Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

"..Sự giàu lên của đa số “đại gia” lại làm nghèo đi đất nước.”



Các đại gia và nhóm lợi ích xem hệ thống chính quyền như “công cụ” làm lợi cho họ, điều đó gây thiệt hại cho cộng đồng, quốc gia.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng nhận định tin về các tỷ phú chưa hẳn tin tốt lành cho nền kinh tế: “Điều đáng ngại nhất là họ ăn chênh lệch giá, họ giàu lên một cách rất nhanh chóng mà họ không có sáng kiến, phát minh, không có đóng góp gì cho sự phát triển của lực lượng sản xuất cả.” “họ là sản phẩm của thể chế hiện hành, của chủ nghĩa tư bản hoang dã”, khác hẳn với Bill Gates hay Elon Musk.
Nếu như những tỷ phú Việt làm giàu theo cách thức của người Do Thái thì nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt xa Mỹ.
Ông Phạm Tất Thắng, Cố vấn Cấp cao Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương): “Sự tăng vọt về số người siêu giàu của Việt Nam lại tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng GDP của đất nước. Nhiều tỷ phú USD nhưng lại không có nhiều người giàu lên nhờ sản xuất hàng hóa có phẩm chất cao, tạo thêm việc làm đóng góp vào GDP hoặc tham gia vào phát triển bền vững. Chính điều này làm cho nợ công tăng cao”. Giới siêu giàu ngày càng đông, nợ công Việt Nam ngày càng lớn. “Điều này chứng tỏ sự giàu lên của đa số “đại gia” lại làm nghèo đi đất nước.”
---------------------------------------
Sự giàu lên của các đại gia làm “nghèo đi” đất nước
Gần đây nhiều bài viết trên mạng đã phần nào bóc trần bản chất của bộ phận thượng tầng doanh nhân Việt, đó là tư bản hoang dã làm giàu trên sự cướp đoạt đất đai của nhân dân. Đó là một tội ác mà thể chế không thể không có lỗi từ chính sách sở hữu đất đai nhà nước của nó.
Các tỉ phú Việt Nam
Đất đai là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường bất động sản rơi vào tay các đại gia. Nó cũng là “quả bơm nợ” của nền kinh tế, vì tình trạng cho vay bất động sản quá nhiều làm cho các ngân hàng phải ôm những khoản nợ xấu lớn. Và “giới siêu giàu ngày càng đông – nợ công Việt Nam ngày càng lớn” đó là khẳng định của nhà nghiên cứu cao cấp tại Bộ Công Thương ông Phạm Tất Thắng.
Tỷ phú Việt Nam & Tỷ phú thế giới: “Hai thái cực” làm giàu
Người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới. Đất nước Israel tuy nhỏ, nhưng lại là cái nôi của vô số những công nghệ, phát minh mới nhất với chất lượng vô cùng vượt trội. Các tỷ phú thế giới hầu như là người Do Thái, riêng tại Mỹ tỷ phú là người Do Thái chiếm 48% trong tổng số các tỷ phú. Những vị tỷ phú này có những phát minh sáng chế phục vụ không chỉ cho quốc gia của họ mà còn phục vụ cho cả thế giới.
Điển hình như tỷ phú Bill Gates, có bản quyền có sáng chế và phần mềm Microsoft là một đóng góp rất quan trọng cho tiến bộ của xã hội. Còn Elon Musk, với ô tô Tesla và với nhiều dự án khác như SolarCity cũng có những đóng góp rất là quan trọng. Một nhân vật không thể không nhắc đến đó là tỷ phú Mark Zuckerberg với phát minh Facebook, đóng góp này đã giúp cho hàng tỷ người trên thế giới chia sẽ thông tin, gởi gắm thông điệp cho nhau 1 cách nhanh nhất. Đây là một sự đóng góp sáng tạo và có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực công nghệ.
Năm 2016 được đánh giá là xuất hiện nhiều tỷ phú nhất ở VN. Trong danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, mới được công bố có đến một nữa là tỷ phú bất động sản. Những vị tỷ phú này đã không làm giàu nhờ sản xuất và kinh doanh hợp pháp, mà dựa trên tham nhũng, trốn thuế và những hoạt động bất hợp pháp. Họ không đóng góp nhiều cho nền kinh tế, họ cũng không có đóng góp gì vào công nghệ, “họ không có bằng sáng chế, phát minh”, và năng lực cạnh tranh quốc tế của họ “rất hạn chế, thậm chí có thể gây bất ổn về lâu dài. Nếu như những tỷ phú Việt làm giàu theo cách thức của người Do Thái thì nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt xa Mỹ.
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh cũng cho rằng: “họ là sản phẩm của thể chế hiện hành, của chủ nghĩa tư bản hoang dã”, khác hẳn với Bill Gates hay Elon Musk.
Mừng hay lo về việc xuất hiện nhiều tỷ phú bất động sản Việt Nam
Theo báo cáo Thịnh vượng 2016 (Wealth Report) của Night Frank, hiện Việt Nam có hơn 12.000 tỷ phú đô la tăng hơn 350% trong 1 thập kỷ qua. Riêng trong năm 2015, Việt Nam có 168 người siêu giàu có tài sản từ 30 triệu USD trở lên. Giới siêu giàu ở Việt Nam được dự báo là sẽ tăng 140%, lên tới hơn 400 người trong thập niên tới.
Tuy nhiên, nhiều đại gia trong số này đã không làm giàu nhờ sản xuất và kinh doanh hợp pháp, mà dựa trên việc mua chính sách, quan hệ thân hữu, trốn thuế và những hoạt động bất hợp pháp. Điển hình như những đại gia: Trịnh Văn Quyết, Lê Phước Vũ, Dương Công Minh, Phạm Nhật Vượng, Vũ Văn Tiền, Vũ Quang Hội hay Lương Trí Thìn…
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng nhận định tin về các tỷ phú chưa hẳn tin tốt lành cho nền kinh tế: “Điều đáng ngại nhất là họ ăn chênh lệch giá, họ giàu lên một cách rất nhanh chóng mà họ không có sáng kiến, phát minh, không có đóng góp gì cho sự phát triển của lực lượng sản xuất cả.”
Lách thuế cực kỳ gian xảo
Dự án Thép Cà Ná của ông chủ tập đoàn Hoa Sen đại gia Lê Phước Vũ đã minh chứng cho điều này. Ngành luyện Gang Thép là một ngành công nghiệp gây ô nhiễm, tổn hại nhiều tới hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Với một Formosa chưa tiên liệu được hậu quả môi trường khiến cả Miền Trung và nhân dân cả nước gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.
Nay đến dự án thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận, mặc dù vấp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận trong cả nước nhưng chính quyền nơi đây vẫn thông qua dự án và ưu ái rất nhiều. Ông Lê Phước Vũ từng lớn tiếng khẳng định: “Nếu dự án thép Hoa Sen Cà Ná gây ô nhiễm môi trường, sẽ đóng cửa nhà máy và giao toàn bộ tài sản cho Nhà nước; không xả thải một giọt nào ra biển”. Không hiểu ông Vũ căn cứ vào đâu mà tuyên bố mạnh miệng như thế? Trong khi máy móc ông sử dụng là của Trung Quốc, công nghệ làm thép thì lạc hậu không thua gì Formosa đang sử dụng.
Mới đây, tại dự án này ông Vũ đã tách biệt thành 3 công ty, với 3 pháp nhân khác nhau. Chỉ động thái nhỏ này thì ông Vũ thu về khoản tiền “khủng” từ việc cho thuê đất trong 70 năm của dự án lẽ ra phải đóng vào ngân sách nhà nước. Chưa gì ông Vũ đã “lồi đuôi cáo” liệu lời hứa của ông về việc bảo vệ môi trường có giá trị hay không?
Kinh doanh thiếu đạo đức như thế, nếu xảy ra sự cố thì ông có khắc phục hậu quả hay không? Hay lại xin đi nước ngoài chữa bệnh? Nghịch lý thay, ông chủ Hoa Sen thì ngày càng giàu sụ nhờ “chiêu trò” lách tiền thuê đất, người dân nơi đây phải đối mặt thảm họa môi trường của Fomosa thứ 2 đang sắp xảy ra.
Ông chủ Hoa Sen thì ngày càng giàu sụ nhờ chiêu trò lách tiền thuê đất, người dân nơi đây phải đối mặt thảm họa môi trường của Fomosa thứ 2
Tham nhũng “chính sách”
Không những thế, những tỷ phú BĐS tạo mối quan hệ với giới quyền lực bằng cách chia sẻ địa tô như: chênh lệch giá đất, khai thác khoán sản, phá rừng. Họ và nhóm lợi ích xem hệ thống chính quyền như “công cụ” làm lợi cho họ, điều đó gây thiệt hại cho cộng đồng, quốc gia.
Điển hình vụ cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ của các tập đoàn: Vingroup, T&T, và Tân Hoàng Minh. Được xem là ví dụ cho trường họp “tham nhũng chính sách”.
Trong khi báo chí trong nước gần như “lãng quên” vụ này thì Facebooker là Nguyễn Anh Tuấn nhà hoạt động xã hội Đà Nẵng đã đi tìm hiểu thông tin. Việc thâu tóm khu đất vàng với giá rẻ của các tập đoàn này là sự mất mát không gian công cộng mà còn làm thiệt hại cho nền kinh tế. Ban đầu khu đất vàng 50 Giảng Võ được quy hoạch làm triển lãm, không thu hút nhà đầu tư. Các tập đoàn Vingroup, T&T, và Tân Hoàng Minh mua với giá chỉ 21,5 triệu đồng/m2. Sau một thời gian chính quyền Hà Nội có chính sách quy hoạch xây chung cư cao cấp, và giá thị trường lúc này là khoản 200–300 triệu đồng/m2.
Như vậy để giành lấy khu đất này, họ đã tung tin giả, làm lũng đoạn thị trường, mua được chính sách làm lợi cho mình. Trong khi người dân phải bỏ ra chi phí rất cao để sở hữu nhà ở khu này.
Quan hệ thân hữu
Những doanh nghiệp bình thường khó mà có thể tiếp cận được chính sách quy hoạch đất đai. Mà chỉ những DN BĐS lớn có “quan hệ thân hữu” mới tiếp cận được. Họ khai thác triệt để mối quan hệ này bằng cách: Họ nhờ giới quan chức thu hồi đất giá thấp, rồi bán lại cho khách hàng giá cao gấp mấy trăm lần, nhờ vậy mà họ trở thành những triệu phú, tỷ phú rất nhanh trong lĩnh vực này.
Phạm Chi Lan nói: “Cái “được” của ngành bất động sản đi kèm cái “mất” của hàng ngàn người dân bị mất sinh kế, tạo nên nỗi bức xúc lớn cho xã hội.”
Vụ sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất của đại gia Dương Công Minh là minh chứng khác. Sân golf này chỉ phục vụ giải trí không đóng góp gì vào sản xuất, cũng như công nghệ, mà gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế. Mặc cho máy bay không có chỗ đỗ, sân bay ùn tắc vì quá tải, sân golf của đại gia này vẫn nằm hiên ngang uy hiếp an toàn bay và tính mạng người dân thành phố. Bất chấp lời kêu gọi giao lại đất mở rộng sân bay của cử tri va người dân thành phố, nhưng sân golf của ông vẩn thản nhiên nằm đấy như đang thách thức dư luận và chính quyền sở tại. Trên thế giới xưa nay chưa có tiền lệ như thế này.
Sở dĩ, ông Minh bất chấp dư luận phản đối, bất tuân quy định pháp luật là do có sự hậu thuẫn từ phía quân đội. Nhóm lợi ích thật khổng lồ, nếu đất nước tồn tại những nhóm lợi ích như thế này, liệu nên kinh tế có phát triển hay không?
Gây bất ổn cho xã hội
Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên môi trường năm 2014 có tới 3.300 đơn thư tố cáo khiếu nại, tranh chấp đất đai chiếm hơn 97% trong tổng số đơn tố cáo. Năm 2015 có tới 64% khiếu nại tố cáo. Việc khiếu nại tranh chấp đất đai, chiếm tỷ lệ cao và có chiều hướng phức tạp, gây mất trật tự an toàn xã hội tạo ra dư luận tiêu cực trong xã hội và nhân dân. Điều này gây tốn kém tiền bạc, thời gian khi người dân phải khiếu kiện đòi quyền lợi chính đáng.
Cụ thể vụ dân khiếu nại tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn tại thôn Hồng Thắng (xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa của tập đoàn FLC – ông Trịnh Văn Quyết đền bù giá đất không thỏa đáng, giá đất rẻ như “mớ rau, con cá”. 28 hộ dân sẽ phải dời đi, dành 20ha đất cho FLC thực hiện dự án này tiền đền bù GPMB 1,2 triệu đồng/m2, mua đất làm nhà mới 2,5 triệu đồng/m2.
Không chỉ tàn phá rừng phòng hộ, FLC còn cướp đất dân, ngang nhiên ngăn đường, cấm biển không cho người dân đi lại và đánh bắt cá, đẩy người dân vào bước đường cùng. Quá bức xúc, Ông Ngô Hữu Dương (thôn Hồng Thắng, Quảng Cư) nói: “Chúng tôi đã chấp nhận nhường cho FLC rất nhiều, từ đồng ruộng, bãi tôm, bãi biển, rừng phòng hộ, nay chỉ còn cái nhà để ở FLC cũng muốn lấy nốt làm biệt thự. Sao chính quyền lại có thể đứng ra lấy đất của dân với giá rẻ mạt giao cho doanh nghiệp thế được?”.
Theo các thông báo của UBND thị xã Sầm Sơn, hộ gia đình ở vị trí 1 đường Thanh Niên sẽ được đền bù với giá 2,5 triệu đồng/m2; vị trí 2, 3 chỉ có từ 1,2-1,4 triệu đồng/m2. Thực tế, giá thị trường đang giao dịch ở khu vực này, vị trí 1 có giá từ 40 -50 triệu đồng/m2.
FLC không thể hung hăng ngang ngược nếu không có sự hậu thuẫn của chính quyền Thanh Hóa. Nghe đâu giữa Trịnh Văn Quyết và Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến có mối “giao tình” thâm sâu, đến nỗi ông này còn chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chi tiền ngân sách thu hồi đất cho FLC của Quyết nhanh chóng lấy được đất. Lẽ ra việc đền bù GPMB là của doanh nghiệp và người dân, nhưng ông Chiến đã dùng quyền lực của mình để đẩy nhanh tiến độ. Liệu chăng đây là điển hình cho mối quan hệ thân hữu của giới kinh doanh? Có hay không những phong bì “lót tay” không hề nhỏ để ông Quyết sai khiến cả chính quyền Thanh Hóa?
Trong khi người dân nghèo Thanh Hóa đang rơi nước mắt thì ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vẫn tươi cười sau mỗi dự án được thi công.
Bị ép giá đền bù, người dân phải chịu cảnh mất nhà mất đất, vào khu tái định cư thì phải mua đất với giá cao. Phải chăng số tiền chêch lệch đó di vào túi của ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết và nhóm lợi ích?
Để khép lại bài viết, xin trích dẫn khẳng định của ông Phạm Tất Thắng, Cố vấn Cấp cao Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương): “Sự tăng vọt về số người siêu giàu của Việt Nam lại tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng GDP của đất nước. Nhiều tỷ phú USD nhưng lại không có nhiều người giàu lên nhờ sản xuất hàng hóa có phẩm chất cao, tạo thêm việc làm đóng góp vào GDP hoặc tham gia vào phát triển bền vững. Chính điều này làm cho nợ công tăng cao”.
Giới siêu giàu ngày càng đông, nợ công Việt Nam ngày càng lớn. “Điều này chứng tỏ sự giàu lên của đa số “đại gia” lại làm nghèo đi đất nước.” – ông Thắng kết luận.
Tường Vân
(BlueVN)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

DƯ ÂM TĂNG MINH PHỤNG



Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và ngoài trời
Dọn nhà khai quật được tấm hình này. Đây là tôi phỏng vấn Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương về vụ án Minh Phụng. Cuộc phỏng vấn không đăng báo được, vì ông Bộ trưởng nói ông chỉ nói quan điểm riêng của ông, không đưa lên báo. Quan điểm của ông là : Cái gì hình sự thì hình sự, cái gì dân sự phải dân sự, doanh nghiệp và người lao động cần được tạo điều kiện hoạt động bình thường.
Cũng trong ngày hôm ấy, tôi có dự tổ thảo luận tại Quốc hội, có ông Nông Đức Mạnh phát biểu, lúc này ông là Chủ tịch Quốc hội. Ông Mạnh cũng nói, cái gì hình sự thì hình sự, cái gì dân sự phải dân sự, cùng một quan điểm như ông Lê Minh Hương. Nhìn thấy tôi ghi lời ông, khi giải lao ra hành lang, ông bảo tôi không được đưa lời ông lên báo.
Đến bây giờ tôi vẫn không thể hiểu vì sao vụ án này lại “nhạy cảm” chính trị đến vậy.
Vụ án Minh Phụng gây chấn động một thời, đến giờ không thể nói là không còn dư âm. Dù theo luật hồi đó hay là bây giờ thì ông Tăng Minh Phụng cũng không đáng chết. Quyết tâm làm giàu nhanh dẫn đến phiêu lưu không dự lường được rủi ro do sự bất cập bất trắc từ luật pháp đã dẫn ông đến cái chết oan uổng. Giờ thì ai cũng biết, tổng tài sản của Minh Phụng nếu tính theo giá thị trường thì vượt xa tổng nợ mà Công ty này phải trả. Chính sách hai giá về đất đai và ý chí chính trị muốn triệt hạ “tư sản ngóc đầu dậy” trong kinh tế thị trường hồi ấy là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của ông.
Báo Thanh Niên muốn tìm cách gỡ nỗi oan để cứu Minh Phụng nhưng bất lực. Chính tôi được phân công đi phỏng vấn hoặc ghi lại phát biểu của các nhà lãnh đạo nói những tiếng nói công minh giảm nhẹ tội cho Minh Phụng, nhưng dù chỉ một chút công bằng cũng không làm sao có thể đăng báo.
Rất nhiều người lao động, rất nhiều người nghèo đã gửi đơn xin tha chết cho Minh Phụng, nhưng dù họ đông đến bao nhiêu cũng không làm thay đổi ý chí chính trị của một số nhà lãnh đạo cao nhất lúc bấy giờ.
HOÀNG HẢI VÂN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM





Ngày này 56 năm trước, được sự hậu thuẫn bật đèn xanh của chính quyền Kennedy, anh em ông Ngô Đình Diệm – Ngô Đình Nhu bị quân đảo chính sát hại. Lịch sử sẽ còn đánh giá anh em ông và công tội của nền “đệ nhất cộng hòa” ở miền Nam Việt Nam.
Nếu như các nhà tình báo chiến lược của miền Bắc và của Quân Giải phóng đánh giá đối phương như những gì được tuyên truyền, thì miền Bắc và Quân Giải phóng khó có thể giành được chiến thắng. Tôi đã gặp các nhà tình báo chiến lược quan trọng nhất, từ Trần Quốc Hương, Phạm Xuân Ẩn đến Nguyễn Đức Trí và Đặng Trần Đức. Họ đã nói về đối phương đúng với tầm cỡ của đối phương. Cái tút ngắn này chỉ đề cập đến ông Ngô Đình Diệm.
Ông Trần Quốc Hương (Mười Hương) là trùm tình báo, là người chỉ huy ông Phạm Xuân Ẩn trong thời gian đầu. Ông đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt, trong khi bị giam giữ, ông Ngô Đình Nhu cùng ông Ngô Đình Cẩn đã gặp ông. Tôi hỏi ông có bị tra tấn dã man như báo chí nói không, ông bảo không. Vì gặp Ngô Đình Nhu mà sau này người ta đã gây rất nhiều khó đễ cho ông Mười Hương, chính ông Lê Đức Thọ phải bảo lãnh nên ông mới được lên tới chức Bí thư Trung ương Đảng. Câu chuyện này tôi đã viết đăng trên báo Thanh Niên. Ông nói, Ngô Đình Diệm là người yêu nước “theo cách của ông ấy”, rằng ông ấy vẫn muốn bên cạnh mình có những trí thức lớn yêu nước như ông Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên ... bên cạnh cụ Hồ. Bởi vậy mà ông Diệm ông Nhu rất tin tưởng nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo, vốn là một chỉ huy quân đội Việt Minh. Phạm Ngọc Thảo đã “lật bài ngửa” nhân thân của mình khi “về” với chính quyền Ngô Đình Diệm.
Tướng Nguyễn Đức Trí (Sáu Trí) là trùm tình báo miền, là người chỉ huy trực tiếp ông Phạm Xuân Ẩn, có giao cho tôi bản hồi ký của ông, trong đó có đề cập đến trường hợp Phạm Ngọc Thảo. Theo ông Sáu Trí, khi được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Bến Tre, Phạm Ngọc Thảo đã thả 2000 tù chính trị và tuyên bố rằng đây là chính sách thân dân của Ngô Tổng thống. Cơ quan an ninh VNCH đã báo lên ông Ngô Đình Diệm, kết luận Phạm Ngọc Thảo chính là “Việt cộng”. Ông Diệm không những không trách phạt ông Thảo mà còn tuyên bố rằng, ông Thảo làm rất tốt, các tỉnh phải học tập ông Thảo. Đây là tài liệu của cơ quan tình báo, không phải những lời “minh oan” gì cho ông Diệm.
Nhân ngày cáo chung của nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam, chỉ nói lại vài thông tin về ông Diệm dưới cái nhìn của các nhà tình báo chiến lược, không bình luận gì thêm.
HOÀNG HẢI VÂN
(Ông Ngô Đình Diệm, ảnh lấy từ Wikipedia)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy


Trịnh Ngọc Tiến
Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy
Ảnh minh họa.

Liên quân Arab đã đánh mất thế chủ động và lâm vào cảnh hỗn loạn; sau đó phải cầu xin hòa bình. IDF đã đẩy QĐ Syria vào sâu lãnh thổ Syria và đặt Damascus trong tầm pháo của họ.

Những âm thanh chói tai phát đi từ những chiếc còi báo động vào buổi sáng ngày 6/10/1973, khởi đầu của cuộc chiến giữa liên minh Arab và Israel hay còn gọi là cuộc chiến Yom Kippur, ngày Lễ thiêng của người Do Thái. Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của một trong những xung đột kịch tính nhất trong lịch sử.
Những nhà hoạch định chính sách quân sự của các quốc gia có thể học hỏi từ Chiến tranh Arab - Israel năm 1973 hay không? Cuộc chiến ngắn ngủi kéo dài 19 ngày này không phải là quá dài, nhưng để lại những bài học kinh nghiệm lớn, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Những bài học sâu sắc
Trong 19 ngày; cuộc chiến tranh nổ ra với mức độ khốc liệt cũng như sự hỗn loạn; Ai Cập, Syria có được yếu tố bí mật, bất ngờ nhưng đã đánh mất nó bằng sự thiếu quyết đoán cũng như tính sáng tạo.
Ngược lại, kinh nghiệm "Tiền phát chế nhân" (tấn công phủ đầu, phá hủy tiềm lực quân sự trước của đối phương) của Israel trong cuộc chiến Sáu ngày năm 1967 đã không được phát huy.
Mức độ ác liệt của cuộc chiến thể hiện là những trận đấu tăng lớn nhất sau thế chiến thứ 2, những xác xe tăng, xe cơ giới của cả 2 bên tham chiến bị bắn cháy nằm rải rác trên cát tại hoang mạc bán đảo Sinai và cao nguyên Golan.
Những vũ khí mới lần đầu xuất hiện có tính năng kỹ chiến thuật đáng kinh ngạc đó là tên lửa chống tăng có điều khiển và tên lửa phòng không - tất cả những thứ đó dường như làm biến đổi chiến trường.
Những loại vũ khí đắt tiền của thế kỷ hai mươi như xe tăng và máy bay đứng trước nguy cơ bị loại khỏi các cuộc chiến tranh làm người ta liên tưởng tới sự xuất hiện của vũ khí nóng (súng và thuốc nổ) đã làm biến mất vũ khí lạnh (cung, kiếm) thời trung cổ.
Cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 đã không kéo dài bởi sự can thiệp kịp thời của các cường quốc; nhưng thế giới đã thực sự lâm vào khủng hoảng, đó là cuộc khủng hoảng dầu lửa và bốn mươi lăm năm sau, ảnh hưởng của nó vẫn còn là bài học sâu sắc khi chính trị kết hợp với quân sự và kinh tế.
Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy - Ảnh 2.
Các binh sĩ Israel bị Quân đội Syria bắt làm tù binh.
Cuộc chiến đã cho thấy sức mạnh tuyệt vời của tên lửa dẫn đường chiến thuật, vũ khí trở lên phổ biến mà có thể thấy được trong các quả bom thông minh dẫn đường bằng laser và GPS hiện nay.
Cuộc chiến Yom Kippur cũng khẳng định uy thế của của tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không trên chiến trường hiện đại; chứng minh rằng xe tăng và không quân phải nhanh chóng thích ứng với các chiến thuật và công nghệ mới. Nếu không sẽ không thể tồn tại trong một cuộc chiến cơ giới tổng lực.
Tốc độ cuộc chiến và sự mất mát về sinh lực cũng như vũ khí trang bị sẽ còn lớn hơn, nhất là trong thời đại hiện nay nay, trong một kỷ nguyên của tên lửa tầm xa, cảm biến tinh vi hơn và vũ khí có điều khiển chính xác hơn.
Tuy nhiên, cuộc chiến cũng cho thấy những sai lầm về chiến thuật, khả năng chỉ huy, hiệp đồng yếu kém và việc mất tinh thần của binh lính có thể nhanh chóng dẫn đến sự thất bại.
Những nghi ngờ từ cuộc chiến
Tuy nhiên, một số bài học cũng không quá rõ ràng. Đây cũng là điều mà Chiến tranh Yom Kippur dạy chúng ta:
Không bao giờ nên tuyên bố một vũ khí đã hêt thời: Tháng 10/1973 được cho là đánh dấu sự hết thời của lực lượng tăng - thiết giáp; những xe tăng đắt tiền dễ dàng bị tiêu diệt bởi những chiến binh được huấn luyện thô sơ với súng phóng lựu giá rẻ và tên lửa có điều khiển. Nhưng 45 năm sau, lực lượng xe tăng vẫn phát triển mạnh.
Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy - Ảnh 3.
Xe tăng M60 của Israel bị tiêu diệt.
Người Israel đã học được cách tồn tại và phát huy vai trò của xe tăng trên chiến trường, đó là xe tăng phải đi liền với bộ binh và pháo binh (thứ mà người Nga cũng đã học được khi tấn công vào thủ phủ Grozny vào năm 1999).
Là loại hỏa lực mạnh, sức cơ động nhanh, được bảo vệ tương đối tốt; xe tăng hiện nay không ngừng được cải tiến, nâng cấp để thích ứng với mọi cuộc chiến. Những xe tăng hiện đại như M1 Abrams và T-14 Armata của Nga vẫn là những hỏa lực mạnh mẽ, có sức sống lâu dài trên chiến trường.
Ngày nay, tên lửa phòng không mới nhất của Nga như S-400 đã làm dấy lên nỗi lo sợ rằng: bầu trời đang trở nên quá nguy hiểm cho máy bay hoạt động.
Những nỗi sợ hãi tương tự đã xuất hiện vào năm 1973, sau khi Không quân Israel bị thiệt hại nặng nề đối với tên lửa phòng không. Tuy nhiên, không quân vẫn là lực lượng mạnh nhất ở Trung Đông và trên toàn thế giới.
Hiện nay, máy bay chiến đấu của các nước đều được trang bị các thiết bị gây nhiễu và hệ thống phóng mồi bẫy; máy bay có thể đối phó hiệu quả với tên lửa và súng pháo phòng không. Sự ra đời của máy bay tàng hình và chứng kiến cuộc đấu tay đôi giữa máy bay và hệ thống phòng không đã chứng minh điều đó.
Những sai lầm để đối phương tận dụng
Bên đánh mất chủ động chưa phải đã là bên thất bại: Ngay cả trong những giờ phút cam go nhất của cuộc chiến, khi phía bên kia tin tưởng nắm phần thắng trong tay; nhưng đối phương có thể tận dụng sai lầm để lật ngược thời cơ.
Người Israel đã quá tự tin, họ nghĩ rằng người Arab sẽ không bao giờ dám tấn công, và rằng quân đội Arab sẽ bị đè bẹp nếu họ dám làm vậy.
Xứng tầm cáo già, Israel khiến cả khối Ả rập phải khiếp sợ cầu xin: Đừng đùa với bậc thầy - Ảnh 4.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Ai Cập bị Israel bắt sống.
Những suy nghĩ chủ quan đó nhanh chóng rơi vào tuyệt vọng trong những ngày đầu của cuộc chiến, khi người Ai Cập đẩy lùi các cuộc phản công của lực lượng tăng, thiết giáp Israel trên bán đảo Sinai và quân đội Syria thực hiện tiến công tổng lực trên Cao nguyên Golan.
Thủ tưởng Israel Moshe Dayan lúc đó chủ trương rút lui sâu vào bán đảo Sinai, bỏ Cao nguyên Golan và cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân. Nếu có sự quyết đoán và chiến thuật linh hoạt, có thể Liên quân Arab đã khuất phục được Israel năm 1973.
Tuy nhiên thay vào đó, trong vòng hai tuần, Liên quân Arab đã đánh mất thế chủ động và lâm vào cảnh hỗn loạn; sau đó phải cầu xin hòa bình. IDF đã đẩy quân đội Syria vào sâu lãnh thổ Syria và đặt thủ đô Damascus trong tầm pháo của họ.
Quan trọng hơn, tướng Ariel Sharon của Israel đã biết khai thác một khoảng trống trong các mũi hướng tiến công của quân đội Ai Cập để băng qua kênh đào Suez đến phía Ai Cập, và tổ chức hợp vây quân đội Ai Cập ở Sinai. Dưới sự can thiệp mạnh mẽ của của Liên Xô, Israel đã đồng ý ngừng bắn trong điều kiện.
Chấp nhận ngừng bắn, về mặt chính trị, uy tín và niềm tin của Israel đã bị ảnh hưởng; nhưng thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều nếu chiến tranh tiếp diễn khi cả hai bên đều rơi vào sa lầy.
Không phải là chiến thắng quyết định
Vào cuối cuộc chiến, Israel đã hồi phục từ những thất bại ban đầu và tiếp tục đánh bại các đối thủ của mình trên chiến trường. Điều tương tự có thể nói về quân đội Liên Xô và Mỹ trong Thế chiến II, họ đã bị thất bại nặng nề trong những năm đầu của cuộc chiến, nhưng đã giành chiến thắng vào năm 1945.
Thế chiến II đã đi vào lịch sử như một chiến thắng quyết định của phe Đồng minh; trong khi cuộc chiến năm 1973 được nhớ đến như là mở ra hòa bình lâu dài, chứ không phải là một chiến thắng tuyệt đối của Israel trong cuộc chiến Sáu ngày năm 1967.
Người Mỹ và Nga có thể đã áp đặt những tư tưởng của mình cho các quốc gia khác sau chiến thắng phát xít.
Nhưng điều này người Israel không thể đạt được, người Israel tuyên bố chiến thắng, theo các tiêu chuẩn do chính Israel đặt ra; người Arab cũng nhận ra thực lực của mình đó là không thể xóa sổ nhà nước Do Thái; cách tốt nhất là các bên cùng tồn tại hòa bình.
Mặc dù giành chiến thắng trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, tuy nhiên những sai lầm chiến lược và chiến thuật của Israel trong toàn bộ cuộc chiến đã làm che mờ chiến thắng cuối cùng của họ trên chiến trường.
Quân đội Israel trong cuộc chiến năm 1973 có thể thừa thắng xông lên, chiếm giữ Cairo hay Damascus; nhưng có thể mục tiêu này sẽ kích hoạt Thế chiến III.
Bất chấp những tổn thất của cuộc chiến, Ai Cập nổi lên như một quốc gia lãnh đạo thế giới Arab; niềm tin về danh dự của họ đã được khôi phục bằng việc lấy lại kênh Suez và bán đảo Sinai.
5 năm sau, Tổng thống Ai Cập Sadat chấm dứt ba thập kỷ xung đột đẫm máu Ai Cập - Israel bằng thỏa ước hòa bình với Israel tại Trại David Accords dưới sự bảo trợ của Mỹ; thỏa ước này cũng củng cố mối quan hệ lâu dài giữa Cairo và Washington.
Tuy nhiên, giữa Tel Aviv và Damascus không bao giờ hòa giải và vẫn bị kéo vào các cuộc xung đột ủy quyền cho đến ngày nay./.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Liên Xô và Israel



Lê Ngọc 
Các cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Liên Xô và Israel

Mặc dù trên thực tế không bao giờ được công khai, chiến tranh tàn khốc và bí mật Liên Xô - Israel đã kéo dài trong nhiều thập kỷ.

Họ bắt đầu như những người bạn thân thiết, nhưng kết thúc như kẻ thù cay đắng. Liên Xô đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhà nước Israel hiện đại vào năm 1948 và là một trong những nước đầu tiên công nhận và ủng hộ cuộc chiến vì độc lập của quốc gia này (1947-1949).
Các cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Liên Xô và Israel - Ảnh 1.
Chiếc Mig-21 Không quân Ai Cập. Nguồn: moddb.com
Tuy nhiên, trong vòng xoáy chính trị ở Trung Đông , Liên Xô và Israel đã sớm đứng ở hai chiến tuyến. Trong cuộc xung đột kéo dài giữa Arab - Israel, Liên Xô đã ủng hộ các quốc gia Arab, trong khi Israel được Mỹ ủng hộ.
Cho đến cuối năm 1991, Liên Xô đã hỗ trợ kinh tế cho các quốc gia Arab và gửi tới đây vũ khí mới nhất cùng hàng nghìn chuyên gia quân sự. Và mặc dù Moscow không bao giờ tuyên bố chiến tranh với Israel, binh lính của hai bên đã chạm trán nhau trên chiến trường không dưới một lần.
Bẫy thòng lọng Không quân Liên Xô
Trong thời kỳ gọi là Chiến tranh tiêu hao (1967-1970), Không quân Ai Cập hoàn toàn vô dụng. Bị áp đảo bởi Israel, Không quân Ai Cập đã không thể bảo vệ được các mục tiêu công nghiệp và năng lượng quan trọng của đất nước khỏi các vụ đánh bom.
Không để đồng minh thất thủ, Liên Xô đã đảm trách việc bảo vệ bầu trời Ai Cập, nhưng không thể hiện là tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.
Các cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Liên Xô và Israel - Ảnh 2.
Chiếc F-4E Phantom II không quân Israel. Nguồn: wikipedia.org

Các lực lượng phòng không Liên Xô được trang bị hệ thống tên lửa đất đối không S-75 Dvina, cũng như các phi đội máy bay chiến đấu MiG-21 cùng phi công đã được bí mật phái đến nước này và đóng quân tại Cairo, Alexandria và Aswan. 
Các máy bay chiến đấu đã được tháo rời tại Liên Xô, và được các máy bay vận tải An-12 bí mật chuyên chở; tại điểm đến, chúng được ghép lại và sơn màu của Không quân Ai Cập.
Các quân nhân đã để lại chứng minh thư của họ, và mặc đồng phục Ai Cập. Trước khi các phi công đi Trung Đông, họ đã được Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Andrei Grechko hướng dẫn: Các đồng chí, đừng quên nếu bị bắn hạ bên ngoài Kênh đào Suez, chúng ta không ai biết ai.
Sở tình báo Israel Mossad ngay lập tức phát hiện ra việc người Nga đến Ai Cập. Lúc đầu, các máy bay chiến đấu MiG-21 của Liên Xô và Phantom, Mirage của Israel đã tránh đụng độ trực tiếp, thăm dò nhau từ xa. 
Tuy nhiên, khi Liên Xô tấn công và làm hỏng một máy bay tấn công Skyhawk, thì “quý ông lịch sự” kia cũng trở mặt. Không quân Israel quyết định tiến hành Chiến dịch Rimon 20, và nó trở thành một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử hậu Thế chiến II của Không quân Liên Xô.
Ngày 30/7/1970, 12 máy bay chiến đấu Mirage và 4 Phantom của Israel xâm nhập sâu vào lãnh thổ Ai Cập. Chúng bay ở độ cao thấp nhất và gần nhau nhất có thể. Chiến thuật như vậy cho phép che giấu quân số thực sự, vì thay vì nhiều mục tiêu, đối phương chỉ nhìn thấy một số ít máy bay trên màn hình radar.
Liên Xô đã tung 24 chiếc MiG-21 đánh chặn các máy bay trinh sát (như họ nghĩ), thay vì phải đối mặt 16 máy bay chiến đấu với các phi công giỏi nhất mà Israel tuyển lựa cho nhiệm vụ này. 
Người Israel có nhiều kinh nghiệm hơn đã tiếp cận con mồi, tấn công từ các hướng khác nhau và bắn hạ 4 máy bay Liên Xô, mà không mất một máy bay nào (có tài liệu viết, chỉ trong 3 phút, Liên Xô mất 5 chiếc Mig-21 - hai chiếc do máy bay Phantoms, hai chiếc do máy bay Mirages và một chiếc do cả hai loại máy bay bắn hạ; Israel mất 1 chiếc).
Vụ việc đã gây sốc cho giới lãnh đạo Liên Xô và ngay lập tức họ đã ngừng các chuyến bay hàng không quân sự trong khu vực.
Bảo vệ Syria
Ai Cập không phải là đồng minh Arab duy nhất của Liên Xô không thể phòng thủ trước Không quân Israel. Nước cũng trông chờ trong tuyệt vọng chiếc ô Liên Xô là Syria, đặc biệt là trong thời gian chiến tranh tàn phá Lebanon - nơi cả người Syria và người Israel đều cùng có lợi ích.
Các cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Liên Xô và Israel - Ảnh 3.
Các sỹ quan tên lửa Liên Xô trước bệ phóng S-200VE ở Syria. Nguồn: russiadefence.net

Các đơn vị phòng không Liên Xô cải trang của Syria đã bắn hạ bốn máy bay Israel trong giai đoạn cao trào của cuộc chiến năm 1982. Người thay đổi trò chơi thực sự là hai trong số các hệ thống tên lửa đất đối không mới nhất S-200 cùng với kíp chiến đấu là những người đã đến Syria với tư cách là “khách du lịch”. 

Tháng 9/1983, S-200 đã bắn hạ một máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye của Israel, luôn được bảo vệ bởi các máy bay chiến đấu hộ tống, đóng vai trò là sở chỉ huy bay, chỉ thị mục tiêu cho các cuộc tấn công bằng bom.Để bao trùm bầu trời ở phía bắc và phía nam Syria, các hệ thống S-200 được bố trí ở Homs và ở Al-Dumayr - gần Damascus. Các tổ hợp này có khả năng tiêu diệt bất kỳ máy bay địch hoặc máy bay không người lái nào ở khoảng cách 180km, S-200 ngăn chặn mọi hoạt động của máy bay Israel gần biên giới Syria. 
Liên Xô và Israel đã đối đầu không chỉ trên bầu trời. Ngày 20/7/1982, một đơn vị đặc nhiệm của Israel đã đổ bộ vào hậu phương Syria, ở khu vực đường Damascus-Beirut, tấn công trụ sở của cố vấn quân sự Liên Xô - nơi cả sĩ quan và nhân viên thông tin của Liên Xô và Syria đóng quân. 
Người Nga đã buộc phải tham gia chiến đấu với người Israel và giữ các vị trí cho đến khi một đại đội xe tăng Syria đến giải cứu. Kết quả là hai sĩ quan Syria và hai trung sĩ Liên Xô đã thiệt mạng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cách dùng người hiền tài của Trung Quốc


Thiên Văn Bùi đến Hội Văn Nghệ Hòa Bình
NGÀY NÀY NĂM ẤY: 31-10-2009, Tiền Học Sâm (Qian Xue-sen) chuyển sang từ trần. Tất tần tật các trùm sò xứ Tàu như Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, Ngô Bang Quốc… đềuđến dự đám tang. Ngạc nhiên chưa!
Ai mà gớm thế? Cha đẻ của ngành tên lửa và hàng không vũ trụ Trung Quốc đấy. Tên ông khi ở Mỹ là Hsue Shen Tsien.
Tốt nghiệp ĐH Giao thông Thượng Hải, năm 1935 Tiền Học Sâm sang Mỹ du học, năm 1939 lấy bằng tiến sĩ tại Học viện Công nghệ California, được giữ lại giảng dạy và tham gia chế tạo tên lửa. Thế chiến 2 bùng nổ, ông tham gia chế tạo bom nguyên tử. Sau chiến tranh, ông tham gia chế tạo tên lửa của quân đội Mỹ, mang lon đại tá. Từ đây, Tiền Học Sâm trở thành một trong những chuyên gia tên lửa hàng đầu thế giới.
Năm 1949 nước CHND Trung Hoa ra đời. Sự kiện này như quả tạ ném vào đĩa cân, đối đầu quốc tế lên đỉnh điểm. Hai phe cuống quýt chạy đua vũ trang, trọng tâm là vũ khí hạt nhân và tên lửa. Tình báo Hoa Nam tiếp cận và “giác ngộ” Tiền Học Sâm tính chuyện về nước. Đồng thời, CIA cũng ghi tên ông vào sổ đen, loại dần ra khỏi những nghiên cứu bí mật quân sự. Đơn xin trở về Tàu của ông bị chính phủ Mỹ gạt phắt. Thứ trưởng Bộ Hải quân Mỹ nói: “Tiền Học Sâm nắm được tất cả các bí mật của công trình tên lửa Mỹ, con người ấy có giá trị ngang với mấy sư đoàn lính thuỷ đánh bộ. Tôi thà bắn chết người này còn hơn để ông ta về với Trung Quốc cộng sản”. Thế là ông bị quản thúc chặt, cắt mọi liên lạc với bên ngoài.
Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chu Ân Lai lên kế hoạch giải cứu. Tháng 4-1954 các nước lớn họp hội nghị Giơnevơ bàn về Triều Tiên và Đông Dương. Qua môi giới, phái đoàn Mỹ gặp phái đoàn Tàu để mặc cả. Tuy nhiên, Mỹ sẵn sàng đổi lủ khủ các kiều dân Tàu bị bắt tại Mỹ để đổi lấy các nhân viên tình báo Mỹ bị bắt ở Tàu và các phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh Triều Tiên, chỉ trừ Tiền Học Sâm vì cớ: Tàu chưa có lý do thật sự thuyết phục.
Tình báo Tàu liên lạc với Tiền Học Sâm, bảo ông viết thư đề nghị chính phủ Tàu giúp ông trở về nước, rồi bí mật chuyển ra. Có bằng chứng này, Mỹ hết đường từ chối. Ngày 17-9-1955 Tiền Học Sâm (44 tuổi) cùng vợ và 2 con nhỏ trở về cố hương. Biết tin, nhà khoa học Von Karman thốt lên: “Thế là nước Mỹ biếu không cho Trung Quốc Đỏ một chuyên gia tên lửa xuất sắc nhất thế giới”.
Tiền Học Sâm được trọng dụng quá cỡ thợ mộc, muốn gì được nấy, cần gì có nấy, thường xuyên được Mao Chủ tịch mời nhậu (ảnh). Ông vừa nghiên cứu vừa đào tạo đội ngũ kế cận, khiến “công trình chế tạo tên lửa và bom nguyên tử của Trung Quốc hoàn thành sớm trước thời hạn ít nhất 20 năm”.
Thật vậy, chỉ 5 năm sau khi Tiền Học Sâm về nước, Tàu đã phóng thành công quả tên lửa đầu tiên (1960); năm 1964 thử thành công bom nguyên tử; năm 1970 phóng thành công vệ tinh nhân tạo Đông Phương Hồng 1; năm 2003 phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 chở người; năm 2008 phóng vệ tinh Hằng Nga bay quanh Mặt Trăng, trở thành quốc gia thứ 5 đưa được vật thể lên đó, sau Nga, Mỹ, Nhật và châu Âu; năm 2011 và 2016 phóng thành công 2 trạm không gian Thiên Cung; hôm 3-01-2019 lại phóng tàu vũ trụ hạ cánh ngon lành xuống bề mặt tối của Mặt Trăng. Kinh!
Có người phán: Thế mới gọi là trọng người tài chớ!
Nhiều kẻ giả nhời: Mất cảnh giác quá! Tay này thành phần trí thức tiểu tư sản, nhiễm nặng văn hóa Mỹ, lại từng đeo lon đại tá Mỹ, biết đâu thuộc thế lực thù địch, giả vờ ngoan ngoãn về nước để ngấm ngầm phá hoại thì sao? Chó ngáp phải ruồi thôi! Sau này, các nước đàn em cảnh giác hơn nhiều.
Tui chỉ kể chuyện thôi, ứ nhận xét gì sất.
Từ Facebook của nhà báo Hữu Thọ

Phần nhận xét hiển thị trên trang