Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Mèo hận đuôi mèo!

Thơ dở văn dở đang đắt giá


Kẻ viết bài này đã có hơn 50 năm kinh nghiệm làm thơ dở, nên gã có một giác quan khá nhậy bén khi phát hiện ra thơ dở trong các cuộc thi thơ hoặc trong các giải thưởng văn học tầm quốc gia đến các giải thưởng thơ ca làng xã. Hơn 50 năm trước, gã đã từng được in thơ trên khá nhiều báo (tất nhiên là báo quốc doanh), nhất là báo tỉnh (Nam Định) của gã. Khá nhiều bài thơ của gã sến và sáo mòn như thế này, trích trong bài “Mùa vải”:
“Quả vải như trái tim
Hồng tươi khi hè đến
Tiến con tu hú chìm
Vào mùa hè thương mến”
Thơ của chính gã mà giờ đọc lại, gã còn ngượng lắm. Nhưng hơn 50 năm trước, phỏng có kẻ nào liều mạng uống mật gấu chê bài thơ rất “hồng tươi”, rất “thương mến” này của gã là dở và sáo, xin có giời làm chứng, gã sẽ thù kẻ đó suốt đời. Xem ra, những nhà thơ được giải thưởng các cuộc thi thơ, hoặc trong các mùa xét giải thưởng thơ thường niên của hội này tỉnh nọ bị gã chê dở, chắc sẽ thù gã đến muôn đời muôn kiếp không tan. Và giờ đây, ngót 70 tuổi, gã đã sản xuất ra một sự nghiệp thơ mà những bài thơ dở ( dở một cách gan ruột) đếm hoài không xuể.
Nghĩ cho cùng, ngay cả thiên tài thơ Nguyễn Du, trong “ Truyện Kiều” nếu vạch lá tìm sâu vẫn soi thấy mươi mười lăm câu dở. Chế Lan Viên mới 16 tuổi đã cho xuất bản một siêu phẩm thơ tuyệt vời là “Điêu tàn”; sau khi theo kháng chiến ông cho ra một tập thơ rất dở có tên là “ Gửi tới các anh”, để rồi năm 1960 mới xuất chiêu một tập thơ có nhiều bài hay là tập : “Ánh sáng và phù sa”.Ngay trong tập thơ rất hay này, thi tài Chế vẫn còn có mấy bài thơ dở ví như bài : “Ngô tổng thống trong dinh thuốc độc”…
Vậy thì gã việc gì phải xấu hổ khi có rất nhiều kinh nghiệm về thơ dở và làm thơ dở?
Hôm rồi, nhân chuyện gã phê bình ba bài thơ nhất nhì của cuộc thi thơ trên Facebook là dở, có một bạn “còm” (phản biện) chê gã “cũng làm thơ về váy đó thôi”, sao dám chê bài thơ “ Mùa phơi váy” là thơ xoàng xĩnh? Bạn “còm “ kia bèn trích nguyên cả bài thơ của gã: “Bài thơ trên váy” viết cách đây hơn 30 năm trước có in trên mạng http://gio-o.com rồi chê ỏng chê eo là Trần Mạnh Hảo cũng là một tay làm thơ dở có hạng:
Phơi váy
Phơi váy
thơ TRẦN MẠNH HẢO
BÀI THƠ TRÊN VÁY
Tưởng nhớ nữ sỹ Hồ Xuân Hương
Mở ra một cái váy trời
Qụat cho thế sự tơi bời lá hoa
Chành ra ba góc dư ba
Hỏm hòm hom thế mới là văn chương
Giời ghen ông phủ Vĩnh Tường
Đứt đuôi nòng nọc tình dường bôi vôi
Xót thân quả mít nằm phơi
Miệng càn khôn ghẹo cọc trời tùm hum
Trách Chiêu Hổ sợ hang hùm
Bao nhiêu quân tử khuất lùm rêu con
Cái khuôn tạo hoá méo tròn
Để cho hậu thế mãi còn ngẩn ngơ ?
Hồng nhan từ độ trơ trơ
Nước non một bánh trôi bờ dại khôn
Mắt dao cau liếc rách hồn
Ốc nhồi xưa vẫn phơi trôn lên trời
Bao nhiêu vua chúa qua rồi
Chỉ còn chiếc váy tốc trời thi ca
Hà Nội 1980
Trần Mạnh Hảo
Có lẽ những vị trong các ban giám khảo các cuộc thi thơ, các cuộc xét giải thưởng thơ hàng năm và các vị chuyên môn tâng bốc các tập thơ dở lên thành thơ hay để kiếm lợi toàn là những nhà thơ làm thơ hay chuyên nghiệp vào loại nhất nước? Có thể họ chưa từng làm ra một bài thơ dở bao giờ, do đó họ không còn khả năng phát hiện ra thơ dở ở kẻ khác như gã làm thơ dở chuyên nghiệp Trần Mạnh Hảo này. Với phương trâm của nhà thơ Tế Hanh : “Đọc câu thơ đồng chí tưởng thơ mình”, họ – các ban giám khảo chuyên nghiệp ấy đọc thơ dở của kẻ dự thi mà cứ ngỡ thơ mình; tình đồng chí làm họ mờ mắt, nên chấm thơ dở thành thơ hay chăng?
Kẻ viết bài này có một ông bạn làm thơ đã vào tuổi U 80 tên Q. thi thoảng gặp nhau thưởng đùa rằng : “ Mình phục chúng nó quá. Chúng nó làm bài thơ nào là thành bài thơ dở ngay. Còn mình làm bài thơ nào giời bắt cũng thành thơ hay, muốn làm một bài thơ dở mà than ôi không sao làm nổi”. Có lẽ những nhà thơ trong ban giám khảo các cuộc thi thơ, cũng giống như ông bạn Q. này ở khả năng không sao làm nổi một bài thơ dở …?
Làm thơ là quyền của mỗi người. Làm thơ hay có khi bị chém đầu như vua thơ Cao Bá Quát, hay như vua bình văn chương Thánh Thán thời nhà Thanh bên Trung Hoa. Chao ôi, thi tài, văn tài có khi thành đại họa cho mình và người thân, gã chả báu. Ở ta các bác Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Phùng Cung, Hữu Loan… bị họa vô đơn chí cũng bởi tài làm thơ hay đấy ru? Làm thơ dở cũng là quyền thiêng liêng của mỗi người. Chúng tôi, kẻ viết bài này, chưa từng viết một bài phê bình bất cứ ông nào bà nào làm thơ dở, trừ những bài bốc thơm khen láo và các bài thơ được giải lại rất chi là dở mà thôi.
Lỗi tôn vinh thơ dở thuộc về những ban giám khảo. Thơ hay không chấm lại toàn chấm cho thơ dở được nhất nhì là sao ? Trong hai chùm thơ của người làm thơ trẻ Sâm Cầm được nhà thơ Phan Hoàng giới thiệu trên internet, thấy hai bài dở nhất của cô là “ Sài Gòn, Sài Gòn” và “ Nấc cụt” được ban giám khảo chọn trao giải nhất cuộc thi thơ trên Facebook. Các bài khác trong hai chùm thơ này của Sâm Cầm đều có thể gọi là loại khá hoặc trên trung bình. Chê hai bài thơ dở được tôn vinh kia là chúng tôi chê ban giám khảo mắc bệnh mù thơ chứ không chê Sâm Cầm, vì cô không hề có lỗi. Xin trích ra một số câu thơ khá xúc cảm của Sầm Cầm:
“Nắng cong chỗ em ngồi rồi anh ạ

Em đi tìm mùa thu trên những nóc nhà

Buổi sáng của em trên tàn cây xanh

Có con chim hót tên người vừa kịp biết

Bông cúc nhỏ đã một thời đi lạc

Và ta buông khi chưa kịp bắt đầu
Và mùa thu chưa kịp về trên nóc nhà sau những đêm mất ngủ”
(Trích trong bài thơ : “Rồi cũng hút xa” của Sâm Cầm)
“nàng sẽ đi ngược từ phía hoàng hôn
không đi bằng gương soi mà đi bằng đôi mắt sáng
….
có vài người đàn bà đối diện với cơn mưa và một căn phòng
nàng vẽ cho họ nhiều chiếc gối
vật thể để ôm và không bao giờ nguy hại “
( trích trong bài thơ : “Nào biết trước gai đâm” của Sâm Cầm)
Người làm thơ dở ở ta còn nhiều hơn sao trời. Thậm chí nhìn vào góc độ truyền thông đại chúng, những người làm thơ dở có khi còn có công gây cười giúp ta xả stress; ví như các chương trình “ Chiếc nón kỳ diệu” của anh Tuấn Tú trên VT 3 làm người nghe cười vỡ bụng vì các bác, các em, các chị dự thi thi nhau nói thơ, kể thơ bằng vè, tấu, tuy rất là phản thơ, lại được anh Tuấn Tú khen hay….
Thơ dở đang lên giá vùn vụt. Trong hơn mười năm gần đây, các tập thơ giở được giải có khi lên với vài ba trăm triệu. Các giải thi thơ rời cũng được giải một hai bài giá lên vài ba chục triệu. Không có đơn vị nào tổ chức thi thở dở văn dở cả. Họ thi thơ hay văn hay nhưng khi trao giải thưởng lại toàn trao cho những tập thơ dở nhất, tập văn dở nhất mà thôi. Ngay cả những đợt trao giải thường niên của đơn vị nọ, ban giám khảo mù thơ vẫn quyết chọn những tập thơ dở nhất để trao giải mới là lạ. Những tập thơ hay của Cát Du, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, Nguyễn Thị Ánh Huỳnh… đều bị loại để nhường chỗ cho nền thơ dở lên ngôi.
Khi hầu hết các cuộc thi văn học, thi thơ không lấy tiêu chí hay dở làm trọng, mà căn cứ vào nhiều động cơ phi văn học, thì than ôi nền văn học nước nhà không còn nữa. Do đó, thơ dở trở thành kiểu mẫu, thành gương soi cho lớp trẻ, cứ thế mà viết, càng dở càng hay các cháu các em ơi, càng dở càng hi vọng được giải. Khi thơ dở được cấp quốc gia đến cấp phường xã tôn vinh thì cũng là lúc nền văn học nước nhà đã chết…
Sài Gòn 01-8-2013
© Trần Mạnh Hảo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư giãn cuối tuần!

Máu chảy đi đâu?

Một giáo viên đưa ra bài học về sự lưu thông của máu. Cố gắng để làm cho vấn đề rõ ràng hơn, ông nói: "Bây giờ, nếu tôi trồng cây chuối, như các bạn đã biết, máu sẽ dồn xuống đầu và mặt tôi sẽ chuyển sang màu đỏ".

Cả lớp đồng thanh:

- Vâng, thưa thầy!

Thầy giáo vui mừng hỏi tiếp:

- Vậy tại sao khi tôi đang đứng thẳng ở vị trí bình thường, máu lại không dồn xuống chân tôi?

Một cậu bé hét lên:

- Vì chân không rỗng, thưa thầy!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phiếm đàm:

CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN


Nguy
ễn Huy Thiệp


          
             Nhà văn NGUYỄN HUY THIỆP


Một thời trong giới nghệ sĩ, người ta coi Văn Cao là cụ tiên chỉ trong làng nhạc. Vậy trong làng văn, cụ tiên chỉ ấy là ai vậy? Tất nhiên không phải ông Hữu Thỉnh tuy đã được Đảng chọn làm Chủ tịch Hội nhà văn suốt đời và thực ra cái ghế đó so với phẩm trật triều đình thì cũng chỉ ngang chức Bật Mã Ôn mà Ngọc Hoàng Thượng Đế ban cho Tôn Ngộ Không? 
Vậy thì cụ tiên chỉ trong làng văn một thời là ai?
Là ai thì chắc mọi người đều biết  - đó là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, người gây ”động đất” làng văn vào thời Đảng tuyên bố cởi trói cho nhà văn. 
Thời đó, Nguyễn Huy Thiệp là một “hiện tượng đặc biệt”.

Trước hết, xưa nay, một nhà văn trở thành nổi tiếng thường do giới phê bình “cung đình” tôn vinh theo gợi ý của Ban tuyên huấn vì nó đáp ứng một nhu cầu chính trị nào đó đang diễn ra kiểu như “Sống như anh” của Trần Đình Vân, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, ”Hòn đất” của Anh Đức…Những nhà văn “trật khỏi đường rầy” khỏi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, không những khó được nêu danh trên báo, mà còn bị đập tơi bời, bị “cấm bút”.
 Nguyễn Huy Thiệp chẳng những được các nhà phê bình “quốc doanh” tung hô hết lời, gọi ông là “cây bút vàng” (Vương Trí Nhàn) mà ngay cả các nhà nghiên cứu văn học hải ngoại cũng đưa ông  lên cao chót vót, gọi ông là “nhà thạch học” (Thụy Khuê).

Hầu hết các nhà phê bình ”có số má” đều góp phần vào cơn bão ngôn từ ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp: Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Ngọc Hiến, Đỗ Đức Hiểu … các nhà văn Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh… và cả bạn đọc cũng hân hoan chào đón những  sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Danh tiếng của ông lan ra cả nước ngoài khiến ông được  nhận giải thưởng văn chương Nonino tại Ý và  huy chương Chevalier des arts et des lettres của Pháp 

Tuy nhiên, “lộc” văn chương Nguyễn Huy Thiệp được hưởng dường như  đã vượt quá cái phần giá trị thực của ông.
Vì sao vậy?
Trước hết ông không thuộc các nhà văn Việt Nam lớn lên từ nền văn hóa Pháp, ông chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc thì đúng hơn.

Trong truyện “Giọt máu”, đoạn tên Phạm Ngọc Chiểu muốn chiếm đoạt nicô Huệ Liên chùa Thiên Trù bèn nhờ tên “macô” Hàn Soạn,b ày mưu:
 
"Việc này có năm bước. Em quen hòa thượng trụ trì ở chùa Thiên Trù là nơi ni cô Huệ Liên ở đó. Ðến đấy, quan bác giả đò đau bụng rồi bảo bà chị cứ đi vào chùa Trong trước, quan bác đưa biếu hòa thượng một lạng vàng, nếu hòa thượng không nhận thì thôi, coi như hỏng việc. Nếu hòa thượng nhận, thế là được một bước. Ðêm đó hòa thượng cho quan bác nghỉ ngơi trong trai phòng, quan bác đưa cho em một lạng vàng để em lo gác bên ngoài, hòa thượng mời cơm chay, có ni cô hầu rượu. Quan bác ép ni cô uống một cốc rượu có pha thuốc mê, nếu ni cô không uống thì thôi, coi như hỏng việc. Nếu ni cô uống, thế là được hai bước. Dọn mâm xong, ni cô say thuốc, hòa thượng quay đi, quan bác bế ni cô lên giường, thế là được ba bước. Quan bác cởi y phục nhà chùa của ni cô ra, muốn làm gì thì làm, thế là bốn bước. Sáng hôm sau, ni cô tỉnh lại, hòa thượng với em vào, chửi mắng quan bác với ni cô làm nhục cửa thiền, bắt quan bác phải ký văn tự nhận ni cô về, quan bác nộp vào hòm công đức một lạng vàng xá tội, thế là năm bước"

Thử so đoạn văn của Nguyễn Huy Thiệp với đoạn văn của Thi Nại Am trong Thủy Hử chương Tây Môn Khánh nhờ Vương bà dụ dỗ Kim Liên, vợ Võ Đại Lang:

“Đến lúc mua được thức nhắm về, tôi lại nhờ nàng xếp đồ khâu lại, để cùng ngồi uống rượu cho vui, thế mà nàng không chịu ngồi là việc hư hỏng. Nếu nàng bằng lòng ngồi cho, thì việc ấy có tới tám phần bợm rồi đó. Uống dăm ba chén rượu, tôi giả vờ là hết rượu,bảo cậu phải mua thêm. Bấy giờ cậu sẽ nhờ tôi đi mua hộ, đoạn rồi tôi đi khép cửa, để mặc hai người ở đó, thế mà nàng hoảng hốt đòi về là hỏng việc. Bằng nàng cứ ngồi yên không nói chi, là việc có chín phần bợm rồi đó. Đến đó chỉ còn thiếu có một phần nữa là xong…trước hết phải giơ tay áo lên bàn, giả cách đánh rơi chiếc đũa, rồi lại vội vàng cúi xuống nhặt, và rờ tay vào chân nàng mà nắm một cái, nếu nàng gắt giận cự mắng, thì tôi sẽ chạy vào cứu, song như thế cũng là hỏng việc, không còn làm thế nào được nữa! Nhược bằng nàng lẳng lặng không nói gì, thì bấy giờ có đủ mười phần bợm rồi đó.”

Tất nhiên, không ai kết luận Nguyễn Huy Thiệp “cóp văn” của Thi Nại Am, nhưng “mượn thủ pháp diễn nghĩa” trong văn chương Tàu là khá rõ. Mà văn chương Trung Quốc phần lớn xoay quanh “thủ đoạn sống”, “mẹo làm người”, “người ăn thịt người ” … đó cũng là những đề tài và những câu triết lý sặc mùi “tàu” thường thấy trong văn chương Thiệp. 

Trở lại câu hỏi vì sao văn chương Thiệp lại “semer à tout vent” , gieo được vào các ngọn gió – nôm na là “Đảng khen, dân thích và cả hải ngoại cũng …OK” ?

Trước hết NHT không đi vào vết xe của các nhà văn bị “cấm bút”, bị “thu hồi sách”, bị đập tơi bời trên báo chí. Tác phẩm NHT dẫu có mổ xẻ cái xấu của con người thì cũng không phải là con người xã hội chủ nghĩa, mà con người chung chung, không đòi hỏi dân chủ, không tố cáo chế độ, không “phản biện” trật tự xã hội xã hội chủ nghĩa…Tóm lại văn chương Thiệp không phạm những chuyện “nhạy cảm”. Vậy yên tâm nhé, các nhà phê bình “quốc doanh” cứ thả sức ca ngợi mà không bị tuyên huấn thổi còi. Tất nhiên ở đâu đó, NHT cũng có đôi lời “phàn nàn”, “động chạm”. Trong bài viết cho Hội nghị lý luận phê bình văn học tháng 11/1989, ông nói trắng phớ :

Chúng ta cần phải tỉnh táo nhận ra rằng tình trạng hiện nay của dân tộc ta là thê thảm. Tôi không muốn nói đến tình trạng thiếu thốn vật chất mà muốn nói đến thế giới tinh thần của họ. Những ràng buộc nặng nề của các tư tưởng lạc hậu cũ kỹ khiến cho hàng triệu số phận con người đau khổ. Họ mê man trong các công sở và trong các tổ quỷ gia đình, trong các luỹ tre xanh và các khu tập thể đông hộ.”

‘Trên văn đàn, số nghiệp dư và tỉnh lẻ thời nào cũng có và đông như kiến (!). Thói to mồm, tính chất bảo hoàng hơn cả nhà vua và đủ kiểu văn hay khác có thể giết phăng, giết tươi những người có ý định tử tế muốn làm việc này. Việc tranh đấu với những con ngợm văn chương (chữ của người Pháp dùng để chỉ đám quần cộc trong văn học) là bất khả.“

Trong “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn”, Nguyễn Huy Thiệp  gọi Hội Nhà Văn là “đám giặc già” và gây nên một làn sóng la ó và phản đối. Tuy nhiên tất cả những ý kiến kiểu đó chỉ là trên bài phát biểu, chứ không bộc lộ thành cảm hứng, thành chủ đề trong sáng tác. Và cũng chỉ ít lâu sau, Nguyễn Huy Thiếp lại viết theo kiểu “bé ngoan” để chuộc lỗi:

Tôi cứ nghĩ rằng thời của tiểu thuyết sẽ là thời của dân chủ, thời của những tư tưởng tự do, thời của sự ổn định chính trị và kinh tế: đấy cũng là thời mà chúng ta đang sống bây giờ.

Dẫu sao, Nguyễn Huy Thiệp vẫn xuất sắc trong một số truyện ngắn khiến một thời ông đáng mặt là “tiên chỉ trong làng văn”. Nhưng lộc trời chỉ có vậy, sang lĩnh vực tiểu thuyết, cái phần chính yếu làm nên cốt cách một nhà văn lớn thì ông lại…không có. Tuổi hai mươi yêu dấu,  Tiểu long nữ, Gạ tình lấy điểm …tiếc thay lại là những truyện dài tồi, bộc lộ một lỗ hổng chết người trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp: câu chữ dễ dãi, sơ sài và nhất là …không có tư tưởng. Và như lời kịch tác gia Shakekspeares: ”Lời mà không có tư tưởng sao bay được lên thiên đàng?”. Mai sau, trải qua sàng lọc sinh tử  của thời gian, văn chương Nguyễn Huy Thiệp liệu bay cao tới đâu?

Khi được nhà báo hỏi nhắn nhủ gì cho lớp trẻ, Nguyễn Huy Thiệp trả lời

”Trước hết các bạn phải nổi tiếng”
Đó là khác biệt rất lớn của Nguyễn Huy Thiệp với những nhà văn lớp trước, khác nào Thiệp xúi các nhà văn trẻ chăm chăm vào PR hơn là khổ luyện văn chương chữ nghĩa. Thế còn  “trách nhiệm thời đại”, “lương tâm thời đại”, “lương tri dân tộc”…xưa nay xã hội thường trông cậy các nhà văn? Không dám động chạm tới “cường quyền”, Nguyễn Huy Thiệp khôn ngoan né xa những “nhạy cảm” chết người đó.
 Xuân Sách hiểu khá rõ Nguyễn HuyThiệp, bởi vậy đã hạ bút:

“Không có vua thì làm sao có tướng
Nên về hưu vẫn phải chết tại chiến trường
Kiếm sắc chém bao nhiêu đầu giặc

Để vàng tôi trong lửa chịu đau thương.”


Nhật Tuấn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn nghệ và cuộc sống hôm nay

Lại Nguyên Ân

Nền văn học mà chúng ta có hiện giờ, theo một nghĩa nào đó, chính là một nền văn học cán bộ (chữ nhà văn cán bộ là tôi mượn của anh Vũ Tú Nam trong một lần anh gặp gỡ các nhà nghiên cứu của Đại học Tổng hợp, chỗ anh Hà Minh Đức, Mã Giang Lân…) Tác giả của văn học ấy là cán bộ không chỉ theo nghĩa phần đông đều là viên chức ăn lương nhà nước, mà còn theo nghĩa rộng: các tác giả của văn học này phải gắn với chế độ, với công việc của bộ máy, và bản thân văn học cũng là một trong những bộ phận của bộ máy. (ở đây có thể trích dẫn Lênin về “bánh xe nhỏ” và “đinh ốc nhỏ” trong bộ máy…). Do vậy, khi nêu vấn đề trách nhiệm văn học trước hiện thực đời sống ở một thời điểm nào đó, thì thực chất đây là đặt vấn đề nhà văn phải làm gì, viết như thế nào phù hợp với các công việc mà bộ máy nhà nước đương định làm ở thời điểm ấy.
Đối với thời điểm hiện nay, tình thế chung là do đặc điểm cuộc đổi mới ở ta. Về đại thể, đặc điểm đó là việc chuyển đổi hạ tầng (từ kinh tế hành chính chỉ huy sang kinh tế thị trường) đi đôi với việcgiữ nguyên thượng tầng kiến trúc cũ. Hiện thực cuộc sống hôm nay in rõ dấu ấn của đặc điểm đó. Dẫu sao, đây cũng là một cuộc sống đã khác nhiều so với trước đây. Và vì vậy cần nhận ra những điểm lạc hậu về quan niệm văn học còn tiềm tàng trong nền văn học cán bộ, lạc hậu so với logic phát triển của chính nó.
1/ Chủ thể nhà văn của nền văn học này vốn gắn bó với chế độ từ trước lúc chế độ khai sinh, vì thế nên, cùng với nhiều điều kiện và đặc điểm khác nữa, chủ thể nhà văn của văn học này, từ người cầm bút thường đến giới lãnh đạo văn nghệ đều đã quen với một tình cảm văn học là: tự thấy mình đứng về phía người bị trị chống lại người thống trị, đứng về phía người nghèo chống lại người giàu. Đây là một tình cảm quen thuộc, nên nó vẫn còn lại sau khi nhiều biến động xã hội đã đổi thay quay ngược các thang bậc xã hội. Ngay sau khi chế độ mới được thiết lập thì tầng lớp thống trị cũ đã không còn, vậy mà tình cảm “chống thống trị” vẫn còn, có điều là phải tìm đối tượng ở các trận tuyến bên kia, có thật hoặc tưởng tượng. Về bọn nhà giàu, chỉ sau cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản tư doanh, hợp tác hóa, thì thế lực nhà giàu cũ cũng đã thành bóng ma; tuy vậy tình cảm ghét nhà giàu, chống người giàu vẫn chưa tan, có điều nó phải tìm đối tượng ở ngay xã hội đã cải tạo của mình, thậm chí tìm nó ở đồng chí, đồng nghiệp, đồng bào…
Trong khi đó, một cách dần dà, cái xã hội “của mình” cũng lộ ra những sự phân hóa, có điều là với sự phân hóa này thì cái tình cảm văn học nêu trên không khỏi nhiều phen lúng túng, khó xử. Là vì những người có vị trí cao, có quyền lực lớn, đáng gọi là người thuộc tầng lớp thống trị, nhưng lại vẫn là đồng chí, đồng sự nghiệp với người ở cương vị thấp hoặc người ở trong dân thường. Người có quyền chức lớn, tất được đãi ngộ cao, được sở hữu một tài sản lớn, và cho đến nay đã là lớp hữu sản, nhưng vẫn cứ là đại diện của vô sản, của công nông. Cho đến hiện giờ ở xã hội ta đã có cả một tầng lớp giàu có, và hẳn là trong số này thì người ở ngoài thành phần nhà nước là không nhiều. Vả chăng, các tiểu chủ, tư nhân phất lên được thường là nhờ làm ăn với nhà nước. Họ bỏ túi được một đồng, tất phải mất nhiều hơn một đồng để chi cho các cá nhân trong bộ máy mà họ có quan hệ làm ăn. Tham nhũng, hối lộ vốn là chất dầu mỡ bôi trơn cỗ may quan liêu han rỉ để nó có thể chạy được, vận hành được ngõ hầu sinh lợi cho cả hai bên. Tầng lớp giám đốc được “QĐ 217″ giải phóng, trong khi làm năng động đời sống kinh tế, đem lại lợi nhuận cho nhà nước, thì cũng không quên bỏ túi mình một phần đáng kể, hơn thế, họ cũng giống như các tư nhân làm ăn với nhà nước, không thể không “bôi trơn” cỗ máy trên dưới, tăng thu nhập cho cả mình lẫn các nhân sự hữu quan. Quyền hạn, chức vụ, ngoài các vai trò khác, còn có vai trò sinh lợi kinh tế cho bản thân. Tóm lại, thành phần hữu sản ngày nay có một bộ phận đông đảo là người nhà nước, người có nhiều trọng trách trong các bộ máy. Đối với tầng lớp hữu sản ngày nay, ngay hệ thống bảo đảm luật pháp cũng không dễ phân định phần tài sản bất minh với phần thu nhập chính đáng. Đã vậy, tình cảm văn học “vì người nghèo, ghét người giàu” áp dụng vào đây, đâu chắc đã thích hợp!?
Sự phân hóa xã hội nêu trên, quá trình hữu sản hóa với các đặc điểm kể trên, thật ra là hiện tượng bình thường đối với mọi chế độ, từ trạng thái nảy sinh đến trạng thái tồn tại, định hình của nó. Điều đáng nói là hiện trạng ấy trong tương quan với nền văn học cán bộ. Nền văn học này, chủ thể nhà văn của nó vốn là một thành phần của cơ chế thống trị. Thành viên của nó là nhà văn-cán bộ chứ không phải nhà văn thường dân. Vậy mà, đối với họ, từ nay, người giàu có, người hữu sản, lại chính là đồng chí của mình, là cấp trên, là cùng cấp, hoặc bạn hữu của mình. Tình cảm “vì người nghèo, ghét người giàu”, nếu có thể đã là ảo tưởng lâu nay, thì từ nay không những không thể là ảo tưởng, mà thậm chí còn có hại nữa, hại cho chức năng nhà văn cán bộ gắn bó với lợi ích của bộ máy.
2/ Nền văn học cán bộ của ta vốn tôn trọng sự ích dụng thực tế, đặc biệt là ích dụng tuyên truyền cho công việc của bộ máy. Dần dà, từ định hướng trọng lợi ích thiết thực, thực tế, văn học này tự trang bị lý thuyết: lý thuyết “văn học phản ánh hiện thực”, lý thuyết chủ nghĩa hiện thực. Người ta biện luận mọi quá trình văn học đều như là ngày càng cố gắng “hiện thực” hơn, hiện thực “trực tiếp” hơn. Người ta biện luận rằng giá trị hiện thực hầu như là phương diện giá trị trọng yếu của văn học… Cố nhiên, văn học cán bộ là văn học có chỉ đạo, luôn luôn có hướng dẫn thế nào là “hiện thực” tại một thời điểm nào đó. Ví dụ một thời, nội dung hiện thực là “yêu nước, căm thù giặc”, sang thời khác, là yêu tập thể, ghét cá thể, quá trình hiện thực là hợp tác xã cấp thấp lên cấp cao, quy mô nhỏ lên quy mô lớn v.v… Nhưng sự hướng dẫn không thay thế được nỗ lực khám phá các mặt nội dung hiện thực bởi các nhà văn. Rút cục, lời cổ vũ cho khuynh hướng đào sâu vào hiện thực dường như đã đi đến giới hạn của nó, − một giới hạn có vẻ nguy hiểm khi nhận thấy “rõ ràng sáng tác của chúng ta một số năm gần đây có xu hướng phô bày toàn bộ hiện thực phức tạp của xã hội, gần như không còn e dè, né tránh gì…” (gợi ý của Ban sáng tácHội Nhà văn và Tạp chí Tác phẩm mới, cho cuộc thảo luận ngày 1/10/1992).
Rõ ràng sự cổ vũ cho nhiệm vụ phản ánh hiện thực đã dẫn đến một hậu quả không mong muốn. Dẫu sao, sự lo lắng ở đây giống như là quá khen sáng tác. Việc “phô bày toàn bộ hiện thực phức tạp của xã hội” là một phẩm chất, một thành tích mà chỉ những nền văn học lớn, với những tài năng lớn mới làm được. Chưa nói rằng nếu đem so với các dữ kiện xã hội học mà một cuộc tổng điều tra lý tưởng may ra có thể mang lại, thì sáng tác văn học ở bất cứ thời nào, ở đâu cũng chẳng thấm tháp gì. Nhưng ta hãy quay lại xu hướng cổ vũ lý thuyết và sự nhận định hiện tình văn học nêu trên. Quả là một sự giật mình tỉnh ngộ: hóa ra văn học “phô bày toàn bộ hiện thực phức tạp” không phải là thứ văn học có lợi! Như vậy, phải chăng đã đến lúc đành phải gác lại lý thuyết “văn học phải phản ánh hiện thực”, và từ nay không nên đặt quả cân giá trị văn học vào chủ nghĩa hiện thực? Xem ra, quyền lợi của xã hội chính thống đang đòi hỏi như thế.
3/ Cũng từ tâm thế xem trọng ích dụng thực tế, nền văn học cán bộ thường chú trọng các tác động mà văn học có thể gây ra tại một thời điểm nào đó, thậm chí cả những tác động khách quan, không phụ thuộc lắm vào nội dung văn học (ví dụ đang chiến tranh thì không bàn về Chinh phụ ngâm, đang xung đột ở biên giới thì không bàn về văn học Trung Hoa, hoặc “chê” hơn là khen…). Theo hướng này, tại thời điểm hiện nay cũng phát sinh những tác động khách quan nếu động tới những bộ phận văn học đã có. Ở trên đã nói tới tình cảm “vì người nghèo chống người giàu”, “vì bị trị chống thống trị”. Ở đây nêu thêm tác động có thể nảy sinh hôm nay đối với sáng tác thuộc một số bộ phận văn học vốn được đề cao hoặc hạ thấp.
Ví dụ, chủ đề cách mạng, văn học cách mạng. Nếu quan sát người xem tivi về các kịch Bắc Sơn, Đêm dài, hoặc Cô hàng rau… có thể thấy một thứ nhận không mong muốn: người ta thấy, qua các sáng tác ấy, cách mạng như một cái gì chia rẽ, phá vỡ gia đình, gây hận thù giữa người ruột thịt. Ở các vở diễn trên, vợ chồng, cha con, anh em giết nhau, hại nhau chỉ vì theo hay không theo cách mạng. Quả là một tác dụng không đáng mong muốn.
Đối với văn học hiện thực của những Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… cũng có thể nảy sinh những hậu quả tiếp nhận tương tự. Nếu đứng từ quan điểm cần sự ổn định cho hôm nay thì một Chí Phèo, một anh Pha, kẻ cầm dao, kẻ đòn gánh nổi dậy trả thù, một lão Hải Vân vượt biển mưu đảo lộn v.v… là “có lợi” hay chăng? Đến một tâm trạng cùng đường, đứng giữa đêm tối “tắt đèn” như chị Dậu nữa, phỏng có nên khơi gợi lên chăng?
Trong khi đó, đối với các sáng tác của Tự Lực Văn đoàn chẳng hạn, vốn bị chê là cải lương, nay có khi lại phát huy tác dụng tốt hơn chăng? Là vì cái xu hướng điều hòa mâu thuẫn, giải hòa xung đột, cái xu hướng chỉ vạch ra, nêu ra các vấn đề mà không đẩy đến tai biến, bùng nổ, đổ vỡ ở các sáng tác thuộc loại này, dẫu bị chê bai xưa nay, biết đâu lại không có tác dụng tạo ra sự bình ổn về tâm lý, sự biết điều trong nhận thức và hành động của người ta?
Nói tác động là để nói tới hoạt động phổ biến văn học đến công chúng chứ chủ yếu không phải nói đến nghiên cứu, phê bình. Song le, từ tình thế sống mới hôm nay phải chăng cũng manh nha tiền đề cho những tình thế đọc, tiền đề cho những sự phân tích, đánh giá mới hơn, hiểu biết hơn về các di sản?
● Tham luận tại hội thảo “Viết về xã hội và con người hôm nay” do Ban sáng tác Hội Nhà Văn VN và tạp chí “Tác phẩm mới” tổ chức

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Tin sách:

Hồi ký: Kẻ bị khai trừ (Un excommunié) - LS Nguyễn Mạnh Tường

Có lẽ nhiều độc giả chưa có dịp đọc qua cuốn sách "Un Excommunié" của LS Nguyễn Mạnh Tường, đã được ông Nguyễn Quốc Vĩ dịch sang tiếng Việt năm 2009 là "Kẻ bị khai trừ" hay "Kẻ bị rút phép thông công". LS Nguyễn Mạnh Tường là một luật sư, một nhà giáo dục, một trí thức nổi tiếng ở Việt Nam. Năm 23 tuổi, ông đã đậu 2 bằng tiến sĩ chỉ cách nhau một tháng: Tiến sĩ Luật khoa (tháng 5-1932) và Tiến sĩ Văn khoa (tháng 6-1932).

Cuốn sách "Kẻ bị khai trừ" đã được LS Nguyễn Mạnh Tường viết và xuất bản trong điều kiện ngặt nghèo. Hãy nghe tác giả trình bày: "Bản thảo cuốn sách này đã được soạn và đánh máy trong một tình thế lén lút và bị cô lập. Vì vậy tôi khiêm tốn gửi lời xin lỗi về những lỗi lầm hay sai trật đến những ai quan tâm đến những suy tư và những bài viết của tôi, và mong muốn cuốn sách này sẽ được phát hành ở Pháp. 13 Tháng 5 năm 1991". 

Sách "Kẻ bị khai trừ" gồm có 12 chương, được chia ra làm 3 phần. Phần 1: Đến đỉnh vinh quang. Phần 2: Mỏm đá Tarpeinne. Phần 3: Hành trình đi vào sa mạc. Ba phần này kể lại 3 giai đoạn về cuộc đời của tác giả. Giai đoạn 1: Được đảng cưng chiều và bị lợi dụng; giai đoạn 2: Tác giả phản kháng và bị đấu tố; và giai đoạn 3: Tác giả bị cô lập và đày đọa.

Để có được cuốn sách này, LS Nguyễn Mạnh Tường đã phải cố gắng rất nhiều, chưa kể đến công sức của dịch giả Nguyễn Quốc Vĩ dịch sang tiếng Việt. Vậy thì chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không chịu đọc?

Mời bà con bấm vào 1 trong 2 link này để đọc:http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnn2nvnvn31n343tq83a3q3m3237nvn#phandau
http://quancanh.com/qc2/xtra/khaitru/indexfirefox.html

Ảnh 1: Cụ Nguyễn Mạnh Tường (thứ 2, từ trái qua phải) - Photo: viet-studies
Ảnh 2: Bìa sách "Kẻ bị khai trừ", tiếng Việt do Tủ Sách Tiếng Quê Hương xuất bản.











Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bản đồ cổ khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

http://www.youtube.com/v/H2vweZQvWIk?autohide=1&version=3&showinfo=1&autohide=1&autoplay=1&attribution_tag=Z908YZcidmwV29PejpJCzQ&feature=share Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thật khó ngửi!


Làm gì mà giẫy nẩy như “đỉa phải vôi”, vậy?

Hữu Quả (Nhà báo - đã nghỉ hưu)
NQL: Hoan hô Công ty Phan Thị ( Tp HCM) đã ra một đòn văn hóa cực hay, cực trúng đích!

Vừa qua, sau khi nghe công ty Phan Thị, (TP/HCM) công bố dự án bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, mười tập, và tập đầu đã được phát hành; thì ngay lập tức, giới truyền thông Trung Quốc, đã có phản ứng mau lẹ, mạnh mẽ, nhảy như “cào cào, châu chấu”, dẫy nẩy như “đỉa phải vôi”, vậy.


Trước hết là những trang mạng báo “diều hâu” Trung Quốc tỏ ra phẫn nộ. Báo mạng quân sự Trung Quốc (www.ckjunsi.com) ngày 1/10 giật tít bài: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình”; rồi vừa lo lắng và thừa nhận: “với bộ truyện tranh này, Việt Nam sẽ coi Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của họ, và họ giáo dục cho lớp trẻ, từ nhỏ đã có ý thức về chủ quyền lãnh thổ”. Một báo mạng quân sự khác (www.junshier.com) ngày 2/10, cũng đăng bài Bắc Kinh phẫn nộ, đã viết: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng, biển Đông Trung Quốc là của riêng họ”; vừa không thừa nhận cách gọi tên Hoàng Sa, Trường Sa, và khẳng định, hai quần đảo này là của mình. Báo mạng truyện tranh Quốc tế Trung Quốc (www.chncomic.com) ngày 30/9, cũng đăng bài: “Việt Nam xuất bản truyện tranh tuyên truyền chủ quyền từ với con nít”. Báo mạng Nam Đô (nandu.oeeee.com) cũng ngày 30/9, đăng bài Việt Nam xuất bản: “Thần Đồng Việt Nam…”, tuyên truyền rằng, Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện ra quần đảo Trường Sa. Một số báo mạng quân sự khác (milytaly.china.com) ngày 30/9 cũng đăng bài: “Việt Nam dùng tryện tranh “Thần Đồng Đất Việt…”, để khiêu khích chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc v.v… Không chỉ báo mạng, mà cả các báo in giấy, của các cơ quan báo lớn như Tân Hoa Xã, QGPND, cũng đăng bài, với lời lẽ gay gắt, như Việt Nam dùng truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt…”, để gây hấn vấn đề chủ quyền biển đảo Tây Sa, Nam Sa (theo cách gọi của Trung Quốc - NV); và cuối cùng, là những lời cảnh cáo, có ý đe dọa, như: “kết quả Việt Nam đối chọi với Trung Quốc, sẽ là mất cơ hội phát triển đất nước lâu dài.”

Ngoài ra, còn nhiều báo mạng khác ở Trung Quốc lục địa; rồi truyền thông Hồng Kông, Đài Loan, cũng đưa tin tương tự, tuy lời lẽ có ít gay gắt hơn, về sự ra đời bộ truyện tranh, và đánh giá về tác động của nó đối với chủ quyền ở hai quần đảo này. Nếu như gõ tám chữ “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, bằng tiếng Hoa, sẽ lập tức có ngay 54 nghìn kết quả; hiện đang thu hút nhiều lời bình luận, trên nhiều diễn đàn lớn, của nước này, như: tuku.milytary.china.com, foroom.china.com.cn, tiexue.net, q.115.com,…

Vì sao một cuốn sách viết cho đối tượng thiếu niên nhi đồng, mà họ gọi có ý giễu cợt là “con nít”, với cái tên “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, mới phát hành, hệ thống truyền thông Trung Quốc đã phản ứng rộng rãi và gay gắt như vậy? Trước hết, phải chăng từ bản chất của sự việc quyết định; đó là Hoàng Sa, Trường Sa, thực tế là của Việt Nam; còn họ dùng bạo lực, đi xâm lấn mà có, nên tâm lý thông thường là, đồ của ăn cắp, ăn cướp được, cứ giữ riết khư khư, không muốn ai động đến, nhắc đến. Vì vậy cũng dễ hiểu, khi bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa” ra đời, như một luồng sáng sự thật, chiếu rọi vào chỗ nhạy cảm, mưu đồ độc địa, đen tối, nên họ phản ứng dồn dập, quyết liệt, giẫy nảy như “đỉa phải vôi”, vậy.

Còn đối với dư luận trong nước, đây là một tin rất đáng vui! Trong khi chúng ta đang bế tắc, khủng hoảng việc dạy môn sử trong nhà trường; thì sự ra đời dự án bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, của công ty Phan Thị (TP/HCM), do bà Phan Thị Mỹ Hạnh làm giám đốc, quả là một tín hiệu, một điểm sáng rất đáng hoan nghênh và trân trọng biết bao? Bằng cách làm thông minh và sáng tạo này, bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, truyền cho thế hệ trẻ hiểu biết lịch sử về chủ quyền biển đảo của đất nước mình, bằng phương pháp nhẹ nhàng mà hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi các cháu. Ta thử tính, số trẻ từ 15 tuổi trở xuống hiện có khoảng 27 triệu em; là đối tượng độc giả chủ yếu, là những công dân tương lai; các em được đọc tập truyện tranh này, hiểu biết chủ quyền đất nước, phải chăng là niềm hy vọng tương lai của dân tộc. Cho nên hệ thống truyền thông Trung Quốc mới nghe họ đã nhạy cảm về dự báo tác động này, và đã mất bình tĩnh, có phản ứng dồn dập, gay gắt, giẫy nẩy như “ĐỈA PHẢI VÔI”, là lẽ đương nhiên./.
Phần nhận xét hiển thị trên trang