Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Có sự hiểu nhầm về Nghị định 72?


Khi Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet ra đời, dư luận trong nước đang rất xôn xao trước cách hiểu của một số người cho rằng: Nghị định 72 sẽ cấm các cá nhân sử dụng mạng xã hội chia sẻ và tổng hợp tin tức? Vậy cách hiểu này có đúng?


Chiều ngày 31/7/2013, Bộ TT&TT đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Nghị định 72/2013/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 72) về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet. Báo chí trong nước đã có nhiều bài viết về các vấn đề được đề cập đến trong Nghị định 72 trong đó có vấn đề về quản lý các trang thông tin điện tử cá nhân. Nhiều người đã hiểu không chính xác nội dung của Nghị định, dẫn đến những bức xúc khi cho rằng: Nghị định cấm các cá nhân (chủ sở hữu trang thông tin điện tử cá nhân) chia sẻ và tổng hợp tin tức.
Vậy thực tế, người sử dụng mạng xã hội (đặc biệt là người sử dụng mạng xã hội Facebook) có được chia sẻ tin tức không? Câu trả lời là: Có và Luật pháp VN chưa và sẽ không bao giờ ngăn cấm việc làm đó. Sự bức xúc của dư luận xuất phát từ cách hiểu sai nội dung Nghị định 72.
Trong Điều 20 (Phân loại trang thông tin điện tử), Mục I (Chương III: Quản lý, Cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng), Nghị định 72 nêu khái niệm: Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
Có thể thấy, đây chỉ là điều khoản mà Bộ TT&TT sử dụng để phân loại (phân biệt) các loại hình trang thông tin điện tử chứ hoàn toàn không có hàm ý cấm đoán hay ngăn chặn các hành vi của chủ sở hữu trang thông tin cá nhân.
Tại Điều 10 (Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet) và Điều 26 (Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội) của Nghị định 72 đã có những quy định khá cụ thể và chi tiết nhưng tuyệt nhiên không có câu chữ nào thể hiện ý chí “ngăn cấm người sử dụng mạng xã hội chia sẻ (đăng lại) tin tức”.
Trở lại với Điều 20, một số người sẽ thắc mắc về cụm từ “không cung cấp thông tin tổng hợp” và cho rằng đó là sự cấm đoán, thì tại mục 19, Điều 3 (Giải thích từ ngữ), Nghị định 72 đã nói như sau: Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin về 1 hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội...
Nhà báo Nguyễn Vạn Phú (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) cho rằng, cụm từ “không cung cấp thông tin tổng hợp” xuất hiện trong Nghị định 72, không chỉ áp dụng cho trang thông tin điện tử cá nhân mà còn xuất hiện trong các phần nói về “trang thông tin điện tử nội bộ” (tức của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp), “trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành” (ví dụ của viễn thông, ngân hàng) với nghĩa khá rõ là 3 loại hình trang thông tin điện tử này không được trích dẫn nguyên văn hay đúng hơn là trích lại toàn văn các nguồn tin trên báo chí chính thức.
Cũng theo ý kiến của nhà báo Nguyễn Vạn Phú: “Quy định này nhằm chấm dứt tình trạng lấy lại tin bài trên các báo, đăng nguyên văn mà không xin phép, rồi đôi lúc còn sửa đổi nội dung, giật tít mang tính câu khách của nhiều trang mạng. Đây là chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà báo chí đã lên tiếng trong thời gian qua”.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng: "Những thông tin tổng hợp, thông tin chính thức của các cơ quan báo chí còn liên quan đến vấn đề bản quyền, vấn đề của cơ quan báo chí, không thể lấy từ chỗ này đặt sang chỗ kia được, mà phải trích dẫn, xin phép, đồng ý..."
Mở rộng vấn đề, thời gian vừa qua vấn đề bản quyền thông tin, bản quyền tác giả trên báo chí Việt Nam đang trở nên khá nóng bỏng trước tình trạng xuất hiện ngày một nhiều các trang thông tin điện tử tổng hợp (trong đó có cả những trang thông tin điện tử do các cá nhân thiết lập trên các mạng xã hội) “tầm gửi” bằng cách sao chép thông tin của báo chí chính thống.
Trong buổi họp báo giới thiệu Nghị định 72, chiều ngày 31/7, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã phát biểu: “Những thông tin tổng hợp, thông tin chính thức của các cơ quan báo chí còn liên quan đến vấn đề bản quyền, vấn đề của cơ quan báo chí, không thể lấy từ chỗ này đặt sang chỗ kia được, mà phải trích dẫn, xin phép, đồng ý. Hay, thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc của các tổ chức, không thể lấy đưa lên rồi làm thành tin tức của mình được. Đấy là qui định chung về Luật Dân sự và qui định của pháp luật về Luật Sở hữu trí tuệ”.
Rõ ràng, đối tượng và hành vi cần điều chỉnh mà Bộ TT&TT cũng như Nghị định 72 đang nhắm đến là vấn đề bản quyền, hoàn toàn khác so với cách hiểu (về quyền của người dùng mạng xã hội) của nhiều người.
“Vì sao có thể khẳng định cách hiểu như trên? Bởi ngoài việc bản thân Nghị định 72 đã nói khá rõ ràng, Luật Sở hữu trí tuệ có nói chuyện trích dẫn hợp lý (ý nói không trích gần hết tác phẩm và không làm sai ý) là chuyện bình thường, không cần xin phép, không phải trả nhuận bút (và dĩ nhiên không ai cấm được)… Nghị định (72) làm sao cao hơn Luật được?”, nhà báo Nguyễn Vạn Phú kết luận.
Nguồn : infonet
Điều 3. Giải thích từ ngữ
19. Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiu lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
22. Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hp.
Điều 5. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", hoạt động hp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.
5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điu khin hệ thng thông tin, tạo lập công cụ tn công trên Internet.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tạ Duy Bình:

nỗi lo của thi sĩ
 
nỗi lo của thi sĩ
là một ngày nào đó
hắn sẽ không còn viết được
một bài thơ
và người tình
sẽ bỏ hắn ra đi
nhưng hắn sẽ thuyết phục
rằng bài thơ
chỉ là những câu chữ
sáo
rỗng
hắn sẽ sống thơ
trong từng khoảnh khắc
 
nhưng
hắn vẫn lo
có một ngày nào đó
hắn sẽ không còn viết được
một bài thơ
thì khi ấy
có lẽ
trái đất này
sẽ bớt thơ
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đăng tiếp truyện ngắn: Đơn Giản hay Phức tạp?


..Đồng chí Tân nói:
- Này không hiểu có anh nào phòng ta nói gì, sếp có ý nghi hoặc, cứ gặng hỏi tôi mãi “Phòng mình có anh nào không vừa ý tớ, có nói gì không?”. Tôi bảo làm gì có! Sếp đối với anh em như thế, khác nào như anh em trong nhà.. không có ai nói gì đâu ạ!
Đồng chí Cựu nói:
- Chẳng qua sếp hay phức tạp hóa vấn đề. Có ai dại gì mà bàn luận chuyện riêng hay bất cứ chuyện gì của sếp? Giả dụ như sếp có bồ bịch, mình có biết mười mươi, khi vợ sếp hỏi, mình cũng bảo “không”. Sếp ghét có nước độn thổ cũng không thoát!
Cái phòng tôi nó vậy.
Thật chả chuyện gì ra chuyện gì. Hễ vắng sếp y như rằng có chuyện. Anh nào cũng tỏ ý khôn ngoan, sắc sảo hơn người, ra cái vẻ “cách tân, đổi mới” thế nọ thế kia. Nay bàn cải tiến cái này, mai luận cải cách cái khác..
Nhưng hễ có mặt sếp anh nào anh ấy nhũn như con chi chi. Hỏi, chả biết thật hay giả vờ, cứ ấp a, ấp úng.
Lắm lúc tôi cứ tự nghĩ: Thực ra cái phòng mình thật sự có cần thiết phải có nó hay không? Đóng góp cụ thể với xã hội được những gì?
Lương hàng tháng chúng tôi vẫn lĩnh đều. Công việc nhìn bề ngoài luôn có vẻ quan trọng, nhưng thực ra chả việc gì ra việc gì.
Mang tiếng là “Phòng tài nguyên môi trường”, chả mấy khi chúng tôi ra đến bên ngoài. Chẳng “điều nghiên, sáng tạo” mới được cái gì.
Công văn trên đưa xuống, dưới đưa lên, chủ yếu lại chuyển từ phòng này sang phòng kia. Luẩn quẩn vài ba vòng mới thực sự được giải quyết.
Đã từng có bài báo nói rằng “Đến ba mươi phần trăm công chức đến sở chủ yếu đợi hết giờ mà không làm việc gì cả”?
Dạo đó phòng tôi cứ xôn xao, ồn xồn cả lên.
Đồng chí Cựu bức xúc quá, nói: “Tớ về sẽ viết lại một bài “đập” cho tay này một trận. Làm gì có chuyện công chức đến công sở ngồi chơi? Sáng cắp ô đi, tối cắp về, phải không các đồng chí?”
Nhưng rồi chả thấy có bài báo nào của đồng chí ấy “phản biện” lại được ra mắt thiên hạ. Một là sự việc người ta nêu ra không sai. Hai là “trình” của đồng chí Cựu viết không lại người ta, nên tòa báo không đăng. Ba là đồng chí ấy quá bức xúc mà nói vậy, về nhà lại quên?
Là đầu đề để chúng tôi nghị đàm hơn cả tuần giời, mỗi lúc các sếp đi vắng!

Chuyện về các sếp thì có nhiều, nhưng nói chung chúng tôi “hài hòa” và yên ổn sống với nhau.
Trừ khi sếp không thích, muốn thử thách anh nào đấy mới cử đi cơ sở. Những lúc ấy cực kỳ vất vả. Không những phòng máy lạnh không được ngồi, lại phải nắng nôi, mưa gió. Có hôm ăn uống thất thường vì ở cơ sở đâu có được đầy đặn như ở trung tâm?
Ghét nữa, sếp giao hẳn cho phụ trách một dự án. Lại nát óc ra mày mò. Anh nào cũng có “bằng cấp đầy mình”, thực ra “lỏng”và “hổng” kiến thức.
Có va chạm thực tế mới lòi cái đuôi dốt của mình ra. Thời buổi “giỏi giang không bằng khéo léo”. Sếp không ưng ý thì liệu cái thần hồn. Dự án, dự iếc có cẩn thận, chu đáo, tính toán kỹ đến đâu cũng không hết thiếu sót..
Nói thế để biết, chả ai dại gì “phức tạp” tình hình, cứ “đơn giản”ngoan hiền cho nó lành..
Trong muôn nỗi sợ hãi ở đời, phải công nhận “sợ sếp” là cái sợ đứng hàng thứ nhất!
Khổ cái hai ông sếp tính cách như đã nói, khác biệt nhau, thành ra chả biết đâu mà lần. Hễ các sếp đi vắng, chúng tôi thường chụm lại, thầm thì với nhau để vừa lòng cả hai. “Công vụ” đáng lý ra là việc chính, luôn phải nung nấu trong đầu, hóa ra là chuyện phụ. Điều chúng tôi quan tâm lại chả dính gì đến công việc của cơ quan.”Ứng xử” với các sếp “như nào” vẫn phải là mối quan tâm hàng đầu.
Đang bận rộn với nhau về vấn đề “đơn giản” hay “phức tạp”, ông nào hơn ông nào trong phòng tôi như thế, chợt có tiếng điện thoại.
Sếp gọi đích danh tôi và đồng chí Tân ra ngay ngã năm “có việc đột xuất”. Cả phòng ngẩn ngơ không biết việc gì?
Tôi và đồng chí Tân vội lấy xe máy đi ngay. Sếp đã gọi thì giá nào cũng không được chậm trễ, mặc dù chưa biết có việc gì!
Từ xa chúng tôi đã thấy xe các xếp đỗ ven đường, cạnh đó một đám đông đứng vòng quanh, xúm xít bên một vụ tai nạn xe máy.
Thôi chết, lại có tai nạn giao thông rồi? Các sếp đi đứng thế nào, lạng quạng đâm phải người, gọi chúng tôi hỗ trợ giải quyết hậu quả đây? Tôi nghĩ thế, hóa ra không phải. Xe của các sếp tôi không hề hấn gì, người cũng chả bị làm sao.
Hỏi kỹ mới biết đầu đuôi câu chuyện..
Giá như hai sếp không đi với nhau, sự việc đã khác, chưa chắc có ai gọi đến chúng tôi!
Người bị nạn đi ngược chiều với các sếp chúng tôi, cách xa một quãng. Thủ phạm gây ra tai nạn thấy vắng người bỏ chạy, chị ta vẫn nằm gần như bất động. Người đi đường xúm lại nhưng chưa ai quyết việc gì, vì sự việc có thế sẽ “Phức tạp”.
Đã có không ít người “làm phúc phải tội”. Đưa nạn nhân vào viện còn bị xét hỏi lôi thôi, làm chứng làm chung mất thì giờ..
Lúc bấy giờ sếp “Đơn Giản” đang cầm lái. Sếp “Phức tap” bảo: “Thôi cứ đi không nhỡ cuộc họp”. Nhưng sếp Đơn Giản không nghe. Sếp cả nói: “Ở lại là phức tạp, phiền phí đấy ông có hiểu?” Sếp phó nói: “ Tôi biết, nhưng đơn giản mà nói: Không thể thấy người hoạn nạn mà làm lơ. Nếu có đến muộn mình cũng có lý do cơ mà? Sếp “Phức Tạp” cằn nhằn: “Ông phức tạp bỏ xừ.. Đến bệnh viện bây giờ phải làm thủ tục nhập viện cho người ta, lại còn phải ra hiện trường làm chứng cho công an lập biên bản.. Ông tưởng ít thời gian đấy à?”
Sếp phó gãi gãi đầu: “ Đơn giản thôi mà, ông cứ để tôi!”
Nói xong sếp Đơn Giản rút điện thoại, gọi cho chúng tôi.
Tất nhiên, việc còn lại là của tôi với đồng chí Tân, không cần kể.

Chỉ có điều về cơ quan buổi sáng hôm ấy, cả phòng chúng tôi cứ tranh luận mãi. Thực ra trong hai xếp ông nào đơn giản và ông nào phức tạp, ông nào hơn ông nào?
Không ngã ngũ. Ai cũng có cái lý đúng của mình!
 Đến khi đồng chí Cựu phát biểu:
- Các cậu muốn đơn giản hay muốn phức tạp đây? Chuyện của các sếp “ai hơn ai” thì việc gì đến các cậu? có mà rỗi hơi hay sao mà cứ bô bô cái mồm?

Lúc bấy giờ, tất cả mới chợt hiểu ra. Im khe. Chút nữa cả bọn đã trở nên phức tạp, rồi thì.. mọi sự từ đây sẽ không đơn giản chút nào nếu đến tai sếp những câu chuyện đại loại như thế này! 
Sếp “Đơn Giản” thì không nói, chứ sếp “Phức Tạp” thể nào chả có “Ăng ten” trong đám chúng tôi?
Người ta bảo “nhịn ăn mới chết”, chứ nhịn nói xưa nay đã có ai chết bao giờ đâu? Ai hay thì ấm thân mình, bận rộn gì đến mình?




Phần nhận xét hiển thị trên trang

thả rời ngoài bãi



 người treo dù lơ lửng trên sóng biếc 
mà hồn vĩnh già thâm căn 
già cốc đế 
như chú pélican vụng về 
tìm đâu nào tăm cá 
nơi ký ức nhốt gió 
buổi thuận hòa thanh niên 
ăn năn từng vụng nước (*)
tôi hay viết những câu thơ quằn quại 
[ý chừng bỏng rát kinh niên] 
thiệt ra đời thẳng đuột 
chẳng có gì khổ đau 
nghĩ gì làm gì những nấc thang tuột 
chữ nghĩa đôi lúc phải dày vò 
để cảm xúc không là 
gạo trắng nước trong
chỉ là tưởng tượng hết thảy 
hay ho gì bộ nhớ 
gấp nếp ngủ vùi trong khe 
một cô nường mang tên cẩm chướng 
bông tía thẩm quỳ 
màu đỏ rựng lên tiếng dội vang 
phong cầm trên nóc thánh 
mà tình trần tơ tưởng rất hèn 
đùi thuôn 
giữa violoncelle chàng hảng 
rịn xuống lờ mờ tóc tiên
chiếc ghế bành chạy trốn một mình nơi góc tối 
văn sách phóng vụt qua đường 
giờ này động biển không còn ai nhảy sóng 
diện tích bạo loạn chiếm lĩnh phương hướng mai sau 
ký ức hàng chợ 
kẻ đứng nói láp nháp mỗi ngày 
tụt dần xuống 
tuyên ngôn 
 
cancún hăm mốt tháng sáu mười ba 
(*) ý Du Tử Lê trong Khúc Thụy Du
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Mười điều bi ai của Dân Tộc Việt Nam

Phan Chu Trinh: Mười điều bi ai của Dân Tộc Việt Nam


Phan Chu Trinh

1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…
Theo FB BÙI QUANG MINH

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạn tôi nói NHĐ là "một thằng điên" khi hắn viết bài này, các bạn xem có đúng không?:

THƠ – NGHỆ THUẬT CỦA NÔ LỆ

Nguyễn Hoàng Đức
Hai nhà lãnh đạo cao cấp gặp nhau, rồi ra thông cáo chung, dứt khoát họ không có cơ hội đọc thơ mà phải đọc Diễn văn, Rồi sau đó thể hiện bằng Diễn từ!
Làng Chùa ( Hà Nội) vào dịp trình diễn thơ
Làng Chùa ( Hà Nội) vào dịp trình diễn thơ
Các nhà ngoại giao khi đàm phán cũng vậy, không thể đọc thơ mà chỉ tranh luận, phản biện rồi thỏa hiệp cũng bằng diễn từ!
Một nhà chính trị, nhà tư tưởng, hay lãnh tụ nói trước đám đông, họ hùng biện văn xuôi chứ không thể ẻo lả mấy câu thơ vần vèo!
Trong thực tế, thơ là tiếng nói bi phẫn để oán thán hay kích động trước một cuộc vùng dậy nào đó. Bài Quốc tế ca là một ví dụ minh chứng cho nhiều bài như Mác-xây-e hay một cái tên nào khác, nó có lời:
Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian! .
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn!.
Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi.
Quyết phen này sống chết mà thôi.
Trong bài còn chứa cả hai từ “Nô Lệ”.
Việt Nam có hai tập thơ lớn bậc nhất thì đều thuộc người Tù, tức người còn thấp hơn cả nô lệ. Nô lệ còn được tự do đi lại trong nhà ông chủ, ra vườn, hay ra chợ… còn tù nhân thì bị giam sau những song sắt. Đó là các tập thơ “Nhật ký trong tù”, rồi “Hoa địa ngục” của Nguyễn Chí Thiện. Mới đây, luật sư Lê Quốc Quân bị giam trong tù cũng đã viết thơ vào túi giấy, báo cũ tuồn ra ngoài mong phản ánh ý chí của mình. Với điều kiện trong tù, thơ là thích hợp nhất, bởi lẽ, người tù không có giấy bút, chỗ ngồi đàng hoàng để viết những áng văn đồ sộ, với vài mẩu giấy vụn, họ chỉ có thể làm thơ để cất giấu cũng như chuyển ra ngoài.
Đấy là cuộc đời. Còn về mỹ học hay văn học, Thơ có phải nghệ thuật của nô lệ không? Có thể nói, nếu hai chữ nô lệ gợi lên cái gì tủi nhục, thì thơ chính xác là những thứ õng ẹo, phù phiếm đầu thừa đuôi thẹo của kẻ dưới.
Nghệ sĩ trình diễn thơ chèo
Nghệ sĩ trình diễn thơ chèo
Trong cuộc đời, bữa tiệc luôn là biểu tượng cao nhất cho vật chất lẫn tinh thần. Triều đình đón phái đoàn bao giờ cũng mở màn bằng đón rước với bản nhạc chào mừng U-véc-tuya (ouverture) – tức là mở cửa đón. Lúc đó âm nhạc lên tiếng. Không có chỗ cho thơ. Màn sau là giới thiệu, đọc diễn văn chào mừng. Rồi đến màn cụng ly. Cũng vẫn chưa có chỗ cho thơ. Triết gia Hegel nói “Một bữa ăn không thể thành tiệc nếu không có một diễn văn hay”. Ở đây muốn nói, nếu không có những lời nói hay như diễn văn, thì không cách gì nâng cấp thức ăn từ nhà bếp lên bàn tiệc của tinh thần. Cuối cùng khi quan khách đã ăn uống no say ngả ngớn, người ta mời đoàn ca nhạc góp vui. Triết gia Aristote nói: “sau khi ăn được thưởng thức âm nhạc là thứ thưởng ngoạn cao nhất”. Cuối cùng mới đến thơ, là lúc người ta đã tháo khoán thả bổng, nhiều quan chức đã đứng lên. Thơ lúc đó hay hoặc dở không ảnh hưởng gì đến xương sống của bữa tiệc. Thơ chỉ là cái đuôi, cái phướn bay hoặc rủ, chẳng ảnh hưởng gì chất lượng của cột sống đã tiến hành lắp đặt xong xuôi.
Cụ thể hơn, tôi được mời đi dự một bữa tiệc khánh thành đền thánh ở vùng Sơn Tây. Mở đầu là đoàn rước của người Dao, người Mường, và người Kinh. Người Dao vừa diễu vừa múa xinh tiền. Người Mường diễu chiêng. Người Kinh múa phường chèo. Khi tập trung vào đền thánh, tất cả lắng nghe bản diễn văn mở đầu. Bản diễn văn rất khô, chẳng ai thích nghe cả. Nhưng không khí nổi rõ một điều, đó là “tiết mục” quan trọng nhất, là nguyên nhân cho mọi diễu hành, biểu diễn, cũng như ăn uống. Bởi vì người ta tuyên bố lý do đền thánh được xây lên, ai đầu tư, ai công quả, ai sẽ duy trì. Rồi người ta chúc tụng ăn uống. Cuối cùng thơ mới xuất hiện.
Mới đây, bạn traumong trong phần comment một bài viết của tôi có một phát hiện rất đáng chú ý. Người Trung Quốc cho rằng: các kinh sách là Đại thuyết. Còn văn học chỉ là Tiểu thuyết.
Các nhà thơ ( TP HCM) gặp mặt
Các nhà thơ ( TP HCM) gặp mặt
Nếu vậy thì bài thơ lẻ so với tiểu thuyết gọi là gì? Nếu gọi theo lối Tầu có thể là “mạt tiểu thuyết”. Còn theo lối Việt ngữ sẽ là “vụn vặt thuyết”. Triết gia Hegel nói: Hội họa và kiến trúc là nghệ thuật không gian, ở đó người ta nhìn cái thấy ngay tổng thể của bức tranh hay bức tượng. Còn thơ văn là nghệ thuật của thời gian, người ta không thể nhìn trong một cái mà phải đọc lần lượt theo chương hồi. Vì thế nghệ thuật không gian không được trình diễn dù chỉ một tẹo cái xấu, cái ác. Trái lại, văn thơ thì có thể trình bày cái xấu, cái ác, vì theo thời gian nó thanh tẩy, gột rửa và cứu chuộc. Nhưng trong một bài thơ ngắn, người ta thanh tẩy, cứu rỗi cái gì? Thơ ngắn lúc đó biến thành nghệ thuật không gian tung lên một cái cho mọi người nhìn. Ngày nay có thơ sắp đặt, thơ xếp chữ cũng bởi đó.
Nếu một người chỉ sáng tạo vần vèo cảm xúc mấy câu chưa có khung giàn của lý trí lâu dần người ta sẽ trở thành gì? Có đến 99% các nhà thơ nói rằng “làm thơ chơi vui ấy mà”. Chúng ta thử nghĩ, một người lính ra trận có chơi được không ? (trừ trường hợp thơ mậu dịch ‘đường ra trận mùa này đẹp lắm’) phi công đang lái máy bay có chơi không? Nhà bác học đang thí nghiệm trong phòng có phóng xạ có chơi không? Bác sĩ đang thí nghiệm với vi trùng gây bệnh chết người có chơi không? Một thiếu phụ đang lăn lộn trên bàn đỡ đẻ có chơi được không? … Người Việt nói “Thế gian chuộng của chuộc công? Nào ai có chuộng người không bao giờ”, người chỉ chơi sao có thể khiến mọi người kính nể và tôn trọng? Trong một bộ phim, người Trung Quốc có dựng chân dung nhà thơ Lý Bạch thế này. Vua nhận được một lá thư của người Di. Vua và các quần thần không đọc được, liền triệu nhà thơ Lý Bạch đến. Trước khi đọc thư, Lý Bạch ra điều kiện, bảo vua bắt một vị quan bị Lý Bạch ghét phải cúi xuống hít ngửi chân cho Lý Bạch. Vua đã sai vị quan kia làm vậy. Lý Bạch cười thỏa mãn trông rất tiểu nhân.
Như vậy cả cuộc đời lẫn nghệ thuật, thơ vụn nếu không phải trường ca chỉ là thứ xếp sau tiểu thuyết mấy tầng. Nó chỉ là những giải yếm, những phướn đuôi lẽo đẽo bay theo những giá trị lớn. Từ trí tuệ đến sinh khí, đến cảm xúc và đam mê của đa số nhà thơ nói chung rất thấp và rất kém. Không có môn nghệ thuật nào có đông tổ hưu, buôn thúng bán mẹt, nông dân, xe thồ, giám đốc háo danh như là thơ. Từ trí tuệ thấp, nhân cách của số đông này cũng rất lẹt đẹt, nào chém gió khoác lác, bốc phét đến mức vượt qua mọi ranh giới liêm sỉ như “sách tôi in ra cả thế giới phải đốt sách đi”, hoặc “tôi bay cùng chim bằng”, “thơ tôi trên cả hay”, rồi hứa hão, nói dối, bè cánh, đi đêm chạy giải, móc ngoặc mua phiếu bầu cho leo ghế, thậm chí còn có cả cú lừa ngoạn mục bằng văn bản đã được ký tên bên lề giấy trắng để làm chứng cho nhau một đêm làm hơn một trăm bài thơ vụn mong đi ẵm giải Nobel.
Ở đời, cái gì nhiều thì không bao giờ là của quí. Cát phải nhiều hơn kim cương. Đầu tầu kéo toa tầu, nhưng đầu tầu luôn ít hơn toa tầu. Ông chủ không cách gì nhiều bằng người ở. Nhà thơ là tầng lớp đông nhất trong làng nghệ thuật, không hiểu họ là ông chủ hay người ở? Hay là họ học theo lối Tầu, ở dưới một người ở trên muôn người, cho rằng mình bám sát gót quyền lực thì sẽ được là con sen ở trên nhiều người? Nhưng than ôi, hãy nghe nhà giáo Nguyễn Đăng Mạnh nói “Đảng khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ”. Câu nói đó có giành 90% cho các nhà thơ? Một khi cách tư duy, lối làm việc đã là người ở, thì ngồi ở đâu cũng là người ở thôi.
Khi đã ở tầm nô lệ, người ta làm sao có sản phẩm cao cả, tư duy lớn lao, nhân cách siêu việt cho được? Đó có phải là cách diễn giải lý do tại sao thơ Việt đang lẹt đẹt đến vậy. Lẹt đẹt đến mức dù ngước lên bầu trời nhiều người cũng chỉ nhìn thấy gầm quần lót như một câu thơ: những đám mây hành kinh ướt sũng bầu trời…
Tất nhiên, khi Homer ôm đàn lia chai sạn dép cỏ đi khắp thiên hạ gom nhặt những vần thơ luôn luôn mang tầm vóc đỉnh Ô-lanh-pơ với cấu trúc đầy ắp kịch tính vĩ đại liên kết giữa thánh với người, nhân loại đã được chiêm ngưỡng và thán phục một nhà thơ đích thực. Còn với những nhà thơ bò quanh chiếu tổ hưu của xứ sở ta, không rõ bao giờ cái đáy chén rượu nút lá chuối kia được in bóng một dãy núi của thánh thần, hay nó chỉ soi bóng cái chùa Một Cột cũng chỉ to hơn cái chiếu một tẹo? Muốn vượt tầm chắc chắn các nhà thơ Việt đương đại phải dời bỏ manh chiếu tem phiếu cân lạng bé tẹo để phiêu lưu vào con đường vạn dặm chông gai đầy sỏi đá của thi ca. Một con đường mà Homer đã từng đi! Liệu còn có cách nào khác hơn? Nhưng chỉ cần nghĩ vậy, đã thấy, cái chân trời đó so với các nhà thơ Việt bất khả và xa vời vợi đến mức nào?!
NHĐ 01/07/2013

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐƠN GIẢN& PHỨC TẠP

      
Truyện ngắn của Hồng Giang

Tôi bị mắc kẹt giữa hai ông, Đơn Giản và Phức Tạp. Nhiều khi rất khó xử. Được lòng đất mất lòng đò. Được lòng ông này thì mất lòng ông kia. Muốn tránh mà không được vì hai ông đều là hàng xóm, lại là sếp của tôi.
Một ông ăn thế nào cũng được, mặc thế nào cũng xong. Công việc cơ quan miễn là đừng sai nguyên tắc, vi phạm chính sách, kết quả thế nào cũng không khó khăn. Với ông mọi thứ đều là vật “ngoài thân” chả nên tích góp nhiều, soi xét quá.
Thiên hạ xây nhà năm bảy tầng, ông chỉ xây hai tầng, cửa rõ rộng, thêm nhiều cửa sổ. Cốt có nhiều ánh sáng lọt vào, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Bản thiết kế cứ nghiền ngẫm thiên hạ, về tự mình vẽ lấy, thuê thợ làm.
Một ông cầu kỳ đón kiến trúc sư tận Hà Nội lên thiết kế. Mẫu nhà vẽ xong rồi ông vẫn chưa yên tâm. Ông đón thêm một nhà kiến trúc nữa vẽ thêm một bản. Có hai bản rồi vẫn chưa yên tâm. Tay trợ lý mách nước:
- Theo em, anh nên cho hội thảo, lấy ý kiến đa số, sau đấy hãy làm. Khi đã làm xong rồi mới thấy thiếu sót, sửa lại rất khó!
Ông bảo:
- Chú xem, như thế có sợ thiên hạ đánh giá mình thế nọ thế kia không?
- Có gì mà sợ hả anh? Mình làm bằng tiền của mình. Có phải tiền nhà nước, tiền nhân dân đâu? Có hội thảo quanh năm cũng chả chết thằng tây, thằng tàu nào! Chả sợ ảnh hưởng gì, anh việc gì phải ngại?
Vợ ông Phức Tạp cũng chen vào:
- Chú ấy nói phải. Gian cửa gian nhà là việc hệ trọng cả đời. Có bàn một tý cũng là việc nên làm..
Thế là hội thảo. Không tổ chức ở cơ quan vì là việc nhà, chỉ làm tại tư gia.
Trợ lý lập tức, ngay hôm đó thông báo cho các bộ phận, những “nhân” chủ chốt.. Tất cả chừng hai chục người. Mỗi ông một ý tốt. Lời hay lẽ phải như mưa móc trên trời, thật là “quá mĩ mãn”.
Xong. Cả bọn được mời ra nhà hàng. Năm người một mâm. Tất nhiên là ông Phức Tạp mở hầu bao vì là việc riêng của nhà mình. Nhưng bù lại tiền “lì xì”, “phong bao” của khách đến dự trả nhà hàng rồi, vẫn còn dư ra quá nửa.
Thời buổi lịch sự, kinh tế “thị trường định hướng”, chả ai dại gì vác mồm đến ăn không để bị mang tiếng là người mất lịch sự, thiếu “nhân văn, văn hóa tính”!
Nhà làm xong. Vẫn là có ý khiêm tốn, chỉ năm tầng. Nhưng là kiểu nhà độc đáo có một không hai ở thành phố này.
Về quy mô, về hình thức, bề ngoài, về cả nội thất bên trong chưa từng có ngôi nhà hay tòa biệt thự nào trong thành phố sánh kịp.
Về thiết kế kiểu dáng đã đành, chất liệu để xây dựng cũng không đơn giản. Gỗ thì mua mãi ở bên In Đô. Gạch  Y ta Ly, nói chung toàn loại quý và hiếm cả.
Biệt thự mặt tiền kiểu Thái, hậu kiểu Pháp. Hội đủ “tinh hoa kiến thức” của Đông Tây kết hợp.
Riêng bên trong nội thất vẫn “giữ vững truyền thống bảo tồn văn hóa dân tộc”. Đồ đạc toàn gỗ tứ thiết nội địa. Đặc biệt  khác là gian phòng trung tâm ốp gỗ Pơmu, kê bộ sa lon Tàu gỗ Thạch Am. Một loại gỗ quý, ngay ông Đơn Giản là người hay đi đó đi đây cũng chưa thấy bao giờ. Đó là một loại gỗ mọc trên núi đá cao có từ hàng trăm năm trước. Gỗ này trong một biến thiên không rõ động đất, hay núi lửa gì đấy, bị vùi dưới bùn sâu. Người ta phải trục vớt nó lên, gian nan như trục vớt một con tàu đắm.. Đặc điểm của loại gỗ này là nó vô cùng bền vững, ngàn năm sau chưa chắc đã hỏng. Hơn nữa lại có hương thơm rất đặc biệt từ thớ sâu trong lòng gỗ tỏa ra hăng hắc nhẹ nhàng. Nhà có bộ ghế này không bao giờ muỗi dãn dám bén mảng. Chuột bọ các loại không dám lại gần. Đặc biệt hơn nữa, ngồi lên đấy cảm giác cứ lâng lâng.
Thỉnh thoảng có công việc, tôi đến cũng được mời ngồi. Về nhà tự nhiên bệnh đau lưng viêm khớp của tôi đỡ hẳn cả tuần. Thật không đơn giản chút nào!
Tôi chả có lý do gì để ngó vào buồng nhà xếp để ngắm cái giường của ông. Như thế là không được phép. Một là thiếu tôn trọng xếp, hai là không đúng với sự “tôn trọng riêng tư” của người khác. Điều này tuyệt đối không.
Họa lớn có thể xảy ra bắt đầu từ những chuyện cỏn con như thế này!
Nhưng thấy anh em trong cơ quan bảo cái giường của xếp nằm còn đặc biệt hơn thế nữa. Nó bằng loại gỗ còn quý hơn Thạch am. Nằm trên đó chả bao giờ gặp ác mộng. Toàn những giấc mơ đẹp “trên cả tuyệt vời”.
Chả thế xếp luôn có những ý kiến rất hay, rất chi xác đáng, người thường không tài nào nghĩ ra được. Thật không đơn giản chút nào!
Hai sếp của tôi cứ như bắc và nam cực, tuy vẫn “đồng tâm phục vụ cách mạng” theo một trục địa cầu, tính cách khác hẳn nhau như bắc và nam vĩ tuyến.
Ông Đơn giản chả giống ông Phức Tạp tý nào. Bà vợ ông Đơn Giản nghe bên nhà ông Phức Tạp có cái giường như thế, thì thầm với chồng:
- “Đêm nằm năm ở”, nhà cố lấy một cái cho nó bõ ngày gian khổ năm xưa?
Phụ nữ vốn vậy, chả chịu thua chị kém em. Ông chỉ cười:
- Ồi dào, cũng chỉ nằm qua đêm. Bà có thấy ai nằm cả ngày không? Chỉ có bệnh nặng mới nằm liệt một chỗ như thế. Vậy cầu kì làm gì? Có là giường bằng vàng, đêm cũng chỉ ngủ trên một cái. Có họa điên mới đêm nằm hai, ba cái giường!
Đến bàn ghế trong nhà cũng vậy. Các con ông bảo:
- Phòng khách là bộ mặt, nên sắm bộ ghế tôn tốt bố ạ!
Ông lại cười:
- Vẽ. Một đời ta muôn vàn đời nó. Hỏng cái này thay cái khác. Miễn là vững chãi, sạch sẽ là được. Người ta trọng là ở cái ăn ở, cư xử với mọi người. Đâu phải trọng vì bộ bàn ghế kê ở trong nhà?
Đơn giản đến thế, còn nói gì được nữa, con cái cứ phụng phịu, không bằng lòng. Thời buổi này mọi thứ đâu có thiếu?
 Cơ man nào là kiểu dáng chất liệu. Cứ có tiền là có tất, đâu có khó khăn gì? Bộ gỗ Thạch am như bên nhà ông Phức Tạp e rằng khó, chứ bộ sa lon giả cổ Đồng Kỵ đâu có khó khăn gì?
Thấy vợ con không bằng lòng, ông chỉ bảo:
- Người ta sống ở đời cần nhất là cái Tâm, cái Trí.. đừng nên quan trọng hóa đồ đạc lên làm gì. Mọi phương tiện dù quý đến đâu cũng chỉ là vật dụng, phục vụ con người. Chả nhẽ mình lại làm nô lệ cho nó, vì đồ đạc mà lao tâm khổ tứ để cố sắm cho kì được?

Lại nói đến ăn mặc, hai sếp của tôi cũng hoàn toàn khác nhau. Một ông lúc nào cũng com lê, ca vát đến sở, giày bóng lộn không một tý bụi. Một ông chỉ đơn giản áo bỏ trong quần, đi dép da. Mùa rét thêm cái bơ lu don bên ngoài, cổ quấn cái khăn len cũ. Chủ trương “đồng phục hóa” cơ quan khi tới công sở vì ông này mà mãi tới nay vẫn chưa thực hiện được. Ông Phức Tạp rất không bằng lòng vì “sự kiện” đó, nhưng không nói. Biết đâu nói ra “phức tạp hóa vấn đề”, gây xáo trộn, mất đoàn kết nội bộ trong cơ quan?

Một hôm nhân cả hai sếp vắng nhà, có buổi họp quan trọng gì đấy “ở trên”, chúng tôi bàn tán với nhau. ( Thường thì bây giờ chỗ nào chả thế? Vắng chủ nhà gà mọc râu tôm. Ngồi phòng máy lạnh, anh thì vào Phây Búc chít chát với ai đó. Anh tò mò chơi Gêm, xem báo mạng. Một số chụm đầu lại với nhau đến phòng “tổng hợp” của tôi uống trà vặt, chuyện gẫu.
Đồng chí Tân nói:
-

( Vui lòng đợi..)


Phần nhận xét hiển thị trên trang