Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Tập đoàn tài chính bảo hiểm, kẻ rèn dao, tên sát nhân giấu mặt


Tôi mua tương lai cho mình và bán tương lai của dân tộc
- Lời xin lỗi muộn -
Đây là cuộc phỏng vấn của người bạn tôi với Mix-tơ Y (Mr Y). Mr Y là người đàn ông lịch lãm, thành đạt trạc tuổi ngũ tuần (50 tuổi). Ông Y có một cô vợ trẻ đẹp chỉ vừa 25 tuổi - Mrs X.
- Ông Y, xin ông vui lòng cho tôi cùng mọi người được biết bí quyết nào ông “cưa đổ” và cưới được cô X về làm vợ. Miss X nổi tiếng là người xinh đẹp nhất vùng, có rất nhiều thanh niên trai tráng trong vùng vây quanh, tán tỉnh…
- Có gì khó đâu. Chỉ cần có rất nhiều tiền là đủ còn bọn thanh niên thì chỉ được giỏi khua mồm thôi. Thời buổi này không tiền thì đừng nói chuyện yêu đương. Anh đây cưa đổ biết bao cô gái nhưng có cô nào mà không đến với anh vì tiền… Thấy cô X xinh đẹp nên anh cưới về làm vợ, sinh con. Thời buổi này chồng phải hơn vợ ít nhất 1 con giáp, khi đó người đàn ông thành đạt rồi thì mới đủ tiêu chuẩn cưới vợ, giữ vợ,… cô em à.
- Ông Y, cám ơn sự trao đổi rất thẳng thắn, rất sốc của ông. Dù rằng tôi cũng không hoàn toàn tán đồng những gì ông nói,… Ông có phần xem nhẹ phẩm giá người phụ nữ. Ông đã gần 50 tuổi, lại đi làm suốt. Nếu ông cho rằng Mrs X đến với ông chỉ vì tiền thì không khéo những khi ông đi làm khó tránh khỏi Mrs X hai lòng, có tình nhân bên ngoài… Xin lỗi vì đã chạm đến vấn đề riêng tư nhưng ý tôi muốn hỏi là làm cách nào để ông giữ Mrs X một lòng, một dạ với ông?
- Tôi thách vợ tôi dám léng phéng với đàn ông bên ngoài. Tại cô không biết chứ gia đình bên đó một tay tôi lo, chu cấp đầy đủ, dư dả hàng tháng. Tôi đã mua bảo hiểm cá nhân với số tiền đủ để trói vợ tôi cả nhiều đời, cô ta là người thừa kế hợp pháp nếu không phản bội tôi. Nếu cô ấy không giữ mình thì ly dị, tôi kiếm cô gái trẻ đẹp khác. Còn ly dị với tôi thì đừng nói việc chia tài sản khi cưới nhau  thì chúng tôi đã có những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng hôn nhân được ký kết…
- Ông Y, cám ơn ông. Hình như hôm nay ông hơi quá chén. Khi nói về tình yêu ông có phần quá khích,…
- Cô à, gì mà quá khích. Thời buổi này không có tiền đừng nói chuyện tình yêu. Thời buổi này phải có nhiều tiền mới sống tốt, mới khỏe mạnh được,… cô biết không?
Tôi lại biết đến một gia đình khác có 4 nhân khẩu và hiện tại cả 4 người trong gia đình này đều đã mua bảo hiểm cá nhân cả. Tổng số tiền mà gia đình này bỏ ra mua bảo hiểm ngót nghét cả tỷ đồng. Gia đình này đã bỏ tiền ra mua tương lai cho cả bản thân họ và con cái. Có gói bảo hiểm đã hoàn mãn, có những gói bảo hiểm còn đang được đóng góp hàng năm. Đơn cử trường hợp đứa con nhỏ 6 tuổi của gia đình này mua gói bảo hiểm hơn 200 triệu và sau 18 năm sẽ được nhận lại số tiền hơn 500 triệu đồng. Thoạt nghe, nếu vội đánh giá thì bạn sẽ cảm thấy thật tốt, an toàn cho cuộc sống của con cái và cả cha mẹ nhưng thật ra việc mua tương lai cho gia đình này thật không nhiều lợi ích. Và … hệ lụy của việc mua tương lai cho bản thân là việc bán cả tương lai dân tộc.
Xét lại việc không nhiều lợi ích của việc mua bảo hiểm tương lai cho gia đình. Bạn hãy xét xem sau 18 năm với tình hình trượt giá, lạm phát kinh tế như hiện nay thì 200 triệu hiện tại sẽ tương đương 500 triệu đồng ở tương lai thậm chí là giá trị còn thấp hơn rất nhiều lần. Thế nên có thể nói đây là kênh đầu tư không hiệu quả. Để rõ hơn vấn đề tôi sẽ trình bày một trường hợp tương quan. Giá vàng hiện tại (năm 2013) là 4,6 triệu/chỉ và cách đây 10 năm (năm 2003) thì giá vàng dao động ở mức 460 ngàn đồng. Giả sử nếu việc lạm phát kinh tế giữ nguyên cho đến năm 2023 thì tin rằng giá vàng sẽ vượt mức giá 46 triệu đồng/chỉ rất nhiều lần. Với đà khủng hoảng kinh tế và lạm phát như hiện nay và nếu con người không có giải pháp khả thi, hiệu quả thoát ra vòng xoáy thực dụng thì tin rằng sẽ có sự phá vỡ các hình thái xã hội đang tồn tại vì thế giá vàng cũng như tình hình vật giá sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát, dự đoán của con người. Thế nên, nếu quy đổi thành vàng thì với khoản đóng bảo hiểm 200 triệu thì 10 năm sau trượt giá đã là 2 tỷ đồng, 20 năm sau đã là 20 tỷ đồng. Một mức lũy tiến thật kinh khiếp. Nếu bất cẩn ta sẽ tính toán 10 năm thì lũy tiến lạm phát gấp 10 lần, 20 năm lũy tiến lạm phát gấp 20 lần nhưng thực tế là sau 20 năm thì lũy tiến lạm phát đến 100 lần. Nếu theo phép tính không hẳn là hoang tưởng như trên thì bạn đã bán đắt giá trị hiện tại để mua một giá trị nhỏ ở tương lai.
Một hệ lụy khác của việc mua gói tương lai giá trị thấp là tình cảm của con người bị đồng tiền hóa. Tình yêu giữa vợ chồng được gắn kết bằng tiền, ba mẹ, con cái chỉ còn là nghĩa vụ, trách nhiệm, tình người trở nên xa lạ trong lòng của mỗi con người.
Thật hoang đường chăng?
Vài mươi năm về trước khi người VN chưa biết đến 2 từ bảo hiểm thì mối quan hệ giữa người với người gần gũi, tối lửa, tắt đèn có nhau. Còn bây giờ giới hạn của kín cổng, cao tường, tiền bạc, tài sản,… con người dường như cách xa nhau. Ngày trước người thân, người quen ốm đau, đói khổ thì con người dễ sẻ chia, chăm sóc lẫn nhau.
Giờ thì ba mẹ, ông bà có tiền bảo hiểm, tiền hưu trí,… tiền của dồi dào hơn cả của con cháu thì con cháu có thể chăm sóc bằng cách nào?
Người có tiền đa phần xem thường người khác thì thử hỏi con cháu làm sao có thể dưỡng nuôi chân thành. Gần gũi thì mang tiếng vì tiền, xa lánh thì chịu lời bất hiếu… Người nhiều tiền, lớn tuổi, lại kèm tính ích kỷ, gia trưởng,… thì con cháu lòn cúi, một dạ, hai vâng thì khó có thể nói là yêu thương chân thật.
Con người khi không có sự gắn kết bằng tình người mà chỉ nương gá với nhau bằng trách nhiệm, bổn phận,…
Khi trách nhiệm, bổn phận,… không còn nữa thì con người với con người còn lại gì?
Tôi đang vẽ ra viễn cảnh của 100 năm, 1000 năm sau chăng?
Khi đó con người có khác loài vật và sau đó con người sẽ học lại cách làm người chăng?
Nguồn tiền mà tập đoàn tài chính bảo hiểm thu gom được sẽ đi về đâu và nguồn tiền trong xã hội sẽ vận hành, luân chuyển như thế nào?
Đó là vấn đề mà người mua bảo hiểm mua gói tương lai giá trị thấp cho gia đình và bán tương lai dân tộc ở mức giá trị cao.
Số tiền có trong hệ thống ngân hàng ở các nước có nguồn gốc từ đâu?
Ngoài số tiền thu hút vốn nhàn rỗi trong dân còn có các khoản vay nước ngoài, các khoản vay nước ngoài có nguồn gốc từ các tập đoàn bảo hiểm tài chính. Đây là khoản tiền không hề nhỏ. Đơn cử số tiền 75,7 tỷ USD nguồn vốn vay nước ngoài và nguồn 10 tỷ USD của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài gửi về trong năm 2012 sẽ chui tọt vào trong hệ thống ngân hàng. Sau đó, số tiền trên sẽ được cho người dân vay ăn chênh lệch lãi suất, là việc cộng dồn giá trị thặng dư ảo vào sản phẩm hàng hóa gây ra hiện tượng lạm phát tiền, suy thoái kinh tế.
Số tiền 75,7 tỷ đồng là nguồn tiền được vay lại các quỹ tiền tệ quốc tế, là con nợ của các tập đoàn bảo hiểm tài chính. Được biết các khoản vay nước ngoài có mức lãi suất từ 2% - 10%/năm. Trung bình là khoảng 2,1%/năm. Với khoản vay 75,7 tỷ USD với lãi suất 2,1%/năm được đưa vào hệ thống ngân hàng và cho người dân vay lại với mức lãi suất 14,4% /năm (Mức lãi suất hiện tại. Đã từng có thời điểm mức lãi suất lên đến 21,6%/năm).
Ai đã hưởng lợi phần chênh lệch này?
Quả thật với khoản chênh lệch này thì con người không cần làm gì cũng đã sống rất tốt, mặc tình hưởng thụ. Vậy mà… cộng thêm cả phần thuế, các khoản thu không ngừng tăng hàng năm mà nợ nước ngoài vẫn ngày càng nâng lên, nợ công cũng tăng vọt vì có một sự thật là những năm gần đây nước ta luôn bội chi ngân sách.
Việc ngăn chặn lạm phát kinh tế, trượt giá, trả nợ nước ngoài,… luôn được lạc quan báo cáo rằng còn trong khả năng giải quyết nhưng chỉ thấy năm sau cao hơn năm trước và không hề thấy dấu hiệu nào cho thấy tính khả thi của việc trả nợ nước ngoài.
Ai đã chiếm dụng phần chênh lệch lãi suất giữa 2,1% và 14,4 - 21,6%?
Việc sử dụng khoản chênh lệch đó có hiệu quả không?
Người đã tính toán thì không thể trách tôi tính toán, tôi đã tính toán thì nhiều cái tôi… tôi … tôi … theo sau tính toán. Tôi là người vay trực tiếp khoản vay lãi suất 20%/năm dùng vào việc chăn nuôi, khi tạo ra sản phẩm tôi sẽ cộng dồn 20% lãi suất ngân hàng vào sản phẩm. Có lẽ khoản chênh lệch được hưởng từ 2,1% - 21,6% là khoản công sức, trí tuệ bỏ ra,… người đã tính toán tôi không thể không tính toán, vậy tôi cộng dồn 20% công sức, trí tuệ và trong giá thành sản phẩm. Người có hưởng lương sống thế thì tôi phải cộng thêm phí sinh hoạt 30%/năm vào giá thành sản phẩm, cộng thêm phần thuế và các khoản đóng góp vào giá thành sản phẩm… cộng thêm phần lối sống thực dụng vào. Giá bán của sản phẩm tôi làm ra đã gấp hơn 2 lần  giá trị thật của chúng. Giá thành 100% thì giá bán phải trên 200%, giá bán tính tại nơi sản xuất.
Tôi thứ 2 - thương lái thu mua, mọi người ai cũng tính toán, tôi dại gì làm không công, hơn 100% giá trị phát sinh cộng vào giá bán sản phẩm. Sản phẩm đến chợ, siêu thị đã mang giá trị trên 300%. Người bán hàng cũng chẳng dại thế nên 100% giá trị ảo được cộng dồn vào. Người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm với giá bán 400 - 500% giá trị thật.
Vì chúng ta tính toán nên sẽ không một ai không tính toán và những người đứng ở thành phần ăn trên ngồi trước sẽ ít chịu tác động của việc lạm phát giá trị ảo trong sản phẩm hàng hóa hơn những người lao động trực tiếp, những người nông dân, công nhân, người tiêu dùng ít tiền,…
Với mức trượt giá, lạm phát hiện tại thì gần như người mua các gói bảo hiểm sẽ gửi tiền mua tương lai không lãi suất nếu không muốn nói là phần lãi suất âm. Tiền đến tay các tập đoàn bảo hiểm tài chính, con nợ của người mua bảo hiểm thì phần lãi suất sẽ được nâng lên 5 - 6%/năm để cho các nước cũng như hệ thống ngân hàng vay lại…. Qua quá trình xào nấu, vòng vèo thì từ 0% giá trị thặng dư ảo của người mua bảo hiểm cũng là người tiêu dùng thì tiền được quy đổi thành sản phẩm hàng hóa cộng dồn 300 - 400% giá trị thặng dư ảo. Đây là nguyên nhân của lạm phát tiền và giá trị sản phẩm. Không sửa sai ở gốc khó mong lạm phát kinh tế giảm thấp.
Không chỉ vậy đây chỉ là lạm phát sơ khởi, lạm phát vòng thứ nhất. Qua năm sau, lạm phát sẽ tăng sinh thành lạm phát cộng dồn. Tuy nhiên không hẳn cộng dồn bằng toán cộng mà lũy tiến bằng toán nhân. Cụ thể, giả như đáo hạn nợ nước ngoài mà không có khoản tiền nhàn rỗi đủ chi trả thì vay nóng 10% để đáo hạn. Lại có 10% cộng dồn vào giá trị thặng dư ảo tại nguồn. Đáo hạn xong, vay số tiền lớn hơn.
Ở chuỗi chu chuyển tiền hạ tầng cũng bị tình trạng như ở thượng tầng, vay tiền nóng đáo hạn rồi lại vay nâng lên, chỉ có một lượng nhỏ tiền được đưa vào đầu tư cho sản xuất nhưng sẽ gánh toàn bộ phần lạm phát xã hội phát sinh.
Sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng mỗi ngày mỗi tăng mạnh ngoài khả năng kiểm soát của các nhà quản lý. Người lao động nghèo khốn quẫn, oán thán…
Bình ổn giá mặt hàng tiêu dùng là giải pháp được đặt ra, tăng lương,…
Đáng tiếc là việc bình ổn giá đầu ra mà không bình ổn giá đầu vào trong đó có cả phần lạm phát vốn vay,… Tăng lương trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, tham nhũng gia tăng,…
Lấy tiền ở đâu ra để bổ khuyết vốn ngân sách đối ứng?
Tăng thuế, tăng các khoản đóng góp, án phạt,…
Ai gánh lấy các khoản bội chi này nếu không phải là người tiêu dùng?
Rốt cuộc quanh đi, quẩn lại thì người tiêu dùng, người lao động lãnh đủ. Khi người lao động, người tiêu dùng chưa có sự hiểu biết sáng rõ, chưa cùng đường thì xã hội còn tạm gọi là ổn, gồng mình chịu.
Nhưng khi người lao động, người tiêu dùng rõ biết, quay lưng, ngoảnh mặt với ngành kinh tế, nhà quản lý thì xã hội sẽ về đâu?
Bởi lẽ cùng đường rồi, chết thì cùng chết chứ có đâu bắt mình em chịu.
Em là ai?
Em là người lao động nghèo, là người tiêu dùng đó thôi. Bình ổn giá đầu ra, giá đầu vào để mặc tình thị trường mà nhất là thị trường nước ngoài thao túng,… Nâng lương cho em nhưng lại buộc em phải vắt cạn sức lao động để đóng thuế nuôi toàn bộ hệ thống quản lý cồng kềnh mà việc vận hành không hẳn hiệu quả, không hẳn là vì em.
Người ta gửi vào ngân hàng với suất 8%/năm và tôi vay trở lại với lãi suất 14,4%/năm. Người tiêu dùng sẽ chịu toàn bộ phần giá trị thặng dư lạm phát được cộng vào giá bán sản phẩm hàng hóa (trên 200%). Hiện nay, chúng ta đang bỏ công sức, trí tuệ ra làm thuê cho các tập đoàn tài chính, tập đoàn bảo hiểm, làm thuê trên mảnh đất của chính mình. Thêm nữa, các nhà quản lý cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 40 -50 % vốn kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong nước là đồng nghĩa với việc ta sẽ trả trực tiếp giá trị sản phẩm hàng hóa cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thị trường chứng khoán cũng thế, là một kênh đầu tư của lòng tham. Con người cố gom một khoản tiền lớn, có một lượng tiền không nhỏ có chứa đựng sự phi nghĩa, gian trá,… được đưa vào hệ thống tài chính. Và những người có lòng tham đó chờ đợi vận may. Họ rong chơi hưởng thụ và mong rằng số tiền của họ sẽ lớn lên sau vài đêm. Họ tàn ác đến mức họ không nhận ra họ đang dùng tiền bóc lột người lao động. Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, với nguồn vốn được quy động theo kiểu cha chung không ai khóc, những ông chủ, những cổ đông lớn lũng đoạn thị trường những nhà đầu tư non trẻ, những nhà đầu tư sống bằng lòng tham chết tức tưởi,… Tiền mất, tật mang.
Công ty mẹ, công ty con phá sản nhưng những ông chủ lớn, những cổ đông lớn đã hạ cánh an toàn. Có một số không nhỏ bị gãy cánh vì một khoản tiền lớn vay ngân hàng, một khoản lớn khác vướng vào bất động sản bị đóng băng. Nhưng dẫu sao cây to gãy ngọn thì hãy còn gốc… Thật đoạn trường.
Tóm lại, sàn chứng khoán, bất động sản là kênh đầu tư không dễ chơi ở thời điểm hiện tại. Nếu lao vào kênh đầu tư này thì phải thật tỉnh táo và sáng suốt.
Kênh ngân hàng xem ra cũng không còn béo bở. Cũng như kênh bảo hiểm, kênh ngân hàng cũng đang là kênh chịu đựng rủi ro.
Vì sao?
Vì những người tham gia đầu tư cả hai kênh này đều là những người cầm dao ở lưỡi. Nếu phạm chút sai lầm thì sẽ đứt tay ngay lập tức. Dù rằng người đầu tư vào hai kênh này là chủ nợ nhưng lại chỉ cầm một mảnh giấy làm bằng. Nếu khủng hoảng kinh tế tiếp tục lún sâu, hệ thống ngân hàng chết cứng như là chuỗi ngân hàng của Mỹ do nợ xấu chồng chất, mất khả năng thanh khoản,… Tập đoàn bảo hiểm tài chính mất khả năng thu hồi vốn và tuyên bố phá sản. Các nhà đầu tư mua bảo hiểm sẽ mất trắng khoản tiền đóng góp vì chẳng thể tìm ra được người chịu trách nhiệm chi trả chỉ thấy những văn phòng đại diện, công ty đại diện tan hoang vì cơn cuồng nộ của số đông. Cũng giống như việc giật hụi thôi mà.
Ta mua tương lai của mình, bán tương lai dân tộc. Ta mất trắng, ta chỉ có thể khóc thương cho mình, ta chỉ có thể nguyền rủa sự tham lam, ngu ngốc của chính ta. Sẽ không có ai khóc thương ta vì ta là kẻ phản bội dân tộc (dù rằng ta không biết, ta cũng bị gạt) và vì họ đang lao đao chống chọi trong cuộc sống đầy lo toan và ngờ vực.
Những kênh đầu tư ngon ăn đều sắp chết cả rồi chỉ còn lại vàng thôi. 10 năm từ 460 ngàn đồng/chỉ đã nhảy vọt 4,6 triệu đồng/chỉ. Cái gì cũng có thể mạo hiểm chứ riêng vàng hẳn sẽ an toàn hơn. Vàng có giá trị quốc tế.
Nếu tôi có số tiền lớn lúc đầu năm 2012 (Đây là số tiền nhàn rỗi) tôi sẽ mua vàng khi giá vàng xuống thấp. Giả như tôi mua được 100 cây vàng rồi tôi đem gửi ngân hàng, đợi cho giá vàng lên gần đến đỉnh điểm (Vấn đề  này chịu khó quan sát, đánh giá thì dễ thôi mà, tôi đâu cần đến mức giá cao nhất), tôi bán vàng lấy tiền mặt. Vàng lên cao rồi thì hẳn có lúc cũng hạ nhiệt. Thấp xuống, thấp xuống,… gần đụng đáy rồi. Mua vàng thôi. Từ 100 cây vàng trước đó tôi sẽ mua 120 cây vàng… trò chơi thật thú vị, tôi chẳng mất gì mà còn được tiền lãi suất vàng hàng tháng dư ăn, dư mặc. Tiền nhàn rỗi mà nếu kheo khéo ra vào hợp lý thì đến cuối năm 2012 tôi đã có gần 200 cây vàng.
Cũng lại như vậy mua USD gửi ngân hàng cũng là kênh đầu tư không tệ. Tin rằng khi các nhà đầu tư chuyển sang hướng kinh doanh này trong bối cảnh tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, lan rộng thì nền kinh tế các nước tự chết, không thể cứu. Có lẽ kinh đầu tư vàng sẽ thú vị hơn.
Nhưng điều quan trọng nhất thì bạn phải dùng tiền nhàn rỗi bởi lẽ nếu dùng tiền vay ngân hàng thì bạn phải có thế chấp đủ lớn và nếu không khéo thì lãi suất ngân hàng sẽ bóp chết bạn.
Nếu các nhà đầu tư đều chuyển hướng vào kênh đầu tư vàng thì nền kinh tế sẽ “ngủm củ tỏi” ngay lập tức. Nếu bạn là nhà đầu tư, nhà kinh tế thật sự thì bạn sẽ tự biết mình nên làm gì? Chuyện của thiên hạ mà.
Tập đoàn bảo hiểm tài chính là kẻ rèn dao và những người mua bảo hiểm là người cung ứng tiền của, tài vật rèn con dao đó. Hiện tại, con dao đó được dùng để xẻ thịt người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất, người tiêu dùng,… Chơi dao thì sẽ có ngày đứt tay. Bạn nên cẩn trọng!

Lời Xin Lỗi Muộn

Không biết tại sao mà bài viết này lại trùng vào đúng ngày mùng 1 tết. Mùng 1 tết tôi xin gửi đến bạn lời xin lỗi vì đã nêu ra những mặt trái của việc phát triển kinh tế thiếu bền vững, thiếu định hướng có phần muộn màng. Tôi xin lỗi vì đã để khoảng cách giàu nghèo giữa các thành phần, tầng lớp xã hội rất lớn mà không kịp mở lời góp ý điều chỉnh dẫn đến xã hội ngày càng rối ren, xáo trộn và lòng người bấn loạn, bất an. Tôi xin lỗi vì đã để những người học cao, hiểu rộng hơn dùng sự hiểu biết để bòn rút, bóc lột sức lao động, giá trị thặng dư sản phẩm của người lao động nghèo, những người ít hiểu biết hơn, những người đã sản xuất gần như là toàn bộ sản phẩm hàng hóa cho xã hội, cho đất nước. Tôi xin lỗi vì đã mặc cảm thân phận “thấp cổ, bé miệng” mà không dám nói những lời nói chân thật, cất tiếng nói công bằng cho người lao động nghèo. Tôi thật sự xin lỗi vì không thể giúp được gì cho bạn. Tôi cũng xin lỗi vì để việc tranh chấp biển Đông kéo dài làm tổn hại mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt - Trung. Tôi đau lòng khi nhìn những cảnh đời bất hạnh, những người già neo đơn, những nạn nhân chất độc màu da cam. Đáng tiếc! Tôi chỉ có thể nhìn với một nỗi lòng nặng trĩu mà không thể giúp họ dù chỉ là một nụ cười trên khuôn mặt héo hắt. Tôi rất xin lỗi. Với những sai lầm khác nữa về định hướng giáo dục, về việc phát triển kinh tế, về việc thanh thiếu niên hư hỏng ngày càng nhiều hơn,… tôi thành thật xin lỗi và sẽ cố góp ý xây dựng xã hội tốt hơn ở ngày mai.
Lời chúc tết an vui tôi xin gửi đến cho tất cả.
Có thể những bài viết của tôi đã vạch ra những lỗ hỗng đáng sợ cho nền kinh tế cũng như là cho xã hội Việt Nam. Nếu có người nhận ra và vận dụng thì tin rằng nền kinh tế VN chết chắc nhưng thà rằng tôi chỉ ra những lỗ hỗng chết người để các nhà quản lý sớm có những giải pháp hợp lý, hữu hiệu khắc phục còn hơn là để những nhà đầu tư tinh mắt vụ lợi bòn rút nguyên khí quốc gia…
Và trên cả là tôi mong rằng các nhà quản lý xã hội đừng vì thiếu tư duy quản lý và việc bị trói sự hiểu biết vào thành phần, tầng lớp xã hội cũng như góc tư duy, tầm nhìn hạn hẹp, chủ quan mà nhấn chìm cuộc sống người dân, người lao động,… làm đất nước VN lâm vào rối loạn, hỗn độn triền miên.
Mua lại tương lai dân tộc đó là việc làm quan trọng bậc nhất nhằm làm giảm việc lạm phát tiền, trượt giá sản phẩm hàng hóa, khủng hoảng kinh tế,… Đây là việc trước mắt và tiếp theo là hướng con người trong mọi thành phần, tầng lớp xã hội có tư duy, nhận thức sống nhân văn hơn mà nhất là những người thuộc tầng lớp “ăn trên ngồi trước”, rèn luyện lại nhân cách đạo đức làm người, lấy sự yêu thương chân thành, đùm bọc sẻ chia khó khăn cùng nhau làm nền tảng. Và … còn rất nhiều việc phải làm, phải sửa sai.
Tôi mong rằng tầm nhìn của tôi thiển cận chỉ thấy 1 chẳng thấy 2, chỉ thấy 10 năm chẳng thấy được 20, 100 năm như góc nhìn xa, trông rộng của các nhà quản lý.
Dù rằng những điều tôi trình bày là đúng hay sai thì tôi cũng gửi lời xin lỗi thật lòng đến bạn cùng tất cả mọi người. Bởi lẽ ngay cả khi những lời tôi nói đều đúng thì thật ra tôi cũng đã sai rất nhiều.
Xin lỗi và cám ơn các bạn!

Vô ưu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài cũ:


Triều Tiên đe dọa một cuộc “chiến tranh tổng lực

(Dân trí) - Bình Nhưỡng hôm qua 12/10 đã kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt cuộc tập trận và “bắt bí về hồ sơ nguyên tử”, cảnh cáo nguy cơ một cuộc “chiến tranh tổng lực”.


Triều Tiên không cho biết thời gian và địa điểm cuộc tập trận.
 

Trong một thông cáo, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên do nhà lãnh đạo Kim Jong-un làm Chủ tịch không ngần ngại đe dọa tấn công Hoa Kỳ, theo đó, Washington cần phải chấm dứt chính sách thù địch đối với Bình Nhưỡng, nếu muốn có được hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và “trên đất Mỹ”.

Hãng tin KCNA dẫn lời một phát ngôn viên của Ủy ban Quốc phòng tuyên bố, Hoa Kỳ “cần phải biết rằng chúng tôi sẽ tấn công trả đũa những khiêu khích, dẫn dến một cuộc chiến tranh tổng lực trong trận đối đầu chung cuộc với Mỹ”.

Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản hôm thứ năm 10/10 đã bắt đầu các cuộc tập trận trên biển, bất chấp Triều Tiên đe dọa sẽ xảy ra “thảm họa”. Cuộc tập trận chung diễn ra ở ngoài khơi phía đông bán đảo Triều Tiên, kéo dài hai ngày và có hàng không mẫu hạm nguyên tử George Washington của Mỹ tham gia.

Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng hôm qua cũng đánh giá một yêu cầu của Mỹ là “sự khinh miệt không thể dung thứ”: Washington mong muốn Triều Tiên đưa ra những dấu hiệu cụ thể về ý định chấm dứt chương trình nguyên tử, coi đây là điều kiện để mở ra các cuộc thương lượng song phương nghiêm túc.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Trước ngày cụ Giáp Về Quê - Hội nhà văn ( HN ) mở bên lề trảo giai!

Hội Nhà văn Hà Nội trao giải 

clip_image002
Ảnh: Khương Việt Hà 
(Thethaovanhoa.vn) - 1.200 trang sách của Nguyễn Huệ Chi, tập bút ký đầy gắn bó về Tây Nguyên của Nguyên Ngọc, Phan An Sa viết về cuộc đời người cha Phan Khôi… Hội Nhà văn Hà Nội đã có một mùa giải đầy ý nghĩa.
Sáng 10/10, đúng ngày kỷ niệm 59 năm Giải phóng Thủ đô, Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức trao giải thưởng văn chương hàng năm của hội năm 2013 tại Thư viện Hà Nội.
1. Điểm nổi bật là giải năm nay vắng bóng các tác giả trẻ. Những người đoạt giải đều cao tuổi, loanh quanh hoặc sắp đến 80, trẻ nhất là nhà thơ Giáng Vân đã ở tuổi trung niên.
Các tác phẩm là công trình tâm huyết cả đời, ghi dấu sự nghiệp của các tên tuổi: Phan Khôi (do người con Phan An Sa biên khảo), Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi.
clip_image003

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (trái) trao giải cho các chủ nhân giải thưởng năm nay (từ trái sang): nhà văn Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ Giáng Vân, nhà văn Nguyên Ngọc và tác giả Phan An Sa. Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Tập biên khảo Nắng được thì cứ nắng – Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn của Phan An Sa phác họa sự nghiệp làm báo và dựng lại cuộc đời của học giả lớn thế kỷ XX  Phan Khôi.
Hội Nhà văn Hà Nội cho biết: "Trao giải cho cuốn sách là cách chúng ta chia sẻ cùng Phan Khôi nỗi niềm ông bộc lộ 3 năm trước khi mất: Nắng chiều đẹp có đẹp / Tiếc tài gần chạng vạng / Mặc dù gần chạng vạng / Nắng được thì cứ nắng". Thông điệp "Nắng được thì cứ nắng" cũng có thể gửi gắm cho những người chiến thắng cao tuổi năm nay.
2. Với bút ký Các bạn tôi ở trên ấy, nhà văn Nguyên Ngọc trở về với mảnh đất ông gắn bó máu thịt  Tây Nguyên. Phát biểu nhận giải, nhà văn thừa nhận một điều, tuổi càng cao ông viết càng buồn hơn.
Theo Hội Nhà văn Hà Nội, cuốn sách là kết quả của những chuyến "đi - thấy - nghe - nghĩ" của tác giả, thể hiện "một Tây Nguyên thực tại của hôm qua và hôm nay, che chở và chuyên chở những giá trị trường tồn của tộc người, của dân tộc trải qua những thăng trầm lịch sử".
Nhà văn Nguyễn Huệ Chi nhận giải thành tựu sự nghiệp nghiên cứu văn học cho tuyển tập Văn học cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật  công trình nghiên cứu cả một đời. Khi nhận giải, nhà văn nói đùa mình là hội viên trẻ (mới kết nạp 1 năm) của Hội Nhà văn Hà Nội mà đã được giải thành tựu. Tuyển tập của ông mới ra mắt vào [tháng Tư, và giao lưu với độc giả vào] ngày 19/9 năm nay, Hội đã kịp chọn để trao giải. [Bổ sung: Nhà văn Nguyễn Huệ Chi còn cho rằng việc trao giải của Hội nhà văn Hà Nội thể hiện được rõ nét tinh thần câu cách ngôn bất hủ của cha ông: “Của cho không bằng cách cho”. Cách trao giải vô tư, hồn nhiên, bất ngờ với người được trao, phản ánh một tâm thế bình đẳng, dân chủ giữa người trao và người nhận, xóa đi mặc cảm về những sự “chạy chọt” và “ban ơn” mà nhiều hình thức trao giải khác trước nay đã không tránh khỏi. Đó là phong thái đáng ca ngợi của một hội đoàn văn chương có bản lĩnh kế thừa thành tựu của một tổ chức sáng chói trước đây 70 năm của chính Hà Nội: Tự lực văn đoàn – BVN].
Dịch giả Phạm Vĩnh Cư chuyển ngữ thơ của Marina Tsvetaeva (1892 - 1941), được coi là "nhà thơ số một của thế kỷ 20" của nước Nga. Sinh thời, Tsvetaeva cũng là một thi hào có số phận bi thảm ngay trên chính quê hương.
Còn Giáng Vân, vốn là nhà báo và nhà thơ, đã hơn 20 năm rồi không xuất bản thơ, nay trở lại với tập thơ thứ ba Đường gió, và được vinh danh.
"Những tác phẩm được giải chứa đựng những giá trị đã được tích lũy và khẳng định" – Ban tổ chức giải nhận định. Khác với năm ngoái, Hội từng trao cho bản dịch gây tranh cãi Lolita của dịch giả Dương Tường.
Mi Ly
        
    clip_image005
GS Nguyễn Khắc Phi phát biểu về sự tích tụ của văn hóa Hà Nội trong 10 thế kỷ. Ảnh: Khương Việt Hà.
Dưới đây, xin trân trọng đăng bản tổng kết thay mặt Hội đồng giám khảo nêu lên một số nhận xét chính của Chủ tịch Hội Phạm Xuân Nguyên, và hai bài phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc, của Phan An Sa, con trai út cố học giả Phan Khôi.
Bauxite Việt Nam
  
Những giá trị đã được tích lũy và khẳng định
(Báo cáo giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2013)
Phạm Xuân Nguyên
clip_image007
Ảnh: Khương Việt Hà
Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội (HNVHN) được xét trao hàng năm cho những sách văn học của các hội viên và các tác giả sống và làm việc tại Hà Nội được xuất bản từ nửa cuối năm trước đến nửa đầu năm trao giải. Cụ thể giải HNVHN 2013 sẽ xét trao cho các sách xuất bản trong khung thời gian từ 1/7/2012 đến 30/6/2013. Thời gian đọc chọn và bỏ phiếu xét giải ở các hội đồng chuyên môn và hội đồng chung khảo là từ tháng 7 đến tháng 9. Công bố và trao giải vào ngày 10/10 hàng năm. Các hạng mục xét trao giải là văn xuôi, thơ, lý luận phê bình và văn học dịch. Ngoài ra, căn cứ tình hình xuất bản hàng năm xét thấy có tác phẩm mang tính tổng kết sự nghiệp văn học xuất sắc thì sẽ có giải thành tựu. Mỗi hạng mục giải chỉ trao cho một cuốn, nếu không đủ phiếu bầu thì để trống.
Theo quy trình xét giải hàng năm của HNVHN, các hội đồng chuyên môn đọc chọn tác phẩm của bộ môn mình, sau đó bỏ phiếu đề cử tác phẩm vào danh sách chung khảo.
Hội đồng Văn xuôi gồm:
  1. Lê Minh Khuê (chủ tịch)
  2. Trần Chiến
  3. Võ Thị Xuân Hà
  4. Nguyễn Xuân Khánh
  5. Bảo Ninh
  6. Phạm Ngọc Tiến
  7. Lê Trung Tiết
đã đề cử hai tác phẩm vào danh sách chung khảo:
Văn xuôi

TTTác giảTác phẩmNhà xuất bảnNăm xuất bản
1Nguyên NgọcCác bạn tôi ở trên ấy(bút ký)NXB TrẻQuí 1/2013
2Đỗ PhấnGần như là sống (tiểu thuyết)NXB TrẻQuí 1/2013


    Hội đồng Thơ gồm:
  1. Nguyễn Thành Phong (chủ tịch)
  2. Hoàng Nhuận Cầm
  3. Nguyễn Bảo Chân
  4. Lê Huy Quang
  5. Phan Huyền Thư
  6. Vũ Từ Trang
  7. Tô Thi Vân
đã đề cử ba tác phẩm vào danh sách chung khảo:
Thơ

TTTác giảTác phẩmNhà xuất bảnNăm xuất bản
1Giáng VânĐường gió (tập thơ)NXB Hội Nhà vănQuí 1/2013
2Mã Giang LânNhững lớp sóng ngôn từ (tập thơ)NXB Hội Nhà vănQuí 1/2013
3Mạc MạcBung nụ thu gầy(tập thơ)NXB Văn học, Trung tâm Văn hóa và ngôn ngữ Đông Tây.Quí 1/2013


và đề nghị hai tác phẩm xét giải thành tựu:
1. Vân Long. Tuyển tập thơ.
2. Tạ Hữu Yên. Tuyển tập thơ.
Hội đồng Lý luận phê bình gồm:
1. Nguyễn Đăng Điệp (chủ tịch)
2. Nguyên An
3. Lại Nguyên Ân
4. Văn Giá
5. Trần Đình Sử
6. Nguyễn Thị Minh Thái
7. Lưu Khánh Thơ
đã đề cử ba tác phẩm vào danh sách chung khảo:
Lý luận phê bình

TTTác giảTác phẩmNhà xuất bảnNăm xuất bản
1Phan An SaNắng được thì cứ nắng (khảo cứu)NXB Tri thứcQuí 1/2013
2Vũ Từ TrangNhà văn độc hành độc bộ (chân dung văn học)NXB Phụ nữQuí 2/2013
3Nguyễn Thị Minh TháiMặt người mặt hoa (tiểu luận)NXB Văn hóa - văn nghệTháng 12/2012


và đề nghị một công trình xét giải thành tựu:
1. Nguyễn Huệ Chi. Văn học cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật.
Hội đồng Văn học dịch gồm:
1. Đoàn Tử Huyến (chủ tịch)
2. Trần Đình Hiến
3. Lê Đăng Hoan
4. Trần Hữu Việt
5. Lê Bá Thự
đã đề cử hai tác phẩm vào danh sách chung khảo:
Văn học dịch:

TTTác giảTác phẩmNhà xuất bảnNăm xuất bản
1W.Reymont; Nguyễn Văn Thái dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan.Nông dân (tiểu thuyết)NXB Lao động, Trung tâm Văn hóa và ngôn ngữ Đông TâyQuí 1/2012
2M.Tsvetaeva; Phạm Vĩnh Cư dịch từ nguyên bản tiếng Nga.Tâm (tuyển thơ)NXB Hội Nhà văn, Trung tâm Văn hóa và ngôn ngữ Đông TâyQuí 2/2013


Ngày 3/10/2013, Hội Nhà văn Hà Nội (HNVHN) đã họp hội đồng chung khảo xét giải thưởng năm 2013. Hội đồng gồm có:
1. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch HNVHN, Chủ tịch Hội đồng chung khảo
2. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại, Phó Chủ tịch
3. Nhà thơ Bằng Việt, Ủy viên Ban Chấp hành
4. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành
5. Nhà thơ Bùi Việt Mỹ, Ủy viên Ban Chấp hành
6. Nhà văn Lê Minh Khuê, Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi
7. Nhà thơ Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Hội đồng Thơ
8. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình
9. Dịch giả Đoàn Tử Huyến, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch
Hội đồng chung khảo đã nghe các chủ tịch hội đồng chuyên môn thuyết trình về sự đánh giá từng tác phẩm được chọn và đã phân tích, trao đổi kỹ trước khi bỏ phiếu.
Kết quả những tác phẩm sau đây đã được chọn trao giải thưởng HNVHN 2013.
Văn xuôi

TTTác giảTác phẩmPhiếu chọn
1Nguyên NgọcCác bạn tôi ở trên ấy (bút ký)9/9


  
Thơ

TTTác giảTác phẩmPhiếu chọn
1Giáng VânĐường gió (tập thơ)8/9


  
Lý luận phê bình

TTTác giảTác phẩmPhiếu chọn
1Phan An SaNắng được thì cứ nắng (khảo cứu)9/9


Văn học dịch:

TTTác giảTác phẩmPhiếu chọn
1M.Tsvetaeva; Phạm Vĩnh Cư dịch từ nguyên bản tiếng Nga.Tâm (tuyển thơ)9/9


Thành tựu sự nghiệp:

TTTác giảTác phẩmPhiếu chọn
1Nguyễn Huệ ChiVăn học cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật8/9


Nhìn vào kết quả giải thưởng HNVHN 2013 có thể thấy:
- Năm nay cả 5 hạng mục giải đều có sách được trao.
- Năm nay, những tác phẩm được giải nghiêng về tính phi hư cấu, tư liệu, không có tác phẩm thể loại hư cấu.
- Năm nay các tác giả được giải có 3 hội viên (Nguyên Ngọc, Giáng Vân, Nguyễn Huệ Chi); 2 người đang sống và làm việc tại Hà Nội (Phan An Sa, Phạm Vĩnh Cư).
- Năm nay có một tác giả mới (Phan An Sa).
- Năm nay trong các tác phẩm được giải không có của tác giả trẻ.
Sau đây là một số đánh giá chung về các tác phẩm được giải.
1) Nhà văn Nguyên Ngọc đã có hơn sáu mươi năm gắn bó với núi rừng Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Ngòi bút viết văn của ông đã đem lại cho văn học cách mạng hình tượng anh hùng Núp, hình tượng cây xà nu, trở thành biểu tượng của đất và người Tây Nguyên bất khuất, kiên cường, chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Trong những năm gần đây Tây Nguyên là một trong ba mối quan tâm lớn thường trực của nhà văn, cùng với văn hóa và giáo dục. Ông có nhiều chuyến đi lại vùng đất đã thành quê hương thứ hai, thành máu thịt này của mình. Ông đi tận nơi, đến tận chỗ, xem xét tận việc, gặp tận người, và sau mỗi chuyến đi ông cất lên tiếng nói của mình trên các diễn đàn khác nhau, trong đó có văn đàn, để báo động về một nguy cơ lớn đang hủy hoại và tàn phá vùng đất xung yếu này của đất nước, để thức tỉnh mọi người quan tâm tìm hiểu, nhận thức và bảo vệ lịch sử, văn hóa, phong tục của vùng đất này trước sự các hiểm họa sinh thái tự nhiên, sinh thái văn hóa, và sinh thái nhân văn. Tập bút ký Các bạn tôi ở trên ấy là kết quả của những chuyến đi-thấy-nghe-nghĩ đó của nhà văn Nguyên Ngọc. Một tập sách phi hư cấu, kể chuyện những con người thực đã sống thực và hành động thực ở một Tây Nguyên thực tại của hôm qua và hôm nay, che chở và chuyên chở những giá trị trường tồn của tộc người, của dân tộc trải qua những thăng trầm lịch sử, những biến thiên thời cuộc. Những người bạn của Nguyên Ngọc ở trên Tây Nguyên ấy đã mở ra cho bạn đọc cả nước thấy bề dày, bề sâu văn hóa của vùng đất cao nguyên, thấy những gì còn lại và mất đi không chỉ ở đó, và thấy một Nguyên Ngọc ở tư cách một người con Tây Nguyên, một con người văn hóa, và một nhà văn cường tráng. Nguyên Ngọc ở tất cả các tư cách làm người và làm văn, ông là Người Đi: đi nhiều trên thực địa, đi sát trong đời sống, đi rộng trong văn hóa, đi sâu trong tư duy.
Giải thưởng 2013 của HNVHN trao cho tập bút ký Các bạn tôi ở trên ấy là trao cho bút lực văn chương của nhà văn lão thành Nguyên Ngọc vẫn đầy chất sống, chất văn; là đề cao những nhận thức và xúc cảm sâu sắc của tác giả về văn hóa vùng đất Tây Nguyên, gợi mở nhiều suy tư về trách nhiệm của từng người và của xã hội đối với văn hóa tộc người nói riêng, văn hóa dân tộc nói chung, là ghi nhận sự dẻo dai sức viết của nhà văn và sức hấp dẫn của thể loại phi hư cấu được viết bằng một văn phong tinh tế, sâu lắng.
2) Nhà thơ Giáng Vân ít hiện diện trên câu chữ nhưng luôn có mặt trong thơ. Tập Đường gió là tập thơ thứ ba của chị, sau gần hai mươi năm không xuất bản. Nhà thơ từng nhận mình là “con gái nhà quê, bao năm rồi ở phố” với những câu thơ như “câu hát lửng lơ” ở tác phẩm mới này vẫn tiếp tục đi phố và đi trong cuộc đời với những trải nghiệm, chiêm nghiệm chất chứa hơn và sâu nặng hơn theo thời gian năm tháng. Tác giả lặng lẽ suy nghiệm về/từ những cảnh đời, những phận người để tìm cách nắm bắt và thấu hiểu cái gì đó ở phía sau nhân sinh, cõi thế. Cõi đời khi thực khi mơ, cõi người lắng những khoảng thiền. “Chúng ta chỉ có thể bay trong mơ / để tuyệt giao với nhơ bẩn / chúng ta chỉ có một nỗi buồn rất nặng / để thanh lọc” (Viết tặng họa sĩ Trần Trọng Vũ). Đường gió là đường đời hay là đường đời lắm gió mà con người bước đi với rất nhiều chênh chao trong thơ Giáng Vân. Những bài thơ chắt lọc, kiệm nén, không ồn ào phô bày mà ghìm nén tâm trạng. Tập thơĐường gió chứng tỏ năng lượng thơ của tác giả vẫn dồi dào và một thái độ thơ nghiêm túc. Giải thưởng ghi nhận thành công của một nhà thơ âm thầm nỗ lực vì thơ.
3) Tập biên khảo Nắng được thì cứ nắng – Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn của Phan An Sa vừa mang tính nghiên cứu, vừa có tính tự sự, phác họa sự nghiệp làm báo và dựng lại cuộc đời của học giả Phan Khôi trên tiến trình lịch sử chính trị và lịch sử văn hóa văn học nước nhà nửa đầu thế kỷ hai mươi. Cuốn sách được viết từ cái nhìn gần của một người con trong gia đình và từ độ lùi xa của một nhân vật lịch sử đã bước đầu làm hiện rõ và nổi bật vai trò, vị trí của Phan Khôi trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Phan Khôi (1887 - 1959) là người mở đầu Thơ Mới, là một nhà báo năng động, sắc sảo, một nhà khảo cứu ưa tìm tòi, phản biện. Hoạt động báo chí của ông có nhiều đóng góp cho tiến trình phát triển xã hội và văn hóa nước nhà thời kỳ đầu. Nhưng cá nhân con người ông đã bị vướng vào những khúc mắc lịch sử, khiến tên tuổi Phan Khôi một thời gian dài không được nhìn nhận và ghi nhận đúng mức, trái lại bị hiểu sai, bóp méo. Tác giả Phan An Sa trong cuốn sách này đã làm một công việc khách quan cần thiết là trình bày Phan Khôi như ông vốn có và thực có để hậu thế có tư liệu đánh giá một con người, một sự nghiệp. Giải thưởng ghi nhận đóng góp bước đầu này trong quá trình trả lại giá trị đích thực cho một nhân vật lớn của văn hóa và văn học dân tộc. Cùng với những cuốn sách tập hợp các bài đăng báo của Phan Khôi theo từng năm trên các tờ báo ông từng làm do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân thực hiện, cùng với việc thành phố Đà Nẵng đã có quyết định đặt một tên đường phố mang tên Phan Khôi, cuốn sáchNắng được thì cứ nắng khẳng định vị trí lịch sử của Phan Khôi trong nền báo chí Việt Nam và mở thêm một cánh cửa để ông ngày càng hiện diện đầy đủ, đúng đắn hơn trong đời sống văn hóa tinh thần của nước nhà. Trao giải cho cuốn sách này cũng là một cách chúng ta chia sẻ và giải tỏa cùng ông nỗi niềm nắng chiều ông bộc lộ ba năm trước khi mất: “Nắng chiều đẹp có đẹp / Tiếc tài gần chạng vạng / Mặc dù gần chạng vạng / Nắng được thì cứ nắng”.
4) Marina Tsvetaeva (1892 – 1941), nhà thơ được coi là thi hào Nga từ rất sớm, là “nhà thơ số một của thế kỷ XX” (Iosif Brodski), nhưng có một số phận bi thảm ở ngay trên chính quê hương mình, chưa được biết nhiều ở Việt Nam. Tập thơ dịch Tâm in song ngữ Nga-Việt lần đầu tiên cho bạn đọc Việt Nam được tiếp xúc một cách hệ thống với thơ Marina Tsvetaeva là kết quả một quá trình nỗ lực của dịch giả Phạm Vĩnh Cư, một người am hiểu ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử Nga, trong hơn ba mươi năm qua. Người dịch đã chọn một cách dịch gọi là dịch ngữ văn, “những bản dịch nghĩa rất thô ráp”, bám sát từng câu chữ, dòng thơ, cốt để truyền đạt được ý thơ của tác giả. Đây là một lựa chọn dịch dũng cảm của dịch giả nhưng sẽ là khó khăn cho khả năng tiếp nhận của công chúng, khi thơ trong bản gốc chưa được chuyển thành thơ trong bản dịch sẽ tạo ra một rào cản cho tâm lý tiếp nhận chung vốn muốn và thích đọc thơ dịch bằng thơ Việt. Nhưng chọn cách dịch đó lại chính là cách dịch giả muốn thách thức thị hiếu quen, muốn đem lại cho văn chương nước nhà một cách tiếp nhận văn học nước ngoài sát đúng hơn với nguyên bản, muốn thay đổi một thái độ dịch. Bên cạnh việc dịch sát kỹ ý văn bản thơ, dịch giả còn có bài nghiên cứu công phu, tâm huyết cung cấp cho độc giả những hiểu biết ban đầu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ. Điều này cho thấy thái độ dịch thuật nghiêm túc của dịch giả và cũng là cách ông trang bị cho độc giả tâm thế để đón nhận thơ M. Tsvetaeva. Giải thưởng trao cho dịch phẩm Tâm ghi nhận sự đóng góp của dịch giả trong công việc giới thiệu lại văn học Nga ở Việt Nam qua một tác gia tiêu biểu, khó dịch, đồng thời cũng cổ vũ cho một phương pháp dịch thuật văn chương cần thiết.
5) Tuyển tập Văn học cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật của Nguyễn Huệ Chi mang tính chất tổng kết sự nghiệp nghiên cứu văn học truyền thống dân tộc hơn nửa thế kỷ của một nhà nghiên cứu có tri thức và bản lĩnh, có đam mê và khoa học. Những bài viết trong tập sách là tinh tuyển của cả quá trình đi sâu vào văn học dân tộc của tác giả, đưa người đọc tiếp cận với các hiện tượng văn học xưa và nay qua những gương mặt tác gia tiêu biểu, với tiến trình văn học truyền thống nhiều thế kỷ, với sự phân kỳ văn học sử có nhiều tranh luận, và với những lý thuyết văn học được gợi nên từ thực tế của văn học cổ. Nguyễn Huệ Chi trong các bài viết nghiên cứu đã chứng tỏ mình là một người nắm chắc và hiểu sâu văn bản văn học cổ, nắm vững các thao tác văn bản học, có cái nhìn soi chiếu, đối sánh, lật đi lật lại nhiều chiều, có tư duy khoa học liên ngành, biết đặt mỗi hiện tượng, đối tượng nghiên cứu vào môi cảnh văn hóa từng thời kỳ, có tinh thần phản biện tranh luận khoa học, biết dựa vào lý thuyết hiện đại để nghiên cứu cổ xưa và từ cái cổ xưa đề xuất những góc nhìn lý thuyết mới. Ông đã có những kiến giải độc đáo, sâu sắc về văn học thời Lý – Trần, thời Mạc, về những tác gia văn học lớn thời trung đại như Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát... Những bài viết khảo cứu, nghiên cứu của Nguyễn Huệ Chi không chỉ phong phú tư liệu, sâu sát văn bản, sắc sảo phân tích, mà còn thấm đậm chất văn trong cảm xúc của người nghiên cứu dành cho đối tượng, trong câu chữ lời văn, trong cách đặt tên hay định danh sự vật, sự việc, trong cách dịch thuật những thư tịch văn chương cổ. Cố nhiên, không phải mọi luận điểm, mọi kiến giải của tác giả nêu lên trong các bài viết ở tuyển tập này đã là hoàn hảo, thuyết phục cả, và đó là lẽ thường trong quá trình nghiên cứu khoa học, nhưng có thể khẳng định đây là một tập đại thành các công trình nghiên cứu xuất sắc của nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi, có chất lượng và giá trị cao cả về khoa học văn học và văn chương. Trao giải thành tựu sự nghiệp nghiên cứu văn học cho Nguyễn Huệ Chi ở tuyển tập Văn học cổ cận đại Việt Nam– Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật là ghi nhận công lao của tác giả đã có những đóng góp tích cực cho việc nhận diện, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa văn học của dân tộc.
Hội Nhà văn Hà Nội vui mừng trước những tác phẩm được trao giải năm 2013 đúng tiêu chí thể lệ và có chất lượng cao, phản ánh sát đúng đời sống văn học ở thủ đô và cả nước. Những tác phẩm được giải chứa đựng những giá trị đã được tích lũy và khẳng định. Những tác giả có sách được giải là những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, dịch giả đã có quá trình lao động nghệ thuật và khoa học lâu dài, ghi nhiều thành tựu, và họ vẫn tiếp tục phát huy tích cực vai trò của mình trong cuộc sống hiện nay. Trao giải cho những tác phẩm như vậy của những tác giả như vậy là một niềm vinh dự và niềm vui của HNVHN. Xin chúc mừng các tác giả với những cuốn sách được giải của mình. Xin cám ơn các nhà xuất bản và các cơ quan thông tin đại chúng đã ủng hộ và cộng tác với chúng tôi trong việc trao giải. Chúng ta vui mừng hôm nay và cùng chờ đợi ở những mùa giải sau HNVHN sẽ có những giải thưởng mang tính đột phá, phát hiện hơn nữa, nhất là có thêm những tác phẩm mới của những tác giả trẻ được vào giải.
Hà Nội tháng 10.2013
P.X.N.
  
Diễn từ nhận giải
Nguyên Ngọc
clip_image009
Nhà văn Nguyên Ngọc chụp chung với NV Nguyễn Huệ Chi sau lễ nhận giải. Ảnh: Khương Việt Hà
Tôi xin cám ơn Hội Nhà văn Hà Nội đã dành cho tôi giải thưởng về văn xuôi năm nay của Hội. Tôi biết đây là một vinh dự lớn, bởi vì cho đến nay giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội đã thành một giải thưởng danh giá, được xã hội tin cậy và coi trọng.
Đây là lần thứ ba tôi được nhận giải thưởng về sáng tác văn học ở trong nước. Lần đầu là cách đây 58 năm, hồi 1955, của Hội Văn nghệ Việt Nam, về tiểu thuyết Đất nước đứng lên. Lần thứ hai là 10 năm sau đó, năm 1965, của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam, cho tập truyện ngắn Rừng xà nu. Và lần này, của Hội Nhà văn Hà Nội, cho một tập bút ký.
Tôi nhận ra hai điều:
Một là tôi đi ngược. Thường thì người ta đi từ bút ký, “lên” truyện ngắn, rồi mới “lên” tới tiểu thuyết. Tôi lại lần mò đi dần hơn 50 năm từ tiểu thuyết “xuống” truyện ngắn, cuối cùng “xuống” bút ký. Tặng thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội chứng tỏ Hội không quan niệm giá trị các thể loại văn học theo trật tự lên xuống đó. Hoặc cũng có thể Hội đã nhạy cảm nhận ra sự chọn lựa của cuộc sống thay đổi đang dành quan tâm nhiều hơn cho thể loại vốn từng bị coi là không mấy văn học. Riêng với tôi, qua cuộc đời sáng tác dài, cuối cùng tôi đã bị lôi cuốn bởi bút ký vì khả năng to lớn đến không ngờ của nó có thể trộn lẫn tất cả, hiện thực khắc nghiệt và tưởng tượng bay bổng, phi hư cấu nghiêm nhặt và thả lỏng tự do, trữ tình say đắm và chính luận chặt chẽ, cả suy tư lan man và triết luận sâu xa. Cũng có lúc tôi nghĩ có phải sự trộn lẫn như vậy, chắc chắn không chỉ mang ý nghĩa hình thức, có thể là một nét đặc biệt của hiện đại hay hậu hiện đại chăng, khi cuộc sống ngày càng là một hiện thực phức hợp? Thôi thì ít ra ở đây người viết cũng dễ tìm được không gian thật rộng cho biểu đạt tự do.
Và điều thứ hai: hóa ra cả ba lần đều là về Tây Nguyên. Vậy đó, đối với tôi Tây Nguyên là một số kiếp. Nếu có người còn chịu khó đọc cả ba tác phẩm của tôi vừa kể trên, hẳn có thể thấy càng về sau càng bi tráng hơn, hay nói thẳng và rõ ra, càng buồn hơn. Ấy là vì, Tây Nguyên nơi tôi tin có thể hàm chứa những câu trả lời cho những câu hỏi trằn trọc nhất không chỉ của chính nó, mà còn của cả đất nước, thậm chí của con người nói chung, vùng đất thâm trầm và tuyệt diệu ấy đang bị tàn phá, bởi sự ngu dốt và tham lam của con người, đến mức không biết có còn quay lại được nữa không. Cuốn sách được Hội Nhà văn Hà Nội vinh danh hôm nay, tôi xin nói, là một tiếng kêu, mong không đến nỗi tuyệt vọng. Một giải thưởng có uy tín và có tiếng vang như giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội tất có thể làm cho tiếng kêu ấy vang xa hơn, được chú ý hơn, được nghe rõ hơn. Tôi xin rất cám ơn Hội Nhà văn Hà Nội về sự tiếp âm đầy hiệu quả đó.
Xin cám ơn.
N. N.
  
Giải thưởng tặng những người vắng mặt
Phan An Sa
clip_image011
Ông Phan An Sa. Ảnh: Khương Việt Hà
Kính thưa Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội,
Kính thưa Hội đồng Chung khảo Hội Nhà văn Hà Nội,
Thưa quý vị và các bạn,
Thứ sáu, ngày 4/10/2013, mới sáng ra, một người bạn ở thành phố Đà Nẵng, trong khi uống cà phê sáng và đọc báo, đã nhắn tin và chúc mừng tôi với lý do: cuốn sách NẮNG ĐƯỢC THÌ CỨ NẮNG – Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn được giải thưởng văn học 2013 của Hội Nhà văn Hà Nội. Tôi nhắn lại: tin đâu mà sốt dẻo thế, tôi ở Hà Nội mà có biết gì đâu? Thì được trả lời: “Trang 15 báo Tuổi trẻ hôm nay đăng rành rành đây thôi!”. 20 phút sau, người bạn đó nhắn tiếp: “Cả báo Thanh niên hôm nay cũng đăng nữa, rất hay, anh đã tin là thật chưa?”. Thưa quý vị và các bạn, lẽ cố nhiên là tôi phải tin chứ ạ!
Khoảng nửa tiếng sau, khi cầm hai tờ báo trên tay và đọc bài của nhà báo Thạch Linh và nhà báo Việt Chiến đưa tin vui đó, thì vợ chồng tôi không nén nổi xúc động trước niềm vinh hạnh mà Hội Nhà văn Hà Nội đã dành cho cuốn sách nhỏ của chúng tôi! Nói như vậy là vì, suốt những năm tháng qua, hai chúng tôi mỗi người một việc, cuối cùng có được một tập bản thảo dày dặn gửi đến từng anh, chị và các cháu trong đại gia đình để xin ý kiến, để được bổ sung các sự kiện, để được sửa từng cái lỗi nhỏ nhất, trước khi đưa bản thảo hoàn chỉnh đến Nhà xuất bản Tri Thức chỗ anh Chu Hảo. Ngày sách ra đã là 27 Tết vừa rồi, nên cái Tết đó của đại gia đình chúng tôi thật là vui vì những sự thật trong quá khứ mình mong được trình ra với công chúng, thế là nay đã có cơ hội được thực hiện. Nói cho đúng là chúng tôi hồi hộp chờ đợi sự tiếp nhận cuốn sách từ phía công chúng, chứ tuyệt nhiên không ai dám nghĩ đến bất cứ giải thưởng nào dành cho nó.
Vì lẽ đó mà niềm vui vừa đến như được nhân lên gấp bội. Cũng như mọi gia đình Việt Nam, ngày Rằm, mồng Một hàng tháng, bàn thờ gia tiên nhà chúng tôi đều ấm khói hương trầm; thì hôm sau là thứ Bảy, nhằm đúng mồng Một tháng Chín năm Quý Tỵ, và hôm sau nữa Chủ nhật, ngày 6/10/2013 là ngày sinh lần thứ 126 của cha tôi; cuốn sách đó, với hai tờ báo mang tin vui, được chúng tôi đặt lên bàn thờ gia tiên cùng với hương hoa trà quả, kính cáo với hương hồn các bậc sinh thành. Và hôm nay, vợ tôi, các cháu nội, cháu ngoại của ông ở Hà Nội cùng đến đây, cốt lấy sự hiện diện của mình, cùng với tôi, đáp lại tấm lòng của quý vị và các bạn!
Mới đó mà đã một tuần nữa trôi qua rồi, để đến hôm nay là ngày nhận giải. Một tuần đó, tôi nhận được nhiều cú điện thoại, nhiều tin nhắn và e-mail chúc mừng, đem lại cho tôi nhiều cảm xúc khác nhau. Tôi ghi lại các cảm xúc đó cũng với rất nhiều tâm trạng. Vừa ghi lại, tôi vừa nghĩ về những ngày kháng chiến chống Pháp cách đây sáu, bảy chục năm: trước mắt tôi hiện lên hình ảnh người cha già, cao, gầy, nước da xanh tái vì sốt rét rừng, ăn đói, mặc rách, đang ngồi cặm cụi cùng tập giấy và cây bút chỉ dành cho việc ghi chép, nghiên cứu tiếng Việt hay dịch sách của Lỗ Tấn, của M.Goocki trong rừng sâu núi thẳm ở Việt Bắc... Trong âm thầm, cặp mắt kính của tôi nhòa lệ! Trong nỗi thổn thức đó, tôi muốn cất lời cảm ơn độc giả đương thời, cảm ơn Hội Nhà văn Hà Nội, hôm nay đã đem lại niềm vui cho chúng tôi, xoa dịu phần nào nỗi đau cho người xưa những tưởng không bao giờ cất đi được.
Hôm nay, nhờ có quyết định của Hội đồng Chung khảo Giải thưởng Văn học 2013 của Hội Nhà văn Hà Nội, mà tôi là một kẻ ngoại đạo, ngẫu nhiên được đứng cùng hàng với các vị thức giả khả kính, với các nhà văn dày uy tín, được hiện diện cùng quý vị và các bạn trong buổi lễ trang trọng và nhiều hân hoan vốn chỉ dành cho việc vinh danh các nhà văn. Cho phép tôi nhặt ra một cảm xúc trong số đó để giãi bày cùng quý vị và các bạn, thay cho việc nhắc đi nhắc lại một lời cảm ơn, đã tốn thì giờ, lại có thể khiến quý vị lấy làm khó nghĩ.
Thưa quý vị và các bạn,
Năm 2010, Nhà lý luận - phê bình văn học Lại Nguyên Ân, tác giả của bộ công trình PHAN KHÔI - tác phẩm đăng báo dày đến bốn, năm ngàn trang sách, được nhận Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh.
Năm 2012, bộ phim tài liệu Con mắt còn có đuôi của NSƯT Huỳnh Hùng, kể về cảnh đời của Phan Khôi, được nhận giải thưởng tại Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 32. Đài Phát Thanh - Truyền hình Đà Nẵng (DRT) liên tục phát sóng bộ phim này, và bộ phim tiếp tục nhận được giải thưởng tại giải Cánh Diều 2012 của Hội Điện ảnh Việt Nam. Các kênh Truyền hình Trung ương, như Công an nhân dân (ANTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV TV) tiếp tục phát sóng nhiều lần bộ phim, thật sự đã gieo một niềm vui vỡ òa giữa đông đảo công chúng yêu lẽ thật và sự công bằng, sau hơn nửa thế kỷ chờ đợi!
Và hôm nay, một ngày cuối thu năm 2013 với lịch sử hào hùng 59 năm Giải phóng Thủ đô, Hà Nội về đêm đã nồng nàn hương hoa sữa, thì lại đến lượt một tác phẩm văn học về Phan Khôi được giải thưởng, mà tác giả của nó lại là đứa con nhỏ nhất của ông, cái thằng út mà với cuộc đời 73 năm của mình, ông chỉ được sống với nó có hai tháng cuối đời, rồi chết!
Vì những lẽ trên, xin quý vị và các bạn cho phép tôi được thổ lộ đôi lời về ông, về những trí thức có cùng cảnh ngộ như ông, về bà con dòng họ Phan của ông, về những người thân của ông, bởi những lý do khác nhau, đã không thể có mặt tại đây, hôm nay. Họ là những người vắng mặt!
Thưa quý vị và các bạn,
Con người xứng đáng nhận Giải thưởng văn học năm 2013 của Hội Nhà văn Hà Nội dành cho thể loại phê bình, hôm nay đã không có mặt.
Những trí thức cùng thời với ông, cùng cảnh ngộ như ông, chỉ biết tôn thờ lẽ thật và dám nói lên lẽ thật với đồng bào mình, cũng không có mặt.
Những tác gia với lòng dũng cảm đáng kính trọng, đã dấn thân vào công cuộc làm sáng tỏ lẽ thật của cuộc đời ông và sự nghiệp của ông, của những trí thức cùng cảnh ngộ như ông, cũng không có mặt.
Bà con dòng dõi họ Phan là mạch sống của ông, ở làng Bảo An, ở Quảng Nam, ở Đà Nẵng, ở Sài Gòn, ở Hà Nội, ở khắp dải đất hình chữ S yêu quý, ở khắp chốn cùng nơi trên trái đất bao la và vĩ đại, cũng không có mặt.
Hai người đàn bà là một nửa của cuộc đời ông, những người con gái, con trai, con dâu, con rể của ông đã khuất hay còn sống, là những hột máu của ông, cũng không có mặt.
Chúng tôi chỉ là những đứa con nhỏ nhất của ông, là những đứa con còn nhỏ hơn nữa của dòng họ Phan xứ Quảng, chúng tôi quả thật không dám coi mình có thể thay mặt cho tất cả những người vắng mặt, để nhận niềm vinh dự này.
Chúng tôi được hiện diện tại đây, trong buổi lễ vinh danh trang trọng này, đơn giản chỉ vì chúng tôi, dù là rất nhỏ, cũng tự hào được làm một phần không thể cắt rời của những người vắng mặt. Vinh dự này, có thể coi là những người vắng mặt đã gửi gắm cho quý vị ở Hội đồng Chung khảo Hội Nhà văn Hà Nội, và đến lượt mình, quý vị ủy thác cho chúng tôi!
Nếu được quý vị và các bạn hiểu cho như vậy, thì chúng tôi sẽ thấy nhẹ lòng hơn trước niềm vinh hạnh mà quý vị đã dành cho chúng tôi. Và chúng tôi tin rằng, bằng vào niềm vinh hạnh vừa nhận được, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thành những việc đang làm và định làm, để không phụ lòng những người vắng mặt, không phụ cái nghĩa cử cao quý mà Hội Nhà văn Hà Nội đã dành cho chúng tôi, hôm nay.
Trân trọng cảm ơn quý vị và các bạn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013
P.A.S.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bù nhìn rơm xem múa rối


Cuối cùng thì năm 2012 đã qua mà không có Ngày Tận Thế và rồi tôi cũng trở thành một con bù nhìn rơm. Kế hoạch tôi đi lao động nước ngoài để giữ sự lặng im, vô tâm với thời cuộc nhằm diễn đúng vai diễn “bù nhìn rơm” bị thay đổi vào những ngày cuối.
Thế là tôi lại bỏ phố, lên rừng. Không khí thoáng đãng, núi rừng hùng vĩ,… quả thật tinh thần tôi càng thêm khoáng đạt, thảnh thơi.
Thi thoảng tôi lại để mắt đến ti vi. Đã lâu rồi mới có dịp xem tin tức. Ồ, thế giới ngày càng trở nên dễ vỡ. LHQ chỉ vừa mới tính đến biện pháp trừng phạt Triều Tiên mà Triều Tiên đã đe dọa Hàn Quốc và Mỹ, đơn phương hủy hiệp định đình chiến; Trung Quốc là nước bán vũ khí đứng hàng thứ 5 sau Mỹ, Nga, Đức, Pháp. Siria, Apganixtant, Irac, Xu đăng và Nam Xu Đăng, Palestin, Irac, Trung Quốc, Ấn Độ,… máu vẫn đổ mãi.
Trong hệ thống tôn giáo, Đức Giáo Hoàng Công Giáo thoái vị vì tuổi già sức yếu. Thật ra nguyên nhân thật sự của việc ra đi đã bị che giấu, có một sự thật là vị cựu giáo hoàng bất lực trong việc điều hành hệ thống giáo hội hơn 1,2 tỷ người với rất nhiều những người truyền đạo không chân chính, thoái hóa, biến chất, vô sỉ. Ông đã “từ chức” để giữ sự uy nghi của bản thân, không muốn làm một con rối với “lực bất tòng tâm”. Và có lẽ ông cũng muốn được giữ lòng tĩnh lặng, thanh thản cho quãng đời còn lại.
Còn ở hệ thống chính trị các nước thì khi nguyên thủ quốc gia vừa mới mất, xác thân chưa được “xử lý” chỉnh chu - chôn cất hay làm vật trưng bày triển lãm thì giới chính trị đã xâu xé lẫn nhau, tranh giành vị trí thống lãnh.
Họ đang làm những việc trên là vì ai?
Miệng thì luôn mồm nói “Vì người tiền nhiệm đã khuất, vì đảng, vì dân, vì nước,…” nhưng thật ra họ vì ai thì mỗi người sẽ tự có cách hiểu khác nhau.
Dân là gì? Nước là gì?
Tin rằng ngay chính họ cũng chẳng có sự hiểu biết đúng mực, xác đáng vì những cái mà họ tuyên thệ và cho rằng “sống là vì lý tưởng, mục đích đó”.
Thật đáng buồn cười! Thật đáng thương hại!
Và còn gì nữa, vài chục ngàn xác heo thối trôi trên sông Hòa Phố,… người dân các nước Nhật, Đức, Pháp,… biểu tình yêu cầu chính phủ các nước ngừng sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân thì có một số quốc gia yếu kém về công nghệ nuôi ước mơ “đem kho bom hạt nhân nổ chậm đặt vào nhà”. Thiên thạch đã rơi xé toạc bầu trời nước Nga…
Giới truyền thông ca ngợi tinh thần người Nhật trong việc tái thiết lại vùng đất bị tàn phá bởi nạn hạt nhân - Thật là trò ngớ ngẩn của giới truyền thông! Việc làm cho thấy sự kém cỏi về hiểu biết và giới hạn tri thức của giới truyền thông.
Ca ngợi gì chứ?
Đổ nát, hoang tàn không đứng lên xây dựng lại chẳng lẽ nằm chờ chết à?
Sai lầm của những nhà quản lý đem lại sự tan hoang cho người dân và họ dường như đứng ở ngoài vùng nguy hiểm, còn người dân thì phải nhận hậu quả, sống chết cùng với những thảm họa do sự chủ quan, kém hiểu biết của con người gây mà đại diện điển hình là năng lực, tri thức vốn có ở các nhà quản lý đất nước. Đó chính là điều mà giới truyền thông nên làm, vạch trần sự thật, bản chất sự việc.
Còn bằng chỉ biết hùa theo, “tát nước theo mưa” thì chi bằng “Ngậm Miệng Lại” để che giấu sự kém cỏi, vô sỉ của một “công cụ truyền thông đã lạc hậu, lỗi thời”.
Nếu mở mắt mà nhìn, sống bằng trái tim nhiệt huyết thì phải nhớ rằng “Người Nhật đã trổi dậy mạnh mẽ như thế nào sau khi hưởng trọn 2 quả bom nguyên tử của Mỹ từ xa xưa”, người Việt Nam đã tồn tại ra sau qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ,… Palestin, Irac, Taliban, Siria, Lybia,… sống sót ra sao qua hàng lâu xa năm tháng chiến tranh.
Thiết nghĩ, những người làm trong giới truyền thông ngày nay nếu chỉ dùng sự hiểu biết thiển cận rồi huênh hoang, phóng đại vấn đề và chuyển hóa thành tri thức nhân loại há trong lòng chẳng hổ thẹn với “liệt tổ, liệt tông”, những người đi trước,…
Lại nhớ cách đây khoảng 2, 3 tháng tôi đi đường mắt trong thấy bản khẩu hiệu tuyên truyền với đại ý “Hưởng Ứng Ngày Thế Giới Tưởng Niệm Những Người Là Nạn Nhân Tai Nạn Giao Thông”.
Ôi trời! Há phải hai chữ “Tưởng Niệm” người Việt Nam dùng rất trân trọng, thiêng liêng mà ngày nay những người làm văn hóa chơi thế đó.
Nếu mắng những người “xuất xưởng” ra tấm băng ron như vậy thì thà mắng mình ngu đã nhìn thấy, đã đọc, đã viết lại thì còn có người là tôi nghe còn mắng họ thì cũng chỉ có tôi nghe.
Băng rơi bất thường, núi lửa phun trào, cháy rừng, cháy nhà ngày ngày, cháy riết thành quen. Nếu có ngày không cháy thì lại lạ.
Real Marid, Barca, Mu,… vẫn thu lợi nhuận khủng dù rằng Châu Âu đang khủng hoảng kinh tế.
Ồ, vậy khủng hoảng kinh tế là trò lừa đảo à?
Dân họ chẳng phải còn lắm tiền để mua vé xem đá bóng đấy thôi.
Ồ không, đó là tiền bán bản quyền truyền hình, tiền quảng bá hình ảnh, “tiền đen” có từ thị trường cá cược gian trá đầy mưu ma, chước quỷ…
Ai đã mua bản quyền truyền hình mà giá cao đến mức “nuôi sống béo tốt” các câu lạc bộ bóng đá?
Đó là các nước như Việt Nam đã đua đòi “Trưởng giả học làm sang” và các nhà đài cạnh tranh “thổi giá” bản quyền lên cao chót vót rồi nhận phần “lại quả” cũng như việc tinh vi “móc túi” người tiêu dùng, người lao động.
Ai sẽ thiệt?
Những người dân ham xem bóng đá, ham cá độ lãnh đủ. Tuy nhiên, gánh nặng thật sự vẫn đặt trên vai người lao động, người tiêu dùng chân chính.
Những nhà đài họ tài thật. Giá như họ đi thương thuyết “làm ăn mua bán” hàng nông sản, thủy sản thì hẳn GDP của nước ta sẽ được thu về dồi dào hơn. Bởi lẽ hàng thủy sản tôm cá mà cụ thể là cá tra, cá ba sa bị đánh thuế gần 1USD/kg vị chi là gần 20 ngàn đồng/kg. Còn người dân bán cá tại đầm chỉ thu được hơn 20 ngàn đồng/1 kg cá.
Khơi khơi người nuôi cá tra, basa bị mất 20 ngàn đồng là vì lẽ gì nhưng đây chỉ là thiệt đơn; Còn thiệt kém là nước ta phải chịu khoản thuế bán phá giá gần 20 ngàn đồng; Còn hàng loạt cái thiệt khác nữa người dân mất đất vào tay các doanh nghiệp thủy sản do làm ăn thua lỗ, tốn phí kiện cáo, hô hào, gào khóc,…
Bao nhiêu năm rồi mà cái trò áp thuế chống phá giá sản phẩm thủy sản của các nước Mỹ, EU,… cứ chèn ép người nuôi thủy sản VN?
Lại còn “đổ thừa” Mỹ đã sai khi chọn Banglades mà không chọn Indonexia làm “bản so sánh”, đúng là các nhà quản lý chỉ giỏi “đổ thừa” để che dấu sự yếu kém về năng lực của tổ chức, của tự thân.
Đường đường là quốc gia gần như độc quyền về sản phẩm nông thủy sản (cà phê, cao su, tôm, cá, lúa gạo,….) mà luôn bị “ép giá”, “chèn ép” đến “chết ngợp” là vì lý do gì?
Giá cả hợp lý, thuận mua, vừa bán thì ký hợp đồng còn bằng lộn xộn, phiền phức thì “dẹp”, không mua bán gì cả. Quay về nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm phục vụ người dân “no cơm, ấm áo”.
Đã bao năm rồi người dân Việt Nam phải “nhịn miệng, đãi khách”?
Làm được món ngon, tạo ra của tốt thì chỉ dám đem bán, chẳng dám mạnh miệng ăn, vậy mà còn bị “chèn ép”, coi thường đủ kiểu,…
Nếu không thể xuất khẩu thì “nhập khẩu” vào miệng người VN cũng không hẳn đã là giải pháp tồi. Những nước bạn không có được miếng ngon ăn thì thiệt cho người dân họ không ít nhưng biết sao được khi các nhà quản lý nước họ quá ngang ngược, cửa quyền, mồm mép rêu rao “Tự Do Thương Mại” hay che giấu việc “Tự Lo Thương Mại”, bảo hộ ngành kinh tế trong nước?
Thế mà sao các nhà quản lý lại không làm thế nhỉ?
Ồ! Dân nghèo, dân đói chứ họ vẫn béo tốt, mập úc núc, nhà cao, cửa rộng vô số đấy thôi.
À, biết rồi nhưng vẫn thấy họ hô hào hết năm này sang tháng nọ đấy thôi, làm vậy chẳng phải khản cổ lắm ru?
Ừ! Thì phải diễn cho giống “thương dân như con” chứ! Ăn cơm chúa phải múa tối ngày chứ! Nào! Nào! Ta cùng múa. Phải có múa thì mới có cái để ăn, Ngốc ạ!
Hơn nữa, khản cổ gì chứ chỉ có bọn truyền thông gào thét om sòm, ỏm tỏi thôi,… Thật đáng thương! Họ gào lên như thể họ là người trong cuộc, rõ biết tất cả vậy nhưng thật ra họ có hiểu biết gì mấy, còn chưa thể là “cỡi ngựa xem hoa” nữa mà.
Ngốc có biết tại sao giới truyền thông gào thét inh ỏi không?
Vì họ cần thể hiện là nhằm vào việc chứng tỏ là công cụ được việc, ngõ hầu có chỗ tốt để leo lên. Ôi! Những con rối kệch cỡm!
Ừ! Lại có cả chương trình múa rối trên TV này. Ngày còn bé, tôi xem những con rối vờn trên chiếc màn hình trắng đen sao mà hay thế. Vậy mà nay xem rối trên TV phẳng, màn hình đa sắc mà sao thấy nhạt nhẽo, vô vị thế.
Ta không phải là nhà nghệ thuật rồi nên chẳng thể đánh giá chuẩn được. Các nhà nghệ thuật của thế giới chả phải đã công nhận “Đó là sản phẩm văn hóa phi vật thể của nhân loại là gì?”.
Giá trị của những con rối là gì nhỉ?
Phải chăng là những vật phẩm vô tri, vô dụng mà được tiếng tồn tại lâu xa và đôi khi người ta không còn biết dùng nó vào việc gì nên đặt cho nó cái tên mỹ miều “Sản phẩm văn hóa phi vật thể của nhân loại”?
Ồ! Vậy mà ta cũng nghĩ ra được! Vậy mà cũng được người người vỗ tay. Ta tài thật!
Ồ con rối mà còn có giá trị như thế thì “bù nhìn rơm” chẳng lẽ đem vất vào trong xó tối, hoặc đem đốt đi cho xong, cho khỏi chật đất.
Nhưng giá trị của bù nhìn rơm là gì? Là không có giá trị chăng?
Chỉ vài cái que cây, một mớ rơm, 1 cái nón lá tơi tả, 1 tấm nylon te tua. Vậy mà ngăn được bọn chim chóc phá hại mùa màng. Nhưng cũng hên xui, có khi ngăn cản được chim chóc, có khi chẳng làm được việc gì.
Vậy ra với chất liệu của bù nhìn rơm là rẻ tiền, mạt hạng nhưng giá trị thì lại vừa vô giá trị, vừa vô giá. Tà quái thật! Đó là con bù nhìn rơm được đặt ở ngoài đồng.
Còn “con bù nhìn” được đặt lên ngai vàng thì sao?
Cứ ngỡ những vị vua bù nhìn được con người dựng lên là thứ vô dụng, đáng xấu hổ, đáng bỏ đi, là vết nhơ của dân tộc nhưng thật ra con bù nhìn đó rất hữu dụng, vô giá vì nếu không thế thì con người chẳng dựng lên làm gì?
Và đôi khi con bù nhìn trên ngai vàng cũng “gầm gừ” khiến muôn dân khiếp sợ, kinh hoàng. Ồ! Vậy ra con bù nhìn rơm có giá trị là thật.
Vậy nên tôi cũng không hủy hoại con bù nhìn rơm bằng người là tôi. Việc hủy hoại con bù nhìn rơm bằng người này ai muốn thì cứ làm, tôi không ngăn cản.
Còn riêng tôi thì tôi sẽ dùng con bù nhìn rơm này thật bá đạo, tà quái khiến cho điên đảo nhân loại, điên đảo thị phi, điên đảo tri thức con người,…!
Mọi người nhận định thế nào về con bù nhìn rơm này thì tùy, hữu dụng cũng được, vô dụng cũng chẳng sao?
Vì lẽ con bù nhìn rơm không bao giờ nhận biết được giá trị của chính nó. Bù nhìn rơm luôn là vật vô tri, vô dụng, vô tình.
Giờ đây, con bù nhìn rơm này sẽ đưa cặp mắt vô hồn nhìn những con rối múa may quay cuồng, điên loạn trên mọi sân khấu, trên những nẻo đường, trên thế giới và trong lòng nhân loại.

Và trong lòng con bù nhìn rơm này luôn bình thản, dửng dưng vì một sự thật là “Những việc làm của những con rối chẳng thể chạm đến cái nón lá tơi tả, cái tấm choàng nylon te tua, những cọng rơm khô xơ xác,… trên thân xác trơ xương gầy của con bù nhìn rơm phá cách.

( Một thoáng Phương Đông )

Phần nhận xét hiển thị trên trang