Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Các bô lão Việt lo truyện trên trời:


Về ý kiến của ông GS Vũ Minh Giang trên BBC
Giáo sư Ngô Đức Thọ

Do PV BBC mà ông GS Vũ Minh Giang trở thành người đầu tiên của ĐCS lên tiếng về Lời kêu gọi thành lập Đảng XHDC VN do các ông Lê Hiếu Đằng- Hồ Ngọc Nhuận đề xướng! Chắc hẳn đó là do cái "tính Đảng" nhạy bén của ông Giang , chứ lãnh đạo cấp cao thường đọc “châm rãi”, chưa có thì giờ để phân công cho ai phản hồi ! Theo tôi,̀ có lẽ không phải ông Giang nói loanh quanh đâu. Hai ông đề xuất lập Đảng XHDC để hoạt động đối lập với ĐCSVN, nhất là bài ông Hồ Ngọc Nhuận kêu gọi Phá Xiềng-đã gồng người lên để phá xiếng mà còn phải tìm cơ sở pháp lý của ĐCS thì còn nói phá cái gì ? Tất nhiên là trong Hiến Pháp hiện hành (chưa sửa đổi) vẫn đã có quyền lập hội, nhưng ngay cả không có hoặc bỏ quyền ấy đi, ai thấy cần người ta cứ lập. Ông Giang chưa biết mấy người đề xướng kia ứng phó ra sao với nhà cầm quyền,
có thể không cần phải khúm núm đội đơn đi xin phép, nhưng các nhà khởi xướng sẽ có một cách nào đó hợp hiến, hợp pháp để thông báo cho chính quyền sở tại biết hoạt động quang minh chính đại của họ thì sao? Chưa gì ông Giang quá lo xa (cho họ?), liên tục truy vấn : “Căn cứ pháp lý đâu?” “Căn cứ pháp lý đâu?”. Bảo người ta phải chờ hoặc mang đơn từ lễ vật đi van nài hưởng ơn “ xin - cho” để có “căn cứ pháp lý", thì thà ngủ khèo đến mùa quýt cho khỏe! Có "căn cứ pháp lý" rồi về lập "đảng mới " làm "quân xanh quân đỏ" cho ĐCSVN ư? Đã có ông GS Vũ Minh Giang mở đầu, vài ngày hay vài tuần tiếp theo chắc sẽ cấp tập xuất hiện đủ mọi "khuôn mặt", từ tầm tầm đến “nổi”danh dày dạn sẽ liên tục chửi rủa, vu khống bôi nhọ những người đề xướng, mà bài mẫu vẫn là câu truy vấn “Căn cứ pháp lý đâu?”mà ông GS Vũ Minh Giang đã dùng trong bài PV đài BBC vừa rồi.
PV Quốc Phương phỏng vấn ông Giang sớm thế là muốn thăm dò xem giới Đại học VN có cảm đông đậy gì về vấn đề nóng sốt nhạy cảm bậc nhất này không? Than ôi, cứ tìm mấy người như ông Vũ Minh Giang mà PV thì còn khuya mới thấy có gì cảm động đậy!
7-8-2013
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc cạnh tranh chất xám vĩ đại

Cuộc cạnh tranh chất xám vĩ đại (The Great Brain Race) của GS Ben Wildavsky, một học giả có tiếng Hoa Kỳ, là một quyển sách rất súc tích và uyên bác, đã vẽ lên một bức tranh tổng thể về cuộc cạnh tranh toàn cầu nhằm thu hút tài năng trí tuệ và sự chạy đua nâng cấp hệ thống giáo dục đại học thế giới nhằm tạo ra tri thức và tinh hoa cho xã hội, do đó sẽ ảnh hưởng quan trọng lên việc định hình thế giới trong thế kỷ 21.
Bản đồ đại học và KHCN thế giới
Những năm gần đây, các chính phủ đều lao vào đầu tư những số tiền khổng lồ nâng cấp các đại học thành những thể chế học thuật ‘đẳng cấp thế giới’: từ các quốc gia của châu Âu, cái nôi của đại học, như Đức, Pháp; đến các quốc gia mới nổi lên như Saudi Arabia, Trung Quốc; từ châu Á đến châu Phi, châu Mỹ. Các đại học đẳng cấp thế giới có nhiệm vụ vừa đào tạo tinh hoa, tránh thất thóat chất xám, vừa thu hút chất xám thế giới.
Các quốc gia có kế hoạch ráo riết thu hút sinh viên nước ngoài. Singapore đang kỳ vọng thu hút 150.000 sinh viên cho đến năm 2015; Malaysia 100.000 đến năm 2020. Trung Quốc đang thu hút 196.000 sinh viên, đa số là sinh viên từ các quốc gia châu Á, cũng nhắm đến con số 300.000 đến năm 2025.
Saudi Arabia, một xứ sở của sa mạc và dầu hỏa, cũng tham vọng trở thành quốc gia có đại học đẳng cấp thế giới bằng việc đầu tư 10 tỉ USD (!) vào đề án khổng lồ KAUST (cái tên na ná KAIST, Viện khoa học khoa học công nghệ Tiên tiến của Hàn Quốc), Đại học Khoa học-Công nghệ nhà vua Abdullah, người trực tiếp bỏ tiền ra, để đưa nền học thuật trở lại thời đại vàng son Hồi giáo, và để thu hút chất xám làm ‘xanh tươi’ đất nước sa mạc, và cho cả vùng Ả Rập rộng lớn. Số tiền này mới chỉ là vốn khởi động; trong khi số vốn đầu tư được chờ đợi lên đến con số 25 tỉ USD, chỉ đứng thứ hai sau Harvard. Vua Abdullah cũng cho phép KAUST không chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục, do Bộ này nổi tiếng quan liêu.
Trung Quốc là một ‘tay chơi’ đầy tham vọng khác, từ thập niên 90 đã đầu tư nhiều chục tỉ USD để nâng cấp một trăm trường đại học và tập trung tạo ra chín trường đẳng cấp quốc tế, tập hợp dưới cái tên C9, một kiểu Ivy League của Trung Quốc (Phúc Đán, Nam Kinh, Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, Bắc Kinh, Giao thông Thượng Hải, Thanh Hoa, Đại học Khoa học Công nghệ An Huy, Giao thông Tây An, Chiết Giang).
Ấn Độ đang nỗ lực nhân rộng mô hình IIT, Indian Institute of Technology, Học viện công nghệ Ấn Độ, nơi ươm tài năng Ấn Độ nổi tiếng và được thành lập từ những thập niên 50 lúc quốc gia giành lại độc lập. ITT là một niềm tự hào dân tộc. Các công ty toàn cầu như Boston Consulting và McKinsey hằng năm đến để đón bắt các tài năng giỏi, sáng chói nhất của Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ đã không làm những cuộc bứt phá, và hiện nay, tuy đi trước rất lâu, nhưng bị coi là tụt lại phía sau Trung Quốc.
Hàn Quốc. Xây dựng trên các cơ sở hợp tác chiến lược với các đại học nước ngoài, phần lớn với Hoa Kỳ, và thuê các nhà khoa học, quản lý hàng đầu. Năm 2008, Hàn Quốc đưa ra “chương trình các đại học đẳng cấp thế giới” với quỹ 800 triệu USD cho 5 năm nhằm ‘nhập khẩu’ các giáo sư nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu, thường là bán thời gian. 1.000 nhà khoa học đã nộp đơn trong mười tháng đầu, trong đó 40% đến từ Hoa Kỳ, có cả nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel. Hàn Quốc hy vọng những nhà khoa học này sẽ xây dựng các chương trình nghiên cứu chuyên ngành, hoặc các ngành khoa học mũi nhọn mới.
Singapore là quốc gia hợp tác có lẽ mạnh mẽ nhất với các đại học hàng đầu Hoa Kỳ. Họ đã nhắm mục tiêu đem mười đại học quốc tế vào, và đã thành công với sáu đại học. Đặc biệt, năm 2007, họ đã đưa được MIT vào trung tâm nghiên cứu tại khuôn viên nghiên cứu quốc gia CREATE (Campus for Research Excellence and Technological Enterprise). Năm 2007, họ cũng thành lập Singapore International Graduate Award, SINGA, một loại học bổng sau tiến sĩ dành cho sinh viên ngoại quốc muốn tiếp tục nghiên cứu tại hai Đại học NUS và NTU. Mỗi năm có khoảng 240 học bổng SINGA được cấp, với những tiêu chuẩn chọn lọc chặt chẽ. Tuy chương trình kết nối với các đại học hàng đầu nước ngoài không phải lúc nào cũng thành công, một số đại học ‘bỏ cuộc’ (Warwick, Johns Hopkins, New South Wales), nhưng nói chung, Singapore đã rất thành công trong nỗ lực của mình để trở thành một powerhouse của tri thức toàn cầu.
Xếp hạng đại học
Cuộc chạy đua đại học thế giới được tăng tốc từ một phát súng của những ý tưởng ‘điên rồ’ về xếp hạng, ranking, các đại học thế giới vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu 21. Năm 1997, tạp chí Asiaweek đã làm một cuộc xếp hạng, nhưng chỉ giới hạn vào các đại học châu Á. Năm năm sau, 2002, Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ của Thụy Sĩ công bố ‘liên đoàn của các quán quân’, champion league, dành cho các đại học và viện nghiên cứu dựa trên các bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu khoa học. Nhưng bảng xếp hạng quy mô đầu tiên cho đại học thế giới được công bố năm 2003 dưới cái tên Academic Ranking of World Universities, ‘Xếp hạng hàn lâm của các đại học thế giới’, của Viện Giáo dục đại học của Đại học Giao thông Thượng Hải. Một năm sau, 2004, báo Times London đưa ra bảng xếp hạng Times Higher Education Supplement, viết tắt THES. Các tiêu chí này khác hơn, ‘toàn diện hơn’ (holistic), như số sinh viên tốt nghiệp làm ở những công ty toàn cầu, tỉ lệ giáo sư nước ngoài, tỉ lệ sinh viên/giáo sư.
Châu Âu đang nỗ lực tạo ra một bảng xếp hạng mới: “Bảng xếp hạng đại học toàn cầu đa chiều” (viết tắt U-Multirank) để chú ý hơn các yếu tố khác và các ngành khoa học nhân văn, xã hội, chất lượng giảng dạy, đầu ra… Hiện đã có vài chục bảng xếp hạng, phần lớn mang tính chất địa phương hay khu vực.
Nhiều người không đồng tình với việc xuất hiện của các bảng xếp hạng. Uwe Brandenburg, giám đốc “Trung tâm phát triển giáo dục đại học” của Đức đã mượn lời nhà bác học Albert Einstein để nêu lên tính tranh cãi: “Không phải cái gì có thể đếm được là có giá trị, và không phải cái gì có giá trị là có thể đếm được”. Nhưng các bảng đánh giá trên có ảnh hưởng rất lớn không thể chối cãi lên dư luận, sinh viên, nhà quản lý, nhà làm chính sách, chính phủ. GS Philip G. Altbach của Đại học Boston nhìn nhận rằng các hình thức xếp hạng có một ‘vai trò hữu ích’ vì ‘soi sáng các mặt then chốt của thành tựu hàn lâm’ (cũng như những thất bại).
..
(Theo Nguyễn Xuân Xanh/ Tia Sáng)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Trai Việt, Gái Tây…Gái Việt, Trai Ngoại


 


Những ngày hè lê thê lười biếng, lười cả chuyện suy tư, là những ngày toàn hảo cho những đề tài vô thưởng vô phạt, mua vui vài trống canh (hay nhất là giữa những đợt tắm biển hay đi dạo quanh núi với người tình).  Các bài do BCA góp nhặt dưới đây là một hình thái chạy trốn của trí tuệ và thăng hoa của xúc cảm. Xin chuẩn bị tinh thần trước là đừng nghiêm túc, đừng giáo điều, đừng thiên kiến…đọc qua rồi cười hay khóc, nhưng đừng nhớ gì…Một ngoại lệ cho Góc Nhìn Alan.

Hãy viết những mẩu chuyện mình biết hay phê bình về đề tài này, và cố quên các định lý khoa học, số liệu thống kê, hay tư tưởng Mao Trạch Đông….Cơn gió hè sẽ mang đi tất cả.

Cô gái Việt trẻ và một ông Úc già…
Jerry K…kể cho Alan
12 Aug 2013

Jerry qua Việt Nam công tác 12 năm trước, làm quen rồì yêu một cô thư ký trong sở và giã từ luôn thiên đường Úc. Anh hiện đang làm kế toán cho một hãng FDI của Mỹ, lương không cao ngất trời nhưng cho anh một lối sống phong lưu hơn các đồng nghiệp bản xứ. Anh cưới Hoa (cô thư ký) đã hơn 10 năm và có 2 đứa con gái lai rất kháu khỉnh.  Sau khi kinh doanh nhà hàng và lỗ của Jerry hơn 40 ngàn đô, Hoa bị buộc phải ở nhà chăm con. Ông Úc già còn ghen tuông nên không cho Hoa mướn người làm để nàng không có thì giờ đi chơi với bạn bè.

Lương Jerry cũng tốt, nhưng sau thuế thu nhập cho Úc và Việt, cộng tiền bồi dưỡng cho 2 bà vợ cũ (alimonies), cộng với vật giá khá cao ở Việt Nam (từ thực phẩm nhập khẩu đến tiền trường quốc tế cho con cái), hai vợ chồng Jerry cũng khá chật vật với tài chính hiện giờ. Tuy nhiên, Hoa coi như mình may mắn, có một ông chồng lo làm ăn, không bê tha, không đánh vợ, chăm sóc gia đình từ chút…

Tuy nhiên, nhiều áng mây đen đe doạ mỗi ngày. Gia đình Hoa, quê Sóc Trăng, từ cha mẹ, anh chị em đến chú bác cô cậu…liên tục “xin” tiền Hoa. Lúc thì cần chữa bệnh, lúc thì cần mua heo giống, lúc thì đụng xe, lúc thì bị công an bắt, lúc thì nợ đầu gấu, lúc thì bị úp hụi, lúc thì may quần áo tựu trường…Jerry nói anh ghi lại khoảng 388 mánh khoé xin tiền của gia đình vợ trong 7 năm qua. Mỗi ngày Hoa nhận khoảng 12 cuộc gọi xin tiền, chắc chắn là nhiều hơn chi nhánh Chữ Thập Đỏ ở Sóc Trăng.

Những cuộc gọi gây stress cho Hoa, rồi Jerry…vì anh phải chi tiền. Anh nói mỗi tháng, khoản tiền cứu trợ này không dưới 30 triệu.

Jerry đang tìm việc để có cơ hội quay về Úc. Hoa nói nàng sẽ không theo Jerry về Úc và sẽ ở đây nuôi con một mình. Hai vợ chồng chuẩn bị ly hôn….

Phụ nữ Tây đáng yêu hơn phụ nữ Việt
THEO VNEXPRESS (lấy từ một trang Facebook) 7 Aug 2013
Trước khi đòi hỏi và chê bai đàn ông Việt để chạy theo đàn ông Tây thì chị em phụ nữ Việt cũng nên nhìn lại bản thân mình. Theo tôi cũng chỉ có đàn ông Việt mới chịu được tính cách của phụ nữ Việt thôi, chứ đàn ông Tây mà nhìn thấu bản chất, chắc họ cũng sẽ chạy mất dép.
Tôi là một người sinh sống ở cả Việt Nam và Mỹ một thời gian dài, tôi cảm thấy hình như các chị em Việt đang quá đánh giá cao tầm bản thân của mình. Các chị em nghĩ chồng Tây dễ lấy thế sao? Thực tế tôi nghĩ phụ nữ Việt so với phụ nữ Tây còn thua nhiều điểm lắm.
Thứ nhất, so về ngoại hình. Tôi thấy từ dáng đến khuôn mặt đều thua phụ nữ Tây như: mũi tẹt, dáng nhỏ làm sao cuốn hút và hấp dẫn như các phụ nữ Tây chứ.
Thứ hai, so về tính cách, tôi càng có thể kể ra cả rổ những thứ chị em ta thua xa chị em Tây như: các bạn gái hay vẫn vỗ ngực tự hào là họ đảm đang, hiền dịu, giàu đức hy sinh. Chuyện này tôi nghĩ chỉ đúng với đời các bà, các mẹ ngày xưa của chúng ta mà thôi.
Phụ nữ Tây đảm đang hơn phụ nữ Việt
Còn chị em bây giờ vụng về thấy ớn, đã thế còn hay kêu ca, đòi hỏi. Các bạn sang Tây mới biết phụ nữ Tây đảm đang gấp ngàn lần phụ nữ Việt. Người nước ngoài họ sống tự lập từ nhỏ, cho nên việc nhà họ rất rành, nấu ăn rất ngon. Mà món ăn Tây làm đòi hỏi công phu lắm chứ không đơn giản là cứ xào, đổ mắm, đổ nước vào là xong.
Nhiều cô còn làm bánh mì, bánh ngọt nhoay nhoáy ấy. Mà phụ nữ Tây không có chuyện vừa làm vừa kêu ca như chị em Việt đâu. Tôi có vài người bạn Việt Nam đã lấy vợ, nghe các cậu ấy than thở về vợ cũng thấy ghê. Lúc nào các cậu đó cũng bị vợ lấy lý do làm việc nhà hầu hạ chồng ra để làm cao, chất vấn.
Phụ nữ Tây không như vậy, họ rất vui vẻ khi nấu nướng cho những người mà mình yêu thương. Ðã kêu ca thì họ không làm. Họ không bao giờ quản chuyện tiền nong của chồng như các chị em Việt hay làm. Chỉ cần góp đủ sinh hoạt phí và lo được cho con cái là ổn. Còn đâu tiền ai nấy giữ. Ðâu có khổ sở như đàn ông Việt, tiền mình làm ra mà lại phải giấu giếm như là tiền đi ăn cắp, phải quỹ đen quỹ đỏ khắp mọi nơi.
Bạn gái hiện tại của tôi cũng là người Mỹ. Ở bên cô ấy, tôi thấy thoải mái, vui vẻ hơn nhiều so với bạn gái người Việt trước đây của tôi. Riêng về điểm này, tôi thấy phụ nữ Việt rất vô lý. Họ không có sự tôn trọng tối thiểu đối với chồng. Nên nhớ vợ chỉ là người bạn đời chứ không phải là mẹ mà o ép. Có nhiều chị em còn giữ hết tiền lương của chồng, rồi hàng ngày “phát tiền” cho chồng như kiểu mẹ đưa tiền quà sáng cho con trước khi đi học.
Về đức hy sinh, tôi thấy phụ nữ Tây còn hơn phụ nữ Việt. Bạn bè Tây của tôi có mẹ ở nhà nội trợ rất nhiều, hy sinh toàn bộ sự nghiệp cho chồng con. Mà cái quý là họ không cho đó là hy sinh, họ tự nguyện và coi công việc ở nhà chăm sóc con cái, gia đình là một công việc cao cả.
Các bà mẹ Tây rất giỏi. Một nách 3, 4 con vẫn nuôi con khôn lớn, đẹp đẽ, giỏi giang, không một lời than thở kêu ca. Còn mấy bạn trẻ Việt bây giờ mới “lên chức” làm mẹ nuôi con mà đã làm như đang đi trả nợ, kêu than ầm ĩ.
Tôi không thích kiểu một vài phụ nữ Việt cứ lấy cái cớ sinh con vất vả ra để hành hạ và đòi hỏi đàn ông. Các bạn sinh con ra, được làm mẹ thì phải lấy đó làm điều hạnh phúc thiêng liêng. Cớ sao lại dùng đứa con ra làm lý do uy hiếp chồng thế?
Phụ nữ Tây đáng yêu hơn phụ nữ Việt
Họ vui vẻ, thân thiện, cư xử thật lòng. Chứ phụ nữ Việt thì bên ngoài tươi cười như hoa nhưng bên trong thì tính toán. Phụ nữ Việt luôn nghi ngờ, luôn đề phòng tất cả những người xung quanh, đặc biệt đối với chồng và gia đình chồng.
Một điểm nữa là phụ nữ Tây không biết nói khích, nói xéo như phụ nữ Việt. Có gì không vừa lòng thì họ bảo thẳng, bàn bạc cách giải quyết sao cho hợp lý. Ðâu có như các chị em phụ nữ ở đây, nếu không được như ý mình là y như rằng sẽ đá thúng đụng nia, sưng sỉa cả ngày.
Ði chơi với phụ nữ nước ngoài tôi thích một điều là họ rất hiểu chuyện. Tôi cũng không hiểu người Việt ta lấy đâu ra quan niệm là đàn ông phải lo kinh tế, đi đâu cũng phải trả tiền dù chỉ là bạn bè, đồng nghiệp bình thường, nếu không trả sẽ bị xem là ki bo, thậm chí còn bị bảo là đàn bà. Vô hình chung, gánh nặng tiền bạc đặt lên vai đàn ông rất nhiều. Nhưng chị em Tây không như vậy. Họ chia tiền, bình đẳng. Phụ nữ bên đó không có thói quen đào mỏ, ỷ lại như nhiều phụ nữ Việt Nam.
Còn về “chuyện ấy”
Phụ nữ Việt còn nhiều quan niệm bảo thủ trong sex và không giỏi bằng phụ nữ nước ngoài. Mặt khác, họ cũng hay lười tập thể dục nên thường sức khỏe rất yếu và thiếu sự chủ động chốn phòng the.
Nhiều chị em Việt khen đàn ông Tây thoáng, không để ý chuyện trinh tiết.Tuy nhiên, người nước ngoài rất coi trọng sự chung thủy trong tình yêu. Ðối với họ, sự đồng điệu về tinh thần rất quan trọng, người yêu phải là tri kỷ của họ. Phụ nữ Việt không thế, cái mà họ quan trọng lại là sự chung thủy về thể xác, còn tinh thần thì lại rất hay phản bội. Biểu hiện là một số người thường xuyên đứng núi này trông núi nọ, so sánh người đàn ông của mình với người khác.
Ðiều này tôi đánh giá là tệ hơn nhiều so với ngoại tình thể xác. Yêu phụ nữ Việt cũng rất mệt mỏi. Một là yêu mà không được đụng đến, yêu chay, tình yêu chẳng khác gì tình bạn. Còn nếu lỡ đụng đến họ rồi thì họ lại bắt đàn ông phải chịu trách nhiệm, biến chuyện tình yêu trở nên nặng nề, trở thành gông cùm trói chân, rất nhàm chán. Tôi thích cách yêu của phụ nữ Tây. Họ thoải mái, thậm chí có thể sống chung với người yêu.
Thật ra họ không hề buông thả chút nào, mà là họ rất cẩn thận. Họ muốn xem xét mọi khía cạnh xem có phù hợp hay không rồi mới tiến đến hôn nhân, một việc đại sự cả đời, mới ký vào bản cam kết ràng buộc nhau về pháp luật.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghĩ gì khi bạn đọc bài này?

Thà khóc trong xe BMW còn hơn ngồi cười sau xe đạp?

gaiVietCái gật đầu quá dễ dàng của những cô A-ni nào đó đang khiến những cô dâu người Việt được “đánh giá cao”. Rằng “Rẻ. Zin. Và Dễ”.
Li Shipeng, một nhân viên chuyển phát nhanh, đến từ làng Liqiao của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc kể lại câu chuyện lấy vợ Việt Nam như sau: “Khi tôi nhìn thấy A-ni, tôi nghĩ cô ấy khá xinh và quyết định lấy cô ấy”. A-ni chỉ hỏi người môi giới đúng một câu rằng: “Anh ấy có phải người Thượng Hải không?”. Và sau đó, cô gật đầu. Một bức ảnh đăng kèm bài báo kể lại câu chuyện này cho thấy vật đầu tiên người chồng mua cho vợ là một chiếc… điện thoại. Không biết chừng, là một chiếc iPhone Trung Quốc.
Cái gật đầu quá dễ dàng của những cô A-ni nào đó đang khiến những cô dâu người Việt được “đánh giá cao”. Rằng “Rẻ. Zin. Và Dễ”.
“Da trắng như Bạch Tuyết”, dáng thon gọn, còn “zin”. Đây là những lời quảng cáo về “món hàng” cô dâu Việt. Kèm đó, là sự dễ dàng, đến mức những người môi giới hẳn sẽ kinh ngạc nếu bắt gặp một cái lắc đầu.
Còn cái giá? Chỉ bằng “Với giá của vài cái iPhone, người ta có thể mua được một cô dâu Việt Nam. Các cơ quan dịch vụ thậm chí còn cung cấp cả dịch vụ sau khi mua bán mà người vợ bỏ trốn”.  Và thậm chí, “Sau khi có con, con của họ có thể học thêm một ngoại ngữ miễn phí” khi “Một lớp học ngoại ngữ còn tốn kém hơn (so với số tiền để mua một cô dâu Việt Nam)”. Đây là điều mà người ta mang ra cười cợt về sự bèo bọt của một cuộc hôn nhân, sau khi một phóng sự về “thị trường nhập khẩu cô dâu Việt Nam” được phát sóng trong mục “Góc người tiêu dùng” của một đài truyền hình nước ngoài.
“Góc người tiêu dùng” ư!
Nhưng cũng phải thôi. Khi nói đến chuyện đắt/rẻ, có nghĩa là người ta đang nói về một món hàng.
Người ta nói thẳng việc “lấy vợ ngoại” chỉ để “thỏa mãn tình dục và có một đứa con”. Người ta so sánh lấy vợ nội phải tốn kém đến 300 ngàn USD, trong khi lấy vợ ngoại chỉ cần có 5000 USD. Nó rẻ, còn vì một cuộc hôn nhân 5000 USD giúp đàn ông Trung Quốc tìm lại giá trị bản thân.
Trung Quốc đang có 11 triệu đàn ông ế vợ và con số này sẽ lên tới 24 triệu vào năm 2020. Trong khi đó, một người đàn ông Trung Quốc muốn lấy vợ nội, ngoài chi phí 300 ngàn USD, phải có ít nhất 3 thứ chìa “Chìa khóa két. Chìa khóa xe hơi. Và chìa khóa nhà”.
Cũng phải thôi, khi những cô gái quảng cáo tìm chồng với điều kiện “ít hơn 50 tuổi và nhiều hơn 6 triệu tệ”. Và một cô gái khác thì “Thà khóc trong xe BMW còn hơn ngồi cười sau xe đạp”.
Đầu năm 2012, sau khi clip hàng chục cô gái khỏa thân cho người Hàn Quốc tuyển vợ, báo chí đã phát hiện ra rằng “giấc mơ chồng ngoại” của những cô gái có khi đơn giản chỉ để “được đi máy bay”.
Cuối năm 2012, sau vụ cô dâu Việt ở Hàn Quốc ôm 2 con nhỏ nhảy từ tầng 18 tự tử, có người đã đặt câu hỏi “Những cô dâu Việt đó là ai”, đối với những người chấp nhận “thăm khám, nâng lên đặt xuống”, chấp nhận đánh liều đi lấy chồng ngoại với niềm tin “đổi đời” ngây thơ. Câu trả lời, thật buồn, rằng đó chỉ là “một món hàng”, trong một cuộc “xuất khẩu lao động tình dục trá hình”.
Chẳng ở đâu, những người chồng sẽ coi trọng một người vợ sẵn sàng “cởi bỏ” để được “đổi đời”, thậm chí, chỉ để được đi máy bay. Vì thế, trước khi cay đắng khi đọc một mẩu quảng cáo “rẻ, zin, dễ”, hay băn khoăn vì lời giới thiệu trong mục “góc người tiêu dùng”, có lẽ, chúng ta cần phải tự xấu hổ để chỉ cho các cô gái biết thế nào là xấu hổ cái đã.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LÒNG TRẮC ẨN VÀ SỰ HỔ THẸN


–Hoàng Ngọc Diệp– 

Giới thiệu: Hoàng Ngọc Diệp sinh ở Nha Trang, trong một gia đình đông anh chị em, trưởng thành ở Úc, từng làm việc, và lang thang trên 28 nước. Năm 1991 về Việt Nam và ở luôn tại đây. Ông làm giám đốc và Trưởng đại diện của khá nhiều công ty nước ngoài. Giúp thành lập 7 công ty tại Việt Nam có 5 công ty khá thành công, nhất là ở lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Nguyên là GĐ Cao cấp của Qualcomm (Mỹ) tại Việt Nam.

"Lòng trắc ẩn và sự hổ thẹn" là bài viết cho các con của ông, được đăng trên facebook cá nhân vào năm 2011, đã được chia sẻ trên nhiều website cũng như các blog cá nhân khác. Tuy thời gian cũng khá lâu kể từ ngày được viết, nhưng nó vẫn còn nguyên tính thời sự, và cũng là đôi lời tâm sự của một lớp người thành công đi trước, gửi đến thế hệ trẻ của Việt Nam. Wegreen xin được trân trọng giới thiệu cùng quí bạn đọc.

***

(Những tâm sự gửi đến các con ruột và con nuôi của bố)

Như những lần trước đây, ở những nơi chốn, diễn đàn khác, bố sẽ tâm sự và gửi gắm tới các con những gì bố ưu tư và đau buồn! Bố đưa lên diễn đàn này không những để các con đọc mà còn để các bạn trẻ khác của bố và của các con cũng chia sẻ. Nhân, con giúp bố dịch cho chị Amy của con nhé! 

MỘT CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG TRẮC ẨN

Vào các năm cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, bố có dịp cùng đi hoặc tổ chức đưa các phái đoàn cấp lãnh đạo nhà nước thăm và làm việc ở các nước trong khu vực. Có lần đến Hong Kong cùng một số vị bên Bộ Lao Động và Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, bố cố tình sắp xếp để sáng Chủ Nhật, ngày cuối của chuyến đi, đưa họ đi ăn sáng; để đến nhà hàng, mọi người phải đi bộ qua hai công viên nhỏ từ khách sạn.

Khi đi ngang qua hai công viên này, phái đoàn thấy lạ vì sao có quá nhiều phụ nữ da ngâm đen, như họ đến từ Việt Namhay Philippines, đang tụ tập tại đó với nhau. Phái đoàn dừng lại chụp hình với những người này, hỏi ra thì quả là họ đến từ Philippines để làm người ở đợ (còn gọi một cách nhẹ nhàng là người giúp việc nhà) cho các gia đình tại Hong Kong.

Trong khi ăn sáng, bố kể cho phái đoàn biết hoàn cảnh của những người đi làm người giúp việc nhà này, bố cho biết họ may mắn hơn những phụ nữ Việt Nam đi làm người ở đợ tại các nước khác, vì Hong Kong, qua gần một thế kỷ dưới sự quản lý của Anh Quốc, đã xây dựng được hệ thống theo dõi và quản lý những người giúp việc tại Hong Kong; tất nhiên vẫn xảy ra một số vụ hành hạ và xâm phạm tình dục, nhưng ít hơn rất nhiều so với các nước khác như Hàn Quốc hay Đài Loan. Bố còn cho họ biết, qua nghiên cứu của Hiệp Hội Bảo Vệ Phụ Nữ Thế Giới, thì hầu hết những phụ nữ này sẽ không thể tìm được một gia đình hạnh phúc nếu họ đi ra khỏi nước và trở về khi còn trẻ, và gia đình sẽ đổ vỡ chia ly, hoặc không thể lập gia đình nếu họ đi và về khi ở tuổi trên 30.

Sau đó bố hỏi họ một loạt câu hỏi như “Tại sao chúng ta xuất khẩu những người đi ở đợ mà báo chí ca ngợi các kỷ lục xuất khẩu lao động?, “Quý vị có sẵn sàng đưa chị em gái hay con gái của mình đi làm người giúp việc nhà tại Đài Loan không”, “Nhà nước và quý vị có thấy việc xuất khẩu phụ nữ Việt Nam đi ở đợ là một sự hổ thẹn của đất nước không?” v.v… mọi người đều tỏ ra rất buồn; vài người thì giận dữ với bố vì cho rằng bố không biết gì về hoàn cảnh đất nước và đã xúc phạm họ! Tất nhiên, bữa ăn sáng không còn vui, rồi mọi người ra về trong im lặng.

Mười mấy năm qua, số người đi xuất khẩu lao động theo diện này vẫn cứ tiếp tục, mặc dù những bài báo nói về chuyện này đã giảm, nhưng vẫn chưa có một kế hoạch gì để bảo vệ cho họ; mặc dù như vậy, bố vẫn hằng mong nhà nước sớm xây dựng được các kế hoạch đào tạo và tìm công việc làm cho họ tại chính đất nước Việt Nam mình.

Cho đến nay bố vẫn cứ lo lắng, băn khoăn, thỉnh thoảng mất ngủ về những số phận này! Bố tin chắc trong mấy trăm ngàn người đang đi ở đợ, hay lao động chân tay cấp thấp nhất, ở nước ngoài, phải có những người bà con của bố và của các con trong số này!

Với bố, đây là một trong vô vàn điều trắc ẩn cần phải có trong mỗi công dân Việt Nam, từ cấp lãnh đạo cao nhất xuống tới ngay những người có số phận đen tối này! Các con có lòng trắc ẩn cho những số phận này hay những số phận khác còn đáng thương hơn nữa đang sống ngay tại đất nước mình không? Có đủ lòng trắc ẩn để chuyển nó thành năng lực để nhắc nhở, thúc đẩy các con phát triển và dấn thân mỗi ngày không? Các con phải luôn nhắc nhở bản thân mình nhé!

MỘT CÂU CHUYỆN VỀ SỰ HỔ THẸN

Tại các thành phố lớn trên khắp nước, giờ đây, nơi nào cũng nhiều nhà lầu, nhiều chung cư trung bình hay cao cấp; hầu hết các công chức nhà nước từ cấp trưởng phòng trở lên, nhất là các cấp phó giám đốc sở trở lên, đều có nhà riêng, cho con đi du học nước ngoài, có vài cái nhà hay miếng đất thêm để làm của cho con. Trên đường phố thì đầy xe hơi các loại, trong đó có khá nhiều xe vô cùng đắt tiền, nhất là ở Hà Nội, Sài Gòn, và vài thành phố lớn khác. Có luôn cả những chiếc xe mà chính các bạn nước ngoài của bố phải ngạc nhiên là người Việt Nam mình làm sao mua nổi, vì ngay cả chính họ, những doanh nhân triệu phú USD, cũng chưa dám nghĩ tới!

Mỗi ngày chi tiêu của rất nhiều “thiếu gia”, “trung gia” hay “đại gia” thường lên đến vài chục triệu đồng, nhưng hình như họ không phải làm gì vất vả hay nặng nhọc hết!

Quả thật đời sống của người dân nói chung ở chừng mức nào đó rất phát triển, nhất là so với thập niên 1980s hay đầu thập niên 1990s. Còn đời sống của các vị lãnh đạo cấp quốc gia thì khỏi phải bàn! Bố đã gặp nhiều trường hợp kinh lắm. Cái cách họ cho con đi học, cách mua sắm nhà cửa, xe hơi để phục vụ cho các con của họ ở nước ngoài, thì các gia đình trung lưu, và ngay cả thượng lưu từ các nước khác cũng gửi con đi du học cùng trường không thể nào sánh nổi!

Mặt khác, nhìn chung xã hội Việt Nam mình thì những người nghèo lại còn quá nhiều! Sự cách biệt giữa những gia đình giàu có, chức quyền và đại đa số người dân còn lại càng ngày càng xa! Chỉ cần một trong những chiếc xe hơi của một gia đình giàu có là dư sức để cho cả một đại gia đình nghèo đang sống trong cùng thành phố có thể có nhà ở và con cái được đi học cả đời! Các con có bao giờ thắc mắc về điều này không? Các con có nhìn thấy sự vô tâm hay vô tình và bất bình đẳng của tầng lớp cao, tầng lớp lãnh đạo, đối với đa số nhân dân không?

Điều làm cho bố hổ thẹn nhất, phẫn nộ nhất, đó là chuyện xảy ra cách đây vài ngày!

Khi có những dấu hiệu thế giới sẽ đưa Việt Nam mình ra khỏi danh sách các nước nghèo, thì ngay lập tức lãnh đạo nhà nước, ông Thủ tướng, đã phát biểu, giải thích với thế giới rằng “Việt Nam vẫn còn là nước nghèo”,[*] nhằm để thế giới tiếp tục giữ nước mình trong danh sách các nước nghèo.

Lý do là vì họ muốn vẫn tiếp tục được NHẬN VIỆN TRỢ!!!!!!!

Hình như họ cho rằng Việt Nam mình làm ăn mày thế giới là chuyện tốt chăng? Trời ạ, hay còn tệ hơn nữa, có khi họ cho việc cố gắng thuyết phục thế giới để Việt Nam mình nằm trong danh sách các nước ăn mày là một công lao lớn của họ đối với đất nước?

Các con hãy cùng bố thử đánh giá đất nước mình vào thời điểm 2011 này nhé:

Việt Nam đã thống nhất hơn 36 năm, không còn phân tranh, chia rẽ, nội chiến hay bị xâm lược nữa nhé, ngoại trừ một cuộc chiến nhỏ ngắn ngày với Trung Quốc (cái đất nước láng giềng mà ngày nay người ta còn gọi một cách giễu cợt, để cười ra nước mắt, là Nước Lạ) vào năm 1979, nhưng cuộc chiến đó cũng đã 32 năm rồi. Như thế không thể lấy mãi lý do vì chiến tranh mà nước mình nghèo đói, phải không nào?

Việt Nam hiện là một trong vài nước xuất khẩu nông thuỷ sản dẫn đầu thế giới. Việt Nam còn có các nguồn tài nguyên quan trọng khác đang được khai thác. Như vậy, trên nguyên tắc Việt Nam không thể đói và nghèo được!

Ai cũng biết chúng ta có rất nhiều người tài giỏi trong gần 90 triệu người Việt ở trong nước và ở nước ngoài, từ chiến lược gia cho EU, các khoa học gia trong gần như mọi lĩnh vực làm việc tại các trung tâm khoa học thế giới, các nhà quản trị, kinh tế, giáo sư đại học, bác sĩ, luật sư… v.v…, nhiều vô số kể. Như vậy, trên nguyên tắc, không thể bảo Việt Nam không có nguồn nhân lực nòng cốt để tiếp tục nằm trong tình trạng lạc hậu và quản lý quốc gia yếu kém nữa.

Như vậy tại sao Việt Nam mình vẫn còn lạc hậu, vẫn còn có thể — theo lời ông Thủ tướng — được chứng minh là nghèo đói?
Vì tham nhũng chăng?
ĐÚNG!

Nguồn: Wegreen 




Trần Thị Nga cùng con trai ở trại Lộc Hà 



TL: Sau đây là bài của chị Trần Thị Nga viết từ năm 2012 về tình trạng người xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Nga đã bị gây rất nhiều khó khăn, trắc trở khi ra tay cứu giúp đồng bào cùng cảnh ngộ. Một bài minh họa thêm sắc nét bài của TG Hoàng Ngọc Diệp...



Phản bác lại bài viết của Kim Ngọc với tựa đề “Lợi dụng trợ giúp nhân đạo để kích động” – Báo QĐND (thứ 3 ngày 03/04/2012)


Thưa bạn Kim Ngọc, tôi vẫn biết Xuất Khẩu lao động là chủ trương lớn của đảng và nhà nước Việt Nam, và tôi còn biết đi kèm với chủ trương đó là việc Đảng nhân danh Nhà Nước tiếp tay bao che cho các Cty môi giới lừa tiền, bóc lột tiền lương và sức lao động của người lao động, bỏ rơi người lao động khi họ gặp hoạn nạn. Tôi sẽ kể cho bạn nghe những bằng chứng mà nhân chứng và vật chứng hiện đang có mặt tại VN.

1. Bản thân tôi là nạn nhân của chủ trương xuất khẩu lao động, và tôi chính là nạn nhân đã bị Đảng và nhà nước VN bỏ rơi khi tôi gặp nạn. Lúc đó Cảnh sát, Đại Biểu Quốc Hội và Bộ lao động Đài Loan đã trực tiếp liên hệ và gửi công văn yêu cầu Văn phòng đại diện VN tại ĐL đứng ra cùng chính phủ ĐL giúp đỡ giải quyết vấn nạn của tôi theo những điều khoản mà hai nước đã ký kết với nhau, nhưng tuyệt nhiên chính phủ VN không hề có động thái gì.

2. Tôi cũng dám khẳng định với bạn một điều là khi Xuất khẩu lao động là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhưng Đảng và Nhà nước lại không có chủ trương lớn để giúp người gặp nạn thì chủ trương đó trở thành chủ trương gì???? Phải chăng đấy là chủ trương đem con bỏ chợ chỉ cần tiền thuế của người lao động?????.

Bạn hãy hỏi tất cả các nạn nhân và nhân viên của Đảng và nhà nước xem khi những nạn nhân kêu cứu nhờ sự giúp đỡ của Đảng và nhà nước họ đã nhận được gì? Có khi nào nhân viên của Đảng và nhà nước dùng tâm tình và trách nhiệm của họ cứu giúp người gặp nạn trong đêm không?

Còn bản thân tôi đã từng nhiều lần nửa đêm một thân một mình với đôi chân khập khiễng (vì mới bị tai nạn) đến sào huyệt của Cty môi giới cứu giúp người lao động đang bị giam cầm. Có một vụ đặc biệt mà suốt đời tôi và người nạn nhân đó sẽ không thể quên được.

Đó là một đêm khi chuẩn bị đi ngủ tôi nhận được điện thoại của một lao động nói là anh đã bị môi giới nhốt trong phòng kín 3 ngày rồi, điện thoại bị thu giữ nhưng may mắn là trong hành lý của anh có chiếc điện thoại của người bạn gửi cất hộ lên anh đã dùng để gọi cầu cứu cục lao động 02 ngày nay mà vẫn chưa được giải cứu. Vì không biết địa chỉ tôi lần theo sự mô tả của anh mà tìm đến. Tới nơi tôi đã phải giả dạng cô gái lẳng lơ để tiếp cận hỏi thăm người bảo vệ, thì người này cho biết ở trong phòng có tấm biển Cách Ly bên trong kín mít, hôi thối, bị khoá cửa ngoài kia là một thanh niên VN đang bị nhốt, tôi hỏi anh ta có được đi ra ngoài không? Người bảo vệ nói ko. Môi giới giao cho anh ta canh giữ việc sống chết của người thanh niên đó thế nào không liên quan tới anh ta.

Thấy sự việc hết sức nghiêm trọng tôi đã giúp anh gọi điện báo cảnh sát đến giải cứu. Vài phút sau cảnh sát đến, môi giới ra nói những điều không đúng sự thật về tôi và anh, còn ngôn ngữ của tôi và anh có hạn  lên tôi và anh đã bị cảnh sát bắt vào đồn. Tại đồn cảnh sát tôi đã phải đấu tranh với Môi giới rất nhiều thì cảnh sát mới hiểu ra sự việc rằng tôi là người đến giúp giải cứu anh. Cảnh sát đã làm thủ tục điều tra và đưa hồ sơ lên toà án. Vài tháng sau vụ án của anh đã được xét sử và anh là người thắng kiện.

3. Còn Văn phòng đại diện VN tại ĐL  đã làm gì khi nhận Giấy Uỷ quyền của nạn nhân Nguyễn Thị Vân rồi để đấy mặc nạn nhân dòng rã  chờ đợi xuốt 05 năm với kết quả nhận được vẫn là O vì họ không làm gì.

 4. Cty môi giới AIC và Văn phòng đại diện VN tại ĐL đã làm gì với giấy uỷ quyền của nạn nhân Dương Văn Việt bị tai nạn chẩy máu lão để rồi nạn nhân đã bị mất toàn bộ các khoản tiền bảo hiểm vì MG và VP đại diện VN không giúp để quá thời hạn.

5. Chính phủ và Môi giới nói gì trong vụ chị Nguyễn thị Huấn quê Bắc Giang đi qua Cty môi giới là Đài Tiếng Nói Việt Namvới mức phí là 5.700USD. Làm việc tại Viện dưỡng lão 06 tháng tổng tiền lương chị nhận được là 600USD với thời gian làm việc là 24/24 tiếng 1 ngày, lúc ăn, ngủ cũng phải trông bệnh nhân. Không được bước chân ra khỏi cửa viện dưỡng lão, không được điện thoại, không được gặp gỡ người bên ngoài. Trước khi sang ĐL chị có mang theo điện thoại, nhờ được người thân của một bệnh nhân mua cho cái thẻ điện thoại chị điện cho cục lao động nhờ giúp đỡ thì bị chủ thuê phát hiện, đánh đập, cướp điện thoại. Vì bỏ chạy theo phản xạ của con người khi bị bách hại chị đã chạy lên sân thượng của tầng 07. Môi giới và chủ thuê gọi cảnh sát đến giải cứu. Chỉ khi người của Cục lao động đến chị Huấn mới tin tưởng để vào làm việc. Sau đó Môi giới và chủ thuê đã đưa chị đến nhà thương điên nói là chị bị điên, bệnh viện kết luận chị không điên mà chị bị áp bức lên mới thế.
Chủ thuê, môi giới, cục lao động, nhân viên xã hội của bệnh viện cùng chị làm việc  thoả thuận, chị về VN Cty môi giới Việt Nam là Đài Tiếng Nói Việt Nam sẽ trả lại chị 4.300USD với giấy tờ ký kết đóng dấu đoàng hoàng. Khi về VN tôi và chị đã phải nhiều lần đến Đài tiếng nói Việt Nam và gửi đơn đến Cục quản lý lao động ngoài nước xin giúp đỡ để thanh lý hợp đồng lấy lại tiền theo thoả thuận thì ĐTNVN đã đòi chừ hết khoản này khoản nọ và chỉ trả lại chị 500USD.

Không chấp nhận sự bất công trắng trợn như thế cuối cùng tôi đã nói “nếu ở Việt Nam không giải quyết được việc này thì tôi sẽ nhờ chính phủ Đài Loan can thiệp, vì ĐL là đất nước pháp trị họ sẽ bảo vệ quyền lợi của người bị hại” và đứng lên đi về. Nghe thấy thế giám đốc CT môi giới đã mời chúng tôi ngồi lại và lập tức trả tiền theo thoả thuận.

Trên đây tôi chỉ đưa ra cho bạn Kim Ngọc một số vụ việc để bạn và quý độc giả tham khảo về Chủ trương xuất khẩu lao động của Đảng và nhà nước ra sao? Khi hoạn nạn người lao động gọi điện đến đường dây nóng của Đảng và nhà nước có được trả lời và giúp đỡ không??? Bạn hãy thử gọi đi, hãy hỏi các nạn nhân đi rồi hãy viết bài.

Bạn lên nhớ người lao động cũng là con người họ không phải con vật hoặc đồ vật để mà xuất khẩu rồi bị bóc lột, bị bỏ rơi khi hoạn nạn.

Việc giúp người hoạn nạn bởi lòng nhân đạo của cá nhân hoặc tổ chức mà họ không  hưởng những đồng lương từ tiền thuế của nhân dân, của người lao động như nhân viên của Đảng của Nhà Nước thì Đảng và nhà nước phải mang ơn họ chứ tại sao lại chụp mũ họ là phản động.

FB: Trần thị Nga

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhìn nhận lại môn lịch sử - Nên công bằng với nhà Mạc


Dù vấn đề nhà Mạc đã được giới sử học nước ta đặt ra và giải quyết rõ ràng nhưng vẫn không được phản ánh đầy đủ dù chỉ ít dòng trong sách giáo khoa.
Hết sức sơ sài
Trong sách giáo khoa (SGK) Lịch sử 7 xuất bản năm 2012, phần nhà Mạc được viết ở tiểu mục 1: Chiến tranh Nam - Bắc triều, mục II: Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn thuộc Chương V. Đại Việt ở các thế kỷ XVI - XVIII.
Toàn văn nội dung để dạy học sinh về nhà Mạc như sau: “Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc. Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”. Sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía Bắc)”. Về nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều, SGK đề cập: “Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm. Suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường. Làng mạc điêu tàn, xơ xác. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt” (tr.107).
Đọc xong phần viết về nhà Mạc trong Lịch sử 7, tôi ngạc nhiên đến không hiểu nổi, tại sao nội dung của nó lại sơ sài như vậy và không thấy quan điểm lịch sử của tác giả SGK? Vấn đề nhà Mạc đã được giới sử học nước ta đặt ra và giải quyết rõ ràng rồi, lại không được phản ánh vào đây, dù chỉ ít dòng. Mặc dầu sách đã tái bản lần thứ 9, mỗi lần tái bản, nhóm biên soạn không thể không bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn, nhất là để cập nhật những kết quả nghiên cứu mới?
Phải viết lại sách giáo khoa
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, nhà Mạc là vấn đề khá phức tạp, song đã được giới sử học trong 9 - 10 năm qua thảo luận, làm sáng tỏ tại một số cuộc hội thảo cũng như trong các công trình khoa học. Thí dụ, năm 1996, Viện Sử học xuất bản cuốn Vương triều Mạc (1527-1592). Năm 1996, cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - Viện Sử học - Hội đồng Lịch sử TP.Hải Phòng, đồng chủ trì xuất bản. Năm 1996, Đinh Khắc Thuân in cuốn Văn bia thời Mạc và năm 2001, công trình thứ hai của Đinh Khắc Thuân được công bố là Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia. Năm 2007, Viện Sử học cho xuất bản Tập III. Lịch sử Việt Nam thế kỷ XV-XVI, trong đó Chương VIII, Chương IX, Chương X, viết về triều Mạc và cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều với một quan điểm mới, khách quan.
Qua các cuộc hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu về nhà Mạc, giới sử học Việt Nam đã đi tới thống nhất ý kiến đánh giá, khẳng định vai trò tích cực của nhà Mạc trong tiến trình lịch sử dân tộc, sự phát triển khá mạnh mẽ của xã hội Việt Nam.
Thủ công nghiệp trong dân gian thời Mạc rất thịnh vượng, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công, trong đó có nghề làm đồ gốm, nghề chạm khắc đá, nghề dệt tơ lụa... Đặc biệt là nghề làm đồ gốm với những sản phẩm nổi tiếng chân đèn, lư hương... cùng nhiều loại hình phong phú khác, trở thành gốm xuất khẩu được nhiều nước ưa thích.Trong những năm tháng trước khi cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều (tức là chiến tranh giữa nhà Lê và nhà Mạc) diễn ra ngày càng dữ dội (sau 1545), trên các vùng đất nhà Mạc cai quản, do sản xuất nông nghiệp được triều đình chú trọng, nên mùa màng bội thu. Dưới triều Mạc Đăng Doanh (1530 -1540), Phan Huy Chú nhận xét: “Đăng Doanh là ông vua tính khoan hậu, luôn giữ đúng pháp độ, cấm hà khắc, tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi là thời trị bình vậy”. Dương Văn An (thế kỷ 16), trong Ô Châu cận lục, viết về vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam dưới thời nhà Mạc cai quản: “Tháng 4, tháng 5 lúa chín đầy đồng, gặt hái không kịp. Tháng 6, tháng 7 thả trâu ngoài đồng, cả tuần không cần chăn dắt”.
Tiếp tục truyền thống từ triều Lê coi trọng khoa cử, triều Mạc Đăng Dung chủ trương: “Dùng văn giáo mà rèn luyện nhân tài, sửa trường học để mở rộng nền giáo dục, ban học quy để cổ vũ lòng hăng hái…”. Triều Mạc tổ chức được tất cả 22 khoa thi (khoa thi đầu tiên năm 1529, thời Mạc Đăng Dung, khoa cuối cùng năm 1592, đời Mạc Mậu Hợp), lấy đỗ 485 tiến sĩ, trong đó có 13 trạng nguyên. Xuất thân khoa bảng dưới triều Mạc, có nhiều nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Hà Nhậm Đại, Hoàng Sĩ Khải... Kiến trúc chùa, quán (Đạo giáo), đình và nghệ thuật tạc tượng thời Mạc cũng đạt đến đỉnh cao.
Như vậy rõ ràng nhà Mạc là một vương triều chính thức, tồn tại 65 năm, có vai trò, vị trí lịch sử như các vương triều Lê, Nguyễn... Trị vì đất nước không dài nhưng triều Mạc đã có nhiều chính sách tốt nhằm đưa đất nước phát triển. Chúng ta không thể không khái quát sự thật lịch sử đó trong sách Lịch sử 7. Như vậy phần nhà Mạc trong SGK cần được viết lại.

PGS-TS Tạ Ngọc Liễn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tác giả thơ''Hà Nội mùa vắng những cơn mưa'' lánh đời về núi sống



Thoại Hà thực hiện
(Nguồn VNN)
Một lần ly hôn, vài lần trắng tay, sau 21 năm làm thơ, viết báo ở Sài Gòn - Hà Nội, Bùi Thanh Tuấn quay về vùng núi B'Lao lấy vợ an cư.

- Là tác giả đã thành danh, vừa qua anh vẫn gửi tác phẩm dự thisáng tác thơ đầu tiên trên Facebook. Cảm xúc của anh ra sao khi bài thơ "Tôi với đời đã tha thứ cho nhau" đoạt giải khuyến khích?
- Thú thật, trước lúc quyết định gửi bài tôi đã đắn đo rất nhiều. Nhìn vào danh sách ban giám khảo toàn nhà thơ uy tín nhưng đa số họ đều là những người tôi quen biết, thậm chí thân thiết. Nếu đánh rớt tôi thì họ không nỡ, mà cho tôi giải thưởng dù nhỏ hay lớn đều góp phần làm cuộc thi… thất bại. Từng phụ trách chương trình thơ trên truyền hình, cũng chấm thi nhiều lần nên tôi hiểu yếu tố thành công của một cuộc thi là phải phát hiện ra những nhân tố mới. Tôi nhận giải khuyến khích mà thực sự vui trong lòng vì đó chỉ là cái cớ để tôi được gặp lại anh em bạn bè sau nhiều ngày lên núi quy ẩn.
Bùi Thanh Tuấn (trái) và tác giả Sâm Cầm - Người đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác thơ trên Facebook vừa diễn ra ở TP HCM.
Bùi Thanh Tuấn (trái) và tác giả Sâm Cầm -Người đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác thơ trên Facebook vừa diễn ra ở TP HCM.
- Điều gì khiến anh từ một nhà báo sống trong môi trường năng động như TP HCM lại lui về phố núi B’Lao (Lâm Đồng), sống những ngày yên lặng?
- Câu hỏi này thật khó nói hết trong… vài nốt nhạc. Tôi nuôi dưỡng ý định hồi cố hương từ khoảng 10 năm trước. Đó là một thôi thúc mãnh liệt.
Bởi tôi nhận ra sau 21 năm sống ở Sài Gòn và phiêu du qua nhiều nơi chốn, những vinh quang đắng cay nếm trải như vậy cũng đủ rồi, phải về thôi, về thôi… “Phố núi ấy có mẹ già mong đợi, tiếng gõ đêm thảng thốt phút nguyện cầu”.
Đến lúc tôi phải mạnh mẽ dứt bỏ hết để về với cha mẹ tôi nay đã già yếu, về với phố núi ấu thơ tôi và sống một cuộc sống yên bình.
- Từ cảm hứng nào anh sáng tác bài thơ "Tôi với đời đã tha thứ cho nhau"?
Về bài thơ đoạt giải, đó là một câu chuyện có thật về đời mình mà tôi kể lại bằng thơ. Tôi muốn nói với người yêu dấu của tôi rằng, “Ở tận cùng của tuyệt vọng cô đơn, tôi với đời đã cùng nhau tha thứ”, với mong ước người ấy hiểu hơn về ý nghĩa hạnh phúc mà trở về. Thế nên lời nhắc nhở được nói trong bài thơ rằng: “Biệt ly nào cũng về chốn không nhau”.
Những câu đề từ của Trịnh Công Sơn trong một bài viết của ông:: “Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá”?" đã ám ảnh tôi rất nhiều. Chính ý này của Trịnh Công Sơn ảnh hưởng đến tinh thần bài thơ tôi viết, vì tôi thấy mình trong những điều ông nói.
Bùi Thanh Tuấn trong một lần đến Pháp.
Bùi Thanh Tuấn trong một lần đến Pháp.
- Những ngày đầu quay về quê hương, xa rời sự ồn ào của đô thị lớn nhất nước, cảm giác của anh ra sao?
- Đó là cảm giác hạnh phúc. Cả một đại gia đình 70 người giang tay đón tôi vào lòng như đứa con xa quê mải mê chơi nay trở về cố quận. Tôi đặt niềm vui vào mảnh vườn, cải tạo lại cho đẹp và trồng trọt các loại rau quả, cà phê, hoa kiểng, nuôi chim, làm vườn… Tôi nghĩ mình đã tìm lại được bản thể đúng nghĩa và nhờ thế tôi viết được nhiều hơn. Tôi hài lòng với cuộc sống của mình hiện tại.
- Bài thơ "Chia tay người Hà Nội" của anh được nhạc sĩ Trương Quý Hải phổ nhạc thành ca khúc "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" thành công vang dội và được khán giả yêu thích. Từ thành công này, những năm 1996-1997 anh được xem như nhà thơ trẻ giàu nhất TP HCM thời bấy giờ. Nhưng sau đó, anh liên tục vấp phải những khó khăn, phá sản, đổ vỡ. Anh nói gì về cuộc đời mình?
- Thành công đến sớm cũng là một bài học đời dạy mình. Dường như tôi chỉ muốn quên đi hết ngày hôm qua mình là ai, từng là gì, làm được gì, đau khổ hân hoan ra sao, "lên voi xuống chó" thế nào… Tôi chỉ giữ đúng niềm hãnh diện là mình luôn đã là chính mình, trung thành với một con người mơ mộng nhưng trần trụi vốn có, tôi đã kiếm được tiền nhiều nhưng cũng bằng cách lương thiện và cũng đã sống những ngày “xuống chó” một cách kiêu hùng. Nếu có nợ, tôi chỉ nợ ân tình. Đời tôi thế mà lại vui!
Tôi chưa qua hết đời người nên tôi không khẳng định được đời mình thành công hay thất bại.
- Mỗi khi rơi xuống đáy cùng của tuyệt vọng, làm sao anh có thể đứng dậy bước tiếp, và để tâm hồn vẫn còn có thể rung cảm lên những vần thơ?
- Nhiều lần chẳng còn gì trong tay, tôi vẫn tự đứng lên. Thói quen tự lập và sống một mình trong nhiều năm khiến tôi trở nên tàn nhẫn với bản thân và cũng yêu mình ghê gớm. Chính vì phức tạp như vậy nên ai yêu tôi dù mê đắm đến đâu cũng than rằng chẳng thể hiểu tôi. Còn thơ, đó mới là người tình chung thủy nhất. Lúc tôi buồn hay vui, thơ cũng có mặt và cất lời. Trái tim tôi, nói như nhà thơ Đặng Ngọc Khoa (giờ anh đã mất) là chẳng ngừng đập bao giờ.
- Sau cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, hiện tại, điều gì khiến anh vẫn tin tưởng vào hôn nhân và lập gia đình mới?
- 7 năm sau ly dị, tôi mới tiếp tục lập gia đình. Tôi lấy một cô gái Tây Bắc, dân tộc Mường nhưng có ăn học và địa vị cao trong xã hội. Trong chuyến làm phim cuối cùng của tôi, chúng tôi gặp nhau và 3 tháng sau thành vợ thành chồng. Cả hai đều từ bỏ hết để lên núi xây dựng “giấc mơ Chapi”. Buổi đầu cũng có nhiều trắc trở, nhưng tôi tin chuyện trăm năm là định mệnh. Đến bây giờ cô ấy vẫn bên cạnh tôi, chia sẻ với tôi từng tâm huyết trong cuộc sống.
- Anh vừa thành lập “B’lao thi xã” ở quê hương mình. Từ ý tưởng nào anh gầy dựng hoạt động này?
- Cách đây hơn tuần lễ, tôi khai trương Lão Bộc quán và trong đó có B’Lao Thi xã. Lão Bộc quán nằm bên cạnh một đồi chè bạt ngàn, heo hút và lộng gió nhưng chỉ cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 500 m trên đường vô thác Dambri. Tôi gửi gắm vào đó tất cả những giấc mơ thời trai trẻ, thuở chập chững bước vào nghiệp văn chương. Rằng một ngày mình sẽ về đây mở hội quán, ở đó có khung cảnh thơ mộng, những người yêu thơ, hội họa và âm nhạc sẽ đến tụ tập đàn ca sáo thổi, ở đó những tác giả, tác phẩm được giới thiệu cho nhau… và rồi, “cái gì kết lại mới thành tinh tú” (ý thơ Hàn Mặc Tử), tôi bán cơm tấm, bưng cà phê, rửa chén, như đúng nghĩa một Lão Bộc thực sự (Lão Bộc là bút danh của tôi mà nói lái lại cũng là Bảo Lộc, quê hương). Ở đây, ước mơ của tôi là chỉ cần đủ tiền để sống, và có không gian chơi văn nghệ. Vợ tôi cũng hiểu nên đỡ đần.
bui-thanh-tuan-2-1375416008_500x0.jpg
Sau nhiều thăng trầm trong cuộc sống, nam tác giả bỏ phố về quê.
- Thơ ca có vai trò như thế nào với anh?
- Thơ là người tình chung thủy, nó sẽ đi với tôi đến cuối cuộc đời.
- Bao giờ anh ra tập thơ mới?
- Hiện tôi đã chuẩn bị sẵn 3 bản thảo có thể in ngay: Hạnh phúc chỉ là lời nói dốiTứ tuyệt tình và Tứ tuyệt cà chớn, nhưng chờ bán cơm tấm kiếm đủ tiền mới in được.
- Về núi rồi, anh theo dõi hoạt động văn chương trong nước thế nào?
- Tôi vẫn đọc báo mỗi ngày. Về núi nhưng không để mình lạc hậu. Thời buổi công nghệ thông tin mà. Tôi vẫn nắm được hoạt động văn chương trong và ngoài nước. Ở B’Lao Thi xã của tôi luôn có sách, báo và internet wifi để tôi và bạn bè tôi tiếp cận thông tin nhanh hơn.
Tôi với đời đã tha thứ cho nhau
Ngày bắt đầu vào lúc tờ mờ sáng
Lũ chim còn đang trú sương đêm
Ở đây cỏ cây hoa trái thật hiền
Và trong lòng đã nguôi cơn bão lớn

Tôi chào đón một phúc âm buổi sớm
Tia nắng đầu tiên rọi xuống tâm hồn:
"Ở tận cùng của tuyệt vọng cô đơn
Tôi với đời đã cùng nhau tha thứ" (*)

Tôi với người đã cùng nhau cất giữ
Trang giấy thơm những dấu vết ái tình
Giữa đời chơ vơ cây đứng một mình
Vẫn bật mầm xanh sau cơn mưa ruồng rẫy

Ta vẫn đứng bên đời nhau thế đấy
Biệt ly nào cũng về chốn không nhau
Xếp lại tàn tro yêu lại từ đầu?
Không, tất cả vẫn chỉ vàng son đó!

* Ý của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Phần nhận xét hiển thị trên trang