Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

LUC BAT NGUYEN THU:



Gọi




Đi gần hết cuộc bể dâu
Dây oan cuộn gối kê đầu làm thơ
Gọi em thưa thốt trăng mờ
Thời gian tên bắn có chờ được mai !

Mù sương chất nặng đôi vai
Đè gian nan xuống trần ai điệp trùng
Gọi yêu bờ bãi thủy chung
Gọi tên hiện tại tương phùng lãng du

Tìm thương nhặt nhạnh ưu tư
Gửi xa xăm những trót thù oán

 quên
Đêm nằm lòng dạ nhẹ tênh
Trăng nghiêng qua cửa cười lên mặt thiền

13/03/2013 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thông cảm cho thông lệ xứ mình:



Cái anh này cứ vẽ chuyện!

Ca sĩ Minh Quân
Minh Quân tiễn đưa nghệ sỹ Văn Hiệp về nơi an nghỉ cuối cùng
Minh Quân tiễn đưa nghệ sỹ Văn Hiệp về nơi an nghỉ cuối cùng
Sáng nay, đi dự lễ tang của bố Văn Hiệp về, tôi bỗng tự hỏi bản thân mình sống sao cho tốt để đến khi mất đi được hàng trăm, hàng vạn người đến đưa tiến linh cữu như ngài trưởng thôn nhỉ? Chắc là hiếm ai có được cái phúc phần ấy lắm!
Sáng nay, cả trăm đoàn người đến viếng bố. Nhìn qua miếng kính, thấy bố gầy đi nhiều. Bạn bè đồng nghiệp, nhiều người mang tặng bố những chiếc điếu cày – vật mà bố yêu thích nhất. Không biết bố có chọn được cái nào ưng ý không, nhưngdù ưng ý hay không thì hãy giữ lấy tất cả bố nhé! Nhỡ mà hỏng cái này thì còn có cái khác thay thế chứ tính bố thì quá là tiết kiệm, lại sợ phung phí mà chỉ lấy có 1 cái rồi ngộ nhỡ có hỏng thì lúc đấy biết lấy cái gì mà dùng!!!”
Có một điều làm tôi chạnh lòng mà thấy xót xa cho bố khi thấy chú Khải Hưng cùng một số cô chú khác vận động gom chữ ký của các nghệ sĩ để xin nhà nước cấp danh hiệu nghệ sĩ NSƯT cho bố.
 Gần 50 năm lao động nghệ thuật, với biết bao nhiêu vai diễn ấn tượng, để đời, tôi dám chắc rằng tới 2/3 người Việt không ai là không biết, không yêu mến, ngưỡng mộ và kính trọng con người cũng như tài năng của “Ông trưởng thôn – Văn Hiệp”. Vậy mà giờ đây khi đã không còn trên cõi đời này nữa, các đồng nghiệp của bố phải lên tiếng cho những thiệt thòi mà bố đáng ra có được từ lâu.
 Không ai có thể tin được rằng 1 nghệ sĩ nổi tiếng và gạo cội như “ngài trưởng thôn” mà đến khi mất đi, ông chưa được trao tặng 1 danh hiệu nghệ sĩ nào. Trong khi, giới nghệ thuật này có tới cả trăm NSƯT mà “vua không biết mặt, chúa chẳng biết tên”. Có những NSƯT mà dân trong nghề còn không biết thì làm sao người khán giả biết được. Rồi có cả những bạn vừa mới vào nghề dăm ba bảy tháng, diễn vài ba phim hay tham gia vài vở kịch thế mà cũng thuộc diện được xét tặng NSƯT có khi còn nằm trong đề cử xét tặng NSND…
Đạo diễn Khải Hưng (thứ hai từ trái sang) vận động các nghệ sỹ khác ký vào đơn đề nghị danh hiệu NSƯT cho "trưởng thôn" Văn Hiệp
Đạo diễn Khải Hưng (thứ hai từ trái sang) vận động các nghệ sỹ khác ký vào đơn đề nghị danh hiệu NSƯT cho “trưởng thôn” Văn Hiệp
Trái khoáy nhất là nghệ sĩ phải viết đơn xin xét tặng danh hiệu… Để làm gì chứ??? Có được thêm nhà, thêm đất, thêm ruộng vườn, của cải không???.. Chắc là không! Dẫu vẫn biết những chức danh cao quý kia là niềm mơ ước của những người làm nghệ thuật, nhưng nó chỉ thực sự danh giá khi nó là sự ghi nhận cho nhũng thành quả lao động nghệ thuật phục vụ đông đảo nhân dân chứ không phải là thành quả của cơ chế xin – cho !!!
 Là một nghệ sĩ đúng nghĩa, chắc nhiều người sẽ phải chạnh lòng lắm khi tự mình phải viết cái lá đơn ấy.”Ai đời lại đi xin người ta ban tặng danh hiệu cho mình bao giờ nhỉ???”"!!! Bố Hiệp là một người như thế. Bố cứ miệt mài làm nghề vì đã trót say mê cái nghiệp diễn mà không sao dứt bỏ được. Bố chẳng màng tới nhũng danh hiệu xa hoa, nhũng hư danh lụa là. Mà với bố, cứ được diễn, được làm nghề, rồi những lúc rảnh rỗi, được ngồi nhâm nhi điếu thuốc lào, miếng kẹo lạc cùng chén trà nóng là đời lại tươi phơi phới! Rồi cứ thế bố trở thành người Nghệ sĩ của nhân dân, trở thành ngài trưởng thôn hài hước, dí dỏm, đáng yêu trong lòng người hâm mộ.
Rất nhiều nghệ sỹ đã ký vào đơn đề nghị danh hiệu NSƯT cho "trưởng thôn" Văn Hiệp
Rất nhiều nghệ sỹ đã ký vào đơn đề nghị danh hiệu NSƯT cho “trưởng thôn” Văn Hiệp
 Có thể với bố, danh hiệu NSƯT dù có được truy tặng hay không thì giờ này không còn quan trọng nữa, nhưng việc làm của chú Khải Hưng cùng các nghệ sĩ khác sẽ là nguồn an ủi lớn lao biết nhường nào để động viên tinh thần cho những người còn sống, trong đó có bản thân tôi. Để tôi vững tin một điều rằng: Nếu như bạn sống thật tốt thì dẫu bạn có mất đi thì bên linh cữu bạn vẫn còn có những người thân, có bạn bè đồng nghiệp quan tâm, thăm viếng, có hàng trăm triệu đồng bào yêu thương, đưa tiễn. Và bố Văn Hiệp chính là ví dụ điển hình cho chân lý đó..
 Và cũng biết đâu, chính lúc này, ở bên kia thế giới, bố đang mỉm cười và đang trách yêu chú Khải Hưng rằng: Cái anh này… cứ vẽ chuyện!! …

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngẫm chơi?



Bill Clinton về hưu và “cái tội” của thần đồng Đỗ Nhật Nam

1DoNhatNamKhi kết thúc hai nhiệm kỳ, 8 năm làm tổng thống siêu cường hùng mạnh nhất, Bill Clinton mới tròn 55 tuổi.
Bill về hưu ở cái độ tuổi còn khá trẻ và sung sức nhất, nhưng với hiến pháp Mỹ, ông không thể tiếp tục làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa, vì người Mỹ sợ sự “già cỗi”, lối mòn trong tư duy của người đã đứng trên đỉnh cao nhiều năm. Họ cần một tổng thống khác để “trẻ hóa” tư duy lãnh đạo.
Ấy thế mà, có những nhà văn Việt Nam gần 50 tuổi, râu ria xồm xoàm, đã phải ngửa mặt kêu trời vì trong bất cứ hội nghị, hội thảo nào ông cũng được giới thiệu đầy âu yếm là “nhà văn trẻ”. Những đồng nghiệp sắp có cháu nội, cháu ngoại của ông, cũng bị gọi là “nhà văn trẻ”, vì quá giận dữ, đã đăng đàn trên báo chí phản đối kịch liệt cách gọi “coi thường” này.
Không chỉ có văn chương, các nhạc sĩ, họa sĩ ngoài 40, các quan chức ngoài 45 đắc cử hoặc được bổ nhiệm một vị trí lãnh đạo cấp sở trở lên, đã được thiên hạ mặc nhiên coi là trẻ.
Khi các văn sĩ vẫn được gọi là trẻ sau tuổi 50, thì ở tuổi 11, Đỗ Nhật Nam đã thành một nhà văn nhí viết tự truyện – thể loại thường được viết khi người ta ta đã về hưu.
Khi các quan chức ngoài 40 đang loay hoay tìm lớp học bằng A ngoại ngữ cho đủ tiêu chuẩn, thì 6 tuổi Nhật Nam đã nhận chứng chỉ Starter của ĐH Cambridge về tiếng Anh với điểm số tuyệt đối và 7 tuổi trở thành dịch giả.
Thế thì rõ ràng thần đồng 12 tuổi Đỗ Nhật Nam đã chính thức “mắc tội già sớm”.
Mắc bệnh “lão hóa sớm” trong y học thì còn đáng thương, chứ “già sớm trong tư duy và phong cách” thì với nhiều người khác, chính là điều đáng… giận. “Con nít” mà lại bàn những chuyện của người lớn, lại khiến người lớn kinh ngạc về sự thông tuệ thì…không ổn rồi, giống như Nam Cao bảo: Trẻ con không được ăn thịt chó!
Trong khi cậu bé “mắc bệnh già” thì trái lại, nhiều vị nhà ta, càng gần đến tuổi nghỉ hưu thì lại càng “hồn nhiên như trẻ nhỏ” khi có những phát ngôn đến con nít còn buồn cười: Coi thường dân, xúc phạm nhà báo, xúc phạm đồng nhiệm đại biểu quốc hội…
Khi đấu tranh kịch liệt để kéo dài tuổi nghỉ hưu thêm 5 năm, có vị gần 60 tuổi tuyên bố: Bây giờ tôi mình mới bước vào thời kỳ sung sức, thời kỳ “chín” nhất, có thể cống hiến được nhiều nhất. Luận điểm này được “đầy tớ” sửa vài từ cho chính xác: “bây giờ mới bước vào thời kỳ thu vén nhiều nhất”.
Có chủ tịch một Tập đoàn nhà nước chỉ chịu rời ghế khi đã ở tuổi ngoài 70. Một số vị khác tìm mọi cách kéo dài cương vị vì cho rằng đội ngũ kế cận trẻ người, non dạ, thiếu kinh nghiệm và năng lực. Họ quên rằng, đội ngũ kế cận ấy chính là do họ bồi dưỡng, cất nhắc.
Cách đây vài năm, cuộc thanh tra do Bộ Nội vụ tiến hành đã phát hiện những kỷ lục về vấn đề kéo dài thời gian công tác và thực hiện chế độ nghỉ hưu tại Bộ GD-ĐT.
Trong tổng số 1.742 trường hợp đã được ngành GD-ĐT giải quyết chế độ nghỉ hưu, số nghỉ hưu khi đã quá tuổi quy định chiếm tới 41%. Có nhiều vị giữ ghế đến gần 70 tuổi mới chịu bàn giao cho “lớp trẻ kế cận”. Có những vị, nghỉ hưu được vài tháng đã sang thế giới bên kia.
Giáo dục là ngành đào tạo ra những thần đồng còn “thích trẻ hóa” đến như vậy, thì việc những thần đồng trưởng thành sớm hơn tuổi, lại trở thành chuyện khó có thể chấp nhận được.
Khi trả lời phỏng vấn tờ The Straits Times, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định: “Tôi không muốn trở thành vị thủ tướng trong suốt 20 năm. Nếu như vậy sẽ là sai lầm nghiêm trọng…Không, 70 tuổi là quá già. Người dân Singapore cần một thủ tướng trẻ hơn, dồi dào năng lực, tài năng, một lòng một dạ với lớp trẻ và nhiều thế hệ tiếp theo”.
Chỉ khi các nhà quản lý sớm thấy được mình đã quá già, sẵn sàng rời ghế như Lý Hiển Long, thì những thần đồng như Đỗ Nhật Nam mới không bị ném đá vì trưởng thành trước tuổi và mới có cơ hội đưa vào đội ngũ kế cận.
Nhưng, ngoài chuyện già hay không già, sự kiện về thần đồng Đỗ Nhật Nam còn đặt ra một câu hỏi khác khá thú vị.
Trong phát biểu gây tranh cãi của mình, “trẻ con” Đỗ Nhật Nam dám khẳng định: “Mẹ em bảo truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn”.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu có vị quan nào dám dạy con ngay từ tấm bé: “Phong bì, chạy chức chạy quyền, ngang ngược, lộng hành cậy thế…là con sâu đục khoét tâm hồn” không nhỉ?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

AI MUA? AI BÁN?


Cảm giác buồn chạy từ chân lên trán
Tụ lại đầu ngón tay
Giống như giọt điện rò ra từ thang máy
Ngày ngày hành hạ tôi
Nếu tôi cứ ù lì ngồi mãi
Thế nào cũng thành dở hơi..

Tôi đứng dậy đi quanh ý nghĩ của mình
Có lẽ mình không nhớ đâu đầu? đâu cuối?
Nội dung và hình thức thế nào?
Bởi tại ngay tự lúc bắt đầu
đã dở..

Nhầm lẫn giữa vô vàn ý niệm
Như thể đi vào khu rừng hoang
Mặc dù những khu rừng có thật chẳng còn cây nào đáng kể
Và tôi đã nhầm khi chọn nghề cho mình,
Lẽ ra đừng nên thế

Những cơn mưa a xít đang tràn trên mặt đất này
Lo lắng rặt H5, H7..
lo chuyện con kiến củ khoai
không thấy dòng sông chuyển động
Mù lòa
ban mai nắng soi..

Nhìn tất cả
Nghe tất cả
Không thấy gì cả
Không cảm gì cả..
Lẽ đâu tôi là con người?

Bây giờ thì không thể hét thật to vào cái hang nào đó!
Chuyện ấy thật điên rồ
Chỉ có thể bình tâm lắng nghe cho rõ..
 rồi thì bán bớt buồn
mua thêm một ít mơ!






Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạn viết:


thơ : Một cuộc chữ tự vẫn

tranh của Vifredo Lam


     trong một đêm chưa xuất bản
     tôi ngồi mẫu làm đời 
     những vì sao trên trời đang chỉ chỏ vào tôi
     nói gì đó hình như là ghen tị 
     đêm ơi
     hãy rót cho tôi một chén lỗi lầm
     để tôi uống cạn 
     để tôi nẩy mầm trong hao mòn cành lá
     để tôi  vô-nguồn mà gõ cuộc đời
     tôi
     chung cuộc
     của một-cuộc-chữ-tự-vẫn .


     vì tôi đã đọc phải tôi
     khiến bầy chữ tru như chó dại
     tôi đã sai rồi
     tôi nhận lỗi
     tôi tự tháo cởi tôi
     rồi viết lại
     tôi nhặt cái nịt vú của tạo hóa bỏ quên 
     như một thứ của cải tai hại
     rồi nịt lên đạo đức của mình

      tôi lóng nghe đời câm lặng
      có tiếng động gì
      nghe như tiếng bú một thỏi sắt 

      như tiếng chép miệng của một trái đất đã tắt 
      như tiếng kêu lang thang của thi sĩ đói
      chỉ ăn một bài thơ mỗi năm 
      tâm hồn thì chép miệng
      còn thân thể thì rót vào một rỗng rang khác 
      tôi gỡ một đóa hồng bị mắc kẹt vào đêm
      tôi ngồi vót nhọn những chiêm bao
      chẳng biết để làm gì
      tôi nhai cả một vườn hồng
      mà vẫn khát tình
      tôi cháy một nụ hôn lởm chởm
      làm cho khoái lạc tái tê buồn
      tôi cô đặc đam mê
      để vo những viên tròn ham muốn

      tôi đục một dòng
      có lẽ do tôi khởi nguyên từ sữa
      tôi là bóng cây vì tôi vốn là chồi
      tôi tái cảm những rộn ràng của máu
      những nỗi sợ hãi được sơn phết lại 
      đang bước vào tôi
      các giấc mơ như dao găm đang hạnh phúc
      như cái chết của hư vô đang ngã gục vào tôi
      như tiếng thét trỉu nặng cành hồng 
      khi phải nhìn câu thơ ăn hết cả mùa xuân 
      và tôi rót thân tôi vào ngọn gió từng giọt một 
      và trời mưa
      khi tôi rửa nỗi sợ hãi của mình .

       từ một giấc mơ nhân ba nơi ngón tay Hàn mặc Tử
       mỗi chữ than phiền về sự phải mang ba nghĩa chưa thành
       mỗi lõa thể mở banh khi tôi thổi những í nghĩ đen tối 
       chờ bừng nở đóa hồng đen 
       chờ tất cả hiện nguyên hình phi lí
       như một vết lỡ khôi hài
       như một thiên tài trên đòn cân thời gian 
       như một cái giường than khóc nỗi vắng xa
       như một con tim lòa bị nỗi tái tê ve vuốt
       như một cái mu đẹp vặt lông một-dại-dột
       như một thi sĩ làm thơ trên những bầu trời ngoác miệng
       và mỗi bầu trời
       đang ngấu nghiến một  cái-có-thể

       tôi có đêm nào như đêm nay

        đêm rỗng lặng trời
        tôi ngồi mẫu làm đời chưa xuất bản .
        và mãi mãi không thể nào xuất bản
        nếu tôi không trang điểm cho nó thành một đêm khác .



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Buồn nhở?



Rõ nhố nhăng

-Cụ ạ, cái đám nhà báo nó là thứ người gì ấy...
-Cụ bức xúc thế.
-Thì chuyện bác kịch sĩ Văn Hiệp vừa mất ấy mà. Báo chí trăm tờ thì có đến trăm lẻ một tờ ca ngợi bác Hiệp quá trời, nào đủ tài đủ đức, cống hiến hết mình, công lao tày liếp, nhưng đến lúc chết chưa được gắn cái mề đay danh hiệu nào, ưu tú cũng chả có chứ đừng nói đến nhân dân.
-Tôi có nghe cả cô diễn viên hài Minh Vượng còn khóc "anh Hiệp ơi, ới anh Hiệp ơi, sao anh tài đức đủ cả mà chả đứa nào nó phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho anh. Anh còn hơn ối đứa được Nhân dân, Ưu tú, ới anh Hiệp ơi", cụ ạ.
-Họ nói đúng cả đấy, thưa cụ. Vấn đề là các ông nhà báo cũng chỉ than khóc, ca ngợi thế thôi, chứ có ông bà nào dám truy đến tận cùng tại sao bác Hiệp tài thế tốt thế mà không được phong. Chả có tờ nào bài nào dám chỉ đích danh thủ phạm là Hội đồng xét chọn các cấp danh hiệu NSƯT và NSND. Cụ ạ, theo em thì nghệ sĩ Văn Hiệp tài và đức đủ cả (đúng như các bác nhà báo nói), chỉ thiếu tiền thôi.
-Ừ, đám nhà báo đáng trách nhỉ, toàn ăn theo nói leo, chả được cái tích sự gì.

-Nhưng họ cũng chưa đáng trách bằng mấy ông cầm cân nảy mực. Người ta sống sờ sờ thì chẳng quan tâm, đến lúc chết lại vẽ văn tế sụt sùi ngợi ca. Danh hiệu sao lại phải xin? Người ta xứng đáng được thì phải mời người ta lên, trao cho người ta chứ. Bây giờ mà ông chủ tịch nước có ký quyết định phong tăng danh hiệu nghệ sĩ này nọ cho bác Văn Hiệp (theo yêu cầu của nhiều người) thì cũng chả khác gì việc kết nạp đảng cho liệt sĩ. Hãy để yên cho bác ấy vĩnh hằng với giá trị nghệ sĩ nhân dân đích thực, gán cái thứ phù hoa giả dối kia vào làm gì. Chỉ có vài ông hám danh (còn sống) bị nhà nước cố tình lờ đi, khi dư luận chửi rát quá mới giật mình "quan tâm" ban phát danh hiệu thì mới nhận giải này giải nọ, danh hiệu nọ kia thôi. Tự trọng như bác Hiệp sống không thèm, chết càng chả thèm.
-Không chỉ cá biệt bác Hiệp đâu, cụ ơi. Đầy nghệ sĩ công lao hãn mã mà vẫn bị cái hội đồng mà cụ nói lờ tịt  đi đó. Những ca sĩ thời chống Mỹ chẳng hạn, như Tô Lan Phương, Bích Liên, Kim Oanh, Trần Thụ... chẳng hạn, mười cái danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho họ cũng chưa xứng chứ tại sao họ chỉ được ưu tú, kém cả mấy cháu hát hò nhảy nhót sau này. Phần lớn xế chiều, sắp cắt hộ khẩu rồi, định đợi mai mốt chết mới phong Nhân dân chăng?
-Có nghe nói mấy anh đạo diễn làm đơn lấy chữ ký xin chủ tịch nước đặc cách phong Nghệ sĩ nhân dân cho bác Hiệp quá cố đấy.
-Dào ơi, chết là hết chứ còn xin xỏ chi nữa. "Xét một cách toàn diện" thì những anh thờ ơ ghẻ lạnh với bác Văn Hiệp sống, và nồng nhiệt hăm hở với bác Văn Hiệp chết, cũng chả nên cái giống người, chả ra cái đếch gì.
-Ừ nhỉ. Thương bác ấy quá.

12.4.2013
Nguyễn Thông 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Linh tinh mục..



Vì sao có nhiều sóng gió ở các hội văn nghệ địa phương?

KIẾN MINH

Thời gian trước, cách đây chưa lâu lắm, trên văn đàn Việt Nam từng có cuộc tranh luận về có nên duy trì sự tồn tại của Hội Văn nghệ địa phương (VHNT) hay không. Cuộc tranh luận cuốn hút nhiều nhà văn, nhà báo, rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Không chỉ có các báo, tạp chí thuộc lĩnh vực VHNT mới “chạy theo” cuộc tranh luận này, mà ngay cả các báo, tạp chí đời sống xã hội, hoặc trên các lĩnh vực khác cũng quan tâm không kém.
Có thể nói, cuộc tranh luận vẫn chưa đến hồi kết, vì chưa đi đến đâu, chưa giải quyết được vấn đề gì. Tuy nhiên, nó cũng đã góp phần “mổ xẻ” được thực trạng của các Hội VHNT hiện nay, phân tích rõ vai trò và những hoạt động thực tế, các đã và chưa làm được của các Hội VHNT… Ở bài viết này, tiếp tục bàn về các Hội VHNT địa phương, tuy nhiên tác giả không muốn gây lại tranh luận mà chỉ nêu một vài chuyện gọi là “lặt vặt” đang tồn tại trong các Hội VHNT địa phương mà giới báo chí “chính thống” ít biết đến.



Chất lượng hội viên, tác phẩm và người lãnh đạo



Nhà thơ Văn Công Hùng (Gia Lai) từng trả lời về vai trò của Hội VHNT địa phương trên báo Văn nghệ Trẻ là: “phát hiện, bồi dưỡng và giới thiệu các tác giả trẻ. Họ sẽ không ra biển được nếu không được tập bơi từ những dòng sông, trừ những người thật sự xuất chúng hoặc gặp những cơ may.” Điều đó đúng, tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm bất cập của các Hội VHNT: “Thứ nhất là chất lượng hội viên… không phải người sáng tác nào cũng có thể là hội viên đúng nghĩa. Và thứ hai là chất lượng… lãnh đạo hội. Theo tôi biết, rất nhiều các vị lãnh đạo hội hiện nay vốn là cán bộ tuyên huấn, phó chủ tịch huyện, bí thư, nhà báo… chủ yếu là sang để quản lý.”



Thứ nhứt, rõ ràng ai cũng biết Hội VHNT đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển phong trào VHNT tỉnh nhà. Tuy nhiên, bên trong Hội VHNT vẫn còn có những tác giả xin vào hội chỉ để được… làm hội viên. Nghĩa là xin vào hội xong thì không sáng tác gì nữa, hoặc một năm mới có bài gửi về cho tạp chí văn nghệ tỉnh để cho mọi người “nhớ mặt”, lắm khi là không có bài nên dùng bài cũ, đã đăng thời gian trước hoặc trên báo khác. Nếu các tác giả viện lý do “bận”, “không có thời gian” thì không thể chấp nhận được, chẳng lẽ trong một tháng vẫn không có được ít nhất là một tiếng đồng hồ ? Nên viện lý do đó là cố ý tránh né và vô cùng phi lý. Nguyên nhân của bất cập này không thể đổ hết cho Hội VHNT nhưng ít nhất cũng do Hội VHNT một phần, đó là tiêu chuẩn vào hội quá dễ dãi, hầu như có vài bài đăng là được xét vào hội, điều này có thật sự là để nhằm “khuyến khích”, “ươm mầm” như các hội vẫn thường nói không ? Nhà văn Kao Sơn gọi đó là “phong trào sáng tác kiểu trăm hoa đua nở” tức là ai cũng có thể sáng tác và ai cũng có thể trở thành nhà văn nhà thơ “chính thống” khi được trở thành hội viên Hội VHNT.



Thứ hai, chất lượng tác phẩm đăng trên tạp chí văn nghệ địa phương và tác phẩm được hỗ trợ xuất bản có xứng đáng chưa ? Bên trong cơ cấu làm việc của tòa soạn các tạp chí văn nghệ địa phương vẫn có một “điều khoản ngầm”, đó là tác giả nào lâu quá ít thấy xuất hiện thì gửi đến là chọn đăng, còn tác giả xuất hiện thường xuyên thì phải “nhường” chỗ. Việc này cũng không có gì quá, nhưng đáng nói là ở chỗ, vì muốn giới thiệu đủ gương mặt hội viên, làm sao cho trong một năm thì hội viên nào cũng được đăng lên tạp chí, thế nên không quan trọng lắm về mặt chất lượng, miễn sao có bài là được đăng. Tôi lấy ví dụ, hội viên A sáng tác hay và được đăng trên số tháng 2, đến tháng 4 hội viên A tiếp tục gửi bài đến, hội viên B cũng gửi bài đến trong tháo 4, mặc dầu bài của hội viên A hay hơn bài của hội viên B, nhưng hội viên B đã lâu rồi không thấy có bài đăng, còn hội viên A thì mới xuất hiện ở tháng 4 nên thôi “nhường” cho hội viên B, như vậy rõ ràng đã bỏ qua bài hay của hội viên A !



Tác phẩm được hỗ trợ xuất bản hàng năm của các hội viên cũng khá nhiều, có hội trong một năm mà xuất bản hàng chục đầu sách. Nghe con số thấy mừng cho thành tựu của hội, nhưng thực ra trong số hàng chục đầu sách đó, tác phẩm “đọc được” chỉ chiếm phân nửa. Thậm chí tôi có được đọc một tập thơ được Hội VHNT hỗ trợ xuất bản, cả một tập hơn 30 bài nhưng không có bài nào đáng gọi là “hay” ! Như vậy liệu có quá vì số lượng mà bỏ đi chất lượng không ? Nói thế không phải quơ đũa cả nắm, nhưng đa phần các Hội VHNT là thế. Trong khi các tác phẩm xuất sắc thì cũng chỉ được in 500 cuốn và phải xếp hàng chờ đến lượt. Có quá bạc bẽo cho chất lượng nghệ thuật chăng ?

Thứ ba, người quản lí hội. Đa phần họ phải là Đảng viên, đó yếu tố đầu tiên. Tiếp đến nếu không có người Đảng viên nào trong hội có thể đảm đương thì bắt đầu tính đến các cán bộ Tuyên giáo tỉnh. Có một số Hội VHNT người chủ tịch chỉ là nghệ sĩ sân khấu trình độ bình thường nhưng lại được làm chủ tịch, hỏi ra ông ấy là Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Nếu có người đảm đương chủ tịch hội thì đối tượng tiếp đến là Ban Chấp hành (BCH), người trong BCH nhất định phải có thành phần Đảng viên và Tuyên giáo. Vậy thì BCH để điều hành công việc sáng tạo nghệ thuật của một tổ chức nghề nghiệp, hay là để chỉ đạo, quản lí như nhà thơ Văn Công Hùng đã từng bức xúc ?



Mâu thuẫn “đa chiều” giữa các hội viên



Sở dĩ tôi gọi là mâu thuẫn đa chiều bởi vì không chỉ có mâu thuẫn giữa phe này với phe kia, người này với người kia mà hầu như là mâu thuẫn toàn bộ, giữa người này với hàng chục người chứ không chỉ là mâu thuẫn “01 - 01”.

Chuyện mâu thuẫn giữa chi/phân hội này với chi/phân hội kia được xem là “chuyện thường ngày”. Tất cả hội viên chỉ gặp nhau sau 5 năm, tức là khi có Đại hội Hội VHNT, còn lại kỳ dư là chỉ có những nhóm người thân thiết với nhau mới gặp gỡ thôi, còn những người “không ưa mình” thì chả ai gặp làm gì ! Hoặc giả có gặp ngoài đường thì cũng “ngoảnh mặt làm ngơ”.



Mâu thuẫn xảy ra ngay cả đối với BCH vốn được xem là “nồng cốt” của hội. Nếu BCH có nhiều thành viên thuộc phe phái của ông A chẳng hạn, thì chắc chắn trong nhiệm kỳ này ông A sẽ được “chỗ dựa” để mặc sức tung hoành, chẳng những vậy mà có thể còn được ưu tiên trong các trại sáng tác, tác đợt thức tế, xuất bản sách… Nói chung, phe phái nào cũng trông chờ có người trong nhóm mình đắc cử BCH.



Trường hợp phe phái trong BCH không phải là hiếm. Còn nhớ, năm 1997 ở Hội VHNT Đồng Tháp xảy ra vụ ồn ào xung quanh ý kiến cho rằng Thánh Gióng là liệt sĩ đầu tiên ở nước ta, đã khiến giới truyền thông phải đau đầu. Chuyển xảy ra bắt đầu từ một bài ca cổ của Đặng Tiền Duyên cho rằng Thánh Gióng là liệt sĩ đầu tiên và mẹ Thánh Gióng là bà mẹ Việt Nam anh hùng đầu tiên. Nhà thơ Trần Minh Tạo, lúc đó với tư cách hội viên, đã góp ý với Hội VHNT Đồng Tháp, ông Tạo cho rằng Thánh Gióng không tử trận, vả lại cũng chỉ là nhân vật huyền thoại nên không thể gọi là liệt sĩ. Nhưng không ngờ BCH Hội VHNT Đồng Tháp chẳng những không nghe, mà còn quyết định khai trừ nhà thơ Trần Minh Tạo ra khỏi hội. Nhà thơ Thai Sắc biện minh cho “lý lẽ” của Hội VHNT Đồng Tháp rằng liệt sĩ là chiến sĩ liệt oanh và vẫn còn sống ! Điều đáng chú ý là, cả bộ ba Đặng Tiền Duyên, Thai Sắc và Lê Ngọc Rạng (người ký quyết định khai trừ ông Trần Minh Tạo) đều là thành viên BCH và Biên tập viên báo Văn nghệ Đồng Tháp !



Trường hợp Hồng Quốc Văn ở Hội VHNT Nam Định cũng không kém ồn ào trong thời gian gần đây. Chuyện ở hội VHNT mà cứ như phim xã hội đen, nào là hăm dọa, lừa tiền, đạo văn… làm cho các hội viên phải bức xúc, nhưng cuối cùng rồi Hồng Quốc Văn vẫn bị lật bộ mặt thật của mình. Lại thêm chuyện lùm xùm ở Hội VHNT Bình Định mấy năm nay chưa giải quyết được, ông Nguyễn Thanh Mừng nguyên chủ tịch Hội VHNT Bình Định tự ý khai trừ nhà thơ Lê Hoài Lương, rồi lại còn làm thất thoát tài chính hội, kéo dài thời hạn Đại hội Hội VHNT Bình Định gần 3 năm mà vẫn chưa tổ chức, in “lậu” tạp chí Văn nghệ Bình Định. Rồi đến chuyện Hội VHNT Hà Nam khai trừ nhà thơ Hoàng Trọng Muôn vì lý do… “đăng thông tin lên blog cá nhân làm ảnh hưởng xấu đến uy tín Hội” trong khi những “thông tin” theo như Hội VHNT Hà Nam đã nói chỉ là những bài Hoàng Trọng Muôn phê bình tạp chí Sông Châu của Hội, và dĩ nhiên, phiên họp khai trừ ấy không có mặt Hoàng Trọng Muôn !



Chuyện người này ghét người kia, rồi nói xấu, bươi móc… được xem là chuyện xảy ra thường ngày ở các Hội VHNT, thậm chí người khác được đăng bài nhiều hơn mình, được bạn đọc biết đến nhiều hơn mình, được hội chú ý nhiều hơn mình… mình cũng thấy ghét. Thiết nghĩ, những người tự xưng là nhà văn, nhà thơ, những người có tâm hồn cao cả, vốn được nhân dân coi trọng là xếp vào tầng lớp “kẻ sĩ” mà lại có những hành vi và tư tưởng tầm thường như thế thì thật đáng buồn thay !



Và… những kẻ thao túng hội văn nghệ địa phương



Như những gì đã rình bày ở trên, có một thực tế không thể phủ nhận là trong các Hội VHNT địa phương vẫn có một “tập đoàn” ngấm ngầm thao túng. Gọi là một “tập đoàn” thì có lẽ hơi quá đáng và có phần “quơ đũa cả nắm”, nhưng thực tế không chỉ có một hai người thao túng mà là một bè cánh thân thuộc. Khi Chủ tịch và Ban Chấp hành, Tổng biên tập và Ban Biên tập chung một phái thì chắc hẳn sẽ nắm toàn quyền “sinh - sát” đối với hội viên và tờ tạp chí Văn nghệ - cơ quan ngôn luận của Hội VHNT.



Khi đã có thành kiến với một hội viên nào đó, những kẻ thao túng Hội VHNT có thể chụp mũ bằng cách vu vạ một lỗi nào đó, hoặc nhẹ hơn là hiện tượng “ém bài” thường xảy ra ở các tạp chí Văn nghệ của Hội VHNT, có nghĩa là hội viên đó sẽ không bao giờ được xuất hiện trên tạp chí Văn nghệ tỉnh nhà. Cũng có trường hợp không bao giờ BCH “đếm xỉa” đến hội viên mà họ không thích, ngay cả họp hội, lễ lộc không mời, không cho dự trại sáng tác, thực tế sáng tác… Và nhiều trường hợp bất cập nữa đã và đang diễn ra hàng ngày ở các Hội VHNT địa phương.



Có thể khắc phục hay không ? Bằng cách nào ?



Mục tiêu mà bài viết này hướng đến là nêu ra một số điểm bất cập ở các Hội VHNT để những kẻ thao túng “có tật giật mình” mà thay đổi cách làm việc của mình, chứ không nhằm đưa ra biện pháp khắc phục vì người viết bài này chưa từng thực hiện công tác quản lí Hội VHNT nên chỉ e ý kiến mang tính chủ quan cá nhân. Tuy nhiên cũng xin nêu vài ý riêng của bản thân.



Để trả lời câu hỏi vừa nêu trên, có biện pháp khắc phục không, xin trả lời là: có. Có thể trích dẫn ra đây ý kiến của nhà văn Ngô Khắc Tài (An Giang) nêu trong cuộc Hội thảo văn xuôi ĐBSCL thời gian gần đây: “Lâu nay tôi để ý các Hội văn nghệ địa phương thường hay đá trái banh về cho Trung ương Hội liên hiệp, Hội nhà văn Việt Nam đề xuất những điều kiện để tạo phong trào. Đòi hỏi này đúng đắn nhưng có những việc Trung ương ở xa, hội địa phương ở gần. Chẳng lẽ mình không biết mặt mạnh, mặt yếu của mình. Tờ báo văn nghệ các tỉnh không hay không đáp ứng nhu cầu đời sống tính sao đây ? Thấy đứa mới tập tễnh viết, thấy kẻ lâu quá không đẻ tác phẩm nào, Hội phải biết chăm sóc động viên tạo cảm hứng như thế nào. Thấy đứa uống rượu lè phè đánh mất tư cách nhà văn sợ gì mà không họp kiểm điểm phê bình. Cánh tay Trung ương không thể dài để nắm tất cả, nói không biết là phạm thượng nhưng không phải gì ở trên cũng biết…”.



Như vậy, rõ ràng ai cũng có thể thấy chỉ quy kết trách nhiệm cho Hội chuyên ngành Trung ương hoặc Liên hiệp VHNT Trung ương là không đúng. Thứ nhất, Hàng nhiệm kỳ, hàng năm, BCH các Hội chuyên ngành Trung ương và Liên hiệp Trung ương đều có nêu ra những phương hướng, cách thức hoạt động cho phù hợp với tình hình trong mới tới hoặc nhiệm kỳ tới. Nhưng đó chỉ là trên mặt lý thuyết. Mặc dầu Trung ương có hướng dẫn đến từng Hội VHNT tỉnh nhưng chỉ mang tính khái quát vì tình hình và đặc điểm trong phong trào phát triển VHNT ở mỗi địa phương là khác nhau, thế nên chỉ có thể xem phương hướng mà Trung ương đề ra là “bản đồ”, còn chọn con đường nào để đi lại tùy thuộc vào từng loại “xe”, chẳng hạn thế. Mặc khác, có một nguyên tắc không đổi ở khắp các lĩnh vực chứ không riêng gì VHNT, đó là “phép vua thua lệ làng”. “Ông anh” Trung ương có thể rót xuống kinh phí là bao nhiêu đó, chỉ đạo Hội VHNT tỉnh phải làm việc A, việc B, việc C bằng nguồn kinh phí này, nhưng tỉnh vẫn có thể sử dụng kinh phí cho một việc D, việc E, việc F nào đó mà tỉnh cho là “có lợi” cho phong trào VHNT địa phương. Thứ hai, Hội chuyên ngành Trung ương và Liên hiệp Trung ương chỉ có thể quản lí, điều hành công tác Hội VHNT chứ không thể kiểm tra tư cách đạo đức của hội viên các Hội VHNT được.



Chính vì thế, tôi cho rằng để cải thiện những bất cập ở Hội VHNT địa phương và đặc biệt là xóa bỏ “tập đoàn thao túng” chỉ có một cách duy nhất đó là mội người phải tự ý thức được mình thuộc giới nào trong xã hội, mình cần làm gì và mình đã làm những gì ? Không phải tự dưng mà quần chúng lao động lại gọi anh em giới văn nghệ là “kẻ sĩ”. Văn nghệ sĩ không chỉ là người sáng tác - kiếm tiền mà còn có trách nhiệm gìn giữ lối sống văn hóa tinh thần dân tộc, nó không đơn thuần ở số tiền của một hai bài viết hay danh tiếng mà là trách nhiệm của con người mà nhà văn Sơn Nam từng khái quát gọi đó là “cái tình đồng bào, cái nghĩa văn chương”. Rõ nhiên, sự đấu đá lẫn nhau không đem lại lợi ích mà trái lại còn làm mất đi cái chuẩn mực sống vốn rất đỗi thanh tao của người nghệ sĩ, điều này là cho nghệ thuật không còn mang giá trị của nghệ thuật nữa.



Cần phải xác định, không nên loại bỏ các Hội VHNT địa phương, mà trái lại còn phải hỗ trợ cho các Hội VHNT tồn tại, tuy nhiên mỗi người - những văn nghệ sĩ - những người gánh cái phận sự lo cho văn hóa tinh thần dân tộc thì không nên vì quyền hành hay thù ghét nhỏ nhặt của cá nhân làm ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa văn nghệ. Tự mình soi lại mình, xem mình có xứng đáng với vai trò người “chấp bút thời đại” hay chưa ?



Phần nhận xét hiển thị trên trang