Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Hình ảnh thiếu nữ áo dài Sài Gòn trên tạp chí LIFE 1961

Loạt ảnh do tạp chí nổi tiếng LIFE thực hiện năm 1961 đã ghi lại nhiều khoảnh khắc đẹp và độc đáo về những tà áo dài trên đường phố Sài Gòn...

 
 
Reds

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghề lạ

pn7


Một ngày mưa tháng 10, chúng tôi tìm đến chợ heo (lợn) Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Đây được xem là khu chợ buôn bán heo lớn nhất Việt Nam.
Được thành lập vào khoảng năm 1970, chợ heo nằm sát quốc lộ 1A, gần cầu Bà Rén. Ngày nào cũng vậy, không kể nắng mưa, chợ heo ở đây thường bắt đầu đông từ lúc 5h và kết thúc vào 10h sáng. Khu chợ đang tấp nập kẻ mua, người bán, đa phần là người dân và thương lái tại các huyện của tỉnh Quảng Nam như Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn… Heo ở đây được tập trung từ các thương lái hoặc chủ trang trại nuôi heo tại địa phương.
Đằng sau sự sầm uất của khu chợ là cuộc sống của những phụ nữ tất bật mưu sinh kiếm sống. Không ngại bẩn, mưa nắng hay nặng nhọc, họ vẫn cần mẫn làm nghề bồng (bế) heo thuê tại chợ Bà Rén. Đây được xem là cái nghề nghề độc nhất vô nhị ở Việt Nam và đem lại nguồn thu nhập cho nhiều phụ nữ thôn quê.
Lúc nghề bồng heo thuê này chưa ra đời, mỗi lần cân heo giống là một lần khó khăn vì nhốt heo vào rọ hay trói để cân sẽ làm heo bị trầy xước, mất giá. Đồng thời, bán xong mà còn khiêng heo cho khách thì rất mất thời gian.
Chính vì thế, chỉ có cách thuê người “bồng heo” để cân và khiêng heo cho khách là dễ dàng và thuận lợi nhất. Từ đó, cái nghề bồng heo thuê tại đây đã dần hình thành và phổ biến rộng rãi.
Trong khung cảnh hối hả của phiên chợ heo, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện mưu sinh thú vị của những người phụ nữ làm nghề “phu heo”. Người bồng heo thuê ở chợ heo Bà Rén đa phần là phụ nữ nông thôn. Họ lặn lội lên chợ heo Bà Rén mưu sinh với nhiều cảnh khổ khác nhau.
Việc kiếm đồng tiền từ việc bồng heo thuê rất khó khăn. Họ phải đánh đổi bằng mồ hôi, giọt nước mắt và công sức để kiếm tiền mưu sinh. Bồng mỗi con heo chỉ được trả công 500 – 1.000 đồng. Tiền công mà họ làm ra mỗi ngày tuy ít nhưng thật giá trị. Đó là tiền để mua thêm cân gạo hay bộ quần áo, tập vở cho những đứa con nhỏ ở nhà.
Giữa bốn bề chợ búa tấp nập, mỗi người một gia đình, hoàn cảnh khác nhau nhưng sự vất vả, gian truân nơi chợ heo nghèo đã gắn kết họ lại gần sau.
Sự giúp đỡ khi bồng giúp con heo, hay sự quan tâm từ câu chào xã giao cũng làm những người phu heo ấm lòng. Trong công việc, dù có lúc mặc cảm vì phải bế những con heo bẩn thỉu nhưng tinh thần thông cảm lẫn nhau đã giúp những mảnh đời nghèo vượt qua tất cả.
Người làm nghề bồng heo đòi hỏi phải có sự yêu nghề và nhẫn nại. Đây là nghề đặc biệt, không đòi hỏi sự khéo léo nhưng lại cần tính thận trọng, chịu khó vì suốt ngày phải tiếp xúc với heo.
Ở chợ heo Bà Rén, thương lái thường chọn những phụ nữ khỏe mạnh, nhanh nhẹn rồi bảo các chị bồng heo lên cân. Sau khi có kết quả, họ trừ đi trọng lượng cơ thể của người, còn lại là trọng lượng thực tế của con heo.
Cô Nguyễn Thị Yến (ở Thăng Bình, Quảng Nam) tâm sự: “Cái nghề ni khó khăn lắm chú ơi. Đôi khi mình bồng heo còn dính phân nữa kia, nhớp nháp, bẩn thỉu lắm. Nhưng chúng tôi vẫn làm vì miếng cơm manh áo, với lại cũng quen rồi. Bồng mà không chắc, sơ xảy là heo chạy mất chứ không giỡn chơi. Mà mất thì tiền mô mà đền”. Giọng Quảng chân chất của cô Yến vang lên, rõ mồn một giữa phiên chợ.
Nhìn cảnh những phụ nữ với bộ quần áo tả tơi, lấm lem, hôi hám vì phân heo đang ráng sức bồng những chú heo con vào lòng để đứng lên cân mới thấy sự khó nhọc và cái giá mà họ phải đánh đổi để kiếm được đồng tiền từ lao động chân chính.
Kể về cuộc sống của mình, chị Ngô Thị Sen (40 tuổi, quê ở huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) cho biết:“Chồng tôi chết sau vụ tai nạn giao thông vào đầu năm 2000. Một mình tôi phải nuôi 2 đứa con ăn học. Sáng thì bồng heo tại chợ Bà Rén, chiều thì phải tranh thủ làm công việc đồng áng”.
Cuộc sống mưu sinh đè nặng trên đôi vai của phụ nữ này. Đôi lúc, chị cảm thấy mệt mỏi, nhưng nghĩ về những đứa con thơ ngây của mình, chị lại ánh lên niềm hi vọng. Chị miệt mài lao động không biết mệt mỏi vì tương lai của hai đứa con.
Tình người
Tiếp xúc và tìm hiểu về câu chuyện của những người phụ nữ bồng heo thuê, chúng tôi thấy khâm phục nghị lực của họ. Những người phụ nữ quê chân chất, có cuộc sống vất vả nhưng họ luôn giữ được tinh thần hăng say lao động.
Nhìn hình ảnh những người phụ nữ với bộ quần áo đã cũ, bồng heo để kiếm những đồng tiền để nuôi sống gia đình, lòng tôi có một sự đồng cảm đến kỳ lạ. Những con người luôn thấy hãnh diện khi đồng tiền được làm ra từ chính bàn tay và mồ hôi của mình.
Tưởng rằng những người phụ nữ bồng heo thuê ở chốn chợ búa này sẽ có nhiều sự cạnh tranh để kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng ngược lại, tình người và cử chỉ của những “phu heo” ở chợ Bà Rén lại rất đẹp. Họ giúp đỡ nhau trong công việc một cách nhiệt tình, chia sẻ và cảm thông cho hoàn cảnh của nhau.
Cô Nguyễn Thu (55 tuổi, ở huyện Điện Bàn) chia sẻ: “Cái nghề buôn bán heo này trông nhớp nháp vậy thôi nhưng có nhiều niềm vui lắm. Những người làm nghề này đa phần là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, nên những đồng nghiệp như tụi tui luôn cảm thông và hiểu hoàn cảnh của nhau.
Trong phiên chợ lộn xộn vậy chứ chúng tôi không giành giật khách hàng mà ngược lại, luôn nhường nhịn và giúp đỡ nhau. Đó là điều mà tôi yêu công việc này”.
Khi cái nắng đã gay gắt, chợ heo vãn dần, những giọt mồ hôi nhễ nhại ướt cả chiếc áo cũ sờn của những phu heo thì công việc của họ mới dừng lại. Nụ cười của họ vẫn ngời sáng trong cái mùi khét của mồ hôi, mùi hôi của phân heo. Nói ngắn gọn về cuộc sống của những người phụ nữ bồng heo thuê thì đó là sự đùm bọc, giúp đỡ nhau giữa những mảnh đời cơ cực, khó khăn.
Giữa một cái chợ luôn nồng mùi phân heo thì những người phụ nữ ấy vẫn như những đóa hoa tỏa hương thơm ngát. Vất vả là thế, nhưng cái nghề độc đáo này vẫn được những phụ nữ nơi đây trân trọng vì đó là miếng cơm manh áo của họ, và hơn hết, vì tình cảm ấm áp giữa người với người.
Rời chợ heo Bà Rén, chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, về sự kiên cường và chân chất của những người phụ nữ xứ Quảng.
Chùm ảnh nghề “phu heo” ở chợ
pn8pn7pn6pn5pn4pn3pn2
Theo Tiền Phong/Tri Thức Trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC LIỆT SĨ, TRUNG ÚY ĐINH VĂN NAM!


Ngày 21/10, linh cữu Thiếu úy Đinh Văn Nam (SN 1982, thuộc Hải đội 3, Lữ đoàn 125 - Bộ Tư lệnh Hải quân) đã được đưa về quê nhà ở quận Hải An, Hải Phòng.

Thiếu úy Đinh Văn Nam hy sinh ở quần đảo Trường Sa vào sáng 16/10, trong khi đang làm nhiệm vụ cứu hộ đặc biệt một tàu mắc cạn tại đảo Phan Vinh B, thuộc quần đảo Trường Sa.

Trước sự hy sinh dũng cảm này, liệt sĩ Đinh Văn Nam đã được truy phong quân hàm vượt cấp từ Thiếu úy lên Trung úy.

Trước đó, vào sáng 16/10, sau gần 80 ngày đêm trực bảo vệ chủ quyền trên vùng biển Thanh Long, tàu HQ-957 (Lữ đoàn 125 - Bộ Tư lệnh Hải quân) hoàn thành nhiệm vụ, cơ động về Lữ đoàn.

Trên đường cơ động về, tàu HQ-957 nhận được lệnh của Quân chủng Hải quân hành quân tới đảo Phan Vinh B để cứu kéo tàu HQ-626.

Khoảng 6 giờ 10 phút cùng ngày, khi tàu HQ-957 đang nối dây với tàu HQ-626, chuẩn bị kéo theo lệnh của Sở Chỉ huy phía trước Vùng 2. Để tiến hành làm dây kéo, tàu phải sử dụng 1 dây ni lông phi 40 để giữ cố định dây kéo.

Bất ngờ lúc này, một con sóng ngầm dềnh mạnh vào thành tàu, cộng với nước chảy xiết làm cho tàu HQ-957 có nguy cơ dạt lên bãi cạn.

Sau khi nhận lệnh “Khẩn cấp chặt dây cố định!”, anh Đinh Văn Nam đang làm nhiệm vụ đứng gần vị trí để dao đã ngay lập tức cầm dao chạy đến dùng sức chặt đứt dây cố định. Dây bị cắt đứt đã bất ngờ quật vào ngực khiến anh ngã xuống biển.

Mặc dù đã được đồng đội nhanh chóng đưa lên tàu nhưng do lực đập của dây cố định quá mạnh, anh Nam bị gãy tay phải, vùng ngực chấn thương nặng và tim ngừng đập.

Theo báo Dân trí, liệt sĩ Đinh Văn Nam học xong cấp 3 là gia nhập lực lượng Hải quân. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, với nguyện vọng phục vụ lâu dài trong lực lượng Hải quân, anh Nam đã thi đỗ với điểm cao thứ 2 toàn khóa vào trung cấp y tại Học viện quân y - Sơn Tây (Hà Nội).

Trong quá trình học, anh được kết nạp đảng. Sau 3 năm học thi tốt nghiệp đứng thứ hai toàn khóa, anh được điều động về công tác tại Lữ đoàn 125 - thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân.

Anh đã kết hôn với chị Đinh Thị Xoa (SN 1987) và con gái gần 2 tuổi hiện đang sống tại phường Cát Bi, quận Hải An, TP Hải Phòng.

Chị Xoa, trong nỗi đau tận cùng, cho biết: Đã bao năm anh Nam công tác trên đảo được cấp trên ghi nhận.

Mới đây anh đã có quyết định chuyển công tác về tiểu đoàn 45 tại Hải Phòng cho gần gia đình. Đêm trước lúc anh mất, anh vẫn còn gọi điện về gia đình dặn dò mọi người cố gắng giữ gìn sức khỏe, đợi anh trở về.

Được biết, hoàn cảnh gia đình anh Nam khá khó khăn khi bố mẹ của liệt sĩ này đều công tác trong lực lượng Hải quân đã nghỉ hưu trong khi đó, chị Xoa chưa có việc làm và phải nuôi con nhỏ.

Bài trang MTH

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Danh gia hay tổ quỷ?


Minh Diện
Một người hàng xóm chỉ ngôi nhà bốn tẩng trên đường Nguyên Hồng,nói với tôi:
            - Nhà Dương Chí Dũng đấy.Trước ngày nào cũng tấp nập khách khứa ra vào, toàn xe hơi bóng lọng. Đêm nào đèn cũng sáng rực cả bốn tầng . Bây giờ  suốt ngày cửa đóng im ỉm , ban đêm chỉ le lói  ánh đèn vàng và thấp thoáng một bóng người như bóng ma!
               Cái bóng thấp thoáng như bóng ma ấy chính là cùa Pham Thị Mai Phương , vợ Dương Chí Dũng.

Những người hàng xóm kể: Vào buổi sáng ngày Dương Chí Dũng bỏ trốn, vẫn thấy bà này sánh vai đi bách bộ, trên môi nở nụ cười tươi. Và 10 giờ  đêm ấy, ngôi nhà vẫn sáng đèn ,vẫn thấy hai người đi ra đi vào.
                 Trả lời phóng viên báo Vietnamnet, bà Phạm Thị Mai Phương bảo: “Tôi cảm thấy choáng váng như bị sét đánh khi biết chồng mình phạm tội. Nhất là khi biết chống mình làm liều vi phạm pháp luật để có tiền chiều bồ!”
 Nếu  vậy  thì quả thật Dương Chí Dũng không hổ danh là thành viên trong một gia đình  từ bố đẻ đến các con đều là công an, giấu giểm giỏi hơn méo giấu cứt!   Tham những như thế, ăn chơi sa đọa như vậy, mà người vợ đầu ấp má kề mấy chục năm  không  biết!
                 Bí mật của Dương Chí Dũng còn ở chỗ  y  leo  rất nhanh lên các nấc thang quyền lực ,  bằng  trình độ kiến thức chắp vá, không muốn nói là học già bằng mua.
                  Cũng như Nông Quốc Tuấn con trai Nông Đức Mạnh,  Dương Chí Dũng đi hợp tác lao động ở  Cộng hòa dân chủ Đức.  Ngày ấy  phải đút tiền hoặc con ông , cháu cha mới được đi hợp tác lao động ở cái nước giàu nhất phe xã hội chủ nghĩa ấy.   Dương Chí Dũng thuộc dạng thứ hai, vì bố là Dương Khắc Thụ  giám đốc công an Hải Phòng. 
                 Sau mấy  năm lao động ở Đức, Dương Chí Dũng về nước,  được bố trí ngay vào  văn phòng công đoàn cảng Hải Phòng. Từ cái văn  phòng này,  Dũng  nhảy lên ghế  phó giám đốc, rồi giám đốc công ty nạo vét sông. Bấy giờ  Dương Chí  Dũng mới  bắt đầu học đại học , bởi theo quy định  cán bộ cỡ đó trở lên phải có bằng cấp! 
 
Người ta  mài đũng quần trên ghế giảng đường 5 năm liên tục , thi cử trầy da tróc vẩy  mới  được nhận  cái bằng cử nhân.  Dương Chí Dũng thuộc bậc  “thiên tài”, vừa làm giám đốc, vừa học bổ túc ngắn hạn, mà  có hẳn  một cái  bằng tiến sỹ  đỏ chót
                Dù bằng  cấp như vậy, nhưng xuất thân trong  gia đình có quyền lực  và sẵn tiền, Dương Chí Dũng nhảy phắt lên chiếc ghế  Tổng giám đốc Vinaline ( 8-2005) rồi Chủ tịch hội đồng quản trị,  Uỷ viên thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy Vinaline ( 7-2011) Cục trưởng hàng hài Việt Nam (2-2012)
               Vừa nhảy lên cái ghế Tổng giám đốc Vinaline, Dương Chí Dũng  đã vén “tay đốt nhà táng”,  mua  hàng chục  con tàu  viễn dương già cỗi về mông má lại , hoạt động ì ạch,  bỏ không,  bị bắt giữ  hoặc neo đậu ở nước ngoài dẫn đến thua lỗ thất thoát hàng ngàn tỷ đồng.  Nhưng Dương Chí Dũng chỉ bị rờ tới khi cái gọi là “Dự án ụ tàu 83M” hiện nguyên hình là một đống sắt vụn.
                Dự án ấy  lúc đầu dự toán  14,136  triệu đô la,  Dương Chí Dũng đã nâng lên  19,5 triệu đô la, sau đó lại bồi tiếp  lên tới 525 tỷ đồng, tương đương 26 triệu đô la.   Số tiền khổng lồ đó được chia cho  các hạng mục  như mua ụ, sửa chữa, vận chuyển, neo đậu...Theo kết quả  giám định đã gây  thiệt hại của nhà nước 370 tỷ đồng bằng 70,4% tổng đầu tư dự án.
                 Có lẽ chưa có ai vừa liều lĩnh, vừa  trắng trợn, vừa ngu dốt như Dương Chí Dũng trong trường hợp này.
                  Cái ụ nổi 83M  sản xuất tại Nhật năm 1965. Hơn bốn mươi năm sử dụng nó  đã  quá già nua ,  nên cơ quan Đăng kiểm Nga đã dừng  phân cấp, nghĩa là không cho phép hoạt động nữa.  Năm 2006, Nakhoda, chủ nhân của ụ nổi 83 M , chào bán  với giá  5 triệu đô la,  nhưng không ai mua.   Ấy thế mà ma đưa lối , quỷ dẫn đường ,  Dương Chí Dũng  đã  móc nối với Goh Hoon Seow , giám đốc công ty môi giới AP ,  Singgapor làm trung gian,  mua  đống sắt vụn  đó  qua công ty Global Success của Nga tại Hồng Kông,  với cái giá   9 triệu đô la. Nhiều   ý kiến phản biện chất lượng và giá cả ,  nhưng Dương Chí Dũng bỏ ngoài tai. Dũng chỉ đạo  bọn Trần Văn Chiều, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Mai Văn Khang  làm mọi cách hợp thức hóa các thủ tục,  mua bằng được ụ nổi đó.  Cùng một lúc  Dương Chí Dũng  đóng ba vai chính : Chủ chi tiền, chủ  mua tàu,và người môi giới . Một kẻ lộng hành như thế, phản biện chỉ là nước đổ đầu vịt! Hơn nữa, đâu chỉ mình Dương Chí Dũng,  chung quanh y, những kẻ phàm ăn như  cá tra  nhâu nhâu  lợi dụng đục nước béo cò.  
                   Trong bản thỏa thuận ăn chia số tiền 9 triệu đô la , ký tại Hồng Kông, ngày 7-7-2007, có 1,66 triệu đô la dành cho Dương Chí Dũng và đồng bọn.
                  Với trình độ chuyên nghiệp của giới Mafia quốc tế, ngay sau khi  nhận được 9 triệu đô la của Vinaline , giám đốc công ty  Global  đã ra lệnh cho Goh  chuyển ngược  1,66 triệu đô la cho công ty Phú Hải, Hải Phòng qua ngân hàng UOB, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.  Phú Hải là công ty sửa chữa tàu biển của Vinaline, do Trần Hải Sơn , một  đàn em tin cậy của Dương Chí Dũng làm giám đốc.  Trần Sơn Hải đã biến 1,66 triệu đô la thành những xấp tiền 500 ngàn mới rượi chở đến tận nhà cho Dũng.
                 Đằng sau mỗi tham quan đều thấp thoáng hình bóng  đàn bà!
Trong  giới     quan chúc tham những  Trung Quốc như vậy.  Ở ta cũng thế. Những vụ án tham nhũng  và  Scandal vừa qua,  các bậc mày râu đều bị hệ lụy bởi “đám chân dài”.   Bùi Tiến Dũng PMU 18 tặng xe sang, Lê Ân tặng  giường ngoại, Huỳnh Phi Dung trao cả cơ nghiệp cho đứa con một tuổi của người đẹp, và Dương Chí Dũng dùng tiền ăn cắp của nhân dân  mua cho bồ nhí một lúc hai căn hộ cao cấp bậc nhất Hà Nội.  Đồng tiền  bất chính chui tọt vào cái túi càn khôn!
              Ông Đinh La Thăng ,Uỷ viên trung ương đảng, Bộ trưởng bộ giao thông nhận xét về  Dương Chí Dũng  : “ Trong ngành tất cả các đánh giá cán bộ cuối năm và hàng năm,  ông Dũng đều được nhận xét là rất tốt. Và thực tế cho đến khi có kết luận của Thanh tra chính phủ,  chúng tôi hoàn toàn không nhận được bất kỳ thông tin gì từ thanh tra, công an hay đơn tố cáo ông Dũng!”
                Thế mới biết việc quản lý cán bộ đảng viên lỏng lẻo. Và hình như càng lên cao lại càng lỏng lẻo.  Những  cơ quan nội chính,  kiềm tra,  thanh tra  và những đợt kiềm tra , thanh tra  phải chăng  chỉ là hình thức?  Gía như việc  quản lý cán bộ đảng viên chặt chẽ, riết róng  như công an theo dõi dân, quản lý dân ở từng địa bàn , thì có lẽ không sảy ra những bất cập như vậy.
                  Đã không phát hiện được Dương Chí Dũng phạm tội sớm,  lại để y  trốn ra tận nước ngoài.  Mỉa mai thay, những  kẻ  tổ chức cho tên tội phạm nguy hiểm này chạy  trốn  lại  chính là những sỹ quan công an sừng sỏ  như Vũ Tiến Sơn, Hoàng Trọng Thắng, Nguyễn Trọng Ánh, Dương Tự Trọng... từng thề bồi  gãy lưỡi tuyệt đối trung thành với đảng , thượng tôn pháp luật.
                  Trong những ngày qua, có tờ báo lề phài  ca ngợi gia đình ông Dương Khắc Thụ. Nào là  “Danh gia vọng tộc”, nào là “ Một bức tượng đài”, nào là “ Niềm tự hào của đất cảng”. Có bài báo đề cao phẩm chất và tài năng của Dương Tự Trọng, nào là “Hắc tinh của bọn tội phạm”,  nào là “ Một người có tâm thức, từng  thuyết phục nhiều bậc cha mẹ đưa con phạm tội đầu thú”
                    Ô hay , thật hay đùa nhỉ? Một đại tá công an từng uốn ba tấc lưỡi thuyết phục ngưới ta  đưa con em  ra đầu thú,  lại cẩm đầu tổ chức đưa anh trai mình trốn ra nước ngoài, khi biết  anh mình đứng đầu  một vụ án đặc biệt nghiêm trọng  là thế nào ?   Tâm thức hay tâm đểu?  Phải chăng  Dương Tự Trọng chỉ là kẻ  lừa dối người khác để  lập công?
                   Đề tổ chức cho anh ruột trốn ra nước ngoài , Dương Tự Trọng đã xử dụng Trần Văn Dũng,  biệt danh “Dũng Bắc Kạn”,  một cộm cán giang hồ đất cảng.  Phải chăng  với cương vị phó giám đốc công an Hải Phòng, Dương Tự  Trọng đã bị khuất phục, hoặc cố tình dung túng cho bọn tội phạm, như một hình thức bảo kê  và làm phương tiện đánh án lập công?
                  Một câu hỏi nữa cần đặt ra là, trong khi Dương Chí Dũng lẩn trốn ở Campuchia , Dương Tự Trong hai lần bơm  cho anh 24.000 đô la  thông qua Đồng Xuân Phong, tiền đó  từ đâu ra?
                “Danh gia vọng tộc”, “bức tượng đài”, “niềm tự hào của đất cảng”...tất cả đã bị sụp đổ,  đúng hơn, là danh hão, là  cái mặt nạ tự rơi  xuống  cho thiên hạ nhìn vào một  tổ quỷ ! Âu cũng là nhân quả.
                Trong quyết định truy nã quốc tế  Dương Chí Dũng cùa Cơ quan cảnh sát  điều tra đã nói rõ: “ Đây là  vụ án gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhà nước, có tính chất phức tạp, gây nhức nhối trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ Viết Nam!”
               Ấy thế mà bà Phạm Thị Mai Phương lại  nói với báo chí rằng chồng mình chỉ  làm liều để  chiều bồ!  Và  bà Băng Tâm, em gái Dương Chí Dũng, một sỹ quan công an Hải Phòng lại làm những câu thơ  mùi mẫm như sau :
                                “ Em đang cho anh vào tim
                                 Sưởi cho tâm hồn dịu lại
                                 Rũ tung những gì tê tái
                                 Em khấn Phật rất lâu rồi!”
               Gía như bài thơ ấy dành cho Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình và những dân oan thì có lẽ hợp tình hợp cảnh hơn.  Một kẻ tham nhũng và  làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng  của nhân dân,  một kẻ dùng  hàng triệu đô la nuôi bồ nhí,  một kẻ dối đảng và lừa  cả vợ con mình thì Thần  Phật nào chứng mà khấn với cầu?
              Hãy nhìn tận mặt đặt đúng tên bọn tội phạm : Tổ quỷ.
     M D


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chấm. Nguyễn Ngọc Tư. Mọi thứ lại bắt đầu








Hình như đây là lần đầu tiên tập thơ cao giá đến 70.000 đồng. Càng tò mò khi thấy tác giả là Nguyễn Ngọc Tư. Viết văn xuôi chuyển qua làm thơ chắc là phải lạ… nhưng những người yêu thơ ca quen với thẩm mỹ an toàn, thơ phải có vần, niêm luật, dễ cảm, tập thơ tựa là Chấm có vẻ sao đó? Chấm gì? Chấm (là dấu mốc đánh dấu chặng đường đi) hay đó là Chấm than. Chấm hỏi. Chấm hết mà Chấm hết đâu có nghĩa là xong chuyện… Hình như chữ  ngoài việc chuyển tải nghĩa đen nghĩa bóng đôi khi còn dự báo nữa. Thoáng nghi ngờ, tò mò nhưng mà tập thơ có hình thức trình bày sang trọng làm sao. Đập vô mắt là trang bìa trắng muốt nổi lên một cuồn dây rối quấn tròn đỏ tươi. Mỗi người có một cách nghĩ chẳng ai cấm nghĩ đó mặt trời đang có bão từ, dấu hiệu sắp sửa vụ nổ lớn BigBang. Hay đó chỉ là BigBang bỏ túi. Và mọi thứ tan rã ta sẽ thấy khi lật vô bên trong. Chưa đọc chỉ nhìn sơ qua, những bài thơ ngắn thôi lại được in hai ba trang giấy. Rồi có những trang chỉ in 1 câu hoặc 2, 3 câu thơ. Đôi khi có trang chỉ có một câu chữ lại in lớn lên. Lại thêm 2 trang minh họa chẳng vẻ gì hết độc một màu đen huyền (dường như vụ nổ đã để lại lổ đen).
  Ta gặp ở đây trò chơi trội, làm nổi chăng? Không biết có phải là do Ngọc Tư sắp xếp những bài thơ tan tác như mưa sao băng về đâu giữa trời. Hay đó là ý đồ của họa sĩ trình bày. Chắc là anh rồi, bởi chính anh là người đọc thứ hai sau biên tập viên. Và qua bàn tay của anh hòa điệu cùng Ngọc Tư tấu khúc Tiếu Ngạo giang hồ. Kiểu cách kia tôi chợt nhớ câu nói của M.kuderan “Điều làm hỏng cơn hấp hối là cái sang trọng cần kỳ. Cái câu này mới lạ làm sao” Mà có gì mới hình như trước đây Dostoiesky cũng viết gần giống vậy “lật miếng đá lên sẽ thấy ta nằm bên dưới. Ta đâu có dạy các ngươi thờ lạy ta trong các nhà thờ lộng lẫy như thế này”. Một hôm chúa Jesu buồn bả hiện xuống quở trách vị giám mục tòa thánh, để rồi Chúa phải ngẩn ngơ. Giám mục điềm tĩnh trả lời với chúa – “Thầy ơi hãy nhớ thầy là người chết. Thầy đã sống lại một lần mà thế gian còn quên thầy, lần này thầy sống lại nữa là khổ con. Xin thầy làm khổ con. Nếu nhà thờ không sang trọng hoành tráng, người sẽ quên tuốt luốt không nhớ thầy là ai”. Tôi không nhớ nguyên văn, nhưng đại ý của Dos như thế. Ngọc Tư sướng nhé. Sau cánh đồng bất tận – gió lẽ – sông… dài lội hụt hơi, được nhà xuất bản khoác cho chiếc áo mới ra trình làng thơ. Chiếc áo dù cho may thời trang kiểu nào cũng không làm nên nhà tu, nhà thơ. Dân trong làng thơ hiện nay rất là động liệu có ai để ý tới người mới xuất hiện.
*** Điều ghi nhận đầu tiên khi đọc Chấm phải đọc thật chậm rãi, đọc rồi nên đọc lại. Rất á ngộ. Thói quen của nhà thơ khi viết thường quen theo kiểu chơi  khuôn khổ âm điệu. Nhà văn mà làm thơ lại rất tự do phóng khoáng phá cách xuôi ngược xấp ngửa so le đủ kiểu chơi không vần, muốn ngắt câu chỗ nào tùy tiện. Ở chấm cũng vậy. Toàn tập thơ chẳng có vần điệu, niệm luật, chữ nghĩa cứ tuông trào, vun vải. Câu thơ như câu văn xuôi. Văn đọc như thơ thì khen, nói ngược lại sẽ có người không chịu. Vậy là thơ thẩn nước nôi nổi gì. Nhưng nó chính là thơ. Vì thơ là gì thật khó định nghĩa. Và ranh giới giữa thơ và văn ngày nay đôi lúc cũng khó phân biệt rạch ròi. Nhưng nó chính là thơ bởi vì nó vẽ ra thật nhiều hình ảnh lung linh, gợi ra cho người nhiều cảm xúc mới me. Phải nói là Ngọc Tư được trời cho cái đầu giàu chữ nghĩa. Nhờ vào yếu tố này ngay từ buổi đầu xuất hiện Ngọc Tư đã gây mê bạn đọc. Tôi không nói đến truyện đứng được là nhờ chi tiết nhưng chi tiết nhiều khi nó chỉ là tưởng tượng do tác giả nghĩ ra mua vui mua buồn. Văn mà gây mê của những cây bút nữ thường mạnh hơn nam như ta đã thấy các nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Thị Ngh, Thụy Vũ chẳng hạn. Do giàu chữ nghĩa để hình ảnh nó tự nói lên tác giả chẳng cần đến việc tu từ (cái gọi là chữ của riêng người viết). Hết hình ảnh này đến hình ảnh khác, mộc mạc mà rất tinh tế. Ngọc Tư đã dẫn người đọc đi vào mê cung rẽ ngang, rẽ dọc dò tìm lối ra, ánh sáng lại chiếu ngược, phía trên thì sáng, dưới chân lại tập mờ . Ở trên đã nói Chấm là BigBang bỏ túi, thương tích nổi đau như đã dành riêng cho tác giả. Chơi với em hiểu em cám ơn chứ không cần bày tỏ nên Chấm kín mít gần như đánh đổ. Tuy nhiên Chấm lại là thơ, phải khen là hay vì tôi tuy không hiểu lắm vẫn tiếp tục đọc bởi những hình ảnh như thước phim nối tiếp nhau. Để rồi đến câu thơ cuối cùng hay câu thơ đâu đó bất chợt trong bài giải mã mới hiểu bài thơ muốn gởi gấm cho người đọc những gì. Do đó không thể nói là đánh đố mà phải khen tác giả là gương mặt mới trình làng thơ lại tỏ ra có tay nghề để mạch, tứ không bị lộ. Đến với thơ thường từ cảm qua lý hay mức độ cảm chỉ dừng ngoài da.
 Ở Ngọc Tư ban đầu bạn chưa cảm nhận được cứ bình tĩnh đọc chạm đến lý rồi mới thấy cảm ngược lại. Thêm một cái hay nữa ở Chấm. Thường khi một cuốn sách hay bạn đọc tò mò muốn biết thêm về tác giả. Không phải qua tiểu sử. Mà qua sách cho bạn đọc thông tin về một người  một tâm hồn như vậy đang sống và đang viết. Chạm mặt tác giả ta còn không biết bởi nhà văn là hạng giỏi đóng kịch, nói chơi cũng như nói thiệt, khóc mà như cười làm sao qua trang sách lại hình dung được. Đúng vậy. Nhưng phải nói là thông tin tác giả trong sách thường không che giấu, mà cũng không giấu được bạn đọc tinh mắt… đấy cũng là đặc tính của văn, thơ cho phép thấy những gì sâu xa tập mờ trong bụng dạ người, mắt thường lại chịu thua. Qua Chấm ngay bài thơ mở đầu Chốn về đã cho thấy  người đàn bà đầy lãng mạn nhưng lại này nội tâm nhưng thích cô đơn, sống khép kín. Là người thuộc về lễ hội đám đông nhưng chẳng hòa nhập để sống với chính mình với câu hỏi mình là ai – “chỉ mình thôi với ngọn gió cuối cùng”.
Chị thuộc loại hiền. Lầm to. Đó là một người hơi bị tàng tàng nổi loạn ngầm – thỉnh thoảng người nổi loạn ngầm đi giang hồ một mình lang thang từ rừng biên giới phía Bắc hẻo lánh đến đồng bằng hắt hiu. Làm bạn với tất cả mọi người ghé vào những chổ xa lạ quán trọ ở ven đường không sợ. Người đi thử để sạt năng lượng để rồi về nhà chịu cô đơn, về với con. Khác với đi du lịch, người đi ở đây tìm kiếm điều gì biển đời sóng mênh mông lục bình và bèo là lời thủy thảo lại họp theo từng nhóm và rẽ theo những hướng khác nhau. Viết về một tập thơ có nhiều bài hay mà không đem bài nào ra làm dẫn chứng. Thiệt tình là có chủ ý muốn cho bạn đọc tự mình phát hiện ra cái hay. Những dẫn chứng thường là dụ dỗ mớm ý cho người đọc. Thường nghe khen, nghe những lời PR xúm nhau đọc hay bị mắc lừa. Có yêu thơ hãy tự mình tìm đến nhau mới là thú vị. Theo tôi khuyết điểm những người giàu chữ nghĩa như trường hợp của Ngọc Tư nhiều chỗ văn thơ dài lan man, bôi cho đầy trang giấy. Ở Chấm của Ngọc Tư có một đôi bài thơ như vậy, nhiều đoạn nhiều câu hơi bị thừa. Thí dụ như bài Mùa Sậy Chín. Lẽ ra nên dừng lại ở câu – như chưa từng tan tác cuộc lưu vong – là rất hay. Đằng này kéo dài thêm một khổ – những bông sậy rời cành, lơ đãng tựu nằm sương, ghé qua nhà người vào ngày dầu dãi gió, câm lặng hát bài ca ngợi mùa đi – rõ ràng là nó thừa. Chiếc chìa khóa để mở cửa đến với Chấm là bài Dự cảm.


Em nghe đói sau tiếng thở dài giáp hạt
Cuối năng sông nằm khát Hy vọng như sợi tóc rụng buông tuồng
Mùa dự cảm óng lên Rờn rờn tựa mây vảy cá
Không rung nổi hoa lau mùa hạ Gió im lả mồ hôi
Em thấy vết thương tháng tư khẻ rên Hồi ức vỏ đạn rỗng trở mình xáo động
Rêu chân cầu thêm một lần đau Tượng đá công viên đổi màu Mùa điềm báo lấp lửng
Bên sống một người vừa điên vừa tĩnh
Hỏi trẻ nghịch nào đem muối rắc lên đầu
Em thấy anh châm thuốc bên đường
Lửa và anh rất lạnh Lưả và anh rồi tạnh
Em thấy chữ vươn cao sau dấm Chấm
Thấy chưa anh mọi thứ lại bắt đầu
Giả dụ có một cuộc thi.
Tôi tin Chấm sẽ lọt qua vòng bán kết.
Ai là người có cặp mắt xanh.


Ng
ô Khắc Tài



 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi cùng Trò chơi ô chữ ma thuật


Đã hơn 23 giờ rồi, tôi đang đếm bước về nơi ở trọ. Quãng đường về khá xa. Hôm nay, trời có trăng. Hơn nữa, con đường tôi đang đi đã được thắp sáng bởi những bóng đèn điện sáng choang liền kề.
Đường vắng bặt bóng người. Tôi chợt thấy xa xa có một bóng người lom khom. Quái! Giờ này mà vẫn còn người lom com, nhặt nhạnh gì thế? Tôi chú ý hơn đến dáng người. Dáng người mảnh khảnh, thao tác có phần vội vàng, hấp tấp. Cho đến khi tôi đến gần thì nhận biết đó là người nhặt đồ nhôm nhựa. Một cô gái độ khoảng tuổi tôi. Dưới ánh sáng của đèn đường tôi nhận thấy một hình người đen đúa, tóc tai xơ rối, cáu bẩn, cô gái đang đi nhặt tiền bằng sự lao động trong đêm. Giờ này cô ta còn chưa về nhà? Chồng con cô ta đâu? Liệu một người con gái như thế có thể có một tấm chồng chăng? Hẳn là cô ta sẽ có chồng vì nồi nào úp vung nấy mà. Ôi! Tôi nghĩ quá xa rồi. Bản thân chưa có gia đình, chưa có công việc ổn định, việc cần làm chưa làm xong mà lại lo chuyện vu vơ. Cô gái nọ dẫu nghèo, dẫu xấu thì cô gái đó vẫn biết kiếm tiền bằng sức lao động. Cô ta vẫn còn hơn tôi, một gã hành khất lang thang đi xin chén cơm của người đời. Nồi nào úp vung nấy? Ừ có lẽ vậy, tôi đã từng nghe báo đài nói về việc đại gia, chính khách hoang lạc, qua đêm với kiều nữ bằng bản giá 2000 USD (Hơn 40.000 triệu đồng), Bạc Hy Lai với Chương Tử Di, 1 đêm với 45 triệu tệ ( 32 tỷ đồng)…
Ôi chao! Sao xã hội bất công thế nhỉ? Người thì tiền muôn, bạc vạn, ăn trên ngồi trước. Người thì nhặt nhạnh từng đồng từng cắc, đánh đổi cái ăn bằng việc lao động suốt đêm dài,… Kẻ bán trôn nuôi miệng cũng nhà cao, cửa rộng, cũng được người người ngưỡng mộ với danh vị ngôi sao, hoa hậu, người mẫu. Mẫu mà thế này thì ta về đập vỡ tất cả gương soi… Ta lạc hậu thật rồi…
Xá gì một mảnh con con
Lầu son, gác tía lại còn Đô la.
Nhưng rồi thì sao? Một cuộc ái ân người vui mấy lần? Có kẻ vướng HIV, có người chai sạn yêu thương sống với tâm hồn đã chết…
Người sẵn sàng bỏ tiền triệu cho những cuộc mua vui và bên kia đường có những đứa trẻ còm nhom ngửa tay xin tiền để mang về cho “mẹ mìn”. Ta đã từng bắt gặp những đứa trẻ như thế, đã từng cho chúng dăm đồng bạc lẻ, rồi ta không cho chúng nữa dù chỉ một đồng. Ta thương chúng nhưng ta ghét những kẻ chăn dắt chúng, vô hình ta trở thành hại chúng. Ta đã từng nghĩ sẽ giúp chúng nhưng ta sẽ không cho chúng con cá, ta sẽ cho chúng cần câu. Đáng tiếc, lòng ta rộng nhưng lượng trời cứ chật. Nếu có một ngày ta có thể làm chủ mọi việc, ta sẽ tập trung chúng về một nơi để chúng được học tập, học làm người. Và… ta cũng sẽ không oán hờn những người chăn dắt, ta sẽ xem họ như là cha, là mẹ, là anh em, là bạn,... Ta tin rằng bằng một tình thương chân thành ta đến với họ thì họ cũng sẽ chân thành với ta. Nếu họ phụ ta thì cũng không sao cả bởi lẽ ta không cầu họ trả ơn hay đền đáp, chỉ mong rằng họ sẽ sống tốt hơn. Ta không thể mơ một giấc mơ con và đè nát cách nghĩ suy của ta, ta thà mơ một giấc mơ lớn lao, dẫu rằng ta không làm được nhưng rồi thì cũng sẽ có người nuôi giữ và biến giấc mơ thành hiện thực.
Tại sao đôi mắt ta lại cứ nhìn đời với lăng kính tương phản?
Ta không thể nhắm mắt bước đi trên đời. Ai nhận lấy đôi mắt của ta thì họ thật sự đã giúp ta, giúp ta thoát ra những mông lung nơi cuộc sống. Tiếc thay! Ta không thể nhắm mắt bước đi.
Tại sao ta cứ làm kẻ đa sự?
Phải chăng ta thiếu một tình yêu cho riêng mình nên ta đành yêu tất cả?
Nồi nào úp vung nấy. Ta đang là người điên? Vậy ai có thể chấp nhận ta? Có lẽ lại sẽ là một người điên, điên hơn cả ta. Nhưng nếu cả 2 đều là người điên thì đâu cần phải đến với nhau…
Ôi chao! Ta cứ chuyện nọ xọ chuyện kia, chuyện kia lìa chuyện khác thế này. Ta không rõ ta điên thật hay là điên giả nữa?
Điên thật, điên giả có khác học thật, học giả không?
Ôi! Ngôn từ khiến con người điên đảo. Ta điên thật hay điên giả là chuyện của ta, còn việc học giả, học thật là việc của người.
Người học thật là ai? Người học giả là ai?
Ta thử một lần định nghĩa.
Học thật là những người học đến văn bằng giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ,… cả những chính khách, những người làm chính trị sau khi đọc những bài viết của ta riêng lòng hổ thẹn, và về sau họ sẽ chuyển những phần học giả đã học thành học thật vì dám sống thật bằng sự hiểu biết khách quan, tổng thể của tự thân.
Học giả là những người trình độ, kiến thức uyên bác nhưng cho đến khi họ đọc những bài viết của tôi thì họ rõ biết họ đã học thật và thật sống với những điều đã học…
Tại sao tôi chọn làm người điên để trình bày bài viết? Trình tự bài viết xáo trộn trùng lắp, lẽ nào tôi không tôi trọng người đọc và bạn?
Thật ra vì tôn trọng mọi người mà tôi làm vậy.
Con đường mòn từ đâu mà có, phải chăng do con người đi lại nhiều lần mà có con đường mòn đó?
Lần đi đầu tiên sẽ tạo ra 1 lối đi, lần sau sẽ tạo 1 khoảng đi rộng hơn, với những cây bé, đá nhỏ bị ném đi, lần sau nữa thì đá to, cây lớn được phát quang, … sau nhiều lần chúng ta sẽ có một con đường đẹp đẽ và to rộng. Việc trùng lấp ý từ trong bài viết của tôi ít nhiều gì cũng phát khởi từ lý do đó.
Nếu tôi làm người tỉnh thì tôi đã không tôn trọng bạn. Vì lẽ câu từ tôi phải trau chuốt, phải dòm trước, ngó sau, phải uốn lưỡi 7 lần. Điều này cho thấy tôi đã thiếu sự thành thật, sống giả. Tôi không tôn trọng bạn. Thêm nữa, khi tỉnh tôi phải trình bày theo khuôn thước nên không tránh khỏi lời viết không thật, hư dối…
Khi người điên viết thì sẽ viết những gì mình nghĩ không hẳn là đúng, không chắc đã sai. Việc sai đúng bạn tự cân nhắc, đánh giá. Hơn nữa, nếu buộc người điên chịu trách nhiệm trước pháp luật thì việc cũng đáng buồn cười. Hiển nhiên người điên sẽ không ngại chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều quan trọng nhất là tôi sẽ có thể chuyển tải những gì rõ biết đến với mọi người một cách thẳng thắn, không né tránh. Tôi viết trên nguyên tắc chỉ thẳng, nói rõ những sai lầm với mong muốn đóng góp, xây dựng chứ không phải là việc đập phá, xóa bỏ,…
Tôi rồi cũng sẽ đi nên mong rằng mọi người khi đọc những phần viết tương hợp thì giữ lại đó có khi mai này xã hội sẽ có lúc cần đến. Tôi biết rằng có một số người đồng cảm với việc tôi đang làm. Tôi rất cảm ơn và trân trọng tình cảm đó. Thời gian ở lại tôi cũng không còn nhiều nên chỉ khi làm kẻ điên thì trong thời gian ngắn nhất tôi mới có thể chuyển tải phần nội dung đến với mọi người.
Xin mọi người hãy nhớ cho rằng “Những bài tôi viết không nhằm vào một cuộc đấu tranh mới nơi xã hội, một cuộc đấu tranh với máu và nước mắt”. Tôi chỉ mong đó là một cuộc đổi mới tư tưởng nơi nội tâm của mỗi con người. Thế thôi, tôi chỉ mong mọi người có thể cảm nhận được điều tôi muốn chuyển tải đến cho mỗi người để mỗi người tự biết giữ mình, sống tốt hơn. Nếu đã sống tốt rồi thì hãy sống tốt hơn nữa. Tránh rơi vào những cuộc đấu tranh, những vòng xoáy nghiệt ngã, khó chịu của cuộc sống. Còn đối với những thành phần cứng nhắc, cố chấp, bảo thủ thì nếu cần thiết tôi sẽ đối đầu và buộc họ sửa sai. Hãy để một mình tôi đối đầu! Thế là đủ.
Bạn hãy yên tâm chuyển tải nội dung tôi viết cho nhau nếu nhận thấy nội dung bài viết có ít giá trị. Có thể bạn chưa cần đến nhưng có thể cô bạn hàng xóm đang cần. Nhìn chung bài viết tôi không sai, hợp pháp thế nên bạn cứ an tâm truyền trao.
Dù rằng nội dung tôi viết không sai nhưng thật ra là đã sai vì nội dung bài viết vạch ra những cái sai của không ít người khi họ chưa chấp nhận đó là những sai lầm thực sự của họ.
Có ai là không sai khi tự trói mình trong những học thuyết, trong bộ ngành đang công tác, trong tầng lớp xã hội,…?
Ta thuộc thành phần chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự, y tế,… Thế nên việc ta làm phải có lợi cho cơ quan, tổ chức và trên cả là có lợi cho ta. Khi con người tự trói bản thân vào góc nhìn, tư duy, hạn hẹp thì xã hội cũng sẽ xây dựng trên nền tảng tự tư, tự lợi, ích kỷ như thế.
Tại sao Bác Hồ có thể làm một tấm gương vĩ đại như thế?
Bởi vì Bác sống cho tất cả. Thời thế lịch sử đã tạo ra một con người như thế. Bác không có riêng một gia đình thế nên Bác không bị trói cho lợi ích cá nhân, Bác sống cho tất cả vì Bác không thể sống cho riêng mình trong thời khắc lịch sử sống còn của đất nước.
Tôi rõ biết về Bác nên tôi thà không xem những bài viết ca ngợi Bác vì tôi biết Bác trân quý hơn những ngôn từ mà người đời nói về Bác. Hơn nữa, có lời khen thì sẽ có tiếng chê và đôi khi những lời khen vượt mức khiến Bác trở nên xa lạ, thần thánh. Ta thà giữ sự chân chất, trong sáng hình bóng Bác trong trái tim mình bằng vào việc không nghe người ta nói.
Nếu cho rằng vì Bác không có một gia đình riêng nên Bác toàn tâm, toàn ý lo cho dân tộc thì không ổn. Vì lẽ nếu điều kiện đó là chuẩn mực thì không lẽ những người đứng đầu đất nước đều không lập gia đình. Nếu thế thì người đứng đầu đất nước phải hy sinh rất lớn. Tôi nghĩ rằng “Thành phần lãnh đạo nào ít nhiều gì cũng muốn xây dựng một đất nước đẹp giàu”. Không cứ gì là đảng cộng sản hay đảng dân chủ, hay đảng cộng hòa, hay một đảng gì gì khác… Trong lòng họ đều có mong muốn xây dựng một đất nước cường thịnh, một chính đảng bền vững. Tuy nhiên, bối cảnh lịch sử và sự gắn kết của các thành phần, tầng lớp xã hội sẽ ảnh hưởng không ít đến việc điều hành và quản lý đất nước.
Rõ thật là không ít người trong thành phần lãnh đạo đều muốn xây dựng đất nước nhưng bằng vào giải pháp nào thì đó là điều mà giới chính trị mỗi nước đang mò mẫm đi tìm… Và hiển nhiên là giải pháp phát triển ở mỗi nước là không giống nhau.
Tôi chưa từng học một lớp học cảm tình đảng, tôi cũng chưa từng là một đoàn viên mẫu mực nhưng điều đó không thể nói rằng tôi không có một tình yêu quê hương, đất nước bởi lẽ trong tôi luôn mong rằng xã hội phát triển bền vững, hài hòa, mọi người ở mọi tầng lớp xã hội biết san sẻ giúp đỡ cùng nhau, mong mỏi đất nước luôn thái bình…
Tôi không muốn xem rất nhiều lần những chương trình ca ngợi về những ngày tháng hào hùng, những ca ngợi về đảng,…
Vì sao?
Vì tôi cũng có một đôi mắt nhìn đời.
Nếu lịch sử là những trang vàng thì hiện tại sẽ là gì?
Mọi sự so sánh chủ quan, phiến diện, thiếu tính tổng thể giữa hai thời đại đều sẽ chứa đựng ít nhiều sự khập khiễng, không đúng mực. Sự so sánh khiến tôi càng thêm mất niềm tin về sự hiểu biết của tự thân. Thà rằng tôi không biết về quá khứ, chấp nhận và đóng góp xây dựng thực tại.
Hơn nữa, con người không thể sống dựa vào quá khứ.
Một tấc non sông, một tấc máu.
Ai ơi! Có nghe chăng ngoài kia biển Đông đang dậy sóng, Hoàng Sa - Trường Sa đang thảm thiết réo gào? Ta có đau lòng chăng?
Nếu ta có tiếng nói nhằm góp phần mang Hoàng Sa - Trường Sa trở về đất mẹ thì ta sẽ cất tiếng nói, không tiếc tất cả máu xương trong thân thể ta. Nhưng nếu ta bị buộc “nhắm mắt xuôi tay” về vấn đề biển Đông thì mai này khi chiến tranh leo thang, ta sẽ không bao giờ đấu tranh, không rỏ 1 giọt máu vì giữ biển.
Bởi vì sao?
Bởi vì người ta đã giết tình yêu biển của ta trước đó và ta không thể đấu tranh vì những thứ không thuộc về ta. Nếu Hoàng Sa - Trường Sa thuộc về ta thì ta được quyền lên tiếng bảo vệ quyền lợi giữ biển, giữ đất cho nước nhà.
Nếu cho rằng ta hành xử như thế là sai thì những người cho rằng ta sai cứ hãy mặc tình xử trí, bắn giết ta…
Ta vẫn biết có không ít người trong giới lãnh đạo muốn xây dựng đất nước giàu đẹp nhưng họ đã bị giới hạn về sự hiểu biết và tầm nhìn. Không chỉ vậy họ còn bị giới hạn về lối mòn mà đất nước đang đi và ít nhiều gì họ cũng bị giới hạn về nhiệm kỳ có giới hạn.
Tôi thì lại khác. Tôi không chối bỏ cái hay, cái dở của Chủ Nghĩa Tư Bản và Xã Hội Chủ Nghĩa.
Nhưng tôi lại nghĩ rằng điều quan trọng không phải là thể chế chính trị nào mà là ở vấn đề giới lãnh đạo, giới chính trị có điều hành đất nước hướng đến người dân, vì người dân thực sự hay vì đỉnh cao quyền lực?
Những người trong giới lãnh đạo có xây dựng đất nước dựa vào tình người, vào sự hiểu biết của con người ở các thành phần xã hội hay ở các chế tài, án phạt, bằng vào sức mạnh quân đội, sự đè nén,…
Hiện nay, phần lớn thành phần lãnh đạo trên thế giới là những người ở độ tuổi U55 đến trên U60. Thành phần này có thừa kinh nghiệm nhưng cũng không tránh khỏi thiếu sự năng động, sự đổi mới, sự nhanh nhạy trong quản lý xã hội. Chính vì vậy, khả năng học hỏi, tư duy khó tránh khỏi lạc hậu so với tình hình thực tế.
Cùng với tính an toàn vai trò lãnh đạo, sự bảo đảm quyền thống trị và việc trói vào đường lối chính sách cũ thế nên không tránh khỏi tình cảnh “Một đứa trẻ đang lớn lại phải mặc mãi một chiếc áo của thời niên thiếu, thật vướng víu, chật chội và xã hội”. Đứa bé đó đang rất khó chịu muốn xé bỏ bộ cánh cũ, không vừa vặn. Nhưng giới hạn của giới U55 - > U60 đang còn trói vào quyền lợi chẳng thể chấp nhận buông tay cho đứa bé muốn thành người lớn. Những chế tài, án phạt, răn đe để kìm hãm sự lớn lên của đứa bé.
Liệu điều này có thể khiến đứa bé trở nên nhỏ lại?
E rằng thật là khó. Kết quả là cha con tương tàn, anh em trở mặt và xã hội sẽ rối ren, đời sống con người hỗn độn. Thành phần U55 -> U60 chẳng thể chuyển quyền lực cho giới trẻ hơn vì sự không yên tâm và một phần sợ bị mất quyền lợi. Trong vòng xoáy chủ nghĩa thực dụng ai lại chẳng vì mình, tôi vẫn rõ điều đó nên chẳng thể trách bất kỳ ai. Tôi chỉ có thể vẽ đường cho hươu chạy nếu không chạy trên đường tôi vẽ thì hươu cứ chạy loạn trong rừng. Nếu may mắn không bị thú ăn thịt giết chết thì cũng chạy loạn, đuối rồi chết. Còn bằng chạy trên đường tôi vẽ thì cũng lọt vào bẫy nhưng chí ít thì sẽ đảm bảo sự sống còn. Tôi sẽ đảm bảo sự sống còn, sống tốt hơn.
Điều đáng tiếc là từ lâu xã hội đã xây dựng lệch lạc. Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người, mươi năm nuôi phần người thành phần con,…”.
Xã hội hiện đang có không ít người tài nhưng thiếu bóng dáng người có đức.
Liệu ai có thể xây dựng, điều hành đất nước tốt trong bối cảnh mỗi mỗi con người đều co cụm trong lối sống thực dụng, ích kỷ, chỉ biết sống cho riêng mình?
Thật khó cho bất kỳ ai đứng ra nhận lấy vai trò đứng đầu đất nước cho dù họ rất tâm huyết nhưng nếu không có một tư duy hợp lý thì mọi cố gắng xây dựng không khéo đều sẽ gây ra đổ vỡ, rối loạn xã hội.
Con người đang sống ngày càng thực dụng, bất chấp những chế tài, hình luật không ngừng tăng lên nhưng con người ngày càng phạm pháp nhiều thêm, băng nhóm đâm thuê, chém mướn, cá độ, số đề, mại dâm, ma túy,… biến hóa thiên hình, vạn trạng. Mai này, người hiền lành luôn cảm thấy bất an khi đi ra đường do sợ thành phần bất hảo, sợ cả lực lượng an ninh “bắt nhầm”. Nhà tù sẽ được xây dựng nhiều lên và phải mất một lượng người không nhỏ để đứng ra canh giữ. Người lao động sẽ nuôi một bộ máy cồng kềnh xã hội, những người coi ngục và cả những kẻ ở tù. Đây không thể là cách xây dựng xã hội con người tiến đến văn minh, tiến bộ, hiểu biết, bác ái.
Vậy phải làm sao đây?
Tin rằng giới lãnh đạo không thể có giải pháp hoàn hảo cho vấn đề nhà tù và tội phạm. Lẽ nào thây kệ…
Tại sao xã hội lại xây dựng hướng đến một mục tiêu người lao động phải nuôi sống một lực lượng lớn những kẻ ăn không ngồi rồi và cả những người chờ chết sau song sắt?
Hơn 1 năm trước, tôi đã từng có ý định tham gia phong trào đưa 300 trí thức trẻ về vùng sâu, vùng xa làm phó chủ tịch xã. Khi tìm hiểu thì nhận ra ta đã già rồi, một chút thả lòng tôi nhận ra “Phong trào này khó thể khả thi, hiệu quả”.
Vì sao?
20 - 30 tuổi sẽ là cán bộ trẻ nhưng họ còn quá trẻ về nhận thức về cuộc sống, về khả năng quản lý,… Nếu có người lên đường lên những vùng sâu, vùng xa thì hẳn sẽ có 1 số người mang trong lòng 1 niềm thất vọng sâu kín nào đó, việc ra đi có thể còn nhằm mục đích “tìm quên”(Có thể xem như tôi suy bụng ta ra bụng người, có thể tôi kém cỏi nên nghĩ sai). Một số không hẳn có sự kiên định, đi xa rồi nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ người yêu,… rồi sẽ bỏ về. Số khác còn quá non trẻ đối với việc quản lý, nơi xứ lạ quê người khó tránh khỏi thiếu sự tự tin. Trong quá trình thâm nhập thực tế công việc, hòa nhập cộng đồng khó tránh khỏi 1 phút lạc lòng, không khéo sẽ làm hỏng cả một con người,… Thế nên, tính khả thi, hiệu quả của phong trào sẽ không cao. Nếu may mắn có 30% tri thức trẻ làm tốt cương vị tri thức hóa vùng sâu, vùng xa thì thật rất tốt. Nhưng 70% tri thức trẻ còn lại có làm phá hỏng hình tượng đảng, chính phủ, nhà nước,… trong lòng người dân với hình tượng nghiện ngập, sa đọa, thoái hóa tư cách đảng viên,…
Ôi! Không biết tại làm sao mà tôi cứ nhìn vào việc gì cũng chỉ thấy toàn là những hình ảnh tiêu cực, sai trái. Giá như ngày xưa tôi không đi học thì có lẽ tôi đã có 1 gia đình với 3, 4 đứa con nheo nhóc,…
Có lẽ tôi nói cũng không sai nhiều lắm. Giá như chủ nghĩa duy vật đừng vội vàng cố xóa bỏ chủ nghĩa duy tâm, chấp nhận và tìm hiểu thế giới tâm linh bằng góc nhìn tổng thể, khách quan dựa trên cơ sở khoa học, tư duy logic thì con người đã không rơi vào vòng xoáy của chủ nghĩa thực dụng. Khi đó, hẳn là tôi đã có góc nhìn về cuộc sống tươi đẹp, tích cực hơn… Nói là vậy. Nhưng tôi không phải là người đang sống trong những chuỗi ngày bi quan, tiêu cực. Nói chỉ là việc mở lòng mình và cởi trói cho người.
Nếu bạn nhận thấy những bài của tôi viết có ít nhiều điều đúng đắn thì bạn nên giữ lấy để thi thoảng xem lại. Bởi lẽ khi tôi không post bài nữa thì có thể trang blog này sẽ bị khóa. Đôi khi muốn xem lại bạn không biết sẽ tìm ở đâu? Còn nếu như bạn thấy việc làm đó không cần thiết thì xem như tôi nhiều lời vậy.
Thêm nữa, nếu bạn nhận ra những điểm sai nơi bài viết của tôi thì tôi mong nhận được sự góp ý nhằm tránh phạm phải những sai lầm gây nguy hại cho xã hội.

Cám ơn bạn cùng mọi người!
Vo uu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

FACEBOOK, MỘT CỖ MÁY NGHIỀN TIỀN?


Khi một nhà mạng ra đời, cái tiêu chí đầu tiên là phải cho biết giá cả trong mỗi chữ hoặc mỗi trang đăng tải hoặc mỗi GB...Tuy nhiên chưa thấy một dòng chữ nào của Nhà Mạng Facebook thông báo. (Hoặc có thể tôi chưa thấy?)

Tôi đã vội vã mở 3 trang ở mạng này bởi Yahoo đã chết & sẽ tiếp tục chết trên toàn cầu. Vậy mà chỉ mới có 6 ngày, tất nhiên có ngày chỉ mở để 
lướt trang vậy mà đã đốt của tôi 200.000 VND (tương đương 10$).

Với 200.000 VND, tôi đã phải bán ra tương đương 15kg gạo ngon, hoặc hơn 70 quả trứng gà? Thu nhập của tôi, một nông dân Việt Nam chưa Công nghiệp hóa công nghiệp hóa canh tác thì Facebook không còn là nơi để chúng tôi tụ họp.

Thiết nghĩ 70% người dân nước Việt sẽ cũng phải rời xa Facebook. Để mạng này chỉ giành riêng cho những ai thu nhập cao!

Kính chào & tạm biệt Facebook
Tôi chỉ có thể trở lại mạng Facebook khi nào cs giá cả hợp lý vơi chúng tôi!

FACEBOOK, A MONEY MACHINE GRINDINH!

When a network was born , the first criterion is a must for every word bioeets price per page or per GB uploaded or not ... But that 's a line at the Network Faebook notice .

I rushed to open 3 sites in this network because Yahoo has died & will continue to die around the globe . Yet there are only 6 days only course open to surf on sites that had burned my 200,000 VND (average $ 10 ) .With 200,000 VND , I had to sell 15kg of delicious rice equivalent , or more than 70 chicken eggs ?

With an income of farmers like us, Facebook is no longer a place for us to gather .
Design thinking 70 % of Vietnamese nationals will also have to leave Facebook . To this website dedicated to those high income !

Hail & farewell to Facebook
I can only return when cs Facebook reasonable prices with us!


Phần nhận xét hiển thị trên trang