Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Phải “nhổ cỏ tận gốc” những kẻ tiếp tay Trung Quốc hủy hại Việt Nam!

Ban biên tập xin gửi đến bạn đọc bài viết đáng chú ý của một bạn đọc về tình hình sai phạm trong quá trình phát hành sách tại Việt Nam.
Hết phát hiện PGS.TS Đinh Ngọc Bảo – GĐ NXB ĐH Sư phạm cho phép Nguyễn Thị Thúy Hà in hình lá cờ Trung Quốc vào sách giáo khoa phát hành cho học sinh Việt Nam học, giờ đến phát hiện Giám đốc NXB Tổng hợp TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Hương cho nhập sách giáo khoa giữ nguyên bản gốc do NXB Trung Quốc sản xuất về cho thế hệ mầm non học! Đây thật sự là sự rúng động lớn của ngành giáo dục nước nhà…

Đáng nói ở đây là, những quyển sách này đã được xuất bản, lưu hành một thời gian dài, đến khi các em học sinh học đến thì mới xôn xao dư luận và đến lúc đó cơ quan chức năng mới vào cuộc điều tra, NXB mới thu hồi sách lại! Điều này chứng tỏ cơ quan chức năng làm việc rất thờ ơ, rất tắc trách nên kẻ thừa cơ hội mới lộng hành như thế này – cấu kết với Trung Quốc, làm việc mờ ám, hại nước, hại dân, đầu độc những mầm xanh. Đây là những cái tội mà không thể tha thứ được…!
Trang sách in hình bản đồ đường lưỡi bò
Chắc chắn rằng, sẽ không có bất cứ sự “sơ sót” nào trong quy trình cho biên tập, cho xuất bản các quyển sách in hình ủng hộ cho sự “bá đạo” của Trung Quốc như thế này. Đây ắt hẳn là sự cố ý, có sắp xếp cả một đường dây thế nên rất nhiều sai sót đã không kiểm duyệt lại. Những NXB Việt Nam từ NXB ĐH Sư phạm đến NXB Tổng hợp TP.HCM cho xuất bản những quyển sách phản cảm, hại nước, không đúng quy định pháp luật là đang tiếp tay, đi tuyên truyền cho cái tư tưởng bá quyền của Trung Quốc! Chắc chắn là điều gì mờ ám thì các NXB trên mới thực hiện cái điều hại nước như thế chứ không thể nào là “ngẫu nhiên” và “vô ý” như lời các cá nhân làm sai ngụy biện? Đây hẳn chính là những kẻ nội gián mà Trung Quốc đã mua chuộc và cài vào guồng máy nhà nước để đầu độc, hủy hoại dần đất nước Việt Nam!
Vậy mà năm học nào cũng vậy, bà Giám đốc NXB Tổng hợp TP và ông Giám đốc NXB ĐH Sư phạm đều “khoác áo cà sa” xuất hiện trong các chương trình tư vấn cho các em học sinh. Xưng danh là thầy, là cô, ngồi ghế chiễm chệ mỗi khi tiếp xúc, giao lưu với học sinh, nói lời đường mật, “văn hoá, nhân văn” … nhưng thực chất, đằng sau đó là đang ngấm ngầm giết chết đất nước bằng cách đầu độc mầm xanh; huỷ diệt dân tộc từ những chất “bom nổ chậm” như thế này!
Đến giờ phút này, ai mà không tin các vị – những người lãnh đạo cấp cao của NXB đã nằm trong danh sách mua chuộc của bọn Trung Quốc. Vậy mà các vị giám đốc NXB lại í ới lên tiếng thanh minh.
Bìa sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em
Bị mua chuộc, làm điều xằng bậy, hại nước đến khi bị phát giác thì…. liền đổ tội, né trách nhiệm. Tại sao dám làm mà không dám nhận? Tại sao đã sai rồi càng sai? Có nực cười không khi mà phát hiện NXB Tổng hợp TP.HCM cho học sinh học “đường lưỡi bò” thì bà Nguyễn Thị Thanh Hương, giám đốc NXB Tổng Hợp TP.HCM nguỵ biện bảo rằng: “Trong lần tái bản, phía NXB có yêu cầu phía đối tác là công ty Nhân Văn phải chỉnh sửa xóa bỏ bản đồ có đường lưỡi bò in trong sách”(!?) Nếu đối tác không làm thì NXB vẫn cứ xuất bản à?
Tuy nhiên kết quả kiểm tra thì đi ngược hoàn toàn lời nói của bà Giám đốc. Phòng Văn hóa thông tin Q.10 (TP.HCM) cho biết: “Khi kiểm tra hành chính tại nhà sách Nhân Văn (875 Cách Mạng Tháng Tám, P.15, Q.10) đã phát hiện 46 quyển sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em – tập 1 có hình bản đồ đường lưỡi bò ở góc nhỏ khuôn hình giới thiệu hình dáng đất nước Trung Quốc. Trong số này, có một số quyển in từ năm 2009 và hơn 30 quyển in trong lần tái bản năm 2011…”.  Sai sót mà lặp lại 2 lần, kéo dài từ năm 2009 đến 2011 cơ đấy, vậy mà bảo là có yêu cầu “sửa xoá bỏ bản đồ có đường lưỡi bò”??? Sửa rồi tại sao vẫn được phát hành??? Điều này mâu thuẫn hoàn toàn với lý luận mà bà Hương đưa ra!
Chưa dừng lại ở đó, bà Hương lại tiếp tục lếu láo bảo rằng: “NXB Tổng Hợp TP.HCM đã họp toàn thể cán bộ chủ chốt, biên tập viên để rút kinh nghiệm toàn bộ quy trình biên tập và xuất bản cuốn sách này. Đồng thời chúng tôi đã đề nghị đơn vị liên kết có văn bản giải trình”. Sự việc to lớn như thế này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất nước mà bà bảo là “rút kinh nghiệm” rồi xong? Đã vậy, bà còn không biết ngượng ngùng đi đề nghị “đơn vị liên kết có văn bản giải trình và các cơ quan chức năng phát hiện và thu hồi giúp NXB những cuốn sách sai phạm này còn sót trên thị trường. Chúng tôi cũng kính nhờ quý độc giả, quý phụ huynh kiểm tra giúp, nếu đã mua cuốn sách sai này xin vui lòng gửi về NXB để chúng tôi đổi sách đúng hoặc trả tiền lại cho quý độc giả”.
Thử hỏi giải trình là giải trình thế nào? Bà là người đứng đầu NXB Tổng hợp TP thì bà phải chịu trách nhiệm chứ. Ban đầu nếu bà không đồng ý thì những quyển sách phạm pháp như thế này có tuồn ra thị trường, vào lớp học của các em học sinh được không? Tại sao bà làm sai, bà có phần trách nhiệm- trong khi cái tội, trách nhiệm của bà là lớn nhất mà bà lại đề nghị đơn vị liên kết giải trình và cơ quan chức năng giải quyết hậu quả ????
Đâu phải độc giả cần tiền nên mới đi đổi lại sách mà vấn đề ở đây là vấn đề tự tôn dân tộc đã bị bà “bán rẻ” cho Trung Quốc? Suy nghĩ về đồng tiền như thế này, phải chăng bà cũng bị chính đồng tiền Trung Quốc mua chuộc để làm công việc hại nước này? Một người có địa vị, học thức, giữ chức là Giám đốc NXB lại phát ngôn “thiếu não” thế kia ư? Việc mà bà làm không thể nào dùng tiền là có thể giải quyết được. Ở đây nếu quy trách nhiệm, bà phải ở tù để nhìn lại sai lầm của mình khi đi nối giáo cho giặc phản quốc kìa!
Qua sự việc này cho thấy, Bộ Giáo dục là đơn vị cần phải kiểm tra và định hướng để không cho những kẻ cơ hội lợi dụng kẽ hở để làm điều xằng bậy. Bộ Giáo dục phải đổi mới, cải cách chương trình nhưng không thể để “cải cách” theo kiểu dịch và coppy nguyên xi sách do Trung Quốc sản xuất về cho học sinh Việt Nam học. Đây là lỗ hổng, Bộ Giáo dục cần phải bịt chặt! Cải cách thì phải làm cho tình hình tốt đẹp hơn, chứ không phải làm xấu hơn. Vậy nên, Bộ Giáo dục hãy xem xét triệt để quá trình thực hiện việc cải cách từ trên xuống dưới đã vận hành chuẩn, đúng mực chưa?
Người Trung Quốc có câu “giữ được rừng xanh sợ gì không củi đốt”, có nghĩa là chỉ cần có nhiều nội gián thì sợ gì không phá hoại được Việt Nam. Chính vì vậy mà khi phát hiện ra chiêu trò đen tối mà Trung Quốc đang thể hiện, chúng ta phải “diệt cỏ tận gốc”, phải cắt sạch các bộ rễ “nhám nhúa” len lỏi theo mạch nước ngầm sống ký sinh và chặt đứt chiếc vòi “bạch tuột”, không cho chúng nhá nhem, len lỏi vào Việt Nam nữa!
Với những kẻ phạm tội tiếp tay cho nước ngoài (cần điều tra làm rõ) thì cơ quan chức năng phải xử lý thật nghiêm, phải khai trừ khỏi Đảng vĩnh viễn và bắt bỏ tù, răn đe đúng người đúng tội để đảm bảo an ninh trật tự. Với những người có tài mà không có đức, không có lương tâm như những kẻ đang ngụy biện thì phải xử lý ngay, để không còn cơ hội đầu độc, giết mầm xanh của đất nước!
Bạn đọc Thanh Trúc/ Truongtansang.net

Thơ thời thổ tả ( Rượu cũ hâm lại..vì quá bận! )

GỬI CÁC BÁC NHÀ NỌ NHÀ KIA..

Category: Thơ, Tag:
06/07/2012 09:35 am
Cực hot - Hương Đồng Gió Nội 

Cái phận nhà trò
con hát
Trời thương
là may lắm rồi
Lợi danh hơn chiếc mắt muỗi
Đành sao
tranh nhau chỗ ngồi?

Muốn giàu rủ người buôn quặng!
Muốn sang khéo mà lụy người
Tầm tầm như ta với bạn
Chỉ có trăng non
khí trời

Chỉ có núi cao
làm bạn
Biển sông
tri kỷ mà thôi
Lúc nào hứng lên thì hát
Khi nào vui lên ta cười..

Bon chen giữa đời bụi bậm
Ta đâu thừa sức thừa hơi?
Giá dù khỏe như Phù Đổng
Cũng không phí bỏ cuộc chơi

Người bảo trăm năm giấc mộng
Ta nói trăm năm trận cười
Tội chi
nhăn mày
cau mặt?
Trời cho nhiều ít cũng vui!!



Thơ Lưumelan:
Thật nhục nhã khi bây giờ tôi vẫn còn viết thơ
Tôi không tin lời Sartre nói
rằng thơ là một thứ xa xỉ
không nên có ở một nước nghèo
và mọi nghệ sĩ nên đi làm chính trị
 
Tôi không nghĩ nhà thơ bây giờ cô đơn
Những đám mây của họ vẫn có thể che một vài bóng mát
Và tôi, dù trong những khoảnh khắc tuyệt vọng
đi trên đất nước khốn cùng này
tôi vẫn nghĩ con người có thể hoan ca
bằng cảm xúc chân chính
đến tiến trình cái đẹp
 
Băng qua những hàng rào, dây xích, đạn ống, áo giáp, hơi cay, sự khốn nạn, hãm hiếp, bức tử
tôi vẫn biết đất nước tôi tù đày
nhưng một con chim vẫn có thể hót
khi đôi cánh ở trong tù
Tôi không nghĩ tự do có thể bị chôn chết
bởi biên cương của những vùng đất
lọt ra khỏi sự giàu có của thế giới
 
Là một bản tường trình của sự thật
tôi muốn nói về đất nước tôi
bằng ngôn ngữ của sự sống
đi dọc những bức tường
chạy xuyên những hẻm tối.
Tôi muốn khuôn mặt của sự độc ác
vẫn có thể chân thật theo một cách không hận thù
Tôi vẫn muốn loài người có thể thay đổi
gặp lại quá khứ bằng một ngôn từ
không phải do chế độ và những người khác muốn xây lên
 
Tôi vẫn nghĩ nhà thơ không cô đơn
dù bất cứ nơi nào họ tồn tại
Cái kí ức họ nhớ vẫn có thể là khổ đau
Cái ngôn ngữ họ hình tượng đôi khi không hạnh phúc
nhưng cái họ viết, sự vững chãi
của những điều họ thực sự muốn hướng đến
đó có thể là bóng tối, sự cô đơn, ồ chính họ, băng qua những con đường và không biết điều gì sẽ cán chết họ
những đóa hoa, một vài con én, những thảm cây xanh
cứu vớt cuộc đời họ
bé mọn và khốn cùng, nhưng đó là lời tuyên ngôn
của những gì sống sót
qua khỏi địa ngục
 
Và đó, sự khát khao sống, cho những gì là cái đẹp
khi bị coi là một nỗi ô nhục
nó rộng lớn, đau khổ và mênh mông như một con người
bị hằn dưới hai nỗi đau, bị đánh đuổi khỏi suối nguồn Lịch Sử và Dân Tộc.
 
Khi tôi nghĩ nhà thơ đơn côi
tôi biết những gì họ viết sẽ giúp họ đứng thẳng mà không cần một lời nói.
 
 
 
Lê Hưng at 06/12/2012 06:01 am comment
Khi nhà thơ cô đơn Đẫ đến lúc cuộc đời thay đổi!
Thường Dân núi Tản at 06/12/2012 06:26 am reply
Cảm ơn bạn. Thay đổi hay là chết? Sự cô đơn của nhà thơ luôn như bóng với hình. Đế là món quà hay hình phạt mà thượng đế tặng cho anh ta. Có lẽ là cả hai.bạn nhỉ?
cuồngtừ at 06/08/2012 05:25 am comment
Tuyệt vời !
Thường Dân núi Tản at 06/08/2012 07:24 am reply
Nhân có một số các bác các hội VHNT phàn nàn chuyện nọ chuyện kia nên viết và đăng hai bài trên. Cảm ơn bác đã đọc và góp lời!

Bạn viết về tôi:


Lời giới thiệu
     
 Bạn đang cầm trên tay tập truyện ngắn Bánh xe hạnh phúc của Hồng Giang.

          Nơi chôn rau cắt rốn của anh ở Phúc Thọ, Hà Nội, ven sông Hồng đỏ mọng phù sa, nên anh lấy bút danh là Hồng Giang, để thỏa lòng đau đáu nỗi niềm quê. Lên Tuyên Quang lập nghiệp, lại cũng kề sông Gâm xanh trong, nên tác phẩm luôn có sông, tạo nên dòng chảy của truyện. Những cảnh đời trong đục, tương phản như bức tranh sáng tối của bối cảnh xã hội. Trong tác phẩm của anh còn có phố xá. Theo phong thủy hiện đại, đường phố cũng được coi như dòng sông vậy.

Bên những dòng sông đó, bao cảnh đời sống động hiện ra, tưởng như có thể nhìn thấy, sờ thấy, hoặc gặp được thân phận ấy. Cuộc sống nơi núi rừng và đô thị, tràn đầy trong truyện ngắn của Hồng Giang. Đọc tập truyện này, ta sẽ thấy, tác giả chỉ bằng vài nét bút, cảnh vật đã hiện lên, làm phông nền cho nhân vật tung tẩy: Một nhà trọ rẻ tiền phố thị, một bản người Mông trên rẻo cao, một cái đầm hoang trong khe núi, một phòng giải phẫu thẩm mỹ, một lò nấu cao xương thú rừng… Và cũng chỉ bằng vài nét chấm phá, các nhân vật đã hiện lên, mang dấu ấn tính cách của từng hạng người. Nhân vật trong truyện của anh, phần lớn là tầng lớp bình dân. Dù là ở đô thị, hay thôn quê, họ có đời sống mộc mạc, lam lũ, với cách nghĩ, cách cảm riêng biệt, về nhân tình thế thái. Những nhân vật thường bị dồn vào hoàn cảnh éo le, để bộc lộ tâm lý, tính cách. Chẳng hạn, sinh viên nghèo phải thuê phòng trọ chung với ca-ve (Chuyện lạ mùa thu); kết hôn với người bị lây nhiễm để cưu mang (Bánh xe hạnh phúc); vợ chồng phải ly tán, rồi mới ngộ ra giá trị hạnh phúc gia đình (Trở lại bến sông)…

Có truyện, chi tiết bộn bề, dồn nén cả một thời kỳ dài lịch sử như một tiểu thuyết rút gọn (Anh cu Đậu). Và, tác giả nhìn thấy cái thăm thẳm chiều sâu tâm lý nhân vật: “Bây giờ, Hằng ngồi kia, cái miệng xinh xắn đang uể oải nhai miếng cơm nguội. Đôi mắt đẹp của nàng đang nhìn xuống mặt đất, nơi có đàn kiến đen đang loạn xạ tìm cách nối đuôi nhau. Thực ra, nàng không nhìn gì cả. Nàng đang nhìn vào lòng mình’. (Vôi bạc). Chỉ một đoạn tả phòng giải phẫu thẩm mỹ, tác giả đã tạo nên bức tranh sinh động về nhiều hạng người trong xã hội, từ cô bác sỹ mở phòng mạch tư, đến bà già tám mươi phải sửa răng để đi hát Sình ca, ông cán bộ nghỉ hưu làm nghề trông xe, đến nhà doanh nghiệp bộn tiền chiều con. (Nốt ruồi hãm vận). Và đây, bức tranh miền sơn cước: “Ngày chợ phiên, các cô gái người Mông, người Dao ăn mặc sặc sỡ như một vạt hoa rừng. Những chàng trai quần áo chàm đen, bên sườn đeo cái bi đông lủng lẳng”. (Lên Khuổi Đào).

Nhiều truyện trong Bánh xe hạnh phúc đã được đăng trên Tuần báo Văn nghệ (Nốt ruồi hãm vận), hoặc báo Người Hà Nội (Lên Khuổi Đào), báo Tân Trào… Và truyện của anh đã được dư luận độc giả đón nhận, đánh giá đầy thiện chí.
Hồng Giang viết truyện ngắn đã nhiều, nhưng nay mới ra tập truyện ngắn đầu tay. Năm 2009, anh đã in tiểu thuyết Thăm thẳm đường về, dày ngót bảy trăm trang, bởi  Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Liền ngay đó, tiểu thuyết được giải thưởng thường niên của Hội Văn học- Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Hồng Giang, một cây bút đang sung sức. Anh say mê khám phá cuộc sống, tinh nhạy phát hiện vấn đề, tinh thông trong xây dựng cốt truyện và khá tinh tế về kỹ thuật miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật...  Bánh xe hạnh phúc đã xây dựng một xã hội thu nhỏ, mà bộn bề cảnh huống, ăm ắp chi tiết với một tác giả viết rất có nghề.
          Anh còn lập blog Hồng Giang 180, để giao lưu văn chương trên mạng in-tơ-nét. Một người cầm bút, dù ở đâu, nhưng khi hội nhập thế giới văn minh, thì trang viết cũng mở mang không gian, biên độ... Bạn có thể cảm nhận được điều đó, khi đọc cuốn sách này.

NV. Vũ Xuân Tửu

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Bài của nhà thơ phận bạc:

EM BỎ CHỒNG VỀ Ở VỚI TÔI KHÔNG?
Tác giả: Đồng Đức Bốn

Xa một ngày bằng triệu mùa đông
Em bỏ chồng về ở với tôi không?
Nỗi nhớ em cồn cào như biển
Nơi em ở tôi đi và tôi đến
Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn

Con muỗm xanh trên sóng lúa rập rờn
Mùi cỏ dại vẫn ven bờ nước đắng
Tình của em như một tờ giấy trắng
Mãi bây giờ tôi mới viết thành thơ

Tình của em như lối rẽ bất ngờ
Tôi đi đến trọn đời còn chưa biết
Dẫu cho đến tận cùng cái chết
Em bỏ chồng về ở với tôi không?

Tôi không tin rằng trong bão giông
Em cam chịu con tàu chết chìm trên sóng
Và tôi tin rằng trong cát bỏng
Em – Cây xương rồng vẫn hoa

Em ở gần tôi lại ở xa
Tim vẫn đập về nơi em nhiều nhất
Và tôi tin tình em là có thật
Những lúc buồn tôi mới viết thành thơ

Và niềm vui có khi đến bất ngờ
Tôi lại hát ru em ngủ
Nhà của em ở giữa phường Trung Tự
Cây tháp nước bồn hoa còn nhớ chỗ ta ngồi

Cỏ nát rồi cỏ mới lại sinh sôi
Hoa vẫn nở mùi hương đằm thắm
Và tôi tin một ngày gần lắm
Em bỏ chồng về ở với tôi không?

RƯỢU XUÂN

                     Bút ký của Hồng Giang.

Năm nay tết sớm hơn mọi năm. Tháng chạp ta chỉ có hai mươi chín ngày. Mồng một nắng ráo đi lễ ông bà, tổ tiên, thăm nội ngoại ba bề, bốn bên, đi lễ chùa.. Mồng hai trở đi mới có thể thăm viếng đi chơi chỗ nọ chỗ kia. Ngặt nỗi, từ mồng hai trở đi mưa phùn, nhưng nặng hạt. Ngoài đường lầy lội chả hơn gì ruộng cấy bởi trong tết đủ loại công nông, xe tải lớn nhỏ rồng rắn kéo củ dong giềng về các lò. Đường nhựa cấu kết với đường bê tông, đường đất, đường bờ nương tha lôi đất từng tảng, quyện vào đủ loại rác thải thành thứ hỗn hợp loãng trải khắp nơi.
Đã mưa, đường sình lầy, nên chả ai muốn đi chơi vào lúc này. Đến ngày mồng sáu chọi trâu nếu trời nắng, may ra mới có hứng chơi xuân.
Chúng tôi có bốn người: Ông giáo Trong, cựu giáo chức của làng vẫn thường được tôn xưng “Cố vấn chính trị” trong các vấn đề chính sách ngoài tầm kiến văn của dân quê. Cậu cả sứt làm phó cả thợ xây gốc gác người Hoài Đức. Chu Văn Năng phó giám đốc công ty TNHH chuyên sản xuất chiếu trúc, kiêm trưởng lò làm bột dong giềng. Và tôi.
Bốn người đủ để trà dư, tửu hậu. Chúng tôi ở gần nhau, dù mưa gió đến đâu đến với nhau chả khó khăn gì. Tuy là mỗi người mỗi nghề, vẫn có chuyện để nói với nhau.
Kính lão đắc thọ, ông giáo Trong được nhường khai mào câu chuyện đầu xuân. Chuyện của ông bọn tôi nghe chả khác gì như vịt nghe sấm. Nào chuyện Nga sắp sửa bàn giao cho ta hai chiếc tầu ngầm lớp kilo.. Đến chuyện Thay đổi chính quyền ở xứ Mian ma. Đất nước  thấm nhuần tư tưởng Phật giáo nên chuyển đổi êm thấm, không đẫm máu như mùa xuân Ả Rập, hay bát nháo như xứ Tuyniri.. Tiếp đến là chuyện góp ý sửa đổi hiến pháp của nước Việt Nam mình..
Cậu Cả sứt sốt ruột bèn bảo:
- Thầy học rộng, biết nhiều, nhà lại có intenét cái gì mà thầy chả thông? Cứ như bọn em đây các chuyện đấy chả mấy quan tâm. Ở đâu, thời nào cũng cần có người làm vua, có người làm dân. Vua sáng, tôi hiền dân được phận nhờ. Vua ác, bề tôi điên đảo thì dân khốn khổ. Còn như việc góp ý góp iếc chả biết có góp được gì và có ai nghe không? Như em chả biết góp thế nào? Cái này phải có các chuyên gia. Những người học rộng tài cao, chứ nông văn dền như bọn em biết gì mà góp ý ?
Cậu vừa dứt, bị ông giáo chỉnh ngay:
- Nhà anh nói thế là sai quan điểm. Không phải bỗng dưng mà “ông trên” mở đợt vận động toàn dân, lấy ý kiến. Hiến pháp là việc quốc gia đại sự, người dân ai cũng phải đóng góp, sao lại thờ ơ, vô cảm thế được? Chả trách dân mình nghèo, lại khổ mãi! Trăm đường cũng từ dân trí thấp mà ra. Hiến pháp là cái đụng chạm đến quốc kế dân sinh, tồn vong của đất nước, hạnh phúc hay đau khổ của người dân, mình biết đến đâu cứ mạnh rạn góp ý chứ?
Cả sứt đúng là thợ Hà Tây, “vừa xây vừa trát”, chữa ngượng ngay:
- Thầy nói chuyện gì chúng em còn tham gia.. Chuyện “chính trị chính em” khó khó là.. Với lại ngày đầu xuân năm mới chỉ nên nói chuyện vui thôi thày ạ!
Tôi thấy cậu Cả sứt bảo thế cũng phải.
Tết nhất nên nói chuyên làm ăn cho nó lành!
Câu chuyện của chúng tôi chuyển qua chủ đề khác nhờ có Chu Văn Năng có mặt từng làm bột dong giềng. Năm ngoái cuối năm anh thắng đậm, kiếm được vài trăm triệu nhờ làm bột dong giềng. Năng mở tiệc chiêu đãi bọn tôi khá hậu. Cuối năm nay chả hiểu làm sao, lại im thin thít. Nghe nói người làm bột dong năm nay lỗ nặng vì giá bột xuống, lại kém đầu ra.. Tất nhiên người trồng loại cây cũng thất bát. Bột không bán được giá, còn ai mua về làm?
Câu chuyện chuyển qua số phận cây dong giềng.  Chu Văn Năng thông thạo kĩ thuật làm bột, nhưng câu chuyện về cây dong anh chả biết được bao nhiêu. Cả sứt ngoài việc “vừa xây vừa trát” cũng mù tịt. Còn tôi ngoài chuyện nhớ lại cách đây hơn chục năm đã có người làm bột dong rồi, chả biết gì hơn. Hồi đó chưa có đường, có điện. Mạn trên Minh Khai, dưới Liên Châu có người xây hàng lô bể dưới mép nước bờ sông để làm tinh bột. Tôi có tò mò đi xem thấy vất vả, đầu tư tốn kém quá nên không định theo. Không như bây giờ đầu tư tiền tỉ, quy mô lớn, đua nhau làm.
Không ai ngờ ông giáo Trong lại biết nhiều, tỉ mỉ đến vậy. Sau đây là lược ghi câu chuyện của ông:
“- Không ai nhớ rõ là cây dong giềng ( Còn gọi là cây đao, cây đót ) có mặt ở Tuyên Quang và các tỉnh miền núi phía bắc từ thời nào? Nhưng chắc chắn nó có nguồn gốc từ xứ sở nhiệt đới Đông Nam Á như cây lúa nước cùng các giống họ khoai. Khác hẳn với cây ngô nghe nói gốc gác từ xứ Mỹ La Tinh..
Nhưng chắc chắn nó có từ thời Vua Hùng Vương dựng nước. Là một trong những cây lương thực được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trong nước. Thứ cây không kén đất, chỗ nào nóng ẩm là lên ầm ầm. Không thích hợp với thời tiết giá rét, chỉ trồng vụ duy nhất vào đầu xuân, độ ngoài rằm tháng giêng ta. Loài cây không có bất kỳ loại sâu bọ nào hại nó ( Có lẽ là do nó kháng bệnh, kháng khuẩn nhờ endim tự nhiên nào đó ). Kể cả trâu bò thả rông cũng không bao giờ động đến thứ cây này. Nó là giống cây vốn dĩ dành cho người nghèo bởi không cần chăm sóc cầu kì, năng xuất lại cao.
 Ở miền núi do độ dốc cao, cây chỉ tồn tại ở một số nơi, dọc các thung lũng, khe suối. Người dân trồng cốt để ăn chơi. Không giống như dưới trung du, đồng bằng như: Phú Thọ, Sơn Tây, Hòa Bình.. Có thời là cây lương thực quan trọng. Năm mất mùa củ đao có lúc phải ăn thay cơm cùng khoai sắn! Không mấy nhà không có loại cây này. Chỗ nào hở ra là trồng. Dọc hàng rào, ven lối đi, thậm chí xó xỉnh tẻo tẹo không thể trồng cây gì khác. Đúng là một loại cây dễ chịu, dễ trồng!
Có hai loại đao ta và đao tây. Cách gọi đó chưa hẳn đúng, chỉ cốt phân biệt hai loại cùng họ đao. Đao ta cây thấp, thân mềm củ dài như ngón tay, mọc thành chùm quanh khóm. Loại này này trắng, tính hàn. Luộc lên ăn có vị giòn, vị mát ngọt. ( Còn gọi là củ tinh tinh). Bột tinh tinh rất dễ lẫn với bột sắn dây, nếu người tiêu dùng không tinh ý. Nó có tỷ trọng nặng gần gấp rưỡi bột sắn dây. Thường được dùng pha chế khi làm giò chả. Nhà hàng thiếu lương tâm có khi dùng nó thay bột sắn dây vì giá của nó chưa bằng một phần năm bột thứ thiệt.
 Đao tây thân cây cao, cũng họ thân mềm mọc thành khóm, củ đẻ ra quanh gốc giống như củ giềng. ( Có lẽ vì thế mà gọi là dong giềng ). Loại này nếu luộc lên ăn rẻo và bùi. Ngoài việc dùng làm các loại miến, kể cả miến cao cấp hoặc luộc “bộ”, ăn như vừa nói không dùng được vào việc gì. Bột nó dẻo, trong, dễ vón cục không dùng pha chế các thực phẩm khác..
Sau cải cách mở cửa, vùng quê Quế Dương, Cát Quế, Sấu Giá của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội có thêm nghề làm miến. Cây đao tây, đót đỏ nghiễm nhiên ngồi vào ngôi vị của mình. Cả một vùng trở nên trù phú. Nhà nhà làm bột. Nhà khá hơn đầu tư thiết bị làm miến. Miến sợi nhỏ, miến sợi to có mặt.
Thứ gọi là “miến Tàu” thực ra là được sản xuất ngay từ vùng quê này và một số địa phương của tỉnh Hà Bắc cũ. ( Gồm hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang bây giờ ).
Sợi miến dẻo, trong suốt, ăn có vị béo đậm. Ai đã một lần thưởng thức miến lươn, miến ngan, miến ngũ vị hẳn sẽ chẳng bao giờ quên. Ăn rồi khoan khoái nhẹ nhàng, dư vị còn ngòn ngọt nơi đầu môi, chót lưỡi.
Thời đó chưa có phụ gia, hóa chất dùng ào ào, bừa bãi như bây giờ. Tất cả làm thủ công, cầu kì, cẩn trọng. Tất nhiên là năng xuất, tốc độ không cao và giá thành khá đắt. Chỉ người khá giả mới là “thượng đế” tiêu dùng thường ngày. Người khó khăn chỉ dám mua dăm ba lạng mỗi khi tết đến, xuân về cho gọi là có hương vị ngày xuân!
Ở Tuyên Quang cây đót được trồng nhiều kể từ khi sự có mặt bà con người Hoài Đức Hà Tây lên khai hoang, lập vùng kinh tế mới. Điều này gần như là điều hiển nhiên, vì Dương Quế, Cát Quế, Sấu Giá là các xã lân cận của huyện Hoài Đức lúc bấy giờ..”
Nghe đến đây, chủ lò Chu Văn Năng tò mò hỏi:
- Cụ tường tận thế, chắc cụ rõ vì sao năm nay giá bột tự dưng tụt không ạ:
Cụ giáo Trong cười:
- Cái chết của bà con mình là ở chỗ ấy. Làm ăn, sản xuất mà không nghiên cứu thị trường! Năm ngoái thấy người ta kiếm được thế là đua nhau dựng giàn máy hàng trăm triệu đồng. Giả dụ giá cả vẫn ổn định thì cũng là cách chen nhau vào chỗ chật. Giá xuống là lỗ cả đám, không thể đổ cho suy thoái lạm phát ảnh hưởng. Suy thoái lạm phát ảnh hưởng nặng nơi phố thị, doanh nghiệp lớn chứ vùng nông thôn chỉ bị nhẹ thôi..
- Ý cụ nói cháu chưa hiểu?
- Cứ từ từ tôi nói cho mà nghe. Có khi nào anh nghiên cứu xem ngày trước bột làm thế nào không?
- Hồi trước sơ sài lắm. Có nơi chỉ làm trục gỗ, đóng đinh dăm để sát bột, năng xuất thấp lắm cụ ạ. Bây giờ không thể theo!
- Đúng là thế thật. Nhưng ăn ít no lâu. Bột người ta không đổ Axít colorua vào để lọc như đang làm bây giờ. Sợi miến làm ra tuy không được trắng như bây giờ nhưng không có hóa chất độc hại nên thị trường không chê.. Mấu chốt là ở chỗ này! Khi người tiêu dùng thông minh, không phải bán bất cứ hàng hóa gì người ta cũng mua. Nhất là thực phẩm tiêu dùng. Không phải ngẫu nhiên mà chợ tết năm nay hoa quả nhập từ bên kia bên giới rất ít bày bán. Vì không có người mua chứ sao? Không phải giống hoa quả không tốt, tại ủ thuốc cho tươi lâu, mới sinh chuyện đấy. Cái này ai không biết? Chẳng qua các bác không chịu liên hệ với việc của mình. Nói chuyện chính trị lại cứ cho là chuyện viển vông. Thực ra nó can hệ đến đời sống hàng ngày. Luật pháp quy định những việc cấm không nên làm. Người dân chỉ có thể làm những điều luật không cấm..
- Cụ nói cháu chưa hiểu?
- Thì việc đưa hóa chất vào làm bột là gây ảnh hưởng sức khỏe con người, là phạm pháp chứ sao nữa? Miến làm từ bột bây giờ tuy trắng, nom đẹp mắt mà không người muốn mua.. Ngay việc gây ô nhiễm môi trường, thông cảm bà con mình còn nghèo, người ta còn nới lỏng. Nếu đúng quy định liệu phỏng có làm thế được không? Cũng là vi hiến cả đấy!
Chu Văn Năng tái mặt không nói gì.
Cả sứt thì vô duyên hơ hơ cười:
- Đi qua những chỗ làm bột thối không chịu được. Nước thải ra sông suối đen ngòm. Dòng sông xanh trong là thế mà giờ như pha mực Tàu. Nước ngập đến đâu cây cối chết rụi đến đó.. Thày giáo nói không sai vào đâu được..

Còn tôi nhớ lại một chuyện. Trong năm có mấy cậu đài truyền hình ghé chơi nói là đi quay một phóng sự về ô nhiễm môi trường do tác động của các cơ sở làm bột. Lúc bấy giờ không hiểu sao mình lại có ý muốn ngăn cản họ. Có lẽ mình ngại làm vậy hàng chục cơ sở vừa mới dựng giàn máy, chưa kịp làm thu hồi vốn sẽ phải ngưng sản xuất. Như vậy có nghĩa là hàng trăm con người lâm vào cảnh phá sản, vỡ nợ vì vốn liếng phần nhiều vay ngân hàng! Không biết do mình nói, hay vì chuyện gì khác, phóng sự ấy không thấy phát trên đài.
Số phận cây dong giềng hóa ra lại thật oái oăm!
 Muốn nó thông đồng bén giọt có lẽ phải có cách gì đấy để không dùng hóa chất. Cần có phụ gia an toàn cho sức khỏe con người. Lại còn xử lý chất thải sao cho không ô nhiễm nữa!
Thật đáng tiếc, mình không phải nhà khoa học hay ít ra là anh kĩ sư nông nghiệp có kiến thức tối thiểu về hóa hữu cơ..
Ly rượu xuân đầu năm mới của bốn chúng tôi bắt đầu như thế. Ngoài trời mưa nhẹ dần, có thể ngày mai trời sẽ nắng lên!

GỬI NGƯỜI YÊU DẤU




Anh không tin thế giới này thuộc về những tên nhơ bẩn

Thuộc về những đứa tiểu nhân

Quân lừa thầy phản bạn..

Đang khoa trương và dạy dỗ đồng bào..

Những kẻ nói một đường làm một nẻo

Tôi luyện trong lò súc sinh

Mánh lới đến quỷ thần khiếp sợ

Với anh.. chúng chỉ bọt bèo!





Bọt bèo sẽ trôi lại về nơi sinh ra chúng
Bọn suốt đời ăn theo
Chưa từng hy sinh
Chưa từng lao động
Dối gian mấy chuyện tầm phào..

Những câu chuyện ấy không chờ đến đời sau,
Người đương thời đã biết
Lừa người ta dễ đâu?
Những ông Lừa, bà Lợn
Còn phút cuối cùng lao xao!

Không buồn thời ma vương ngự trị
Âm thầm mang nỗi đau
Anh biết sẽ có một ngày tin tưởng
Em không trách anh vì chuyện không đâu..

Thế giới sẽ trở nên sáng sủa
Khi ta thật tình bên nhau!
Thế giới sẽ trở nên mát mẻ
Sẽ không còn trớ trêu..

Thế giới sẽ phải như nó cần có mặt
Cho bây giờ
Mai sau..


Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Nghênh ngang phết!

Hình ảnh: HỘI VHNT TUYÊN QUANG TRONG TRẠI SÁNG TÁC DƯỚI CHÂN NÚI PẮC TẠ H NA HANG

Mềnh đứng thứ 7 hoặc tám tính từ hai bên.


Tình êu từ trại súc vật
Heo Mọi hay Heo Rừng?
Đại Bàng hay là chim cánh cụt?
Dẫu gì
Mềnh cũng thương!

Chỉ tại em ngơ ngác?
Chỉ tại tôi vô tình?
Có lẽ là không phải!
Cớ sao giờ làm thinh?

Gọi NÔNG TRẠI cho lành..
Cho văn hoa tí nhở!
Mong trở lại kiếp mình
Thoát nghiệt duyên súc sinh!

H.G