Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

Văn hóa là bộ mặt của một chế độ xã hội.


TƯỞNG AI, HÓA RA…
Thoạt nhìn thấy quen quen, tưởng ai, hóa ra là Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (中華民國 - Đài Loan) Thái Anh Văn (蔡英文).
Vào quán ăn bình dân, làm một suất cơm như chị công nhân đi ăn trưa.
Ngồi xổm bên rãnh thoát nước, vặn vòi rửa đĩa như một bà nội trợ nhà quê.
Trong khi chờ tàu, lấy hai chân kẹp cái túi xách, dựa lưng vào tường tranh thủ đọc tài liệu.
Tất cả đều thật, chứ không phải diễn. Truyền thông nói nhiều về sự giản dị của Thái Anh Văn. Nhưng thực ra có lẽ đối với bà chuyện đó là bình thường, là tự nhiên, là tính cách vốn có của một chính khách dưới chế độ Tự do, Dân chủ.
Thái Anh Văn sinh năm Bính Thân (1956), chưa kết hôn. Người bạn thân duy nhất của bà là con mèo tên là Hương Hương. Có người bảo, vị hôn phu của bà ấy chính là sự độc lập của Đài Loan.
Một phụ nữ bề ngoài không khác gì thường dân, nhưng đã thách thức mưu đồ của Tập Cận Bình khét tiếng, đe dọa dùng vũ lực sáp nhập Đài Loan vào Trung Hoa đại lục. Cùng gần 24 triệu dân của mình, Tổng thống Thái Anh Văn quyết không khoan nhượng ý đồ của chính quyền Bắc Kinh. Xem ra, câu thơ của ông Tố Hữu áp vào đây thấy hợp: “Ra thế, to gan hơn béo bụng/ Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
Tại Mỹ, hồi cuối tháng 3/2019, Thái Anh Văn tuyên bố, “không muốn Đài Loan thành Hong Kong thứ hai của TQ”. Bà còn nói, “chúng tôi tìm kiếm hòa bình, không thù địch. Nhưng chúng tôi phải có khả năng bảo vệ TỰ DO, DÂN CHỦ và lối sống của mình”. Gần đây, bà Thái còn tuyên bố sẵn sàng đón nhận người Hong Kong tham gia biểu tình muốn sang sống ở Đài Loan. Hồi tháng 7 năm nay, bà sang Mỹ, bất chấp sức ép của TQ… Hóa ra, giá trị của Tự do, Dân chủ là nguyên nhân gốc rễ, là mấu chốt của sự quyết liệt từ phía Đài Loan, từ người dân đến Tổng thống, không ai chịu để sáp nhập vào Trung Quốc thấy nói độc tài, toàn trị. Chẳng con chim nào đang bay giữa bầu trời Tự do lại muốn chui vào lồng, dù đó là cái lồng sơn son, thiếp vàng.
Ở nơi có Tự do, Dân chủ, để làm nên nhân cách và trí tuệ của một chính khách, tuyệt nhiên không phải là trang phục, là xe hơi đắt tiền hay đội quân tiền hô hậu ủng. Những cái đó chỉ là hình thức đối ngoại, là tự tôn quốc thể khi cần. Còn sinh hoạt đời thường và tiếp xúc với cấp dưới, với nhân dân, thì những chính khách có văn hóa càng cao thì càng giản dị, gần gũi… Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là một người như thế, bởi người tiếp cận nền văn hóa Tự do, Dân chủ từ thủa hàn vi. Không ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791 để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 của Việt Nam.
Xem ra, phàm những người tiếp cận được nền văn hóa Dân chủ, Tự do đúng nghĩa thì họ thường có phong cách giản dị, khiêm nhường, xa lạ với thói kiêu ngạo, giả dối.
Cái thói kiêu ngạo, vênh vang, giả dối là sản phẩm của chế độ Phong kiến, vua quan, nhất là Phong kiến Phương Đông. Ở thời ấy, các quan từ tri phủ đến triều đình về địa phương, người dân nghe thấy trống chiêng, nhìn thấy võng lọng là sụp mặt xuống ven đường, chổng mông lên, khi quan nha qua rồi mới được đứng dậy ngửa mặt nhìn trời.
Thời nay, cán bộ lãnh đạo đi công vụ xuống cấp dưới, thường kéo theo cả bầu đoàn xe tháp tùng hoành tráng, tiền hô, hậu ủng rầm rầm… Người dân giạt ra, nhường đường cho đoàn ô tô của các quan. Hội trường tiếp đón ở địa phương căng pa nô, biểu ngữ “nhiệt liệt chào mừng” đỏ chót. Đoàn xe đi qua, dân ghé tai hỏi nhau, không biết ông nào mà oai thế nhỉ? Có người tỏ ra thạo tin bảo, là ông ấy, ông nọ đấy. Trong đám đông có người nói, TƯỞNG AI, HÓA RA là cái lão… “đầu củ chuối”. Trên báo đài, lão ta nói năng sáo rỗng, xa rời cuộc sống, chả được câu nào vào lòng dân. Có người bảo, đúng là “trông thấy mặt, muốn tắt TV” !
Gần đây, hình như Trung ương đã có chỉ đạo nên bệnh hình thức, giải quyết khâu oai… có vẻ đỡ hơn, pa nô “nhiệt liệt chào mừng” cũng thấy giảm nhiều. Nhưng cái thói “kiêu ngạo cộng sản”, rất chi phong kiến thì chưa thể hết.
Tất cả đều nằm trong phạm trù VĂN HÓA. Văn hóa là bộ mặt của một chế độ xã hội.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cách thức đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.


Nikki Haley, chính trị gia người Mỹ, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc.
Bài viết được đăng trên trang Foreign Affairs.
Ngọc Diệp (giới thiệu)
Diễn tiến quan trọng nhất trên trường quốc tế trong hai thập kỷ trở lại đây chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc kinh tế và quân sự lớn. Khi Trung Quốc chuyển đổi, nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách phương Tây dự đoán rằng cải cách kinh tế cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đẩy Trung Quốc trở thành một “cổ đông có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế. Ý tưởng này, đôi khi được gọi là “học thuyết hội tụ”, dựa trên một giả định cho rằng một khi trở nên giàu có, Trung Quốc sẽ ngày một giống Mỹ.
Ý tưởng quả là dễ chịu, chỉ có điều không thành sự thực. Thay vào đó, Trung Quốc với nhiều tham vọng quân sự không chỉ dừng ở mức độ phòng thủ trong phạm vi khu vực mà còn hướng ra toàn cầu với ý đồ đe nẹt. Khi sự khác biệt về công nghệ dân sự và quân sự dần được xóa nhòa trên toàn thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra chính sách chính thức yêu cầu các công ty Trung Quốc cho phép quân đội được quyền sử dụng tất cả các công nghệ mà họ nắm giữ.
Giờ là lúc phải đối mặt với thực tế: Tập Cận Bình đã giết chết “học thuyết hội tụ”. Trung Quốc có vai trò to lớn đối với Mỹ, xuất phát từ các lý do cả tích cực lẫn tiêu cực. Các công ty Mỹ rất coi trọng thị trường quy mô lớn của Trung Quốc, vốn được xem là động cơ quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Nhưng Mỹ không được phép vì lợi ích lớn trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc mà nhắm mắt làm ngơ trước các toan tính chính trị thù địch của Bắc Kinh. Tham vọng chiến lược của Trung Quốc không có tính hòa hiếu, gây ảnh hưởng sâu rộng.
Mỹ bày tỏ sự tiếc nuối sâu sắc về các lựa chọn của giới lãnh đạo Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã chú trọng vun đắp mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Tổng thống Jimmy Carter và Ronald Reagan đều nỗ lực tạo lập quan hệ hợp tác thông qua chuyển giao công nghệ cao để hỗ trợ hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế. Mỹ đã giúp Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với các điều khoản bao dung. Mỹ cũng tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp cận các thị trường Mỹ, dù Trung Quốc không đáp lại tương xứng. Không thể giải thích rằng các chính sách thù địch ngày một gia tăng của Trung Quốc là một phản ứng trước sự thiếu thân thiện từ phía Mỹ.
Chính sách ngoại giao có nguyên tắc
Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ là cường quốc lớn nhất thế giới dựa trên bất kể tiêu chí nào: Sản lượng kinh tế, phát minh khoa học, sức mạnh quân sự và ảnh hưởng văn hóa. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh bùng nổ và đặc biệt là sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Mỹ đã sở hữu sức mạnh và ảnh hưởng mà ngay cả đế chế La Mã hay Đế quốc Anh cũng không thể sánh kịp. Nhưng Mỹ luôn tự cho mình là một đất nước dân chủ và tự hào về việc tôn trọng quyền của các quốc gia và dân tộc khác. Trong chính sách đối ngoại, Mỹ không phải lúc nào cũng tuân thủ các nguyên tắc hay đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Nhưng Mỹ cũng không tùy tiện làm bất cứ điều gì rồi sau đó lại trốn tránh trách nhiệm.
Có một nguyên tắc định hướng chính sách đối ngoại của Mỹ, đó là các nước cần tôn trọng những gì thuộc về các quốc gia khác. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ cung cấp viện trợ để tái thiết Đức và Nhật Bản. Mỹ không đánh cắp nguồn lực của bất kỳ nước nào. Gần đây nhất, khi lãnh đạo liên quân lật đổ Saddam Hussein, Mỹ đã chi nhiều khoản tiền lớn để giúp tái thiết Iraq. Mỹ không lấy một giọt dầu nào của nước này.
Ở trong nước, người dân Mỹ sống dưới nền pháp quyền. Luật lệ của Mỹ không chỉ là công cụ phục vụ người nắm quyền, mà còn để kiểm soát quyền lực. Hiểu biết luật pháp định hình lối tư duy và hành động của người Mỹ, và cách Mỹ can dự vào các vấn đề quốc tế. Mỹ tôn trọng các giao kèo riêng tư và cũng kỳ vọng các nước khác sẽ làm như vậy. Mỹ tôn trọng quyền sở hữu tài sản, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ. Mỹ tin vào việc phát triển công nghệ thông qua sáng chế và sáng tạo, chứ không phải bằng cách đánh cắp ý tưởng của người khác rồi sao chép lại.
Mỹ đã giúp xây dựng và bảo vệ một hệ thống quốc tế hòa hợp với những nguyên tắc như vậy. Thông qua việc hỗ trợ gìn giữ hòa bình và ổn định thế giới, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trên thế giới, tạo dựng các mạng lưới máy tính và thông tin liên lạc toàn cầu, Mỹ đã dẫn dắt nền kinh tế thế giới tăng trưởng vượt bậc kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu Mỹ không đảm nhận vai trò lãnh đạo này, cuộc sống của người dân Mỹ và vô vàn những người khác sẽ tồi tệ hơn nhiều. Cuộc sống sẽ bị bó hẹp hơn và mất an toàn hơn. Các đặc quyền của Mỹ sẽ đứng trước sức ép. Trung Quốc mong muốn chiếm đoạt vai trò lãnh đạo của Mỹ, tất nhiên là ở châu Á và ở cả phần còn lại của thế giới.
Chỉ mới vài thập kỷ trước, Trung Quốc còn là một nước nghèo, kém phát triển. Đến cuối những năm 1970, Trung Quốc bắt đầu cải cách nền kinh tế. Bắc Kinh theo dõi thành công của các nền kinh tế thị trường và áp dụng bài học từ những nước này, với những kết quả ấn tượng: Năm 1980, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đạt 200 tỷ USD. Đến năm 2018, con số này đã tăng gấp 10 lần, lên tới hơn 14.000 tỷ USD. Từ sự bùng nổ đáng kinh ngạc này, một số quốc gia đang phát triển khác bắt đầu xem Trung Quốc là hình mẫu. Những người ngưỡng mộ ca ngợi việc Trung Quốc kết hợp một cách chọn lọc các hoạt động của thị trường tự do với sự chỉ đạo tập trung từ một chính quyền quyết đoán và nhìn xa trông rộng.
Tuy nhiên, ấn tượng không kém tốc độ tăng trưởng chính là việc Trung Quốc giờ đây phải đối diện với nhiều khó khăn nghiêm trọng. Trung Quốc đã gây ra nhiều thảm họa môi trường, làm xáo trộn xã hội mà cuối cùng sẽ kích thích sự bất ổn về chính trị. Nhiều người dân đã chuyển từ nông thôn đến những thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng chính quyền không cho phép họ được tiếp cận nhà ở hay giáo dục. Nền kinh tế Trung Quốc cũng tăng trưởng chậm lại. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng công bố chính thức tụt xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm trở lại đây, và tỷ lệ được công bố chính thức có thể bị phóng đại so với tỷ lệ tăng trưởng thực tế tế.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo sợ rằng tình hình sẽ trở nên bất ổn và vượt tầm kiểm soát. Một cách giúp giới lãnh đạo Trung Quốc kiểm soát mối đe dọa là kích động các cuộc khủng hoảng ở bên ngoài và khơi gợi tinh thần dân tộc chủ nghĩa của nhân dân trong nước. Hệ quả là một vòng luẩn quẩn các cuộc đàn áp và bất ổn tiềm tàng khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn.
Không còn là việc kinh doanh thông thường
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà chiến lược thuộc ĐCSTQ đã thảo luận về giá trị các con đường khác nhau để khôi phục sự vĩ đại của dân tộc. Một số người ủng hộ các chính sách “giấu mình chờ thời” vốn khuyến khích tăng trưởng khu vực tư nhân và nhấn mạnh việc hội nhập Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới. Mục tiêu tối thượng của họ là tăng cường quyền lực của đảng và quân đội, nhưng theo cách thức không để cho sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa phần còn lại của thế giới. Các chiến lược gia khác lại cổ súy cho lối tiếp cận hiếu thắng, mang đậm tính dân tộc chủ nghĩa và quân phiệt hơn.
Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, cách tiếp cận thứ hai rõ ràng đang thắng thế. Chính quyền của ông đã chiếm giữ nhiều đảo ở Biển Đông, xây dựng các căn cứ quân sự trên đó, vi phạm các cam kết với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (và nhiều người khác) về việc không quân sự hóa. Trung Quốc đã tấn công Việt Nam, Philippines và Indonesia vì những tranh chấp lãnh hải, cắt cáp dưới đáy biển, tấn công các đội tàu đánh cá của các nước này.
Các quan chức Trung Quốc nói rằng họ không hứng thú với tình hình chính trị của nước ngoài, nhưng thói quen hối lộ các quan chức nước ngoài của họ đã gây ra các vụ bê bối tham nhũng ở Úc, New Zealand, Malaysia, Sri Lanka, Angola và nhiều nước khác. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” – sáng kiến tiêu biểu của Tập Cận Bình nhằm mở rộng các khoản cho vay và xây dựng cơ sở hạ tầng trên thế giới, phần lớn dựa vào các thỏa thuận tài chính tham nhũng mà sẽ tạo ra gánh nặng nợ đối với các nước bên ngoài không có khả năng thanh toán. Ngoài ra, Trung Quốc đã làm suy yếu học thuật tại các trường đại học ở Mỹ và nhiều nơi khác thông qua các Viện Khổng Tử được nhà nước tài trợ. Chính những tổ chức này phát tán tuyên truyền và đôi khi dập tắt việc thảo luận về những chủ đề bất lợi đối với Trung Quốc..
Chính quyền Trung Quốc cũng chỉ đạo các công ty Trung Quốc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ và các công ty nước ngoài một cách có hệ thống – theo thông tin của Bộ Tư pháp Mỹ. Không chỉ vậy, chính quyền còn yêu cầu các công ty tư nhân Trung Quốc phải chia sẻ với quân đội bất kể công nghệ nào họ có được thông qua sáng tạo, mua sắm hay đánh cắp. Chính sách mới kết hợp dân sự -quân sự mà Tập Cận Bình công bố năm 2015 yêu cầu tất cả các công ty tư nhân của Trung Quốc phải hợp tác với quân đội. Điều đó đồng nghĩa với việc giao dịch với các công ty Trung Quốc không còn là công việc kinh doanh đơn thuần. Các đối tác kinh doanh tại Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao đang thúc đẩy lợi ích quân sự của Bắc Kinh bất kể ý định của họ là gì.
Một chiến lược mới cho cuộc đấu tranh mới
Kể từ khi trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới, chưa bao giờ Mỹ phải đương đầu với một đối thủ quân sự tiềm tàng và cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của mình. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đối đầu với Liên Xô, đất nước có nền kinh tế chỉ bằng một phần nhỏ của Trung Quốc hiện nay. Lịch sử không lặp lại, nhưng không có nghĩa là không đưa ra được bài học nào.
Trong Chiến tranh Lạnh, chính quyền Mỹ đã xây dựng các chính sách và chương trình mới để kiểm soát bước tiến công nghệ quân sự và làm suy yếu nền kinh tế của Liên Xô. Chúng bao gồm các chương trình kiểm soát xuất khẩu và xúc tiến thương mại phục vụ các mục tiêu an ninh quốc gia. Mỹ đã lập ra Cơ quan Thông tin Mỹ (USIA) để chống lại các hoạt động tuyên truyền của Liên Xô, và Sáng kiến phòng thủ Chiến lược nhằm vô hiệu hóa các tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân của Liên Xô. Mỹ cũng lập ra các chương trình khuyến khích đào tạo bậc cao ở những lĩnh vực liên quan, chẳng hạn như tiếng Nga và công nghệ vũ khí hạt nhân.
Để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc đối với các lợi ích sống còn của Mỹ, Mỹ cần phải suy nghĩ sáng tạo và dũng cảm, không được phép có bất kỳ ảo tưởng nào về các ý đồ của đối thủ. Trước tiên, Mỹ cần phải xem xét lại các quy định về thương mại và đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, không để Trung Quốc còn cơ hội khai thác sự cởi mở của Mỹ. Nhìn chung sự can thiệp của chính phủ vào chuyện kinh doanh tư nhân là không hợp lý. Nhưng an ninh quốc gia phải được ưu tiên trước các chính sách thị trường tự do. Trong tác phẩm “Sự thịnh vượng của các quốc gia”, Adam Smith đã nhấn mạnh luận điểm này, lập luận rằng lợi ích của Anh trong việc duy trì quyền bá chủ hàng hải quan trọng hơn là tự do thương mại trên biển. Ông viết: “Phòng thủ quan trọng hơn cả sự thịnh vượng”. Với việc Trung Quốc kiên quyết tận dụng ưu thế quân sự trong tất cả các hoạt động thương mại tư nhân, Mỹ phải thay đổi quan điểm khi xem xét các quy định của mình về ngoại thương, chuỗi cung ứng quốc tế, đầu tư vào trong nước, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các ưu đãi cho các ngành công nghiệp quốc phòng then chốt. Các quy định cần thiết sẽ tốn kém và khó khăn, nhưng đó là cái giá mà Mỹ phải trả để bảo vệ đất nước.
Ngay cả khi đã điều chỉnh các chính sách kinh tế, Mỹ cũng cần phải cải thiện hoạt động ngoại giao. Vài năm trở lại đây, tính chất cực đoan trong chiến lược an ninh quốc gia của Trung Quốc ngày một lộ rõ. Khi suy tính lại chiến lược an ninh quốc gia để đối phó với Trung Quốc, Mỹ cũng quan tâm đến việc khuyến khích các đồng minh cân nhắc lại chiến lược an ninh quốc gia của chính họ. Quốc hội Mỹ cần bảo đảm rằng các quan chức Mỹ có đủ thẩm quyền và nguồn lực cần thiết có để tăng cường sự hiểu biết về chiến lược của Trung Quốc và tập hợp các nỗ lực đa phương để cạnh tranh với Trung Quốc, chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, bảo vệ Mỹ trước các mối đe dọa quân sự và bảo toàn các nguyên tắc vốn là nền tảng cho hệ thống quốc tế thúc đẩy sự thịnh vượng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Để xử lý các mối đe dọa từ Trung Quốc, cũng như từ Nga, Iran, Triều Tiên và các mạng lưới khủng bố thánh chiến cùng nhiều bên tham gia khác, Mỹ phải tăng cường sức mạnh quân sự. Mỹ cần phải có năng lực hải quân lớn hơn, nhiều lực lượng không kích tầm xa hơn cùng với công nghệ thông tin và tiềm lực mạng được cải thiện. Mỹ cũng phải hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hạt nhân bị bỏ bẵng từ lâu. Ngân sách quốc phòng của Mỹ rất lớn, nhưng vẫn chưa đủ để phân bổ cho đầu tư vốn, với nguồn lực còn hạn chế, sẽ luôn có những đánh đổi. Nhưng Mỹ phải luôn sẵn sàng ứng phó một cách mạnh mẽ và thận trọng trước kẻ thù lọc lõi nhất về mặt quân sự của mình.
Trung Quốc đặt ra cho Mỹ các thách thức về trí tuệ, công nghệ, chính trị, ngoại giao và quân sự. Phản ứng đáp trả cần thiết cũng phải tương xứng trên từng mặt, đòi hỏi phải hành động trong các lĩnh vực đặc thù như tình báo, thực thi pháp luật, kinh doanh tư nhân và giáo dục bậc cao. Những năm gần đây, nhiều vấn đề đã được mô tả là đòi hỏi phải có những phản ứng “của toàn chính phủ”. Với Trung Quốc thì không chỉ cần “cả chính quyền”, mà còn là “toàn quốc gia”. May mắn thay, giới chính trị ở Mỹ đều ủng hộ việc chống lại những chính sách hiếu chiến mới của Trung Quốc. Mỹ phải hành động ngay bây giờ trước khi quá muộn. Đó là một canh bạc tất tay và là vấn đề sống còn.
Nikki Haley,

NGUY HIỂM TỘT CÙNG !


1565061858943blob.jpeg
Các bạn có biết tại sao TrungQuoc quyết liệt giành thầu đường cao tốc bắc nam khong ?- Các bạn nghĩ nó cần mấy tỷ đô lời lãi ư?
- Muỗi !
- Các bạn sợ nó sẽ dây dưa kéo dài phá kinh tế ta ư ?  - Chuyện vặt !
Nguyên nhân chính kinh khủng là đây nè:
DỌC ĐẤT NƯỚC từ Lạng Sơn đến Cà Mau hơn 2.000 km cao tốc, theo luật, cứ 70 km được đặt một trạm thu phí (BOT).
Đương nhiên, TrungQuoc đầu tư thì người TQ phải thu phí.
Mỗi trạm thu phí có ít nhất 100 đến 200 nhân viên từ TQ sang.
Nó có quyền xây một khu nhà ở cho nhân viên trú ngụ.
Mỗi khu nhà ở ấy, chỉ sau ít năm lấy vợ, sinh con đẻ cái sẽ biến thành làng TrungQuoc.
Làng ấy sẽ có trường học, trạm xá, khu phố xóm ấp riêng... kiểu TrungQuoc.
- Khi thời binh`, làng ấy là ổ gián điệp thu lượm tin tức.
- Khi có chiến tranh, làng ấy biến thành trạm trung chuyển vũ khí, trạm giao liên, bien' thành pháo đài bắn ra từ trong ruột gan mình thì chống thế nào ?
Nhất là chiến tranh trực diện với TQ thì lúc ấy đỡ làm sao ...?
Trời ơi!
Nghĩ đến thôi, đã sợ dựng cả tóc gáy !
Hỡi những người tử tế của Bộ Giao thông !
Các bộ Công an, BỘ QUỐC PHÒNG, Đảng và Chính phủ ơi !!!???
PHỤ LỤC
- Đường cao tốc bắc nam đang được phát ngôn của Bộ Giao thông hướng rằng chỉ nhà thầu TQ mới đủ năng lực xây dựng.
Xin hỏi vài điều:
- Đường sắt Cát Linh Hà Đông, Apatit Lào Cai, Gang thép Thái Nguyên ... do nhà thầu nào thi công?  tiến độ, chất lượng... ra sao?
- TQ trúng thầu ta có cản được họ đưa máy móc thiết bị cũ kỹ mà họ đã đào thải vào VN khong ? Có cấm hoặc hạn chế được công nhân TQ tràn vào VN khong ?
- Nếu họ cứ chây ì kéo dài 15 - 20 năm lam` chưa xong như Cát Linh Hà Đông thì Bộ Giao thông VN làm thế nào ?  Kinh tế VN ngóc lên bằng cách nào ?
- Nhìn trên bản đồ thì cao tốc rất tiện cho xe tăng TrungQuoc tràn vào.
Với tốc độ 80km/h, đánh từ Lạng Sơn đến Cà Mau chỉ 30 tiếng !
Từ các trạm BOT nống ra theo chiều ngang cả nước khoảng mươi tiếng nữa …!
Fb Kao Phu


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỗi ngày một kẻ điên:





HÁN NÔ
Về già muốn yên tĩnh
Nhưng có yên được mô
Sáng nay vô tình "gặp"
Một thằng _đúng Hán nô
Nó lại muốn tăng thuế
Mà định tăng đến đâu?
Thằng hậu sinh bố láo
Ăn nhiều nên ngu lâu
Một trăm năm Pháp thuộc
Dân một cổ hai tròng
Chịu sưu cao, thuế nặng
Có nhiều hơn giờ không ?
Dân khổ mới theo Đảng
Đứng lên giành chính quyền
Giờ thuế nhiều quá đấy
Đừng khiến dân nổi điên
Chúng mày ăn nhiều quá
Ngân sách giờ cạn rồi
Tài nguyên cũng gần hết
Tăng thuế nghe sao xuôi
Mày phải cần học lại
Cách nói và cách ăn
Chắc mày chưa được học
Tao nhắc mày khi ăn
Ăn rừng là ăn tục
Ăn đất là ăn thô
Ăn thuế là ăn bẩn
Thô, tục, bẩn ai tha
Sớm, muộn sẽ hầu toà
Vào tù ngồi ăn lịch
Mày lại doạ bán biển
Cho cái bọn Tàu Ô
Sao mày quá trắng trợn
Mày đúng là Hán Nô.
09_2019

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Định mệnh” của ông Trump là đương đầu với Trung Quốc?


Hôm 22/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố mình là “Người được chọn” trong cuộc chi.ến thươn.g mại với Trung Quốc, cho thấy đó là “định mệnh” của ông khi đương đầu với Bắc Kinh.
Tổng thống Trump “ném đá” G7 khi ủng hộ Nga trở lạiÔng Trump lùi thời hạn áp thuế với điện thoại, máy tính Trung QuốcTổng thống Trump sẽ “trường kỳ thương chi.ến” với Trung Quốc?
Tổng thống Trump tuyên bố mình là “người được chọn” để đấu với Trung Quốc. Ảnh: Politico
Tổng thống Trump cho biết những người tiền nhiệm của ông đã khiến nước Mỹ bị lợi dụng thương mại và sở hữu trí tuệ và ông đang phải gánh chịu những hậu quả.
“Đây không phải là cuộc ch.iến thương mại của tôi. Đây là một cuộc chiế.n thương mại đáng lẽ đã diễn ra từ lâu bởi rất nhiều tổng thống khác”, ông nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
“Ai đó đã phải làm điều đó và tôi là người được chọn”, Tổng thống Trump tuy.ên bố.
“Vì thế tôi đang đấu với Trung Quốc về thương mại, và bạn biết gì không? Chúng tôi đang ch.iến thắng”, ông nói thêm.
Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh rằng ông “được mọi người đặt vào vị trí này để làm một công việc tuyệt vời”. Và đó là những gì ông đang làm.
Tổng thống Donald Trump đã áp thuế 250 tỷ USD lên hàng hoá Trung Quốc và tiếp tục ra đòn tương tự với 300 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu Trung Quốc trong hai đợt , từ 1/9 và 15/12.
Hôm 20/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông phải đối đầu với Trung Quốc về thương mại ngay cả khi điều đó gây tổn hại ngắn hạn cho nền kinh tế Mỹ. Bởi Bắc Kinh đã lừa dối Washington trong nhiều thập kỷ.
“Ai đó phải đưa Trung Quốc về”, ông nói với các phóng viên trong chuyến thăm Nhà Trắng của Tổng thống Rumani Klaus Iohannis. “Đây là điều phải làm. Sự khác biệt duy nhất là tôi đang thực hiện nó”, ông nói.
“Trung Quốc đã lừa gạt đất nước này trong 25 năm, thậm chí còn lâu hơn thế. Đến lúc phải hành động dù nó tốt hay xấu cho đất nước chúng ta trong thời gian ngắn. Về lâu dài, ai đó phải làm điều này”, Tổng thống Mỹ cho hay.
Bất chấp cảnh báo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rằng cuộc ch.iến thương mại Mỹ – Trung đang làm chậm tăng trưởng toàn cầu và những dấu hiệu cho thấy Mỹ có thể đang tiến tới suy thoái. Nhưng Tổng thống Trump vẫn chưa cho thấy dấu hiệu xuống thang với Trung Quốc, dù các cuộc đàm phán thương mại hai bên dự kiến sẽ được nối lại vào tháng tới.
Theo Thoidai


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc ngụy biện bãi Tư Chính là của TQ ngàn đời nay, Việt Nam đang x.â.m l.ư.ợ.c


Trung Quốc xem khu vực bãi Tư Chính là “một phần của quần đảo Nam Sa và vùng biển liên quan” của Trung Quốc. Lập luận này của Trung Quốc xuất phát từ cơ sở nào, đúng hay sai khi đối chiếu với UNCLOS 1982?
Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ra khơi tại cửa biển xã Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) – Ảnh: TRẦN MAI
Mọi người đều biết rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết và p.hê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982; hơn nữa còn là một trong những thành viên tích cực của nhóm quốc gia đang phát triển, đã có nhiều đóng góp trong quá trình tham gia Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Luật biển lần thứ 3.
Âm mưu viết lại Luật biển
Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương đ.ộc ch.iế.m Biển Đông, Trung Quốc đã triển khai các hoạt động vi p.h.ạm các quy.ền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông, cũng như các quốc gia ngoài khu vực có quyền và lợi ích liên quan khác, bất chấp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; chẳng hạn, Trung Quốc tiếp tục duy trì yêu sá.ch “đường lưỡi bò” bao lấy hơn 80% diện tích Biển Đông và tìm cách hợp thức hóa yêu sách phi lý này bằng lập luận ng.ụy biệ.n rằng:
– Đây là biên giới biển do lịch sử để lại, xuất hiện trước khi UNCLOS 1982 có hiệu lực, vì vậy nó không chịu tác động bởi UNCLOS 1982;
– Trung Quốc có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở vùng biển nằm trong đường biên giới này;
– Hơn nữa, Trung Quốc có chủ quy.ền đối với “Tứ Sa” ở giữa Biển Đông – bao gồm Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), Đông Sa (Pratas) và Trung Sa (vùng bãi cạn Macclesfield); vì vậy, “theo UNCLOS 1982”, Trung Quốc có quy.ền mở rộng p.h.ạ.m vi các “vùng bi.ển có liên quan” của Tứ Sa ra đến biên giới biển theo đường chữ U.
Lập luận nói trên của Trung Quốc, nếu theo thuật ngữ pháp lý thì có thể được gọi là sự “giải thích và áp dụng” quy định của UNCLOS 1982. Nhưng, sự “giải thích và á.p dụ.n.g” này là hoàn toàn sa.i trá.i, là sự ng.ụ.y bi.ệ.n mà nhiều người cho rằng Trung Quốc đang muốn viết lại Luật biển quốc tế có lợi cho họ.
Đội tàu cá đá.nh bắ.t xa bờ của ngư dân Quảng Ngãi ở ngư trường các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: VIỆT HÙNG
Vạch trần â.m mư.u
Xin vạ.ch rõ tín.h ng.ụy bi.ện trong cách “giải thích và áp dụng” UNCLOS 1982 của Trung Quốc như sau:
Thứ nhất: “biên giới do lịch sử” để lại và “quyền lịch sử”
Theo UNCLOS 1982, một quốc gia khi đã trở thành thành viên chính thức thì ph.ải tuy.ệt đối tuân thủ và phải sửa đổi tất cả các quy định đã ban hành trước khi có công ước, nếu chúng không phù hợp với các quy định của công ước. Nếu không hủy bỏ và sửa đổi thì sẽ không có hiệu lực thi h.à.nh đối với các quốc gia thành viên khác.
Trong quá trình tiến hành Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Luật biển lần thứ 3, các đoàn đại biểu đã thảo luận về việc có nên đưa khái niệm “quyền lịch sử” đối với các tài nguyên trong vùng đặc quyề.n kinh tế không. Cuối cùng khái niệm này đã bị gạ.t ra khỏi các quy định tại phần V, từ điều 55 đến điều 75.
Trong ph.á.n quyết của Tòa trọng tài quốc tế The Haye ngày 12-7-2016, Hội đồng Trọng tài cũng đã bác bỏ “quyề.n lịch sử đối với tài nguyên” trong vùng biên “đư.ờng lư.ỡi bò” của Trung Quốc.
Thứ 2: vấn đề hi.ệu lự.c của các thực thể địa lý ở giữa Biển Đông trong việc x.ác định ph.ạ.m vi các vùng biển và thềm lục địa
Trung Quốc đã tuyên bố hệ thống đường cơ sở thẳng tại quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) năm 1998, vận dụng theo phương pháp thiết lập hệ thống đường cơ sở “quốc gia quần đảo”.
Phần IV, điều 46 đã định nghĩa “quốc gia quần đảo” (Etat Archipel) là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa. “Quần đảo” (Archipel) là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử.
Điều 47 đã quy định: Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo ch.ủ yếu và xác lập một khu vực mà tỉ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỉ lệ số 1/1 và 9/1…
Nguồn: Maritime Awareness Project – Đồ họa: N.KH.
Tuy nhiên trong phần IV không có điều khoản nào quy định phương pháp vạch đường cơ sở quần đảo không phải là quốc gia quần đảo. Vì vậy, quốc gia lục địa có chủ qu.yền p.hải vạch đường cơ sở cho từng thực thể địa lý của quần đảo để xác định p.h.ạm vi các vù.ng biển và thềm lục địa cho từng thực thể địa lý đó.
Như vậy, Trung Quốc đã giải thích và á.p d.ụng sai các quy định của phần IV, UNCLOS 1982 trong việc xá.c l.ập hệ thống đường cơ sở đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trung Quốc cũng đang tính đến việc x.ác lập hệ thống đường cơ sở ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa, sau khi họ đã ch.iế.m đóng tại các thực thể là các bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa của các quốc gia xung quanh Biển Đông.
Từ cách xác lập hệ thống đường cơ sở sai trái đó, Trung Quốc khẳng định họ có quyền xác định các “vùng biển liên quan” của các quần đảo ở giữa Biển Đông có chiều rộng đến 200 hải lý.
Đây là một sai phạm tiếp theo sai phạm nói trên. Bởi vì phần VIII, điều 121, UNCLOS 1982 quy định: 1. “Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước b.ao .bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”; 2. “Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của hòn đảo được hoạch định theo đúng các quy định của công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác”; 3. “Những hòn đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa”.
Theo Hội đồng Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII để x.ử vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016, nếu căn cứ vào nguồn gốc của các đảo thuộc quần đảo Trường Sa thì tất các đảo ở đây rất nhỏ bé, không thích hợp cho đời sống của cộng đồng dân cư và không có đời sống kinh tế riêng nên chỉ có thể có vùng lãnh hải tối đa 12 hải lý.
Như vậy, các bãi cạn ở cách bờ biển của các quốc gia ven Biển Đông không quá 200 hải lý không phải là bộ phận của quần đảo Trường Sa; bởi vì chúng là những bãi ngầm, bãi cạn ở xa và bị ngăn cách quần đảo này bởi các rãnh sâu, không thể tạo thành một thể thống nhất về địa lý, địa chất, không gắn kết về kinh tế, lịch sử để tạo thành một thể thống nhất của quần đảo.
Theo đó, bãi Tư Chính không thể là một bộ phận của quần đảo Trường Sa và vùng biển bãi Tư Chính không được coi là “vùng biển liên quan” của quần đảo này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng – Ảnh: NHẬT ĐĂNG
“Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi ph.ạ.m ngh.iêm tr.ọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và luật pháp quốc tế.
Các lực lượng chức năng của Việt Nam tiếp tục triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quy.ền chủ quyề.n và quyền tài phán theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy qu.an .hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố ngày 16-8, liên quan đến việc tàu khảo sát Hải Dương 8 và tàu hộ tống của Trung Quốc trở lại hoạt độ.ng x.âm p.h.ạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
THeo Tuoitre
nhận xét hiển thị trên trang

Chuyên gia Mỹ: Phạm vi quan ngại về Biển Đông đang mở rộng


Nhiều nước trên thế giới lên tiếng về tình hình Biển Đông, cho thấy phạm vi quan ngại đã được mở rộng, theo giới chuyên gia.
"Các nước châu Âu và Ấn Độ cho thấy họ đang quan ngại về tình hình Biển Đông. Phạm vi lo ngại trên thế giới về diễn biến ở đây đang mở rộng", Jeffrey Ordaniel, chuyên gia của Diễn đàn Thái Bình Dương, nghiên cứu về an ninh, kinh tế khu vực tại Hawaii, Mỹ, nói với VnExpress.
Ordaniel nhắc đến việc Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung hôm 29/8, nhấn mạnh cần thực thi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý toàn diện cho hoạt động ở các vùng biển, trong đó có Biển Đông. Tuyên bố cũng nhắc đến phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông dựa theo UNCLOS năm 2016. Cùng ngày Ấn Độ phản đối đe dọa hoặc dùng vũ lực ở khu vực. Trước đó, Mỹ, Nhật, Australia cũng bày tỏ quan ngại đối với tình hình Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc điều tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 xâm phạm vùng biển Việt Nam.
Tuy nhiên, Ordaniel cho rằng các nước vẫn tỏ ra thận trọng, không nêu đích danh Trung Quốc do cân nhắc tới mối quan hệ với Bắc Kinh.
"Ba nước châu Âu và Ấn Độ đều kêu gọi tất cả các bên tuân theo luật quốc tế và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình", Ordaniel nói.
Theo Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, chuyên gia tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore (RSIS), các tuyên bố của ba nước châu Âu và Ấn Độ mang tính "nhắc nhở chung chung với tất cả các bên" về các nguyên tắc. 
"Tuyên bố của các nước khiến Bắc Kinh cảm thấy phiền toái nhưng sẽ khó thay đổi cách hành xử", Collin nhận xét. Ông lý giải Trung Quốc dường như quan tâm đến dư luận trong nước nhiều hơn là quốc tế.
Carl Schuster, nhà nghiên cứu tại Đại học Thái Bình Dương Hawaii, Mỹ cũng lưu ý các tuyên bố của Anh, Pháp, Đức thể hiện sự quan ngại về căng thẳng, nhưng không nhắc đến hành động phi pháp nào của Trung Quốc. 
Nó cho thấy các nước đã "cân nhắc kỹ", Mark Hoskin, chuyên gia tại Đại học London, Anh, nhận định.
Ông ủng hộ đoạn cuối của Tuyên bố của ba nước châu Âu, khi hoan nghênh đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm hướng tới văn bản dựa trên luật lệ, hiệu quả và tuân theo UNCLOS. Hoskin đánh giá COC là cơ chế tốt, giúp đưa ra một giải pháp ngoại giao cho tranh chấp ở Biển Đông.
COC là tài liệu mà Trung Quốc và ASEAN thảo luận từ năm 2002 khi căng thẳng trong tranh chấp ở Biển Đông gia tăng. Dự thảo văn bản đơn nhất COC được đưa ra từ tháng 8 năm ngoái. Hôm 2/8, một quan chức Thái Lan cho biết bản dự thảo COC thứ hai sẽ được thảo luận trong tháng 10/2019. Dự kiến ASEAN và Trung Quốc sẽ đi sâu vào các chi tiết cụ thể của văn kiện. 
Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Đánh giá về việc các tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam gần hai tháng qua, Ordaniel cho rằng đây là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo nên thực tế mới ở Biển Đông, biến vùng không có tranh chấp thành có tranh chấp. Các tàu của Trung Quốc vi phạm Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa nước này và ASEAN, vi phạm Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS). 
"Đáng tiếc là Trung Quốc không thể hiện bất cứ thiện chí nào về việc điều chỉnh quan điểm của mình", Ordaniel nói.
Chuyên gia CSIS nhấn mạnh việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải Dương 8 và tàu hộ tống đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thể hiện sự thiếu thiện chí của Bắc Kinh trong việc theo đuổi một bộ Quy tắc ứng xử có ý nghĩa. Hành động của Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam cho thấy Hà Nội và các bên cùng có tranh chấp có thêm lý do để bảo đảm COC nên xác định rõ phạm vi các hoạt động và khu vực địa lý liên quan đến cách hành xử ở Biển Đông. COC càng bớt mơ hồ càng tốt. 
"Tuy nhiên, với một COC rõ ràng như thế, có lẽ các nước không nên trông đợi nó sẽ sớm trở thành hiện thực". Ordaniel nói.
Robert McCoy, người từng làm việc trong Không lực Mỹ và theo dõi sát tình hình ở châu Á, khẳng định phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế đưa ra năm 2016 là một căn cứ pháp lý khác để xác định quyền của các nước ở Biển Đông. Theo đó, Tòa bác bỏ yêu sách muốn chiếm gần trọn Biển Đông của Bắc Kinh. McCoy cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục "làm điều mình muốn ở Biển Đông", bất chấp đó là vùng đặc quyền kinh tế hay vùng biển của Việt Nam. 
"Rõ ràng là Trung Quốc không có ý định tuân theo phán quyết năm 2016", McCoy nói.
Giáo sư Robert Ross, Đại học Harvard, Mỹ, dự đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực với các nước ven Biển Đông do năng lực trên biển của Bắc Kinh đang gia tăng. "Chưa rõ diễn biến sắp tới thế nào nhưng ít khả năng Trung Quốc sẽ thỏa hiệp", Ross nói.
Collin cảnh báo nếu không có biện pháp khiến Trung Quốc rút tàu khỏi vùng biển của Việt Nam, Bắc Kinh sẽ tiếp tục tin rằng sự ép buộc của mình là có tác dụng.
"Khi đó, Trung Quốc sẽ áp dụng các hành động như vậy đối với các bên cùng có tranh chấp còn lại, nhằm khiến họ chấp thuận tham vọng của Bắc Kinh", Collin nói.
Schuster nhận định nếu Việt Nam thoái lui, Trung Quốc sẽ tiếp tục xâm phạm lợi ích của Việt Nam. Hà Nội cũng không phải "nạn nhân" duy nhất, các nước khác cùng có tranh chấp với Bắc Kinh sẽ gặp phải tình huống này. 
Chuyên gia Ordaniel gợi ý cách tốt nhất để các nước liên quan trong khu vực có thể làm là ngăn chặn Trung Quốc có hành động quá mức. 
"Phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam trước hoạt động của Trung Quốc ở Nam Biển Đông cho thấy Hà Nội quyết tâm với định hướng đó", Ordaniel nói.
Việt Anh