tuổi Bính Thìn : Can Giáp đối chứng với can Bính là cách mộc sinh hỏa, bậc 1, gọi là Thiên Lợi. Chi Ngọ đối chứng với chi Thìn là cách hỏa sinh thổ, sinh nhập, bậc 1, gọi là Địa Lợi. Dự đoán: Tuổi Bính Thìn, năm Giáp Ngọ được cách Thiên Lợi/ Địa Lợi tu thân thụ hưởng cát lợi.

Ví dụ đối chứng Thiên Lợi/ Địa Lợi (Thế khắc) 
Năm Giáp Ngọ đối chứng với năm Tân Hợi: Can Giáp đối chứng với can Tân là cách kim khắc mộc, khắc xuất, bậc 2, gọi là Thiên Lợi. Chi Hợi đối chứng với chi Ngọ là cách thủy khắc hỏa , khắc xuất, bậc 2, gọi là Địa Lợi. Dự đoán: Tuổi Tân Hợi, năm Giáp Ngọ được cách Thiên Lợi/ Địa Lợi tu thân kiên trì, bền bỉ tranh đấu mà cát vượng vẹn toàn.

Ví dụ đối chứng Thiên Lợi/ Địa Hao.

Năm Giáp Ngọ đối chứng với năm Đinh Mão: Can Giáp đối chứng với can Đinh được cách mộc sinh hỏa, sinh nhập, bậc 1, gọi là Thiên Lợi. Chi Ngọ đối chứng với với chi Mão là cách mộc sinh hỏa, sinh xuất, gọi là Địa Hao. Dự đoán: Người Đinh Mão (1987), năm Giáp Ngọ được cách Thiên Lợi/ Địa Hao, là được thế lợi lạc, tranh đấu mà được thụ hưởng, tuy nhiên phải biết tu thân tiết chế tham lam, ích kỷ, vì dư thủy thì mộc úng. Chữ tham lam ích kỷ tàng ẩn trong chữ Thiên Lợi. Chữ tranh đấu tàng ẩn trong chữ Địa Hao

Ví dụ đối chứng Thiên Hao/ Địa Lợi.

Năm Giáp Ngọ đối chứng với năm Nhâm Thìn: Can Giáp đối chứng với can Nhâm được cách thủy sinh mộc, sinh xuất, bậc 3, gọi là Thiên Hao. Chi Ngọ đối chứng với chi Thìn được cách Hỏa sinh Thổ, sinh nhập, bậc 1, gọi là Địa Lợi. Dự đoán: Người Nhâm Thìn (1952) năm Giáp Ngọ được cách Thiên Hao/ Địa Lợi, là được thế nương theo môi trường, hoàn cảnh mà ứng xử, mà hành động tất được sức khỏe, tăng tuổi trời. Nên xem trọng và thụ hưởng Địa Lợi, tu thân an nhiên tự tại, tránh xa thị phi, tham vọng, tất qua mọi nạn ách, hỷ xả mà lợi lạc tinh thần, hưởng phúc lộc con cháu.
Các tuổi khác, căn cứ theo các ví dụ nói trên mà luận đoán.


2.Chào Giáp Ngọ / Dự đoán theo ngũ hành.


Năm Giáp Ngọ, hành Sa Trung Kim (vàng trong đất cát). Cần hiểu và dụng cho được các ý nghĩ tàng ẩn của Sa Trung Kim, dưới đây:
+ Kim này là kim vùi lấp/ ẩn giấu/ trong đất cát. là kim tĩnh, bí ẩn, trong đất mênh mông, rất khó kiếm tìm, khai thác. Vì thế tình an toàn của kim thể hiện rõ nét nhất trong Sa Trung Kim.
+ Không như các hành kim khác, Sa Trung Kim không chỉ nơi chốn cụ thể, không tự phát lộ, im lặng và bí hiểm. Nguyên lý thổ sinh kim, nhưng các hành thổ: Đại Trạch thổ/ Ốc thượng thổ/ Bich thượng thổ/ Thành đầu thổ, ý nghĩa sinh nhập thật hiếm gặp, ngược lại thường dụng biến thành phản sinh, với 4 hành thổ này, Kim làm cho thổ vững bền, chắc chắn, tràng sinh hơn. Chỉ có hai hành thổ: Sa trung thổ/ Lộ bàng Thổ là sinh kim, dẫn tới việc tìm kiếm và khai thác được kim dưới đất mà thôi.
Đặc điểm Thổ sinh kim biểu hiện rõ rệt nhất ở hai hành thổ: Sa Trung thổ và Lộ Bàng thổ, khiến nhóm ngũ hành kể dưới đây dù thế sinh hay khắc đều cần xem xét thấu đáo ý nghĩa sinh khắc mà luận giảng, tìm ý nghĩa tương thích mà sinh lợi lạc, mà thành tựu, các hành gồm: Lộ bàng thổ/ Sa trung kim/ Thiên hà thủy/ Dương liễu mộc/ Thiên thượng hỏa. Ví dụ, các người sinh 1954/1955 hành Sa Trung Kim, năm nay kết giao hay hùn hạp làm ăn buôn bán với người sinh 1978/1979 hành Thiên thượng hỏa, ý nghĩa khắc kỵ, xấu hãm, vì thế tương khắc này chỉ làm cho đất cát thêm táo, không đủ lực làm cho kim chảy mà phát lộ, nên thế khắc này vô tích sự phản khắc. 
+ Sa trung kim tàng ẩn trong đất cát, khó kiếm tìm, khác thác. Vì đặc điểm ấy, nên hỏa khắc kim mà cát, hỏa làm nóng chảy cho kim phát lộ, gặp thủy, kim chẳng những không chịu thế sinh xuất, mà ngược lại được hưởng phản sinh, dụng nước phun vào đất đá mà kim phát lộ. Năm Giáp Ngọ/ 2014, hành Sa trung Kim rất chuộng hội hợp với hỏa, ngoại trừ Sơn đàu hỏa/ Lửa đầu núi/ Do vì lửa đầu núi thì ích lợi gì cho việc nóng chảy phát lộ kim, chẳng những thế còn hướng dẫn sai vi trí kim, trên đầu núi làm sao có kim, có kim thì sét đánh? Năm Giáp Ngọ, trên phương diện hành, thật khó khăn cho người Sơn đầu hỏa (1994/ 1995)
+ Để nhấn mạnh vị trí tàng ẩn Sa trung kim, nên Sa trung kim khắc kỵ Bình địa mộc/ tất cả các loại mộc sinh/dưỡng ở đất bằng..Vì thế, năm Giáp Ngọ, 2014, khắc kỵ hành với người Bình địa mộc (1958/1959). Phải cầu tìm giải pháp dụng biến để an lành.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bảy bước tới tha hóa


VƯƠNG TRÍ NHÀN
vtn blog 4.11.13
Không chỉ làm cho con người nghèo khổ đi, cái chính là trong cơn băng hoại của thời hậu chiến , xã hội  ngày  nay cũng đang làm cho con người hư hỏng thoái hóa hơn bao giờ hết. Mỗi người trở nên khác mình, con người cũ tốt đẹp của họ như bị đánh mất đánh tráo, thay bằng một kẻ khác tồi tàn khốn nạn hơn.
Người ta gọi quá trình đó là quá trình tha hóa. Xã hội làm tha hóa con người. Mà mỗi con người thì tự tha hóa.
Cần nhấn mạnh rằng với lương tri sẵn có, hầu như tất cả mọi người đều tự phát chống lại sự tha hóa đó. Nhưng tất cả đều bất lực.

Xét cả quá trình:Nếu tạm gọi  khả năng chống lại cái ác từ chung quanh tấn công vào mình làm hỏng mình  là một thứ miễn dịch thì cái chất ấy ở con người ngày càng vơi cạn. Và con người đã lùi từng bước.
Tình thế đó đáng để chúng ta bàn bạc nhiều. Sau đây là cách lý giải của tôi .
Bài viết này, tôi viết từ khoảng gần mười lăm năm trước, khi mà việc tố cáo tình trạng tha hóa còn bị  coi là  cái nhìn  sai lệch, người đứng đắn không nên đả động tới không nên phân tích làm gì nhiều. Ngày nay tình thế đã rõ ràng hơn và cái cơ chế làm tha hóa con người đã bộc lộ đầy đủ sức mạnh hơn, còn khả năng chống lại xu hướng chung của mỗi cá nhân ngày càng yếu đi. Tôi tin rằng mỗi bạn đọc bằng sự thể nghiệm của mình, sẽ có những bổ sung cần thiết cho bài viết còn quá hiền lành,  do đó mà đã trở nên lạc hậu, của tôi.
xxx                                                                                                                                                                                                                                       
Hồi nhỏ, cũng như một số bạn bè cùng tuổi, tôi là đứa  trẻ đãng trí, hay đánh mất những thứ lặt vặt: khi cái khăn mùi xoa, cái  mũ, khi quyển truyện hoặc cái bút chì. Thông thường bố mẹ ở nhà cho qua  không mắng mỏ gì đáng kể.
                     
Nhưng đâu một hai lần, tôi nhớ không những bị đánh cho mấy roi cứ gọi là quắn đít, mà trước đó còn bị hỏi căn hỏi vặn:
Điên hả , sao nhắc bao nhiêu lần cũng bằng thừa?
Chạy nhảy thế nào mà đánh mất, kể lại xem nào.
Thử nhớ lại xem, con đánh rơi ở đâu? Con đã để ý đi tìm chưa?....

Đến bây giờ tôi cũng không nhớ lần ấy đánh mất cái gì, chỉ đoán chắc là mấy thử đắt tiền lắm, chứ không phải ba cái đồ vớ vẩn như mọi khi. Người ta chỉ phải suy nghĩ về sự mất mát khi cái bị đánh mất được coi là quan trọng.

Liên hệ tới chuyện ngày nay:
Niềm thiết tha với cái tốt cái đẹp vốn nằm trong tâm trí chúng ta từ thuở thiếu thời, khi đang còn cắp sách đến trường. 
Mấy chục năm nay, Nhà nước cách mạng cũng luôn luôn kêu gọi mỗi thành viên của xã hội gắng trau dồi đạo đức. Câu nói của thầy Mạnh "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” thường được nhắc nhở vì trong một hình thức cũ, nó lại diễn tả tốt nhất nội dung chủ yếu của đạo đức mới - sự vững vàng của nhân cách. 
Nhưng liệu có thể nói mỗi người chúng ta đã làm được điều chúng ta mong mỏi?
Giả sử bây giờ, ra giữa buổi họp, tôi bảo ông nọ bà kia là thoái hoá biến chất, mọi người sẽ cho tôi là có hiềm khích gì đó với họ, nên mới ăn nói sỗ sàng như vậy. Nếu tôi lại mạnh mồm khái quát rằng nay là lúc không ít người trong chúng ta đang hư hỏng đi, thì người ta sẽ bảo tôi là liều lĩnh vô căn cứ, là không có cái nhìn toàn cục, không thấy "mặt tốt là chủ yếu”.
Nhưng nhiều lúc ngồi một mình tỉnh táo, đối diện với lương tâm, hẳn nhiều người chúng ta phải công nhận là quanh mình số người hiền lành thánh thiện ngày một ít, số khôn ranh kiếm chác ngày một nhiều thêm.
Và tự ta nữa, nghiêm khắc mà nói, ta cũng đang sống không phải như ta mong muốn. 
Ở đây không nói tới những tội lỗi đã thành danh mục quản lý của pháp luật, mà chỉ nói tới những thói xấu nho nhỏ những thói xấu vẫn bị coi là không đáng kể, và dễ bị bỏ qua:
Xoay xỏa vụ lợi. Làm dở báo cáo hay qua loa vô trách nhiệm. Khéo léo tô vẽ mình trước cấp trên. Hùa theo đám đông, nói cho đám đông vừa lòng, chứ không dám nói sự thật..
Có phải là không ít thì nhiều, hàng ngày chúng ta đã để cho những thói xấu đó lộng hành? So với con người lý tưởng mà ta muốn noi theo, khi bước vào đời, thì thật ra ta đang xa dần, thậm chí có những phẩm chất tốt mà ta có từ lúc còn trẻ và cứ tưởng giữ được mãi, bây giờ đã bị đánh mất.
Nay không còn là lúc sợ ai lục vấn mình như cậu bé năm xưa nữa. Nhưng có lẽ, với tư cách người có học, sống nhiều bằng ý thức, cũng nên quan sát chính mình xem xem một quá trình tâm lý như thế nào đã xảy ra, khi ta tự đánh mất cái phần tốt đẹp ở con người mình như vậy. 
Dưới đây là một vài nhận xét tôi rút ra từ kinh nghiệm bản thân và qua quan sát những người gần gũi chung quanh:

1. Sự kiếm sống hàng ngày là một khái niệm lâu nay chúng ta hay lẩn tránh và nó chỉ tồn tại như một giá trị ẩn, không được mang ra tính toán công khai. Nhưng phải nhận nó vẫn là nhu cầu có thực, hàng ngày gây sức ép với mọi người. Có nhiều việc ta biết là trái đạo lý song vẫn phải làm, chẳng qua chỉ là nhằm kiếm thêm ít tiền bạc, để cùng với đồng lương còm cõi, duy trì sự sống của bản thân và gia đình.
2. Các thói xấu lấn lướt ta mỗi ngày một ít. Thời gian đầu ta thường vừa làm vừa tự nhủ: chỉ chấp nhận đầu hàng lần này nữa thôi, sau sẽ không bao giờ tái diễn! Nhưng càng về sau, sự dằn vặt càng thưa thớt đi. Đời sống hàng ngày mang lại bao nhiêu căng thẳng mệt mỏi, khiến cho mỗi người chỉ có cách trượt theo thói quen và tránh nhất là gây thêm cho mình những phiền phức.
3. Có một điều ta thường viện ra để an ủi, ấy là khi thử đưa mắt quan sát thấy không phải chỉ có riêng mình làm bậy, mà chung quanh, cả những người có uy danh hơn, có trách nhiệm hơn, cũng đâu có giữ được lý tưởng - "Hơi đâu gái goá lo việc triều đình" - đấy là lý lẽ của những cái đinh ốc bé nhỏ. 
4. Khái quát hơn, quả thật có nhiều việc thấy trái với lương tâm ta vẫn cứ làm, vì xem ra chung quanh mình, mọi người đều hành động như vậy. 
Mà cảm giác sống theo tập thể ăn vào ta rất nặng. Ta sợ trở thành đơn độc lại càng sợ mang tiếng là chơi trội, dám khác mọi người(!).

5. Người ta ai mà chẳng vừa sống vừa trông trước trông sau xem cách sống của mình được đánh giá ra sao, và được đền đáp ra sao. Đến lúc thấy bao nhiêu cố gắng của mình cũng vô ích, những người tốt như mình thường thua thiệt, còn những kẻ xấu cứ được đủ thứ và lại leo cao mãi lên thì đành ngán ngầm buông xuôi (Sau khi phát hiện điều này, một số sẽ giãy giụa cốt vớt lại ít quyền lợi mà họ cho rằng họ đáng được hưởng. Từ ấy trở đi, họ dám sống rất tàn bạo).
6. Chắc chắn trong ta không bao giờ chết hẳn con người lý tưởng, con người tha thiết với sự nghiệp chung. Giả sử được xã hội dang tay dìu đỡ thì sau những lầm lỡ ban đầu, cũng dễ tu tỉnh trở lại. Nhưng mọi chuyện quá ì ạch. Có vẻ như điều mà xã hội mong đợi hơn cả ở các thành viên chỉ là những câu khẩu hiệu chung chung. Cái phần suy thoái trong ta chớp ngay lấy cơ hội thuận lợi đó. Nảy sinh tình trạng phân thân, sống một đằng, nói một nẻo và bởi lẽ, trước mặt bàn dân thiên hạ, giữa thanh thiên bạch nhật, ta vẫn luôn mồm nói điều tốt, nên càng yên tâm xoay xỏa kiếm chác trong bóng tối.
7. Đến lúc nào đó, ta chợt nhận ra "rằng quen mất nết đi rồi", có lẽ sẽ không bao giờhoàn lương được. Sự lo sợ có tới (lo sợ chứ không phải hối hận) và để hóa giải, ta xoay sang cấu cúng, xin xỏ, hối lộ thánh thần. 
Mê tín chính là mắt xích cuối cùng của sự tự làm hỏng, nhờ có mê tín, các khâu hoạt động khác có thể diễn ra một cách êm đẹp. Đại khái giống như một thứ bảo hiểm!

Khi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa.
Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa.
Vậy cần gì phải mang bản thân ra mà tra khảo cho thêm rách việc?Có thể có một số người đã nghĩ thế và họ có lý của họ. Nhưng trong bài báo này, tôi muốn để nghị một cách nghĩ khác: ít ra chúng ta cũng nên sòng phẳng với nhau. Sự đánh giá chính xác về bản thân nên được xem như một phần di sản của một lớp người đang sống để lại cho các lớp kế tiếp, và nếu như nhờ thế một phần, mà những người sau ta sống không giống ta, tức sống tốt hơn, ấy là khi ta đã trở nên hữu ích

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vụ 10 năm tù oan: Nỗi nhục - vì nhục dục


Vụ 10 năm tù oan: Nỗi nhục - vì nhục dục


(LĐO) - Thứ ba 05/11/2013 11:37
    “Ơn Đảng, Chính phủ, tôi đã được trở về với gia đình. Ơn bố, mẹ sinh ra chỉ có một lần nhưng lần này, Đảng và Chính phủ đã sinh ra tôi lần thứ hai”. Đây là lời mà người tù oan Nguyễn Thanh Chấn tâm sự với một tờ báo ngay sau khi từ trại giam trở về nhà.
    Những lời nói “ơn Đảng, ơn Chính phủ” mộc mạc thật thà của người tù oan khiến chúng ta chạnh lòng. Lời cảm ơn của ông không sai vì sau khi kẻ thực sự giết người ra đầu thú, các cơ quan chức năng dù sao thì cũng đã động lòng trắc ẩn, để có một cái kết có hậu tuy là quá muộn mằn. Thế nhưng chưa đủ.

    Có thể, nỗi uất hận sau 10 năm oan ức khiến ông không nhận ra một sự thật rằng chính lương tâm của kẻ giết người thật sự, khi bất ngờ ra đầu thú, mới là yếu tố quyết định cho tự do của ông ngày hôm nay.

    Vâng, sự thật dẫu có đắng cay, có phũ phàng đến thế nào thì vẫn phải biết rằng, chính lương tâm của kẻ giết người, chứ  không phải hoàn toàn do các cơ quan tố tụng được trao quyền “nhân danh nước cộng hòa…” mới cứu vớt ông khỏi cuộc đời oan khuất với một bản án tù chung thân.
    Người ta từng viết về tên “tội phạm giết người này” rằng y “nổi tính trăng hoa”. Rằng “những người hắn nhắm tới là phụ nữ bị “khiếm khuyết” và bất hạnh trong cuộc sống gia đình như chồng chết hoặc đã ly hôn chồng. Vì vậy, chị H không nằm ngoài danh sách tình ái của Chấn… Khi bị chị H phản đối kịch liệt, lòng nhỏ nhen nổi lên và sợ xấu hổ với bà con xóm làng nên hắn ta đã xuống tay sát hại nạn nhân một cách dã man để che giấu hành vi bỉ ổi của mình”. Rằng “chỉ vì nhục dục...”.
    Viết như thế, quả là trời không dung, đất không tha là đúng rồi.
    Nhìn nhận lại toàn bộ vụ án cho thấy sau khi chị H bị giết chết một cách dã man vào ngày 15.8.2003, cơ quan điều tra phát hiện hai vết dấu chân trái dài 23cm, rộng 8,6cm và một vết chân phải dài 23,5cm rộng 9cm. Kết quả đo bàn chân của ông Chấn cho thấy chân trái ông Chấn dài 22cm, rộng 8,8cm, chân phải dài 23cm, rộng nhất 9,6cm.

    Trong khi đó, lời khai của 3 nhân chứng cho thấy khoảng 19h30 ngày 15.8, ông Chấn còn đang lấy nước ở nhà chị V và “hơn 20 phút đồng hồ - từ 19h đến 19h25, Chấn không chứng minh được mình làm gì, đi đâu và với ai”.
    Ông Chấn được “mời lên làm việc”, và chỉ ngay sau đó lập tức bị bắt giữ. Và thật kinh ngạc, khi được “mời lên làm việc”, “hắn cũng đã ghi rõ ràng sau khi gây án, nhận thức rõ hành vi tội ác của mình nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật. Biên bản tự thú này được kết thúc vào 18h30, sau 13 ngày xảy ra vụ án động trời tại tỉnh Bắc Giang”.
    Chúng ta có các dữ kiện cho việc kết án tù chung thân về tội giết người như sau:
    Tòa án chấp nhận kết quả so sánh dấu chân, coi đó là một trong những bằng chứng để buộc tội khi cho rằng "Khi so sánh và đối chứng với kết quả xác định dấu chân của Nguyễn Thanh Chấn thuộc diện nghi vấn, về kích thước cơ học của hai dấu bàn chân bên phải và bên trái gần đúng kích thước những dấu vết để lại tại hiện trường của vụ án mạng đêm 15.8.2003".
    Nghi phạm không không chứng minh được mình làm gì, đi đâu và với ai trong khoảng thời gian xảy ra vụ giết người...
    ... và bản nhận tội của chính hung thủ.
    Tại sao ông Chấn lại tự thú, lại nhận tội giết người thì có lẽ đúng là điều mà ai cũng biết là cái gì đó.
    Không phải không có lý khi có người nói vụ án oan này là một nỗi nhục của ngành tư pháp từ địa phương tới TƯ. Một nỗi nhục mà có bồi thường bao nhiêu, có sửa sai như thế nào cũng không gột rửa được.
    Có một chi tiết cần phải mở ngoặc nói thêm, trong khi hung thủ thật sự khai nhận giết người là để cướp tài sản thì người ta quy kết động cơ giết người của ông Chấn là “vì nhục dục”.
    Giết người thì phải có động cơ. Và khi mà không tìm được động cơ, thì cái động cơ dễ quy kết nhất cho nam nghi phạm là “vì nhục dục”.

    Đến đây, chắc bạn đọc cũng đã tự trả lời câu hỏi rằng vì sao trong suốt 10 năm qua, hàng trăm lá đơn gửi đi nhưng không có một ai đoái hoài, dù các cơ quan chức năng nói họ đã xem xét.
    Không ngẫu nhiên, việc đầu tiên mà người tù oan Nguyễn Thanh Chấn đã làm - sau khi trở về nhà, là chắp tay trước bàn thờ cha mình: Một liệt sĩ.
    Các bạn có thể tưởng tượng được không: Nếu không vì người cha đã hy sinh vì đất nước, thì có thể, bản án dành cho ông Chấn đã là tử hình, trước một tội ác được coi là trời không dung, đất không tha.
    Ơn Giời, hóa ra là ông còn có mắt, bởi người chết đi rồi thì nào còn có thể minh oan (?!).
    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

    "Mười năm không gặp.. Cuộc đời đã mất"!

    Được thả sau 10 năm vì kẻ sát nhân đầu thú

    Sau 10 năm ngồi tù vì tội Giết người, ông Chấn bất ngờ được minh oan và thả tự do khi hung thủ thực sự ra đầu thú.

    Đúng 9h ngày 4/11, tại trại giam Vĩnh Quang, Tổng cục VIII, Bộ Công an (xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), Viện Kiểm sát tối cao đã công bố quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm hình sự xử phạt Nguyễn Thanh Chấn (sinh năm 1961, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện  Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) mức án tù chung thân về tội Giết người, đồng thời quyết định trả tự do ngay cho ông.
    Theo hồ sơ vụ án, vào khoảng thời gian từ 19h đến 19h30 ngày 15/8/2003, chị Nguyễn Thị Hoa (ở gần nhà Nguyễn Thanh Chấn) bị giết chết. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Nguyễn Thanh Chấn bị cơ quan điều tra triệu tập và sau đó bị bắt giam để điều tra. Sau đó, các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang kết luận rằng khi biết chị Nguyễn Thị Hoa là người phụ nữ đơn thân, Chấn vào nhà với mục đích cưỡng dâm. Khi không cưỡng dâm được, Chấn đã dùng dao đâm chết nạn nhân. 
    Bản án phúc thẩm cho rằng chứng cứ của vụ án là tại hiện trường có những bước chân dính máu, bước chân này đo vừa với khổ bàn chân của Chấn và lưỡi dao gây án để lại tại hiện trường nên tòa đã tuyên phạt ông Chấn tù chung thân về tội Giết người, cho dù ông một mực kêu oan và khẳng định bị điều tra viên đánh đập bức cung. 
    Ông Nguyễn Thanh Chấn được thả tự do sau 10 năm ngồi tù oan.
    Ông Nguyễn Thanh Chấn được thả tự do sau 10 năm ngồi tù oan.
    Ông Chấn cũng dẫn ra những chứng cứ ngoại phạm để chứng minh cho việc không phạm tội của mình như: vào thời điểm xảy ra vụ án, ông ở nhà để quay số điện thoại và theo dõi giờ gọi điện cho ông Thực là người cùng xóm gọi điện (vào thời điểm đó nhà ông Chấn kinh doanh điện thoại bàn), việc gọi điện này có bảng kê thanh toán điện thoại của nhà ông Chấn và có sự chứng kiến của các nhân chứng là chị Phạm Thị Nhâm, anh Quyền. 
    Quá trình điều tra, cơ quan công an kết luận sau khi gây án xong Chấn cầm nửa chuôi dao về giấu trong nhà, nhưng cơ quan điều tra đã không tìm thấy hung khí gây án. Cơ quan tố tụng kết luận dấu chân để lại hiện trường có số đo trùng với số đo chân của Chấn, nhưng lại không tiến hành giám định hiện trường, giám định vết chân của Chấn.
    Theo nhiều nhân chứng kể lại thì ngay sau khi xảy ra vụ án, bà mẹ chị Hoa đã đi sang tìm con, khi phát hiện con bị giết, bà đã vào ôm con và cũng giẫm phải vết máu và để lại dấu chân tại hiện trường.
    Không chỉ có vậy, sau khi được thông báo, ông Đệ, là y sĩ kiêm trưởng thôn, cũng đến xem xét hiện trường và cũng giẫm phải vết máu và để lại dấu chân tại hiện trường. Tuy nhiên, toàn bộ những chứng cứ này đều đã bị cơ quan tố tụng bỏ qua và Nguyễn Thanh Chấn đã bị khép vào tội Giết người.
    Ông Nguyễn Thanh Chấn là người con duy nhất của liệt sĩ đã hy sinh năm 1964 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhưng đã bị kết án oan trong đúng ngày thương binh liệt sĩ 27/7/2004 khiến ông và gia đình vô cùng đau đớn.
    Sau 10 năm thụ án, hung thủ thực sự của vụ án đã ra đầu thú do không chịu được dằn vặt. Theo đó, vào thời điểm xảy ra vụ án, Lý Nguyên Trung (sinh năm 1988, người cùng thôn Me, cũng có tình ý với chị Hoa.
    Tối 15/8/2003, Trung tới nhà chị Hoa để gạ tình, nhưng không được chị Hoa đáp ứng. Khi phát hiện chị Hoa có tài sản nên Trung đã dùng dao đâm chết để cướp tài sản. Sau khi gây án, Trung bỏ trốn vào Đắk Lắk rồi lấy vợ, sinh con.
    Tuy nhiên, cái chết của chị Hoa đã khiến Trung bị giày vò, sống không yên nên cuối tháng 7, Trung đã trực tiếp đến Viện Kiểm sát tối cao đầu thú, thú nhận toàn bộ hành vi giết người của mình. Do đó, ông Chấn đã được minh oan và thả tự do.
    Chánh án TAND Tối cao đã quyết định đưa vụ án ra Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao để xét xử tái thẩm, tại phiên tòa xét xử ngày 6/11 tới đây. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chỉ đạo, cần xem xét giải quyết lại vụ án đúng pháp luật, nếu thực tế có oan thì phải khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân trong quá trình giải quyết vụ án nếu có vi phạm quy định của pháp luật. 
    Theo Lao Động, Dân Việt

    Phần nhận xét hiển thị trên trang