Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

LIỆU CÓ THỂ TIN KHÔNG???

Trung Quốc lên tiếng về thông tin có thể tắt mạng lưới điện Philippines

Dân trí Trung Quốc đã bác bỏ thông tin về việc Bắc Kinh có thể tắt mạng lưới điện quốc gia Philippines bằng cách gạt công tắc, khẳng định rằng tin tức này thiếu căn cứ. 
>>Công ty Philippines lên tiếng chuyện Trung Quốc có thể tắt mạng lưới điện quốc gia 
>>Nghị sĩ Philippines thúc giục điều tra vụ Trung Quốc có thể tắt lưới điện 
>>Trung Quốc có thể tắt lưới điện quốc gia của Philippines

Trung Quốc lên tiếng về thông tin có thể tắt mạng lưới điện Philippines - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Ông Cảnh Sảng (Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc)
Rappler đưa tin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 27/11 đã bác bỏ mối quan ngại về thông tin rằng chính phủ nước này có thể kiểm soát nguồn cung cấp điện năng của Philippines.
“Những cáo buộc về việc Trung Quốc kiểm soát mạng lưới điện hoặc đe dọa tới an ninh quốc gia của một nước là hoàn toàn vô văn cứ. Chúng tôi hy vọng người dân Philippines sẽ nhìn vào hoạt động hợp tác với Trung Quốc một cách cởi mở, khách quan và vô tư. Không cần phải lo lắng về những vấn đề tưởng tượng ra hay từ trên trời rơi xuống trong khi không có gì cả”, ông Cảnh nói.
Tập đoàn lưới điện nhà nước Trung Quốc hiện nắm giữ 40% cổ phần của Tập đoàn lưới điện quốc gia Philippines (NGCP), bên có nhiệm vụ vận hành mạng lưới truyền tải điện năng của quốc gia Đông Nam Á.
Hồi tuần trước, đại diện công ty Truyền tải quốc gia Philippines TransCo, bên có nhiệm vụ giám sát NGCP, đã xác nhận rằng có khả năng xảy ra kịch bản Trung Quốc có thể ngắt mạng lưới điện của Philippines một cách đơn giản.
Các thượng nghị sĩ Philippines đã yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện với NGCP để đánh giá rủi ro an ninh năng lượng. Họ cho rằng vấn đề liên quan tới quyền kiểm soát lưới điện là không thể bị xem nhẹ vì nó có thể khiến nền kinh tế Philippines sụp đổ và gây nguy hại tới an ninh quốc gia nếu Manila không có các biện pháp chống lại các nguy cơ có thể bị phá hoại.
Hiện NGCP có vai trò rất quan trọng trong mạng lưới cung cấp điện Philippines vì đây là dịch vụ truyền tải điện năng duy nhất được giao nhiệm vụ vận hành lưới điện của Philippines. Từ cơ sở của NGCP, điện từ các nhà máy đến các nhà phân phối phía sau và sau đó là các doanh nghiệp và hộ gia đình trên toàn quốc.
Ngoài ra, theo thượng nghị sĩ Risa Hontiveros, 60% cổ phần còn lại của NGCP được nắm giữ bởi 2 công ty của Philippines, nhưng người đứng đầu 2 công ty này đều là người gốc Hoa.
Trong bài phát biểu ngày 27/11, ông Cảnh đã bác bỏ mọi quan ngại từ Philippines, khẳng định Tập đoàn lưới điện nhà nước Trung Quốc tham gia vào dự án với NGCP như là “một đối tác hợp tác nhằm cung cấp dịch vụ điện năng an toàn, hiệu quả và chất lượng cao”. Ông cũng khẳng định phía Trung Quốc chỉ có vai trò hỗ trợ còn NGCP mới là bên quản lý vận hành và duy trì lưới điện.
“Philippines là hàng xóm gần gũi và thân thiện của Trung Quốc cũng như là đối tác quan trọng. Chúng tôi ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tham gia các hoạt động hợp tác thực tế, đôi bên cùng có lợi tại Philippines tuân thủ luật pháp và quy tắc”, ông Cảnh nói.
Trước đó, phía NGCP cũng lên tiếng bác bỏ các quan ngại, song một số thượng nghị sĩ Philippines vẫn chưa hài lòng với câu trả lời từ doanh nghiệp này.  
Đức Hoàng
Theo Rappler

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đánh "cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái!


Tú Anh | 
Đánh "cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái!

Tiêu diệt lực lượng Iran ở Syria gần như đã trở thành mục tiêu số 1 của Israel cho dù không ít lần máy bay chiến đấu của họ phải "cắt mặt" các hệ thống S-300 và S-400 Nga tại đây.

"Truy cùng, diệt tận" lực lượng Iran tại Syria
Cuộc tấn công do Không quân Israel (IAF) tiến hành nhằm vào các mục tiêu của Iran và Quân đội chính phủ của Tổng thống Bashar Assad trên lãnh thổ Syria sáng sớm ngày 19/11 vừa qua được đánh giá là một trong những chiến dịch không kích lớn nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Giới chức cấp cao Israel tuyên bố, 16 vị trí của lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, gồm các kho chứa vũ khí, trung tâm chỉ huy - điều khiển và các hệ thống tên lửa gần Sân bay Quốc tế Damascus cũng như một số địa bàn ở phía Nam Syria đã bị phá hủy.
Một số trận địa tên lửa phòng không của Quân đội Syria (SAA) cũng đã bị tập kích sau khi đánh chặn không thành công tên lửa phóng đi từ các máy bay chiến đấu Israel.
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở ở London (Anh), vụ tấn công đã khiến ít nhất 23 người thiệt mạng, trong đó có 16 người bị nghi là công dân Iran. 
Lãnh đạo quân sự Israel giải thích rằng, các cuộc không kích của họ là để trả đũa cho việc một đơn vị vũ trang Iran đã phóng 4 quả rocket sang phần lãnh thổ trên Cao nguyên Golan do Tel Aviv kiểm soát trước đó nhưng đã bị hệ thống phòng không Iron Dome đánh chặn.
Tuy nhiên, lý do trên chẳng qua cũng chỉ đóng vai trò như "một lời biện hộ" bởi hành động này của Israel thực tế nằm trong một kế hoạch bài bản, rộng lớn hơn. Israel và Iran cùng với lực lượng ủy nhiệm Hezbollah từ lâu đã tham gia vào một cuộc đối đấu tranh giành ảnh hưởng ở Trung Đông chưa biết bao giờ mới đến hồi kết.
Đánh cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái! - Ảnh 1.
Tiêm kích F-35 Không quân Israel. Ảnh: IBT
Ngay từ năm 2013, Israel đã bắt đầu tấn công các mục tiêu của Iran và Hezbollah ở Syria. Đây là giai đoạn thứ nhất. Lợi dụng cuộc nội chiến hỗn loạn ở Syria, các máy bay chiến đấu Không quân Israel đã tổ chức tổng cộng hơn 800 cuộc tập kích kể từ thời điểm đó cho tới nay. 
Mục tiêu chính của Israel là phá hủy các tên lửa đất đối đất và đất đối không do Iran chế tạo và vận chuyển cho phong trào vũ trang Hezbollah ở Lebanon cũng như ngăn chặn Tehran chi viện các thiết bị quân sự tinh vi nhằm giúp Hezbollah nâng cao độ tấn công chính xác của các tên lửa do chính tổ chức này phát triển.
Các vụ không kích của Israel diễn ra tương đối dễ dàng bởi khi đó Quân đội Syria quá yếu và đang trên bờ vực sụp đổ. Hezbollah và Iran thì bận mải cứu giúp chính quyền của Tổng thống Bashar Assad còn Nga vẫn chưa quyết định can dự vào cuộc khủng hoảng tại đây.
Lợi dụng bối cảnh đó, Israel đã âm thầm thực hiện kế hoạch của mình, không phô trương cũng không tuyên truyền ầm ỉ. Quân đội Israel gần như không bao giờ lên tiếng phủ nhận hoặc thừa nhận các chiến dịch không kích mà họ bị cáo buộc đứng đằng sau.
Tuy nhiên, đến năm 2015 khi Nga can dự vào Syria thì cuộc chơi đã thay đổi và đây được coi là giai đoạn thứ hai trong cuộc đối đầu Israel - Iran. Quân đội Nga đã chuyển tới Syria hàng ngàn binh lính cùng các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu chiến, hệ thống tác chiến điện tử, rocket, tên lửa và cả các tổ hợp phòng không tiên tiến nhất - S-400.
Đánh cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái! - Ảnh 2.
Chiến đấu cơ Israel phóng tên lửa Rampage. Ảnh: IAI
Chính vào thời điểm này, khi Syria đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố, Iran đã rất nhanh chóng nắm bắt thời cơ củng cố thế trận để gia tăng ảnh hưởng nhằm chuẩn bị trước cho cuộc đối đầu với Israel.
Với cánh tay quân sự nối dài là lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), Tehran đã đẩy mạnh kế hoạch xây dựng tuyến hành lang trên bộ kéo dài từ Iran, qua Iraq tới Syria và Lebanon.
Iran đã thiết lập tại Syria các trận địa tên lửa, pháo phòng không, máy bay không người lái, hệ thống thu thập thông tin tình báo trên đất Syria. Cùng với đó, nước này cũng xây dựng các căn cứ để tiếp nhận hàng chục nghìn tay súng theo dòng Hồi giáo Shi’ite dưới sự chỉ huy của tướng Qasem Soleimani - Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds.

Mục tiêu của Iran từ trước đến nay vẫn là thách thức và tìm cách đánh bại Israel qua việc thành lập một mặt trận thứ hai bên cạnh Hezbollah ở Lebanon, và sẵn sàng phát động một cuộc chiến tranh toàn diện chống Israel nếu cần thiết.
Tuy nhiên, kế hoạch này của Iran không dễ dàng thực hiện trước quyết tâm và sức mạnh của Israel. Lãnh đạo quân sự Israel và lực lượng tình báo Mossad chưa khi nào tỏ ra nao núng và liên tục tấn công vào các căn cứ, địa điểm cất giấu vũ khí của Iran, thậm chí còn công khai nhận trách nhiệm trong những cuộc không kích gần đây.
Quân đội Israel không chỉ phát động các cuộc tập kích vào mục tiêu của Iran ở Syria mà còn mở rộng sang cả Iraq và Lebanon.
S-300, S-400 Nga có mặt vẫn cứ đánh!
Truy lùng và hủy diệt các lực lượng do Iran bảo trợ tại Syria dường như đã trở thành sứ mệnh tiên quyết của Quân đội Israel (IDF), cho dù không ít lần các máy bay chiến đấu Không quân IDF phải phóng tên lửa "cắt mặt" các hệ thống S-300 và S-400 được Nga triển khai tại Syria.
Tháng 10/2018, Nga đã hoàn tất việc chuyển giao tên lửa S-300 cho Quân đội Syria sau thảm kịch chiếc máy bay trinh sát IL-20 của họ cùng 15 thành viên phi hành đoàn trên khoang bị chính tên lửa phòng không Syria bắn hạ khi truy đuổi một máy bay chiến đấu F-16 Không quân Israel tấn công trước đó.
Mặc dù vậy, bất chấp động thái này của Nga, không ít lần các quan chức cấp cao Israel gồm cả Thủ tướng Benjamin Netanyahu từng tuyên bố, Tel Aviv không ngần ngại hủy diệt cả S-300 nếu các máy bay chiến đấu của Israel bị tên lửa S-300 đánh chặn.
Đánh cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái! - Ảnh 4.
S-300 đã không phát huy được hiệu quả ở Syria. Ảnh: Avia.pro
Diễn biến thực tế tại Syria đã chứng minh điều này: Trong vụ tấn công vào một loạt mục tiêu ở các khu vực gần Thủ đô Damascus và tỉnh Homs ngày 1/7/2019, máy bay Israel đã không kích ngay "trước mũi" của S-300.
Đặc biệt, sự việc diễn ra chỉ vài tiếng sau khi Công ty ảnh vệ tinh ImageSat International cho công bố những bức ảnh mới nhất về việc tất cả 4 bệ phóng của hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo đã đi vào trực chiến ở gần Masyaf, địa bàn không cách xa vụ tấn công là mấy.
Radar của S-300 tại Syria có tầm phát hiện vài trăm km còn tên lửa thì được cho là có thể đánh chặn các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 200 km. 
Địa bàn Masyaf nơi hệ thống S-300 được triển khai chỉ cách khu vực bị Israel tấn công hôm 1/7 vài chục km, nghĩa là vụ không kích diễn ra ngay trong tầm bảo vệ của S-300.
Tại Iran, tháng 5/2019, Tư lệnh lực lượng không quân Iran, Thiếu tướng Farzad Ismaili, đã bị nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Khamenei sa thải khi ông này thừa nhận đã che giấu hành động xâm phạm không phận Iran của các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Israel trước đó.
Mạng lưới phòng không của Iran, trong đó có cả tổ hợp tên lửa S-300 do Nga cung cấp đã không phát hiện được các máy bay chiến đấu của Israel từ lúc chúng xâm nhập cho tới khi rời khỏi không phận Iran.
Đánh cắt mặt” S-300, S-400 Nga ở Syria, Israel đã nói là làm: Bản lĩnh người Do Thái! - Ảnh 6.
S-400 được Nga bố trí ở địa điểm cách không xa các hệ thống S-300 của Syria. Ảnh: Observer IL
Trong vụ tấn công ngày 18/9/2019, chiến đấu cơ Không quân Israel, mà như một số cơ quan báo chí nhận định là những chiếc tiêm kích tàng hình F-35, không chỉ vượt biên giới vào Syria mà còn thâm nhập sâu vào không phận nước này hàng trăm km nằm trong tầm bảo vệ của các hệ thống S-400 Nga và S-300 của Syria.
Các hệ thống tên lửa S-300 và S-400 của Nga, những tổ hợp phòng không được coi là là tiên tiến nhất thế giới đã không phát hiện được máy bay chiến đấu của Israel bay qua Damascus.
Dù phải đối diện với một loạt thách thức trong nước nhưng Iran vẫn tỏ rõ quyết tâm tiếp tục triển khai lực lượng và vũ khí tới Syria cũng như tại khu vực biên giới Iraq-Syria để sẵn sàng đáp trả Israel.
Trong khi đó, chưa biết Bộ trưởng Quốc phòng mới của Israel Naftali Bennett sẽ tiếp nhận chức vụ này trong bao lâu nhưng ông đã đe dọa sẽ tiến hành các biện pháp cứng rắn hơn nữa với Iran.
Cuộc đối đầu giữa Israel và Iran hiện nay được cho là đã bước sang giai đoạn thứ 3 và cũng sẽ là giai đoạn nguy hiểm nhất khi cả hai bên chưa hề có dấu hiệu lùi bước. Kịch bản tấn công các mục tiêu của Iran trên lãnh thổ Syria nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục tiếp diễn, kể cả khi chúng nằm trong tầm bao quát của các hệ thống tên lửa S-300, S-400 mà Nga triển khai tại đây.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Về sự khác biệt của văn hóa tiêu dùng ở Hà Nội và Sài Gòn


Nếu bạn kinh doanh xin đừng quên yếu tố văn hóa vùng miền! Bài viết này không có ý cổ vũ những định kiến vùng miền nhưng các dữ liệu khảo sát từ thực tế là cần thiết cho người làm kinh doanh.
Sài Gòn: cá nhân; Hà Nội: tập thể
Theo thông tin mà người viết có được, có lẽ khảo sát có quy mô rộng nhất và chi tiết nhất tính đến thời điểm hiện nay là báo cáo năm 2009 của Nielsen về sự khác biệt giữa hai nhóm người tiêu dùng ở Hà Nội và Sài Gòn. Báo cáo chỉ ra người Sài Gòn mang tính cá nhân hơn và người Hà Nội mang tính tập thể hơn trong các quyết định mua hàng.
Người Hà Nội thường hành động theo lời khuyên của người khác, họ sợ mắc lỗi khi đưa ra quyết định. “Tôi có niềm tin ở những người đã có kinh nghiệm sử dụng sản phẩm. Chúng ta có thể phạm sai lầm khi không hỏi ý kiến người khác”, một người được hỏi trả lời. Có 65% người Hà Nội nói: “Tôi sợ mắc lỗi khi quyết định, tham khảo ý kiến người khác giúp tôi cảm thấy an toàn hơn” nhưng chỉ có 45% người Sài Gòn thừa nhận điều này.
Người Hà Nội không muốn bị coi là lạc hậu hay “thua kém” người khác. Họ cũng không muốn bị cô lập trong đám đông. “Nếu bạn không giống những người khác trong xã hội, điều đó sẽ làm cho bạn cảm thấy thua kém họ”, một trong những nhận định được rút ra từ khảo sát.
Trong khi đó, người Sài Gòn, tuy vẫn quan tâm những gì người khác nói hay nghĩ nhưng cuối cùng họ sẽ quyết định theo ý riêng. Người Sài Gòn cảm thấy không cần phải bắt chước người khác. “Bạn phải có quan điểm riêng và nó phải phù hợp với túi tiền, khả năng chi trả của bạn”, một khách hàng trả lời.
Trả lời câu hỏi “Bạn quyết định mua hàng dựa trên những yếu tố nào?”: 99% người Hà Nội cho biết dựa vào khuyến nghị của các thành viên trong gia đình trong khi tỷ lệ này ở người Sài Gòn là 94%; 91% người Hà Nội nói dựa vào lời khuyên của bạn bè, còn người Sài Gòn chỉ là 71%; 83% người Hà Nội dựa vào ý kiến của đồng nghiệp, người quen nhưng với người Sài Gòn chỉ là 52%; 94% người Hà Nội dựa vào gợi ý của… hàng xóm trong khi người Sài Gòn là 42%.
Sự đặc trưng tạm gọi là “chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể” ở hai khu vực Nam, Bắc rất khác biệt. Trong số 15 hạng mục nghiên cứu của cuộc khảo sát có 7 hạng mục ghi nhận nhóm khách hàng tại Hà Nội bị “ảnh hưởng cao hơn từ người khác” (gồm thiết bị gia dụng, phương tiện đi lại, thực phẩm, đồ uống, dịch vụ y tế, tài chính, sản phẩm chăm sóc gia dụng), trong khi người Sài Gòn thì không thể hiện rõ ràng. Người Sài Gòn nói: “Trước khi đến cửa hàng mua một màn hình LCD, tôi đã quyết định mua nhãn hiệu Samsung. Tôi cũng có tham khảo thêm ý kiến người khác nhưng đây là quyết định của tôi”. Người Hà Nội thì cho rằng các ý kiến khác làm ảnh hưởng đến hoạt động và hành vi của họ: “Tôi muốn mua một ti vi mới và nếu hàng xóm cho tôi biết rằng loại ti vi đó chất lượng không cao thì tôi sẽ đổi ý ngay lập tức”.
Người Hà Nội chuộng hình thức
Các sản phẩm và thương hiệu cao cấp hấp dẫn hơn với người tiêu dùng Hà Nội. Đây là phân khúc rất tiềm năng cho các dòng sản phẩm cao cấp của các nhãn hiệu. Thống kê cho thấy tại thời điểm giữa năm 2009, 72% điện thoại di động cao cấp, 45% máy giặt cao cấp, 38% hàng điện tử đắt tiền được bán ở Hà Nội. Các tỷ lệ này ở Sài Gòn lần lượt là 45%, 28% và 24%, tức thấp hơn rất nhiều.
Sự khác biệt của người tiêu dùng ở hai miền tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho các nhà tiếp thị. 40% người Hà Nội thừa nhận “muốn nổi bật trong đám đông, trong các đồng nghiệp” nhưng chỉ có 24% người Sài Gòn muốn như vậy. 62% người Hà Nội nói họ sẽ không mua những bộ quần áo tương tự như người khác đã chọn nhưng chỉ có 35% người Sài Gòn làm như vậy.
Người Hà Nội nói: tôi không hài lòng khi bạn mình đang sử dụng điện thoại di động cao cấp trong khi tôi sử dụng một cái giá rẻ, mọi người sẽ coi thường tôi. Nhưng người Sài Gòn thì trả lời: nhiều người nhận xét điện thoại của tôi xấu xí nhưng tôi không quan tâm. Nó không quan trọng và tôi không nhất thiết phải theo họ.
Vì thế, người Hà Nội sẵn sàng trả giá cao để mua các sản phẩm cao cấp, kể cả họ phải tính toán, tiết kiệm để có khoản tiền mua chúng. Một người được hỏi cho biết: “Tôi rất thích một chiếc túi Louis Vuitton có giá khoảng 1.000 đô la Mỹ và tôi thực sự muốn tìm một việc làm lương 20 triệu đồng một tháng để tôi có thể tiết kiệm đủ tiền cho chiếc túi”. Có 71% người Hà Nội thừa nhận họ ưa chuộng các sản phẩm sang trọng trong khi tỷ lệ này ở Sài Gòn là 59%. Người Sài Gòn nói tôi thích các sản phẩm sang trọng, nhưng không quá cố gắng để có nó.
Người Sài Gòn mua một món đồ vì họ thích nó hơn là vì nó giúp họ khoe mẽ với xung quanh. Và khi điều kiện kinh tế khó khăn, họ sẵn sàng hạ tiêu chuẩn để dùng các nhãn hiệu rẻ hơn: “Tôi không cần phải vội vã mua một sản phẩm cao cấp vì người khác có nó”. 48% người Sài Gòn nói “mua sắm nhãn hiệu cao cấp chỉ dành cho những ai muốn thu hút sự chú ý. Tôi không phải loại người đó” nhưng chỉ có 29% người Hà Nội thừa nhận điều này. 64% người Hà Nội sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm mà họ thích nhưng chỉ có 52% người Sài Gòn làm như vậy. 94% người Sài Gòn sẽ mua sản phẩm chất lượng mà tiết kiệm chi phí nhưng tỷ lệ này ở người Hà Nội là 79%.
Chiến lược vùng miền
“Chiến lược vùng miền rất quan trọng trong bán hàng, nếu không tính toán kỹ, bạn sẽ khó mà thành công”, theo ông Lâm Văn Hải, Phó tổng giám đốc cấp cao Suntory PepsiCo Việt Nam và cũng là người đã phụ trách bộ phận bán hàng hơn 20 năm.
Theo ông Hải, trong chiến lược bán hàng, sự đầu tư lớn chưa giúp đem lại thành công chắc chắn mà phải biết đánh giá đúng thị trường. Với kinh nghiệm của mình, ông Hải cho biết lộ trình triển khai các sản phẩm mới căn cứ vào thói quen tiêu dùng từng khu vực. “Bạn phải biết dùng cần câu gì để câu con cá nào. Cần câu cần được thả khi nào và lúc nào thì thả sâu còn lúc nào thả cạn”.
Ở Việt Nam, văn hóa mỗi vùng miền khác nhau rất rõ nên việc hiểu lúc nào khách hàng cần dùng sản phẩm của mình là rất quan trọng đối với người kinh doanh. Hàng ngàn công ty đang thấy rằng để cạnh tranh thành công không phải chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt mà còn phải xác lập độ sẵn sàng cho sản phẩm ở những địa điểm xác định, vào thời điểm và theo cách mà người tiêu dùng muốn. “Người sử dụng cuối cùng là người quyền lực nhất. Hành vi của họ định đoạt sự sống còn của công ty. Tận dụng được quyền lực đó bạn mới thành công”.
“Bán hàng là con đường đau khổ. Đừng bao giờ thỏa mãn với thành công hiện tại, bởi nếu bạn hài lòng sớm, bạn sẽ thất bại ngay ngày mai”, ông Hải nói. “Có những nơi, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao. Có khu vực, người ta sẵn sàng thay đổi khi có sản phẩm thay thế nhưng không phải khu vực nào cũng vậy. Khách hàng chính là hàng rào bảo vệ vững chắc nhất cho công ty”.
Quả thật, một công thức kinh doanh sẽ không vừa vặn với mọi vùng miền trên khắp Việt Nam. Chiến lược riêng cho mỗi vùng miền phải được đặt lên hàng đầu nếu bạn muốn kinh doanh ở chốn “khó hiểu” này.
Người Hà Nội trung thành với nhãn hiệu hơnCũng từ khảo sát của Nielsen, nếu như 95% người Hà Nội quan tâm về nguồn gốc của sản phẩm thì tỷ lệ này ở người Sài Gòn chỉ có 85%; 98% người Hà Nội quan tâm chất lượng sản phẩm trong khi chỉ có 84% người Sài Gòn quan tâm.
Một chuyên gia bình luận rằng người Hà Nội bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi hệ thống các giá trị phong kiến và thường khiến đối phương gặp nhiều thách thức hơn khi thuyết phục. Cùng là một chiến dịch tiếp thị, để thay đổi được 1 trong 5 người tiêu dùng ở Sài Gòn thì lại chỉ có thể tác động được 1 trong 10 người tiêu dùng Hà Nội.
Khi nền kinh tế khó khăn hơn người Sài Gòn chuyển xuống mua các nhãn hiệu rẻ hơn nhưng người Hà Nội vẫn mua nhãn hiệu hàng hóa cũ nhưng khối lượng nhỏ hơn. 79% người Hà Nội trả lời họ sẵn sàng “hy sinh” tiền để gắn bó với thương hiệu của họ trong khi chỉ có 36% khách hàng ở Sài Gòn làm điều đó.
93% người Hà Nội nói họ không thay đổi thói quen tiêu dùng các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và mỹ phẩm khi trở nên nghèo hơn trong khi chỉ một nửa người Sài Gòn thừa nhận điều đó. Điều này được một số người lý giải là do thị trường Sài Gòn có nhiều sự lựa chọn hơn nên người tiêu dùng khó trung thành với một nhãn hiệu.
Tuy nhiên, đòi hỏi đặt ra cho các công ty là cần đầu tư liên tục hơn để duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng Sài Gòn đối với thương hiệu và duy trì khối lượng hàng hóa tiêu thụ ở Hà Nội khi kinh tế thay đổi. Đối với thị trường Hà Nội, các doanh nghiệp thường mất thời gian đầu tư lớn thời gian đầu nhưng khi đã “giành” được trái tim người tiêu dùng ở đây thì đó là chiến thắng lâu dài.
Trước hành vi khác biệt giữa hai nhóm người tiêu dùng này, quảng cáo có vai trò lớn hơn với người Hà Nội. 23% người Hà Nội thích xem quảng cáo và bị ảnh hưởng bởi chúng trong khi chỉ có 6% người Sài Gòn quan tâm. 100% người Hà Nội dùng Internet và so sánh giá trên các trang web trước khi mua hàng trong khi chỉ có 22% người tiêu dùng ở Sài Gòn làm điều đó.
Các khảo sát cho thấy người Hà Nội có phản ứng tốt hơn với các chương trình quảng cáo, khuyến mãi và dịch vụ sau bán hàng. 73% người được hỏi nói “quảng cáo thực sự hữu ích khi tôi cần phải mua một cái gì đó” trong khi ở Sài Gòn tỷ lệ này là 28%. 49% người Hà Nội thấy thoải mái hơn với sản phẩm có mật độ quảng cáo phổ biến trong khi ở Sài Gòn chỉ là 19%.
Người Sài Gòn ủng hộ kiểu khuyến mãi tăng khối lượng còn người Hà Nội thì thích giảm giá.
57% người Hà Nội cho biết họ sẵn sàng trả thêm tiền để có được dịch vụ bán hàng tốt hơn trong khi tỷ lệ này ở Sài Gòn là 34%.
Nhiều người Sài Gòn tự coi mình là một phần của thế giới mới với đầu óc cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm những điều mới. Vì thế, nhiều chuyên gia khuyên doanh nghiệp nên thử nghiệm sản phẩm mới tại thị trường này.
Có thể thấy với hai nhóm người tiêu dùng khác biệt như thế nên các chiến lược kinh doanh rất cần phải được “may đo” khác nhau.
.
Theo HỒNG PHÚC / THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN (2015)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Google hoàn toàn có thể cấm tài khoản của bạn: Đây là mọi thông tin cần biết để tự bảo vệ mình


Nếu một ngày thức dậy và thấy tài khoản Google của mình bị cấm vĩnh viễn, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ bị đảo lộn hoàn toàn.
Google hoàn toàn có thể cấm tài khoản của bạn: Đây là mọi thông tin cần biết để tự bảo vệ mình - Ảnh 1.
Nhiều dịch vụ Google có thể bị ảnh hưởng nếu tài khoản Google bị cấm. Ảnh: Android Authority
Dựa vào mức độ phụ thuộc vào Google của bạn, một lệnh cấm hoàn toàn có thể không dừng lại ở sự bất tiện mà đó còn là sự hủy diệt. Tài khoản Google bị cấm đồng nghĩa với bạn không thể dùng Gmail, Google Photos, Google Pay, YouTube hay Google Play Music, Google Play Store. Với nhiều người, cuộc sống của họ sẽ bị đảo lộn.
Dù phần lớn người dùng chưa hề trải qua cảm giác bị cấm tài khoản Google, đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra với bất kỳ ai. Dưới đây là mọi thông tin bạn cần biết về điều này.
Google có thể cấm tài khoản của bạn
Điều khoản dịch vụ của Google ghi rõ: “Chúng tôi có thể tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp Dịch vụ của chúng tôi cho bạn nếu bạn không tuân thủ các điều khoản hoặc chính sách của chúng tôi hoặc nếu chúng tôi đang điều tra hành vi bị nghi ngờ là sai phạm”.
Google khẳng định: “Bạn phải tuân thủ mọi chính sách đã cung cấp cho bạn trong phạm vi Dịch vụ. Không được sử dụng trái phép Dịch vụ của chúng tôi. Ví dụ: không được gây trở ngại cho Dịch vụ của chúng tôi hoặc tìm cách truy cập chúng bằng phương pháp nào đó không thông qua giao diện và hướng dẫn mà chúng tôi cung cấp. Bạn chỉ có thể sử dụng Dịch vụ của chúng tôi theo như được luật pháp cho phép, bao gồm cả các luật và quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu và tái xuất khẩu”.
Ảnh hưởng khi bị cấm tài khoản Google
Chúng ta đang phụ thuộc khá nhiều dịch vụ Google. Chỉ riêng Gmail có hơn 1,2 tỷ người dùng, tương đương 15% dân số toàn cầu. Tài khoản Google bị cấm đồng nghĩa bạn không thể truy cập Gmail nữa.
Với người dùng Android, họ còn bị ảnh hưởng nhiều hơn: không thể đồng bộ dữ liệu, tải ứng dụng, nhận thông báo về một số phần mềm trên điện thoại. Cách duy nhất là dùng tài khoản mới và bắt đầu từ số 0.
Các dịch vụ của Google bao gồm: Android, Chrome, Chrome OS, Wear OS, Chromecast, Google Home, Google Nest, Google Wifi, Docs – Sheets – Slides, Google Drive, Google Play Store, Gmail, Stadia, Google Maps, Google Fi, Google Fit, Google Pay, Google Photos, AdSense, YouTube. Trong nhiều trường hợp, khi bị cấm, bạn không thể truy cập bất kỳ dữ liệu nào liên quan tới tài khoản, tức là mất tất cả.
Phải làm gì nếu tài khoản Google bị cấm
Điều đầu tiên cần phải làm là tìm hiểu vì sao tài khoản bị cấm. Bạn bấm vào đây , đăng nhập bằng tài khoản Google và xem tin nhắn hiện ra có nội dung gì. Từ đây, bạn bấm vào nút “Try to Restore” và làm theo hướng dẫn. Nếu muốn khôi phục tài khoản nhưng bị từ chối hay báo lỗi, bạn có thể kháng cáo trực tiếp lên Google. Vào mẫu này và điền mọi thông tin bạn có. Google thường phản hồi trong vòng 2 ngày làm việc.
Nếu cả hai cách trên đều vô hiệu, có lẽ bạn không thể làm gì hơn nữa.
Đề phòng: Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ
Cách tốt nhất để không bị "sụp đổ" nếu tài khoản Google bị cấm là tránh phụ thuộc hoàn toàn vào Google. Bằng cách này, bạn sẽ bảo vệ được bản thân nếu không may bị cấm. Chẳng hạn, ngoài sao lưu dữ liệu trên Google Drive, lưu nhạc trên Google Play Music, lưu ảnh trên Google Photos, bạn có thể lưu vào ổ cứng di động.
Một cách khác là tạo tài khoản Google cho từng mục đích khác nhau như Nest, Chromecast, Google Wifi, lưu trữ… Như vậy, khi tài khoản này bị cấm, tài khoản khác vẫn an toàn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống



LONG AN Tại chùa Tôn Thạnh, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" và truyện thơ "Lục Vân Tiên".
Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống
Chùa Tôn Thạnh ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc được xây dựng năm 1808. Ban đầu chùa có tên Lan Nhã hay còn được người dân địa phương gọi là Ông Ngộ do được Thiền sư Viên Ngộ xây dựng. Qua nhiều lần trùng tu, hiện chùa có diện tích khoảng 2 ha.
Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống
Cổng chùa xây dựng kiểu tam quan truyền thống, mỗi hàng cột đều có câu đối, các đầu đao hình rồng.
Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống
Theo các sử liệu, từ năm 1859 đến 1861, nhà nho Nguyễn Đình Chiểu (tục gọi là Đồ Chiểu) có đến lưu trú tại chùa. Bên ngoài cụ mang danh là mở lớp dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, nhưng thực chất vẫn âm thầm làm thơ yêu nước, lãnh đạo nghĩa quân trong vùng, khích lệ bà con chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược.
Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống
Tại đây, cụ Đồ Chiểu đã sáng tác truyện thơ Lục Vân Tiên và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong áng văn bất hủ, có đoạn viết: "Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son để lại ánh trăng rằm/Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ."
Ngày nay, trong khuôn viên chùa có dựng một tấm bia kỷ niệm về cụ đồ.
Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống
Qua nhiều lần trùng tu, chùa Tôn Thạnh ngày nay là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, hành lang phía đông, hành lang phía tây...
Không gian chính là dãy nhà gồm tiền điện, chánh điện và hậu điện sát nhau theo kiểu "sắp đọi", dạng kiến trúc phổ biến của đình chùa Nam Bộ. Công trình được xây dựng từ năm 2003 với vật liệu chủ yếu là gỗ, gạch, mái ngói lợp kiểu vảy cá.
Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống
Các đầu đao trên đỉnh mái trang trí rồng phượng, cảnh "lưỡng long tranh châu" thường thấy trong kiến trúc đình chùa Việt Nam.
Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống
Chánh điện chùa có diện tích khoảng 180 m2. Toàn bộ hệ thống chánh, tiền và hậu điện có 108 cột và nhiều vì kèo bằng gỗ.
Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống
Chánh điện thờ Thích Ca Mâu Ni, Di Đà Tam Tôn, Dược Sư Lưu Ly,... bên trái thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, bên phải thờ A Di Đà Phật.
Có khoảng 80 tượng Phật bài trí trong chùa, hầu hết làm bằng gốm và đất nung, có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.
Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống
Theo nhà chùa, gian nhà đang sử dụng làm trai đường chính là chánh điện cũ xây dựng năm 1926. Trai đường nổi bật với hệ thống cột làm bằng gỗ căm xe nguyên khối vẫn còn vững chắc, không bị mối mọt.
Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống
Nối theo trai đường là sân Thiên tỉnh, có hòn non bộ mục đích là lấy ánh sáng và giải nhiệt. Hai bên sân là dãy hai hành lang nối xuống gian phòng nghỉ ngơi của các sư.
Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống
Không gian chùa rộng rãi, rợp bóng cây xanh. Năm 1997, chùa được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Quỳnh Trần / VNExpress

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chính phủ hãy giải thích rõ để an dân


Giang Điền
Trong chúng ta ai cũng còn nhớ hồi năm ngoái khi QH đưa dự luật "ĐẶC KHU" ra để thông qua đã bị các nhân sỹ , trí thức và đồng bào yêu nước phản đối ... Vì vậy mà QH đã dừng thông qua dự luật này mặc dù chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói trắng ra rằng :"Bộ chính trị đã có kết luận rồi QH phải bàn cho ra luật" !... đồng thời bà giải thích về vốn đầu tư vào ba vị trí "Đặc khu trên biển đó là Vân Đồn ; bắc Vân Phong ; và đảo Phú Quốc" không phải bằng vốn nhà nước mà đều là vốn của tư nhân với 1,6 triệu tỷ VNĐ...
Như vậy là
"CHÚNG TA CHƯA CÓ LUẬT ĐẶC KHU" .
Nhưng
Kì họp thứ 8 QH khóa 14 này QH lại thông qua luật "Miễn thị thực cho người nước ngoài vào các KHU KINH TẾ ĐẶC BIÊT TRÊN BIỂN" ! (Ngĩa là vào ba đặc khu kể trên).
Đồng thời thủ tướng chính phủ có "quyết định cho phép tỉnh Quảng Ninh thực ngiệm BỘ MÁY HÀNH CHÍNH ĐẶC KHU tại Quảng Ninh" ! (Vân Đồn) .
XIN HỎI :
1 / Trong khi nhà nước ta CHƯA CÓ LUẬT ĐẶC KHU mà QH và chính phủ đã làm như vậy có phải đang thực hiện quyết định của đảng cs VN mà bất chấp lòng dân ?
2 / Có phải QH và chính phủ đã và đang "lót ổ cho đại bàng" hay "đi tắt đón đầu" theo cuộc cách mạng 4.0 ?
3 / Để tránh dư luận lên án QH và chính phủ đã chủ trương "Làm ba đặc khu ấy cho người Việt" ? (Vì không nói đến việc cho người nước ngoài vào đầu tư như dự luật đưa ra hồi năm ngoái).
4 / Nếu là đặc khu của người Việt liệu họ có quyền "nhượng cho người nước ngoài khi có lợi " ? v v ...
Để an lòng dân đề ngị QH và chính phủ hãy giải thích rõ những câu hỏi trên cho dân được biết .
Hãy làm cho dân tin như đã tin từ khi QH lùi không thông qua luật "Đặc khu" đến nay .
nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Trung Quốc phản bác 'gián điệp đào tẩu'


Văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc gọi gián điệp đào tẩu là "kẻ lừa đảo", nói rằng ông ta vẽ ra "kịch bản lố bịch".  
"Đây là kịch bản đầy kẽ hở được các lực lượng chống Trung Quốc dựng lên", Zhu Fenglian, phát ngôn viên Văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc nói trong cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh.
"Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan (DPP) và kẻ lừa đảo đã vào hùa với nhau, cố tình thao túng chính trị. Mục đích của họ là tạo ra ảo tưởng rằng Trung Quốc đại lục can thiệp vào cuộc bầu cử khu vực Đài Loan, nhằm thu được lợi ích bầu cử không chính đáng cho họ", bà Zhu nói thêm.
Zhu Fenglian, phát ngôn viên Văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc. Ảnh: VCG.
Zhu Fenglian, phát ngôn viên Văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc. Ảnh:VCG.
Trước đó, Wang "William" Liqiang, tự nhận là gián điệp Trung Quốc đào tẩu, đã cung cấp cho cơ quan phản gián Australia thông tin rằng Bắc Kinh cố gắng can thiệp vào bầu cử Đài Loan. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và DPP sau đó cảnh báo về mối đe dọa từ Trung Quốc.
Wang nói rằng ông ta đã giúp định hướng truyền thông đưa tin tích cực về một số chính trị gia Đài Loan, trong đó có đối thủ chính của bà Thái là Hàn Quốc Du từ Quốc dân đảng, người ủng hộ quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc đại lục. Hàn Quốc Du dọa kiện Wang nếu ông này đến Đài Loan.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng việc Đài Loan trở về với Trung Quốc theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ", tương tự Hong Kong và Macau, là phương án tốt nhất để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người dân hòn đảo này. Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan nguội lạnh kể từ khi bà Thái Anh Văn, người không công nhận chính sách "Một Trung Quốc", lên nắm quyền ở Đài Loan giữa năm 2016.
Phương Vũ (Theo Reuters)