Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Mình chưa có dịp đọc nhiều các pác ấy. Nhưng có thái độ dứt khoát thế này mình phục lắm!

Văn Công Hùng

Đan Mạch các anh chứ, lúc các anh đốt tiền như bọn Pháp đốt pháo hoa ấy các anh có hỏi chúng tôi tiếng nào không? Nước có dầu và cái tập đoàn ấy nó làm ăn thế nào các anh có cho chúng tôi biết không, hay chúng tôi chỉ lõm bõm biết rằng, cùng học như nhau mà nếu về dầu khí làm việc thì lương gấp mấy lần ngành khác, còn các anh bỏ tiền mua ụ nổi ụ chìm, mua tàu về... cất... các anh có hỏi chúng tôi không? Các anh làm đường đắt nhất thế giới và cũng nhanh hỏng nhất thế giới, làm xong đầu này thì hỏng đầu kia, vừa cắt băng xong đã hỏng... các anh có "báo cáo" chúng tôi không???
Mà giờ các anh định gạ gẫm bảo dân chúng tôi góp tiền cho các anh trả nợ xấu.
Có anh nào bức xúc với việc cháu bé đi học chết đói không, hay cứ nhăm nhăm xúi dân chúng tôi trả nợ thay...
PHẢI THẾ CHỨ.
Cơ chế làm việc của chúng ta hiện nay khiến các cơ quan công quyền rất hay bao che nhau để "xử lý nội bộ". Hôm nay dân thêm một lần thở phào khi đọc tin Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã ra lệnh khởi tố bị can với ông Phạm Tuấn Chiêm, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm đã xử ông Chấn tù chung thân, nguyên là thẩm phán tòa án nhân dân tối cáo. Như thế sau 2 ông điều tra viên và kiểm sát viên của Bắc Giang đã bị bắt thì giờ đến ông này bị khởi tố bị can.
Các ông này chủ quan và tự phụ đến mức việc sai lè lè ra như thế, khi dư luận cả nước lên án mà vẫn không nghĩ là mình sai, bằng chứng là trước nỗi đau thấu trời của cả gia đình ông Chấn khiến cả nước rúng động thì các ông này (không chỉ 3 ông vừa kể) vẫn bằng chân như vại, không một chút ăn năn, không ai thèm đến nhà xin lỗi ông Chấn, phải khi đã bị bắt thì vợ 1 ông ở Bắc Giang mới đến xin lỗi, nhưng lại so sánh cái sự chồng mình bị bắt cũng giống như ông Chấn bì bắt khiến gia đình ông này phẫn nộ.
Ông Chấn chỉ là một vụ điển hình, tiếp tục "hội chứng ông Chấn" đang còn một loạt vụ án được lật lại, toàn loại án quái gở, như 7 thanh niên ở Sóc Trăng- mà có báo gọi là vụ 7 ông Chấn ở Sóc Trăng, vụ Huỳnh Văn Nén, vụ cô giáo Đỗ Thị Hằng cũng ở Bắc Giang đã chấp hành xong hình phạt tù tội bán người sang Trung Quốc, mới có điều kiện đi kêu oan, và giờ người bị bán xác nhận chị Hằng không phải là người bán mình. Rồi chị Nguyệt trộm dê cũng ở Bình Thuận chỗ Huỳnh Văn Nén, vừa chấp hành xong hình phạt thì việc làm đầu tiên là đi... kêu oan vì chị không trộm dê, hay chính xác là bắt dê nhà mình mà bị quy ăn trộm,...
Vấn đề là, theo thông tin thì xử án oan thì phải đền, nhưng hiện nay tiền đền bù chủ yếu là tiền... ngân sách. Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự, thì ai làm sai phải bỏ tiền túi ra đền, may ra mới chặn đứng được phần nào án oan sai như hiện nạy... Chứ như vụ ông Chấn, đòi 10 tỉ (rất xứng đáng với những gì nhà ông đã phải trải qua) thì lại là do tòa án tối cao xử lý, mà tòa tối cao lại là nơi xử ông đi tù, chỗ có ông thẩm phán vừa bị khởi tố ấy, thì làm sao mà họ lại tự nguyện thanh thản đền bù được, làm sao mà họ không bằng mọi cách để "hạ giá" đền bù xuống. Và 10 tỉ ấy, nếu là phải đền bù như thế, ai sẽ bỏ ra??? Ông thẩm phán vừa bị khởi tố à?
  • Trung Truong Mừng sớm như con nít. Một mức an nhẹ ... hều thì sao ?
    18 giờ · Thích · 1
  • Cẩm Tú Phan Đúng là phải bắt bỏ tiền túi ra đền mới đúng. Bởi vì chắc gì do trình độ mà do bên kia "nó phải gấp hai" thậm chí gấp nhiều lần người bị oan.
    15 giờ · Thích · 1
  • Chinh DoVan giắt giây, giắt giây, giắt giây. Rồi lại xử án mấy ông sắp ngồi xử các ông ngày trước ngồi xử. Còn bọn tội phạm thì rảnh chân mặc sức phạm tội, nếu có bị xử tù thì lại kêu oan lâu lâu làm giả chứng cứ may ra có sếp nào to to giúp cho tý ti lại được món bồi thường tiêu tạm hay hay hay! Thời buổi này biết đâu mà tin, biết đâu mà lần chịu chịu chịu!!!??? < ( Tay này e có dây mơ rễ má gì với đám lằng nhằng này ấy nhở? Sợ liên quan ờ?????)

  • Huy Mau Le xử nặng vào! cho nó ngồi tù mục xương luôn! nhưng mà mình e... nó lại giơ cao đánh khẽ! rõ chán!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một đoạn trong bức thư bị rách, còn sót lại:


..Ngày xưa, có một cô gái mồ côi cha mẹ, không ai nuôi. Cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Tối lấy chiếu quấn nằm ngủ. Một hôm nghe nói rằm tháng bảy cúng dường Tam bảo có phước lắm, cô tự nghĩ làm sao mình tạo phước để khỏi nghèo khổ nữa. Hôm đó xin được có hai xu, cô muốn cúng cái gì mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ vị nấu cơm: "Con xin được có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho". Vị ấy liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to, thế là chư Tăng đều được hưởng đầy đủ. Bẵng đi một thời gian dài, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối nữa.

Lần lần lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường. Khi đó trong triều đình nhà Vua muốn chọn người làm vợ Thái Tử nhưng thấy mỹ nhân nào Thái tử cũng từ chối. Vua ra lệnh cho các quan tìm người nào Thái tử vừa ý sẽ được trọng thưởng. Bấy giờ một ông quan đi ngang vùng đó, thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ nơi đây chắc có dị nhân phước lớn. Giờ trưa, trên đường trở về, ông thấy cô bé 16, 17 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Ông đến gần nhìn, bất chợt cô bé thức dậy tốc chiếu ra. Thấy người con gái đẹp đẽ phi thường lại sống đầu đường xó chợ như vậy, ông tội nghiệp đem về nuôi. Được vài năm, cho ăn mặc dạy dỗ đàng hoàng, tới năm cô 18 tuổi ông dẫn đến trình nhà Vua. Vua gọi Thái tử lại, vừa thấy cô bé Thái tử đẹp lòng ngay. Cô được Đông cung Thái tử cưới làm vợ. Khi Vua băng hà, Thái tử lên ngôi vua và cô bé trở thành Hoàng hậu. Khi làm Hoàng hậu cô cứ nghĩ, không biết mình đã làm gì mà được phước thế này. Chừng ấy mới nhớ chắc do việc cúng muối năm xưa mà ra.

Một hôm, Hoàng hậu sắm đủ thứ vật dụng sang trọng truyền chở vô ngôi chùa ngày xưa. Nhưng lúc trước chỉ với hai xu muối của cô bé ăn xin, mà Thầy trụ trì nói bữa nay có đại thí chủ đến cúng dường, bảo chư Tăng đánh chiêng trống đón. Bây giờ Hoàng hậu đem nhiều tài vật đến nhưng Thầy trụ trì không đánh chuông trống đón. Lấy làm lạ, Hoàng hậu gặp Thầy trụ trì hỏi "Thưa Thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe chuông trống đánh rình rang. Ngày nay, con là Hoàng hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết?.

"Ngày xưa hai đồng xu quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói, nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là Hoàng hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của dân chớ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."

Nghe vậy Hoàng hậu giật mình, thức tỉnh.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

SIÊU VI, HACKER VÀ PHÓNG XẠ


Bài đọc liên quan: Loạt 4 bài cúm

Tại sao lạ có cái tựa liên quan giữa siêu vi rút, hacker mũ đen và phóng xạ? Một là thuộc về vi sinh hữu cơ, còn 2 vật kia là hạt nhân của vô cơ, nhưng tạo hóa luôn vĩ đại khi cho vật chất nhỏ nhất có cùng một cơ chế hoạt động gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ khác nhau về cách chúng dùng cái gì để hoạt động là, do 1 siêu vi  rút sống như một cơ thể sống nên cần thức ăn, và có thể bị sức đề kháng con người tiêu diệt, còn chất phóng xạ không cần ăn để sống, mà sức đề kháng con người càng ngày bị chất phóng xạ vắt cho cạn kiệt mà thôi.

Như trong một bài viết của tôi cách đây 4 năm, siêu vi không thể tự đẻ đái được, vì nó chỉ có 1 chuỗi ADN  - Acid Deoxyribo Nucleic - hoặc ARN - Acid ribonucleic. Tùy theo loại mà chúng chọn một mô đích để sống. Ví dụ, con siêu vi viêm gan thì chọn tế bào gan để sống và sinh sản, con cúm thì chọn tế bào niêm mạc đường hô hấp để sống và sinh sản, etc. Siêu vi không sống ở ngoài tế bào được, nó phải sống trong nhân của tế bào. Khi vào nhân của tế bào động vật, con siêu vi gắn chuỗi ADN hay ARN của nó vào chuỗi nhiễm sắc thể của tế bào và sai khiến đẻ dùm. Cứ 1 con siêu vi vào một tế bào và sinh sôi nẩy nở cho đến khi tế bào chất bị nó ăn, và điều khiển sinh sản ra hàng triệu con siêu vi con, thì chúng phá màng tế bào và vào máu, rồi hàng triệu con đó lại chui vào hàng triệu tế bào khác để sinh sản tiếp tục. Nó như một phản ứng hạch tâm của bom nguyên tử.

Cũng giống thế, chất phóng xạ được đưa vào cơ thể động vật cũng có hoạt động như phản ứng hạch tâm của bom nguyên tử. Nhưng những phân tử hạt nhân thì không cần chất liệu di truyền là nhiểm sắc thể như siêu vi để làm nên phản ứng hạch tâm. Ngoài ra, chất phóng xạ nó không chừa bất cứ mô đích nào để tiêu diệt, nếu nó không là đồng vị phóng xạ phục vụ cho y học dùng để tấn công mô đích.

Sau này, khi công nghệ thông tin ra đời, các hacker viết phần mềm, họ viết những đoạn mã để gắn và một phần mềm điều khiển phần mềm chính thống của các hãng lớn dùng cho hệ điều hành máy tính cung cấp thông tin bảo mật. Cơ chế này giống như cơ chế con siêu vi rút điều khiển hệ điều hành sao chép tế bào của bộ nhiễm sắc thể để sinh sản con cái, cháu chắt cho mình. Nên từ đó, công nghệ thông tin đã vay mượn từ virus của y học để diễn tả những mã độc cho hệ điều hành máy vinh do các tin tặc gây ra.

Trong y học, người ta dùng chất đồng vị phóng xạ có đời sống phân hạch ngắn hạn rồi sau đó ngưng hoạt động phản ứng hạch tâm để điều trị bệnh. Nên trong thời gian trị bệnh bằng phóng xạ cho các bệnh lý ung thư, đòi hỏi liều lượng, mật độ khu trú đến mô đích phải rất nghiêm ngặt. Vì nếu chỉ quá liều 2 yếu tố này sẽ dẫn đến suy đa cơ quan và tử vong.

Chiếc Curiosity thế hệ mới 2012 của NASA thám hiểm sao Hỏa. Nếu đem Curiosity so với thế hệ Spirit và Opportunity vào năm 2004 chỉ có đời sống chỉ nhiều ngày, trong khi đó, Curiosity có đời sống và hoạt động lâu đến 10 năm, và pin hạt nhân của nó có đời sống đến 20 năm

Nhưng trong kỹ thuật quân sự, và kỹ thuật hạch tâm phục vụ công nghệ như tạo ra điện năng,  thì chất phóng xạ có đời sống phản ứng hạch tâm càng dài càng tốt. Ví dụ như, nhà máy tạo ra điện cho chiếc xe tự hành Curiosity mà NASA mới phóng lên sao Hỏa hồi tháng 8 năm 2012 thì cục pin bằng năng lượng hạt nhân có đời sống 20 năm để đảm bảo vận hành chiếc xe với thời hạn 10 năm theo tính toán là thiết bị của xe sẽ hư hỏng!

Trong hoạt động tình báo chất phóng xạ hạt nhân cũng thường hay được sử dụng để thủ tiêu đối thủ khi cần thiết. Một ví dụ điển hình là việc ông Putin bị nghi ngờ là chủ mưu thủ tiêu bạn đồng môn thời còn làm ở cơ quan tình báo trung ương Liên Xô cũ - KGB - ông Alexander Litvinenko bị chết bất thường năm 2006 tại Anh, vì bị thủ tiêu bằng Polonium-210. Gần đây, mối quan hệ không êm đẹp giữa Nga và Anh cũng như phương Tây, thì Anh lại quyết định công khai điều tra lại cái chết đã được cho là ông Litvinenco đã uống 1 ly cà phê có đồng vị phóng xạ Polonium-210.

Chất phóng xạ hủy diệt không có tế bào chọn lọc như virus. Nó đến tế bào nào thì hủy diệt tế bào ấy. Nếu nhiễm phóng xạ qua đường hô hấp thì cái chết sẽ đến cấp kỳ chỉ trong tích tắc. Có nhiều cái chết đột ngột của các chính khách ở các quốc gia có chế độ chính trị không minh bạch, cũng vì bị ngộ độc phóng xạ qua đường hô hấp. Nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa thì cái chết có chậm hơn, vì nó sẽ được hấp thu vào máu, rồi đến làm suy tủy xương không còn khả năng sinh sản tế bào máu, bệnh nhân sẽ chết vì bệnh cảnh như người bị AIDS - Acquired Immuno-deficiency Syndrome: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải - của người nhiễm con siêu vi HIV.

Nhưng siêu vi thì ngày nay có nhiều thuốc chữa trị, đi kèm với một lối sống lành mạnh để nâng sức đề kháng của cơ thể, thì kéo dài đời sống của người bệnh đến hơn 5 năm, có trường hợp đến 10 năm, còn với nhiễm phóng xạ hạt nhân vì thủ tiêu, hay vì do sự cố hạt nhân như vụ nhà máy Chernobyl hay Fukushima thì hầu như chỉ chờ chết, vì chất phóng xạ đã vào cơ thể rồi thì không thể thải ra, mà nó ở đó để thực hiện hành trình phản ứng hạch tâm của mình cho đến hết đời sống mà nó được quy định.

Asia Clinic, 16h01' ngày thứ Hai, 29/9/2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghe mà bực hết cả thịt. 36 chai không sống được thì ông hãy đi làm cướp luôn đi!

Lương 36 triệu, khổ quá!
Các ông chủ tịch hay TGĐ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ta thán, với mức lương 36 triệu đồng hàng tháng như vậy, các ông… khổ quá. Khó sống quá. Theo quy định tại Nghị định 50 và 51 của Chính phủ, thì mức lương cao nhất cho chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV) một doanh nghiệp nhà nước là 36 triệu đồng/tháng, tức 432 triệu đồng/năm. Đó là một mức lương cao ngất ngưởng.

36 triệu đồng/tháng, là mỗi ngày có 1,2 triệu đồng. Với một gia đình công chức hay viên chức bình thường, thì mỗi ngày muốn… tiêu hết 1,2 triệu đồng, cũng là chuyện khó. Còn đối với đa số người dân trong xã hội, mức lương đó chỉ xuất hiện trong giấc mơ.


Thế nhưng, theo báo cáo của Bộ Công thương mới đây, thì hiện tại chủ tịch HĐTV các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều có mức lương cao hơn rất nhiều: Lương Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tổng công ty Dầu thực vật Việt Nam 74,7 triệu đồng/tháng; lương Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 65,8 triệu/tháng; lương TGĐ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 64,3 triệu/tháng; lương Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam 61,3 triệu đồng/tháng…

Sở dĩ các ông chủ tịch hay TGĐ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải “tự cho phép” mình được hưởng mức lương trên sáu chục, bảy chục triệu đồng mỗi tháng (cao gấp đôi mức quy định của Chính phủ tại 2 nghị định trên), là vì theo các ông, với mức lương 36 triệu đồng hàng tháng như vậy, các ông… khổ quá. Khó sống quá.

Và đã không ít lần các ông ta thán rằng mức lương 36 triệu do Chính phủ quy định là “cứng nhắc”, “không phù hợp với tình hình thực tế”.

Mới đầu năm nay thôi, tại hội nghị toàn quốc về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, ông Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn cho rằng lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chắc chắn trong số đó có ông) hiện rất “khó sống” với mức lương 36 triệu đồng, và đề xuất rằng “mức lương cũng phải theo cơ chế thị trường”.

Không biết nên hiểu cái câu “cơ chế thị trường” của ông như thế nào, khi mà phần lớn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều nợ đầm nợ đìa, và số nợ khó có khả năng chi trả, phải đề nghị nhà nước hết “khoanh”, hết “hoãn” đến “cứu” đã lên đến con số hàng trăm ngàn tỷ.

Ngân hàng thì nợ xấu chồng chất, xoay xở tứ tung hết “bán nợ” đến “đảo nợ” cũng không xong. Và nếu thị trường là lời ăn lỗ chịu, vay không trả được sẽ phá sản, thì mức lương của các ông nên như thế nào: Bằng không? Phải móc tiền túi ra mà đền theo quy định của Nghị định về chống lãng phí của Chính phủ? Hay càng lỗ, càng làm mất vốn nhà nước thì lương càng cao?

Như để đáp lại lời kêu ca của ông Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã lên tiếng rằng mức lương sáu, bảy chục triệu mà các ông đang hưởng hiện nay chỉ là “phần nổi của những tảng băng chìm”.

Bởi ngoài mức lương đó ra, các ông còn có những khoản thu khác, lên đến vài ba trăm triệu mỗi tháng. Những khoản thu này không được báo cáo và cũng không ai dám báo cáo.

Còn người dân thì chia sẻ cái “khổ”, cái “khó sống” do lương thấp của các ông bằng một lời khuyên: Đã khổ, đã khó sống được bằng lương, thì nên từ chức quách đi. Đẩy cái khổ, cái khó sống ấy sang cho người khác có sướng hơn không?

Vũ Hữu Sự
(Nông Nghiệp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Trung Quốc theo dõi cực kỳ chặt chẽ, Việt Nam đủ sức chống can thiệp"

(GDVN) - Trung Quốc theo dõi cực kỳ chặt chẽ chương trình hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam và họ có một sự tôn trọng rộng rãi đối với quân đội Việt Nam nói chung. Ngày 29/9 giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc có bài phân tích trên The Diplomat về khả năng chống can thiệp của đối thủ trên Biển Đông mà Việt Nam đang xây dựng sau chương trình hiện đại hóa quốc phòng của mình.
Chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam chắc tay súng bảo vệ
 vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Vietnam News.
Dẫn bình luận của Đô đốc hải quân Hoàng gia Anh đã nghỉ hưu James Goldrick, việc Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga cho thấy người Việt đang cố gắng làm một cái gì đó rất nhanh chóng mà không có lực lượng hải quân nào thành công trên quy mô tương tự với xuất phát điểm hạn chế như vậy.

Câu trả lời cho câu hỏi có hay không khả năng Việt Nam có thể sử dụng tốt lực lượng tàu ngầm này và tạo ra khả năng răn đe, ngăn chặn đang tin cậy trên Biển Đông đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn với những đánh giá của các chuyên gia, các nhà quan sát về hoạt động của lực lượng tàu ngầm đang tiến hành tuần tra dọc bờ biển Việt Nam.

Ngoài ra, lực lượng bộ đội tàu ngầm Việt Nam đang trải qua chương trình đào tạo theo học thuyết chiến tranh và chiến thuật tàu ngầm tại Trung tâm Tàu ngầm Ấn Độ INS. Quan điểm của các nhà phân tích quốc phòng về khả năng chống can thiệp hiệu quả của Việt Nam trên Biển Đông, chống lại các hành động bành trướng của Trung Quốc đã dần thay đổi từ chỗ hoài nghi đến lạc quan.

Những dấu hỏi hoài nghi về năng lực của Hải quân Việt Nam ngăn chặn xâm nhập trên Biển Đông và lời giải đáp

Zachary Abuza, một nhà khoa học chính trị tại đại học Simmons ở Boston đã có 2 bài viết về vấn đề này đăng tải trên trang Cogit Asia và blog của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) có những đánh giá tiêu cực về khả năng quốc phòng ngày càng tăng của Việt Nam.

Trong bài viết đầu tiên, Abuza khẳng định rằng sức mạnh cốt lõi của Hải quân Việt Nam bao gồm 11 tàu ngầm lão hóa từ thời Liên Xô và 5 tàu khu trục trang bị vũ khí lỗi thời. Không có gì mới. Cũng không có gì vừa được nâng cấp. Ông dánh giá, sẽ mất nhiều năm để Việt Nam thực hiện hiện đại hóa Hải quân cũng như phát triển các học thuyết và chiến thuật mới sử dụng công nghệ này. Abuza kết luận, vũ khí tốt nhất của Việt Nam ở Biển Đông vẫn là ngoại giao và luật pháp quốc tế.

Giáo sư Carl Thayer bình luận, Abuza đã nhầm lẫn về hệ thống vũ khí của Hải quân Việt Nam, bao gồm 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Tarantul V hoặc Molniya và một tàu hộ tống lớp BPS - 500 thời Liên Xô, trong đó chiếc BPS - 500 vừa mới được nâng cấp đáng kể năm 2013.



Chào cờ trên tàu ngầm Hà Nội. Lực lượng tàu ngầm hiện đại của Việt Nam được đưa vào sử dụng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: Vietnam News.

Ngoài ra Abuza đã nhầm lẫn rằng Việt Nam đã mua 6 tàu khu trục từ Ấn Độ. Thực tế Việt Nam không mua tàu khu trục nào của Hải quân Ấn Độ, mặc dù gần đây New Delhi đã cung cấp cho Việt Nam gói tín dụng 100 triệu USD để mua sắm tàu tuần tra biển, nhưng giao dịch vẫn chưa hoàn thành.

Khi đội hình 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Molniya, tàu hộ tống BPS-500 được tăng cường thêm 2 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tàng hình lớp Gepard 3.9 (được trang bị tên lưa chống hạm 3M24 Uran) và 2 tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan với trang bị tên lửa chống hạm Exocet 6 cùng 6 tàu tấn công nhanh lướp Svetlyak mang tên lửa chống hạm, lực lượng mặt nước của Hải quân Việt Nam đã xuất hiện với sự vượt trội đáng kể.

Trong bài viết thứ 2 của mình, Abuza thừa nhận rằng Việt Nam đã nâng cấp đáng kể đội tàu từ thời Liên Xô với việc mua lại tàu khu trục lớp Gepard của Nga và tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan. Tuy nhiên Abuza bác bỏ khả năng lực lượng này có thể hình thành lực cản đáng tin cậy trong so sánh tương quan lực lượng với Trung Quốc ở Biển Đông.

Abuza lập luận rằng để có năng lực ngăn chặn đáng tin cậy phải đáp ứng 4 tiêu chí: Đáng tin cậy, hợp tỷ lệ, truyền đạt rõ ràng và nhắm vào những mục tiêu giá trị của đối phương. Abuza đánh giá tích cực đối với 2 tiêu chí đầu tiên, 1 kết quả trung bình cho tiêu chí thứ 3 và số 0 cho tiêu chí thứ 4.

Học giả này cho rằng lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ không thể ngăn cản Trung Quốc vì Bắc Kinh có thể sẵn sàng hy sinh một vài chiến hạm mặt nước để ưu tiên chiếm thế thượng phong. Ngoài ra, khả năng ngăn chặn bất đối xứng của Việt Nam không đáng tin cậy trước các hoạt động bán quân sự của phía Trung Quốc.

Đối với khẳng định thứ 2 của Abuza, theo Carl Thayer thì ngoài Nhật Bản, chưa có lực lượng hải quân nào trong khu vực phát triển được rào cản đối với hoạt động (bất hợp pháp) của hải cảnh Trung Quốc.

Đối với tiêu chí thứ 4, Abuza kết luận rằng Việt Nam không đủ khả năng gây thiệt hại cho Trung Quốc vì người Việt không thể chống lại một cuộc xung đột kéo dài với láng giềng lớn xác kể cả về kinh tế lẫn quân sự. Và đó là lỗ hổng lớn trong khả năng răn đe của Việt Nam. Ngoài ra quân đội Trung Quốc có thể phản ứng bằng thủ đoạn leo thang theo những cách "đe dọa đến hoạt động của bộ máy nhà nước của Việt Nam".

Trung Quốc phải tự lượng sức mình trước khi có ý định xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam
Tuy nhiên các nhà phân tích khác lưu ý rằng, chiến lược răn đe của Việt Nam không được thiết kế để đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc xung đột kéo dài. Thay vào đó nó nhằm mục đích ngăn chặn Trung Quốc từ khi có nguy cơ xung đột bằng cách buộc hải quân Trung Quốc phải tiên lượng được rủi ro nếu can thiệp quá sâu vào việc hỗ trợ hoạt động (phi pháp) của lực lượng tàu dân sự - công vụ.

Trung Quốc không ngừng nhòm ngó và bành trướng trên Biển Đông, xâm phạm các vùng biển của Việt Nam gây căng thẳng trong khu vực. Hình minh họa.

Lyle Goldstein, một giáo sư tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã tham khảo đánh giá của giới học giả Trung Quốc về năng lực quân sự Việt Nam đã nhấn mạnh, các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốc theo dõi cực kỳ chặt chẽ chương trình hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam và họ có một sự tôn trọng rộng rãi đối với quân đội Việt Nam nói chung, bao gồm cả lực lượng Không quân.

Goldstein cho biết, các tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể tung ra những đòn đánh chết người với một hoặc hai quả ngư lôi hay tên lửa hành trình chống hạm. Trương Bảo Huy, một chuyên gia về an ninh từ đại học Kỵ Nam, Hồng Kông đồng tình với nhận xét này. Ông Huy cho biết các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc đang lo ngại về lực lượng tàu ngầm của Việt Nam. "Về mặt lý thuyết, người Việt đang ở đúng thời điểm họ có thể đưa chúng vào sử dụng trong chiến đấu", ông Huy nhận xét.

Tuy nhiên Goldstein cho biết, các nhà phân tích Trung Quốc đã xác định 2 điểm yếu quan trọng trong chiến lược quân sự của Việt Nam: Thiếu kinh nghiệm vận hành sử dụng hệ thống vũ khí phức tạp và thiếu khả năng giám sát, xác định mục tiêu và kiểm soát thế trận. Điều này khiến giới chức quốc phòng Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh có thể chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào với người Việt.

Goldstein đi đến kết luận, chiến lược tốt nhất cho Việt Nam đối với Trung Quốc là hy vọng có đủ lực lượng để ngăn chặn, đồng thời theo đuổi chính sách giải quyết tranh chấp thông qua ngoại giao. Các học giả khác như Gary Li, Brian Benedictus, Robert Farley, Collin Koh và Siemon Wezeman thì đưa ra những đánh giá lạc quan thận trọng với chiến lược chống can thiệp của Việt Nam.

Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho thế trận phòng thủ, tấn công

Gary Li, một chuyên gia an ninh hàng hải IHS ở Bắc Kinh ngay từ 1 năm trước đã ghi nhận rằng, lợi thế vị trí địa lý và hoạt động tăng cường năng lực cho Hải quân của Việt Nam đã trở thành "bộ sưu tập" ven bờ. Trong đó Gary Li lưu ý đển lực lượng pháo binh, tên lửa ven biển của Việt Nam đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Hải quân.

Trong một đánh giá mới đây, Gary Li một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí địa lý mà Việt Nam thừa hưởng trong tương quan với Trung Quốc. Việt Nam đang kiểm soát số lượng các đảo lớn nhất và nhiều nhất ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), trong khi Trung Quốc phải cơ động 1 khoảng cách rất lớn để tới vùng biển này. Lực lượng tàu hộ tống, tàu ngầm trang bị tên lửa của Việt Nam có thể tấn công và rút vào trú ẩn theo ý muốn, trong khi hạm đội của Trung Quốc ít nhiều cũng sẽ bị tổn thất.

Giáo sư Carl Thayer.

Đồng thời, lực lượng tàu ngầm Kilo của Việt Nam có khả năng phá vỡ trận địa tàu ngầm đối phương trong một cuộc xung đột quân sự theo nhiều cách khác nhau. Benedictus cũng đồng ý với nhận xét của Gary Li về tầm quan trọng của các yếu tố địa lý.

Việt Nam ở gần Trường Sa hơn nhiều so với khoảng cách từ đảo Hải Nam, Trung Quốc.Đáng lo ngại cho Bắc Kinh khi những con tàu của họ dễ dàng trở thành con mồi cho các tàu ngầm nếu xung đột xảy ra. Triển vọng Việt Nam một ngày nào đó có khả năng tấn công tích hợp bằng hạm đội tàu ngầm sẽ là một mối quan tâm nghiêm trọng.
Robert Farley đã củng cố những lập luận của Gary Li và Benedictus trong bài viết về 5 loại vũ khí Việt Nam mà Trung Quốc cần chú ý. Ông liệt kê ra chiến đấu cơ Sukhoi, tàu ngầm Kilo, tên lửa hành trình P-800 Onyx, tên lửa S-300 và vị trí địa lý đặc biệt.

Tên lửa hành trình P-800 Onyx có thể được phóng từ máy bay, chiến hạm mặt nước, tàu ngầm và kể cả bệ phóng trên đất liền ven biển. Những tên lửa này có thể tấn công tàu Trung Quốc từ nhiều hướng, bất ngờ và áp đảo so với hệ thống phòng không của hải quân Trung Quốc.

S-300 là hệ thống tên lửa phòng không tinh vi nhất trên thế giới, theo Farley nó có thể theo dõi hàng chục mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm, được sử dụng kết hợp với lực lượng Không quân Việt Nam sẽ khiến cho đối phương gặp nhiều khó khăn. Hệ thống S-300 có thể được sử dụng để bảo vệ vịnh Cam Ranh và các căn cứ hải quân quan trọng khác.

Và cuối cùng Farley lưu ý là lợi thế không gian, địa hình của Việt Nam có thể giúp ngăn chặn Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh trên mặt đất. Cả Farley, Gary Li và Benedictus đều có chung kết luận, Việt Nam không muốn một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc, đặc biệt là những cuộc chiến tranh có thể hủy diệt các vũ khí đắt tiền. Tuy nhiên, Bắc Kinh cần phải hiểu rằng quân đội Việt Nam được xây dựng để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc, các học giả này nhận định.

Collin Koh từ trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore cho rằng Việt Nam sẽ sử dụng tàu ngầm của mình trong các hoạt động ngăn chặn xâm nhập ngoài khơi bờ biển của mình và quần đảo Trường Sa một khi lực lượng được biên chế đầy đủ.

Siemon Wezeman từ Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho rằng người Việt đã thay đổi toàn bộ kịch bản, Việt Nam có tàu ngầm, có thủy thủ và xuất hiện với kinh nghiệm sẽ được phát triển từ thời điểm này. Từ quan điểm giả định của Trung Quốc, khả năng ngăn chặn của Việt Nam là rất thực tế.

Ông Carl Thayer kết luận, khi tất cả các vũ khí hiện tại và tương lai Việt Nam trang bị được đưa vào biên chế, rõ ràng Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng để phát triển khả năng mạnh mẽ chống lại sự can thiệp trên biển từ một thế lực đối địch. Điều này đã tạo ra sự phát triển của chiến lược chống can thiệp tích hợp hệ thống pháo và tên lửa trên bờ, chiến đấu cơ đa năng Sukhoi, tàu hộ tống và tàu khu trục mang tên lửa cùng lực lượng tàu ngầm Kilo.

Hệ thống vũ khí của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc phải cực kì tốn kém nếu họ (manh động) tiến hành các hoạt động (bất hợp pháp, xâm phạm) trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt là phía Đông Bắc Đà Nẵng và bờ biển phía Nam.

Mục đích của chiến lược chống can thiệp mà Việt Nam thiết kế theo giáo sư Carl Thayer là nhằm ngăn chặn Trung Quốc triển khai tàu chiến (bất hợp pháp), chẳng hạn như hỗ trợ các tàu dân sự, công vụ hoạt động (trái phép) trong vùng biển Việt Nam hay phong tỏa các đảo Việt Nam đang chốt giữ trên Biển Đông.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Não trạng của các vị có vấn đề rồi. Dân đã quá khổ, tiền đâu để góp? Có một chỗ giải quyết được đó là đống tài sản kếch sù mà hầu như quan tham nào cũng có và bọn đại gia lưu manh giỏi thao túng các vị. Nếu xung vào công quỹ những món lợi bất chính ấy, nợ xấu không lo nữa, có khi còn có xiền giúp người nghèo, mở thêm xưởng để thanh niên nước nhà không thất nghiệp, không phải đi làm nô tài xứ người!

Nên để dân góp tiền để xử lý nợ xấu?
TTO - Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết ở Hàn Quốc trước đây xảy ra khủng hoảng tài chính, người ta coi nợ xấu là vấn đề của xã hội nên đã kêu gọi người dân góp tiền giải quyết.
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Ảnh: TTO
Sáng 1-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế và thảo luận về nội dung báo cáo này. “Việc đạt được mục tiêu bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế vào năm 2015 là hết sức khó khăn, kết quả này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020” - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu - trưởng đoàn giám sát, khẳng định.

Theo nghị quyết của Quốc hội, trong 2-3 năm đầu của giai đoạn 2011-2015 tiến hành khởi động mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, 2-3 năm tiếp theo bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy còn ngổn ngang những việc chưa làm được, ở nhiều lĩnh vực tái cơ cấu chưa đạt yêu cầu.

Ví dụ, “Cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia vào khu vực công có sinh lời. Đầu tư vào công nghệ cao, vào những ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chất lượng công trình, dự án thấp vẫn chưa được xử lý triệt để”.

“Tiến độ thực hiện tái cơ cấu DNNN chậm so với yêu cầu, chưa có chuyển biến mang tính đột phá, nhất là phân bổ lại nguồn lực và phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại phù hợp với xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Tiến độ thoái vốn còn chậm, tổng số tiền thu về còn thấp so với yêu cầu, phần lớn các khoản đầu tư ngoài ngành có hiệu quả thấp, một số thua lỗ nên khó thu hút được nhà đầu tư” - ông Giàu nói.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước - thừa nhận nợ xấu và sở hữu chéo là hai vấn đề rất quan trọng phải xử lý trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

“Ở trên thế giới thì sở hữu chéo là bình thường, vấn đề là mức độ và khả năng kiểm soát đến đâu” - bà Hồng nói.

Bà cho biết Ngân hàng nhà nước đang từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế cho tổ chức và hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, phấn đấu năm 2015 phải có 10 ngân hàng đạt chuẩn Basel 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý bức xúc khi đọc cả bản báo cáo mà “không thấy dòng nào nói về trách nhiệm”.

Ông Lý đề nghị phải phân tích thật cụ thể, ví dụ công ty mua bán nợ xấu hoạt động thế nào, thiếu cơ chế gì, tại sao mua 56.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng mới bán được có 1.600 tỷ.

“Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?” - ông Lý gợi mở.

(Tuổi trẻ)
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141001/dan-gop-tien-de-xu-ly-no-xau/652834.html
  • Khoai 14:59 01/10/2014
    Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?” - ông Lý gợi mở.
    Ông nằm mơ à? Chính phủ của họ làm gì cũng minh bạch, nợ xấu một phần do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Còn ở Việt Nam do lợi ích nhóm, tham nhũng, quản lý lỏng lẻo, tư túi cá nhân... Đến cái giá xăng mà cứ lằng nhằng mãi không minh bạch được sao đòi hỏi yêu cầu dân trợ giúp?
  • Đỗ Quang Đán 16:06 01/10/2014
    Tư duy của các quan chức xứ ta thế này thì nguy quá! Sao các vị có thể nghĩ bắt dân góp tiền vàng để giải quyể nợ xấu nhi? Các vị nhìn lại coi nợ xấu ai sinh ra? Chính việc để cho các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế đầu tư ra ngoài ngành, mua sắm thiết bị đôn giá, đẩy giá mới thành cái cục máu đông của nợ xấu. Bao vụ khui ra chỉ thu về hơn 10% thì gần 90% nằm ở túi ai?
  • Mr Bui 15:42 01/10/2014
    Xin lỗi ông! Nợ xấu cũng như nợ công xin mời các ông bắt các quan tham trả, không có chuyện người dân chúng tôi trả đâu. Tôi xin khẳng định nếu các ông chống tham nhũng tốt thì 90 tỷ đôla nợ công không khó để trả nợ đâu!
  • Dân Đen 16:10 01/10/2014
    Tại sao nợ xấu do NH tạo ra lại đổ lên đầu dân chúng? Dân là " cái thùng không đáy " hay sao mà mọi thứ đều đổ lên đầu họ vậy?
  • Dương Công Quý 15:01 01/10/2014
    Tình trạng các quan chức thi nhau tham nhũng dẫn đến làm kiệt quệ nền kinh tế, dân chúng thì đời sống vô cùng khó khăn, cơm không có ăn. Sao các ông không nghĩ đến việc thu hồi các tài sản tham nhũng cũng như các biệt thự nhiều tỉ đồng của các quan chức để giải quyết nợ xấu mà lại nghĩ đến việc bắt dân đống góp.
  • Nguyễn Phúc Thọ 15:54 01/10/2014
    Trước hết hãy triệt để chống tham nhũng bằng cách buộc các quan chức lĩnh lương vài trăm đô mà xây nhà cả triệu đô. Những kẻ tham nhũng này là đầu mối của những món nợ xấu đấy.
  • Nguyễn Minh Hiếu 15:06 01/10/2014
    Để thực hiện được thì dân cần phải biết nợ xấu là nợ như thế nào. Vì trình độ chung không phải ai cũng biết nợ xấu là gì. Họ chỉ cần biết nợ là số tiền vay mượn đâu đó và nếu họ không sử dụng tiền đó thì không có trách nhiệm trong việc phải góp tiền hoàn trả. Nếu chúng ta thực hiện điều này thì cần phải làm rõ các vấn đề. Đặc biệt là tiền góp vào trả nợ có được trả nợ hay không hay lại chảy vào túi các vị tham ô! Lòng dân lại càng phẫn nộ!
  • Anh Nam 15:46 01/10/2014
    Nợ xấu từ đâu ra? Sao lại kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Cứ xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan cho dân thấy; rồi hãy kêu gọi đến người dân.
  • tôi nhận thấy chuyện nợ xấu tại NH là bắt nguồn từ nợ xấu tại các DN. Các DN đang nợ chồng chéo lẫn nhau. Trong đó NS nợ về XD là rất lớn. Nhưng không thấy ai mổ xẽ vấn đề này.
    Tôi thấy trước mắt cần tháo gở nhanh việc NS trả nợ cho DN & bù chi phí lãi suất.
    Liệt kê tất cả công nợ ( tổng điều tra của nhà nước) & có giải pháp cấn trừ công nợ như trước đây ta đã làm.
    Sau cùng mới thực hiện mua bán nợ.
    kế đến mới kêu gọi sự đóng góp của dân.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sắp thành tiên tiên chi rùi đó, đ/c Thắng ợ!


TÔI TỪNG DỰ BÁO TRƯỚC SỰ BẤT ỔN CỦA TRUNG QUỐC
TÌNH HÌNH HONGKONG - Hay ngày Quốc khánh thứ 65 u ám của Trung Quốc.
Nếu ai theo dõi, còn nhớ, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, tôi đã nói: TQ hãy đợi đến tháng 10 mà xem!
Tôi không phải là nhà tiên tri gì sất. mà, nếu ai chú ý một chút, sẽ thấy nguy cơ ấy sẽ đến với TQ.
Vận 65 năm "song thân, lưỡng đức". Xấu!
Nguyên nhân là thói hung hăng, ngạo mạn, bất chấp luật pháp và đạo lý; Thói quen làm khác nói và nói dối đã thành "sợi chỉ đỏ xuyên suốt" , nó đã thành "truyền thống" trong bao đời của giới lãnh đạo TQ. Những điều ấy họ đã hành xử trong đối nội lẫn đối ngoại. TQ đã tạo nên một xã hội so- vanh nước lớn, họ làm theo cách của họ, họ sẵn sàng bóp méo mọi sự thật, có khi đến trắng trợn.
Và cứ như thế, "cát nóng, ngô nổ"
Sự kiện Hongkong hiện nay, là một phản ứng tự nhiên và đúng lúc làm cho ban lãnh đạo TQ khó ăn, khó ở. Nuốt thì nghẹn, nôn thì nhục. Và nói thẳng rằng, Họ biết trước, tiên liệu trước, nhưng quá bất ngờ vì nó lớn về quy mô và trọng đại về tính chất của một cuộc phản kháng. Nó sẽ tạo nên một tiền lệ và phản ứng dây chuyền ngay chính trong lòng đất nước hơn tỷ dân, đa trạng hệ này.
TQ đã thử giải quyết sự kiên Honkong bằng vũ lực, nhưng lại bị phản tác dụng. Hơi cay và cảnh sát, trở thành dầu đổ thêm vào lửa. Liệu TQ có dám có "Thiên An Môn " thứ 2 không? Họ rất muốn, nhưng không dám.
Bãi nhiệm Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh ư? giải pháp này đã muộn.
Và sau vụ Hongkong, sẽ còn tiếp, sẽ còn nhiều nữa.
Giới Quân sự TQ, cũng là một mối lo ngại của giới Chính trị TQ hiện nay. Họ đã từng mấy lần bất tuân thượng lệnh Tập Cẩn Bình.
Phương Tây, một kẻ "thù địch" ko để TQ dễ dàng muốn làm gì với Hongkong thì làm.
Gốc rễ và luật nhân quả của xã hội bất bình đẳng và nói dối là như thế.
------------------------------------
(NĂM 1981, TÔI TỪNG DỰ ĐOÁN HỆ THỐNG XHCN SỤP ĐỔ Ở CHÂU ÂU VÀ LIÊN XÔ. 10 NĂM SAU (1991) ĐÚNG)

Phần nhận xét hiển thị trên trang