Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Không phải lần đầu


trong tâm bão...

Từ tối qua đến sáng nay, nghe báo bão liên tục trên các phương tiện truyền thông. Sáng vào FB nhìn những tấm ảnh ghi vội của người bạn ở Đà Nẵng, tâm bão, đã thấy sợ hãi. Trưa nay coi một phóng sự ảnh về bão trên TV, mới thấy hết mức độ kinh hoàng của cơn bão dữ!

Hình ảnh phường Liên Chiễu Đà Nẵng cây cối gãy đổ ngổn ngang, nhà cửa tốc mái... Rồi huyện Duy Xuyên mức độ bị tàn phá không kém, ngay cả Hội An cũng đang lao đao... Không biết những người bạn mình ở ngay thành phố, ở Duy Xuyên như thế nào nữa, vì nghe nói không thể liên lạc được và điện thoại mình lại bị hư tuần trước...









May mà thiệt hại về nhân mạng cũng ít nhờ có sự chuẩn bị kỹ càng của người dân và chính quyền. Bà con chen chúc ở những nơi trú bão, gương mặt lo lắng, phờ phạc. Trẻ con nheo nhóc bám theo cha mẹ, không còn nụ cười... Những hộp cơm tạm bợ qua ngày bão làm ta nhói lòng. Dù sao vẫn còn được bình an!

Vậy mà nơi ta ở trời vẫn nắng đẹp, biển chỉ gợn sóng, và gió nhẹ thổi vi vút hàng dương xanh... Đôi khi ta thấy ông trời thật bất công, như thể tiện tay làm cuộc chơi ngông, nơi này nắng hanh, nơi kia bão tố... Đi ngang quán cafe vẫn đông chật những người nhàn rỗi, vẫn an nhàn người tắm biển mỗi sáng sớm nói cười như không có gì xảy ra ngoài kia...

Bạn ta bảo như thế mới là cuộc đời, luôn là những cái tréo ngoe, cực kỳ vô lý! Bạn còn bảo ta đa đoan. Ừ thì đa đoan, dù biết rằng chẳng thể lo khắp hết chuyện đời, chuyện người. Dù biết rằng có lo cũng chẳng thể thay đổi được gì, nhưng làm sao thản nhiên cười nói khi mắt nhìn thảm cảnh của người...

Chỉ biết thầm cầu mong mọi người được bình yên, những đổ nát sớm được khắc phục, và cuộc sống mau trở lại bình thường. Để cô giáo Duy Xuyên mỗi ngày áo dài lụa thướt tha lên lớp, vẫn nụ cười sáng cả lớp học, sáng cả ánh mắt đám học trò nhỏ của cô... Để người anh lâu ngày về thăm Đà Nẵng có được những ngày thong dong dạo quanh phố thị với máy ảnh trên tay, chộp được những pô ưng ý...

Những mong ước ấy liệu có quá đáng lắm không, hở ông trời!




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Lãng đầu bò nói láo, xem ra có tý lý củ giềng:

DI SẢN NÀO CỦA TƯỚNG GIÁP?



Sự kiện quan trọng nhất đối với người Việt Nam trong những ngày qua chính là tang lễ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Vừa qua lần sinh nhật thứ 103, ông là người sống vắt ngang hai thế kỷ, một tuổi thọ hiếm thấy với danh tiếng lan rộng trên khắp thế giới. Tên tuổi của ông được báo chí quốc tế đặt ở vị trí trang trọng không kém những sự kiện nổi bật đang diễn ra. Điều đó khẳng định vị thế của ông với tư cách một vĩ nhân, không phải chỉ của người Việt Nam, mà là còn của lịch sử nhân loại.

Trong những ngày này nhiều tranh luận dấy lên về công nghiệp của ông. Nhiều lời ca ngợi ông như một vị tướng kiệt xuất. Một sự thật lịch sử. Nhiều ý kiến khác muốn làm lu mờ ông khi nhắc đến cái chết của hàng triệu người lính trong suốt 30 năm chiến tranh. Nhưng dù muốn dù không, không ai có thể phủ nhận thực tiễn ông đã chỉ huy một đội quân trang bị thiếu thốn hàng nghìn lần so với những quân trộng hùng mạnh mà ông và những người lính của mình đã đánh bại. Một so sánh nực cười khi nói đến tổn thất nhân mạng mà không nhìn vào thực tế chênh lệch về trang bị và khí tài của hai bên tham chiến. Anh Lãng sẽ không tốn thời gian để bàn luận nhiều về một sự thật có tính hiển nhiên này.

Hãy nhìn ảnh hưởng của Tướng Giáp, từ những góc nhìn không có gì liên quan đến ông, những số phận tưởng chừng ông chẳng bao giờ có ảnh hưởng. Chiều ngày 9/10 khi ngồi tại nhà hàng gần Vivo city, Singapore, ang Lãng nghe bàn bên có một thằng Mã lai, một thằng Angiery và hai thằng gốc Hoa tán phét với nhau, rất ngạc nhiên là câu chuyện cũng bàn về tướng Giáp. Và theo một thằng Hoa thì ông Giáp chọn đặt mộ tại vùng biển miền Trung là có thâm ý sâu xa về phong thuỷ, thậm chí có liên quan đến vấn đề chủ quyền trong vùng biển Đông. Nghe loáng thoáng vì bọn này nói tiếng Anh khó nghe, hơn nữa kỹ năng ngoại ngữ của anh cũng tồi nốt, nhưng rõ ràng, cụ Giáp có một ảnh hưởng lớn không phải chỉ riêng đối với người Việt.

Nhân nhắc đến câu chuyện về nơi an táng cụ Giáp, anh lại nhớ đến di chúc của ông Hồ, theo đó ông mong ước tro cốt mình được chia làm ba phần, chọn an táng ở ba ngọn đồi đẹp ba miền Bắc, Trung, Nam. Một di chúc đầy ẩn ý về tâm linh và đoàn kết dân tộc. Di chúc ấy chưa bao giờ được thực hiện và phần thân xác của ông, một vĩ nhân kiệt xuất, vẫn ngày ngày được tẩm ướp hoá chất để nằm lặng lẽ với thời gian trên quảng trường Ba Đình. Nếu chúng ta hiểu cái chết là sự khởi đầu cho sự tái sinh, thì đây là một cực hình đày đoạ khiến ông không siêu thoát, cũng đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam mất đi cơ hội tái sinh cho một vĩ nhân kiệt xuất. Dù sao đây là một vấn đề thuộc phạm trù tâm linh. Cá nhân anh Lãng luôn mong muốn, một ngày nào đó di chúc của ông Hồ sẽ được thực thi, và Lăng Hồ Chí Minh thay vì bảo quản một thi hài bị rút nội tạng được tẩm hoá chất nằm đày đoạ với thời gian, sẽ là một tượng vàng thật lớn để bày tỏ lòng trân trọng của hậu thế, nhưng để ông Hồ có cơ hội tái sinh. Biết đâu, lịch sử nhờ đó sẽ khác?

Một may mắn lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, di chúc của ông được tôn trọng, và chính quyền hiện nay chấp thuận theo mong muốn của ông, đưa di hài của Đại tướng về an táng tại Quảng Bình, thay vì việc nhét ông vào Mai Dịch, nơi an táng dành riêng cho những viên chức cấp cao. Một nơi vốn từ lâu người Việt chẳng mấy đoái hoài và đi qua cũng chẳng bao giờ thèm liếc mắt. Chắc chắn Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chẳng thể vui nếu ông nằm cạnh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đoàn Khuê ... Và cũng chẳng người Việt Nam yêu mến Đại tướng muốn vị anh hùng dân tộc cuối cùng trong thời đại của ông phải nằm cạnh những người họ chẳng hề kính trọng. Từ những thông tin trên mạng, một vùng núi giáp biển tuyệt đẹp, nhìn ra biển Đông, được gọi là Vũng Chùa sẽ là nơi an giấc ngàn thu của Đại tướng. Chắc chắn rằng Võ Đại tướng, một người có hiểu biết uyên thâm, sống lặng lẽ suốt 30 năm sau hào quang chiến thắng, mọi quyền bính bị tước bỏ nhưng vẫn giữ cái đạo làm người của người quân tử, có thâm ý riêng của mình khi chọn mảnh đất này. Ông sống lặng lẽ nhưng chưa bao giờ thôi quan tâm đến tình hình đất nước. Những năm cuối đời, ông gửi nhiều bức thư góp ý về nhiều chính sách lớn cho quốc gia. Chính phủ chưa bao giờ nghe ông, nhưng nhân dân và lịch sử ghi nhận tất cả. Cuộc đời của đại tướng Võ Nguyên Giáp là một minh chứng sống cho luật nhân quả. Đám tang của ông trở thành một sự kiện tầm vóc quốc tế với sự kính trọng của hàng triệu người Việt. Chắc chắn là hầu hết quan chức Việt Nam hiện nay, cũng như mọi đối thủ chính trị từng cố muốn xoá tên ông, không thể ngờ được rằng ảnh hưởng của ông đối với lịch sử và người dân lớn đến mức ấy. Trong hàng triệu người tiễn đưa Võ Đại tướng, có những người lính già vẫn sống trong ký ức và cái bóng của thời gian, nhưng cũng có vô số những người trẻ tuổi sinh ra sau chiến tranh, lớn lên trong bối cảnh tên Đại tướng bị cố ý xoá mờ trong rất nhiều sự kiện, và gồm cả những kẻ thủ đoạn, lạnh lùng như anh Lãng. Đây chính là một phần di sản của Đại tướng Võ nguyên Giáp đối với lịch sử và hậu thế. Một di sản sâu sắc về quy luật nhân quả đối với những nhân vật đi qua thời gian và ghi dấu ấn của mình vào lịch sử.

Muốn đánh giá về di sản của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, cần cắt nghĩa tại sao hàng triệu người Việt Nam lại tự nguyện tiễn đưa ông, điều chắc chắn họ đã và sẽ không làm trong đám tang nhiều ông tai to khác chết trước và sau ông về sau này. Theo anh, Có hai di sản chính mà Đại tướng để lại cho hậu thế. Thế giới biết đến ông với vai trò của một danh tướng. Qua những thông tin lan rộng trên báo chí quốc tế, có thể thấy rằng ông là một danh tướng kiệt xuất trong lịch sử. Võ công của ông không chỉ đem lại độc lập cho dân tộc Việt Nam, mà còn cho nhiều dân tộc khác nữa từ Á sang Phi và Mỹ Latinh. Người Việt khóc thương ông trong niềm kính trọng, cũng giống như họ đã kính trọng, biết ơn và sau đó là thần thánh hoá các danh tướng trong lịch sử vệ quốc, giống như danh tướng Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt và nhiều vị tiền nhân dựng nước khác. Nhưng còn có một lý do khác, người Việt khóc tiễn đưa ông, vì với họ, ông là phần lương tri cuối cùng còn sót lại trong thế hệ của mình. Sự ra đi của ông, đối lập với sự tồn tại và vinh thân phì gia của một hệ thống toàn trị vô đạo đức đang bóp cổ dân đen, càng khiến người Việt thấy nuối tiếc. Khóc cho ông, cũng đồng thời khóc cho sự cơ cực của người Việt trong bối cảnh đạo đức ngả nghiêng trong xã hội hiện nay. Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sẽ khiến hầu hết người Việt có tri thức và hiểu biết phải bật ra câu hỏi: Họ và con cháu họ sẽ phải tiếp tục sống trong một xã hội mà sự thối nát và bất công lan rộng này đến bao giờ. Theo anh Lãng, đây là một di sản lớn mà sự ra đi của Đại tướng để lại cho tương lai của dân tộc Việt Nam, dù ảnh hưởng của nó đến mức nào sẽ vẫn là một câu hỏi ngỏ.

Trong đám quan chức đông nghẹt đứng trong tang lễ của ông, chắc chắn không ít sẽ phải giật mình khi nghiệm chứng về luật nhân quả. Có bao nhiêu trong số họ sẽ được dù chỉ một phần triệu số người thương tiếc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tiễn đưa, hay sẽ có vô số người muốn đái lên mồ họ? Sự thức tỉnh về lương tri và sự lo sợ cho cái giá phải trả theo luật nhân quả chắc chắn sẽ là một ám ảnh với không ít trong đám người này.

Một nhân vật lịch sử lớn ra đi bao giờ cũng để lại sau lưng mình nhiều di sản. Một số do họ tự tay tạo nên khi còn sống, nhưng riêng với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, di sản của ông chắc chắn sẽ còn là cả ảnh hưởng xã hội mà sự ra đi của ông đã xới lên mà rồi đây sẽ phản ánh vào những biến thiên của lịch sử. Đối với người Việt Nam, ông không chỉ để lại nỗi tiếc thương, mà còn cả những câu hỏi về đạo đức và lương tri, về một cuộc sống tốt đẹp đáng ra người Việt Nam cần phải có. Đây có lẽ mới là phần chính trong di sản của Đại Tướng mà hiện tại vẫn chưa thể định lượng bằng các thang đo.

Anh Lãng về kịp viếng tang cụ Giáp trong ngày 10 tại nhà riêng 30 Hoàng Diệu. Anh không xếp hàng mà vào bằng thủ đoạn sau khi đi thẳng từ sân bay (anh xin lỗi hàng vạn đồng bào đứng xếp hàng mà nhiều trong số họ rồi sẽ không được vào vì hết giờ và xin nhận lỗi vì sự thủ đoạn không bao giờ cai được của anh). Trong dòng người đứng lặng lẽ hai bên đường sáng nay cũng có anh, đây là lần duy nhất trong nhiều năm, anh sống với tình cảm thật lòng vì một người không cùng huyết thống.@ bài của thằng Lãng đầu bò, em anh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Gương xấu” không giấu lại còn phô

(PL&XH) - Trong nền kinh tế thị trường với sự pha trộn của nhiều luồng văn hóa ảnh hưởng đến cách sống, cách định hướng của thế hệ trẻ, không thể không thừa nhận rằng, có những “điểm tối” mà chúng ta chưa thể khắc phục được.

Buồn thay, có những người tự cho mình là nổi tiếng đã chọn cách nghĩ, những hành động hưởng thụ rất đáng chê trách làm ảnh hưởng đến những người trẻ kế cận. Và cũng đáng trách thay, khi cả truyền thông và một số người làm giáo dục lại mơ hồ về tính định hướng, khi đem những chuyện “không hay ho gì” của showbiz Việt vào đề Văn trong nhà trường.
“Bà Tưng”, Angela Phương Trinh, Ngọc Trinh là những “gương xấu” cho giới trẻ.     Ảnh: TL

“Vết đen” của showbiz vào đề thi học sinh giỏi

Những ngày qua, dư luận đang có tranh cãi về chuyện  đề thi chọn học sinh giỏi môn Văn của TP Hải Phòng liên quan đến hai nhân vật vốn không ít “thị phi” của showbiz Việt: “Bà Tưng” (Lê Thị Huyền Anh) và Ngọc Trinh. 

Cụ thể, đề thi thuộc phần nghị luận xã hội 3 điểm, có nội dung như sau: “Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng: “Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?”. Mới đây cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh “Bà Tưng”) khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn: “Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền!”. Từ những hiện tượng trên, anh/chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: “Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ”.

Trước tiên, bàn về góc độ giáo dục, GS Văn Như Cương rất gay gắt khi nói về đề thi này. Theo GS Cương, đề thi này là không phổ cập và phi giáo dục, bởi nội dung đề thi không hướng tới tất cả đối tượng dự thi. Đâu phải tất cả các em học sinh đều biết về hai nhân vật Ngọc Trinh và “Bà Tưng”. Mặc dù những bài viết về Ngọc Trinh và “Bà Tưng” khá thu hút giới trẻ, song không phải ai cũng quan tâm tới hai nhân vật này, thậm chí có những bạn trẻ vẫn không biết “Bà Tưng” là ai. Trong khi đó, để có thể bình luận về một hiện tượng, một câu nói thì phải biết sâu về nó. Tại sao lại PR cho hai nhân vật không tiêu biểu này và đòi hỏi học sinh phải quan tâm tới họ?

Xét kỹ hơn về mối liên hệ trong đề thi, có thể thấy ngay khoảng “hở” từ những khái niệm không liên quan gì đến nhau của đề thi. GS Hà Minh Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, nói: “Trong đề thi cũng thể hiện những yếu tố bất ổn, như hai khái niệm “tiến bộ xã hội” và “ước mơ đại gia của cô gái trẻ” không khớp nối, không đi liền với nhau. Nhiều người dễ hiểu nhầm đề thi đánh đồng các cô gái trẻ có ước mơ đại gia là một tiến bộ xã hội”. 

Những năm trở lại đây, việc ra đề Văn “mở” về những vấn đề “nóng” đang được xã hội quan tâm áp dụng để làm giảm những khô khan của môn Văn, khơi gợi khả năng sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên, đề Văn “mở” cũng rất cần kiến thức chuyên môn vững vàng của người ra đề để có tính giáo dục và định hướng nhưng không bị lệch về lý thuyết suông, không mang tính áp đặt. Cô giáo Đặng Nguyệt Anh, giáo viên Văn trường Hà Nội – Amsterdam từng chia sẻ: Khi ra đề cho học sinh cấp THPT, cô từng có những đề mở rất ngắn như: Hãy viết bài văn nghị luận về chủ đề liên quan đến đời sống văn hóa, xã hội: “Hoa hậu có cần tốt nghiệp THPT?”, “Bàn về đồng phục học đường”, “Tại sao không?”, “Phải chăng tôi đã sai?”… Đó là các đề gợi suy nghĩ và nâng cao ý thức, trách nhiệm cho học sinh.

Những nhân vật được đưa vào đề thi tất nhiên phải có chọn lọc, không thể tùy tiện. Thường là những tấm gương quả cảm, có đóng góp và sự hi sinh trong cuộc sống. Nếu là những người nổi tiếng trong showbiz thế giới hay trong nước thì họ phải có hành động ý nghĩa nào đó trong cuộc sống. 

Trong trường hợp này, “Bà Tưng” và Ngọc Trinh là ai? Là những cô nàng của  showbiz nhưng không nhiều tài năng, lắm chiêu trò và có những suy nghĩ lệch lạc. Ngọc Trinh bỏ dở con đường học hành, thừa nhận sống dựa vào bạn trai – một hiện tượng “sống bám” mà trong trường phổ thông chúng ta lên án. Là người mẫu nhưng không có kết quả gì đáng nổi bật ngoài việc chăm chỉ đi dự sự kiện. “Bà Tưng” lại dùng chiêu trò “sốc” để dấn thân vào showbiz, hết khoe thân, phát ngôn bừa bãi ngày 27-7, cô gái này lại bị cấm biểu diễn trên toàn quốc. Khi không còn chiêu trò trên các sàn diễn là quán bar, vũ trường thì lại mang chiêu phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt ra để hút comment và sự quan tâm của những người trẻ thích a dua đồng thời lợi dụng một số cơ quan truyền thông thích chạy theo tin câu khách để tên tuổi vẫn được “hâm nóng”. 

Đừng cổ vũ cho văn hóa hưởng thụ 

Ở một góc độ nào đó, sự vào cuộc của truyền thông với nhan nhản các tin kiểu như: Ngọc Trinh đổi xe mới, mua túi giá nửa tỷ đồng… đã khiến không ít người hoang mang về những ảnh hưởng của tin tức như vậy lên một bộ phận người trẻ vốn học hỏi rất nhanh nhưng lại chưa được dạy kỹ năng để phân biệt đúng-sai, tốt - xấu. 

Ngày nay, học trò đi học đã có điều kiện về vật chất hơn đối với thế hệ 7X, 8X trước kia. Cơ hội để các em tiếp cận với thông tin trên mạng xã hội và thông tin từ các trang điện tử cũng nhiều hơn khi có sự hỗ trợ của ĐTDĐ, máy tính… Vì vậy, tin dù ở góc độ nào (tốt hay không tốt) cũng ngay lập tức được các em tiếp xúc rất nhanh. 

Nhà tâm lý Võ Thanh Giang từng chia sẻ: “Giới trẻ hiện nay thiếu định hướng sống, hệ thống các giá trị chuẩn mực chưa đủ, những giá trị cơ bản ít, thì việc họ ảnh hưởng từ những phát ngôn của “sao” là điều dễ hiểu. Điều đáng tiếc, họ không nhận thức được đó là sai”. 

TS Vũ Thu Hương cũng cho rằng: "Cuộc sống giàu sang nhanh chóng khiến nhiều bạn trẻ tìm mọi cách để thành “sao”. Nhưng để nỗ lực như Mỹ Linh, Hồng Nhưng, Mỹ Tâm..., không phải ai cũng có thể làm được. Còn “sao” nổi lên do chiêu trò, không nỗ lực, lại được xuất hiện liên tục, tác động lên giới trẻ không ít, gây lệch lạc cho xã hội. Đã đến lúc cần có sự phân biệt cấp độ các ngôi “sao”, tôn vinh đúng mực để những phát ngôn của “sao” có tầm ảnh hưởng đúng như giá trị đích thực của họ".

Trong showbiz hiện nay đúng là không có một quy định nào, phân định thứ bậc của các “sao” làm việc chân chính đến ngôi “sao” nổi tiếng chỉ bằng hình thể và phát ngôn gây sốc. Sự có mặt của những ngôi sao nổi tiếng nhờ hình thể, scandal lại xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo và được quảng cáo với cát xê dự sự kiện hàng nghìn USD, cuộc sống xa hoa với hàng loạt xe đưa, xe đón, váy áo đồ hiệu được phủ từ đầu đến chân - sự “bát nháo” và trọng các giá trị bề nổi, thiên về vật chất đó đã khiến không ít cô cậu học trò chỉ chăm chú nghĩ về “giàu”, “nổi tiếng” thay vì cố gắng học hành. Vào các trang mạng đang được giới trẻ yêu thích hiện nay như kênh 14.vn, ione.net thì các comment kiểu như: “Chân dài bạc tỷ, làm sao để giàu nhỉ? Em có tiền em có quyền…” nhan nhản. Và có không ít bạn trẻ chẳng ngại ngầ̀n cổ vũ, bảo vệ lối sống hưởng thụ, lớn tiếng “ném đá” những quan niệm trái ngược với bản thân mình. 

“Bà Tưng” cũng là kết quả của một lối suy nghĩ lệch lạc từ việc mong muốn hưởng thụ ấy. Cô gái quê ở Nghệ An này vì muốn nổi tiếng đã không từ “thủ đoạn” khoe thân thể của mình, có những hành động quá ngông như ngậm bao cao su, không mặc áo ngực khi đến trường… và đáng buồn thay cô lại tiếp tục trở thành người cổ vũ cho lối sống muốn gây chú ý để được hưởng thụ đó. Nhiều cô gái đã bắt chiếc “Bà Tưng”, quay video clip và phát ngôn theo kiểu “ngớ ngẩn” để được chú ý, dù là bị nhận về nhiều “gạch đá” cũng chấp nhận. 

Nhiều nghiên cứu bởi các tổ chức khoa học và tâm lý nước ngoài đã chỉ ra rằng giới trẻ (đặc biệt những người tuổi teen) dễ bị ảnh hưởng xấu bởi các “sao” khi: Học đòi hút thuốc, ăn mặc sexy, học đòi các thói quen xấu… Vì vậy, với những cô gái được cho là “gương xấu” và còn quá nhiều tranh cãi trong lối sống, trong cách phát ngôn thì tốt nhất nên tách họ ra khỏi văn hóa học đường. Showbiz lẫn lộn giữa các giá trị tốt xấu không nên ảnh hưởng đến các em, có nhiều đề Văn hay để đả kích lối sống hưởng thụ, sao lại lấy những nhân vật có vấn đề về “đạo đức” ra để gợi mở.
Nam Dương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ Trại giam số 5 Bộ Công an, Yên Định Thanh Hóa, Ts Cù Huy Hà Vũ đã viết thư gửi bác Đặng Bích Hà vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Thanh Hoá ngày 8/10/2013
Kính gửi: Bác Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, số nhà 30 Hoàng Diệu – Hà Nội.
_ảnh
Được tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp – bác Văn đã từ trần hồi 18g09′ ngày 4/10/2013, cháu vô cùng bàng hoàng và đã khóc trước bức ảnh chụp Đại tướng với gia đình nhỏ của cháu (Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Thị Dương Hà, Cù Huy Xuân Đức, Cù Huy Xuân Hiếu) như vừa mất một người thân yêu nhất.  Đại tướng Võ Nguyên Giáp là anh hùng dân tộc của Việt Nam, một trong những bộ óc lỗi lạc nhất của mọi thời đại. Những sự thật ấy đã vang lên trên khắp Việt Nam và thế giới từ 6 thập kỷ nay và chắc chắn sẽ dội mãi cho đến muôn đời. Bố cháu, nhà thơ Huy Cận, đồng Bộ trưởng trong Chính phủ khai quốc – Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 2/9/1945 do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch và là người bạn đầy quý trọng của bác Văn đã nói: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại tướng đại tài!”.
cpltNhà thơ Huy Cận (hàng hai, thứ ba từ trái sang, ngay sau lưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp )
Về phần cháu, Cù Huy Hà Vũ bằng những bức trực hoạ Đại tướng – bài viết “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chân dung một huyền thoại” đăng trên báo chí nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điên Biên Phủ – “Kiến nghị tấn phong hàm nguyên soái Việt Nam” gửi Quốc hội 2010 nhân dịp Đại tướng bước sang tuổi 100, cháu tin rằng mình đã làm những điều đúng đắn nhất!
Vận nước rồi sẽ đổi thay, nhưng sự nghiệp chói lọi vì độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ sống mãi trong những thời khắc đau thương lịch sử này.
Xin bác Đặng Bích Hà và toàn thể gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận từ cháu, Cù Huy Hà Vũ những lời chia buồn thống thiết và trang trọng nhất!
Cháu nhờ vợ cháu, Ls Nguyễn Thị Dương Hà chuyển đến bác Bích Hà thư này.

Cháu Cù Huy Hà Vũ đã viết từ B11 – K3 – Trại giam số 5 – Bộ Công an – Yên Định – Thanh Hoá.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có những truyện ngắn khác..


BÊN TRỜI HOA CHẨU NỞ - HỒ MINH DŨNG -
(

BÊN TRỜI HOA CHẨU NỞ


  

  

Trong tù, anh Hoàng Vân chỉ làm một việc duy nhất: đổ phân người.
Tuy công viêc gọi là thấp hèn, cũng qua một cuộc họp bình chọn cam go của anh em đồng cảnh ngộ, có sự phê chuẩn của cán bộ quản giáo. 

Với anh em, anh là người đàng hoàng, mạnh khỏe, nỗ lực trong mọi công tác, không nề hà lánh nặng tìm nhẹ, nín thở qua sông. Với quản giáo, anh là phạm nhân chưa có một biểu hiện đáng ngờ vực, trong những lá thư gửi về thăm vợ con ở Sài Gịn, khi kiểm duyệt, vẫn thấy anh có quyết tâm học tập, tha thiết một ngày về đoàn viên. Hơn thế, anh có một người cô ruột là cán bộ cao cấp trong ngành nông nghiệp. Giao cho anh công việc “tự giác” nầy là tạm... ổn.
Trại giam Vĩnh Quang do bộ Nội Vụ quản lý, nằm nép mình dưới sườn đồi hẻo lánh. Quanh năm có sương mù bao phủ. Cảnh sắc lúc nào cũng tiêu điều, buồn bã. Ngoài chính trị phạm tiếp nhận từ các trại quân đội sau năm 1975, còn giam giữ hàng trăm tội phạm hình sự nhiều nơi gom về. Họ toàn là những con người xác xơ, ngơ ngáo bị hoàn cảnh lùa vào con đường hoạn nạn, sống khắc khoải, lưng chừng giữa biên giới thiện ác, không biết đời mình rồi sẽ kết thúc ra sao. Nhưng họ bày tỏ mối thân thiện ngay khi đám sĩ quan chế độ cũ lúc sa cơ đến đây, có thể là rước bớt hay chia bớt cho họ những địn hiểm nghèo, ác liệt, lại có thêm những người bạn đồng hành hào phóng, đa tài. Cục diện đã thay đổi, nhưng âm hưởng hào quang ngày nào vẫn còn đó. 
Khi Hoàng Vân đẩy thùng phi phân người ngang qua trước cửa khu giam biệt lập, có hàng chục người già trẻ, ló đầu ra đón mừng hồ hởi, có kẻ quăng ra cho anh một bao thuốc lào Vĩnh Bảo, có kẻ liệng cho anh vài điếu thuốc lá Sông Cầu... gọi là chút tình nghĩa bất phân ly lúc chim lồng cá chậu. Có kẻ, không kềm được nỗi ấm ức lâu ngày, cất tiếng: “Đại bàng miền Nam ơi, cánh mới sụm thôi, chưa gãy lìa đâu nhé. To gan lên, sau cơn mưa trời lại sáng choang đó.”
Người khác, mái tóc đã hoa râm, nồng nhiệt chen vào: “Một mai kia, trời có lật, đất có nghiêng về phía mình, các anh đi trước, có chúng tôi theo sau, nhé.”
Về sau, khi có lệnh ban giám thị cấm không cho ra đứng cửa liên hệ nữa, bọn họ lại đục thủng bức tường gạch một lỗ vừa cái đầu người chui ra, chờ anh đi qua, thập thò bắn tiếng: “May tạm cái khẩu trang bịt mũi miệng. Ở đây tọa bệnh, chỉ có ông trời cứu.”
Một đứa khác, mặt còn non choẹt, đứng tên vai bạn, nhú đầu lên khỏi bức tường, nói theo: “Hôm nào chị trong ra, nhớ cho bọn bên nầy gửi lời thăm và có chi cho hưởng chút xái, đừng quên nghe anh.”
Công việc của anh làm không lấy gì phức tạp. Chiều hôm trước đã có trực buồng các đội lấy phân trong cầu tiêu ra đổ vào thùng để bên hông hội trường, chỉ cần cán bộ an ninh trại khám qua coi có kẻ nào liều mạng chui vào đó để trốn trại không, là giao cho anh, anh chỉ việc cầm hai cái cần xe cải tiến có bốn bánh bằng gỗ đẩy đi.
Phân người tù, trong một chế độ ăn uống khắc nghiệt, chia sẻ rất mật thiết với “hoàn cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn vì tàn dư của chế độ cũ để lại” không lấy gì phức tạp, không gây vất vả nhiều cho anh, chỉ có cái việc hủy nó đi mới nan giải.
Trước đây, khi người tù hình sự đảm trách, chỉ việc đẩy xe ra khỏi đồi chè trục xuống là xong, vài giờ sau  từng bầy chim mỏ nhọn lông đen, không biết từ đâu kéo về cắn xé, giành giật kêu chí chóe. Từ khi phái đoàn công an tỉnh sở tại về điều nghiên, thấy khu ruộng lúa phía trước trại còi cọt, không đủ thóc gạo cải thiện bữa ăn cho đám vợ con cán bộ ở khu gia binh bên hông trại, nên đưa ra nhiều kế hoạch cụ thể, trong ấy có phương pháp cổ điển, đốt phân người thành tro rải xuống ruộng. Hoàng Vân là  người  tù  duy  nhất  được  mang  theo  hộp quẹt trong túi để làm nhiệm vụ đó.
Công việc nầy về sau gây cho anh nhiều vất vả, vốn tính kiên nhẫn, chịu đựng bền bỉ anh cũng lắm phen chùn bước. Nếu phân người được phơi phóng vài ba hôm thì khỏi mất thì giờ nhen nhóm. Nhưng phơi như thế lại mất hai người tù canh chim, biết đâu họ lợi dụng kẽ hở nầy để “khước từ” cải tạo. Mà đâu có phải chỉ có chim ban ngày, ban đêm còn có biết bao sinh vật cần đến cặn bã nầy, lớn như chồn cáo, nhỏ như bọ hung, bọ rầy...
Hôm nhóm bếp đầu tiên, cán bộ quản giáo ân cần nói với anh: “Điều cốt nhất là phải ngồi trên gió, nghe anh Vân. Hơi độc của khói nầy được ban nghiên cứu nông nghiệp trung ương đánh giá là, có tác dụng làm tổn thương hệ thống thần kinh động vật khi tiếp cận, giống như chất hóa học màu da cam mà đế quốc Mỹ đã sử dụng ở chiến trường. Phân người, xét cho cùng, không có gì đáng ngại, ngoài chất độc hữu cơ của nó. Xã hội mới, không đánh giá hồ đồ việc làm của từng cá nhân, coi trọng thực chất hơn là từ ngữ bề ngoài. Ráng lên anh Vân, mùa đông đến, trời năng mưa, khí hậu ẩm ướt lại cần thiện chí của anh. Kỳ họp đến, tôi sẽ đạo đạt lên ban giám thị cho anh hưởng mức ăn A, lại bồi dưỡng thêm cho anh mỗi tuần nửa ký sắn tươi đã vạt sạch đầu đuôi, hay hai trăm gam sắn khô chưa ngâm nước. Lúc nào vợ ra, tôi sẽ trình lên ‘khung’ cho anh ra thăm bốn mươi tám tiếng, nhé.”
Khi nhận số sắn thêm nầy, Hoàng Vân đem hết cho anh em trong đội đang đói kiệt sức. Còn anh, một cơ thể to lớn, làm việc cực nhọc cũng cần yểm trợ, thì đã có bếp lửa bên cạnh, chỉ đi một vòng giữa đồi núi trung du nầy là có củ mài, gốc chuối rừng, rau dệu, rau tàu bay, bắc gô lên là xong.        
Điều làm cho anh khó xử bộc phát sau nầy là, phải tìm ra một phương cách hợp tình hợp lý để đối xử với đám vợ con trong khu gia đình tập thể, thường ra đây la cà, vòi vĩnh xin một ít tro phân về bón hoa màu.
Lúc nào ra, họ cũng vác bộ mặt rầu rầu như vừa rời khỏi đám tang, kèm theo những lời thành khẩn, dịu ngọt, o bế. Có chị mang biếu anh vài viên thuốc ky ninh phòng khi sốt rét, có bác nhân dịp lên lễ đền Hùng đem về tặng anh một vài viên cuội nhẵn bóng gọi là món quà tưởng nhớ tiền nhân. Có anh, trước đây trong đội phòng không, nay điều về coi tù mang đến tặng một miếng inox bằng bàn tay lấy từ thân máy bay B52 bắn rớt, để anh chạm khắc làm vật kỷ niệm ở tù. Đáng nhớ nhất là có mấy em bé bỏ học đến mách nhỏ vào tai anh, nghe thiên hạ bàn tán xôn xao về các lực lượng Phục Quốc trong Nam nổi lên như kiến cỏ và tình nguyện mang thư anh ra tận huyện lỵ bỏ vào thùng thư bưu điện, anh muốn viết gì cho vợ con thì tha hồ.
Khu gia đình cán bộ nầy có riêng một mảnh đất nằm thoai thoải bên bờ suối. Họ trồng đủ các thứ cây: mướp, cà, xu hào, đậu, ớt, gừng, giềng, sả, hành tỏi... Sở dĩ được tốt tươi quanh năm là nhờ anh du di trong một mức độ vừa phải, nếu cán bộ nào phát hiện ra thì anh cũng có lý do biện bạch.
Không phải ai cũng đem theo vợ con đến ở  đây, nên chuyện chia rẽ trong nội bộ xẩy ra thường ngày, có khi ngờ vực đến sự cống hiến hy sinh của những người đã có bốn, năm mươi năm tuổi đảng. Nghiệt thay, có những mất mát vô lý mà lực lượng vệ binh rình hoài không bắt gặp được. Thân sắn chưa trỗ nạng ba, khoai lang chưa ra hoa đã đào trốc gốc, cuốc xẻng để ngoài “lô” không cánh mà bay, mấy cái thùng gánh nước tưới cây đội hàn gò chưa làm xong cũng không còn, thậm chí mấy chĩnh nước mắm, mấy thùng mỡ lợn dành cho bếp tù, đêm khuya cũng có kẻ leo tường vào cạy cửa lấy hết.
Trong một xã hội chưa xây dựng lại “bằng mười ngày xưa” thì những hiện tượng ấy có thể xí xóa bỏ qua. Đằng này, khu vực trại giam, trên danh nghĩa cải tà quy chánh, thì chuyện ấy khó coi, tựa hồ như vạch áo cho người xem lưng, nên ban giám thị phải tập trung toàn trại viên lên hội trường làm việc.





Ông giám thị vận dụng hết sở trường nghề nghiệp, nói: “Gần đây, có những sự vụ việc xẩy ra ngoài ý muốn, chúng tôi đã cho mời chuyên viên trên về điều tra và có kết luận rằng, những dấu chân của những kẻ bất chính đó luôn đi về phía mặt trời lặn, rồi mất tích trong dãy núi đá vôi. Rất có thể, không ai khác hơn là cháu chắt mấy đời của bọn ngụy quân, ngụy quyền trước năm l954 còn lại chưa gột bỏ hết cái thói ăn bám xã hội đấy. Nhưng, với sự cảnh giác cao độ của quần chng, với quyền lực sắt thép của đảng, trước sau gì chúng tôi cũng tóm cổ thôi.”
Chờ cho hết tiếng vỗ tay của  đám  vệ  binh cò mồi ngồi phía sau, ông giám thị tiếp: “Tôi nói thật với các anh, chỉ riêng tù chính trị thôi nhé, các anh còn nhớ gì trong lịch sử cổ đại Trung Quốc không, chính cái thằng cha Lưu Bang nước mắt cá sấu kia, trên đường bôn ba lập nên nhà Hán, cũng có lần chui vô nhà một người con gái tên Thích Cơ định trộm gà ăn thịt. Kẻ mà sử sách thường gọi là tráng sĩ thề qua sông Dịch không về, cũng ăn cắp của người hàng xóm cái... mái chèo. Các anh có biết ai không? Kinh Kha đấy.”
Ngừng lại, ngó quanh hội trường, thấy đám hình sự đứa ngủ gật, đứa ngáp, đứa gãi ghẻ ngứa, ông giám thị vỗ bàn: “Ê, chỏng tai lên mà nghe nào. Trưa nay tất cả các anh được ăn nguyên con trâu nặng gần hai trăm rưỡi ký. Lần nầy, trại không bán bộ da cho dân phơi khô làm mặt trống, mà hầm nhừ cho các anh ăn luôn.”
Đem miếng ăn ra nhử, nhưng đám người phờ phạc vẫn ngồi im như tượng, giám thị lắc đầu, tiếp: “Tôi biết các anh đang cần gì, tiêu chuẩn đảng nuôi cũng không đến nỗi nào, hiềm vì lòng dạ con người thường có khuynh hướng ngả về phía tiêu cực, là nguyên nhân chính phát sinh ra những túi tham vô đáy, khi bộ não không nhận thức được thì hệ thống tiêu hóa hùa theo mà khống chế, từ đó mọc ra những gai, rễ níu kéo trì trệ, khó tiến bộ để về với gia đình được. Các anh có biết con rùa treo trên ngọn cây cao, không ăn uống chi mà bao nhiêu lâu mới chịu chết không?”
Một câu hỏi như thế,  dĩ  nhiên  phía  dưới  không  có tiếng đáp lại. Thân thể họ đã kiệt, lượng máu trong người chỉ bơm thấu được một phần cơ bắp, mắt mờ, tai lãng, nghe lời ông giám thị cũng như vịt nghe sấm. Cuối cùng, ông giám thị cũng không chờ câu trả lời ấy nữa, kết thúc buổi nói chuyện bằng cách động viên: “Bắt đầu từ nay cho đến khi cĩ lệnh mới, mỗi tuần, trưa chủ nhật, các anh được ăn mỗi người một bát cơm trắng. Khi có sự chiếu cố nầy, tuyệt đối cấm không được chụm năm chụm ba đánh cờ tướng ăn thua bằng cách bôi lọ nồi vào mặt đấy. Mặt tù, bôi thêm thứ đen điu ấy vào, trông không giống ai. Kẻ bất tuân sẽ biệt giam vô hạn định, nhớ chưa. Hết.”
Sau buổi lên hội trường, cán bộ quản giáo gọi riêng Hoàng Vân ra đầu hồi, dặn nhỏ: “Dù thế nào đi nữa, anh cũng kín miệng để bảo vệ danh dự chúng tôi. Vạn sự bất như bần, giai do đều phát xuất từ sự thiếu thốn. Không ai muốn bôi tro trát trấu vào mặt. Công tâm mà nói, nếu anh không khôn khéo cho ít nhiều tro phân thì cái rẫy bên bờ suối kia, cây cỏ cú cũng không trồi đầu lên nổi, đừng nói chi chuyện hoa với màu. Tôi đại diện những người anh giúp, cám ơn anh nhiều, nhiều lắm nhé.”





Cũng nhờ anh Vân mà nội quy trong đội được nới lỏng đôi chút, hàng tháng những lá thư gửi về gia đình cũng kiểm duyệt qua loa, ngày chủ nhật hay ngày lễ được nổi lửa “cải thiện” sớm hơn năm mười phút. Có ai đó, trong nỗi nhớ thương không dằn được, cất lên vài câu “nhạc vàng” cũng không sao. Đi thu hoạch, có ai nhai trộm một mẩu sắn sống chỉ rầy rà vài tiếng. Khi ra ngoài chặt tre về đan đát có ai trúng gió cũng được phép vào nhà dân xin dầu hôi bôi để cạo. Tóm lại, như lời một vị đại t, cựu tỉnh trưởng đa vui: một người đổ phn cả đội được nhờ.
*      Một hôm Hoàng Vân đang lúi húi nhóm lửa để đốt phân thì một cô gái đến, vui vẻ nói chuyện, như đã từng quen biết: “Anh tù miền Nam nè, em nghe đâu trong đó các anh thèm chất ngọt quá, khi đánh răng nuốt luôn cả kem, phải không?”
Câu hỏi khởi đầu trên đôi môi chúm chím, hiền từ, làm Vân bật cười: “Phải.”
Cô gái ngồi xuống cạnh anh, buông tiếp một tràng câu hỏi: “Nghe các anh cạo râu bằng mẻ chai, phải không?”
“Phải.”
“Giường chiếu các anh ngủ, rệp bò lổm ngổm, không tài nào đếm xuể à?”
“Phải.”
“Móng tay dài, các anh dùng răng cắn phải không?”
“Không dùng răng thì dùng gì?”
“Còn móng chân?”
“Cũng thế.”
“Nghe người ta kể, khi ăn bắp, cc anh cẩn thận  đếm từng hột mới bỏ vo miệng nhai, lm chi  thế  cho  mất  thì giờ?”
“Để ko di bữa ăn.”
Cô gái không còn giữ nét vui tươi nữa, tỏ vẻ ngao ngán: “Em còn nghe các anh ăn cả ốc sên, cóc, ễnh ương, chàng hiu, bọ cạp, bọ xít, cào cào, cuốn chiếu, đuông, rắn mai, thằn lằn, mối, kiến, sâu róm nữa, phải không?”
“Con gì ăn được thì ăn, trừ bọ hung.”
“Phải, bọ hung nhớp, đừng thèm ăn. Thế có ai ăn rít?”
“Không.”
“Vì sao thế anh?”
“Vì tìm không ra.”
Cô gái lại cười bày hai hàm trắng ngà. Nụ cười làm nét mặt cô ngây thơ thêm. Lát sau cô hỏi tiếp: “Vì sao lại lạ đời thế anh nhỉ?”
“Vì chúng tôi là tù, tù bỏ đói.”
Cô gái như chợt tỉnh, đưa đôi mắt buồn thiu nhìn qua mấy ngọn đồi đầy hoa chẩu nở. Màu hoa trắng xóa bít kín chân trời. Những áng mây phía sau hoa cũng trắng xóa. Rồi cô chặc lưỡi: “Hèn gì ai cũng ngán ở tù. Em ở tận ngoài mỏ than Quảng Ninh kia, vào đây thăm người chị lấy chồng công an coi tù đây. Trong làng em, cũng có mấy người đi tù, họ đi luôn, không thấy về. Hồi còn đi học, em học môn vạn vật, được biết không phải loài vật nào cũng ăn được, như gan cóc tía, mật kỳ đà chẳng hạn, các anh đừng xem thường mà bỏ mạng. Cũng may mà ở núi đồi, con cá nóc không bơi lên được,  không  thì  các  anh  ăn  phải, chết hết còn gì?”
“Cô em đừng lo, cc anh còn sống nhăn đây. Có chết, thì không phải chết vì... ăn bậy.”
Cô gái hiểu ý: “Biết thế rồi, nhưng cũng phải ráng mà sống chứ. Em nghe họ đồn, vợ các anh trong Nam đi lấy chồng hết phải không?”
“Có ít thôi, bằng chứng là ngày nào cũng có những người lặn lội ra đây thăm chồng.”
“Con cái các anh có người đi bươi những đống rác?
“Con không cha, đói thì đi đâu cũng đi, miễn là không đi giết người, cướp của.”
Đăm chiêu một hồi lâu, cô gái lại hỏi, giọng buồn bã: “Khi anh chị yêu nhau, có nghĩ đến ngày xa nhau, khi anh đã xa lâu như thế nầy rồi, có thương chị ấy không?”
Hoàng Vân khẽ cười: “Đã gọi là yêu nhau, lúc gần cũng như lúc xa, đều như nhau.”
“Thế mà người ta cứ nói, các anh và cả các chị nữa, đều là hạng bạc tình. À, anh nè, bây giờ thì người ta nói con dơi sinh chuột, chuột đẻ ra trứng, trứng nở ra chồn hương còn được nữa là. Riêng bản thân em, dù có đem xuống vịnh Hạ Long trấn nước, cũng không tin con vượn sinh ra người. Tổ tiên mình hẳn phải cao sang, sao nhăn nhó như khỉ được, tính chi nước cờ, buồn quá, phải không anh? Thôi em vào, chị em cho em mang lon đỗ lạc rang nầy ra biếu anh ăn đỡ buồn.  Mai em về quê rồi. Chắc là tết nầy lại lên. Hẹn gặp anh lần sau nhé.” Đi một quãng, cô lại quay lui, nói: “Chuyến sau, thế nào em cũng biếu anh cây dao nhíp để cắt móng tay, móng chân. Mỗi lần cúi xuống cắn móng chân coi chừng gãy cổ, nghe anh.”        *
Cuối mùa đông năm ấy, Hoàng Vân lâm bệnh. Cán bộ trại cũng như anh em cùng cảnh ngộ không ai biết anh bệnh gì. Khi không còn sức để gánh vác công việc nữa thì mức ăn của anh trụt xuống hạng B tức khắc, dù ban giám thị trại biết anh có nhiều cố gắng, nay đau ốm, đối xử như thế là bất nhẫn, nhưng điều quan trọng hơn là,  cảnh tỉnh cho người khác biết, trong xã hội mới, dứt khoát có làm có ăn, không làm thì nhịn, chẳng thiên vị, ưu đãi cho bất cứ ai.






Trong những ngày ấy thì bà cô từ Hà Nội lên thăm. Nhờ sự chiếu cố đặc biệt của ban giám thị trại, anh được ngồi lên chiếc xe cải tiến trước dùng riêng cho anh chở phân, để hai người tù hình sự đẩy ra thăm cô.
Vừa trông thấy người đàn bà ngồi trong phòng tiếp tân, anh cố ngẩng đầu cao, cất tiếng gọi: “Cô!”
Người đàn bà quay lại, hỏi cán bộ phụ trách thăm nuôi: “Người ngồi trên xe là thân nhân của tôi?”
Cán bộ chưa kịp trả lời, từ ngoài hành lang, anh lại ráng sức: “Cháu đây, cô ơi!”
Rời khỏi chỗ ngồi,  người  đàn  bà  châm  chạp  đi  về phía anh, tỏ vẻ ngạc nhiên: “Cậu là Nguyễn Hoàng Vân đây à. Sao nhận ra tôi?”
“Thấy cô giống bố cháu như đúc.”
Vừa nói hết câu, anh khóc rống lên. Một hồi, anh nín bặt, rồi lại khóc thút thít như đứa trẻ thất lạc lâu ngày được gặp mẹ.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi vào tù anh khóc.
Năm 1954, anh mới lên sáu tuổi theo cha anh di cư vào Nam, cô đi chiến khu.
Khi anh còn trong quân ngũ, mỗi lần về phép thăm cha, ông đều nhắc, đại khái, sau nầy nếu giải phóng được miền Bắc, nhớ ghé số nhà nầy..., phố nầy..., đó là nơi tổ tiên trú ngụ đ bao đời. Anh chị em bố người nào nét mặt cũng hao hao giống nhau, dễ nhận ra thôi. Nay cha đã ra người thiên cổ, không ngờ gặp cô ở chốn nầy. Anh khóc vì chuyện đời trớ trêu.
Vốn là người từng trải, rất hiểu nỗi lòng tù nhân lúc nầy, người cô an ủi: “Đừng khóc, cháu. Gặp được cô là điều may. Ít ra, cháu cũng có một người cùng máu mủ đến thăm trong tình cảnh nầy. Nếu cô đoán không nhầm, chắc có một lúc nào đó, thâm tâm cháu cũng nghĩ rằng, đời cháu với một quá khứ của mình, coi như đã hết, chẳng còn ai ngó ngàng đến. Người ta nói, một giọt máu đào hơn ao nước lã, đối với cô, không phải ao, mà… hồ, đầm.  Cha cháu qua đời, cô không gặp mặt. Cô còn nhớ, hồi thơ ấu, hai anh em thường dắt nhau ra con đê Yên Phụ ngắm chiều xuống bên kia sông Hồng. Bầu trời trước mắt ngày ấy mây quấn quít bên nhau, đẹp làm sao cháu ơi. Trong mấy anh chị em, cha cháu thương cô nhất. Cháu cũng có nét giống cha, có điều gầy rạc, xanh xao quá. Hồi mới giải phóng, cô vào tiếp thu cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh có ghé nhà, lúc đó cháu đã tập trung cải tạo rồi. Tội nghiệp vợ cháu, đặt hết niềm tin nơi cô, nhờ cô đứng ra bảo lãnh cho cháu được sớm về. Cháu dâu có ngờ đâu rằng, đối với cách mạng, ai gieo thì nấy gặt, một mình. Vợ cháu cũng có tặng cô một cái đài ba băng, loại Nhật Bản ít hao pin, nay cô còn nghe tốt. Vừa mới đây, vợ cháu có viết thư ra thăm cô và gửi kèm theo tấm ngân phiếu, nhờ cô mua một vài thứ cho cháu ăn tết. Ra năm rộng tháng dài, vợ cháu sẽ ra thăm, chắc là đem theo cả mấy đứa con.”
Hoàng Vân bối rối nhìn cô, lúc lâu mới nói được: “Thuở sinh thời cha cháu thường nhắc đến cô. Cha cháu nói hồi học tiểu học, cô có khiếu vẽ, vẽ hoa sữa, trái sấu giống như đúc.”
“Ừ, lớn lên cô chẳng vẽ vời gì được, mà có theo nghề hội họa chăng nữa, suốt đời cũng chỉ ra góc đường ăn cơm tấm và ở nhà tập thể với chuột đó thôi. Thế cháu bệnh gì mà phải có hai người dìu. Bại hả?”
“Cháu cũng chẳng biết bệnh gì.”
“Chắc thiếu thốn dồn dập rồi sinh bệnh, có quà nầy cháu cứ bồi dưỡng một thời gian sẽ bình phục. Các vị lãnh đạo cao cấp trong đảng ai cũng có một thời bị tù, lâm trọng bệnh mà về sau không hề hấn gì. Riêng cô đây, hồi đi kháng chiến, khi không xáng xuống bệnh, hai chân sưng vù  như  cột nhà,  tưởng  liệt  suốt  đời,  thế  mà cũng lành ráo.”
Rồi bà ghé vào tai anh, khẽ nói: “Như thế nầy cũng là may rồi đó cháu. Nhổ cỏ mà không nhổ tận gốc là người ta mong có ngày để cho mặt đất bớt vẻ tiêu điều. Lịch sử nhân loại còn sờ sờ đó, chắc cháu cũng đã nắm, bất cứ một phe thua nào cũng bị phe thắng tàn sát, Tây Sơn với Chúa Trịnh, nhà Nguyễn với Tây Sơn cũng thế thôi, có người bị xẻo từng miếng thịt, lóc từng khúc xương, có người bị cột vào bốn chân voi xé xác, có người bị xẻo mũi, cắt tai, đâm thủng mắt dắt đi bêu ngoài đường. Nay đảng không làm thế, nhưng dĩ nhiên là chịu chế độ uốn nắn khắt khe, thậm chí có khi vô cùng khắc bạc. Cháu nên xác định vị trí của mình, nghe đâu, trước cháu ở trong binh chủng gì ghê gớm lắm, chỗ nào có đối phương thì xông ào tới, coi cái chết nhẹ như lông. Vậy thì nay chiến bại, như thế nầy, cũng không oan ức gì. Cháu nghe lời cô nói có lý không?”
Suy nghĩ một hồi, Hoàng Vân nói: “Nhưng cháu có cái lý của cháu. Cháu không buồn vì chuyện mình bị tù, nhưng buồn vì cháu không giữ được nơi mình phải giữ. Cháu phải ở vào cái thế chịu bó tay đầu hàng, rồi đâm đầu vô tù, trong khi cháu và đồng đội còn sức và nhiệt huyết để chiến đấu, thế thôi.”
“Cô hiểu. Nhưng sự việc đã xẩy ra rồi, chấp nhận nó là điều tối cần. Coi như ách giữa đàng quàng vào cổ.”
Không muốn đả động đến chuyện chính  trị  nữa, người cô quay lại gọi cán bộ đang đứng nhìn trời nhìn đất ngoài hành lang vào, hỏi: “Thế đồng chí quản lý phạm nhân, có biết cháu tôi bệnh gì không?”
“Thưa, tôi không phải quản giáo, chỉ thuần phụ trách thăm nuôi.”
Sau, Hoàng Vân hỏi thêm: “Dượng và các em có khỏe không. Cô lên thăm cháu bằng phương tiện gì?”
“Dượng về hưu rồi, các em đã thành gia thất. Cô đi xe đò lên Bến Phà Trang, từ đó vào đây bằng xe trâu. Ngồi trên xe trâu mệt, nhưng có cái thú là được lắc lư, thấy mình chông chênh giữa núi đồi cũng vui, lại giúp mình có dịp hồi tưởng lại thời xuân xanh bay nhảy đã qua. Mỗi lần đi công tác bằng xe con, nhanh, sướng hơn, nhưng cũng có cái giá phải trả: tiếng động cơ ồn ào làm liên tưởng đến những ngày Hà Nội bị rải thảm bom, lòng không yên. Cháu biết năm nay cô mấy tuổi không? Sáu mươi hai rồi đấy, thua cha cháu ba tuổi. Nếu cha cháu ở lại, giác ngộ đi theo tiếng gọi của bác Hồ thì cũng làm ông nầy ông nọ như ai. Số mạng cháu lại khác đi, có khi ngược lại, ngược một trăm tám chục độ với hoàn cảnh nầy, nghĩa là bản thân cô lại nương tựa vào cháu không chừng.”
“Sao tóc cô không có sợi nào bạc hết?”
Giữa tình huống nầy, một câu hỏi như thế làm bà cô bật cười: “Còn làm việc, còn đi đây đi đó, chứ cháu. Đàn bà mà tóc bạc coi như hết thời. Cổ nhân nói, bất hứa nhân gian kiến bạc đầu (*), đúng lắm. Nên cô phải nhuộm, dù tốn kém, mất thì giờ, không hợp với trào lưu về nguồn, nhưng thà thế còn hơn. Đây là những thứ cô mua đúng trong thư vợ cháu dặn, vừa vặn số tiền vợ cháu gửi ra. Còn gói nầy, cô tặng riêng cháu, gần hai ký cám lứt loại tốt trộn với đường đen, chính tay cô thức gần suốt đêm rang cho cháu đấy, nhớ giữ cẩn thận mà ăn dần. Có thể nói, đây là thứ thuốc tiên chữa bá bệnh. Sau nầy cháu được tha, cô có ý kiến, không nên ở thành phố, đem vợ con lên Định Quán mà sinh sống, cô nghe miệt ấy có rất nhiều gỗ qúy, vợ chồng cô gần hết đời, trong nhà không có nổi một bộ bàn ghế bằng cẩm lai, gụ, để nở mặt mày với thiên hạ.”
Ngừng lại để lấy thêm hơi, bà cô tiếp: “Khi nào nhận được giấy tha, cháu nhớ về Hà Nội thăm cô, địa chỉ cô ghi sẵn đây. Đây không phải nhà cô mà nhà một người bạn, cô sẽ dặn họ trước. Cô với cháu là tình thâm ruột thịt, chính kiến có thể châm chước san bằng được, nhưng dượng là người dưng, biết cháu không đồng lý tưởng, sợ không niềm nở hay hai bên có những lời lẽ khiêu khích nhau, mất đoàn kết.” “Cám ơn cô, cháu hiểu rồi.”
“Thế trong trại cháu làm gì?”
“Thưa cô, cháu chuyên khâu hủy phân...”
Bà cô quắc mắt, ngạc nhiên: “Phân gì thế?”
“ Dạ... bò.”
“Bò của trại hay dân?”
“Trại nuôi mấy con, vỗ béo, tết nầy làm thịt.”
“Ừ, tốt thôi. Bò là loài ăn cỏ nhai lại, phân của chúng không ngại. Chỉ sợ phân người. Ở trong ngành nông nghiệp lâu, cô biết rất rõ. Trong các động vật, phân người và loài khỉ vượn là đáng sợ nhất, vì cơ cấu đường ruột non, ruột già cầu kỳ, khúc chiết, làm cho chất cặn bã thoát chậm và xử lý qua nhiều dạng phức tạp trước khi thành phân thuần túy. Thôi, hết giờ thăm cháu rồi. Cô về. Cháu nhớ lấy mấy miếng đường lẻ cho hai em tù dìu cháu nhé. Ra năm, vợ con cháu ra thăm, nếu rảnh, cô cùng lên thăm luôn, bằng không cô cũng làm cho cháu vài ký cám rang nữa. Ngày về ghé thăm cô, ở lại chơi vài bữa, cô sẽ đem cháu ra hồ Hoàn Kiếm chơi, thuê thợ chụp chung vài tấm ảnh màu. À, cháu Vân nầy, khi nãy cô nói với cháu mà chưa hết ý, cô nhuộm tóc không phải là cưa sừng làm nghé đâu nhé. Cưa, là một động tác thời nào cũng… đau, cô không ngu gì.”
Rồi người cô nắm lấy bàn tay lạnh buốt của anh: “Cô đi đây. Cháu ho nhiều thế, coi chừng hai lá phổi.”
Chờ bóng cô khất sau màn hoa chẩu trắng đục, Hoàng Vân quay lại, nhờ hai bạn tù hình sự dìu lên xe. Anh lại bật khóc, lần nầy khóc vì trong đời, anh đã có lần nói dối, mà lại nói dối với cô ruột mình. * Mấy ngày sau bệnh tình Hoàng Vân đã đến hồi nguy kịch, hết cơ cứu vãn, ban giám thị trại mới điều xe hơi quân đội chở ra bệnh viện thị xã Vĩnh Yên. Từ đó anh đi biệt không về nữa!... 


H
ồ Minh Dũng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

BIẾT MÌNH MỚI BIẾT NGƯỜI


Khi nói đến công tác Quản trị nhân sự, người ta nghĩ tới những hoạt động liên quan đến con người. Nói khác đi, đó là công việc của một bộ phận chuyên trách trong công ty giải quyết một vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để công nhân viên (con người/ nguồn nhân lực) làm việc với hiệu suất cao nhất, phục vụ cho sự phát triển hay thay đổi của tổ chức đó? Ai cũng hiểu là người làm nhân sự cần phải hiểu con người, biết người mới dùng được người. Đó là nhận thức cốt lõi.

1. Bài toán đặt ra là làm thế nào để hiểu được người khác?

Tâm lý học nhìn nhận rằng có những phương pháp nhận diện tâm lý người. Ví dụ: thông qua test (IQ, EQ, AQ, ...), thông qua đánh giá ngôn ngữ cơ thể, chữ viết, ... và một số phương pháp khai thác sâu như (vô thức, nhận thức, xã hội ...) để đánh giá con người về các mặt tính cách, nhân cách, năng lực, xu hướng, khí chất ... Và khi dùng những công cụ này để "đo lòng người", thì các nhà quản trị cũng nhận ra một mối bận tâm của chính mình rằng vẫn có những phần trăm không dự đoán được. Có những người nghĩ rằng: Phải có một phương pháp nào đấy giúp ta biết được trọn vẹn về người khác? và họ nghiên cứu thêm những bộ test, nhưng phương cách, họ đi tìm những mối bất ổn mới của vấn đề.

Vì sao tôi cho rằng khi đi tìm những phương cách để biết người khác chính là đi tìm thêm những mối bất ổn mới của vấn đề? Rắc rối nằm ở chỗ tính khách quan và chủ quan khi đoán định tâm lý người khác. 

Khi người ta nhìn nhận một ai đó dựa trên kinh nghiệm, không phủ nhận có thể có phần trăm đúng trong đó, nhất là những người có nhiều trải nghiệm. Nhưng chính họ có biết phần trăm đúng đó nằm ở điểm nào hay không, có thể sai không, và đúng thì đâu là đúng, sai thì đâu là sai ...? Câu trả lời là không thể biết được chính xác. Một người hôm qua thế này nhưng chưa chắc ngày mai đã vậy, một người nói như thế nhưng chưa chắc đã nghĩ đúng như điều họ nói. Sự đánh giá này áp dụng được có chăng là đối với những người thấp cơ hơn mình. Có hai vấn đề đặt ra: 1- Trong việc tuyển dụng quản lý cấp cao, cao thấp khó mà đoán định; 2- Có thể biết được ái cao hay thấp hơn ta hay không? Nếu có thì làm sao biết? Như vậy tính áp đặt chủ quan những gì mình cho là đúng, là tốt, là đẹp làm khung quy chuẩn để đánh giá người khác tạo nên sai lầm. Chia buồn với những ai vẫn cứ nghĩ rằng mình có thể biết được người khác, họ lấy chính bản thân họ làm cái khung cho sự hợp lý và quy chiếu mọi thứ dựa vào đó, nguy hiểm hơn là tin tưởng rằng nó đúng. Cũng chia buồn với những ai nghĩ rằng mình không biết được người khác và đang sử dụng những phương pháp để biết người, bởi vì công việc nhân sự đòi hỏi điều đó. Khi nghĩ rằng biết hay không biết, thì đó vẫn là những ý nghĩ mang tính chủ quan (kinh nghiệm cá nhân), nghĩa là chưa hề có sự sáng rõ trong vấn đề.

Chính vì điều đó, hiện nay người ta tìm đến một công cụ khác và nghĩ rằng tính khách quan của nó có thể đảm bảo. Đó là test. Đó là một bộ gồm những câu hỏi thể hiện cho một thước đo tâm lý mà một nhà nghiên cứu nào đó lập nên dựa trên những nghiên cứu tâm lý, hay nói đúng hơn là nhận thức của mình về con người. Khi có một thang đo được coi là chuẩn, nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá điểm số và thông qua đó có những nhận định về tâm lý người. Một vấn đề cần được suy xét lại, đó là chỉ số hiệu lực (F) có thực sự là hoàn toàn (100%)? Người nghiên cứu ra bộ test đó thực sự đã khám phá ra chân lý và bộ test là kết quả thấy được? Có cách nào giám định được tính hiệu quả này khi mà trên trên thế giới hiện tại có rất nhiều trường phái, quan điểm tâm lý, từ đó nảy sinh nhiều phương cách khác nhau? Và nhận thức của con người về thế giới cũng như chính mình thì đang thay đổi từng ngày? Có ai giả thuyết rằng tính chủ quan vẫn nằm sâu trong những thứ mà ta gọi là khách quan hay không?

2. Con đường đi ...

Ngày nay, dường như người ta muốn thay đổi mọi thứ, quản lý mọi thứ ... và người ta chú ý đến mọi thứ ... nghĩa là hướng tới bất kỳ đâu ngoại trừ chính mình - thế giới nội tâm bên trong. Dường như việc đổ trách nhiệm lên cái gì đó bên ngoài dễ dàng hơn nhiều so với con đường khám phái giá trị nội tại. Khi ai đó làm ta thất vọng, đó là lỗi tại họ. Khi hình ảnh ai đó không như những gì ta nghĩ trước đây, ta cho rằng họ thay đổi, vấn đề là ở họ. Khi họ không hoàn thành tốt nhiệm vụ như ta mong đợi, đó là lỗi của họ và họ mới là người chịu hậu quả đó ... vv và vv ... Thay vì tìm kiếm câu trả lời bên trong mình, chúng ta làm cuộc hành trình đi học những thứ bên ngoài để áp dụng giải quyết vấn đề bên trong (nhận thức là quá trình nội tâm). Tôi nhấn mạnh từ "đi học" theo đúng nghĩa thông thường là "coppy nhận thức" của sach, vở, người khác. Cách suy nghĩ này khiến những nhà quản trị đi ngược vấn đề và dẫn đến rất nhiều sai lầm trong việc tuyển và dùng người. 

Có một sự thật nào ẩn chứa đằng sau con đường đi tìm sự hiểu biết của những người làm nghề nhân sự?

3. Khi ta biết mình
Hãy làm một bài tập nhỏ:

Khi bạn nhìn thấy một điều gì đó xảy đến, bạn đánh giá nó là một sự tốt đẹp ... nhưng có phải ai cũng nhìn như bạn không? 

Có phải ai cũng có cái nhìn giống nhau trong mọi vấn đề? 

Khi bạn nhìn người này là hay, là tốt, thì có ai khác không có cái nhìn như bạn không? 

Thực tế là mỗi người có cái nhìn khác nhau. Vậy thì đâu là nguyên do của sự khác nhau đó?

Có phải "quyển từ điển cuộc sống" của bạn đang hoạt động và nó chi phối cái nhìn của bạn không? 

Vậy nghĩa là bạn hiểu người khác dựa trên chính con người bạn?

Bài tập này là những câu hỏi bạn tự tìm câu trả lời cho riêng mình. Nó giúp bạn cảm nghiệm được khi bạn đánh giá điều gì thì cái gì chi phối sự đánh giá đó. Khi nhìn thấy sự chi phối đó, bạn hiểu rằng mức độ bạn hiểu người khác là dựa trên việc bạn hiểu chính bản thân bạn sâu sắc và chân thật đến mức nào. Và bạn biết rằng nó hoàn toàn là chủ quan. Nhận thức về người khác sẽ luôn mang tính tương đối, vì nó luôn thay đổi. 

4. Vậy là ...

Vậy là ta thực sự không biết được người, bởi vì ta không biết được mình?

Có câu trả lời nào cho vấn đề này không?



Writting by: VALIMA
Phần nhận xét hiển thị trên trang