Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Gian Nan Giải Oan Cho Nhà Mạc !

MẠC VĂN TRANG 
Nguồn : vietvanmoi.com
Gần đây tôi có nhận được email của mấy bạn, già có, trẻ có, cả ở trong nước lẫn ngoài nước, phàn nàn, thắc mắc về việc: Các nhà sử học đã có những kết luận đánh giá mới, tích cực về vương triều Mạc, nhưng tại sao trên sách, báo, phim ảnh, cũng như trong xã hội vẫn còn nhiều phát ngôn y như sách cũ của các sử gia thời Lê – Trịnh kết tội nhà Mạc? Có bạn còn bức xúc trách Hội đồng Mạc tộc VN sao không làm “quyết liệt” để thay đổi nhận thức xã hội về nhà Mạc!... con cháu Mạc tộc, đã mang những ẩn ức oan sai của tổ tiên bao đời, nên nay ai chạm đến là đau lắm, ức lắm. Tôi nhớ có lần đêm khuya, GS Phan Đăng Nhật còn gọi điện cho tôi, báo cho biết có bài đăng trên tờ báo nọ, nói oan sai, bôi đen hoàn toàn vua Mạc Mậu Hợp. Hôm sau Cụ lại gọi điện bảo đêm qua không ngủ được, ngồi viết bài minh oan cho đức vua. Rồi Cụ gọi tôi đến, trao đổi từng luận điểm để bác bỏ những lời kết tôi quy chụp của tác giả kia. Có luận điểm rồi, Cụ phải lục tìm luận cứ, luận chứng trong bao nhiêu tài liệu, mấy ngày liền để viết một bài thật khách quan, khoa học, thuyết phục tác giả và Ban biên tập tờ báo nọ. Sau khi đăng bài lên trangmactoc.com rồi, Cụ viết thư, gửi bài cho tờ báo kia vời lời lẽ hết sức bình tĩnh, đầy đủ lý, tính… Nhưng phía kia cứ bặt vô âm tín!
Phan Đăng Thuận cũng một lần “đỏ mặt tía tai” phản ứng một bài viết của GS nọ, có đoạn chép y nguyên sử cũ lên án nhà Mạc. Thế mà lúc viết phản biện lại, phải là “Xin có đôi lời thưa với GS…”. Bài đăng báo và gửi cho GS nọ, ông “chả thèm chấp”. Đến khi GS Phan Đăng Nhật gặp GS kia trong cuộc họp, lúc thân tình bảo: Sao ông lại viết thế? Cụ kia nói: Học trò nó viết, tôi chả kịp xem!
TS Hoàng Lê, khi làm Trưởng ban Liên lạc họ Mạc Hà Nội, có giao cho tôi gặp những nhà viết sử trong sách giáo khoa phổ thông để trao đổi với họ. Tôi không phải nhà sử học, nên đã phô tô các bài viết về nhà Mạc trong các sách giáo khoa phổ thông, đưa cho TS Hoàng Lê để tự ông chữa mực đỏ vào các tài liệu đó. Tôi đã trao tài liệu trên cho PGS Nghiêm Đình Vì, Trưởng ban và TS Nguyễn Anh Dũng, Thư ký Ban biên soạn môn Lịch sử trong sách giáo khoa phổ thông. Vậy mà vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu!
Cũng có những tác giả như ông Lê Mai, khi chúng tôi phát hiên, gửi bài phê bình ông đã viết sai về nhà Mạc, đăng trên blog… Ông đã viết thư xin lỗi, gỡ bài và đăng lời xin lỗi trên blog của ông. Rất tiếc, những người có được cách hành xử như ông Lê Mai còn rất hiếm trong xã hội ta!
Chúng ta biết, từ 1985 đến nay đã có 5 – 6 cuộc hội thảo về nhà Mạc, xuất bản hàng chục cuốn sách mới về nhà Mạc, hàng chục phim tài liệu, ba luận án Tiến sĩ, 05 luận văn Thạc sĩ, hàng trăm bài báo công bố những nghiên cứu mới, đánh giá lại vương triều Mạc… Một Khu tưởng niệm Vương triều Mạc đã được nhà nước đầu tư xây dựng tại Dương Kinh với bao hoạt động lễ hội tưng bừng… Vậy mà nhiều nhà nghiên cứu, nhà viết sácraatsnhaf làm phim, giáo viên giảng dạy môn Sử vẫn cứ như chưa hề biết gì đến các sự kiện đó!? Như vậy còn nói gì đến toàn dân, đã trải qua bao thế hệ, suốt mấy trăm năm với bao thiên kiến về nhà Mạc!
Trong hai lần gần đây gặp GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, GS đều nói với chúng tôi: Không thể chấp nhận sách giáo khoa viết về nhà Mạc như vậy được, nhà Mạc trị vì ở Thăng Long suốt 65 năm, có nhiều đóng góp cho lịch sử nước nhà, phải được đối xử công bằng như các vương triều khác… Sắp tới đây, khi viết bộ Quốc Sử 25 tập, thì nhà Mạc sẽ có riêng một tập…
Nói vắn tắt những điều trên để chia sẻ với bà con ta rằng: Việc chiêu tuyết cho tổ tiên, lấy lại “công minh lịch sử, công bằng xã hội” cho nhà Mạc (GS Văn Tạo) bằng con đường khoa học, chính thống, là cơ bản, nhưng không hề đơn giản. Phải có thời gian và nhiều tâm sức, công phu lắm.
Nhưng còn một con đường khác, hết sức linh hoạt, hiệu quả là mỗi con cháu Mạc tộc phải là một “tuyên truyền viên”. Bất kỳ thành viên Mạc tộc nào, có tâm lòng với dòng tộc mình đều cần biết tuyên truyền để những người xung quanh hiểu đúng về họ Mạc, nhà Mạc.
Tôi nhớ có lần đi khám bệnh. Ông GS bác sĩ trong phòng khám, cầm quyển y bạ của tôi lên, đọc tên và dừng lại nhìn, hỏi: Ông họ Mạc à? Này tôi nghe các cụ nói hình như họ Hoàng của tôi cũng gốc Mạc đấy. Tôi nói: Vậy thì đúng rồi, GS Hoàng Tụy ở Quảng Nam cháu cụ Hoàng Diệu, họ Hoàng ở Thanh Hóa, Hải Phòng, Mê Linh Hà Nội… nhiều lắm, nhận họ Mạc rồi. Còn dòng dõi cụ Hoàng Công Chất nữa, lớn lắm… Bây giờ có hơn 50 họ khác tìm về gốc Mạc rồi. Cộng đồng Mạc tộc bây giờ lớn mạnh lắm. Ông bác sĩ này cứ ngớ người ra nghe, rồi hỏi: thế làm thế nào để xác minh và xin gia nhập họ? Tôi lại kể kinh nghiệm một số người “vấn tổ, tầm tông” ra sao. Còn khi đã tự tìm hiểu, tin rồi thì gia nhập Ban liên lạc hay Hội đồng Mạc tộc, sinh hoạt ra sao… Bác sĩ và bệnh nhân cứ mải say sưa chuyên họ hàng, chẳng còn biết trời đất gì nữa. Mãi khi cô nhân viên gõ cửa, rồi mở hé cửa nói vào: Thầy ơi, ca này khám lâu quá, bao nhiêu người đợi!... GS bác sĩ “sẵng giọng”: Ông này lắm bệnh, phải khám lâu, thắc mắc gì! Rồi ông ra hiệu cho tôi nằm xuống và khám khẩn cấp!
Lại mới đây, tôi đi cùng ô tô với nhà văn Hoàng Minh Tường và nhà văn Trần Nhương về Hải Dương thăm ông bạn Nguyễn Văn Diệp - nhà thơ kiêm nuôi ong mật. Dọc đường, Hoàng Minh Tường kể chuyện mới đi Trường Sa về; Trần Nhương kể mới đi Cao Bằng về… Nhân đó tôi nói: Này nhà Mạc “các cụ nhà tôi” từ 1593 chuyển kinh đô lên Cao Bằng, cai quản cả vùng biên cương hơn 80 năm mà không để mất một tấc đất nào, không một quân lính phương Bắc nào xâm lấn qua biên giới đâu nhé. Ải Nam quan, thác Bản Giốc … nguyên vẹn hết đấy nhé. Thế là câu chuyên xoay sang nhà Mạc. Rồi tôi bảo: họ Hoàng của ông Tường khéo cũng gốc Mạc đấy! Hoàng Minh Tường giật mình bảo: Có lẽ thật bác ạ. Em cũng có nghe các cụ nói…
Thế rồi lúc đến nhà ông Diệp, nhà văn Trần Nhương quay video clip, vừa quay anh vừa thuyết minh: đây là PGS Mạc Văn Trang, hậu duệ nhà Mạc, không ngờ vương triều Mạc có lịch sử rất ghê gớm, đáng nể, hơn 80 năm cai quản Cao Bằng… Và hôm sau video clip của anh được đưa lên mạng…
Tôi kể lại những chuyện này để thấy bà con ta ở mọi lúc, mọi nơi đều có thể và cần “tuyên truyền” về họ ta, nhà Mạc ta được.
Tại sao ta cần “tuyên truyền”? Thì chính ở đầu bài đã nói: Mấy trăm năm người ta hiểu sai, viết sai, nói sai về họ Mạc, vương triều Mạc… nên phải nói lại cho rõ, cho đúng, khách quan, trung thực. Tuyên truyền không phải là tô vẽ, nói lấy hay, nói lấy được, nói sai sự thật!…
Muốn “làm công tác tuyên truyền” được thì:
- Bản thân phải tìm hiểu lịch sử họ ta, những nghiên cứu mới về nhà Mạc. Việc này không khó nếu chịu khó đọc mạctoc.com và những tài liệu đã phát hành mới đây về nhà Mạc. Ta có hiểu biết đúng, có tự tin, lời nói mới có cơ sở để người khác tin. Đôi khi còn phải tranh luận, trao đổi thuyết phục nữa…
- Phải có nhiệt huyết: tình yêu đối với tổ tiên, dòng tộc, tha thiết muốn rửa nỗi oan khuất cho tổ tiên, dòng họ và chính bản thân mình. Thái độ tình cảm của ta sẽ cảm hóa người nghe. GS Văn Tạo có lần tâm sự: "Tôi thương nhà Mạc, họ Mạc đến phát khóc lên"... GS là người ngoài mà còn thế, vậy sao mình là con cháu nhà Mạc lại có thể vô cảm với nỗi đau của tổ tiên và dòng tôc?
- Tuyên truyền phải hợp người, hợp cảnh, hợp lý, hợp tình mới kết quả. Đặc biệt không thể chủ quan áp đặt ý kiến của mình cho người nghe. Đôi khi phải nhượng bộ, chờ đợi vậy!
- Hãy tuyên truyền trong con cháu Mạc tộc nhà mình trước hết, vì nhiều người con cháu Mạc tộc vẫn thờ ơ, chưa có hiểu biết mới, thái độ mới thì làm sao có tình cảm, trách nhiệm để mà tự tin, mà tuyên truyền cho người khác!
- Còn nhiều cách tuyên truyền khác nữa, như làm thơ, viết sách, làm phim ảnh, tổ chức tham quan di tích, giỗ chạp, lễ hội v. v…
Trên đây là mấy lời chia sẻ tâm tình về một vấn đề rất bức xúc, nhạy cảm, tế nhị để mong bà con ta cùng bàn bạc cho ý kiến, mong góp phần làm cho anh em, con cháu ta và mọi người có nhận thức đúng, thái độ đúng, hành xử đúng với họ Mạc hiện nay và nhà Mạc trong lịch sử dân tộc.

Hà Nội, 02/12/2012

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Chàng thanh niên - Họa sĩ ấy là ai - Chính là Adolf Hitler thời trẻ,trước khi trở thành tên Phát xít quốc tế !.

(Xin mời các bạn xem tranh của anh ta)
Nguyễn Khôi sưu tầm
d

His name was Adolf Hitler
Chàng trai vẽ những bức tranh này muốn được vào học ở Học viện Mỹ thuật (nước Áo) và trở thành họa sĩ.
Ước vọng không thành của cậu đã biến thế giới thành một ác mộng kinh hoàng, bi thương…
Chàng thanh niên ấy là ai ?
- Chính là 
Adolf Hitler.
.
.

.

.
d

Bức tranh màu nước "Ngôi nhà với cây cầu bên dòng sông" vẽ năm 1910 của Adolf Hitler, một họa sĩ sống chật vật ở Vienna, Áo. Ảnh: DPA.
.
d
.
Hitler làm họa sĩ vài năm ở Áo, trước khi tham gia quân đội trong Thế chiến 1. Ảnh: DPA.
.
d
.
Bức họa Shot Mill - năm 1910. Ảnh: DPA.
.
d
.
Bức họa "Berglandschauft mi See" năm 1913. Ảnh: AP.
.
d
.
Nhà thờ Karlskirche ở Vienna. Mặc dù không ai biết Hitler có tất cả bao nhiêu tác phẩm, hiện còn 723 bức vẽ được cất giữ. Ảnh: AP.
.
d
.
Bức họa thể hiện tòa nhà cổ La Rotonde ở Vienna, được sử dụng như khu triển lãm quốc tế vào cuối thế kỷ 19. Ảnh:Getty.
.
d
.
Bức họa Farmstead. Ảnh: Getty.
.
d

Tranh nước về cặp tình nhân chèo thuyền trên hồ vẽ đầu những năm 1900. Ảnh: Getty.

d
Bức họa về một kho thóc ở Áo, đầu những năm 1900. Ảnh:Getty.
.
d
Bức tranh nước phong cảnh đầu những năm 1900. Ảnh:Getty.
d
Bức họa về một tòa nhà cổ kính ở Áo. Ảnh: Getty.
d

Cây cầu Hero và nhà thờ Karl, Vienna. Ảnh: Getty.

d
Bức họa miêu tả một khu phố cổ ở Vienna. Ảnh:Getty.
Chàng trai đã vẽ những bức tranh này muốn được vào học ở Học viện Mỹ thuật (nước Áo) và trở thành họa sĩ. Giá mà anh ta được nhận vào học, lịch sử thế giới hẳn đã thay đổi.
Người thanh niên ấy tên là Adolf Hitler
A young man’s dream to be an artist was crushed when his application to enter a Fine arts academy was rejected. His broken dream turned into a tragic nightmare for the world . . .
Who painted these pictures?
The person who painted these pictures wanted to attend the Vienna Academy of Fine Arts and become famous as an artist. If he had been accepted by the academy, world history would have been very different.
His name was Adolf Hitler

NK sưu tầm/ Gửi qua eMail

Phần nhận xét hiển thị trên trang

YÊU NHƯNG KHÔNG CƯỚI

Nồng nàn Phố
(Tặng ko bao giờ quay lại và ôm)

Làm thế nào để em có thể buông tha quá kứ
Vì tâm trí em không còn đủ chỗ để buồn và nhớ nữa anh ơi!
Ông trời
Nhiều khi dã man với con gái nhiều như thế

Làm sao để em chạy thật nhanh mà vẫn đến trễ

Lần hẹn hò đầu tiên mắt ai nguýt rồi cười
Lần hẹn hò cuối cùng mưa rơi
Em hứng tay bước đi cắn răng đau như cắt
Đâu phải tạo hóa cho em đôi mắt...chỉ để khóc đâu, mà giờ đây nhìn vào đâu em cũng ứa được

Làm thế nào để em biết trước
Rằng yêu và đến với nhau không dễ bao giờ
Rằng thương em nhưng cưới em chỉ là mơ..
giấc mơ nào đâu có thực!
Em đấm ngực thình thịch để tức
Bản thân em bây giờ cần một đám cưới, một chiếc váy trắng, một vòng nhẫn tròn đến nhường ấy sao hả anh?
Em nhức lắm...nhức đến nghẹt trong này này

Làm sao để quẹt mắt đỏ ngầu rồi mà hết cay
Xả nước, lau khô, xả nước, lau khô hàng trăm lần vẫn thấy mình ngu ngốc
Gào lên thật to để nhức từng chân tóc
...Để hằn học mình trong gương...mọi thứ chấm hết rồi

Anh ơi!
Làm thế nào để em có thể buông tha em thêm một lần nhỏ này thôi
Em nên nằm ngửa
Nằm sấp
Hay nằm nghiêng để mọi thứ quay về như cũ?

Anh- làm thằng đàn ông mà không đủ
Dũng cảm để đeo nhẫn cưới vào tay người con gái đã yêu anh, anh đã yêu và hôn đến nát môi rồi
Ông trời
Nhiều khi ác độc với em như thế

Mắt em đỏ rồi nè!

p/s: hình chỉ mang tính chất pr cho Ý! 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

15 năm tưởng nhớ “thi sĩ kỳ dị” Bùi Giáng


(Dân trí) - Sáng 14/9, tọa đàm khoa học đầu tiên về thi sĩ Bùi Giáng diễn ra tại trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của ông (1998 - 2013).

Lần đầu tiên kể từ năm 1975, Bùi Giáng trở thành đề tài của một tọa đàm khoa học
Lần đầu tiên kể từ năm 1975, Bùi Giáng trở thành đề tài của một tọa đàm khoa học
 
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học và nghiên cứu chuyên ngành văn học, ngôn ngữ học: PGS-TS Võ Văn Sen, TS Nguyễn Khắc Cảnh, PGS-TS Lê Giang, GS-TS Huỳnh Như Phương... cùng tổ chức tọa đàm về Bùi Giáng - nhà thơ - nhà nghiên cứu - dịch giả tài hoa của nước ta nửa sau thế kỷ 20.
Bùi Giáng - theo GS-TS Huỳnh Như Phương,  là “người nghịch chữ”. Ông chia sẻ: “Lao động nghệ thuật của Bùi Giáng là sự tương tác giữa nghĩ, viết và chơi. Có lẽ ông không phải là phu chữ, như cách nói của Lê Ðạt, mà làngười nghịch chữ.
Ông là bậc kế tục thượng thừa những trò chơi chữ, giễu nhại... của văn hóa dân gian, của Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Tú Quỳ... và khai thác một cách mạnh mẽ, cuồng nhiệt nhất. Ít thấy trong văn Bùi Giáng vẻ nghiêm nghị, cau có của người tin rằng mình đang nói những điều quan trọng hay đang phát ngôn cho chân lý”.
 
Thi sĩ kỳ dị Bùi Giáng
"Thi sĩ kỳ dị" Bùi Giáng
Còn nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu cảm nhận thơ Bùi Giáng là một thế giới có một không hai: “Đọc Bùi Giáng như thể là đi lạc vào một thế giới hỗn độn, chập chờn. Thiên la địa võng của ngôn từ tuôn ra từng trận từng cơn, trùng trùng điệp điệp…
Bùi Giáng tung ngọc vào bùn, chẳng cần quan tâm thị phi, khinh trọng. Ông trộn nhã và tục trong nói lái, pha điên và tỉnh trong triết lý, lẫn giả và chân trong trò chơi văn bản, chen hay và dở những câu thơ. Thế giới đó, dẫu sao đi nữa, là có một không hai”.
Tại hội thảo còn có triển lãm tranh ảnh, sách và di cảo của thi sĩ Bùi Giáng. Nội dung trưng bày gồm: sách Bùi Giáng in trước 1975, sách Bùi Giáng in sau 1975, sách tái bản sau 1975, một số tập di cảo và trang thủ bút bản thảo.
 
Thi sĩ kỳ dị Bùi Giáng
Triển lãm sách và di cảo, bản thảo của Bùi Giáng tại buổi tọa đàm không chỉ thu hút các vị cao niên, trung niên mà nhiều bạn trẻ cũng say sưa, thích thú với thơ Bùi Giáng 
 
NSND Kim Cương chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời, tâm hồn và sáng tác của Bùi Giáng
NSND Kim Cương chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời, tâm hồn và sáng tác của Bùi Giáng
 
NSND Kim Cương chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời, tâm hồn và sáng tác của Bùi Giáng
Nghệ sĩ Thúy Vinh (áo hồng) đã ngâm thơ Bùi Giáng hơn 40 năm: “Là người ngâm thơ Bùi Giáng từ năm 15 tuổi, tôi nhận thấy thơ ông có tố chất nuôi dưỡng tâm hồn. Thơ Bùi Giáng đẹp mà không bi lụy, bởi vì ông không chiếm hữu tình yêu, không trở thành nô lệ của tình yêu. Chỉ cần rung cảm trong trái tim, trong nhịp thở đã là tình yêu rồi”.
 
Bùi Giáng trong tranh thư họaBùi Giáng trong tranh thư họa
 
Bây giờ riêng đối diện tôi
"Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con"
- thơ Bùi Giáng
 
 
Bùi Giáng sinh ngày 17/12/1926 tại làng Thanh Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông dạy học, làm thơ, nghiên cứu triết học và dịch thuật. Ông bắt đầu nổi tiếng năm 1962 sau khi tập thơ “Mưa nguồn” ra đời.
Thi sĩ Bùi Giáng mất chiều ngày 7/10/1998 trong một cơn tai biến tại TPHCM, sau những năm tháng sống “điên rồ lững lẫy chết đi sống lại vẻ vang”.
Tác phẩm tiêu biểu:
Thơ: Mưa nguồn (1962), Lá hoa cồn (1963), Màu hoa trên ngàn (1963), Mười hai con mắt (1964), Sa mạc trường ca (1965), Ngàn thu rớt hột (1967), Bài ca quần đảo (1969), Rong rêu (1972), Thơ vô tận vui (1987), Mùa màng tháng tư (1987), Đêm Chớp biển (1996), ngắm trăng (1997), Như sương (1998), Rớt hột phiêu bồng, Ký ức, Thơ vịnh họa, Tuyết băng vô tận xứ, Bèo mây bờ bến, Các di cảo thơ (2004)…
Và nhiều công trình dịch thuật, nghiên cứu khác.
 
Hồng Nhung

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đi về đâu? (hết)

“Nếu như tôi có con thì tôi sẽ lo lắng”

Ông K., 42 tuổi, giám đốc, Bắc Kinh: “Ba mươi năm chính sách cải cách đã làm thay đổi đất nước chúng tôi một cách ngẹt thở. Nhưng đó chủ yếu là cải cách kinh tế. Tất nhiên, nhìn theo hướng chính trị thì chúng tôi cũng có tiến bộ. Chúng tôi có thể nhìn thấy điều đó hàng ngày. Nhưng những tiến bộ này quá nhỏ để mà có thể nói về một cải cách. Về phương diện này thì Đảng hành động quá ngần ngừ vì họ lo lắng cho quyền lực của họ. Dưới sự thống trị của họ đã có quá nhiều việc tồi tệ xảy ra, những điều mà ngày nay họ không còn thích nói đến nữa và là những điều mà họ thích nhất là không muốn cho chúng đã xảy ra. Nhưng tới một lúc nào đó thì những việc này cũng sẽ hiện ra, và người ta sẽ phải nói về chúng. Mãi tới lúc đó thì tôi mới hài lòng, Theo ý tôi thì chúng tôi phải đi về hướng dân chủ và hệ thống đa đảng.
Nói chung, trong hệ thống độc đảng Trung Quốc của chúng tôi thì không có sự kiểm soát đảng cầm quyền. Điều đó là đúng và đồng thời cũng sai. Kiểm soát trực tiếp và phê phán Đảng công khai là những điều cấm kỵ, và người ta không nên yêu cầu dân chủ, hệ thống đa đảng và nhân quyền quá to tiếng. Mặc dù vậy, kể từ khi có Internet, người dân có thể thực hiện được một sự kiểm soát nào đó. Ví dụ như có một nhân viên nhà nước ở Nam Kinh đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn về tình trạng của bất động sản. Ông sẽ lo sao cho giá sử dụng đất và giá hộ ở không giảm xuống. Nếu như có những thế lực nào đó cố gắng giảm giá thì ông sẽ biết cách ngăn chận điều đó. Trong cộng đồng Internet có một tiếng thét căm phẫn, vì người ta rất tức giận về giá quá cao của bất động sản. Tất cả đều thống nhất, rằng người đàn ông này không đại diện cho quyền lợi của công chúng, mà chỉ cho quyền lợi của người giàu và chính quyền địa phương. Người ta có thể buộc cho ông điều đó không? Tất nhiên là không, vì có quá nhiều những nhân viên nhà nước như vậy. Nhìn cho kỹ thì người ta phát hiện ra rằng trong lúc phỏng vấn, nhân viên này đeo một cái đồng hồ Rolex và hút thuốc lá Nam King đắt tiền. Một bao có giá 1000 nhân dân tệ, và vì người đàn ông này hút hết điếu này tới điếu khác nên có thể nhanh chóng thấy rõ rằng từ tiền lương của mình thì ông ấy không thể nào chi trả chỉ riêng cho việc hút thuốc lá của ông được, nói chi tới có tiền mua một cái đồng hồ Rolex đắt tiền. Người đàn ông này bị chú ý tới, và càng có nhiều thông tin về ông ấy thì tình hình càng tệ hại hơn cho ông. Cuối cùng ông phải từ chức. Hiện giờ, những cuộc săn lùng như vậy đã trở thành môn thể thao cho nhiều người dùng trên mạng.
Ở chúng tôi thì không phải là giới truyền thông thực hiện một sự kiểm soát nào đó như ở Phương Tây, mà đó là Internet. Điều này khiến cho chính phủ chúng tôi lo âu, và họ cố gắng đè nén sự phê phán, bằng cách viện cớ cố gắng ngăn chận khiêu dâm. Họ đã có thể ghi nhận nhiều thành công đáng kể. Trước đây tôi có thể gọi những trang mạng nhất định nào đó mà trên đó còn có những bài viết thật sự là rất hay. Bây giờ thì không thể nữa. Tất cả đều đã bị chận. Những gì có hại thật sự đến uy tính của Đảng đều bị chận. Tất nhiên là có khả năng để vượt qua, bằng cách ví dụ người Trung Quốc ở ngoài nước xây một trang mạng ở nước ngoài. Nhưng rồi thì không thể truy cập nó được từ trong Trung Quốc. Điều này khiến cho tôi rất không hài lòng, vì một chính sách như vậy kìm hãm cải cách và phát triển. Từ nhiều thập niên nay, Đảng cố giữ cho người dân ngu muội. Họ thích nhất là khi người dân hoàn toàn không suy nghĩ nữa. Nhưng những cố gắng như vậy thỉnh thoảng lại có tác dụng ngược lại. Phần lớn người dân trong Bắc Kinh đều ủng hộ có dân chủ nhiều hơn, mở cửa nhiều hơn và tự do nhiều hơn. Rất đáng tiếc là về phương diện này thì chỉ tiến lên rất chậm.
Đảng hoạch định và quyết định tất cả. Mới đây, một loại thuế nhất định vừa được ban hành. Điều này chỉ được công bố một cách đơn giản, không có thảo luận trước đó trong Quốc Hội. Người dân phải chấp nhận điều đó. Chúng tôi không còn cách nào khác, vì không được phép quên: chính phủ thuộc về Đảng, Trung Quốc cũng thuộc về Đảng. Người ta phải nghe lời Đảng. Tuy vậy, điều này lại được diễn đạt có hơi quá. Vì khi có một ý kiến nhất định xuất hiện, được mọi người ủng hộ, thì Đảng phải đáp lại. Như đã xảy ra  mới đây thôi, khi một nữ nhà báo điều tra bị truy nã qua lệnh bắt giam. Sự phẫn nộ của người dân lớn tới mức lệnh bắt giam này đã được thu hồi lại.
Tôi không bao giờ muốn trở thành đảng viên. Con đường công danh của tôi trong nhà máy cũng tiến triển thuận lợi mà không cần phải là đảng viên. Nhưng rồi người ta đến với tôi và nói rằng: Anh có tài, anh làm việc tốt nhất trong hãng, tại sao anh lại không gia nhập? Tôi nói, tôi không có thời gian để lo về các thủ tục hình thức. Họ nói, chúng tôi làm cho anh. Thế là tôi nói vâng. Bây giờ thì tôi ở trong Đảng và ngay lập tức đã có một bước nhảy vọt thật lớn trên con đường công danh,
Tức là tôi cũng có thể hài lòng với tình cảnh cá nhân của tôi. Khi tôi nghĩ về cha mẹ tôi, những người đã phải chịu đựng chính sách chính trị cực đoan hàng chục năm trời và đã lãng phí mất những năm tốt đẹp nhất của họ, thì tôi chỉ có thể chúc mừng tôi vì đã sinh ra vào cuối những năm 60. Tôi không còn biết gì nhiều về các chiến dịch chính trị nữa. Ngày nay tôi có thu nhập tốt, sở hữu một căn hộ rộng 170 m2 và lái một chiếc ô tô nhanh. Mới trước đây hai mươi năm thì tôi thật không thể tưởng tượng ra được là sẽ có lần tự lái ô tô và có thể sống trong một căn hộ lớn như thế, không có cha mẹ hay cha mẹ vợ mà chỉ riêng với vợ tôi thôi. Khi ý nghĩ mua một chiếc ô tô cho mình đến với tôi lần đầu tiên, tôi cảm thấy chóng mặt vì hồi hộp. Ngày nay thì việc sở hữu một căn hộ và một chiếc ô tô cá nhân không còn gì là đặc biệt nữa. Kinh tế đang bùng nổ. Tôi còn muốn gì nữa chứ? May là tôi không có con. Cảm ơn trời! Nếu như tôi có con thì tôi sẽ lo lắng cho chúng. Tôi cho rằng thế hệ kế tiếp sẽ không có được một tương lai tốt đẹp đâu. Chỉ riêng việc phân bố tài sản không công bằng, vực sâu giữa nghèo và giàu, ô nhiễm môi trường và lão hóa dân số sẽ dẫn đến những vấn đề lớn. Tuy vậy, tôi không tin vào một cuộc cách mạng mới. Thời của những cuộc cách mạng đã qua rồi. Đảng và chínhn phủ có đủ quyền lực để nhanh chóng kiềm chế những cuộc bạo động trong nước và ngăn chận không có chúng lan truyền đi. Khả năng duy nhất của chúng tôi, để cùng tham gia xây dựng trong quá trình cải tạo, là liên tục gây áp lực từ bên trong và từ bên ngoài, để ép buộc Đảng phải đi tới những cải cách khác nữa. Có đủ việc cần phải làm. Ví dụ như con cái của các lãnh tụ cao cấp trong Đảng, “Đảng của các hoàng tử”, có ảnh hưởng lớn tới mức các nhà phê phán nói rằng họ đã phân chia đất nước này ra cho họ. Những người nào đó kiểm soát các lĩnh vực cung cấp năng lượng, những người khác quyết định về các hệ thống giao thông hay nhiều phần của thị trường bất động sản. Những việc như thế là không được phép có, và mặc dù vậy, chúng là hiện thực trong đất nước của chúng tôi. Cũng có thể là điều này cũng thuộc trong nền kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc.”
Ở châu Âu, sự dân chủ hóa tiến triển với niềm tự tin tăng lên của người dân thành thị. Mao Trạch Đông đã đi vào lịch sử như là một nhà cách mạng thành công, vì ông đã nhận ra rằng khác với ở Nga, một cuộc lật đổ trong xã hội chỉ có thể xuất phát từ người dân ở thôn quê. Những người nông dân, thời đó chiếm hơn tám mươi phần trăm dân số, đã giúp cho phong trào cách mạng chiến thắng. Hiện giờ, thành phần nông dân đã giảm đi rất nhiều, trong khi đô thị hóa lại diễn ra hết sức nhanh chóng. Trên 300 triệu người, phần lớn là từ vùng nông thôn, đã tìm thấy một cuộc sống trong các thành phố mới. Chỉ khi một tầng lớp trung lưu thành thị tự tin thành hình cùng với tỷ lệ người dân ở thành thị tăng lên trên năm mươi phần trăm nhiều – như người ta đang cố gắng để đạt tới – thì một hướng đi tới các phương án tự do hơn mới có thể thắng thế.
Ông P., 57 tuổi, giám đốc của một công ty Đức ở Thượng Hải: “Kinh tế sẽ bắt buộc chính trị tiến hành thay đổi, và dần dần thì rồi cũng sẽ thành hình một cái gì đó giống như tầng lớp trung lưu. Nhưng tôi cũng có thể tưởng tượng được rằng mười năm nữa ĐCS vẫn còn nắm quyền lực và thêm vào đó là vẫn tiếp tục điều hành chính phủ. Nhưng đó sẽ là một đảng khác với ngày nay, cũng như đảng của ngày nay là một đảng khác với trước đây ba mươi năm và ngày nay thì không còn có những lãnh tụ có sức lôi cuốn nắm quyền lực như Mao, Chu và Đặng nữa. Người Trung Quốc chúng tôi đã quen với Chủ nghĩa Trung ương. Chúng tôi chưa từng bao giờ có một cái gì đó khác. Tôi nghĩ, trong tương lai chúng tôi sẽ có một hệ thống tương tự như ở Singapore.”
Chỉ với một ít từ ngữ, một giám đốc ở Thanh Đảo đã diễn đạt được điều mà nhiều người cùng quê  hương với ông cảm nhận: “Chúng tôi không muốn lật đổ và không muốn có một hệ thống mới. Tất cả những gì chúng tôi muốn là sự công bằng.” ./.
Yu-Chien Kuan (Quan Ngu Khiêm)
Phan Ba dịch


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đi về đâu? (phần 1)


Thành công của ba mươi năm chính sách cải cách và mở cửa đã làm cho không những nước ngoài mà còn cả người Trung Quốc ngạc nhiên nữa. Đặng Tiểu Bình đã đưa cho họ sự tự do phát triển về kinh tế, và người ta đã sử dụng khả năng đó. Nhưng bây giờ thì tiếp tục như thế nào?
Ông T., 34 tuổi, kỹ sư, Bắc Kinh: “Tôi cảm nhận sự không chắc chắn về tương lai của chúng tôi như là một vấn đề lớn. Không ai biết đất nước của chúng tôi sẽ phát triển theo đường hướng nào. Tuy là chúng tôi có thể hài lòng với cuộc sống hiện nay của chúng tôi. Nhưng xin đừng quên rằng: Tất cả người Trung Quốc chúng tôi đều có một cái đầu riêng. Chúng tôi muốn có kế hoạch cho tương lai của chúng tôi, chúng tôi muốn biết chúng tôi sẽ gặp những gì, đặc biệt là chúng tôi, những người trẻ hơn, những người vừa mới quá ba mươi tuổi. Có thể nói là chúng tôi đứng giữa các thế hệ: đứng trên chúng tôi là cha mẹ của chúng tôi, dưới chúng tôi là con cái của chúng tôi. Chúng tôi gánh vác trách nhiệm. Chúng tôi phải lo cho cả người già lẫn người trẻ. Vì vậy mà chỉ là điều tất nhiên khi chúng tôi quan tâm tới sự ổn định và muốn biết rằng những gì sẽ chờ đợi chúng tôi trong tương lai. Sẽ có cải cách chính trị không? Hệ thống chính trị của Trung Quốc sẽ thay đổi hay không? Nhưng chính phủ và Đảng chỉ nhìn tới tình hình hiện tại và không có thời gian để nghĩ về tương lai.
Các cải cách kinh tế là một thành công. Nền kinh tế của chúng tôi đã phát triển một cách gương mẫu. Điều này được cả thế giới công nhận. Trung Quốc đã có thêm ảnh hưởng trên trường quốc tế. Đất nước của chúng tôi lại có tiếng nói. Cùng với nền kinh tế, các điều kiện sống của chúng tôi cũng đã tốt lên thấy rõ. Và mặc dù vậy, chúng tôi vẫn quan tâm tới câu hỏi: Trung Quốc đi về đâu? Không ai biết điều đó. Ngay Đảng và chính phủ cũng không biết. Họ không có kế hoạch lẫn viễn tưởng. Điều này tất nhiên là gây lo sợ ở nước ngoài. Trung Quốc, gã khổng lồ đó, là không thể đánh giá được. Trong khi đó thì chúng tôi có đủ người có học thức, có thể giúp đỡ những người đang cầm quyền bằng cách tư vấn không tư lợi. Nhưng các lãnh tụ của chúng tôi thì chỉ nghĩ về mình thôi. Họ sợ mất quyền lực và muốn tự quyết định lấy tất cả. Nhưng làm sao mà họ có thể quyết định một mình và dẫn đất nước chúng tôi đi theo một đường hướng đúng đắn được? Làm sao mà họ có thể mang lại cho chúng tôi một tương lai tốt đẹp khi họ không cho chúng tôi cùng suy nghĩ? Chúng tôi buộc phải bất động về tư tưởng. Điều này gây nên một sự bất an lớn và nguy hiểm cho đất nước của chúng tôi. Giống như chúng tôi đang sống ở lúc tranh tối tranh sáng, chỉ là chúng tôi tự hỏi, liệu đó là một bình minh hay là hoàng hôn.”
Sau những thành công về kinh tế, nhiều người đang chờ đợi cuối cùng rồi cũng có cải cách chính trị, những cái dẫn tới ít giám hộ hơn và có quyền cùng quyết định nhiều hơn. Nhưng các lãnh tụ Đảng đang ngần ngừ. Cải cách chính trị có thể gây nguy hại tới cho yêu cầu nắm quyền lực của họ, và vì vậy mà họ lại còn siết chặt dây cương hơn và trở nên không khoan nhượng trước bất cứ một sự phê phán nào. Đặng Tiểu Bình chỉ dựa trên sự phát triển kinh tế và đã yêu cầu hãy để cho quá khứ yên và nhìn tới phía trước. Người Trung Quốc đã làm như vậy. Họ đã đấu tranh cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, và thành công đã để cho họ trở nên tự tin hơn và có yêu cầu cao hơn. Nhiều người yêu cầu có một nếp văn hóa trong chính trị, cái cho phép họ tham gia vào trong giải pháp cho những câu hỏi và vấn đề của xã hội, và cả vào trong thảo luận về quá khứ nữa. Từ chối sự tự do chính trị này đã dẫn tới một mâu thuẫn và tới một cuộc khủng hoảng niềm tin giữa Đảng và nhân dân.

Về tính chính danh của quyền lực

Ông W. gần ba mươi tuổi khi ông sang Đức như là nhân viên của một công ty liên doanh Đức – Trung Quốc. Chỉ không lâu sau đó, ông trở thành nhà kinh doanh độc lập và thành lập công ty riêng của mình. Ông kinh doanh hết sức thành công hai mươi năm liền. Bây giờ ông đã trở về Trung Quốc cùng với gia đình. Ông mua một ngôi biệt thự ở một vùng ngoại ô sang trọng của Bắc Kinh và để cho những nhà cung cấp trang thiết bị nội thất sang trọng của Đức tư vấn cho đồ đạc trong nhà. Kết quả: sự sang trọng kín đáo của miền Bắc Đức đi cùng với ý thích những gì đắt tiền nhất.
Ông W. hài lòng với cuộc đời của ông. Mục đích của ông là về hưu lúc năm mươi tuổi, để rồi chỉ còn làm những gì mà ông thích. Bây giờ thì ông có thể bắt đầu với việc mà trong giới bạn bè của ông thì không có gì là bất thường cả. Ở đó có nhiều ví dụ cho việc kinh doanh thành công như vậy.
Gia đình thích trở về Bắc Kinh. Đó là quê của họ, họ hàng và bạn bè thân thuộc sống ở đó. Mặc dù vậy, gia đình không hoàn toàn từ bỏ nước Đức. Những người Trung Quốc nào có khả năng đều muốn cho chắc ăn và đều giữ lại một nơi cư trú ở nước ngoài.
“Đối với tôi, hệ thống chính trị là vấn đề lớn nhất trong đất nước này”, ông W. nói. “Chính phủ của chúng tôi biết rất rõ, rằng họ phải thay đổi hệ thống chính trị. Họ chỉ không biết là họ cần phải làm điều đó như thế nào mà vẫn giữ được sự ổn định và trật tự của xã hội, và vẫn không bị mất quyền lực. Một hệ thống chỉ hoạt động được cho tới chừng nào mà những người cầm quyền được người dân chấp nhận. Tôi nghĩ là có thể trở nên gay go vào khoảng năm 2020. Thời trước, Đặng Tiểu Bình đã được chấp nhận như là lãnh tụ. Ông đã tìm ra được con đường đúng đắn. Ai cũng nhìn thấy thành công của ông. Sau cái chết của ông, một vài người đã lo ngại sẽ có những cuộc nổi dậy trong nước hay tranh giành quyền lực ở Bắc Kinh. Nhưng điều đó đã không xảy ra vì Giang Trạch Dân được Đặng bổ nhiệm, và mặc dù Giang tương đối không có gì đặc sắc cả, và người ta không biết họ phải nghĩ về ông ta như thế nào, ông vẫn còn có tính chính danh bởi Đặng Tiểu Bình. Cũng y như vậy với Hồ Cẩm Đào. Ông cũng được Đặng Tiểu Bình quyết định và vì vậy mà có tính chính danh. Nhưng điều gì xảy ra sau nhiệm kỳ thứ hai của ông ấy? Người ta có hỏi con người mới đó rằng điều gì cho phép ông nắm lấy quyền lực? Ngay từ ngày nay là đã có những vùng đất riêng lẻ không còn tuân theo trung ương nữa. Thêm vào đó, con cái của các lãnh tụ Cộng sản cũ, “Đảng của các hoàng tử”, cũng chen lấn tới quyền lực. Trong đó cũng có một vài người cũng có khả năng, nhưng điều đó không giúp ích được gì nhiều cho họ, vì người dân không thích họ, vì họ nghĩ rằng các “hoàng tử” đó chỉ nhờ vào quan hệ của họ mà có được quyền lực. Rồi thì là ai? Ai có được tính chính danh? Theo ý tôi thì đó là một vấn đề lớn.”
Một ý kiến phổ biến khác là Đảng Cộng sản phản ứng không khoan dung với phê bình và cố gắng kìm hãm nó ngay lập tức bởi vì họ đang ở trong thế yếu.
Ông G., 53, luật sư, Bắc Kinh: “Các lãnh đạo Đảng ngày nay cứ đùn đẩy vấn đề cải cách chính trị vào tương lai, vì họ không có khả năng giải quyết nó. Họ quá yếu. Mãi thế hệ lãnh đạo Đảng tới đây mới có thể có khả năng. Vì cho tới chừng đó thì áp lực sẽ cao cho tới mức mà họ phải hành động.”
Áp lực xuất phát từ những vấn đề ngày càng chồng chất lên nhau, những vấn đề mà người dân phàn nàn về chúng. Đứng ở vị trí đầu tiên là tham nhũng, cái đã trở thành một hiện tượng phổ biến rộng khắp, giống như một khối u đã lan ra khắp một thân thể. Người ta cần một loại thuốc mạnh để chữa lành cho cơ thể. Trong quá khứ, một loại thuốc như vậy bao gồm bạo loạn và nổi dậy. Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng những người đã đạt tới một mức sống cao, sở hữu một căn hộ riêng và một chiếc ô tô, không còn tham gia tích cực nữa. Họ có quá nhiều thứ để mất. Có khả năng nhiều hơn là họ theo truyền thống Trung Quốc cũ, chờ một lãnh tụ chính trị khôn khéo, giải quyết các vấn đề cho họ. Theo cách nhìn này thì tư tưởng hoàng đế xưa cũ vẫn còn bắt rễ sâu xa.
Ông Q., 82 tuổi, đảng viên lão thành, Thượng Hải: “Hoặc là chính phủ trung ương giải quyết thành công các vấn đề lớn nhất trong những năm tới đây và đặc biệt là khống chế được tham nhũng, hoặc là mười năm tới chúng tôi sẽ trải qua một cuộc cách mạng mới. Nhưng cuộc cách mạng này sẽ diễn ra mà không đổ máu, và nó cũng không do người nông dân tiến hành như năm 1949, mà là từ cư dân thành thị.”
Giới lãnh đạo chính trị ngày nay cố làm sống lại các tư tưởng của Khổng Tử và cố gắn chặt chúng vào trong xã hội. Đặc biệt cần phải được duy trì là các đức tính cũ tuân lời, kiên nhẫn và cần kiệm. Các hoàng đế đã cai trị hơn hai ngàn năm theo hệ thống thứ bậc cũ này, cái yêu cầu người cấp dưới đúng những đức tính đó, nhưng trước hết là tuân lời. Người ta có cần phải làm sống lại hệ thống xưa cũ này không? Nhiều người chống lại điều này, vì các vấn đề hiện đại của xã hội Trung Quốc hầu như không thể được giải quyết với chúng.
Những người hưởng lợi trên trung bình từ những cuộc cải cách kinh tế muốn giữ nguyên hiện trạng. Họ muốn có sự ổn định và không muốn có thí nghiệm tiếp theo với những cải cách nhiều rủi ro. Nhưng vẫn có đủ người trẻ tuổi, những người chưa đạt được gì nhiều và bồn chồn gọi to đòi thay đổi. Họ phê phán trong Internet các mặt trái của những cuộc cải cách kinh tế, phát hiện ra những vụ tham nhũng và phê phán công khai những điều bất công. Hoạt động của họ ngay bây giờ đã mang lại những kết quả tốt rồi. Có những nhân viên tham nhũng nào đó đã rơi vào trong tầm ngắm của cộng đồng Internet tỉnh táo và đã bị bắt. Vì vậy mà nhiều người trong Trung Quốc hiện giờ đã xem Internet như là một hình thức cơ quan kiểm soát và là bước đầu tiên đi tới một sự cùng tham gia dân chủ.
Trong Internet, phát biểu phê phán của các nhân vật có nhiều ảnh hưởng cũng lan truyền đi ngày càng nhiều hơn, ví dụ như phê phán của cựu thành viên Bộ Chính trị Bành Chân. Ngày nay cũng như trước đây, câu hỏi đã được ông đặt ra vào thời trước vẫn kích động những cuộc thảo luận gay gắt: Ai có quyền lực nhiều hơn, luật lệ hay là Đảng? Cả những phát biểu được lan truyền đi trong Internet của Ngô Quang Chính, cựu bí thư của Ủy ban Nội chính Trung ương, cũng gây xôn xao. Ông nhắc lại yêu cầu của một vài đảng viên, hãy công khai tài sản của các quan chức. Cho tới nay, yêu cầu này không được chấp nhận, vì tài sản của các quan chức tất cả đều nhiều hơn là có thể có được với tiền lương của họ. Thế tức là tất cả những tài sản đó từ đâu tới? Cho tới chừng nào mà câu hỏi này không được trả lời thì đất nước không thể khỏe mạnh trở lại được.
(Còn tiếp)
Yu-Chien Kuan (Quan Ngu Khiêm)
Phan Ba dịch

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Góc Thư Giãn

 Góc Thư Giãn

                              


                         Tranh vui Tranh Ảnh Vui Cười Không thể nhịn cười Hình Vui Hình ảnh vui nhất Hinh anh vui cuoi Hình ảnh vui Hinh anh hai huoc Hình Ảnh Chỉ Có Tại Việt Nam Ảnh vui  hinh vui

                                               
                                              Trân trọng kính chào quý...bạn



                 

                                                Một nụ hôn đáng... nhớ




                
                  

                          Một tư thế ngủ...gục


                Ảnh động cực hài 29-11-2011



                                                   Đẳng cấp biểu diễn I







                Ảnh động cực hài 29-11-2011


                                                        Đẳng cấp biểu diễn II


                 anh-dong-6-1374144235_500x0.gif


                              Thưởng thức một tài năng


                 Tranh vui Tranh Ảnh Vui Cười Không thể nhịn cười Hình Vui Hình ảnh vui nhất Hinh anh vui cuoi Hình ảnh vui Hinh anh hai huoc Hình Ảnh Chỉ Có Tại Việt Nam Ảnh vui  hinh vui


                                              Đẳng cấp biểu diễn III


                 


                                              Và tạm biệt các bạn thân mến          

                 
              Sưu tầm bộ ảnh động đẹp mắt hài hước

                         Chúc Các Bạn Vài Phút Vui Vẻ Cuối Tuần nhé !


                                                          Thứ 7 ngày 14 tháng 09 năm 2013

Phần nhận xét hiển thị trên trang